Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống cúm gia cầm của người chăn nuôi gia cầm xã phù linh, huyện sóc sơn, hà nội năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ HUỆ

H
P

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG
CÚM GIA CẦM CỦA NGƢỜI CHĂN NI GIA CẦM
XÃ PHÙ LINH, HUYỆN SĨC SƠN, HÀ NỘI NĂM 2011

U

H

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.76

Hà Nội - 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ HUỆ

H
P

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG


CÚM GIA CẦM CỦA NGƢỜI CHĂN NI GIA CẦM
XÃ PHÙ LINH, HUYỆN SĨC SƠN, HÀ NỘI NĂM 2011

U

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG

H

MÃ SỐ: 60.72.76

HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. ĐÀO THỊ MINH AN

TS. NGUYỄN THỊ LUYẾN

Hà Nội - 2011


I

Lời cảm ơn!
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được rất nhiều
sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các anh chị đồng nghiệp và của
gia đình.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới hai
người đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt cho tôi những kiến
thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt q trình thực hiện
luận văn này.

Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo,
các bộ mơn và các phịng ban trường Đại học Y tế công cộng đã
trang bị kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
thời gian học tập tại trường và thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo mọi
điều kiện thuận lợi của Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn, Trung
tâm Y tế huyện Sóc Sơn, Ủy ban nhân dân xã Phù Linh trong q
trình thu thập thơng tin để hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã đóng góp
nhiều ý kiến q báu để tơi hồn thành luận văn này.
Tơi vơ cùng biết ơn những người thân trong gia đình đã giúp
đỡ tơi về vật chất cũng như tinh thần để tơi có thể hồn thành
q trình học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa tơi xin chân thành cảm ơn!.

H
P

H

U


II

Hà Nội, tháng 11 năm 2011.

H
P


H

U


III

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CGC

Cúm gia cầm

ĐHYTCC

Đại học Y tế cơng cộng

ĐTNC

Đối tƣợng nghiên cứu

GC

Gia cầm

H
P

GV


Giảng viên

HGĐ

Hộ gia đình

Kiến thức, thái độ, thực hành

KAP
KT

U

NCN
PV

TH

H

WHO

Kiến thức

Ngƣời chăn nuôi
Phỏng vấn
Thái độ
Thực hành

Tổ chức Y tế Thế giới



IV

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ..............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...........................................................................................5

1. Mục tiêu chung: ...................................................................................................5
2. Mục tiêu cụ thể: ...................................................................................................5
Chƣơng I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................................................................6
Chƣơng II: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................22

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu: ....................................................................................22

H
P

2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu: .....................................................................22
2.3. Thiết kế nghiên cứu: .......................................................................................22
2.4. Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu: ...............................................................22
2.5. Phƣơng pháp thu thập số liệu: ........................................................................23
2.6. Phƣơng pháp phân tích số liệu:.......................................................................23
2.7. Các biến số nghiên cứu, các khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá: ....................24

U

2.8. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu: .....................................................................30
2.9. Sai số và biện pháp khắc phục sai số: .............................................................30


H

Chƣơng III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................31
Chƣơng IV: BÀN LUẬN ............................................................................................52
Chƣơng V. KẾT LUẬN ...............................................................................................63
Chƣơng VI: KHUYẾN NGHỊ ......................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................65
PHỤ LỤC ...................................................................................................................69


V

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu. ................................................31
Bảng 2: Tần suất tiếp cận thông tin về cúm gia cầm ................................................33
Bảng 3: Kiến thức đúng về nguyên nhân gây ra bệnh, mùa xuất hiện bệnh .............33
Bảng 4: Kiến thức đúng về đối tƣợng có nguy cơ mắc bệnh. ...................................34
Bảng 5: Kiến thức về nguồn chứa mầm bệnh ...........................................................35
Bảng 6: Đƣờng lây truyền cúm gia cầm ...................................................................35

H
P

Bảng 7: Các biện pháp phòng chống lây truyền cúm gia cầm sang ngƣời ...............36
Bảng 8: Biện pháp vệ sinh cá nhân giúp phòng chống lây nhiễm cúm gia cầm.......37
Bảng 9: Các triệu chứng của ngƣời nhiễm bệnh cúm gia cầm .................................38
Bảng 10: Những biện pháp khi có biểu hiện liên quan đến cúm gia cầm.................39
Bảng 11: Các quan điểm về phịng chống cúm gia cầm ...........................................40


U

Bảng 12: Hình thức chăn nuôi gia cầm và xử lý phân gia cầm của ngƣời chăn ni
gia cầm ......................................................................................................................41
Bảng 13: Các biện pháp phịng chống lây nhiễm cúm gia cầm cho bản thân và gia
đình của ngƣời chăn ni gia cầm ............................................................................42

H

Bảng 14: Các biện pháp phòng chống lây nhiễm cúm gia cầm cho đàn gia cầm .....43
Bảng 15: Các biện pháp phòng chống lây nhiễm cúm gia cầm khi giết mổ gia cầm
...................................................................................................................................44
Bảng 16: Mối liên quan giữa một số yếu tố nhân khẩu học với kiến thức phòng
chống cúm gia cầm....................................................................................................45
Bảng 17: Mối liên quan giữa một số yếu tố nhân khẩu học với thái độ phòng chống
cúm gia cầm. .............................................................................................................46
Bảng 18: Mối liên quan giữa một số yếu tố nhân khẩu học với thực hành phòng
chống cúm gia cầm....................................................................................................47
Bảng 19: Mối liên quan giữa tiếp cận thông tin thƣờng xuyên về phòng chống cúm
gia cầm với kiến thức về phòng chống cúm gia cầm ................................................48
Bảng 20: Mối liên quan giữa tiếp cận thơng tin thƣờng xun về phịng chống cúm
gia cầm với thái độ tốt về phòng chống cúm gia cầm...............................................48


VI

Bảng 21: Mối liên quan giữa tiếp cận thông tin thƣờng xuyên về phòng chống cúm
gia cầm với thực hành về phòng chống cúm gia cầm ...............................................48
Bảng 22: Mối liên quan giữa kiến thức với thái độ về phòng chống CGC...............49

Bảng 23: Mối liên quan giữa kiến thức với thực hành về phòng chống cúm gia cầm
...................................................................................................................................49
Bảng 24: Mối liên quan giữa thái độ với thực hành về phòng chống cúm gia cầm .50
Bảng 25: Mối liên quan giữa một số yếu tố với thực hành về phòng chống cúm gia
cầm ............................................................................................................................50

H
P

H

U


VII

DANH MỤC BIỂU

Biểu đồ 1: Tỷ lệ đối tƣợng nghiên cứu đƣợc tiếp cận thông tin truyền thông. .........32
Biểu đồ 2: Nguồn cung cấp thông tin và nguồn cung cấp thông tin hiệu quả về cúm
gia cầm ......................................................................................................................32
Biểu đồ 3: Kết quả về tiếp cần thông tin thƣờng xuyên............................................33
Biểu đồ 4: Kiến thức về các lồi gia cầm có thể mắc bệnh cúm gia cầm .................34
Biểu đồ 5: Tổng hợp kiến thức đúng về nguồn chứa vi rút cúm gia cầm .................35
Biểu đồ 6: Tổng hợp kiến thức đúng về các đƣờng lây truyền cúm gia cầm ...........36

H
P

Biểu đồ 7: Kiến thức tổng hợp về các biện pháp phòng chống bệnh cúm gia cầm lây

sang ngƣời .................................................................................................................37
Biểu đồ 8: Kiến thức tổng hợp về các biện pháp cá nhân giúp phòng chống lây
nhiễm cúm gia cầm ...................................................................................................38
Biểu đồ 9: Kiến thức tổng hợp về các triệu chứng của ngƣời nhiễm bệnh cúm gia
cầm ............................................................................................................................39

