Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Ảnh hưởng của yếu tố sinh học và yếu tố xã hội đến sức khoẻ con người và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao sức khoẻ con người Vịêt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.01 KB, 33 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Con người là sản phẩm tiến hoá cao nhất của thế giới tự nhiên. Từ
trước đến nay vấn đề con người luôn mang tính thời sự và thu hút được sự
quan tâm nghiên cứu của các ngành khoa học. Cùng với khoa học tự nhiên,
các bộ môn khoa học xã hội luôn coi con người là đối tượng nghiên cứu cơ
bản của mình.
Ngày nay con người trở thành một nguồn lực đặc biệt của sản xuất, là
nguồn lực cơ bản và vô tận. Con người vừa là chủ thể, vừa là động lực và mục
tiêu của sự phát triển xã hội. Phát triển con người là mục tiêu cuối cùng của
sự phát triển và tăng trưởng kinh tế. Một trong những yếu tố quan trọng nhất
để phát triển con người là phải có sức khoẻ tốt. Theo quan điểm của giáo sư
Amartya Sen, người từng đoạt giải thưởng Nobel về kinh tế học, thì “sức
khoẻ là một trong những điều kiện cơ bản để đem lại giá trị cuộc sống cho
con người” (1). Sức khoẻ tốt hơn là điều mong muốn hàng đầu của cả nhân
loại trên toàn thế giới. Nhận thức rõ vấn đề này trong những năm gần đây
Đảng và Nhà nước ta đã xác định việc phát triển con người là nhiệm vụ trung
tâm của mọi chính sách kinh tế – xã hội. Đường lối phát triển kinh tế – xã hội
của Đảng hướng tới mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng,
văn minh, tạo điều kiện để mỗi con người được phát triển hài hoà cả về sức
khoẻ và trí tuệ, thể chất và tâm hồn. Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ
nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
cũng nhấn mạnh phát triển sức khoẻ là mục tiêu quan trọng của tiến trình phát
triển và được đặt ở vị trí cao: “Con người là vốn quý nhất của xã hội, quyết
định sự phát triển của mỗi quốc gia, trong đó sức khoẻ là tài sản quý giá nhất
của mỗi con người và toàn xã hội”. Sức khoẻ tốt là yếu tố thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế vì người có sức khoẻ sẽ có khả năng tạo ra nhiều của cải vật
chất hơn và có thể tận dụng được các cơ hội mà công cuộc đổi mới mang lại.
Vì vậy, đầu tư cho sức khoẻ phải được coi là trung tâm của các chính sách
1
phát triển kinh tế – xã hội. Để thực hiện tốt mục tiêu đó thì việc nghiên cứu để


nhận thức rõ vấn đề con người; vai trò của các yếu tố tác động đến sự phát
triển con người, đặc biệt là các yếu tố tác động đến sức khỏe con người, trên
cơ sở đó so sánh, đánh giá để tìm ra yếu tố cơ bản, nổi bật, tác động tới sức
khoẻ và sự phát triển con người, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao sức
khoẻ con người là một nhiệm vụ quan trọng và hết sức cần thiết.
Cùng với sự phát triển của khoa học nói chung về con người, những
thành tựu trong y, sinh học với những bước tiến mạnh mẽ trong công nghệ
gen, công nghệ tế bào, các nhà khoa học đã có thành công bước đầu trong
việc nhân bản vô tính người. Đặc biệt là thành công trong việc nghiên cứu tế
bào gốc và tương lai phát triển của nó đã đặt ra hàng loạt những vấn đề mới,
trong đó có vấn đề về lý luận đối với triết học. Khoa học cũng đã thành công
trong việc xác định nghiên cứu, định vị được các gen gây bệnh, các gen chi
phối một số chức năng của con người mà trước đây khoa học chưa lý giải
được. Những thành tựu đó đã mở ra nhiều hy vọng và tạo động lực cho các
nhà khoa học tiếp tục đi nghiên cứu sâu hơn về con người. Nhưng bên cạnh
đó cũng đã xuất hiện không Ýt những quan điểm đề cao xu hướng này mà Ýt
quan tâm hơn đến các khía cạnh khác (tâm lý, xã hội, tình cảm…) trong sự
phát triển, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ con người. Dưới góc độ triết học cần
phải được lý giải rõ hơn và cần có sự nghiên cứu tổng quát về vấn đề này góp
phần định hướng một cách khoa học cho việc chăm sóc sức khoẻ con người
cũng như sự phát triển của các ngành khoa học khác là một nhiệm vụ quan
trọng trong giai đoạn hiện nay.
Những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính
sách nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Trong văn
kiện Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: sức khoẻ của người Việt
Nam đã được cải thiện rõ rệt trong những thập kỷ vừa qua. Các chỉ tiêu sức
khoẻ nh tuổi thọ, trẻ em chết dưới 1 tuổi, dưới 5 tuổi…đều ở tỷ lệ khá tốt so
với mức thu nhập của nước ta và so với các nước có cùng thu nhập trên thế
2
giới. Tuy nhiên sự cải thiện đó không đồng đều giữa các vùng, miền và giữa

các tầng lớp xã hội. Ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa và người
nghèo, sức khoẻ thường được cải thiện chậm hơn so với thành phố, thị xã và
các tầng lớp khá giả.
Mô hình bệnh tật ở Việt Nam cũng có sự thay đổi đáng kể cùng với sự
phát triển của kinh tế - xã hội. Từ mô hình của các nước nghèo với các bệnh
nhiễm trùng và suy dinh dưỡng là chủ yếu thì đã và đang xuất hiện nhiều các
bệnh không nhiễm trùng như tim mạch, ung thư, tâm thần, tai nạn, thương
tích…
Về môi trường sống, ngoài sự ô nhiễm vi sinh vật vẫn còn dai dẳng
chưa được cải thiện đáng kể do chưa có điều kiện xử lý tốt chất thải sinh hoạt
(phân, rác) và các chất thải bệnh viện, ô nhiễm hoá chất ngày càng tăng do sử
dụng hoá chất trong công nghiệp ngày càng nhiều và chất thải công nghiệp
không được xử lý trước khi thải ra môi trường, kể cả các chất tồn dư của
chiến tranh hoá học trước đây. Tỉ lệ dân sử dụng nước sạch còn thấp. Về mặt
xã hội, song song với việc phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế ngày
càng mạnh mẽ, lối sống ở Việt Nam, đặc biệt là ở tuổi thanh, thiếu niên đang
có nhiều thay đổi với nhiều nguy cơ có hại cho sức khoẻ như sử dụng ma tuý,
rượu bia, thuốc lá, các bệnh lây truyền qua đường tình dục HIV/AIDS, stress
tâm lý…tuổi thọ tăng thì số người cao tuổi ngày càng nhiều. Thực trạng đó
đặt ra cho chóng ta mà nòng cốt là ngành y tế nhiều vấn đề cần phải giải
quyết trước mắt và lâu dài trong tương lai(16,tr218).
Sau hơn một thập kỷ thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa, Việt
Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về kinh tế - xã hội. Trong đó có
công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Những chính sách trong thời kỳ đổi
mới đã tác động không nhỏ đến sức khoẻ nhân dân và hệ thống y tế. Tình
hình đó đã và đang đặt ra những vấn đề cơ bản, cấp thiết đối với việc chăm
sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân như việc phân tích các yếu tố tác động đến
thực trạng sức khoẻ, đặc biệt là các yếu tố liên quan đến hệ thống chăm sóc
3
sức khoẻ, sự diễn biến cơ cấu bệnh tật, tìm ra những yếu tố cơ bản nhất tác

