Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Chi phí điều trị ngoại trú tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện đa khoa diên khánh, tỉnh khánh hòa năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

NGUYỄN QUỐC HUY

H
P

CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TĂNG HUYẾT ÁP
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA DIÊN KHÁNH,
TỈNH KHÁNH HÒA,
NĂM 2021

U

H

LUẬN VĂN

THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

HÀ NỘI, 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

NGUYỄN QUỐC HUY



H
P

CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TĂNG HUYẾT ÁP
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA DIÊN KHÁNH,
TỈNH KHÁNH HÒA,
NĂM 2021

U

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS LÃ NGỌC QUANG
2. PGS.TS VŨ ĐÌNH THIỂM

HÀ NỘI, 2020


i

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................

ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 4
1.1
Tổng quan về tăng huyết áp và điều trị tăng huyết áp.
4
1.1.1 Tăng huyết áp ........................................................................................... 4
1.1.2 Quản lý điều trị tăng huyết áp .................................................................. 4
1.2
Chi phí và phương pháp phân tích chi phí điều trị ngoại trú THA.
5
1.2.1 Khái niệm chi phí và giá. .......................................................................... 5
1.2.2 Khái niệm chi phí khám chữa bệnh. ......................................................... 5
1.2.3 Phân loại chi phí trong khám chữa bệnh. ................................................ 6
1.2.4 Phân tích chi phí và phương pháp phân tích chi phí. .............................. 6

H
P

1.3
. Các nghiên cứu về chi phí điều trị THA và một số yếu tố liên quan đến chi phí
điều trị THA.
10
1.3.1. Chi phí điều trị THA. ............................................................................... 10
1.3.2. Một số yếu tố liên quan đến chi phí điều trị và chi phí điều trị THA. ..... 13
1.4. Giới thiệu địa điểm nghiên cứu
1.5.

Khung lý thuyết

U


14
15

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................... 17
2.1

. Đối tượng nghiên cứu

2.2

. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

17

2.3

. Thiết kế nghiên cứu

17

H

17

2.4
. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu.
17
2.4.1. Cỡ mẫu. .................................................................................................... 17
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu. ......................................................................... 18

2.5

. Công cụ thu thập số liệu.

18

2.6

. Phương pháp thu thập số liệu.

19

2.7

. Quy trình thu thập thơng tin.

19

2.8

. Các biến số nghiên cứu.

20

2.9
.Phương pháp phân tích số liệu và chi phí
20
2.9.1 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................... 20
2.9.2 Phương pháp phân tích chi phí .............................................................. 20
2.10


. Đạo đức nghiên cứu.

22

2.11

. Sai số và biện pháp khắc phục

22

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 24
3.1.

Một số đặc điểm chung của ĐTNC

24


ii

3.2.

Chi phí và phân tích chi phí điều trị THA của ĐTNC

29

3.1.

Một số yếu tố liên quan đến chi phí chi phí điều trị THA của ĐTNC


38

Chương 4. BÀN LUẬN ............................................................................................ 45
4.1.

Một số đặc điểm chung của ĐTNC.

45

4.2.

Chi phí điều trị ngoại trú THA của ĐTNC.

46

4.3.

Một số yếu tố liên quan đến chi phí điều trị ngoại trú THA của ĐTNC. 54

4.4. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số

57

KẾT LUẬN ............................................................................................................... 59
Chi phí điều trị ngoại trú THA của ĐTNC.

59

Một số yếu tố liên quan đến chi phí điều trị ngoại trú THA của ĐTNC.


59

KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................

H
P

PHỤ LỤC ......................................................................................................................

H

U


iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BKLN

Bệnh không lây nhiễm

BV


Bệnh viện

BVĐK

Bệnh viện đa khoa

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

ĐTV

Điều tra viên

PV

Phỏng vấn

THA

Tăng huyết áp

TLN

Thảo luận nhóm

TTYT

Trung tâm y tế


TYT

Trạm Y tế

SYT

Sở Y tế

H

U

H
P


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. 1. Ngun tắc điều trị Tăng huyết áp ...................................................5
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1. Thông tin nhân khẩu học của người tham gia nghiên cứu theo thông tin
điều lưu tại cơ sở y tế(n=252). .........................................................................24
Bảng 3. 2. Một số đặc điểm cá nhân của ĐTNC qua phỏng vấn(n=252). ......25
Bảng 3. 3. Đặc điểm về tình trạng sức khoẻ của người bệnh (n=252). ...........26
Bảng 3. 4. Sự tuân thủ các chế độ điều trị của người bệnh THA (n=252). .....27
Bảng 3. 5. Một số đặc điểm của người chăm sóc đi cùng người bệnh (n=252).28

H
P


Bảng 3. 6. Chi phí điều trị THA cụ thể theo đơn giá bệnh viện qua thông tin điều lưu
tại cơ sở y tế (n=252). ......................................................................................29
Bảng 3. 7. Chi phí điều trị THA cụ thể người bệnh cùng chi trả theo thông tin điều
lưu tại cơ sở y tế (n=252).................................................................................30
Bảng 3. 8. Tổng Chi phí điều trị THA của người bệnh theo thơng tin điều lưu tại cơ

U

sở y tế (n=252). ................................................................................................31
Bảng 3. 9. Chi phí trực tiếp điều trị THA qua phỏng vấn người bệnh (n=252).33

