Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại một số trạm y tế xã của huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

ĐẶNG THỊ MỸ HẠNH

H
P

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE
NGƯỜI CAO TUỔI TẠI MỘT SỐ TRẠM Y TẾ XÃ CỦA
HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2020

U

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

Hà Nội - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

ĐẶNG THỊ MỸ HẠNH

H
P

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE


NGƯỜI CAO TUỔI TẠI MỘT SỐ TRẠM Y TẾ XÃ CỦA
HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2020

U

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Văn Như

Hà Nội - 2020


i

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình học tập và hồn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình của thầy cơ giáo, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phịng Quản lý Đào tạo Sau đại
học, các thầy cơ, Trường Đại học Y tế cơng cộng đã có nhiều cơng sức đào tạo,
giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu. Tơi xin bày tỏ lịng kính
trọng và biết ơn đến PGS.TS. Hà Văn Như là thầy giáo đã tận tình hướng dẫn và
giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Lập
Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc cùng các bạn đồng nghiệp nơi tôi đang công tác đã tạo mọi

H
P


điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu làm luận văn.
Sau cùng tơi xin bảy tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới các bạn trong lớp Thạc sỹ Y
tế Cơng cộng khóa 21 và người thân trong gia đình đã cùng tơi chia sẻ những khó
khăn và dành cho tơi những tình cảm, động viên q báu trong suốt q trình học
tập và hồn thành luận văn này./.

H

U

Hà Nội, tháng 10 năm 2020


ii

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3
1.1. Một số khái niệm liên quan đến nghiên cứu ........................................................4
1.2. Thực trạng người cao tuổi trên thế giới và Việt Nam .........................................5
1.2.1. Thực trạng người cao tuổi trên thế giới ............................................................5
1.2.2. Thực trạng người cao tuổi tại Việt Nam ...........................................................6
1.3. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi .................................................7
1.4. Thực trạng hoạt động CSSK người cao tuổi tại Việt Nam ..................................9
1.5.1. Mơ hình chăm sóc NCT tại nhà ......................................................................11
1.5.2. Mơ hình chăm sóc NCT tại cộng đồng ...........................................................11
1.6. Một số nghiên cứu về thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
...................................................................................................................................12
1.7. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động chăm sóc sức khỏe NCT ..........................15

1.8. Giới thiệu tóm tắt về địa bàn nghiên cứu ...........................................................18
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................22
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................22
2.3. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................................22
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ................................................................22
2.5. Phương pháp thu thập số liệu ..........................................................................24
2.7. Xử lý và phân tích số liệu ...............................................................................25
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu ..................................................................................25
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................26
3.1. Thông tin chung của người cao tuổi đang được quản lý tại xã và người cao tuổi
trong nghiên cứu........................................................................................................26
3.2. Thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại Trạm y tế xã.29
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động CSSK NCT tại xã ..............................37
KẾT LUẬN ...............................................................................................................55
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................57
Phụ lục 1. Biến số......................................................................................................59
Phụ lục 2: Bảng kiểm ................................................................................................63
Phụ lục 3: Phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu ...........................................................69
Phụ lục 4 . Phiếu phỏng vấn NCT tại xã của huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc ............71
Phụ lục 5. Hướng dẫn phỏng vấn sâu đối với lãnh đạo Trung tâm y tế huyện .........77
Phụ lục 7. Hướng dẫn phỏng vấn sâu đối với cán bộ y tế phụ trách chương trình
quản lý CSSK NCT tại TYT xã ................................................................................81
Phụ lục 8. Bộ câu hỏi phỏng vấn sâu đại diện NCT .................................................83

H
P

H


U


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

KCB

Khám chữa bệnh

NCT

Người cao tuổi

BYT

Bộ Y tế

TYT

Trạm Y tế

BHYT

Bảo hiểm y tế


H

U

H
P


iv

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Thông tin chung của NCT …………………………………………………26
Bảng 3.2. Thông tin chung về cán bộ y tế ............................................................................ 32
Bảng 3.3. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị .................................................................................. 41
Bảng 3.4. Thực trạng về thông tin truyền thông ................................................................. 34
Bảng 3.5. Thực trạng về quản lý điều hành ......................................................................... 33
Bảng 3.6. Nguồn kinh phí hoạt động CSSK NCT ............................................................. 33
Bảng 3.7. NCT được tiếp cận các hoạt động quản lý các bệnh mãn tính .................... 34

H
P

Bảng 3.8. Khám sức khỏe định kỳ và lập hồ sơ theo dõi sức khỏe ............................... 35
Bảng 3.9. Tình hình khám chữa bệnh ở NCT phân theo nhóm tuổi ............................. 35
Bảng 3.10. Nhóm thuốc thiết yếu tại TYT xã ..................................................................... 36
Bảng 3.11. Tỷ lệ NCT tàn tật được chăm sóc, phục hồi chức năng tại cộng đồng ... 37

H


U


v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1. Già hóa dân số trên thế giới ........................................................................ 6
Biểu đồ 3.1. Phân bố tỷ lệ NCT có thẻ BHYT theo nhóm tuổi ...................................... 28

H
P

H

U


vi

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Theo các chuyên gia y tế, bất cứ lứa tuổi nào đều có thể bị nhiễm các bệnh
do virut như COVID-19, tuy nhiên người cao tuổi, nhất là những người có bệnh nền
như: hen, đái tháo đường, tim mạch,… sẽ có nguy cơ bị nặng hơn. Do đó việc chăm
sóc sức khỏe đối với người cao tuổi là vô cùng quan trọng. Nghiên cứu thực trạng
hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại một số trạm y tế xã của huyện
Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2020 được tiến hành từ tháng 3 đến tháng 10/2020
với 02 mục tiêu: (1) Mô tả hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại một số
xã của huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2020 và (2) Phân tích một số yếu tố

ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại một số xã của huyện

H
P

Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2020. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp
định lượng và định tính, chọn mẫu ngẫu nhiên đối với người cao tuổi và chọn mẫu
có chủ đích đối với Trạm y tế xã nghiên cứu tại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
Số liệu thu thập được qua phỏng vấn trực tiếp 278 người cao tuổi đang sinh sống tại
huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc theo bộ câu hỏi được thiết kế sẵn và phỏng vấn

U

sâu các bên liên quan của Trung tâm y tế huyện, Trạm y tế xã và Hội người cao tuổi
tại xã. Số liệu định lượng được nhập trên phần mềm Epidata 3.1 và phân tích bằng
phần mềm SPSS 18.0. Số liệu định tính được ghi âm và gỡ băng theo chủ đề.

