Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Các yếu tố xã hội có liên quan đến việc có ý định tự tử và cố gắng tự tử ở học sinh trung học phổ thông hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.32 KB, 7 trang )

| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |

Các yếu tố xã hội có liên quan đến việc có ý định
tự tử và cố gắng tự tử ở học sinh trung học
phổ thông Hà Nội
Dương Thị Thu Hương1, Trần Thị Minh Ngọc2

Nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng và các yếu tố xã hội có liên quan đến việc có ý định tự tử của học
sinh trường trung học phổ thông (THPT) Việt Đức và THPT Văn Hiến, Hoàn Kiếm Hà Nội. Nghiên cứu
sử dụng phương pháp định lượng bằng bảng hỏi tự điền với cỡ mẫu là 499 học sinh thuộc 2 trường. Kết
quả nghiên cứu cho thấy có 17,4% học sinh đã từng có ý định tự tử và 4,9% học sinh đã từng cố gắng
tự tử. Tinh thần lạc quan tin tưởng vào tương lai và sự gắn kết bền chặt của học sinh với gia đình, nhà
trường là các yếu tố bảo vệ đối với việc có ý định tự tử và cố gắng tự tử. Kết quả nghiên cứu đưa ra
những gợi ý về nâng cao gắn kết gia đình, nhà trường góp phần làm giảm nguy cơ có ý định tự tử và cố
gắng tự tử ở học sinh THPT.

H
P

Từ khoá: Sức khoẻ tâm thần, có ý định tự tử, cố gắng tự tử, học sinh THPT.

U

Associated factors predicting suicide intention
and suicide attempt of high school students
in Hanoi

H

Dương Thị Thu Hương1, Trần Thị Minh Ngọc2


The aim of this study is to demonstrate the status and social determinants of suicide intention and
suiside attemp of 2 high schools including Viet Duc and Van Hien schools at Hoan Kiem district. Survey
was conducted with a total sample of 499 selected students. The result showed that 17,4% of students
had ever had suicide intention and 4,9% of them had suicide attempt. Optimistic & strong believe in the
future, strong family and school conection were recognized to be the protection factors of these high
school’s problems. The result of this survey implicated the solutions that we should communicate to
improve the family and school conection which can contribute to protect suicide intention and suiside
attempt among high school students.
Key words: mental health, suicide intention, suisice attemp, high school students
6

Tạp chí Y tế Công cộng, 2.2017, Số 43


| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |

Tác giả:
1.

Bộ môn Xã hội học Y tế, Khoa xã hội học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền

2.

Học viện Chính trị khu vực 1

1. Giới thiệu
Khi những tiến bộ y học và sự phát triển của đời
sống xã hội dần giúp con người kiểm soát tốt hơn đối
với bệnh tật, nâng cao tuổi thọ và sức khoẻ thể chất
thì nâng cao sức khoẻ tinh thần trở thành yếu tố đảm

bảo và đem lại hạnh phúc cho mỗi con người. Theo
định nghóa đầy đủ của tổ chức Y tế thế giới, sức khỏe
là trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh
thần và xã hội chứ không chỉ là tình trạng không
bệnh tật hay không đau yếu [10].

yếu tố có liên quan và giải thích cho thực trạng có
ý định & cố gắng tự tử ở học sinh THPT. Kết quả
nghiên cứu góp phần bổ sung thêm những hiểu biết
về thực trạng nói trên và hành vi nguy cơ của học
sinh THPT nói riêng, từ đó góp phần gợi ý các giải
pháp góp phần hướng tới một thế hệ tương lai của
đất nước được cải thiện cả về sức khoẻ và chất lượng
cuộc sống.

