Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Đánh giá thực trạng phát hiện, quản lý điều trị lao tại tỉnh tuyên quang giai đoạn 2011 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 120 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ THU HÀ

H
P

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT HIỆN, QUẢN LÝ
ĐIỀU TRỊ LAO TẠI TỈNH TUYÊN QUANG
GIAI ĐOẠN 2011 – 2015

U

H

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 62.72.76.05

Hà Nội, 2016


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ THU HÀ

H
P

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT HIỆN, QUẢN LÝ


ĐIỀU TRỊ LAO TẠI TỈNH TUYÊN QUANG
GIAI ĐOẠN 2011 – 2015

U

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 62.72.76.05

H

TS Bùi Thị Tú Quyên

Hà Nội, 2016


LỜI CẢM ƠN

Trong q trình hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự hướng dẫn,
đóng góp, giúp đỡ và động viên của tất cả thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và gia đình.
Trước tiên tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Bùi Thị Tú Qun
Giảng viên – Phó bộ mơn Dịch tễ thống kê trường Đại học Y tế công cộng, người
Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo dìu dắt tơi thực hiện và hoàn thành luận văn
trên con đường nghiên cứu khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới PGS.TS Nguyễn Thanh Hương, PGS.TS

H
P

Phạm Trí Dũng, PGS.TS Nguyễn Thanh Hà, PGS.TS Hà Văn Như, TS Nguyễn
Thị Hoài Thu, PGS-TS Phạm Việt Cường, TS Nguyễn Đức Thành, Thạc sỹ

Nguyễn Hải Chi Trường Đại học Y tế cơng cộng đã tạo điều kiện, góp nhiều ý kiến
q báu và động viên tơi trong suốt q trình học tập.
Tơi xin chân thành cảm ơn tới:

U

Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Y tế cơng
cộng.

Ban Giám đốc, Phịng chỉ đạo tuyến, Khoa Hồi sức cấp cứu, Khoa Vi

H

sinh, Khoa Nội A, Khoa Nội B và các Khoa, Phòng Bệnh viện Lao và bệnh Phổi
Tuyên Quang, Trung tâm y tế các huyện, trạm y tế các xã tỉnh Tuyên Quang đã
tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình triển khai đề tài, học tập và nghiên
cứu.

Tôi cũng chân thành cảm ơn các thầy cơ, bạn bè, đồng nghiệp, gia đình và
người thân đã giúp đỡ, động viên tôi cả về tinh thần và vật chất trong quá trình học
tập và nghiên cứu.
Hà Nội , ngày 18 tháng 8 năm 2016

Nguyễn Thị Thu Hà


H
P

H


U


i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AFB
AIDS
BCG
BK
BSCK
CBYTX
CBYTTB
CTCL
CTCLQG
DOTS
E (EMB)
GDTT
H (INH)
HIV
HTLNN
LNP
PPM
R (RMP)
S (SM)
TCYTTG
TTYT
Z (PZA)
2RHZE/4RH

2RHZE/4RHE

Acide Fast Bacillus -Vi khuẩn lao kháng cồn, kháng a xít
Acquired Immuno Deficiency Syndrome - Hội chứng suy giảm
miễn dịch mắc phải
Bacillus - Calmette & Guérin -Vác xin phòng bệnh lao
Bacillus de Koch -Vi khuẩn Lao
Bác sĩ chuyên khoa
Cán bộ y tế xã
Cán bộ y tế thơn bản
Chương trình chống lao
Chương trình chống lao quốc gia
Directly Observed Treatment Short course – Hóa trị liệu ngắn
ngày có kiểm sốt
Ethambutol
Giáo dục truyền thông
Isoniazid
Human Immuno Deficiency Virus - Vi rút gây ra suy giảm miễn
dịch ở người
Hóa trị liệu ngắn ngày
Lao ngồi phổi
Public – Private Mix –Y tế công-tư
Rifampicin
Streptomycin
Tổ chức Y tế Thế giới
Trung tâm y tế
Pyrazynamid
Phác đồ IB - Công thức điều trị lao trẻ em
Phác đồ IA- Công thức điều trị lao mới (áp dụng từ 7/2015)


H
P

U

H

2SHRE/6RH
Phác đồ I - Công thức điều trị lao mới
2SHRZE/1HRZE Phác đồ II - Công thức điều trị lao tái trị
/5H3R3H3


ii

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................. 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4
1.1.Bệnh lao trên Thế giới và ở Việt Nam ............................................................... 4
1.1.1. Tình hình Bệnh lao trên Thế giới .. ................................................................ 4
1.1.2. Tình hình Bệnh lao ở Việt Nam .. ................................................................... 5
1.2. Phát hiện, quản lý điều trị bệnh nhân lao........................................................... 7

H
P

1.2.1. Phát hiện, quản lý và điều trị lao trênThế giới ............................................. 10
1.2.2. Phát hiện, quản lý và điều trị lao tại Việt Nam ........................................... 11

1.3. Nghiên cứu về phát hiện, quản lý điều trị bệnh lao...........................................19
1.3.1.Nghiên cứu về phát hiện, quản lý điều trị bệnh lao trên thế giới ....................19
1.3.2. Nghiên cứu về phát hiện, quản lý điều trị bệnh lao tại Việt Nam ................. 23
1.3.3.Nghiên cứu đánh giá hoạt động phát hiện và quản lý điều trị lao tại tỉnh

U

TuyênQuang………………………………………………………………………………...25
1.4. Chương trình chống lao Tuyên Quang ............................................................ 26
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 30

H

2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 30
2.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................... 30
2.3. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 30
2.4. Mẫu nghiên cứu ............................................................................................ .31
2.5. Phương pháp, qui trình thu thập số liệu ........................................................... 31
2.6. Chỉ số chính và chủ đề nghiên cứu .................................................................. 32
2.7.Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá .................................................. 34
2.8. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................ 34
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ...................................................................... 35
2.10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số ...................... 35
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ ....................................................................................... 37
3.1. Thực trạng phát hiện, BN lao tại Tuyên Quang giai đoạn 2011 - 2015 ............ 37


iii

3.2. Thực trạng quản lý điều trị BN lao tại Tuyên Quang giai đoạn 2011 - 2015 .... 40

3.3.Những thuận lợi khó khăn trong phát hiện, quản lý điều trị lao ........................ 46
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN .................................................................................... 57
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 76
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................. 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 80
PHỤ LỤC 1 Mạng lưới chống lao Việt Nam
PHỤ LỤC 2 Phiếu thu thấp số liệu thứ cấp; Bản hướng dẫn phỏng vấn sâu;Thảo luận
nhóm cán bộ chương trình chống lao; Bản hướng dẫn phỏng vấn sâu bệnh nhân lao
PHỤ LỤC 3 Tình hình quản lý bệnh nhân lao bằng DOST qua các năm; Câu hỏi và