động đến sức khoẻ và việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân…Từ yêu cầu thực
tiễn đó cần thiết phải có sự luận chứng, cơ sở lý luận cho việc chăm sóc, bảo
vệ sức khoẻ nhân dân.
Ở nước ta còng nh trên thế giới đã có nhiều công trình, đề tài nghiên
cứu về con người dưới nhiều góc độ khác nhau và có giá trị đáng kể. Tuy
nhiên dưới góc độ triết học, nghiên cứu quan hệ giữa yếu tố sinh học và yếu
tố xã hội nhằm giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với việc nâng
cao sức khoẻ phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và phát triển sức khoẻ con
người Việt Nam hiện nay vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế đang là
vấn đề có tính cấp thiết cần được quan tâm nghiên cứu sâu hơn.
Từ tất cả những lý do trên tác giả chọn vấn đề: “Ảnh hưởng của yếu tố
sinh học và yếu tố xã hội đến sức khoẻ con người và một số giải pháp cơ bản
nhằm nâng cao sức khoẻ con người Vịêt Nam hiện nay” làm luận án tiến sĩ
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề con người là vấn đề trung tâm của mọi thời đại. Tất cả các
ngành khoa học ra đời và phát triển đều hướng tới việc phục vụ con người. Vì
vậy việc nghiên cứu vấn đề con người nói chung, nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình vận động, phát triển và sức khoẻ con người nhằm nâng
cao đời sống của con người đã được nghiên cứu từ sớm theo chiều dài lịch sử.
Các trường phái triết học phương Đông cổ, trung đại thường nhìn nhận
con người với tư cách là một thực thể bao gồm hai phần thể xác và linh hồn.
Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai yếu tố đó thì quan niệm của họ có sự
khác nhau. Trên cơ sở đó, quan niệm về bệnh tật và sức khoẻ đều tìm cách
giải thích những trạng thái bên trong cơ thể con người gắn liền với những yếu
tố của môi trường bên ngoài. Nổi bật nhất trong số các quan niệm đó là học
thuyết âm dương và học thuyết ngũ hành thời Trung Hoa cổ đại.
4
Ở phương Tây cổ đại đã có nhiều nhà triết học đi sâu nghiên cứu tìm
hiểu về con người và có những đánh giá khác nhau. Trong đó đã có những đại

biểu đưa ra những tiêu chí để phân biệt giữa con người và con vật. Tuy chưa
nói rõ con người khác hẳn con vật ở yếu tố xã hội nhưng Aritstốt đã gọi con
người là “động vật chính trị”. Danh y thế giới Hypôcrat cùng các môn đồ của
mình đã để lại hơn 50 tác phẩm có giá trị về nghề thuốc, về các yếu tố ảnh
hưởng đến sức khoẻ và sự tồn tại của con người. Ông đã có công tách y học
khỏi ảnh hưởng của tôn giáo, đưa ra thuyết thể dịch để giải thích các hiện
tượng sức khoẻ và bệnh tật. Ông cho rằng thầy thuốc cần chú ý đến cách sinh
hoạt, chế độ ăn, tuổi tác, hoàn cảnh sống của người bệnh, đất đai, nguồn
nước, thời tiết địa phương nơi có dịch bệnh. Tuy chưa đưa ra khái niệm yếu tố
sinh học, yếu tố xã hội và chỉ ra một cách cụ thể ảnh hưởng của nó với sức
khoẻ con người song ông đã biết bệnh tật có những nguyên nhân hiện diện ở
con người, môi trường xung quanh con người và phát triển theo quy luật tự
nhiên.
Thời trung cổ, dưới sự thống trị của tôn giáo và thần quyền, do trình độ
nhận thức cũng như ý thức tôn giáo, mặt sinh học nói riêng, vấn đề con người
nói chung Ýt được quan tâm nghiên cứu. Con người trong thời kỳ này cũng
nh tất cả bản chất, sức khoẻ của nó đều do sù quy định của chúa, của thượng
đế.
Bước sang thời kỳ phục hưng cùng với sự phát triển của các ngành
khoa học, vấn đề con người và giải phóng con người đã được nhiều nhà triết
học, khoa học tập trung nghiên cứu. Các môn khoa học về con người nh giải
phẫu học, sinh lý học, sinh lý học thần kinh cao cấp, sinh hoá, tâm lý học, tâm
thần…đã được phát triển một cách mạnh mẽ. Tuy vậy, cách nhìn con người
của họ vẫn chỉ dừng lại ở góc độ thể xác và tinh thần. Thời kỳ này tuy chưa
xuất hiện khái niệm yếu tố sinh học, yếu tố xã hội trong con người cũng như
chưa thấy được con người là một chỉnh thể sinh học – xã hội, song đã có
5
những nhà triết học, khoa học đưa ra quan niệm về sức khoẻ như Phanxi
Bêcơn, W.Hafvay và R. Đêcáctơ.
Vấn đề con người và sức khoẻ con người cũng được nhiều nhà triết học

