Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề xuất của cá nhân về giải pháp tối ưu giải quyết vụ việc tranh chấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.82 KB, 5 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ:
Gia đình ông A và bà B là hai chủ sử dụng đất liền kề. Hai gia
đình thỏa thuận lấy cây mít làm ranh giới giữa hai thửa đất. Năm
2003 , nhà nước làm đường HỒ CHÍ MINH đi qua khu vực này đã
thu hồi một phần đất của hai gia đình. Cây mít bị chặt bỏ để làm
đường. Năm 2008, hộ ông A xây dựng nhà đã xây dựng tường rào
ngăn cách giữa hai gia đình. Hộ bà B phản đối việc xây dựng
tường rào với lí do, ông A đã xây dựng lấn sang phần đất nhà bà.
Tranh chấp đất đai xảy ra;
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp:
+ Hòa giải cơ sở trước khi khởi kiện: Theo điều 135 và 136 Luật
đất đai thì việc tranh chấp đất đai phải được hòa giải cơ sở. Theo
đó, một trong các bên tranh chấp có thể gửi đơn đến UBND xã,
phường, thị trấn nơi có đất để yêu cầu hòa giải tranh chấp. UBND
xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã
hội khác để hòa giải tranh chấp đất đai.
Thời hạn hòa giải là 30 ngày làm việc (không tính ngày nghỉ) kể từ
ngày nộp đơn. Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập
thành biên bản có chữ ký của các bên tranh chấp và xác nhận của
UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất.
+ Trường hợp các bên tranh chấp không thể hòa giải được hoặc
UBND xã, phường, thị trấn không thể tiến hành hòa giải được (do
vắng mặt các bên liên quan) thì sẽ lập biên bản và hướng dẫn các
bên nộp đơn khởi kiện tại tòa án để giải quyết.
Một trong các bên tranh chấp có quyền làm đơn khởi kiện theo
mẫu, nộp cho tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp. Kèm theo
đơn khởi kiện là các chứng cứ và trình bày hợp lý nhằm chứng
minh rằng mình là người có quyền sử dụng đất hợp pháp.
2. Cơ quan giải quyết vụ án.


Trường hợp gia đình ông A và bà B là tranh chấp về ranh giới
đất. Do cây mit trong quá trình nhà nước cho xây dựng đường
đã bị chặt bỏ cho nên hai gia đình không xác định được anh giới
giữa hai nhà cũng như không có giấy xấc nhận khu đất đó
thuộc quyền sở hữu của ai nên theo quy định tại khoản 2 Điều
136 Luật Đất đai năm 2003 cơ quan có thẩm quyền giải quyết
trong tranh chấp này là :UBND các cấp và bộ tài nguyên môi
trường.
Nội dung của khoản 2 Điều 136 Luật Đất đai năm 2003 qui
định:
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại
giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai
được giải quyết như sau:
- Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên
đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền
khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương giải quyết; quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết
cuối cùng;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh giải quyết đối với tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá
nhân, cộng đồng dân cư với nhau.
- Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự
không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; quyết định của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng.
3. Căn cứ xác định người sử dụng đất hợp pháp

_ Tìm hiểu về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên
tranh chấp đưa ra.
_ Ý kiến của hội đồng tư vấn về giải quyết tranh chấp đất đai
của xã, phường, thị trấn thành lập bao gồm: chủ tịch hoặc phó
chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn là chủ tịch hội đồng; đại diện
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của xã phường thị trấn; đại diện
một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về
nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; tổ trưởng tổ
dân phố đối với khu vực đô thị, trưởng thôn, ấp, bản, phum, sóc
đối với khu vực nông thôn; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã,
phường, thị trấn;

_ Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp sử đang dụng
ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất
cho một nhân khẩu địa phương.
_ Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất đang có tranh chấp
với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt;
_ Chính sách ưu đãi người có công của nhà nước

_ Quy định pháp luật về giao đất cho thuê đất
Việc xác định những căn cứ nói trên trong nghị quyết hướng dẫn
thi hành luật đất đai là lộ trình cần thiết hợp lí và có hiệu quả
nhằm đưa ra được chứng cứ cần thiết xác thực của người sử dụng
đất .

_ Dựa vào chứng cứ vào nguồn gốc các bên tranh chấp đưa ra
mà cụ thể là ông A và bà B chúng ta có thể xác định cơ sở lí luận
quyền sở hữu đất đai của mỗi bên. Sau đó đối chiếu với số liệu,
bản vẽ, quy hoạch, diện tích đất đai mà các bên tranh chấp được
sử dụng. Từ đó tham khảo ý kiến tư vấn từ các hộ sống lâu năm

quanh khu vực tranh chấp đất đai hoặc hội đồng tư vấn về giải
quyết tranh chấp đất đai của xã phường thị trấn … để đưa ra
quyết định chuẩn xác về người sử dụng hợp pháp của mảnh đất
đang tranh chấp.
4. Đề xuất của cá nhân về giải pháp tối ưu giải quyết vụ
việc này.
_ Đầu tiên tìm hiểu diện tích sử dụng đất được nhà nước cho
phép của gia đình ông A và bà B qua sổ sách bản vẽ địa chính
được lưu giữ ở xã, phường, thị trấn .
_ Tiếp theo tìm hiểu lịch sử, quá trình sử dụng của khu đất
đang tranh chấp thông qua những người xung quanh đã sống
lâu đời gần khu vực tranh chấp. Tiến hành xác định vị trí của
cây mít trong thời kì chưa bị chặt thông qua các bên tranh chấp
và qua các người dân đã sống gần khu vực tranh chấp lâu năm
để qua đó xác định chính xác vị trí ranh giới.
_ Từ các cơ sở tài liệu có được tiến hành hòa giải giữa gia đình
ông A và bà B giúp hai bên tìm được tiếng nói chung. Giải thích
cho họ thấy được sự phiền hà tốn kém trong quá trình xảy ra
tranh chấp, và thuyết phục hai bên bằng truyền thống đạo lí
tương thân tương ái của dân tộc,giữ tình nghĩa xóm làng trước
đó. Qua đó hướng hai bên đến thỏa thuận và giải quyết nội bộ.
_ Đưa ra hướng giải quyết tối ưu cho hai bên lựu chọn. Cụ thể
trong trường hợp của ông A và bà B:
VD: Nếu bà B đồng ý cho ông A tiếp tục xây dựng trên phần đất
đang tranh chấp thì ông A sẽ bồi thường cho bà B một số tiền
phù hợp với nguyện vọng của cả hai bên.
_ Sau khi hòa giải xong khuyên hai bên xác định rõ ranh giới
giữa hai hộ và có sự làm chưng của ủy ban xã, phường, thị trấn
để tránh lại xảy ra tranh chấp trong tương lai.
MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp
2.Cơ quan giải quyết vụ án
3.Căn cứ xác định người sử dụng đất hợp pháp
4.Đề xuất của cá nhân về giải pháp tối ưu giải quyết vụ việc
này.

×