H

Bảng 3. 10. Thực trạng mua thuốc tự điều trị và máy huyết áp cá nhân của người
bệnh (n=252). ...................................................................................................34
Bảng 3. 11. Chi phí mua thuốc tự điều trị và máy đo huyết áp của người bệnh.35
Bảng 3. 12. Chi phí trực tiếp điều trị ngoại trú THA mà người chăm sóc người bệnh
chi trả (n=109). ................................................................................................35
Bảng 3. 13. Chi phí gián tiếp trong lần điều trị ngoại trú THA của người bệnh và
người chăm sóc (n=252). .................................................................................36
Bảng 3. 14. Chi phí điều trị ngoại trú THA của người bệnh/năm (n=252). ....36
Bảng 3. 15. Mối liên quan giữa một số yếu tố nhân khẩu học của ĐTNC với chi phí
điều trị ngoại trú THA. ....................................................................................38
Bảng 3. 16. Mối liên quan giữa một số đặc điểm cá nhân khác của ĐTNC với chi phí
điều trị ngoại trú THA theo đơn giá bệnh viện................................................39


v


Bảng 3. 17. Mối liên quan giữa một số đặc điểm sức khoẻ ĐTNC với chi phí điều trị
ngoại trú THA theo đơn giá bệnh viện. ...........................................................40
Bảng 3. 18. Mối liên quan giữa sự tuân thủ các chế độ điều trị của ĐTNC với chi phí
điều trị ngoại trú THA theo đơn giá bệnh viện................................................41
Bảng 3. 19. Một số đặc điểm của người chăm sóc đi cùng người bệnh (n=252).
..........................................................................................................................42
Bảng 3. 20. Phân tích hồi quy đa biến các yếu tố liên quan đến chi phí điều trị ngoại
trú THA của ĐTNC. ........................................................................................43
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biều đồ 3. 1. Tỷ lệ người bệnh có cùng chi trả trong lần khám bệnh (n=252).32

H
P

Biều đồ 3. 2. Tỷ lệ chi trả cho các dịch vụ khám chữa bệnh THA ngoại trú của người
bệnh trong một đợt khám bệnh theo thông tin điều lưu (n=252). ...................32
Biều đồ 3. 3. Tỷ lệ các chi phí điều trị ngoại trú THA trong lần khám của người bệnh
(n=252).............................................................................................................37

H

U


vi

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Tăng huyết áp (THA) là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim và đột quỵ, là nguyên
nhân gây tử vong khoảng 7,5 triệu người trên toàn thế giới. Việc tiến hành đánh giá và phân
tích chi phí điều trị THA ở cơ sở y tế tuyến huyện sẽ cung cấp những bằng chứng cho việc

xây dựng chính sách dự phịng và quản lý điều trị THA; góp phần nâng cao sự hiểu biết về
chi phí điều trị bệnh THA tại tuyến y tế cơ sở.
Nghiên cứu “Chi phí điều trị ngoại trú tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan tại
Bệnh viện đa khoa huyện Diên Khánh – tỉnh Khánh Hoà năm 2021” được tiến hành với 2
mục tiêu cơ bản 1) Phân tích chi phí điều trị tăng huyết áp của người bệnh điều trị ngoại trú
tăng huyết áp tại Bệnh viện đa khoa huyện Diên Khánh – tỉnh Khánh Hoà, năm 2021 2)
Xác định một số yếu tố liên quan đến chi phí điều trị THA của ĐTNC.

H
P

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 9 năm 2021 với thiết kế
nghiên cứu cắt ngang có phân tích trên 252 người bệnh điều trị ngoại trú THA. Kết quả
nghiên cứu cho thấy: Chi phí điều trị ngoại trú THA của người bệnh/năm theo đơn giá của
bệnh viện (chưa khấu trừ bảo hiểm ) thấp nhất là 885.528 vnđ và cao nhất là 14.731.132
vnđ với mức trung vị là 4.803.655 vnđ và mức chi phổ biến nhất là 4.544.969 vnđ

U

(IQR=2.247.552). Sau khi đã khấu trừ bảo hiểm y tế, mức chi cho điều trị ngoại trú THA
của người bệnh/năm thấp nhất là 0 vnđ và cao nhất là 9.100.000 vnđ với trung vị là
2.114.778 và mức chi phổ biến nhất là 1.870.964 (IQR=1.345.547). Nghiên cứu cho thấy

H

các yếu tố liên quan đến chi phí điều trị ngoại trú tăng huyết áp bao gồm: mức hưởng
BHYT, Dân tộc, thu nhập trung bình của người bệnh, số bệnh kèm theo. Cụ thể:ĐTNC có
mức hưởng BHYT là 100% có chi phí trong điều trị THA ngoại trú cao hơn nhóm hưởng
95% và 80%.Dân tộc thiểu số có chi phí điều trị THA ngoại trú cao hơn nhóm dân tộc kinh.
Nhóm có thu nhập bình qn/tháng từ 1-5 triệu đồng có chi phí điều trị THA ngoại trú cao

hơn nhóm khơng có thu nhập và nhóm thu nhập trên 5 triệu đồng.Nhóm có số bệnh kèm
theo có chi phí điều trị THA ngoại trú cao hơn nhóm khơng mắc bệnh kèm.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim và đột quỵ, là nguyên
nhân gây tử vong khoảng 7,5 triệu người trên toàn thế giới, chiếm khoảng 12,8% số
ca tử vong do tất cả các nguyên nhân (1). Ước tính năm 2017 cho thấy có khoảng
1,13 tỷ người (chiếm 24% dân số) mắc tăng huyết áp (2), Một nghiên cứu khác
cũng đã chỉ ra sẽ có gần 30% dân số trưởng thành của thế giới được dự đoán sẽ bị
tăng huyết áp vào năm 2025 (3). Ở Việt Nam, theo Niên giám thống kê năm 2015,
tăng huyết áp nguyên phát đứng ở vị trí thứ 3 trong số 10 bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất
(387,9/100.000 dân) (4). Tỷ lệ tăng huyết áp ở Việt Nam ước tính từ 20% đến 30%

H
P

ở nhóm người trưởng thành (5).

Là một căn bệnh mãn tính, q trình điều trị tăng huyết áp đối với người bệnh là
lâu dài và có thể xuất hiện nhiều biến chứng nặng nề. Tăng huyết áp cũng tạo ra một
gánh nặng lớn về bệnh tật và kinh tế ở nhiều quốc gia. Theo ước tính chung, chi phí
điều trị hàng năm dành cho tăng huyết áp trên thế giới lên đến 1 nghìn tỷ đơ la Mỹ

U

(6). Tại Mỹ, chi phí điều trị liên quan đến tăng huyết áp hàng năm lên đến 79 tỷ đô

la Mỹ với khoảng 650 triệu đơn thuốc huyết áp được mua mỗi năm. Chi phí y tế
hàng năm ở những người bệnh tăng huyết áp cao hơn nhóm không mắc tăng huyết

