Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Thực trạng tham gia nghiên cứu khoa học và nhu cầu đào tạo của điều dưỡng bệnh viện thống nhất năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

ĐỒN THỊ NGẦN

THỰC TRẠNG THAM GIA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

H
P

VÀ NHU CẦU ĐÀO TẠO CỦA ĐIỀU DƯỠNG
BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT NĂM 2018

U

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01

Hà Nội - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

ĐỒN THỊ NGẦN

H
P


THỰC TRẠNG THAM GIA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
VÀ NHU CẦU ĐÀO TẠO CỦA ĐIỀU DƯỠNG
BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT NĂM 2018

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01

H

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HÀ VĂN NHƯ

Hà Nội - 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin gửi lời cám ơn: Ban giám hiệu Trường Đại học Y tế Công
cộng Hà Nội, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành Tp. Hồ Chí Minh, Phòng đào tạo
sau đại học của hai trường đã tạo điều kiện cho tơi có cơ hội học tập, nghiên cứu,
nâng cao trình độ và hồn thành khóa học này. Với lịng kính trọng và biết ơn sâu
sắc, tơi xin gửi lời cám ơn đến:
+ PGS. TS Hà Văn Như - Trường Đại học Y tế Công cộng, thầy đã tận tình
giúp đỡ tơi, chỉ bảo, định hướng cho tơi trong suốt q trình nghiên cứu này.
+ Các thầy cô giáo Trường Đại học Y tế Công cộng đã tận tình giảng dạy,
hướng dẫn, xây dựng nền móng cho tơi hồn thành chương trình học tập và thực

H

P

hiện đề tài nghiên cứu.

Xin gửi lời cám ơn chân thành nhất tới Ban giám đốc, điều dưỡng
và các đồng nghiệp bệnh viện Thống Nhất đã tạo điều kiện giúp đỡ để tơi thực hiện,
triển khai và hồn thành nghiên cứu để hồn thành bài luận này.

Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình, chồng, các con và

U

những người bạn đã luôn ở bên cạnh động viên, khích lệ tơi trong suốt thời gian học
tập và hồn thành bài luận văn này.

H

Tp, Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 12 năm 2018
Học viên

Đoàn Thị Ngần


ii

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC .................................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................v

ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4
1.1. Tổng quan về điều dưỡng và nghề điều dưỡng ....................................................4
1.2. Hệ thống tổ chức ngành điều dưỡng của Việt Nam .............................................6

H
P

1.3. Một số khái niệm về đào tạo và nghiên cứu khoa học .........................................7
1.4. Phương pháp đánh giá nhu cầu đào tạo..............................................................10
1.5. Nhiệm vụ của điều dưỡng viên ..........................................................................12
1.6. Một số nghiên cứu về thực trạng và nhu cầu đào tạo nghiên cứu khoa học của
điều dưỡng .................................................................................................................13

U

1.7. Khung lý thuyết ..................................................................................................18
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................19
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................19

H

2.2. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................19
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................20
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu....................................................................20
2.5. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu ..........................................................20
2.6. Phân tích số liệu .................................................................................................22
2.7. Biến số nghiên cứu .............................................................................................22
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu ..................................................................................24

2.9. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số .........................24
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................26
3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .......................................................26
3.2. Thực trạng nghiên cứu khoa học của điều dưỡng ..............................................27
3.3. Nhu cầu đào tạo nghiên cứu khoa học của điều dưỡng .....................................33


iii

3.4. Một số thuận lợi, khó khăn đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của điều
dưỡng.........................................................................................................................36
Chương 4. BÀN LUẬN ...........................................................................................45
4.1. Thông tin chung về điều dưỡng các khoa lâm sàng ...........................................45
4.2. Thực trạng tham gia nghiên cứu khoa học của điều dưỡng từ năm 2013 - 2017
...................................................................................................................................46
4.3. Nhu cầu đào tạo nghiên cứu khoa học của điều dưỡng .....................................50
4.4. Hạn chế của nghiên cứu .....................................................................................53
KẾT LUẬN ..............................................................................................................55
KHUYẾN NGHỊ......................................................................................................57

H
P

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................58
PHỤ LỤC .................................................................................................................62
Phụ lục 1: Hướng dẫn nội dung phỏng vấn sâu (dành cho lãnh đạo) .......................62
Phụ lục 2: Hướng dẫn nội dung thảo luận nhóm Điều dưỡng trưởng, điều dưỡng
viên. ...........................................................................................................................64

U


Phụ lục 3: Phiếu phát vấn ..........................................................................................66
Phụ lục 4: Biến số nghiên cứu...................................................................................77

H


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BV

Bệnh viện

CLCS

Chất lượng chăm sóc

CSNB

Chăm sóc người bệnh

ĐDCS

Điều dưỡng chăm sóc

ĐDTK

Điều dưỡng trưởng khoa


ĐDV

Điều dưỡng viên

ĐTV

Điều tra viên

DVCS

Dịch vụ chăm sóc

DVYT

Dịch vụ y tế

H
P

Giáo dục sức khỏe

GDSK

Hồ sơ bệnh án

HSBA

Kế hoạch chăm sóc

KHCS


Nghiên cứu khoa học

NCKH
NLĐD

Năng lực điều dưỡng

U

NVYT

WHO (Word Health Organization)

H

Nhân viên y tế

Tổ chức Y tế Thế giới


v

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu..............................................26
Bảng 3.2. Số lượng đề tài NCKH của bệnh viện từ 2013-2017................................27
Bảng 3.3. Số lượng bài báo NCKH của bệnh viện từ 2013-1017 .............................28
Bảng 3.4. Số lượng hội nghị, kinh phí chi cho NCKH của BV từ 2013-2017 .........28
Bảng 3.5. Các hoạt động NCKH của điều dưỡng từ 2013-2017 ..............................29

