Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Quan niệm, hành vi và một số yếu tố liên quan đến quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên trường đại học đồng tháp, năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.22 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

MAI THỊ KIM THOA

H
P

QUAN NIỆM, HÀNH VI VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN QUAN HỆ TÌNH DỤC

U

TRƯỚC HƠN NHÂN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP, NĂM 2015

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

ĐỒNG THÁP, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

MAI THỊ KIM THOA

H
P



QUAN NIỆM, HÀNH VI VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN QUAN HỆ TÌNH DỤC
TRƯỚC HƠN NHÂN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP, NĂM 2015

U

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

TS. TRẦN THỊ GIÁNG HƯƠNG

TS. NGUYỄN QUỲNH ANH

ĐỒNG THÁP, 2015


i

Lời cảm ơn
Trong suốt quá trình học tập, thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp,
em đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ rất tận tình của q Thầy Cơ.
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành
đến:
Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Sau đại học trường Đại học Y tế công cộng;
trường Đại học Đồng Tháp; trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình thực hiện luận văn. Đặc biệt là Tiến sĩ. Trần

Thị Giáng Hương và Tiến sĩ. Nguyễn Quỳnh Anh, người cơ kính mến đã tận tâm
giúp đỡ, hướng dẫn cho em thực hiện và hoàn thành luận văn.

H
P

Xin cảm ơn các Ban Giám hiệu, các giảng viên; CBCNV và học sinh sinh
viên trường Đại học Đồng Tháp đã tham gia và hỗ trợ, hợp tác và tham gia cung
cấp những thông tin quý báu cho nghiên cứu của tôi .

Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong hội đồng chấm luận văn tốt
nghiệp và rất mong nhận được những đóng góp q báu của q Thầy Cơ để tơi

U

hồn thành luận văn tốt hơn.

Sau cùng xin cảm ơn những người thân trong gia đình và bạn bè đã động
viên chia sẻ về tinh thần, công sức và tận tâm giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học

H

tập, thực hiện và hoàn thành luận văn.

Đồng Tháp, ngày

tháng 10 năm 2015

Học viên



ii

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.......................................................................................3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................... 4
1.1. Một số khái niệm............................................................................................4
1.1.1. Sức khỏe tình dục.................................................................................4
1.1.2. Quan hệ tình dục..................................................................................4
1.1.3. Quan niệm về quan hệ tình dục trước hơn nhân.................................4
1.1.4. Hành vi quan hệ tình dục trước hơn nhân.......................................... 5
1.2. Thực trạng quan hệ tình dục trước hơn nhân của thanh thiếu niên...............5

H
P

1.2.1. Tình hình QHTD THN của thanh thiếu niên trên thế giới..................5
1.2.2. Tình hình QHTD THN của thanh thiếu niên và học sinh sinh viên ở
Việt Nam.........................................................................................................9
1.3. Nghiên cứu về quan niệm, hành vi QHTD THN.........................................14
1.4. Nghiên cứu về một số yếu tố liên quan đến QHTD THN...........................20

U

1.4.1. Yếu tố cá nhân................................................................................... 20
1.4.2 Yếu tố bạn bè...................................................................................... 21
1.4.3. Yếu tố gia đình...................................................................................21

H


1.4.4.Yếu tố nhà trường............................................................................... 22
1.5. Giới thiệu tóm tắt về trường Đại học Đồng Tháp....................................... 23
KHUNG LÝ THUYẾT.............................................................................................24
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................25
2.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 25
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................... 25
2.3. Thiết kế nghiên cứu: ....................................................................................25
2.4. Cỡ mẫu......................................................................................................... 25
2.4.1. Cỡ mẫu định lượng............................................................................25
2.4.2. Mẫu định tính.....................................................................................26
2.5. Phương pháp chọn mẫu................................................................................26
2.5.1. Mẫu định lượng................................................................................. 26