H
P

các chỉ số đánh giá

PHỤ LỤC 4 Danh sách các cán bộ tham gia nghiên cứu
PHỤ LỤC 5 Một số hình ảnh trong nghiên cứu

H

U


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Tình hình dịch tễ bệnh lao tại Việt Nam...................................................06
Bảng 3.1 Tình hình phát hiện bệnh lao qua 5 năm 2010 – 2015………… ............37
Bảng 3.2 Khả năng phát hiện AFB (+) so với số ước tính…………………. .........39

Bảng 3.3 Khả năng phát hiện AFB (-) và LNP so với số ước tính……….…..........39
Bảng 3.4 Khả năng phát hiện các thể lao so với số ước tính………………............40
Bảng 3.5 Số bệnh nhân lao quản lý trong 5 năm………………………..………....41
Bảng 3.6 Tình hình quản lý điều trị bệnh lao chuyển đến qua 5 năm 2011-2015………..41

H
P

Bảng 3.7 Kết quả điều trị bệnh nhân lao phổi AFB(+) trong 5 năm……...……….41
Bảng 3.8 Kết quả quản lý điều trị bệnh nhân lao AFB(+) mới qua các năm…...........42
Bảng 3.9 Kết quả quản lý điều trị bệnh nhân lao các thể trong 5 năm…….............44
Bảng 3.10 Kết quả quản lý điều trị bệnh nhân lao AFB(+) mới chuyển đến qua các năm
..........................................................................................................................................45
Bảng 3.11 Kết quả quản lý điều trị bệnh nhân lao các thể chuyển đến trong 5 năm
……………………………………………………………………………………...46

U

Bảng 3.12 Trình độ chun mơn của thư ký CTCL của mạng lưới.........................46
Bảng 3.13 Trình độ cán bộ xét nghiệm tại các điểm kính........................................47

H

Bảng 3.14 Mạng lưới cán bộ y tế xã, phường của Tuyên Quang năm 2015.............47
Bảng 3.15 Tình hình vật tư trang thiết bị y tế phục vụ hoạt động PCL....................48
Bảng 3.16 Kinh phí hoạt động chương trình chống lao 5 năm…………….............49


v


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ phát hiện lao AFB(+) mới và lao các thể/ 100.000 dân...............38
Biểu đồ 3.2 Kết quả quản lý điều trị bệnh nhân lao AFB (+) mới...........................43
Biểu đồ 3.3. Kết quả quản lý điều trị bệnh nhân lao các thể trong 5 năm…………45
Biểu đồ 3.4 Kinh phí cho hoạt động CTCL tỉnh trong giai đoạn 2011 2015……..50

H
P

H

U


vi

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc, Việt Nam. Hoạt động phát hiện,
quản lý điều trị lao tại tỉnh Tuyên Quang còn gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ phát hiện
hàng năm tại tỉnh Tuyên Quang cịn thấp, các chỉ số này ước tính mới chỉ là 40% số
bệnh nhân trong cộng đồng [4]. Việc tìm ra các giải pháp nhằm thực hiện tốt các
hoạt động phòng, chống lao của tỉnh giai đoạn 2016 – 2020, giai đoạn đầu tiên trong
thực hiện Chiến lược phòng chống Lao quốc gia mà Thủ tướng Chính phủ vừa phê
duyệt là rất cần thiết. Nghiên cứu mô tả cắt ngang: "Thực trạng phát hiện, quản lý
điều trị lao tại Tuyên Quang giai đoạn 2011 - 2015" được triển khai tại Tuyên
Quang từ tháng 1/2016-8/2016 với các mục tiêu (1) Đánh giá kết quả phát hiện lao

H
P


tại tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011–2015,(2) Đánh giá kết quả quản lý điều trị lao tại
tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011–2015 và (3) Phân tích những thuận lợi khó khăn
trong cơng tác phát hiện và quản lý điều trị lao hiện nay tại tỉnh Tuyên Quang. Đối
tượng nghiên cứu sổ sách, báo cáo, biểu mẫu tổng hợp số liệu thống kê. Báo cáo
tổng kết hoạt động Chương trình chống lao Quốc Gia, nhóm cán bộ quản lý thực

U

hiện chương trình, nhóm bệnh nhân lao. Với phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
kết hợp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm những người cung cấp thơng tin chính,
chúng tơi thu được một số kết quả sau: Tỷ lệ phát hiện lao các thể còn thấp chỉ là

H

42,83/100.000 dân, tỷ lệ phát hiện lao phổi AFB (+) mới là 22,36/100.000 dân. Khả
năng phát hiện lao phổi AFB (+) mới chỉ đạt 37,28% so với số liệu dịch tễ ước tính
của Chương trình. Kết quả điều trị bệnh nhân lao các thể khỏi và hoàn thành đạt tới
mục tiêu của chương trình >90%. Kết quả quản lý điều trị lao phổi AFB (+) mới:
khỏi 92,07% đạt mục tiêu của chương trình. Các khó khăn ảnh hưởng đến CTCL
tỉnh là: Nhân lực thiếu, trình độ chuyên mơn cịn hạn chế, kinh phí hạn hẹp, việc vận
động, truyền thông và huy động xã hội trong công tác phòng chống lao chưa hiệu quả.
Sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể tổ chức xã hội, chưa thường xuyên, liên tục,
hiệu quả phối hợp thấp. Phương tiện trong cơng tác truyền thơng các tuyến cịn rất
thiếu. Khuyến nghị: Cần bổ xung nhân lực là Bác sỹ cho CTCL tỉnh, cần đầu tư trang
thiết bị cho cơng tác phịng chống lao và tăng cường công tác truyền thông. Cần thêm
chế độ ưu đãi cho cán bộ y tế và người bệnh mắc lao tại Tuyên Quang.


1


ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh lao hiện vẫn đang là một trong những bệnh có nhiều người mắc và tử
vong trên tồn cầu. Theo số liệu ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG)
năm 2013, trên tồn cầu có khoảng 12 triệu người hiện mắc lao, khoảng 1,3 triệu
người tử vong do lao. Mặc cho mọi nỗ lực kiểm soát, khống chế của con người,
bệnh lao không hề thuyên giảm và ngày càng diễn biến phức tạp với sự xuất hiện
của các chủng vi khuẩn lao kháng thuốc[19], [20], [45], [46]
Từ năm 1991, khi Nghị quyết của Đại hội đồng Y tế Thế giới đã ghi nhận
bệnh lao như một vấn đề y tế – sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng mang tính tồn

H
P

cầu thì hai mục tiêu chính trong việc kiểm sốt bệnh lao đã được đặt ra, đó là:
(1) Phát hiện được hơn 70% số trường hợp lao phổi mới có vi khuẩn lao
trong đờm bằng soi kính hiển vi trực tiếp và (2) Điều trị khỏi được hơn 85% số
trường hợp được đăng ký điều trị.

