Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Kiến thức, thực hành về giám sát bệnh truyền nhiễm của nhân viên giám sát dịch tễ tại hà nội, năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNGĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THÀNH ĐÔNG

H
P

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ GIÁM SÁT
BỆNH TRUYỀN NHIỄMCỦA NHÂN VIÊN
GIÁM SÁT DỊCH TỄ TẠI HÀ NỘI, NĂM 2012

U

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60720301

HÀ NỘI, 2013


H
P

H

U


BỘ GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ


TRƢỜNGĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THÀNH ĐÔNG

H
P

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ GIÁM SÁT
BỆNH TRUYỀN NHIỄMCỦA NHÂN VIÊN
GIÁM SÁT DỊCH TỄ TẠI HÀ NỘI, NĂM 2012

U

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60720301

HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN NHẬT CẢM

HÀ NỘI, 2013


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ,
hỗ trợ của các thầy cô giáo, các anh chị đồng nghiệp và của gia đình.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Tiến sỹ Nguyễn Nhật
Cảm - người thầy với đầy nhiệt huyết đã hướng dẫn cho tôi từ xác định vấn
đề nghiên cứu, xây dựng đề cương, chia sẻ thơng tin và hồn thành luận
văn này.


H
P

Tơi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Ban Lãnh đạo Trung tâm Y tế dự
phòng Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi có thể hồn thành
được khố học, các đồng nghiệp trong nhóm nghiên cứu đã cho tôi nhiều ý
tưởngvà cùng tôi làm việc trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, các thầy cô

U

giáo, các bộ mơn và phịng ban Trường Đại học Y tế công cộng đã trang bị
kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập tại

H

trường và thực hiện luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện
thuận lợi của lãnh đạo các đơn vị y tế và toàn thể các nhân viên y tế đã
đồng ý tham gia nghiên cứu. Nghiên cứu khơng thể hồn thành nếu khơng
có sự đóng góp nhiệt tình và sẵn sàng chia sẻ mọi thông tin của đội ngũ
này.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................................. i
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ ii

ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................................... 1
MỤCTIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................................................ 4
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................................. 5
1.1. Một số khái niệm..................................................................................................................... 5
1.2. Chức năng của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm............................................................. 8
1.3. Mơ hìnhhệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ...................................................................... 10

H
P

1.4. Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam hiện nay ................................................ 14
1.5. Chức năng của một số đơn vị trong hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm tại Hà Nội ......... 18
1.6. Tình hình một số BTN gây dịch tại Hà Nội thời gian qua .................................................... 19
1.7. Một số nghiên cứu vềhệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ................................................. 22
1.8. Một số nghiên cứu về kiến thức, thực hành của nhân viên giám sát dịch tễ về giám sát bệnh
truyền nhiễm ................................................................................................................................ 23

U

CHƢƠNG II. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................. 27
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu: .......................................................................................................... 27

H

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: ........................................................................................ 27
2.3. Thiết kế nghiên cứu:.............................................................................................................. 27
2.4. Phƣơng pháp chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu..................................................................... 27
2.5. Phƣơng pháp thu thập số liệu: ............................................................................................... 30
2.6. Các biến số nghiên cứu: ........................................................................................................ 31
2.7. Tiêu chuẩn đánh giá .............................................................................................................. 36

2.8. Phƣơng pháp phân tích số liệu .............................................................................................. 41
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 42
3.1. Kết quả nghiên cứu mô tả ..................................................................................................... 42
3.1.1. Thông tin chung ............................................................................................................. 42
3.1.2. Kiến thức về giám sát BTN của nhân viên giám sát dịch tễ .......................................... 44


3.1.3. Thực hành giám sát bệnh truyền nhiễm ......................................................................... 53
3.1.4. Thực hành phân tích số liệu tại các trung tâm y tế tuyến quận huyện ........................... 54
3.2. Kết quả nghiên cứu phân tích................................................................................................ 56
3.2.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành tại các trạm y tế xã phƣờng ............. 56
3.2.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành tại các trung tâm y tế quận .............. 58
3.2.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành tại các bệnh viện đa khoa ................ 61
3.2.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành tại các phòng khám đa khoa tƣ nhân 63
3.3. Một số nhận xét về hệ thống giám sát BTN hiện nay ....................................................... 65
CHƢƠNG IV. BÀN LUẬN............................................................................................................. 69
4.1. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................ 69
4.2. Kiến thức về giám sát BTN của nhân viên giám sát dịch tễ ................................................. 69

H
P

4.3. Thực hành về giám sát BTN của nhân viên giám sát dịch tễ ................................................ 74
4.4. Một số mối liên quan đến kiến thức và thực hànhgiám sát BTN của nhân viên GSDT ....... 75
4.4.1. Tìm hiểu một số mối liên quan đến kiến thức giám sát bệnh truyền nhiễm................... 75
4.4.2. Tìm hiểu một số mối liên quan đến thực hành giám sát bệnh truyền nhiễm .................. 76
4.5. Nhận xét của đối tƣợng phỏng vấn về HT GSBTN hiện nay ................................................ 77

U


CHƢƠNG V. KẾT LUẬN............................................................................................................... 79
5.1. Kiến thức, thực hành của nhân viên giám sát dịch tễ tại Hà Nội .......................................... 79

