Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Sáng kiến một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lí tại trường thpt tân kỳ, huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1001.66 KB, 58 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN

SÁNG KIẾN
Đề tài:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MƠN ĐỊA LÍ TẠI TRƯỜNG THPT TÂN KỲ,
HUYỆN TÂN KỲ, TỈNH NGHỆ AN

LĨNH VỰC: ĐỊA LÍ

Năm thực hiện: 2023


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT TÂN KỲ

SÁNG KIẾN
Đề tài:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MƠN ĐỊA LÍ TẠI TRƯỜNG THPT TÂN KỲ,
HUYỆN TÂN KỲ, TỈNH NGHỆ AN
LĨNH VỰC: ĐỊA LÍ

Nhóm Tác giả: 1. Bùi Thị Thanh Thủy
2. Lê Thị Mai Hồng
Tổ: Xã Hội – Bộ Mơn: Địa lí
Số điện thoại cá nhân: 0834208895
0976051522


Năm thực hiện: 2023


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................... 1
2. Đóng góp mới của đề tài ....................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 2
4. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 2
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 3
CHƯƠNG 1. CỞ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HSG MƠN ĐỊA LÍ TẠI TRƯỜNG THPT TÂN
KỲ, HUYỆN TÂN KỲ, TỈNH NGHỆ AN. ............................................................. 3
1.1. Cơ sở lí luận của đề tài ....................................................................................... 3
1.1.1. Cơ sở lí luận về bồi dưỡng HSG ..................................................................... 3
1.1.2. Cơ sở lí luận về bồi dưỡng HSG mơn Địa lí ................................................... 3
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ................................................................................... 4
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG BỒI DƯỠNG HSG MƠN ĐỊA LÍ TẠI TRƯỜNG THPT TÂN KỲ,
HUYỆN TÂN KỲ, TỈNH NGHỆ AN. ..................................................................... 7
2.1. Thực trạng công tác bồi dưỡng và làm bài thi HSG mơn Địa lí của HS Trường
THPT Tân Kỳ - Tỉnh Nghệ An. ................................................................................ 7
2.1.1. Thuận lợi ......................................................................................................... 7
2.1.2. Khó khăn, hạn chế ........................................................................................... 7
2.2. Đánh giá chung về công tác bồi dưỡng và làm bài thi HSG mơn Địa lí của HS
Trường THPT Tân Kỳ - Tỉnh Nghệ An. ................................................................... 8
2.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG mơn Địa lí tại Trường
THPT Tân Kỳ. ........................................................................................................... 8
2.3.1. Thay đổi cách thức quản lí .............................................................................. 8

2.3.1.1. Đối với Ban giám hiệu ................................................................................. 8
2.3.1.2. Đối với tổ, nhóm chuyên môn ...................................................................... 9
2.3.2. Thay đổi tư duy người dạy – người học ........................................................ 10
2.3.2.1. Đối với người dạy....................................................................................... 10
2.3.2.2. Đối với người học....................................................................................... 11
2.3.3. Tìm hiểu, chọn nguồn học sinh bồi dưỡng ................................................... 11
2.3.3.1. Các tiêu chí để lựa chọn HS vào đội tuyển mơn Địa lí .............................. 11
2.3.3.2. Biện pháp thực hiện lựa chọn nguồn HSG môn Địa lí .............................. 12
2.3.4. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng ...................................................................... 13


2.3.5. Thay đổi phương pháp ôn luyện ................................................................... 15
2.3.5.1. Rèn luyện kĩ năng tự học ........................................................................... 15
2.3.5.2. Ôn tập theo chuyên đề ................................................................................ 17
2.3.5.2.1. Chuyên đề lí thuyết .................................................................................. 17
2.3.5.2.2. Chuyên đề rèn luyện kĩ năng ................................................................... 22
2.3.5.3. Tránh “học tủ” ........................................................................................... 31
2.3.5.4. Rèn luyện kĩ năng làm bài thi ( “trăm hay không bằng tay quen”) .......... 32
2.3.6. Tuyên dương, khen thưởng kịp thời.............................................................. 39
2.3.7. Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường .................. 40
2.4. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của đề tài “Một số giải pháp nâng cao
chất lượng bồi dưỡng HSG mơn Địa lí tại trường THPT Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ,
tỉnh Nghệ An.” ......................................................................................................... 41
2.4.1. Mục đích khảo sát ......................................................................................... 41
2.4.2. Nội dung và phương pháp khảo sát ............................................................... 41
2.4.2.1. Nội dung khảo sát....................................................................................... 41
2.4.2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá: ................................................ 42
2.4.3. Đối tượng khảo sát ........................................................................................ 42
2.4.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất
................................................................................................................................. 43

2.4.4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất ................................................. 43
2.4.4.2. Tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất ................................................. 45
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ................................................................. 47
3.1. Kết quả thi HSG cấp Trường mơn Địa lí ......................................................... 47
3.2. Kết quả thi HSG cấp Tỉnh mơn Địa lí .............................................................. 47
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 49
1. Kết luận ............................................................................................................... 49
1.1. Quá trình nghiên cứu đề tài .............................................................................. 49
1.2. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................. 49
1.3. Phạm vi ứng dụng ............................................................................................ 51
2. Kiến nghị .............................................................................................................. 51
2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo ........................................................................ 51
2.2. Đối với Nhà trường .......................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nội dung

HSG

Học sinh giỏi

SGK

Sách giáo khoa


GD & ĐT

Giáo dục và đào tạo

SGD & ĐT

Sở giáo dục và đào tạo

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

BGH

Ban giám hiệu

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

ĐH

Đại học

THPT


Trung học phổ thông

THCS

Trung học cơ sở

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

GVBD

Giáo viên bồi dưỡng


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Ở đâu cũng cần, ngành nào cũng cần, lúc
nào cũng cần nhiều người tài giỏi để gánh vác giang sơn. Nguồn nhân tài hoàn toàn
phụ thuộc vào nền Giáo dục và Đào tạo (GD & ĐT) của mỗi quốc gia. Đảng ta xem
việc lựa chọn, bồi dưỡng nhân tài là một phần quan trọng trong quốc sách phát triển
con người, điều đó được thể hiện qua việc chỉ đạo dạy và học trong các cơ sở giáo
dục. Khẳng định tầm quan trọng của sự nghiệp GD & ĐT, Nghị quyết TW2 khoá
VIII đã chỉ rõ: “Việc bồi dưỡng học sinh giỏi là nguồn nhân tài cho đất nước được
các nhà trường THPT đặc biệt quan tâm và mọi giáo viên phổ thông đều có nhiệm
vụ phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi”.
Việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) và thi học sinh giỏi nhằm: “Động
viên khích lệ những học sinh và giáo viên trong dạy và học, góp phần thúc đẩy việc
cải tiến, nâng cao chất luợng giáo dục, đồng thời phát hiện học sinh có năng khiếu
để tiếp tục bồi dưỡng ở cấp học cao hơn, nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước” (Điều

1 – Quy chế thi chọn học sinh giỏi ban hành theo quyết định 3479/1997/QĐBGD&ĐT ngày 01/11/1997).
Bồi dưỡng HSG tạo môi trường, sự tác động bổ sung từ bên ngoài để giúp học
sinh (HS) hoàn thiện tri thức, phát huy hơn nữa những năng lực, năng khiếu của
mình. Thực hiện cơng tác bồi dưỡng HSG tức là giáo viên trực tiếp tác động đến học
sinh bằng việc truyền thụ kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hướng dẫn HS giải quyết vấn
đề, bổ sung kiến thức còn thiếu ở các em, định hướng và phát huy năng lực tự học,
tự nghiên cứu,… Việc bồi dưỡng HSG rất cần thiết bởi nó quyết định đến hiệu quả
cuối cùng là HS được trang bị những kiến thức, kĩ năng vững chắc; qua đó phát huy
tính sáng tạo của HS. Một danh ngơn được nhiều người tán thưởng nói rằng tài năng
(năng khiếu) 5% là do trời phú, 95% do lao động mà có. Như thế có nghĩa nếu xã
hội nói chung, ngành giáo dục nói riêng khơng chăm lo gợi mở niềm say mê học tập,
lao động, tạo môi trường tốt và định hướng HS vào học tập, nghiên cứu thì dù có
được trời phú cho một trí tuệ minh mẫn, những mầm sống của nhân tài cũng sẽ bị
thui chột hoặc định hướng tản mạn vào các lĩnh vực khơng quan trọng, viển vơng.
Địa lí là mơn học có nhiều khả năng bồi dưỡng cho HS khối lượng tri thức
phong phú cả về Tự nhiên - Kinh tế - Xã hội và những kĩ năng, kĩ xảo hết sức cần
thiết trong cuộc sống, đặc biệt là kĩ năng bản đồ mà không một môn học nào khác
đề cập tới. Thơng qua việc học Địa lí cịn có khả năng to lớn trong việc bồi dưỡng
cho HS thế giới quan khoa học và những quan điểm nhận thức đúng đắn, hình thành
cho HS nhân cách con người mới trong xã hội.
Một thực trạng đáng quan tâm trong nền giáo dục của nước ta nói chung và ở
tỉnh Nghệ An nói riêng là sự khơng đồng đều về chất lượng giáo dục giữa khu vực
thành thị với nông thôn, giữa khu vực đồng bằng với miền núi. Tỉ lệ HS khá giỏi
1