Tại Việt Nam, mặc dù từ năm 1997 đã đạt được hai mục tiêu trên, nhưng đến

U

nay bệnh lao ở nước ta hiện vẫn chưa thốt ra khỏi các nước có gánh nặng bệnh lao
cao của khu vực, đứng thứ 14 trong 22 nước có tỷ lệ lao cao trên thế giới, đồng thời
đứng thứ 11 trong số 27 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất Thế

H


giới (Báo cáo WHO – 2015) [45].

Tuyên Quang là một tỉnh miền núi cịn nghèo, trình độ dân trí khơng đồng
đều, dân số 746.700, xã nghèo chiếm 35%. Tỷ lệ dân số là dân tộc ít người chiếm
52%, có 6 huyện, 1 thành phố. Mặc dù tỉnh đã triển khai thực hiện Chương trình
chống lao (CTCL) trên 141 xã, phường từ năm 1997. Nhưng hiện nay, tình hình
bệnh lao trên địa bàn vẫn còn phức tạp. Hoạt động phát hiện và quản lý điều trị lao
của tỉnh liên tục phải đối phó với tình hình dịch tễ lao cịn cao, với việc duy trì lâu
dài chiến lược Hóa trị liệu ngắn ngày có giám sát trực tiếp (DOTS), với vấn đề
lao/HIV, với vấn đề kháng thuốc và các vấn đề xã hội khác. Trong khi đó hoạt động
phát hiện, quản lý điều trị lao của tỉnh lại gặp rất nhiều khó khăn, hệ thống y tế có
nhiều bất cập từ hệ thống cơ sở vật chất đến nhân lực, chuyên môn, quản lý, cho tới
chính sách.


2

Trong giai đoạn 2011 – 2015, tỉnh Tuyên Quang đã áp dụng nhiều giải pháp
nhằm tăng cường phát hiện, quản lý và điều trị, nhưng công tác phát hiện và quản lý
điều trị lao tại Tuyên Quang vẫn chưa được cải thiện, tỷ lệ phát hiện và điều trị khỏi
còn thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ chung của tồn quốc[1], [2], [3], [4]. Một trong
những ngun nhân chính là do mức độ hiểu biết về phòng chống bệnh lao của đồng
bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, của người bệnh mắc lao, người nhà người bệnh và
của cán bộ y tế cơ sở tỉnh còn chưa đồng đều nhiều yếu kém. Tình hình lao, lao/HIV
ngày càng diễn biến phức tạp, số chưa được phát hiện càng nhiều, công tác tuyên
truyền về phòng chống bệnh lao chưa hiệu quả, nhận thức về tác hại và sự lây nhiễm
của bệnh lao trong cộng đồng còn nhiều hạn chế.

H
P


Như vậy còn một số lượng lớn bệnh nhân lao phổi AFB (+) vẫn tồn tại trong
cộng đồng chưa phát hiện và Chương trình chống lao tỉnh cần có sự nỗ lực hơn nữa
trong công tác phát hiện, quản lý để hạn chế nguồn lây và giảm dịch tễ bệnh lao
trong cộng đồng. Tại tỉnh đã có nghiên cứu của Lưu Văn Bính và Hoàng Hà về thực
trạng phát hiện và quản lý điều trị bệnh nhân lao giai đoạn 2006 – 2010, cho thấy

U

kết quả phát hiện và quản lý điều trị tại tỉnh đều khơng đạt mục tiêu của CTCLQG,
chính vì vậy việc tiếp tục đi sâu phân tích thực trạng phát hiện và quản lý điều trị
lao, cùng với phân tích những khó khăn trong cơng tác phát hiện, quản lý và điều trị

H

lao tại Tuyên Quang trong giai đoạn 2011 – 2015 có ý nghĩa rất quan trọng trong
việc đề xuất giải pháp cho kế hoạch cho hoạt động phòng, chống lao của tỉnh giai
đoạn 2016 – 2020, giai đoạn đầu tiên trong thực hiện Chiến lược phòng chống lao
Quốc gia mà Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt.
Xuất phát từ những ý tưởng nêu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu: "Thực
trạng phát hiện, quản lý điều trị lao tại Tuyên Quang giai đoạn 2011 - 2015".


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Đánh giá kết quả phát hiện lao tại tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011–2015.
2. Đánh giá kết quả quản lý điều trị lao tại tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011–2015.
3. Phân tích những thuận lợi khó khăn trong công tác phát hiện và quản lý

điều trị lao hiện nay tại tỉnh Tuyên Quang.

H
P

H

U


4

CHƯƠNG 1TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis)
gây nên. Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là
thể lao phổ biến nhất (chiếm 80 – 85% tổng số ca bệnh) và là nguồn lây chính cho
người xung quanh [5].
1.1. Bệnh lao trên Thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Tình hình bệnh lao trên Thế giới
Bệnh lao đã được phát hiện từ trước Công nguyên ở Ấn Độ, Ai Cập, Hy Lạp
và các nước vùng Trung Á. Thời kỳ này, bệnh lao được hiểu lẫn với một số bệnh
khác và người ta xem nó là bệnh khơng chữa được, bệnh do di truyền. Năm 1882,

H
P

Robert Koch tìm ra nguyên nhân gây bệnh là do vi trùng lao hay gọi là Bacillus de
Koch (viết tắt là BK).

Năm 1944 kháng sinh diệt vi trùng lao đầu tiên ra đời tại Mỹ được phát hiện

bởi Wakman có tên là Streptomycin, sau đó các thuốc chữa lao khác như: PAS,
INH, PZA, EMB, RMP... được dùng vào chữa lao. Bệnh lao đã giảm đi đáng kể ở

U

các nước và người ta hy vọng bệnh lao khơng cịn là bệnh xã hội quan trọng nữa,
mà chỉ là một bệnh nhiễm khuẩn thông thường [38].