U

Biểu đồ 10: Kiến thức tốt về phòng chống cúm gia cầm ..........................................40
Biểu đồ 11: Thái độ tốt về các biện pháp phòng chống cúm gia cầm ......................41

H

Biểu đồ 12: Tổng hợp các biện pháp phòng chống lây nhiễm cúm gia cầm cho bản
thân và gia đình của ngƣời chăn nuôi gia cầm ..........................................................42
Biểu đồ 13: Tổng hợp các biện pháp phòng chống lây nhiễm cúm gia cầm cho đàn
gia cầm của ngƣời chăn nuôi gia cầm .......................................................................43
Biểu đồ 14: Tổng hợp các biện pháp phòng chống lây nhiễm cúm gia cầm khi giết
mổ gia cầm ................................................................................................................44
Biểu đồ 15: Thực hành tốt về phòng chống cúm gia cầm của ngƣời chăn nuôi gia
cầm ............................................................................................................................45


VIII

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Bệnh cúm gia cầm là một bệnh do vi rút cúm gây ra cho các loài gia cầm và có
thể thâm nhập vào ngƣời. Đây là bệnh truyền nhiễm mới nổi có nguồn gốc từ động
vật và khả năng lây sang ngƣời có tỷ lệ tử vong cao. Bệnh cúm gia cầm xuất hiện

lần đầu tiên ở Hồng Kông vào năm 1997 với 18 trƣờng hợp. Sau một thời gian lắng
dịu, bệnh quay trở lại vào cuối năm 2003 gây nhiễm và tử vong cho nhiều nƣớc
thuộc châu Á, châu Phi, trong đó có Việt Nam. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế
giới tính đến ngày 19/11/2010 có 302 trƣờng hợp tử vong (60%) trong số 508
trƣờng hợp mắc cúm gia cầm đƣợc ghi nhận ở ngƣời tại 15 quốc gia trong đó Việt
Nam đứng thứ hai về tỷ lệ mắc (119 trƣờng hợp chiếm 23,5%), tử vong (59 trƣờng
hợp chiếm 23,5%), tổng số trƣờng hợp tử vong chiếm 60% tổng số mắc chỉ sau
Indonasia.

H
P

Trƣờng hợp mắc cúm gia cầm ở xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn vào ngày
16/3/2010 là trƣờng hợp đầu tiên của Thành phố Hà Nội trong vòng 5 năm qua. Vào
thời điểm xảy ra trƣờng hợp mắc cúm gia cầm, Trung tâm Y tế huyện đã tiến hành
truyền thông về bệnh trong 2 tuần. Trong thời điểm cúm gia cầm tạm lắng, ngƣời
dân xã Phù Linh nhận thức nhƣ thế nào về bệnh, nguy cơ của bệnh. Những thông tin
về bệnh cúm gia cầm đƣợc ngƣời dân tiếp cận nhƣ thế nào. Họ đã và đang có những
biện pháp gì để bảo vệ sức khỏe của nhân dân cũng nhƣ bảo vệ cho đàn gia cầm của
họ. Có những yếu tố nào liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống
cúm gia cầm của họ. Để trả lời cho những câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu: “Kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống cúm gia cầm của ngƣời
chăn nuôi gia cầm tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội năm 2011” với mục
tiêu: Mơ tả thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống cúm gia cầm và
xác định một số yếu tố liên quan của ngƣời chăn nuôi gia cầm tại xã Phù Linh,
huyện Sóc Sơn, Hà Nội với phƣơng pháp nghiên cứu là mơ tả cắt ngang có phân
tích.

U


H

Đối tƣợng nghiên cứu là ngƣời chăn ni gia cầm có tuổi từ 16-64 tuổi tại xã
Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đƣợc phỏng vấn thông qua bộ câu hỏi đƣợc thiết
kế sẵn. Thời gian nghiên cứu từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2011.
Kết quả nghiên cứu cho thấy ngƣời chăn ni gia cầm có kiến thức và thái độ
tốt về phòng chống cúm gia cầm tƣơng đối cao, tỷ lệ ngƣời chăn ni gia cầm có
kiến thức tốt là 66,4%, có thái độ tốt là 92,5%. Nhƣng ngƣời chăn ni gia cầm có
thực hành tốt về phịng chống cúm gia cầm tƣơng đối thấp (20,8%).


IX

Nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa kiến thức phịng chống cúm gia cầm
với tiếp cận thơng tin thƣờng xuyên về phòng chống cúm gia cầm. Những ngƣời
đƣợc tiếp cận thơng tin thƣờng xun về phịng chống cúm gia cầm có kiến thức
cao hơn 5,6 lần so với những ngƣời không đƣợc tiếp cận thông tin thƣờng xuyên.
Về thái độ phịng chống cúm gia cầm có liên quan với tiếp cận thơng tin thƣờng
xun, kiến thức phịng chống cúm gia cầm. Những ngƣời có tiếp cận thơng tin
thƣờng xuyên về cúm gia cầm có thái độ tốt về cúm gia cầm cao hơn những ngƣời
không đƣợc tiếp cận thơng tin thƣờng xun 353 lần. Những ngƣời có kiến thức tốt
về phịng chống cúm gia cầm có thái độ tốt về phòng chống cúm gia cầm cao hơn
75,4 lần những ngƣời có kiến thức khơng tốt. Về thực hành phịng chống cúm gia
cầm có liên quan với giới, thu nhập, kiến thức và thái độ phòng chống cúm gia cầm.
Những ngƣời có kiến thức tốt, thái độ tốt về phịng chống cúm gia cầm có thực hành
tốt cao hơn những ngƣời có kiến thức khơng tốt, thái độ khơng tốt về phòng chống
cúm gia cầm.

H
P


H

U


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh cúm gia cầm là một bệnh do vi rút cúm gây ra cho các loài gia cầm và có
thể thâm nhập vào ngƣời. Trong số 15 phân týp cúm, cúm A/H5N1 đƣợc quan tâm
với nhiều lý do: Biến dị nhanh và có chứa các gen của các vi rút nhiễm từ các lồi
động vật khác nhau, có tính sinh bệnh cao, có khả năng gây bệnh nặng ở ngƣời[18].
Bệnh cúm gia cầm xuất hiện lần đầu tiên ở Hồng Kông vào năm 1997 với 18 trƣờng
hợp, đƣợc dập tắt ngay mà không lây lan sang quốc gia nào khác. Sau một thời gian
lắng dịu, bệnh quay trở lại vào cuối năm 2003 gây nhiễm và tử vong cho nhiều
nƣớc thuộc châu Á, châu Phi, trong đó có Việt Nam[43],[44]. Bệnh cúm gia cầm là
bệnh truyền nhiễm mới nổi có nguồn gốc từ động vật và khả năng lây sang ngƣời có
tỷ lệ tử vong cao[11]. Nếu trƣờng hợp vi rút biến đổi có khả năng lây lan dễ dàng từ
ngƣời này sang ngƣời khác thì một đại dịch tồn cầu có thể xảy ra, lúc đó hậu quả
đối với sức khỏe con ngƣời và kinh tế toàn cầu sẽ rất to lớn. Lần đầu tiên xuất hiện
tại Việt Nam là ở tỉnh Hà Tây vào tháng 12 năm 2003 và nhanh chóng lan rộng
trong cả nƣớc[37]. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới từ cuối năm 2003 đến
ngày 19/11/2010, có 507 trƣờng hợp mắc cúm gia cầm ở ngƣời đƣợc ghi nhận, và
có 302 trƣờng hợp tử vong (60%) tại 15 quốc gia[43].

