Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Thực trạng triển khai hồ sơ bệnh án điện tử và một số yếu tố ảnh hưởng tại trung tâm quốc tế bệnh viện nhi trung ương năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN

H
P

THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI HỒ SƠ BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI TRUNG TÂM
QUỐC TẾ BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2021

U

LUẬN VĂN

THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802

H

HÀ NỘI, 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN

H


P

THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI HỒ SƠ BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI TRUNG TÂM
QUỐC TẾ BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2021

U

LUẬN VĂN

THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

H

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Lê Xuân Ngọc

HÀ NỘI, 2021


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu,
phòng Đào tạo sau đại học cùng tồn thể các thầy cơ giáo trường Đại học Y tế Công
cộng đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập vừa qua.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám đốc cùng các cán bộ Trung tâm
Quốc Tế Bệnh viện Nhi Trung ương đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian
nghiên cứu tại Trung tâm.
Có được kết quả này, tơi vô cùng biết ơn TS. Lê Xuân Ngọc và Ths. Nguyễn

Thùy Linh là người thầy đã định hướng, hướng dẫn tận tình, tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tơi hồn thành luận văn này.

H
P

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới tập thể các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ
trong Hội đồng thông qua đề cương, Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ là những
người thầy, những nhà khoa học đã đóng góp cho tơi nhiều ý kiến q báu để tơi
hồn thiện và bảo vệ thành công luận văn này.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tập thể lớp QLBV12-1B cùng gia đình, bạn bè,

U

đồng nghiệp đã ủng hộ, động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập.

H

Tôi xin trân trọng cảm ơn!


i

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG................................................................................................iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...........................................................................................v
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ................................................................................................vi

ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1

Chương 1 ....................................................................................................................4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................................4
1.1. Hồ sơ bệnh án và hồ sơ bệnh án điện tử ..............................................................4
1.1.1. Một số khái niệm về hồ sơ hệnh án, hồ sơ bệnh án điện tử và công nghệ thông
tin trong y tế. ...............................................................................................................4

H
P

1.1.2. Hạn chế của hồ sơ bệnh án giấy ........................................................................6
1.1.3. Lợi ích của hồ sơ bệnh án điện tử .....................................................................8
1.2. Một số văn bản quy định liên quan đến bệnh án điện tử .....................................9
1.3. Thực trạng triển khai hồ sơ bệnh án điện tử trên Thế giới và Việt Nam ...........10
1.3.1. Lập hồ sơ bệnh án điện tử ...............................................................................10

U

1.3.2. Sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử ........................................................................11
1.3.3. Quản lý hồ sơ bệnh án điện tử.........................................................................12
1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng trong triển khai hồ sơ bệnh án điện tử ......................12

H

1.4.1. Yếu tố trang thiết bị cơ sở hạ tầng ..................................................................13
1.4.2. Yếu tố tài chính ...............................................................................................13
1.4.3. Yếu tố nhân lực ...............................................................................................14
1.4.4. Yếu tố về cơ chế chính sách, văn bản có tính pháp lý ....................................14
1.4.5. Yếu tố về phần mềm .......................................................................................15
1.5. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu .....................................................................16
1.6. Khung lý thuyết nghiên cứu ...............................................................................16

Chương 2 ..................................................................................................................18
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................18
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................18
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................18
2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................18


ii

2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu....................................................................19
2.5. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu ..........................................................19
2.5.1. Nghiên cứu định lượng ...................................................................................19
2.5.2. Nghiên cứu định tính .......................................................................................25
2.6. Biến số nghiên cứu .............................................................................................26
2.7. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .............................................................26
2.8. Sai số và biện pháp khắc phục ...........................................................................27
2.9. Vấn đề về đạo đức nghiên cứu ...........................................................................27
Chương 3 ..................................................................................................................28
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................................28

H
P

3.1. Thực trạng ứng dụng CNTT tại Bệnh viện Nhi Trung ương .............................28
3.2 . Thực trạng triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại Trung tâm Quốc tế, Bệnh viện
Nhi Trung ương .........................................................................................................29
3.2.1. Tiêu chí lập, cập nhật hồ sơ bệnh án điện tử ...................................................29
3.2.3. Tiêu chí sử dụng và khai thác hồ sơ bệnh án điện tử ......................................33

U


3.2.4. Tiêu chí quy định về phần mềm hồ sơ bệnh án điện tử ..................................34
3.2.5. Tiêu chí thơng tin định danh người bệnh ........................................................36
3.2.6. Tiêu chí bảo mật và tính riêng tư của hồ sơ bệnh án điện tử ..........................36

H

3.2.7. Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS) ............................................37
3.2.8. Hệ thống thơng tin xét nghiệm (LIS) ..............................................................38
3.2.9. Sử dụng chữ ký số trong hồ sơ bệnh án điện tử ..............................................39
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại Bệnh viện ...39
Chương 4..................................................................................................................53
BÀN LUẬN ..............................................................................................................53
4.1. Thực trạng triển khai ứng dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại Trung tâm Quốc tế
bệnh viện Nhi Trung ương năm 2021 .......................................................................53
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới việc ứng dụng công nghệ thông tin tại Bệnh viện
Nhi Trung ương năm 2021 ........................................................................................60
4.2.1. Yếu tố kỹ thuật, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng mạng ........................................60
4.2.3. Về yếu tố nguồn nhân lực ...............................................................................63


iii

4.2.4. Về văn bản, chính sách....................................................................................64
4.2.5. Về yếu tố tài chính ..........................................................................................65
4.3. Hạn chế của nghiên cứu .....................................................................................66
KẾT LUẬN ..............................................................................................................67
KHUYẾN NGHỊ......................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


H
P

H

U


iv

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1. Thông tin chung về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của Bệnh viện ...28
Bảng 3. 2. Thông tin về cán bộ chuyên trách cơng nghệ thơng tin (n=23) ...............29
Bảng 3. 3. Tình trạng số hoá biểu mẫu của Điều dưỡng trong HSBAĐT ................29
Bảng 3. 4. Tình trạng số hố biểu mẫu của bác sỹ trong HSBAĐT .........................30
Bảng 3. 5. Tình trạng số hố biểu mẫu cận lâm sàng trong HSBAĐT .....................31
Bảng 3. 6. Đánh giá về thời gian cập nhật HSBAĐT ...............................................32
Bảng 3. 7. Đánh giá theo Thông tư 54/2017/TT-BYT..............................................32
Bảng 3. 8. Đáp ứng tiêu chí sử dụng và khai thác HSBAĐT ...................................33
Bảng 3. 9. Quy định về phần mềm hồ sơ bệnh án điện tử ........................................34

