Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Phân tích kinh tế tài chính dự án nhà máy thủy điện sông boung 4 trên hệ thống sông vu gia thu bồn giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (951.35 KB, 148 trang )

Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

PHÙNG HỮU QUỐC TUẤN

PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI CHÍNH
DỰ ÁN NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SÔNG BOUNG 4
TRÊN HỆ THỐNG SÔNG VU GIA - THU BỒN
GIAI ĐOẠN NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI

Chuyên ngành : Quản trị doanh nghiệp
Mã số ngành : 12.00.00

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 03 naêm 2003


Luận văn được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA,
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, tháng 03 năm 2003

D

Cán bộ hướng dẫn khoa học:

Tiến só NGUYỄN THỐNG

Cán bộ chấm nhận xét 1:

Cán bộ chấm nhận xét 2:


Luận văn được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ngày
tháng
năm 2003


Đại học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
W
W

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên
Ngày, tháng, năm sinh
Chuyên ngành

: PHÙNG HỮU QUỐC TUẤN
: 01 / 01 / 1974
: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Phái
: Nam
Nơi sinh : Đà Nẵng
Mã số : 40

I.

Tên đề tài:
PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI CHÍNH DỰ ÁN NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SÔNG

BOUNG 4 TRÊN HỆ THỐNG SÔNG VU GIA - THU BỒN, GIAI ĐOẠN
NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI

II.

Nhiệm vụ và nội dung của đề tài:
- Giới thiệu chung
- Lý thuyết phân tích dự án đầu tư
- Nghiên cứu thị trường và kỹ thuật
- Phân tích tài chính dự án
- Phân tích kinh tế dự án
- Kết luận

III.

Ngày giao nhiệm vụ

: 02/11/2002

IV.

Ngày hoàn thành nhiệm vụ

: 27/04/2003

V.

Họ và tên cán bộ hướng dẫn

: Tiến só NGUYỄN THỐNG


VI.

Họ và tên cán bộ chấm nhận xét 1

:

VII.

Họ và tên cán bộ chấm nhận xét 2

:

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CÁN BỘ NHẬN XÉT 1

CÁN BỘ NHẬN XÉT 2

Nội dung và đề cương luận văn thạc só đã được Hội đồng chuyên ngành thông qua.
TRƯỞNG PHÒNG ĐT-SĐH

Ngày
tháng
năm 2003
CHỦ NHIỆM NGÀNH


Lời cảm tạ


Chân thành cảm tạ
Tiến só Nguyễn Thống đã tận tình hướng dẫn và đưa ra những ý kiến quý báu giúp
tôi hoàn thành luận văn này.
Chân thành cảm tạ
Tất cả các thầy cô thuộc khoa Quản lý Công nghiệp, phòng Quản lý Khoa học và
Sau đại học trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh và
các thầy cô ở trường Đại học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh tham gia giảng dạy tại
chương trình Cao học Quản trị doanh nghiệp khóa 10 đã tận tình truyền đạt kiến
thức cho chúng tôi trong suốt khóa học vừa qua.

Phùng Hữu Quốc Tuấn

i


Tóm tắt nội dung luận văn
Dự án Nhà máy thủy điện Sông Boung 4 là một trong những dự án thủy điện
thuộc bậc thang thủy điện hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn tỉnh Quảng Nam,
nằm trong quy hoạch phát triển mạng lưới các nhà máy điện giai đoạn 2000-2020
của ngành điện Việt Nam.
Mục tiêu của luận văn là đi sâu phân tích khía cạnh kinh tế – tài chính của Dự án
Nhà máy thủy điện Sông Boung 4 trong phạm vi một nghiên cứu tiền khả thi
nhằm đánh giá tính khả thi của dự án; các hiệu quả kinh tế, tài chính mà dự án
mang lại cho nhà đầu tư và nền kinh tế quốc dân và đưa ra một kết luận chung về
triển vọng đầu tư dự án.
Để đạt được mục tiêu này, chúng tôi đã thu thập các thông tin dữ liệu cần thiết và
tiến hành nghiên cứu dự án trên quan điểm của từng bên liên quan nhằm xem xét
các chỉ tiêu kinh tế tài chính dự án trên nhiều góc độ và trong nhiều tình huống
khác nhau. Luận văn có tất cả 6 chương, trong đó các công tác chính bao gồm
nghiên cứu thị trường và kỹ thuật dự án; phân tích tài chính và phân tích kinh tế

dự án theo quan điểm tổng đầu tư, chủ đầu tư, ngành điện và toàn bộ nền kinh tế
quốc dân; và phân tích rủi ro của dự án.
Các chỉ tiêu kinh tế tài chính của phương án cơ sở xét trên quan điểm chủ đầu tư
là NPV = 467,276 tỉ VNĐ, FIRR = 14,73% và B/C = 1,131; thời gian hoàn vốn
Thv = 6,22 năm, Thv(ck) = 13,42 năm; xét trên quan điểm quốc gia là NPV =
1.027,126 tỉ VNĐ, EIRR = 15,21% và B/C = 1,565. Tổng hợp các kết quả phân
tích cho thấy dự án là khả thi và đạt hiệu quả kinh tế tài chính cao; rủi ro đối với
dự án nhìn chung là rất thấp và có thể chấp nhận được.

ii


Thesis brief
Song Boung 4 Hydropower Plan is one project in the chain of hydropower plans
on Vu Gia – Thu Bon river system in Quang Nam province, a part of the power
plans development programme (stage 2000-2020) of Electricity of Vietnam.
The aims of this thesis is to analyze the economical and financial aspects of the
Song Boung 4 Hydropower Plan project within the scale of a pre-feasibility study
in order to evaluate the feasibility of the project; the financial and economical
benefits that investors and the economy can get from it, then coming to a general
conclusion on the prospect of developing this project.
With such purposes, we have collected all necessary data and analyzed the
project based on the standpoints of banks, investors, EVN and the economy so as
we can evaluate the financial and economical results of the project in different
angles and situations. The thesis comprises six chapters, which main items are
market and technical studies; financial, economical and risks analyses.
The NPV, FIRR and B/C factor of the base case from the views of investors are
467.276 billions VND, 14.73% and 1.131 respectively; pay back period is 6.22
years and discounted payback period is 13.42 years. The NPV, EIRR and B/C
factor from the views of the economy are 1,027.126 billions VND, 15.21% and

1.565 respectively. All financial and economical analyses results prove that the
project is feasible and hightly efficient; its risks are absolutely low and
acceptable.

iii


Mục lục
Chương 1 : GIỚI THIỆU CHUNG
1.1.

1

TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG KINH TẾ .............................................1
1.1.1. Hiện trạng nền kinh tế Việt Nam, khu vực miền Trung và tỉnh
Quảng Nam..................................................................................................1
1.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam đến năm 2015..3

1.2.

LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI ..................................................................4
1.2.1. Nhu cầu nghiên cứu đầu tư xây dựng các nhà máy thủy điện trên
bậc thang thủy điện hệ thống sông Vu Gia-Thu Bồn ..................................4
1.2.2. Lý do hình thành đề tài .....................................................................5

1.3.

MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..............................................6
1.3.1. Mục tiêu ............................................................................................6
1.3.2. Nội dung............................................................................................6


1.4.

Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................................................6

1.5.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................................7

1.6.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................7

Chương 2 : LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
2.1.

