Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn ở trường THCSTHPT thống nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.83 KB, 25 trang )

``````````````````````````````````````````````````
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
``````````````````````````````````````````````````
TRƯỜNG THCS&THPT THỐNG NHẤT
``````````````````````````````````````````````````
``````````````````````````````````````````````````
``````````````````````````````````````````````````
``````````````````````````````````````````````````
``````````````````````````````````````````````````
``````````````````````````````````````````````````
``````````````````````````````````````````````````
``````````````````````````````````````````````````
SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM
``````````````````````````````````````````````````
``````````````````````````````````````````````````
``````````````````````````````````````````````````
````````````````

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI
DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG
THCS&THPT THỐNG NHẤT

Người thực hiện: Lưu Thị Khoa
Chức vụ: Phó Tổ trưởng chuyên môn
SKKN thuộc môn: Ngữ văn

THANH HOÁ NĂM 2020

1



MỤC LỤC
Nội dung

Trang

A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
III. Đối tượng nghiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
III. Quá trình bồi dưỡng HSG văn

VI. Các bước rèn luyện kỹ năng làm bài
V. Các giải pháp
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
II. Kiến nghị
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI

2


A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là một vấn đề cấp thiết hiện nay

được cả xã hội và toàn ngành giáo dục đặc biệt quan tâm. Để góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện thì công tác bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) có vai
trò rất quan trọng. Bồi dưỡng học sinh giỏi là bước đi đầu tiên để đào tạo nhân
tài cho đất nước và là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục nói chung và nhà
trường nói riêng.
Có đồng nghiệp nói với tôi rằng, giỏi văn chỉ là "thiên bẩm". Là người
trực tiếp giảng dạy môn văn đã nhiều năm ở phổ thông, tôi không nghĩ như vậy.
Năng khiếu và tri thức văn chương nói riêng, tri thức văn hoá nói chung phải
được bồi đắp theo năm tháng, gắn liền với sự nhạy bén của tố chất cá nhân.
Người thầy phải là “chất xúc tác” trong quá trình biến đổi chất. Hằng năm, qua
các kỳ thi HSG tỉnh, tổ xã hội trường THCS&THPT Thống Nhất đã gặt hái được
những thành công đáng kể. Song đáng tiếc là số học sinh đạt giải môn Ngữ văn
lại chưa nhiều. Điều này có nguyên nhân từ cả hai phía. Trước hết là từ phía
người thầy. Tất cả giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn, tự nghiên cứu và tự
sưu tầm tài liệu. Giáo viên dạy bồi dưỡng vẫn phải hoàn tất công tác giảng dạy
như mọi giáo viên, đôi khi còn kiêm nhiệm nhiều công tác khác…nên không có
điều kiện đầu tư thời gian, trí lực cho việc cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ
năng làm bài cho học sinh. Thêm vào đó, thời gian tập trung bồi dưỡng cũng
không nhiều. Về phía học sinh, phần lớn, các em không yên tâm khi được chọn
theo một số lớp bồi dưỡng HSG vì phải mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến sức
khỏe và kết quả học tập chung. Học sinh có năng khiếu và tình yêu văn chương
vốn đã hiếm, lại phải học nhiều môn nên việc đầu tư thời gian tự bồi dưỡng môn
văn không được nhiều, quyết tâm đoạt giải của các em lại chưa cao…Từ những
phân tích trên đây, chúng tôi cho rằng, việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi
nếu được đầu tư một cách thích đáng và tiến hành bài bản, kết quả sẽ khả quan
hơn. Và kéo theo đó, hứng thú học văn sẽ phần nào được cải thiện. Nhưng phát
hiện và bồi dưỡng như thế nào cho có hiệu quả là cả một vấn đề cần được trao
đổi thêm. Vậy làm thế nào để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạtdược kết quả
cao ? Đây là một công việc khó khăn đối với giáo viên dạy văn ở trường
THPT .Thực tế cho thấy, những đồng chí giáo viên được phân công phụ trách

bồi dưỡng học sinh giỏi thực sự hết sức lo lắng, trăn trở bởi họ đã bỏ ra nhiều
công sức,lăn lộn với học sinh mà hiệu quả chưa cao, chất lượng đội tuyển vẫn
thấp. Là một giáo viên đã nhiều năm tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
tôi đã nắm bắt được tình hình này, tôi nhận thấy cần quan tâm tới công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài để nghiên cứu này, để có những
suy nghĩ sâu sắc hơn trong công tác bồi dưỡng HSG.
Với mong muốn góp phần tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng HSG
môn văn trong nhà trường THPT, từ thực tiễn giảng dạy, bồi dưỡng HSG văn
trong nhiều năm qua, tôi xin được trao đổi “Một số giải pháp nâng cao chất
lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn ở trường THCS&THPT Thống
Nhất”.
3


II. Mục đích nghiên cứu
Nhằm phát huy tư duy lôgíc và phương pháp luận khoa học phát triển thế
giới quan duy vật biện chứng, tính tự lập, tự sáng tạo, chủ động trong mọi tình
huống của bài. Hình thành năng lực hoạt động, năng lực xử lý, năng lực tự học,
kỹ năng diễn đạt, trình bày bằng lời, bằng viết. Qua đó kích thích niềm đam mê,
gây hứng thú học Ngữ văn cho các em, rèn luyện phương pháp học tập một cách
khoa học.
III. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 10, lớp 11 ở cấp THPT.

IV. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ yếu khảo sát, nắm bắt tình hình thực tiễn và đúc rút kinh
nghiệm thực tiễn giảng dạy hàng năm để tìm ra giải pháp chung

4



B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
1. Thế nào là học sinh giỏi văn?
Học sinh giỏi văn trước hết phải là những học sinh có niềm say mê, yêu
thích văn chương. Sự say mê ấy phải được biểu hiện thường xuyên, liên tục và
bằng ý thức tự giác trong học tập, như soạn bài cẩn thận chu đáo, luôn chủ động
tiếp thu kiến thức trong giờ học, đặc biệt phải thể hiện rõ ý thức trách nhiệm
trong các bài làm văn theo quy định của chương trình và những bài luyện tập,
thực hành rèn luyện kỹ năng mà giáo viên hướng dẫn. Sự say mê sẽ giúp các em
chịu khó tìm tài liệu để mở mang kiến thức, phát huy được trí tưởng tượng, sự
liên tưởng để sống sâu sắc hơn với những cái mình đã đọc, đã học.
Học sinh giỏi văn là những học sinh có những tư chất bẩm sinh, như: khả
năng cảm thụ tinh tế, nhạy trước mọi vấn đề của cuộc sống. Biểu hiện thường
thấy ở những học sinh này là dễ vui nhưng cũng rất dễ buồn trước những vấn đề
đặt ra trong tác phẩm, và nhất là do sự tác động qua lời giảng của giáo viên.
Thường thì đây là những học sinh sống tình cảm, thích gần gũi với thầy cô, bạn
bè và với mọi người, hay bộc lộ quan điểm tình cảm và chiều sâu nội tâm của
mình thông qua cách phát biểu trực tiếp hoặc gián tiếp trong các bài viết. HSG
văn phải có vốn tri thức phong phú và hệ thống, thuộc nhiều thơ văn trong và
ngoài chương trình qua sự tìm đọc, tích luỹ; phải có sự hiểu biết càng nhiều càng
tốt về con người và xã hội. HSG văn là những học sinh có vốn từ tiếng Việt khá
dồi dào, nắm chắc các kỹ năng làm bài nghị luận. Thường những em học sinh
giỏi văn đều có khả năng diễn đạt trong sáng, hàm súc, giàu cảm xúc, và có dấu
ấn riêng. Năng khiếu ở học sinh giỏi văn thường đi kèm với các biểu hiện bên
ngoài như ánh mắt sáng, cách nói lưu loát, gãy gọn. Đây là dấu hiệu dễ nhận
biết. Bởi lẽ, ngôn ngữ vừa là công cụ, vừa là sản phẩm của tư duy.
2. Phát hiện học sinh giỏi văn
Từ những dấu hiệu nhận biết học sinh giỏi văn như đã nói ở trên, việc
phát hiện và bồi dưỡng sinh giỏi là việc làm cần thiết và có cơ sở khoa học.