H
P

Bảng 3. 10. Đáp ứng về mã danh mục dùng chung của phần mềm hồ sơ bệnh án
điện tử ........................................................................................................................35
Bảng 3. 11. Đáp ứng về thông tin định danh người bệnh .........................................36
Bảng 3. 12. Đáp ứng tính bảo mật, tiêng tư ..............................................................36
Bảng 3. 13. Đánh giá các tiêu chí của hệ thống lưu trữ ............................................37


U

Bảng 3. 14. Đánh giá tiêu chí của hệ thống thơng tin xét nghiệm ............................38
Bảng 3. 15. Đánh giá tiêu chí sử dụng chữ kỹ số......................................................39

H


v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT:

Bảo hiểm y tế

BYT

Bộ Y tế

CĐHA:

Chẩn đốn hình ảnh

CNTT:

Cơng nghệ thơng tin

CNTTYT:


Cơng nghệ thơng tin Y tế

DICOM:

Digital Imaging and Communication in Medicine (tiêu chuẩn quốc
tế để truyền tải, lưu trữ, truy xuất, in ấn, xử lý và hiển thị thơng tin
hình ảnh y khoa)

EMR:

Electronic Medical Record (bệnh án điện tử)

HL7

Health Level 7 Standard (tiêu chuẩn quốc tế cung cấp giao thức về

H
P

quản lý, trao đổi và tích hợp thơng tin y tế điện tử giữa các hệ thống
thông tin y tế)
HL7 CDA

Health Level 7 Clinical Document Architecture (tài liệu có cấu trúc
dựa trên định dạng XML quy định cấu trúc và ngữ nghĩa dữ liệu lâm

U

sàng phục vụ mục tiêu trao đổi dữ liệu giữa các bên liên quan)
HIS:


Hospital Information System (hệ thống thông tin bệnh viện)

HSBA

Hồ sơ bệnh án

HSBAĐT

Hồ sơ bệnh án điện tử

KCB:

Khám chữa bệnh

LIS

Laboratory Information System (hệ thống thông tin xét nghiệm)

NVYT:

Nhân viên y tế

PACS:

Picture Achiving Communication System (hệ thống lưu trữ và truyền

H

tải hình ảnh)

QLBV:

Quản lý Bệnh viện

RIS:

Radiology Information System (hệ thống thơng tin chẩn đốn hình
ảnh)

WHO:

Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)


vi

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Bệnh viện Nhi Trung ương triển khai ứng dụng HSBAĐT từ năm 2019 tại
Trung tâm Quốc tế đã đạt được khá nhiều thành tựu nổi bật mang lại nhiều lợi ích
trong cơng tác quản lý, tuy nhiên cũng đã gặp khơng ít khó khăn trong các hoạt
động chung của Trung tâm.
Nghiên cứu “Thực trạng triển khai hồ sơ bệnh án điện tử và một số yếu tố ảnh
hưởng tại Trung tâm Quốc tế Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2021” được tiến hành
với 2 mục tiêu: (1) Mô tả thực trạng triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại Trung tâm
Quốc tế-Bệnh viện Nhi Trung ương, năm 2021; (2) Phân tích một số yếu tố ảnh
hưởng trong quá trình triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại Trung tâm Quốc tế-Bệnh

H
P


viện Nhi Trung ương, năm 2021. Đây là nghiên cứu cắt ngang, kết hợp nghiên cứu
định lượng và định tính. Nghiên cứu định lượng tiến hành nhằm đánh giá thực trạng
triển khai HSBAĐT theo những bảng kiểm đánh giá được xây dựng dựa trên những
yêu cầu, tiêu chí triển khai theo Thơng tư 46/2018/TT-BYT, nghiên cứu định tính
thực hiện 9 cuộc phỏng vấn sâu sau khi có kết quả khảo sát của nghiên cứu định

U

lượng. Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel.

Kết quả nghiên cứu thực trạng ứng dụng HSBAĐT tại Trung tâm theo Thơng
tư 46/2018/TT-BYT cho thấy 2/9 tiêu chí đánh giá chưa được triển khai đó là thơng

H

tin về mã định danh người bệnh và việc sử dụng chữ ký số. Một số yếu tố ảnh
hưởng tích cực tới việc triển khai HSBAĐT tại trung tâm bao gồm trang thiết bị cơ
sở hạ tầng tương đối đầy đủ; nhân lực chuyên trách CNTT có trình độ, đảm bảo về
mặt số lượng theo yêu cầu; và có được sự quan tâm và ủng hộ của Ban Giám đốc
Bệnh viện. Tuy nhiên, Bệnh viện cịn chưa có quy định cụ thể về mức chi tài chính
cho CNTT hàng năm và ứng dụng chữ ký số chưa được triển khai trên toàn Bệnh
viện.
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị. Cụ thể, Ban Giám
đốc Bệnh viện nên xây dựng văn bản tỷ lệ chi cho CNTT; đầu tư thêm máy chủ, máy dự
phịng, thay thế máy tính, máy in đồng bộ, nâng cấp hệ thống mạng; tổ chức các khóa tập
huấn về ứng dụng CNTT cho cán bộ nhân viên, triển khai các giải pháp an toàn, an


vii


ninh thơng tin. Cùng với đó, về phía Bộ Y tế, cần ban hành văn bản có hướng dẫn
chun mơn, tiêu chí kỹ thuật chi tiết, cụ thể hơn nữa để hỗ trợ thực hiện thông tư
46/2018/TT-BYT đối với các cơ sở y tế; xây dựng định mức và cơ cấu chi phí CNTT
vào giá dịch vụ y tế nhằm đảm bảo tính bền vững cho hệ thống CNTT y tế.