iii

2.6. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin................................................ 27
2.6.1 Phương pháp thu thập số liệu............................................................ 27
2.6.1.1. Tập huấn điều tra viên............................................................ 28
2.6.1.2. Tổ chức thu thập số liệu..........................................................28
2.6.2. Công cụ thu thập số liệu....................................................................29
2.7. Các biến số nghiên cứu (phụ lục 1)............................................................. 29
2.7.1. Biến số định lượng.............................................................................29
2.7.2. Chủ đề định tính................................................................................ 30
2.8. Thước đo, tiêu chuẩn đánh giá.....................................................................30
2.8.1. Tiêu chuẩn đánh giá về quan niệm....................................................30

H
P


2.8.2. Một số định nghĩa sử dụng trong nghiên cứu................................... 31
2.9. Phương pháp phân tích số liệu.....................................................................31
2.9.1. Phân tích định lượng......................................................................... 31
2.9.2. Phân tích định tính............................................................................ 32
2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu..............................................................32

U

2.11. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số................ 32
2.11.1. Hạn chế của nghiên cứu, sai số.......................................................33
2.11.2. Biện pháp khắc phục........................................................................33

H

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................... 34
3.1. Thông tin chung của đối tượng tham gia nghiên cứu..................................34
3.2. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu liên quan đến QHTD THN.... 37
3.3. Quan niệm và hành vi QHTD THN của sinh viên...................................... 44
3.3.1. Quan niệm về QHTD THN của sinh viên..........................................44
3.3.2. Nhận định về thực trạng QHTD THN của sinh viên........................ 47
3.3.3. Hành vi QHTD THN của sinh viên................................................... 54
3.4. Một số mối liên quan đến QHTD THN....................................................... 59
3.4.1. Mối liên quan đến quan niệm QHTD THN.......................................59
3.4.2. Mối liên quan đến hành vi QHTD THN............................................61
Chương 4: BÀN LUẬN............................................................................................ 71
4.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu.................................................71


iv


4.2. Quan niệm và hành vi QHTD THN của sinh viên...................................... 72
4.2.1. Quan niệm của sinh viên về QHTD THN..........................................72
4.2.2. Nhận định về thực trạng QHTD THN............................................... 77
4.2.3. Thực trạng QHTD THN của sinh viên.............................................. 78
4.3. Một số yếu tố liên quan đến quan niệm và hành vi QHTD THN............... 83
KẾT LUẬN................................................................................................................86
KHUYẾN NGHỊ....................................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................89
PHỤ LỤC...................................................................................................................94
Phụ lục 1: Các biến số nghiên cứu......................................................................95

H
P

Phụ lục 2: Phiếu câu hỏi....................................................................................101
Phụ lục 3: Hướng dẫn phỏng vấn sâu............................................................... 112
Phụ lục 4: Hướng dẫn thảo luận nhóm............................................................. 115

H

U


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBGV:

Cán bộ giảng viên


CBQLSV:

Cán bộ quản lý sinh viên

CBYT:

Cán bộ Y tế

CSSKSS:

Chăm sóc sức khỏe sinh sản

ĐTNC:

Đối tượng nghiên cứu

HSSV:

Học sinh sinh viên

LTQĐTD:

Lây truyền qua đường tình dục

PVS:

Phỏng vấn sâu

QHTD THN:


Quan hệ tình dục trước hơn nhân

QHTD:

Quan hệ tình dục

SKSS:

Sức khỏe sinh sản

SKTD:

Sức khỏe tình dục

TDAT:

Tình dục an tồn

TLN:

U

H
P

Thảo luận nhóm

WHO:


Tổ chức Y tế thế giới

H


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Đặc điểm nhân khẩu – xã hội học của đối tượng nghiên cứu...................... 34
Bảng 2. Yếu tố cá nhân của đối tượng nghiên cứu.................................................... 37
Bảng 3. Quan niệm đồng tình với QHTD THN của sinh viên................................... 44
Bảng 4. Quan niệm phản đối QHTD THN của sinh viên..................................................... 45