trong triết học cổ điển Đức đi sâu nghiên cứu. Từ đó cũng xuất hiện nhiều
quan điểm khá phong phú và sâu sắc về con người tạo tiền đề ban đầu để các
nhà triết học, khoa học sau này tiếp tục nghiên cứu, phát triển con người.
Trong quá trình nghiên cứu con người tuy chưa dùng khái niệm sinh học, xã
hội, nhưng Hêghen đã có nhiều luận điểm lý giải khá sâu sắc về mối liên hệ
giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong con người. Ông cho rằng con
người vừa là chủ thể, vừa là kết quả của quá trình hoạt động của chính bản
thân chủ thể Êy. Hoạt động của con người càng phát triển bao nhiêu thì ý thức
càng mang bản chất xã hội bấy nhiêu. Tức là hai mặt tự nhiên và xã hội là
mâu thuẫn nhưng thống nhất với nhau chi phối con người. Ông đã đưa ra
quan niệm rất biện chứng về sống và chết, đã thấy được mối quan hệ giữa sức
khoẻ và bệnh tật với môi trường bên ngoài. Song hạn chế của ông là ông đã
biến con người thành con người tự ý thức, coi ý thức là phương thức tồn tại
duy nhất của con người. Còn Phoiơbắc khi nghiên cứu về con người đã lấy
con người sống, con người có cảm giác là điểm xuất phát của học thuyết duy
vật của mình. Theo ông, con người là sản phẩm cao nhất của tự nhiên. Con
người là một sinh vật có hình thể vật chất ở trong không gian và thời gian và
chỉ có như vậy nó mới có năng lực quan sát và suy nghĩ. Phoiơbắc đã gạt bỏ
cách tiếp cận về con người của các nhà duy tâm trong triết học cổ điển Đức
khi nghiên cứu xem xét con người chủ yếu nh một bản nguyên tinh thần.
Đồng thời theo họ chủ thể là trừu tượng, bản chất con người chỉ có tư duy,
còn thể xác không thuộc về bản chất con người. Ngược lại, theo Phoiơbắc chủ
thể là vật chất,là có cảm giác, chính thể xác với toàn bộ những thuộc tính của
nó là bản chất của con người. Ông cho rằng bản chất của con người là sự
thống nhất giữa tinh thần và thể xác. Theo ông, nếu áp dụng nguyên lý nhân
bản một cách đúng đắn thì chúng ta sẽ đi đến thừa nhận rằng: giới tự nhiên là
6
thực thể duy nhất và thực sự sinh ra con người. Theo Phoiơbắc thể xác của
con người là cơ sở vật chất cho sự thống nhất của con người. Thể xác đó là
một bộ phận của thế giới khách quan. Như vậy, đặc trưng của chủ nghĩa nhân

bản của Phoiơbắc là đi phủ nhận quan điểm nhị nguyên luận về con người,
đồng thời thừa nhận và luận chứng cho quan điểm duy vật về sự thống nhất
giữa tinh thần và thể xác, tư duy và tồn tại, giữa tâm lý và sinh lý, giữa khách
quan và chủ quan. Chủ nghĩa nhân bản của Phoiơbắc đã tìm thấy mối liên hệ
giữa thể xác và linh hồn. Hạn chế của Phoiơbắc về bản chất của con người thể
hiện ở chỗ ông coi con người như một thực thể sinh học chứ không phải là
thực thể xã hội. Ông đã đề cao khía cạnh tự nhiên của con người và cho rằng
bản tính tự nhiên của con người là sự Ých kỷ, sự Ých kỷ là phù hợp với tự
nhiên và tồn tại thực sự. Thực tế đã chứng minh ngược lại, không thể nghiên
cứu con người tách rời khỏi xã hội và các mối quan hệ xã hội. Cho nên khi
Phoiơbắc nghiên cứu những vấn đề của đời sống xã hội ông đã rơi vào duy
tâm và thần bí về cái gọi là “con người thực thể” của ông. Ông đã trừu tượng
hoá con người, nghĩa là không đặt nó trong quan hệ sản xuất để thấy được
tính năng động sáng tạo và tính biện chứng trong quá trình hoàn thiện, phát
triển của chính bản thân con người.
Học thuyết Mác – Lênin mở ra một cuộc cách mạng thực sự trong lịch
sử triết học. Nó là học thuyết về giải phóng con người. Học thuyết này vừa
khẳng định con người là một bộ phận của thế giới tự nhiên, vừa khẳng định
con người là một thực thể mang tính xã hội. Triết học Mác xít không tách rời
việc nghiên cứu nguồn gốc của con người, bản chất của con người với việc
vạch ra con đường giải phóng con người, khắc phục sự hạn chế trong việc
nghiên cứu con người một cách trừu tượng. Triết học Mác nghiên cứu con
người trên cơ sở là một chỉnh thể sinh học – xã hội. Trong các tác phẩm lớn
nh “chống Đuyrinh”, “Biện chứng của tự nhiên” và một số tác phẩm khác
Mác - Ăng ghen đã phân tích khá sâu sắc nguồn gốc hình thành và phát triển
của con người; vai trò của lao động và giao tiếp xã hội trong việc quyết định
7
bản chất con người. Tuy Mác và Ăngghen không đưa ra một định nghĩa nào
về sức khoẻ, bệnh tật, nhưng với quan niệm của các ông về con người là một
sinh vật - xã hội, về bản chất con người, về mối quan hệ chặt chẽ giữa sức

khoẻ, bệnh tật với các điều kiện sống, đặc biệt là các điều kiện kinh tế- xã
hội…….có giá trị rất lớn, có tính định hướng và là cơ sở có việc nghiên cứu
sức khoẻ, bệnh tật và công tác chăm sóc sức khoẻ cho con người.
Trong triết học phương Tây hiện đại khi đi sâu tìm hiểu nghiên cứu con
người, yếu tố sinh học và yếu tố xã hội đã được xem xét, nghiên cứu một cách
tương đối có hệ thống, Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu yếu tố sinh học
và yếu tố xã hội cũng như vai trò của chúng đối với con người, các tác giả
thường đề cao mét trong hai mặt mà chưa thực sự thấy con người là một thực
tế thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội.
Những người theo thuyết sinh học xã hội “ mà tiêu biểu là Uyn xơn khi
nghiên cứu ranh giới giữa mặt sinh vật và mặt xã hội đã tuyệt đối hoá yếu tố
sinh vật, chưa đánh giá đúng vai trò của yếu tố xã hội. Họ đi đến kết luận yếu
tố sinh học, yếu tố di truyền đóng vai trò quyết định trong quá trình hình
thành phát triển của con người.
Chủ nghĩa Đác Uyn xã hội một mặt biện hộ cho bạo lực và quyền lực
xã hội (kẻ mạnh chiến thắng). Mặt khác, kẻ chiến thắng có thể không phải là
cá nhân mạnh nhất mà là kẻ theo thời tầm thường (thích nghi tốt nhất). Bản
chất của chủ nghĩa Đác Uyn xã hội là làm dụng các qui luật sinh học.
Một số trường phái triết học nghiên cứu về con người với các góc độ
sinh học xã hội là” thuyết phân tâm học” của Phờrớt. Thuyết này đề cập chủ
yếu tới mặt tâm lý của con người, trong đó có vấn đề nhận thức, vấn đề tình
dục, vấn đề cái sinh học, cái xã hội và vấn đề vai trò của cảm xúc……Ông đã
lí giải theo cách riêng mối quan hệ giữa hành vi vô thức và hành vi bị chế ngự
bởi ý thức con người. Theo đó, khái quát mối quan hệ giữa vô thức và ý thức
đưa ra những quan điểm tương đối phong phú, bí hiểm về cấu trúc của tâm lý
con người. Ý tưởng chính mà Phờrớt và các học trò của ông hướng tới đó là
8
khoa học bị dồn Ðp những khuynh hướng sơ đẳng (những bản tính tự nhiên)
của con người từ khi còn nhỏ, chỉ dồn Ðp chứ không bị huỷ diệt hoàn toàn.
Những khuynh hướng này tồn tại dưới lớp vỏ những tập quán xã hội và lợi