H
P

H

U


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hồ sơ bệnh án (HSBA) là tài liệu có tính pháp lý bao gồm thơng tin cá nhân,
thơng tin về sức khoẻ, chẩn đoán, điều trị, đơn thuốc... của mỗi người bệnh. Tại
Việt Nam, các cơ sở y tế phần lớn sử dụng văn bản giấy để thể hiện HSBA. Luật
Khám bệnh, chữa bệnh quy định thời hạn bảo quản và lưu trữ hề sơ bệnh án ít nhất
từ 10 đến 20 năm đối với mỗi loại bệnh án (1). Do đó, việc ứng dụng cơng nghệ
thơng tin (CNTT) y tế trong thời đại công nghệ 4.0 là vô cùng cần thiết. Hồ sơ bệnh
án điện tử (HSBAĐT) mang lại rất nhiều lợi ích, khơng những giám sát và hỗ trợ
lâm sàng ra quyết định mà còn giúp người hành nghề theo dõi liên tục được diễn

H
P

biến người bệnh, quản lý lịch sử khám và điều trị nhanh chóng; giảm thời gian chờ
đợi, hạn chế sự cố y khoa; quản lý tài chính, dược, vật tư chính xác và hiệu quả

nhằm tránh thất thốt, lãng phí; cung cấp các ứng dụng cảnh báo.

Thông tư 46/2018/TT-BYT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy
định về hồ sơ bệnh án điện tử (2). Đây là văn bản quy định quy định về việc lập, sử

U

dụng và quản lý HSBA điện tử tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp
giấy phép hoạt động theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Quyết định số
4888/QĐ-BYT ngày 18/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Đề án ứng dụng

H

và phát triển công nghệ thông tin y tế thông minh giai đoạn 2019-2025 (3). Hiện
nay, cả nước ta triển khai hồ sơ bệnh án điện tử trên 16 đơn vị theo Thông tư
46/2018/TT-BYT tại bệnh viện các tuyến. Vì vây, chưa có nhiều đơn vị triển khai
hồ sơ bệnh án điện tử và các nghiên cứu đánh giá về việc triển khai hồ sơ bệnh án
điện tử còn hạn chế. Điển hình, nghiên cứu về “Thực trạng triển khai hồ sơ bệnh án
điện tử tại Bệnh viện Sản-Nhi Quảng Ninh năm 2019” cho thấy 87,81% các loại
biểu mẫu đã được số hoá; bảo mật và riêng tư đáp ứng 7/10 tiêu chí; và tính pháp lý
của hồ sơ bệnh án điện tử đã được nâng cao và công nhận. Kết quả nhìn chung cũng
cho thấy trong quá trình triển khai HSBAĐT có được sự ủng hộ, quan tâm từ phía
lãnh đạo; có sự đầu tư về sơ sở vật chất, trang thiết bị như máy tính máy in, hệ
thống mạng LAN, internet. Bên cạnh đó, yếu tố khó khăn trong quá trình triển khai


2

là do kiến thức công nghệ thông tin, phần mềm, nhân lực công nghệ thông tin tại
Bệnh viện (4).

Bệnh viện Nhi Trung ương là bệnh viện tuyến đầu về Nhi khoa tại Việt Nam.
Hệ thống CNTT bệnh viện đã được đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng; hệ thống hội
chẩn, khám chữa bệnh (KCB) từ xa; nâng cấp phần mềm quản lý chung bệnh viện.
Năm 2019, Trung tâm Quốc tế S triển khai y bạ điện tử dựa trên các phân hệ kỹ
thuật của phần mềm eHospital của FPT và mới đạt được một phần của hồ sơ bệnh
án điện tử. Đây là trung tâm điều trị chất lượng cao của Bệnh viện, được thành lập
ngày 01/4/2020, theo QĐ số 1262/QĐ-BVNTƯ, đến tháng 01/2021 Bệnh viện tái

H
P

cấu trúc tổ chức, hoạt động và đổi tên thành Trung tâm Quốc tế với 264 giường điều
trị nội trú, trong đó có 4 khoa lâm sàng, 01 khoa khám bệnh, 01 khoa phẫu thuật
gây mê hồi sức. Đội ngũ nhân viên của trung tâm gồm 171 người, trong đó có 37
bác sĩ, 108 điều dưỡng, 3 kỹ thuật viên, 23 nhân viên khác (5).

Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng triển khai HSBAĐT theo hướng
dẫn tại Thông tư 46/2018/TT-BYT tại Trung tâm Quốc tế, từ đó hồn thiện

U

HSBAĐT. Mặc dù việc triển khai HSBA điện tử đã được thực hiện từ lâu, nhưng
cho đến nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá về thực trạng hiện tại, thuận lợi, khó

H

khăn trong q trình triển khai cũng như lợi ích của HSBAĐT. Do đó, chúng tơi
thực hiện đề tài “Thực trạng triển khai hồ sơ bệnh án điện tử và một số yếu tố
ảnh hưởng tại Trung tâm Quốc tế Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2021”. Kết
quả của nghiên cứu sẽ làm tiền đề cho giai đoạn tiếp theo triển khai HSBAĐT trong

toàn bệnh viện.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại Trung tâm
Quốc tế-Bệnh viện Nhi Trung ương, năm 2021.
Mục tiêu 2: Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng trong quá trình triển khai hồ sơ
bệnh án điện tử tại Trung tâm Quốc tế-Bệnh viện Nhi Trung ương, năm 2021.

H
P

H

U


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Hồ sơ bệnh án và hồ sơ bệnh án điện tử
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến công nghệ thông tin trong y tế.
* Khái niệm công nghệ thông tin y tế: Theo cuốn Bài giảng về hệ thống
thông tin Bệnh viện, "Công nghệ thông tin y tế (CNTTYT) là các ứng dụng của máy
tính và cơng nghệ trong các hoạt động y tế và chăm sóc sức khoẻ" (6).
* Một số ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin trong y tế (7) (8)
Hệ thống thông tin bệnh viện (Hospital Information System-HIS):


H
P

Hệ thống phần mềm HIS có những chức năng chủ yếu bao gồm: quản lý
thông tin người bệnh và tiền sử bệnh; quản lý bệnh án; quản lý khám bệnh; quản lý
điều trị nội trú, ngoại trú; quản lý dược; quản lý viện phí; quản lý kinh tế y tế; quản
lý trang thiết bị và vật tư; bảo hiểm y tế và nhân sự.

Hệ thống thơng tin chẩn đốn hình ảnh (Radiology Information System-RIS):

U

Hệ thống bao gồm các ứng dụng có chức năng: quản lý thông tin, danh sách
bệnh nhân đến làm thủ tục tại cơ sở y tế. Định dạng dữ liệu của RIS bao gồm chữ và
hình ảnh theo chuẩn DICOM.