H

Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động CSSK NCT tại một số TYT xã:
Truyền phổ biến kiến thức: 98,6% NCT tham gia nghiên cứu nhận được thông tin
truyền thông về sức khỏe với các nguồn cung cấp chủ yếu là nghe từ cán bộ y tế
(60,9%). Hướng dẫn kỹ năng phòng bệnh: 99,6% NCT được TYT xã hướng dẫn các
kỹ năng phòng, chữa bệnh và tự CSSK NCT. Khám sức khỏe để lập hồ sơ theo dõi
sức khỏe cho NCT: 30% NCT được lập hồ sơ theo dõi sức khỏe. Khám sức khỏe
định kỳ NCT: 88,8% NCT được khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Phục hồi chức
năng dựa vào cộng đồng: 83,5% NCT được TYT hướng dẫn phòng bệnh phục hồi
chức năng dựa vào cộng đồng. Yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động CSSK NCT tại một

số xã từ phân tích định tính gồm: Yếu tố nguồn nhân lực, yếu tố dịch vụ y tế; yếu tố

cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc; yếu tố kinh phí, yếu tố thơng tin truyền thông và


vii

yếu tố quản lý/điều hành. Thiếu bác sĩ có chuyên khoa về lão khoa làm việc tại TYT
xã gây khó khăn đến cơng tác khám và tầm sốt bệnh tật cho NCT. Yếu tố cơ sở vật
chất, trang thiết bị, thuốc tại trạm y tế xã còn thiếu sự đa dạng gây khó khăn trong
q trình cung cấp các dịch vụ y tế cho NCT. Yếu tố về kinh phí khơng có để giành
riêng cho CSSK của NCT đã gây ra những hạn chế như khơng có kinh phí để in ấn,
để khám chữa bệnh cấp thuốc miễn phí cho NCT khơng có thẻ BHYT. Yếu tố về
thơng tin truyền thơng hiện tại cịn khá đơn điệu, chưa phong phú nên NCT chưa
thực sự nắm được các kiến thức về tự CSSK cho bản thân. Nghiên cứu khuyến nghị
Sở Y tế, TTYT huyện quan tâm chỉ đạo và đầu tư kinh phí cho các hoạt động chăm
sóc sức khỏe cho NCT, đặc biệt là đầu tư nguồn kinh phí cho việc lập hồ sơ theo dõi

H
P

sức khỏe cho từng NCT tại xã. Tổ chức các lớp tập huấn về CSSK NCT cho các cán
bộ y tế tại tuyến cơ sở. Đối với UBND xã: Tạo điều kiện, bổ sung nguồn kinh phí từ
địa phương hỗ trợ cho TYT xã thực hiện tốt các hoạt động CSSK cho NCT

H

U


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo các số liệu thống kê nghiên cứu cho thấy người cao tuổi (NCT) có nguy
cơ mắc COVID 19 cao hơn người trẻ tuổi, bệnh càng nặng nề hơn, điều trị kéo dài hơn
với nhiều chi phí tốn kém và tỷ lệ tử vong cao hơn. Cũng tại Trung Quốc, tỷ lệ tử vong
ở bệnh nhân từ 70 tuổi trở lên đã lên tới 19%. Tại Việt Nam, có 17/245 trường hợp
nhiễm SARS-Co-2 đều là người cao tuổi hoặc có bệnh lý nền mạn tính. Chính phủ và
ngành Y tế luôn coi NCT là đối tượng ưu tiên trong các cơng tác phịng chống dịch
bệnh [21]. NCT có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay, bởi họ vừa là
kho kinh nghiệm với nhiều kiến thức quý báu của đất nước, vừa là những tấm gương
sáng cho các thế hệ trẻ noi theo.

H
P

Nghiên cứu của Twine Grin Debert tại Brazil cho thấy tác động của già hóa dân
số và sự thay đổi của xã hội Brazil trong thế kỷ 20. Nghiên cứu chỉ ra sự cần thiết về
nhu cầu và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho những người cao tuổi tại nhà. Kết
quả nghiên cứu cũng góp phần phần thảo luận về các mơ hình mà Brazil có thể áp
dụng để đối mặt với những thách thức mới của già hóa dân số và những thay đổi lớn

U

trong xã hội [24]. Tại Việt Nam quy định độ tuổi của các công dân đủ 60 tuổi trở lên
được gọi là NCT [6]. Quản lý sức khỏe người cao tuổi là một hoạt động rất cần thiết
khi mà tỷ lệ NCT ngày một tăng trong cơ cấu dân số nước ta. Hiện cả nước chỉ có

H

49/63 bệnh viện tỉnh, thành phố có khoa Lão, 3 cơ sở đào tạo bộ môn Lão khoa. Khoa
Lão vừa điều trị bệnh, vừa điều trị phục hồi chức năng cho NCT nên không chỉ cần

thuốc men, trang thiết bị y tế mà cả chế độ dinh dưỡng, luyện tập cũng phải được lưu ý
[20]. Chăm sóc người cao tuổi cũng đã được luật hóa trong nhiều văn bản pháp quy
như Luật người cao tuổi số 39/2009/QH12, Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày
14/01/2011 của Chính phủ; Bộ Y tế cũng ban hành Thông tư số 35/2011/TT-BYT về
việc hướng dẫn thực hiện chăm sóc sức khỏe NCT [6], [12], [17]. Trong đó, điều 3 –
chương 2 - chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại cộng đồng hướng dẫn trạm y tế
xã thực hiện 6 nội dung của hoạt động quản lý sức khỏe NCT như: Tuyên truyền phổ
biến kiến thức, hướng dẫn các kỹ năng phòng bệnh, tổ chức khám sức khỏe, khám sức


2

khỏe định kỳ, khám chữa bệnh tại TYT, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho
NCT.
Lập Thạch là một huyện miền núi phía Tây Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, phía Bắc
giáp huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang với dãy núi Tam Đảo, phía Đơng giáp
huyện Tam Dương và huyện Tam Đảo cùng tỉnh, phía Nam giáp huyện Vĩnh Tường,
phía Tây giáp huyện Sơng Lơ. Huyện có diện tích 173 km2 với 20 đơn vị hành chính
gồm 2 thị trấn và 18 xã có tổng số dân năm 2019 là 143.118 người. Tính đến cuối năm
2019 thì trên tồn huyện có 14.667 NCT chiếm 10,2% tổng dân số. Theo báo cáo của
Trung tâm Y tế huyện Lập Thạch số NCT được lập hồ sơ theo dõi sức khỏe tại các
Trạm Y tế xã, thị trấn đạt tỷ lệ thấp là 6426/14.667 NCT chiếm 43,8%. Số NCT được