Bảng 3.6. Phân bố tỉ lệ điều dưỡng đã tham gia khóa học về nghiên cứu khoa học 30
Bảng 3.7. Các hoạt động tìm kiếm tài liệu tham khảo của điều dưỡng ..................312
Bảng 3.8. Thói quen xử lý thơng tin tìm được ........................................................333

H
P

Bảng 3.9. Tỉ lệ điều dưỡng có nhu cầu đào tạo về NCKH .....................................333
Bảng 3.10. Tỉ lệ điều dưỡng có nhu cầu đào tạo kỹ năng mềm phục vụ NCKH ....344
Bảng 3.11. Nhu cầu về thời gian, địa điểm, cách tổ chức lớp đào tạo NCKH .........35
Bảng 3.12. Một số khó khăn, thuận lợi trong nghiên cứu khoa học của điều dưỡng
36

H

U


vi

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống tổ chức Điều dưỡng Việt Nam ...........................................6
Hình 1.2. Lý thuyết khoảng cách ..............................................................................10

H
P

H


U


vii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu “Thực trạng nghiên cứu khoa học và nhu cầu đào tạo của điều
dưỡng Bệnh viện Thống Nhất, năm 2018” nhằm ba mục tiêu: (1)- Mô tả thực trạng
nghiên cứu khoa học của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Thống Nhất,
thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2013 – 2017; (2) - Mơ tả nhu cầu đào tạo nghiên
cứu khoa học của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Thống Nhất, năm
2018; (3) - Phân tích một số yếu tố khó khăn, thuận lợi trong tham gia nghiên cứu
khoa học của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Thống Nhất, năm 2018.
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 01 đến tháng 6 năm 2018, với phương pháp

H
P

nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp định tính và định lượng. Tiến hành phát vấn
525 điều dưỡng các khoa lâm sàng, thực hiện 13 cuộc phỏng vấn sâu với lãnh đạo
bệnh viện và các khoa lâm sàng, thảo luận nhóm với các điều dưỡng, đồng thời hồi
cứu số liệu thứ cấp về nghiên cứu khoa học của bệnh viện.

Kết quả: từ năm 2013 – 2017, tổng số đề tài có điều dưỡng tham gia là 122,

U

trong đó Khối Nội chiếm 72,13% và thấp nhất là khối Phòng khám. Đa số điều
dưỡng tham gia thu thập số liệu 114 đề tài chiếm 93,44%. Điều dưỡng tham gia làm

chủ nhiệm đề tài là 16 đề tài (13%). Chỉ có 155/525 điều dưỡng trả lời có tự tin khi

H

làm nghiên cứu khoa học, chiếm 29,52%. Có 52,95% điều dưỡng đã từng tham gia
khóa học NCKH, đa số học NCKH khi đang học đại học hoặc liên thông đại học.
59,71% điều dưỡng thấy nội dung học NCKH chưa phù hợp.
Về nhu cầu đào tạo, có 83,05% điều dưỡng có nhu cầu đào tạo về nghiên cứu
khoa học. Ưu tiên đào tạo là kỹ năng nghiên cứu khoa học, bao gồm viết đề cương
nghiên cứu; tìm tài liệu tham khảo; phân tích số liệu và viết báo cáo khoa học; thời
lượng một buổi giảng nên trong khoảng 2 tiết, sắp xếp đào tạo vào quý I và quý II
trong năm và địa điểm tại bệnh viện là phù hợp; bài giảng nên kết hợp lý thuyết và
thực hành, có kiểm tra đánh giá và cấp chứng nhận/chứng chỉ theo quy định.
Về thuận lợi, khó khăn khi làm NCKH, thuận lợi đầu tiên là sự ủng hộ của lãnh
đạo khoa, lãnh đạo bệnh viện, tiếp theo là có qui định kết quả NCKH được tính vào


viii

thành tích thi đua; được hỗ trợ cơng việc trong khi tham gia NCKH và cơ hội thăng
tiến trong nghề nghiệp. Khó khăn lớn nhất là kiến thức và kỹ năng NCKH của điều
dưỡng thấp, tiếp đến là kinh phí, cơ chế động viên khuyến khích điều dưỡng tham
gia NCKH chưa thật sự phù hợp.
Khuyến nghị đưa ra là bệnh viện cần chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện cơ chế
khuyến khích tham gia nghiên cứu khoa học của điều dưỡng, trong đó có cơ chế đào
tạo, khen thưởng, thi đua, tiêu chuẩn thăng tiến nghề nghiệp. Đặc biệt có cơ chế về
kinh phí cho các hoạt động nghiên cứu khoa học (thực hiện nghiên cứu, đăng tải bài
báo, tham gia hội nghị, hội thảo khoa học,…) từ cuối năm 2018.

