BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
LÊ TRÍ KHẢI
THANH TOÁN CHI PHÍ KHÁM CHỮA BỆNH
BẢO HIỂM Y TẾ THEO ĐỊNH SUẤT TẠI MỘT
SỐ TRẠM Y TẾ XÃ THUỘC HUYỆN ĐĂK TÔ
TỈNH KON TUM
Chuyên ngành: Y tế công cộng
Mã số: 62.72.03.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
HÀ NỘI - 2014
Công trình được hoàn thành tại
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS. TS. Nguyễn Công Khẩn
2. TS. Trần Văn Tiến
Phản biện 1: GS.TS. Trương Việt Dũng
Trường Đại học Y Hà Nội
Phản biện 2: GS.TS. Đào Văn Dũng
Ban Tuyên giáo Trung ương
Phản biện 3: TS. Nguyễn Hoàng Long
Bộ Y tế
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án
cấp nhà nước họp tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
vào hồi giờ , ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Thư viện Quốc gia
2. Thư viện Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phương thức thanh toán (PTTT) là một trong năm thành
phần quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả và tính công bằng của
hệ thống y tế. PTTT có vai trò kết nối giữa tài chính y tế và
cung ứng dịch vụ y tế (DVYT), với nhiệm vụ chủ chốt là kiểm
soát chi phí và chất lượng dịch vụ bằng việc tạo ra các cơ chế
khuyến khích phù hợp.
Tại Việt Nam, một vấn đề quan trọng đối với cơ chế tài
chính tại các cơ sở cung ứng DVYT là PTTT và cho đến hiện
nay thanh toán theo dịch vụ vẫn là PTTT chủ yếu được áp dụng
chung đối với DVYT nói chung cũng như đối với dịch vụ
khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) nói riêng. Với
PTTT này, việc kiểm soát chi phí là vô cùng khó khăn do bản
chất của PTTT theo dịch vụ là khuyến khích cơ sở cung ứng
càng nhiều dịch vụ càng có lợi.
Luật BHYT quy định 3 phương thức cơ bản thanh toán chi
phí KCB BHYT là theo định suất, theo dịch vụ và theo trường
hợp bệnh. Liên Bộ Y tế - Tài chính xác định lộ trình áp dụng
thanh toán theo định suất là đến năm 2015 tất cả cơ sở y tế
đăng ký KCB ban đầu tại địa phương thực hiện PTTT theo
định suất. Trạm y tế (TYT) xã là một trong những cơ sở y tế
đăng ký KCB ban đầu chính ở địa phương. Trên thế giới, PTTT
chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) tiên tiến nhất và ưu việt
nhất hiện nay là PTTT theo định suất, bởi vì nó hướng hoạt
động chăm sóc sức khỏe cho người dân tới các hoạt động y tế
dự phòng (YTDP), nâng cao sức khỏe và quản lý các bệnh mạn
tính tại cộng đồng. PTTT theo định suất hiện đang áp dụng tại
Việt Nam còn nhiều điểm bất cập về cả thiết kế cũng như triển
khai thực hiện và tác động.
2
Nhằm cung cấp bằng chứng khoa học cập nhật phục vụ cho
việc xây dựng và hoàn thiện PTTT chi phí KCB BHYT theo
định suất tại trạm y tế xã để có thể áp dụng ở phạm vi lớn hơn,
chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Thanh toán chi phí
khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo định suất tại một số trạm
y tế xã thuộc huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum” với mục tiêu: (1)
Mô tả thực trạng thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm
y tế theo phương thức dịch vụ tại một số trạm y tế xã thuộc tỉnh
Kon Tum năm 2011-2012; (2) Đánh giá hiệu quả đối với một
số chỉ số khám chữa bệnh, kê đơn thuốc hợp lý và việc kiểm
soát chi phí khám chữa bệnh của phương thức thanh toán chi
phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo định suất tại một số
trạm y tế xã thuộc huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum.
* Những đóng góp mới của luận án:
1. Mô tả được thực trạng thanh toán chi phí KCB BHYT
theo phương thức dịch vụ tại một số TYT xã tỉnh Kon Tum
năm 2011-2012.
2. Góp phần xây dựng mô hình thí điểm thanh toán chi phí
KCB BHYT theo định suất tại TYT tuyến xã theo nguyên tắc
chung của thế giới và phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đồng
thời đã đánh giá được mô hình thí điểm là có hiệu quả.
3. Góp phần cung cấp bằng chứng khoa học cập nhật và
bằng chứng thực tiễn trong việc đổi mới PTTT chi phí DVYT,
nhất là việc xây dựng, sửa đổi và hoàn thiện Thông tư hướng
dẫn thanh toán chi phí KCB BHYT theo định suất, góp phần
thực hiện thành công Luật BHYT trong chiến lược bao phủ
chăm sóc sức khỏe toàn dân đến năm 2020 ở Việt Nam.
3
* Bố cục luận án: Phần chính của luận án gồm 150 trang
(không kể các trang bìa, phụ bìa, lời cam đoan, lời cảm ơn,
mục lục, danh mục viết tắt, bảng, hình, các bài báo, tài liệu
tham khảo và phần phụ lục) và được chia ra: Đặt vấn đề: 2
trang; Mục tiêu nghiên cứu: 1 trang; Chương 1 - Tổng quan: 48
trang; Chương 2 - Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 26
trang; Chương 3 - Kết quả nghiên cứu: 40 trang; Chương 4 -
Bàn luận: 30 trang; Kết luận: 2 trang và khuyến nghị: 1 trang.
Luận án gồm 41 bảng, 3 hình vẽ và 3 biểu đồ. Tài liệu tham
khảo: 106 tài liệu (tiếng Việt: 55; tiếng Anh: 51).
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Các PTTT chi phí DVYT trên thế giới
1.1.1. PTTT CSSKBĐ
(Primary Health Care Payment Methods)
Có ba PTTT chính dành cho CSSKBĐ: Thanh toán theo
mục lục ngân sách (Line-item budget), thanh toán theo dịch vụ
(Fee-for-service) và thanh toán theo định suất (Capitation).
1.1.2. PTTT bệnh viện
(Hospital Payment Methods)
Có năm PTTT bệnh viện chính. Hai phương thức đã được
trình bày ở trên (theo mục lục ngân sách và theo dịch vụ) có
thể được áp dụng cho các dịch vụ điều trị nội trú. Ba phương
thức khác là theo ngày điều trị (per diem), theo trường hợp
bệnh (case-based) và tổng ngân sách (global budget).
