Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Thời gian khám bệnh ngoại trú tại khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc năm 2022 và một số yếu tố ảnh hưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 104 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

H
P

THỜI GIAN KHÁM BỆNH NGOẠI TRÚ

TẠI KHOA KHÁM BỆNH, BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH VĨNH PHÚC
NĂM 2022 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

U

H

BÁO CÁO LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
MÃ SỐ CHUYÊN NGHÀNH: 62.72.76.05

HÀ NỘI, 2022


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

H
P


THỜI GIAN KHÁM BỆNH NGOẠI TRÚ

TẠI KHOA KHÁM BỆNH, BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH VĨNH PHÚC
NĂM 2022 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

U

H

BÁO CÁO LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
MÃ SỐ CHUYÊN NGHÀNH: 62.72.76.05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Đặng Đức Nhu

HÀ NỘI, 2022


i

MỤC LỤC
MỤC LỤC ....................................................................................................................i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................... iiiii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..............................................................................iv
TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................. v
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 4
1.1.

Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu ......................................................... 4


1.1.1. Khái niệm khám bệnh ...................................................................................... 4

H
P

1.1.2. Khái niệm cơ sở khám chữa bệnh .................................................................... 4
1.1.3. Khái niệm thời gian khám bệnh ....................................................................... 5
1.1.4. Hoạt động khám bệnh ....................................................................................... 6
1.2.

Thực trạng thời gian khám bệnh ngoại trú trên thế giới và tại Việt Nam ........ 8

1.2.1. Trên thế giới ...................................................................................................... 8

U

1.2.2. Tại Việt Nam .................................................................................................. 10
1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng tới thời gian khám bệnh ngoại trú .............................. 12

1.3.1. Nghiên cứu trên thế giới .................................................................................. 12

H

1.3.2. Nghiên cứu tại Việt Nam................................................................................. 13
1.4.

Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu ................................................................... 16


1.4.1. Giới thiệu về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc .......................................... 16
1.4.2. Giới thiệu về Khoa khám bệnh ...................................................................... 18
1.5.

Khung lý thuyết .............................................................................................. 20

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 21
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................... 21
2.3. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................... 22
2.4. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu .......................................................................... 22
2.5. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 25
2.6. Biến số nghiên cứu ........................................................................................... 25


ii

2.7. Phương pháp phân tích số liệu.......................................................................... 26
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu ................................................................................ 27
2.9. Sai số và cách khắc phục .................................................................................. 27
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 29
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ....................................................... 29
3.2. Thực trạng thời gian khám bệnh ngoại trú tại Khoa Khám bệnh Bệnh viện đa
khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022 ........................................................................ 31
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới thời gian khám bệnh ngoại trú tại khoa khám
bệnh Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022 ......................................... 42
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ........................................................................................ 50

H

P

4.1. Thực trạng thời gian khám bệnh ngoại trú tại Khoa Khám bệnh Bệnh viện đa
khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022 ........................................................................ 50
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới thời gian khám bệnh ngoại trú tại khoa khám
bệnh Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022 ......................................... 58
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 67
1.

U

Thực trạng thời gian khám bệnh ngoại trú tại Khoa Khám bệnh Bệnh viện đa
khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022 ........................................................................ 67

2.

Một số yếu tố ảnh hưởng tới thời gian khám bệnh ngoại trú tại khoa khám

H

bệnh Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022 ......................................... 67
KHUYẾN NGHỊ ....................................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 71
Phụ lục 1: Bảng biến số nghiên cứu định lượng ....................................................... 74
Phụ lục 2: Bảng kiểm thu thập thông tin về thời gian khám bệnh ............................ 78
Phụ lục 3: Bản hướng dẫn phỏng vấn sâu người khám bệnh ngoại trú .................... 83
Phụ lục 4: Bản hướng dẫn phỏng vấn sâu lãnh đạo Bệnh viện/khoa Khám bệnh .... 85
Phụ lục 5: Bản hướng dẫn phỏng vấn sâu nhân viên y tế tham gia khám ngoại trú . 88



iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BHYT

:

Bảo hiểm y tế

ĐTNC

:

Đối tượng nghiên cứu

BVĐK

:

Bệnh viện đa khoa

CĐHA

:

Chẩn đốn hình ảnh

CSSK


:

Chăm sóc sức khỏe

CSYT

:

Cơ sở y tế

DVYT

:

Dịch vụ y tế

KLS

:

Khám lâm sàng

NB

:

Người bệnh

NVYT


:

Nhân viên y tế

SD

:

Độ lệch chuẩn (Standard Deviation)

TDCN

:

Thăm dò chức năng

WHO

:

Tổ chức Y tế Thế Giới (World Health Organization)

XN

:

Xét nghiệm

H


U

H
P


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Đặc điểm nhân khẩu của ĐTNC ............................................................... 29
Biểu đồ 3.1: Hạng mục khám của người bệnh .......................................................... 31
Bảng 3.2: Thời gian chờ đợi khám của ĐTNC theo các nhóm thủ thuật.................. 32
Bảng 3.3: Thời gian thực hiện khám của ĐTNC theo các nhóm thủ thuật ............... 33
Bảng 3.4: Tổng thời gian của buổi khám theo một số đặc điểm của buổi khám ...... 34
Bảng 3.5: Thời gian chờ khám theo một số đặc điểm của buổi khám bệnh ............. 36
Bảng 3.6: Thời gian thực hiện khám theo một số đặc điểm của buổi khám bệnh .... 37
Bảng 3.7: Thời gian khám theo hạng mục dịch vụ NB sử dụng (phút) .................... 38

H
P

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ thời gian thực hiện và thời gian chờ đợi theo hạng mục khám ... 39
Bảng 3.8: Thời gian khám theo chuyên khoa khám.................................................. 41
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ thời gian thực hiện và thời gian chờ đợi theo chuyên khoa khám
.......................................................................................................................... 42

H

U



v

TÓM TẮT LUẬN VĂN
I.Đặt vấn đề: Thời gian khám bệnh, gồm thời gian thực hiện và thời gian chờ
đợi là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của cơ sở y tế và sự hài lòng của
người bệnh (NB) và người nhà của họ. Tuy nhiên, theo kết quả của một số nghiên
cứu, sự lãng phí thời gian trong khám bệnh ngoại trú vẫn tồn tại ở nhiều cơ sở y tế
và từ lâu vẫn là vấn đề nổi cộm và thách thức trong nâng cao chất lượng dịch vụ nói
chung và trong thúc đẩy sự hài lịng của NB nói riêng. Do vậy, việc tìm hiểu về thời
gian khám bệnh ngoại trú và những yếu tố ảnh hưởng tới thời gian khám của NB là
cần thiết nhằm hiểu được thực trạng và đề xuất được các giải pháp phù hợp rút ngắn
thời gian khám, đặc biệt là chờ đợi của NB. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu

H
P

tìm hiểu “Thời gian khám bệnh ngoại trú tại Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022 và một số yếu tố ảnh hưởng” nhằm 1)Mô tả thời
gian khám bệnh ngoại trú tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc
năm 2022 và; 2) Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới thời gian khám bệnh ngoại
trú tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022. II.Đối

U

tượng và phương pháp nghiên cứu: Theo đó, một nghiên cứu cắt ngang, kết hợp
phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính đã được
thực hiện từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2022 tại cơ sở y tế (CSYT) trên. Tổng số có

H


300 hồ sơ khám bệnh ngoại trú đã được nghiên cứu và 25 cuộc phỏng vấn sâu đã
được thực hiện với NB/người nhà của họ (15) và NVYT của bệnh viện (10). III.
Kết quả và bàn luận: Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trung bình mỗi NB đã dành
khoảng 2,5 tiếng cho toàn bộ buổi khám được khảo sát (155,3 ± 83,43 phút), trong
đó, thời gian chờ đợi trung bình khoảng 1,5 tiếng (91,7 ± 68,47 phút) và thời gian
thực hiện khám trung bình khoảng 1 tiếng (63,0 ± 44,83 phút). Một số yếu tố ảnh
hưởng tới thời gian khám bệnh ngoại trú của NB, gồm: thời gian đến khám (buổi
sáng/buổi chiều) (p<0,05), tình trạng đặt lịch khám từ trước (p<0,05), loại dịch vụ
và số lượng hạng mục dịch vụ và NB sử dụng (p<0,05), chuyên khoa khám
(p<0,05). Ngoài ra, một số yếu tố khác như: đặc tính chun mơn của dịch vụ, điều
kiện CSVC-TTB, quy trình/thủ tục khám, việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong
quản lý khám ngoại trú… cũng ảnh hưởng tới thời gian khám của NB.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Luật khám bệnh, chữa bệnh, khám bệnh là việc hỏi bệnh, khai thác
tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng và/hoặc
thăm dị chức năng (nếu cần) để chẩn đốn và chỉ định phương pháp điều trị phù
hợp đã được công nhận (5). Đối tượng của khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú
là những trường hợp không cần điều trị nội trú hoặc những trường hợp đã điều trị
nội trú ổn định nhưng cần theo dõi và điều trị tiếp sau khi ra khỏi cơ sở khám chữa
bệnh (5).
Khám bệnh là một trong những hoạt động then chốt trong chăm sóc và bảo
vệ sức khỏe người dân khi nó cung cấp thơng tin và định hướng cho quá trình điều

H
P


trị bệnh. Theo Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế (2013), có
nhiều tiêu chí đánh giá chất lượng khám bệnh, trong đó có tiêu chí đánh giá “cải
tiến quy trình khám bệnh, đáp ứng sự hài lịng của NB”. Hai trong số những tiêu
chuẩn quan trọng để giúp CSYT đạt mức độ 5 ở tiêu chí này là: cơ sở y tế phải tính
được thời gian trung bình của một lượt khám tương ứng với các hạng mục dịch vụ

U

mà họ sử dụng và; có áp dụng các giải pháp can thiệp làm giảm thời gian chờ đợi
của NB (1). Tuy nhiên, có một nghịch lý là sự lãng phí thời gian một cách vơ ích
mà chủ yếu đến từ tình trạng quá tải và cơ chế quản lý của các cơ sở y tế vẫn ảnh

H

hưởng nghiêm trọng tới chất lượng chăm sóc sức khỏe cũng như sự hài lòng của
khách hàng (2,3,4). Mặc dù đã có một số nghiên cứu tìm hiểu về thời gian mà NB
phải đầu tư cho việc khám bệnh, trong đó bao gồm cả thời gian chờ đợi đã được
một số tác giả nghiên cứu, đây vẫn là vấn đề nổi cộm và thách thức với các cơ sở y
tế trong nâng cao chất lượng dịch vụ nói chung và trong thúc đẩy sự hài lịng của
NB nói riêng (2,3,4). Do vậy, cần tiếp tục tìm hiểu về thời gian khám bệnh của NB
(bao gồm cả thời gian chờ đợi) nhằm cung cấp bằng chứng cho những cải thiện đã
đạt được (nếu có) trong việc cắt giảm thời gian bị lãng phí của NB và người nhà
của họ. Đồng thời, cần xác định được những yếu tố ảnh hưởng tới thời gian khám
của họ nhằm đề xuất các giải pháp có giá trị và khả thi trong hành trình tiếp tục
giảm thiểu sự lãng phí về thời gian của khách hàng, mà xa hơn là góp phần nâng
cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân khi mà sự quá tải được giảm thiểu.


2


Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc là bệnh viện hạng I và là tuyến điều trị cao
nhất của tỉnh Vĩnh Phúc. Số lượt khám trung bình mỗi ngày tăng khoảng 450 lượt
khám/ngày vào năm 2016 lên trên 600 lượt ở thời điểm hiện tại (6,7,8). Mặc dù
Lãnh đạo bệnh viện đã triển khai nhiều giải pháp nhằm rút ngắn thời gian khám
của NB, tình trạng NB phải chờ đợi lâu vẫn là một trong những vấn đề nổi cộm
gây ảnh hưởng tới sự hài lòng của NB với dịch vụ (2), việc đánh giá thời gian
khám bệnh và các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian khám của NB là hoạt động then
chốt nhằm góp phần nâng cao chất lượng khám bệnh ngoại trú của bệnh viện trong
thời gian tới. Do vậy, chúng tôi triển khai đề tài: “Thời gian khám bệnh ngoại trú
tại Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022 và một số

H
P

yếu tố ảnh hưởng”.

H

U


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mô tả thời gian khám bệnh ngoại trú tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022.

2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới thời gian khám bệnh ngoại trú tại

Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022.

H
P

H

U


4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu

1.1.1. Khái niệm khám bệnh
Khái niệm khám bệnh: Theo Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12
của Quốc hội khóa XII tại Kỳ họp thứ 6 ngày 23 tháng 11 năm 2009, khám bệnh là
việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi cần thiết thì chỉ định
làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dị chức năng để chẩn đốn và chỉ định phương
pháp điều trị phù hợp đã được công nhận (9).
Khái niệm khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú: Theo Khoản 1 Điều 57 Luật

H
P

khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 của Quốc hội khóa XII tại Kỳ họp thứ 6
ngày 23 tháng 11 năm 2009, trường hợp được xác định cho khám bệnh, chữa bệnh
ngoại trú là những trường hợp NB không cần điều trị nội trú hoặc những NB sau
khi đã điều trị nội trú ổn định nhưng theo dõi và điều trị tiếp sau khi ra khỏi cơ sở

khám chữa bệnh (9).