H

Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (Picture Achiving Communication
System-PACS):

Theo tác giả Lê Trung Thắng (Học viện Quân y), “Hệ thống thông tin lưu trữ
và thu nhận ảnh có nhiệm vụ quản lý cơng tác lưu trữ, truyền và nhận hình ảnh trên
mạng thơng tin máy tính của khoa chẩn đốn hình ảnh hoặc Bệnh viện, các hình
ảnh được lấy từ các thiết bị chẩn đốn hình ảnh với định dạng phổ biến hiện nay là
DICOM được lưu trữ tại các Server và truyền đến máy tính tại khoa chẩn đốn
hình ảnh và các khoa trong Bệnh viện phục vụ cơng tác khám, chẩn đốn và điều
trị. PACS và RIS chỉ quản lý, tổ chức lưu trữ, truyền và nhận hình ảnh trên mạng
mà khơng quan tâm đến các dữ liệu dạng text như: thông tin chi tiết của bệnh nhân,

số lần thực hiện xét nghiệm, bệnh án, liệu trình điều trị, …".
Y tế từ xa (Telemedicine):


5

Theo Thông tư 49/2017/TT-BYT, Y tế từ xa là “việc trao đổi thơng tin có
liên quan đến sức khoẻ của cá nhân giữa người làm chuyên môn y tế với cá nhân đó
hoặc giữa những người làm chun mơn y tế với nhau ở các địa điểm cách xa nhau
thông qua các phương tiện công nghệ thông tin và viễn thông" (9). Trong trường
hợp khẩn cấp đối với các bệnh nhân cần theo giõi, giám sát và xử lý tức thời thì y tế
từ xa sẽ phát huy tác dụng tối đa (10).
Y tế điện tử (E-health):
Theo Tổ chức y tế thế giới, Y tế điện tử là “việc sử dụng các công nghệ
thông tin và truyền thông (ICT) vào y tế, như điều trị bệnh nhân, tiến hành nghiên

H
P

cứu, đào tạo nhân lực y tế, theo dõi dịch bệnh và giám sát y tế công cộng" (7).
Mạng LAN

Mạng LAN (Local Area Network) là một mạng máy tính nội bộ trong một
khu vực, cho phép các thiết bị kết nối với nhau để chia sẻ dữ liệu và cung làm việc.
Phạm vi hoạt động trong một không gian giới hạn, nhỏ gọn như phòng làm việc,
trong bệnh viện, trong trường học, và trong cơ quan (7).

U

Chữ ký số


Năm 2018, Chính phủ ban hành nghị định 130/2018/NĐ-CP về quy định chi

H

tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Tại khoản 6, điều 3 của nghị định nếu rõ: "Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử
được tạo ra bằng sự biến đổi một số thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã
khơng đối xứng, theo đó, người có được thơng điệp dữ liệu ban đầu và khóa cơng
khai của người ký có thể xác định được chính xác: việc biến đổi nêu trên được tạo
ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khố cơng khai trong cùng cặp khố; sự
tồn vẹn nội dung của thơng điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên."
(11).
Công nghệ thông tin trong y tế là việc ứng dụng các phần mềm hệ thống
quản lý Bệnh viện vào công tác quản lý chug hoạt động của Bệnh viện. "Hệ thống
quản lý bệnh nhân bao gồm các phân hệ ghi chép thông tin của bệnh nhân với Bệnh
viện đều được ghi nhân bằng máy tính" (12).


6

1.1.2. Hồ sơ bệnh án và hồ sơ bệnh án điện tử
* Khái niệm hồ sơ bệnh án
Theo luật Khám Chữa bệnh: "Hồ sơ bệnh án là tài liệu y học, y tế và pháp lý:
mỗi bệnh nhân chỉ có một hồ sơ bệnh án trong mỗi lần khám bệnh, chữa bệnh tại cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh" (1). Hồ sơ bệnh án là một tài liệu y khoa quan trọng để
lưu giữ, theo dõi quá trình điều trị của người bệnh tại cơ sở y tế (13).
Thêm vào đó, một hồ sơ bệnh án được xem như thể hiện sự tương tác giữa
người bệnh và cán bộ y tế trong quá trình khám chữa bệnh. Tác giả Steward cho
rằng: “hồ sơ bệnh án là một phần quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc


H
P

sức khoẻ vì nó chứa thơng tin cần thiết phục vụ mục đích điều trị và chăm sóc sức
khoẻ liên tục cho người bệnh” (14). Do đó, việc lưu giữ thơng tin liên quan đến q
trình chăm sóc sức khỏe bệnh nhân là cần thiết khi phải chuyển bệnh viện khác điều
trị.

* Khái niệm hồ sơ bệnh án điện tử (Electronic Medical Records)
Theo quy định tại Luật Khám bệnh chữa bệnh năm 2009: "Hồ sơ Bệnh án

U

điện tử (HSBAĐT) (EMR) là phiên bản số của hồ sơ bệnh án, được ghi chép, hiển
thị và lưu trữ bằng phương tiện điện tử, có cơ sở pháp lý và chức năng tương đương
bệnh án giấy" (15).

H

Theo điều 4 thông tư 46/2018/TT-BYT, Hồ sơ bệnh án điện tử bao gồm hồ
sơ bệnh án nội trú, hồ sơ bệnh án ngoại trú và các loại HSBA khác theo quy định
của Bộ Y tế. Nội dung của HSBAĐT bao gồm đầy đủ các trường thông tin theo
mẫu của HSBA sử dụng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại quyết định
số 4069/2001/QĐ-BYT ngày 28/09/2001 của Bộ trường Bộ Y tế về việc ban hành
mẫu HSBA và thông tư số 50/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y
tế sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến thanh tốn chi phí khám bệnh, chữa
bệnh, Quyết định số 4604/QĐ-BYT ngày 29/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế Ban
hành “Mẫu bệnh án Y học cổ truyền”, Quyết định số 999/QĐ-BYT ngày
05/04/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành mẫu hồ sơ bệnh án phá thai,

Quyết định số 3443/QĐ-BYT ngày 22/09/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban


7

hành bổ sung mẫu hồ sơ bệnh án và một số biểu mẫu hồ sơ chuyên khoa mắt, Quyết
định số 1456/QĐ-BYT ngày 04/05/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành
mẫu hồ sơ bệnh án bệnh tay chân miệng và các quy định khác có liên quan.
WHO định nghĩa “Bệnh án điện tử là một hồ sơ y tế được vi tính hóa được
sử dụng để thu thập, lưu trữ và chia sẻ thông tin giữa các nhà cung cấp dịch vụ
chăm sóc sức khỏe trong một tổ chức, hỗ trợ việc cung cấp các dịch vụ y tế cho
bệnh nhân. Hệ thống Bệnh án điện tử có thể đứng độc lập hoặc có thể được tích hợp
với các hệ thống thông tin khác trong một tổ chức dịch vụ y tế. Chúng hoạt động
như hồ sơ pháp lý được tạo ra trong quá trình cung cấp dịch vụ chăm sóc bệnh

H
P

nhân”. HSBAĐT thay thế cho bệnh án giấy, chuẩn hố quy trình làm việc, phục vụ
cơng tác quản lý, nghiên cứu, báo cáo (16).

