Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Phân tích viện phí thay van tim nhân tạo ở bệnh nhân mắc bệnh lý van tim tại bệnh viện thành phố thủ đức giai đoạn 2018 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG
***

NGUYỄN KIM ANH

H
P

PHÂN TÍCH VIỆN PHÍ THAY VAN TIM NHÂN TẠO
Ở BỆNH NHÂN MẮC BỆNH LÝ VAN TIM TẠI BỆNH VIỆN

U

THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC GIAI ĐOẠN 2018-2021

H

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II TỔ CHỨC – QUẢN LÝ Y TẾ
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 62.72.76.05

Hà Nội - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG
***

NGUYỄN KIM ANH

H


P

PHÂN TÍCH VIỆN PHÍ THAY VAN TIM NHÂN TẠO
Ở BỆNH NHÂN MẮC BỆNH LÝ VAN TIM TẠI BỆNH VIỆN

U

THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC GIAI ĐOẠN 2018-2021

H

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II TỔ CHỨC – QUẢN LÝ Y TẾ
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 62.72.76.05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ MINH THI

Hà Nội – 2022


i

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................4
1.1. Một số khái niệm liên quan đến phương pháp phẫu thuật thay van tim nhân
tạo

............................................................................................................................4


1.1.1. Khái niệm phương pháp phẫu thuật tim ......................................................4
1.1.2. Phẫu thuật thay van tim nhân tạo ................................................................4

H
P

1.2. Khái niệm chi phí và phân loại chi phí ..............................................................6
1.2.1. Khái niệm chi phí ........................................................................................6
1.2.2. Khái niệm phí, viện phí ...............................................................................6
1.3. Phân loại chi phí .................................................................................................8
1.3.1. Phân loại các dịch vụ cung cấp được tính phí .............................................9

U

1.3.2. Quy định về giá viện phí ...........................................................................10
1.4. Các nghiên cứu về chi phí phẫu thuật tim mạch ..............................................14

H

1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới .....................................................................14
1.4.2. Nghiên cứu tại Việt Nam ..........................................................................16
1.5. Thông tin về khoa Lồng ngực mạch máu bệnh viện thành phố Thủ Đức .......17
1.5.1. Giới thiệu bệnh viện thành phố Thủ Đức ..................................................17
1.5.2. Khoa Lồng ngực mạch máu ......................................................................17
1.6. Khung lý thuyết ................................................................................................18
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................20
2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................20
2.1.1. Định lượng ................................................................................................20
2.1.2. Định tính ....................................................................................................20



ii

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................20
2.3. Thiết kế nghiên cứu..........................................................................................21
2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu ...............................................................................21
2.4.1. Nghiên cứu định lượng..............................................................................21
3.1.1. Nghiên cứu định tính .................................................................................21
2.5. Các biến số nghiên cứu ....................................................................................21
2.6. Phương pháp thu thập số liệu ...........................................................................22
2.6.1. Thu thập số liệu định lượng ......................................................................22

H
P

3.1.2. Thu thập số liệu định tính: ........................................................................22
2.7. Phương pháp phân tích số liệu .........................................................................23
2.8. Đạo đức nghiên cứu .........................................................................................23
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................24
3.2. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu .....................................................24

U

3.3. Viện phí thay van tim nhân tạo ở bệnh nhân mắc bệnh lý van tim tại bệnh viện
thành phố Thủ Đức giai đoạn 2018- 2021 .................................................................27

H

3.4. Một số giải pháp nhằm kiểm sốt viện phí thay van tim nhân tạo ở bệnh nhân
mắc bệnh lý van tim tại bệnh viện thành phố Thủ Đức giai đoạn 2018- 2021. .........31

3.4.1. Giải pháp cập nhật giá dịch vụ kỹ thuật mới ............................................32
3.4.2. Giải pháp tính đúng, tính đủ các khoản cấu phần chi phí phẫu thuật thay
van tim nhân tạo .....................................................................................................33
3.4.3. Giải pháp về giá vật tư y tế và thuốc điều trị tăng cao ..............................34
3.4.4. Giải pháp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị ......................................................34
3.4.5. Giải pháp bù lỗ của bệnh viện ...................................................................35
Chương 4. BÀN LUẬN ...............................................................................................37
4.1. Thông tin hành chính của đối tượng nghiên cứu ................................................37


iii

4.1. Viện phí thay van tim nhân tạo ở bệnh nhân mắc bệnh lý van tim tại bệnh viện
thành phố Thủ Đức giai đoạn 2018- 2021. ................................................................38
KẾT LUẬN ..................................................................................................................43
KHUYẾN NGHỊ ..........................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

H
P

H

U


iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BHYT

Bảo hiểm y tế

CĐHA

Chẩn đốn hình ảnh

CLS

Cận lâm sàng

CP

Chi phí

CPXN

Chi phí xét nghiệm

NB

Người bệnh

PT

Phẫu thuật

VTTH


Vật tư tiêu hao

H
P

H

U


v

DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 3. 2. Bệnh lý tim của đối tượng nghiên cứu .........................................................25
Bảng 3. 4. Viện phí của phẫu thuật thay van tim nhân tạo phân loại theo các khoản
mục ................................................................................................................................27
Bảng 3. 5. Viện phí trung bình của phẫu thuật thay van tim nhân tạo tính theo kỹ thuật
phẫu thuật ......................................................................................................................28
Bảng 3. 5. Tỷ trọng viện phí trung bình bảo hiểm thanh tốn và người bệnh đồng chi
trả ...................................................................................................................................29

H
P

Bảng 3. 6. Viện phí trung bình của phẫu thuật thay van tim nhân tạo tính theo thơng tin
hành chính của đối tượng nghiên cứu............................................................................30
Sơ đồ 1. 1. Khung lý thuyết ...........................................................................................19
Biểu đồ 3. 1. Tỷ trọng các cấu phần chi phí vật tư, thuốc, máu... trong viện phí của
phẫu thuật thay van tim nhân tạo ...................................................................................28


U

Biểu đồ 3. 2. Tỷ trọng viện phí theo các loại kỹ thuật phẫu thuật của phẫu thuật thay
van tim nhân tạo ............................................................................................................29