U

1.1.2. Khái niệm cơ sở khám chữa bệnh

* Khái niệm cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

Theo Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 của Quốc hội khóa XII

H

tại Kỳ họp thứ 6 ngày 23 tháng 11 năm 2009, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở
cố định hoặc lưu động đã được cấp giấy phép hoạt động và cung cấp dịch vụ khám
bệnh, chữa bệnh (9).

* Khái niệm bệnh viện:

Theo quan niệm mới về bệnh viện, hiện nay bệnh viện không chỉ là nơi
khám và điều trị NB mà còn thực hiện những nhiệm vụ khác nữa của một cơ quan
quản lý tích cực. Theo Quy chế bệnh viện ban hành theo quyết định số 1895/1997/
BYT-QĐ ngày 19-9-1997 của Bộ Y tế (10), bệnh viện có những nhiệm vụ sau:

- Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh
- Đào tạo cán bộ y tế
- Nghiên cứu khoa học về y học và y tế
- Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật


5


- Phòng bệnh
- Hợp tác quốc tế
- Quản lý kinh tế trong bệnh viện
* Khái niệm khoa khám bệnh (10):
Khoa khám bệnh là khoa lâm sàng có nhiệm vụ:
-

Tổ chức và tiếp nhận NB đến cấp cứu.

-

Khám bệnh, chọn lọc NB vào điều trị nội trú; thực hiện công tác điều trị
ngoại trú và hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ ban đầu.

-

Tổ chức khám sức khoẻ định kì, theo dõi tình hình bệnh tật trong vùng
dân cư được phụ trách để có biện pháp ngăn ngừa bệnh tật.

-

H
P

Tổ chức dây chuyền khám sức khoẻ theo nhiệm vụ được giao.

Các trưởng khoa điều trị trong bệnh viện phải chịu trách nhiệm về chất
lượng khám chuyên khoa, điều trị NB ngoại trú tại khoa khám bệnh; cử cán bộ
chun khoa có trình độ chuyên môn kĩ thuật thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh

chuyên khoa, luân phiên 3 đến 6 tháng ra công tác tại khoa khám bệnh

U

Khoa khám bệnh được bố trí một chiều theo quy định, có đủ thiết bị y tế và
biên chế phục vụ theo phân hạng của bệnh viện.

1.1.3. Khái niệm thời gian khám bệnh

H

Thời gian khám bệnh là tổng thời gian từ khi NB bắt đầu đăng ký khám
bệnh cho đến khi họ hoàn thành thủ tục thanh toán, nhận được đơn thuốc và rời
khỏi cơ sở cung cấp dịch vụ (11).
Thời gian khám bệnh bao gồm thời gian thực hiện các nội dung khám (thời
gian khám lâm sàng, thời gian lấy mẫu xét nghiệm, thời gian chẩn đốn hình ảnh,
thời gian làm thủ thuật, thời gian xử lý các thủ tục liên quan…) và thời gian chờ
đợi trong quá trình sử dụng dịch vụ.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, cơ sở cung cấp dịch vụ nên tính thời gian trung
bình của một lượt khám bệnh cho các nhóm NB tương ứng với các hạng mục dịch
vụ mà họ sử dụng, bao gồm (1):

- Nhóm chỉ khám lâm sàng
- Nhóm khám lâm sàng + xét nghiệm (sinh hóa, huyết học…)


6

- Nhóm khám lâm sàng + xét nghiệm + chẩn đốn hình ảnh
- Nhóm khám lâm sàng + xét nghiệm + chẩn đốn hình ảnh + thăm dị

chức năng

- Nhóm khám lâm sàng + khác
1.1.4. Hoạt động khám bệnh
Theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế số 1313/QĐ-BYT được ban hành
ngày 22/4/2013, quy trình khám bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh được quy định
như sau (12):
Bước 1: Tiếp đón NB

- Lấy số thứ tự để làm thủ tục khám bệnh.

H
P

- Xuất trình thẻ BHYT, giấy tờ tùy thân có ảnh, hồ sơ chuyển viện hoặc giấy
hẹn tái khám.

- Nhận phiếu khám bệnh và số thứ tự tại buồng khám.

- Đối với những trường hợp vượt tuyến, trái tuyến, NB có nguyện vọng khám
bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu thì NB tạm ứng tiền khám bệnh, chữa bệnh.

U

Bước 2: Khám lâm sàng và chẩn đốn

Tùy theo tình trạng bệnh, bác sỹ có thể chỉ định xét nghiệm, chẩn đốn hình
ảnh, thăm dị chức năng hoặc chẩn đốn xác định và kê đơn điều trị mà không cần

H


chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng. Theo đó, NB và bệnh viện có trách nhiệm sau:
Trách nhiệm của NB:

- Chờ khám theo số thứ tự đã được ghi trên phiếu khám bệnh.
- Vào khám khi được thông báo.
- Nhận phiếu chỉ định xét nghiệm, phiếu chỉ định kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh,
phiếu chỉ định kỹ thuật thăm dị chức năng từ bác sĩ khám (nếu cần).

- Đến nơi lấy mẫu xét nghiệm, làm kỹ thuật chẩn đốn hình ảnh hoặc thăm dò
chức năng, nộp phiếu chỉ định và chờ đến lượt.

- Phối hợp với kỹ thuật viên xét nghiệm, của kỹ thuật viên chẩn đốn hình ảnh/
thăm dị chức năng để lấy mẫu xét nghiệm và thực hiện kỹ thuật.

- Chờ nhận kết quả xét nghiệm, chẩn đốn hình ảnh/ thăm dò chức năng,


7

- Quay lại buồng khám, nộp kết quả chẩn đoán hình ảnh/thăm dị chức năng cho
buồng khám, chờ bác sĩ khám chẩn đoán và chỉ định điều trị.

- Nhận chỉ định điều trị hoặc đơn thuốc và về nơi làm thủ tục chi trả viện phí
hoặc đồng chi trả bảo hiểm y tế.

- Trường hợp thực hiện dịch vụ kỹ thuật hoặc cần khám chuyên khoa khác, NB
được làm dịch vụ kỹ thuật hoặc khám chuyên khoa theo yêu cầu chuyên môn.
Trách nhiệm của bệnh viện:


- Thông báo NB vào khám theo số thứ tự.
- Khám lâm sàng, ghi chép thơng tin về tình trạng bệnh, chỉ định kỹ thuật xét
nghiệm, chẩn đốn hình ảnh, thăm dị chức năng (nếu cần) và in phiếu chỉ

H
P

định.