Công việc này cần được tiến hành từ đầu lớp 10, khi các em vừa bước vào bậc
THPT. Cơ sở của việc tuyển chọn của chúng tôi là:
Thứ nhất, tìm hiểu kết quả học tập của học sinh ở THCS qua điểm tổng kết,
điểm thi tốt nghiệp, điểm thi học sinh giỏi và nếu có thể, tham khảo thêm ý kiến
giáo viên đã trực tiếp giảng dạy học sinh ở cấp học đó để nắm bắt những mặt
mạnh, mặt yếu của học sinh.
Thứ hai, chúng tôi xem bài viết đầu tiên của học sinh (đặc biệt là học sinh
lớp 10) như một dấu ấn để bắt đầu cuộc hành trình phát hiện năng khiếu của học
sinh. Qua bài viết, người thầy có thể nắm bắt được chất giọng, chất văn, cách
nghĩ của học trò. Những học sinh đạt được cả chất văn và ý văn trong một bài
viết không phải nhiều, không phải đều. Cái tật lộ ra ở từng học trò phải được
nhận biết, nét tài hoa của từng học sinh cần phải được ghi nhận và trân trọng.
Khi chấm bài, thầy cô không chỉ chú trọng những bài chu đáo, khuôn mẫu, đầy
đủ... mà còn quan tâm đến những bài có thể có chỗ chưa sâu, chưa đầy đủ,
nhưng có sự độc đáo, sâu sắc… phải sửa kỹ, phê kĩ, thật sự nghiêm khắc khi
đánh giá và có nhật kí chấm bài. Dĩ nhiên, một bài viết không thể đánh giá được
5


năng khiếu và khả năng của học sinh, nhưng đó là sự khởi đầu để định hướng
phát hiện, bổ sung ở những bài viết tiếp theo.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
1. Thuận lợi
Hiện nay, giáo dục ở các trường luôn được các cấp chính quyền đặc biệt
quan tâm. Vì thế cơ sở vật chất, điều kiện dạy học đã có nhiều đổi mới. Đa số là
trường đạt chuẩn quốc gia. Học sinh được ngồi học trong các phòng học khang
trang đầy đủ trang thiết bị cần thiết cho mỗi lớp học. Chế độ chính sách hỗ trợ
học sinh nghèo, học sinh vượt khó được thực hiện kịp thời nên đã giải quyết
được những khó khăn cho học sinh trong cuộc sống và trong học tập.
Nhận thức của phụ huynh về việc học đã có sự chuyển biến tích cực, vì

thế gia đình đã dành một sự đầu tư cơ bản cho con em học tập. Chất lượng học
tập của các em đã có những tiến bộ rõ rệt và mang tính ổn định vững chắc.
Phong trào thi đua học tập trong học sinh ngày càng rõ nét. Từ đó đã xuất hiện
nhiều tấm gương học tốt tiêu biểu. Các em đã mạnh dạn tham gia các lớp bồi
dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu do nhà trường tổ chức và đã gặt hái
được những thành tích đáng kể góp phần xây dựng phong trào học tập ngày một
đi lên. Bên cạnh đó, nhà trường rất quan tâm đến công tác mũi nhọn học sinh
giỏi, học sinh năng khiếu. Từ việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đến phân
công chỉ đạo giáo viên phụ trách đều chi tiết, lựa chọn kĩ càng. Tài liệu tham
khảo cho giáo viên và học sinh đã được đầu tư cơ bản, đáp ứng đủ nhu cầu dạy
học trong quá trình bồi dưỡng. Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường luôn quan
tâm chỉ đạo sâu sát mũi nhọn bồi dưỡng từng môn học. Luôn động viên tiếp sức
cho giáo viên và học sinh trong quá trình bồi dưỡng. Tham gia dự giờ để tư vấn
thêm cho giáo viên trong quá trình bồi dưỡng. Đề ra những chính sách mang
tính thi đua thiết thực, khen thưởng rõ ràng để thầy và trò có động lực cố gắng
phấn đấu đạt hiệu quả cao. Chất lượng đội ngũ giáo viên công tác tại trường đã
đạt và vượt chuẩn, đáp ứng kịp thời nhu cầu dạy học theo hướng đổi mới và hiện
đại. Giáo viên đã nắm chắc được hệ thống các phương pháp dạy học bộ môn,
biết phối hợp khá linh hoạt các phương pháp dạy học; tổ chức được các hình
thức học tập của học sinh khá đa dạng, phong phú nên đã tạo ra nhiều tiết dạy
sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn được học sinh vào quá trình khám phá, tìm tòi.
Nhiều giáo viên có thời gian công tác lâu năm nên đã tích lũy được khá nhiều
kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi. Giáo viên đã nắm chắc đối tượng học sinh
trong dạy học để kèm cặp giúp đỡ, phân loại được các kiểu bài trong dạy học bộ
môn. Từ đó xác định được học sinh còn yếu ở điểm nào để khắc sâu thêm.
Đối với bộ môn Ngữ văn, công tác giảng dạy gắn với thực tế cuộc sống giúp học
sinh khám phá được những điều mới mẽ thông qua bài học. Trong dạy học, tôi
rất quan tâm đến việc vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống để giải thích các
hiện tượng sinh học xảy ra xung quanh làm kích thích hứng thú học tập của học
sinh đối với bộ môn. Học sinh đã mạnh dạn trao đổi trong học tập để nắm chắc

vấn đề. Một số em đã sưu tầm thêm các tài liệu tham khảo để nghiên cứu sâu
hơn các đơn vị kiến thức đã học, từ đó nắm chắc hơn kiến thức.
2. Khó khăn
6


Bên cạnh những thuận lợi đó, thì còn tồi tại không ít những khó khăn.
Chất lượng tuyển sinh đầu vào của nhà trường thấp, không có sự lựa chọn. Vì
yêu cầu nghề nghiệp sau này, những học sinh học được có tư duy tốt, thì các em
có sự lựa chọn khối A,B, vì vậy, những học sinh còn lại các em không có hứng
thú với bộ môn. Gia đình chưa có sự quan tâm đúng mức tới việc học và bồi
dưỡng bộ môn Ngữ văn. Mặt khác việc ghi nhớ kiến thức của bộ môn đòi hỏi
người học phải chăm chỉ siêng năng, có phương pháp học tập khoa học mang
tính tư duy lô gíc mới nắm chắc được. Mà đối tượng dạy học đa số là học sinh
có học lực khá. Số lượng học sinh có đủ điều kiện bồi dưỡng ít, số môn bồi
dưỡng khá nhiều nên việc lựa chọn có khi trùng lặp học sinh ở các bộ môn.
Thực trạng đó ảnh hưởng đến chất lượng dạy học và kết quả bồi dưỡng bộ
môn. Điều kiện hoàn cảnh gia đình của một số em còn khó khăn nên việc quan
tâm của gia đình đến học tập của các em còn hạn chế nhiều, nhìn chung còn phó
mặc cho giáoviên và nhà trường. Tài liệu tham khảo của các em hoàn toàn do
giáo viên sưu tầm và mượn thêm từ thư viện nhà trường, sưu tầm ở trên mạng.
Bên cạnh đó, công tác tự học, tự nghiên cứu ở nhà của học sinh còn hạn chế.
Các em chưa có thói quen tự học, sáng tạo trong học tập. Việc học còn phụ
thuộc quá nhiều vào việc giảng dạy trên lớp chính khóa và bồi dưỡng của giáo
viên nên vấn đề học bài, khắc sâu kiến thức ở nhà của các em chưa thật chu đáo.
III. Quá trình bồi dưỡng HSG văn
Bồi dưỡng học sinh giỏi ở bậc Trung học phổ thông là một quá trình mang
tính khoa học, nghiêm túc, không thể chỉ một vài tháng thực hiện có hiệu quả, mà
phải có tính chiến lược dài hơi trong suốt cả ba năm học. Chỉ có quá trình này
mới cung cấp được tương đối đầy đủ các kiến thức cần thiết cho học sinh và phát

hiện chính xác khả năng học tập của các em, từ đó mới có thể thành lập các đội
tuyển tham dự kỳ thi học sinh giỏi các cấp đạt kết quả.
Chất lượng dạy và học luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi giáo viên
bộ môn, tập thể tổ chuyên môn và tập thể nhà trường. Song, do đặc điểm của
từng trường, thế mạnh của đội ngũ, đặc thù của học sinh và điều kiện kinh tế của
nhân dân. Sự nhận thức của phụ huynh đã tác động không ít đến chất lượng giáo
dục của nhà trường, đặc biệt là chất lượng mũi nhọn. Nhận thức được những khó
khăn và thuận lợi của nhà trường, nhằm chấn chỉnh lại chất lượng đào tạo trong
nhà trường. Hàng năm nhà trường đã đưa nội dung nâng cao chất lượng các đội
học sinh giỏi vào trong những nội dung trọng tâm của năm học. Hơn nữa, kết
quả đạt được của chất lượng mũi nhọn là một trong những bề nổi, là niềm tự hào
của nhà trường. Nhưng để đạt được kết quả đó, là một vấn đề hết sức khó khăn,
đòi hỏi phải có sự đầu tư của cả tập thể nhà trường, sự nhiệt tình của thầy cô.
Đặc biệt là sự tích cực tìm tòi, học hỏi nghiên cứu của học sinh.
Trong những năm gần đây, qua các kỳ thi học sinh giỏi cấp
huyện và cấp tỉnh, nhiều học sinh của nhà trường đã đạt được
những thành công nhất định. Kết quả đó đã phản ánh được
phần nào trong sự quyết tâm của tập thể Ban Giám hiệu và các
thầy cô giáo, cùng với sự nỗ lực học tập của các em học sinh
trong việc đầu tư công sức, tập trung vào chất lượng mũi nhọn.
Mặc dù còn không ít khó khăn về cơ sở vật chất lẫn công tác
7