H


vi

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Phẫu thuật tim là phương pháp điều trị kỹ thuật cao, và ít được triển khai tại
bệnh viện quận/huyện. Tại bệnh viện thành phố Thủ Đức, phẫu thuật tim được triển
khai từ năm 2017. Nghiên cứu thực hiện nhằm phân tích viện phí thay van tim nhân
tạo và tìm hiểu một số giải pháp nhằm kiểm sốt viện phí thay van tim nhân tạo ở bệnh
nhân mắc bệnh lý van tim tại bệnh viện thành phố Thủ Đức giai đoạn 2018- 2021.
Nghiên cứu sử dụng số liệu định lượng kết hợp thơng tin định tính, được thực
hiện từ ngày 25/04/2022 đến ngày 30/07/2022 tại khoa Lồng ngực mạch máu bệnh
viện thành phố Thủ Đức trên đối tượng là hồ sơ bệnh án, phiếu thanh tốn viện phí và
Lãnh đạo bệnh viện, Trưởng phịng tài chính kế tốn, Lãnh đạo khoa Lồng ngực mạch

H
P

máu, các bác sĩ, điều dưỡng, người bệnh, Lãnh đạo Phịng Cơng tác xã hội. Nghiên
cứu đã đạt được các kết quả sau đây:

Viện phí trung bình phẫu thuật thay van tim nhân tạo là 149.739.989 ±
50.957.460VNĐ. Trong đó tỷ trọng vật tư thay thế KTC và Dịch vụ kỹ thuật cao luôn
chiếm vị trị cao nhất trong các loại viện phí từ năm 2018 đến 2021. Bảo hiểm y tế chi


U

trả viện phí trung bình cho phẫu thuật thay van tim nhân tạo là 103.044.223VNĐ
(68,8%), người bệnh phải đóng thêm 46.786.427VNĐ (31,2%). Giải pháp cập nhật giá
dịch vụ kỹ thuật mới góp phần kiểm sốt viện phí phẫu thuật thay van tim nhân tạo

H

phù hợp với thực tế. Giải pháp tính đúng, tính đủ các khoản cấu phần chi phí phẫu
thuật thay van tim nhân tạo thơng qua việc xây dựng tổ phân tích chi phí, xây dựng giá
dịch vụ theo lộ trình tính đúng, tính đủ của Bộ Y tế. Giải pháp về giá vật tư y tế và
thuốc điều trị tăng cao phù hợp với thị trường thuốc hiện tại, vật tư thay thế kỹ thuật
cao có giá phù hợp với tình trạng của người bệnh được phẫu thuật thay van tim. Giải
pháp khấu hao cơ sở hạ tầng, trang thiết bị theo tình trạng cơ sở hạ tầng và trang thiết
bị, nhằm kiểm sốt giá viện phí phù hợp với thực tế chất lượng dịch vụ. Giải pháp bù
lỗ của bệnh viện từ các nhà hảo tâm, đơn vị hỗ trợ được phần viện phí cho người bệnh
phẫu thuật thay van tim nhân tạo, và kinh phí hoạt động từ các khoa khác trong bệnh
viện để bù đắp các khoản chi phí cịn thiếu trong khoa.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự phổ biến ngày càng lớn của các bệnh không lây nhiễm, đặc biệt là các bệnh
tim mạch, dẫn đến thiệt hại lớn về năng suất lao động tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong
sớm ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình (1). Bệnh tim mạch là nguyên nhân
gây tử vong hàng đầu trên tồn thế giới và có xu hướng ảnh hưởng đến những người ở
độ tuổi trẻ hơn ở các nước có thu nhập thấp và trung bình (2). Tuy nhiên ở các nước có
thu nhập thấp và trung bình, 93% dân số không được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc

phẫu thuật tim an tồn và kịp thời do các rào cản về địa lý, cơ sở hạ tầng, chất lượng
và tài chính (2). Mặc dù gánh nặng bệnh tim mạch trên toàn cầu rất lớn, nhưng để triển
khai và việc mở rộng những trung tâm tim mạch để điều trị bệnh lý tim mạch đã bị bỏ

H
P

qua ở các địa phương và các nước thu nhập thấp và trung bình (3, 4). Ngày càng có
nhiều nghiên cứu nói về những khả thi khi thực hiện phẫu thuật tim chi phí thấp ở các
nước có thu nhập thấp và trung bình (5). Nói rộng hơn, việc tài trợ cho các trường hợp
phẫu thuật tim ở các nước có thu nhập thấp và trung bình khơng chỉ khả thi và hợp túi
tiền mà còn rất cần thiết trước gánh nặng lớn của bệnh tim mạch trên toàn thế giới (6).

U

Mặc dù chi phí của phẫu thuật tim ở Hoa Kỳ rất cao (lên đến 100.000 đô la Mỹ
cho mỗi ca phẫu thuật), chi phí được cho là thấp tới 6.000-11.000 đơ la Mỹ ở Nigeria
(7), ít hơn 10.000 đơ la Mỹ ở Brazil (8), và ít hơn 2.000 đơ la Mỹ ở Ấn Độ (2). Ở các

H

nước có thu nhập thấp và trung bình thì chi phí dành cho phịng mổ, chăm sóc sau mổ
và chi phí tiêu hao chiếm tỷ lệ cao trong các trường hợp phẫu thuật tim (5, 7). Nghiên
cứu của tác giả Mani và cộng sự (2016) tại Mỹ cho thấy chi phí thay van tim giao
động từ 43.224 đô la đến 43.174 đô la tùy theo phương pháp phẫu thuật, và chi phí
trung bình cho mỗi trường hợp phẫu thuật thay van tim bằng kỹ thuật qua đường ống
thông là 50.662 đô la và chi phí trung bình cho mỗi trường hợp phẫu thuật thay van
tim thơng thường là 34.240 đơ la, trong đó chi phí cho trang thiết bị là cao nhất (phẫu
thuật qua đường ống thông là 35.132 đô là và phẫu thuật thay van tim thông thường là
6.836 đô la)(9).