- Chỉ dẫn NBđến nơi thực hiện xét nghiệm, chẩn đốn hình ảnh, thăm dị chức
năng.

- Nơi thực hiện kỹ thuật xét nghiệm, chẩn đốn hình ảnh, thăm dò chức năng tốt
nhất là được đặt tại khoa khám bệnh nhằm tạo thuận lợi cho NB, giảm khoảng

U

cách di chuyển và thuận tiện cho NB. Trường hợp chưa thể bố trí được thì có
sơ đồ hướng dẫn cụ thể cho NB.

- Bác sĩ, kỹ thuật viên xét nghiệm, chẩn đốn hình ảnh, thăm dị chức năng nhận

H

phiếu chỉ định từ NB.

- Hướng dẫn NB chuẩn bị và phối hợp thực hiện kỹ thuật.
- Trả kết quả thăm dị chức năng, kèm phim, ảnh (nếu có) cho NB.
- Bác sĩ xem kết quả xét nghiệm, chẩn đốn hình ảnh, thăm dị chức năng chẩn
đốn, chỉ định điều trị, kê đơn.

Bước 3: Thanh tốn viện phí

- NB có bảo hiểm y tế
+ Nộp phiếu thanh toán (mẫu 01/BV).
+ Xếp hàng chờ đến lượt thanh toán.
+ Nộp tiền cùng chi trả và nhận lại thẻ BHYT.

- NB khơng có bảo hiểm y tế nộp viện phí theo quy định.


8

Bước 4: Phát và lĩnh thuốc

- Nộp đơn thuốc tại quầy phát thuốc.
- Kiểm tra, so sánh thuốc trong đơn và thuốc đã nhận.
- Nhận đơn thuốc, thuốc và ký nhận.
* Hoạt động khám bệnh tại bệnh viện Đa khoa tỉnh
Hoạt động khám bệnh ở các bệnh viện tuyến tỉnh ở nước ta trong những
năm gần đây phát triển vượt bậc so với trước kia với khả năng thực hiện thành
công ngày càng nhiều kỹ thuật khám chữa bệnh và thu hút ngày càng đông NB đến
khám. Năng lực của đội ngũ nhân viên y tế cùng sự đầu tư ngày càng lớn về cơ sở
hạ tầng, trang thiết bị/máy móc, cơng nghệ và sự hồn thiện về quy trình/thủ tục đã

H
P

giúp cho chất lượng khám chữa bệnh không ngừng được nâng cao và mang lại
ngày càng nhiều lợi ích về sức khỏe cho người dân. Mặt khác, sự bổ sung/hồn
thiện về mặt chính sách/quy định liên quan theo hướng tạo thuận lợi cho công tác

khám bệnh của BVĐK tỉnh cũng như cải thiện khả năng tiếp cận của người dân đối
với dịch vụ góp phần thúc đẩy chất lượng của hoạt động khám bệnh. Ngoài ra, sự

U

phát triển về kinh tế - xã hội vốn khiến cả chính quyền cũng như người dân ngày
càng quan tâm và đầu tư cho chăm sóc sức khỏe cũng tạo động lực cho việc cải
thiện chất lượng khám bệnh của các BVĐK tỉnh (12).

H

1.2. Thực trạng thời gian khám bệnh ngoại trú trên thế giới và tại Việt Nam

1.2.1. Trên thế giới

Trên thế giới đã có một số nghiên cứu tìm hiểu về thời gian khám bệnh, bao
gồm thời gian làm các kỹ thuật thăm khám/chẩn đoán cũng như thời gian chờ.
Theo John Weiser (2020), thời gian mà các bác sĩ ở Mỹ dành cho từng NB hiện
còn thấp, trong khi áp lực về mặt số lượng bệnh nhận khiến bác sĩ khó có thể gia
tăng thời gian này (13).
Nghiên cứu của Rafat Mohebbifar và cộng sự (2014) quan sát thời gian chờ
khám của 160 NB ngoại trú ở một bệnh viện trường đại học tại Iran, gồm thời gian
chờ chờ tiếp nhận, thời gian chờ ở khu vực tiếp đón, thời gian chờ thanh toán và
thời gian chờ khám. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian chờ khác nhau giữa các
chuyên khoa. Cụ thể, trong 4 chuyên khoa được đánh giá, thời gian chờ khám


9

Nhãn khoa kéo dài nhất với thời gian chờ trung bình/NB ở khoa này là 245 ± 29,8

phút, gồm 130 phút cho đi lại giữa quầy thu ngân và phòng khám bệnh và 115 phút
chờ đợi để được sử dụng dịch vụ. Tiếp đó, nhóm khám chuyên khoa Da liễu phải
chờ trung bình 216±32 phút (gồm khoảng 86 phút chờ khám, số còn lại dành cho
việc đi lại giữa khu vực thu ngân và nơi khám). Nhóm khám Tiết niệu có thời gian
chờ trung bình 81±41,6 phút, trong đó chủ yếu thời gian này dành cho việc di
chuyển giữa quầy thu ngân và khu vực khám. Chuyên khoa Chỉnh hình có thời
gian chờ đợt thấp nhất (77±43,4 phút) với khoảng 65 phút di chuyển giữa quầy thu
ngân và phòng khám và khoảng 10 phút cho việc chờ để được sử dụng dịch vụ
(14).

H
P

Khi phân theo khu vực dịch vụ, thời gian chờ khám và thời gian chờ làm
thủ tục là dài nhất (thời gian chờ trung bình ở hai nhóm dịch vụ này lần lượt là
100±30,5 phút và 59±20,1 phút). Trong khi đó, thời gian chờ tiếp đón và thời gian
chờ thanh tốn trung bình chỉ là 1±0.2 phút vụ (14).

Theo nghiên cứu của Wanhua Xie và cộng sự (2019) trên 2.194 NB ngoại

U

trú tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe Trẻ em và Phụ nữ Guangzhou (Guangzhou
Women and Children’s Medical Center) - Trung Quốc, thời gian chờ đợi cho việc
đăng ký khám là 25,05 ± 8,17 phút; thời gian chờ để được tư vấn là 60,30 ± 9,26.

H

Bên cạnh đó, từ 54,6% đến 67,3% đối tượng nghiên cứu cho rằng cần có các giải
pháp cải thiện thời gian chờ đợi (tùy theo quý) (15).