H

5.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành giám sát bệnh truyền nhiễm của nhân
viên GSDT tại Hà Nội .................................................................................................................. 79
5.3. Nhận xét về hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm hiện nay của nhân viên GSDT .............. 80
KHUYẾN NGHỊ .............................................................................................................................. 81
MỘT SÓ HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................ 83
PHỤ LỤC....................................................................................................................................... - 1 Phụ lục 1: Phiếu phỏng vấn kiến thức dành cho CBYT xã, phƣờng.......................................... - 1 Phụ lục 2: Phiếu phỏng vấn kiến thức dành cho CBYT quận, huyện ........................................ - 6 Phụ lục 3: Phiếu phỏng vấn kiến thức dành cho CBYT bệnh viện đa khoa ............................ - 12 Phụ lục 4: Phiếu phỏng vấn kiến thức dành cho CBYT phòng khám đa khoa ........................ - 16 Phụ lục 5: Phiếu phỏng vấn thực hành ..................................................................................... - 21 -


i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTN:

Bệnh truyền nhiễm

BTNGD:

Bệnh truyền nhiễm gây dịch

BV:

Bệnh viện


BVĐK:

Bệnh viện đa khoa

BYT:

Bộ Y tế

CDC:

Trung tâm kiểm sốt và phịng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ
(Centers for Disease Control and Prevention)

ECDC:

Trung tâm phịng ngừa và kiểm sốt dịch bệnh của Cộng đồng

H
P

Châu Âu

(European Centre for Disease Prevention and Control)
GSBTN:

Giám sát bệnh truyền nhiễm

GSDT:

Giám sát dịch tễ


HTGS:

Hệ thống giám sát

HTGS BTN:

Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm

PKĐK:

Phòng khám đa khoa

NVYT:

Nhân viên y tế

NV GSDT:
SARS

U

H

Nhân viên giám sát dịch tễ
Hội chứng hơ hấp cấp tính nặng
(Severe Acute Respiratory Syndrome)

SXHD:
TT YTDP:


Sốt xuất huyết Dengue
Trung tâm Y tế dự phòng

TTYT:

Trung tâm Y tế

TYT:

Trạm Y tế

VSDT:

Vệ sinh dịch tễ

YTCC:

Y tế công cộng

WHO:

Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)


ii

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU

Để thực hiện mục tiêu phịng chống bệnh chủ động, kiểm sốt có hiệu quả tiến tới

loại trừ hay thanh toán đƣợc một số bệnh truyền nhiễm (BTN) thì cơng tác giám sát
dịch tễ học là một trong những nội dung quan trọng. Một số nghiên cứu trƣớc đây
cho thấy một vấn đề còn tồn tại của hệ thống giám sát là năng lực thực hành giám
sát của cán bộ cịn yếu. Trong khi đó tình hình BTN diễn biến phức tạp, một số

H
P

bệnh mới nổi và một số bệnh truyền thống đang có chiều hƣớng quay trở lại.
Nghiên cứu này có mục đích mơ tả thực trạng kiến thức, thực hành của nhân viên
giám sát dịch tễ (NV GSDT) tại Hà Nội; Mô tả một số yếu tố liên quan tới kiến
thức, thực hành phòng chống bệnh truyền nhiễm của NV GSDT tại Hà Nội. Trên cơ
sở đó đề xuất những giải pháp ƣu tiên nhằm tăng cƣờng và thiết lập những cơ chế

U

hoạt động của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm trong giai đoạn hiện nay trên
địa bàn Thành phố.

H

Nghiên cứu đƣợc thiết kế theo nghiên cứu dịch tễ học mô tả cắt ngang có phân tích.
Thời gian thực hiện từ tháng 2 năm 2012 đến tháng 2 năm 2013. Điều tra đƣợc tiến
hành trên 313 NV GSDT trên địa bàn Hà Nội.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: i)Kiến thức chung về giám sát bệnh truyền nhiễm của
nhân viên giám sát dịch tễ trên địa bàn Hà Nội nhìn chung cịn thấp. Có 36,4% số
nhân viên giám sát dịch tễ có điểm kiến thức dƣới trung bình, thấp nhất là tại các
phịng khám đa khoa tƣ nhân với (82,8%). NV GSDT tại các trung tâm y tế tuyến
quận, huyện có kiến thức khá tốt và đồng đều, có tới 98,2% đạt điểm trên trung
bình;ii)Kỹ năng thực hành nói chung của nhân viên giám sát dịch tễ trong nghiên

cứu phần lớn còn kém. Tỷ lệ đối tƣợng nghiên cứu có điểm thực hành dƣới trung
bình là 55,3%; iii)Thực hành phân tích số liệu giám sát bệnh truyền nhiễm tại tuyến


iii

quận huyện là rất tốt. Có 92,7% nhân viên giám sát dịch tễ tại các TTYT có phân
tích số liệu, và có thể phân tích số liệu BTN là theo nhiều biến số nhƣ thời gian, địa
điểm, con ngƣời, các loại tỷ lệ…;iv)Tìm thấymối liên quan có ý nghĩa thống kê
giữa yếu tố địa lý (Hà Nội cũ và phần Hà Nội mở rộng) vớikiến thức giám sát bệnh
truyền nhiễm của các NV GSBTN tuyến quận huyện(p=0,005); Nhóm NV GSDT
phƣờng có tỷ lệ điểm kiến thức trên trung bình cao hơn 2,26 lần so với nhóm NV
GSDT xã (p=0,013). Nhóm nhân viên giám sát dịch tễ tại tuyến xã phƣờng đạt điểm
kiến thức trên trung bình có tỷ lệ điểm thực hành trên trung bình cao hơn nhóm có
điểm kiến thức dƣới trung bình 2,75 lần (p<0,01); v)Đa số đối tƣợng phỏng vấn
(60%) cho rằng quy trình giám sát bệnh truyền nhiễm tại nƣớc ta hiện nay là phù

H
P

hợp và dễ thực hiện các loại báo cáo (85%).