Tại Việt Nam, theo khảo sát số lượng bệnh nhân được điều trị phẫu thuật tim
mạch tại Việt Nam khoảng 10.000 ca/năm. Trong khi đó tỷ lệ ước tính số bệnh nhân


2

cần phải can thiệp khoảng 50.000 - 80.000 người, cùng với đó là hơn 5.000 ca mắc
mới mỗi năm. Chi phí trực tiếp dành cho y tế mà người bệnh phải trả cho một ca phẫu
thuật tim người lớn là từ 2.000 - 5.000 USD (10). Tuy nhiên tỷ lệ chi trả bảo hiểm y tế
cịn nhỏ, chi phí tự trả của người bệnh cho các dịch vụ tăng thêm vẫn cao hơn thu
nhập; mức sống thấp làm cho bệnh nhân và gia đình ở các nước có thu nhập thấp và
trung bình khó khăn trong việc chi trả các dịch vụ đó.
Phẫu thuật tim là phương pháp điều trị kỹ thuật cao, và ít được triển khai tại bệnh
viện quận/huyện. Tại bệnh viện thành phố Thủ Đức, phẫu thuật tim được triển khai từ
năm 2017, cho đến nay hơn 100 bệnh nhân được điều trị, trong đó nhiều nhất là bệnh
nhân mắc bệnh lý van tim, phương pháp điều trị phổ biến nhất là thay van tim nhân

H
P

tạo. Tuy nhiên chưa có đánh giá, phân tích chi tiết về chi phí thay van tim nhân tạo của
bệnh nhân mắc bệnh lý tim mạch tại một bệnh viện tuyến quận/huyện.
Việc nghiên cứu phân tích về chi phí điều trị để có thể bước đầu đánh giá chi phí
ở từng cấu phần, từng đối tượng cụ thể, phân tích các tỷ trọng các nhóm chi phí va sự
tăng giảm chi phí điều trị theo thời gian. Từ đó tìm hiểu một số giải pháp nhằm kiểm

U

sốt viện phí nhằm cung cấp thông tin cho các bác sĩ lâm sàng, các nhà quản lý có cơ
sở đề xuất các biện pháp quản lý, phân bổ nguồn lực và điều trị có hiệu quả. Với nhu

cầu đó, chúng tơi thực hiện đề tài nghiên cứu “Phân tích viện phí thay van tim nhân

H

tạo ở bệnh nhân mắc bệnh lý van tim tại bệnh viện thành phố Thủ Đức giai đoạn
2018-2021”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.

Phân tích viện phí thay van tim nhân tạo ở bệnh nhân mắc bệnh lý van tim tại

bệnh viện thành phố Thủ Đức giai đoạn 2018- 2021.
2.

Tìm hiểu một số giải pháp nhằm kiểm sốt viện phí thay van tim nhân tạo ở

bệnh nhân mắc bệnh lý van tim tại bệnh viện thành phố Thủ Đức giai đoạn 20182021.

H
P

H

U



4

Chương 1:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Một số khái niệm liên quan đến phương pháp phẫu thuật thay van tim
nhân tạo

1.1.1. Khái niệm phương pháp phẫu thuật tim
Phẫu thuật tim là bất kỳ phẫu thuật nào được thực hiện trên cơ tim, van hoặc
động mạch chủ và các động mạch lớn khác nối với tim (11). Phẫu thuật tim được áp
dụng cho cả trẻ em và người lớn. Các bác sĩ phẫu thuật có thể sử dụng các phương
pháp tiếp cận khác nhau để phẫu thuật tim, bao gồm phẫu thuật tim, phẫu thuật tim

H
P

không máy tim phổi nhân tạo và phẫu thuật tim xâm lấn tối thiểu (12).
1.1.2. Phẫu thuật thay van nhân tạo

Hệ thống van tim là các cấu trúc đảm bảo cho máu lưu chuyển giữa các buồng
tim theo một chu trình một chiều nhất định. Bình thường các van tim này là các cấu
trúc thanh mảnh, mềm mại, cấu tạo bởi các lá van tim, và được cố định bằng các dây

U

chằng, cột cơ. Vì nguyên nhân nào đó, các lá van này mất đi độ mềm mại, thanh mảnh,
bị dày lên, dính vào nhau, vơi hóa hoặc các dây chằng cố định van tim bị sa xuống, bị
đứt làm cho các van này không hoạt động được bình thường dẫn đến các bệnh lý van

tim.

H

Trước đây, bệnh lý van tim được chẩn đốn thơng qua nhìn, sờ và nghe, đó là thử
thách khó khăn cho các bác sĩ lâm sàng (1). Ngày nay, chẩn đoán đơn giản hơn nhờ
thăm khám lâm sàng kết hợp với siêu âm tim. Kỹ thuật siêu âm 2 chiều cho phép hiển
thị các hình ảnh giải phẫu tim. Doppler siêu âm tim đánh giá chênh áp và dòng chảy.
Đánh giá bệnh nhân cũng bao gồm điện tâm đồ (để phát hiện sự thay đổi nhịp tim và
các buồng tim), chụp X-quang ngực (để phát hiện sự thay đổi của các buồng tim, sung
huyết phổi, và các bệnh lý phổi khác).
Các bất thường van tim:
- Hở van động mạch chủ: Đóng khơng kín van động mạch chủ gây chảy ngược
dòng máu từ động mạch chủ về thất trái trong thời kỳ tâm trương


5

- Hẹp van động mạch chủ: Hẹp van động mạch chủ, cản trở lưu lượng máu từ
thất trái đến động mạch chủ trong thời kỳ tâm thu
- Hở van hai lá: Đóng khơng kín van hai lá gây dịng máu từ thất trái (LV) vào
nhĩ trái trong thời kỳ tâm thu
- Hẹp van hai lá: Hẹp van hai lá ngăn cản sự lưu thông máu từ nhĩ trái tới thất trái
- Sa van 2 lá: Sa các lá van của van hai lá vào tâm nhĩ trái trong thì tâm thu
- Hở van động mạch phổi: Đóng khơng kín van động mạch phổi tạo ra dòng máu
từ động mạch phổi vào thất phải trong suốt tâm trương
- Hẹp van động mạch phổi: Hẹp đường ra động mạch phổi gây cản trở lưu lượng
máu từ thất phải tới động mạch phổi trong thời kỳ tâm thu

H

P

- Hở van ba la: Đóng khơng kín van ba lá gây ra dịng máu từ thất phải đến nhĩ
phải trong thời tâm thu

- Hẹp van ba lá: Hẹp lỗ van ba lá làm tắc nghẽn dịng máu từ nhĩ phải tới thất
phải
Phẫu thuật tạo hình van hoặc thay van

U

Can thiệp thường được chỉ định khi tổn thương van ở mức độ vừa hoặc nặng, gây
ra các triệu chứng hoặc rối loạn chức năng tim. Các can thiệp có thể bao gồm tạo hình
van, sửa van, hoặc thay van, tất cả đều có thể được thực hiện qua da hoặc qua phẫu
thuật.