H
P


U

Tại thời điểm này Việt Nam có 119 trƣờng hợp mắc bệnh (60%) và 59
trƣờng hợp tử vong (23,5%), đứng thứ hai về tỷ lệ mắc, tử vong do cúm gia cầm chỉ
sau Indonasia[43],[44]. Tỷ lệ tử vong trong các trƣờng hợp mắc bệnh là 50%. Từ
đầu năm 2010 đến ngày 19/11/2010, Việt Nam có 7 trƣờng hợp mắc bệnh và 2
trƣờng hợp tử vong thuộc các tỉnh, thành phố là: Khánh Hịa, Tiền Giang, Tun
Quang, Hà Nội, Bình Dƣơng và Bắc Kạn[43]. Bệnh cúm gia cầm độc lực cao H5N1
là một dịch bệnh có khả năng lây từ động vật sang ngƣời và là một trong những ƣu
tiên trong ngành chăn nuôi[10]. Bệnh cúm gia cầm độc lực cao đã gây ra thiệt hại
tƣơng đối lớn về mặt xã hội và kinh tế, đặc biệt đối với hàng triệu hộ gia đình chăn
ni nhỏ lẻ. Trong năm 2003, có 57 tỉnh đã bị ảnh hƣởng với 27 triệu con gà, vịt và
các lồi chim khác bị chết[37]. Có 8 triệu trong số 11 triệu hộ gia đình chăn ni
gia cầm ở Việt Nam bị ảnh hƣởng, thiệt hại kinh tế chiếm khoảng 0,5% tổng sản
phẩm quốc nội năm 2004[5]. Để đối phó với những mối đe dọa lớn đối với sức khỏe
cộng đồng và sự phát triển kinh tế của cúm gia cầm, Việt Nam đã xây dựng kế
hoạch và ứng phó cấp quốc gia[5],[10]. Bên cạnh đó là những chính sách làm giảm
lây nhiễm cúm gia cầm[38]. Trong bối cảnh hiện nay, bên cạnh những nỗ lực phòng
chống dịch bệnh của Chính phủ thì nhận thức và hành động đúng đắn của ngƣời dân
là vấn đề mấu chốt để thanh toán dịch cúm gia cầm. Khi ngƣời dân nhận thức rõ
đƣợc mối nguy hiểm của bệnh, hiểu biết đầy đủ về bệnh và cách phịng bệnh thì có
thể kỳ vọng rằng họ sẽ hành động để bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và cộng đồng.

H


2

Do đây là căn bệnh mới nên có thể ngƣời dân chƣa có những hiểu biết đầy đủ về
bệnh và cách phòng bệnh, nên việc điều tra về kiến thức, thái độ, thực hành phòng

chống bệnh cúm gia cầm là cần thiết để tìm hiểu mức độ hiểu biết cũng nhƣ những
hành vi, thói quen có nguy cơ của ngƣời dân đối với căn bệnh này. Nhận thức đƣợc
điều đó, chính phủ Việt Nam đã rất chú trọng vào cơng tác truyền thông nâng cao
kiến thức của ngƣời dân, với hy vọng khi ngƣời dân có hiểu biết đầy đủ về bệnh thì
có thể có thái độ và hành động đúng đắn để bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và gia
đình[2]. Vì vậy việc đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành phòng phòng chống cúm
gia cầm (H5N1) và các yếu tố liên quan đến hành vi này của ngƣời dân nói chung
và ngƣời chăn ni gia cầm nói riêng là rất cần thiết, nhằm có cơ sở khoa học cho
những nhà quản lý xây dựng đƣợc chiến lƣợc truyền thơng phù hợp, nhằm thay đổi
nhận thức và thói quen có nguy cơ cao của ngƣời dân, ngày một kiểm sốt dịch tốt
hơn.

H
P

Cho tới nay đã có một số nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về kiến thức, thái
độ và thực hành phòng chống cúm gia cầm. Trên thế giới có một số nghiên cứu về
kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống cúm gia cầm của ngƣời chăn nuôi gia
cầm và của ngƣời dân tại Ý[21],[27], Nigeria[28], Hồng Kông[29], Úc[33],
Afghanistan[34], Thái Lan[35], Myanma[39]. Nghiên cứu tại Ý cho thấy 63,8%
ngƣời chăn nuôi gia cầm biết nguyên nhân gây ra bệnh cúm gia cầm; 69,7% ĐTNC
tin rằng cúm gia cầm là một bệnh nguy hiểm; 68,5% ĐTNC có kiến thức về một
phƣơng pháp ngăn ngừa lây lan cúm gia cầm[27]. Nghiên cứu tại Georgia, kiến
thức về triệu chứng cúm gia cầm cho thấy 67% ĐTNC nói về sốt; 23,5% về đau
họng và 18% về ho[23]. Nghiên cứu ở Nigeria năm 2007 cho thấy 92,9% ngƣời
chăn nuôi gia cầm đƣợc nghe thông tin về bệnh cúm gia cầm và nguồn cung cấp
thông tin chủ yếu là phƣơng tiện truyền thông đại chúng (74,3%). Kiến thức về
đƣờng lây truyền và các biện pháp phòng chống lây nhiễm bệnh của ĐTNC khá cao
nhƣng thực hành phòng chống cúm gia cầm của ĐTNC thấp[28]. Nghiên cứu của
Richard Fielding và cộng sự thực hiện tại Hồng Kơng. Kết quả khơng có sự khác

biệt về nhận thức nguy cơ giữa tuổi, giới, trình độ học vấn, thu nhập và nơi ở[29].
Nghiên cứu của Maton và cộng sự năm 2007 tại Thái Lan cho thấy hầu hết đối
tƣợng nghiên cứu có kiến thức tốt và có thái độ tốt về phịng chống cúm gia cầm.
Những ngƣời đã từng tiếp cận thông tin về cúm gia cầm có thái độ và thực hành
phịng chống cúm gia cầm tốt hơn những ngƣời khác[35]. Ở Việt Nam cũng có một
số nghiên cứu về phịng chống cúm gia cầm. Nghiên cứu của Tổ chức Care tại Việt
Nam trên 4 tỉnh (Long An, An Giang, Bình Định và Sơn La) năm 2004 cho thấy số
hộ chăn nuôi gia cầm là 90%, trong đó số hộ chăn thả gia cầm tự do là 49%. Các
đối tƣợng nghiên cứu đều cho rằng cúm gia cầm là bệnh nguy hiểm cho sức khỏe
con ngƣời và là một vấn đề nghiêm trọng của Việt Nam. Các đối tƣợng đều biết
nguồn lây nhiễm cúm[24]. Nghiên cứu của trƣờng Đại học Y tế công cộng tại 5 tỉnh

H

U


3

Bắc Giang, Hải Dƣơng, Hà Tây, Nam Định và Thái Bình năm 2005 cho thấy đối
tƣợng nghiên cứu có thái độ tích cực về vai trị của chính quyền trong kiểm sốt,
phịng chống dịch và có kiến thức tốt về nguồn lây nhiễm bệnh[3]. Theo nghiên cứu
của USAID thực hiện năm 2006 ở Bắc Ninh và Tiền Giang 76 % đối tƣợng nghiên
cứu cho rằng nên nuôi gia cầm trong truồng trại hoặc khu vực có hang rào, 45% đối
tƣợng không ăn tiết canh, 29% đối tƣợng không ăn thịt/sản phẩm gia cầm chƣa nấu
chín[40]. Hầu hết các nghiên cứu đều đƣợc thực hiện vào thời điểm mà tình hình
dịch cúm gia cầm đang rất nóng bỏng, do đó kết quả nghiên cứu phần nào bị ảnh
hƣởng bởi công tác truyền thơng.
Trƣờng hợp mắc cúm gia cầm ở huyện Sóc Sơn vào ngày 16/3/2010 là trƣờng
hợp đầu tiên của Thành phố Hà Nội trong vịng 5 năm qua. Sóc Sơn là huyện ngoại