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, cần thiết phải tăng cƣờng cải thiện hoạt động giám
sát bệnh truyền nhiễm tại các trạm y tế, đặc biệt là tại các xã ngoại thành, các phịng
khám đa khoa tƣ nhân vì đây là nơi tiếp nhận số lƣợng bệnh nhân mắc bệnh truyền
nhiễm đầu tiên của hệ thống y tế nhƣng khả năng thực hiện các hoạt động giám sát

U

lại rất thấp.


H


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trên thế giới, trong khi cuộc chiến với các bệnh truyền nhiễm đã biết trƣớc đây vẫn
còn đang tiếp diễn thì các mối đe doạ bệnh tật mới lại xuất hiện. Mặc dù một số
bệnh có thể đƣợc dự phịng, chữa trị và thanh tốn nhờ việc sử dụng kháng sinh, vắc
xin, hoá chất và các nỗ lực y tế khác nhƣng sự phát triển của kinh tế xã hội, biến đổi
môi trƣờng sống… khiến một số một số bệnh mới nổi khác lại xuất hiện nhƣ SARS,
Ebola, HIV/AIDS, cúm H5N1, liên cầu lợn gây bệnh ở ngƣời… và một số bệnh

H
P

dịch cũ đang có chiều hƣớng quay trở lại.

Giám sát bệnh truyền nhiễm gây dịch (BTNGD) là một phần của hệ thống giám sát
y tế công cộng và là một phần của hệ thống thông tin y tế. Mục tiêu của hệ thống
giám sát và việc sử dụng các thơng tin đó quyết định việc thu thập số liệu và các
thơng tin trong hệ thống đó. Nếu thực hiện giám sát bệnh tốt, thƣờng xuyên, có hệ

U

thống trong nhiều năm thì có thể phát hiện đƣợc quy luật phát sinh, phát triển của
bệnh và dự báo đƣợc sự bùng nổ của dịch bệnh. Các nƣớc trên thế giới đều thực
hiện các hoạt động giám sát với nhiều hình thức khác nhau nhƣng đều tập trung vào


H

các BTNGD đe doạ đến sức khoẻ con ngƣời và cách đáp ứng phịng chống các dịch
bệnh đó.Giám sát bệnh truyền nhiễm (GSBTN) là nhiệm vụ và chiến lƣợc quốc
gia[3].

Hoạt động GSBTN tại Việt Nam hiện nay đƣợc thực hiện theo Thông tƣ
48/2010/TT-BYT ngày 31/12/2010 của Bộ Y tế. Tuy nhiên, hệ thống giám sát
(HTGS) này vẫn còn bộc lộ nhiều điểm yếu nhƣ chƣa có nhiều định nghĩa ca bệnh
chuẩn, nhân viên y tế giám sát thiếu kỹ năng chẩn đoán, phát hiện dịch, phân tích
dữ liệu cũng nhƣ gửi báo cáo giám sát không đúng thời hạn, và không đầy đủ…[7]
Một số nghiên cứu trƣớc đây về hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm (HTGS BTN)
tại một số trung tâm y tế huyện đã chỉ ra rằng hoạt động giám sát thu thập số liệu


2

của nhân viên giám sát dịch tễ thực hiện theo kinh nghiệm là chính, hoạt động báo
cáo chỉ thực hiện đƣợc báo cáo khẩn từ xã lên huyện, còn các báo cáo theo tuần,
tháng, năm hầu nhƣ không thực hiện đƣợc. Phản hồi thông tin tuyến tỉnh, huyện
cho tuyến dƣới chủ yếu thơng qua giao ban tháng[14]. Các khó khăn trong hoạt
động GSBTN thƣờng xuyên tại cộng đồng là: năng lực phát hiện ca bệnh và ý thức
báo dịch của nhân viên y tế tại trạm y tế (TYT) xã phƣờng và đội ngũ y tế thơn bản
cịn chƣa cao, trong khi đó hầu hết các cơ sở y tế tƣ nhân chƣa tham gia vào HTGS
dịch tễ, và năng lực giám sát của nhân viên y tế còn hạn chế do trình độ chun
mơn thấp và khơng đƣợc tập huấn thƣờng xuyên[7]. Tuy vậy, những nghiên cứu
này mới chỉ tập trung chủ yếu ở các đơn vị y tế dự phòng tuyến huyện, mà chƣa đề

H

P

cập đến các đơn vị điều trị, đã đƣợc đƣa vào hệ thống giám sát dịch tễ từ năm 2002
theo Quyết định 4880/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế, và chƣa nghiên cứu về hệ thống
cơ sở y tế tƣ nhân, mới đƣợc đƣa vào hệ thống giám sát dịch tễ từ năm 2011 theo
Thông tƣ 48/2010/TT-BYT của Bộ Y tế.