H

Hai loại van nhân tạo được sử dụng trong phẫu thuật thay van:
-Van cơ học (van được chế tạo thường bằng nhựa ) :thường được sử dụng ở bệnh
nhân < 65 tuổi và ở những bệnh nhân lớn tuổi có kì vọng sống cao. Vì đa phần van
bằng nhựa ít khi bị thối hóa, tuy nhiên chỉ định uống thuốc chống đông suốt đời ở
bệnh nhân thay van cơ học để ngăn ngừa hình thành huyết khối.
-Van sinh học (có nguồn gốc từ lợn hoặc bị) khơng cần dùng thuốc chống đơng
ngồi thời gian hậu phẫu, được sử dụng ở bệnh nhân > 65 tuổi, bệnh nhân với kỳ vọng
sống < 10 năm, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cần thay thế van và có kế hoạch mang
thai.


6


1.2.

Khái niệm chi phí và phân loại chi phí

1.2.1. Khái niệm chi phí
Chi phí là giá trị của nguồn lực được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ.
Trong lĩnh vực y tế, chi phí là giá trị của nguồn lực được sử dụng để tạo ra một dịch vụ
y tế cụ thể hoặc tất cả các dịch vụ (13).
Có nhiều quan điểm khác nhau về chi phí, đối với người cung cấp dịch vụ, chi
phí là tất cả các khoản người sử dụng cần phải chi trả trên cơ sở đã tính đúng, tính đủ
của việc chuyển giao dịch vụ. Đối với người bệnh, chi phí là tổng số tiền người bệnh
phải trả trực tiếp cho các dịch vụ (chi phí trực tiếp), cộng thêm các chi phí khác cần
phải bỏ ra trong thời gian dưỡng bệnh và mất mát do nghỉ ốm gây nên (chi phí gián

H
P

tiếp, chi phí cơ hội) (14, 15).

Tổng chi phí là tổng của tất cả các chi phí sản xuất tại một mức sản lượng nhất
định. Tổng chi phí được chia thành chi phí cố định và chi phí biến đổi.
Chi phí trung bình là chi phí cho một sản phẩm đầu ra, tổng chi phí trung bình
bằng tổng chi phí chia cho số lượng sản phẩm.

U

Chi phí trực tiếp: theo các nhà kinh tế chi phí trực tiếp là những chi phí cho các
nguồn lực đầu vào cần đến để tạo ra, duy trì một can thiệp y tế (15).


Chi phí gián tiếp: là những chi phí cho nguồn lực khơng tham gia vào tạo ra hay

H

duy trì can thiệp y tế nhưng vẫn bị mất đi do sự tồn tại của của can thiệp y tế đó gây ra
(15).

1.2.2. Khái niệm phí, viện phí

“Chi phí” hay cịn gọi là “giá thành” đứng từ góc độ nhà sản xuất là giá trị của
một loại hàng hóa hay dịch vụ được xác định bằng việc sử dụng các nguồn lực khác
nhau để sản xuất ra loại hàng hóa hay dịch vụ đó.
Có nhiều quan điểm khác nhau về chi phí, đối với người cung cấp dịch vụ, chi
phí là tất cả các khoản người sử dụng cần phải chi trả trên cơ sở đã tính đúng, tính đủ
của việc chuyển giao dịch vụ. Đối với người bệnh chi phí là tổng số tiền người bệnh
phải có để’ trả trực tiếp cho các dịch vụ (chi phí trực tiếp) cộng thêm các chi phí khác
cần phải bỏ ra trong thời gian dưỡng bệnh và mất mát do nghỉ ốm gây nên (chi phí


7

gián tiếp và chi phí cơ hội). Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam, trong lĩnh vực chăm sóc
sức khỏe số tiền chi trả của người sử dụng dịch vụ y tế thấp hơn thực tế tổng chi phí
tạo ra dịch vụ y tế đó. Phần cịn lại do nhà nước chi trả.
Viện phí là khái niệm riêng của Việt Nam và một số nước trong quá trình chuyển
đổi nền kinh tế. Viện phí là hình thức chi trả trực tiếp các chi phí KCB tại thời điểm
người bệnh sử dụng dịch vụ y tế hay nói cách khác là khoản chi phí mà người bệnh
phải trả từ tiền túi của mình khi sử dụng dịch vụ y tế. Chi phí mà các cơ sở khám chữa
bệnh thu của người sử dụng dịch vụ y tế hay thanh toán với BHYT hiện nay ở Việt
Nam chỉ là một phần viện phí được quy định theo Nghị định 95/CP ngày 27/08/1994

của Chính phủ. Một phần viện phí là một phần trong tổng chi phí cho việc khám chữa

H
P

bệnh. Một phần viện phí chỉ tính tiền thuốc, dịch truyền, máu, hóa chất, xét nghiệm,
phim X quang, vật tư tiêu hao thiết yếu và dịch vụ KCB, khơng tính khấu hao tài sản
cố định, chi phí sửa chữa thường xuyên, chi phí hành chính, đào tạo, nghiên cứu khoa
học, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị lớn. Đối với người bệnh ngoại trú,
biểu giá thu một phần viện phí được tính theo lần khám bệnh và các dịch vụ kỹ thuật

U

mà người bệnh trực tiếp sử dụng. Đối với người bệnh nội trú, biểu giá thu một phần
viện phí được tính theo ngày giường điều trị nội trú của từng chuyên khoa theo phân
hạng bệnh viện và các khoản chi phí thực tế sử dụng trực tiếp cho người bệnh bao gồm

H

tiền thuốc, dịch truyền, máu, hóa chất, xét nghiệm, phim X quang thuốc cản quang,..
Đối tượng phải thanh tốn viện phí

Theo Điều 20 Nghị định 85/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2012 Quy định
về đối tượng phải thanh tốn chi phí khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
- Tất cả cá nhân, tổ chức (kê cả người nước ngồi đang cơng tác, lao động, học
tập, du lịch, q cảnh trên lãnh thổ Việt Nam) khi sử dụng các dịch vụ y tế tại các cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh cơng lập đều phải thanh tốn chi phí theo mức giá dịch vụ và
số lượng dịch vụ đã sử dụng, trong đó:
+ Người có thẻ Bảo hiểm Y tế: Được Quỹ bảo hiểm y tế thanh tốn chi phí
khám, chữa bệnh cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mức quy định của pháp luật về