Trong khoảng những năm 1970 – 1990 nhiều quốc gia trên thế giới đã rất lạc

H

quan trong cơng tác phịng chống lao (PCL). Năm 1982, kỷ niệm 100 năm ngày
Robert Koch phát hiện ra vi khuẩn lao, tại nước Đức khẩu hiệu “Chiến thắng bệnh
lao bây giờ và vĩnh viễn” đã được đưa ra. Năm 1982, tại Hội nghị Quốc tế chống
lao lần thứ XXI ở Buenos Aires định nghĩa về thanh toán bệnh lao được đề cập.
Năm 1986 tại Hội nghị Quốc tế chống lao lần thứ XXII ở Singapore các nước như:
Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hà Lan ... vẫn còn nêu thời điểm thanh tốn bệnh lao ở nước
mình. Năm 1990 tại hội nghị Quốc tế chống lao lần thứ XXIII ở Boston (Hoa Kỳ),
người ta nhận thấy bệnh lao khơng giảm mà có xu hướng gia tăng ở nhiều nước.
Bệnh lao không chỉ gia tăng ở các nước đang phát triển, mà cả ở những nước phát
triển. Tháng 4 năm 1993 Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) đã thơng báo đến chính
phủ các nước “Bệnh lao đã quay trở lại và trở thành vấn đề khẩn cấp toàn cầu”.


5

Theo ước tính của TCYTTG năm 2014 có khoảng 12 triệu người hiện mắc
lao trong đó có khoảng 9 triệu người mắc lao mới. Số bệnh nhân lao mới xuất hiện
hàng năm tăng từ 6,6 triệu năm 1990 lên 8,3 triệu bệnh nhân năm 2000; 9,24 triệu

năm 2006; 9,27 triệu năm 2007; 8,8 triệu năm 2010 và 8,6 triệu năm 2012, [14],
[15], [24], [47], [48].
Hơn 80% số bệnh nhân lao trên thế giới tập trung ở các nước đang phát triển
và tập trung ở nhóm người có nguy cơ mắc lao cao như người thường xuyên tiếp
xúc với bệnh nhân lao phổi có ho khạc ra vi khuẩn trong đờm, người nhiễm
HIV/AIDS, người vô gia cư, phạm nhân trong các trại giam, học viên trong các
trung tâm 05 – 06

H
P

Mặc dù TCYTTG và chương trình chống lao của các nước đã nỗ lực trong
mọi hoạt động nhưng hiện nay lao/HIV và lao kháng thuốc vẫn đang là vấn đề
nghiêm trọng trên tồn cầu, đe dọa sự thành cơng của cơng tác chống lao. Số lượng
bệnh nhân đồng nhiễm lao/HIV và số bệnh nhân kháng đa thuốc (MDR-TB) tiếp tục
tăng. Năm 2007, ước tính có khoảng 0,5 triệu bệnh nhân lao kháng đa thuốc. Tính

U

đến cuối năm 2008 bệnh nhân lao siêu kháng thuốc (XDR) đã được báo cáo tại 55
quốc gia và vùng lãnh thổ [47]. Tình hình dich tễ bệnh lao kháng thuốc đang có diễn
biến phức tạp và đã xuất hiện ở hầu hết các quốc gia. Năm 2013 trên tồn cầu ước

H

tính tỷ lệ mắc lao đa kháng thuốc là 3,5% trong số bệnh nhân mới và 20,5% trong
số bệnh nhân điều trị lại [22].Theo các số liệu của WHO, từ năm 2000 đến năm
2013, khoảng 37 triệu người đã được cứu sống nhờ được chẩn đoán và điều trị lao
hiệu quả. Tỷ lệ chữa lành bệnh lao kháng đa thuốc trên toàn cầu đã tăng tới 48% so
với tỷ lệ 86% ở bệnh lao thông thường. Ngoài ra, hai loại thuốc mới được đưa vào

điều trị mang lại tác dụng tích cực, hứa hẹn sẽ làm tăng tỷ lệ chữa lành lao kháng đa
thuốc, lẫn bệnh lao kháng thuốc mạnh [ 45]
1.1.2.Tình hình bệnh lao tại Việt Nam
Đến thời điểm hiện nay, theo báo cáo của CTCLQG năm 2015, một số yếu
tố dịch tễ phản ánh tình hình bệnh lao của Việt Nam như sau:


6

Bảng 1.1 Tình hình dịch tễ bệnh lao ở Việt Nam 2014*
Số lượng

Tỷ lệ (trên

(nghìn người

100.000 dân

17(11-23)

18(12-25)

Lao mới mắc các thể (bao gồm cả HIV +)

130(110-150)

140(116-167)

Lao hiện mắc các thể (bao gồm cả HIV +)


180(76-330)

198(83-362)

7(5,7-8,5)

7,6(6,1-9,2)

Ước tính gánh nặng bệnh lao – 2014
Tử vong do lao (loại trừ HIV)

Lao HIV dương tính mới mắc(%)
Tỷ lệ phát hiện các thể (%)

77(65-94)

Tỷ lệ kháng đa thuốc trong bệnh nhân lao mới

4(2,5-5,4)

H
P

(%)

Tỷ lệ kháng đa thuốc trong số bệnh nhân điều trị
lại (%)
% Bệnh nhân lao được xét nghiệm HIV

% HIV dương tính trong số người xét nghiệm

HIV

23(17-30)

73%
5%

U

* Nguồn: updated country profile Vietnam 2015-WHO

H

Ước tính xu hướng tình hình dịch tễ bệnh lao tại Việt Nam.
Dựa trên số liệu phát hiện-điều trị của Chương trình chống lao trong giai
đoạn 2000 - 2012 và kết quả điều tra tình hình hiện mắc lao tồn quốc năm 2006 2007, tại hội thảo phân tích tình hình dịch tễ bệnh lao tại Việt Nam tháng 1 năm
2013, các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới phối hợp với CTCL tính tỷ lệ mắc
lao tại Việt nam giai đoạn 1990 - 2010 giảm khoảng 4,6% hằng năm; tỷ lệ lao mới
mắc giảm khoảng 2,6% hằng năm và tỷ lệ tử vong do lao giảm khoảng 4,4% hàng
năm. (Báo cáo CTCLQG năm 2015) [21], [22].
Cơng tác phịng chống lao (PCL) ở Việt Nam được tổ chức thực hiện từ năm
1957, với sự thành lập Viện chống lao Trung ương, sau đổi tên là Viện lao và bệnh
phổi Trung ương, Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Trung ương, năm 2009 lại tiếp tục
đổi tên là Bệnh viện Phổi Trung ương. Năm 1995 hoạt động PCL được nhà nước


7

công nhận là một trong những mục tiêu y tế quốc gia và hình thành ban chỉ đạo
CTCLQG từ trung ương đến cơ sở xã, thị trấn. Các hoạt động phát hiện, điều trị

bệnh nhân lao và hạn chế lây truyền bệnh lao trong cộng đồng gặp nhiều khó khăn
do tỷ lệ đồng nhiễm lao/HIV cao, tình hình lao kháng thuốc, tình hình chẩn đốn,
điều trị bệnh lao cịn yếu trong các cơ sở y tế tư nhân, sự tiếp cận không đầy đủ của
người nghèo và các đối tượng đặc biệt đối với các dịch vụ chữa lao dịch vụ cao,
thiếu hụt ngân sách trong việc cung cấp thuốc cũng như quản lý bệnh nhân lao
kháng đa thuốc...
Từ năm 1997, TCYTTG đã nhận định Việt Nam đã đạt được mục tiêu đặt ra
là phát hiện >70% số bệnh nhân lao hiện có và điều trị khỏi cho ít nhất 85% số