thường tập trung chủ yếu ở những khu vực đông dân với nền kinh tế - xã hội phát
triển. Trong kì thi HSG bậc THPT của tỉnh Nghệ An tổ chức hàng năm, số lượng
HS đạt giải cao ở các trường miền núi còn khá khiêm tốn. Tuy nhiên, Trường THPT
Tân Kỳ - huyện Tân Kỳ là ngôi trường gần 60 năm tuổi, nằm ở huyện miền núi phía

tây của tỉnh Nghệ An; dù cịn nhiều khó khăn nhưng chúng tôi đã cố gắng, quyết
tâm để thi đua dạy tốt - học tốt nhằm nâng cao chất lượng, xứng đáng là lá cờ đầu
trong hoạt động giáo dục của huyện nhà. Điều này được khẳng định qua kết quả thi
HSG cấp Tỉnh hàng năm ở các trường THPT Bảng A của Nhà trường đều nằm trong
tốp 20; trong đó, mơn Địa lí ln được xếp ở vị thứ cao, nhiều năm liền có tỉ lệ đậu
HSG tỉnh đạt 100%, xếp vào tốp đầu của các Trường THPT Bảng A trên tồn tỉnh.
Hiện nay, nếu coi cơng tác giáo dục tồn diện HS là nhiệm vụ hàng đầu thì
cơng tác bồi dưỡng HSG là nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nguồn
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường nói riêng và địa phương nói chung. Đây
là một việc rất khó, địi hỏi nhiều cơng sức của tập thể sư phạm nhà trường; sự cố
gắng nỗ lực, lòng đam mê của các em HS và sự đồng thuận của quý bậc phụ huynh.
Từ những lí do trên, chúng tơi nhận thấy vai trị GV trong q trình bồi dưỡng
HSG như lựa chọn đội tuyển, hướng dẫn, tổ chức ôn tập và luyện đề để HS vận dụng
kiến thức theo phát triển năng lực là rất cần thiết .Vì vậy, chúng tơi đã lựa chọn và
thực hiện đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi
mơn Địa lí tại Trường THPT Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.”
2. Đóng góp mới của đề tài
Từ trước đến nay đã có một số bài viết, cơng trình nghiên cứu về phương pháp
ơn thi HSG mơn Địa lí. Song chủ yếu các bài viết cịn dừng lại ở tính lý thuyết hoặc
mới chỉ đưa ra một số giải pháp chung chung, chưa nêu rõ được các giải pháp cụ
thể, thực tiễn; đặc biệt chưa đề ra được phương pháp ôn tập hiệu quả và làm bài thi
HSG Địa lí cấp Tỉnh đạt kết quả cao.
Đề tài này đã đi sâu nghiên cứu, ứng dụng, đúc rút kinh nghiệm về một số giải
pháp mới giúp cho việc lựa chọn HS vào đội tuyển, tổ chức ôn tập và luyện đề để
học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng và làm bài đạt kết quả cao trong các kì thi HSG
cấp Tỉnh mơn Địa lí.
3. Mục đích nghiên cứu
Giảng dạy mơn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực, bồi dưỡng HSG
nhằm nâng cao chất lượng dạy học mơn Địa lí - THPT là một việc làm thiết thực và
cần thiết.

Đề xuất một số giải pháp bồi dưỡng và luyện thi HSG môn Địa lí trong kỳ thi chọn
HSG cấp trường, cấp tỉnh ở Trường THPT Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.
4. Đối tượng nghiên cứu
Phạm vi áp dụng trong dạy học và ơn thi HSG mơn Địa lí tại Trường THPT
Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.
2


PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CỞ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA GIẢI PHÁP NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HSG MƠN ĐỊA LÍ TẠI TRƯỜNG
THPT TÂN KỲ, HUYỆN TÂN KỲ, TỈNH NGHỆ AN.
1.1. Cơ sở lí luận của đề tài
1.1.1. Cơ sở lí luận về bồi dưỡng HSG
Ngày nay, khi thế giới đẩy mạnh tồn cầu hố, kinh tế tri thức có vị trí ngày
càng quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia thì vai trò của những nhân tài
đất nước càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Vì vậy khơng có đất nước nào lại
không chăm lo đến việc phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài. Tuy nhiên, mỗi
quốc gia lại có những quan niệm và cách phát hiện, bồi dưỡng nhân tài khác nhau.
Ở Việt Nam, ngay từ xa xưa ông cha ta đã luôn chú trọng đến việc tìm kiếm,
bồi dưỡng người tài và đúc rút thành kinh nghiệm quý báu “ Hiền tài là nguyên khí
quốc gia”. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, ngày nay Đảng và
Nhà nước ta luôn coi trọng sự nghiệp GD & ĐT, quan tâm đến nhân tố con người và
bồi dưỡng nhân tài. Các văn kiện Đại hội Đảng tồn quốc những nhiệm kì gần đây
đều khẳng định: GD & ĐT là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; đầu tư cho GD & ĐT là đầu tư cho phát triển. Song
song với nhiệm vụ nâng cao chất lượng đại trà, thì đầu tư chất lượng mũi nhọn là
một việc làm thiết thực của các cấp quản lý giáo dục nói chung, các cơ sở giáo dục
nói riêng. Thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ trên, có nghĩa là ngành giáo dục đang
góp phần đáng kể vào cơng cuộc đẩy mạnh “ Cơng nghiệp hố, hiện đại hố” đất

nước.
Bồi dưỡng HSG là quá trình trang bị thêm kiến thức, kĩ năng nhằm mục đích
nâng cao và hồn thiện năng lực trong các lĩnh vực cụ thể. Bồi dưỡng HSG là chủ
động tạo ra môi trường và những điều kiện thích hợp cho người học phát huy cao độ
nội lực của mình, đi đơi với tiếp nhận một cách thơng minh hiệu quả ngoại lực, trong
đó người thầy có vai trị quan trọng hàng đầu. Cốt lõi trong cơng tác bồi dưỡng HSG
là giúp người học về phương pháp, biết cách học, cách nghiên cứu, cách tư duy tự
đánh giá, tận dụng phương tiện hiện đại nhất để tìm kiếm, thu thập, xử lí thơng tin
trong q trình tự học.
1.1.2. Cơ sở lí luận về bồi dưỡng HSG mơn Địa lí
Theo Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Viết Thịnh, giảng viên khoa Địa lí-Trường
Đại học sư phạm Hà Nội, người được ví như “một trong những con chim đầu đàn”
của ngành khoa học Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam và cũng là có nhiều năm tham
gia ra đề cho các trường đại học, cao đẳng, thi HSG địa lí cho rằng “Học sinh giỏi
mơn Địa lí chỉ cần học thuộc là chưa đủ, chưa chính xác và Địa lí là mơn khoa học
có đối tượng nghiên cứu phong phú, phức tạp. Các hiện tượng địa lí không chỉ phân
bố trên bề mặt Trái Đất mà cả khơng gian và trong lịng đất. Hơn nữa, các hiện tượng
3


đó ở đâu và bao giờ cũng phát sinh, tồn tại và phát triển một cách độc lập nhưng lại
có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Chính vì vậy, người dạy và học Địa lí cần có
phương pháp tư duy, phân tích, nhận xét các hiện tượng địa lí theo quan điểm hệ
thống”.
Mơn Địa lí là mơn học giúp HS có những hiểu biết về Trái Đất - mơi trường
sống của con người, về thiên nhiên và hoạt động kinh tế của con người trên thế giới;
về đặc điểm tự nhiên, dân cư, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, của
các vùng và địa phương nơi HS đang sinh sống. Từ đó, các em biết vận dụng kiến
thức Địa lí để giải thích bản chất các sự vật, hiện tượng Địa lí và bước đầu tham gia
giải quyết những vấn đề của cuộc sống phù hợp với năng lực của HS. Vì vậy, việc

