Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Sự tham gia của người cha đối với thực hành tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ đang đi làm tại huyện gia lâm, hà nội năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.6 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

VŨ THỊ HÀ

H
P

SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI CHA ĐỐI VỚI THỰC HÀNH
TIẾP TỤC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ CỦA BÀ MẸ ĐANG ĐI

U

LÀM TẠI HUYỆN GIA LÂM, HÀ NỘI NĂM 2013

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

HÀ NỘI, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

VŨ THỊ HÀ

H
P


SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI CHA ĐỐI VỚI THỰC HÀNH
TIẾP TỤC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ CỦA BÀ MẸ ĐANG
ĐI LÀM TẠI HUYỆN GIA LÂM, HÀ NỘI NĂM 2013

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

H

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Hữu Bích

HÀ NỘI, 2014


i

LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế, khơng có sự thành cơng nào mà không cần đến những sự giúp
đỡ, hỗ trợ từ người khác. Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn, tôi đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ thầy cô, bạn bè, gia đình và đồng nghiệp.
Lời đầu tiên, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần
Hữu Bích – thầy giáo hướng dẫn luận văn của tơi với những hướng dẫn, góp ý và chỉ
dẫn vơ cùng quan trọng kể từ khi bắt đầu cho đến khi hồn thành luận văn. Trong
suốt q trình nghiên cứu, thực hiện luận văn, thầy đã giúp đỡ và truyền đạt cho tôi
những kiến thức và kinh nghiệm quý báu, cùng với những sự quan tâm, hỗ trợ, động
viên, khuyến khích để tơi hồn thành tốt luận văn này.


H
P

Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu cùng các thầy giáo, cô giáo
trường Đại học Y tế Công Cộng đã trang bị kiến thức cho tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu tại trường để tơi có thể hồn thành luận văn này.

Tơi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ Trung tâm y tế
huyện Gia Lâm và 3 xã Lệ Chi, Dương Xá và Phú Thị đã tạo mọi điều kiện thuận lợi,

U

tận tình giúp đỡ và hỗ trợ tơi trong suốt q trình thu thập số liệu.

Tơi xin cảm ơn sự tham gia nhiệt tình vào nghiên cứu của những người cha,
bà mẹ cũng như các điều tra viên để tơi có thể hồn thành luận văn này.

H

Thành cơng của luận văn này có phần góp sức khơng nhỏ của những người
bạn học và đồng nghiệp chân tình. Với kiến thức và tấm lòng bằng hữu, họ đã mang
đến cho tơi khơng chỉ là những quan điểm, góc nhìn đa chiều và sáng suốt mà còn là
những sự giúp đỡ thực sự cần thiết trong những thời điểm quyết định.
Lòng biết ơn và tình u vơ vàn tơi xin gửi đến những người thân trong gia
đình. Gia đình đã ln động viên, khích lệ, giúp đỡ tơi, là chỗ dựa vững chắc để tơi
có thể hồn thành q trình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2014



ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................3
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................4

H
P

1.1. Một số khái niệm về nuôi con bằng sữa mẹ ....................................................4
1.2. Lợi ích của việc ni con bằng sữa mẹ ...........................................................4
1.3. Thực trạng về nuôi con bằng sữa mẹ ..............................................................7
1.3.1. Trên thế giới ............................................................................................7
1.3.2. Tại Việt Nam ...........................................................................................7

U

1.4. Thực hành hỗ trợ bà mẹ NCBSM của người cha ............................................8
1.5. Thực hành tiếp tục NCBSM và các yếu tố liên quan ....................................10
1.4.1. Các yếu tố thuộc về bà mẹ ....................................................................10

H


1.4.2. Các yếu tố thuộc về trẻ ..........................................................................11
1.6. Mối liên quan giữa thực hành hỗ trợ bà mẹ NCBSM của người cha và thực
hành tiếp tục NCBSM của bà mẹ ..........................................................................12
1.7. Thông tin về địa bàn nghiên cứu ...................................................................14
Khung lý thuyết .....................................................................................................15
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................16
2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................16
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................16
2.3. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. ......................................16
2.4. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu ...............................................................16
2.5. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................17
2.6. Biến số và các chỉ số nghiên cứu ..................................................................17


iii

2.7. Tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu: .........................................................20
2.8. Phương pháp phân tích số liệu: .....................................................................20
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu: ................................................................21
2.10.

Sai số và cách khắc phục:..........................................................................21

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................22
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ....................................................22
3.2. Thực hành tiếp tục NCBSM của bà mẹ ........................................................25
3.3. Kiến thức của người cha về NCBSM............................................................26
3.4. Thực hành hỗ trợ bà mẹ tiếp tục NCBSM của người cha .............................31
3.5. Tiếp cận thông tin của người cha ..................................................................37


H
P

3.6. Mối liên quan giữa sự tham gia của người cha và thực hành tiếp tục NCBSM
của bà mẹ...............................................................................................................39
Chương 4 BÀN LUẬN ............................................................................................45
4.1. Thực trạng về thực hành tiếp tục NCBSM của bà mẹ ..................................45
4.2. Kiến thức của người cha về NCBSM............................................................46

U

4.3. Thực hành hỗ trợ bà mẹ tiếp tục NCBSM của người cha .............................48
4.4. Mối liên quan giữa sự hỗ trợ của người cha và thực hành tiếp tục NCBSM của
bà mẹ .....................................................................................................................50

H

4.5. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................52
KẾT LUẬN ..............................................................................................................54
KHUYẾN NGHỊ......................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... ix
PHỤ LỤC .................................................................................................................xv
Phụ lục 1: Bảng các biến số và chỉ số nghiên cứu ................................................xv
Phụ lục 2: Tính điểm kiến thức về NCBSM của người cha................................ xxi
Phụ lục 3: Các bước xây dựng thang đo thực hành của người cha ................... xxiii
Phụ lục 4: Bộ câu hỏi phỏng vấn (Dành cho bà mẹ) ....................................... xxvii
Phụ lục 5: Bộ câu hỏi phỏng vấn (Dành cho người cha) .................................. xxix
Phụ lục 6: Biên bản giải trình chỉnh sửa sau bảo vệ luận văn.............................xxx



iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
A&T

Dự án Nuôi dưỡng và Phát triển

CSSK BM – TE

Chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em

MISC

Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ
Việt Nam

NCBSM

Nuôi con bằng sữa mẹ

NCBSMHT

Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn

TTYT

Trung tâm y tế

TYT


Trạm y tế

UNICEF

Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

H

U

H
P


v

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3. 1. Thông tin chung về người cha .................................................................22
Bảng 3. 2. Thông tin chung về bà mẹ .......................................................................23
Bảng 3. 3. Thông tin chung về hộ gia đình ...............................................................23
Bảng 3. 4. Thơng tin chung về trẻ .............................................................................24
Bảng 3. 5. Kiến thức của đối tượng về bú sớm sau sinh ...........................................27
Bảng 3. 6. Kiến thức của đối tượng về NCBSMHT ................................................28
Bảng 3. 7. Kiến thức về cách cho trẻ bú sữa mẹ tiếp tục ..........................................29
Bảng 3. 8. Kiến thức về NCBSM và nhóm tuổi của bố ............................................30
Bảng 3. 9. Kiến thức về NCBSM và nghề nghiệp của bố.........................................30