H
P

nguồn lây được phát hiện. Kết quả đó được duy trì từ năm 1997 đến nay, tuy nhiên
tình hình dịch tễ bệnh lao nước ta vẫn ở mức cao và đặc biệt là sự gia tăng bệnh lao
ở lứa tuổi trẻ, nam thanh niên 15 - 24 tuổi. Để đánh giá thực trạng tình hình gánh
nặng bệnh lao tại nước ta hiện nay, năm 2006 - 2007 CTCLQG đã tiến hành điều tra
dịch tễ lao toàn quốc lần thứ nhất. Kết quả điều tra cho thấy tình hình bệnh lao hiện

U

nay tại nước ta cao hơn ước tính của TCYTTG trước đây 1,6 lần, nguy cơ nhiễm lao
hàng năm ở Việt Nam là 1,67%, tỷ lệ hiện mắc lao phổi AFB (+): 145/100.000 dân;
tỷ lệ mắc lao phổi AFB (+) mới là 114/100.000 dân[16], [17], [41]. Như vậy có thể

H

thấy vẫn còn một số lượng lớn bệnh nhân lao phổi AFB (+) trong cộng đồng chưa
được phát hiện và CTCL cần có sự nỗ lực hơn nữa trong cơng tác phát hiện và quản
lý điều trị để hạn chế nguồn lây bệnh lao trong cộng đồng.
1.2. Phát hiện, quản lý điều trị bệnh nhân lao

Các phương pháp phát hiện
* Phát hiện chủ động: Là cơ sở chống lao chủ động tổ chức đi khám, phát hiện
lao trong cộng đồng.
Cán bộ y tế chủ động đưa kính hiển vi và máy X.quang tới xã (phường), thơn
(bản), để tìm bệnh nhân. Đây là phương pháp chủ động đối với thầy thuốc để tăng tỷ lệ
phát hiện, nhưng thụ động đối với bệnh nhân [6], [9], [10].
* Phát hiện thụ động: Là người bệnh nghi lao tự đến các cơ sở chống lao để
khám.


8

Khi bệnh nhân thấy xuất hiện các triệu chứng hô hấp nghi lao, tự động đến cơ
sở y tế khám bệnh và xét nghiệm đờm tìm vi khuẩn lao. Bằng phương pháp này, người
thầy thuốc hoàn toàn thụ động, song phục vụ được số đông bệnh nhân trên địa bàn
quản lý trong thời gian dài. Phương pháp này đạt hiệu quả cao và đỡ tốn kém. Tuy
nhiên phương pháp này muốn có hiệu quả cao thì cần có những hiểu biết tốt về bệnh
lao trong cộng đồng [6], [9], [10].
Quản lý điều trị
- Thực hiện theo đúng chiến lược DOTS (Directly Observed Treatment,
Short – Course): Trực tiếp giám sát việc dùng từng liều thuốc của người bệnh, đảm
bảo người bệnh dùng đúng loại thuốc, đúng liều, đều đặn và đủ thời gian.

H
P

- Sau khi có chẩn đốn xác định, người bệnh cần được đăng ký điều trị ngay,
càng sớm càng tốt. Mỗi người bệnh có một số đăng ký, thẻ người bệnh và phiếu
điều trị.


- Sau khi đăng ký quản lý điều trị tại tổ chống lao- người bệnh được chuyển
về xã điều trị,tại trạm y tế xã.

U

+ Đăng ký bệnh nhân vào sổ Quản lý điều trị bệnh lao ( dung cho tuyến xã và
đơn vị tương đương ).

+ Cán bộ chống lao xã ( giám sát viên 1 ) thực hiện điều trị cho bệnh nhân

H

nhận thuốc hang ngày từ tuyến huyện và cấp phát cho bệnh nhân 7- 10 ngày /lần,ghi
chép phiếu điều trị có kiểm sốt,mỗi lần cấp phát thuốc là một lần giám sát,khám tư
vấn cho người bệnh.

+ Lựa chọn người giám sát hỗ trợ (giám sát viên 2) Có thể là cộng tác viên
tuyến xã như: nhân viên y tế thôn bản,hội viên các hội,tình nguyện viên hoặc người
thân,việc lựa chọn giám sát hỗ trợ làm sao cho phù hợp nhất với từng cá thể người
bệnh,có cam kết tham gia với đày đủ thơng tin của 3 bên: CBYT- Bệnh nhân -Giám
sát viên 2.
+ Cán bộ chống lao tuyến xã tư vấn cách giám sát hỗ trợ điều trị,kiến thức cơ
bản về bệnh lao,hình thức và tần xuất trao đổi thông tin giám sát cho giám sát viên
2,việc tư vấn này có thể được thực hiện thêm trong các chuyến vãng gia thăm bệnh


9

nhân, giám sát viên 2 có thể thay đổi trong q trình điều trị nếu thấy khơng phù
hợp.

+ Cán bộ y tế xã thực hiện vãng gia thăm bệnh nhân theo xá suất,có trọng
tâm,trọng điểm,ưu tiên thăm những người bệnh tiên lượng khả năng tuân thủ điều trị
kém.
- Nhiều trường hợp người bệnh lao được chẩn đoán tại tuyến tỉnh – điều trị
tại tỉnh một thời gian sau đó mới chuyển về huyện quản lý điều trị,một số nơi bệnh
nhân được điều trị nội trú một thời gian tại huyện sau đó mới chuyển về xã điều
trị,một số nơi đơn vị chống lao huyện trực tiếp quản lý điều trị một số bệnh nhân –
Những trường hợp bệnh nhân này sau khi điều trị tại các tuyến trên – chuyển về

H
P

huyện,xã quản lý điều trị phải thực hiện đúng theo qui trình nêu trên.
- Những người bệnh đang điều trị trong giai đoạn tấn công nếu bỏ trị 2 ngày
liền hoặc ở giai đoạn duy trì bỏ trị 1 tuần thì cán bộ y tế cần tìm người bệnh và giải
thích cho họ quay lại điều trị.