H

áp khoảng 2.500 đô la Mỹ (7). Tại Trung Quốc, chi phí điều trị trực tiếp liên quan
đến tăng huyết áp hàng năm theo ước tính khoảng 20 tỷ nhân dân tệ (8).
Triển khai các nghiên cứu đánh giá chi phí điều trị tăng huyết áp là cơ sở để xây
dựng các chính sách y tế cơng cộng nhằm giảm thiểu gánh nặng kinh tế y tế do tăng
huyết áp gây nên. Tuy nhiên tại Việt Nam, các nghiên cứu liên quan đến đánh giá
chi phí điều trị tăng huyết áp còn hạn chế. Nghiên cứu của Phạm Thế Xuyên tại
Điện Biên cho thấy chi phí trung bình của người bệnh/năm cho điều trị ngoại trú
tăng huyết áp là 1.566.400 Việt Nam đồng với tổng chi phí của 129 đối tượng
nghiên cứu là 202.065.900 Việt Nam đồng (9). Một nghiên cứu ở các trạm y tế về
chi phí điều trị thuốc cho tồn dân trong thời gian 10 năm ước tính chi phí y tế
khoảng 9.880 tỷ đồng liên quan đến tăng huyết áp độ 1 và 11.192 tỷ đồng liên quan


2

đến tăng huyết áp độ 2 và 3(10). Số liệu này chiếm khoảng 14% tổng chi y tế trong
năm 2010 (11, 12). Đáng chú ý, trong số các người bệnh tăng huyết áp, chỉ có
29,6% được điều trị và 10,7% đạt được mục tiêu kiểm soát huyết áp (13).
Điều trị tăng huyết áp tại Việt Nam hiện nay chủ yếu được thực hiện ở tuyến
y tế cơ sở, trong đó các bệnh viện tuyến huyện đóng vai trị quan trọng trong theo
dõi và điều trị tăng huyết áp (14). Phần lớn các ca điều trị tăng huyết áp ở tuyến cơ
sở là điều trị ngoại trú, chỉ một số ít các trường hợp tăng huyết áp cấp cứu, có phối
hợp bệnh nền hoặc có biến chứng mới cần được điều trị nội trú (15). Việc tiến hành
đánh giá và phân tích chi phí điều trị tăng huyết áp ở cơ sở y tế tuyến huyện sẽ cung
cấp những bằng chứng cho việc xây dựng chính sách dự phịng, chăm sóc và quản


H
P

lý điều trị tăng huyết áp nhằm tiết kiệm chi phí điều trị cho người bệnh ở tuyến cơ
sở mà vẫn đảm bảo mục tiêu điều trị.

Bệnh viện Đa khoa huyện Diên Khánh là một trong những đơn vị đầu tiên
thực hiện thí điểm điều trị ngoại trú tăng huyết áp tại tuyến cơ sở. Tuy nhiên, cho
đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào về phân tích chi phí điều trị tăng huyết áp

U

được tiến hành tại đây. Vì những lý do trên chúng tơi tiến hành nghiên cứu: “Chi
phí điều trị ngoại trú tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện đa
khoa huyện Diên Khánh – tỉnh Khánh Hoà năm 2021”.

H


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Phân tích chi phí điều trị ngoại trú tăng huyết áp của người bệnh tại Bệnh
viện đa khoa huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà, năm 2021.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến chi phí điều trị ngoại trú tăng huyết
áp của người bệnh tại Bệnh viện đa khoa huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà.

H
P


H

U


4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về tăng huyết áp và điều trị tăng huyết áp.
1.1.1 Tăng huyết áp
a. Định nghĩa:
Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm
trương ≥ 90mmHg (16).
b. Nguyên nhân:
Phần lớn tăng huyết áp (THA) ở người trưởng thành là khơng rõ ngun
nhân (THA ngun phát), chỉ có khoảng 10% các trường hợp là có ngun

H
P

nhân(16).
c. Chẩn đốn:

Chẩn đoán xác định THA: dựa vào trị số huyết áp đo được sau khi đo huyết
áp đúng quy trình. THA được chia thành 3 độ dựa theo chỉ số huyết áp và nguy cơ
về tim mạch.

U


-

Độ 1: HA tâm trương/tâm thu: 140-150/90-99 mmHg

-

Độ 2: HA tâm trương/tâm thu: 160-179/100-109 mmHg

-

Độ 3: HA tâm trương/tâm thu: ≥180/≥110 mmHg

H

Nếu huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương không cùng mức phân độ thì
chọn mức cao hơn để xếp loại. THA tâm thu đơn độc cũng được phân độ theo các
mức biến động của huyết áp tâm thu (16).
1.1.2 Quản lý điều trị tăng huyết áp
Cần điều trị đúng và đủ hàng ngày; quản lý và theo dõi đều, điều trị lâu dài,
chỉnh liều định kỳ.


5

Hình 1. 1. Nguyên tắc điều trị Tăng huyết áp

H
P

Quản lý điều trị ngoại trú tại tuyến y tế cơ sở là người bệnh có bệnh án ngoại

trú hoặc được quản lý bằng danh sách một cách hệ thống và trong vịng 03 tháng
vừa qua có ít nhất 1 lần tới khám và lấy thuốc (17).

Mục tiêu điều trị THA nhằm ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến triển các biến

U

chứng của THA trên cơ quan đích: nghĩa là cần đạt “HA mục tiêu” và giảm tối đa
“nguy cơ tổn thương cơ quan đích” (17).

1.2 Chi phí và phương pháp phân tích chi phí điều trị ngoại trú THA.

H

1.2.1 Khái niệm chi phí và giá.

Chi phí hay cịn gọi là giá thành (Cost) của một loại hàng hoá, dịch vụ hay
hoạt động nào đó là giá trị (thường quy ra tiền) của tất cả các nguồn lực cần thiết tạo
ra một loại hàng hố, dịch vụ hay hoạt động đó (18).
Chi phí trung bình là chi phí cho một sản phẩm đầu ra. Chi phí trung bình
được tính bằng tổng chi phí chia cho số lượng sản phẩm (19).
Giá (Price) của một loại hàng hoá hay dịch vụ là số tiền mà người mua,
người sử dụng dịch vụ phải trả khi họ mua (sử dụng) hàng hố, dịch vụ đó. Trong
lĩnh vực y tế thì giá chính là viện phí hay phí dịch vụ (18).
1.2.2 Khái niệm chi phí khám chữa bệnh.