H
P

Bảng 3. 10. Kiến thức về NCBSM và trình độ học vấn của bố ................................31
Bảng 3. 11. Khuyến khích bà mẹ tiếp tục NCBSM và nhóm tuổi bố .......................33
Bảng 3. 12. Khuyến khích bà mẹ tiếp tục NCBSM và nghề nghiệp của bố .............33
Bảng 3. 13. Khuyến khích bà mẹ tiếp tục NCBSM và trình độ học vấn bố .............33
Bảng 3. 14. Khuyến khích bà mẹ tiếp tục NCBSM và kiến thức về NCBSM của người

U

cha .............................................................................................................................34
Bảng 3. 15. Hỗ trợ trong khi vợ NCBSM và các đặc điểm của người cha ...............36
Bảng 3. 16. Tiếp cận thông tin về NCBSM của người cha .......................................38

H

Bảng 3. 17. Đặc điểm của cha mẹ và thực hành tiếp tục NCBSM của bà mẹ ..........39
Bảng 3. 18. Đặc điểm hộ gia đình và thực hành tiếp tục NCBSM của bà mẹ ..........39
Bảng 3. 19. Đặc điểm của trẻ và thực hành tiếp tục NCBSM của bà mẹ .................40
Bảng 3. 20. Thực hành của người cha và thực hành tiếp tục NCBSM của bà mẹ ....41
Bảng 3. 21. Thực hành của người cha và thời gian cho con bú của mẹ ...................41
Bảng 3. 22. Hỗ trợ của người cha và thực hành tiếp tục NCBSM của bà mẹ ..........42
Bảng 3. 23. Sự tham gia của người cha và thực hành tiếp tục NCBSM của bà mẹ..43


vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biều đồ 1.1. Tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ (2000 – 2007) (UNICEF) ..........................7
Biểu đồ 3. 1. Thực hành tiếp tục NCBSM của bà mẹ ...............................................25
Biểu đồ 3. 2. Tình trạng bú sữa mẹ theo số tháng tuổi của trẻ..................................25
Biểu đồ 3. 3. Thời điểm ngừng bú sữa mẹ của trẻ ....................................................26
Biểu đồ 3. 4. Kiến thức về lợi ích của sữa mẹ ..........................................................26
Biểu đồ 3. 5. Hiểu biết về lợi ích của sữa mẹ ...........................................................27
Biểu đồ 3. 6. Kiến thức về tiếp tục NCBSM .............................................................28
Biểu đồ 3. 7. Thực hành khuyến khích vợ tiếp tục NCBSM ....................................31
Biểu đồ 3. 8. Tổng điểm thực hành khuyến khích bà mẹ NCBSM ..........................32

H
P

Biểu đồ 3. 9. Thực hành hỗ trợ trong khi vợ NCBSM ..............................................34
Biểu đồ 3. 10. Tổng điểm thực hành hỗ trợ trong khi vợ NCBSM của người cha ...35
Biểu đồ 3. 11. Sự tham gia hỗ trợ bà mẹ tiếp tục NCBSM của người cha ...............37
Biểu đồ 3. 12. Nguồn thông tin nhận được về NCBSM ...........................................37

H

U


vii

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Ni con bằng sữa mẹ (NCBSM) là một biện pháp tự nhiên, an toàn, kinh tế,
hiệu quả để bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em. Tuy nhiên việc thực hành NCBSM của
các bà mẹ đặc biệt là thực hành tiếp tục NCBSM tới 24 tháng của các bà mẹ cịn hạn
chế. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu chỉ ra rằng thiếu những sự hỗ trợ trong q trình

NCBSM nên bà mẹ khơng thể tiếp tục NCBSM. Nhằm mục đích cung cấp thêm thơng
tin về thực hành tiếp tục NCBSM của bà mẹ và sự hỗ trợ của người cha trong quá
trình NCBSM của bà mẹ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Sự tham gia của người cha
đối với thực hành tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ đang đi làm tại huyện Gia
Lâm, Hà Nội năm 2013” nhằm (1) Mô tả thực trạng về thực hành tiếp tục NCBSM

H
P

của bà mẹ, (2) Mô tả kiến thức về NCBSM của người cha, (3) Mô tả sự tham gia của
người cha trong việc hỗ trợ bà mẹ tiếp tục NCBSM, (4) Xác định mối liên quan giữa
sự tham gia hỗ trợ của người cha và thực hành tiếp tục NCBSM của bà mẹ. Với thiết
kế nghiên cứu cắt ngang có phân tích và được tiến hành nghiên cứu từ tháng 11/2012
đến tháng 8/2013 trên tổng số 202 cặp vợ chồng mà người vợ đang đi làm có con từ

U

20 – 24 tháng tuổi. Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn bằng bộ câu hỏi định lượng được
thiết kế sẵn. Kết quả cho thấy, thực hành tiếp tục NCBSM đến 24 tháng của bà mẹ
khá thấp (15,3%). Bên cạnh đó, trong số những bà mẹ hiện đã ngừng NCBSM thì

H

thời điểm mà họ ngừng NCBSM chủ yếu là khi trẻ được 18 tháng (41,5%), chỉ một
tỉ lệ nhỏ 12,8% bà mẹ tiếp tục NCBSM sau 18 tháng. Tỷ lệ người cha có kiến thức
chưa tốt về NCBSM là 56,9%, trong đó những kiến thức về tiếp tục NCBSM như thời
gian nên cho trẻ bú sữa mẹ tiếp tục, cách giúp bà mẹ có nhiều sữa hơn, các hoạt động
hỗ trợ bà mẹ tiếp tục NCBSM của người cha vẫn còn nhiều hạn chế. Những người
cha trong nghiên cứu vẫn cho rằng việc NCBSM là trách nhiệm của bà mẹ, do đó tỷ
lệ người cha có thực hành chưa tốt về khuyến khích và hỗ trợ bà mẹ tiếp tục NCBSM

đều hơn một nửa. Tỷ lệ người cha thường xuyên giúp vợ chăm sóc trẻ hàng ngày là
82,6% và tỷ lệ người cha thường xuyên giúp vợ các công việc nội trợ hàng ngày là
63,4%. Sự tham gia của người cha trong việc khuyến khích và hỗ trợ bà mẹ tiếp tục
NCBSM có khả năng kéo dài thời gian NCBSM của bà mẹ và mối liên quan này có
ý nghĩa thống kê (p<0,05). Ngồi ra, những bà mẹ không nhận được sự giúp đỡ, chia


viii

sẻ việc nhà hàng ngày từ người cha thì khả năng ngừng cho trẻ bú sữa mẹ cao hơn
gấp 3,13 lần so với những bà mẹ có sự hỗ trợ, giúp đỡ từ người cha (p<0,05). Từ các
kết quả thu được, chúng tơi có một số khuyến nghị như sau: Các hoạt động truyền
thông, tư vấn, cung cấp thông tin về NCBSM cần thực hiện đồng thời cho cả người
cha và bà mẹ, đặc biệt cung cấp thông tin về vai trị và lợi ích trong việc người cha
hỗ trợ các bà mẹ tiếp tục NCBSM. Bên cạnh đó, người cha cần được truyền thông về
các khái niệm, thời gian NCBSMHT, thời gian và lợi ích của việc tiếp tục NCBSM
cho đến 24 tháng tuổi, kiến thức về những khó khăn và cách giải quyết các khó khăn
trong q trình NCBSM của bà mẹ. Ngoài ra, người cha cần được truyền thơng về
cách hỗ trợ, giúp đỡ bà mẹ có nhiều sữa hơn, cách giúp bà mẹ tiếp tục NCBSM như