H

P

H

U


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc sức khỏe nhân dân địi hỏi sử dụng một lực lượng lớn nhân lực y tế.
Quản lý vĩ mô để bảo đảm cho đội ngũ cán bộ y tế có đủ năng lực chun mơn, các
chuẩn mực nghề nghiệp và xã hội khác trong bối cảnh có sự thay đổi nhanh chóng của
kiến thức và kỹ thuật y học là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của chiến lược bảo
đảm chất lượng và an toàn trong khám chữa bệnh [7].
Điều dưỡng (ĐD) có vai trị quan trọng trong cơng tác chăm sóc và nâng cao
sức khoẻ nhân dân. Sử dụng quy trình ĐD để đáp ứng nhu cầu cho người bệnh. Sử
dụng những khả năng giao tiếp và suy nghĩ lý luận của mình cho những bệnh nhân

H
P

mắc các bệnh mạn tính, những người bệnh trong giai đọan cấp cứu, những người bệnh
trong cộng đồng,…một cách khéo léo và đạt hiệu quả cao. Biết tự đào tạo liên tục, biết
nhận lãnh trách nhiệm đối với nghề nghiệp. Tham gia vào việc bảo vệ và phát triển
nghề nghiệp [5]

Bộ Y tế đã ban hành Chuẩn năng lực cơ bản ĐD Việt Nam để các cơ sở đào tạo

U


và sử dụng ĐD nghiên cứu áp dụng. Bộ tài liệu đưa ra những tiêu chuẩn thuộc ba lĩnh
vực là: Năng lực thực hành; Năng lực quản lý và phát triển nghề nghiệp; Năng lực
hành nghề theo pháp luật và Đạo đức nghề nghiệp, trong đó năng lực nghiên cứu thuộc

H

nhóm năng lực quản lý và phát triển nghề nghiệp [8].
Vai trò của điều dưỡng đối với sự phát triển y học của một quốc gia đã ngày
càng được khẳng định khiến cho nhiều nước trên thế giới đang nỗ lực thực hiện các
cuộc cải cách sâu rộng trong lĩnh vực y tế dựa trên kết quả những nghiên cứu khoa
học. Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một nhu cầu khẩn thiết để xây dựng cơ sở lý
luận, dẫn đường cho cải cách giáo dục y tế, cho những quyết sách về chăm sóc người
bệnh. Thiếu NCKH sẽ khơng tránh khỏi cách làm “thử và sai” mà nhiều khi cái giá
phải trả khơng thể tính bằng tiền. Tri thức về khoa học không chỉ cần cho các nhà lãnh
đạo và các nhà hoạch định chính sách, mà cịn cần cho tất cả những người làm công
tác quản lý ĐD, cần cho từng ĐD viên trong các bệnh viện. Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi
mới căn bản, toàn diện nền y tế của nước ta, các trường Y trong cả nước hiện nay đang


2

đứng trước đòi hỏi phải đổi mới về nhiều mặt, nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng
yêu cầu phát triển hệ thống y tế trong bối cảnh mới. Kết quả nghiên cứu của nước
ngoài cho thấy, để nâng cao chất lượng đào tạo trong trường Y, công tác NCKH có vai
trị đặc biệt quan trọng [20]
Trong thực tiễn các bệnh viện của Việt Nam nói chung, mặc dù NCKH được
xác định là một nhiệm vụ quan trọng của ĐD, nhưng khơng phải ĐD nào cũng hứng
thú, nhiệt tình với hoạt động này, trong đó có các ĐD trẻ. Nghiên cứu khoa học là một
lĩnh vực đặc thù, đòi hỏi ở người nghiên cứu những kiến thức, kĩ năng chuyên

biệt[20]. Xác định được nhu cầu là bước đầu tiên của quá trình đào tạo. Xác định nhu
cầu đào tạo nhằm phát hiện chính xác những nội dung, đối tượng cần được đào tạo và

H
P

hình thức đào tạo phù hợp [10].

Tại Bệnh viện Thống Nhất, được sự quan tâm của Đảng uỷ và Lãnh đạo bệnh
viện, trong những năm qua nhân lực điều dưỡng đã không ngừng cải thiện về số lượng
và chất lượng. Công tác đào tạo liên tục cho điều dưỡng được tổ chức theo hướng dẫn
của Bộ Y tế nhưng hiệu quả còn hạn chế, các bài giảng chủ yếu là về bình Kế hoạch

U

chăm sóc, chưa chú trọng đào tạo nghiên cứu khoa học cho các đối tượng điều dưỡng
khác nhau, hiện tại chưa có đánh giá nào về tình hình đào tạo nghiên cứu khoa học
cũng như khảo sát nhu cầu của người học. Theo báo cáo tổng kết hàng năm của phòng

H

ĐD, từ 2013 đến 2017, tỉ lệ hoàn thành đề tài NCKH của ĐD là 40% trong đó ĐD là
chủ nhiệm đề tài chỉ đạt 10.33% [12]. Trong khi đó, thực hành lâm sàng của ĐD phải
dựa trên những bằng chứng khoa học có được từ những nghiên cứu. Nghiên cứu này
được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi sau (i) Thực trạng NCKH của điều dưỡng
đang diễn ra như thế nào? (ii) Nhu cầu đào tạo về NCKH của điều dưỡng tại bệnh viện
ra sao? và (iii) Có những khó khăn, thuận lợi gì khi điều dưỡng làm NCKH?


3


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mô tả thực trạng nghiên cứu khoa học của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng
Bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2013-2017
2. Mô tả nhu cầu đào tạo nghiên cứu khoa học của điều dưỡng tại các khoa lâm
sàng Bệnh viện Thống Nhất, năm 2018.
3. Phân tích một số khó khăn, thuận lợi trong tham gia nghiên cứu khoa học của
điều dưỡng tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Thống Nhất, năm 2018.