Bảo hiểm Y tế. Phần chênh lệch giữa chi phí khám bệnh, chữa bệnh và mức thanh toán
của Quỹ bảo hiểm y tế do người bệnh thanh toán cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;


8

+ Người khơng có thẻ Bảo hiểm Y tế: Thanh tốn chi phí khám, chữa bệnh cho
các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ các đối tượng được Nhà nước thanh tốn chi phí
khám chữa bệnh.
+ Người nước ngồi là cơng dân của nước có ký kết Điều ước quốc tế về khám,
chữa bệnh với Việt Nam thì chi phí khám, chữa bệnh; sẽ được áp dụng theo các quy
định của Điều ước quốc tế đó.
- Các đối tượng sau được Nhà nước thanh tốn chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại
các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập:
+ Người bị bắt buộc chữa bệnh theo quy định tại Điều 66 của Luật khám bệnh,
chữa bệnh;

H
P

+ Người bị bệnh phong và người bị một số bệnh theo Quyết định của cấp có
thẩm quyền;

+ Người bệnh ưong các trường hợp thiên tai, thảm họa lớn theo quyết định của
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ khi điều trị tại các cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh do Trung ương quản lý; của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi điều trị

U

tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do địa phương quản lý.

1.3.

Phân loại chi phí

H

Trong các nghiên cứu tính tốn chi phí, phân loại chi phí đóng vai trị hết sức
quan trọng. Việc phân loại chi phí có thể được thực hiện dựa trên nhiều tiêu thức khác
nhau, ví dụ như phân loại theo chức năng của chi phí, phân loại theo mối quan hệ của
chi phí với đối tượng chịu phí và các cách phân loại chi phí khác nhằm mục đích đưa
ra quyết định. Lựa chọn cách phân loại nào cho phù hợp phụ thuộc vào mục đích
nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu. Trong một nghiên cứu cũng có thể kết hợp nhiều
cách phân loại khác nhau. Một trong các cách phân loại được sử dụng phổ biến trong
lĩnh vực y tế là cách phân loại do Drummond và cộng sự giới thiệu, trong đó chi phí
được phân thành 3 nhóm chính bao gồm: chi phí trực tiếp dành cho y tế (direct
medical cost), chi phí trực tiếp khơng cho y tế (direct non-medical cost) và chi phí gián
tiếp (indirect cost) (16).


9

Theo Thông tư 39/2018/TT-BYT ngày 29 tháng 10 năm 2015 của liên Bộ Y tế Bộ Tài chính, chi phí được đề cập đến bao gồm: Chi phí trực tiếp, chi phí phụ cấp đặc
thù và chi phí tiền lương (17). Thông tư áp dụng cho đối tượng khám, chữa bệnh
BHYT. Theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015, chi phí được đề
cập đến bao gồm: Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp (18).
Bộ Y tế đã có thơng tư 30/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 quy định thống nhất
giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho các bệnh viện trên tồn quốc,
trong thơng tư này Bộ Y tế đã quy định cơ cấu giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bao
gồm chi phí trực tiếp (chi phí trực tiếp tính trong mức giá khám bệnh, chi phí trực tiếp
tính trong giá dịch vụ ngày giường điều trị, chi phí trực tiếp tính trong giá dịch vụ kỹ


H
P

thuật y tế), chi phí tiền lương, chi phí thuốc, hóa chất, vật tư y tế và chi phí mặt bằng
thực tế.

Nhìn chung, các cách phân loại này đều hướng tới việc xác định đầy đủ các loại
nguồn lực cần thiết để cung cấp dịch vụ. Trong nghiên cứu này, việc xác định chi phí
đầy đủ từ góc độ của nhà cung cấp dịch vụ, chi phí được phân loại và tính tốn như

U

sau:

− Chi phí trực tiếp: bao gồm chi phí về thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay
thế; chi phí về điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường; tiền lương,

H

phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ, chi phí th nhân cơng ngồi; chi phí duy
tu, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm thay thế công cụ, dụng cụ trực tiếp
để thực hiện dịch vụ; khấu hao tài sản cố định, trang thiết bị.
− Chi phí gián tiếp: chi phí của bộ phận gián tiếp, các chi phí hợp pháp khác để
vận hành (chi phí vận hành), đảm bảo hoạt động bình thường của bệnh viện.
1.3.1. Phân loại các dịch vụ cung cấp được tính phí
Chính phủ (2012) đã ban hành- Nghị định 85/2012/NĐ-CP, quy định về cơ chế
hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ
khám bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cơng lập. Theo đó thì giá dịch vụ
khám chữa bệnh được chia thành:



10

− Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được tính theo từng dịch vụ, kỹ thuật y tế
+ Giá dịch vụ khám bệnh
+ Giá dịch vụ ngày giường điều tri
+ Giá các dịch vụ kỹ thuật
− Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được tính theo trường hợp bệnh.
− Đối với giá các dịch vụ y tế do Nhà nước giao hoặc đặt hàng thực hiện theo quy
định tại Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (2008) ban hành
Quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng
ngân sách nhà nước.
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính quy định khung giá dịch vụ khám,

H
P

chữa bệnh trong trường hợp thanh toán theo dịch vụ; khung giá của từng loại bệnh,
nhóm bệnh trong trường hợp thanh tốn theo trường hợp bệnh.

Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được xem xét điều chỉnh trong trường hợp:
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi định mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ khám
bệnh, chữa bệnh; Nhà nước thay đổi về cơ chế, chính sách tiền lương; Khi có biến

U

động giá của các yếu tố đầu vào.
1.3.2. Quy định về giá viện phí


H

Bộ Tài chính (2014) đã ban hành Thơng tư số 25/2014/TT-BTC ngày 17/02/2014
về phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; hàng
hóa, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá trong thời gian Nhà nước áp dụng
các biện pháp để bình ổn giá; hàng hóa, dịch vụ khi thực hiện hiệp thương giá, kiểm
tra yếu tố hình thành giá và thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về giá. Theo đó,
Thơng tư này áp dụng đối với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, hợp tác xã, cơ quan,
đơn vị, cá nhân sản xuất, kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục
thực hiện bình ổn giá trong thời gian Nhà nước áp dụng các biện pháp để bình ổn giá.
Việc định giá được thực hiện theo nguyên tắc: Bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất,
kinh doanh thực tế hợp lý, có lợi nhuận phù hợp với mặt bằng giá thị trường và chủ
trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ có tác