H
P

khuyến khích bà mẹ tiếp tục NCBSM, các hoạt động hỗ trợ trong khi bà mẹ NCBSM,
giúp vợ chăm sóc trẻ hàng ngày, chia sẻ với vợ các công việc nhà hàng ngày trong
quá trình vợ đang NCBSM. Bên cạnh đó, cần phải tiếp tục có những nghiên cứu tại
các địa phương khác nhau với các thời điểm về tháng tuổi của trẻ khác nhau để có cái
nhìn tổng qt hơn về vai trò của người cha đối với việc NCBSM của bà mẹ.

H


U


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nuôi con bằng sữa mẹ từ lâu đã được khẳng định là có vai trị quan trọng và ý
nghĩa to lớn đối với sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Trẻ được ni dưỡng bằng sữa mẹ ít
có nguy cơ mắc bệnh béo phì và một số bệnh mạn tính thời thơ ấu (tiêu chảy, phế cầu
khuẩn, tiểu đường, béo phì, ung thư) [54]. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính hàng năm
có 1,5 triệu trẻ em bị tử vong do không được nuôi bằng sữa mẹ [57]. Tỷ lệ mắc bệnh
và tử vong do suy dinh dưỡng, tiêu chảy, nhiễm trùng đường hô hấp cũng tăng cao ở
trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ. NCBSM cũng có những tác động tích cực tới sức
khỏe bà mẹ: giúp giảm nguy cơ băng huyết sau sinh, dự phòng có thai trở lại sớm., ít
nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tử cung, béo phì, đái tháo

H
P

đường. Về kinh tế NCBSM ít tốn kém thời gian, tiền bạc hơn so với nuôi con bằng
sữa nhân tạo [54].

Từ năm 1989, Tổ chức Y tế thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc đã đưa
ra khuyến nghị về NCBSM với việc cho trẻ bú mẹ sớm trong 1 giờ đầu sau khi sinh
và cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho trẻ bú mẹ cho đến 24

U

tháng tuổi [57]. Mặc dù vậy, hiện nay tỷ lệ bà mẹ tiếp tục NCBSM đến 24 tháng tuổi

còn thấp, với tỷ lệ là 50% [52]. Tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ được tiếp tục bú sữa mẹ cho
đến 24 tháng tuổi thấp hơn nhiều so với tỷ lệ chung của thế giới (22%) [8], [52].

H

Tương tự, kết quả điều tra năm 2011 tại 11 tỉnh của Dự án Sống còn và Phát triển
(A&T) thì tỷ lệ này chỉ là 18,2% [1].

Tuy nhiên, một trong những khó khăn trong việc NCBSM là do áp lực phải
quay trở lại làm việc sớm của các bà mẹ khiến các bà mẹ tin rằng không thể tiếp tục
NCBSM cho đến khi trẻ được 24 tháng tuổi. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng chỉ
ra rằng, sự tham gia hỗ trợ trong quá trình bà mẹ NCBSM của người cha còn hạn chế
[11], [39], [55]. Mặt khác, mối liên quan giữa vai trò của người cha trong gia đình
với việc thực hành NCBSM của người mẹ cũng đã được các nghiên cứu trước đây đề
cập đến, trong đó sự tham gia của người cha trong việc hỗ trợ bà mẹ NCBSM có vai
trị quan trọng trong việc gia tăng tỷ lệ bà mẹ NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu
[2], [4]. Bên cạnh đó, việc thực hành NCBSM cũng có mối liên quan với các yếu tố


2

cá nhân và vai trò của người cha trong gia đình như trình độ học vấn, thu nhập [22],
hay kiến thức, thái độ chưa tốt đối với việc NCBSM [28].
Gia Lâm là 1 huyện ngoại thành nằm ở phía Đơng Bắc của thủ đô Hà Nội, với
số dân 243.957 người, sinh sống tại 20 xã và 2 thị trấn. Hiện nay, số trẻ em dưới 2
tuổi toàn huyện là > 10.000 trẻ. Theo ý kiến của Cán bộ chương trình chăm sóc sức
khỏe bà mẹ - trẻ em (CSSK BM – TE) tại Trung tâm y tế (TTYT) huyện thì tỷ lệ bà
mẹ tiếp tục NCBSM ở Gia Lâm là khơng cao, chỉ khoảng 20%. Bên cạnh đó, trong
những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của địa phương đang có xu hướng chuyển dịch từ
nơng nghiệp sang cơng nghiệp – dịch vụ, là điều kiện thuận lợi cho việc xuất hiện

ngày càng nhiều các khu công nghiệp và công ty tư nhân xuất hiện và phát triển mạnh

H
P

mẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân trên toàn huyện.

Lệ Chi, Dương Xá và Phú Thị là 3 xã ở xa trung tâm huyện và có tỷ lệ người
dân đi làm tại các khu công nghiệp và công ty chiếm tỷ lệ lớn nhất trên toàn huyện.
Và với đặc trưng nghề nghiệp phải đi làm xa nhà, thời gian làm việc tương đối dài,
do đó các bà mẹ có con gặp nhiều khó khăn khi ni dưỡng trẻ nhỏ, đặc biệt là việc

U

tiếp tục NCBSM cho đến 2 tuổi. Hiện tại, theo số liệu của Trạm y tế (TYT) xã, số
lượng trẻ em 20 – 24 tháng tuổi của 3 xã là 260 trẻ, và theo ý kiến của cán bộ y tế xã
thì có tới 90% bà mẹ của trẻ đi làm tại các khu công nghiệp và công ty.

H

Vậy câu hỏi đặt ra là việc thực hành tiếp tục NCBSM đến 24 tháng tuổi theo
khuyến nghị của WHO trong nhóm những bà mẹ đang đi làm là như thế nào và vai
trò, kiến thức của người cha về nuôi con bằng sữa mẹ như thế nào, sự tham gia hỗ trợ
NCBSM của người cha có liên quan đến thực hành tiếp tục NCBSM đến 24 tháng
của bà mẹ hay khơng? Để có cơ sở khoa học để trả lời các câu hỏi trên và cung cấp
thông tin về tình hình NCBSM, từ đó đề xuất các giải pháp với địa phương nhằm
nâng cao tỷ lệ bà mẹ thực hành tiếp tục NCBSM cho đến 24 tháng, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu: “Sự tham gia của người cha đối với thực hành tiếp tục nuôi con
bằng sữa mẹ của bà mẹ đang đi làm tại huyện Gia Lâm, Hà Nội năm 2013”.



3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.

Mô tả thực trạng về thực hành tiếp tục ni con bằng sữa mẹ trong nhóm bà
mẹ đang đi làm tại Gia Lâm, Hà Nội năm 2013.