chuyên môn, đội ngũ giáo viên vừa phải bảo đảm chất lượng đại
trà, vừa phải hoàn thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn, hơn nữa
học sinh học chương trình chính khóa phải học quá nhiều môn;
giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn chương trình dạy theo
kinh nghiệm của bản thân và nghiên cứu, sưu tầm tài liệu…tuy
nhiên được sự quan tâm của Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Ban

chuyên môn. Nhóm Ngữ văn THPT Trường THCS&THPT Thống
Nhất đã phấn đấu vươn lên, vượt qua khó khăn để tập trung cao
độ trong công tác tổ chức dạy học.
1. Xây dựng kế hoạch
Theo phân phối chương trình môn văn, số tiết dạy chính khoá trong tuần
của giáo viên ở trường THPT 3 tiết một tuần, số lượng tiết không đủ để giáo
viên cung cấp kiến thức cho học sinh. Đây là sự bất lợi cho các em. Nhận rõ
điều này, chúng tôi đã cố gắng khắc phục. Sau khi đã phát hiện và thành lập
được đội dự tuyển HSG, công việc tiếp theo là xây dựng kế hoạch và thực hiện
kế hoạch bồi dưỡng HSG (Bao gồm cung cấp kiến thức, hướng dẫn tự học và
rèn luyện kỹ năng).
Xây dựng kế hoạch ôn luyện bồi dưỡng theo các chuyên đề phù hợp với
thời gian dự kiến: Chuyên đề rèn kỹ năng làm bài, Chuyên đề về lý luận văn
học, Chuyên đề về nghị luận xã hội, Chuyên đề về nghị luận văn học, Chuyên đề
ôn và rèn kỹ năng luyện phần đọc hiểu ( Những kiến thức về phương diện tiếng
viết và Làm văn...Tích cực soạn giáo án theo các chuyên đè thật chi tiết, mở
rộng, nâng cao nhiều kiến thức, hệ thống bài tập phải thật sự phong phú, đa
dạng. Chấm chữa bài cho học sinh phải cẩn thận và chu đáo, sau mỗi chuyên đề
giảng dạy, tạo không khí cởi mở, hứng thú, cố gắng khẳng định mình trong các
bài viết tiếp theo của học sinh. Cung cấp tài liệu đọc tham khảo cho học sinh
hoặc gợi ý tư liệu cho học sinh tìm kiến thức và tự tích lũy...Các chuyên đề bồi
dưỡng HSG khá công phu. Để đạt được hiệu quả tốt, giáo viên cần phối hợp
nhịp nhàng, linh hoạt các khâu trong quá trình ôn luyện và học tập trên lớp. Các
khâu trên càng thực hiện chu đáo bao nhiêu, kết quả càng tốt bấy nhiêu. Trong
dung lượng của sáng kiến kinh nghiệm này tôi cũng xin được trao đổi một vài
kinh nghiệm trong việc ra đề và rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh lớp 10,
lớp 11.
Về xây dựng chương trình bồi dưỡng: Giáo viên soạn thảo
chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho
từng khối, lớp, tuần, tháng, kỳ và từng mảng kiến thức theo quy

định và nhất thiết phải bồi dưỡng theo quy trình từ thấp đến
cao, từ dễ đến khó; chương trình bồi dưỡng phải theo dạng vòng
xoáy từ cơ bản đến nâng cao, từ đơn giản đến phức tạp, đồng
thời cũng phải củng cố ôn tập.
2. Về phương pháp truyền thụ

8


Bồi dưỡng học sinh ngay trong cả những tiết dạy chính
khóa để phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh;
tổ chức cho các em tham gia các phong trào học tập như thi
văn hay chữ tốt… khi dạy giáo viên không máy móc theo cách
giải của mình mà tạo điều kiện cho học sinh suy nghĩ tìm ra
những cách viết hay; giáo viên chỉ gợi mở để học sinh tìm ra
cách giải không nên làm thay học sinh và mở rộng nhiều dạng
đề, mỗi dạng cần phải luyện tập nhiều lần, đưa ra nhiều cách
giải, đồng thời phải củng cố, tổng hợp lại để khắc sâu kiến thức
cho học sinh.
Sự phối hợp giữa các tổ chức trong trường và khen
thưởng: Nhằm hỗ trợ cho công tác dưỡng học sinh giỏi hiệu quả,
các bộ phận gián tiếp như: Chi bộ, Ban giám hiệu, Công đoàn,
Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm quan tâm và có những
biện pháp hỗ trợ đúng mức như: Tạo điều kiện cho giáo viên và
học sinh tham gia bồi dưỡng; ưu tiên, khuyến khích đối với học
sinh đạt giải; tuyên dương khen thưởng kịp thời đối với các giáo
viên và học sinh đạt thành tích.
IV. Các bước rèn luyện kỹ năng làm bài
1. Hướng ra đề
Với phương châm, ra đề bám sát vào khung đề thi THPT Quốc gia,

những năm gần đây, mà cụ thể năm học 2018 – 2019 Bộ đã có chỉ đạo về các Sở
hướng ra đề thi HSG cần bám sát vào khung đề thi THPT Quốc gia.
Phần đọc hiểu trong khung đề thi học sinh giỏi chiếm 60%. Do đó khi ôn luyện
cho học sinh, giáo viên cần chú trọng phần thi này và rèn luyện thật kỹ kỹ năng
làm bài cho các em.
1.1. Đề minh họa và hướng giải quyết phần đọc hiểu
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây:
Mặt trời rực rỡ. Trên bờ biển, một cậu bé cắm cúi xúc cát đổ vào chiếc xô
nhỏ đặt bên cạnh. Khi chiếc xô đầy cát, cậu bé úp ngược nó xuống mặt cát.
Nhấc chiếc xô ra và cậu bé đã có một toà nhà tròn xoay bằng cát. Tuy nhiên, trí
tưởng tượng của một cậu bé không chỉ dừng lại ở một ngôi nhà hình tròn.
Cậu bé đào những rãnh nhỏ xung quanh ngôi nhà làm hào bảo vệ. Những chiếc
nắp chai và vỏ ốc trở thành những người lính gác còn những que kem trở thành
cây cầu nối những tòa nhà với nhau. Một tòa lâu đài thực sự của một chàng
hoàng tử khôi ngô trong truyện cổ tích.

9


Cách đó rất xa, thành phố đông đúc, không khí ồn ào, xe cộ như mắc cửi.
một người đàn ông đang làm việc trong văn phòng. Ông xếp lại các chồng giấy
tờ trên bàn làm việc, trao đổi vài câu qua điện thoại, rồi lại gõ máy tính. Khuôn
mặt ông sáng lên vì đạt được kết quả tốt đẹp: hợp đồng được ký kết và thu nhiều
lợi nhuận. Hàng ngày ông đều đến nơi làm việc, lập những kế hoạch, dự đoán
tình hình thị trường.
Có những người lính gác, có tiền lương, có lợi nhuận, và công ty cũng là
một toà lâu đài mơ ước trong đó ông ấy là một vị vua điều hành tất cả.
Hai người cùng đang xây dựng những lâu đài của mình. Họ có rất nhiều điểm

giống nhau: đạt được những kết quả mà đối với họ là tốt đẹp từ những cố gắng
rât nhỏ. Họ đều say mê và kiên trì. Đối với mỗi người, tòa lâu đài mình đang
xây dựng đều có ý nghĩa thật đặc biệt và rất quan trọng.
Tuy nhiên, khi thủy triều lên, cậu bé không hề ngạc nhiên hay lo sợ gì cả. Cậu
nhảy lên trên những ngọn sóng, vỗ tay reo mừng và cười toe toét khi thấy những
con sóng cuốn toà lâu đài vào biển cả. Cậu bé hoàn toàn bình thản. Cậu cầm
xẻng và xô ra về vì biết rằng thủy triều đã cuốn cát ra biển, và rằng sáng mai
cậu sẽ lại xây được một ngôi nhà mới đẹp hơn.
Nhưng những người lớn thường không như vậy. Khi những khó khăn đến,
họ coi đó là một điều thật tệ hại chứ không bình thường như thủy triều những
lúc hoàng hôn. Họ thường chán nản đến mức không nghĩ rằng vào sáng hôm
sau thủy triều sẽ rút và chúng ta lại có thể bắt đầu xây một cái gì đó khác đẹp
hơn, tốt hơn.
(Trích Hạt giống tâm hồn)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.
Câu 2.Theo tác giả, vì sao khi thủy triều lên, cậu bé hoàn toàn bình thản,
không hề ngạc nhiên hay lo sợ gì cả?
Câu 3. Anh chị hiểu như thế nào về ý kiến: sáng hôm sau thủy triều sẽ rút
và chúng ta lại có thể bắt đầu xây một cái gì đó khác đẹp hơn, tốt hơn
Câu 4. Qua văn bản trên, rút ra bài học có ý nghĩa nhất với anh/chị
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
PHẦN CÂU NỘI DUNG
I
ĐỌC HIỂU
1
Nghị luận
2
Vì cậu bé biết:
-Thủy triều sẽ cuốn cát ra biển, tòa lâu đài của cậu sẽ

biến mất
- Và sáng mai cậu sẽ lại xây được một ngôi nhà mới
đẹp hơn.