11

động đến giá hàng hóa, dịch vụ; kịp thời điều chỉnh giá khi các yếu tố hình thành giá
thay đổi.
Việc định giá chung căn cứ vào: Giá thành toàn bộ, chất lượng của hàng hóa,
dịch vụ tại thời điểm định giá; mức lợi nhuận dự kiến; lộ trình điều chỉnh giá hàng
hóa, dịch vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quan hệ cung cầu của hàng hóa, dịch
vụ và sức mua của đồng tiền; khả năng thanh toán của người tiêu dùng; giá thị trường
trong nước, thế giới (nếu có) và khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ tại thời
điểm định giá; cam kết quốc tế về giá.
Phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Thông tư này

H
P


bao gồm phương pháp so sánh và phương pháp chi phí. Trong đó, phương pháp so
sánh là căn cứ vào kết quả phân tích, so sánh giữa mức giá và các đặc điểm kinh tế, kỹ
thuật ảnh hưởng lớn đến mức giá của hàng hóa, dịch vụ cần định giá với hàng hóa,
dịch vụ tương tự được giao dịch trên thị trường ưong nước và có tham khảo giá cả trên
thị trường khu vực, thế giới. Phương pháp chi phí là căn cứ vào chi phí sản xuất, kinh
doanh thực tế hợp lý, hợp lệ và mức lợi nhuận dự kiến (nếu có) phù hợp với mặt bằng

U

thị trường và chính sách của Nhà nước có tác động đến giá hàng hóa, dịch vụ.
Bộ Y tế đã ban hành định mức tiêu hao thuốc, vật tư, hóa chất, điện, nước xử lý

H

chất thải, vệ sinh mơi trường, khử khuẩn, chi phí duy tu, bảo dưỡng trang thiết bị và
định mức về nhân lực và thời gian để làm cơ sở xây dựng và ban hành giá dịch vụ
khám bệnh, chữa bệnh, gồm:

− Quyết định số 355/QĐ-BYT ngày 09/02/2012 ban hành định mức tiêu hao
thuốc, vật tư, hóa chất của 477 dịch vụ KB, CB của Thông tư số 04/2012/TTLT;
− Quyết định sô 508/QĐ-BYT ngày 20/02/2012 ban hành định mức điện nước,
chi phí hậu cần của 477 dịch vụ KB, CB của Thông tư số 04/2012/TTLT;
− Quyết định số 3955/QĐ-BYT ngày 22/9/2015 ban hành định mức tiêu hao
thuốc, vật tư, hóa chất, điện, nước xử lý chất thải, vệ sinh mơi trường, khử khuẩn, chi
phí duy tu, bảo dưỡng trang thiết bị cho các dịch vụ kỹ thuật bổ sung trong Thông tư
số 37;


12


− Quyết định số 3959/QĐ-BYT ngày 22/9/2015 ban hành định mức nhân lực và
thời gian thực hiện các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của Thông tư số 37.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 88 Luật khám bệnh, chữa bệnh thì viện phí là
“giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh”, là số tiền phải trả cho mỗi dịch vụ khám bệnh,
chữa bệnh tại thời điểm người bệnh sử dụng dịch vụ y tế.
Theo quy định của điều 18 nghị định số 85 ngày 15 tháng 10 năm 2012 của
Chính phủ thì giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh là số tiền phải trả cho mỗi dịch vụ
khám bệnh, chữa bệnh, thực hiện theo lộ trình sau:
− Năm 2013: Giá các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được tính trên cơ sở các chi

H
P

phí trực tiếp sau đây :

a) Tiền thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế để thực hiện dịch vụ (bao
gồm cả chi phí bảo quản, hao hụt theo định mức được cơ quan có thẩm quyền
quy định);

b) Tiền điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường trực tiếp để

U

thực hiện dịch vụ;

c) Duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ trực tiếp sử dụng để
thực hiện các dịch vụ;

H


d) Chi phí chi trả phụ cấp thường trực, chi phí chi trả phụ cấp phẫu thuật, thủ
thuật.

− Giai đoạn 2014 - 2017: Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được tính trên cơ sở
các chi phí sau đây:

a) Các khoản chi phí quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Chi phí về tiền lương:
Năm 2014 - 2015: Chỉ tính 30% Quỹ tiền lương cơ bản đối với các bệnh viện tuyến
tỉnh ở khu vực miền núi, Tây Nguyên và các bệnh viện quận thuộc Hà Nội và Thành
phố Hồ Chí Minh, 50% Quỹ tiền lương cơ bản đối với các bệnh viện tuyến Trung
ương và của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại.


13

Năm 2016 - 2017: Được tính 100% Quỹ tiền lương cơ bản đối với các bệnh viện
tuyến tỉnh, tuyến trung ương và các bệnh viện quận thuộc Hà Nội và Thành phơ Hồ
Chí Minh, 50% Quỹ tiền lương cơ bản đối với các bệnh viện tuyến huyện còn lại;
c) Chi phí nhân cơng th ngồi (nêu có). Chi phí đặc thù tối đa khơng q 50%
chi phí tiền lương của dịch vụ để chi trả thù lao nhằm khuyến khích, thu hút các
chuyên gia, thầy thuốc giỏi làm việc tại đơn vị;
d) Khấu hao tài sản cố định là máy móc thiết bị trực tiếp sử dụng để thực hiện
dịch vụ theo chế độ áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước; chi phí chi trả lãi
tiền vay theo các hợp đồng vay vốn, huy động vốn để đầu tư, mua sắm trang thiết
bị để thực hiện dịch vụ (nếu có): Được tính và phân bố vào chi phí của các dịch

H
P


vụ sử dụng nguồn vốn này;

đ) Chi phí gián tiếp, các chi phí hợp pháp khác để vận hành, bảo đảm hoạt động
bình thường của bệnh viện.