H
P

tuyên truyền phổ biến kiến thức về chăm sóc và tự chăm sóc sức khỏe là 9005/14.667
NCT đạt 61,4%. Chăm sóc sức khỏe NCT là vấn đề được lãnh đạo của huyện chú
trọng và quan tâm, TYT xã đã thực hiện lập danh sách theo dõi người già 60 tuổi trở
lên tuy nhiên tại trạm mới chỉ tổ chức khám sức khỏe cho NCT từ 80 tuổi trở lên, qua

đó phát hiện kịp thời các bệnh tật cũng như tư vấn phòng bệnh, cấp thuốc điều trị cho

U

NCT. Tuy vậy chỉ có số ít người cao tuổi bị tàn tật, di chứng chấn thương, tai nạn, tai
biến, bệnh mạn tính, bệnh nghề nghiệp…được phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
(789 người - đạt 5,4% tổng số NCT tại huyện).

H

Hiện nay trên thế giới cũng như Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về sức khỏe
và bệnh tật tuổi già với nhiều nội dung và quy mô khác nhau nhưng đều hướng tới mục
tiêu là từng bước loại bỏ những vấn đề tác hại đến cuộc sống và không ngừng chăm lo
tinh thần, vật chất cũng như kéo dài tuổi thọ. Tuy vậy, tại huyện Lập Thạch chưa có
một nghiên cứu nào đánh giá về hoạt động chăm sóc sức khỏe NCT mặc dù chương
trình đã được triển khai nhiều năm trước đây. Câu hỏi đặt ra là hoạt động chăm sóc sức
khỏe cho NCT tại huyện Lập Thạch hiện nay ra sao? Những yếu tố nào đã ảnh hưởng
tới các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho NCT tại huyện? Vì vậy, chúng tơi thực hiện
nghiên cứu: “Thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại một số xã
của huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2020” với mong muốn những kết quả
nghiên cứu sẽ là bằng chứng để cải thiện hoạt động chăm sóc sức khỏe NCT tại huyện
và tỉnh.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mơ tả hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại một số xã của huyện Lập
Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2020.

2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
tại một số xã của huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2020.

H
P

H

U


4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm liên quan đến nghiên cứu
Định nghĩa người cao tuổi (NCT): NCT hay còn gọi là người già/người cao
niên là người sống qua một độ tuổi nhất định, độ tuổi này được pháp luật của từng
nước quy định. Theo Quy định tại Điều 2 Chương I của Luật NCT Việt Nam thì NCT
là cơng dân Việt Nam có độ tuổi từ 60 trở lên [6]. Quy định nhóm tuổi NCT trong dân
số học được chia 3 nhóm, bao gồm: Nhóm rất già (≥80 tuổi trở lên), nhóm trung bình
(từ 70-<80 tuổi) và nhóm năng động (từ 60-<70 tuổi) [3]. Nghiên cứu này áp dụng
định nghĩa NCT được quy định tại Luật NCT của Việt Nam.
Chăm sóc sức khỏe ban đầu: Là chăm sóc sức khỏe thiết yếu dựa trên các

H
P

phương pháp và cơng nghệ học thích hợp, khoa học, có thể chấp nhận được về mặt xã
hội, có thể tiếp cận dễ dàng cho các cá nhân và gia đình trong cộng đồng thông qua sự
tham gia đầy đủ của họ với một chi phí hợp lý có thể duy trì ở mọi giai đoạn phát triển

theo tinh thần tự lực và tự quyết định. Chăm sóc sức khoẻ ban đầu tạo thành một phần
không thể thiếu của cả hệ thống y tế của mỗi nước, giữ chức năng trung tâm của hệ

U

thống y tế và sự phát triển kinh tế - xã hội tổng thể của cộng đồng. Chăm sóc sức khoẻ
ban đầu là nơi tiếp xúc đầu tiên của các cá nhân, gia đình và cộng đồng với hệ thống y
tế của mỗi quốc gia, mang việc chăm sóc sức khỏe đến càng gần nơi mọi người sống

H

và làm việc, tạo thành yếu tố đầu tiên của quá trình chăm sóc sức khỏe liên tục [25].
Tuổi già khỏe mạnh: Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Tuổi già khỏe mạnh đó là
một q trình phát triển và duy trì khả năng thực hiện các chức năng để tạo nên cuộc
sống thoải mái trong giai đoạn tuổi già [10].
Hoạt động CSSK NCT tại TYT: bao gồm 6 nội dung tuyên truyền phổ biến
kiến thức, Hướng dẫn kỹ năng phòng bệnh, Khám sức khỏe để lập hồ sơ theo dõi sức
khỏe cho NCT, Khám sức khỏe định kỳ NCT, Khám chữa bệnh cho NCT tại TYT xã,
thị trấn và tại nơi cư trú của NCT và Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng [17].
Khung lý thuyết hệ thống y tế (Six block building): Nhằm đánh giá toàn diện
hệ thống y tế của một nước, Tổ chức y tế thế giới đã xây dựng khung lý thuyết tập
trung vào 6 cấu phần đầu vào (building blocks) gồm: lãnh đạo và quản trị (leadership


5

and governance), cung cấp dịch vụ (service delivery), nhân lực y tế (health workforce),
hệ thống thông tin y tế (health information system), vật phẩm y tế, vắc xin và công
nghệ y tế (medical products) [1].
1.2. Thực trạng người cao tuổi trên thế giới và Việt Nam

1.2.1. Thực trạng người cao tuổi trên thế giới
Việt Nam đang nằm trong top 5 quốc gia có tốc độ gia tăng dân số nhanh nhất
thế giới. Sự già hóa dân số nhanh sẽ tác động tới nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội,
như hệ thống an sinh xã hội, việc làm, tuổi nghỉ hưu, quan hệ gia đình, tâm lý, lối sống
và đặc biệt là hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Hiện nay Việt Nam có khoảng 10,1
triệu người cao tuổi, chiếm 11% dân số. Riêng số người từ 80 tuổi trở lên là hai triệu