thành của Thành phố Hà Nội, sản xuất nông nghiệp chiếm 60%. Số dân của huyện
là 282.337 ngƣời với 62.758 hộ gia đình. Tổng số gia cầm của huyện là 974.405
con. Tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn nơi có trƣờng hợp mắc cúm có 9.120 ngƣời
với 2.098 hộ gia đình. Trong đó tổng số hộ gia đình chăn nuôi gia cầm quy mô nhỏ
là 1.257 hộ, với 30.000 con. Tỷ lệ tiêm văcxin cúm đạt 80%. Vào thời điểm xảy ra
trƣờng hợp mắc cúm gia cầm, Trung tâm Y tế huyện đã tiến hành truyền thông về
bệnh, tác nhân gây bệnh và cách phòng chống trong khoảng thời gian 2 tuần. Từ đó
đến nay, huyện đã khơng có biện pháp khác. Trong thời điểm cúm gia cầm tạm
lắng, ngƣời dân huyện Sóc Sơn nói chung, ngƣời dân xã Phù Linh nói riêng nhận
thức nhƣ thế nào về nguy cơ của bệnh. Họ đã và đang có những biện pháp gì để bảo
vệ sức khỏe của nhân dân cũng nhƣ bảo vệ cho đàn gia cầm của họ. Có những yếu
tố nào liên quan đến kiến thức, thực hành phòng chống cúm gia cầm của họ. Để trả
lời cho những câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Kiến thức, thái độ và
thực hành phòng chống cúm gia cầm của ngƣời chăn nuôi gia cầm tại xã Phù
Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội năm 2011”. Sau khi nghiên cứu đƣợc tiến hành sẽ
giúp các ban nghành địa phƣơng có đƣợc những thơng tin về kiến thức, thái độ,
thực hành phòng chống cúm gia cầm của ngƣời chăn ni gia cầm tại địa phƣơng.
Từ đó có những chiến lƣợc truyền thông hợp lý để nâng cao công tác phòng chống
cúm gia cầm tại địa phƣơng.

H
P

H

U


4


KHUNG LÝ THUYẾT
Yếu tố cá nhân:
- Tuổi
- Giới
- Trình độ học vấn
- Nghề nghiệp
- Thu nhập

Tiếp cận thông tin
truyền thông:
- Nguồn tiếp cận
thơng tin
- Nguồn thơng tin
thích nhất
- Mức độ thƣờng
xuyên tiếp cận thông
tin
- Những thông tin
muốn tiếp cận thêm

Kiến thức phòng chống
cúm gia cầm:
- Nguyên nhân gây bệnh
- Mùa xuất hiện bệnh
- Đối tƣợng có nguy cơ
- Loại gia cầm có thể mắc
bệnh
- Nguồn chứa mầm bệnh
và nguyên nhân gây bệnh
- Các biện pháp dự phòng

và biện pháp xử trí

H
P

Thái độ phịng chống cúm
gia cầm:
- Mức độ nguy hiểm của
cúm gia cầm
- Các biện pháp phòng
chống

H

U

Thực hành phòng chống
cúm gia cầm:
- Hình thức chăn ni
gia cầm
- Ni chung gia cầm với
gia súc
- Xử lý phân gia cầm
- Các biện phòng dự
phòng lây nhiễm cúm gia
cầm cho ngƣời
- Các biện pháp dự
phịng lây nhiễm cúm
cho đàn gia cầm
- Hình thức nuôi nhốt gia

cầm khi chƣa bán hết và
mua gia cầm mới


5
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu chung:
Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống cúm gia cầm của
ngƣời chăn nuôi gia cầm và xác định một số yếu tố liên quan tại xã Phù Linh, huyện
Sóc Sơn, Hà Nội năm 2011.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống cúm gia cầm của ngƣời
chăn nuôi gia cầm tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội năm 2011.
2.2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành
phòng chống cúm gia cầm của ngƣời chăn ni gia cầm tại xã Phù Linh, huyện Sóc
Sơn, Hà Nội năm 2011.

H
P

H

U


6
Chƣơng I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cƣơng về vi rút cúm, bệnh cúm gia cầm, bệnh cúm trên ngƣời và
gia cầm.

1.1.1. Đại cƣơng về vi rút cúm và vi rút cúm gia cầm.
Các vi rút gây bệnh cúm nói chung thuộc nhóm Orthomyxoviridae và đƣợc
phân thành 3 týp A, B và C. Trong 3 týp vi rút cúm thì chỉ có virút cúm týp A gây
bệnh cho cả ngƣời và động vật và thƣờng gây đại dịch với chu kỳ 10 - 15 năm. Vi
rút cúm týp B và C chỉ có thể gây bệnh trên ngƣời, vi rút cúm týp B thƣờng chỉ gây
ra các vụ dịch nhỏ với chu kỳ 5 - 7 năm, còn vi rút cúm týp C chỉ gây bệnh nhẹ và
tạo ra các vụ dịch nhỏ ở những tập thể mới hình thành[6],[42].

H
P

Vi rút cúm týp A có 2 kháng nguyên bề mặt là kháng nguyên ngƣng kết hồng
cầu H (Haemaglutinin) và men N (Neuraminidase). Cho đến nay ngƣời ta đã phát
hiện ra 16 loại kháng nguyên H (H1-H16) và 9 loại kháng nguyên N (N1-N9),
những cách tổ hợp khác nhau của hai loại kháng nguyên sẽ này tạo ra 144 phân
nhóm khác nhau của vi rút cúm A[41],[42].
Các vi rút cúm thƣờng có tính biến đổi rất cao, đặc biệt là vi rút cúm týp A.
Trong quá trình lƣu hành của vi rút cúm A, hai kháng nguyên H và N luôn luôn
biến đổi. Những biến đổi này sẽ tạo ra các phân týp vi rút cúm hoàn toàn mới, các
phân týp này thƣờng gây đại dịch và đƣợc cấu tạo từ sự tái tổ hợp kháng nguyên
giữa vi rút cúm vịt, lợn và ngƣời mà khơng thể dự đốn trƣớc đƣợc[42].

U

H

Tất cả 16 phân nhóm H và 9 phân nhóm N của các vi rút cúm đƣợc biết là
đều gây bệnh ở thuỷ cầm hoang dại. Tuy nhiên cho tới nay tất cả các vụ dịch cúm
gia cầm đều do vi rút phân nhóm H5, H7 và H9 gây ra, trong đó các vi rút thuộc
phân nhóm H5 và H7 có thể có cả chủng độc lực thấp và chủng độc lực cao, cịn vi

rút cúm phân nhóm H9 chỉ có chủng độc lực thấp. Vi rút phân nhóm H5 và H7 độc
lực thấp, sau khi lƣu hành qua một số thời kỳ ngắn ở quần thể gia cầm, có thể đột
biến thành vi rút độc lực của vi rút[26].
Vi rút gây bệnh cúm gia cầm chủ yếu là H5, H7 và H9 gây bệnh cho gà, vịt,
ngan, ngỗng, chim cút, đà điểu, cho các loại chim. Dịch cúm gia cầm hiện đang lƣu
hành ở nhiều nơi trên thế giới là do vi rút cúm A/H5N1 gây nên. H5N1 là một vi rút
cúm týp A độc lực cao gây bệnh cho hầu hết các lồi lơng vũ[18]. Bệnh cúm gia
cầm do H5N1 xuất hiện lần đầu tiên ở Hồng Kông năm 1997, sau đó tái diễn vào
năm 2003 ở một số quốc gia Châu Á, và hiện nay đang có mặt ở rất nhiều khu vực
trên thế giới[43],[44].
Ổ chứa thiên nhiên của siêu vi rút gây bệnh cúm gia cầm là loài thủy cầm di