Bảng 5. Bạn bè rủ rê và những hành vi sinh viên đã làm..........................................53
Bảng 6. Đặc điểm chung về hành vi QHTD THN của đối tượng nghiên cứu...................... 56

Bảng 7. Mối liên quan giữa đặc điểm chung đến quan niệm QHTD THN............... 59
Bảng 8. Mối liên quan giữa các khoa, năm học với quan niệm QHTD THN........... 61

H
P

Bảng 9. Mối liên quan giữa một số đặc điểm chung với hành vi QHTD THN......... 62
Bảng 10. Mối liên quan giữa tính cách và hành vi QHTD THN...............................65
Bảng 11. Mối liên quan giữa QN trọng nam khinh nữ và hành vi QHTDTHN........ 65
Bảng 12. Mối liên quan giữa vấn đề quan tâm và hành vi QHTDTHN.................... 66
Bảng 13. Mối liên quan giữa xem phim/ảnh khiêu dâm và hành vi QHTD THN..... 66
Bảng 14. Mối liên quan giữa yếu tố nhà trường với hành vi QHTD THN................67

U


Bảng 15. Mối liên quan giữa yếu tố bạn bè với hành vi QHTD THN.......................68
Bảng 16. Mối liên quan giữa yếu tố gia đình với hành vi QHTD THN.................... 69

H

Bảng 17. MLQ giữa việc trao đổi với cha, mẹ về TD và HV QHTD THN...............69


vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1. Tỷ lệ sinh viên theo khoa...........................................................................35
Biểu đồ 2. Nơi ở hiện tại của sinh viên...................................................................... 36
Biểu đồ 3. Tình trạng có người u............................................................................36
Biểu đồ 4. Mức độ sử dụng rượu/bia và xem phim/ảnh khiêu dâm...........................39
Biểu đồ 5. Tỷ lệ tham gia chương trình GDSKSS và trao đổi về SKTD................... 40
Biểu đồ 6. Hình thức muốn nhận thông tin về SKTD.................................................41
Biểu đồ 7. Chơi thân với bạn từng QHTD THN và sống thử.................................... 41
Biểu đồ 8. Quan niệm của cha mẹ về QHTD THN.................................................... 42

H
P

Biểu đồ 9. Trao đổi về sức khỏe tình dục với cha/mẹ/anh chị em............................. 43
Biểu đồ 10. Phân loại quan niệm về QHTD THN của sinh viên............................... 47
Biểu đồ 11. Nhận định về thực trạng QHTD THN của sinh viên.............................. 48
Biểu đồ 12. Ước lượng tỷ lệ sinh viên có QHTD THN phân theo giới......................49
Biểu đồ 13. Nhận định về mang thai ngoài ý muốn và nạo/phá thai........................ 50


U

Biểu đồ 14. Tâm lý lo sợ của sinh viên sau khi đã QHTD THN................................51
Biểu đồ 15. Tỷ lệ QHTD THN của sinh viên..............................................................54
Biểu đồ 16. Lý do dẫn đến QHTD THN lần đầu của sinh viên................................. 54

H

Biểu đồ 17. Tỷ lệ về nơi QHTD THN lần đầu của sinh viên..................................... 55
Biểu đồ 18. Sinh viên làm cho bạn tình có thai........................................................ 57
Biểu đồ 19. Tỷ lệ sinh viên mang thai ngoài ý muốn................................................. 58


viii

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Tại Việt Nam, quan hệ tình dục trước hôn nhân (QHTD THN) được coi là
một chủ đề nhạy cảm, tế nhị mà nhiều người ngại nhắc đến và cũng có rất ít sự đồng
tình của dư luận xã hội. QHTD THN thường khơng an tồn với nguy cơ mang thai
ngoài ý muốn kéo theo là nạo phá thai và mắc các bệnh lây truyền qua đường tình
dục. Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là nhận thức chưa đầy đủ về
vấn đề sức khỏe tình dục của sinh viên, song cho đến nay vẫn còn thiếu các nghiên
cứu đầy đủ và hệ thống về vấn đề này đặc biệt là tại trường Đại học Đồng Tháp.
Chính vì thế nghiên cứu của chúng tơi được tiến hành nhằm mục đích tìm hiểu quan
niệm, hành vi và một số yếu tố liên quan đến QHTD THN của sinh viên. Nghiên