Một số nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng thời gian khám bệnh (bao gồm
cả thời gian chờ đợi giữa các dịch vụ) là yếu tố cốt lõi tác động đến sự hài lòng của
NB và người nhà của họ về dịch vụ CSSK mà họ sử dụng. Nghiên cứu của

Munavalli Jyoti R. và cộng sự năm 2013 về cải thiện thời gian chờ đợi và sự hài
lịng của khách hàng trong chăm sóc cấp cứu ban đầu cho thấy có mối liên quan
nghịch chặt chẽ giữa sự hài lòng của khách hàng và thời gian chờ đợi trong các
chăm sóc cấp cứu (16).
Một số nhà nghiên cứu quốc tế khác cũng đã tìm hiểu sự hài lòng của khách
hàng về dịch vụ khám bệnh, về thời gian khám và về thời gian chờ đợi trong quá
trình khám. Nghiên cứu của Mubondwa và cộng sự (2008) tại Bệnh viện quốc tế


10

Muhimbili tại Tanzania trên 2582 NB (nội trú và ngoại trú) cho thấy hầu hết hài
lòng với dịch vụ y tế mà họ nhận được tại bệnh viện. Những yếu tố mà NB khơng
hài lịng nhất là thời gian chờ đợi, phí dịch vụ và thái độ của nhân viên y tế với
NB.

1.2.2. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu đề cập tới thời gian của NB. Khảo
sát thời gian trung bình của quy trình khám chữa bệnh tại Khoa Khám bệnh - Bệnh
viện Cấp cứu Trưng Vương của Huỳnh Thị Thanh Trang và cộng sự (2012) cho
thấy tổng thời gian trung bình các giai đoạn: 191,62 ± 83,42 phút (3,18 giờ ± 1,39
giờ). Thời gian quy trình khám chữa bệnh của nhóm dịch vụ: 180 ± 97 phút, nhóm

H
P


NB bảo hiểm y tế và dịch vụ: 247 ± 102 phút, nhóm NB bảo hiểm y tế: 252 ± 104
phút (17).

Nghiên cứu của Nguyễn Đình Hịa (2020) về thời gian chờ khám bệnh của
4949 NB ngoại trú của các bệnh viện tuyến huyện và 1724 NB ngoại trú của các
tram y tế xã tại 6 tỉnh của Việt Nam, gồm Điện Biên, Hà Nội, Bình Định, Đắc Lắc,

U

Đồng Nai và Đồng Tháp cho thấy thời gian chờ trung bình của người khám bệnh
ngoại trú là 32,58 phút ở các bệnh viện huyện và 11,58 phút ở các trạm y tế xã.
Trong đó, có đến 9% NB ở bệnh viện tuyến huyện và 42,8% NB ở có ở y tế xã

H

được khám ngay sau khi tới cơ sở y tế (hay thời gian chờ đợi =0) và thời gian này
thay đổi giữa các địa điểm khám cũng như một số yếu tố thuộc về đặc điểm nhân
khẩu của NB (18).

Nghiên cứu của Vũ Minh Thúy triển khai tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện
Bệnh nhiệt đới Trung ương (2010) cho thấy thời gian từ khi NB xuất hiện tại bàn
tiếp đón cho đến khi kết thúc cận lâm sàng là 36,98 ± 23,74 phút, trong khi đó, thời
gian chờ đợi của họ là khoảng 29,8 phút (19).
Nghiên cứu của Nguyễn Tiến Giang (năm 2016) tại Khoa khám bệnh, bệnh
viện Đa khoa tỉnh Vĩnh phúc, tổng thời gian trung bình của NB tại bệnh viện là
134,37 ± 58,82 phút, trong đó, tổng thời gian chờ trung bình của NB chiếm khoảng
1/3 (104,12 ± 54,92 phút). Trong khi đó, tổng thời gian NB phải bỏ ra khi đến
khám buổi sáng (158,28 ± 68,35 phút) cao hơn so với thời gian NB tiêu tốn khi đến



11

khám vào buổi chiều (115,24 ± 40,94 phút). Ngoài ra, tổng thời gian NB khám ở
phòng khám nội và ngoại (lần lượt là 146,05 và 146,76 phút) cũng dài hơn thời
gian mà họ khám chuyên khoa (110,30 phút) (2).
Kết quả khảo sát tại Thành Phố Hồ Chí Minh và Hà nội năm cho thấy: tình
trạng quá tải ở nhiều bệnh viện đã dẫn đến việc các NB phải chờ đợi đến lượt
khám. Có 58,7% người tham gia khảo sát cho biết thời gian một NB mất cho một
lần khám bệnh tại bệnh viện là từ 2 – 4 tiếng, có đến 34% người được hỏi than
phiền là phải mất từ 4 – 8 tiếng cho mỗi lần đi khám bệnh. Điều đáng nói là, song
song với việc người bệnh mất nhiều thời gian cho việc chờ đợi, thời gian của
CBYT dành cho họ lại thấp. Chẳng hạn như thời gian khám lâm sàng và tư vấn

H
P

được một bộ phận NB đánh giá là quá ngắn, không tương xứng với thời gian họ
phải bỏ ra. Có 3,3% người được khảo sát cho biết thời gian bác sỹ khám bệnh cho
họ chỉ dưới 1 phút và 41,3% NB cho biết thời gian họ tương tác với bác sĩ chỉ dao
động từ 1 –3 phút (20).

Nghiên cứu của Nguyễn Tiến Giang tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa

U

khoa tỉnh Vĩnh Phúc (2016) cho thấy, tổng thời gian khám trung bình/1 NB là
134,37 ± 58,82 phút, trong đó thời gian chờ trung bình/1 lần khám của họ lên tới
104,12 ± 54,92 phút. Thời gian chờ lâu nhất được ghi nhận ở khâu chờ để được

H


tiếp đón (26 phút) và thời gian khám ở các chuyên khoa là khác nhau. Thời gian
khám buổi sáng và buổi chiều của Phòng khám nội tổng hợp, Phòng khám Ngoại
tổng hợp và Phòng khám chuyên khoa lần lượt là 117,21 ± 56,99; 114,67 ± 57,15
và 80,48 ± 41,47 phút. Điều đáng nói là thời gian tiếp xúc của NVYT với NB chỉ
chiếm từ 19,7% đến 27,0% tổng thời gian khám (tùy chuyên khoa) trong khi thời
gian chờ chiếm từ 73%, 78,1% và 80,3% ở phòng khám Chuyên khoa, Phòng
khám Ngoại và Phòng khám Nội khoa (2).
Thời gian khám của các nhóm với các hạng mục khám khác nhau là khác
nhau. Nghiên cứu của Nguyễn Tiến Giang, thời gian khám bệnh của nhóm chỉ
khám lâm sàng là 60,03 ± 19,99 phút vào buổi sáng và 49,16 ± 17,45 phút vào
buổi chiều. Thời gian khám của nhóm khám lâm sàng + xét nghiệm là 144,66 ±
23,08 vào buổi sáng và 112,57 ± 11,28 phút vào buổi chiều. Thời gian khám của