6

Chi phí khám chữa bệnh là chi phí của người bệnh được xác định theo giá

viện phí tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa tính đến chi phí gián tiếp từ phía
người bệnh, chi phí cơ hội và một số chi phí khác (18), (19).
1.2.3 Phân loại chi phí trong khám chữa bệnh.
Chi phí nhìn theo quan điểm kinh tế bao gồm chi phí trực tiếp, gián tiếp, vơ hình
(20).
-

Chi phí trực tiếp là chi phí mà có liên quan chặt chẽ đến chăm sóc sức khỏe

và đối với bất kỳ hình thức chăm sóc nào liên quan đến bệnh tật. Một số tác giả
khuyên nên chia thành chi phí trực tiếp y tế và trực tiếp phi y tế (21).
-

H
P

Chi phí gián tiếp là chi phí liên quan đến kinh tế và xã hội chẳng hạn như

giảm năng suất lao động, tăng tỷ suất tự tử, về hưu sớm, tai nạn, mất thu nhập, mất
tham gia học hành(22). Chi phí gián tiếp đơi khi được gọi là chi phí năng suất bởi vì
hầu hết các nghiên cứu chỉ tính tốn được chi phí mất đi do giảm năng suất lao
động.
-

Chi phí vô hình là khơng nhìn thấy được mà cũng không đo trực tiếp được,

U

chẳng hạn như nỗi đau do mất con hoặc đau khổ khi chứng kiến người thân chịu
đựng bệnh tật(22).


H

1.2.4 Phân tích chi phí và phương pháp phân tích chi phí.
a. Phân tích chi phí

Phân tích chi phí là q trình thu thập những thơng tin về chi phí của một
chương trình/hoạt động và phân tích các thơng tin đó một cách có hệ thống làm cơ
sở cho việc ra quyết định (23, 24). Phân tích chi phí đơn giản bao gồm:
- Liệt kê các mục chi cần thiết để thực hiện một chương trình/hoạt động.
- Cụ thể hố những mục chi đã được sử dụng.
- Xác định hoặc ước tính chi phí đơn vị của mỗi hạng mục này.
- Tính chi phí tổng của chương trình/hoạt động dựa trên những thơng tin này.
Thơng thường phân tích chi phí được phát triển vượt xa khung phân tích chi


7

phí thơng thường theo hai cách: Thứ nhất là phân bổ chi phí cho các thành phần/các
hoạt động khác nhau của chương trình và như vậy người ta có thể hiểu rõ hơn về
nguồn lực được sử dụng như thế nào và ở đâu. Cách thứ hai là phân bổ chi phí dựa
trên cơ sở ai là người cung cấp hoặc chi trả cho nguồn lực được sử dụng và như vậy
sẽ hiểu rõ được ai là người chịu gánh nặng chi phí.
b. Phương pháp phân tích chi phí.
Q trình thực hiện phân tích chi phí gồm 2 giai đoạn bao gồm 9 bước.
- Giai đoạn 1- Xác định vấn đề phân tích chi phí bao gồm:
+ Xác định nhu cầu thơng tin về chi phí.

H
P


Xác định nhu cầu thơng tin về chi phí giúp người làm nghiên cứu trả lời câu
hỏi rằng nghiên cứu này có tính cấp thiết như thế nào trong tình hình hiện tại. Từ đó
là cơ sở để bắt đầu tiến hành nghiên cứu. Trong hầu hết các trường hợp, phân tích
chi phí là cơ sở để ra quyết định. Quyết định này có thể là việc áp dụng một chương
trình hoặc chính sách mới và cũng có thể là sự đổi mới trong các chương trình hoặc

U

chính sách cũ. Việc xác định nhu cầu thông tin y tế sẽ giúp trả lời các câu hỏi phân
tích chi phí được thực hiện trên quan điểm của ai? Quan điểm đó có phù hợp với kết
quả được báo cáo khơng ? Quan điểm trong phân tích chi phí sẽ liên quan đến chi

H

phí nảy sinh cho ai và liệu có nên mở rộng phân tích hay khơng và có gắn kết các
loại chi phí với kết quả và lợi ích của chương trình hay khơng?
+ Xác định đối tượng cần kết quả phân tích.
Hay cịn gọi là độc giả của phân tích chi phí bao gồm nhóm độc
giả bên trong (nội bộ) và nhóm các độc giả bên ngồi. Những độc giả nội bộ điển
hình (nhà quản lý chương trình, cán bộ chương trình và các trợ lý, giám đốc chương
trình/tổ chức và các đối tượng khác trong tổ chức) là những độc giả quan trọng nhất
vì họ khơng chỉ cần sử dụng thơng tin về chi phí và mà cịn cần những thơng tin này
một cách chi tiết nhất. Các độc giả bên ngoài cũng rất quan trọng nhưng thường thì
họ chỉ cần các thơng tin chung. đôi khi cả hai đối tượng này đều cần chung một loại
thơng tin về chi phí.


8


Nếu lãnh đạo (người ra quyết định chính) khơng hiểu về phân tích chi phí thì
họ sẽ khơng biết rõ được phân tích chi phí sẽ được sử dụng như thế nào trong q
trình ra quyết định cho những chính sách/chương trình mà họ quản lý. Phân tích chi
phí sẽ rất có ích cho các nhà hoạch định chính sách đặc biệt khi kết quả phân tích
chi phí được xác định một cách có hệ thống phù hợp và có ích cho tổ chức.
+ Xác định mục đích phân tích chi phí cụ thể.
Xác định mục đích phân tích chi phí là cơ sở để hình thành các mục tiêu cụ
thể trong phân tích chi phí. Từ đó, các chỉ số cần thu thập cũng được hình thành.
- Giai đoạn 2- Thực hiện phân tích chi phí bao gồm:

H
P

+ Xác định tất cả thành phần và số lượng mỗi thành phần chi phí.
Phương pháp phân tích chi phí theo thành phần dựa trên nguyên lý là mỗi
hoạt động đều có thể được mô tả theo công thức gồm một danh sách các nguồn lực
được sử dụng và số lượng cần thiết của mỗi nguồn lực. Phương pháp này còn gọi là
cách tính theo mơ hình tính chi phí nguồn. Với cách tính này, thì việc đầu tiên là