bồi dưỡng HSG mơn Địa lí sẽ giúp các em chủ động lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, tự
học, tự sáng tạo và vận dụng vào thực tế khi giải quyết tình huống, hồn cảnh cụ thể.
Trên thực tế, khối lượng kiến thức, kĩ năng của mơn Địa lí tương đối nhiều và
khó học. Vì vậy, người thầy đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc hướng dẫn
học sinh nắm bắt kiến thức lí thuyết, hình thành kĩ năng trong mơn Địa lí; quyết định
đến kết quả làm bài của HS trong kì thi HSG các cấp.
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, việc dạy học nói chung và bồi dưỡng
nhân tài nói riêng tại các cơ sở giáo dục ngày càng được chú trọng nhằm hình thành
những con người có ý thức và đạo đức XHCN, có trình độ, có văn hố, có hiểu biết
kĩ thuật, có năng lực lao động cần thiết, có óc thẩm mĩ và có kiến thức tốt để kế tục
sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng nhân tài nói chung và
HSG mơn Địa lí nói riêng đối với mục tiêu “ Nâng cao dân trí – Đào tạo nhân lực –
Bồi dưỡng nhân tài” cho quê hương, đất nước; hàng năm Sở GD & ĐT Nghệ An
đều ban hành các công văn hướng dẫn như công văn số 1863/ SGD&ĐTKTKĐCLGD, ngày 14 tháng 9 năm 2021 về việc hướng dẫn kì thi chọn HSG Tỉnh,
chọn đội tuyển thi HSG Quốc gia năm học 2021-2022; công văn số 1826/ SGD&ĐTKTKĐCLGD, ngày 05 tháng 9 năm 2022 về việc hướng dẫn kì thi chọn HSG Tỉnh,
chọn đội tuyển thi HSG Quốc gia năm học 2022-2023. Đây chính là căn cứ để các
Nhà trường đề ra kế hoạch chỉ đạo cụ thể, kịp thời cho các tổ, nhóm chun mơn
trong cơng tác bồi dưỡng HSG như việc lập kế hoạch bồi dưỡng, nội dung chương
trình bồi dưỡng, kế hoạch thi chọn đội tuyển HSG các môn, kế hoạch khảo sát chất
lượng các đội tuyển HSG nói chung và mơn Địa lí nói riêng.
Bên cạnh đó, nhằm cụ thể hố và nâng cao chất lượng kì thi HSG cấp tỉnh, Sở
GD & ĐT Nghệ An còn ban hành cấu trúc đề thi hằng năm như công văn số
1981/SGD&ĐT-GDTrH, ngày 24 tháng 9 năm 2021 về việc ban hành cấu trúc đề
thi HSG cấp tỉnh lớp 12, năm học 2021-2022; và thông báo về việc ban hành cấu
trúc đề thi HSG cấp tỉnh lớp 12, năm học 2022-2023. Mỗi năm Sở GD & ĐT Nghệ
An đều có những điều chỉnh, đổi mới về nội dung chương trình, cấu trúc đề thi nhằm
4



đánh giá tốt nhất cả năng lực của học sinh cũng như hiệu quả chỉ đạo và thực hiện
công tác giáo dục, chất lượng mũi nhọn của các Nhà trường.
Về hình thức thi: đề thi tự luận, thời gian làm bài là 150 phút, tính theo thang
điểm 20.
Về giới hạn chương trình thi, Sở GD & ĐT Nghệ An đã căn cứ vào tình hình
thực tế giáo dục như các nội dung giảm tải của bộ môn, ảnh hưởng của dịch Covid19... để điều chỉnh phù hợp theo từng năm học như:
Bảng 1.1. Giới hạn chương trình thi HSG mơn Địa lí tỉnh Nghệ An
Giới hạn chương trình thi

Nội dung

Thời gian dự thi

Năm học 2021-2022

Năm học 2022-2023

Ngày 06 và 07/12/2021

Ngày 22 và 23/10/2022

- Lớp 10: Địa lí tự nhiên lớp - Lớp 10: Địa lí tự nhiên lớp 10:
10.
+ Hệ quả các chuyển động của
+ Hệ quả các chuyển động Trái Đất.
của Trái Đất;
+ Các quyển của lớp vỏ địa lí
(Khí quyển; Thủy quyển; Sinh
+ Một số quy luật của lớp vỏ quyển).

địa lí.
- Lớp 11.
+ Khí quyển;

Về kiến thức

- Lớp 12: Địa lí tự nhiên Việt + Xu hướng tồn cầu hóa, khu
vực hóa kinh tế; Một số vấn đề
Nam lớp 12.
Đến hết bài 15. Bảo vệ môi mang tính tồn cầu.
trường và phịng chống thiên + Địa lí khu vực và quốc gia:
tai.
Trung Quốc; Nhật Bản.
- Lớp 12: Địa lí tự nhiên Việt
Nam lớp 12.
Đến hết bài 12. Thiên nhiên
phân hóa đa dạng.
- Kỹ năng vẽ và nhận xét biểu - Kỹ năng vẽ và nhận xét biểu
đồ;
đồ;

Về kĩ năng

- Kỹ năng phân tích bảng số - Kỹ năng phân tích bảng số liệu;
liệu;
- Kỹ năng khai thác Atlat Địa lí
- Kỹ năng khai thác Atlat Địa Việt Nam.
lí Việt Nam.

5



Về cấu trúc đề thi cũng có sự thay đổi theo hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá;
phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực của HS dự thi, cụ thể như sau:
Bảng 1.2. Cấu trúc đề thi HSG mơn Địa lí tỉnh Nghệ An.
Cấu trúc đề thi

Nội dung

Phân bố điểm

Năm học 2021-2022

Năm học 2022-2023

Câu 1 (4,0 điểm). Địa lí tự
nhiên đại cương lớp 10.
Câu 2 (7,0 điểm). Địa lý tự
nhiên Việt Nam lớp 12.
Câu 3 (2,0 điểm). Nhận xét,
phân tích, giải thích bảng số
liệu,
Câu 4 (4,0 điểm). Nhận xét,
phân tích, giải thích Atlat
Địa lí Việt Nam.
Câu 5 (3,0 điểm). Vẽ và
nhận xét, giải thích biểu đồ.

Câu 1. (3,0 điểm). Các nội dung
theo giới hạn của lớp 10. (3 ý

nhỏ)
Câu 2. (3,0 điểm). Các nội dung
theo giới hạn của lớp 11. (3 ý
nhỏ)
Câu 3. (4,0 điểm). Các nội dung
theo giới hạn của lớp 12. (3 ý
nhỏ)
Câu 4. (3,0 điểm). Nhận xét,
phân tích, giải thích bảng số liệu.
(2 ý nhỏ)
Câu 5. (4,0 điểm). Nhận xét,
phân tích, giải thích Atlat Địa lí
Việt Nam. (3 ý nhỏ)
Câu 6. (3,0 điểm). Vẽ và nhận
xét, giải thích biểu đồ. (3 ý nhỏ)

- Lớp 10: 7,0 điểm
- Lớp 11: 0 điểm
- Lớp 12: 13,0 điểm

- Lớp 10: 4,5 điểm
- Lớp 11: 4,5 điểm
- Lớp 12: 11,0 điểm

Trường THPT Tân Kỳ dự thi HSG tỉnh ở Bảng A nên đề thi có yêu cầu về
mức độ nhận thức cao hơn Bảng B, cụ thể như sau:
Bảng 1.3. Mức độ nhận thức đề thi HSG mơn Địa lí tỉnh Nghệ An
Mức độ nhận thức

Bảng A


Bảng B

Nhận biết và thông hiểu

20% đến 40% tổng số điểm. 40% đến 60% tổng số điểm.

Vận dụng và vận dụng cao

60% đến 80% tổng số điểm. 40% đến 60% tổng số điểm.

Như vậy, HSG mơn Địa lí là những em không chỉ nắm chắc kiến thức cơ bản
của bộ môn mà còn phải vận dụng được những hiểu biết, những kĩ năng địa lí để giải
quyết nội dung cơ bản theo yêu cầu của đề bài, của thực tiễn cuộc sống; đồng thời
HSG địa lí là những em có năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng tốt những kiến thức,
kĩ năng về địa lí.
6