dụng những cơ hội bất ngờ để thể hiện bằng những hình thức mức độ khác
nhau. Phờrớt coi quan hệ giữa sức khoẻ và bệnh tật là sự đấu tranh giữa bản
năng sống và bản năng chết trong con người.
Tiêu biểu cho những người theo chủ nghĩa hành vi là Skinơ. Ông ngoại
suy kết quả nghiên cứu hành vi của chuột và bồ câu trong điều kiện có kích
thích phức tạp vào con người và xã hội. Đây là một hình thức sinh học hoá
cực đoan đối với các hiện tượng xã hội. Nó phân định tính đặc thù của cái tâm
lý và xem xét các nhân tố môi trường, hoạt động tâm lý, cũng như mọi hành
vi của con người như là một hiện tượng cùng cấp độ. Việc lý giải đó có gắn
liền với việc phủ nhận tính đặc thù và vai trò của giá trị tinh thần trong hoạt
động của con người và chuyển sự lý giải của chúng sang ngôn ngữ của hành
vi sinh học. Theo quan điểm này, con người phải trở thành một cỗ máy sinh
học tự động. Skinơ hướng sự phê phán chủ yếu vào việc chống lại tư tưởng về
con người tự trị- chủ thể của nhận thức, của ý chí, của quyết định và trách
nhiệm. Ông cho rằng, có thể giải thích mọi kiểu hành vi của con người, kể cả
sự lựa chọn, tư duy, tình cảm thông qua những phản ứng của con người đối
với kích thích từ môi trường. Theo đó, khái niệm tự do, danh dự, giá trị của
con người là những khái niệm không có nội dung khách quan.
Quan niệm về vai trò quyết định của yếu tố bên ngoài đối với cuộc
sống của con người không phải là mới. Theo Skinơ, tất cả mọi thành công, sai
lầm của con người đều do môi trường và yếu tố bên ngoài quyết định. Tuy
nhiên, với quan niệm đó, ông không có ý định loại bỏ vấn đề trách nhiệm, tự
do và danh dự của con người. Ông cho rằng mô hình giải thích các hiện tượng
Êy theo một cách khác. Theo Skinơ, tự do là năng lực vốn có của cơ thể, năng
lực cho phép cơ thể né tránh các nhân tố bất lợi. Chủ nghĩa hành vi là cái có
khả năng cải biến những hành vi sai lầm của con người nhờ tạo ra sự hài hoà
9
xã hội và do vậy, không nên đem nó đối lập với chủ nghĩa nhân đạo. Thậm
chí ông còn cho rằng, chủ nghĩa nhân đạo đích thực có cơ sở của nó là hành vi
học- khoa học cho phép con người tạo ra một thế giới hài hoà nhất (86).

Nhà hành vi học K. Lorens người Áo, Richac Đônkin người Mỹ thì cho
rằng cái bản năng, cái bẩm sinh đóng vai trò quyết định trong con người.
Những người theo phái “ Kỹ thuật tâm lý” cho rằng sự tác động không
ám thị tới tâm lý con người bằng các phương tiện y học và các kỹ thuật hiện
đại nhằm cải biến hành vi xã hội. Nếu nguồn gốc của hành vi phạm tội được
coi là bản thân tư chất bẩm sinh của con người, thì theo đó, người ta chỉ có
thể loại bỏ lối suy nghĩ và hành động đi quá các chuẩn tắc bằng cách tác động
tới cơ thể con người mà trước hết và trực tiếp là tâm lý con người. G.I.
Râymôn coi việc sửa đổi hành vi như là việc sử dụng mọi hình thức liệu pháp.
Chẳng hạn như điện, liệu pháp hoá học, phẫu thuật tâm lý, liệu pháp tâm lý và
các biện pháp, các thủ thuật khác để làm thay đổi tâm trạng, hành vi, các đặc
điểm riêng biệt về tính cách của một người hay nhóm người(82). Theo G. I.
Râymôn sinh học hoá động cơ và nguyên nhân của hành vi con người cùng
với chủ nghĩa hành vi của Skinơ là cơ sở lý luận cho thực tiễn giám sát và sửa
đổi hành vi. Bác sĩ người Mỹ L. Đ.Prôctơ tin rằng đến thế kỷ XXI, các
phương tiện kích thích tâm lý sẽ cho phép đảm bảo trạng thái ý thức phù hợp
với chức năng định trước. Dựa vào kinh nghiệm của các nhà khoa học nổi
tiếng H. Đengađô - người đã kích thích bằng điện vào trung tâm thoả mãn, sợ
hãi, hưng phấn…Của động vật nhằm thay đổi trạng thái tương ứng. L.Đ,
Prôctơ cho rằng phương pháp đó áp dụng vào con người có thể hình thành “xã
hội tâm lý văn minh”, xã hội loại trừ được những cảm xúc không lành mạnh
và mang tính phá huỷ. M. Prarenti xem xét giám sát tâm lý chủ yếu là duy
trì “ luật pháp trật tự” ở Mỹ “ Tất cả những ai thoả mãn với điều kiện sinh tồn
thì đều bị bất ổn về nội tâm và do vậy, cần được chữa trị bằng các phương
tiện giám sát tâm lý”(87). Nh vậy, theo họ bản thân khái niệm về sức khoẻ có
sắc thái chính trị. Người khoẻ mạnh là người sống hoà bình và sẵn sàng hành
10
động theo mệnh lệnh của chỉ huy, còn người bệnh tật là người được sinh ra từ
sự bất bình xã hội.
Trong những năm gần đây một nhóm các nhà khoa học Mỹ nêu ra giả