Ngày 28 tháng 12 năm 2018, Bộ Y tế ban hành Thông tư 46/2018/TT-BYT
về Quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Thông tư gồm 4 chương, 23 điều và có hiệu lực
từ ngày 1 tháng 3 năm 2019.

Quản lý hồ sơ bệnh án điện tử được quy định tại chương 2 với 12 điều (từ

U

điều 4 đến điều 15) về các nội dung chính sau:


+ Việc lập cập nhật HSBAĐT, thời gian hồn thành

H

+ Phần mềm quản lý HSBAĐT đạt mức nâng cao theo Thông tư
54/2017/TT-BYT

+ Dung lượng lưu trữ của thiết bị lưu trữ HSBAĐT
+ Lưu trữ dự phòng tại một cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu
(data center) và định kỳ hàng tuần; cơ chế bàn giao dữ liệu khi cần
+ Đạt tiêu chuẩn quy định về tiêu chuẩn CNTT
+ Bảo đảm khả năng xác thực và cấp quyền truy cập cho người sử dụng; bảo
đảm tính riêng tư, bảo mật, lịch sử truy cập
+ Khả năng kết xuất bản điện tử theo chuẩn định dạng XML; kết xuất ra máy
in theo mẫu; hiển thị trên máy tính hoặc thiết bị điện tử khác
+ Đảm bảo đầy đủ chức năng theo bảng VIII-Tiêu chí về Bệnh án điện tử tại
Thông tư 54/2017/TT-BYT.


8

+ Được xây dựng thống nhất trên toàn quốc
+ Kiểm soát truy cập người dùng
+ Bảo vệ khỏi những truy cập trái phép
+ Phương án hồi phục dữ liệu khi có sự cố
+ Phương án phịng ngừa, phát hiện, loại bỏ phần mềm nguy hại
+ Thông tin khám chữa bệnh được mã hố
+ Đạt mức nâng cao theo Thơng tư 54/2017/TT-BYT với hệ thống PACS và
LIS

+ Đủ dung lượng lưu trữ với hệ thống PACS và LIS

H
P

+ Ứng dụng chữ kí số
1.1.3. Lợi ích của hồ sơ bệnh án điện tử

Với sự phát triển của công nghệ 4.0, hồ sơ bệnh án điện tử đã cho thấy những
ưu thế vượt trội. Cụ thể, có thể dễ dàng truy cập tập tin điện tử; chia sẻ một hồ sơ
bệnh án vào hệ thống.

Về kinh tế, việc lưu trữ dữ liệu thông tin điện tử rất phù hợp, không đắt đỏ và

U

khả thi. Theo tính tốn thực tế, dung lượng 01 đĩa CD có thể lưu trữ khoảng 150
sách giáo khoa tương đương với khoảng 100.000 trang văn bản. Hơn nữa, đĩa CD

H

rất khó để mất dữ liệu (17).

Khi thơng tin của bệnh nhân được lưu trữ dưới dạng dữ liệu điện tử sẽ dễ dàng
truyền tải đến Bộ Y tế phụ vụ cho từng mục đích phù hợp. Dữ liệu sau khi đăng tải
có thể được quản lý và chỉnh sửa. Hệ thống có khả năng thơng báo lỗi, loại bỏ
những lỗi thường gặp (18). Điểm mạnh nhất của HSBAÐT là kiểm tra được thơng
tin người bệnh một cách nhanh chóng và thuận lợi; giúp người hành nghề đưa ra
chẩn đoán và phương pháp điều trị chính xác.
Năm 2017, tác giả Lynn Waithera và cộng sự thực hiện nghiên cứu về ảnh

hưởng của HSBAÐT trên đối tượng nhân viên trực tiếp sử dụng thông qua bộ câu
hỏi "Đánh giá sơ bộ quy trình HSBAĐT" của Kenya - 2013 cho kết quả: “HSBAĐT
hỗ trợ việc đưa ra các quyết định lâm sàng nhanh chóng và hiệu quả; từ đó, cải thiện
chất lượng chăm sóc, đáp ứng sự hài lịng của bệnh nhân” (19).


9

Mặt khác, HSBAĐT giúp những bác sĩ có thể hội chẩn tập trung về một ca
bệnh phức tạp (20). Kết quả nghiên cứu của tác giả Blackmore năm 2011 chỉ ra khi
ứng dụng HSBAĐT đã giảm 22,2% MRI sọ não; giảm 26,8% chỉ định chụp CT
xoang (21); ước tính tiết kiệm cho việc chỉ định cận lâm sàng không cần thiết (22).
Với người bệnh: giúp người bệnh không phải lưu trữ kết quả thăm khám; thời
gian chờ đợi của người bệnh được cải thiện. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 tại Thành
phố Hồ Chí Minh, trước khi ứng dụng CNTT thì thời gian chờ khám trung bình của
một bệnh nhân là 30 phút, đến nay, thời gian xếp hàng mua thuốc còn 10 phút; thời
gian xuất viện là 15 phút (23).

H
P

Với cán bộ, nhân viên y tế: giúp tiết kiệm không gian lưu giữ; cải thiện chất
lượng điều trị; hỗ trợ chuyên môn nghiệp vụ; sự tuân thủ phác đồ điều trị; kê đơn
thuốc; quản lý tài chính, trang thiết bị, vật tư.