- Khi chuyển người bệnh đi nơi khác điều trị phải kèm theo phiếu chuyển và

U

các hồ sơ người bệnh theo quy định. Nơi nhận người bệnh phải có phiếu phản hồi
cho cơ sở chuyển sau khi nhận và đăng ký điều trị tiếp và phiếu phản hồi kết quả
điều trị khi kết thúc điều trị cho nơi chuyển [6]

H

Theo dõi điều trị

Trong quá trình điều trị người bệnh cần được theo dõi như sau:

- Người bệnh cần được theo dõi kiểm soát việc dung thuốc
- Theo dõi đánh giá đáp ứng lâm sàng, X quang và tác dụng phụ của thuốc
(nếu có), đối với trẻ em phải cân hang tháng để điều chỉnh liều thuốc theo cân nặng.
- Xét nghiệm đờm theo dõi: người bệnh lao phổi cần phải xét nghiệm đờm
theo dõi 3 lần:
+ Phác đồ 6 tháng: xét nghiệm đờm vào cuối tháng thứ 2, 5 và 6
+ Phác đồ 8 tháng: xét nghiệm đờm vào cuối tháng thứ 3, 5 và 7( hoặc 8)
- Xử trí kết quả xét nghiệm đờm theo dõi:
+ Ðối với phác đồ I ( bao gồm cả phác đồ IA và IB): Nếu sau 2 tháng tấn
cơng xét nghiệm đờm AFB vẫn dương tính thì điều trị duy trì,làm xét nghiệm


10

nhuộm soi trực tiếp ở cuối tháng thứ 3.Nếu cuối tháng thứ 3 AFB vẫn dương tính,
cần chuyển đờm làm Hain test,Xpert MTB/RIF( hoặc nuôi cấy và kháng sinh đồ).
+ Ðối với phác đồ II, nếu AFB(+) cuối tháng thứ 3 thì chuyển đờm làm Hain
test,Xpert MTB/RIF( hoặc ni cấy và kháng sinh đồ).
+ Cả phác đồ I và II, nếu AFB(+) ở cuối giai đoạn tấn cơng thì vẫn chuyển
điều trị duy trì mà khơng kéo dài tấn cơng thêm 1 tháng như trước đây [6].
Ðánh giá kết quả điều trị
- Khỏi: Người bệnh điều trị đủ thời gian và có kết quả xét nghiệm đờm âm
tính ít nhất 02 lần kể từ tháng điều trị thứ 5 trở đi.
- Hoàn thành điều trị: Người bệnh điều trị đủ thời gian nhưng khơng xét

H
P

nghiệm đờm hoặc chỉ có xét nghiệm đờm 01 lần từ tháng thứ 5 và kết quả âm tính.
- Thất bại: Người bệnh xét nghiệm đờm còn AFB (+) hoặc AFB (+) trở lại từ

tháng thứ 5 trở đi.

- Bỏ điều trị: Người bệnh bỏ thuốc lao liên tục trên 02 tháng trong quá trình
điều trị.

U

- Chuyển đi: Người bệnh được chuyển đi nơi khác điều trị và có phiếu phản
hồi. Nếu khơng có phiếu phản hồi coi như người bệnh bỏ trị.

- Chết: Người bệnh chết vì bất cứ căn nguyên gì trong quá trình điều trị bệnh
lao.

H

- Không đánh giá: Những người bệnh đã đăng ký điều trị lao nhưng vì lý do
nào đó không tiếp tục điều trị cho đến khi kết thúc phác đồ điều trị (ví dụ: thay đổi
chẩn đốn khác) [6].

1.2.1. Phát hiện, quản lý và điều trị lao trên Thế giới
Phát hiện tại một số nước trên Thế giới
Srigisbhay N (1995) thụ động khám lâm sàng tại 15 huyện thuộc 4 tỉnh của
Thái Lan từ năm 1980 - 1992, số người có triệu chứng lâm sàng nghi lao chiếm 3%
dân số của 5 huyện, còn 10 huyện là 2% dân số, phát hiện 10.959 người có triệu
chứng lâm sàng nghi lao, xét nghiệm đờm 228 người AFB (+) chiếm 2,08% trong
khi đó phát hiện thụ động 2.939 người đến khám, xét nghiệm đờm cho 249 người
AFB (+) chiếm 8,47%.


11


Tại Thụy Sỹ từ năm 1972 đến nay chụp X. quang hàng loạt được coi là biện
pháp thường qui cho những người nhập cư vào Thụy Sỹ, Bovin .L và cộng sự đã
làm từ 1988-1990 chụp X.quang cho 50.784 người nhập cư phát hiện 647 người
(1,3%) có tổn thương nghi lao trên X.quang trong đó có 34 người (5%) soi đờm và
ni cấy có vi khuẩn lao. Zellweger J.P và cộng sự năm 1993 chụp X.quang cho
19.636 người nhập cư cho kết quả 1.763 người có tổn thương trên phim X.quang
(8,9%) trong đó có 128 người có tổn thương nghi lao, trong đó có 46 người được
chẩn đốn là lao (3,6%).
Từ năm 1991, khi nghị quyết của Đại hội đồng Y tế Thế giới đã ghi nhận
bệnh lao như là một vấn đề Y tế - Sức khoẻ cộng đồng nghiêm trọng mang tính tồn

H
P

cầu thì hai mục tiêu chính trong việc kiểm soát bệnh lao đã được xây dựng như một
phần của nghị quyết này là: (1) Phát hiện được hơn 70% số trường hợp lao phổi
mới có vi khuẩn lao trong đờm bằng soi kính hiển vi trực tiếp và (2) Điều trị khỏi
được cho hơn 85% số trường hợp được đăng ký điều trị.

Để đạt được mục tiêu này, năm 1994 TCYTTG đã đưa ra chiến lược DOTS -

U

điều trị ngắn ngày có kiểm sốt trực tiếp, được khuyến cáo trên tồn thế giới. Chiến
lược DOTS có các thành tố quan trọng là: (1) Các quốc gia cần phải có cam kết
chính trị của Chính phủ tham gia mạnh mẽ vào công tác chống lao ở các cấp chính

H


quyền. (2) Phát hiện các trường hợp mắc bệnh chủ yếu bằng phương pháp xét
nghiệm đờm thụ động. (3) Chuẩn hoá phương pháp hoá trị liệu ngắn hạn cho ít nhất
tất cả các trường hợp đã được khẳng định bằng kết quả xét nghiệm đờm dương tính.
(4) Có một hệ thống quản lý người bệnh thích hợp, chặt chẽ. (5) Đảm bảo cung cấp
đầy đủ, miễn phí các thuốc chống lao thơng dụng cho người bệnh và (6) Có một hệ
thống theo dõi, giám sát, đánh giá thống nhất và chính xác [47], [48], [49].
1.2.2. Phát hiện, quản lý điều trị lao tại Việt Nam
Phát hiện lao tại Việt Nam
Báo cáo tổng kết của tác giả Nguyễn Việt Cồ (1995) cho thấy từ năm 19561958 miền bắc chủ động chụp X.quang cho hàng loạt công nhân ở các nhà máy với
số người 2.357, xác định được 2,7% người có hình ảnh nghi lao trên X.quang.
Trong giai đoạn 1967-1971, 12 tỉnh phía bắc đã chụp được 100.000 phim phổi và