U

xác định rõ hoạt động của chương trình để từ đó xác định các thơng tin về chi phí.
Cơ sở cho q trình này là một mơ hình logic mà các hoạt động trong khn khổ
của chương trình được liệt kê rõ mặc dù các hoạt động này có thể do hoặc khơng do

H

các cán bộ của chương trình thực hiện. Sau đó liệt kê các hạng mục cần thiết cho
mỗi hoạt động và số lượng của mỗi hạng mục đó.
Phương pháp tính theo thành phần chi phí có thể áp dụng ở bất kỳ mức độ

nào. Danh mục các thành phần có thể được thiết kế cho tồn bộ chương trình nhưng
tốt nhất là chia chương trình thành nhiều thành phần và sau đó thiết kế danh mục
các thành phần theo từng tiểu chương trình hoặc hoạt động. Với cách tính này,
nghiên cứu viên có thể xác định được chi phí cho các hoạt động trong chương trình
và những thơng tin này sẽ rất có ích cho phân bổ kinh phí, cho xác định và đánh giá
ưu tiên, cho việc phiên giải sự khác biệt về chi phí giữa các chương trình hoặc các
thành phần trong một chương trình.
Các chi phí thành phần gồm chi phí cho con người và chi phí không cho con


9

người. Chi phí cho con người sẽ gồm tất cả đối tượng tham gia vào chương trình.
Việc xác định các đối tượng này tham gia hay không và tham gia vào chương trình
và ở mức độ nào sẽ tuỳ thuộc vào phỏng vấn người quản lý hoặc thu thập số liệu
thực tế về khoảng thời gian họ dành cho chương trình.Thơng tin cần thu thập sẽ
gồm tỷ lệ thời gian họ dành cho mỗi hoạt động của chương trình và những chi phí
có liên quan đến thời gian làm việc cho chương trình (qui đổi sang ngày cơng làm
việc đầy đủ). Với thơng tin về chi phí khơng cho con người cũng như số lượng của
mỗi thành phần chi phí đó cũng phải được thu thập và ghi chép tương tự . Từ những
thông tin này, nghiên cứu viên sẽ tính được tổng chi phí cho từng hoạt động.
+ Ước tính loại chi phí đơn vị cho mỗi thành phần và tính tổng chi phí.

H
P

Khi đã xác định được tất cả các thành phần chi phí, tính chi phí cho mỗi loại
chi phí thành phần (ví dụ chi phí cho khám, chi phí xét nghiệm, chi phí cho
thuốc…) và rồi nhân số đơn vị chi phí với chi phí cho một đơn vị ta sẽ đựoc tổng
chi phí cho mỗi loại chi phí thành phần.


+ Tính tốn tác động về mặt thời gian.

U

Nhiều chương trình dự phịng được triển khai nhiều năm trước khi được đánh
giá và thông thường các chương trình cung cấp các dịch vụ trong nhiều năm và như

H

vậy sẽ phải tìm những thơng tin về chi phí hoặc là của những năm trước đó hoặc là
của nhiều năm. Đối với các nghiên cứu cắt ngang, các tác động về mặt thời gian
thường khó đánh giá được.

+ Phân tích dữ liệu chi phí.
Phân tích số liệu về chi phí là sắp xếp các chi phí đó theo cách để có thể đáp
ứng đựoc các nhu cầu cụ thể của các độc giả. Các số liệu về chi phí sẽ được sắp xếp
như thế nào phụ thuộc vào những câu hỏi và nhu cầu đó. Các phân tích phổ biến
bao gồm tổng chi phí cho hoạt động, chi phí theo từng hạng mục, chi phí trung bình
và chi phí biên đối hoặc có thể mơ tả bằng trung vị với khoảng tứ phân vị.
+ Thực hiện phân bổ chi phí (nếu tính chi phí cho từng tác động hoặc từng
thành phần của chương trình/hoạt động)


10

+ Xác định độ nhạy.
Phân tích chi phí phải dựa trên các giả thiết cũng như các số liệu thô. Các giả
thiết này có thể thực tế mà cũng có thể không thật thực tế do vậy mức độ thực tiễn
của các giả thiết mà các giả thiết này là cơ sở cho ước tính chi phí là một vấn đề rất

quan trọng. Phân tích độ nhạy được sử dụng để xác định các giả thiết then chốt và
tìm hiểu các tác động của những sự thay đổi hợp lý trong các giả thiết đối với kết
luận. điều này có nghĩa là đưa ra một loạt các kết quả ước tính chi phí dựa trên các
giả thiết khác nhau về khả năng làm việc của cán bộ, chi phí của nhà cửa và các yếu
tố khác. đôi khi sự ẩn giấu sau phân tích độ nhạy là chương trình nên được thực
hiện trong một tình huống cụ thể nào đó (24).

H
P

Phương pháp phân tích chi phí này rất cơ bản và phù hợp với việc phân tích
các chi phí của các hoạt động khám chữa bệnh. Đồng thời nó cũng cung cấp đủ các
thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu của các nghiên cứu cắt ngang liên quan đến phân
tích chi phí của hoạt động khám chữa bệnh cụ thể.

1.3 . Các nghiên cứu về chi phí điều trị THA và một số yếu tố liên quan đến chi

U

phí điều trị THA.
1.3.1. Chi phí điều trị THA.

H

a. Một số nghiên cứu trên thế giới

Các nghiên cứu quốc tế đa số đều chỉ ra rằng, các chi phí điều trị trực tiếp
của người bệnh THA thường chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng mức thu nhập của
người dân cũng như là tổng ngân sách cho chi phí chăm sóc sức khoẻ toàn dân của
mỗi quốc gia.