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HSG MƠN ĐỊA LÍ TẠI TRƯỜNG THPT
TÂN KỲ, HUYỆN TÂN KỲ, TỈNH NGHỆ AN.
2.1. Thực trạng công tác bồi dưỡng và làm bài thi HSG môn Địa lí của HS
Trường THPT Tân Kỳ - Tỉnh Nghệ An.
2.1.1. Thuận lợi
Trong những năm qua, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi luôn nhận được sự
chỉ đạo, quan tâm kịp thời của Ban Giám Hiệu (BGH), của các Tổ, Nhóm chun
mơn trong Nhà trường.
Đội ngũ GV Địa lí có trình độ chun mơn vững vàng, có nhiều kinh nghiệm,
hăng say, nhiệt huyết trong giảng dạy và có bề dày thành tích trong cơng tác bồi

dưỡng HSG, nhiều năm liền có HSG cấp Tỉnh đạt giải cao. Chúng tôi luôn nhận
được sự hỗ trợ, chia sẻ chuyên môn từ Tổ trưởng, Nhóm trưởng và các đồng nghiệp.
Nhìn chung mơn Địa lí ở Nhà trường ln có kết quả cao trong các kì thi cũng là
một động lực để GV bồi dưỡng phấn đấu.
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc dạy và học Địa lí đã được tăng cường.
Từ bản đồ, tranh ảnh đến máy tính, máy chiếu, ti vi có kết nối mạng Internet... giúp
q trình ơn tập tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
Có nhiều sách tham khảo, tài liệu của các nhà biên soạn, tổ bộ môn cũng như
đề thi những năm học trước tạo nên một kho tư liệu tham khảo để giáo viên và học
sinh lựa chọn phù hợp trong q trình ơn tập.
Đặc điểm tâm, sinh lý HS thay đổi theo hướng tích cực. Học sinh tiếp nhận
nhiều nguồn thông tin đa dạng, phong phú từ nhiều mặt của cuộc sống, có hiểu biết
nhiều hơn, linh hoạt và thực tế hơn so với các thế hệ cùng lứa tuổi trước đây, đặc biệt
là HS phổ thơng. Đó là điều kiện thuận lợi để giáo viên hướng dẫn các em tự chiếm
lĩnh tri thức, hình thành nên các năng lực, kiến thức cốt lõi cần đạt.
Hiện nay, công tác tuyển sinh của các trường ĐH có rất nhiều tổ hợp mơn để
HS lựa chọn, trong đó có mơn Địa lí; đặc biệt là cơ chế tuyển thẳng đối với HSG đạt
giải cao trong các kì thi HSG cấp Tỉnh, cấp Quốc gia ở một số ngành học là động
lực lớn để các em HS lựa chọn và tích cực ơn luyện.
Một số em học sinh ngoan ngỗn, có năng lực, lịng đam mê, hứng thú với
mơn Địa lí ngay từ khi là học sinh THCS.
Công tác bồi dưỡng HSG ngày càng nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các
bậc phụ huynh. Đó là nguồn động viên rất lớn cho cả thầy và trò để các em nỗ lực
hết mình trong quá trình học tập cũng như tham dự kì thi HSG các cấp.
2.1.2. Khó khăn, hạn chế
Đối với giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải bảo đảm chất lượng đại trà, vừa
7


phải hoàn thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn, kiêm nhiệm công tác khác do vậy

cường độ làm việc tương đối căng thẳng, việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG
cũng có phần bị hạn chế.
Học sinh phải học nhiều mơn của chương trình chính khóa, học thêm những
mơn khác nên các em luôn đứng trước sự lựa chọn giữa học chuyên sâu để thi HSG
và học để thi đại học.
Giáo viên bồi dưỡng phải động viên, thuyết phục học sinh đi thi HSG Địa lí
nên đa phần kiến thức do giáo viên truyền thụ một chiều, thời gian học sinh tự học,
tự nghiên cứu rất ít.
Nhà trường chỉ trang bị phòng học còn thiết bị dạy học và tài liệu phục vụ cho
ôn luyện của HS và GV hầu như khơng có, tất cả HS đều phụ thuộc vào nguồn tài
liệu do GV bồi dưỡng tự mua sắm, nghiên cứu, tổng hợp trong nhiều năm.
2.2. Đánh giá chung về công tác bồi dưỡng và làm bài thi HSG mơn Địa lí của
HS Trường THPT Tân Kỳ - Tỉnh Nghệ An.
Nhìn chung hiện nay cơng tác bồi dưỡng và dự thi HSG mơn Địa lí cấp Tỉnh
ở Trường THPT Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An có chất lượng ngày càng
được nâng cao. Nhiều năm liền môn Địa lí có tỉ lệ thi HSG cấp Tỉnh đạt 100%, với
nhiều giải cao như giải nhất, giải nhì, giải ba. Để đạt được điều đó, chúng tơi đã
giành rất nhiều tâm huyết, tìm ra những giải pháp tối ưu nhất trong dạy học, ôn tập
và luyện thi cho HS. Hàng năm, chúng tôi đã tiến hành thảo luận, rút kinh nghiệm
trong dạy học, bồi dưỡng; phân tích cấu trúc đề thi HSG mơn Địa lí cấp Tỉnh. Trên
cơ sở đó, chúng tôi đã xây dựng, điều chỉnh kế hoạch bồi dưỡng HSG có nội dung
ơn luyện rõ ràng và biên soạn ngân hàng đề thi phù hợp với cấu trúc và ma trận do
Sở GD&ĐT ban hành. Đồng thời, chúng tơi ln trăn trở, khắc phục những khó
khăn, nhất là giai đoạn tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, cố
gắng tìm ra những giải pháp để nâng cao chất lượng các giờ dạy trên lớp cũng như
các buổi ôn luyện cho Đội tuyển; tổ chức cho HS luyện đề và sửa lỗi cho HS trong
quá trình làm bài thi bằng nhiều kênh khác nhau kể cả trực tiếp lẫn trực tuyến.
2.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG mơn Địa lí tại Trường
THPT Tân Kỳ.
2.3.1. Thay đổi cách thức quản lí

2.3.1.1. Đối với Ban giám hiệu
Hàng năm, việc nâng cao chất lượng mũi nhọn, bồi dưỡng HSG nói chung và
HSG mơn Địa lí nói riêng ln là mục tiêu phấn đấu của Nhà Trường được BGH
quan tâm. Điều này được thể hiện rõ trong Nghị Quyết của Hội nghị cán bộ công
chức người lao động của từng năm học, thông qua các chỉ tiêu phấn đấu đưa ra trong
phương hướng nhiệm vụ chung của Nhà Trường là đứng trong tốp 20 của các Trường
THPT dự thi HSG tỉnh ở Bảng A.
8


Ban giám hiệu Nhà trường ln chủ động, đón đầu các công văn chỉ đạo việc
thi HSG cấp Tỉnh hằng năm để kịp thời chỉ đạo các tổ, nhóm xây dựng kế hoạch và
nội dung bồi dưỡng cụ thể cho từng môn học; thường xuyên theo dõi, kiểm tra công
tác dạy học nói chung và bồi dưỡng HSG nói riêng. BGH đã ban hành Quyết định
số 140/QĐ-THPT TK, Tân Kỳ, ngày 18 tháng 8 năm 2022, về việc phân công nhiệm
vụ quản lý và bồi dưỡng học sinh giỏi tỉnh và hướng dẫn thi KHKT cấp tỉnh năm
học 2022- 2023. BGH xem công tác bồi dưỡng HSG là mục tiêu dài hạn để học sinh
và giáo viên bộ môn được chủ động thực hiện, vừa tránh gây áp lực quá lớn cho thầy
và trị, vừa có thời gian để nâng cao chất lượng HSG cấp Tỉnh hàng năm. Bên cạnh
đó, BGH còn kịp thời hỗ trợ GVBD thực hiện khảo sát nhiều lần để lựa chọn đội
tuyển chính thức cũng như đánh giá chất lượng ôn luyện của từng em.
Định kì 2 năm một lần, BGH tổ chức cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp Trường
là cơ hội để giáo viên khẳng định năng lực, trình độ chun mơn của bản thân. Qua
đó giúp BGH lựa chọn những giáo viên ưu tú nhất tham gia dự thi giáo viên dạy giỏi
cấp Tỉnh và có thể tin tưởng giao nhiệm vụ trọng trách bồi dưỡng HSG cấp tỉnh cho
từng bộ môn.
Ban giám hiệu Nhà trường ln chú trọng những chương trình tập huấn
chuyên môn của Sở GD & ĐT Nghệ An tổ chức hàng năm để giúp GV chủ động và
nhanh chóng thích ứng với xu thế, nhất là việc đổi mới trong dạy học và kiểm tra,
đánh giá HS theo định hướng phát triển năng lực như: Tham gia tập huấn dạy học

trực tuyến; Tập huấn xây dựng ma trận đề, bảng ma trận đặc tả nôi dung đề; Tập
huấn đề thi đánh giá năng lực; Tập huấn phát triển năng lực số và kỹ năng chuyển
đổi số… qua đó GV trau dồi năng lực chuyên môn, tạo nền tảng vững chắc cho công
tác bồi dưỡng HSG.
Ban giám hiệu Nhà trường cịn khuyến khích phong trào viết sáng kiến chun
mơn, đặc biệt trong việc đổi mới phương pháp dạy học; tổ chức cho GV viết báo cáo
tham luận về giải pháp nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng HSG để thảo luận,
trao đổi trong các kì Đại hội cán bộ công chức người lao động hàng năm.
Tạo môi trường làm việc thân thiện, tích cực để GV học tập, phát huy năng
lực, tránh gây áp lực. Đồng thời, BGH cũng thường xuyên theo dõi, kiểm tra để vừa
đôn đốc, vừa động viên khích lệ cả thầy và trị trong q trình bồi dưỡng HSG.
2.3.1.2. Đối với tổ, nhóm chun mơn
Tổ Xã Hội nói chung và nhóm Địa lí nói riêng ln tích cực trao đổi chun
mơn, đào tạo đội ngũ, phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng thành viên. Bồi dưỡng
HSG hàng năm là nhiệm vụ trọng tâm được chỉ rõ trong kế hoạch giáo dục của Tổ,
nhóm chun mơn. Tổ trưởng, nhóm trưởng chun mơn đã chủ động họp bàn, tham
mưu cho Ban chuyên môn Nhà trường giao nhiệm vụ phụ trách chính cho một đồng
chí GV đối với một đội tuyển HSG; đó là GV trực tiếp đứng lớp giảng dạy các em
suốt cả 3 năm học. Bên cạnh đó, tất cả các GV trong tổ, nhóm đều được tạo điều
kiện tham gia soạn thảo nội dung và thực hiện bồi dưỡng HSG theo chuyên đề. Nhóm
9


trưởng chun mơn ln phát huy vai trị là “linh hồn” của nhóm trong việc phân
cơng nhiệm vụ, tổng hợp tài liệu và thảo luận, kịp thời phát hiện những điểm mạnh,
điểm yếu của từng GV để bố trí cơng việc hợp lý, mang lại hiệu quả cao.
Hệ thống tài liệu bồi dưỡng, ngân hàng đề thi đã được nhóm Địa lí tập hợp để
có sự kế thừa và phát triển cho những năm tiếp theo.
2.3.2. Thay đổi tư duy người dạy – người học
2.3.2.1. Đối với người dạy