H
P

2. Phương pháp nghiên cứu

U

Học sinh THPT là lứa tuổi ở giai đoạn cuối vị
thành niên (VTN), đây là lứa tuổi trong giai đoạn
chuyển tiếp sang người trưởng thành, đối diện với
nhiều biến đổi cả bên trong và bên ngoài cùng với
nhiều chuyển biến, khủng khoảng về tâm lý, tinh
thần. Theo tổng hợp các số liệu có sắn từ phân tích
của tác giả Kieling và cộng sự (2011), có khoảng 10
% – 20 % trẻ em, VTN trên thế giới gặp phải vấn

đề lo âu, rối loạn tâm lý trong nhiều thập kỷ vừa qua
[8]. Kết quả điều tra Quốc gia về Vị thành niên và
Thanh niên Việt Nam lần thứ 2 (SAVY2) cho thấy có
khoảng 4,1% thanh thiếu niên đã từng nghó đến tự tử
[3]. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu giám sát tại 7
xã, thị trấn tại huyện Chí Linh, Hải Dương (Chililab)
cho thấy có tỉ lệ VTN đã từng có ý định tự tử trong
12 tháng qua là 6,3% đối với nam và 8,1% đối với
nữ [2]). Mặc dù đã có một số nghiên cứu về các vấn
đề chung và hành vi nguy cơ của VTN, thanh niên,
tuy nhiên chưa có nhiều những nghiên cứu về thực
trạng và các yếu tố xã hội có liên quan đến việc có
ý định tự tử và cố gắng của của nhóm đặc thù là học
sinh THPT tại Việt Nam. Nghiên cứu được tiến hành
tại một quận trung tâm của Hà Nội, không chỉ dừng
lại ở mô tả thực trạng mà đặt trọng tâm tìm hiểu các

H

2.1. Phương pháp thu thập thông tin,
mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu
định lượng. Nhóm tác giả thực hiện thiết kế nghiên
cứu, thu thập thông tin, xử lý và phân tích số liệu.
Nghiên cứu cũng đã được hội đồng khoa học và đạo
đức Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phê
duyệt theo quyết định số 4051/QĐ – HVCTQG.
Thực trạng có ý định tự tử và cố gắng tự tử được đề
cập đến trong bài viết là một phần nội dung các hành
vi nguy cơ được đề cập đến trong nghiên cứu “Mối

quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học
sinh THPT Hà Nội”.
Có 499 học sinh được chọn vào mẫu nghiên cứu
được tại 2 trường THPT tại quận Hoàn Kiếm, trong
đó 1 trường công lập (THPT Việt Đức) và 1 trường
ngoài công lập (THPT Văn Hiến). Nghiên cứu được
thực hiện vào tháng 12/2015.
Phương pháp chọn mẫu: tại mỗi trường chọn học
sinh của cả 3 khối vào mẫu nghiên cứu, mỗi khối lựa
chọn 80 - 85 học sinh theo phương pháp lựa chọn
nhiều giai đoạn, cụ thể như sau:
Tạp chí Y tế Công cộng, 2.2017, Soá 43

7


| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |

- Giai đoạn 1: chọn trường: Quận Hoàn Kiếm
có 2 trường THPT công lập và 2 trường THPT ngoài
công lập đóng trên địa bàn. Nghiên cứu lựa chọn
ngẫu nhiên 1 trường công lập và 1 trường ngoài công
lập vào mẫu nghiên cứu. Kết quả: trường THPT Việt
Đức (công lập) và trường THPT Văn Hiến (ngoài
công lập) được chọn vào mẫu nghiên cứu.
- Giai đoạn 2: Ở từng trường, tại mỗi khối chọn
ngẫu nhiên 2 lớp vào mẫu nghiên cứu. Việc chọn lớp
được tiến hành theo phương pháp chọn ngẫu nhiên
đơn giản: sử dụng phương pháp bốc thăm ngẫu nhiên
2 lớp trong tổng số các lớp hiện có của mỗi khối.

- Giai đoạn 3: Tại mỗi lớp, toàn bộ học sinh
của lớp sẽ được thông báo về nghiên cứu, mục đích
nghiên cứu và việc tham gia nghiên cứu là hoàn toàn
tự nguyện. Số phiếu thu về được là 502 phiếu và 3
phiếu đã được loại bỏ không đưa vào phân tích do
học sinh điền thiếu nhiều thông tin, do vậy, tổng số
mẫu được đưa vào phân tích là 499 phiếu.
Bảng hỏi được tác giả xây dựng nhằm dựa trên
khung nghiên cứu với các biến số và giả thuyết được
đặt ra về các yếu tố xã hội có khả năng giải thích cho
các hành vi nguy cơ của học sinh THPT, trong đó có
hành vi có ý định tự tử và đã từng cố gắng tự tử.