9

QUY TRÌNH VÀ QUAN ĐIỂM PHÂN TÍCH DỰ ÁN ĐẦU TƯ ...............9
2.1.1. Phân tích thị trường ...........................................................................9
2.1.2. Phân tích kỹ thuật và nhân lực ..........................................................9
2.1.3. Phân tích tài chính dự án ...................................................................9
Phân tích theo quan điểm tổng đầu tư.............................................10
Phân tích theo quan điểm chủ đầu tư ..............................................10
2.1.4. Phân tích kinh tế dự án ....................................................................10
2.1.5. Phân tích xã hội ...............................................................................11

2.2.

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KINH TẾ-TÀI CHÍNH DỰ ÁN ......11

2.2.1. Phương pháp giá trị tương đương ....................................................11
2.2.2. Phương pháp suất thu lợi .................................................................12
2.2.3. Phương pháp tỉ số lợi ích / chi phí ...................................................13
2.2.4. Phương pháp phân tích thời gian hòa vốn .......................................13

2.3.

PHÂN TÍCH RỦI RO ................................................................................14
2.3.1. Phân tích tình huống........................................................................15
2.3.2. Phân tích độ nhạy ............................................................................15
2.3.3. Phân tích mô phỏng.........................................................................16
iv


2.4.

CÁC GIẢ THIẾT .......................................................................................18
2.4.1. Suất chiết khấu ................................................................................18
2.4.2. Suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được (MARR)...............................19
2.4.3. Tỉ giá hối đoái và lạm phát .............................................................19
2.4.4. Khấu hao .........................................................................................20

Chương 3 : NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG VÀ KỸ THUẬT
3.1.

22

QUAN HỆ CUNG CẦU ĐIỆN NĂNG......................................................22
3.1.1. Năng lực sản xuất và cung cấp điện của các nhà máy điện hiện hữu .
.........................................................................................................22

3.1.2. Tình hình tiêu thụ điện và dự báo nhu cầu sử dụng điện giai đoạn
2000-2020 ..................................................................................................26
3.1.3. Khái quát chương trình phát triển nguồn điện quốc gia và quy hoạch
bậc thang thủy điện hệ thống sông Vu Gia-Thu Bồn ................................31

3.2.

MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN ..........................................................................32
3.2.1. An toàn năng lượng .........................................................................32
3.2.2. Hiệu quả kinh tế tài chính ...............................................................32
3.2.3. Các mục tiêu an sinh xã hội khác ...................................................32

3.3.

ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ..................................................32
3.3.1. Vị trí xây dựng công trình ...............................................................32
3.3.2. Đặc điểm địa hình và địa chất.........................................................33
3.3.3. Điều kiện khí hậu và thủy văn ........................................................33

3.4.

CÔNG NGHỆ VÀ TRANG THIẾT BỊ ......................................................34
3.4.1. Đập chính và đập tràn .....................................................................34
3.4.2. Tuyến năng lượng ...........................................................................34
3.4.3. Trang thiết bị các hạng mục nhà máy và trạm biến áp đầu nguồn .35

3.5.

TỔNG MỨC ĐẦU TƯ...............................................................................35


3.6.

CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY ..........41
3.6.1. Sản lượng điện hàng năm và giá bán điện dự kiến .........................41
3.6.2. Các chi phí trong thời kỳ khai thác dự án ........................................41

Chương 4 : PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN
4.1.

42

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH THEO QUAN ĐIỂM TỔNG ĐẦU TƯ ...........42
4.1.1. Mục tiêu ..........................................................................................42
4.1.2. Xây dựng ngân lưu tài chính ...........................................................42
Doanh thu bán điện .........................................................................42
Thuế tài nguyên ..............................................................................42
v


Vốn đầu tư vào công trình...............................................................42
Chi phí chi phí vận hành và bảo trì .................................................43
Thuế giá trị gia tăng........................................................................43
Chi phí khấu hao tài sản cố định .....................................................44
Thuế thu nhập doanh nghiệp...........................................................44
Ngân lưu ròng..................................................................................44
4.1.3. Phân tích các chỉ tiêu tài chính........................................................45
4.1.4. Cân bằng tài chính ..........................................................................45
4.1.5. Phân tích rủi ro ................................................................................46
Phân tích độ nhạy ............................................................................46
Phân tích tình huống........................................................................48

Phân tích mô phỏng.........................................................................49
4.1.6. Kết luận ...........................................................................................50
4.2.

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH THEO QUAN ĐIỂM CHỦ ĐẦU TƯ ..............50
4.2.1. Mục tiêu ..........................................................................................50
4.2.2. Nguồn vốn và phương án tài trợ ......................................................50
4.2.3. Xây dựng ngân lưu tài chính ...........................................................52
Phân bổ vốn đầu tư theo cơ cấu vốn................................................52
Chi phí lãi vay và kế hoạch trả nợ vốn vay.....................................53
Thuế thu nhập doanh nghiệp...........................................................53
Ngân lưu ròng..................................................................................53
4.2.4. Phân tích các chỉ tiêu tài chính và thời gian hoàn vốn ....................54
Các chỉ tiêu tài chính.......................................................................54
Thời gian hoàn vốn .........................................................................54
nh hưởng của cơ cấu nguồn vốn đối với các chỉ tiêu tài chính .....55
nh hưởng của lãi suất vốn vay đối với các chỉ tiêu tài chính........56
4.2.5. Cân bằng tài chính ..........................................................................57
4.2.6. Giá thành điện năng ........................................................................58
4.2.7. Phân tích rủi ro ................................................................................58
Phân tích độ nhạy ............................................................................58
Phân tích tình huống........................................................................60
Phân tích mô phỏng.........................................................................61
4.2.8. Kết luận ...........................................................................................61

4.3.

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ........................................61
4.3.1. Mục tiêu ..........................................................................................61
4.3.2. Tác động của lạm phát lên các điều kiện tài chính của dự án ........62

vi


Tác động đối với tài trợ đầu tư ........................................................62
Tác động đối với lãi suất vay - Lãi suất danh nghóa .......................63
Tác động đối với các yếu tố liên quan đến thuế .............................63
Tác động đối với các nhập lượng và xuất lượng của dự án .............64
4.3.3. Phân tích các chỉ tiêu tài chính của dự án dưới tác động của lạm
phát .........................................................................................................64
4.3.4. Kết luận ...........................................................................................65
4.4.

SƠ LƯC VỀ PHƯƠNG THỨC TÀI TR DỰ ÁN ..................................65
4.4.1. Mục tiêu của hoạt động tài trợ dự án ..............................................65
4.4.2. Kế hoạch tài trợ ...............................................................................66
Tài trợ hoạt động xây dựng .............................................................66
Tài trợ dài hạn .................................................................................66
4.4.3. Nguồn tài trợ ...................................................................................67
Nguồn vốn cổ đông .........................................................................67
Ngân hàng thương mại ....................................................................67
Các định chế tài chính quốc tế ........................................................69
Tín dụng của nhà cung cấp và các hỗ trợ tín dụng khác .................69
4.4.4. Vai trò của chính phủ đối với hoạt động tài trợ dự án .....................69
4.4.5. Kết luận ...........................................................................................70

Chương 5 : PHÂN TÍCH KINH TẾ DỰ ÁN
5.1.