2.

Mô tả kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của người cha tại Gia Lâm, Hà Nội
năm 2013.

3.

Mô tả sự tham gia của người cha trong việc hỗ trợ bà mẹ đang đi làm tiếp tục
nuôi con bằng sữa mẹ tại Gia Lâm, Hà Nội năm 2013.

4.

Xác định mối liên quan giữa sự tham gia hỗ trợ của người cha và thực hành
tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ đang đi làm tại Gia Lâm, Hà Nội năm
2013.

H
P

H


U


4

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm về nuôi con bằng sữa mẹ
Năm 2008, Tổ chức Y tế thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc UNICEF
đã cùng xây dựng các chỉ số nhằm thu thập thông tin về nuôi con bằng sữa mẹ và đến
năm 2010, WHO và UNICEF đưa ra một số chỉnh sửa các chỉ số về nuôi con bằng
sữa mẹ:
Nuôi con bằng sữa mẹ: là cách ni dưỡng trong đó trẻ trực tiếp bú sữa mẹ
hoặc được nuôi bằng sữa mẹ được vắt ra.
Ni con bằng sữa mẹ hồn tồn: trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ, không
được ăn thêm bất cứ thức ăn hay nước uống nào khác, kể cả nước lọc, nhưng vẫn có

H
P

thể được nhận ORS, vitamin, khống chất hay các thuốc cần thiết.
Tỷ lệ trẻ dưới 2 tuổi được bú sữa mẹ trong vòng 1h đầu sau sinh: Tổng số trẻ
dưới 24 tháng tuổi được bú sữa mẹ trong vòng một giờ sau sinh trên tổng số trẻ dưới
24 tháng tuổi.

Tỷ lệ trẻ dưới 6 tháng được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ: Tổng số trẻ sơ sinh

U

0-5 tháng tuổi được ni hồn tồn bằng sữa mẹ trên tổng số trẻ 0-5 tháng tuổi.
Tỷ lệ trẻ được tiếp tục bú sữa mẹ đến 2 tuổi: Tổng số trẻ 20-23,9 tháng tuổi

được bú sữa mẹ trong 24 giờ qua trên tổng số trẻ 20-23,9 tháng tuổi [58], [59], [60].

H

1.2. Lợi ích của việc ni con bằng sữa mẹ
1.2.1. Lợi ích với trẻ

Nuôi con bằng sữa mẹ từ lâu đã được WHO đánh giá là mang lại nhiều lợi ích
cho trẻ em và bà mẹ. Nó có tác động sâu sắc đến sự sống còn của trẻ em, dinh dưỡng,
sức khỏe và phát triển. Sữa mẹ cung cấp đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng, vitamin
và khoáng chất mà trẻ sơ sinh cần cho sự tăng trưởng trong sáu tháng đầu tiên, và
việc cho trẻ bú sữa mẹ hoàn tồn trong 6 tháng đầu mà khơng có bất kỳ một loại thức
ăn hay nước uống nào khác là cần thiết [57]. Bên cạnh đó, có rất nhiều y văn đã tổng
hợp để xác định và đưa ra các tác động của việc trẻ được tiếp tục nuôi bằng sữa mẹ
cho đến 24 tháng tuổi đối với trẻ nhỏ [24], [25], [54].
Trong đó, những đứa trẻ được ni bằng sữa mẹ thì nguy cơ mắc bệnh giảm
nhiều khi so sánh với những đứa trẻ được nuôi bằng sữa mẹ trong thời gian ngắn hơn.


5

Ví dụ, những đứa trẻ được ni bằng sữa mẹ trong 1 năm thì tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy
giảm một nửa so với những trẻ được nuôi bằng sữa ngoài; tỷ lệ mắc bệnh viêm tai
giữa của những đứa trẻ được bú sữa mẹ đến 12 tháng tuổi là 19% thấp hơn so với
những trẻ được nuôi bằng sữa ngoài và thời gian mắc bệnh là 5,9 ngày thấp hơn so
với trẻ được ni bằng sữa ngồi (8,8 ngày) [19], sự giảm tỷ lệ trẻ mắc bệnh phế cầu
khuẩn có mối liên quan với tình trạng bú sữa mẹ hiện tại của trẻ [29].
Bên cạnh đó, kết quả của việc NCBSM không những tác động trong thời gian
ngắn mà cịn có những tác động lâu dài đến cuộc sống của trẻ, theo đó thì sự gia tăng
thời gian NCBSM có mối liên quan đến sự gia tăng về 1) chỉ số thơng minh IQ trong

nhóm trẻ từ 8 – 9 tuổi, 2) khả năng đọc hiểu, khả năng toán học trong nhóm trẻ từ 10

H
P

– 13 tuổi, 3) mức độ đạt được điểm số cao hơn về các bài kiểm tra trong trường học
[21].

Thêm vào đó, thời gian trẻ được bú sữa mẹ đã được chứng minh là có mối liên
quan đến sự giảm nguy cơ mắc tất cả các bệnh ung thư trước tuổi 15 của trẻ em gái,
trong đó những trẻ em gái được bú sữa mẹ có nguy cơ mắc ung thư giảm 25% so với

U

những đứa trẻ được cho bú bình; thêm vào đó có sự gia tăng nguy cơ mắc các loại
ung thư với việc giảm thời gian NCBSM; và những đứa trẻ được cho bú sữa mẹ dưới
6 tháng hoặc được nuôi bằng sữa ngồi có xu hướng gia tăng nguy cơ ung thư trước

H

tuổi 15 so với những trẻ được cho bú sữa mẹ trên 6 tháng [47].
Ngồi ra, tình trạng bú sữa mẹ của trẻ cũng được chứng minh có liên quan đến
khả năng giảm mắc các bệnh không truyền nhiễm khác. Có mối liên quan giữa thời
gian trẻ được bú sữa mẹ với tình trạng mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 ở trẻ em,
trong đó những trẻ được bú sữa mẹ trên 12 tháng thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường là
thấp hơn so với những trẻ bú sữa mẹ ít hơn 12 tháng [61]. Thêm vào đó, các tác giả
Nelson M.C, Gordon-Larsen và Adair L.S đã tìm thấy có mối liên quan giữa nguy cơ
bị thừa cân với thời gian được bú sữa mẹ, trong đó với mỗi tháng được ni bằng sữa
mẹ thì nguy cơ mắc bệnh sẽ giảm 4% nguy cơ mắc bệnh so với việc khơng được ni
bằng sữa mẹ. Ngồi ra, những trẻ nếu được bú sữa mẹ cho đến 12 tháng tuổi hoặc lâu

hơn thì sẽ giảm nguy cơ bị béo phì so với những trẻ khác không được bú sữa mẹ [36].
1.2.2. Lợi ích với bà mẹ


6

Ngồi những lợi ích của sữa mẹ đối với trẻ nhỏ thì nhiều nghiên cứu cũng đã
chỉ ra lợi ích của việc cho trẻ bú sữa mẹ tiếp tục đối với sức khỏe của bà mẹ.
Các nghiên cứu trước đây cho thấy, có mối liên quan giữa thời gian NCBSM
của bà mẹ với việc mắc các bệnh không truyền nhiễm khác nhau. Trong đó, những
bà mẹ NCBSM trên 12 tháng ít có nguy cơ bị tăng huyết áp (OR = 0,88), tiểu đường
(OR = 0,8), tăng lipid máu (OR = 0,81), hay bệnh tim mạch (OR = 0,91) hơn so với
những phụ nữ khơng NCBSM [44], [49]. Thêm vào đó, thời gian NCBSM kéo dài có
liên quan đến việc giảm tỷ lệ bà mẹ bị mắc đái tháo đường tuýp 2. Và với mỗi một
năm NCBSM thì nguy cơ mắc đái tháo đường của bà mẹ giảm đi 15% [48]. Hơn nữa,
việc kéo dài thời gian NCBSM có liên quan đến việc giảm nguy cơ bà mẹ bị trầm

H
P

cảm sau sinh [23].