Bài viết tập trung tìm hiểu các yếu tố cá
nhân, gia đình, bạn bè có liên quan đến buồn
chán, có ý định tự tử & cố gắng tự tử ở học sinh
THPT tại địa bàn nghiên cứu, do vậy biến số
phụ thuộc bao gồm:

H

Trên cơ sở tham khảo, tiếp thu quan điểm về gắn
kết xã hội và hành vi sức khoẻ của Lisa Berkman và
Thomas Glass [5], tác giả đã chọn lọc, bổ sung nhằm
xây dựng chỉ số về gắn kết có tính tổng hợp và phù
hợp đối với đối tượng hỏi là học sinh THPT. Cụ thể,
trong nghiên cứu, một số các chỉ số thuộc các biến số
giải thích được xây dựng như sau:

H

P

- Mức độ gắn kết gia đình: chỉ số “mức độ gắn
kết gia đình” được tạo nên bởi các câu hỏi cụ thể
đánh giá về các khía cạnh: có mối quan hệ tốt với
bố, mẹ, gia đình; thuộc về gia đình; được lắng nghe,
tôn trọng; được tham gia vào các hoạt động; được
khuyên bảo, nhắc nhở, thường xuyên giám sát các
hoạt động. Tổng cộng có 17 câu hỏi (với thang đo từ
1 đến 5, trong đó 5 điểm là rất đúng và 1 là không
đúng) về các khía cạnh gắn kết nói trên. Như vậy,
điểm của chỉ số “mức độ gắn kết gia đình” chạy từ
17 đến 85, và điểm mức độ gắn kết gia đình càng
cao, và cao hơn 59,5 điểm chứng tỏ mối quan hệ gắn
kết giữa học sinh với gia đình càng bền chặt, (lấy
mốc mỗi thang đo: từ 1 - 2,5 điểm = gắn kết thấp; 2,5
đến 3,5 điểm = gắn kết trung bình; 3,5 điểm - 5 điểm
tương ứng với gắn kết cao).

- Có nhiều hành vi nguy cơ (hút thuốc lá, sử
dụng bia rượu, hút shisha, sử dụng ma tuý, các
chất gây ảo giác), từng bị bạo lực (các hình
thức khác nhau)

- Mức độ gắn kết học sinh với nhà trường: đây là
chỉ số được tạo ra bởi tổng hợp của các câu hỏi: cảm
giác trường học là nơi gần gũi, thân thiện, không
có cảm giác cô đơn, tách biệt khi đến trường, đến
lớp; không gặp khó khăn khi chơi chung, kết bạn
với bạn bè ở trường, lớp; Không cảm thấy áp lực,

chán nản mỗi khi đến trường. Tổng điểm gắn kết
nhà trường(với 4 câu hỏi đánh giá theo thang điểm
từ 1 đến 5) chạy từ 4 đến 20 điểm. Điểm của chỉ số
“mức độ gắn kết với trường học” càng cao và cao
hơn từ 14 điểm trở lên , chứng tỏ mối quan hệ gắn
kết giữa học sinh với gia đình càng bền chặt.

- Đặc điểm gia đình: hôn nhân bố mẹ, mức độ
gắn kết với gia đình

Ngoài ra, đối với các biến số giải thích, một số
biến số tổng hợp cũng được xây dựng cụ thể như sau:

Biến số độc lập hay biến số giải thích:
- Đặc điểm cá nhân và học tập: giới tính, khối
học, học lực, hiện có người yêu, tính cách

8

Nghiên cứu sẽ hướng tới phân tích trong các biến
số giải thích trên nhằm tìm kiếm trong các yếu tố
của biến độc lập, yếu tố nào có khả năng bảo vệ hay
nói cách khác là làm giảm nguy cơ có ý định tự tử
và cố gắng tự tử và yếu tố nào là yếu tố nguy cơ làm
tăng thực trạng nói trên học sinh tại địa bàn nghiên
cứu.