7
cƣ, chủ yếu là vịt trời. Các loài chim này có sức đề kháng cao với siêu vi rút cúm.
Ngƣợc lại, các loài gia cầm bao gồm gà ta và gà tây rất nhạy cảm với siêu vi rút
này. Trong khi đó vịt ni có thể bị nhiễm siêu vi rút cúm nhƣng vẫn khơng có biểu
hiện bệnh và có thể lây truyền siêu vi rút cúm cho các gia cầm khác. Chính sự tiếp
xúc của đàn gia cầm với thủy cầm hoang dại di cƣ là nguyên nhân của các dịch cúm
và có vai trị quan trọng trong việc lan truyền dịch bệnh. Ngƣời bị nhiễm bệnh cúm
gia cầm sau khi tiếp xúc trực tiếp với gia cầm sống hoặc thịt gia cầm nhiễm siêu vi
rút cúm chƣa đƣợc nấu chín[17].
Bản chất của vi rút cúm là lipoprotein, vi rút cúm có sức đề kháng yếu, dễ bị
bất hoạt bởi bức xạ mặt trời, tia tử ngoại, dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56oC và các chất
hoà tan lipit nhƣ ether, beta-propiolacton, formol, chloramine, cresyl, cồn... với pH
thì bền vững từ 4 đến 9. Vi rút cúm có thể tồn tại hàng giờ ở ngoại cảnh, đặc biệt
khi thời tiết lạnh và độ ẩm thấp. Ở nhiệt độ 0oC đến 4oC sống đƣợc vài tuần, ở 200C và đông khô sống đƣợc hàng năm[8],[17]. Tuy nhiên, khi đƣợc bảo vệ bởi các
chất nhƣ nƣớc bọt, phân, chất độn chuồng thì H5N1 có thể tồn tại trong thời gian
dài, đặc biệt là khi nhiệt độ thấp. Ví dụ, vi rút H5N1 có thể tồn tại trong các chất
hữu cơ ít nhất 35 ngày ở nhiệt độ 4oC. Vi rút H5N1 có thể tồn tại trong thịt đơng

lạnh 23 ngày[1].

H
P

1.1.2 Bệnh cúm trên gia cầm

Bệnh cúm trên gia cầm gây nên bởi các vi rút cúm týp A, căn bệnh này đƣợc
phát hiện lần đầu tiên ở Italia vào năm 1878 còn vi rút cúm gia cầm đƣợc xác định
vào năm 1955[1]. Hiện nay bệnh cúm gia cầm có mặt ở rất nhiều nơi trên thế giới.

U

Vi rút cúm H5N1 bắt đầu xuất hiện và gây bệnh cho gia cầm ở Hồng Kông
vào năm 1997 và đƣợc dập tắt ngay sau đó bởi chính sách tiêu huỷ tồn bộ đàn gia
cầm của Chính quyền Hồng Kơng. Sau một thời gian lắng dịu, vào cuối năm 2003
dịch cúm gia cầm H5N1 xuất hiện trở lại ở một số nƣớc Châu Á nhƣ Hồng Kông,
Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Campuchia, Lào, Inđonêxia, trung Quốc,
Malaysia và Việt Nam. Suốt từ đó cho đến nay dịch bệnh ln ln tồn tại và tính
ngày 19/11/2010 dịch bệnh đã có mặt tại 15 quốc gia thuộc Châu Á, Châu Phi,
Châu Âu và Trung Đông[43].

H

Dịch cúm gia cầm H5N1 đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho các nƣớc có
dịch, riêng tại Việt Nam ngay trong đợt dịch đầu tiên vào cuối 2003-2004 đã phải
tiêu huỷ khoảng 44 triệu con gia cầm, thiệt hại kinh tế ƣớc tính khoảng 3000 tỷ
đồng, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm 0,5%[2],[18].
1.1.3. Bệnh cúm thƣờng trên ngƣời
Con ngƣời có thể bị nhiễm bệnh cúm bởi cả 3 týp vi rút cúm A, B và C. Tuy

nhiên, chỉ có các vi rút cúm týp A mới gây bệnh nặng và trở thành đại dịch. Trong
thế kỷ 20 đã chứng kiến 4 đại dịch cúm làm tử vong hàng chục triệu ngƣời, thứ nhất


8
là Đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918-1919, ở vụ dịch này vi rút cúm A/H1N1 có
khoảng 1/3 ngƣời trên thế giới nhiễm bệnh (gần 500 triệu ngƣời) và cƣớp đi sinh
mạng của khoảng 50 triệu ngƣời trong vòng 1 năm[30]. Thứ hai là đại dịch cúm
Châu Á bùng phát tại Trung Quốc vào năm 1957 - 1958 do vi rút cúm A/H2N2 gây
nên, khoảng 1 - 4 triệu ngƣời đã bị chết trong vụ dịch cúm này[18]. Đại dịch thứ ba
là đại dịch cúm Hồng Kông do vi rút cúm A/H3N2 gây nên vào năm 1968-1969
cũng làm cho khoảng 1 triệu ngƣời bị chết. Cuối cùng là đại dịch cúm Nga do vi rút
cúm A/H1N1 gây ra[32].
Bệnh cúm thƣờng trên ngƣời hay còn gọi là bệnh cúm theo mùa thƣờng do
các vi rút cúm týp B và C gây nên, bệnh thƣờng xảy ra quanh năm, nhƣng thƣờng
gặp hơn vào mùa đông, xuân hoặc khi thời tiết lạnh và ẩm. Các triệu chứng của
bệnh thƣờng nhẹ bao gồm: sốt nhẹ hoặc không sốt, mệt mỏi và một số triệu chứng
hô hấp nhẹ. Bệnh do vi rút gây ra nên không dùng kháng sinh để điều trị mà chỉ cần
nghỉ ngơi và bồi dƣỡng tốt bệnh sẽ tự khỏi trong vòng từ 5 - 7 ngày. Ở một số bệnh
nhân cao tuổi sự mệt mỏi có thể kéo dài, sự bình phục chậm[6].

H
P

Do bệnh cúm mùa lây qua đƣờng hơ hấp nên biện pháp phịng chống chủ yếu
là hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh, nếu bắt buốc phải tiếp xúc thì nên sử dụng các
trang bị bảo hộ nhƣ khẩu trang, găng tay. Thƣờng xuyên thực hiện các biện pháp vệ
sinh cá nhân nhƣ rửa mặt, mũi, chân tay cần thực hiện ít nhất 2-3 lần/ngày. Sử dụng
các loại thuốc sát khuẩn đƣờng hô hấp trên để nhỏ mũi và xúc họng 2-3 lần/ngày.
Tăng cƣờng sức khoẻ bằng cách ăn uống hợp lý và luyện tập thể dục thể thao[18].