thiết về chỉ số thông minh (I.Q) cho rằng sự thành công hay thất bại của con
người được quy định sẵn trong gen, không liên quan gì đến sự tác động của
môi trường và hoàn cảnh sống.
Trên nền tảng triết học Mác - Lênin, các nhà triết học, khoa học Liên
xô trước đây đã đi sâu nghiên cứu yếu tố sinh học, yếu tố xã hội, vai trò và
mối quan hệ của chúng đối với sự hình thành, tồn tại và phát triển của con
người. Trong số đó có thể kể đến một số bài viết, một số tác phẩm như: “Bản
tính tự nhiên và bản chất xã hội của con người” của E.V. Shokôlôra(18), ”Hai
cách tiếp cận chúng của vấn đề “Các sinh học cái xã hội” của Anđrêi
Bruslinxki (3). Khi đề cập đến yếu tố sinh học và yếu tố xã hội của con người
trong sự sáng tạo khoa học, viện sĩ B.M.Kêđrốp và viện sĩ N.P. Đubinin đều
nhấn mạnh vai trò của các yếu tố xã hội trong mọi hành động của con người
nhưng cũng không coi nhẹ yếu tố sinh học mà các ông gọi đó là những phần
của tự nhiên hay là những tiền đề tự nhiên (81,84).
Trong quá trình nghiên cứu “Sự tiến bộ của xã hội và vấn đề phát triển
sinh học thống nhất của con người” Cacxaepxkaia đã đề cập đến những vấn
đề có ý nghĩa phương pháp luận của sự tác động lẫn nhau của yếu tố sinh học
và yếu tố xã hội, về sự hình thành và phát triển bản tính con người và về
những vấn đề phương pháp luận của việc nghiên cứu sự phát triển cá thể của
con người hay về những giai đoạn, chu trình sống của con người và những
đặc điểm lịch sử của nó. Kết hợp cách tiếp cận cấu trúc và cách tiếp cận phát
sinh, tác giả phân ra ba mức độ tác động sinh học - xã hội: mức độ chung
(toàn cầu); mức độ đặc thù (trên cá thể) và mức độ đơn nhất (cá thể, cơ thể-
nhân cách). Tác giả không những cho rằng yếu tố xã hội có vai trò quyết định
mà còn nhấn mạnh vai trò quyết định của yếu tố xã hội với yếu tố sinh học
khi xem xét bất cứ khía cạnh nào vấn đề yếu tố sinh học và yếu tố xã hội.
11
Các tác giả Kaliugiơnaia và Xêrđiukôxkaia đi sâu nghiên cứu vai trò
của yếu tố sinh học, yếu tố xã hội trong sự hình thành cơ thể và đưa ra những
định nghĩa khác nhau về yếu tố sinh học và yếu tố xã hội của con người (83).

Nhìn chung, các tác giả đã đi sâu nghiên cứu yếu tố sinh học, yếu tố xã
hội, vai trò cũng nh mối liên hệ giữa chúng trong quá trình hình thành, phát
triển của con người. Từ đó đi đến kết luận con người là một chỉnh thể sinh
học- xã hội. Hai mặt sinh học và xã hội không tách rời nhau, không đối lập
nhau mà thống nhất biện chứng với nhau. Con người là sản phẩm của thế giới
tự nhiên nhưng được hình thành phát triển qua quá trình lao động và quan hệ
xã hội.
Ở Việt Nam từ trước đến nay đã có nhiều tác phẩm, các bài viết, các
công trình nghiên cứu về con người ở nhiều khía cạnh khác nhau. Những năm
về trước dưới góc độ triết học, con người thường được bàn đến với tư cách là
con người mới xã hội chủ nghĩa mà ở đó chủ yếu đề cập đến nghĩa vụ của
công dân đối với đất nước, vấn đề quyền lợi, sự công bằng xã hội cũng được
đề cập đến nhưng còn mang tính tư biện, Ýt gắn liền với thực tế. Những nhu
cầu tự nhiên, tất yếu và sức khoẻ của con người chưa được quan tâm thích
đáng.
Trong những năm gần đây, kể từ Đại hội Đảng lần thứ VI, trong các
nghị quyết của các kỳ đại hội, Đảng đã đặt con người vào vị trí trung tâm
của mọi chính sách kinh tế - xã hội, thì việc nghiên cứu về con người ngày
càng được chú trọng hơn. Các công trình nghiên cứu con người đã đề cập đến
nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau. Chủ đề thường được chú ý đến trong
các công trình nghiên cứu là nguồn gốc, bản chất con người, nhân tố con
người trong lực lượng sản xuất, quyền con người, mối quan hệ giữa con người
với tự nhiên, yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong con người…
Trong số đó, có một số công trình có tính chất lí luận là cơ sở cho sự
phát triển con người trong giai đoạn hiện nay ở nước ta của tác giả: Đặng Hữu
Toàn (66,tr9), Hồ Sĩ Quí 43), Nguyễn Anh Tuấn (72,tr24), Vũ Trọng Dung
12
(19,tr58), Trần Văn Toàn (67,tr59), Đặng Xuân Kỳ (40,tr29), Lê Quang Hoan
(27), Trần Văn Giàu (59,tr6) Vò Minh Tâm (74), Phạm Thị Ngọc Trầm
(69) Những công trình này đã làm rõ thêm những luận chứng khoa học của