Bằng cách thực hiện các cuộc phỏng vấn người bệnh THA để xác định mức
thu nhập và số tiền ước tính chi trả cho việc điều trị bao gồm chi phí thuốc, tư vấn,
chẩn đốn và đi lại hằng năm của người bệnh. Nhằm xác định mức độ chi trả và xu
hướng nghèo hóa của nhóm người bệnh THA, một nghiên cứu ước tính tại Nigeria
chỉ ra rằng chi phí điều trị trung bình cho người bệnh THA ngoại trú tại 02 bệnh
viện ở Nigeria là 145.086,12 Naira tương ứng với khoảng 381,92 đô la một năm


11

(25). Với mức GDP bình quân đầu người khoảng 2.229 USD một năm (26), chi phí
điều trị của một người bệnh THA chiếm khoảng 17,5% tổng thu nhập của một
người tại Nigeria.
Tại Brazil, một nghiên cứu với mục tiêu xác định chi phí trực tiếp hằng năm
của việc điều trị THA trong hệ thống chăm sóc sức khỏe cơng và tư từ góc độ nhà
cung cấp dịch vụ. Nghiên cứu xác định chi phí trực tiếp điều trị THA dựa trên việc
ước tính các chi phí chăm sóc; chẩn đốn gồm điều trị, thuốc, khám bổ sung, thăm
khám bác sĩ , đánh giá dinh dưỡng ước tính chi phí điều trị trong một năm của
người bệnh THA thực hiện vào năm 2009. Kết quả của nghiên cứu đã ước tính được
rằng tổng chi phí điều trị cho những người bệnh điều trị ngoại trú với hệ thống

H
P

chăm sóc sức khoẻ cộng đồng 398,9 triệu đô la (27). Với tổng ngân sách cho chi phí
chăm sóc sức khoẻ vào khoảng 7,6% thì chi phí điều trị THA này chiếm 1,11% tổng
chi phí chăm sóc sức khoẻ (27).

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Nam Carolina từ năm 2004 tới
năm 2013 bằng cách sử dụng bảng khảo sát chi tiêu y tế cho 02 nhóm người bệnh bị


U

tăng huyết áp và những người bệnh không bị tăng huyết áp với sự tham gia của
224.920 người để tính tốn cho phí chăm sóc sức khỏe ước tính hàng năm cho 02
nhóm người bệnh này. Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng trung bình tổng các

H

chi phí liên quan đến điều trị tăng huyết áp trong một năm là 131 tỷ đơ la (28). Các
khoản chi phí y tế thay vì chủ yếu chi cho người bệnh nội trú thì đang dần chuyển
sang chi cho người bệnh ngoại trú điều trị THA. Cũng nghiên cứu đó cho thấy rằng
những người bệnh điều trị THA ngoại trú đang phải chi nhiều hơn những người
bệnh thường khoảng 2.000 đơ la cho chi phí chăm sóc sức khoẻ hàng năm (28).
Trong một nghiên cứu tổng quan về THA và các vấn đề hiện tại ở Mỹ cho
thấy rằng chi phí y tế cho nhóm người bệnh liên quan đến tăng huyết áp không được
quản lý điều trị đầy đủ và các biến chứng của nó vẫn là một vấn đề mặc dù có nhiều
thuốc hỗ trợ điều trị. Nghiên cứu chỉ ra rằng kiến thức về tăng huyết áp, mối quan
tâm của người bệnh đối với tăng huyết áp, chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng do
tuân thủ điều trị, chế độ dử dụng thuốc cũng như là mức độ quan tâm của người


12

thân trong gia đình hay việc được hỗ trợ quản lý theo dõi bằng các thiết bị điện tử
góp phần nâng cao hiệu quả quản lý điều trị và giảm đáng kể chi phí điều trị cho
người bệnh THA. Việc được chăm sóc tốt và tâm lý thoải mái thì người bệnh hạn
chế việc sử dụng các phương pháp khác như tự mua thuốc ở ngoài, sử dụng thêm
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe,…từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của người
bệnh (29).

Tại Mỹ, năm 2010 một nghiên cứu tính tốn chi phí trực tiếp của người bệnh
tăng huyết áp không tuân thủ điều trị bằng phương pháp tổng quan các tài liệu và sử
dụng cơng cụ tính tốn các yếu tố nguy cơ tăng huyết áp khơng tn thủ điều trị
hoặc khơng được chẩn đốn. Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng mức giảm nguy

H
P

cơ của người đột quỵ liên quan đến THA và chi phí điều trị cho nhóm người bệnh
tuân thủ điều trị THA lần lượt là 32% và 8.5 triệu Đô la Mỹ. Tương tự với nhóm
người bệnh nhồi máu cơ tim liên quan đến THA có tuân thủ điều trị là 32% và 72 tỷ
Đô la Mỹ (30).
b. Một số nghiên cứu tại Việt Nam.

U

Một nghiên cứu hồi cứu được tiến hành tại một bệnh viện ở Thái Nguyên
năm 2014, tiến hành phân tích về chi phí trực tiếp điều trị THA từ quan điểm của

H

nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe (31). Chi phí dựa trên bệnh viện được thực
hiện bằng cả phương pháp từ dưới lên và chi phí vi mơ. Người bệnh có tăng huyết
áp và những người bị tăng huyết áp đi kèm với rối loạn chuyển hóa lipid hoặc rối
loạn lưu trữ lipid khác đã được chọn. Chi phí được định lượng dựa trên tài chính và
các hồ sơ khác của bệnh viện. Tổng chi phí cho mỗi người bệnh là kết quả của tổng
chi phí thử nghiệm trong phịng thí nghiệm, chi phí thuốc, chi phí điều trị nội trú và
các chi phí cịn lại khác, bao gồm phân bổ chi phí thích hợp. Ngồi phân tích trường
hợp cơ sở, các tình huống cụ thể đã được phân tích. Kết quả 230 người bệnh được
đưa vào nghiên cứu. Tổng chi phí trực tiếp trung bình cho mỗi người bệnh điều trị

nội trú trong 06 ngày là khoảng 1.500.000 vnđ tương đương khoảng 65 đô la Mỹ
(IQR: 37-95). Nghiên cứu này kết luận rằng tổng chi phí cho thuốc điều trị và nằm
viện được xác định là yếu tố chính trong tổng chi phí điều trị THA (31).