U

2.2. Biến số nghiên cứu


- Đã từng có ý định tự tử
- Đã từng cố gắng tự tử.

- Đặc điểm nhà trường (công lập/ ngoài công
lập) và mức độ gắn kết với nhà trường

Tạp chí Y tế Công cộng, 2.2017, Số 43


| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |

- Có nhiều hành vi nguy cơ là một chỉ số tổng
hợp bao gồm 5 hành vi: uống bia rượu (đã từng uống
hết 1 ly bia/ chén rượu); hút thuốc lá; hút shisha; sử
dụng ma tuý, chất gây nghiện; sử dụng chất gây ảo
giác. Điểm của chỉ số “có nhiều hành vi nguy cơ”
chạy từ 0 đến 5, và bằng 0 chứng tỏ không liên quan
đến bất kỳ một hành vi nguy cơ nào trong số 5 hành
vi nói trên.
- Bị bạo lực: Đây cũng là một chỉ số tổng hợp của
các loại hình bạo lực mà học sinh đã từng trải qua: bị
gây gổ & bị đánh; bị doạ nạt, bắt nạt (trực tiếp); bị
đe doạ, uy hiếp (qua mạng xã hội, tin nhắn). Chỉ số
tổng hợp “bị bạo lực” của học sinh sẽ chạy từ 0 đến
3 điểm: trong đó “0” tương được với việc chưa từng
bị bất kỳ loại hình bạo lực nào trong số các dạng bạo
lực nói trên, và “3” điểm tương đương với việc bị cả 3
loại hình bạo lực nói trên trong môi trường trường học.


3. Kết quả nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu là 499. Về tỉ lệ giới tính, học
sinh nữ chiếm 47,7% và học sinh nam chiếm 51,3%.
Học sinh các khối 10, 11, 12 được chọn vào mẫu
nghiên cứu lần lượt chiếm tỉ lệ trong cơ cấu mẫu như
sau: 34,1%, 31,9% và 31,9%. Học sinh trường công
lập chiếm 49% mẫu và ngoài công lập là 51%. Như
vậy, cơ cấu mẫu sử dụng phân tích có tính đại diện
cao về giới tính, khối học và loại trường.

Biểu đồ 2. Tỉ lệ nam và nữ học sinh đã từng có ý định
tự tử, cố gắng tự tử (%)

thời, tỉ lệ nữ học sinh đã từng cố gắng tự tử cũng cao
hơn so với nam học sinh (6,8% so với 3,1%).

H
P

Một vấn đề đặt ra là có bao nhiêu % học sinh
đã từng có ý định tự tử đồng thời cũng đã từng việc
đã từng cố gắng tự tử? Kết quả nghiên cứu rất đáng
chú ý là trong tổng số học sinh đã từng có ý định tự
tử thì có tới 29% trong số họ cũng đã từng cố gắng tự
tử. Như vậy, việc có ý định tự tử chính là tiền đề cho
hành vi nguy cơ cố gắng tự tử của học sinh. 100%
học sinh đã từng cố gắng tự tử cũng là những học
sinh đã từng có ý định tự tử.

U


3.1. Thực trạng có ý định tự tử và cố gắng tự
tử ở học sinh THPT

H

Kết quả phân tích số liệu cho thấy có tới 17,4%
học sinh trong mẫu nghiên cứu đã từng có ý định tự
tử và tỉ lệ học sinh đã từng cố gắng tự tử là 4,9%.
Bảng 1. Hành vi từng có ý định tự tử và đã từng có
gắng tự tử
Hành vi

Từ trước đến nay

Trong 12 tháng qua

Số lượng

Số lượng

%

%

1. Đã từng có ý định tự tử

86

17,4


41

8.5

2. Cố gắng tự tử

24

4,9

10

3,1

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác
biệt đáng kể về giới tính và tỉ lệ đã từng có ý định tự
tử hay cố gắng tự tử, cụ thể như sau:
Tỉ lệ nữ học sinh đã từng có ý định tự tử cao
hơn hẳn so với nam giới (24,6% so với 10,8%), đồng