Tại Hà Nội, tình hình bệnh tật ngày càng diễn biến phức tạp, nhiều bệnh truyền

U

nhiễm gây dịch có nguy cơ bùng phát trở lại nhƣ tả, sởi; bệnh sốt xuất huyết
Dengue có xu hƣớng ngày càng gia tăng và một số bệnh mới nổi nhƣ liên cầu lợn

H

gây bệnh ở ngƣời, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1… gây ảnh hƣởng đến sức khoẻ nhân
dân và sự phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.
Trong những năm gần đây, tại Hà Nội phần lớn những vụ dịch đƣợc phát hiện là do
giám sát ca bệnh từ bệnh viện, khi những ca bệnh nặng buộc phải nhập viện thì hệ
thống giám sát (HTGS) mới phát hiện đƣợc. Báo cáo của các cơ sở điều trị thƣờng
muộn, thông tin khơng đầy đủ nên rất khó khăn cho việc xác định ổ dịch và triển
khai các biện pháp phòng chống dịch vì vậy hệ dự phịng vẫn phải bố trí ngƣời giám
sát thƣờng xuyên tại các bệnh viện (BV) và cơ sở điều trị nên tăng thêm gánh nặng
cho hệ dự phịng.
Cho đến nay vẫn chƣa có một đánh giá nào về thực trạng HTGSBTN tại Hà Nội nên
có nhiều câu hỏi đƣợc đặt ra nhƣ: những bất cập nào còn tồn tại trong hoạt động


3


giám sát và đáp ứng nhanh với các bệnh truyền nhiễm gây dịch? Kiến thức, kỹ năng
thực hành của nhân viên giám sát dịch tễ tại địa bàn Thủ đô ra sao? Có đáp ứng tốt
yêu cầu giám sát dịch bệnh không?
Trƣớc những yêu cầu trên, nghiên cứu nhằm đánh giá kiến thức, thực hành về hoạt
động GSBTNcủa nhân viên giám sát dịch tễ tại các cơ sở y tế đƣợc thực hiện là cần
thiết, góp phần mơ tả thực trạng về hệ thống giám sát dịch tễtại Hà Nội, từ đó giúp
cho các nhà quản lý có những giải pháp ƣu tiên nhằm tăng cƣờng và thiết lập những
cơ chế hoạt động của hệ thống giám sát và đáp ứng kịp thời đối với một số BTN
trong giai đoạn hiện nay tại Hà Nội.

H
P

H

U


4

MỤCTIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mô tả kiến thức, thực hànhvề giám sát bệnh truyền nhiễm của nhân viên
giám sát dịch tễ tại Hà Nội.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về giám sát bệnh
truyền nhiễm của nhân viên giám sát dịch tễ tại Hà Nội.
3. Tổng hợp nhận xét về hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm hiện naycủa

H

P

nhân viên giám sát dịch tễ tại Hà Nội.

H

U


5

CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Nhân viên giám sát dịch tễ là nhân viên y tế hoạt động trong các cơ sở y tế
đƣợc phân cơng nhiệm vụ giám sát, phân tích, báo cáo bệnh truyền nhiễm tại cơ
sở/địa bàn làm việc.
1.1.2. Giám sát y tế cơng cộnglà việc thu thập một cách có hệ thống liên tục, phân

H
P

tích, giải thích và phổ biến những thông tin về sức khoẻ[3].
1.1.3. Giám sát bệnh truyền nhiễm

Giám sát bệnh truyền nhiễmlà việc thu thập thông tin liên tục, có hệ thống về tình
hình, chiều hƣớng của bệnh truyền nhiễm, phân tích, giải thích nhằm cung cấp
thơng tin cho việc lập kế hoạch, triển khai và đánh giá hiệu quả các biện pháp

U


phịng, chống bệnh truyền nhiễm[6].

Mục đích của giám sát các bệnh truyền nhiễm là:

H

-

Phát hiện sớm, kể cả dịch tản phát.

-

Thông báo dịch nhanh và triển khai các biện pháp phòng chống dịch kịp thời.

-

Qua quá trình giám sát bệnh lâu dài có thể xác định đƣợc sự phân bố của
bệnh theo từng vùng địa lý.

-

Biết đƣợc cơ cấu của bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng.

-

Đánh giá đƣợc tính nghiêm trọng của từng bệnh qua tần số mắc và chết.

-


Phát hiện đƣơc quy luật phát sinh và chu kỳ bùng phát dịch.

-

Có biện pháp dự báo dịch và chủ động phòng chống dịch, lựa chọn bệnh ƣu
tiên trong từng thời kỳ.


6

1.1.4.Hệ thống cảnh báo sớm là một quy trình đặc hiệu của hệ thống giám sát bệnh
nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh hoặc các yếu tố nguy cơ đối với một
bệnh dịch nào đó. Hệ thống này cung cấp những thông tin làm căn cứ để đề ra biện
pháp đáp ứng dịch thích hợp[13].
1.1.5. Định nghĩa ca bệnh là tập hợp các tiêu chuẩn chẩn đoán một trƣờng hợp mắc
bệnh cụ thể nào đó để phục vụ cho mục đích giám sát và điều tra ổ dịch. Định nghĩa
ca bệnh có thể dựa vào các tiêu chuẩn lâm sàng (bao gồm yếu tố dịch tễ học và yếu
tố lâm sàng), tiêu chuẩn xét nghiệm hoặc kết hợp cả hai[13].
1.1.6. Ca bệnh là trƣờng hợp bị nhiễm tác nhân gây bệnh và có biểu hiện triệu

H
P

chứng của bệnh. Định nghĩa ca bệnh đối với từng bệnh tuỳ thuộc vào mục đích
giám sát và điều tra ổ dịch, khơng nhất thiết nhƣ là định nghĩa lâm sàng thông
thƣờng[13].

1.1.7. Chùm ca bệnh là tập hợp các ca bệnh xuất hiện tƣơng đối bất thƣờng trong

U


cùng không gian và thời gian tại một vùng, một địa điểm[13].