Ngoài ra, thời gian NCBSM kéo dài sẽ làm giảm nguy cơ bị lỗng xương của
bà mẹ, trong đó những bà mẹ có thời gian NCBSM 7 – 12 tháng, 13 – 23 tháng hoặc
trên 24 tháng thì nguy cơ mắc bệnh giảm dần từ 1,14 lần xuống 0,28 và 0,34 lần [33].
Và thời gian NCBSM của bà mẹ cũng có mối liên quan đến việc mắc bệnh viêm khớp

U

dạng thấp, trong đó những bà mẹ NCBSM dưới 3 tháng, 4 – 11 tháng 12 – 23 tháng

hay trên 24 tháng thì nguy cơ mắc bệnh giảm dần theo thứ tự 1,0; 0,0; 0,8 và 0,5, cho
thấy có mối liên quan giữa việc tiếp tục NCBSM và nguy cơ mắc bệnh viêm khớp
dạng thấp [27].

H

Mặt khác, các nghiên cứu trước đây về lợi ích của việc tiếp tục NCBSM đã
cho thấy có mối liên quan giữa thời gian NCBSM của bà mẹ với việc giảm nguy cơ
mắc các bệnh ung thư của bà mẹ. Trong đó, với mỗi 12 tháng NCBSM sẽ giúp bà mẹ
giảm 4,3% mắc ung thư vú và giảm 7% trong mỗi lần sinh [15]. Bên cạnh đó, nếu
những phụ nữ NCBSM trên 24 tháng hoặc lâu hơn thì nguy cơ mắc ung thư vú chỉ
cịn 0,73 so với những phụ nữ không NCBSM [37]. Trong nhóm bà mẹ NCBSM trên
12 tháng thì nguy cơ mắc ung thư buồng trứng chỉ bằng 0,52 khi so sánh với bà mẹ
chỉ NCBSM trong 4 tháng [62].


7

1.3. Thực trạng về nuôi con bằng sữa mẹ
1.3.1.

Trên thế giới

Theo báo cáo tình hình trẻ em thế giới năm 2009 của UNICEF cho thấy, chỉ
có 38% trẻ dưới 6 tháng tuổi được bú mẹ hoàn toàn; 55% trẻ từ 6 – 9 tháng tuổi và
50% trẻ từ 20-23 tháng tuổi được tiếp tục cho bú sữa mẹ. Trong đó, tỷ lệ trẻ dưới 6
tháng tuổi được bú sữa mẹ hoàn toàn ở các nước đang phát triển là 39% và tỷ lệ này
ở nhóm các nước kém phát triển là 37%. Tương tự, tỷ lệ trẻ được tiếp tục bú sữa mẹ
cho đến 24 tháng tuổi ở các nước đang phát triển là 51% và tỷ lệ này trong nhóm các
nước kém phát triển là 64% [52].

75

47

44

40

36

31

Đơng và
Nam Phi

U

Tây và
Trung Đông
Trung Phi và Bắc Phi

H

<6 tháng

50

43

38


27

26

23

Châu Phi
Cận Sahara

H
P

56

51

Nam Á

6-9 tháng

20

23

Đơng Á và Trung, Đơng
Thái Bình Âu và các
Dương
quốc gia
độc lập


Thế giới

20-23,9 tháng

Biều đồ 1.1. Tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ (2000 – 2007) (UNICEF)
1.3.2.

Tại Việt Nam

Theo kết quả điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam MISC
3 năm 2006 cho thấy, tỷ lệ trẻ em dưới 6 tháng tuổi được bú sữa mẹ hoàn toàn thấp,
chỉ đạt 16,9%, thấp hơn rất nhiều so với khuyến nghị. Tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ sớm
trong 1h đầu sau sinh mới chỉ đạt 57,8% và tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ trong vòng 1
ngày đầu sau sinh là 88,4% [6].
Theo kết quả điều tra giám sát dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng thực hiện
năm 2010 trên 63 tỉnh thành trong cả nước cho thấy, tỷ lệ trẻ được bú mẹ trong vòng
1h đầu sau sinh là 61,7% và tỷ lệ trẻ dưới 2 tuổi được bú sữa mẹ đạt 97,9% là một


8

kết quả khả quan sau 10 năm thực hiện Chiến lược Quốc gia. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ được
nuôi bằng sữa mẹ là tương đối thấp: tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng
đầu chỉ đạt 19,6%; tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ chủ yếu trong 6 tháng đầu tuy có cao hơn
nhưng cũng chỉ là 31%. Bên cạnh đó, tỷ lệ trẻ được bú mẹ cho đến 1 tuổi là 77%,
nhưng tỷ lệ này đối với trẻ dưới 2 tuổi chỉ là 22,1% [8].
Kết quả điều tra của Dự án A&T tại 4 tỉnh năm 2010 cho thấy, tỷ lệ trẻ được
bú sớm sau sinh là 58,5%; tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là
18,4%; tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ là chủ yếu trong 6 tháng đầu là 44,7%. Tỷ lệ trẻ được

tiếp tục bú sữa mẹ đến 1 tuổi là 80,7% và tỷ lệ này với trẻ dưới 2 tuổi là 23,5% [9].
Kết quả điều tra tại 11 tỉnh dự án năm 2011 cũng cho kết quả tương tự, tỷ lệ

H
P

NCBSMHT trong 6 tháng đầu thấp (20,2%), tỷ lệ trẻ bú sữa mẹ là chủ yếu trong 6
tháng đầu là 54,6%; tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ trong 1h đầu sau sinh là 50,5%. Tỷ lệ
trẻ được bú sữa mẹ cho đến 1 tuổi cao hơn so với tỷ lệ trẻ dưới 2 tuổi được bú sữa mẹ
tiếp tục với tỷ lệ lần lượt là 79,5% và 18,2%. Và tỷ lệ trẻ dưới 2 tuổi được bú mẹ phù
hợp theo tuổi chỉ đạt 38,6% [1].

U

Theo kết quả điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam (MISC)
4 năm 2011 cho thấy, tỷ lệ trẻ từng được bú sữa mẹ đạt 98%; tỷ lệ trẻ được bú sữa
mẹ trong vòng 1h sau sinh là 39,7% thấp hơn nhiều so với kết quả điều tra MISC 3.