HSBAĐT hỗ trợ hạn chế các tai biến liên quan đến chuyên môn. Theo thống
kê, thông qua các tính năng hiện đại của HSBAĐT đã giảm bớt các sai sót y khoa
gần 70% (24). Theo Canada Health Infoway, mỗi năm ước tính tiết kiệm khoảng

U


63,48 triệu đơ la Mỹ vì kiểm sốt được phản ứng có hại của thuốc nhờ hỗ trợ của hệ
thống thông tin thuốc (22). Tại bệnh viện Brigham and Women ước tính: HSBAĐT

H

giảm những sai sót trong kê đơn đạt 54,9% (25).
1.2. Một số văn bản quy định liên quan đến bệnh án điện tử
* Một số văn bản chính về ứng dụng hồ sơ bệnh án trong bệnh viện tại
Việt Nam

Tại Việt nam, ứng dụng bệnh án điện tử chưa có sự thống nhất. Để xây dựng
sự thống nhất trong việc ứng dụng hồ sơ bệnh án điện tử nói riêng và cơng nghệ
thơng tin trong bệnh viện nói chung, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số
54/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 Ban hành bộ tiêu chí ứng dụng cơng nghệ thơng
tin tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và Thông tư 46/2018/TT-BYT ngày
28/12/2018 Quy định hố sơ bệnh án điện tử tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã
đã được cấp giấy phép hoạt động theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh
(26). Năm 2019, Bộ Y tế ban hành quyết định 4888/QĐ-BYT về “Phê duyệt Đề án


10

ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin y tế thông minh giai đoạn 2019-2025"
(3). Quyết định số 2153/QĐ-BYT ngày 25/05/2020 về “Ban hành quy chế xác lập,
sử dụng và quản lý mã định danh y tế” (27). Những văn bản này là khn khổ pháp
lý cho q trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động y tế.
1.3. Thực trạng triển khai hồ sơ bệnh án điện tử trên Thế giới và Việt Nam
Trong hơn 20 năm qua, nhờ sự cải tiến trong nền y học và lĩnh vực CNTT,
việc cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh đã được cải thiện rất nhiều (28). Điều này đã

thay đổi những dịch vụ cho người bệnh, cải thiện thời gian chờ đợi và hỗ trợ giải
quyết các vấn đề trong sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ (29). Cùng với đó, một

H
P

số nghiên cứu đã cho thấy việc ứng dụng HSBAĐT góp phần hỗ trợ dịch vụ chăm
sóc có chất lượng cao được phổ biến hơn, tăng khả năng tiếp cận cho người bệnh
(30). Vì vậy, HSBAĐT có thể đảm bảo sự an toàn của người bệnh cũng như kết quả
khi thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu; cung cấp thông tin giữa người bệnh, cơ
sở y tế, tổ chức chính phủ, và các cơ quan bảo hiểm (31).

Hơn nữa, việc ứng dụng CNTT và sử dụng HSBAĐT còn phụ thuộc rất

U

nhiều vào điều kiện kinh tế. Năm 2011, tác giả Rao thực hiện nghiên cứu và thấy
rằng mặc dù công nghệ thông tin y tế là miền đất hứa, tuy nhiên vẫn cịn nhiều vấn

H

đề khó khăn chưa được giải quyết (32).
1.3.1. Lập hồ sơ bệnh án điện tử

Việc ứng dụng hồ sơ bệnh án điện tử đã đang và được triển khai rộng rãi ở
nhiều nước trên thế giới. Nó mang lại những giá trị nhất định trong công tác quản lý
và hỗ trợ công tác khám chữa bệnh rõ ràng. Tại Hàn Quốc, nghiên cứu của tác giả
Park và Lee năm 2014 chỉ ra tỷ lệ sử dụng EMR tại cơ sở y tế chiếm 41,2% (33).
Mặc dù khi triển khai những khó khăn vẫn tồn tại nhưng có sự hỗ trợ tích cực của
toàn hệ thống y tế sẽ là động lực để thực hiện triển khai HSBAĐT thành công ở các

nước phát triển (34).
Tại Việt Nam, HSBAĐT đã được triển khai tại một số bệnh viện. Cụ thể,
theo tác giả Vũ Thị Lâm và cộng sự (2011) thực hiện nghiên cứu tại bệnh viện Việt
Pháp chỉ ra tỷ lệ thay thế hồ sơ bệnh án giấy tăng từ 38,3%. Bên cạnh đó, yếu tố


11

khó khăn khi ứng dụng là chưa có văn bản pháp lý hỗ trợ (35). Gần đây, năm 2019,
nghiên cứu của Đồn Thị Bích Phương tại Bệnh viện Sản-Nhi Quảng Ninh cho thấy
87,8% các loại biểu mẫu đã được số hoá; bảo mật và riêng tư đáp ứng 7/10 tiêu chí;
yếu tố khó khăn là do nhân lực cịn thiếu kiến thức và nội dung tiêu chí thơng tư cịn
chưa rõ ràng (4).
1.3.2. Sử dụng và khai thác hồ sơ bệnh án điện tử
Hồ sơ bệnh án điện tử đã được đưa vào sử dụng tại nhiều quốc gia. Điển
hình, tại Úc, HSBAĐT đã được triển khai ứng dụng từ năm 2012, dưới sự tài trợ
của Chính phủ (36). Tương tự, tại Hàn Quốc, năm 2017, tác giả Park Tack Youn đã

H
P

thực hiện nghiên cứu về thực trạng hệ thống HSBAÐT cho thấy 97,19% đơn vị đã
ứng dụng HSBAĐT: thông tin cá nhân chiếm 80,7%, chẩn đoán bệnh chiếm 75,8%,
danh mục thuốc chiếm 77,2% (37).

Tại Việt Nam, Nguyễn Thành Nhơn thực hiện nghiên cứu tại Bệnh viện
Quận Thủ Đức năm 2017 về thực trạng ứng dụng HSBAĐT. Kết quả cho thấy yếu
tố thuận lợi là văn bản chính sách có tính pháp lý và sự ủng hộ của ban lãnh đạo; cơ

U


sở vật chất, hạ tầng mạng được đầu tư (20).