1.1.8. Ngưỡng cảnh báo là khi có 1 ca nghi ngờ (đối với những bệnh cần loại trừ
hay thanh toán, hoặc ca đầu tiên mắc bệnh có khả năng gây dịch khơng lƣu hành tại

H

địa phƣơng) hoặc khi có sự gia tăng bất thƣờng khơng giải thích đƣợc về số lƣợng
các trƣờng hợp mắc tản phát hay tập trung thành cụm ở một vùng[3],[6],[13].
1.1.9. Ngưỡng dịch là mốc để khởi sự một đáp ứng dứt khốt. Nó đánh dấu những
số liệu đặc trƣng hoặc kết quả điều tra là tín hiệu để thực hiện những hành động
vƣợt xa hơn là việc xác minh hay làm rõ vấn đề. Những hành động có thể thực hiện
bao gồm việc thơng báo kết quả của phịng xét nghiệmcho những trạm y tế bị ảnh
hƣởng, thực hiện kế hoạch đối phó khẩn cấp nhƣ tiêm chủng rộng rãi, đẩy mạnh
việc cung cấp nƣớc sạch và hoàn thiện việc quản lý ca bệnh[3],[6],[13].


7

1.1.10. Bệnh phải khai báo là bệnh mà theo quy định của pháp luật phải khai báo
cho cơ quan y tế hoặc cơ quan có thẩm quyền thực thi pháp luật khác liên quan khi
ghi nhận có trƣờng hợp mắc bệnh[13].
1.1.11.Dịchlà sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số ngƣời mắc bệnh vƣợt q số
ngƣời mắc bệnh dự tính bình thƣờng trong một khoảng thời gian xác định ở một
khu vực nhất định[13].
1.1.12. Báo cáo khơng có ca bệnh là báo cáo kết quả giám sát thƣờng xuyên vẫn
đƣợc thực hiện kể cả khi khơng có ca bệnh nào đƣợc phát hiện của đơn vị. Nó cho
phép đơn vị nhận báo cáo chắc chắn là không bị thất lạc báo cáo và đơn vị không


H
P

quên báo cáo[3],[6],[13].

1.1.13. Điều tra là cuộc điều tra mà trong đó thơng tin đƣợc thu thập có hệ thống,
thơng thƣờng đƣợc tiến hành trên cỡ mẫu thuộc nhóm quần thể dân cƣ xác định,
trong khoảng thời gian xác định. Không giống nhƣ giám sát, điều tra khơng có tính

U

liên tục. Tuy nhiên nếu nó lặp lại đều đặn thì cũng coi nhƣ là một dạng cơ bản của
hệ thống giám sát[3],[6],[13].

1.1.14. Phản hồi thông tin là gửi báo cáo định kỳ về kết quả phân tích số liệu giám

H

sát tới tất cả các tuyến của hệ thống giám sát. Từ đó các tuyến có thể nắm đƣợc xu
hƣớng của dịch cũng nhƣ các hoạt động cần triển khai[3],[6],[13].


8

1.2. Chức năng của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm hay các
vấn đề sức khoẻ khá hoàn chỉnh ở cả các nƣớc phát triển cũng nhƣ các nƣớc đang
phát triển. Tuy nhiên bất kỳ hệ thống giám sát nào cũng đều có chung các thành
phần cơ cấu tổ chức, quy trình giống nhau và có cùng nguồn nhân lực. Hệ thống
giám sát gồm các chức năng chung sau:

1.2.1. Xác định ca bệnh

H
P

Chất lƣợng của số liệu phụ thuộc và việc sử dụng các tiêu chuẩn phát hiện ca bệnh.
Các tiêu chuẩn này tập hợp lại thành định nghĩa ca bệnh. Định nghĩa ca bệnh trong
giám sát thƣờng gồm có các tiêu chuẩn về lâm sàng thƣờng gặp, tiêu chuẩn xét
nghiệm, ngồi ra có thể thêm yếu tố tiền sử dịch tễ. Việc sử dụng định nghĩa ca
bệnh chuẩn đảm bảo rằng tất cả các trƣờng hợp bệnh đều đƣợc chẩn đoán theo một

U

cách thức nhƣ nhau mà khơng phụ thuộc vào ngƣời chẩn đốn[3],[6].
1.2.2. Báo cáo

H

Báo cáo là khi ngƣời cung cấp số liệu (bác sĩ lâm sàng, phịng thí nghiệm...) gửi số
liệu cho các đơn vị giám sát[38]. Đó cũng là việc ấn hành, xuất bản định kỳ các
thông tin đặc hiệu về bệnh dịch thơng qua q trình giám sát, bao gồm cập nhật các
bảng, biểu, đồ thị chuẩn về các vụ dịch xảy ra; và thông tin về việc thực hiện theo
các chỉ tiêu, chỉ số đã đề ra. Các loại hình báo cáo giám sát gồm có: báo cáo định
kỳ, báo cáo khẩn cấp, báo cáo khơng có ca bệnh, báo cáo ca bệnh, báo cáo tổng hợp
danh sách ca bệnh hoặc vụ dịch...[1]. Các hình thức báo cáo bằng điện thoại, fax,
văn bản, hay thƣ điện tử phụ thuộc vào từng hệ thống và nguồn lực của mỗi quốc
gia[3],[6],[48].