ĐIỂM
6,0
1,0
1,0

10


3

4

Thủy triều tượng trưng cho những khó khăn, thất bại
2,0
Khi những khó khăn đi qua, dù mọi thứ có thể trở về
con số không nhưng chúng ta có thể làm lại từ đầu.
 Nói về niềm tin trong cuộc sống.
HS rút ra bài học bản thân cho là có ý nghĩa nhất. Có 2,0
thể tham khảo một số ý sau:
+ Bài học về sự suy nghĩ: suy nghĩ đơn giản, không nên
quá quan trọng hóa vấn đề.
+ Bài học về niềm tin vào bản thân
+ Bài học về ý chí làm lại từ đầu
- Lí giải vì sao lại cho là quan trọng nhất.

Đề 2:

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây:
Sự đố kỵ là một trong những điều tất yếu có trong mỗi chúng ta. Có thể vì lòng
đố kỵ như mầm virus ung thư có trong mỗi con người, mầm bệnh này có phát
tác hay không là do chính bản thân họ. Lòng đố kỵ không tự sinh ra cũng sẽ
không tự mất đi, mà chúng ta cần phải học. “Học cách không đố kỵ - Học cách
đố kỵ”. Cũng giống như Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln mong muốn con trai
mình học được cách không đố kỵ nên đã viết bức thư với nội dung: “ Xin hãy
dạy cháu tránh xa sự đố kỵ” gửi đến thầy giáo của con trai mình.
Vốn sự đố kỵ là một cảm xúc xảy ra khi con người thiếu hụt những điều tốt đẹp,
vật sở hữu hay thành tích so với người khác. Họ luôn ghen tị, so bì với những
người hơn mình và đồng thời luôn mong muốn những điều tốt đẹp hơn không
đến với người khác. Sự đố kỵ, ghen tị ban đầu sẽ xuất hiện đối với một người,
sau đó dần dần khi họ thấy ai tốt đẹp có những thứ hơn họ, họ đều đố kỵ. Chúng
ta có thể coi sự đố kỵ chính là phần con trong con người. Nếu bạn không biết
cách kiểm xúc thì điều đương nhiên phần con sẽ lấn át đi phần người. Nếu một
con người có phần con lớn hơn phần người liệu họ có thành công?
Sự đố kỵ là gì trong mỗi chúng ta?
William Arthur Ward từng nói: “Tại sao những kẻ đố kỵ bao giờ cũng có một
cái gì để buồn phiền? Bởi vì hắn bị dày vò không chỉ vì những thất bại của bản
thân hắn mà cả vì những thành công của người khác.”
Có thể khi bạn ở trong vòng tay bao bọc của gia đình, vẫn chưa có thể cảm
nhận được lòng đố kỵ của người khác, cũng chưa cảm nhận được lòng đố kỵ có
trong bản thân chính mình. Nhưng nếu bạn chưa từng được dạy, chưa từng
được chứng kiến, khi vào một môi trường cạnh tranh bằng những sự ghen ghét
và đố kỵ nhau, bạn sẽ bị choáng ngợp và sẽ rất dễ bị “nhiễm bệnh”.

11



(Trích Lòng đố kỵ - Thói quen giết chết con người một cách nhanh
nhất, Phạm Hà)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2.Theo văn bản, tại sao những kẻ đố kỵ bao giờ cũng có một cái gì
để buồn phiền?
Câu 3. Anh/chịhiểu thế nào về ý kiến “lòng đố kỵ như mầm virus ung thư
có trong mỗi con người, mầm bệnh này có phát tác hay không là do chính bản
thân họ”?
Câu 4. Thông điệp nào có ý nghĩa nhật với anh/chị?Vì sao?
PHẦN
I

CÂU
1
2

3

4

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
NỘI DUNG
ĐỌC HIỂU

ĐIỂM
6,0
1,0
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Qua vắn bản ta thấy: những kẻ đố kỵ bao giờ cũng 1,0

có một cái gì để buồn phiền vì hắn bị dày vò không chỉ
vì những thất bại của bản thân hắn mà cả vì những
thành công của người khác.
Ý kiến có nghĩa là: lòng đố kỵ giống như phần con, 2,0
luôn tồn tại trong chúng ta. Nó không tự sinh ra và
không tự mất đi mà chúng ta phải học: nếu chúng ta
học cách không đố kỵ, tránh xa nó thì nó sẽ không có
cơ hội bùng phát.
HS trả lời theo quan điểm cá nhân và có lí giải hợp 2,0
lí. Có thể tham khảo một số thông điệp sau:
Lòng đố kỵ không tự sinh ra cũng sẽ không tự mất đi,
mà chúng ta cần phải học.Cần phải học cách không đố
kỵ - học cách đố kỵ.
Khi ta biết kiểm soát cảm xúc của mình chúng ta thì
lòng đố kỵ sẽ không có cơ hội bùng phát.
Sự đố kỵ có thể hủy hoại cuộc sống và tương lai, nhân
cách của mỗi người.
Sự đố kỵ là một trong những điều tất yếu có trong mỗi
chúng ta nhưng chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát

Để làm tốt được phần này, đòi hỏi học sinh phải nhớ kiến thức của phần
tiếng việt về các vùng kiến thức: các phương thức biểu đạt, Các biện pháp tu từ,
Các phong cách ngôn ngữ....Nắm cách nhận diện một cách chính xác.
12


1.2. Các bước rèn luyện kỹ năng làm văn
a. Lựa chọn hướng ra đề

Tôi luôn ý thức một cách sâu sắc rằng, việc ra đề là khâu quan trọng đầu
tiên của quá trình phát hiện, đánh giá và lựa chọn HSG. Đề đúng và hay sẽ kích
thích hứng thú làm bài của học sinh, giúp người thầy nắm được điểm mạnh,
điểm yếu của mỗi học sinh. Từ đó có thể đánh giá khách quan, chính xác, công
bằng năng lực, sự cố gắng vươn lên của học sinh. Ngược lại, đề thiếu chính xác,
sáo mòn không những không đánh giá được chính xác về năng lực học sinh, mà
còn giảm thiểu tính độc lập sáng tạo không gây được hứng thú học văn. Và hậu
quả của nó là việc rèn kỹ năng sẽ trở nên vô nghĩa.
Theo dõi hướng ra đề thi học sinh giỏi các cấp trong những năm qua,
chúng tôi nhận thấy, đề thường có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức về lý
luận văn học và cảm thụ văn chương. Vài ba năm nay, đề thi HSG có xu hướng
mở, và chú ý đến hình thức nghị luận xã hội. Ông Trần Bá Giao, Phó chánh
Thanh tra, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Viện Chiến lược và Chương trình
giáo dục đang có dự kiến về đổi mới cách ra đề thi môn văn theo hướng phát
huy tư duy sáng tạo, gắn liền kiểm tra kiến thức với kiểm tra kỹ năng cảm thụ
văn chương của học sinh. Việc tiến hành đổi mới ra đề thi môn văn sẽ được thực
hiện ở các kỳ học sinh giỏi trước, rồi mới tiến hành ở các kỳ thi khác. Tinh thần
đổi mới đề văn ít ra cũng cần thể hiện ở hai hướng sau:
- Một là, tăng cường các đề thi gắn với thực tiễn đời sống (nghị luận xã
hội). Có thể ra đề về những vấn đề gần gũi với học sinh, thanh niên đó là những
vấn đề về lý tưởng, đạo đức, lối sống… những vấn đề mang tính thiết yếu, cập
nhật của xã hội, đất nước, như về việc học tập, về đọc sách, giải trí, về văn hóa,
thiên nhiên, môi trường v.v…
- Hai là, với loại đề nghị luận văn học, cần coi trọng đánh giá năng lực
vận dụng chứ không phải là khả năng nhớ và thuộc bài. Vì thế, ngoài những văn
bản đã được giảng kỹ trong chương trình, đề có thể đưa ra những văn bản mới
để thí sinh thể hiện năng lực đọc hiểu của mình bằng cách vận dụng các tri thức
ngữ văn đã được tích lũy trong cả quá trình học phổ thông cùng với các kỹ năng
cần thiết đã được hình thành và rèn luyện qua việc đọc hiểu nhiều văn bản trong
sách giáo khoa... Từ nhận thức đó, trong quá trình ra đề rèn luyện kỹ năng cho

học sinh, tôi đã hình thành một số dạng đề cơ bản sau:
b. Đề kiểm tra khả năng cảm thụ tác phẩm văn học
Mục đích của dạng đề này là nhằm kiểm tra năng lực cảm thụ, đọc hiểu…
Ví dụ:
Đề1: Nhận xét về nghệ thuật "tả cảnh ngụ tình"của Nguyễn Du trong
Truyện Kiều, có ý kiến cho rằng, "Thiên nhiên trong Truyện Kiều của Nguyễn
Du là thiên nhiên biết xúc động, biết cảm nhận được mọi tâm trạng con người.
Nó hiện lên như một người bạn tri kỷ, cùng chịu đựng nỗi đau, cùng chia sẻ
niềm vui với con người. ". Dựa vào những hiểu biết của em về Truyện Kiều, hãy
làm sáng tỏ ý kiến trên.
Đề 2: Phân tích vẻ đẹp dòng sông Bạch Đằng trong bài Bạch Đằng giang
phú của Trương Hán Siêu
Đề 3: Cảm nhận của anh (chị) về một bài thơ yêu thích?
13