12

nhóm khám lâm sàng + thực hiện 1 kỹ thuật chẩn đốn hình ảnh hoặc 1 kỹ thuật
thăm dị chức năng là 73,77 ± 35,11 vào buổi sáng và 63,05 ± 27,81 phút vào buổi
chiều. Thời gian khám của nhóm khám lâm sàng + thực hiện 2 kỹ thuật cận lâm
sàng, chẩn đoán bệnh và chỉ định điều trị là 145,09 ± 49,79 vào buổi sáng và 96,57
± 33,78 phút vào buổi chiều. Thời gian khám của nhóm khám lâm sàng + phối hợp
từ 3 kỹ thuật cận lâm sàng trở lên là 147,11 ± 72,92 vào buổi sáng và 104,89 ±
34,48 phút vào buổi chiều (2).
Thời gian khám và thời gian chờ ở các bệnh viện là rất khác nhau. Nghiên
cứu của Trần Hoa Vân (2012) tại Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang cho thấy thời gian
khám bệnh trung bình là 135 phút (4). Trong khi đó, số liệu này trong nghiên cứu

H
P


của Huỳnh Thị Thanh Trang và cộng sự ở Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương là
191,62 phút (17); trong nghiên cứu của Vũ Minh Thúy ở Bệnh viện Nhiệt đới
Trung ương (2010) là 36,98 phút (19); trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hà ở
Bệnh viện Đa khoa Hà Đông là 96,91 phút (21).

Như vậy, qua các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam cho thấy, thời gian

U

khám bệnh ở các bệnh viện khác nhau, dao động từ 36,98 ± 23,74 phút (19) đến
252 ± 104 phút (17).

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới thời gian khám bệnh ngoại trú

H

1.3.1. Nghiên cứu trên thế giới

Một số nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng tới thời
gian khám bệnh của NB là những yếu tố thuộc về dịch vụ y tế cũng như về NB.
Thời điểm sử dụng dịch vụ: Cụ thể, theo kết quả nghiên cứu Virtanen M. và
cộng sự (2010), những trường hợp nhập viện vào cuối tuần hay những trường hợp
nhập viện vào mùa cúm có nguy cơ tử vong cao hơn so với nhóm khác (hai tỷ lệ
này lần lượt là 7,5%, 11,7%) do những thời điểm này nhân viên y tế thường phải
gia tăng cường độ làm việc của họ. Nghiên cứu đó cũng đã tìm ra sự kết hợp giữa
tình trạng quá tải với thời điểm trong tuần. Theo đó, vào các ngày từ thứ 2 đến thứ
4 hàng tuần, tình trạng quá tải thường nghiêm trọng hơn so với các ngày trong tuần
khác. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng kết luận rằng mùa đơng thường là mùa có
số ca nhập viện cao hơn so với các mùa khác trong năm ở phương Tây. Theo nhóm



13

tác giả này, để giảm thời gian chờ đợi của các NB tại khu vực khám ngoại trú, cần
tối đa hóa cơng suất của phịng khám, hợp lý hóa quy trình khám bệnh nhằm giảm
thiểu thời gian chờ đợi khơng cần thiết gây lãng phí thời gian và làm ảnh hưởng tới
tâm lý NB (22).
Đặt lịch khám: Theo kết quả nghiên cứu can thiệp của Wanhua Xie và cộng
sự (2019) tại Trung Quốc, việc đặt lịch hẹn giữ chỗ cho những trường hợp không
khẩn cấp (cấp cứu) giúp rút ngắn thời gian chờ đợi và tăng sự hài lòng của NBvới
khả năng kiểm soát lượt bệnh nhân ngoại trú. Cụ thể, việc đặt lịch hẹn giúp giảm
thời gian chờ đợi trung bình cho việc đăng ký từ 25,05 ± 8,17 phút (trước can
thiệp) xuống tới 1,00 ± 0,21 phút (p<0.05), tiết kiệm được tới 24,05 ± 7,31 phút.

H
P

Tương tự, việc này cũng giúp giảm sâu thời gian chờ được tư vấn, từ 60,30 ± 9,26
xuống 12,00 ± 3,00 phút (p<0,05), tiết kiệm tới 48,30 ± 9,73 phút. Điều này đồng
thời làm tăng sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ (15).

Ứng dụng công nghệ: nghiên cứu của Jyoti R Munavalli tại Bệnh viện Mắt
Aravind Ấn Độ (2020) cho thấy việc sử dụng phần mềm lên lịch thông minh

U

(intelligent real-time scheduler) đã giúp cải thiện thời gian chờ đợi của NB ngoại
trú (16).


1.3.2. Nghiên cứu tại Việt Nam

H

Tình trạng sức khỏe tự đánh giá: Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn
Đình Hịa (2020) tại 6 tỉnh của Việt Nam, thời gian chờ trung bình giảm dần theo
giữa nhóm có sức khỏe tệ/rất tệ, nhóm có sức khỏe bình thường và nhóm có sức
khỏe tốt/rất tốt. Cụ thể, ở bệnh viện tuyến huyện, thời gian chờ của 3 nhóm này lần
lượt là 34,6 ± 38,2; 31,4 ± 32,8 và 24,9 ± 31,3 phút và sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê (p<0,05). Trong khi đó, ở CSYT tuyến xã, thời gian chờ của 3 nhóm này
lần lượt là 11,4 ± 28,9; 11,8 ± 30,9 và 9,7 ± 16,1 phút (p>0,05) (18).
Kinh nghiệm sử dụng dịch vụ: Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình
Hịa (2020) tại 6 tỉnh của Việt Nam, thời gian chờ của nhóm sử dụng dịch vụ lần
đầu và nhóm đã từng sử dụng dịch vụ khác biệt không đáng kể (p<0,05). Ở CSYT
tuyến huyện, thời gian chờ trung bình của hai nhóm này lần lượt là 32,2 ± 34,8 và
35,7 ± 38,7 phút. Thời gian chờ ở CSYT tuyến xã của hai nhóm này lần lượt là


14

11,9 ± 30,5 phút và 7,4 ± 16,2 phút (18).
Tình trạng tham gia BHYT: Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Hịa
(2020) tại 6 tỉnh của Việt Nam, thời gian chờ của nhóm có bảo hiểm và nhóm
khơng bảo hiểm khác biệt không đáng kể ở bệnh viện tuyến huyện (hai số liệu này
lần lượt là 32,4 ± 35,1 và 36,2 ± 38,4 phút, p>0,05). Tuy nhiên, ở trạm y tế thì
nhóm có bảo hiểm có thời gian chờ cao hơn hẳn nhóm khơng có BHYT (12,3 ±
30,8 so với 2,8 ± 5,0 phút, p<0,05) (18).
Theo nghiên cứu của Nguyễn Tiến Giang (2015), thời gian khám bệnh trung
bình của nhóm khám BHYT là 105,76 ± 53,27 phút, cao hơn so với thời gian này
của nhóm khám thu phí là 102,99 ± 56,09 (p>0,05). Ngoài ra, tỷ trọng thời gian


H
P

chờ trên tổng thời gian khám ở nhóm thu phí (76,7%) cũng thấp hơn số liệu này
của nhóm khám BHYT (78,6%) (2).