9


1.2.3. Phân tích và cơng bố dữ liệu
Điểm then chốt của hệ thống giám sát là sự công bố đúng lúc các dữ liệu giám sát
cho những ngƣời cần biết giúp cho việc triển khai các biện pháp kiểm soát và phòng
chống bệnh[46]. Hầu hết các hệ thống giám sát hiện đại đều cung cấp thông tin cho
ngƣời sử dụng ngay khi kết thúc giai đoạn thao tác với dữ liệu. Ngƣời sử dụng có
thể đăng nhập vào hệ thống giám sát và xem xét các dữ liệu cảnh báo. Những cảnh
báo này thƣờng đƣợc mã hoá bằng biểu tƣợng “cờ” để chỉ ra rằng các số liệu giám
sát đã vƣợt ngƣỡng[2]; số liệu đƣợc phân tích theo khơng gian và thời gian; hoặc

H
P

liệt kê các ca bệnh cần báo cáo[3],[6].
1.2.4. Điều tra dịch tễ

Khi có một vụ dịch xảy ra thì việc điều tra dịch ở thực địa cần thiết phải đƣợc tiến
hành nhanh chóng và tìm ra đƣợc những giải pháp đúng. Việc điều tra dịch tễ học

U

nhằm khẳng định sự tồn tại của vụ dịch, hình thành các giả thuyết về đƣờng lây
truyền và giúp thực hiện các biện pháp phòng chống dịch[3],[6].

H

1.2.5. Đáp ứng phòng chống dịch

Sau khi hoàn thành cuộc điều tra và thu thập đƣợc đủ bằng chứng, có thể bắt tay
vào lập kế hoạch các biện pháp phòng chống dịch. Đây là lý do cơ bản để thực hiện

các cuộc điều tra vụ dịch. Các hành động khống chế sự lan rộng của dịch, hạn chế
số mắc mới đƣợc tiến hành ngay cả khi đang tiến hành điều tra. Cần lập kế hoạch
chƣơng trình dự phịng tồn diện để hồn thiện khả năng xảy ra những vụ dịch trong
tƣơng lai[3],[6].
1.2.6. Phản hồi thông tin


10

Là động lực thúc đẩy các nhân viên y tế tham gia tích cực hơn[37],[50]. Ngồi ra nó
cịn giúp nhân viên y tế các tuyến tăng cƣờng nhận thức về tầm quan trọng của hệ
thống giám sát[3],[6].
1.2.7. Theo dõi và đánh giá định kỳ
Theo hƣớng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi quốc gia cần thiết phải có những
đánh giá định kỳ tổng thể hệ thống giám sát để đƣa ra các ƣu tiên trong việc kiểm
soát bệnh dịch, tìm những cơ hội tăng cƣờng hiệu quả của hệ thống giám
sát[29],[30],[24].

H
P

1.3. Mơ hìnhhệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm

1.3.1. Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm trên toàn cầu

HTGS các BTNtrên toàn cầu đang sử dụng 3 nguồn thơng tin [33],[49]:
-

Nguồn thơng tin chính thống: từ các cơ quan của chính phủ và trƣờng đại học


U

ví dụ nhƣ: Trung tâm kiểm sốt và phịng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), các
phòng xét nghiệm, các Viện Pasteur, YTCC, mạng lƣới đào tạo dịch tễ học

H

thực địa, các nhà khoa học và YTCC.
-

Nguồn thơng tin khơng chính thống: từ phƣơng tiện truyền thông, thông tin và
internet nhƣ: ProMED, TravelMed, hoặc Sentiweb… hay các diễn đàn của các
tổ chức phi chính phủ và các tổ chức tôn giáo.

-

Nguồn thông tin mang tính pháp lý:Điều lệ Y tế quốc tế là một công cụ pháp
lý yêu cầu các thành viên của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo các
bệnh kiểm dịch quốc tế. Ví dụ điển hình là mạng lƣới giám sát cúm toàn cầu
do WHO điều hành hoạt động rất hiệu quả nhằm phát hiện các chủng vi rút
cúm mới xuất hiện [33], [49].

Ngoài ra các HTGS các BTN ở phạm vi rộng nhƣ CDC của Mỹ hay Trung tâm
phịng ngừa và kiểm sốt dịch bệnh của Cộng đồng Châu Âu (ECDC)[42].Các hệ


11

thống báo cáo BTN ở phạm vi quốc tế nhƣ ProMED và ProMED-Mail [41],
HealthMap [27].


1.3.2. Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ở các nƣớc phát triển
Hiện nay tại các nƣớc phát triển HTGS thƣờng do một tổ chức đảm nhiệm và triển
khai với nhiều mơ hình cũng nhƣ các HTGS riêng lẻ đối với từng nhóm bệnh nhƣ
CDC tại Mỹ, ECDC tại Cộng đồng các nƣớc Châu Âu, tại Australia hay New
Zealand... Hầu hết các HTGS này đều có chung một cấu trúc, thành phần nhƣ đã

H
P

trình bày ở trên. Ở những nƣớc này nơi mà các tỷ lệ tử vong do BTN đã giảm trong
thập kỷ trƣớc, thì mối quan tâm của họ hiện nay là phòng tránh các bệnh tái xuất
hiện và bệnh gây dịch thay vì tập trung vào phát hiện sớm ca bệnh vụ dịch nhƣ các
nƣớc đang phát triển [49]. Các HTGS ở các nƣớc này rất đa dạng, ví dụ nhƣ HTGS
cúm tại Mỹ và cộng đồng Châu Âu là những HTGS siêu quốc gia điển hình. Ngồi

U

ra cịn một vài HTGS điện tử đang triển khai tại các nƣớc này nhƣ: HTGS điện tử
quốc gia tại Mỹ [28], HTGS điện tử các vụ dịch tại Đức [36], HTGS các BTN dựa
vào internet ở Thụy điển - SmiNet-2 [43], HTGS thông tin của Hà Lan [26]…