71


PHÂN TÍCH KINH TẾ THEO QUAN ĐIỂM CỦA NGÀNH ĐIỆN ........71
5.1.1. Mục tiêu ..........................................................................................71
5.1.2. Xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của phương án nhà máy thủy
điện và phương án nhà máy nhiệt điện thay thế ........................................71
Các thông số của nhà máy thủy điện ..............................................71
Các thông số của nhà máy nhiệt điện thay thế ...............................72
5.1.3. Xác định hiệu ích thay thế ..............................................................73
Chi phí của nhà máy nhiệt điện thay thế: .......................................73
Chi phí của nhà máy thủy điện: ......................................................75
Dòng hiệu ích thay thế ....................................................................75
5.1.4. Phân tích các chỉ tiêu kinh tế ..........................................................75
5.1.5. Kết luận ...........................................................................................76

5.2.

PHÂN TÍCH KINH TẾ THEO QUAN ĐIỂM QUỐC GIA .......................76
5.2.1. Mục tiêu ..........................................................................................76
5.2.2. Đánh giá các lợi ích và chi phí kinh tế gián tiếp của dự án ............76
Tổn thất lòng hồ và vấn đề di dân...................................................76
vii


Tác động môi trường .......................................................................77
5.2.3. Khái niệm về giá kinh tế của dự án ................................................78
Hàng ngoại thương và hàng phi ngoại thương ................................78
Giá kinh tế của các nhập lượng ngoại thương .................................79
Giá kinh tế của ngoại tệ - Thặng dư ngoại tệ..................................80
Giá kinh tế của các nhập lượng và xuất lượng phi ngoại thương ....80
5.2.4. Xác định các hệ số chuyển đổi giá..................................................81
Hệ số chuyển đổi giá CF chưa điều chỉnh thặng dư ngoại tệ FEP của

các nhập lượng ngoại thương...........................................................81
Giá kinh tế của ngoại tệ Em và thặng dư ngoại tệ FEP ...................81
Hệ số chuyển đổi giá của các nhập lượng phi ngoại thương ...........82
Hệ số chuyển đổi giá của điện năng ...............................................83
5.2.5. Xác định giá kinh tế các yếu tố nhập lượng và xuất lượng của dự án.
.........................................................................................................83
Giá kinh tế của chi phí xây dựng công trình ...................................83
Giá kinh tế của máy móc thiết bị ....................................................84
Giá kinh tế của chi phí khác ............................................................84
Giá kinh tế của chi phí vận hành – bảo trì ......................................84
Giá kinh tế của doanh thu bán điện ................................................84
5.2.6. Xây dựng ngân lưu kinh tế ..............................................................84
5.2.7. Phân tích các chỉ tiêu kinh tế ..........................................................84
5.2.8. Phân tích rủi ro ................................................................................85
5.2.9. Kết luận ...........................................................................................85

Chương 6 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

86

6.1.

KẾT LUẬN CHUNG.................................................................................86

6.2.

KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ ...............................................87

6.3.


KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH QUYỀN VÀ NGÀNH CHỦ QUẢN ........87

6.4.

CÁC VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU .......................................87

Thống kê các bảng biểu

88

Tài liệu tham khảo

90

Lý lịch khoa học

91

Phần phụ lục

92

viii


Chương 1 – Giới thiệu chung

Trang 1

Chương 1 : GIỚI THIỆU CHUNG

1.1.

TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG KINH TẾ

1.1.1. Hiện trạng nền kinh tế Việt Nam, khu vực miền Trung và tỉnh Quảng
Nam
Nền kinh tế Việt Nam trong hơn 10 năm qua đã phát triển mạnh mẽ với tỉ
lệ tăng trưởng GDP giai đoạn 1990-2001 đạt bình quân 7,3% /năm, riêng
GDP công nghiệp đạt mức tăng trưởng 10,5% /năm, chiếm tỉ lệ tăng trưởng
bình quân cao nhất trong tất cả các ngành kinh tế.
Bả ng 1.1 - TỐ C ĐỘ TĂ NG TRƯỞ NG VÀ CƠ CẤ U GDP (%) GIAI ĐOẠ N 1990-2001
Nô ng lâ m -thủ y sả n
Cô ng nghiệ p -xâ y dự ng Thương mạ i -dịch vụ
Nă m Tổ ng tă ng
trưở ng Cơ cấ u Tă ng trưở ng Cơ cấ u
Tă ng trưở ng Cơ cấ u Tă ng trưở ng
1990
5,09
38,74
1,00
22,67
2,27
38,59
10,19
1991
5,81
40,49
2,18
23,79
7,71

35,72
7,38
1992
8,70
33,94
6,88
27,26
12,79
38,80
7,58
1993
8,08
29,87
3,28
28,90
12,62
41,23
8,64
1994
8,83
27,43
3,37
28,87
13,39
43,70
9,56
1995
9,54
27,18
4,80

28,76
13,60
44,06
9,83
1996
9,34
27,76
4,40
29,73
14,46
42,51
8,80
1997
8,15
25,77
4,33
32,08
12,62
42,15
7,14
1998
5,76
25,78
3,53
23,49
8,33
41,73
5,08
1999
4,77

25,43
5,23
34,49
7,68
40,08
2,25
2000
6,75
24,30
4,04
36,61
10,07
39,09
5,57
2001
6,84
23,30
2,75
37,75
10,36
38,95
6,13
BQ
7,31
3,82
10,49
7,35
Nguồ n : />
Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam là tương đối ổn định và được đặt
trên một nền tảng kinh tế-chính trị-xã hội vững chắc. Ngay cả trong giai

đoạn 1998-1999, mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính
khu vực, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng ở mức 5.8% năm 1998 và 4.8%
năm 1999.
Đáng chú ý là ngành công nghiệp, từ một vị trí thứ yếu trong nền kinh tế
thập niên 80, thời gian qua ngành công nghiệp đã có những bước tăng
trưởng đáng kể, dần phát triển trở thành một ngành mũi nhọn và chiếm giữ
một vị trí quan trọng của nền kinh tế.
Tuy nhiên, so với mục tiêu của chính phủ về tăng trưởng kinh tế nói chung
và phát triển sản xuất công nghiệp, công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền
kinh tế nói riêng, tình hình tăng trưởng như thống kê trên đây vẫn chưa
đáp ứng được yêu cầu của chính phủ đặt ra. Một số ngành công nghiệp
nặng như luyện cán thép, sản xuất hóa chất đang có dấu hiệu suy thoái;
hàng loạt các khu công nghiệp, khu chế xuất, các chương trình phát triển
______________________________________________________________________________________
Phân tích kinh tế tài chính Dự án Nhà máy thủy điện Sông Boung 4 trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn
Giai đoạn nghiên cứu tiền khaû thi