Qua dạng đề này có thể kiểm tra được kiến thức cơ bản của học sinh về
tác phẩm, như hệ thống chi tiết, hình ảnh; hiểu khái quát giá trị nội dung - nghệ
thuật của tác phẩm; năng lực chọn lựa và cảm thụ tác phẩm trên nhiều cấp độ:
chỉnh thể tác phẩm - hình tượng - chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ…Tuy nhiên,
không nên chỉ giới hạn trong những tác phẩm đã có trong sách giáo khoa. Làm
như vậy học sinh rất khó thể hiện năng lực thật sự của mình. Cần mạnh dạn đưa
thêm những đoạn thơ, đoạn văn trong phần đọc thêm hoặc chưa có trong sách
giáo khoa. Cố nhiên, với những bài chưa có trong sách giáo khoa, cần cung cấp
văn bản và chỉ nên đưa ra một đoạn ngắn, yêu cầu người làm bài phải suy nghĩ,
vận dụng tổng hợp tri thức và năng lực tư duy.
c. Đề kiểm tra kiến thức về lý luận văn học và cảm thụ tác phẩm
Dạng đề này yêu cầu học sinh phải bao quát được những vấn đề cơ bản
của lí luận văn học và soi sáng nó vào những tác phẩm văn học cụ thể. Ví dụ:
Đề 1: Anh chị hiểu như thế nào về lời nói của cổ nhân “thơ ca bắt rễ từ

lòng người, nở hoa nơi từ ngữ”.Hãy chọn và phân tích một bài thơ mà anh chị
tâm đắc nhất trong chương trình phổ thông để làm sáng tỏ ý kiến trên.
Đề 2: Bàn về thơ, R.Tagore viết: "Cũng như nụ cười và nước mắt, thực
chất của thơ là phản ánh một cái gì đó hoàn thiện từ bên trong".Ý kiến anh chị?
Đề 3: Nhà văn Nguyễn Đình Thi viết: "Tác phẩm văn học lớn hấp dẫn
người ta bởi cách nhìn mới, tình cảm mới, về những việc, những điều mà ai
cũng biết cả rồi" (Nhà văn nói về tác phẩm - NxbVH, 1998, tr. 260).Anh (chị)
hãy bình luận ý kiến trên và phân tích sức hấp dẫn của một tác phẩm văn học mà
anh (chị) cho là lớn.
Đề 4: Trong tác phẩm Đaghextan của tôi, Raxun Gamzatốp viết: "Bài ca
là sứ giả của nỗi buồn hay của niềm vui sướng. Bài ca là tấm chứng minh thư
của lòng trung thực và lòng dũng cảm, của ý nghĩ và việc làm".
(Quyển II, Nxb Cầu Vồng, 1984, tr. 187)
Với ý nghĩa "bài ca" là những tác phẩm thơ ca, anh (chị) hãy bình luận về
ý kiến trên.
Với dạng đề này có thể kiểm tra được kiến thức của học sinh về những
vấn đề lí luận văn học cơ bản, như: đặc trưng văn học, đặc trưng thể loại, phong
cách nghệ thuật, bản chất của lao động nghệ thuật, giá trị và chức năng của văn
học, vai trò của văn học đối với đời sống v.v… đồng thời củng cố kiến thức cơ
bản về tác phẩm văn học, gắn lí luận văn học với việc cảm thụ cái hay, cái đẹp
của tác phẩm. Qua lí luận văn học, học sinh có căn cứ khoa học để hiểu sâu hơn
tác phẩm. Và ngược lại, qua tác phẩm, học sinh hiểu và biết khái quát những vấn
đề lí luận văn học cơ bản.
d. Đề rèn luyện kỹ năng so sánh văn học
Đây là một trong những dạng đề khó, nhưng học sinh dễ có cơ hội để phát
huy năng khiếu và sở trường riêng của một HSG. Nó đòi hỏi học sinh vừa nắm
được những vấn đề cụ thể, chi tiết, vừa biết khái quát tổng hợp và lý giải vấn đề.
Có thể so sánh tác phẩm cùng đề tài, cảm hứng trong một giai đoạn văn học, của
một tác giả hoặc của nhiều tác giả trong những giai đoạn văn học khác nhau.
Chẳng hạn:

14


Đề 1: Có ý kiến cho rằng, Mời trầu và Tự tình, hai bài thơ, hai giọng điệu
khác nhau, nhưng cùng một "chất" Xuân Hương.
Hãy phân tích và làm sáng tỏ ý kiến trên.
Đề 2: Cảnh thu, tình thu qua hai bài thơ Thu vịnh của Nguyễn Khuyến và
Đây mùa thu tới của Xuân Diệu.
Đề 3:
So sánh bức tranh mùa thu trong thơ Xuân Diệu qua bốn câu mở đầu bài
Thơ duyên và Đây mùa thu tới.
Đề 4:
Những tương đồng và khác biệt trong cách cảm nhận và thể hiện số phận
người nông dân nghèo qua hai tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) và Vợ nhặt
(Kim Lân).
1.3. Các bước rèn luyện kỹ năng làm đề nghị luận xã hội
Dạng đề này thường gắn với đời sống xã hội, văn hóa, tư tưởng… yêu cầu
học sinh phải có kiến thức thực tiễn, có năng lực vận dụng, trình bày suy nghĩ,
hiểu biết, quan niệm của mình về những vấn đề đó. Trong xu hướng đổi mới
việc dạy và học hiện nay, dạng đề này đang được nhiều người quan tâm. Sau đây
là một số ví dụ.
Đề 1: Bàn về việc học môn văn hiện nay.
Đề 2: Quan niệm của anh (chị) về lòng nhân hậu
Đề 3: Anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận với chủ đề "Con đường
phía trước"
a. Rèn luyện kỹ năng phân tích đề
Xét đến cùng, việc dạy HS làm bài, rèn luyện kỹ năng nghị luận văn học
là một trong những khâu quan trọng, ảnh hưởng quyết định đến kết quả làm bài
của học sinh. Trong thực tế, đây là khâu yếu nhất của học sinh. Nhận thức đúng
điều này, giáo viên sẽ có kế hoạch, đầu tư thời gian thích hợp để rèn luyện kỹ

năng phân tích đề cho học sinh.
Trước hết, trong thời gian bồi dưỡng, giáo viên cần cho học sinh làm quen
với nhiều dạng đề thi HSG, đặc biệt là những dạng đề có cách diễn đạt có thể
gây ngộ nhận hoặc có thể hiểu yêu cầu đề không thấu đáo. Đây là việc làm hữu
ích, giúp học sinh có được kỹ năng phân tích, thích ứng với nhiều kiểu dạng đề
khác nhau. Từ đó, chủ động trong xử lý tình huống đề thi.
Rèn luyện kỹ năng phân tích đề, về thực chất là tìm hiểu đề. Bao gồm:
nhận diện kiểu dạng đề, xác định yêu cầu đề, phạm vi tư liệu cần bao quát. Thao
tác này có ý nghĩa định hướng cho việc xử lý đề bài của học sinh. Cần phải cho
học sinh thấy rằng, không thể có bài làm tốt nếu xác định sai yêu cầu, kiều dạng
đề ra.
Sau khi đã nhận diện đúng yêu cầu đề, việc xác định thao tác nghị luận
chỉ cần củng cố và hệ thống lại. Điều cần lưu ý với học sinh là dù đề thi HSG có
yêu cầu hay không, học sinh vẫn phải vận dụng nhiều thao tác nghị luận khác
nhau trong một bài làm (Phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận, so sánh…)
và phải xác định thao tác nào là chính, thao tác nào là hỗ trợ. Nắm chắc yêu cầu
này, học sinh sẽ có cơ sở để xây dựng hệ thống luận điểm hợp lý và khoa học
15


cho bài viết. Đây cũng là trọng tâm của bài viết. Những thao tác hỗ trợ thường
gắn với những ý phụ, ý bổ tsung, giúp cho nội dung bài viết hoà chỉnh, trọn vẹn.
b. Rèn kỹ năng lập dàn ý
Bước đầu tiên trong rèn kỹ năng lập dàn ý tôi thường yêu cầu học sinh
phải lập dàn ý sơ lược theo các yêu cầu sau:
Thứ nhất: đề xuất được hệ thống luận điểm sẽ triển khai trong bài viết.
Thứ hai: xác định mối quan hệ giữa các luận điểm, tầm quan trọng của
mỗi luận điểm trong việc thể hiện các yêu cầu của bài.
Thứ ba: sắp xếp các luận điểm theo trình tự chặt chẽ, khoa học.
Để giúp học sinh thực hiện được những yêu cầu trên, tôi thường hướng