H
P

H

U


4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về điều dưỡng và nghề điều dưỡng
1.1.1.Các khái niệm chung
Điều dưỡng thực sự phát triển và được coi là một nghề thực thụ vào cuối thế kỷ
18 đầu thế kỷ 19 và tiền đề quan trọng để ĐD phát triển như một nghề là xuất hiện các
trường dạy ĐD một cách bài bản và đặt nền móng cho việc này là Florence
Nightingale (1820 - 1910). Bà cũng là người thành lập trường đào tạo ĐD đầu tiên trên
thế giới ở nước Anh vào năm 1860 mang tên bà. Trường ĐD Nightingale cùng với
chương trình đào tạo một năm đã đặt nền tảng cho hệ thống đào tạo ĐD không chỉ ở
Anh mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Theo Hội đồng ĐD quốc tế (International


H
P

Council of Nurses - ICN) thì ĐD là một nghề nghiệp trong hệ thống y tế nhằm bảo vệ,
nâng cao, chăm sóc về sức khỏe và các nhu cầu của con người; sử dụng đánh giá lâm
sàng trong việc cung cấp chăm sóc để cho phép mọi người cải thiện, duy trì, phục hồi
sức khỏe, để đối phó với vấn đề sức khỏe, và để đạt được chất lượng tốt nhất có thể
của cuộc sống, khi khỏe mạnh và cả khi bệnh hoặc khuyết tật, cho đến khi chết. Lực

U

lượng ĐD viên (và Hộ sinh viên) giữ vai trị nịng cốt trong hệ thống chăm sóc sức
khỏe ban đầu với mục tiêu chẩn đoán, điều trị, chăm sóc các nhu cầu thiết yếu của
người dân trong việc nâng cao sức khỏe, duy trì, phục hồi và dự phòng bệnh tật ở ba

H

tuyến: tuyến đầu, tuyến sau và tuyến cuối kết hợp với các chuyên ngành khác trong
nhóm nhân viên chăm sóc sức khỏe. Theo ICN thì ĐD là bảo vệ, xúc tiến, và tối ưu
hóa sức khỏe và khả năng phịng ngừa bệnh tật và thương tích, giảm đau khổ thơng
qua việc chăm sóc, tun truyền giáo dục các kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho cá
nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội.
Theo Hiệp hội Điều dưỡng Hoa kỳ (American Nurses Association - ANA) thì
ĐD là sự bảo vệ, nâng cao, chăm sóc về sức khỏe và các nhu cầu của con người; dự
phòng bệnh và chấn thương (thể chất, tinh thần, xã hội); xoa dịu nỗi đau qua chẩn
đoán và điều trị nhằm đáp ứng các nhu cầu về sức khỏe con người; tăng cường chăm
sóc các cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội.
Ở Việt Nam, trước đây người điều dưỡng được gọi là Y tá, có nghĩa là người
phụ tá của người thầy thuốc. Ngày nay, điều dưỡng đã được xem là một nghề độc lập



5

trong hệ thống y tế do đó người làm cơng tác điều dưỡng được gọi là điều dưỡng viên.
Người điều dưỡng hiện có nhiều cấp bậc, trình độ và đã được qui định rất cụ thể và chi
tiết trong hệ thống ngạch bậc công chức theo các văn bản quy định của Bộ Nội vụ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam[3].
1.1.2.Điều dưỡng viên
Điều dưỡng viên (ĐDV) là người phụ trách cơng tác ĐD, chăm sóc sức khỏe,
kiểm tra tình trạng người bệnh, kê đơn và các cơng việc khác để phục vụ cho q trình
chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đến phục hồi, trị liệu cho người bệnh[20]. Theo một
định nghĩa khác thì ĐDV là những người có nền tảng khoa học cơ bản về ĐD, đáp ứng
các tiêu chuẩn được kê đơn thuốc tùy theo sự đào tạo và sự hoàn thiện lâm sàng (theo

H
P

ICN) [13].

Ở Việt Nam, ĐD đã được xem là một nghề độc lập trong hệ thống y tế. Người
ĐD hiện có nhiều cấp bậc, trình độ và đã được quy định cụ thể trong hệ thống ngạch,
bậc công chức theo Quyết định số 41/2005/QĐ-BNV ngày 22 tháng 4 năm 2005 của
Bộ Nội vụ về tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức Y tế Điều dưỡng [3].

H

U



6

1.2. Hệ thống tổ chức ngành điều dưỡng của Việt Nam
Theo Quyết định số 41/2005/QĐ-BNV về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ
các ngạch viên chức y tế điều dưỡng của Bộ Y tế, hệ thống điều dưỡng Việt Nam được
tổ chức từ Bộ Y tế đến Sở Y tế và các bệnh viện. Hệ thống tổ chức điều dưỡng Việt
Nam được tóm tắt trong hình dưới đây (Hình 1.1)
Bộ Y tế
Cục quản lý khám
chữa bệnh
Phòng điều dưỡng tiết chế

H
P

Điều dưỡng trưởng
Sở Y tế

U

Điều dưỡng trưởng
Bệnh viện

H

Điều dưỡng
trưởng khoa

ĐD
viên


ĐD
viên

Điều dưỡng
trưởng khoa

ĐD
viên

ĐD
viên

Điều dưỡng
trưởng khoa

ĐD
viên

ĐD
viên

Hình 1.1: Sơ đồ hệ thống tổ chức Điều dưỡng Việt Nam [4]


7

1.3. Một số khái niệm về đào tạo và nghiên cứu khoa học
1.3.1. Khái niệm đào tạo
1.3.1.1. Khái niệm đào tạo liên tục, nhu cầu đào tạo

Đào tạo liên tục là các khóa đào tạo ngắn hạn, bao gồm: đào tạo bồi dưỡng kiến
thức, kỹ năng, nghiệp vụ; cập nhật kiến thức y khoa liên tục; phát triển nghề nghiệp
liên tục; đào tạo chuyển giao kỹ thuật; đào tạo theo nhiệm vụ chỉ đạo tuyến và các
khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ khác cho cán bộ y tế mà không thuộc hệ thống
văn bằng giáo dục quốc dân [22].
Nhu cầu đào tạo chính là những kiến thức, kỹ năng, phương pháp học viên cần