Chương 1 – Giới thiệu chung

Trang 2

công nghiệp và các dự án đầu tư khác bị ngưng trệ, đầu tư nước ngoài sụt
giảm nghiêm trọng. Một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là
quá trình cải thiện hệ thống hạ tầng cơ sở vẫn còn quá chậm, chưa đủ đáp
ứng cho nhu cầu phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là các ngành sản xuất
công nghiệp; chưa tạo ra một môi trường hấp dẫn để thu hút đầu tư nước
ngoài đổ vào Việt Nam. Để khắc phục tình trạng này, Việt Nam cần đẩy
nhanh kế hoạch cải tạo và xây dựng mới hệ thống hạ tầng cơ sở trong giai
đoạn sắp tới, đặc biệt là các hệ thống giao thông, cấp điện và cấp thoát

nước.
Miền Trung là một trong các khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế rất
lớn của Việt Nam, tuy nhiên tiềm năng này hầu như vẫn chưa được khai
thác, kinh tế phát triển chậm và kkông đồng đều, nói chung còn nhiều yếu
kém so với các khu vực kinh tế khác của cả nước.
Trong thời gian qua, chính phủ đã có kế hoạch đầu tư phát triển khu vực
này trên quy mô lớn, điển hình là các dự án cảng biển nước sâu và khu
công nghiệp-du lịch Chân Mây ở Thừa Thiên Huế, đường hầm Hải Vân
nối liền Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng, đặc khu kinh tế mở Chu Lai ở Quảng
Nam, khu công nghiệp Dung Quất và thành phố Vạn Tường ở Quảng
Ngãi…v.v. Ngoài ra, rất nhiều khu công nghiệp và các dự án phát triển đô
thị khác đã và đang được chuẩn bị xây dựng ở khắp các tỉnh miền Trung.
Riêng tỉnh Quảng Nam, sau 5 năm tách tỉnh (1997-2001), kinh tế đã ổn
định và tăng trưởng ở mức khá, nội lực nền kinh tế bước đầu được khơi dậy
và phát huy, tỉ lệ tăng GDP bình quân là 7,6%/năm, trong đó nông nghiệp
tăng 3,1%, công nghiệp-xây dựng tăng 18,0%, thương mại-dịch vụ tăng
12,0%. Cơ cấu kinh tế của tỉnh trong thời gian qua đã chuyển dịch phù hợp
với xu thế phát triển chung của cả nước : tỉ lệ GDP nông nghiệp giảm từ
47,6% năm 1997 xuống còn 40,1%, công nghiệp-xây dựng tăng từ 19,95%
lên 26,52%, thương mại-dịch vụ từ 32,4% lên 33,3%.
Hiện nay, Quảng Nam đã và đang trong quá trình hình thành một số khu
công nghiệp tập trung. Khu công nghiệp Điện Nam-Điện Ngọc hiện đã
hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng giai đoạn 1 (145ha); Các khu công nghiệp Trà
Cai, Đông Quế Sơn, Đại Hiệp, Trảng Nhật cũng đã bắt đầu thu hút được
các dự án đầu tư… Đặc khu kinh tế mở Chu Lai hiện cũng đang triển khai
xây dựng một số cơ sở hạ tầng như cảng Kỳ Hà, đường giao thông nối với
quốc lộ 1A, khu công nghiệp giấy…v.v. Nhìn tổng thể tình hình phát triển
kinh tế của tỉnh Quảng Nam, có thể thấy rõ tình hình phát triển của ngành
công nghiệp như hiện nay là rất khả quan, có nhiều triển vọng trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong thời gian sắp tới.


______________________________________________________________________________________
Phân tích kinh tế tài chính Dự án Nhà máy thủy điện Sông Boung 4 trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn
Giai đoạn nghiên cứu tiền khaû thi


Chương 1 – Giới thiệu chung

Trang 3

1.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam đến năm 2015
Về mặt kinh tế, tỉnh phấn đấu đạt mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng
9-10%/năm trong giai đoạn 2001-2005, 10-11%/năm trong giai đoạn 20062010 và 11-12%/năm trong giai đoạn 2010-2015.
Riêng giá trị sản xuất công nghiệp, phấn đấu tăng trưởng bình quân 2225%/năm trong giai đoạn 2001-2005, 20-22%/năm trong giai đoạn 20062010 và 17-19%/năm trong giai đoạn 2010-2015. Mục tiêu của tỉnh là tích
cực chuẩn bị cơ sở vật chất để phát triển tỉnh Quảng Nam đi từ cơ cấu kinh
tế nông nghiệp-công nghiệp-dịch vụ trở thành một tỉnh công nghiệp với tỉ
trọng công nghiệp chiếm khoảng 43-44%, các ngành dịch vụ chiếm
khoảng 41-43% và ngành nông-lâm-ngư nghiệp chiếm khoảng 13-16%
trong tổng GDP của tỉnh.
Để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế nêu trên, tỉnh ưu tiên đầu tư phát
triển hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ để tạo dựng mối liên kết phát triển
bền vững giữa các khu vực trong tỉnh, giữa tỉnh và các khu vực khác trong
cả nước và quan trọng nhất là tạo ra một môi trường thuận lợi để thu hút
đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh của tỉnh so với các tỉnh khác và các
quốc gia khác trong khu vực.
Riêng đối với hệ thống cấp điện, tỉnh sẽ thực hiện đầu tư xây dựng các
tuyến đường dây cao thế 110kV và hoàn chỉnh mạng lưới đường dây 22kV
trên địa bàn tỉnh bằng các nguồn vốn ODA; thông qua kêu gọi đầu tư nước
ngoài theo phương thức BOT để xây dựng nhà máy điện 60MW tại Núi
Thành, thúc đẩy triển khai xây dựng các dự án thủy điện A Vương 1 và

Sông Tranh 2 với quy mô 370MW, dự án thủy điện Đakmi quy mô khoảng
150MW, dự án thủy điện Sông Boung và các nhà máy thủy điện vừa và
nhỏ trên bậc thang Vu Gia-Thu Bồn. Tỉnh đang phấn đấu đến năm 2015 sẽ
có 100% hộ dân được sử dụng điện.
Về công tác quản lý và sử dụng tổng hợp nguồn nước, mục tiêu trọng tâm
của tỉnh là quy hoạch và chỉnh trị hệ thống sông Vu Gia-Thu Bồn, cân
bằng nguồn nước trên địa bàn tỉnh để phục vụ sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp và dân sinh, sử dụng nguồn nước để phát triển thủy điện và điều
tiết lũ trên hệ thống sông Vu Gia-Thu Bồn, xây dựng các công trình ngăn
mặn để giải quyết nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân vùng cát.
Về mặt xã hội, tỉnh sẽ từng bước xóa bỏ nạn thất nghiệp của lực lượng lao
động khu vực nông thôn và miền núi, phấn đấu đến năm 2015 lao động có
việc làm ổn định ở mức 96% so với lao động có nhu cầu việc làm; giảm tỉ
lệ hộ đói nghèo từ 23,27% hiện nay xuống còn 10-12%, riêng vùng miền
núi tỉ lệ hộ đói nghèo giảm xuống dưới 18%, đảm bảo các điều kiện sống
cơ bản như điện sinh hoạt và nước sạch cho toàn bộ cư dân các khu vực
______________________________________________________________________________________
Phân tích kinh tế tài chính Dự án Nhà máy thủy điện Sông Boung 4 trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn
Giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi


Chương 1 – Giới thiệu chung

Trang 4

miền núi và nông thôn của tỉnh, rút ngắn khoảng cách kinh tế xã hội khu
vực miền núi-thành thị.
1.2.

LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI


1.2.1. Nhu cầu nghiên cứu đầu tư xây dựng các nhà máy thủy điện trên bậc
thang thủy điện hệ thống sông Vu Gia-Thu Bồn
Với tình hình phát triển kinh tế xã hội như đã nêu trên, nhu cầu dùng điện
của Việt Nam trong những năm sắp tới chắc chắn sẽ gia tăng đáng kể, dự
kiến đến năm 2005 là 37,1tỉ KWh, 2010 là 61,6tỉ KWh, 2015 là 95,7 tỉ
KWh và 2020 là 146,6tỉ KWh, tương ứng với công suất của hệ thống các
nhà máy điện là 7.447MW, 11.653MW, 17.847MW và 26.854MW. Trong
khi đó, công suất phát điện khả dụng của hệ thống các nhà máy điện trên
toàn quốc hiện nay là 6.649MW. Do đó, nếu không chuẩn bị một kế hoạch
phát triển nguồn điện mang tính chiến lược và lâu dài, Việt Nam sẽ lâm
vào tình trạng thiếu hụt điện nghiêm trọng trong giai đoạn 2010 - 2020.
Riêng đối với miền Trung và tỉnh Quảng Nam, hiện trạng cơ sở hạ tầng
thấp kém và nhu cầu phát triển kinh tế công nghiệp đang tăng mạnh khiến
cho nhu cầu phát triển nguồn điện tại khu vực này ngày càng trở nên bức
thiết. Việc đầu tư xây dựng các nhà máy điện tại miền Trung và đặc biệt
là khu vực Quảng Nam – Đà Nẵng sẽ giúp cho khu vực này giảm dần sự lệ
thuộc vào các nguồn cấp điện của miền Bắc và miền Nam, tạo động lực
thúc đẩy cho tỉnh Quảng Nam vươn lên cùng với Đà Nẵng trở thành một
trung tâm kinh tế xã hội và sản xuất công nghiệp lớn nhất khu vực miền
Trung, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế đồng đều giữa các khu vực Bắc
– Trung – Nam mà Đảng và nhà nước đã đề ra.
Hiện nay, Tổng công ty điện lực Việt Nam đang triển khai nghiên cứu
nhiều chương trình cải tạo và phát triển mạng lưới điện quốc gia nhằm
mục tiêu đáp ứng đủ nhu cầu dùng điện trong giai đoạn sắp tới. Chiếm một
phần quan trọng trong các chương trình đó là việc nghiên cứu quy hoạch sử
dụng nguồn nước và phát triển mạng lưới các nhà máy thủy điện trên mười
hệ thống sông chính của Việt Nam là sông Lô, sông Đà, sông Mã, sông
Cả, sông Vu Gia-Thu Bồn, sông Trà Khúc, sông Ba, sông Sê San, sông
Srêpok và sông Đồng Nai.

Vu Gia-Thu Bồn là hệ thống sông lớn nhất của miền Trung, nằm trên địa
phận tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng. Diện tích lưu vực của hệ
thống sông Vu Gia-Thu Bồn khoảng 10.600km2, lượng mưa hàng năm
khoảng 3.000mm. Sông Vu Gia có diện tích lưu vực khoảng 5.800km2 và
chiều dài khoảng 163km, bao gồm các sông nhánh là sông A Vương, sông
Boung, sông Côn và sông Đakan. Tiềm năng thủy điện của hệ thống sông
Vu Gia-Thu Bồn đạt gần 5 tỷ kWh/năm, được đánh giá vào hàng thứ tư sau
các hệ thống sông Đà, sông Đồng Nai và sông Sê San.
______________________________________________________________________________________
Phân tích kinh tế tài chính Dự án Nhà máy thủy điện Sông Boung 4 trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn
Giai đoạn nghiên cứu tiền khaû thi


Chương 1 – Giới thiệu chung

Trang 5

Việc nghiên cứu phát triển các nhà máy thủy điện trên hệ thống sông Vu
Gia-Thu Bồn có một ý nghóa to lớn đối với công cuộc phát triển kinh tế xã
hội của khu vực miền Trung, đặc biệt là tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà
Nẵng, một mặt góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng điện đang ngày một gia
tăng do sự phát triển mạnh mẽ của các ngành sản xuất công nghiệp trong
cơ cấu kinh tế của khu vực, một mặt sẽ góp phần cải thiện điều kiện sống
và công ăn việc làm cho một bộ phận lớn cư dân thuộc các khu vực nông
thôn và miền núi tại các địa điểm xây dựng nhà máy thủy điện.
Trong thời gian qua, nhiều nghiên cứu sử dụng tồng hợp nguồn nước của
hệ thống sông Vu Gia-Thu Bồn đã được triển khai như nghiên cứu của y
ban sông Mê Kông năm 1972, thuyết minh tổng quan sử dụng nguồn nước
của Viện quy hoạch và kinh tế điện năm 1984, các nghiên cứu quy hoạch
bậc thang thủy điện hệ thống sông Vu Gia-Thu Bồn do Công ty tư vấn xây

dựng điện 1 lập từ năm 1994 đến năm 2001…v.v.
Hiện nay, Nhà máy thủy điện Sông Boung 4 trên hệ thống sông Vu GiaThu Bồn là một trong các dự án nhà máy thủy điện đang ở giai đoạn bắt
đầu triển khai nghiên cứu tiền khả thi trong chương trình phát triển bậc
thang thủy điện hệ thống sông Vu Gia-Thu Bồn tỉnh Quảng Nam. Mục tiêu
của dự án là sản xuất và cung cấp điện cho khu vực miền Trung với công
suất lớn nhất là 170MW và điện lượng hàng năm khoảng 760 triệu kWh.
1.2.2. Lý do hình thành đề tài

-

Về phía đơn vị thực hiện nghiên cứu tiền khả thi, các công việc sau đây đã
và đang được triển khai:
Nghiên cứu các chính sách phát triển kinh tế xã hội của quốc gia trong khu
vực dự án và chủ trương, kế hoạch của Tổng công ty điện lực Việt Nam
trong việc triển khai đầu tư dự án

-

Nghiên cứu các phương án kỹ thuật của dự án và lập tổng dự toán đầu tư
đối với phương án chọn

-

Phân tích kinh tế tài chính dự án

-

Nghiên cứu các tác động môi trường của dự án

-


Nghiên cứu các vấn đề xã hội phát sinh từ dự án, bao gồm vấn đề di dân
và tái định cư, nguồn công ăn việc làm, tiềm năng thu hút đầu tư và phát
triển sản xuất công nghiệp…v.v
Tuy nhiên đối với công tác phân tích kinh tế tài chính dự án, các vấn đề
sau đây là một số trong những vấn đề chưa được triển khai nghiên cứu chi
tiết :

-

Nguồn vốn, khả năng và phương thức tài trợ của các tổ chức tín dụng trong
và ngoài nước

______________________________________________________________________________________
Phân tích kinh tế tài chính Dự án Nhà máy thủy điện Sông Boung 4 trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn
Giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi


Chương 1 – Giới thiệu chung

Trang 6

-

Chi tiết hóa các phương thức đầu tư và cơ cấu vốn

-

Phân tích kinh ết dự án trên quan điểm quốc gia và đánh giá các tác động
của lạm phát đối với các chỉ tiêu tài chính dự án.