Vào năm 2018, tác giả Trần Văn Đức cho thấy việc ứng dụng HSBAÐT tại

H

Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh chiếm tỷ lệ hơn 61%; sự ủng
hộ, quan tâm từ phía lãnh đạo chiếm tỷ lệ từ 41,7% đến 62% (38).
Việc sử dụng và khai thác triệt để lợi ích vượt trội của hồ sơ bệnh án điện tử
đã mang lại nhiều giá trị trong công tác quản lý chung và công tác hỗ trợ khám chữa
bệnh cho nhân viên y tế qua các vấn đề sau: Tra cứu về hồ sơ bệnh án, tiền sử bệnh
nhân, từ đó rút ngắn thời gian thăm khám. Tránh được các chỉ định cận lâm sàng
(xét nghiệm, siêu âm, nội soi…) trùng lặp giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao chất
lượng chẩn đốn và điều trị; có thể dễ dàng hội chẩn và chữa trị cho người bệnh dù
ở cách xa. Đối với người bệnh, được thể hiện qua các lợi ích sau: Lưu các thơng tin
bệnh tật, giảm thiểu các giấy tờ khám chữa bệnh cần lưu trữ , chủ động có kế hoạch
chăm sóc sức khỏe bản thân, phòng chống bệnh hợp lý.


12

1.3.3. Quản lý hồ sơ bệnh án điện tử
Trong công tác quản lý hồ sơ bệnh án điện tử, đã có rất nhiều nghiên cứu
được thực hiện tại các nước đang phát triển tại khu vực Châu Phi và kết quả chỉ ra
rằng HSBAĐT là công cụ báo cáo phục vụ công tác quản lý bệnh viện (39). Trong
thực tế, CNTT tại đây đối mặt với nhiều thách thức như: tài chính, cơ sở vật chất
cịn hạn chế; thiếu nhà đầu tư và tài trợ.
Tại Việt Nam, tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng nghiên cứu thực trạng sử dụng
hồ sơ bệnh án tại Bệnh viện quận Thủ Đức năm 2019 theo Thơng tư 46/2018/TTBYT đạt 7/13 tiêu chí; một số yếu tố ảnh hưởng bao gồm cơ sở vật chất, nhân lực,


H
P

kinh phí đầu tư (40). Có thể thấy đây là một chủ đề mới, số lượng nghiên cứu tại
Việt Nam chưa được nhiều, nên chúng ta cần mở rộng nghiên cứu hơn nữa.
Quyết định 2153/QĐ-BYT được Bộ Y tế ban hành năm 2020 quy định việc
xác lập, sử dụng và quản lý mã định danh y tế của người dân (27). Theo đó, mã định
danh có khả năng xác định danh tính của bất kỳ cá nhân nào. Việc cấp và quản lý
mã định danh được Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam phối hợp trên cở sở đảm

U

bảo an tồn, bí mật thơng tin của người dân.

Hiện nay khó khăn lớn nhất khi áp dụng chữ ký số trong bệnh viện chính là

H

sự chưa thống nhất các cơ quan liên quan, có cơ sở pháp lý sớm áp dụng chữ ký số,
quan trọng nhất vẫn là giữa bảo hiểm xã hội và các bệnh viện. Một vấn đề nữa là
hiện nay rất ít các đơn vị áp dụng chữ ký số điện tử, do vậy nó khơng có nhiều giá
trị trao đổi văn bản điện tử có xác thực giữa các cơ sở y tế đặc biệt là về hồ sơ, bệnh
án khám chữa bệnh. Khơng chỉ thế, bài tốn kinh phí đầu tư và duy trì chữ ký số
cũng là vấn đề nan giải. Với một bệnh viện nếu đầu tư đầy đủ chữ ký số cho bác sỹ,
điều dưỡng và các cán bộ liên quan thì cần đầu tư hàng trăm chữ ký số, với chi phí
đầu tư ban đầu và phí duy trì hàng năm như hiện nay thì đây cũng là một khoản chi
thường xuyên không nhỏ, nhất là trong bối cảnh chữ ký số chưa phát huy hết tác
dụng, chưa giúp giảm được chi phí in ấn, lưu trữ bệnh án, tài liệu, do đó việc các
đơn vị cân nhắc áp dụng cũng là điều dễ hiểu



13

1.3.4. Hệ thống lưu trữ truyền tải hình ảnh và hệ thống thơng tin xét
nghiệm
Bệnh viện Nhi Trung ương chính thức đưa hệ thống lưu trữ và truyền tải hình
ảnh (PACS) và hệ thống thông tin xét nghiệm (LIS) vào hoạt động trong lĩnh vực
chẩn đốn hình ảnh, xét nghiệm nhằm nâng cao chất lượng khám và điều trị. Đây là
một trong những bước tiến quan trọng, đánh dấu quá trình đổi mới của bệnh viện.
Hệ thống phần mềm PACS là hệ thống lưu trữ, truyền tải các hình ảnh y
khoa trích xuất từ các thiết bị chẩn đốn hình ảnh như máy chụp cắt lớp CT; MRI;
X Quang.... để phục vụ cho quá trình thăm khám và điều trị bệnh. Hệ thống phần

H
P

mềm LIS được thiết kế để hỗ trợ phòng xét nghiệm trong quản lý bệnh phẩm và kết
quả. Với việc tập trung và chia sẻ dữ liệu, các thông tin được kế thừa và sử dụng lại
giúp tăng tính chính xác và hiệu quả hoạt động. Những tiện ích vượt trội của phần
mềm mới này đã hỗ trợ rất nhiều trong việc nâng cao hiệu quả điều trị và giảm thời
gian chờ đợi cho người bệnh.

1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng trong triển khai hồ sơ bệnh án điện tử

U

1.4.1. Yếu tố trang thiết bị cơ sở hạ tầng

Hạ tầng CNTT bao gồm: "phần cứng, hệ thống mạng, hệ điều hành. Tuy


H

nhiên, sự trao đổi, kết nối dữ liệu giữa HSBAĐT với hệ thống dữ liệu lâm sàng và
cận lâm sàng còn chưa chặt chẽ là nguyên nhân rào cản của quá trình ứng dụng triển
khai. Theo Jailahh (2017), rào cản về cơ sở dữ liệu, yếu tố "Sự lo lắng về quyền
riêng tư và tính bảo mật dữ liệu" chiếm quan điểm nhiều nhất (41). Nghiên cứu của
Pyper tại Anh thực hiện phỏng vấn trên, kết quả là hơn 50% người bệnh cảm thấy lo
lắng về an tồn thơng tin và sức khỏe của mình (42).
1.4.2. Yếu tố tài chính
Vấn đề về tài chính ln có sự quan tâm đặc biệt trong việc triển khai được
ứng dụng CNTT. Mặc dù vậy, chi phí là yếu tố quyết định cho việc ứng dụng
HSBAÐT tại các bệnh viện, đó là tất cả những chi phí cần thiết để có một hệ thống
hồn chỉnh. Tại nước ta, bài tốn chi phí vẫn chưa có hồi kết, quy trình triển khai
xây dựng bao gồm nhiều bước với số tiền rất lớn (38). Tương tự tác giả Janwalker