1.2. Thực trạng áp dụng các PTTT ở Việt Nam
PTTT chi phí DVYT ở nước ta đã trải qua một thời gian dài
áp dụng phân bổ kinh phí theo mục lục ngân sách (giường bệnh
cho khu vực điều trị và số biên chế cho khu vực YTDP). Từ
4
khi có chính sách thu một phần viện phí năm 1989, thanh toán
theo dịch vụ là phương thức kết hợp, được áp dụng song song
với phần phân bổ kinh phí theo mục lục ngân sách nhà nước và
dần trở thành PTTT chính trong mạng lưới KCB. Thanh toán
theo định suất mới được áp dụng thí điểm từ năm 2005, với
quy mô ngày càng lớn về số địa phương và số cơ sở cung ứng
dịch vụ. Thanh toán theo trường hợp bệnh mới chỉ áp dụng thí
điểm cho một số nhóm bệnh và hiện đang trong giai đoạn
chuẩn bị cơ sở dữ liệu cần thiết cho việc phát triển và áp dụng
ở phạm vi lớn hơn. Thanh toán dựa trên kết quả hoạt động cũng
chỉ đang ở giai đoạn bắt đầu thí điểm tại một số xã của tỉnh
Nghệ An. Theo định hướng chung, các nỗ lực phát triển, hoàn
thiện các PTTT khác nhau nhằm bổ sung và dần thay thế cho
PTTT theo dịch vụ đang được triển khai thực hiện.
1.3. Các nghiên cứu và kinh nghiệm về PTTT định suất
Thái Lan là một trong những nước áp dụng thành công
PTTT theo định suất. Trong lịch sử PTTT chi phí DVYT tại
Thái Lan, thanh toán theo định suất được áp dụng lần đầu năm
1991 trong hệ thống BHYT xã hội áp dụng cho khu vực tư
nhân. Khi đó, thanh toán theo định suất được áp dụng đối với
cả dịch vụ KCB ngoại trú và nội trú. Mười năm sau, khi thực
hiện chương trình Bao phủ toàn dân, PTTT theo định suất lại
được sử dụng nhưng chỉ giới hạn cho các dịch vụ KCB ngoại
trú. Theo đánh giá của các chuyên gia Thái Lan, việc áp dụng
thanh toán theo định suất cho khu vực điều trị nội trú có thể
làm ảnh hưởng đến quyền lợi người bệnh do nguy cơ cắt giảm
dịch vụ cho người bệnh trong quá trình nằm viện. PTTT theo
định suất được đánh giá khá thành công trong chương trình
5
Bao phủ toàn dân của Thái Lan. Việc áp dụng PTTT theo định
suất được áp dụng ở Thái Lan đã có hiệu quả khi các nhà cung
cấp dịch vụ phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ ngay tại
cộng đồng để hạn chế dịch vụ điều trị tại bệnh viện. Phạm vi
thanh toán định suất chỉ bao gồm các dịch vụ ngoại trú không
bao gồm các bệnh chi phí lớn. Mức thanh toán định suất được
xác định dựa trên tần suất sử dụng các dịch vụ KCB ngoại trú
trong năm và mức chi phí bình quân (BQ) một lượt KCB ngoại
trú. Do hạn chế về số liệu tính toán chi phí, Thái Lan sử dụng
chi phí theo phương thức dịch vụ để tính chi phí BQ. Suất phí
BQ được điều chỉnh theo tuổi và giới. Quỹ định suất giao cho
các Trung tâm Y tế (TTYT) huyện bao gồm cả chi phí KCB
ngoại trú tuyến trên. Một nghiên cứu mới gần đây tại Thái Lan
đã chứng minh được nguồn tài chính có sự dịch chuyển từ
tuyến tỉnh về tuyến huyện và đã mang lại nhiều lợi ích cho
người nghèo đang sinh sống tại Thái Lan. Trong quá trình thực
hiện thanh toán theo định suất, việc theo dõi giám sát, nhất là
các chỉ số về sử dụng và chất lượng dịch vụ KCB được đặc biệt
chú trọng. Nhờ hệ thống thông tin khá tốt nên việc theo dõi các
chỉ số về sử dụng, chi phí và chất lượng dịch vụ được cập nhật
đầy đủ và thường xuyên. Kết quả theo dõi và đánh giá cho
thấy, việc thanh toán theo định suất làm tăng sử dụng thuốc
theo tên gốc, việc chẩn đoán và điều trị phù hợp hơn, do đó làm
giảm chi phí điều trị và tăng hiệu suất cung ứng DVYT.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu
6
2.1.1. Huyện, xã can thiệp: Huyện Đăk Tô được chọn có chủ
đích để triển khai thí điểm. Tiêu chí lựa chọn xã thí điểm can
thiệp là: (i) Tỷ lệ tham gia BHYT và đăng ký KCB ban đầu tại
TYT xã đạt từ 70% dân số trở lên; (ii) Là xã có bác sĩ và có sự
cam kết triển khai thực hiện thí điểm của các thành viên TYT;
(iii) TYT xã có máy vi tính và các cán bộ sử dụng tốt máy vi
tính để triển khai phần mềm thanh toán chi phí KCB BHYT; và
(iv) Khoảng cách từ xã đến bệnh viện huyện không quá gần
(≥10 Km) để hạn chế tình trạng vượt tuyến trong KCB. Đối
chiếu với tiêu chí trên, chúng tôi chọn được 3 xã (Ngọc Tụ,
Đăk Rơ Nga và Đăk Trăm) để triển khai can thiệp.
2.1.2. Huyện, xã đối chứng: Các tiêu chí chọn huyện, xã đối
chứng là: (i) Là huyện có điều kiện kinh tế - xã hội và thành
phần dân tộc tương đối tương đồng với huyện triển khai can
thiệp; (ii) TTYT huyện có bệnh viện để hỗ trợ trực tiếp cho
TYT xã trong công tác KCB BHYT; (iii) Các xã được chọn
làm đối chứng là xã có tỷ lệ tham gia BHYT và đăng ký KCB
ban đầu tại TYT xã đạt từ 70% dân số trở lên, TYT có bác sĩ;
và (iv) Khoảng cách từ xã đến bệnh viện huyện không quá gần
(≥10 Km) để hạn chế tình trạng vượt tuyến trong KCB. Chúng
tôi chọn được huyện Kon Rẫy và 3 xã (Đăk Tre, Đăk Pne và
Đăk Kôi) đáp ứng được các tiêu chí trên để làm đối chứng.