H
P

học để đáp ứng những mục tiêu, nguyện vọng trong công việc và cuộc sống hằng
ngày. Thông thường, nhu cầu học thường xuất phát từ mong muốn hay nguyện vọng
của chính người học. Đơi khi, người học nhận biết ngay được những nhu cầu đó mà
cần phải có sự hỗ trợ, tư vấn của người làm cơng tác đào tạo để có thể thấy rõ được
nhu cầu đào tạo [10]

U

Đánh giá nhu cầu đào tạo là một quá trình mà bạn cố gắng hiểu rõ về người
tham gia và năng lực của họ trước khi đào tạo. Đánh giá nhu cầu đào tạo quan tâm đến
nhu cầu cần phải học, không phải quan tâm đến việc thích hay khơng thích của người

H

học. Đánh giá nhu cầu đào tạo giúp xác định sự chênh lệch giữa kỹ năng, kiến thức và
thái độ mà người học đang có với kỹ năng, kiến thức và thái độ mà người học cần phải
có [10].

Đánh giá nhu cầu đào tạo là phương pháp xác định xem liệu đào tạo có cần thiết
hay khơng và nếu có thì những gì đào tạo mang lại để lấp đầy khoảng cách. Khoảng

cách giữa trọng thái hiện tại và trạng thái mong muốn có thể chỉ ra những nhu cầu và
lần lượt có thể được chuyển thành nhu cầu đào tạo. Đánh giá nhu cầu đào tạo tìm cách
xác định chính xác mức độ của tình hình hiện nay qua các kỹ thuật như điều tra mục
tiêu, phỏng vấn, quan sát, dữ liệu thứ cấp và hội thảo. Đào tạo có thể làm giảm hoặc
loại bỏ khoảng cách, bằng cách trang bị kiến thức, kỹ năng cho người tham gia,
khuyến khích họ xây dựng và nâng cao kỹ năng, kiến thức của họ [17]


8

1.3.1.2. Khái niệm nghiên cứu khoa học
Từ “khoa học” xuất phát từ tiếng Latin “Scienta”, nghĩa là tri thức. Theo
Webter’s New Collegiste Dictionary, “Khoa học” được định nghĩa là “những tri thức
đạt được qua kinh nghiệm thực tế và nghiên cứu”[20].
Nghiên cứu khoa học là hành động tìm hiểu, quan sát, thí nghiệm … dựa trên
những số liệu, dữ liệu, tài liệu thu thập được để phát hiện ra bản chất, quy luật chung
của sự vật, hiện tượng, tìm ra những kiến thức mới (đây là hướng nghiên cứu hàn lâm)
hoặc tìm ra những ứng dụng kỹ thuật mới, những mơ hình mới có ý nghĩa thực tiễn
(đây là hướng nghiên cứu ứng dụng)[15].

H
P

Người muốn làm NCKH phải có những kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên
cứu nhưng chủ yếu là phải rèn luyện cách làm việc tự lực và có phương pháp. Do đó,
là sinh viên với những kiến thức hạn chế thực hiện nghiên cứu khoa học càng phải
phát huy khả năng tự học để trau dồi những kiến thức cần thiết, đồng thời việc lựa
chọn đề tài nên phù hợp với khả năng của mình (bao gồm sự phù hợp về kiến thức,
thời gian, tài lực … )[15].


U

1.3.3. Cơ sở xây dựng chuẩn năng lực của điều dưỡng

Để tăng cường chất lượng nguồn nhân lực ĐD làm cơ sở cho việc xây dựng

H

chương trình đào tạo và sử dụng nhân lực ĐD có hiệu quả và đáp ứng yêu cầu hội
nhập của các nước trong khu vực, Bộ Y tế phối hợp với Hội Điều dưỡng Việt Nam đã
xây dựng Bộ Chuẩn năng lực cơ bản của ĐD Việt Nam với sự hỗ trợ của Hội ĐD
Canada và chuyên gia ĐD của Đại học Kỹ thuật Queensland - Úc. Chuẩn năng lực cơ
bản của ĐD Việt Nam đã được Bộ Y tế phê duyệt năm 2012 được cấu thành từ 03 lĩnh
vực năng lực: (1) - Năng lực thực hành chăm sóc; (2) - Năng lực quản lý và phát triển
nghề nghiệp và (3) - Năng lực thực hành theo pháp luật Đạo đức nghề nghiệp [8].
1.3.4. Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đánh giá nhu cầu đào tạo
Xác định và phân tích nhu cầu đào tạo cần được coi là một nhiệm vụ bắt buộc
của công tác đào tạo tăng cường năng lực và của mỗi giáo viên/tập huấn viên. Trước
đây, công việc này thường khơng được tiến hành đầy đủ hoặc thậm chí hoàn toàn


9

khơng tiến hành, mà các chương trình đào tạo được tổ chức chủ yếu là do cảm nhận‟
của ai đó cho rằng học viên cần học những nội dung này. Chính vì vậy thường xảy ra
trường hợp: Đào tạo những nội dung học viên đã biết hoặc những nội dung không cần
thiết cho người học, những nội dung cần biết lại khơng được học, ví dụ những người
đang ni lợn thì khơng được học ni lợn mà lại phải học kỹ thuật nuôi dê ...Trên
thực tế tổ chức những chương trình đào tạo như vậy khơng mang lại hiệu quả [10]
Đào tạo không phải lúc nào cũng là một giải pháp đối với một vấn đề nào đó.