13

Một nghiên cứu ở cấp TYT về chi phí điều trị thuốc cho toàn dân trong thời
gian 10 năm ước tính chi phí 9.880 tỷ đồng liên quan đến THA độ 1 và 11.192 tỷ
đồng liên quan đến THA độ 2 và 3. Cũng nghiên cứu này chỉ ra rằng trong số các
người bệnh tăng huyết áp, chỉ có 29,6% được điều trị và 10.7% đạt mục tiêu kiểm
soát được huyết áp. Những người bệnh tuân thủ điều trị có nguy cơ tai biến thấp.
Đối với những người bệnh không hoặc tuân thủ điều trị ở mức thấp và có huyết áp
cao khơng kiểm sốt được có nguy cơ cao bị biến chứng cần nhập viện, điều này có
thể làm tăng gánh nặng kinh tế cho hệ thống chăm sóc sức khoẻ (10).
Nghiên cứu tại Điện Biên của Phạm Thế Xuyên năm 2019 cho thấy tổng chi
phí điều trị tăng huyết áp ở nhóm 129 người điều trị tăng huyết áp/năm là

H
P

202.066.000 Việt Nam đồng (vnđ). Chi phí trung bình cho điều trị tăng huyết
áp/năm là 1.566.000 vnđ (9). Tuy nhiên các chi phí trong nghiên cứu này chỉ được
tính dựa trên một số chi phí y tế trực tiếp bao gồm tiền khám, tiền thuốc, tiền khám
cận lâm sàng mà khơng tính đến các chi phí khác như chi phí cho ăn uống, đi lại của
người bệnh, chi phí của người chăm sóc và các chi phí gián tiếp khác.

U

1.3.2. Một số yếu tố liên quan đến chi phí điều trị và chi phí điều trị THA.

- Tuổi: Một số nghiên cứu trước đây trên thế giới đã cho thấy độ tuổi có mối

H

liên quan đến chi phí điều trị tăng huyết áp. Một nghiên cứu tổng quan có hệ thống
ở các nước có thu nhập thấp và trung bình với 71 bài báo được đưa vào phân tích
cho thấy độ tuổi trẻ hơn có có chi phí điều trị tăng huyết áp thấp hơn so với nhóm
người lớn tuổi. Tuy nhiên nghiên cứu cũng cho thấy việc tầm sốt tăng huyết áp ở
nhóm người trẻ tuổi cũng làm giảm chi phí hiệu quả của các chương trình can thiệp
phòng chống tăng huyết áp (32). Một nghiên cứu theo dõi trong vòng 11 năm tại
Mỹ cho thấy mức chi tiêu y tế có xu hướng cao hơn ở nhóm tuổi 45-64 có tăng
huyết áp, và có xu hướng thấp nhất ở nhóm người trẻ tuổi (33). Tại Việt Nam,
nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Thuỷ và cộng sự cũng cho thấy chi phí điều trị
tăng huyết áp tỷ lệ thuận với tuổi của người bệnh (r=0,146; p=0,00) (34).
- Giới tính: Nghiên cứu năm 2012 tại Trung Quốc cho thấy chi phí điều trị
tăng huyết áp ở nam giới cao hơn nữ giới: Chi phí trực tiếp trong điều trị THA ở


14

nam giới là 542.1 USD/năm trong khi đó ở nữ giới chỉ là 454.7 USD; tổng chi phí
gián tiếp trong điều trị THA ở nam giới cũng cao hơn nữ giới với mức 8382.0
USD/năm so với 8125.9 USD/năm ở nữ giới (35).
- Nghề nghiệp: Một số nghiên cứu trước đây đã cho thấy chi phí điều trị tăng
huyết áp cao hơn ở nhóm hưu trí và thấp hơn ở các nhóm cơng chức, viên chức
trong đó nhóm nơng dân có mức chi phí điều trị tăng huyết áp thâp nhất (34).
- Tình trạng tham gia bảo hiểm y tế (BHYT): Nghiên cứu trên nhóm người
bệnh nội trú tại bệnh viện đa khoa Trần Văn Thời năm 2017 cho thấy nhóm người
bệnh khơng có BHYT có chi phí trung bình cho 1 lần nằm viện là 537.793,4 vnđ
thấp hơn so với nhóm có BHYT với chi phí trung bình cho 1 lần nhập viện là


H
P

638.800,2 vnđ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,00 (34).

- Mức thu nhập: Một số nghiên cứu tại Việt Nam về các bệnh thường gặp có
thấy mức thu nhập có ảnh hưởng đến chi phí khám chữa bệnh của đối tượng nghiên
cứu. Trong nghiên cứu tại Cam ranh Khánh Hoà cho thấy những người có mức thu
nhập <1 triệu đồng/tháng có chi phí y tế cho 1 đợt điều trị nội trú thấp hơn có ý

U

nghĩa thống kê so với nhóm thu nhập cao (36).

- Bệnh kèm theo: Nghiên cứu trên nhóm người bệnh nội trú tại bệnh viện đa

H

khoa Trần Văn Thời năm 2017 cho thấy người bệnh tăng huyết áp có các bệnh kèm
theo phải chi trả chi phí cho 1 lần khám chữa bệnh nội trú cao hơn so với nhóm
người khơng mắc bệnh kèm (chi phí trung bình cho một lần điều trị nội trú là
582.147,7±184.022,8 vnđ). Trong đó mức chi phí cao nhất ở nhóm những người
mắc bệnh xương khớp kèm theo với chi phí trung bình cho người bệnh điều trị nội
trú tăng huyết áp có bệnh kèm là xương khớp là 722.378,3±207.065,9 vnđ (34).
1.4. Giới thiệu địa điểm nghiên cứu
Huyện Diên khánh là huyện nằm ở trung tâm của tỉnh Khánh Hoà, cách trung tâm
thành phố Nha Trang 10 km về phía tây với diện tích 336,2 km 2 và dân số là
142.706 người. Tỷ lệ dân số dân tộc Kinh chiếm đa số với 99,38%; tuy nhiên trên
địa bàn huyện cũng có sự đa dạng các dân tộc với nhiều nhóm dân tộc khác nhau

như Tày, Hoa, Mường, Ê Đê, Raglay… (37). Huyện Diên Khánh có 18 đơn vị hành


15

chính cấp xã trực thuộc bao gồm 1 thị trấn và 17 xã.
Trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà, hoạt động quản lý điều trị ngoại trú cho người
bệnh THA đã được bắt đầu triển khai từ năm 2018. Huyện Diên Khánh cũng là một
trong những Huyện thí điểm triển khai hoạt động quản lý điều trị ngoại trú người
bệnh THA trên địa bàn tỉnh. Theo báo cáo hoạt động quản lý điều trị bệnh không
lây nhiễm của Viện Pasteur Nha Trang 09 tháng đầu năm 2020, trên địa bàn Huyện
Diên Khánh hiện đã phát hiện được khoảng 15.000 người bệnh THA và có khoảng
10.000 người bệnh THA khoảng 66% đang được quản lý điều trị ngoại trú tại tuyến
y tế cơ sở. Trong đó có khoảng 29.5% (3305/11207) đang được quản lý điều trị
ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa huyện Diên Khánh (38). Chính vì những lý do trên,