12

phát hiện 1,53% số phim có tổn thương nghi lao. Năm 1986 Chương trình chống lao
bỏ phát hiện chủ động bằng chụp X.quang hàng loạt sang phát hiện thụ động và sử
dụng kỹ thuật nhuộm soi đờm trực tiếp phát hiện lao phổi AFB(+). Sau khi chuyển
sang phát hiện thụ động, số lao phổi AFB(+) phát hiện tăng lên rõ rệt. Theo tác giả
Phạm Duy Linh (1993) số lao phổi AFB(+) năm 1986 là 1.170 trường hợp đến năm
1987 con số này đã lên tới 4.372 và tiếp tục tăng dần ở những năm sau.
Điều tra dịch tễ lao toàn quốc lần đầu tiên được thực hiện năm 2006 - 2007
cho thấy tại tỉnh Kotum: Điều tra 3 cơ sở vùng sâu vùng xa với dân số 7.036 người,
phát hiện được 347 người ho khạc trên 3 tuần, 20 người AFB (+) tương đương 289
AFB (+)/100.000 dân. Tỉnh Gia lai điều tra 2 xã dân số 4.758 người, xét nghiệm

H
P

đờm có 11người AFB(+), tương đương 231 AFB(+)/100.000 dân. Điều tra của

Chương trình chống lao quốc gia cho thấy tại các vùng sâu, vùng xa bệnh nhân lao
có thực trong cộng đồng cịn rất nhiều,trong khi đó số liệu phát hiện qua các báo cáo
hàng năm lại thấp. Yên Bái số AFB (+) là 16/100.000 dân. Hà Giang dưới 10
AFB/100.000 dân. Gia Lai dưới 20 AFB (+) /100.000 dân.

U

Năm 2014 tổng số bệnh nhân lao các thể được phát hiện là 102.070 bệnh
nhân, tỷ lệ phát hiện lao các thể /100.000 dân là 111,35/100.000 dân. Trong đó có
49.934 bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới chiếm 48,9%, tỷ lệ phát hiện AFB (+) mới

H

là 54,48/100.000 dân. Tỷ lệ AFB (+) khác (bao gồm cả lao phổi AFB (+) tái phát,
thất bại, điều trị lại sau bỏ trị, AFB (+) khác) là 8,8% [21].
Năm 2015 tổng số bệnh nhân lao các thể được phát hiện là 102.665 bệnh
nhân, tỷ lệ phát hiện lao các thể/100.000 dân là 110,88/100.000 dân. Trong đó có
50.093 bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới chiếm 48,8%, tỷ lệ phát hiện AFB (+) mới
là 54,11/100.000 dân. Tỷ lệ AFB (+) khác (bao gồm cả lao phổi AFB (+) tái phát,
thất bại, điều trị lại sau bỏ trị, AFB (+) khác) là 8,3%, giảm nhẹ so với năm 2014
(8,8%) [22].
Bệnh lao ở nước ta xếp vào loại trung bình cao ở khu vực Tây Thái Bình
Dương, là khu vực có độ lưu hành bệnh lao trung bình trên thế giới. Từ năm 1957,
những hoạt động chống lao bắt đầu được triển khai trên qui mô nhỏ, được đánh dấu
bằng sự ra đời của Viện chống lao Trung ương, khi đó chưa có hệ thống chống lao


13

trên tồn quốc. Năm 1979, CTCL cấp 1 được hình thành với 10 điểm hoạt động cơ

bản. Cuối năm 1980 hệ thống chống lao trên tồn quốc được hình thành ở 4 cấp:
trung ương, tỉnh, huyện, xã. Năm 1986, CTCL cấp 2 hình thành theo nguyên lý của
Hiệp hội chống lao Quốc tế. Chiến lược điều trị có kiểm sốt ngắn hạn (DOTS)
được triển khai từ năm 1992 và tới năm 1999 đã phủ khắp toàn quốc với phác đồ
ngắn hạn 8 tháng (2SRHZ/6HE). Năm 1995 CTCL chính thức trở thành một trong
các chương trình ưu tiên quốc gia với sự đầu tư mạnh mẽ của Chính phủ. Từ năm
1997, CTCLQG đã đạt được mục tiêu của TCYTTG là phát hiện được >70% số lao
phổi có nguồn lây ước tính mới xuất hiện hằng năm AFB(+) trong cộng đồng và
điều trị khỏi > 85% số đã phát hiện và duy trì được chỉ tiêu này trong nhiều năm [6].

H
P

Tuy nhiên sau gần 20 năm, mặc dù đạt được tiêu chí của TCYTTG, song tình
hình bệnh lao của Việt Nam vẫn chưa có xu hướng giảm rõ rệt, Việt Nam vẫn chưa
thốt khỏi các nước có gánh nặng bệnh lao cao trong khu vực. Điều tra dịch tễ lao
toàn quốc lần đầu tiên được thực hiện năm 2006 - 2007 cho thấy số người bệnh lao
hiện mắc cao hơn số ước tính trước đây, đây là thách thức khơng nhỏ của CTCLQG

U

trong giai đoạn tới [38].

1.2.2.1. Chương trình phịng chống Lao Việt Nam

Chương trình phịng chống Lao Việt Nam có mục tiêu cơ bản là giảm nhanh

H

tỷ lệ mắc bệnh mới, giảm tỷ lệ tử vong do lao và tỷ lệ nhiễm lao. Giảm tối đa nguy

cơ phát sinh tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn lao. Phấn đấu đạt được mục tiêu
toàn cầu do TCYTTG đề ra đến năm 2015 giảm 50% số mắc, số chết do lao so với
năm 2000. Để đạt được mục tiêu này chương trình dựa trên 2 nguyên tắc: (1) Phát
hiện càng nhiều càng tốt (ít nhất >70%) số người bệnh lao phổi AFB (+) mới mắc
xuất hiện hàng năm và (2) Điều trị khỏi cho ít nhất >85% số người bệnh lao phổi
mới phát hiện bằng chiến lược DOTS.
Công tác chống lao được lồng ghép vào hoạt động của hệ thống y tế chung,
được quản lý theo ngành dọc từ trung ương đến địa phương (Phụ lục 1) với phương
châm tiếp cận bệnh lý của phổi từ các triệu chứng hô hấp ban đầu nhằm hỗ trợ và
phát hiện bệnh lao sớm. Các hoạt động cụ thể bao gồm: Tiêm phòng lao (BCG) sau
khi sinh cho 100% số trẻ thơng qua Chương trình tiêm chủng mở rộng (CTTCMR).