H

Ngoài ra, tỷ lệ trẻ được ni hồn tồn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu thấp (17%) và
tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ là chủ yếu trong 6 tháng đầu là 43,3%. Tỷ lệ trẻ được bú sữa
mẹ cho đến 1 tuổi là 73,9%; nhưng tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ cho đến 2 tuổi chỉ là
19,4% [7].

1.4. Thực hành hỗ trợ bà mẹ NCBSM của người cha
Hỗ trợ trong khi bà mẹ NCBSM: Người cha có thể hỗ trợ trong khi bà mẹ tiếp
tục NCBSM bằng cách: tạo điều kiện giúp vợ cảm thấy thoải mái khi cho con bú,
chuẩn bị và cung cấp thức ăn, nước uống hay bất cứ thứ gì vợ cần khi cho con bú,
giúp vợ chuẩn bị đồ dụng, dụng cụ nếu vợ vắt sữa cho trẻ, thậm chí có thể giúp vợ

vắt sữa và hỗ trợ trong khi vợ cho con bú, kể cả trước và sau khi trẻ bú. Ngồi ra,
người cha cũng có thể giúp vợ có một nơi yên tĩnh để vợ có thể cho con bú một cách
thồi mái nếu bà mẹ cảm thấy không thoải mái trong việc NCBSM ở nơi công cộng


9

hoặc khi có mặt của người khác [41]. Các hoạt động mà người cha có thể tham gia
hỗ trợ vợ trong thời gian NCBSM bao gồm: nhắc vợ cho con bú đúng cách, nhắc vợ
cho con bú thường xuyên, nhắc vợ cho con bú sớm, giúp vợ cho con bú [4]. Những
người cha có thể khuyến khích vợ NCBSM thơng qua các hoạt động: trao đổi với vợ
rằng việc vợ NCBSM là một việc làm ý nghĩa và tuyệt vời, khuyến khích bà mẹ khơng
nên dừng việc NCBSM và nên tiếp tục cho con bú [41]. Bên cạnh đó, người cha có
thể khuyến khích vợ NCBSM thơng qua việc trao đổi, bàn bạc với vợ về cách thức
nuôi dưỡng con [2], [51].
Chăm sóc trẻ hàng ngày: Trong các nghiên cứu trước đây về người cha và
NCBSM đã chỉ ra rằng, người cha có thể tham gia giúp vợ NCBSM thơng qua việc

H
P

việc giúp vợ chăm sóc trẻ hàng ngày bất cứ khi nào cần thiết, họ có thể chăm sóc con
lớn hơn giúp vợ để vợ có thời gian nghỉ ngơi và giảm bớt căng thẳng, thậm chí dành
thời gian cho vợ tham gia các hoạt động vui chơi giải trí khác [41].
Giúp vợ các cơng việc nhà hàng ngày: Bên cạnh đó, thực hành của người cha
trong việc hỗ trợ bà mẹ tiếp tục NCBSM có thể thơng qua việc giúp đỡ, chia sẻ với

U

vợ các công việc nhà hàng ngày, hoặc có thể chuẩn bị thức ăn để giúp vợ tăng cường

dinh dưỡng như là một cách để giúp những đứa trẻ có đủ chất dinh dưỡng [41], [51]
hoặc các công việc nội trợ khác hàng ngày [2].

H

Chăm sóc sức khỏe của vợ: Bên cạnh đó, thực hành của người cha trong việc
hỗ trợ bà mẹ tiếp tục NCBSM cịn bao gồm việc giúp đỡ và chăm sóc cho sức khỏe
của vợ. Trong đó, người cha có thể chuẩn bị thức ăn để giúp vợ tăng cường dinh
dưỡng như là một cách để giúp những đứa trẻ có đủ chất dinh dưỡng [41] hoặc các
hoạt động về việc chăm sóc sức khỏe về mặt tinh thần và tình cảm với vợ, thơng qua
việc nói chuyện, trao đổi với vợ về các vấn đề sức khỏe của vợ, chuẩn bị thức ăn và
các loại thuốc bổ dưỡng cho vợ, cùng vợ ra ngoài tham gia các hoạt động xã hội [2].
Hỗ trợ vợ ứng phó với các tác động bên ngồi: Ngồi ra, người cha có thể
giúp đỡ vợ tìm kiếm thơng tin về NCBSM và cùng vợ giải quyết khó khăn trong khi
cho con bú để vợ tiếp tục NCBSM. Bên cạnh đó, người cha cũng có thể giúp vợ cảm
thấy thoải mái khi vợ cảm thấy chán nản trong việc cho con bú, hay có thể tham gia
các hoạt động liên quan đến NCBSM giúp vợ khi vợ của họ không thể tham gia, thậm


10

chí họ có thể sử dụng kiến thức và hiểu biết của mình để khuyến khích vợ tìm kiếm
những sự hỗ trợ, trợ giúp từ các nhà chuyên môn để giải quyết khó khăn trong q
trình cho con bú. Và họ có thể chia sẻ thơng tin về NCBSM với những người thân
trong gia đình hoặc bạn bè để chấp nhận và ủng hộ việc bà mẹ tiếp tục NCBSM [41].
1.5. Thực hành tiếp tục NCBSM và các yếu tố liên quan
Liên quan đến việc thực hành NCBSM của bà mẹ, trước đây đã có nhiều
nghiên cứu được thực hiện và tìm thấy mối liên quan với các đặc điểm của bà mẹ, trẻ
nhỏ và người cha.
1.4.1.


Các yếu tố thuộc về bà mẹ

Tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ cho đến 24 tháng tuổi phụ thuộc hoàn toàn vào thực

H
P

hành tiếp tục NCBSM của bà mẹ. Trước đó các nghiên cứu về thực hành tiếp tục
NCBSM của bà mẹ được tiến hành nhằm xác định các yếu tố liên quan đến việc thực
hành tiếp tục NCBSM. Trong đó, các yếu tố thực sự có liên quan đến thực hành
NCBSM của bà mẹ bao gồm: đặc điểm nhân khẩu học của bà mẹ như tuổi mẹ, trình
độ học vấn mẹ, nghề nghiệp (khu vực làm việc, hình thức làm việc), thời gian nghỉ

U

sinh, thời gian quay lại làm việc, khu vực sống, hay hiểu biết của bà mẹ về NCBSM
và chính sách hỗ trợ NCBSM tại nơi làm việc.