H

1.3.3. Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ở các nƣớc đang phát triển
Mối quan tâm ở các nƣớc đang phát triển là việc phát hiện sớm các BTN gây dịch
và hạn chế nguy cơ gây tử vong, lan truyền và tác động đến thƣơng mại và du lịch.
HTGS tại các nƣớc này còn rất nghèo nàn và lạc hậu kể cả về hình thức, tính đa
dạng và các trang thiết bị hỗ trợ, nguồn lực đầu tƣ [33]. Tuy nhiên, do sự xuất hiện
ngày càng nhiều các BTN nguy hiểm mới xuất hiện và tái xuất hiện trong khu vực

nên các quốc gia này đang từng bƣớc thiết lập và tham gia vào các HTGS quốc tế
trong khu vực và trên thế giới nhƣ là:
-

HTGS khu vực Trung Đông triển khai tại Israel, Jordan và Palestine từ năm
2003 [35].


12

-

HTGS các BTN khu vực sông Mê Kông đƣợc thiết lập từ năm 1999 với sự
tham gia của Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma và tỉnh Vân
Nam và Quảng Tây của Trung Quốc [39], [40].

-

HTGS lồng ghép các BTN khu vực Đông Phi: đƣợc triển khai phối hợp ở các
nƣớc Kenya, Tanzania, và Uganda [32].

-

Trung tâm GSBTN Nam Phi bao gồm có sự tham gia của ngành y tế, thú y,
các viện nghiên cứu và đào tạo triển khai ở các nƣớc Congo, Mozambique,
Nam Phi, Tanzania, và Zambia với nhiệm vụ tăng cƣờng sự đổi mới về khoa
học kỹ thuật nhằm cải thiện năng lực phát hiện, xác định và theo dõi chiều
hƣớng của các BTN ở ngƣời và động vật [34].

-


H
P

Trung Quốc bắt đầu thiết lập hệ thống báo cáo các BTN từ những năm 1950,
sau hơn 50 năm HTGS này có hai thay đổi lớn gồm: i) tăng số BTN cần báo
cáo từ 15 bệnh ở thập kỷ 50 lên 28 BTN năm 2004 và giảm còn 27 BTN năm
2005 đến nay; ii) chuyển từ hệ thống báo cáo BTN bằng văn bản sang hệ
thống khai báo BTN trên trang web điện tử [47].

U

1.3.4. Sơ đồ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm

H

Tổ chức chăm sóc sức
khoẻ cộng đồng/Tổ
chức phúc lợi

Phòng khám
chuyên khoa

Y tế quân đội
Singapre

Báo cáo tử vong

Y tế tƣờng học


Trung tâm giám
định y khoa, khoa
học y tế Singapore

Bệnh viện

Bộ y tế
Singapore

Phòng khám đa
khoa

Phòng xét nghiệm
lâm sàng

Hình 1: Hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm tại Singapore[20]


13

Trên thế giới hiện nay áp dụng theo nhiều mô hình khác nhau, tuỳ thuộc vào cấu
trúc hệ thống y tế tại từng quốc gia. Có thể là tất cả các đầu mối thông tin đƣợc tập
trung báo cáo thẳng lên Bộ Y tế nhƣ tại Singapore (hình 1), nhƣng hầu hết đều qua
nhiều cấp độ báo cáo và phản hồi nhƣ hình 2.
Theo đó, thơng thƣờng các báo cáo về trƣờng hợp bệnh sẽ bắt đầu từ các bệnh viện,
phòng khám chuyển tới cơ quan y tế quận. Cơ quan y tế quận gửi báo cáo lên cơ
quan y tế cấp tỉnh. Cấp tỉnh báo cáo lên trung ƣơng. Luồng báo cáotổng hợp đƣợc
phản hồi theo chiều ngƣợc lại. Tại cấp tỉnh và trung ƣơng đều có phịng xét nghiệm
theo cấp để khẳng định các ca bệnh.


H
P

Xuất hiện các sự kiện sức khỏe

Phản hồi và công bố thông tin cho các nhà YTCC

Ngƣời sử
dụng

Xác định
ca bệnh

Nguồn báo cáo ca bệnh
- Bác sỹ lâm sàng
- Nhân viên y tế
- Bác sỹ thú y
- Ngƣời đƣợc điều tra
- Bệnh viện/CSYT
- Trƣờng học
- Nguồn khác

U

H

Đơn vị nhận số liệu

Tuyến ban đầu
Tuyến thứ hai


Bao gồm BTN, bệnh không
truyền nhiễm, chấn
thương, hành vi nguy cơ,
các sự kiện sức khỏe…

Luồng báo cáo
Khả năng nhập và chỉnh sửa
số liệu
Đảm bảo bí mật cá nhân

Quản lý dữ liệu
Thu thập số liệu
Nhập số liệu
Chỉnh sửa số liệu
Lưu trữ dữ liệu
Phân tích số liệu
Tổng hợp báo cáo
Cơng bố báo cáo
Đảm bảo tính bi mật

Tuyến thứ ba

Hình 2: Sơ đồ hệ thống giám sát nói chung [29],[19]


14

1.4. Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam hiện nay
Từ năm 2003, quy trình giám sát, báo cáo bệnh truyền nhiễm gây dịch đƣợc thực

hiện theo “Quy chế thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm gây dịch” ban hành kèm
theo Quyết định số 4880/2002/QĐ-BYT ngày 06/12/2002 của Bộ trƣởng Bộ Y tế,
trong đó có những quy định chung về thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm gây
dịch; quy định về thông tin, báo cáo dịch trong nƣớc; quy định thông tin, báo cáo
bệnh truyền nhiễm gây dịch quốc tế và việc tổ chức thực hiện.
Đây là hệ thống giám sát thƣờng xuyên và thống nhất trên toàn quốc từ xã phƣờng
lên đến tuyến trung ƣơng, có nhiệm vụ giám sát và phát hiện 26 bệnh truyền