14

Ưu tiên phát hiện người bệnh lao phổi AFB (+) bằng phương pháp soi đờm trên
kính hiển vi, kết hợp với các phương pháp khác (X.quang, nuôi cấy). Kết hợp giữa
hình thức “phát hiện thụ động” với “phát hiện chủ động” nhằm phát hiện được
nhiều người bệnh lao trong cộng đồng. Điều trị có giám sát trực tiếp cho tất cả
người bệnh lao đã được phát hiện bằng phác đồ thống nhất trên tồn quốc. Chương
trình cũng triển khai điều trị và quản lý lao đa kháng thuốc, hạn chế tối đa sự xuất
hiện siêu kháng thuốc (XDR-TB). Kiểm soát lao trẻ em trở thành một bộ phận
không thể thiếu của CTCLQG, chương trình cũng tăng cường phát hiện, điều trị,
quản lý lao trẻ em.
Chương trình chống lao là một trong những chương trình y tế ưu tiên trong

H
P

thời gian qua, mặc dù có khó khăn trong kinh phí nói chung nhưng kinh phí cấp cho

hoạt động CTCLQG đã tăng dần theo các năm, từ 63 tỷ đồng năm 2007; 70 tỷ đồng
năm 2008 84 tỷ đồng năm 2009,90 tỷ đồng năm 2010,114 tỷ đồng năm 2011,108 tỷ
đồng năm 2012,104 tỷ đồng năm 2013,124 tỷ đồng năm 2014,141 tỷ đồng năm
2015,150 tỷ đồng năm 2016. Mạng lưới y tế cơ sở phát triển bền vững, 100% các xã

U

đã có cán bộ làm cơng tác chống lao. Ngồi ra, với kinh phí từ các nguồn viện trợ
Hà Lan và quỹ tồn cầu, CTCL đã từng bước mở rộng triển khai chương trình chăm
sóc sức khỏe ban đầu và phát triển mạng lưới y tế thôn bản ở các tỉnh vùng sâu,

H

vùng xa nên kiến thức về bệnh lao của cán bộ y tế cơ sở và của người dân phần nào
được cải thiện đáng kể [16], [17]. Bên cạnh đó, các chính sách bồi dưỡng độc hại,
bồi dưỡng nghề nghiệp, bồi dưỡng khám phát hiện và điều trị cho bệnh nhân lao
theo thông tư 147, thông tư 113, nghị định 56 đã tạo điều kiện cho cán bộ y tế làm
tốt hơn công tác chống lao để đạt mục tiêu đề ra. Các hoạt động phịng chống Lao
cịn có sự tham gia của các tổ chức đồn thể, chính quyền, Hội Phụ nữ, Hội Nông
dân Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ, Trung tâm tuyên truyền, các Bộ Ngành như: Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ... Chương
trình cũng nhận được sự hỗ trợ hiệu quả về kỹ thuật, vật tư, trang thiết bị và tài
chính của các tổ chức quốc tế và phi chính phủ như: Quỹ Tồn Cầu; Chính phủ Hà
Lan; Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan; Hiệp hội chống lao Hoàng gia Hà Lan; Hiệp
hội Bài lao và bệnh phổi Thế giới; Uỷ ban hợp tác y tế Hà Lan - Việt nam, Trung


15

tâm phịng chống và kiểm sốt dịch bệnh Hoa Kỳ ...Tuy nhiên, chương trình phịng

chống Lao cũng gặp những khó khăn nhất định, đó là tình hình lao cịn nặng nề,
CTCL mới phát hiện được 56% số bệnh nhân lao ước tính. Vấn đề lao kháng đa
thuốc (MDR-TB) như thiếu kinh nghiệm, thiếu nhân lực, cơ sở vật chất làm cho cho
hoạt động lao kháng đa thuốc gặp nhiều khó khăn. Việc quản lý kinh doanh thuốc
chống lao trên thị trường tự do chưa chặt chẽ, nhất là hệ thống cung cấp thuốc tư
nhân làm phức tạp thêm tình hình lao kháng thuốc. Vấn đề đồng nhiễm lao/HIV đã
làm gia tăng số lượng bệnh nhân lao, khó khăn trong hoạt động phối hợp giữa 2
chương trình, qui trình lồng ghép hoạt động đã được Bộ Y tế ban hành nhưng việc
tư vấn xét nghiệm HIV cho bệnh nhân lao và việc khám sàng lọc lao trên người

H
P

nhiễm HIV còn nan giải, vấn còn nhiều người nhiễm HIV trong cộng đồng khơng đi
khám phát hiện lao định kỳ. Tình hình bệnh lao cao trong các trại giam, trung tâm
chữa bệnh giáo dục lao động và xã hội, khó khăn trong kiểm sốt nguồn lây tại khu
vực này. Ngồi ra, hoạt động phối hợp y tế công tư đã được triển khai nhưng chưa
có nhiều hiệu quả do chưa có sự tham gia tích cực của hệ thống y tế tư nhân, thiếu

U

cơ chế chính sách phù hợp, thiếu nhân lực, chưa có sự cam kết ủng hộ mạnh mẽ của
ngành y tế. Nhóm đồng bào vùng sâu, vùng xa, dân nghèo thành thị, vô gia cư như:
ngôn ngữ, địa lý, phong tục… cịn có nhiều rào cản trong việc tiếp cận với mơ hình
DOTS.

H

Tốc độ gia tăng dân số và di biến động dân cư nhanh, kiến thức của nhân dân
về bệnh lao còn hạn chế chưa đủ thuyết phục bệnh nhân tự đến cơ sở y tế để khám

phát hiện và chữa bệnh. Một thách thức khác của CTCL là Nghị định 171-172 của
Chính Phủ về việc chia tách đơn vị y tế huyện thành Bệnh viện huyện, phòng y tế,
Trung tâm Y tế dự phịng (TTYTDP) và thơng tư 03 nhập 2 đơn vị phòng y tế và
TTYTDP huyện làm cho cán bộ phụ trách CTCL tuyến huyện hay thay đổi. Vì thế
hoạt động của hệ thống chống lao tuyến huyện, xã cần có sự thay đổi phù hợp với
cơ chế tổ chức mới của hệ thống Y tế.
Theo WHO, nguyên nhân của phát hiện lao kém là do người bệnh mặc cảm
dấu bệnh, thiếu hiểu biết về bệnh lao; khoảng cách từ nhà người bệnh đến nơi khám;
bệnh nhân khó khăn về kinh tế; thái độ phục vụ của nhân viên y tế khơng nhiệt tình.


×