Các đặc điểm cá nhân của bà mẹ và thực hành NCBSM: Những bà mẹ thuộc

H

nhóm tuổi trẻ dưới 25 tuổi có xu hướng ít tiếp tục NCBSM hơn so với những bà mẹ
thuộc nhóm tuổi cao hơn (trên 25 tuổi) [14], [45], [46]. Các nghiên cứu cũng chỉ ra
mối liên quan giữa thực hành tiếp tục NCBSM của bà mẹ với trình độ học vấn của bà
mẹ. Trong đó, những bà mẹ có trình độ học vấn trên tiểu học ít tiếp tục NCBSM hơn
những bà mẹ khác [14], [18] [46]. Có mối liên quan giữa việc làm của bà mẹ và thực
hành NCBSM của bà mẹ. Trong đó, tỷ lệ trẻ được tiếp tục NCBSM trong nhóm bà
mẹ đi làm là thấp hơn so với bà mẹ không đi làm [11], [30]. Những bà mẹ đang làm

việc trong khu vực tư nhân có tỷ lệ ngừng NCBSM là cao hơn so với những bà mẹ
đang làm việc trong khu vực nhà nước [12]. Những bà mẹ làm việc văn phịng có tỷ
lệ tiếp tục NCBSM sau khi quay trở lại làm việc cao hơn so với tỷ lệ này trong nhóm
bà mẹ làm việc tại các khu sản xuất, chế biến [34]. Thời gian làm việc (bán thời gian,
toàn thời gian) cũng ảnh hưởng đến việc tiếp tục NCBSM của bà mẹ [14]. Bên cạnh


11

đó, khi quay trở lại làm việc sau sinh, những bà mẹ có hiểu biết về chính sách NCBSM
tại nơi làm việc sẽ có thực hành tiếp tục NCBSM cao hơn so với những bà mẹ khơng
có hiểu biết về chính sách NCBSM [16].
Thời gian nghỉ sinh và thực hành NCBSM: Mặt khác, các nghiên cứu trước
đây cũng đã xác định được mối liên quan giữa thực hành NCBSM của bà mẹ với thời
gian nghỉ sinh của bà mẹ hay việc quay trở lại làm việc sớm sẽ có nguy cơ làm cho
bà mẹ không tiếp tục NCBSM cao hơn so với những bà mẹ được nghỉ sinh dài và thời
gian quay lại làm việc muộn hơn. Trong đó, nguyên nhân chính của việc ngừng
NCBSM là do các bà mẹ phải quay trở lại làm việc sớm [14], [55] và thực hành tiếp
tục NCBSM trong nhóm bà mẹ ở nhà với trẻ 6 tháng là cao hơn so với những bà mẹ

H
P

khác [31].

Thực hành chăm sóc trẻ và thực hành NCBSM: Những bà mẹ có gặp khó khăn
trong vịng 4 tuần đầu sau sinh và việc cho trẻ sử dụng núm vú giả trước 10 tuần đầu
sau sinh sẽ ít tiếp tục NCBSMHT trong 6 tháng và tiếp tục NCBSM đến 12 tháng hơn
so với những bà mẹ chưa từng gặp khó khăn, hay trong nhóm những trẻ khơng sử


U

dụng núm vú giả [45]. Những đứa trẻ không sử dụng sữa bình và khơng ăn bổ sung
trong 6 tháng sẽ tiếp tục bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi là cao hơn so với những đứa trẻ
khác [31].
1.4.2.

H

Các yếu tố thuộc về trẻ

Bên cạnh các đặc điểm cá nhân của bà mẹ có liên quan đến thực hành NCBSM
của bà mẹ thì các đặc điểm của trẻ cũng được xác định là có liên quan đến việc tiếp
tục NSBSM của bà mẹ. Theo đó thì nhóm tuổi trẻ, giới tính, nơi sinh, hình thức, thứ
tự sinh của trẻ có liên quan đến việc bà mẹ tiếp tục NCBSM hay thời gian NCBSM
của bà mẹ.
Số tháng tuổi của trẻ và thực hành NCBSM: Kết quả từ các nghiên cứu trước
đây về thực hành NCBSM cho thấy, việc thực hành NCBSM của bà mẹ có xu hướng
giảm đi theo số tháng tuổi của trẻ. Trong đó, các bà mẹ tại Malaysia NCBSM đến 3
tháng là 54%, 35% trẻ tiếp tục được bú sữa mẹ từ 3 – 6 tháng, và 12% trẻ tiếp tục
được bú sữa mẹ sau 6 tháng [12]. Tại Iran, tỷ lệ tiếp tục NCBSM của các bà mẹ giảm
dần theo thời gian về tháng tuổi của trẻ, tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ đến 6 tháng là 91,6%


12

và giảm xuống 81,7% (12 tháng) và tỷ lệ này là 54,5% trong nhóm trẻ từ 12 – 18
tháng, và nhóm trẻ từ 18 – 24 tháng tỷ lệ vẫn còn được bú sữa mẹ chỉ còn là 2% [50].
Tại Hong Kong, tỷ lệ NCBSM của các bà mẹ giảm dần theo tuổi của trẻ, tại thời
điểm trẻ được 1 tháng là 63% và tỷ lệ này giảm xuống còn 37,3% (3 tháng); 26,9%

(6 tháng) và tỷ lệ này còn lại 12,5% (sau 12 tháng) [30]. Tỷ lệ bà mẹ tại Brazil tiếp
tục NCBSM đến 2 tuổi hoặc lâu hơn là 32,5% và thời gian trẻ được bú mẹ là 11,5
tháng [31]. Tại Đông Timor, tỷ lệ trẻ được tiếp tục bú sữa mẹ giảm từ 72,4% trong
năm đầu tiên xuống một nửa chỉ còn 32,5% trong năm thứ hai và thời gian trẻ được
bú sữa mẹ là 17,7 tháng [46].
Nơi sinh và thứ tự sinh với thực hành NCBSM: Kết quả từ nghiên cứu của

H
P

Senarath U., Dibley M.J và Agho K.E tiến tại Đông Timo đã cho thấy, những đứa trẻ
được sinh ra tại nhà hoặc là con từ thứ 5 trở lên được nuôi bằng sữa mẹ cao hơn so
với những đứa trẻ khác [46].

1.6. Mối liên quan giữa thực hành hỗ trợ bà mẹ NCBSM của người cha và
thực hành tiếp tục NCBSM của bà mẹ

U

Các nghiên cứu tiến hành trong những năm qua về sự tham gia của người cha
trong việc hỗ trợ bà mẹ NCBSM đã cho thấy, thực hành NCBSM được chỉ ra là có
mối liên quan với các đặc điểm cá nhân của người cha như nghề nghiệp, trình độ học

H

vấn, thu nhập hay sự tham gia của người cha trong việc hỗ trợ bà mẹ NCBSM.
Các đặc điểm cá nhân của người cha và thực hành NCBSM của bà mẹ: Các
nhà nghiên cứu ở Thụy Điển đã tiến hành một nghiên cứu về sự tham gia của người
cha và thực hành NCBSM cua bà mẹ đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ có cha với trình
độ học vấn thấp, đã được nhận trợ cấp thất nghiệp hay có thu nhập thấp ít được nuôi

dưỡng bằng sữa mẹ cho đến 12 tháng tuổi. Ngồi ra, những người cha khơng được
nghỉ phép khi vợ của họ sinh con thì những đứa trẻ cũng ít được nuôi bằng sữa mẹ
hơn khi được 2, 4, 6 tháng tuổi [22]. Tại Việt Nam, kết quả từ một nghiên cứu dọc ở
Quảng Xương, Thanh Hóa lại cho thấy, nghề nghiệp của cha có liên quan đến thực
hành NCBSMHT của bà mẹ [18].
Sự hỗ trợ của người cha với thực hành NCBSM của bà mẹ: Các nghiên cứu
trước đây về NCBSM và hỗ trợ của người cha đã chỉ ra rằng, nguồn hỗ trợ chính giúp