Ngoài ra, tỉ lệ học sinh học ở trường công lập có
ý định tự tử cao gấp gần 2 lần so với học sinh trường
ngoài công lập: 21,2% so với 13,7%. Tuy nhiên, đối
với số liệu học sinh cho biết đã từng cố gắng tự tử thì
tỉ lệ học sinh trường công lập lại thấp hơn một chút
so với tỉ lệ học sinh trường ngoài công lập (3,8% so
với 5,9%) mặc dù sự khác biệt này là không mang ý
nghóa thống kê (p > 0,05). Học sinh đã từng cố gắng
tự tử đều là những học sinh cho biết họ đã từng cố

gắng tự tử. Kết quả này có nghóa là, ở trường ngoài
công lập, khả năng học sinh đã từng cố gắng tử tử
(trong số những học sinh đã từng có ý định tự tử) là
cao hơn so với học sinh trường công lập.

3.2. Các yếu tố xã hội có liên quan đến thực
trạng có ý định tự tử, cố gắng tự tử của học sinh
THPT.
Nhằm có cái nhìn đa chiều và tổng thể về các yếu
tố cá nhân, gia đình và nhà trường có liên quan đến
vấn đề nói trên của học sinh THPT, nghiên cứu sử
dụng phân tích hồi quy đa biến logistic các yếu tố có
liên quan đến việc đã từng có ý định tự tử và cố gắng
tự tử của học sinh. Các biến số giải thích bao gồm đặc
Tạp chí Y tế Công cộng, 2.2017, Số 43

9


| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |

điểm cá nhân học sinh, gia đình và nhà trường như đề
cập trong phần phương pháp nghiên cứu.
Về các yếu tố xã hội có liên quan đến việc từ
trước đến nay đã từng có ý định tự tử ở học sinh
THPT tại địa bàn nghiên cứu, kết quả phân tích mô
hình hồi quy đa biến cho thấy giới tính, đặc điểm
tính cách, mức độ gắn kết gia đình và nhà trường,
có nhiều hành vi nguy cơ (hút thuốc lá, sử dụng bia
rượu, hút shisha, sử dụng ma tuý, chất gây ảo giác),

đã từng bị nhiều hình thức bạo lực là các yếu tố có
nguy cơ có liên quan đến việc có ý định tự tử ở học
sinh THPT.
Bảng 3. Mô hình hồi quy đa biến logistic các yếu tố có
liên quan đến việc đã từng có ý định tự tử ở
học sinh THPT
Yếu tố dự đoán

Giới tính

Học lực
Loại trường
Tính cách
Đặc điểm
tính cách
Hôn nhân
bố mẹ
Có người yêu

Nữ

Tỉ số
chênh lệch

P
value

OR

1.069**


.001

.314

-

-

1

0.132

.715

.362

-

-

1

-1.488***
-

.000
-

.377

1

-.119

.426

-.403***

.008

-.403

.405

Nam (*)
Trung bình & kém
Giỏi & khá (*)
Ngoài công lập
Công lập
Là người sống
nội tâm
Là người lạc quan,
tin tưởng vào tương
lai
Ly thân, ly hôn,
khác
Sống chung
Có người yêu

-


.770**

.025

-

-

Hiện không có

Gắn kết
gia đình
(Biến liên tục
tăng dần)

Mức độ gắn kết
cao

Gắn kết nhà
trường
(Biến liên tục
tăng dần)

Mức độ gắn
kết cao

Hành vi
nguy cơ
(Biến liên tục

tăng dần)

Có nhiều hành vi
nguy cơ

Hành vi
bạo lực
(Biến liên tục
tăng dần)

Đã từng bị nhiều
hình thức bạo lực
từ bạn bè

-.046***

-.245**

.354**

.000

.015

.002

H
P

.150

.152

Bảng 4:. Mô hình hồi quy đa biến logistic các yếu tố
có liên quan đến việc từng cố gắng tự tử ở học
sinh THPT