H
P

người. Dự báo đến năm 2030, tỷ trọng người cao tuổi Việt Nam chiếm 18% và năm
2050 là 26%. Nếu như các nền kinh tế phát triển mất vài thập kỷ, thậm chí hàng thế kỷ
để chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang giai đoạn dân số già thì với tốc độ già hóa
như hiện nay, Việt Nam chỉ mất 15 năm. Dự báo vào năm 2050, số người cao tuổi sẽ
tăng lên 32 triệu người, đưa Việt Nam trở thành quốc gia “siêu già” trên thế giới. Điều

U

này sẽ tạo ra những thách thức rất lớn cho sự phát triển kinh tế-xã hội, sự phát triển
bền vững của quốc gia và đặc biệt là vấn đề chăm sóc sức khỏe người cao tuổi . Tỷ lệ
NCT trên thế giới tăng nhanh hơn so với các nhóm tuổi khác do tuổi thọ ngày càng cao

H

và tỷ lệ sinh giảm. Cứ một giây, có hai người tổ chức sinh nhật tròn 60 tuổi, tương
đương trung bình một năm có gần 58 triệu người trịn 60 tuổi. Hiện nay trên thế giới,
cứ chín người có một người từ 60 tuổi trở lên và con số này dự tính đến năm 2050 sẽ
tăng lên là cứ năm người sẽ có một người từ 60 tuổi trở lên. Do vậy, hiện tượng già
hóa dân số khơng thể khơng được quan tâm. Già hóa dân số đang diễn ra trên tất cả
các khu vực và các quốc gia với các tốc độ khác nhau. Già hóa dân số đang gia tăng

nhanh nhất ở các nước đang phát triển, bao gồm cả các nước có nhóm dân số trẻ đơng
đảo. Hiện, 7 trong số 15 nước có hơn 10 triệu người già là các nước đang phát triển
[13].
Năm 1950, toàn thế giới có 205 triệu người từ 60 tuổi trở lên. Đến năm 2012, số
người cao tuổi tăng lên đến gần 810 triệu người. Có sự khác biệt lớn giữa các vùng.


6

Năm 2012, châu Phi có 6% dân số tuổi từ 60 trở lên, trong khi con số này ở châu Mỹ
La Tinh và vùng biển Caribe là 10%, ở châu Á là 11%, châu Đại dương là 15%, Nam
Mỹ là 19% và Châu Âu là 22%. Đến năm 2050, dự báo tỷ trọng người cao tuổi từ 60
tuổi trở lên ở châu Phi sẽ tăng lên chiếm 10% tổng dân số, so với 24% ở châu Á, 24%
ở châu Đại dương, 25% ở châu Mỹ La Tinh và vùng biển Caribe, 27% ở Nam Mỹ và
34% ở châu Âu [13] (Biểu đồ 1.1).

Số người từ 60 tuổi trở lên:
Toàn thế giới, các nước phát triển, các nước đang phát triển, 1950-2050

H
P

U

Biểu đồ 1.1. Già hóa dân số trên thế giới [13]
1.2.2. Thực trạng người cao tuổi tại Việt Nam





Các nước phát
triển
Các
nước
đang
phát
triển

Nguồn: UNDESA, Báo
cáo thế giới về già hóa
dân số năm 2011
(2012; sắp xuất bản),
dựa trên dự báo trung
bình của UNDESA, Dự
báo dân số thế giới

H

Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 với tỷ lệ
người trên 65 tuổi đạt 7%. Khi tỷ lệ người cao tuổi đạt 14%, chúng ta sẽ bước vào giai
đoạn dân số già. Điều đáng lo ngại là nếu như các nước trên thế giới phải trải qua
nhiều thập kỷ, thậm chí hàng thế kỷ mới chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân
số già (như Pháp: 115 năm, Thụy Điển: 85 năm, Hoa Kỳ: 70 năm…) thì Việt Nam
được dự báo giai đoạn dân số già sẽ đến trong vòng 16 - 18 năm nữa. Như vậy, Việt
Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới [9].
Tỷ lệ và số lượng người cao tuổi Việt Nam sẽ tăng lên nhanh chóng trong
những năm tới. Năm 2017, số người cao tuổi ở Việt Nam đã chiếm 11,9% tổng dân số.
Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, đến năm 2038 nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên sẽ
chiếm khoảng 20% tổng dân số. Lúc này, dân số trong độ tuổi lao động sẽ giảm xuống



7

và sự biến động dân số này sẽ tác động bất lợi đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội
nếu khơng có chính sách phù hợp [9].
1.3. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi
CSSK NCT là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn xã hội, thể hiện sự văn minh
tiến bộ của một chế độ xã hội hiện nay. Khi tuổi càng nhiều thì sức khỏe càng yếu dần,
sự suy giảm hệ miễn dịch cũng tăng lên, dễ bị lây nhiễm các bệnh mạn tính. Vì vậy
CSSK NCT khơng chỉ là duy trì cuộc sống, tăng tuổi thọ mà còn là nâng cao chất
lượng cuộc sống cho NCT, giúp họ sống vui, khỏe và có ích cho xã hội.
Theo mơ hình phân cấp nhu cầu ban đầu của Maslow thì CSSK NCT là đáp ứng
nhu cầu cơ bản của NCT như sức khỏe, ăn mặc, ở, đi lại, học tập, vui chơi giải trí,

H
P

thơng tin và giao tiếp, để NCT sống vui khỏe có ích.

U

H

vb

Sơ đồ 1.1. Tháp nhu cầu con người theo Maslow [27].
Hệ thống nhu cầu của Maslow thường được mô tả theo hình dạng của một kim
tự tháp với những nhu cầu cơ bản nhất, lớn nhất ở phía dưới và nhu cầu tự thể hiện và
siêu việt ở phía trên. Nói cách khác, các nhu cầu cơ bản nhất của cá nhân phải được
đáp ứng trước khi họ có động lực để đạt được nhu cầu cấp cao hơn.