Như chúng tôi đã khẳng định ban đầu, bồi dưỡng HSG là một nhiệm vụ rất
khó khăn địi hỏi người giáo viên vừa phải có tài vừa phải có tâm. Do vậy, để bồi
dưỡng HSG đạt kết quả cao phải có lộ trình bồi dưỡng và biết thừa kế qua các năm
học trước. Người thầy phải ln ln có ý thức tự rèn luyện, tích lũy tri thức và kinh
nghiệm, trau dồi chuyên môn, luôn xứng đáng là “người dẫn đường tin cậy” cho học
sinh noi theo.
Việc bồi dưỡng HSG đòi hỏi rất lớn về thời gian, công sức của GV và HS.
Người dạy cần tránh việc ngại khó, ngại khổ vì chế độ đãi ngộ thấp và lối suy nghĩ
kết quả thi HSG phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực của HS. Bởi việc bồi dưỡng HSG
giống như chúng ta ươm một mầm non. Nếu chúng ta biết rào, biết thường xun
chăm sóc, vun xới thì mầm non sẽ xanh tốt, phát triển. Người thầy cần phải thắp
sáng ngọn lửa say mê môn học mà HS đang theo đuổi, phải dạy cho các em biến ước
mơ thành hiện thực; biết chấp nhận khó khăn để vượt qua, biết rút kinh nghiệm sau
những lần thành công hay thất bại trong từng giai đoạn mà mình đang phấn đấu.
Giáo viên bồi dưỡng cần hiểu được rằng các em HS tham gia bồi dưỡng HSG phải
chịu nhiều áp lực. Do đó, trong q trình dạy học chúng ta lưu ý một số vấn đề như
tuyệt đối không nhồi nhét kiến thức cho các em một cách thụ động, không áp đặt lối
tư duy máy móc và cho rằng đã là HSG thì cái gì các em cũng phải biết, cái gì các
em cũng dễ dàng tiếp thu; tránh giao cho các em những bài tập và nhiệm vụ bất khả
thi.
Ngoài ra, người dạy cũng nên thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, tài liệu với
bạn bè, đồng nghiệp để hoàn thiện bản thân, tránh tư tưởng “dấu dốt” hay “giữ làm
của riêng”.
Qua thực tế bồi dưỡng HSG mơn Địa lí trong những năm qua, chúng tôi thấy
rằng vấn đề quan trọng là GV bồi dưỡng cần có quan niệm đúng về HSG nói chung
và HSG mơn Địa lí nói riêng. Bên cạnh đó cần trả lời cho câu hỏi “ việc bồi dưỡng
HSG nhằm mục tiêu gì?” để từ đó người GV lựa chọn nội dung chương trình, phương
pháp bồi dưỡng sao cho phù hợp và đạt kết quả cao nhất. Chúng tôi đã xác định được
một số mục tiêu quan trọng đối với việc bồi dưỡng HSG mơn Địa lí như sau:
Thứ nhất là phát triển tư duy ở trình độ cao phù hợp với khả năng trí tuệ của

học sinh.
Thứ hai là bồi dưỡng năng lực lao động và làm việc một cách sáng tạo.
10


Thứ ba là phát triển các phương pháp, kĩ năng và thái độ học tập suốt đời.
Thứ tư là nâng cao ý thức và khát vọng của học sinh.
Thứ năm là phát triển phẩm chất lãnh đạo.
Thứ sáu là nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh trong công cuộc xây
dựng, phát triển đất nước; giáo dục tình yêu quê hương đất nước.
Kết quả thi HSG tỉnh môn Địa lí của Trường THPT Tân Kỳ trong những năm
qua cho thấy việc bồi dưỡng HSG của chúng tôi phần lớn đã đáp ứng được những
mục tiêu trên.
2.3.2.2. Đối với người học
Trong q trình thực tế bồi dưỡng HSG, chúng tơi nhận thấy không phải tất cả
các em tham gia dự thi HSG mơn Địa lí đều có tình u đối với môn học này và
không phải tất cả các em tham gia vào đội tuyển HSG đều có một quyết tâm cao mà
đơi khi các em đi thi chỉ vì một lí do nào đó. Do vậy, ngay từ khi bắt tay vào chọn
lọc và ôn luyện cho đội tuyển HSG tỉnh mơn Địa lí thì chúng tơi đã phải làm công
tác tư tưởng cho các em, để cho các em hiểu được tầm quan trọng của kì thi và các
em có được những gì khi thành cơng. GVBD phải trao đổi thẳng thắn với các em
rằng không phải tham gia ôn đội tuyển là chắc chắn được dự thi cấp tỉnh mà chỉ có
những HS chăm chỉ, tích cực và khẳng định được năng lực của bản thân qua các bài
kiểm tra, đánh giá của thầy cô hoặc của ban chun mơn Nhà trường thì sẽ có cơ hội
để tham gia cuộc thi chọn HSG tỉnh. Qua đó, HS nhận thức được vai trò và trách
nhiệm của bản thân trong q trình học tập và ơn luyện HSG.
Rất nhiều em HS cho rằng để thi HSG mơn Địa lí chỉ cần học thuộc kiến thức.
Đây là lối tư duy sai lầm và dẫn đến kết quả không cao. Tư duy địa lí là hết sức cần
thiết đối với thí sinh dự thi HSG. Người thầy cần hình thành và rèn luyện cho HS
thành thạo tư duy địa lí. Có nhiều loại tư duy địa lí mà thí sinh phải nắm vững và

vận dụng thành thạo trong từng trường hợp cụ thể. Đối với các hiện tượng (đối
tượng) địa lí, cần xem xét chúng trong các mối liên hệ nhất định. Ví dụ, khi nhận xét
và giải thích về chế độ mưa ở một địa điểm nào đó, rõ ràng phải đặt nó trong mối
quan hệ với hàng loạt các yếu tố tác động (vị trí, gió, địa hình, sinh vật, sơng hồ,
biển..). Đối với các đối tượng địa lí kinh tế cũng tương tự như vậy. Để cắt nghĩa sự
hiện diện của một vùng chuyên canh cây công nghiệp, chúng ta phải xác định được
các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển của vùng, từ vị trí địa lí
cho đến các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội… Thành thạo tư duy địa lí có thể
được coi là chiếc chìa khố mở ra sự thành cơng trong q trình ơn luyện.
2.3.3. Tìm hiểu, chọn nguồn học sinh bồi dưỡng
2.3.3.1. Các tiêu chí để lựa chọn HS vào đội tuyển mơn Địa lí
Trong cơng tác bồi dưỡng HSG, người thầy đóng vai trị quan trọng nhưng HS mới
là yếu tố quyết định sự thành công. Để chọn lọc HS tham gia bồi dưỡng và dự thi
HSG mơn Địa lí hàng năm có chất lượng cao, chúng tơi đã xây dựng các tiêu chí để
11


làm căn cứ như sau:
- Thứ nhất là HS phải được xếp lọai học lực từ khá trở lên, đặc biệt môn Địa
lý đạt loại giỏi (TB trên 8 điểm) hoặc đã từng đạt HSG các cấp ở bậc THCS để tạo
nên nền chung cho việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng.
- Thứ hai là HS có hứng thú, say mê, u thích bộ mơn Địa lí, cần cù trong học
tập. Bởi vì nếu khơng có đam mê thì khó đạt được đến thành công. Cho nên ngay từ
đầu lớp 10, tơi ln động viên, khích lệ lịng u thích môn học này cho các em HS.
- Thứ ba là HS phải có khả năng học tập bộ mơn Địa lí:
+ Khả năng tích tụ kiến thức cần thiết một cách tích cực, chủ động, thơng minh
sáng tạo trong tư duy, có trăn trở với các bài tập, lý thuyết từ đó tìm ra mối liên hệ
của bài giảng của các quy luật vốn có mà khơng phải học vẹt, nhớ bài một cách máy
móc.
+ Khả năng thực hiện các kỹ năng: xử lý, phân tích bảng số liệu, thống kê, đọc