H
P

cứu được tiến hành tại trường Đại học Đồng Tháp, với thiết kế nghiên cứu cắt

ngang kết hợp định lượng và định tính. Thời gian nghiên cứu từ tháng 11 năm 2014
đến tháng 10 năm 2015. Cỡ mẫu cho phần định lượng là 345 sinh viên được chọn
theo phương pháp chọn mẫu cụm. Phương pháp thu thập thông tin là sử dụng bộ
câu hỏi phát vấn tự điền. Với thiết kế định tính, phỏng vấn sâu 12 đối tượng (8 sinh

U

viên, 2 quản lý sinh viên, 1 cán bộ y tế, 1 cán bộ đoàn trường) và thảo luận nhóm 28
sinh viên (14 nam và 14 nữ) của trường Đại học Đồng Tháp bằng bộ câu hỏi mở
bán cấu trúc trong hướng dẫn phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm.

H

Kết quả của nghiên cứu cho thấy tỷ lệ chung sinh viên của trường Đại học
Đồng Tháp đã QHTD THN là 28,1% trong đó tỷ lệ nam là 37,9% và ở nữ là 24,4%.
Đa số sinh viên có QHTD THN với người u (67%). Tuổi trung bình có QHTD
THN lần đầu tiên của sinh viên là 16,8 tuổi. Tỷ lệ sinh viên khi QHTD THN lần đầu
không sử dụng biện pháp tránh thai cao (62,9%). Do vậy có tới 19,7% sinh viên
nam đã làm cho bạn tình có thai và có 16,6% sinh viên nữ đã mang thai ngồi ý
muốn và 100% trong số đó đã nạo phá thai.
Tỷ lệ sinh viên chấp nhận QHTD THN với các hoàn cảnh và mức độ khác
nhau. Có hai quan niệm khác nhau của sinh viên về vấn đề này là quan niệm truyền
thống coi trọng “giá trị trinh tiết” không ủng hộ việc QHTD THN là 36,2% và quan
niệm hiện đại hay quan niệm thống - khơng q coi trọng “giá trị trinh tiết” là
63,8%. Nghiên cứu cịn tìm thấy một số yếu tố liên quan làm tăng tình trạng QHTD


ix

THN trong sinh viên như sự buông lỏng quản lý của cha mẹ, thuộc tính cách hướng

ngoại, có quan niệm hiện đại đối với QHTD THN, sử dụng rượu/bia, quan tâm nhất
đến vấn đề tình dục, khơng tham gia đầy đủ các buổi học, khơng tham gia chương
trình giáo dục sức khỏe sinh sản, chơi thân với bạn sử dụng rượu/bia, sống thử, xem
phim/ảnh/sách/báo khiêu dâm...
Trên cơ sở đó nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị như xây dựng chương
trình giáo dục sức khỏe tình dục phù hợp hơn với các hình thức lơi cuốn, hấp dẫn,
cung cấp các kiến thức, kỹ năng về chăm sóc sức khỏe tình dục cho sinh viên. Cung
cấp các dịch vụ tư vấn hỗ trợ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại trường. Những nhà
quản lý giáo dục cần quan tâm hơn về vấn đề giáo dục sức khỏe sinh sản cho sinh

H
P

viên tại trường. Bên cạnh đó thì sinh viên cũng cần trang bị cho bản thân những
kiến thức, kỹ năng về chăm sóc sức khỏe tình dục từ các nguồn thơng tin chính
thống.