chủ nghĩa Mác- Lênin về nguồn gốc, bản chất con người. Trên cơ sở đó là
tiền đề quan trọng cho các nhà triết học cũng nh các nhà khoa học thuộc các
chuyên ngành khác đi sâu nghiên cứu nhằm mục đích phát triển con người.
Mét trong số công trình chất tổng hợp đề cập đến những vấn đề toàn diện xác
định cơ sở cho chiến lược con người và sự phát triển xã hội như : đề tài cấp
nhà nước mang mã số KX- 07 và KX - 05 do giáo sư, viện sĩ Phạm Minh Hạc
làm chủ nhiệm đề tài. Bên cạnh đó đó là các công trình của các tác giả: Phạm
Minh Hạc (22,tr3), Nguyễn Văn Huyên (36), Nguyễn Trọng Chuẩn (9), Lê
Hữu Tầng (75,tr7) Vương Thị Bích Thuỷ (63,tr43) các công trình này đã
làm rõ thêm về vị trí và vai trò của nhân tố con người trong sù nghiệp đổi mới
ở nước ta, từ đó đưa ra những quan điểm mới về sự phát triển và tiến bộ xã
hội. Qua đó cũng đã khẳng định triết học hướng tới cái đích đó là sự hạnh
phúc của con người, vì sự tiến bộ và phát triển, hướng con người tới, chân,
thiện, mỹ; triết học có nghĩa vụ góp phần làm tăng thêm khả năng của con
người trong quá trình cải tạo thế giới khách quan.
Một số công trình có tính chất chuyên khảo của các tác giả: Trần Phương
Hạnh (25), Vũ Trọng Hùng (35), Phạm Thành Hổ (33), Nguyễn Đình Khoa
(39), Phạm Thị Ngọc Trầm (70,tr26), Lê Nam Trà, Từ Giấy, Vũ Triệu An….
đã đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu khả năng của con người, sinh vật hoàn chỉnh
nhất của thế giới tự nhiên. Qua đó, góp phần khẳng định con người chính là
đối tượng để triết học và các khoa học khác tiếp tục nghiên cứu, đưa ra những
luận chứng khoa học cho quá trình chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho con
người.
Một số công trình đã đi vào nghiên cứu trực tiếp yếu tố sinh học, yếu
tố xã hội, mối quan hệ giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội của các tác
13
giả: “Nguyễn Trọng Chuẩn(10,tr13), Trần Đức Long(44,tr17), Vũ Thiện
Vương (80,tr30), Vũ Tùng Hoa(32), Nguyễn Thừa Nghiệp(53) …. dựa trên
những luận cứ khoa học, các tác giả đã đạt được những kết quả nghiên cứu
khá sâu sắc và hệ thống về mối liên hệ giữa yếu tố sinh học và và yếu tố xã

hội trong con người, đưa ra được một số giải pháp cơ bản cho việc nghiên
cứu, phát triển con người.
Thời kỳ đổi mới, lĩnh vực sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ xuất hiện
những vấn đề mới có tính chất thời sự, cấp thiết, đã có nhiều tác giả, với các
công trình nghiên cứu đề cập về các vấn đề này. Dưới góc độ triết học có một
số tác giả như: Trần Văn Thuỵ (65,tr67), Lê Hồng Khánh (38) và tác giả
Nguyễn Hiền Lương(45) đã đi vào nghiên cứu khía cạnh triết học – xã hội của
vấn đề sức khoẻ. Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, con
người là một chủ thể thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội. Các công
trình đã nghiên cứu một số điều kiện ảnh hưởng đến sức khoẻ, bệnh tật của
con người, bước đầu đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất
lượng của công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân. Một số tác giả
khác đi vào nghiên cứu những lĩnh vực y tế cụ thể như vấn để bảo hiểm y tế,
chính sách y tế, chăm sóc sứckhoẻ cho người nghèo, mô hình bệnh tật, vấn đề
y đức hay thống kê, tổng kết về bệnh tật ở nước ta hiện nay như một số bài
viết, công trình của cố GS Đỗ Nguyên Phương, GS Lê Ngọc Trọng, PGD
Trần Thị Trung Chiến, Lê Thế Thự, Phạm Ngọc Chương v.v…
Có thể nói từ trước đến nay ở nước ta đã có một số công trình nghiên
cứu về yếu tố sinh học, yếu tố xã hội và mối quan hệ của chúng đối với sự
hình thành, phát triển của con người; một số công trình đã đi vào nghiên cứu
về sức khởe dưới góc độ triết học, góc độ y học nói chung nhưng chưa có
công trình nào trực diện đi vào nghiên cứu sự ảnh hưởng của yếu tố sinh học,
yếu tố xã hội, tìm ra những yếu tố cơ bản nổi bật ảnh hưởng trực tiếp, thường
xuyên đến sức khoẻ con người Việt Nam để từ đó đưa ra các giải pháp tổng
14
thể, hiệu quả nhằm nâng cao sức khoẻ cho con người Việt Nam hiện nay. Đây
là vấn đề luận án quan tâm.
3. Mục đích nhiệm vụ của luận án
Mục đích: Xem xét ảnh hưởng của yếu tố sinh học, yếu tố xã hội cơ bản
đối với sức khoẻ con người. Trên cơ sở đó nêu lên một số giải pháp cơ bản

nâng cao sức khoẻ con người ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Để đạt được mục đích đó, luận án có nhiệm vụ:
- Phân tích, đánh giá sự ảnh hưởng của yếu tố sinh học đối với sức khoẻ
con người.
- Phân tích, đánh giá sự ảnh hưởng của yếu tố xã hội đối với sức khoẻ con
người.
- Trình bày một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao sức khoẻ cho con
người ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận của luận án là Học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về con người và phát triển con
người. Đồng thời luận án cũng tham khảo các tài liệu, công trình nghiên cứu,
các bài viết của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề luận án quan tâm.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận án áp dụng phương pháp duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử: kết hợp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu
tượng hóa, lịch sử, lôgíc, kết hợp giữa phân tích lý luận và chứng minh bằng
tài liệu khoa học.
5. Cái mới của luận án
- Trên cơ sở phân tích đánh giá sự ảnh hưởng của yếu tố sinh học, yếu tố
xã hội đối với sức khoẻ con người, tìm ra những yếu tố sinh học, xã hội cơ
bản nhất tác động đến sức khoẻ con người.
- Vạch ra sù thay đổi của cơ cấu bệnh tật ở nước ta với quá trình biến đổi
sinh học - xã hội trong con người Việt Nam ở giai đoạn hiện nay.
15
- Trình bày một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao sức khoẻ cho con
người Việt Nam trong điều kiện hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về mặt lý luận: trên cơ sở nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố sinh học và
yếu tố xã hội với sức khoẻ của con người, luận án có thể dùng làm tài liệu
tham khảo trong công tác nghiên cứu những vấn đề triết học trong y học.