được bản đồ, biểu đồ từ đó tìm ra mối quan hệ giữa chúng với nhau. Đó là các mối
quan hệ nhân – quả giữa hiện tượng tự nhiên với kinh tế – xã hội, giữa tự nhiên với
tự nhiên, giữa kinh tế – xã hội với nhau…
+ Khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề, đây là khả năng quan
trọng thể hiện rõ nét để chọn HSG địa lý.
+ Học sinh có khả năng tư duy, sáng tạo và nhanh nhạy trong tiếp thu kiến
thức, phán đốn và xử lý vấn đề.
+ Phải có ý thức thu thập thêm tài liệu ở sách báo, phương tiện thơng tin đại
chúng rồi sau đó biết xử lý, phân tích tài liệu nhất là với các bài tập, trao đổi với GV
bộ mơn, với bạn bè để tìm ra kết quả tốt nhất.
2.3.3.2. Biện pháp thực hiện lựa chọn nguồn HSG mơn Địa lí
Chúng tơi thực hiện khảo sát, lựa chọn HS có năng lực, tư chất, trí tuệ tốt và
có “lịng đam mê” với mơn Địa lí vào đội tuyển để bồi dưỡng. Để làm tốt công tác
này, chúng tơi ln có ý thức tự rèn luyện, tích lũy tri thức và kinh nghiệm, trau dồi
chun mơn để xứng đáng là “người dẫn đường tin cậy” cho HS noi theo.
Để có đội tuyển HSG chất lượng, chúng tơi đã xây dựng lộ trình bồi dưỡng và
biết thừa kế qua các năm học trước. Từ đầu lớp 10, chúng tơi đã tìm hiểu về năng lực
mơn Địa lí của HS qua việc trao đổi với GV cũ hoặc chính bản thân các em. Từ đó,
chúng tơi quan tâm, theo dõi và chú trọng hơn cho các em đã từng dự thi và đạt HSG
mơn Địa lí ở cấp THCS. Qua thực tế nhiều năm bồi dưỡng, chúng tôi nhận thấy những
HS từng dự thi HSG ở cấp 2 thì dù ít hay nhiều các em cũng đã được GV bồi dưỡng
và rèn luyện các kĩ năng Địa lí cũng như tâm lí thi cử.
Trong q trình giảng dạy trên lớp, chúng tôi luôn chú ý đến cách trả lời câu
hỏi của HS, khả năng tư duy và phát hiện vấn đề của từng em. Đặc biệt hơn, thông
12


qua bài làm kiểm tra của HS về cách trình bày, cách diễn đạt rõ ràng, chính xác, khoa
học. Từ đó, chúng tơi đánh giá được khả năng biết, hiểu và vận dụng kiến thức của
học sinh; đồng thời khuyến khích, động viên các em cố gắng phát huy những mặt tích

cực, tìm thấy những điều thú vị khi học Địa lí để càng ngày càng u thích mơn học
nhiều hơn.
Kết hợp giữa kết quả thi HSG cấp Trường hàng năm cùng với nhiều lần thi
khảo sát do GV tự tổ chức để lựa chọn đội tuyển một cách chính xác, khách quan và
công bằng nhất. Đồng thời, chúng tôi trao đổi với các GVBD khác để lựa chọn đội
tuyển mình, tránh việc chọn HS thi 2 mơn vì như thế lượng kiến thức quá nặng, khó
sắp xếp thời gian ôn luyện dẫn đến kết quả không cao.
2.3.4. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng
Căn cứ vào hướng dẫn cấu trúc thi của Sở GD & ĐT Nghệ An và kế hoạch
của Nhà trường hàng năm, chúng tôi lập kế hoạch bồi dưỡng HSG theo từng giai
đoạn để thực hiện. Trong đó có sự phân cơng nhiệm vụ cho các GV trong nhóm theo
nội dung chun đề cụ thể, có tính liên tục qua các năm học.
Thời gian bồi dưỡng được tiến hành từ học kỳ 2 - lớp 10 theo các chuyên đề
kiến thức và kĩ năng. Giai đoạn này chủ yếu là do GV phụ trách chính, người trực
tiếp giảng dạy trên lớp thực hiện để thuận lợi trong quá trình theo dõi, sàng lọc và
lựa chọn những HS ưu tú vào đội tuyển chính thức dự thi cấp tỉnh ở lớp 12. Cụ thể
như sau:
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THPT TÂN KỲ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
Mơn : ĐỊA LÍ
NỘI DUNG BỒI DƯỠNG
GVBD
Chun đề: Địa lí tự nhiên đại cương
Đ/C Thủy
ND1: Hệ quả các chuyển động của Trái Đất
Chuyên đề: Địa lí tự nhiên đại cương
Đ/C Thủy

ND2: Các quyển của Lớp vỏ địa lí.
Chuyên đề: Địa lí tự nhiên đại cương
Đ/C Thủy
ND3: Một số quy luật của Lớp vỏ địa lí.
Chuyên đề: Xu hướng tồn cầu hố, khu vực hố kinh tế
Đ/C Thủy
Chun đề: Một số vấn đề mang tính tồn cầu
Đ/C Thủy
Chun đề: Địa lí khu vực và quốc gia
Đ/C Thủy
Chuyên đề: Địa lí tự nhiên Việt Nam
Đ/C Thủy
Chuyên đề: Rèn luyện kĩ năng
Đ/C Thủy
Tân Kỳ, ngày 25 tháng 8 năm 2020
DUYỆT CỦA NHÓM CM
GV thực hiện
Lê Thị Mai Hồng
Bùi Thị Thanh Thủy

13


Đến học kỳ 1 - lớp 12, chúng tôi tiếp tục xây dựng và điều chỉnh kế hoạch ôn
luyện theo cấu trúc mới do Sở GD & ĐT Nghệ An ban hành. Trong giai đoạn này,
sau khi đã chọn lọc được đội tuyển HSG dự thi chính thức, chúng tơi đã phân công
nhiệm vụ tham gia hỗ trợ bồi dưỡng cho tất cả các GV trong nhóm để phát huy sức
mạnh và trí tuệ của tập thể. Cụ thể như sau:
SỞ GD-ĐT NGHỆ AN


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THPT TÂN KỲ

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.

KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
Mơn : ĐỊA LÍ – LỚP 12
BUỔI
1-3

NỘI DUNG BỒI DƯỠNG

GVBD

Chuyên đề: Địa lí tự nhiên đại cương – Lớp 10

Đ/C Hiên

Chuyên đề: Xu hướng tồn cầu hố, khu vực hố kinh tế.
4-6

Chun đề: Một số vấn đề mang tính tồn cầu.

Đ/C Tuấn Anh

Chun đề: Địa lí khu vực và quốc gia (Nhật Bản, Trung
Quốc).

7-15


Chuyên đề: Địa lí tự nhiên Việt Nam (đến hết bài 12).

Đ/C Thuỷ

16-20

Chuyên đề: Rèn luyện kĩ năng

Đ/C Hồng

21-30

Luyện đề tổng hợp

Đ/C Thuỷ, Đ/C
Hồng, Đ/C Hiên
Tân Kỳ, ngày 25 tháng 8 năm 2022

DUYỆT CỦA NHÓM CM

GV thực hiện

Lê Thị Mai Hồng

Bùi Thị Thanh Thuỷ
DUYỆT CỦA BAN CM
Phó hiệu trưởng
Phạm Thị Thúy Vinh


Kế hoạch bồi dưỡng HSG phải thực hiện liên tục và đều đặn, tuyệt đối tránh
tình trạng thích đâu dạy đó, khơng dồn ép ở tháng cuối trước khi thi vừa gây áp lực
lớn, vừa ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu kiến thức ở môn học khác của các em.
Chúng tôi đã quan tâm đến việc chọn lọc và bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng Địa lí cho
HS ngay khi vào lớp 10 với phương châm: dạy chắc cơ bản rồi dạy nâng cao, thông
qua những bài luyện cụ thể để dạy phương pháp tư duy - dạy kiểu dạng bài có quy
luật, loại bài có tính đơn lẻ rồi luyện các dạng đề tổng quát. Không quá nôn nóng,
bỏ qua bài tập cơ bản, cho ngay bài khó vì nếu HS mới bắt đầu ơn luyện đã gặp ngay
một “mớ bịng bong” thì các em sẽ càng học càng hoang mang, dễ chán nản, thiếu
tự tin, thậm chí là buông bỏ.
14