2.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2011 đến tháng
5/2014, trong đó thời gian tiến hành can thiệp trong năm 2012
và thời gian thu thập số liệu tại thực địa từ tháng 4-7/2013.
2.3. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp có đối chứng.
2.4. Các phương pháp nghiên cứu, hoạt động can thiệp và
công thức định suất
7
2.4.1. Các phương pháp nghiên cứu
Bảng 2.1: Phương pháp nghiên cứu
Mục tiêu, phương pháp nghiên cứu
và các chỉ số đo lường chính
Mô tả
Đánh giá
hiệu quả
can thiệp
Mục tiêu 1: Nghiên cứu mô tả: Chỉ số KCB và chi phí
KCB BHYT.
Định
lượng
Mục tiêu 2:
- Nghiên cứu mô tả: Hiệu quả được đo lường bằng chỉ
số KCB được cải thiện, tỷ lệ gia tăng các chỉ số KCB ít
hơn và chi phí KCB BHYT được kiểm soát ở thời điểm
sau can thiệp so với trước can thiệp và nhóm chứng.
Định
lượng
- Nghiên cứu kê đơn thuốc hợp lý: Hiệu quả được đo
lường bằng số đầu thuốc sử dụng BQ/đơn ít hơn; tỷ lệ
đơn thuốc sử dụng kháng sinh (KS) trong nước, tỷ lệ
đơn thuốc KS kê theo tên gốc, tỷ lệ đơn thuốc có số
ngày dùng KS từ 5 ngày trở lên và tỷ lệ đơn thuốc có
thuốc KS kê phù hợp với chẩn đoán cao hơn ở thời điểm
sau can thiệp so với trước can thiệp và nhóm chứng.
Định
lượng
- Nghiên cứu sự hài lòng của người bệnh: Hiệu quả được
đo lường bằng tỷ lệ người bệnh hài lòng với dịch vụ
KCB tại TYT xã cao hơn ở thời điểm sau can thiệp so
với nhóm chứng.
Định
lượng
- Nghiên cứu định tính về hiệu quả can thiệp của mô
hình thí điểm: Hiệu quả được đo lường bằng những ý
kiến nhận xét, đánh giá của những người được phỏng
vấn về chất lượng dịch vụ KCB được nâng lên, tỷ lệ
chuyển tuyến giảm, tần suất KCB vượt chỉ tiêu mong
đợi, người dân ngày càng tin tưởng hơn và hài lòng hơn
với dịch vụ KCB tại TYT xã so với trước khi triển khai
thực hiện mô hình thí điểm, quỹ định suất tại các TYT
xã được bảo đảm và có kết dư.
Định tính
- Nghiên cứu chi phí đầy đủ của dịch vụ KCB tại TYT
xã: Đây là nghiên cứu bổ trợ cho các nghiên cứu trên
nhằm xác định hiện trạng đầu tư để định hướng ưu tiên
đầu tư tài chính cho hoạt động y tế xã, điều chỉnh giá
dịch vụ KCB và tính quỹ định suất cho TYT xã.
Định
lượng
8
2.4.2. Hoạt động can thiệp và công thức định suất
2.4.2.1. Hoạt động can thiệp: Các hoạt động can thiệp được
tiến hành từ ngày 01/01 đến 31/12/2012, với những hoạt động
chủ yếu sau: Liên ngành Sở Y tế - BHXH tỉnh ban hành kế
hoạch triển khai mô hình thí điểm; tổ chức tập huấn việc áp
dụng PTTT theo định suất và nâng cao chất lượng KCB cho
các cán bộ có liên quan ở các tuyến; bổ sung hợp đồng KCB
BHYT giữa BHXH huyện và TTYT huyện trong đó nêu các
điều khoản về PTTT theo định suất tại các TYT xã; giám sát hỗ
trợ; đánh giá và báo cáo kết quả mô hình thí điểm.
2.4.2.2. Công thức định suất
* Công thức xác định suất phí: C = fx(M1+M2+S+V1) = fxU
Trong đó: C là suất phí cho một người hưởng BHYT; f là chỉ
tiêu tần suất KCB/thẻ/năm tại TYT (quy ước = 1,0); U =
(M1+M2+S+V1), là chi phí BQ cho 1 lượt khám tại TYT; M1
là chi phí thuốc BQ/lượt khám; M2 là chi phí dịch vụ kỹ thuật
(DVKT) BQ/lượt khám (hiện tại có giá trị mặc định bằng 0, sẽ
xác định cụ thể sau); S là tiền công khám; V1 là vật tư y tế tiêu
hao (VTYTTH).
* Quỹ ĐS cho mỗi TYT: Quỹ ĐS = (NxC)+(NxQuỹ ĐT-KT)
Trong đó: Quỹ ĐS là Quỹ định suất; N là số thẻ BHYT đăng
ký KCB ban đầu tại cơ sở y tế; C là suất phí trên đầu thẻ; Quỹ
ĐT-KT là Quỹ điều tiết - khen thưởng = 10% của C.
2.5. Đối tượng nghiên cứu: Các dịch vụ KCB BHYT tại 6
TYT xã nghiên cứu; đơn thuốc điều trị ngoại trú có KS năm
2011 và năm 2012 của 6 TYT xã nghiên cứu; người dân tham
gia BHYT từ 18 tuổi trở lên được KCB tại 6 TYT xã nghiên
cứu trong năm 2012; đại diện một số cán bộ có liên quan đến
9
việc triển khai thực hiện mô hình thí điểm ở tuyến tỉnh, huyện,
xã; chi phí tài chính đối với hàng hoá và các dịch vụ mua vào
tại 6 TYT xã nghiên cứu trong năm 2012.
2.6. Cỡ mẫu
2.6.1. Nghiên cứu mô tả: Các chỉ số KCB và chi phí KCB
BHYT năm 2011 và năm 2012 của người tham gia BHYT tại 6
TYT xã và 2 TTYT huyện nghiên cứu.