U

1.1.4. Bệnh cúm gia cầm trên ngƣời
 Tác nhân gây bệnh

H

Theo lịch sử và dịch tễ học thì các vi rút cúm thƣờng có tính đặc trƣng lồi
cao, nghĩa là mỗi vi rút gây bệnh ở một loài riêng (con ngƣời, một số loài chim, lợn,
ngựa...) và chỉ dừng ở đúng lồi đó, rất ít khi vƣợt qua hàng rào loài để gây bệnh
cho loài khác. Trong số hàng trăm chủng vi vút cúm gia cầm nhóm A, chỉ có 6
chủng đƣợc biết là gây bệnh ở ngƣời: H5N1, H7N2, H7N3, H7N7, H9N2 và
H10N7. Nói chung, con ngƣời khi bị nhiễm những vi rút này có biểu hiện nhẹ và rất
ít khi bệnh nặng trừ một ngoại lệ đáng chú ý là vi rút H5N1 độc lực cao[42].
Tác nhân gây ra dịch cúm từ năm 2004 đến nay đƣợc xác định là siêu vi rút
cúm A/H5N1. Siêu vi rút cúm A/H5N1 xâm nhập vào cơ thể ngƣời qua đƣờng hơ
hấp. Đầu tiên là lớp tế bào thƣợng bì đƣờng hô hấp bị nhiễm siêu vi rút. Siêu vi rút
sao chép trong tế bào trịng vịng 4-6 giờ. Sau đó, các siêu vi rút đƣợc phóng thích
vào những tế bào kế cận. Cứ tiếp tục vậy, siêu vi rút phát tán từ một số ít tế bào bị
nhiễm sang một số lƣợng lớn tế bào đƣờng hô hấp chỉ trong vài giờ[17].
Ngƣời bệnh nhiễm vi rút cúm A/H5N1 diễn biến nặng, tiến triển nhanh,
không đáp ứng với các phƣơng pháp điều trị thơng thƣờng và có tỷ lệ tử vong


9
cao[4]. Hiện tại chúng ta vẫn chƣa có những hiểu đầy đủ về vi rút, cơ chế lây bệnh,
phổ lâm sàng cũng nhƣ biện pháp điều trị, dự phòng. Vi rút cúm A H5N1 có khả
năng tồn tại lâu ngồi mơi trƣờng và hiện đang lƣu hành trên các lồi thuỷ cầm và
chim di cƣ hoang dã. Các thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh mới đang ở

giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm[18].
 Độc lực của vi rút
Không giống nhƣ các vi rút cúm khác chỉ gây bệnh ở đƣờng hô hấp trên, vi
rút H5N1 dƣờng nhƣ tấn công thẳng vào phổi của con ngƣời gây nên viêm phổi
nặng và hậu quả là suy hô hấp rất nhanh và dẫn tới tử vong chỉ trong vài ngày sau
khi nhiễm bệnh[17].
Bệnh nhân đầu tiên nhiễm cúm gia cầm H5N1 là một phụ nữ Hồng Kông
làm việc trong trại gà bị cúm, ngƣời này chết vài ngày sau khi nhập viện do suy hô
hấp và suy đa phủ tạng, vụ dịch cúm gia cầm ở Hồng Kông đã làm lây nhiễm cho
18 ngƣời và làm cho 6 ngƣời tử vong[22].

H
P

Sau một thời gian dịch cúm gia cầm H5N1 xuất hiện trở lại ở một số quốc
gia Châu Á vào cuối năm 2004, trong đó có Việt Nam[44]. Chủng vi rút cúm
A/H5N1 có độc lực rất cao đang lƣu hành tại Việt Nam gây dịch trên gia cầm và
trên ngƣời, Việt Nam có số trƣờng hợp mắc cúm A/H5N1 trên ngƣời đứng thứ hai
trên thế giới[43].
Trƣờng hợp H5N1 biến dị thành một týp vi rút cúm mới gây nhiễm dễ dàng
cho cho các tế bào niêm mạc đƣờng hô hấp ở ngƣời thì có thể xảy ra nguy cơ thành
đại dịch ở ngƣời. Điều này có thể xảy ra khi H5N1 lƣu hành một thời gian dài ở các
gia cầm, đặc biệt với các lồi có hệ thống miễn dịch gần giống nhƣ ngƣời và dễ
dàng xuất hiện biến chủng lây cho ngƣời. Việc nuôi gia cầm xen lẫn với các động
vật khác nhƣ lợn tạo cơ hội cho các vi rút có thể trao đổi gien và đột biến tạo nên
chủng vi rút mới[4].

U

H


 Đường lây truyền

Điều dễ nhận thấy là các trƣờng hợp bị nhiễm bệnh cúm gia cầm đều xuất
hiện song song với các đợt dịch cúm gia cầm và liên quan chặt chẽ với với gia cầm
bị nhiễm bệnh hoặc chết.
Mọi bằng chứng cho tới nay đều chỉ ra rằng sự tiếp xúc gần gũi với gia cầm
bị bệnh hoặc chết, phân hoặc các chất nhiễm bẩn là nguồn lây nhiễm vi rút H5N1
cho con ngƣời[7]. Ngoài ra tiếp xúc gián tiếp do dụng cụ, mơi trƣờng, ngƣời chăn
ni, thức ăn, nƣớc uống có mầm bệnh cũng làm lấy nhiễm cúm gia cầm[18]. Trong
tự nhiên siêu vi rút cúm A/H5N1 đƣợc tìm thấy chủ yếu ở các loài gia cầm và
chim. Các loài chim di cƣ là vật trung chuyển siêu vi rút giữa các khu vực địa lý
khác nhau. Các gia cầm khỏe cũng có thể mang mầm bệnh. Siêu vi rút cúm đƣợc
tìm thấy trong dịch tiết đƣờng hô hấp và phân của gia cầm bị bệnh và chim hoang


10
dã. Các cơng trình nghiên cứu chứng minh đƣợc đa số các bệnh nhân đều có tiền sử
tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bệnh (trực tiếp giết mổ gà vịt bệnh, chăm sóc gà
đá...)[17]. Các hành vi đặc biệt nguy cơ đã đƣợc phát hiện gồm cắt tiết, nhổ lông,
mổ thịt hoặc ăn thịt và các sản phẩm của gia cầm bị nhiễm bệnh[2].
 Thời gian ủ bệnh
Thời gian ủ bệnh của ngƣời bị cúm gia cầm H5N1 có thể dài hơn bệnh cúm
thƣờng, các số liệu hiện nay cho thấy giai đoạn ủ bệnh thay đổi từ 2 đến 8 ngày và
có thể dài tới 17 ngày. WHO khuyến cáo thời gian ủ bệnh sử dụng trong điều tra
thực địa và giám sát những ngƣời có tiếp xúc với bệnh nhân là 7 ngày[17].
 Triệu chứng
Triệu chứng ban đầu gồm sốt cao, thƣờng với nhiệt độ trên 38oC và các triệu
chứng cúm khác nhƣ mệt mỏi, đau đầu, đau cơ... Một đặc điểm quan sát thấy ở
nhiều bệnh nhân là sự xuất hiện các biểu hiện triệu chứng viêm đƣờng hô hấp dƣới

vào giai đoạn sớm của bệnh bao gồm: khó thở, ran nổ kỳ hít vào... thƣờng vào ngày
thứ 5 sau khởi phát bệnh. Một số trƣờng hợp bệnh nhân ho có đờm[17]. Hầu hết
mọi bệnh nhân đều bị viêm phổi, trong vụ dịch ở Hồng Kông tất cả những bệnh
nhân bệnh cảnh nặng đều bị viêm phổi vi rút tiên phát và vì vậy khơng đáp ứng với
thuốc kháng sinh[22].

H
P

Diến tiến suy lâm sàng rất nhanh: thời gian từ khi khởi phát bệnh đến khi
xuất hiện suy hô hấp chỉ khoảng 6 ngày và dao động từ 4 đến 13 ngày, ngồi suy hơ
hấp bệnh nhân còn bị suy đa phủ tạng[17].

U

 Điều trị

Hiện tại chƣa có thuốc điều trị đặc hiệu cho ngƣời bị nhiễm H5N1 nhƣng có
một số bằng chứng cho thấy thuốc kháng vi rút Oseltamivir (biệt dƣợc là Tamiflu)
có thể làm giảm thời gian nhân lên của vi rút và cải thiện khả năng sống sót nếu
đƣợc dùng trong vịng 48 tiếng kể từ khi có dấu hiệu khởi phát. Liều khuyến cáo
của Oseltamivir cho điều trị cúm ở ngƣời lớn (cân nặng trên 40 kg) là 75mg x 2 lần
trong 7 ngày, trẻ em có cân nặng ít hơn 15 kg dùng liều 30 mg x 2 lần/ ngày, từ 1623 kg là 45 mg x 2 lần/ngày và từ 24-40 kg là 60 mg x 2 lần/ngày. Bên cạnh đó
kháng sinh phổ rộng cũng đƣợc sử dụng nhằm phòng ngừa bội nhiễm phổi, điều trị
hỗ trợ hô hấp (Oxy liệu pháp, thơng khí cơ học khơng xâm lấn, có xâm lấn...)[17].