-

Các yếu tố rủi ro và không chắc chắn; Các biện pháp kiểm soát/hạn chế
rủi ro và nâng cao hiệu quả đầu tư của dự án.
Trong bối cảnh đó, đề tài “Phân tích kinh tế tài chính DỰ ÁN NHÀ MÁY
THỦY ĐIỆN SÔNG BOUNG 4 TRÊN HỆ THỐNG SÔNG VU GIA THU BỒN, giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi” được hình thành nhằm mục
đích tham gia nghiên cứu sâu hơn các vấn đề kinh tế tài chính trong giai
đoạn nghiên cứu tiền khả thi dự án, đưa ra các kết luận có tính cách tham
khảo cho cho đơn vị lập nghiên cứu tiền khả thi (Công ty tư vấn xây dựng
điện 2), các nhà đầu tư tiềm năng và các ban ngành liên quan trong quá
trình ra quyết định đầu tư dự án.

1.3.

MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.3.1. Mục tiêu
Mục tiêu của đề tài là đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án xét trên
quan điểm của quốc gia và tính khả thi tài chính của dự án xét trên quan
điểm của chủ đầu tư và các nhà tài trợ.
1.3.2. Nội dung
Trong quá trình phân tích kinh tế tài chính dự án, luận văn sẽ tập trung
nghiên cứu các nội dung chính sau đây:
-

Đánh giá triển vọng của dự án theo quan điểm của các nhà tài trợ vốn

-


Nghiên cứu các khả năng huy động vốn thực hiện dự án và cơ cấu vốn phù
hợp

-

Phân tích tài chính dự án theo quan điểm chủ đầu tư để đánh giá tính khả
thi tài chính của dự án

-

Phân tích kinh tế dự án theo quan điểm quốc gia đánh giá hiệu quả kinh tế
xã hội của dự án đối với nền kinh tế quốc dân

-

Phân tích rủi ro của dự án dưới góc độ nhà đầu tư, nhà tài trợ, và trên quan
điểm lợi ích của cả quốc gia.

1.4.

Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài được thực hiện nhằm mục đích đưa ra một số quan điểm phân tích
dự án để các ban ngành liên quan sử dụng với tính cách tham khảo trong
giai đoạn nghiên cứu khả thi dự án, bên cạnh đó sẽ cung cấp một số thông
tin cho các nhà đầu tư tham khảo trong việc lựa chọn phương thức và đưa
ra các quyết định đầu tư.

______________________________________________________________________________________
Phân tích kinh tế tài chính Dự án Nhà máy thủy điện Sông Boung 4 trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn
Giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi



Chương 1 – Giới thiệu chung

1.5.

Trang 7

PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Về quy mô dự án, luận văn sẽ nghiên cứu giới hạn trong phần đầu tư xây
dựng nhà máy thủy điện và trạm biến áp đầu nguồn, không bao gồm lưới
phân phối đồng bộ.
Về thời gian khai thác kinh tế của dự án, các tính toán sẽ được thực hiện
trong thời kỳ 50 năm kể từ thời điểm đầu tư xây dựng dự án.
Về nội dung nghiên cứu, luận văn sẽ chấp nhận phương án kỹ thuật và
tổng mức đầu tư đã được Công ty tư vấn xây dựng điện 2 thiết lập trong
giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi, trên cơ sở đó nghiên cứu độc lập các yếu
tố kinh tế - tài chính trong quá trình đầu tư và khai thác dự án.

1.6.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Về dữ liệu, sẽ tiến hành thu thập các thông tin, dữ liệu thứ cấp sau đây để
phục vụ cho việc phân tích dự án :

-

Nghiên cứu kỹ thuật và dự toán tổng mức đầu tư công trình thủy điện Sông
Boung 4 do Công ty tư vấn xây dựng điện 2 lập.


-

Tổng sơ đồ phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2001-2010 có xét triển
vọng đến năm 2020 và Quy hoạch bậc thang thủy điện hệ thống sông Vu
Gia-Thu Bồn tỉnh Quảng Nam.

-

Các chính sách quản lý nhà nước, các quy định pháp lý về đầu tư, các
thông tin về thị trường tín dụng từ Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng
Nam, Tổng công ty điện lực Việt Nam, Ngân hàng nhà nước Việt Nam và
các tổ chức tín dụng quốc tế.
Một số thông tin cần thiết khác sẽ được thu thập theo phương pháp khảo
sát điều tra / lấy ý kiến chuyên gia.
Về phương pháp phân tích dự án, luận văn sẽ áp dụng các lý thuyết phân
tích dự án đầu tư và phân tích rủi ro, đồng thời tham khảo các kinh nghiệm
về đánh giá dự án thuộc chuyên ngành điện của các chuyên gia để lựa
chọn phương án đầu tư có tính khả thi về mặt tài chính và có hiệu quả kinh
tế xã hội cao nhất.
Phương pháp nghiên cứu được mô hình hóa như sau:

______________________________________________________________________________________
Phân tích kinh tế tài chính Dự án Nhà máy thủy điện Sông Boung 4 trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn
Giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi


Chương 1 – Giới thiệu chung

Trang 8


Thu thậ p dữ liệ u

Vậ n dụ ng lý thuyế t
và kinh nghiệ m
về phâ n tích dự á n

Phâ n tích
tà i chính dự á n

Đá nh giá
hiệ u quả kinh tế dự á n

Phâ n tích rủ i ro

Kế t luậ n

______________________________________________________________________________________
Phân tích kinh tế tài chính Dự án Nhà máy thủy điện Sông Boung 4 trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn
Giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi


Chương 2 – Cơ sở lý thuyết phân tích dự án đầu tư

Trang 9

Chương 2 : LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
2.1.

QUY TRÌNH VÀ QUAN ĐIỂM PHÂN TÍCH DỰ ÁN ĐẦU TƯ


2.1.1. Phân tích thị trường
Phân tích thị trường bao gồm việc xác định quan hệ cung cầu đối với sản
phẩm của dự án; nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và khách hàng tiềm năng;
các chính sách của chính phủ liên quan đến quá trình hoạt động của dự án,
qua đó dự báo nhu cầu và xu hướng giá bán sản phẩm của dự án trong
tương lai nhằm xác định quy mô đầu tư thích hợp cho dự án.
Đối với các dự án thuộc các lónh vực mang tính độc quyền hoặc chịu sự
điều phối chặt chẽ của nhà nước, việc phân tích thị trường chủ yếu chỉ
nhằm xác định sự cần thiết đầu tư, thời điểm triển khai và quy mô của dự
án.
2.1.2. Phân tích kỹ thuật và nhân lực
Phân tích kỹ thuật trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi nhằm mục đích
xác định các yếu tố sau đây :
-

Số lượng nguyên vật liệu và nhân lực cần cung cấp cho quá trình xây dựng
dự án

-

Giá cả của các loại nhân, vật lực và nguồn cung ứng dự kiến

-

Nhu cầu nguyên vật liệu và nhân lực trong giai đoạn vận hành dự án theo
thời gian và số lượng sản phẩm của dự án

-

Nguồn cung cấp và các giả thiết về giá cả của các loại nhân vật lực này để

tính toán chi phí hoạt động của dự án trong tương lai

-

Thời gian khai thác kỹ thuật của dự án

-

Các tác động của dự án đối với môi trường xung quanh và việc định lượng
hóa các tác động này.
Đối với công việc phân tích kỹ thuật trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả
thi, việc nghiên cứu thứ cấp dựa trên kinh nghiệm và số liệu thu thập từ
các dự án tương tự là một phương pháp hữu hiệu rất hay được áp dụng.