2.6.2. Nghiên cứu kê đơn thuốc hợp lý
- Áp dụng công thức tính cỡ mẫu so sánh hai tỷ lệ, ta có:
- Trong đó: n là cỡ mẫu tối thiểu; Z
(1-α/2)
: Với khoảng tin cậy
95%, kiểm định 2 phía, Z
(1-α/2)
= 1,96;
p
= (p
1
+p
2
)/2; 1-β là lực
mẫu, trong trường hợp này ta lấy 1-β = 85%; p
1
: Tỷ lệ kê đơn
thuốc hợp lý ở thời sau can thiệp tăng so với thời điểm trước
can thiệp tại các TYT xã can thiệp, ước tính p
1
=10%; p
2
: Tỷ lệ
kê đơn thuốc hợp lý ở thời sau can thiệp tăng so với thời điểm
trước can thiệp tại các TYT xã đối chứng, ước tính p
2
=3%.
- Thay số vào công thức ta có n = 222, nhân với hệ số thiết kế
bằng 2 cỡ mẫu sẽ là 444, làm tròn là 450 đơn thuốc điều tra ở
thời điểm trước can thiệp và 450 đơn thuốc điều tra ở thời điểm
sau can thiệp ở mỗi nhóm. Như vậy, mỗi TYT xã sẽ điều tra
150 đơn thuốc trước can thiệp và 150 đơn thuốc sau can thiệp.
2.6.3. Nghiên cứu sự hài lòng của người bệnh
- Áp dụng công thức tính cỡ mẫu so sánh hai tỷ lệ, ta có:
- Trong đó: n là cỡ mẫu tối thiểu; Z
(1-α/2)
: Với khoảng tin cậy
95%, kiểm định 2 phía, Z
(1-α/2)
= 1,96;
p
= (p1+p2)/2; 1-β là
lực mẫu, trong trường hợp này ta lấy 1-β = 85%; p1: Tỷ lệ
10
người được phỏng vấn hài lòng với dịch vụ KCB tại các TYT
xã can thiệp ở thời điểm sau can thiệp, ước tính p1 = 85%; p2:
Tỷ lệ người được phỏng vấn hài lòng với dịch vụ KCB tại các
TYT xã đối chứng ở thời điểm sau can thiệp, ước tính p2=70%.
- Thay số vào công thức ta có n = 138, nhân với hệ số thiết kế
bằng 2 cỡ mẫu sẽ là 276 người cần được phỏng vấn ở mỗi
nhóm. Như vậy, mỗi xã sẽ phỏng vấn 92 người được KCB tại
TYT xã trong năm 2012. Trên thực tế đã phỏng vấn được 636
người (Ngọc Tụ: 107, Đăk Rơ Nga: 106, Đăk Trăm: 104, Đăk
Tre: 108, Đăk Pne: 106 và Đăk Kôi: 105 người).
2.6.4. Nghiên cứu định tính: Phỏng vấn sâu (PVS): 7 cuộc;
thảo luận nhóm (TLN): 5 cuộc.
2.6.5. Nghiên cứu chi phí đầy đủ của dịch vụ KCB tại TYT:
Chi phí đầy đủ của dịch vụ KCB 2012 tại 6 TYT nghiên cứu.
2.7. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu cụm có chủ đích theo
ba giai đoạn: Giai đoạn 1 chọn huyện can thiệp và huyện đối
chứng, giai đoạn 2 chọn 3 xã can thiệp và 3 xã đối chứng, giai
đoạn 3 chọn đơn vị mẫu.
2.8. Biến số, chỉ số và nội dung nghiên cứu: Dựa theo mục
tiêu nghiên cứu và các tiểu nghiên cứu để đưa ra các biến số,
chỉ số và nội dung nghiên cứu chính.
2.9. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu
- Đối với nghiên cứu mô tả và nghiên cứu chi phí đầy đủ của
dịch vụ KCB tại TYT xã, số liệu sau khi thu thập được làm
sạch và nhập vào phần mềm MS Excel 2007 để tính toán. Đối
với nghiên cứu kê đơn thuốc hợp lý và nghiên cứu sự hài lòng
của người bệnh, toàn bộ các thông tin được mã hóa, làm sạch
11
trước khi nhập bằng chương trình Epidata 3.1, sau đó sử dụng
phần mềm Stata 10.0 để phân tích.
- Tất cả chi phí KCB BHYT 2011 được điều chỉnh về giá trị
2012 theo chỉ số giá tiêu dùng do Tổng cục Thống kê công bố.
- Một số công thức tính dùng trong nghiên cứu
+ Công thức tính chi phí BQ/lượt khám:
∑ x
i
X
=
n
1
Trong đó:
X
là chi phí BQ/lượt khám; x
i
là số tiền chi cho lượt KCB thứ i (i=1, 2 ); n
1
là số
lượt KCB tại TYT xã trong năm.
+ Công thức tính chi phí BQ/thẻ/năm:
∑ y
i
Y
=
n
2
Trong đó:
Y
là chi phí BQ/thẻ/năm; y
i
là số tiền chi cho lượt KCB thứ i (i=1, 2 ); n
2
là số thẻ
đăng ký KCB ban đầu tại TYT trong năm.
+ Công thức tính tỷ lệ gia tăng năm 2012 so với năm 2011:
(Chỉ số
2012
- Chỉ số
2011
) x 100
Tỷ lệ gia tăng (%) =
Chỉ số
2011
- Sử dụng phần mềm Stata 10.0 để kiểm định sự khác biệt giữa
các giá trị của hai năm 2011 và 2012 bằng các trắc nghiệm
thống kê: Wilcoxon signed-rank test đối với số liệu định lượng
phân bố không chuẩn; Z test đối với 2 tỷ lệ; khi bình phương
(2) hoặc fisher’s exact test cho biến định tính của trên 1
nhóm; Mann-Whitney test cho biến định lượng của 2 nhóm độc
lập. Mức ý nghĩa thống kê p<0,05 được áp dụng.
12
- Xây dựng mô hình hồi quy logistic phân tích mối liên quan
giữa sự hài lòng của người bệnh với một số yếu tố liên quan.
- Thông tin định tính được phân nhóm chủ đề để phân tích.