H

 Các biện pháp dự phịng
Hiện tại chƣa có biện pháp dự phòng đặc hiệu bằng vắc xin, nên các biện

pháp dự phòng chủ yếu vẫn là[7]:
 Tránh tiếp xúc với gia cầm bị bệnh hoặc chết - Báo cáo ngay cho các cơ
quan chức năng.
 Xử lý và giết mổ tất cả gia cầm một cách an toàn (mang mặt nạ, đeo găng


11
tay, sử dụng chất diệt khuẩn).
 Nấu chín kỹ thịt gia cầm (khơng ăn thịt cịn màu hồng, khơng ăn trứng lịng
đào, khơng ăn tiết canh).
 Rửa tay bằng xà phòng trƣớc và sau khi xử lý gia cầm sống và chuẩn bị nấu
ăn.
 Đến ngay cơ sở y tế để khám nếu thấy có biểu hiện cúm và có liên quan đến
gia cầm.
Ngoài ra, cần áp dụng một số biện pháp dự phòng cơ bản khác nhƣ[18]:
 Vệ sinh cá nhân: Rửa tay trƣớc và sau khi ăn, sau khi ra khỏi nhà vệ sinh.
 Xúc miệng và họng bằng nƣớc muối lỗng hoặc các nƣớc xúc miệng thơng
thƣờng.

H
P

 Tăng cƣờng thể lực bằng cách tập thể dục và dinh dƣỡng hợp lý.
 Tiêm vắc xin phòng cúm mỗi năm một lần (nếu có điều kiện).
1.2. Tình hình bệnh cúm gia cầm týp A H5N1 trên thế giới
Bệnh cúm gia cầm xuất hiện lần đầu tiên ở Hồng Kông vào năm 1997 với 18
trƣờng hợp, sau đó gây nhiễm và tử vong ở ngƣời tại nhiều nƣớc châu Á. Theo
thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới tính đến ngày 19/11/2010 có 302 trƣờng hợp tử
vong (60%) trong số 508 trƣờng hợp mắc cúm gia cầm đƣợc ghi nhận ở ngƣời tại
15 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực châu Á, Châu Âu, Trung Đông và Châu

Phi[43].

U

Vi rút cúm A/H5N1 theo chim di trú đã lan sang lãnh thổ Mơng cổ, Nga, từ
đó theo đƣờng di cƣ của chim qua Azecbaizan, Iran, Iraq, Georgia, Ukraine, từ đây
là cửa ngõ để vi rút lan tới châu Âu. Những thơng tin mới nhất cho thấy tình hình
dịch cúm ở gia cầm đang diễn biến rất phức tạp, có chiều hƣớng lan rộng trên toàn
thế giới. Đã phát hiện thêm các trƣờng hợp gia cầm, chim hoang chết nghi nhiễm
cúm gia cầm hoặc khảng định nhiễm vi rút cúm A/H5N1 tại các nƣớc châu Âu,
châu Á nhƣ: Đức, Anh, Thuỵ Điển, Croatia, Đài Loan và Trung Quốc[18].

H

Tại Đông Nam Á ghi nhận kết quả xét nghiệm dƣơng tính với cúm A/H5N1
tại 4 quốc gia là Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Campuchia với tổng số 316 ngƣời
(tử vong 219 ngƣời chiếm 69%)[43].
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kể từ tháng 12/2003 đến nay, trên thế
giới đã ghi nhận 508 trƣờng hợp mắc cúm A/H5N1, trong đó có 302 trƣờng hợp tử
vong tại 15 quốc gia nhƣ Indonesia (mắc 170, tử vong 141), Việt Nam (mắc 119, tử
vong 59), Ai Cập (mắc 112, tử vong 36), Trung Quốc (mắc 40, tử vong 26), Thái
Lan (mắc 25, tử vong 17), Thổ Nhĩ Kỳ (mắc 12, tử vong 4), Cambodia (mắc 10, tử
vong 8)[43].


12
1.3. Tình hình cúm gia cầm và dịch cúm A/ H5N1 trên ngƣời ở Việt Nam
1.3.1.Tình hình dịch cúm H5N1 trên gia cầm
Theo báo cáo của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ƣơng từ khi xuất hiện dịch
cúm gia cầm vào tháng 12/2003 đến đầu tháng 3/2008 có 5 đợt dịch cúm gia cầm

xảy ra ở Việt Nam với hầu hết các tỉnh, thành phố đều có báo cáo gia cầm bị nhiễm
bệnh và khoảng 50 triệu con gia cầm bị nhiễm bệnh, chết và tiêu hủy[36]:
 Đợt 1: Từ tháng 12/2003 đến tháng 3/2004: dịch cúm xuất hiện đầu tiên ở
Hà Tây, Long An và Tiền Giang và nhanh chóng lây lan khắp cả nƣớc trong một
thời gian ngắn. Tính đến ngày 27/2/2004 đã có 2.574 xã, phƣờng (24,6% tổng số xã,
phƣờng ở Việt Nam) của 381 huyện, thị (60% tổng số huyện, thị) ở 57 tỉnh và thành
phố báo cáo có dịch cúm gia cầm. Tổng số gia cầm bị tiêu huỷ trong đợt dịch này là
43,9 triệu con (chiếm 16,79% tổng đàn gia cầm).
 Đợt 2: từ tháng 7/2004 đến tháng 8/2004, dịch xuất hiện lẻ tẻ và chủ yếu ở
các hộ chăn nuôi gia cầm quy mô nhỏ, lẻ trên 17 tỉnh, thành phố. Trong đợt dịch
này chỉ có 84.000 con gia cầm bị tiêu huỷ.

H
P

 Đợt 3: từ tháng 12/2004 đến tháng 11/2005: Dịch xảy ra ở 36 tỉnh, thành phố
với số gia cầm bị tiêu huỷ là khoảng 470.000 con.
 Đợt 4: từ tháng 5/2007 đến tháng 12/2007: Dịch xảy ra ở 23 tỉnh, thành phố
với tổng số gia cầm tiêu huỷ là khoảng 176.407 con.

U

 Đợt 5: từ tháng 1/2008 đến tháng 2/2008.

Dịch cúm gia cầm H5N1 ở Việt Nam có những đặc điểm dịch tễ học nhƣ: tập
trung dọc 2 hệ thống sông lớn là sông Hồng và sông Mê Kông, nơi có mật độ chăn
ni vịt cao hơn các vùng khác. Đợt dịch thứ nhất chủ yếu xảy ra ở khu vực chăn
ni gia cầm cơng nghiệp, cịn các đợt dịch sau thƣờng xuất hiện lẻ tẻ ở các hộ gia
đình chăn ni quy mơ nhỏ, thả rơng[9].


H

1.3.2 Tình hình dịch cúm H5N1 trên ngƣời:
Từ khi xuất hiện dịch cúm gia cầm vào tháng 12/2003 đến đầu tháng 3/2008,
tại Việt Nam đã có 106 trƣờng hợp đƣợc xác định nhiễm cúm A/H5N1 ở 36 tỉnh,
thành phố, trong đó có 52 ca tử vong (tỷ lệ chết/mắc chung 49%). Các giai đoạn có
bệnh nhân cúm gia cầm xuất hiện chia làm 5 giai đoạn nhƣ sau[36]:
 Giai đoạn 1: từ tháng 12/2003 đến tháng 3/2004 có 13/64 tỉnh, thành phố xác
định nhiễm cúm gia cầm với 23 trƣờng hợp mắc, 16 tử vong (tỷ lệ tử vong/mắc
69%).
 Giai đoạn 2: từ tháng 7/2004 đến tháng 8/2004 có 3/64 tỉnh, thành phố xác
định nhiễm cúm gia cầm với 4 trƣờng hợp mắc, tất cả đều tử vong (tỷ lệ tử
vong/mắc 100%).