- Về mặt thực tiễn: luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc xây
dựng những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong chăm sóc và bảo vệ sức
khoẻ cho nhân dân ta hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Phần nội dung gồm: 3 chương 9 tiết.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: YẾU TỐ SINH HỌC VÀ SỨC KHOẺ CON NGƯỜI
1.1. Quan điểm hiện đại về sức khoẻ
Lịch sử phát triển của xã hội loài người luôn gắn liền với sức khởe và
bệnh tật. Các quan điểm về sức khoẻ là một quá trình kế thừa phát triển không
ngừng.
1.1.1. Sơ lược các quan điểm về sức khoẻ trong lịch sử
16
- Quan niệm của người nguyên thuỷ
- Quan niệm của người phương Đông cổ, trung đại
- Quan điểm của các nhà tư tưởng phương Tây
+ Quan niệm của người phương Tây cổ đại.
+ Quan niệm về sức khỏe thời trung cổ.
+ Quan niệm về sức khoẻ thời cận đại.
1.1.2. Quan điểm hiện đại
- Một sè khuynh hướng cơ bản
+ Quan điểm của các nhà y học.
+ Quan điểm của các nhà tâm lý.
+ Quan điểm của các nhà xã hội học.
- Quan điểm tổng quan
Theo tổ chức y tế thế giới : "Sức khoẻ là một trạng thái thoải mái toàn
diện về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải là tình trạng không có
bệnh hay thương tật theo nghĩa thông thường".
+ Sức khoẻ thể chất.

+ Sức khoẻ tinh thần.
+ Sức khoẻ xã hội.
1.2. Yếu tố sinh học và sức khoẻ
1.2.1. Yếu tố sinh học là gì ?
- Một sè quan niệm về yếu tố sinh học lịch sử.
+ Quan niệm của các nhà triết học Trung Quốc cổ đại.
+ Quan niệm của một số nhà ngụy biện phương Tây.
+ Thuyết Đác Uyn xã hội và thuyết dân số của Mantuýt.
+ Chủ nghĩa hiện thực khoa học (Darlingtơn, K.lorens, Uynxơn).
17
+ Thuyết phân tâm học của Phờrớt.
+ Chủ nghĩa chánh vi (Skinơ).
+ Phái kỹ thuật tâm lý.
- Quan điểm của triết học Mác – Lênin
+ Cơ sở nghiên cứu: dựa trên thế giới duy vật và phương pháp luận
biện chứng.
+ Con người là một chỉnh thể thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội
+ Yếu tố sinh vật: có thể hiểu đó là những yếu tố hữu sinh, hữu cơ,
những cái phát sinh gắn bó với tổ tiên động vật của con người, những cái làm
cho con người hình thành và hành động như một cá thể, như một hệ thống
phục tùng các quy luật sinh học, hoặc cũng có thể coi đó là toàn bộ những tiền
đề sinh học của con người.
1.3. Vai trò của yếu tố sinh học đến sức khoẻ con người
1.3.1. Ảnh hưởng của môi trường tự nhiên đối với sức khoẻ
- Con người là sản phẩm tiến hoá cao nhất của thế giới tự nhiên. Sự
xuất hiện và tồn tại của con người luôn có mối liên hệ mật thiết với môi
trường tự nhiên.
- Ảnh hưởng của môi trường tự nhiên lên con người theo hai con đường
xã hội và sinh học mang tính phổ quát ở tất cả những chức năng sống và tồn
tại của con người. Trong quá trình nghiên cứu có thể khái quát thành các

nhóm ảnh hưởng sau đây:
+ Ảnh hưởng của cách thức kiếm thức ăn đến hình dạng cơ thể.
+ Ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu và sự biến đổi khí hậu đối với
sức khoẻ.
+ Ảnh hưởng của yếu tố địa lý hoá lên sức khoẻ con người
+ Tác động của con người đến các hệ sinh thái, sinh quyển và chất lượng
sống.
18
1.3.2. Ảnh hưởng của quá trình trao đổi chất với sức khoẻ
- Vai trò của quá trình trao đổi chất đối với sự sống và sức khoẻ.
- Sự rối loạn thành phần của quá trình trao đổi chất đối với sức khoẻ:
+ Sự chuyển hoá và rối loạn chuyển hoá Gluxit
+ Sự chuyển hoá và rối loạn chuyển hoá Lipit
+ Sự chuyển hoá và rối loạn chuyển hoá Prôtit
+ Sự rối loạn chuyển hoá các vitamin, chất khoáng yếu tố vi lượng, chất
xơ và nước.
- Sự rối loạn của các hệ cơ quan trong quá trình trao đổi chất.
+ Hệ tiêu hoá
+ Cơ quan bài tiết
+ Hệ bài tiết
+ Hệ bạch huyết
1.3.3. Khả năng tự vệ đối với sức khoẻ
- Khả năng tự vệ một đặc trưng cơ bản của sinh vật
- Khả năng tự vệ với sức khoẻ của con người.
+ Cơ chế bảo vệ không đặc hiệu
• Hàng rào vật lý
• Hàng rào vi sinh vật
• Hàng rào hoá học
• Hiện tượng thực bào
• Phản ứng sốt

• Viêm cấp không đặc hiệu
+ Hệ thống miễn dịch và sự bảo vệ đặc hiệu
19
• Miễn dịch trung gian tế bào
• Miễn dịch trung gian kháng thể
• Trí nhớ miễn dịch
• Dị ứng
+ Khả năng tự vệ chủ động của con người
1.3.4. Khả năng tự điểu chỉnh của cơ thể
- Vai trò của hệ nội tiết đối với sức khoẻ
+ Sự hoạt động của tuyến yên và tuyến tùng
+ Sự hoạt động của tuyến giáp và tuyến cận giáp
+ Sự hoạt động của tuyến thượng thận
+ Sự hoạt động của một tuyến khác (tuyến sinh dục, tuyến tụy )
- Ảnh hưởng qua lại giữa tâm hồn và sức khoẻ
- Ảnh hưởng của quá trình sinh sản và sức khoẻ
- Quá trình tiến hoá và sức khoẻ.
20
CHƯƠNG II: YẾU TỐ XÃ HỘI VÀ SỨC KHOẺ
2.1. Khái niệm yếu tố xã hội
2.1.1. Một số quan niệm về yếu tè xã hội trong lịch sử
- Quan điểm của các nhà triết học phương Đông
- Quan điểm của các nhà triết học phương Tây
+ Quan niệm của các nhà triết học thời cổ đại
+ Quan niệm của các nhà triết học thời cổ điển Đức
+ Quan điểm của các nhà xã hội học Pháp
+ Quan điểm của các nhà triết học nhân bản.
+ Quan điểm của các học giả tư sản
2.1.2. Quan điểm của triết học Mác – Lênin
- Con người là một chỉnh thể thống nhất giữa mặt sinh vật về mặt xã hội