Tầng 1: Nhu cầu cơ bản (basic needs)


8

Nhu cầu cơ bản như ăn, uống, ngủ, nghỉ ngơi, tình dục…là những nhu cầu
mạnh mẽ nhất và khơng thể thiếu được của con người. Nó được xếp ở dưới cùng của
Tháp nhu cầu Maslow. Nếu thiếu đi những nhu cầu cơ bản này thì chúng ta khơng thể
tồn tại được, và những nhu cầu cao hơn cũng không thể xuất hiện.
Tầng 2: Nhu cầu về an toàn – được bảo vệ (safety needs)
Tầng thứ hai của Tháp nhu cầu Maslow là sự an tồn. Đó là việc bạn khơng chỉ
ăn thơi chưa đủ, mà cịn phải là ăn những thức ăn sạch, hít thở trong bầu khơng khí
trong lành, được sống trong môi trường đảm bảo trật tự an ninh.
Tầng 3: Nhu cầu về xã hội – kết nối (social needs)
Sau nhu cầu được bảo vệ là nhu cầu kết nối với xã hội. Ở tầng thứ ba này, thể

H
P

hiện mỗi người đều mong muốn được gắn bó với một tổ chức hay một nơi nào đó, và
muốn được u thương. Vì vậy, chúng ta ln muốn có những mối quan hệ như bạn
bè, đồng nghiệp, gia đình, các câu lạc bộ đội, nhóm,..

Tầng 4: Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs)

Có 2 trạng thái đối với nhu cầu ở bậc thứ 4 này, đó là: Nhu cầu được người

U

khác q trọng và cơng nhận bản thân. Ngồi ra là việc tự mình tơn trọng bản thân và

tự tin vào năng lực của mình. Khi đáp ứng được nhu cầu thứ ba là nhu cầu về kết nối
trong xã hội thì con người trong một tập thể muốn có nhu cầu được tơn trọng và cơng

H

nhận năng lực của mình. Đó là động lực thúc đẩy họ nỗ lực hơn trong công việc.
Tầng 5: Nhu cầu thể hiện mình (self-actualizing needs)
Nhu cầu ở bậc thứ 5 này cũng là nhu cầu khó đạt được nhất. Theo Maslow, nhu
cầu của cá nhân muốn được là chính mình, được làm việc mà bản thân sinh ra để làm.
Đó là sự khát khao của mỗi cá thể trong việc thể hiện thế mạnh của bản thân, cống
hiến sức lực của mình cho xã hội.
Đối với các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, COPD.. và nhiều
vấn đề sức khỏe khác thì NCT là đối tượng dễ bị mắc và lây nhiễm nhất. Trong điều
kiện hiện nay cho thấy nhu cầu CSSK của NCT ngày càng cao. Điều này cũng được
thể hiện rõ qua một số nghiên cứu trong nước cụ thể như nghiên cứu của Hoàng Trung
Kiên và Nguyễn Thế Huệ [15], [7] :


9

Nghiên cứu của Hoàng Trung Kiên và cộng sự cho thấy các nhu cầu CSSK của
NCT chủ yếu là nhu cầu được khám sức khỏe tại nhà với chi phí phải chăng và muốn
được cung cấp các thông tin về CSSK như thơng tin phịng bệnh chiếm tỷ lệ cao
87,8% và 82,7% [15].
Tại nghiên cứu của Nguyễn Thế Huệ cho thấy NCT chủ yếu khám bệnh theo
thẻ BHYT đã được cấp, trong đó 27,7% NCT khám định kỳ, tới 60,9% NCT chỉ đi
khám bệnh khi ốm mà khơng có thói quen khám sức khỏe định kỳ. Số cịn lại thì tự
điều trị tại nhà bằng cách tự lấy thuốc uống khi bị ốm (chiếm 39,1%). Tỷ lệ cao nhất
tại tỉnh Ninh Bình (95,6%), Đắk Nơng (80,7%), Cần Thơ (30,1%), các tỉnh thành khác
chỉ ở mức 10% trở xuống. Đa số NCT được hỏi đều có nhu cầu khám chữa bệnh tại


H
P

TYT xã (Chiếm 63,6%) [7].

1.4. Thực trạng hoạt động CSSK người cao tuổi tại Việt Nam

Người cao tuổi có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội. Họ là kho
kinh nghiệm, kiến thức vô giá của đất nước, là tấm gương sáng để các thế hệ trẻ noi
theo. Vì vậy, cơng tác CSSK NCT tại Việt Nam đã được Đảng, Nhà nước quan tâm và

U

đã đưa ra những quy định nhằm CSSK cho NCT tại cộng đồng.

Nhằm đáp ứng nhu cầu CSSK NCT, thích ứng với giai đoạn già hóa dân số, góp

H

phần thực hiện chương trình hành động quốc gia về NCT, chiến lược Dân số và sức
khỏe sinh sản, chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân,
Bộ Y tế đã phê duyệt Đề án CSSK NCT (Giai đoạn 2017-2025) với mục tiêu nâng cao
nhận thức, tạo môi trường xã hội đồng thuận và phong trào toàn xã hội tham gia CSSK
NCT, nâng cao kiến thức, thực hành tự CSSK và tăng khả năng tiếp cận dịch vụ CSSK
ban đầu của NCT, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho NCT tại các cơ sở y tế,
CSSK của NCT tại gia đình, cộng đồng và trong cơ sở CSSK tập trung [19].
Người cao tuổi được ưu tiên và khuyến khích tổ chức khám, chữa bệnh, CSSK
ban đầu tại nơi cư trú được quy định tại Mục 2 của Luật NCT. Theo đó, TYT cử cán
bộ đến khám chữa bệnh tại nơi ở đối với NCT cô đơn hoặc bệnh nặng không thể đến

khám chữa bệnh tại cơ sở y tế. Cùng với đó, trạm cũng theo dõi, lập hồ sơ, khám sức


10

khỏe và triển khai các hình thức tuyên truyền hướng dẫn NCT có kỹ năng phịng bệnh,
tự chăm sóc sức khỏe [6].
Chăm sóc sức khỏe cho NCT đã được Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện cụ thể với 6
nội dung: (1) Tuyên truyền phổ biến kiến thức về rèn luyện thân thể, tăng cường sức
khỏe và phòng bệnh, đặc biệt là các bệnh thường gặp ở người cao tuổi để người cao
tuổi tự phòng bệnh. Tùy theo điều kiện của từng địa phương để lựa chọn hình thức
tuyên truyền phù hợp như tài liệu, sách, tờ rơi, áp phích, băng rơn, khẩu hiệu, hội thảo,
nói chuyện và các phương tiện truyền thông tin đại chúng. (2) Hướng dẫn người cao
tuổi các kỹ năng phòng bệnh (3) Lập hồ sơ theo dõi sức khỏe cho người cao tuổi.(4)
Khám sức khỏe định kỳ người cao hàng năm. (5) Khám bệnh, chữa bệnh tại trạm y tế