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu: Nghiên cứu này đã được
Hội đồng đánh giá đề cương chi tiết Viện Vệ sinh Dịch tễ
Trung ương thông qua vấn đề đạo đức.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng thanh toán chi phí KCB BHYT theo
phương thức dịch vụ tại một số TYT xã năm 2011-2012
Bảng 3.1: Tình hình KCB BHYT tại 3 TYT huyện Kon Rẫy
Nội dung 2011 2012
Gia
tăng
(%)
p
Trắc nghiệm
thống kê
Tổng số lượt khám
bệnh tại TYT xã
8.408 10.761 28,0 -
Số lượt khám bệnh
BQ
0,9 1,1 22,0 0,3173
Wilcoxon
signed-rank
test
Tần suất khám/ thẻ/
năm
1,0 1,2 25,9 0,3173
Tỷ lệ % chuyển tuyến 5,6 4,9 -13,3 0,0152 Z test
Số lượt người bệnh
được KCB tại TTYT
huyện
891 909 2,0 -
+ Có GGT 475 527 10,9 -
Tỷ lệ % 53,3 58,0 8,8 0,0224 Z test
+ Không có GGT 416 382 -8,2 -
Tỷ lệ % 46,7 42,0 -10,0 0,0224 Z test
Bảng 3.1 cho thấy, so với năm 2011, năm 2012 tỷ lệ
chuyển tuyến giảm 13,3%, tỷ lệ người bệnh được KCB tại
TTYT huyện có giấy giới thiệu tăng 8,8% và các sự khác biệt
này đều có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
13
Bảng 3.2: Chi phí KCB BHYT tại 3 TYT huyện Kon Rẫy
Đơn vị: 1000 VNĐ
Nội dung 2011 2012
Gia tăng
(%)
p
Trắc nghiệm
thống kê
Tổng chi phí
KCB BHYT
680.714
871.511
28,0 -
- Tiền công
khám
7.178 8.609 19,9 -
Tỷ lệ % tiền
công khám
1,1 1,0 -6,3 0,2495 Z test
- Tiền thuốc 667.066 842.062 26,2 -
Tỷ lệ % tiền
thuốc
98,0 96,6 -1,4 <0,0001 Z test
- Tiền
VTYTTH
500 13.386 2.575,7 -
Tỷ lệ % tiền
VTYTTH
0,1 1,5 1.989,9 <0,0001 Z test
- Tiền DVKT 5.970 7.454 24,9 -
Tỷ lệ % tiền
DVKT
0,9 0,9 -2,5 1,0000 Z test
Chi BQ / lượt
khám
81,0 81,0 0 -
Wilcoxon
signed-rank
test
Chi BQ/
thẻ/năm
78,1 98,3 25,9 0,3173
Bảng 3.2 cho thấy tổng chi phí KCB BHYT tại 3 TYT năm
2012 tăng 28,0% so với năm 2011, trong đó tiền công khám
tăng 19,9%, tiền thuốc tăng 26,2%, tiền DVKT tăng 24,9% và
tăng nhiều nhất là tiền VTYTTH (2.575,7%). Tỷ lệ tiền công
khám, tiền thuốc, tiền DVKT năm 2012 giảm so với năm 2011,
trong đó tỷ lệ tiền thuốc giảm có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Tỷ lệ tiền VTYTTH năm 2012 tăng nhiều so với năm 2011 và
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
3.2. Hiệu quả của PTTT chi phí KCB BHYT theo định suất
tại một số TYT xã thuộc huyện Đăk Tô
3.2.1. Kê đơn thuốc hợp lý
14
Bảng 3.9: So sánh tỷ lệ gia tăng 2012 so với 2011
của một số chỉ số về kê đơn thuốc giữa các TYT 2 huyện
Nội dung
Huyện Đăk
Tô (%)
Huyện Kon
Rẫy (%)
p
(Z test)
Nguồn gốc thuốc KS
- Trong nước 0 7,3 <0,0001
Tên thuốc KS
- Tên gốc 120,5 4,0 <0,0001
- Tên gốc+Biệt dựợc -33,3 200,0 <0,0001
Số ngày dùng thuốc KS
- ≤ 4 ngày -66,7 50,0 <0,0001
Bảng 3.9 cho thấy, tỷ lệ đơn thuốc sử dụng KS trong nước
năm 2012 và tỷ lệ gia tăng tên thuốc kê theo tên gốc của huyện
Đăk Tô cao hơn huyện Kon Rẫy; ngược lại tỷ lệ gia tăng tên
thuốc kê vừa tên gốc vừa biệt dược và đơn thuốc có số ngày
dùng KS ≤ 4 ngày của huyện Kon Rẫy cao hơn huyện Đăk Tô;
các sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Bảng 3.12: So sánh tỷ lệ gia tăng 2012 so với 2011 của một
số chỉ số tổng hợp về kê đơn thuốc giữa các TYT 2 huyện
Nội dung
Huyện Đăk
Tô (%)
Huyện Kon
Rẫy (%)
p
(Z test)
Số đầu thuốc sử dụng
BQ/đơn
2,6 5,1 0,0256
Đơn thuốc kê thuốc KS phù
hợp với chẩn đoán
11,6 -1,4 <0,0001
Bảng 3.12 cho thấy, tỷ lệ gia tăng số đầu thuốc sử dụng
BQ/đơn của huyện Đăk Tô ít hơn huyện Kon Rẫy, tỷ lệ gia
tăng đơn thuốc có thuốc KS kê phù hợp với chẩn đoán của
15
huyện Đăk Tô nhiều hơn huyện Kon Rẫy và các sự khác biệt
này đều có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
3.2.2. Sự hài lòng của người bệnh
Bảng 3.17: Mô hình hồi quy logistic đa biến
Biến phụ thuộc:
Sự hài lòng của người bệnh
Đặc điểm
OR 95%CI
Huyện
- Đối chứng (nhóm so sánh) 1 -
- Can thiệp 2,3* 1,1 - 4,7
Thời gian chờ đợi
- Dưới 15 phút 75,5* 13,8 - 412,5
- 15 - <30 phút 51,1* 7,0 - 371,8
- Từ 30 phút trở lên (nhóm so sánh) 1 -
Người khám bệnh
- Bác sĩ/Y sĩ 6,7* 2,8 - 15,6
- Y tá, Điều dưỡng, Hộ sinh 2,5* 1,2 - 5,5
- Không biết (nhóm so sánh) 1 -
Cấp thuốc theo đơn
- Đúng, đủ như trong đơn 44,9* 20,1 - 100,0
- Không biết (nhóm so sánh) 1 -
Ghi chú *: Có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.17 cho thấy, sau khi khống chế các yếu tố nhiễu
(các biến độc lập có trong mô hình là như nhau), người bệnh
thuộc huyện can thiệp có xác suất hài lòng với dịch vụ KCB
cao gấp 2,3 lần so với những người bệnh thuộc huyện đối
chứng và sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (OR = 2,3;
95%CI: 1,1 - 4,7). Thời gian chờ đợi của người bệnh càng
ngắn, xác suất hài lòng của họ càng cao. Người khám bệnh là
Bác sĩ/Y sĩ có xác suất hài lòng cao nhất. Người bệnh được cấp
thuốc đúng, đủ như trong đơn thuốc có xác suất hài lòng cao
gấp 44,9 lần so với những người không biết và sự khác biệt này
là có ý nghĩa thống kê (OR = 44,9; 95%CI: 20,1 - 100,0).