+ Mặt sinh vật là điều kiện, là tiền đề
+ Mặt xã hội đóng vai trò quyết định.
- Quan điểm tổng quan về yếu tố xã hội : yếu tố xã hội là tất cả những
quan hệ, những biến đổi xuất hiện do ảnh hưởng của các điều kiện xã hội
khác nhau, những quan hệ về mặt xã hội tạo nên cá nhân con người. Trong
đại đa số các trường hợp nếu thiếu chúng thì nhiều đặc tính, nhiều cấu trúc, ví
dụ ngôn ngữ, tư duy trừu tượng, quy phạm đạo đức sẽ không bao giờ hình
thành được.
2.2. Vai trò của yếu tố xã hội đối với sức khoẻ
2.2.1. Các yếu tố xã hội cơ bản tác động đến sức khoẻ
- Hội nghị y tế Alma – ata (12/9/1978) đưa ra 14 yếu tố
- Các nhà y tế Việt Nam chia thành 4 nhóm yếu tố.
21
+ Những yếu tố tác động về cơ cấu liên quan đến các điều kiện kinh tế –
xã hội, văn hoá và môi trường (trong bối cảnh của Việt Nam những yếu tố
quan trọng nhất thuộc nhóm này gồm tăng trưởng kinh tế, đói nghèo, thiên tại,
thảm hoạ và những hậu quả lâu dài của chiến tranh).
+ Những yếu tố tác động liên quan đến giáo dục, dịch vụ, y tế, nông
nghiệp và sản xuất lương thực thực phẩm, nước và điều kiện vệ sinh, môi
trường làm việc và giao thông.
+ Các yếu tố liên quan đến lối sống của cá nhân dẫn đến những tác động
tiêu cực đối với sức khoẻ như: thuốc lá, rượu, ma tuý cũng như lối sống như
tập thể dục, thể thao, thãi quen ăn uống lành mạnh và tình dục an toàn.
+ Mạng lưới xã hội, cộng đồng và phân cấp địa phương có tác dụng hỗ
trợ các cá nhân và gia đình, bảo vệ họ khỏi các điều kiện xấu về tâm lý xã hội
và sức khoẻ nói chung.
2.2.2. Một số yếu tố xã hội cơ bản nổi bật ảnh hưởng đến sức khoẻ
của người Việt Nam hiện nay.
2.2.2.1. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế – xã hội
- Mối quan hệ giữ phát triển kinh tế và sức khoẻ

- Các chính sách kinh tế – xã hội
+ Chiến lược phát triển kinh tế (lành mạnh, không lành mạnh)
+ Sự ổn định của mô hình kinh tế.
+ Chính sách xoá đói giảm nghèo
+ Công bằng xã hội
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế
+ Khía cạnh tích cực (trực tiếp, gián tiếp)
+ Khía cạnh tiêu cực (môi trường sống bị ô nhiễm, xu hướng CNH xuất
hiện các bệnh mới, thay đổi thói quen sinh hoạt, có hại đối với sức khoẻ, sự
gia tăng lây nhiễm và các tai nạn xa hội).
22
2.2.2.2. Sự ảnh hưởng của môi trường xã hội đối với sức khoẻ
- Vai trò của môi trường gia đình đối với sức khoẻ
Gia đình là các nơi trực tiếp sản sinh, chăm sóc cho sự phát triển của các
tố chất di truyền, sinh học.
+ Điều kiện kinh tế gia đình (đói nghèo, hay đầy đủ)
+ Tình cảm gia đình và sức khoẻ
+ Trình độ văn hoá của gia đình
- Sự ảnh hưởng của môi trường xã hội bên ngoài gia đình
+ Chế độ xã hội tiến bộ hay lạc hậu (đường lối, chính sách, luật pháp,
tính chất, đặc điểm của lực lượng sản xuất, nghi lễ thói quen, tập quán).
+ Sự ảnh hưởng trực tiếp của tổ chức xã hội nơi cá nhân tồn tại (cơ cấu
tổ chức, điều kiện làm việc, lao động).
2.2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ liên quan đến lối sống
- Tác hại của thói quen hút thuốc lá
+ Ảnh hưởng trực tiếp
+ Ảnh hưởng gián tiếp
- Tác hại của thói quen uống rượu
+ Tác động trực tiếp của việc lạm dụng rượu, bia với sức khoẻ
+ Tác động gián tiếp của việc nghiện rượu đối với sức khoẻ

- Các yếu tố liên quan đến lối sống quan trọng khác và sức khoẻ
+ Sử dụng ma tuý
+ Chế độ dinh dưỡng
+ Thể dục, thể thao
+ Sự hoà nhập với xã hội
2.2.2.4. Vai trò của hệ thống y tế trong chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ
23
- Sự bố trí mạng lưới y tế
+ Tổ chức hệ thống y tế
+ Chức năng của các cơ sở y tế
+ Vấn đề còn tồn tại
- Chính sách y tế
+ Chiến lược phát triển y tế
+ Các giải pháp nhằm nâng cao sức khoẻ nhân dân (công bằng, xã hội
hoá công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ).
+ Dự phòng
- Đội ngũ cán bộ y tế
+ Số lượng, cơ cấu, chất lượng
+ Phân bố và sử dụng
+ ChÝnh sách đào tạo
- Những ưu điểm và những vấn đề còn tồn tại
24
CHƯƠNG III
TÌNH HÌNH SỨC KHOẺ, MÔ HÌNH BỆNH TẬT VÀ TỬ VONG
VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO
SỨC KHOẺ CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Tình hình sức khoẻ và mô hình bệnh tật ở Việt Nam hiện nay
3.1.1. Đánh giá chung
- Tuổi thọ trung bình
+ Hy vọng sống sau sinh

+ Tuổi thọ trung bình hiệu chỉnh theo ốm đau và bệnh tật
- Tình hình sức khoẻ trẻ em
+ Tỷ lệ tử vong trẻ em
+ Suy dinh dưỡng trẻ em
- Thiếu vi chất và dinh dưỡng
+ Thiếu Vitamin A
+ Thiếu Iốt
+ Thiếu máu do thiếu sắt
- Tình trạng chăm sóc sức khoẻ sinh sản
+ Tình hình tử vong mẹ
+ Tỷ suất sinh
+ Những chỉ số sinh sản khác
3.1.2. Mô hình bệnh tật và tử vong
3.1.2.1. Mô hình bệnh tật
- Tình hình bệnh nhiễm trùng
- Tình hình bệnh không nhiễm trùng
25

×