dẫn các em đặt hệ thống câu hỏi và tự trả lời. Chẳng hạn:
- Câu hỏi tìm luận điểm: Yêu cầu trọng tâm của đề là gì? Vấn đề cần giải
quyết có thể triển khai ở những khía cạnh, phương diện nào?
- Câu hỏi xác định quan hệ và vai trò của luận điểm: Những khía cạnh,
phương diện ấy quan hệ với nhau như thế nào? Phương diện nào thể hiện tập
trung và rõ nét các yêu cầu trọng tâm của đề?
- Câu hỏi sắp xếp luận điểm: Các khía cạnh, nội dung cần nghị luận được
trình bày như thế nào là tối ưu nhất?
Những nội dung này học sinh được suy nghĩ trong vòng 25-30 phút, sau
đó học sinh sẽ trình bày ngắn gọn bằng hình thức nói (yêu cầu phải nói rõ căn cứ
để nhận thức đề, đề xuất luận điểm và sắp xếp ý). Cuối cùng giáo viên mới nhận
xét, sửa chữa hoàn chỉnh. Xin được lấy một ví dụ:
Đề ra:
Trên một bức tường cũ kĩ của một đấu trường cổ ở La Mã, người ta đã
đọc được những dòng chữ sau: “Sai lầm luôn nên tránh nhưng nếu đã phạm
phải sai lầm thì đó là điều cần thiết và không nuối tiếc”.
(Hạt giống tâm hồn- NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh)
Anh, (chị) có suy nghĩ gì về câu nói của người La Mã cổ đại?
Ở đề trên, học sinh cần đề xuất được các luận điểm chính sau:
Luận điểm 1:- Con người luôn có khao khát hướng tới sự hoàn mĩ, nhưng
vẫn có thể phạm phải sai lầm. Điều quan trọng là phải biết chấp nhận để rút kinh
nghiệm và tránh sai lầm.
- Sai lầm không đồng nghĩa với thất bại. Sai lầm là nhận thức, là việc làm
trái với yêu cầu khách quan hoặc với lẽ phải, dẫn đến hậu quả không hay. Còn
thất bại là bị thua, là hỏng việc, không đạt kết quả.
- Con người có nhu cầu hòan thiện mình, có ước muốn tránh được mọi sai
lầm trong cuộc đời. Song cuộc sống vốn phức tạp, con người không thể không
mắc sai lầm. Như có người nói Con người không phạm phải sai lầm, trừ phi
người ấy không làm việc gì, đó mới là sai lầm của người ấy. Nói cách khác, đòi
hỏi con người không được mắc sai lầm là siêu hình, là duy tâm.

Luận điểm 2
Một lần sai lầm có thể huỷ hoại con người, nhưng cũng có thể giúp cho
con người trưởng thành. Đối với người có ý chí kiên cường, một lần vấp ngã là
một lần thử thách ý chí, để họ chiến thắng bản thân. Sai lầm không làm ta tuyệt
vọng. Phải có thái độ nhìn nhận sai lầm một cách tích cực, để thấy rằng mình có
16


đầy đủ sức mạnh vượt lên chính mình. Sai lầm là bài học đắt giá mà ta phải trả
cho sự trưởng thành của bản thân, đó là điều cần thiết và không nên nuối tiếc.
Luận điểm 3 - Câu ngạn ngữ của người Hi Lạp, thể hiện một quan niệm
nhân sinh đúng đắn, có tính phổ quát.
- Phê phán thái độ lẩn tránh, không giám thừa nhận sai lầm, hoặc không
biết rút ra bài học từ sai lầm
Ở bước này, phần làm việc của học sinh ở nhà là tiếp tục viết thành văn
phần mở, kết bài và các câu, đoạn chuyển ý.
Kỹ năng này nếu được làm một cách nghiêm túc, thường xuyên sẽ giúp
các em chủ động, độc lập tư duy, khắc phục dần tình trạng ngẫu hứng, nghĩ đến
đâu viết đến đó, thậm chí làm bài xong không biết mình viết gì. Tác dụng của
khâu này là giúp các em khi đọc đề bài có thể nhanh chóng hình thành hệ thống
luận điểm, định hướng kiến thức cho bài trong một khoảng thời gian ngắn (1530 phút); bài viết của các em sẽ đủ ý và mạch lạc. Đây cũng là một trong những
biểu hiện của tính khoa học ở một bài văn HSG .
Thực tế cho thấy, các em trong đội tuyển HSG có khả năng nhận diện đề
và lập dàn ý khá nhanh và tự tin, có ý thức rõ rệt cần phải thiết lập hệ thống luận
điểm trước khi bắt tay vào viết bài.
c. Rèn luyện kỹ năng viết văn
Đây là kỹ năng quan trọng có ý nghĩa quyết định chất lượng một bài làm
văn của học sinh. Bởi lẽ, nhận thức đề đúng, đề xuất luận điểm hợp lý, có kiến
thức phong phú, suy đến cùng mới chỉ là điều kiện ban đầu. Một bài viết tốt, học
sinh phải biết trình bày những hiểu biết, những rung động, suy nghĩ của mình

một cách mạch lạc, sáng sủa, giàu cảm xúc và có sức thuyết phục. Năng khiếu
văn chương của học sinh được thể hiện rõ nhất là ở đây.
Rèn kỹ năng viết văn cho học sinh, tôi thường tiến hành theo hình thức
nâng dần độ khó; đi từ nhỏ tới lơn; từ một ý đến nhiều ý và hoàn thiện:- Viết
thành văn một đoạn văn được xác định rõ yêu cầu (giải thích một luận điểm;
chứng minh một luận điểm; bình luận nâng cao...)
- Viết thành bài văn hoàn chỉnh ở nhà trên cơ sở dàn ý đã được giáo viên chữa
(khoảng 2 bài /1 tuần)
- Viết thành bài văn hoàn chỉnh trên lớp trong thời gian quy định (180
phút).
Yêu cầu trước hết đối với học sinh là phải diễn dạt lưu loát rõ ý; chữ viết
sạch sẽ, dễ đọc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. Từ đó nâng dần yêu
cầu học sinh phải viết được những đoạn văn hay, có cách dùng từ chính xác,
sáng tạo, mới lạ, có giọng văn riêng, thể hiện được dấu ấn, phong cách của
người viết.Để đạt được những yêu cầu đó, học sinh phải tham khảo những bài
văn mẫu do giáo viên lựa chọn, định hướng; Có thể học tập cách viết của các
bạn của mình (những đoạn, những ý mà giáo viên cho là đúng và hay). Hình
thức này rất có hiệu quả bởi đó là những đoạn văn, bài văn hay do chính các em
viết. Các em rất tự hào khi có được bài văn, đoạn văn hay mà được thầy cô và
bạn mình trân trọng, kịch thích hứng thú học tập cho các em
d. Chấm và chữa bài
17


Đối với các em HSG, khi chấm bài giáo viên phải chỉ ra được điểm mạnh,
yếu cơ bản của mỗi bài; theo dõi và động viên kịp thời mức độ tiến bộ của mỗi
học sinh trong từng bài viết. Khi chấm, giáo viên phải chỉ ra các lỗi cụ thể về
dùng từ, viết câu, tổ chức ý… phân tích cho học sinh hiểu nguyên nhân và định
hướng cách chữa để học sinh có thể tự sửa chữa các lỗi của mình. Và để tạo
hứng thú, giáo viên có thể tổ chức hưỡng dẫn học sinh đọc và chữa bài cho

nhau. Thay đổi cách chấm điểm phải đi liền với sự thay đổi việc dạy và học.
V. Các giải pháp
1. Công tác tổ chức giảng dạy
Trước hết theo quan điểm của tôi, mục tiêu bồi dưỡng học sinh giỏi là cho
các em: Có kiến thức khoa học cơ bản, hiện đại, tiến tiến; Có tính tự lập và khả
năng nhận thức ở mức độ cao và có kỹ năng vận dụng kiến thức cơ bản vào thực
tế; trong đó việc rèn luyện cho học sinh có tính tự lập và khả năng nhận thức ở
mức độ cao là quan trọng và khó khăn nhất. Để đạt được mục tiêu trên thì quan
điểm chỉ đạo dạy học sinh giỏi phải là:
Dạy bồi dưỡng theo hướng phân hóa đối tượng học sinh: Dạy những kiến
thức học sinh “Cần”, phù hợp theo từng đối tượng, nhằm bổ sung những thiếu
sót trong kiến thức cơ bản cho học sinh, đồng thời phát huy được tính sáng tạo,
năng lực, khả năng tư duy của từng đối tượng học sinh, chứ không phải dạy cái
Thầy “Có”.
Vì vậy đối với giáo viên được chọn dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, nhà
trường tổ chức Hội thảo để thống nhất: Quy trình (phương pháp) bồi dưỡng học
sinh giỏi; chương trình bồi dưỡng; tài liệu bồi dưỡng; chế độ kiểm tra thường
xuyên, thời gian và số lần kiểm định; sử dụng kết quả kiểm định (những vấn đề
quy định chung cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên dạy phải thực
hiện nghiêm túc và cơ sở cho công tác quản lí, chỉ đạo của nhà trường).
Đối với học sinh, giáo viên có thể phân chia việc tổ chức giảng dạy theo
từng giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Giới thiệu chương trình, sách giáo khoa, các loại sách, tài
liệu tham khảo dành riêng cho học sinh giỏi (chú ý nhà xuất bản, tên tác giả) và
cách truy cập Internet để tìm tài liệu học tập. Hướng dẫn học sinh cách học, cách
nghe giảng và ghi chép bài học. Hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến thức cơ bản
của môn bồi dưỡng. Qua đó làm cho các em yêu thích môn học mà mình sắp đeo
đuổi.
- Giai đoạn 2: Giúp học sinh biết cách giải quyết, khai thác một đơn vị
kiến thức, một bài tập hay vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề đặt ra. Từ