16
3.2.3. Một số chỉ số KCB BHYT
Bảng 3.20: So sánh tỷ lệ gia tăng năm 2012 với năm 2011
của một số chỉ số KCB BHYT giữa các TYT xã 2 huyện
Nội dung
Huyện Đăk
Tô (%)
Huyện Kon
Rẫy (%)
p
(Z test)
Tổng số lượt khám bệnh tại TYT xã 23,4 28,0 <0,0001
Số lượt khám bệnh BQ 15,6 22,0 <0,0001
Tần suất khám/thẻ/năm 16,6 25,9 <0,0001
Số lượt chuyển tuyến -18,1 10,9 <0,0001
Số lượt người bệnh được KCB tại
TTYT huyện
-22,7 2,0 <0,0001
Trong đó: Có GGT -18,1 10,9 <0,0001
Tỷ lệ % 5,9 8,8 0,0082
Bảng 3.20 cho thấy tỷ lệ gia tăng một số chỉ số KCB
BHYT giữa huyện Đăk Tô và huyện Kon Rẫy có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p<0,05, trong đó tỷ lệ gia tăng tất cả
các chỉ số của huyện Đăk Tô đều ít hơn huyện Kon Rẫy.
3.2.4. Chi phí KCB BHYT
Bảng 3.23: So sánh tỷ lệ gia tăng năm 2012 so với năm 2011
của chi phí KCB BHYT giữa các TYT xã 2 huyện
Nội dung
Huyện Đăk
Tô (%)
Huyện Kon
Rẫy (%)
p
(Z test)
Tổng chi phí KCB BHYT -1,6 28,0 <0,0001
Tiền công khám 15,6 19,9 <0,0001
Tỷ lệ % tiền công khám 17,5 -6,3 <0,0001
Tiền thuốc -2,3 26,2 <0,0001
Tỷ lệ % tiền thuốc -0,7 -1,4 -
Tiền VTYTTH 53,8 2.575,7 <0,0001
Tỷ lệ % tiền VTYTTH 56,3 1.989,9 <0,0001
Tiền DVKT 20,0 24,9 <0,0001
Tỷ lệ % tiền DVKT 22,0 -2,5 <0,0001
Chi BQ/thẻ/năm -7,0 25,9 <0,0001
Bảng 3.23 cho thấy tỷ lệ gia tăng các chỉ số phản ánh chi
phí KCB BHYT giữa các TYT xã 2 huyện có sự khác biệt có ý
17
nghĩa thống kê với p<0,05, trong đó tỷ lệ gia tăng tất cả chỉ số
của huyện Đăk Tô đều ít hơn huyện Kon Rẫy, trừ tỷ lệ tiền
công khám, tỷ lệ tiền thuốc và tỷ lệ tiền DVKT.
Bảng 3.30: Cân đối quỹ định suất năm 2012
của 3 TYT xã huyện Đăk Tô
Đơn vị: 1000 VNĐ
Nội dung
Ngọc
Tụ
Đăk Rơ
Nga
Đăk
Trăm
Tổng
số
1. Quỹ định suất
- Ban đầu (theo kế hoạch) 101.154 112.232 154.481 367.866
- Sau điều tiết 151.730 134.854 200.987 487.571
- Số tiền bù đắp thiếu hụt 50.577 22.623 46.506 119.705
- Chi phí KCB 135.455 116.620 195.751 447.826
Chiếm tỷ lệ % 89,3 86,5 97,4 91,8
- Kết dư sau điều tiết 16.275 18.234 5.236 39.745
Chiếm tỷ lệ % 10,7 13,5 2,6 8,2
2. Quỹ ĐT-KT
- Ban đầu (theo kế hoạch) 36.787
- Sau điều tiết 48.757
- Số kinh phí phải bổ sung
từ nguồn khác (HEMA)
70.948
- Tổng kinh phí
119.705
Bảng 3.30 cho thấy tổng số chi phí KCB (không tính chi
phí DVKT) chiếm 91,8% quỹ định suất của 3 xã, tỷ lệ kết dư
chung là 8,2% quỹ định suất của 3 xã, tổng kinh phí Quỹ ĐT-
KT lên đến 119.705.000 đồng và 100% số tiền này đều được
dùng để điều tiết phần kinh phí thiếu hụt của quỹ định suất.
3.2.5. Nghiên cứu định tính: Các ý kiến PVS và TLN cho thấy
hầu hết đều thống nhất đánh giá rất cao về hiệu quả của mô
hình thí điểm thanh toán chi phí KCB BHYT theo định suất tại
TYT xã, nhất là chất lượng dịch vụ KCB được nâng lên, tỷ lệ
chuyển tuyến giảm, tần suất KCB vượt chỉ tiêu mong đợi,
người dân ngày càng tin tưởng hơn và hài lòng hơn với dịch vụ
18
KCB tại TYT so với trước khi triển khai thực hiện mô hình thí
điểm, quỹ định suất tại các TYT được bảo đảm và có kết dư.
3.2.6. Chi phí đầy đủ của dịch vụ KCB tại TYT xã
Bảng 3.35: So sánh chi phí đơn vị và mức phí tối đa
Nội dung
Chi phí
thực tế
(1000
đồng)
Mức phí tối đa theo TTLT
số 04 (không bao gồm thuốc
và VTYTTH)
Số tiền
(1000
đồng)
Tỷ lệ mức phí
tối đa/Chi phí
thực tế (%)
1. Chi phí thường xuyên
(không bao gồm thuốc và
VTYTTH)
80,5 5 6,2
2. Chi phí đầu tư và chi phí
thường xuyên (không bao
gồm thuốc và VTYTTH)
92,8 5 5,4
Bảng 3.35 trình bày sự so sánh giữa chi phí đơn vị (không
bao gồm chi phí thuốc và VTYTTH) và mức phí dịch vụ tối đa
tương ứng (không bao gồm chi phí thuốc và VTYTTH) theo
quy định tại Thông tư liên tịch số 04 của liên Bộ Y tế - Bộ Tài
chính. Mức thu viện phí rất thấp so với chi phí đơn vị của các
dịch vụ được cung cấp. Đối với chi phí đơn vị chỉ tính chi phí
thường xuyên, tỷ lệ thu hồi chi phí BQ của 6 TYT xã là 6,2%.