H

U


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Q trình tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ đã
ảnh hưởng rất lớn đến các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và tác động trực tiếp đến
từng quốc gia, dân tộc, gia đình, cá nhân, đặc biệt là đối với lớp người trẻ, tầng lớp
thanh thiếu niên (TTN) trong đó có học sinh sinh viên (HSSV). Tồn cầu hóa cũng
tạo cho TTN một lối sống nhạy bén, năng động, cởi mở, tự lập phù hợp với xu thế

thời đại. Mặt khác cũng đưa TTN tiếp cận với những cái nhìn, quan niệm cởi mở,
phóng khống hơn trong cuộc sống và đặc biệt là trong tình yêu và tình dục [25].
Theo tổ chức Y tế thế giới tình hình quan hệ tình dục (QHTD) sớm và nạo
phá thai ở tuổi vị thành niên (VTN) của nhiều nước trên thế giới đang tăng lên ở

H
P

mức báo động. Đặc biệt là ở các nước đang phát triển, hoạt động tình dục của VTN
đến sớm và nhiều hơn so với trước kia, tỷ lệ này tùy thuộc vào từng quốc gia và nền
văn hóa khác nhau [55]. Tại các nước phát triển việc quan hệ tình dục trước hơn
nhân (QHTD THN) cịn phổ biến hơn rất nhiều. Khảo sát tại 10 nước phát triển, cho
thấy hơn 2/3 số VTN ở các nước này đã có QHTD THN. Tại Đan Mạch, Phần Lan,

U

Đức, Iceland, Na Uy tỷ lệ QHTD THN ở tuổi VTN là trên 80%. Còn ở Úc, vương
quốc Anh và Hoa Kỳ là khoảng 25% ở VTN 15 tuổi và 50% ở VTN 17 tuổi đã có
QHTD THN [54].

H

Cũng như nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, tại Việt Nam QHTD
THN ở TTN nói chung và HSSV nói riêng đang ngày càng tăng và có xu hướng trẻ
hóa [28]. Một khảo sát ở trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, cho thấy 100% sinh
viên sống thử có QHTD, nhưng chỉ có 48% có sử dụng biện pháp tránh thai và khi
có thai ngồi ý muốn thì 43% chọn giải pháp nạo phá thai, chỉ có 36% sẽ đi đến hơn
nhân [23]. Năm 2010, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Nguyệt tại trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh, Nghệ An cho thấy tỷ lệ chung sinh viên có QHTD
THN là 19,8% [24]. Nhưng tới năm 2012, kết quả nghiên cứu của Trần Văn Hường

tại trường Đại học Sao Đỏ cho thấy tỷ lệ sinh viên có QHTD THN là 23,1% [19].
Báo cáo của cơ quan y tế vào đầu năm 2013 trên báo tuổi trẻ online cũng cho thấy
có khoảng 44% thanh niên và VTN ở Việt Nam chấp nhận QHTD THN [2]. Điều đó
cho thấy QHTD THN ở sinh viên đã tăng lên một cách đáng kể, nhưng đối tượng


2

này phần lớn lại chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản (SKSS),
sức khỏe tình dục (SKTD), chưa sẵn sàng cho việc áp dụng các biện pháp an tồn
tình dục dẫn đến nguy cơ mang thai ngồi ý muốn, nạo phá thai khơng an tồn,
nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) kể cả HIV/AIDs [7].
Theo Hội Kế hoạch hóa Gia đình Việt Nam, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng
300.000 ca nạo phá thai ở độ tuổi 15-19, trong đó có 60-70% là học sinh sinh viên.
Trường đại học nói chung và trường Đại học Đồng Tháp nói riêng là nơi tập
trung số lượng lớn sinh viên, nơi đào tạo, giáo dục con người được xã hội công
nhận. Việc giáo dục, chăm sóc, nâng cao SKSS nói chung và SKTD nói riêng được
thực hiện tại trường là vô cùng thuận lợi và mang lại hiệu quả cao. Đã có nhiều