.661
1

.344

Giới tính

1

.013

Học lực
Loại trường

.115

.275

Tính cách
Đặc điểm
tính cách
Hôn nhân bố
mẹ
Có người yêu


.504**

.001

Số quan sát (N) = 499, (*) = Nhóm so sánh,
— = Không có/không áp dụng.
Mức ý nghóa thống kê: ***p<0,00 ; **p<0,05; *p<0.1

10

Về các yếu tố có liên quan đến hành vi đã từng
cố gắng tự tử, giống như các yếu tố liên quan đến
việc từng có ý định tự tử, các yếu tố có ý nghóa thống
kê và có khả năng làm tăng hành vi cố gắng tự tử của
học sinh trong mẫu nghiên cứu bao gồm: nữ giới, có
nhiều hành vi nguy cơ, đã từng chịu nhiều hình thức
bạo lực từ bạn bè. Yếu tố hiện có người yêu/đã từng
có người yêu là yếu tố có liên quan đến việc đã từng
có ý định tự tử, tuy nhiên lại không có ý nghóa thống
kê giải thích cho việc đã từng cố gắng tự tử ở học
sinh THPT địa bàn nghiên cứu.

U

H
-

Các yếu tố có liên quan chặt chẽ đến tăng nguy
cơ có ý định tự tử bao gồm: nữ giới, có nhiều hành vi

nguy cơ (hút thuốc lá, sử dụng bia rượu, hút shisha,
sử dụng ma tuý, chất gây ảo giác), đã từng bị nhiều
hình thức bạo lực học đường (bị đánh, bị bắt nạt trực
tiếp, bị uy hiếp qua mạng xã hội, tin nhắn), đã từng
hoặc hiện có người yêu. Những yếu tố có liên quan
đến khả năng bảo vệ học sinh khỏi ý định tự tử bao
gồm: gắn kết bền chặt giữa học sinh với gia đình và
nhà trường, học sinh là người lạc quan và tin tưởng
vào tương lai. Ngoài ra, như phân tích ở trên cũng
đã đề cập và trong mô hình hồi quy đa biến, yếu tố
trường học: học sinh học trường công lập có nguy cơ
có ý định tự tử cao hơn so với trường ngoài công lập.

Tạp chí Y tế Công cộng, 2.2017, Số 43

.148

Gắn kết
gia đình

Nữ
Nam (*)

Tỉ số
chênh
lệch
.584**
-

Trung bình & kém


-1.409

.311

.516

-

-

1

Yếu tố dự đoán

Giỏi & khá (*)

P
value

OR

.025
-

.644
1

Ngoài công lập
Công lập

Là người sống nội tâm
Là người lạc quan, tin
tưởng vào tương lai

1.966
-.512

.603
.115

.837
1
.321

-.390**

.006

.289

Ly thân, ly hôn, khác

-.599

.2

.787

-


-

1

-.426

.437

.551

-

-

1

-.020**

.047

.025

Sống chung
Có người yêu
Hiện không có
Mức độ gắn kết cao

Gắn kết
nhà trường


Mức độ gắn kết cao

Hành vi
nguy cơ

Có nhiều hành vi nguy cơ

-.064*

.082

.165

.403**

.002

.259


| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |

Hành vi bạo
lực

Đã từng bị nhiều hình
thức bạo lực từ bạn bè

.308**


.012

0.310

Số quan sát (N) = 499, (*) = Nhóm so sánh,
— = Không có/không áp dụng.
Mức ý nghóa thống kê: Mức ý nghóa thống kê: ***p<0,00 ; **p<0,05;
*p<0,1

Bên cạnh đó, yếu tố có liên quan có khả năng
bảo vệ hành vi cố gắng tự tử bao gồm: tính cách
lạc quan, tin tưởng vào tương lai, mức độ gắn kết
gia đình cao. Như vậy, nếu so sánh tầm quan trọng
của yếu tố gắn kết gia đình và gắn kết nhà trường
với vai trò là yếu tố bảo vệ hành vi cố gắng tự tử ở
học sinh thì gắn kết gia đình có vai trò quan trọng
hơn. Bên cạnh đó, yếu tố đặc điểm loại trường học
(công lập, ngoài công lập) đã không còn ý nghóa
thống kê lý giải sự khác biệt về hành vi đã từng cố
gắng tự tử, mặc dù đây là yếu tố có liên quan đến
có ý định tự tử.