13

các bà mẹ có thể vừa làm việc vừa tiếp tục NCBSM chủ yếu là từ người cha, hoặc gia
đình của họ [55]. Sự hỗ trợ từ người cha trong nhóm bà mẹ đi làm ít hơn trong nhóm
bà mẹ khơng đi làm [11]. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cho thấy rằng, sự tham gia
của người cha trong việc hỗ trợ bà mẹ NCBSM có liên quan đến thực hành NCBSM
của bà mẹ. Trong đó, những người cha có hỗ trợ bà mẹ NCBSM hay có trao đổi thơng
tin về NCBSM với vợ thì việc NCBSMHT trong 6 tháng đầu là cao hơn so với trong
nhóm những bà mẹ không nhận được sự hỗ trợ từ người cha [40]. Các hoạt động can
thiệp trong việc cung cấp thông tin về NCBSM và vai trò của người cha trong việc
hỗ trợ bà mẹ NCBSM có liên quan đến việc người cha tham gia tích cực hơn trong
việc hỗ trợ trong khi bà mẹ NCBSM. Trong đó, người cha tại địa bàn can thiệp tham

H
P

gia nhiều và tích cực hơn vào hỗ trợ bà mẹ NCBSMHT trong các giai đoạn trước,
trong và sau sinh; đồng thời tỷ lệ bà mẹ NCBSMHT trong 4, 6 tháng đầu trong nhóm
can thiệp cũng cao hơn so với nhóm chứng [2], [3]. Tương tự, những bà mẹ có người
cha được cung cấp thơng tin về các chủ đề NCBSM và vai trò của người cha trong
việc NCBSM nhận được nhiều sự hỗ trợ và giúp đỡ từ người cha trong việc NCBSM


U

hơn những bà mẹ có người cha khơng nhận được thơng tin; thực hành của bà mẹ về
NCBSMHT trong 6 tháng đầu, tiếp tục NCBSM đến 12 tháng mà người cha có nhận
được thơng tin về NCBSM là cao hơn so với những bà mẹ mà người cha không nhận

H

được thông tin. Điều này cho thấy, những người cha có thể đóng một vai trò quan
trọng trong việc hỗ trợ các bà mẹ NCBSM [39].
Bên cạnh đó, sự tham gia của người cha trong việc khuyến khích bà mẹ
NCBSM có ảnh hưởng đến thực hành NCBSM của bà mẹ. Trong đó, những bà mẹ
nhận được sự ủng hộ của người cha trong việc NCBSM có tỷ lệ NCBSM đến 12 tháng
tuổi là cao hơn những bà mẹ mà người cha đề nghị cho trẻ ăn sữa ngồi [45]. Tỷ lệ
người cha trong nhóm trẻ được ni bằng sữa mẹ có trao đổi và cùng vợ quyết định
việc NCBSM cao hơn so với nhóm trẻ ni bằng sữa ngồi; kiến thức về lợi ích
NCBSM và thơng tin nhận được về NCBSM trong nhóm người cha của trẻ được nuôi
bằng sữa mẹ cao hơn so với người cha trong nhóm khơng NCBSM [28]. Bên cạnh
đó, việc người cha khơng tiếp tục khuyến khích vợ NCBSM cho đến khi trẻ được 2
tuổi có thể làm giảm tỷ lệ tiếp tục NCBSM của bà mẹ [31].


14

Cũng theo các kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy, các nhóm thực hành hỗ
trợ khác của người cha có ảnh hưởng đến thực hành NCBSM của bà mẹ. Trong đó,
những người cha khi tham gia vào các hoạt động chăm sóc trẻ hàng ngày, giúp đỡ
hoặc chia sẻ các công việc nhà hoặc các trách nhiệm khác trong gia đình với vợ sẽ có
ảnh hưởng đến quyết định của bà mẹ trong việc tiếp tục NCBSM và thời gian

NCBSM. Hơn thế nữa, những sự hỗ trợ của người cha có làm giảm các căng thẳng
trong gia đình và làm cho bà mẹ tiếp tục NCBSM dễ dàng hơn [41], [42]. Ngồi ra,
khi tiến hành các chương trình can thiệp, những người cha thuộc nhóm can thiệp được
cung cấp thơng tin về NCBSM có tham gia các hoạt động chăm sóc trẻ hàng ngày,
chăm sóc sức khỏe của vợ, chia sẻ việc nhà với vợ cao hơn so với những người cha

H
P

thuộc nhóm khơng can thiệp [2], [3], [51].
1.7. Thông tin về địa bàn nghiên cứu

Gia Lâm là một huyện ngoại thành ở phía Đơng Bắc, Thành phố Hà Nội. Diện
tích đất tự nhiên là 114km2, dân số 239.435 người. Huyện gồm 22 đơn vị hành chính
(20 xã và 02 thị trấn), 103 đơn vị hành chính sự nghiệp, 674 doanh nghiệp, 8.500 hộ

U

sản xuất kinh doanh cá thể trên địa bàn. Huyện có cơ cấu kinh tế cơng nghiệp, có
nhiều đầu mối giao thơng quan trọng như đường sắt, đường bộ, đường thủy rất thuận
tiện cho việc giao lưu chính trị, kinh tế, văn hóa… trong nước và quốc tế.

H

Lệ Chi, Dương Xá và Phú Thị là 3 xã ở xa trung tâm huyện và là các xã có các
đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội tương đương nhau, đồng thời là 3 xã có tỷ lệ người
dân đi làm tại các khu công nghiệp và công ty chiếm tỷ lệ lớn trên toàn huyện. Và với
đặc trưng nghề nghiệp phải đi làm xa nhà, thời gian làm việc tương đối dài, do đó các
bà mẹ có con gặp nhiều khó khăn khi ni dưỡng trẻ nhỏ, đặc biệt là việc tiếp tục
NCBSM cho đến 2 tuổi. Theo ý kiến chủ quan của các cán bộ y tế thuộc Trung tâm

y tế huyện cũng như Trạm y tế xã thì tỷ lệ bà mẹ tiếp tục NCBSM ở Gia Lâm là không
cao, chỉ khoảng 20%, và đa số bà mẹ bắt đầu cho trẻ ngừng bú sữa mẹ khi trẻ được
từ 16 – 18 tháng trở lên.


15

Khung lý thuyết

Yếu tố cá nhân của mẹ:
- Đặc điểm nhân khẩu học
- Áp lực công việc

Hỗ trợ trong khi
vợ NCBSM

Hỗ trợ vợ
chăm sóc trẻ

Thực hành NCBSM đến 2 tuổi

Yếu tố cá nhân của trẻ:
- Giới tính
- Con thứ
- Được ăn bổ sung sớm

Chăm sóc sức
khỏe vợ

Hỗ trợ vợ ứng phó

tác động bên ngồi

U

H
P

H

Chia sẻ việc
nhà với vợ

Kiến thức của người cha

Tiếp cận thông tin của cha
- Tiếp cận thông tin về NCBSM
- Tiếp cận thông tin về sữa bột

Yếu tố cá nhân của cha:
- Đặc điểm nhân khẩu học
- Thu nhập
- Vai trò quyết định về kinh tế

Đặc điểm HGĐ
- Loại hình gia đình
- Thu nhập HGĐ


×