Nếu vấn đề là do đối tượng người học khơng biết làm vì thiếu kiến thức, kỹ năng,
phương pháp, có thể dùng giải pháp đào tạo, bồi dưỡng. Nhưng nếu vấn đề lại là do họ
khơng thích làm, khơng muốn làm, phải áp dụng các giải pháp khác[10]

H
P

Xác định và phân tích nhu cầu đào tạo là bước phải tiến hành trước tiên để có
một chương trình đào tạo hiệu quả. Đây là công việc vô cùng quan trọng để đảm bảo
đáp ứng nhu cầu học tập của học viên, đồng thời đảm bảo rằng đào tạo của bạn đứng
trên quan điểm “lấy học viên làm trung tâm”[10]

Quá trình đánh giá nhu cầu đào tạo giúp tìm hiểu cấp độ năng lực hiện tại của

U

mỗi cá nhân và khả năng phản ứng của học viên đối với các nội dung đào tạo. Kết quả
đánh giá nhu cầu đào tạo giúp thiết kế khoá đào tạo sao cho có thể đáp ứng được

H

những nhu cầu chung và cả những nhu cầu riêng biệt của nhóm học viên mục tiêu.
Làm tốt việc đánh giá nhu cầu đào tạo mang lại rất nhiều lợi ích :
 Quyết định xem đào tạo có phải là giải pháp tốt hay không “Hướng dẫn đánh
giá nhu cầu đào tạo”

 Xây dựng chiến lược đào tạo đáp ứng nhu cầu đào tạo. Đáp ứng được nhu cầu
học của học viên, kích thích được hứng thú và sự tham gia của học viên trong quá
trình đào tạo.
 Đưa ra chương trình đào tạo lấy học viên làm trung tâm, chương trình này được

xây dựng dựa trên kinh nghiệm và kiến thức của học viên.
 Xác định được nội dung và phương pháp đào tạo phù hợp cho từng đối tượng
học viên, được học viên quan tâm, không theo ý muốn chủ quan của giáo viên.


10

 Nâng cao hiệu quả trong đào tạo, nội dung đào tạo sẽ áp dụng được ngay vào
công việc và cuộc sống của học viên.
 Tạo được sự tin tưởng của học viên đối với giáo viên và chất lượng đào tạo.
1.4. Phương pháp đánh giá nhu cầu đào tạo
1.4.1 Lý thuyết khoảng cách[10]
Phương pháp phân tích khoảng cách (Beckhard và Harris, 1987) dựa vào quan
điểm của tác giả cho rằng “cái hiển nhiên” thay đổi cần 3 điều kiện:
Tình trạng tương lai - Mong muốn của cộng đồng, tổ chức/cơ quan đạt được
trong tương lai

H
P

Tình trạng hiện tại - Tình trạng của cộng đồng, tổ chức/cơ quan trong thời điểm
hiện tại

Tình trạng quá độ - Các điều kiện và hoạt động mà cộng đồng, tổ chức/cơ quan
cần phải trải qua để chuyển từ tình trạng hiện tại sang tương lai

U

Lý thuyết khoảng cách có thể minh họa một cách đơn giản với những phần cơ
bản như sau:


H

Hiện Trạng

Khoảng cách
Lý Tưởng

Hình 1.2. Lý thuyết khoảng cách

Trong sơ đồ trên Lý Tưởng là hình ảnh học viên làm việc tốt nhất ở mỗi vị trí
cơng việc của mình. Hình ảnh lý tưởng thể hiện học viên có đủ các kỹ năng, kiến thức
và phương pháp tiến tiến nhất, phù hợp nhất, để làm việc với hiệu quả cao nhất có thể.
Họ có động cơ, thái độ làm việc tích cực, hợp tác với mọi người, vì lợi ích chung. Họ
có khả năng tự phân tích cơng việc, tự học để liên tục cải tiến phương pháp, nội dung
và môi trường làm việc. Hình ảnh lý tưởng là người hồn thành những cơng việc của
mình như mong đợi và hơn mong đợi, đáp ứng nhu cầu của đối tượng phục vụ.


11

Hiện Trạng là hình ảnh con người đang có. Trong những kỹ năng, kiến thức,
thái độ làm việc hiện tại của họ, có những điều tốt, hiệu quả như mong đợi, và có
những điều chưa được như mong đợi và chưa đáp ứng được nhu cầu của đối tượng
phục vụ.
Khoảng cách là những điểm cần thay đổi ở hình ảnh Hiện Trạng để đạt tới hình
ảnh Lý Tưởng. So sánh giữa hình ảnh Hiện Trạng và Lý Tưởng ta sẽ thấy rằng để có
được hình ảnh lý tưởng, cần tăng thêm một số kỹ năng, kiến thức và thái độ phù hợp;
và cũng cần bỏ bớt, hay thay đổi một số kỹ năng, kiến thức và thái độ khơng cịn phù
hợp. Những điều cần thêm và cần bớt đó chính là Khoảng Cách. Như vậy, việc thêm

những điểm phù hợp, hay bớt những điểm khơng cịn phù hợp đều là cơng việc “lấp

H
P

đầy các khoảng cách”.