Nghiên cứu của Nguyễn Tiến Giang (2015), tỷ trọng thời gian chờ trên tổng
thời gian khám của những NB ngoại trú khám BHYT dài hơn so với nhóm số liệu
này của nhóm khám có thu phí (78,6% so với 76,7%) (2).

U

Hạng mục khám: Theo nghiên cứu của Nguyễn Tiến Giang, thời gian khám
bệnh dao động lớn giữa các nhóm NBtùy theo hạng mục khám mà họ sử dụng. NB
càng sử dụng nhiều dịch vụ thì thời gian khám của họ càng dài và ngược lại (2).

H

Tình trạng quá tải: Tại Việt Nam, quá tải cũng là một vấn đề nhức nhối ở
các cơ sở y tế tuyến trên, đặc biệt các bệnh viện tuyến Trung ương. Một nghịch lý
từ lâu đã được thừa nhận tại Việt Nam là các cơ sở y tế tuyến dưới không thu hút
được khách hàng trong khi cơ sở y tế tuyến trên phải đối diện với tình trạng quá tải
trầm trọng. Tình trạng quá tải về công việc của nhân viên y tế, đặc biệt tại các
CSYT tuyến trên làm tăng thời gian chờ đợi của NB trong quá trình sử dụng dịch
vụ (11) (18).
Tương tự, kết quả nghiên cứu của Lê Quang Cường và cộng sự (2007) tại
một số bệnh viện ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cho thấy, tình hình quá tải của
một số bệnh viện tại Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tình trạng vượt
tuyến là phổ biến: Khoảng 60% NB bệnh viện Bạch Mai và Chợ Rẫy khơng có

giấy giới thiệu của tuyến dưới khi đi khám bệnh; tại bệnh viện Phụ sản và Nhi TW


15

tỷ lệ này lên tới 90-95%. Theo đánh giá của bác sỹ điều trị khi khám bệnh, hơn ½
NB có thể chữa trị được ngay tại tuyến huyện và hơn 1/3 NB điều trị được tại
tuyến tỉnh. Khoảng 94% NB tại Bệnh viện Nhi TW có thể được điều trị ngay tại
tuyến dưới (20).
Thủ tục khám chữa bệnh: nghiên cứu của Lê Quang Cường và cộng sự
(2007) chỉ ra rằng thủ tục hành chính và quy trình khám chữa bệnh còn phức tạp
theo hướng nặng về ghi chép sổ sách, ít ứng dụng cơng nghệ thơng tin hay quy
trình khám bệnh, xét nghiệm… còn phức tạp làm tăng thời gian khám của NB (20).
Uy tín của CSYT: nghiên cứu của Lê Quang Cường và cộng sự (2007) kết
luận rằng những cơ sở y tế có uy tín tốt về chất lượng (chủ yếu là chất lượng

H
P

chuyên môn) khám chữa bệnh cũng thường thu hút khách hàng, trong đó bao gồm
những người tự ý vượt tuyến. Điều này qua đó làm trầm trọng hóa tình trạng q
tải tại một số CSYT tuyến trên, qua đó làm tăng chi phí về thời gian của NB (20).
Mức độ sẵn có của dịch vụ khám bệnh: Báo cáo của Bộ Y tế năm 2015 đã
đưa ra một số khuyến nghị khắc phục tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến

U

trung ương và tuyến tỉnh. Trong đó, một trong những giải pháp là xây dựng thêm
các bệnh viện chuyên khoa tại các khu vực đông dân cư/vệ tinh nhằm tăng sự lựa
chọn cho NB (11).


H

Thời điểm khám: Nghiên cứu của Nguyễn Tiến Giang (2016) cho thấy, có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong thời gian khám và thời gian chờ giữa nhóm
đến khám buổi sáng và buổi chiều. Cụ thể, trung bình NB sử dụng hết 126,65 ±
64,61 phút vào buổi sáng trong khi con số này vào buổi chiều chỉ là 86,1 ± 36,96
phút. Ngoài ra, tỷ trọng thời gian chờ của NB khám buổi chiều thấp hơn so với con
số này của nhóm đến khám buổi sáng (74,7% so với 80%) (2).
Chuyên khoa khám: Nghiên cứu của Nguyễn Tiến Giang (2016) (2) cho
thấy, thời gian khám trung bình của NB ở Phòng khám nội tổng hợp, Phòng khám
Ngoại tổng hợp và Phòng khám chuyên khoa lần lượt là 117,21 ± 56,99; 114,67 ±
57,15 và 80,48 ± 41,47 phút và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Bên
cạnh đó, tỷ trọng thời gian chờ khi khám tại phịng khám chuyên khoa ngắn hơn so
với khi chờ khám ở các chuyên khoa khác (2).


16

Một số giải pháp đã được đưa ra như: điều chỉnh phân tuyến kỹ thuật theo
hướng mở rộng dịch vụ, tạo điều kiện cho NB tiếp cận dịch vụ y tế tại nơi gần
nhất, cải tiến quy trình khám bệnh sao cho giảm thiểu thời gian chờ đợi của NB,
nâng cao năng lực quản lý bệnh viện, chuẩn hóa chất lượng dịch vụ y tế, đẩy mạnh
công tác chỉ đạo tuyến… (11).
Theo dữ liệu của Bộ Y tế, sau hơn một năm triển khai thực hiện Quyết định
1313, ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế, về hướng dẫn quy trình
khám, chữa bệnh, khảo sát sơ bộ ở 320 bệnh viện (tương đương khoảng 25% tổng
số bệnh viện trên cả nước) cho thấy: 62% bệnh viện đã tiến hành cải tạo, mở rộng,
bố trí thêm buồng khám tại Khoa Khám bệnh, với tổng 470 buồng khám được bổ


H
P

sung, tăng 15,5% so với thời điểm trước cải tiến. Đặc biệt, việc cải tiến quy trình
khám bệnh đã giảm được trung bình 40 phút/NB so với trước kia (11).
Như chúng tơi đã trình bày ở trên, thời gian khám nói chung và thời gian
chờ nói riêng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự hài lòng của khách hàng đối với dịch
vụ y tế. Do vậy, mặc dù đã có một số nghiên cứu tìm hiểu về thời gian mà NB phải