4. Bàn luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về
giới tính và hành vi có ý định tự tử: tỉ lệ học sinh nữ
đã từng có ý định tự tử hay cố gắng tự tử đều cao hơn
so với học sinh nam học sinh. Cũng ở nghiên cứu
này, phân tích số liệu cho thấy nếu như tỉ lệ nam giới
có các hành vi nguy cơ như đã từng hút thuốc lá, đã
từng uống hết một cốc bia/ chén rượu, sử dụng chất

gây nghiện, chất gây ảo giác hay có các hành vi bạo
lực (thể chất và tinh thần) đối với bạn bè đều cao
hơn so với học sinh nữ thì đối với tình trạng có ý định
tự tử và cố gắng tự tử, nữ giới lại có nguy cơ nguy cơ
cao hơn so với nam học sinh. Tuy nhiên, các hành vi
nguy cơ và hành vi bạo lực nói trên thực tế là yếu tố
giải thích và là yếu tố làm tăng nguy cơ có ý định tự
tử và cố gắng tự tử ở cả nam và nữ học sinh.

kê tốt hơn so với gắn kết nhà trường trong việc giải
thích hành vi này ở học sinh.
Nghiên cứu của tác giả Trần Bích Phượng được
thực hiện đối với học sinh tại 2 trường trung học cơ
sở (THCS) (12 – 15 tuổi) tại Hà Nội năm 2012 cũng
cho kết quả nghiên cứu khá tương đồng với nghiên
cứu này về yếu tố gắn kết nhà trường, sự quan tâm
từ cha mẹ là yếu tố bảo vệ học sinh có ý định tự tử,
trong khi đó việc từng bị bắt nạt là yếu tố nguy cơ
đối với việc có ý định tự tử của học sinh THCS [9].
Thực tế, một số nghiên cứu trên thế giới đã đề cập
đến tâm quan trọng của gắn kết gia đình và gắn kết
xã hội có thể là yếu tố bảo vệ đối với hành vi lệch
chuẩn của học sinh. Phân tích của Dubow và cộng sự
đối với 1384 học sinh THCS và THPT tại Mỹ năm
2008 cho thấy thực tế các biến số thuộc đặc điểm
nhân khẩu học không có nhiều ý nghóa thống kê giải
thích việc ý định tự tử hay cố gắng tự tử của học sinh,
trong khi đó sự quan tâm hỗ trợ xã hội (cụ thể là gia
đình và nhà trường) và những biến cố xảy ra trong
cuộc sống là yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ đối với

việc có ý định tự tử hay cố gắng tự tử [7].

H
P

5. Kết luận

U

H

Mô hình hồi quy đa biến đề cập ở trên cũng cho
thấy không đủ bằng chứng thống kê về mối quan
hệ giữa tình trạng hôn nhân của bố mẹ và việc đã
từng có ý định tự tử của học sinh trong mẫu nghiên
cứu. Như vậy, có thể thấy mức độ gắn kết bền chặt
giữa học sinh với cha mẹ và gia đình, học sinh có
mối quan hệ tốt với bố mẹ, được quan tâm, nhắc
nhở, được che chở, được tôn trọng, được tham gia
vào hoạt động gia đình mới là yếu tố quan trọng giải
thích có việc có ý định tự tử ở học sinh, cho dù có thể
gia đình đó bố mẹ hiện có sống cùng hay không sống
cùng nhau. Đối với hành vi đã từng có cố gắng tự tử,
việc gắn kết bền chặt với gia đình có ý nghóa thống