Phân tích nhu cầu đào tạo là tìm ra các khoảng cách có thể lấp đầy bằng đào
tạo. Có nhiều phương pháp để lấp các khoảng cách này: đào tạo và hướng dẫn, giao
việc và hướng dẫn, tự học, thay đổi cách quản lý, cải tiến các chính sách nhân sự, tạo
cơ hội Lý tưởng Hiện Trạng Khoảng cách “Hướng dẫn đánh giá nhu cầu đào tạo” cho

U

việc học trong cộng đồng, cơ quan/tổ chức, tạo ra văn hố lành mạnh. Để có thể lựa
chọn cách phát triển nguồn nhân lực đúng, cần phân tích nguyên nhân tạo ra những
khoảng cách giữa hình ảnh “lý tưởng” và “hiện trạng”. Đào tạo là một trong những

H

cách phát triển nguồn nhân lực, nhưng không phải là cách duy nhất, cũng không phải
là cách luôn luôn đúng nhất. Để làm được việc này, bạn cần tìm ra Hiện Trạng và tìm
ra hình ảnh Lý Tưởng để xác định các khoảng cách, sau đó mới biết được khoảng cách
nào có thể đáp ứng bằng “đào tạo” được.
Dựa trên lý thuyết khoảng cách, tiến trình này có thể chia làm 4 bước:
Bước 1) Xác định những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần có để thực hiện tốt
cơng việc hiện tại hoặc công việc sẽ làm trong tương lai,
Bước 2) Xác định những kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết mà học viên đã
có,



12

Bước 3) Xác định nhu cầu đào tạo chung bằng cách xác định sự khác biệt giữa
những kết quả bước (1) và bước (2);
Bước 4) Lựa chọn nhu cầu đào tạo có thể đáp ứng.
1.4.2. Lý thuyết 3600 xác định các nhóm đối tượng
Theo lý thuyết 3600 khi nghiên cứu một nhóm nhóm đối tượng, ta cần lấy thơng
tin từ ba nhóm[10]:
-

Nhóm chuyên gia, cán bộ cấp trên của nhóm đối tượng,

-

Nhóm đối tượng hưởng lợi, cán bộ cấp dưới của nhóm đối tượng,

-

Nhóm đối tượng.

H
P

Trong đánh giá nhu cầu đào tạo, để xác định một cách chính xác nhu cầu đào
tạo của một nhóm đối tượng cụ thể cần xác định đầy đủ các nhóm, biên liên quan xoay
quanh nhóm đối tượng điều tra sẽ giúp cho chúng ta thu được các thơng tin một cách
đầy đủ, chính xác và toàn diện. “Hướng dẫn đánh giá nhu cầu đào tạo”

U


Trong lý thuyết trên, để xác định năng lực và đánh giá nhu cầu đào tạo của
nhóm đối tượng thì cấp trên, chuyên gia là những người hiểu rõ nhất về năng lực lý
tưởng mà nhóm đối tượng cần phải có. Nhóm đối tượng là đồng nghiệp, cấp dưới,

H

khách hàng, người hưởng lợi,… là những người biết rõ nhất về năng lực hiện tại của
nhóm đối tượng

1.5. Nhiệm vụ của điều dưỡng viên
Theo quy chế bệnh viện[9], dưới sự chỉ đạo của trưởng khoa và y tá (điều
dưỡng) trưởng khoa, y tá (điều dưỡng) chăm sóc có nhiệm vụ sau:
- Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bệnh viện, đặc biệt chú ý thực hiện quy chế
chăm sóc người bệnh tồn diện, quy chế quản lý buồng bệnh và buồng thủ thuật.
- Nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ y lệnh của thầy thuốc.
- Thực hiện chăm sóc người bệnh theo đúng quy định kỹ thuật bệnh viện:


13

 Điều dưỡng chính thực hiện được các kỹ thuật cơ bản như: lập kế hoạch chăm
sóc cho người bệnh, thuốc uống, thực hiện kỹ thuật tiêm thuốc, truyền dịch,
thay băng, đặt thông, kỹ thuật cấp cứu theo quy định và vận hành, bảo quản các
thiết bị y tế trong khoa theo sự phân công.
 Điều dưỡng cao cấp (cử nhân điều dưỡng): ngồi việc thực hiện các cơng việc
như điều dưỡng chính, phải thực hiện các kỹ thuật chăm sóc phức tạp khi điều
dưỡng chính khơng thực hiện được, tham gia đào tạo, quản lý và sử dụng thành
thạo các thiết bị y tế trong khoa.
- Đối với những người bệnh nặng, nguy kịch phải chăm sóc theo y lệnh và báo


H
P

cáo kịp thời những diễn biến bất thường cho bác sĩ điều trị xử lý kịp thời.
- Ghi những thông số, dấu hiệu, triệu chứng bất thường của người bệnh và cách
xử lý vào phiếu theo dõi và phiếu chăm sóc theo quy định.

- Hàng ngày cuối giờ làm việc phải bàn giao người bệnh cho điều dưỡng trực và
ghi vào sổ những y lệnh còn lại trong ngày, những yêu cầu theo dõi, chăm sóc đối với

U

từng người bệnh, đặc biệt là người bệnh nặng.

- Bảo quản tài sản, thuốc, dụng cụ y tế trật tự và vệ sinh buồng bệnh, buồng thủ
thuật trong phạm vi được phân công.

H

- Tham gia nghiên cứu khoa học về lĩnh vực chăm sóc người bệnh và hướng dẫn
thực hành về cơng tác chăm sóc người bệnh cho học viên khi được điều dưỡng trưởng
khoa phân công.