H
P

xã, phường, thị trấn và tại nơi cư trú của người cao tuổi. (6) Phục hồi chức năng dựa
vào cộng đồng [17]. Trạm Y tế xã/phường/thị trấn có trách nhiệm CSSK ban đầu cho
NCT tại nơi ở, kinh phí cho cơng tác này do ngân sách địa phương đảm bảo.
1.5. Các mơ hình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại Việt Nam

U

Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trên thế
giới, nên khơng có nhiều thời gian chuẩn bị cho những thách thức đối với tình trạng
dân số già. Do đó, những giải pháp phù hợp và kịp thời nên được đưa ra để có thể đảm


H

bảo khả năng đáp ứng với nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng lên nhanh chóng đối với
người già. Cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người già cần phải toàn diện, liên
tục và phối hợp giữa các tuyến và giữa các cơ sở y tế. Để đáp ứng nhu cầu này, hệ
thống y tế cần được định hướng lại về phía chăm sóc sức khỏe ban đầu, với sự phối
hợp nâng cao sức khỏe, phòng bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, chăm sóc giảm
nhẹ và chăm sóc cuối đời. Chính vì vậy, Bệnh viện Lão khoa Quốc gia Việt Nam đã
được thành lập năm 1983, là bệnh viện đi đầu trong việc cung cấp dịch vụ điều trị
bệnh mạn tính cho người già, trong đó có phục hồi chức năng. Bệnh viện cũng có các
chương trình đào tạo cho nhân viên y tế trong lĩnh vực lão khoa [23].


11

Để hỗ trợ gia đình trong việc chăm sóc NCT và đặc biệt là chăm sóc NCT cơ
đơn khơng nơi nương tựa, Chính phủ và cộng đồng cung cấp sự chăm sóc chính thức
của mình thơng qua các dịch vụ và mơ hình chăm sóc NCT.
1.5.1. Mơ hình chăm sóc NCT tại nhà
 Mơ hình bác sĩ gia đình: Là mơ hình chỉ thực hiện một nội dung về chăm
sóc sức khỏe và y tế ban đầu cho NCT tại nhà, là mơ hình tự phát theo yếu tố cung cầu
của thị trường, đáp ứng được nhu cầu kịp thời của NCT. Nhưng chất lượng chăm sóc
của mơ hình khơng đồng đều. Hiện thiếu các chính sách và cơ chế quản lý của Nhà
nước; Hơn nữa cũng chưa có các tiêu chuẩn, chuẩn mực về các dịch vụ được cung cấp
[5].

H
P

 Mơ hình chăm sóc sức khỏe NCT khó khăn, neo đơn tại nhà dựa vào tình

nguyện viên cộng đồng: Là mơ hình thực hiện hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho NCT khó
khăn neo đơn, ngồi ra cịn hỗ trợ nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho NCT.
Mơ hình là sự phù hợp với văn hóa Việt, đáp ứng được nguyện vọng của NCT khó
khăn, neo đơn được chăm sóc tại gia đình do những người hàng xóm của mình. Mơ

U

hình mới được triển khai thí điểm và đang từng bước được mở rộng nên còn nhiều hạn
chế trong chất lượng chăm sóc nhất là kỹ năng chăm sóc của tình nguyện viên.
1.5.2. Mơ hình chăm sóc NCT tại cộng đồng

H

 Mơ hình tư vấn và chăm sóc sức khoẻ NCT: Là mơ hình chỉ thực hiện một
nội dung trong chăm sóc sức khỏe và y tế ban đầu cho NCT tại cộng đồng. Mơ hình
thể hiên sự xã hội hố cơng tác chăm sóc sức khoẻ NCT trong toàn xã hội. Do hạn chế
về kinh phí nên năng lực tư vấn cịn hạn chế và chỉ phục vụ được một số ít đối tượng
NCT.

 Mơ hình Khu dưỡng lão dành cho người có cơng với cách mạng: Cơ sở vật
chất của mơ hình được đầu tư cơ bản, đội ngũ chăm sóc được đào tạo cơ bản. Chất
lượng chăm sóc NCT được đảm bảo trên các mặt sức khỏe, vật chất, tinh thần.

 Mơ hình Trung tâm bảo trợ xã hội: Cơ sở vật chất cịn nhiều khó khăn, đội
ngũ cán bộ chăm sóc cịn thiếu và yếu. Kinh phí trợ cấp của Nhà nước hàng tháng thấp
nên chất lượng chăm sóc chưa được đảm bảo. Chưa có điều kiện để chăm sóc nhiều


12


đến đời sống tinh thần của NCT.

 Mơ hình Nhà dưỡng lão/Trung tâm chăm sóc NCT do các cơ quan hội/ đồn
thể/tổ chức từ thiện tổ chức: Mơ hình hoạt động dựa trên nguyên tắc miễn phí, huy
động sự tham gia đóng góp của cộng đồng phục vụ một số ít đối tượng NCT neo đơn
khó khăn, quy mơ nhỏ, hạn chế về kinh phí và cơ sở vật chất, hồn tồn khơng có sự
hỗ trợ của nhà nước nên cịn hạn chế nhiều về chất lượng chăm sóc NCT.

 Mơ hình Khu chăm sóc/Trung tâm chăm sóc NCT do tư nhân quản lý: Khách
hàng chủ yếu là NCT có học vấn cao và cán bộ về hưu. NCT vào Trung tâm chủ yếu là
con cháu quyết định vì bận việc và cần chăm sóc đặc biệt. Nguồn tài chính để NCT ở
Trung tâm do con cháu trợ giúp kết hợp với lương hưu và tiền tiết kiệm. Mơ hình kiểu

H
P

này có cơ sở vật chất rất tốt, phù hợp với tuổi già. NCT được chăm sóc tồn diện về
sức khỏe và đời sống tinh thần và nhận được sự hài lịng của NCT. Các Trung tâm,
Nhà dưỡng lão mơ hình này cạnh tranh theo cơ chế thị trường nên chất lượng chăm
sóc tốt và chất lượng dịch vụ khơng ngừng nâng cao. Tuy nhiên, giá dịch vụ cao nên
chỉ phục vụ cho 1 nhóm khách hàng có điều kiện kinh tế. Nhà nước chưa có tiêu chuẩn

U

chung về chất lượng dịch vụ của mơ hình này. Bên cạnh đó, Nhà nước đã có chính
sách ưu đãi phát triển mơ hình nhưng trên thực tế mơ hình vẫn chưa được hưởng các
ưu đãi này.