2.1.3. Phân tích tài chính dự án
Tùy theo mục đích và mối quan tâm của các đối tượng liên quan đến dự
án, việc phân tích tài chính dự án sẽ được tiến hành theo những quan điểm
khác nhau. Có hai quan điểm phân tích là quan điểm tổng đầu tư (còn gọi
là quan điểm ngân hàng) và quan điểm chủ đầu tư.

______________________________________________________________________________________
Phân tích kinh tế tài chính Dự án Nhà máy thủy điện Sông Boung 4 trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn
Giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi


Chương 2 – Cơ sở lý thuyết phân tích dự án đầu tư

Trang 10

Phân tích theo quan điểm tổng đầu tư

Nhà phân tích không quan tâm đến ảnh hưởng của các nguồn tài trợ dự án
mà chỉ quan tâm đến lợi ích thực sự của bản thân dự án, xem dự án như là
một hoạt động có khả năng tạo ra những lợi ích tài chính và thu hút những
nguồn chi phí tài chính độc lập. Theo quan điểm này, nhà phân tích xem
xét toàn bộ dòng tài chính chi cho dự án và các lợi ích thu được, đi kèm với
chi phí cơ hội của vốn đầu tư cho dự án.
Kết quả phân tích cho phép đánh giá tính khả thi tài chính của bản thân dự
án.
Quan điểm tổng đầu tư được trình bày như sau:
A=

Lợi ích tài chính trực tiếp – Chi phí tài chính trực tiếp –
Chi phí cơ hội của vốn đầu tư

Phân tích theo quan điểm chủ đầu tư
Nhà phân tích xem xét dòng tài chính chi cho dự án và các lợi ích thu
được, đi kèm với chi phí cơ hội của vốn cổ đông đóng góp vào dự án; coi
vốn vay là khoản thu, trả vốn vay và lãi là khoản chi.
B=

A + Vốn vay – Trả lãi và nợ vay

Theo quan điểm chủ đầu tư, nhà phân tích cần quan tâm đến các loại
nguồn tài trợ sử dụng cho dự án, đặc điểm khác biệt của các loại nguồn tài
trợ này và ảnh hưởng của nó đối với dự án.
2.1.4. Phân tích kinh tế dự án
Phân tích kinh tế dự án đầu tư là so sánh những lợi ích mà dự án mang lại
cho xã hội với những chi phí mà xã hội đã bỏ ra cho dự án trên quan điểm
sử dụng có hiệu quả nhất nguồn tài nguyên chung của quốc gia. Mục đích
là đánh giá dự án từ quan điểm của toàn bộ nền kinh tế để xác định sự

đóng góp của dự án vào phúc lợi kinh tế quốc gia.
Quá trình phân tích dựa trên giá trị kinh tế chứ không hoàn toàn dựa vào
giá thị trường.
Phân tích kinh tế và phân tích tài chính có những điểm giống nhau là trong
phương pháp phân tích bằng giá trị hiện tại, cả hai đều sử dụng chỉ tiêu
NPV và IRR để phân tích trên cơ sở bảng dự thảo luân chuyển tiền mặt.
Điểm khác biệt chính là trong phân tích kinh tế, chi phí và lợi ích của dự
án được tính theo quan điểm của toàn bộ quốc gia trong khi phân tích tài
chính chỉ tính tới chi phí và lợi ích liên quan tới nhà đầu tư hoặc chủ dự án.
Khi tiến hành phân tích kinh tế dự án đầu tư, cần lưu ý thực hiện một số
công việc sau:
______________________________________________________________________________________
Phân tích kinh tế tài chính Dự án Nhà máy thủy điện Sông Boung 4 trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn
Giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi


Chương 2 – Cơ sở lý thuyết phân tích dự án đầu tư

Trang 11

-

Từ các phân tích tài chính dự án, loại bỏ các chi phí và thu nhập được xem
là những khoản luân chuyển nội bộ trong phạm vi nền kinh tế, ví dụ như
thuế, lãi vay…

-

Điều chỉnh các chi phí, thu nhập của dự án từ giá tài chính sang giá kinh
tế.


-

Xác định các lợi ích / chi phí kinh tế không thể định lượng được.

2.1.5. Phân tích xã hội
Phân tích xã hội nhằm mục đích xác định hoặc định lượng những tác động
ngoài kinh tế của dự án đối với toàn xã hội hoặc một nhóm người nào đó
trong xã hội.
Phân tích xã hội sẽ cho biết đối tượng hưởng lợi/chịu chi phí của dự án và
cách thức họ được hưởng lợi/chịu chi phí, qua đó đánh giá các tác động về
mặt chính trị – xã hội của dự án cũng như đánh giá kết quả thực hiện các
mục tiêu nêu trên.
Phân tích xã hội phục vụ cho việc đưa ra các quyết định phê duyệt đầu tư
dự án ở cấp độ cơ quan quản lý là chính phủ.
2.2.

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KINH TẾ-TÀI CHÍNH DỰ ÁN

2.2.1. Phương pháp giá trị tương đương
Nhóm phương pháp giá trị tương đương bao gồm ba phương pháp là giá trị
hiện tại, giá trị tương lai và giá trị hàng năm. Nội dung của nhóm phương
pháp này là qui đổi tương đương toàn bộ chuỗi dòng tiền tệ của dự án với
một suất chiết khấu nào đó, thường là MARR (Minimum Attractive Rate
of Return), thành:
-

Một giá trị hiện tại (PW – Present Worth)
Một giá trị tương lai (FW – Future Worth)
Một chuỗi giá trị đều hàng năm (AW – Annual Worth)

Về tiêu chuẩn đánh giá, dự án được xem là đáng giá khi PW, AW, FW ≥
0.
Trong nhóm ba phương pháp trên, phương pháp giá trị hiện tại ròng là
phương pháp được sử dụng phổ biến nhất. Theo định nghóa, giá trị hiện tại
ròng (NPV – Net Present Value) là toàn bộ thu nhập và chi phí của dự án
trong suốt thời kỳ phân tích được qui đổi thành một giá trị tương đương ở
hiện tại. NPV được tính theo công thức sau đây:

NPV =

N Bt − Ct
t
t = 0 (1 + i)



Trong đó:
______________________________________________________________________________________
Phân tích kinh tế tài chính Dự án Nhà máy thủy điện Sông Boung 4 trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn
Giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi


Chương 2 – Cơ sở lý thuyết phân tích dự án đầu tư

Bt
Ct
i
t
N


Trang 12

: thu nhập ở năm t
: chi phí ở năm t
: suất chiết khấu yêu cầu
: thứ tự năm hoạt động của dự án (t năm gốc bằng 0)
: số năm hoạt động của dự án

Khi NPV ≥ 0 thì dự án được xem là đáng giá. Nếu có nhiều phương án loại
trừ nhau, phương án nào có NPV dương lớn nhất sẽ được chọn.
2.2.2. Phương pháp suất thu lợi
Suất thu lợi nội tại (Internal Rate of Return – IRR) là mức lãi suất mà nếu
được sử dụng làm hệ số chiết khấu để qui đổi dòng tiền tệ của dự án thì giá
trị hiện tại của thu nhập sẽ cân bằng với giá trị hiện tại của chi phí.
Công thức để tính suất thu lợi nội taïi:
N
Bt
Ct
∑ (1 + i) t = ∑ (1 + i) t
t =0
t =0
N