- Tham gia thường trực theo sự phân công của điều dưỡng trưởng khoa.
- Động viên người bệnh an tâm điều trị. Bản thân phải thực hiện tốt quy định y
đức.
- Thường xuyên tự học, cập nhật kiến thức.
1.6. Thực trạng và nhu cầu đào tạo nghiên cứu khoa học của điều dưỡng
1.6.1. Một số nghiên cứu trên thế giới



14

Michael Nash và cộng sự (2002) đã tiến hành nghiên cứu tại một bệnh viện ở
London, kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố ngăn cản nhân viên tham gia đào tạo.
Có đủ thời gian để tham gia huấn luyện được đánh giá nổi bật, với 65% người được
hỏi nói rằng đây là một rào cản. Một số lượng khá lớn, 62%, trích dẫn khối lượng cơng
việc như là một rào cản, trong khi 46% cho biết địa điểm là một yếu tố quan trọng mà
có thể ảnh hưởng đến sự tham dự của họ. Tập huấn dựa trên thực hành được ưa thích
nhất. Thời gian khám bệnh được xác định là một trở ngại của 26% đối tượng tham gia
nghiên cứu[41]
Chunping Ni và cộng sự (2010) đã tiến hành nghiên cứu cắt ngang trên 2.727
ĐD tại Trung Quốc cho thấy 97,3% ĐD đã tham dự các chương trình ĐTLT trong một

H
P

năm gần đây; trên 92,2% ĐD đã hiểu biết về ý nghĩa các chương trình ĐTLT. Mong
muốn các lớp ĐTLT diễn ra trong 5 ngày trong khoảng 2 giờ cho mỗi hoạt động.
Nghiên cứu đã chỉ ra được động lực thúc đẩy ĐTLT là mong muốn cập nhật kiến thức
mới; nâng cao kỹ năng thực hành và có được chứng chỉ đào tạo. Các yếu tố cản trở là
thời gian, cam kết công việc, thiếu cơ hội, chi phí khóa học và sự thiếu hụt kinh

U

nghiệm trước đó. Khuyến nghị cho việc cân nhắc các động lực và hạn chế các rào cản
để thiết kế và thực hiện chương trình ĐTLT hiệu quả hơn [25].

Năm 2011, nghiên cứu đánh giá nhu cầu đào tạo của các chuyên gia chăm sóc


H

sức khoẻ đã tiến hành trên 140 điều dưỡng ở một nước đang phát triển - Saint Lucia,
một nước nhỏ ở vùng biển Đông Caribe. Nghiên cứu này được thiết kế như là một
cuộc điều tra điều tra để khảo sát nhân khẩu học, nhu cầu đào tạo của cán bộ y tế. Kết
quả cho thấy nhu cầu ĐTLT được đánh giá là ưu tiên cao nhất. ĐTLT là rất quan trọng
để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ. Tuy nhiên, ĐTLT thường được cung cấp
mà khơng có kế hoạch nhiều, xảy ra ở các nước phát triển và các nước đang phát
triển. Đánh giá nhu cầu ĐTLT của tất cả các bên liên quan là rất quan trọng để đảm
bảo hiệu quả của ĐTLT [26].
Tác giả Mei Chan Chong và cộng sự (2013) nghiên cứu mô tả cắt ngang trên
792 ĐD ở các bệnh viện công và phòng khám của Malaysia với phương pháp chọn
mẫu cụm nhiều giai đoạn nhằm mô tả thực hành của ĐD và nhu cầu ĐTLT. Kết quả


15

cho thấy 80% ĐD tham gia vào ĐTLT trong 12 tháng qua; hình thức ĐTLT phổ biến
nhất là hội thảo (43,6%). ĐD đã nhận thức được tầm quan trọng ĐTLT để nâng cao
kiến thức và kỹ năng của họ. Nghiên cứu khuyến cáo những nhà quản lý nên lập kế
hoạch ĐTLT dựa trên nhu cầu thực tế của ĐD chứ không đơn thuần chỉ dựa vào yêu
cầu của tổ chức [24].
Như vậy, các nghiên cứu trên thế giới cho thấy điều dưỡng có nhu cầu đào tạo
để nâng cao kiến thức và kỹ năng. Tuy nhiên, thời gian, địa điểm, áp lực cơng việc,
kinh phí đào tạo... là những rào cản cho điều dưỡng khi tham gia đào tạo và làm
nghiên cứu khoa học.
1.6.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam

H

P

Riêng ngành điều dưỡng hiện nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá toàn diện
các lĩnh vực năng lực theo chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam. Đồng
thời chưa có nghiên cứu nào về năng lực NCKH của ĐD tại các bệnh viện trong toàn
quốc.

Năm 2010, nghiên cứu “Đánh giá các đề tài nghiên cứu khoa học của điều

U

dưỡng thực hiện tại Việt Nam, năm 2004-2009” của Phạm Đức Mục, có đánh giá sơ
bộ chất lượng các đề tài nghiên cứu khoa học của ĐD, kết quả cho thấy số điểm trung
bình của các đề tài là 44,5 (đạt 65% điểm tối đa), 42,4% số đề tài được xếp loại từ khá

H

trở lên, 34,7% số đề tài đạt yêu cầu nhưng còn một số mặt hạn chế, số đề tài có tính
cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn chiếm 52,9% và 40%, tuy nhiên số đề tài có giá trị
khoa học chỉ chiếm 14,7%. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đề tài do cơ quan chủ trì
thuộc tuyến Trung ương chiếm 48,8%, trong khi tuyến huyện chỉ chiếm 4,7%. Đề tài
cấp cơ sở chiếm 81,1%. Đề tài thuộc chuyên ngành Điều dưỡng chiếm 78,8%. Lĩnh
vực nghiên cứu chủ yếu là thực hành (51,2%), rất ít các đề tài thuộc lĩnh vực đào tạo
(2,9%). Thiết kế nghiên cứu của các đề tải chủ yếu là nghiên cứu mô tả (66,5%) với
phương pháp thu thập số liệu là phỏng vấn cấu trúc hoặc quan sát dùng bảng kiểm
(73,6%), cũng có một số ít đề tài sử dụng phương pháp thảo luận nhóm hoặc phỏng
vấn sâu. Đa số các báo cáo đề tài chưa nêu cách chọn mẫu, phương pháp khống chế sai
số, phương pháp phân tích số liệu và khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu. Phần bàn



×