Đối với chi phí đơn vị bao gồm cả chi phí đầu tư và chi phí
thường xuyên, tỷ lệ thu hồi chi phí BQ của 6 TYT xã là 5,4%.
Chương 4
BÀN LUẬN
4.1. Thực trạng thanh toán chi phí KCB BHYT theo
phương thức dịch vụ tại một số TYT xã năm 2011-2012
Tại Bảng 3.1 cho thấy tổng số lượt khám bệnh, số lượt
khám bệnh BQ và tần suất khám/thẻ/năm của 3 TYT xã huyện
Kon Rẫy năm 2012 đều tăng so với năm 2011. Điều này cho
19
thấy việc thực hiện BHYT tại TYT xã đã từng bước có hiệu
quả nhất định, hầu hết người tham gia BHYT đều được đăng
ký KCB ban đầu tại TYT xã và người dân đã tin tưởng hơn vào
dịch vụ KCB tại TYT xã.
Tỷ lệ chuyển tuyến năm 2012 giảm 13,3% so với năm 2011
(có ý nghĩa thống kê), điều này lại chứng tỏ thêm hầu hết các
bệnh thông thường đều được giải quyết tại tuyến xã, TYT chỉ
chuyển người bệnh nặng, vượt quá khả năng chuyên môn lên
KCB tại TTYT huyện.
Tại Bảng 3.2 cho thấy cơ cấu chi phí KCB BHYT chủ yếu
là tiền thuốc chiếm 97-98%, tiền công khám, VTYTTH và
DVKT chiếm tỷ lệ không đáng kể. Kết quả nghiên cứu cho
thấy tổng chi phí KCB BHYT tại 3 TYT huyện Kon Rẫy năm
2012 tăng 28,0% so với năm 2011, trong đó tất cả các khoản
mục đều tăng. Sự gia tăng này có thể được giải thích là do tăng
số lượt KCB tại TYT vì chi BQ/lượt khám năm 2011 và 2012
bằng nhau (81 ngàn đồng). Tuy nhiên, chi BQ/thẻ năm 2012
tăng 25,9% so với 2011. Điều này hoàn toàn phù hợp với lý
luận của PTTT theo dịch vụ là chi phí KCB ngày một gia tăng.
4.2. Hiệu quả của PTTT chi phí KCB BHYT theo định suất
tại một số TYT xã thuộc huyện Đăk Tô
4.2.1. Kê đơn thuốc hợp lý:
Khi so sánh tỷ lệ gia tăng năm 2012 so với năm 2011 của
một số chỉ số về kê đơn thuốc giữa các TYT xã 2 huyện (Bảng
3.9) cho thấy tỷ lệ đơn thuốc sử dụng KS trong nước và tỷ lệ
gia tăng tên thuốc kê theo tên gốc của huyện Đăk Tô cao hơn
huyện Kon Rẫy, ngược lại tỷ lệ gia tăng tên thuốc kê vừa tên
gốc vừa biệt dược và đơn thuốc có số ngày dùng KS ≤ 4 ngày
20
của huyện Kon Rẫy cao hơn huyện Đăk Tô (đều có ý nghĩa
thống kê). Điều này càng chứng tỏ sự can thiệp đã có những
hiệu quả rõ rệt so với không can thiệp.
Khi so sánh tỷ lệ gia tăng năm 2012 so với năm 2011 của
một số chỉ số tổng hợp về kê đơn thuốc giữa các TYT xã 2
huyện (Bảng 3.12) cho thấy tỷ lệ gia tăng số đầu thuốc sử dụng
BQ/đơn và đơn thuốc kê thuốc KS phù hợp với chẩn đoán có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 huyện với p<0,05; tỷ lệ
gia tăng số đầu thuốc sử dụng BQ/đơn của huyện Đăk Tô ít
hơn huyện Kon Rẫy và tỷ lệ gia tăng đơn thuốc kê thuốc KS
phù hợp với chẩn đoán của huyện Đăk Tô nhiều hơn huyện
Kon Rẫy. Điều này chứng tỏ khi thực hiện khoán định suất việc
khống chế sự gia tăng sử dụng thuốc tốt hơn dẫn đến sự gia
tăng chi phí KCB BHYT sẽ ít hơn và tỷ lệ đơn thuốc kê thuốc
KS phù hợp với chẩn đoán cao hơn so với huyện chưa thực
hiện khoán định suất.
4.2.2. Sự hài lòng của người bệnh: Khi phân tích đa biến với
hồi quy logistic (Bảng 3.17) để loại bỏ các yếu tố gây nhiễu,
cho thấy với các yếu tố khác như nhau, người sử dụng dịch vụ
thuộc huyện can thiệp có xác suất hài lòng với dịch vụ KCB
cao gấp 2,3 lần so với những người thuộc huyện đối chứng và
sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (OR = 2,3; 95%CI: 1,1
- 4,7). Điều này chứng tỏ mô hình thí điểm đã có những tác
động tích cực và rõ rệt so với nhóm đối chứng.
4.2.3. Một số chỉ số KCB BHYT: Khi so sánh tỷ lệ gia tăng
năm 2012 với năm 2011 của một số chỉ số KCB BHYT giữa
các TYT xã 2 huyện (Bảng 3.20) cho thấy có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p<0,05, trong đó tỷ lệ gia tăng tất cả chỉ số
của huyện Đăk Tô đều ít hơn huyện Kon Rẫy. Điều này chứng
21
tỏ các TYT xã thực hiện khoán định suất kiểm soát sự gia tăng
các chỉ số KCB tốt hơn và từ đó góp phần kiểm soát sự gia
tăng chi phí KCB BHYT tốt hơn so với các TYT xã thực hiện
thanh toán theo dịch vụ.