− Giai đoạn từ năm 2018 trở đi, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được tính đủ
các chi phí để thực hiện dịch vụ, gồm:

U

a) Các chi phí trực tiếp:

+ Chi phí về thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế (bao gồm cả chi
phí bảo quản, hao hụt theo định mức được cơ quan có thẩm quyền quy định);

H

+ Chi phí về điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường;
+ Tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ; chi phí th nhân
cơng th ngồi; chi phí đặc thù tối đa khơng quá 50% chi phí tiên lương của
dịch vụ;

+ Chi phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm thay thế công
cụ, dụng cụ trực tiếp sử dụng để thực hiện dịch vụ kỹ thuật;
+ Khấu hao tài sản cố định theo chế độ áp dụng đối với doanh nghiệp nhà
nước; chi phí chi trả lãi tiền vay theo các hợp đồng vay vốn, huy động vốn để
đầu tư, mua sắm trang thiết bị để thực hiện dịch vụ (nếu có): Được tính và
phân bổ vào chi phí của các dịch vụ sử dụng nguồn vốn này.
b) Chi phí gián tiếp:



14

+ Chi phí của bộ phận gián tiếp, các chi phí hợp pháp khác để vận hành, bảo
đảm hoạt động bình thường của bệnh viện;
+ Chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học để ứng dụng các kỹ thuật mới.
− Chi phí về tiền lương được tính theo nguyên tắc sau: Đối với những dịch vụ có
đơn giá tiền lương trong đơn giá của dịch vụ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
thì được tính theo đơn giá tiền lương đã được phê duyệt. Đối với những dịch vụ chưa
được quy định đơn giá tiền lương trong đơn giá của dịch vụ thì chi phí về tiền lương
được tính trên cơ sở hao phí lao động và mức tiền lương bình quân để thực hiện dịch
vụ.
− Riêng đối với dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu như tự lựa chọn thầy thuốc,

H
P

buồng bệnh, cơ sở khám chữa bệnh, dịch vụ y tế; khám chữa bệnh cho người nước
ngoài; các dịch vụ, kỹ thuật của các cơ sở y tế tự bảo đảm tồn bộ chi phí hoạt động
thường xuyên; các dịch vụ liên doanh, liên kết: được tính và thu theo nguyên tắc bảo
đảm bù đắp đủ các chi phí và có tích luỹ, mức tích lũy tối đa khơng vượt q 10% tổng
chi phí.
1.4.

U

Các nghiên cứu về chi phí phẫu thuật tim mạch

1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới


H

Chi phí phẫu thuật thay van tim nhân tạo tại các nước trên thế giới có sự chênh
lệch khá lớn, sự khác biệt này một phần là do kỹ thuật khác nhau. Trong nghiên cứu
năm 2017 của tác giả Meduri và cộng sự tại bệnh viện Hoa Kỳ, hồi cứu trên 13.030
đối tượng từ ngày 01/01/2014 đến 30/9/2016, kết quả cho thấy tổng chi phí điều trị nội
trú trung bình của người bệnh thay van động mạch chủ bằng can thiệp qua ống thông
là 60.063 đô la (SD = 37.962 đơ la) và chi phí điều trị nội trú trung bình của người
bệnh thay van động mạch chủ bằng phẫu thuật là 60.319 đô la (SD = 42.144 đô la),
trong đó chi phí quản lý là cao nhất (9.733 đô la cho thay van động mạch chủ bằng can
thiệp qua ống thông và 18.143 đô la cho thay van động mạch chủ bằng phẫu
thuật)(19).
Theo báo cáo của tác giả Andrew M. Goldsweig và cộng sự (2020) tại Hoa Kỳ
cho thấy, chi phí thay van động mạch chủ bằng phương pháp can thiệp qua ống thông


15

là 64.395 đơ la, chi phí phẫu thuật thay van động mạch chủ là 59.743 đơ la, nghiên cứu
cịn tiết lộ số lần tái nhập viện của phương pháp phẫu thuạt thay van động mạch chỉ
thấp hơn so với phưng pháp can thiệp qua ống thông (20).
Nghiên cứu về chi phí thay thế van động mạch chủ xâm lấn tối thiểu bằng
phuơng pháp mở nhỏ xương ức (ministemotomy-AVR) hoặc mở nhỏ thành ngực
(minithoracotomy-AVR) của Mohammed Hassan và cộng sự năm 2015 với mục tiêu
là so sánh lợi ích chi phí của hai phương pháp phẫu thuật này tại Hoa Kỳ kết quả các
bệnh nhân sử dụng phương pháp thay van động mạch chủ qua đường mở nhỏ xương
ức (Ministemotomy-AVR) có tỷ lệ truyền máu thấp hơn (25,9% so với 64,4%) và thời
gian nằm viện ngắn hơn (5,7 so với 6,2 ngày) so với phương pháp thay van động mạch

H

P

chủ qua đường mở nhỏ thành ngực (minithoracotomy-AVR). Với số lượng 50 bệnh
nhân phẫu thuật/năm, chi phí phẫu thuật cho mỗi bệnh nhân sử dụng phương pháp
thay van động mạch chủ qua đường mở nhỏ thành ngực tăng thêm là 4.254 USD và
phương pháp thay van động mạch chủ qua đường mở nhỏ xương ức là 290 USD. Phân
tích hiện tại gợi ý rằng lợi ích lâm sàng của phẫu thuật bằng phương pháp thay van

U

động mạch chủ qua đường mở nhỏ xương ức tốt hơn và chi phí thấp hơn so với
phương pháp thay van động mạch chủ qua đường mở nhỏ thành ngực (21).
Nghiên cứu của tác giả Bode Falase và cộng sự năm 2013 tại Nigeria cho thấy,

H

Chi phí trực tiếp của phẫu thuật tim mở dao động từ 6.230 đơ là đến 11.200 đơ la,
trong đó chi phí sửa vách ngăn tâm nhĩ là 6.230 đô la, chi phí ghép nối tắt động mạch
vành là 8.430 đơ và thay van hai lá là 11.200 đô la (7).
Nghiên cứu của tác giả Sara K. Pasquali và cộng sự (2014) tại 27 bệnh viện cho
thấy chi phí trung bình cho mỗi trường hợp phẫu thuật tim tăng lên theo độ phức tạp
của trường hợp bệnh. Trong đó, phẫu thuật thơng liên nhĩ có chi phí trung bình thấp
nhất (25.499 USD) chi phí phẫu thuật Norwood là cao nhất (165.168 USD), tuy nhiên
trong nghiên cứu này, tác giả chưa phân tích cấu phần các loại chi phí trong phẫu thuật
tim (22).