H


1.6. Một số nghiên cứu về thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
1.6.1. Nghiên cứu trên thế giới

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy sự cần thiết của việc chăm sóc sức khỏe
cho NCT là những thách thức lớn hiện nay khi dân số ngày một già hóa tăng lên. Điều
này cũng đã thể hiện qua một số nghiên cứu tại một số nước:
Nghiên cứu của Twine Grin Debert tại Brazil cho thấy tác động của già hóa dân
số và sự thay đổi của xã hội Brazil trong thế kỷ 20. Nghiên cứu chỉ ra sự cần thiết về
nhu cầu và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho những người cao tuổi tại nhà. Kết
quả nghiên cứu cũng góp phần phần thảo luận về các mơ hình mà Brazil có thể áp
dụng để đối mặt với những thách thức mới của già hóa dân số và những thay đổi lớn
trong xã hội [24].


13

Vấn đề già hóa và chăm sóc sức khỏe cho NCT ở khu vực Ả Rập cho thấy
những thách thức và cơ hội chính sách. Qua điều tra hồ sơ đóng bảo hiểm xã hội của
người dân đặc biệt là người già cho thấy có các hệ thống phúc lợi xã hội người dân tại
Ả Rập chủ yếu dựa vào hỗ trợ xã hội của gia đình và cộng đồng. Sự phụ thuộc này chủ
yếu do chính sách ưu tiên hoạt động kinh tế của người đàn ông/cha và cho rằng người
mẹ/phụ nữ sẽ phải chịu trách nhiệm về nhu cầu chăm sóc của các thành viên trong gia
đình. Các nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho NCT tại đây có xu hướng tự chăm sóc tại
nhà thay vì trách nhiệm của xã hội trong khu vực [26].
Trên thế giới, nhiều mơ hình CSSK NCT đã được triển khai nhằm tăng cường
sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế cho người dân như mơ hình bác sĩ gia đình. Hệ

H
P


thống mạng lưới dịch vụ sơ cứu tại nhà và địa điểm xảy ra tai nạn khá tốt và hiện đại
với đầy đủ các phương tiện được trang bị như xe vận chuyển, thông tin, điện thoại liên
lạc… Qua đó người dân có thể tiếp cận nhanh các dịch vụ y tế, đặc biệt là dịch vụ y tế
cho việc CSSK NCT được kịp thời. Tại Singapore, vấn đề già hóa đã được chỉnh phủ
quan tâm từ những năm 1908. Cùng đó, Hội đồng tư vấn quốc gia về già hóa đã được

U

hình thành. Một trong những đề xuất với Hội đồng tư vấn là thành lập Hội đồng quốc
gia về già hóa. Bên cạnh đó, nhiều đề xuất khác cũng được đề ra như nâng cao tuổi
nghỉ hưu từ 55-60 tuổi, nâng cao các chương trình giáo dục sức khỏe cho NCT, nghiên

H

cứu tính khả thi của việc cung cấp dịch vụ y tế và CSSK cho những NCT tại gia đình
và giảm thuế với những người chăm sóc cho họ [28].
1.6.2. Nghiên cứu tại Việt nam

Kết quả điều tra 1025 NCT ở 4 xã huyện Đông Anh, Hà Nội năm 2012 cho thấy
có 28,2% NCT tự đánh giá sức khoẻ yếu. Bệnh của NCT thường là mạn tính và đa
bệnh lí (84,7%). Trung bình mỗi NCT mắc 2,28 bệnh. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của
người cao tuổi rất lớn nhưng khi bị ốm, chỉ có 22,1% người cao tuổi đi khám sức khỏe
định kỳ. Cả 4 trạm y tế xã trên địa bàn nghiên cứu đều có bác sỹ với đầy đủ nhân lực,
cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn
2011-2020. Các TYT đều có khả năng thực hiện các xử trí ban đầu và khám chữa bệnh
thông thường song tỷ lệ sử dụng hiệu quả còn thấp [15].


14


Nghiên cứu của Dương Hồng Nhựt (2016) tại Đồng Tháp cho thấy: Về nhân
lực cán bộ y tế tham gia chương trình CSSK cho NCT cịn thấp (chỉ chiếm 21,6%); Tỷ
lệ NCT được khám sức khỏe định kỳ và lập sổ quản lý chỉ chiếm 22,3%; NCT được
tiếp nhận các thơng tin truyền thơng thấp (34,5%); Tỷ lệ NCT có nhu cầu khám sức
khỏe định kỳ rất cao (Chiếm 82,6%) và hầu hết NCT đều có nhu cầu được cung cấp
thông tin truyền thông giáo dục sức khỏe về chế độ ăn uống, phòng bệnh (Chiếm tỷ lệ
97,3%) [11].
Nghiên cứu của Trần Văn Hương (2017) cho thấy thực trạng một số hoạt động
CSSK NCT tại tuyến cơ sở của huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Tổ chức CSSK và
lập hồ sơ theo dõi sức khỏe, quản lý các bệnh mãn tính cho NCT khá tốt. Các cuộc hội

H
P

thảo về CSSK NCT tại huyện và xã chưa được tổ chức. Công tác phối hợp giữa các cơ
sở y tế và Hội NCT trong thực hành CSSK NCT nhìn chung tốt, nhân lực hoạt động tại
TYT xã cịn thiếu, đội ngũ tình nguyện viên chưa có. Vì vậy, cơng tác truyền thơng
cho NCT tại cơ sở cịn gặp nhiều khó khăn. Năm 2017, tại các TYT xã có 38,41%
NCT đến KCB. Số NCT KCB có tần suất > 4 lần/năm cao gấp 1,7 lần số NCT KCB 1-

U

2 lần/năm. Trung bình một người có thẻ BHYT đi KCB 5,41 lần/năm [8].
Một nghiên cứu của Hồ Thị Thu Hà (2017) về hoạt động CSSK NCT tại 4 TYT
xã của Thị xã Chí Linh, Hải Dương cho thấy: Theo kết quả đánh giá hoạt động CSSK