2.3.5. Thay đổi phương pháp ôn luyện
2.3.5.1. Rèn luyện kĩ năng tự học
Cấu trúc đề thi HSG tỉnh Nghệ An hàng năm cho thấy, yêu cầu mức độ nhận
thức đối với HS các trường dự thi Bảng A như Trường THPT Tân Kỳ là khá cao với
mức độ vận dụng và vận dụng cao chiếm từ 60-80% tổng số điểm. Thời gian dự thi
ở lớp 12 nhưng giới hạn nội dung thi gồm chương trình ở cả 3 khối 10, 11 và 12.
Các em HSG chỉ có thể mở rộng, nâng cao kiến thức, phát triển kĩ năng khi đã nắm
vững kiến thức cơ bản. Điều này không thể thực hiện tốt trong khoảng thời gian eo
hẹp ở các tiết học trên lớp chỉ từ 1 – 1,5 tiết/tuần của mơn Địa lí. Đặc biệt là những
năm gần đây sự bùng nổ của mạng xã hội, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19... đã
ảnh hưởng rất lớn về thời gian và hiệu quả học tập của HS. Vì vậy, chúng tơi là
những GV được giao trọng trách về việc bồi dưỡng, đảm bảo chất lượng đại trà cũng
như chất lượng mũi nhọn của bộ mơn ln có những trăn trở để tìm ra giải pháp phù
hợp nhất với đối tượng HS ở trường mình cũng như điều kiện hồn cảnh thực tế
trong mỗi giai đoạn. Bằng kinh nghiệm nhiều năm đúc rút, chúng tôi nhận thấy rằng
việc rèn luyện kĩ năng tự học cho HS là vô cùng cần thiết. Bởi bên cạnh sự dạy giỗ
của người thầy thì ý thức và kĩ năng tự học của HS chính là yếu tố quan trọng quyết

định đến sự thành bại trong thi cử, nhất là thi HSG.
Kĩ năng tự học là khả năng tư duy độc lập, tích cực để thu thập, chọn lọc,
phân tích, phản biện và từ đó hình thành kiến thức mới. Hình thành kĩ năng tự học
tức là giúp HS có phương thức tư duy có ý thức. Đặc biệt, khơng chỉ có khả năng
giải quyết vấn đề mà học sinh cũng cần kĩ năng tự đánh giá để biết rõ hạn chế cần
khắc phục và rèn luyện cũng như tìm hiểu thơng tin bổ sung. Để làm được như vậy,
chúng tôi đã thực hiện các biện pháp để hình thành và phát triển kĩ năng tự học ngay
từ khi HS mới bước vào lớp 10 như sau:
Thông qua các giờ học trên lớp, tùy vào đặc thù từng bài dạy, hoạt động giáo
dục, chúng tôi đã tổ chức linh hoạt các hình thức học: Hoạt động cá nhân, cặp đơi ,
hoạt động nhóm…để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Luôn coi
HS là nhân vật trung tâm của bài học, chúng tôi tổ chức hoạt động học theo hình
thức: Thầy giao việc – trò làm việc; Thầy là người hướng dẫn – Trò tự học, tự chiếm
lĩnh kiến thức. Thầy không truyền thụ kiến thức một chiều – Trị khơng thụ động
tiếp thu mà tích cực, chủ động tự học thơng qua hệ thống câu hỏi, bài tập và nhiệm
vụ mà giáo viên giao cho. Mỗi đối tượng HS, chúng tơi có những nhiệm vụ học tập
khác nhau phù hợp với năng lực, sở trường của các em. Chúng tôi hướng dẫn HS tự
học, tự làm qua hệ thống câu hỏi, bài tập từ dễ đến khó; động viên, khích lệ các em
trả lời, trao đổi với các bạn, với GV; tạo cho các em sự mạnh dạn, tự tin trong quá
trình học.
Thời gian ở nhà, chúng tôi yêu cầu tất cả các em HS đều phải soạn bài trước
khi đến lớp (đọc bài và trả lời tất cả các câu hỏi giữa bài trong SGK); sau mỗi bài
học HS đều phải hoàn thành nội dung câu hỏi và bài tập trong SGK và một số câu
15


hỏi vận dụng do GV cung cấp; hướng dẫn HS mua và đọc thêm các sách tham khảo
về Địa lí. Việc này được giáo viên kiểm tra thường xuyên và liên tục để hình thành
thói quen tự học cho HS. Để q trình tự học có tính khoa học và đạt hiệu quả, chúng
tơi cịn hướng dẫn HS xây dựng thời gian biểu hàng ngày, tuần dán trên góc học tập;

mua thêm sách tham khảo, phô tô tài liệu cần thiết đối với mơn Địa lí, sắp xếp góc
học tập đảm bảo khoa học, hiệu quả, phù hợp hoàn cảnh gia đình.
Thời gian nghỉ hè khá dài, HS khơng trực tiếp đến trường nên chúng tôi đã
thực hiện việc giao bài tập về nhà cho các em vào dịp cuối năm. Ví dụ như hè lớp
10, chúng tơi soạn hệ thống câu hỏi và bài tập thuộc phần Địa lí tự nhiên đại cương
để yêu cầu HS về hoàn thành trong thời gian nghỉ hè. Trong thời gian này, chúng tôi
thường liên lạc và kiểm tra việc tự học của HS qua điện thoại hoặc mạng Zalo,
Messenger, … Việc làm này khơng chỉ có mục đích rèn luyện kĩ năng tự học cho
HS mà còn là yếu tố quan trọng giúp GV phát hiện ra những em chăm chỉ, có ý thức,
có sự say mê tìm tịi học hỏi về mơn học. Đây chính là yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành
công của HSG.
Những kĩ năng tự học, tự đọc, tự nghiên cứu, khám phá kiến thức được hình
thành cho HS từ sớm đã trở thành yếu tố vô cùng quan trọng để thích ứng với ảnh
hưởng của đại dịch Covid-19 khi mà HS và GV không thể trực tiếp đến trường dạy
học. Trong các năm học 2020-2021 và 2021-2022, học sinh phải tham gia học trực
tuyến trong một thời gian dài. Thầy và trò Trường THPT Tân Kỳ ở huyện miền núi
như chúng tôi phải đối mặt với rất nhiều khó khăn nhưng khơng vì thế mà bỏ bê việc
học, ôn thi HSG. Chúng tôi không đổ lỗi cho hồn cảnh mà tìm mọi cách để khắc
phục khó khăn, tích cực giao bài và phát huy tinh thần tự giác học tập ở nhà của các
em, cùng với những buổi ôn luyện trực tuyến qua Zoom với giáo viên khơng kể ngày
hay đêm. Sự nỗ lực đó đã được đền đáp xứng đáng bằng kết quả thi tỉnh của Đội
tuyển HSG mơn Địa lí Trường THPT Tân Kỳ trong những năm học này đạt tỉ lệ
100% và có giải cao (giải nhì, giải ba).
Bên cạnh đó, chúng tơi còn hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu qua các
kênh thông tin khác (ti vi, sách báo, mạng xã hội, nhất là Internet…). Ví dụ, hướng
dẫn HS khai thác qua các đường link sau:
/> /> /> />
16



Ảnh 2.1. Ôn thi trực tuyến qua Zoom của GVBD và Đội tuyển HSG Địa lí
Rèn luyện kĩ năng tự học là con đường mà GV đưa HS của mình đến với chân
lý khoa học bằng chính hoạt động của họ. Nó giúp học sinh đào sâu, củng cố kiến
thức và phát triển toàn diện. Kỹ năng tự học cũng là cơng cụ thiết yếu để các em có
thể học tập suốt đời.
2.3.5.2. Ôn tập theo chuyên đề
Ôn luyện HSG khơng giống như tiết dạy học ở lớp học bình thường. Bởi vì
trên lớp học, GV dạy cho đối tượng HS ở cả ba mức độ: Khá giỏi, trung bình và yếu
kém với mục tiêu đảm bảo chất lượng đại trà. Song dạy bồi dưỡng HSG là GV phải
mở rộng, nâng cao kiến thức, kĩ năng cho các đối tượng HS ở mức độ Khá giỏi trở
lên để đi thi. Đối tượng dự thi đều ngang tầm nhau về học lực, nhận thức. Vì vậy,
việc xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng là hết sức cần thiết.
2.3.5.2.1. Chuyên đề lí thuyết
Đối với HSG, các em cần nắm kiến thức cả theo chiều rộng lẫn chiều sâu để
có thể hồn thành tốt bài thi của mình. Nội dung kiến thức chủ yếu bồi dưỡng đội
tuyển Địa lí bao gồm 3 phần theo cấu trúc đề thi HSG tỉnh năm học 2022-2023:
- Lớp 10: Địa lí tự nhiên lớp 10:
+ Hệ quả các chuyển động của Trái Đất.
+ Các quyển của lớp vỏ địa lí (Khí quyển; Thủy quyển; Sinh quyển).
- Lớp 11.
+ Xu hướng tồn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế; Một số vấn đề mang tính tồn
cầu.
+ Địa lí khu vực và quốc gia: Trung Quốc; Nhật Bản.
- Lớp 12: Địa lí tự nhiên Việt Nam lớp 12 (Đến hết bài 12. Thiên nhiên phân
hóa đa dạng.)
Dựa vào cấu trúc đó, chúng tơi ơn luyện cho HS từ kiến thức cơ bản đến nâng
cao theo từng chuyên đề cụ thể. Vì giới hạn của đề tài nên chúng tôi chỉ dẫn chứng
minh hoạ một số nội dung như sau:
17