U

bỏ ra khi đi khám bệnh, trong đó bao gồm cả thời gian mà họ phải đầu tư một cách
lãng phí cho việc chờ đợi đã được một số tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên, đây vẫn là
vấn đề hết sức nổi cộm và thách thức trong nâng cao chất lượng chăm sóc sức

H

khỏe nói chung và trong thúc đẩy sự hài lịng của NB nói riêng. Do vậy, cần tiếp
tục tìm hiểu về thời gian khám bệnh của NB (bao gồm cả thời gian chờ đợi) nhằm
cung cấp bằng chứng cho những cải thiện đã đạt được (nếu có) trong việc cắt giảm
thời gian bị lãng phí của NB và người nhà của họ. Đồng thời, cần xác định được
những yếu tố ảnh hưởng tới thời gian khám của họ nhằm đề xuất các giải pháp có
giá trị và khả thi trong hành trình tiếp tục giảm thiểu sự lãng phí về thời gian của
khách hàng, mà xa hơn là góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người
dân khi mà sự quá tải được giảm thiểu.
1.4. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu

1.4.1. Giới thiệu về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc có địa chỉ đường Bà Triệu, Phường Liên
Bảo, thành Phố Vĩnh Yên được thành lập năm 1950 ngay sau khi tỉnh Vĩnh Phúc



17

được thành lập trên cơ sở hợp nhất tỉnh Vĩnh Yên và tỉnh Phúc Yên theo nghị định
số 03 ngày 13 tháng 02 năm 1950 của Thủ tướng chính phủ. Năm 1968 trước yêu
cầu của cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước ngày 26 tháng 1 năm 1968 Ủy ban
thường vụ Quốc hội ra Quyết định số 504/NQ-QH hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh
Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú khi đó bệnh viện trở thành bệnh viện đa khoa của
khu vực miền đông tỉnh Vĩnh Phú với tên gọi Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Yên. Ngày
16 tháng 11 năm 1996 Quốc Hội khoá IX kỳ họp thứ X đã ra nghị quyết tách tỉnh
Vĩnh Phú ra làm 2 tỉnh là Vĩnh Phúc và Phú Thọ, tỉnh Vĩnh Phúc chính thức tái lập
và đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 1997, ngày 10 tháng 5 năm 1997
UBND tỉnh Vĩnh Phúc quyết định thành lập Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc

H
P

trên cơ sở Bệnh viện Đa khoa khu vực Vĩnh Yên cũ. Ngay sau khi mới thành lập
Bệnh viện ở hạng III với qui mô 200 giường bệnh 165 cán bộ biên chế, đến ngày
10 tháng 8 năm 1999 UBND tỉnh Vĩnh Phúc Quyết định nâng hạng bệnh viện từ
hạng III lên hạng II với qui mô 320 giường bệnh; Ngày 15 tháng 9 năm 2006
UBND tỉnh Vĩnh Phúc quyết định nâng hạng bệnh viện từ hạng II lên hạng I với

U

qui mô 450 giường bệnh. Các năm sau đó bệnh viện liên tục phát triển với qui mô
600 giường bệnh năm 2010. Hiện tại do xây dựng bệnh viện mới nên bệnh chuyển
tạm thời đến địa chỉ Phường Đồng Tâm, Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc,


H

bệnh viện có 2 Trung tâm (Tim Mạch và U Bướu có 5 khoa lâm sang trực thuộc
hai trung tâm.) 41 khoa phòng gồm 10 phòng chức năng 24 khoa lâm sàng và 7
khoa cận lâm sàng với 960 cán bộ trong biên chế và hợp đồng .
Bệnh viện là tuyến điều trị cao nhất của tỉnh thực hiện chức năng cấp cứu,
khám chữa bệnh và tổ chức công tác đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo
tuyến và hợp tác quốc tế hàng đầu trong tỉnh, số lượng NB đến khám chữa bệnh
thường xuyên đông, nhiều thời điểm trong tình trạng quá tải NB. Tuy vậy bệnh
viện luôn chú trọng nâng cao năng lực và chất lượng khám chữa bệnh, cải cách thủ
tục hành chính giảm phiền hà và thời gian chờ đợi, cải thiện điều kiện phục vụ NB
thúc đẩy năng lực hoạt động chuyên môn, nâng cao tinh thần và thái độ phục vụ,
tăng cường kiểm tra giám sát các hoạt đông chuyên môn duy trì các chế độ quy
định: Quy chế khám bệnh, quy chế cấp cứu, chế độ hồ sơ bệnh án và trong chăm


18

sóc NB tồn diện. Bệnh viện tích cực cử cán bộ đi học nâng cao trình độ chun
mơn tại các bệnh viện đầu ngành. Thực hiện kế hoạch Bộ Y tế Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Vĩnh Phúc được chọn là bệnh viện vệ tinh của bệnh viện của các bệnh viện
Trung ương, thực hiện dự án bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc sẽ được sự hỗ trợ
Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức, viện Tim Hà Nội, trong các khâu phát triển kỹ
thuật cao trong chẩn đoán, điều trị, cấp cứu NB (6,7,8).

1.4.2. Giới thiệu về Khoa khám bệnh
Khoa Khám bệnh là một trong những khoa lớn nhất của của Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm đầy đủ các chuyên khoa thuộc bệnh viện. Số lượng
NB ngoại trú đến khám tại Khoa Khám bệnh rất đơng, trung bình mỗi năm Khoa


H
P

Khám bệnh khám và điều trị ngoại trú cho 200.000 lượt NB. Hiện tại, trung bình
mỗi ngày có khoảng từ 700 – 800 lượt bệnh nhân đến khám (6,7,8).
Về tổ chức nhân sự, Khoa Khám bệnh có 04 bác sĩ (trong đó có 04 bác sỹ
chuyên khoa I, , 22 điều dưỡng: Trong đó có 11 điều dưỡng trình độ đại học và 11
điều dưỡng đang hồn thiện chương trình đại học, cao đẳng), . Ngồi ra cịn có 28

U

nhân viên luân chuyển từ các khoa điều trị ra bao gồm 17 bác sỹ, 08 điều dưỡng và
03 nữ hộ sinh (7,8).

Các hình thức khám chữa bệnh tại Khoa Khám bệnh:

H

- Khám BHYT đúng tuyến hoặc trái tuyến.
- Khám dịch vụ không bảo hiểm (gồm khám thông thường và khám theo
yêu cầu)

Hoạt động khám bệnh tại Khoa khám bệnh được thực hiện như sơ đồ dưới
đây: Hiện tại bệnh viện đang sử dụng phần mềm quản lý bệnh viện HIS, các bước
trong quy trình khám bệnh đều được thực hiện, lưu trữ trên phần mềm về thông tin
NB, thời gian khám bệnh, tình trạng bệnh, hồ sơ NB… và có thể trích xuất thơng tin
khi cần thiết.



×