H
P

nhiễm[4]. Hệ thống hiện hành đã đƣợc thực hiện từ lâu với chức năng báo cáo
thƣờng kỳ (tuần, tháng, quý, năm). Một số đặc điểm thuận lợi cho hệ thống giám sát
bệnh truyền nhiễm ở nƣớc ta là có mạng lƣới y tế cơ sở rộng khắp hoạt động từ
nhiều năm nay, từ trung ƣơng đến phƣờng xã[21]. Ngồi ra cịn có một số chƣơng
trình giám sát Dịch tễ học hoạt động khá tốt nhƣ chƣơng trình giám sát bệnh uốn

U

ván sơ sinh (nằm trong chƣơng trình tiêm chủng mở rộng), chƣơng trình giám sát
HIV/AIDS, chƣơng trình phịng chống sốt xuất huyết Dengue…

H

Đến năm 2011, quy trình giám sát, báo cáo bệnh truyền nhiễm đƣợc thực hiện theo
Thông tƣ 48/2010/TT-BYT ngày 31/12/2010 của Bộ Y tế về việc hƣớng dẫn chế độ
khai báo, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm. Thông tƣ 48/2010/TT-BYT của Bộ
Y tế là thông tƣ thi hành Luật phịng chống bệnh truyền nhiễm có tính pháp lý cao
hơn quyết định 4880/2002/QĐ-BYT.
Hệ thống này có nhiệm vụ phát hiện sớm và báo cáo tất cả 28 BTN trong danh mục

theo quy định sau[5]:
- Thông tin, báo cáo dịch khẩn cấp
- Báo cáo bệnh truyền nhiễm theo tuần
- Báo cáo bệnh truyền nhiễm theo tháng


15

BỘ Y TẾ
CỤC Y TẾ DỰ PHÒNG

Viện
Vệ sinh dịch
tễ/Pasteur

Bệnh viện
Trung ƣơng

Viện
SR-KST-CT

Sở
Y tế
Trung tâm
kiểm dịch
Y tế
quốc tế

Trung tâm
YTDP tỉnh


Đơn vị y tế cơ
quan/doanh nghiệp

Trung tâm
Y tế huyện

U

H
Trạm y tế xã

Phòng khám chuyên
khoa tƣ nhân

H
P
Bệnh viện
tỉnh, Bệnh viện của
Bộ,ban, ngành, Bệnh
viện tƣ nhân

Y tế thơn, bản

Trung tâm
PCSR tỉnh

Bệnh viện huyện,
Phịng khám đa khoa
tƣ nhân


Báo cáo/thơng tin
trực tiếp
Trao đổi, phản hồi
thơng tin

Hình 3: Sơ đồ tổ chức hệ thống thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam


16

Có một số khác biệt của Thơng tƣ 48/2010/TT-BYT với QĐ 4880/2002/QĐ-BYT
là:
Chính thức có sự tham gia của hệ thống y tế tƣ nhân và kiểm dịch quốc tế trong hệ
thống giám sát hiện hành. Theo quyết định 4880 năm 2002 của BYT, các cơ sở
khám chữa bệnh các tuyến báo cáo cho đơn vị Y tế dự phòng cùng cấp khi có ca
bệnh truyền nhiễm gây dịch hoặc bệnh lạ, bệnh chƣa rõ ngun nhân, cịn Thơng tƣ
48, hệ điều trị phải báo cáo cho các đơn vị Y tế dự phòng theo quy định ở từng
tuyến và đúng thời gian quy định với từng loại báo cáo (ngày, tuần, tháng, năm).
Tăng độ bao phủ của hệ thống giám sát đối với cộng đồng đƣợc giám sát. Trong

H
P

Quyết định 4880, hệ thống giám sát báo cáo bệnh truyền nhiễm theo trình tự từ
Trạm y tế xã phƣờng đến tuyến Trung ƣơng, cịn trong Thơng tƣ 48, ngồi trình tự
nhƣ trên cịn có thêm những quy định nhƣ: ngƣời dân sinh sống trong khu vực đƣợc
công bố dịch, ngƣời mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, ngƣời phát
hiện trƣờng hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh phải thực hiện việc khai báo


U

dịch cho y tế thôn, bản, trạm y tế xã; Y tế thôn, bản và các phịng khám tƣ nhân có
trách nhiệm thu thập, tổng hợp, báo cáo số liệu bệnh truyền nhiễm cho Trạm y tế
xã, phƣờng, thị trấn.

H

Quy định rõ chức năng nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của hệ thống giám sát, trách
nhiệm giám sát, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm đã đƣợc quy định ở mỗi
tuyến với chức năng nhiệm vụ nhƣ sau:
o Y tế thơn, bản và các phịng khám chuyên khoa tƣ nhân có trách nhiệm thu
thập, tổng hợp, báo cáo số liệu bệnh truyền nhiễm cho Trạm y tế xã, phƣờng,
thị trấn.
o Trạm y tế xã có trách nhiệm tổng hợp, xác minh và báo cáo bệnh truyền nhiễm
trong địa bàn xã cho Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,
đồng thời thực hiện việc phản hồi thông tin cho các đơn vị thuộc địa bàn phụ
trách.


×