H
P

việc phân tích chi phí của người bệnh tăng huyết áp ngoại trú tại bệnh viện đa khoa
huyện Diên Khánh là phù hợp và điển hình cho việc phân tích chi phí điều trị bệnh
này tại các bệnh viện tuyến cơ sở trên địa bàn tỉnh.
1.5. Khung lý thuyết

U

CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT
ÁP

Chi phí

trực tiếp

Chi phí trực
tiếp Y tế

Chi phí trực
tiếp Y tế
gồm: Khám,
tư vấn,
thuốc, xét
nghiệm, thủ
thuật, phẫu
thuật, vật tư
tiêu hao, chi
phí nằm
viện.

H

Chi phí trực
tiếp phi Y tế

Chi phí trực
tiếp phi Y tế
gồm: Đi lại,
ăn uống,
điện thoại,
thuê người
chăm sóc.


CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

Chi phí
gián tiếp

Chi phí
gián tiếp
của bệnh
nhân

Giảm thu
nhập do nghỉ
làm để đi
khám, số
ngày nghỉ.

Đặc điểm
cá nhân

Đặc điểm
hộ gia đình

Chi phí của
người chăm
sóc

Giảm thu
nhập của
người chăm
sóc, chi phí

đi lại của
người chăm
sóc, chi phí
sinh hoạt của
người chăm
sóc, chi phí
khác

Một số yếu
tố dân só học
của người
bệnh, tình
trạng tham
gia
BHYT, tình
trạng bệnh
kèm theo

Nguồn thu
nhập chính
bình qn
tháng của gia
đình, phân
loại kinh tế
gia đình, tiền
sử mắc THA
của gia đình.

Khung lý thuyết được xây dựng dựa trên mục tiêu nghiên cứu, quan điểm
nghiên cứu, cách tính chi phí điều trị và các yếu tố thời gian để theo dõi và tính tốn



16

tổng chi phí điều trị với phương pháp phân tích chi phí 2 giai đoạn và 9 bước (24).
Trong đó các chi phí trực tiếp được tính là chi phí mà có liên quan chặt chẽ đến
chăm sóc sức khỏe và đối với bất kỳ hình thức chăm sóc nào liên quan đến bệnh tật.
Chi phí gián tiếp là chi phí liên quan đến kinh tế và xã hội chẳng hạn như giảm năng
suất lao động, về hưu sớm, mất thu nhập.
Trong đó, các chi phí sẽ gồm cả chi phí trước khi đến khám chữa bệnh, trong
khi khám chữa bệnh và cả sau khám chữa bệnh. Các chi phí điều trị của người bệnh
được tính theo cơng thức sau: Tổng chi phí là tổng của chi phí trực tiếp và chi phí
gián tiếp.

H
P

• Chi phí trực tiếp là chi phí mà có liên quan chặt chẽ đến chăm sóc sức khỏe
và đối với bất kỳ hình thức chăm sóc nào liên quan đến bệnh tật.

• Chi phí gián tiếp là chi phí liên quan đến kinh tế và xã hội chẳng hạn như
giảm năng suất lao động, về hưu sớm, mất thu nhập.

• Các yếu tố liên quan là các yếu tố có thể ảnh hưởng tới quyết định sử dụng

U

các dịch vụ điều trị và hỗ trợ điều trị như trình độ học vấn, giới tính, lứa tuổi, thu
nhập bình quân tháng, tuân thủ điều trị, lối sống và kiến thức của người bệnh, các
bệnh lý đi kèm.Việc sử dụng dịch vụ điều trị và hỗ trợ điều trị có thể ảnh hướng tới


H

kết quả điều trị, có thể làm tăng hiệu quả điều trị nhưng cũng tăng chi phí điều trị
của người bệnh.


17

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 . Đối tượng nghiên cứu
a. Tiêu chuẩn lựa chọn:
Nghiên cứu được tiến hành trên người tăng huyết áp được quản lý điều trị ngoại
trú tại Bệnh viện đa khoa Huyện Diên Khánh – tỉnh Khánh Hoà trong thời gian tiến
hành nghiên cứu.
-

Người bệnh đã được chẩn đoán là tăng huyết áp trên 01 năm dựa vào tiêu
chuẩn của Bộ Y tế theo Quyết định 3192/QĐ-BYT ngày 31 tháng 08 năm
2010.

-

H
P

Người bệnh tăng huyết áp đang có hồ sơ/bệnh án được quản lý điều trị ngoại
trú tại Bệnh viện đa khoa Huyện Diên Khánh

-


Trong 03 tháng vừa qua có ít nhất một lần tới khám và lấy thuốc điều trị
THA tại Bệnh viện đa khoa Huyện Diên Khánh

-

Người bệnh tăng huyết áp có thể nghe nói và đọc hiểu tiếng Việt.

-

Người bệnh tăng huyết áp tỉnh táo và tự nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu.

U

b. Tiêu chuẩn loại trừ:
-

Người bệnh không thể trả lời được do bất kỳ lý do nào khác.

H

2.2 . Thời gian và địa điểm nghiên cứu
-

Thời gian nghiên cứu: tháng 10/2020 – 09/2021

-

Thời gian thu thập số liệu: 01/01/2021 – 30/01/2021


-

Địa điểm: Khoa khám bệnh – Bệnh viện đa khoa huyện Diên Khánh, tỉnh
Khánh Hoà.

2.3 . Thiết kế nghiên cứu
− Thiết kế nghiên cứu cắt ngang.
2.4 . Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu.
2.4.1. Cỡ mẫu.
Cỡ mẫu áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng giá trị trung bình của quần
thể cho điều tra tổng chi phí điều trị THA tại tuyến huyện, xã:


×