đó rèn luyện cho các em khả năng tư duy logic, tư duy độc lập sáng tạo và biết
cách tương tự hóa, mở rộng hóa, tổng quát hóa một vấn đề của kiến thức.
- Giai đoạn 3: Sau khi các em đã học xong một số kiến thức cơ bản, cần
tổ chức thi kiểm tra để phân loại mặt bằng học tập và giúp giáo viên dạy hiểu rõ
từng đối tượng học sinh. Từ đó để có cách dạy phù hợp sát đối tượng học sinh
(thực hiện theo đúng các bước của một buổi bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà
trường quy định).
- Giai đoạn 4: Hoàn thiện kiến thức, giáo dục cho các em tính chủ động,
tự tin và sẵn sàng tham gia kỳ thi học sinh giỏi các cấp.
18


Các giai đoạn này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong từng buổi bồi
dưỡng và xuyên suốt cả quá trình bồi dưỡng để giáo viên dạy, bổ sung, điều chỉnh
về nội dung và phương pháp bồi dưỡng phù hợp tường đối tượng học sinh vừa để
tạo hứng thú, đam mê học tập cho học sinh vừa để nâng cao hiệu quả của công tác
bồi dưỡng.
2. Về đội ngũ giáo viên
Trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi nhà trường chọn ra đội ngũ giáo viên
có tâm huyết, say sưa với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tận tụy với học sinh,
có trình độ chuyên môn để tham gia giảng dạy. Kiến thức để bồi dưỡng học sinh
giỏi có tính chuyên sâu, độ khó cao, tính bao quát rộng, rất tốn kém thời gian
nên phải có sự tham gia chỉ đạo, động viên kịp thời của lãnh đạo nhà trường cả
về vật chất lẫn tinh thần cho đội ngũ giáo viên, để giảng dạy có chất lượng.
Giáo viên dạy học sinh giỏi phải tham khảo nhiều tài liệu một cách
thường xuyên để cập nhật, bổ sung, phát triển chuyên đề (phải ứng dụng công
nghệ thông tin một cách khoa học có hiệu quả nhất); giáo viên chủ động đi trước
học sinh một bước, hướng dẫn và cùng tham gia giải bài tập với học sinh kể cả
bài đã biết (có lời giải) lẫn chưa biết (chưa có lời giải).
Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, nhiệm vụ quan trọng của người

thầy là phải dạy cho các em tiếp cận kiến thức một cách tự nhiên, chủ động và
sáng tạo, cụ thể là dạy cho các em cách tìm đến kiến thức, cách khai thác và vận
dụng kiền thức, cách làm bài tập, cách đọc sách và tìm tài liệu, cách mở rộng kiến
thức, cách chế tác và tổng quát hóa một bài tập, cách ôn tập cho một kỳ thi,…
Người thầy phải luôn thắp sáng ngọn lửa mê say môn học mà học sinh đang theo
đuổi, phải dạy cho các em biến ước mơ thành hiện thực, biết chấp nhận khó khăn
để cố gắng vượt qua, biết rút kinh nghiệm sau những thất bại hay thành công
trong từng giai đoạn mà mình phấn đấu, tự tin vào kiến thức mà mình đã có...
Học sinh khi học bồi dưỡng, tham gia vào các đội tuyển phải chịu khá
nhiều áp lực, do đó giáo viên khi giảng dạy phải lưu ý những điều sau đây:
Không được nhồi nhét kiến thức cho các em một cách thụ động mà: Dạy những
kiến thức các em cần phù hợp theo từng đối tượng (có thể chia từng đội tuyển
học sinh giỏi thành hai nhóm): Nhóm học sinh giỏi có khả năng tiếp cận tất cả
kiến thức nâng cao; và nhóm học sinh khá giỏi (đang còn một số hạn chế về kiến
thức, kỹ năng), để bồi dưỡng.
Đừng hiểu nhầm học sinh giỏi, cái gì các em cũng biết, cái gì các em
cũng dễ dàng tiếp thu; Vì vậy giáo viên bồi dưỡng không nên giao cho các em
những nhiệm vụ bất khả thi mà giao bài tập hay nhiệm vụ phải phù hợp với từng
đối tượng học sinh, để tạo niềm tin, say sưa, đam mê, hứng thú trong học tập cho
các em.
3. Tổ chức và hướng dẫn học tập cho học sinh
Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi thì công tác tổ chức học tập của
học sinh là một mắt xích rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến sự thành công hay
thất bại của học sinh không chỉ trong phạm vi cấp học phổ thông mà kể cả việc
học lên sau này của các em. Để làm tốt công tác này giáo viên cần thực hiện tốt
những nội dung sau:
19


Học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi ở các bộ môn, giáo viên phải quan

tâm giáo dục ý thức tự giác trong học tập cho học sinh, các em phải tự rèn luyện mình.
Ngoài việc học tập trên lớp các giờ chính khóa, học sinh phải tham gia đầy đủ các
buổi học bồi dưỡng theo quy định của nhà trường và bồi dưỡng ngoài giờ của giáo
viên, tham gia giải các bài tập trong sách giáo khoa, sách nâng cao, trong các tài liệu
tham khảo và phải học bài cũ ở nhà một cách tự giác.
Giáo viên khi giảng dạy phải phân loại đối tượng học sinh và thành lập
các nhóm học tập trong học sinh. Từ đó giao cho các em tự nghiên cứu một số
kiến thức cơ bản, phương pháp làm bài, tổ chức cho các em học hỏi, giúp đỡ lẫn
nhau và phải được giáo viên dạy kiểm tra, đánh giá cẩn thận, cụ thể. Việc làm
này giúp học sinh có lòng say mê, tự tin trong học tập, có tác phong tự học, tự
nghiên cứu.
Mỗi học sinh phải có đầy đủ tài liệu, dụng cụ học tập theo yêu cầu giáo
viên, trong đó bao gồm các bài tập hay, các đề thi cùng đáp án, các kiến thức tự
tìm hiểu, đúc kết sau một quá trình học tập,…. Những ghi chép này rất cần thiết
cho việc học tập, rèn luyện nâng cao khiến thức của học sinh giỏi.
Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí và rèn luyện kỹ năng sống cho
học sinh như: Sinh hoạt Câu lạc bộ môn học, tham quan du lịch, giao lưu văn
nghệ, thể thao, thi học sinh thân thiện, thi hùng biện, hoạt động từ thiện..., nhằm
giảm áp lực trong học bồi dưỡng cho các em.
Trên đây là một số giải pháp, hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi mà tôi đã
áp dụng trong những năm trở về đây. Sau đây là kết quả mà tôi đã đạt được:
Năm học 2017 – 2018:
- Số học sinh tham gia: 05HS
- Số học sinh đạt giải: :02HS
Năm học 2018 - 2019:
- Số học sinh tham gia dự thi là: 05 HS
- Số học sinh đạt giải:
03 HS
Kết quả này cho thấy, số học sinh đạt giải chưa cao nhưng cũng duy trì được
chất lượng học sinh giỏi hàng năm. Điều này đã phản ánh được tác dụng của

những phương pháp, hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi nói trên.