13
 Giai đoạn 3: từ tháng 12/2004 đến tháng 11/2005 có 25/64 tỉnh, thành phố
xác định nhiễm cúm gia cầm với 66 trƣờng hợp nhiễm cúm gia cầm trong đó có 3
trƣờng hợp nhiễm khơng triệu chứng, 22 trƣờng hợp tử vong (tỷ lệ tử vong/mắc
33,3 %).
 Giai đoạn 4: Từ tháng 5/2007 đến tháng 12/2007 có 6/64 tỉnh, thành phố xác
định nhiễm cúm gia cầm với 8 trƣờng hợp mắc và 6 tử vong (tỷ lệ tử vong/mắc
75%).
 Giai đoạn 5: Từ tháng 1/2008 đến tháng 3/2008 có 5/64 tỉnh, thành phố xác
định nhiễm cúm gia cầm với trƣờng hợp mắc, tất cả đều tử vong (tỷ lệ tử vong/mắc
100%)
Dịch cúm gia cầm trên ngƣời tại Việt Nam có những đặc điểm dịch tễ học
sau[9]:
 Dịch xuất hiện chủ yếu tập trung vào các tháng mùa đông - xuân (khi thời
tiết lạnh ẩm) và đó là khoảng thời gian mà bệnh cúm và hội chứng viêm đƣờng hô

hấp cấp nói chung có tỷ lệ mắc cao nhất. Tuy nhiên vẫn có các ca bệnh xảy ra vào
các thời gian khác trong năm (phụ thuộc vào tình hình dịch trên đàn gia cầm tại địa
phƣơng).

H
P

 Hầu hết các trƣờng hợp nhiễm cúm ở ngƣời là có liên quan tới cúm gia cầm.
Thực tế cho thấy dịch cúm trên ngƣời có thể còn tiếp tục bùng phát vào
những năm tiếp theo, cả trên ngƣời và đàn gia cầm, thậm chí sẽ xảy ra trên qui mô
rộng và mức độ ảnh hƣởng lớn hơn rất nhiều. Khi mới xuất hiện, bệnh cúm gia cầm
có tỷ lệ tử vong rất cao (đợt 1 tử vong 69%), sau một năm diễn biến dƣờng nhƣ tính
gây bệnh và độc lực của vi rút có phần suy giảm với bằng chứng là tỷ lệ chết/mắc
chỉ còn 33,3%. Ngồi ra từ cuối tháng 12/2004 đến nay cịn phát hiện những trƣờng
hợp nhiễm vi rút không triệu chứng là những ngƣời liên quan tại ổ dịch, hoặc ngƣời
thân của bệnh nhân cúm A/H5N1.

U

H

Bệnh xảy ra ở tất cả các lứa tuổi từ 4 tháng đến 80 tuổi, tuy nhiên dịch tập
trung ở các lứa tuổi dƣới 40, cao nhất ở nhóm 10-19 tuổi. Số ca tử vong ở mỗi
nhóm tuổi tƣơng ứng với số mắc. Chƣa thấy có sự khác biệt giữa nam và nữ về tỷ lệ
mắc bệnh và tử vong.
Cùng với các thay đổi về mặt dịch tễ và lâm sàng của bệnh cún gia cầm do
H5N1 ở ngƣời đã nêu ở trên, kết quả phân tích ban đầu về di truyền học phân tử đã
cho thấy rằng kể từ khi xuất hiện vi rút đã có sự thay đổi nhẹ về mặt di truyền và
tính gây bệnh. Kết quả là vi rút H5N1 có thể thích ứng hơn với cơ thể ngƣời dẫn
đến các hiện tƣợng tăng số ngƣời nhiễm (đặc biệt là số ngƣời nhiễm khơng triệu

chứng), số mắc bệnh có bệnh cảnh lâm sàng nhẹ hơn, tỉ lệ tử vong thấp hơn. Đồng
thời trên gia cầm có thể cũng có những hiện tƣợng tƣơng tự.


14
1.3.3. Nguy cơ đại dịch cúm trên ngƣời:
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về các giai đoạn của đại
dịch cúm ở ngƣời thì một đại dịch cúm bao gồm các giai đoạn sau[1],[45]:
 Giai đoạn 1: Khơng có chủng vi rút cúm mới phát hiện trên ngƣời. Chủng vi
rút cúm cúm gây bệnh trên ngƣời có thể xuất hiện trên động vật. Nếu xuất hiện trên
động vật, nguy cơ nhiễm bệnh trên ngƣời đƣợc cho là thấp.
 Giai đoạn 2: Khơng có chủng vi rút cúm mới phát hiện trên ngƣời. Tuy
nhiên, sự lứu hành của vi rút cúm trên động vật dẫn tới nguy cơ đáng kể khả năng
nhiễm bệnh trên ngƣời.
 Giai đoạn 3: Có chủng vi rút cúm mới trên ngƣời, nhƣng khơng có sự truyền
lây giữa ngƣời với ngƣời, hầu nhƣ khơng có trƣờng hợp lây lan do tiếp xúc gần.
 Giai đoạn 4: Có sự lây lan từ ngƣời sang ngƣời nhƣng ở diện hẹp, mang tính
địa phƣơng, khả năng thích ứng và lây lan của vi rút trên ngƣời cịn thấp.

H
P

 Giai đoạn 5: Có sự lây lan từ ngƣời sang ngƣời nhƣng ở diện hẹp, mang tính
địa phƣơng, khả thích ứng và lây lan của vi rút trên ngƣời còn thấp.
 Giai đoạn 6: Là giai đoạn xảy ra đại dịch, vi rút có khả năng lây lan trên
diện rộng.
Việt Nam phải có kế hoạch hành động khẩn cấp phòng chống đại dịch phù
hợp với quốc tế và các nƣớc trong khu vực, để nếu khi có dịch xảy ra các nƣớc cùng
áp dụng các biện pháp khống chế và học hỏi lẫn nhau. Dựa vào tình hình mắc cúm
gia cầm hiện tại thì Việt Nam đang ở giai đoạn thứ 3 của một đại dịch cúm[1].


U

H

Hiện chƣa có bằng chứng chắc chắn về việc lây truyền vi rút cúm A/H5N1 từ
ngƣời sang ngƣời. Tuy nhiên sự lây truyền ngƣời-ngƣời cần phải đƣợc cân nhắc và
nghiên cứu vì những hiện tƣợng sau[9]:
 Tăng số bệnh nhân /trƣờng hợp dƣơng tính khơng tìm thấy yếu tố dịch tễ liên
quan đến gia cầm. Tăng số lƣợng ngƣời lành mang vi rút.
 Số các chùm ca bệnh tăng lên, tăng số ngƣời có xét nghiệm dƣơng tính với vi
rút A/H5N1 trong mỗi chùm.
 Đã xuất hiện trƣờng hợp là nhân viên y tế.
 Xuất hiện các chùm ca bệnh gia đình.
1.4. Tình hình cúm gia cầm và dịch cúm A/H5N1 trên ngƣời tại địa bàn
nghiên cứu.
Sóc Sơn là huyện ngoại thành của Thành phố Hà Nội, sản xuất nông nghiệp
chiếm 60%. Số dân của huyện là 282.337 ngƣời với 62.758 hộ gia đình. Tổng số gia
cầm của huyện là 974.405 con. Xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn có 9.120 ngƣời với


×