H

NCT từ phía đối tượng NCT, khoảng 2/3 NCT nhận được thông tin truyền thông về
CSSK từ TYT xã, trong đó 80,4% cho rằng đó là những thơng tin có ích. Kết quả đánh

giá chung cho thấy có đến 56,4% NCT khơng hài lịng với hoạt động CSSK tại TYT.
Về phía TYT xã, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, thuốc men cho hoạt
động CSSK cho NCT được đáp ứng đầy đủ. Tuy nhiên đánh giá hoạt động quản lý
chương trình CSSK NCT đều khơng đạt. Từ phía các bên liên quan như các đồn thể
và người thân trong gia đình NCT thì họ cho rằng phần lớn 98% NCT tại xã được gia
đình quan tâm, 65,7% cho rằng chính quyền và đồn thể quan tâm [4].
Thực trạng hoạt động quản lý CSSK NCT của Nguyễn Thanh Điền (2017) tại
các trạm y tế xã huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh cho thấy: Về nguồn nhân lực, TYT xã
chủ yếu thiếu nhân lực là bác sĩ, trong đó 100% nhân viên y tế được tập huấn về CSSK
NCT; Về cơ sở vật chất, trang thiết bị và thuốc: cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia,


15

trang thiết bị tại một số xã còn thiếu máy điện tim, thuốc thiết yếu đều có đầy đủ; Hiện
nay, có 81,8% các TYT xã có máy tính và chỉ có 45,5% có phần mềm quản lý thơng
tin về NCT. Các xã đều có triển khai Ban điều hành về thực hiện chương trình CSSK
NCT nhưng nguồn kinh phí cho hoạt động CSSK đều rất hạn chế [2].
Một số nghiên cứu tại Việt Nam [4], [2], [8], [11] về thực trạng hoạt động
CSSK NCT hầu hết nhằm đánh giá một số nội dụng hoạt động của TYT xã theo quy
định của Thông tư số 35/2011/TT-BYT ngày 15/10/2011 của Bộ Y tế. Tuy nhiên trong
tất cả các nghiên cứu trước đây đều chỉ đánh giá một số hoạt động trong 6 hoạt động
được quy định tại Thông tư, hoạt động về phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho
NCT chưa được tìm thấy trong các nghiên cứu trước đó. Phục hồi chức năng dựa vào

H
P

cộng đồng là chiến lược nằm trong sự phát triển cộng đồng về phục hồi chức năng,
bình đẳng về mọi cơ hội và hồ nhập xã hội của tất cả những người khuyết tật. Phục

hồi chức năng dựa vào cộng đồng được triển khai với sự phối hợp chung của chính bản
thân người khuyết tật, gia đình họ và cộng đồng bằng những dịch vụ y tế, giáo dục,
hướng nghiệp và xã hội thích hợp [16]. Vì vậy, trong nghiên cứu này học viên muốn

U

tìm hiểu về tất cả 6 hoạt động về quản lý CSSK NCT đã được quy định tại Thông tư
35/2011/TT-BYT [17].

1.7. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động chăm sóc sức khỏe NCT

H

Chương trình CSSK cho NCT tại Việt Nam đã được thực hiện từ rất nhiều năm
trước đây. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn hạn chế và chịu ảnh hưởng bởi một số yếu
tố như:

 Yếu tố nhân lực y tế:

Một số nghiên cứu gần đây cũng đã chứng minh nguồn nhân lực có ảnh hưởng
tới hoạt động CSSK cho NCT [11], [8], [2], [4] như:
Nghiên cứu của Dương Hồng Nhựt (2017) tại Đồng Tháp cho thấy về nhân lực
y tế tại các xã nghiên cứu về mặt hình thức là đủ so với quy định của Bộ Tiêu chí quốc
gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020. Tuy nhiên, thực tế hiện nay đội ngũ cán bộ y tế cơ
sở cịn thiếu về số lượng và trình độ chuyên khoa tại cơ sở y tế, chưa có cơ chế thu hút


16

cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ có trình độ chun mơn cao. Vì vậy, cơng tác KCB cho

nhân dân, đặc biệt là CSSK cho NCT còn nhiều hạn chế [11].
Cán bộ y tế tuyến cơ sở còn thiếu người có chuyên khoa về CSSK NCT. Đội
ngũ cộng tác viên ít, cán bộ y tế thơn bản khơng có phụ cấp, chưa có nhóm tình
nguyện viên nên việc tun truyền cho NCT tại cơ sở gặp nhiều khó khăn cũng được
chỉ ra trong nghiên cứu của Trần Văn Hương (2017) tại Ninh Thuận [8].
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Điền (2017) tại Trà Vinh cũng cho thấy
yếu tố ảnh hưởng đến CSSK cho NCT là thiếu nguồn nhân lực (Chủ yếu là bác sĩ đa
khoa và chưa có bác sĩ chuyên khoa). Đội ngũ bác sĩ mới ra trường nhận công tác khá
nhiều, số bác sĩ chuyên khoa ít, chỉ có 2 chuyên khoa khoa I, gây khó khăn đến cơng

H
P

tác khám và tầm sốt bệnh cho NCT [2].

Yếu tố nguồn nhân lực, đặc biệt là thiếu bác sĩ đã ảnh hưởng tới hoạt động quản
lý CSSK cho NCT tại một số TYT xã của Thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Vì vậy,
TYT chỉ đủ khả năng khám sức khỏe định kỳ và lập hồ sơ cho NCT khi có sự hỗ trợ
chun mơn của tuyến trên. Điều quan trọng là tại một số TYT xã chưa có bác sĩ giỏi

U

nên chưa tạo được niềm tin cho người bệnh [4].
 Yếu tố thông tin

Yếu tố đã được chứng minh là có ảnh hưởng tới hoạt động CSSK NCT qua nghiên

H

cứu của Nguyễn Thanh Điền tại huyện Tiểu Cần năm 2017 đó là thơng tin. Các TYT

đã có trang bị máy tính vào quản lý thơng tin y tế nhưng do trình độ của cán bộ y tế tại
trạm còn nhiều hạn chế, nhất là cán bộ đã lớn tuổi. Việc sử dụng các ứng dụng, phầm
mềm trong quản lý các bệnh mãn tính ở NCT gặp nhiều khó khăn. Khơng cập nhật và
tiếp thu được các loại cơng cụ quản lý hiện đại (như máy tính) mà sử dụng cách quản
lý thủ công bằng sổ sách sẽ gây khó khăn trong cơng tác quản lý CSSK NCT [2].
 Yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, thuốc
TYT chưa có các máy móc, siêu âm, chiếu chụp hiện đại nên công tác khám chữa
bệnh cho nhân dân, đặc biệt là CSSK ban đầu cho NCT còn nhiều bất cập gây ảnh
hưởng tới hoạt động CSSK cho NCT đã được chỉ ra trong nghiên cứu của Hồ Thị Thu
Hà tại một số TYT của Hải Dương [4].


×