20


C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Để đạt được mục tiêu, chất lượng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
yếu tố quyết định là đội ngũ giáo viên bồi dưỡng. Người cán bộ quản lí đóng
vai trò quan trọng là người định hướng, là người bạn đồng hành thực sự cùng
giáo viên, luôn thắp sáng ngọn lửa mê say nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên;
động viên kịp thời giáo viên và học sinh. Tạo điều kiện để giáo viên tiếp cận
được phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi một cách tích cực, chủ động.
Đồng thời tạo cơ hội để các em học sinh biến ước mơ thành hiện thực, biết
chấp nhận khó khăn để cố gắng vượt qua, biết rút kinh nghiệm sau những thất
bại hay thành công trong từng giai đoạn mà các em phấn đấu.
Với những giải pháp thực hiện như đã nêu trên, bước đầu mang lại
những hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,
khẳng định được vị thế của nhà trường trong những năm học qua. Kết quả
đạt được quan trọng nhất là sự chuyển biến về nhận thức trách nhiệm của
đội ngũ cán bộ giáo viên, định hướng cụ thể cho công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi của nhà trường, giáo dục được ý thức học tập cho học sinh, củng cố
lòng tin của phụ huynh, nhân dân đối với nhà trường.
Một điều không thể phủ nhận là tất cả những em học sinh giỏi sau khi
rời ghế nhà trường đều được học tập ở môi trường cao hơn và học giỏi. Nhiều
em trưởng thành đã có học vị xứng đáng và đang giữ những vị trí chủ chốt ở
trong các cơ quan Đảng, nhà nước và địa phương. Điều đó đã chứng minh
rằng: Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là cần thiết, cần phát huy và duy trì
lâu dài, có kế hoạch chỉ đạo cụ thể, khoa học của nhà trường là nhiệm vụ
quan trọng không thể thiếu ở các nhà trường phô thông.

Trên đây là một số kinh nghiệm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi mà
tôi đúc rút từ thực tế giảng dạy và bồi dưỡng HSG suốt trong nhiều năm qua. Có
thể những điều này không còn mới mẻ với những đồng nghiệp có bề dày kinh
nghiệm, nhưng với tôi, đó là những điều tôi tâm đắc và bước đầu đã có được
những thành công. Rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của các đồng
nghiệp để tôi có thể tiếp tục làm tốt công việc này trong những năm tiếp theo.
II. Kiến nghị
1. Lựa chọn đội dự tuyển học sinh giỏi
Như trên đã trình bày, đội tuyển HSG cần được phát hiện ngay từ khi các em
mới bước vào lớp 10. Ngoài việc thi khảo sát chất lượng hai môn văn, toán đầu
năm học để xếp lớp theo nguyện vọng của các em như bấy lâu nay, nhà trường
nên tạo điều kiện cho tổ chuyên môn được “toàn quyền” tuyển chọn một một
lớp các em học khá về môn văn để tiện cho công việc bồi dưỡng HSG trong
suốt 3 năm. Hằng năm, không nên chia bình quân, lấy học sinh từ các lớp ban A
để bồi dưỡng đi thi HSG. Đơn giản vì các em không mặn mà với việc thi HSG
môn học mà các em không được đầu tư nhiều. Nếu các em có đồng ý đi thi thì
cũng chỉ vì miễn cưỡng, vì vậy, kết quả thi của các em sẽ không cao.
2. Đối với giáo viên và học sinh
a. Đối với giáo viên
21


Giáo viên giữ vai trò quan trọng trong kết quả của các em. Giáo viên dạy
bồi dưỡng trước hết phải là người có nhiệt huyết, đam mê với nghề và phải thực
sự có năng lực. Nhà trường nên lựa chọn, phân công giáo viên dạy bồi dưỡng
theo suốt ba năm học của các em. Điều này sẽ giúp giáo viên có điều kiện đầu
tư lâu dài, chủ động trong kế hoạch bồi dưỡng, nắm được mặt mạnh, mặt yếu
của học sinh, tích lũy được kinh nghiệm. Những giáo viên này sẽ chịu trách
nhiệm trực tiếp với trường. Không nên bố trí giáo viên không trực tiếp giảng
dạy ở khối có HSG vì những giáo viên đó sẽ có ít thời gian để theo sát và nắm

vững trình độ học sinh.
Bước tiếp theo, chúng ta lập kế hoạch cho mình một cách cụ thể tránh tình
trạng thích đâu dạy đó. Dạy theo chuyên đề là biện pháp mà cá nhân tôi thấy đó
là hữu hiệu nhất. Thực hiện phương châm: dạy chắc cơ bản rồi dạy nâng cao,
thông qua những bài luyện cụ thể để dạy phương pháp tư duy - dạy kiểu dạng
bài có quy luật, loại bài có tính đơn lẻ rồi luyện các dạng tổng quát. Sau mỗi bài
tập GV cần đưa ra phương pháp giải hoặc những lưu ý nhằm học sinh tự khắc
sâu kiến thức để cách trình bày được lập luận lôgic hơn. Sau mỗi chuyên đề cần
có bài kiểm tra đánh giá theo các mức độ để nắm ngay được tình hình học sinh
bị hổng phần nào, những bài đa số HS làm được gọi HS trực tiếp lên bảng làm
(mối lần ghi bảng các em nhớ hơn là ghi ở vở), bài nào chưa tốt GV sửa và khắc
sâu ngay.
Ngoài ra giáo viên sưu tầm ngân hàng bộ đề thi các cấp trường, cấp huyện
và các tỉnh khác thông qua công nghệ thông tin nhằm giúp các em tiếp xúc làm
quen với các dạng đề có nhiều điểm mới, hay và hữu ích.
b. Đối với học sinh
Bồi dưỡng học sinh giỏi là một quá trình lâu dài. Cần phải bồi dưỡng
hứng thú và tính tích cực, độc lập nghiên cứu của học sinh.
Cần phát hiện sớm các em học sinh giỏi và bồi dưỡng sớm và tạo nguồn
từ lớp đầu cấp học.
Học sinh phải yêu thích môn học, say mê trong học tập và ham học hỏi.
Học sinh phải cần cù tích luỹ và chăm chỉ rèn luyện, ngoài đọc sách giáo
khoa, học sinh cần đọc thêm sách tham khảo và tài liệu khác.
3. Đối với nhà trường phổ thông
Cần phải phân công chuyên môn một cách hợp lý, lựa chọn giáo viên có
năng lực chuyên môn ,có kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm, cố gắng phân công
theo hướng ổn định để phát huy kinh nghiệm của giáo viên.

22



Phát hiện và xây dựng nguồn bắt đầu từ lớp 6, cử giáo viên có kinh
nghiệm dạy bồi dưỡng
Cần tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học tập nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Để hỗ trợ cho công tác bồi dưỡng HSG có hiệu quả, các cấp lãnh đạo nhà
trường, các tổ chức đoàn thể, giáo viên chủ nhiệm… cần thấy được tính đặc thù
của môn văn, quan tâm, tạo điều kiện tối đa cho giáo viên và học sinh, xem đây
là một nhiệm vụ quan trọng cần đầu tư lâu dài. Chẳng hạn: bớt tiết nghĩa vụ, bớt
công tác kiêm nghiệm, bồi dưỡng thỏa đáng cho giáo viên, động viên khen
thưởng kịp thời đối với các giáo viên và học sinh đạt thành tích như đi tham
quan nghỉ mát, ưu tiên nhận học bổng của các tổ chức…; quan tâm theo dõi và
đáp ứng các yêu cầu chính đáng của giáo viên và học sinh về phòng học, mua tài
liệu, photo bài học, bài tập…
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 02 tháng 7 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Vũ Văn Thành

Lưu Thị Khoa

23


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Muốn viết được bài văn hay – Nguyễn Đăng Mạnh- NXB Giáo dục – năm
1994.
2. Rèn luyện kỹ năng nghị luận – Bảo Quyến – NXB Giáo dục – 2003.
3. Văn bồi dưỡng học sinh năng khiếu -Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ Ngọc ThốngNXB Giáo dục–1997.
4. Dạy văn ở trường phổ thông–Nguyễn Thị Thanh Hương–NXB ĐHQG Hà Nội
– 2001.
5. Một số suy nghĩ về kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi – Phạm Quang Đức
6. Những bài văn đoạt giải trong các kỳ thi học sing gỏi quốc gia – Trần Văn
Đồng – Trần Thị Minh Nguyệt - NXB ĐHQG TP. Hồ Chí Minh - 2006
7.Một số bài viết trên các tạp trí văn học tuổi trẻ
8. Dạy văn dạy cái hay cái đẹp – Nguyễn Duy Bình – NXB Giáo dục – 1983
- />9. Phát hiện & bồi dưỡng học sinh giỏi môn văn ở trường THPT không chuyên
– Phan Thị Thanh Vân

24


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lưu Thị Khoa
Chức vụ và đơn vị công tác: P.Tổ trưởng chuyên môn, Trường THCS&THPT
Thống Nhất, Yên Định

TT
1

2
3


4

Tên đề tài SKKN
Tổ chức ngoại khóa phần Văn học
dân gian theo hướng phát huy tính
tích cực chủ động cho học sinh lớp
10
Rèn kỹ năng cảm thụ văn học
trong thế đối sánh cho học sinh
giỏi
Tổ chức hoạt động dạy học bài
Bình Ngô đại cáo theo hướng tích
hợp nhằm giáo dục lòng yêu nước
cho học sinh
Tổ chức hoạt động học bài Phú
Sông Bạch Đằng( Ngữ văn 10 –
Tập 2) theo phương pháp tích hợp
nhằm phát triển năng lực học sinh

Cấp đánh
giá xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)


Năm học
đánh giá
xếp loại

Sở GD&ĐT

C

2009 -2010

Sở GD&ĐT

B

2013 -2014

Sở GD&ĐT

B

2015 -2016

Sở GD&ĐT

B

2017 -2018

25



×