14

ước tính chi phí thực hiện HSBAĐT khoảng hơn 27 tỷ đơ/năm và cần khoảng 16 tỷ
đơ duy trì trong các năm tới (43). Ngồi ra, các chi phí phát sinh và chi phí liên
quan cập nhật phần mềm để phù hợp với quy định của Bộ Y tế cũng là trở ngại (44).
Hiện tại, nền tảng những hệ thống phần mềm HSBAÐT tại nước ta và trên
thế giới vẫn được xây dựng bởi các công ty cung cấp phần mềm khác nhau với yêu
cầu CNTT khác nhau, có thể được quan tâm thông qua các chế độ, hỗ trợ đặc biệt
về mặt tài chính (24).
1.4.3. Yếu tố nhân lực
Đội ngũ chuyên trách công nghệ thông tin tại các đơn vị được bố trí đầy đủ

H

P

về số lượng và chuyên môn nhằm đáp ứng được việc hỗ trợ về kỹ thuật (45). Kiến
thức về CNTT được trang bị, sự quan tâm của Lãnh đạo đã là động lực cho nhân
viên y tế trong quá trình tiếp cận, thực hành ứng dụng HSBAĐT. Tuy nhiên vẫn còn
một vài trở ngại trong quá trình sử dụng như sau. Cụ thể, theo tác giả Kruse (2015),
rào cản lớn nhất trong việc ứng dụng chuyển đổi sang HSBAĐT đó là sự hiểu biết
về tầm quan trọng của HSBAĐT còn hạn hẹp và tâm lý ngại thay đổi (46). Thêm

U

vào đó, một nghiên cứu tổng hợp tại Philipines năm 2017 chỉ ra 94,7% nhân lực là
yếu tố lớn nhất gây ảnh hưởng (41).

H

Bên cạnh đó, theo Nik Ariffin (2018), việc áp dụng HSBAĐT khi nhân viên
y tế chưa thành thạo kỹ năng tin học sẽ giảm năng suất làm việc và giảm thời gian
thăm khám (24). Vấn đề khác chính là tạo cơ hội hình thành hội chứng "copy and
paste" của các nhân viên y tế nguyên nhân là lười đánh máy, nên tạo thói quen sao
chép (47).

1.4.4. Yếu tố về cơ chế chính sách, văn bản có tính pháp lý
Thơng tư 46/2018/TT-BYT là văn bản duy nhất có tính pháp lý hiện có để
các bệnh viện làm căn cứ triển khai, đánh giá và hoàn thiện HSBAĐT. Cũng trong
năm này, Bảo hiểm Xã hội có cơng văn số 1335/BHXH-CSYT thơng báo về "việc
thanh tốn dịch vụ kỹ thuật cận lâm sàng không in phim tương ứng quy định giá
hiện hành sau khi đã trừ đi chi phí đối với các cơ sở y tế" đã được BYT phê duyệt
"Đề án Thí điểm Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS)" (48).



15

Bộ Y tế cũng đã ban hành Quyết định số 2153/QĐ-BYT ngày 25 tháng 5
năm 2020 về quy chế xác lập, sử dụng và quản lý mã định danh y tế phục vụ cho
việc đẩy máy số hoá y tế (27). Hiện nay, các văn bản pháp lý tương đối đầy đủ để
các bệnh viện có thể triển khai được hồ sơ bệnh án điện tử. Tuy nhiên, việc thay đổi
các biểu mẫu, tiêu chuẩn kết nối giữa các hệ thống thơng tin y tế, chính sách thanh
tốn bảo hiểm y tế, ... đã gây khó khăn, tốn kém trong quá trình triển khai do phải
chỉnh sửa lại phần mềm.
1.4.5. Yếu tố về phần mềm
Bộ Y tế là cơ quan quản lý nhà nước, do đó Bộ Y tế chỉ chịu trách nhiệm ban

H
P

hành chính sách, các tiêu chuẩn kỹ thuật, tài liệu hướng dẫn để các đơn vị triển khai
thực hiện. Hiện nay, các bệnh viện đều tự đặt hàng cho các công ty phần mềm để
xây dựng phần mềm theo yêu cầu riêng đặc thù của từng bệnh viện, nhất là đối với
các bệnh viện chuyên khoa. Điều này gây ra sự khó khăn trong q trình liên thông
trao đổi dữ liệu cả theo chiều dọc và chiều ngang giữa các cơ sở y tế với nhau. Vẫn
chưa có nhiều nền tảng phần mềm cần thiết cho việc ứng dụng CNTT bài bản,

U

thống nhất, bảo đảm việc kết nối, trao đổi thông tin giữa các hệ thống như danh mục
chung, kiến trúc và thiết kế tổng thể hệ thống thơng tin y tế, cơ sở dữ liệu tích hợp.

H


Mặt khác, Bộ y tế đã ban hành các tiêu chuẩn phần mềm được thiết kế và
tuân thủ theo quy định tại Thông tư 54/2017/TT-BYT của Bộ Y tế, chất lượng phần
mềm phải đạt các tiêu chuẩn phù hợp với thơng số kỹ thuật hệ thống, hoạt động có
hiệu quả, tuân theo quy chuẩn, sử dụng công nghệ hiện đại và được chỉnh sửa một
cách dễ dàng, các tính năng phản ánh chính xác, đầy đủ, hệ điều hành tin cậy, nhất
thống, thân thiện với người sử dụng, hỗ trợ tối đa quá trình vận hành.
Hiện nay, BYT đã xây dựng Thông tư 46/2018/TT-BYT làm hành lang pháp
lý cho các cơ sở khám chữa bệnh sử dụng và ứng dụng đánh giá mức độ CNTT nói
chung và việc ứng dụng HSBAĐT nói riêng tại đơn vị mình, nhưng vẫn cịn nhiều
thách thức và rào cản.
Những yếu tố thông tin y tế bao gồm: thơng tin bệnh nhân, tình trạng bệnh,
chẩn đoán, xét nghiệm cận lâm sàng phục vụ chẩn đoán, quá trình điều trị, đơn


×