4.2.4. Chi phí KCB BHYT: Khi so sánh tỷ lệ gia tăng năm
2012 so với năm 2011 của chi phí KCB BHYT giữa các TYT
xã 2 huyện (Bảng 3.23) cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p<0,05, trong đó tỷ lệ gia tăng tất cả các chỉ số
của huyện Đăk Tô đều ít hơn huyện Kon Rẫy (trừ tỷ lệ tiền
công khám, tỷ lệ tiền thuốc và tỷ lệ tiền DVKT). Điều này một
lần nữa lại chứng tỏ các TYT xã thực hiện khoán định suất
kiểm soát tốt và có hiệu quả sự gia tăng chi phí KCB BHYT so
với các TYT xã thực hiện thanh toán theo dịch vụ. Tỷ lệ gia
tăng tỷ lệ tiền công khám, tỷ lệ tiền thuốc và tỷ lệ tiền DVKT ở
các TYT xã thực hiện khoán định suất nhiều hơn các TYT xã
thực hiện thanh toán theo dịch vụ là tín hiệu tốt, thể hiện các
TYT xã thực hiện khoán định suất cung cấp dịch vụ KCB ngày
càng nhiều hơn, điều này hoàn toàn khác với lý thuyết về thanh
toán theo định suất là các cơ sở nhận định suất thường có xu
hướng hạn chế cung cấp dịch vụ cho người bệnh.
4.2.5. Chi phí đầy đủ của dịch vụ KCB tại TYT xã: So với
mức phí tối đa tại Thông tư liên tịch số 04 của liên Bộ Y tế -
Bộ Tài chính, tỷ lệ thu hồi chi phí BQ chỉ tính chi phí thường
xuyên là 6,2%, thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của nhóm
nghiên cứu Hoàng Văn Minh là 18,9%; nếu tính cả chi phí đầu
tư và chi phí thường xuyên, tỷ lệ thu hồi chi phí BQ là 5,4%
(Bảng 3.35). Điều này cho thấy các dịch vụ KCB của các TYT
xã nghiên cứu hiện đang rất thiếu kinh phí và cần quan tâm
nâng mức thu của các dịch vụ này trong thời gian tới.
22
KẾT LUẬN
1. Thực trạng thanh toán chi phí KCB BHYT theo phương
thức dịch vụ tại một số TYT xã năm 2011-2012
- Tổng số lượt khám bệnh tại 3 TYT xã thanh toán theo
dịch vụ năm 2012 tăng 28,0% so với năm 2011; số lượt khám
bệnh BQ và tần suất khám/thẻ năm 2012 đều tăng so với 2011.
- Tổng chi phí KCB BHYT tại 3 TYT thanh toán theo dịch
vụ năm 2012 tăng 28,0% so với 2011, trong đó tất cả khoản
mục đều tăng. Chi BQ/thẻ năm 2012 tăng 25,9% so với 2011.
- So với năm 2011, chi phí KCB BQ trên lượt khám năm
2012 của 3 TYT xã thanh toán theo dịch vụ tăng ở tất cả các
nhóm đối tượng, trừ nhóm 4.
Kết luận này cho thấy tại các TYT xã áp dụng PTTT
theo dịch vụ có sự gia tăng về cung ứng, sử dụng dịch vụ và chi
phí KCB BHYT giữa năm 2012 so với năm 2011.
2. Hiệu quả của PTTT chi phí KCB BHYT theo định suất
tại một số TYT xã thuộc huyện Đăk Tô
- Tỷ lệ đơn thuốc sử dụng KS trong nước, tỷ lệ gia tăng đơn
thuốc có tên thuốc kê theo tên gốc và tỷ lệ gia tăng đơn thuốc
kê thuốc KS phù hợp với chẩn đoán của 3 TYT xã thí điểm
định suất (100%; 120,5% và 11,6%) nhiều hơn 3 TYT xã thanh
toán theo dịch vụ (98,9%; 4% và -1,4%). Tỷ lệ gia tăng số đầu
thuốc sử dụng BQ/đơn của 3 TYT xã thí điểm định suất (2,6%)
ít hơn 3 TYT xã thanh toán theo dịch vụ (5,1%).
- Với các yếu tố khác như nhau, người sử dụng dịch vụ tại
3 TYT xã thí điểm định suất có xác suất hài lòng với dịch vụ
KCB cao gấp 2,3 lần so với người sử dụng dịch vụ tại 3 TYT
xã thanh toán theo dịch vụ.
23
- Tổng số lượt khám bệnh tại 3 TYT xã thí điểm định suất
năm 2012 tăng 23,4% so với năm 2011; số lượt khám bệnh BQ
và tần suất khám/thẻ năm 2012 đều tăng so với năm 2011. Tỷ
lệ gia tăng các chỉ số KCB của 3 TYT xã thí điểm định suất
đều ít hơn 3 TYT xã thanh toán theo dịch vụ.
- Tổng chi phí KCB BHYT tại 3 TYT xã thí điểm định suất
năm 2012 giảm 1,6% so với năm 2011, trong đó tiền thuốc
giảm còn lại các khoản mục khác đều tăng; chi BQ/lượt khám
và chi BQ/thẻ năm 2012 đều giảm so với năm 2011. Tỷ lệ gia
tăng tất cả chỉ số phản ánh chi phí KCB BHYT của 3 TYT xã
thí điểm định suất đều ít hơn 3 TYT xã thanh toán theo dịch vụ,
trừ tỷ lệ tiền công khám, tỷ lệ tiền thuốc và tỷ lệ tiền DVKT là
tín hiệu tốt thể hiện các TYT xã thí điểm định suất cung cấp
các dịch vụ KCB nhiều hơn cho người bệnh.
- So với 2011, chi phí KCB BQ trên lượt khám và trên thẻ
của 3 TYT thí điểm định suất 2012 đều giảm ở tất cả các nhóm
đối tượng. Tỷ lệ gia tăng chi phí KCB BQ trên lượt khám theo
nhóm đối tượng, tỷ lệ gia tăng chi phí KCB BQ trên lượt khám
và trên thẻ theo giới tính và theo nhóm tuổi của 3 TYT thí điểm
định suất đều ít hơn 3 TYT thanh toán theo dịch vụ.
- Suất phí sau điều tiết của xã Ngọc Tụ, Đăk Rơ Nga và
Đăk Trăm lần lượt là 57.300, 45.900 và 49.700 đồng. Tổng số
chi phí KCB chiếm 91,8%, tỷ lệ kết dư chung là 8,2% quỹ định
suất của 3 xã và không có xã nào bị thâm hụt quỹ.
- Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy hầu hết các ý kiến
PVS hoặc TLN đều thống nhất đánh giá rất cao về hiệu quả của
mô hình thí điểm thanh toán chi phí KCB BHYT theo định suất
tại TYT xã và đề nghị cần được tiếp tục duy trì, nhân rộng mô
hình này trong thời gian sớm nhất.