16

1.4.2. Nghiên cứu tại Việt Nam

Các nghiên cứu về chi phí của bệnh nhân phẫu thuật tim tại Việt Nam khơng
nhiều và chỉ mang tính vĩ mơ về chi phí của một ca phẫu thuật tim chứ không chi tiết
vào một bệnh cụ thể, cũng như phân tích khoản mục chi phí, hầu như khơng có một
nghiên cứu nào lấy chi phí là mục tiêu chính trong nghiên cứu về phẫu thuật tim:
Năm 2014, Nguyễn Thế Bình và cộng sự đã nghiên cứu về Phân tích viện phí của
người bệnh dưới 16 tuổi phẫu thuật vá thông liên thất tại Trung tâm Tim mạch - Bệnh
viện E năm 2012. Kết quả cho thấy viện phí của người bệnh dưới 16 tuổi phẫu thuật vá
thơng liên thất trung bình là 31.400.909 đồng, trung vị là 29.676.545 đồng, trong đó
cao nhất là vật tư tiêu hao (77%). Trong các giai đoạn điều trị, giai đoạn tại phịng mổ

H
P

có chi phí cao nhất (80%). Viện phí gia tăng khi người bệnh thơng liên thất có kèm
một trong những yếu tố: dưới 1 tuổi, tăng áp lực động mạch phổi nặng, hội chứng
Down, kèm các dị tật bẩm sinh khác, thời gian điều trị trước mổ trên 10 ngày. Cần
thêm nghiên cứu bao gồm cả chi phí trực tiếp và gián tiếp để bệnh viện cũng như gia
đình người bệnh hiểu rõ hơn thực tế gánh nặng tài chính của loại bệnh này gây nên

U

(23).

Nghiên cứu của tác giả Ho Xuan Tuan và cộng sự (2021) cho thấy chi phí điều trị
bệnh nhân bị dị tật vách liên nhĩ dao động tùy vào phương pháp phẫu thuật, tổng chi

H

phí đóng lỗ thơng qua da bằng dụng cụ (3.107,8 USD) cao hơn so với nhóm đóng lỗ
thơng bằng phẫu thuật tim (2080,5 USD). Đối với những bệnh nhân được điều trị bằng

cách đóng lỗ thơng bằng phẫu thuật tim, chi phí tốn kém nhất là công phẫu thuật
(773,1 USD) và vật tư y tế (627,0 USD). Đối với bệnh nhân được điều trị đóng lỗ
thơng qua da bằng dụng cụ, chi phí tốn kém nhất là dụng cụ thông (1,934,3 USD) và
vật tư y tế (445,3 USD). Nếu khơng bao gồm chi phí thiết bị thơng, tổng chi phí của
đóng lỗ thơng qua da bằng dụng cụ là 1.173,6 USD, bằng khoảng 56,4% chi phí đóng
lỗ thơng bằng phẫu thuật tim. Chi phí cơng phẫu thuật và vật tư y tế chiếm 67,3% tổng
chi phí trong nhóm đóng lỗ thơng bằng phẫu thuật tim, riêng chi phí dụng cụ thơng tắc
đã chiếm tới 62,2% (24).


17

1.5.

Thông tin về khoa Lồng ngực mạch máu bệnh viện thành phố Thủ Đức

1.5.1. Giới thiệu bệnh viện thành phố Thủ Đức
Ngày 28/6/2007, bệnh viện quận Thủ Đức được thành lập trên cơ sở tách ra từ
trung tâm y tế quận Thủ Đức, thành 2 đơn vị trung tâm y tế dự phòng quận và bệnh
viện quận. Bệnh viện nằm ở cửa ngõ đông bắc thành phố giáp ranh với quận 2, quận 9,
quận Bình Thạnh, quận 12, quận Gị Vấp và tỉnh Bình Dương. Ban đầu bệnh viện quận
Thủ Đức có 50 giường, 3 phịng chức năng và 4 khoa. Năng lực điều trị chuyên môn
chủ yếu là sơ cấp cứu, khám và điều trị một số bệnh lý thông thường (25).
Đến này, bệnh viện quận Thủ Đức được đổi tên thành bệnh viện thành phố Thủ
Đức, là bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, số

H
P

giường kế hoạch là 800 giường, bình quân tiếp nhận khoảng 150 trường hợp cấp cứu/

ngày, 5000 - 6000 lượt khám ngoại trú/ ngày. Bệnh viện thực hiện đầy đủ 07 chức
năng và nhiệm vụ theo quy chế của Bộ Y tế: cấp cứu - khám bệnh - chữa bệnh, đào tạo
cán bộ y tế, nghiên cứu khoa học về y học, chỉ đạo tuyến dưới về chun mơn, kỹ
thuật, phịng bệnh, hợp tác quốc tế, quản lý kinh tế y tế (25).

U

1.5.2. Khoa Lồng ngực – Mạch máu

Khoa Ngoại lồng ngực - Mạch máu được thành lập vào ngày 1/3/2011 với chức

H

năng, nhiệm vụ khám và điều trị chuyên khoa ngoại lồng ngực, mạch máu. Tổng số
nhân viên: 21 gồm 9 bác sĩ và 12 điều dưỡng. Chức năng-nhiệm vụ: khám và điều trị
chuyên khoa ngoại lồng ngực mạch máu. Cơ sở vật chất - Trang thiết bị: 3 máy siêu
âm, 1 bộ đốt laser tĩnh mạch, 1 bộ làm RFA bướu giáp.
Đến này Khoa Ngoại lồng ngực - mạch máu đã thực hiện rất nhiều kỹ thuật cao
bao gồm: Đặt dẫn lưu màng phổi (tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi, mủ màng
phổi); rửa màng phổi; Phẫu thuật FAV (đặt cầu nối thông động mạch - tĩnh mạch để
chạy thận nhân tạo); Khâu nối mạch máu cấp cứu; Phẫu thuật vết thương ngực; Cắt
kén khí nội soi; Cắt phân thùy phổi tồn bộ; Phẫu thuật lấy máu đông màng phổi nội
soi; Phẫu thuật stripping lấy bỏ tĩnh mạch giãn /suy van tĩnh mạch; Chích xơ tĩnh
mạch/suy van tĩnh mạch; Phẫu thuật bướu giáp; Phẫu thuật lõm ngực; Phẫu thuật nội
soi màng phổi sinh thiết; Sinh thiết dưới CT; Phẫu thuật tim; Laser tĩnh mạch (can


×