Hay
N

N
Bt
Ct


∑ (1 + i) t ∑ (1 + i)t = 0
t =0
t =0

Trong đó:
Bt
Ct
t
N
i

: thu nhập ở năm t
: chi phí ở năm t
: thứ tự năm hoạt động của dự án (t năm gốc bằng 0)
: số năm hoạt động của dự án
: chính là IRR sẽ được tìm ra

Đánh giá dự án dựa theo IRR: Khi một dự án có IRR ≥ MARR thì được
coi là đáng giá.
So sánh các dự án theo IRR: So sánh theo nguyên tắc gia số vốn đầu tư ∆.
Giả sử chúng ta đang có hai dự án là A và B, trong đó B có vốn đầu tư lớn
hơn A. Đẳng thức dùng để tính gia số vốn đầu tư ∆ là:
CF ròng (∆) = CF (B) – CF (A)
Trong trường hợp dự án A đáng giá, dự án B sẽ được coi là đáng giá hơn A
khi IRR(∆) ≥ MARR, nếu như IRR(∆) < MARR thì dự án B không đáng
giá.
Trong trường hợp có nhiều dự án cần thẩm định, dự án có vốn đầu tư lớn
hơn sẽ được coi là đáng giá hơn nếu như suất thu lợi của gia số vốn đầu tư
là IRR(∆) ≥ MARR.
______________________________________________________________________________________

Phân tích kinh tế tài chính Dự án Nhà máy thủy điện Sông Boung 4 trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn
Giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi


Chương 2 – Cơ sở lý thuyết phân tích dự án đầu tư

Trang 13

Các bước tiến hành, đầu tiên chúng ta sắp xếp các phương án theo thứ tự
vốn đầu tư tăng dần. Chọn phương án có vốn đầu tư nhỏ nhất làm phương
án “defender” thứ 1. Tiếp theo, so sánh các phương án có vốn đầu tư lớn
hơn với phương án “defender” 1 này, nếu phương án nào có IRR(∆) ≥
MARR thì được coi là đáng giá và sẽ được chọn làm phương án
“defender” 2. Quá trình so sánh cứ tiếp tục cho đến phương án cuối cùng,
phương án đáng giá nhất là phương án “defender” sau cùng.
2.2.3. Phương pháp tỉ số lợi ích / chi phí
Tỉ số lợi ích – chi phí (B/C) của một dự án là tỉ số của giá trị tương đương
lợi ích trên giá trị tương đương chi phí của dự án xét trên cùng một thời kỳ
phân tích.
Lợi ích đề cập trên đây được hiểu là lợi ích ròng, tức là hiệu số giữa lợi ích
và tổn thất đối với người chủ dự án hay người hưởng lợi. Còn chi phí là giá
trị ước tính về chi phí xây dựng, vận hành và bảo trì dự án trừ đi giá trị còn
lại của dự án sau thời kỳ phân tích.
B/C =

PW(Lợi ích cho người sử dụng)
PW(Chi phí của người cung cấp)

Việc xác định chính xác các giá trị lợi ích và chi phí trên đây trong thực tế
thường gặp một số khó khăn do vấn đề phân biệt giữa chi phí và tổn thất,

cũng như có một số loại lợi ích và tổn thất rất khó định lượng thông qua
tiền tệ.
Đối với các dự án độc lập, khi tỉ số B/C ≥ 1 thì dự án được xem là đáng giá
về mặt kinh tế. Khi so sánh các phương án loại trừ nhau thì sẽ áp dụng
phương pháp phân tích theo gia số tương tự như đã trình bày trong phương
pháp suất thu lợi.
2.2.4. Phương pháp phân tích thời gian hòa vốn
Thời gian hòa vốn (payback period) được định nghóa là quãng thời gian
cần thiết để thu hồi lại toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu từ nguồn thu nhập
ròng của dự án. Có hai loại thời gian hòa vốn thường được xem xét là thời
gian hòa vốn thông thường và thời gian hòa vốn có chiết khấu
Phương pháp phân tích thời gian hòa vốn thông thường sẽ căn cứ trên dòng
thu nhập ròng của dự án. Thời gian hòa vốn n được xác định thông qua
phương trình :
I=

n

∑ NCF
t=1

t

Trong đó :
I

: đầu tư ban đầu của dự án

______________________________________________________________________________________
Phân tích kinh tế tài chính Dự án Nhà máy thủy điện Sông Boung 4 trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn

Giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi


Chương 2 – Cơ sở lý thuyết phân tích dự án đầu tư

Trang 14

t
: thứ tự năm hoạt động của dự án (t năm gốc bằng 0)
NCFt : thu nhập ròng của dự án ở năm thứ t
n
: chính là thời gian hòa vốn sẽ được tìm ra
Phương pháp phân tích thời gian hòa vốn có chiết khấu sẽ tính toán thời
gian hòa vốn trên dòng thu nhập ròng của dự án đã được chiết khấu với
suất chiết khấu được tính bằng chi phí sử dụng vốn của dự án.
I=

n

NCFt

∑ (1 + i)
t=1

t

Trong đó :
I
t
NCFt

i
n

: đầu tư ban đầu của dự án
: thứ tự năm hoạt động của dự án (t năm gốc bằng 0)
: thu nhập ròng của dự án ở năm thứ t
: chi phí sử dụng vốn của dự án
: chính là thời gian hòa vốn sẽ được tìm ra

Nếu thời gian hòa vốn tính toán được thấp hơn thời gian hòa vốn mà chủ
dự án mong muốn thì dự án sẽ được chấp nhận. Trong thường hợp so sánh
các phương án loại trừ nhau, phương án có thời gian hòa vốn ngắn nhất là
phương án tốt nhất.
Nhược điểm của phương pháp phân tích thời gian hòa vốn là phương pháp
này không so sánh được khả năng thu lợi thật sự của các phương án vì
không xét đến thời kỳ hoạt động của các phương án sau thời gian hoàn
vốn, do đó sẽ dẫn đến việc đánh giá và xếp hạng các phương án không
được chính xác, đặc biệt là đối với các dự án có thu nhập ròng tăng dần
theo thời gian.
Tuy nhiên phương pháp phân tích thời gian hòa vốn có thể cho phép chủ
dự án đánh giá được một cách tương đối tính an toàn trong hoạt động bỏ
vốn ra đầu tư của mình.
2.3.

PHÂN TÍCH RỦI RO
Phân tích rủi ro của dự án nhằm cung cấp thông tin về các khả năng có thể
xảy ra của độ đo hiệu quả. Rủi ro là sự sai lệch giữa giá trị ước tính và giá
trị thực tế. Các giá trị nhập lượng và xuất lượng của dự án hầu hết đều là
các số liệu dự báo nên luôn luôn đi kèm với sai số. Hơn nữa các giá trị này
phụ thuộc rất nhiều vào các biến động của nền kinh tế, môi trường kinh

doanh, sự phát triển của khoa học và công nghệ theo thời gian, do đó các
dự án đều có rủi ro nhất định và mức độ rủi ro tùy thuộc vào độ tin cậy của
giá trị dự báo cũng như thời kỳ dự báo.

______________________________________________________________________________________
Phân tích kinh tế tài chính Dự án Nhà máy thủy điện Sông Boung 4 trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn
Giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi


×