Phần 1: Địa lí tự nhiên đại cương (Lớp 10):
+ Hệ quả các chuyển động của Trái Đất.
+ Các quyển của lớp vỏ địa lí (Khí quyển; Thủy quyển; Sinh quyển).
Ví dụ: Chuyên đề: Hệ quả các chuyển động của Trái Đất
* Kiến thức cơ bản:
- Vũ Trụ, Hệ Mặt Trời và Trái Đất trong Hệ Mặt Trời.
- Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả của nó.
- Chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất và các hệ quả của nó.
- Các dạng bài tập tính giờ...
* Câu hỏi vận dụng:
Câu 1: Phân tích những hệ quả về mặt địa lí từ hiện tượng chuyển động
biểu kiến của Mặt Trời.
Gợi ý trả lời
- Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời chu kì ngày sẽ dẫn đến sự thay đổi về:
+ Hiện tượng luân phiên ngày đêm → sự điều hòa về nhiệt.
+ Hiện tượng hồn lưu khí quyển, tạo ra các loại gió địa phương (Gió đất – Gió
biển).
+ Sự thay đổi của biến trình nhiệt ngày – đêm.
- Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời chu kì năm sẽ dẫn đến sự thay đổi về:
+ Sự dịch chuyển của các khối khí, vành đai áp, frông, dải hội tụ.
+ Sự dịch chuyển của các đới gió…
+ Sự thay đổi của biến trình nhiệt năm giữa các vĩ độ địa lí.
+ Hiện tượng mùa trên Trái Đất, ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
+ Là cơ sở để hình thành các vành đai nhiệt, các đới khí hậu trên Trái Đất.
Câu 2: Chuyển động biểu kiến chu kì năm của Mặt Trời có tác động gì
đến sự thay đổi vị trí của khối khí, frơng, đai áp, trung tâm áp, dải hội tụ và
hồn lưu khí quyển?
Gợi ý trả lời
* Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời: Hiện tượng Mặt Trời ở đúng

đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa (tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến bề mặt
đất) được gọi là hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh. Ở Trái Đất ta thấy hiện tượng
này xảy ra lần lượt từ vĩ tuyến 23 o27’B cho tới 23o27’N làm ta có ảo giác Mặt Trời
đang di chuyển. Nhưng trong thực tế không phải Mặt Trời di chuyển mà Trái Đất
18


chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. Chuyển động khơng có thực đó của
Mặt Trời được gọi là chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời.
* Tác động của chuyển động biểu kiến chu kỳ năm đến vị trí trung tâm khí áp và
hồn lưu khí quyển:
- Sự hình thành và phát triển của các trung tâm khí áp và đai khí áp.
+ Các đai áp cao và áp thấp được hình thành trên Trái Đất do nguyên nhân
chủ yếu do nhiệt lực. Do vậy, các khu áp cao và áp thấp luôn di chuyển theo chuyển
động biểu kiến của Mặt Trời.
+ Từ sau 23/9 - trước 21/3 Mặt Trời chuyển động biểu kiến lên thiên đỉnh ở
Nam Bán Cầu, do bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nhận được lượng nhiệt lớn nên
khi này là mùa hạ và ở bán cầu Bắc là mùa đông. Ở bán cầu Bắc, các áp cao lục địa
Châu Á phát triển (tiêu biểu là áp cao Sibir), ngược lại áp thấp Nam Mỹ, Nam Phi
và Australia khơi mào sâu về phía Nam. Các khối khơng khí lạnh từ trung tâm áp
cao di chuyển về áp thấp.
+ Từ sau 21/3 đến trước 23/9 Mặt Trời chuyển động biểu kiến lên thiên đỉnh
ở Bắc Bán Cầu, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nên khi này là mùa hạ à nbc là
mùa đơng. Ở bán cầu Bắc hình thành các áp thấp lục địa (Ấn Độ Myanmar, áp thấp
Bắc Mỹ, áp thấp ở khu vực vịng cực Bắc) hút gió từ biển vào. Lúc này, Nam Bán
cầu áp cao chí tuyến phát triển mạnh mẽ, luồng gió Tín Phong bán cầu Nam vượt
Xích Đạo thổi lên bán cầu Bắc.
* Tác động của chuyển động biểu kiến chu kỳ năm đến vị trí khối khí và frơng:
+ Mặt Trời chuyển động biểu kiến về chí tuyến Bắc, khi này là mùa hạ ở bán
cầu Bắc, các khối khí, frơng dịch chuyển về phía Bắc (về phía Cực).

+ Mặt Trời chuyển động biểu kiến về chí tuyến Nam, khi này là mùa đơng ở
bán cầu Bắc: các khối khí, frơng dịch chuyển về phía Nam (về phía Xích Đạo).
* Tác động của chuyển động biểu kiến chu kỳ năm đến vị trí dải hội tụ nhiệt đới:
+ Dải hội tụ nhiệt đới được hình thành bởi sự hội tụ của hai dịng Tín Phong
bán cầu Bắc và bán cầu Nam
+ Mặt Trời chuyển động biểu kiến về phía Nam, lúc này là mùa đông ở bán
cầu Bắc, nhiệt độ hạ thấp, đai áp cao chí tuyến bán cầu Bắc hoạt động mạnh, gió Tín
Phong bán cầu Bắc vượt Xích Đạo, đẩy Dải hội tụ nhiệt đới di chuyển xuống bán
cầu Nam.
⇒ Dải hội tụ nhiệt đới dịch chuyển xuống phía bán cầu Nan.
+ Mặt Trời chuyển động biểu kiến về phía Bắc, khi này là mùa đông ở NBC,
nhiệt độ hạ thấp, đai áp cao chí tuyến hoạt động mạnh, dịng Tín Phong bán cầu Nam
vượt Xích Đạo, đẩy Dải hội tụ nhiệt đới di chuyển lên bán cầu Bắc.
⇒ Dải hội tụ nhiệt đới dịch chuyển lên phía bán cầu Bắc.
19


Phần 2: Khái quát nền kinh tế- xã hội thế giới và Địa lí quốc gia (Lớp 11)
+ Xu hướng tồn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế
+ Một số vấn đề mang tính tồn cầu.
+ Địa lí khu vực và quốc gia: Nhật Bản, Trung Quốc
Ví dụ: Chuyên đề: Nhật Bản
* Kiến thức cơ bản:
- Tự nhiên (Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ; điều kiện tự nhiên)
- Dân cư và xã hội.
- Kinh tế (Quá trình phát triển kinh tế, các ngành kinh tế)
* Câu hỏi vận dụng:
Câu 1. Tại sao nói xuất khẩu trở thành động lực của sự tăng trưởng kinh
tế Nhật Bản?
Gợi ý trả lời

- Xuất khẩu trở thành động lực của sự tăng trưởng kinh tế Nhật Bản là vì:
+ Nhật Bản là một nước nghèo tài nguyên, điều kiện tự nhiên khó khăn, nên
việc nhập nguyên- nhiên liệu để phục vụ sản xuất trong nước, rồi xuất khẩu sản phẩm
ra nước ngoài là con đường duy nhất của Nhật Bản.
+ Nguồn thu từ xuất khẩu hàng hóa của Nhật Bản rất lớn, mang về cho Nhật
Bản một nguồn vốn quan trọng để đầu tư phát triển kinh tế đất nước. Hàng năm,
nguồn thu từ xuất khẩu đóng góp vào GDP khá lớn, năm 2004 xuất khẩu chiếm
12,2 % GDP của cả nước.
Câu 2. Vì sao nói ngành giao thơng đường biển giữ một vị trí đặc biệt
trong nền kinh tế của Nhật Bản?
Gợi ý trả lời
Ngành giao thông đường biển giữ vai trị quan trọng trong nền kinh tế Nhật Bản, vì:
- Nhật Bản là quốc gia quần đảo, tứ mặt đều là biển.
- Nghèo tài nguyên, đặc biệt khoáng sản. Do đó để phát triển cơng nghiệp
Nhật Bản phải nhập tài ngun khống sản...từ các nước khác thơng qua đường biển
- Nhật Bản rất chú ý phát triển ngoại thương buôn bán, trao đổi hàng hóa,
dịch vụ,... với các nước trong khu vực và thế giới. Việc trao đổi này phần lớn qua
các cảng biển.
Phần 3: Địa lí tự nhiên Việt Nam (Lớp 12)
+ Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
+ Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam.
20


×