Kết quả nghiên cứu đã đưa ra những số liệu về
thực trạng cũng như các yếu tố có liên quan đến thực
trạng có ý định tự tử và cố gắng tự tử ở học sinh
THPT tại một quận nội thành Hà Nội. Với hơn 17%
học sinh đã từng có ý định tự tử và khoảng 5% học

sinh đã từng cố gắng tự tử, đây thực sự là vấn đề
đáng quan tâm của nhóm đối tượng này. Bên cạnh
yếu tố giới tính, loại trường học, nghiên cứu đã chỉ
ra rất rõ gắn kết nhà trường, đặc biệt là vai trò của
gắn kết gia đình bền chặt là yếu tố bảo vệ thực trạng
ý định tự tử, đã từng cố gắng tự tử của học sinh. Do
vậy, bên cạnh duy trì tinh thần lạc quan, tích cực
thì cần tăng cường truyền thông đối với nhà trường
và cha mẹ học sinh về những vấn đề này nhằm góp
phần làm giảm thực trạng này ở học sinh. Kết quả
nghiên cứu này có thể là gợi ý đối với gia đình, nhà
trường, và xã hội nói chung cần có chiến lược tổng
thể nhằm kiểm soát đồng thời nhiều hành vi nguy
cơ ở học sinh THPT, việc kiểm soát được các hành
vi nguy cơ như đề cập ở trên cũng đồng thời góp
phần làm giảm nguy cơ có ý định tự tử và cố gắng tự
tử, góp phần nâng cao tổng thể chất lượng sức khoẻ
thể chất và tinh thần ở nhóm học sinh THPT - nhóm
được coi là thế hệ tương lai của đất nước.

Tạp chí Y tế Công cộng, 2.2017, Số 43

11


| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tài liệu tham khảo.

Tiếng Anh


Tiếng Việt

5. Berkman, L. F., & Glass, T. (2000) “Social integration,
social networks, social support, and health”, In L. F. Berkman
& I. Kawachi, (Eds.). Social epidemiology, Oxford, UK,
Oxford University Press: 137–173.

1. Trần Thị Hồng (2012). “Hành vi nguy cơ về sức khoẻ của
thanh thiếu niên Việt Nam: Thực trạng và các yếu tố tác
động”. (Phân tích số liệu điều tra quốc gia về vị thành niên
và thanh niên Việt Nam năm 2003 và năm 2009)”, Luận án
Tiến sỹ, Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh.
2. Lê Cự Linh (2010). “Báo cáo chuyên đề: Chấn thương và
bạo lực ở thanh thiếu niên Việt Nam. Điều tra Quốc gia về Vị
thành niên và Thanh niên Việt Nam lần thứ 2”.
3. Lê Cự Linh, Nguyễn Thanh Nga, Nguyễn Đức Thành, Đào
Hoàng Bách (2008). “Thực trạng sức khỏe thanh thiếu niên
huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương: Các kết quả sơ bộ từ dự án
nghiên cứu dọc tại Chililab”. Tạp chí Y tế công cộng, 1(10).
4. Nguyễn Hằng Phương (2009). “Thực trạng và nguyên nhân
gây ra rối loạn lo âu ở học sinh trường trung học phổ thông
chuyên Quảng Bình”. Tạp chí Tâm lý hoïc, 6 (123): 57 – 63.

6. Borowsky, I.W. and et al (2001). “Adolescent Suicide
Attempts: Risks and Protectors”. American Academy of
Pediatrics, 107 (3): 485 - 493
7. Dubow, F.E. and et al (2010). “Correlates of Suicidal
Ideation and Attempts in a Community Sample of Junior
High and High School Students”. Journal of Clinical Child
Psychology, 18 (2): 158 – 166.

8. Kieling, C and et all (2011). “Child and adolescent mental
health worldwide: evidence for action”. The Lancet, 378
(9801): 1515 – 1525.

H
P

9. Tran Bich Phuong, Nguyen Thanh Huong and et al (2013).
“Factors associated with health risk behavior among school
children in urban Vietnam”. Glob Health Action 2013.
10. WHO (2003), Investing in the mental health, Genava.

U

H
12

Tạp chí Y tế Công cộng, 2.2017, Số 43



×