H
P

nghiên cứu về kiến thức, thái độ và hành vi QHTD THN ở nhiều khu vực tại Việt
Nam. Nhưng cho đến nay chưa có nghiên cứu nào được thực hiện về chủ đề quan
niệm, hành vi và một số yếu tố liên quan đến QHTD THN tại trường Đại học Đồng
Tháp. Qua tìm hiểu thơng tin về những vấn đề nổi cộm trong sinh viên cho thấy tình
trạng sinh viên sống thử là cao và tỷ lệ có thai ngồi ý muốn, nạo phá thai trong

U


những năm gần đây cũng tăng lên [27]. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên
cứu đề tài “Quan niệm, hành vi và một số yếu tố liên quan đến quan hệ tình dục
trước hơn nhân của sinh viên trường Đại học Đồng Tháp, năm 2015”. Nghiên

H

cứu dự kiến sẽ khái quát thực trạng về quan niệm, hành vi và một số yếu tố liên
quan đến QHTD THN của sinh viên trong giai đoạn hiện nay. Từ đó có thể cung cấp
những bằng chứng xác thực giúp xây dựng chương trình giáo dục về chăm sóc sức
khỏe sinh sản nói chung và sức khỏe tình dục nói riêng, xây dựng các chương trình
can thiệp phù hợp tại trường. Nhằm bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho sinh viên đặc
biệt là sức khỏe tình dục để hạn chế đến mức thấp nhất các hậu quả do QHTD
không an toàn để lại.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Tìm hiểu quan niệm và hành vi quan hệ tình dục trước hơn nhân của sinh viên
trường Đại học Đồng Tháp, năm 2015.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến quan niệm và hành vi quan hệ tình dục
trước hơn nhân của sinh viên trường Đại học Đồng Tháp, năm 2015.

H
P

H

U



4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Sức khỏe tình dục
Sức khỏe tình dục (SKTD) được tổ chức Y tế thế giới định nghĩa là “trạng
thái thoải mái về thể chất, tình cảm, tinh thần và xã hội liên quan với hoạt động tình
dục và khơng chỉ đơn thuần là khơng có bệnh, rối loạn chức năng hay thương tật”.
SKTD địi hỏi cách tiếp cận tích cực và tơn trọng đối với hoạt động tình dục và các
mối quan hệ giới tính, cũng như khả năng có được cuộc sống tình dục an tồn và
khối cảm, khơng bị cưỡng ép, phân biệt và bạo lực [33]. Giáo dục về SKTD vẫn

H
P

còn là một vấn đề nhạy cảm ở Việt Nam, một số cha mẹ và nhà giáo dục cịn cho
rằng việc giáo dục SKTD sẽ khuyến kích giới trẻ QHTD hoặc "vẽ đường cho hươu
chạy" [4].
1.1.2. Quan hệ tình dục

Quan hệ tình dục (QHTD) cịn gọi là giao hợp hay giao cấu, thường chỉ hành

U

vi đưa bộ phận sinh dục nam/đực vào trong bộ phận sinh dục nữ/cái. QHTD cũng
có thể xảy ra giữa những người cùng giới, khác giới hoặc lưỡng giới với việc thực
hiện QHTD bằng các bộ phận khác, không phải là bộ phận sinh dục (quan hệ đường


H

miệng, đường hậu mơn hoặc dùng ngón tay...). QHTD có thể được phân ra là hành
vi tình dục thâm nhập hoặc không thâm nhập. Trong nghiên cứu này chủ yếu đề cập
đến QHTD khác giới và QHTD có thâm nhập [5], [20]. Hoạt động QHTD là nhằm
thỏa mãn nhu cầu sinh lý và duy trì nịi giống của con người. Khi con người tới tuổi
dậy thì, QHTD là nhu cầu tất yếu tự thân của mỗi người. Tuy vậy nhu cầu tình dục
của nam giới cũng có điểm khác so với nữ giới, ở nam giới nhu cầu tình dục mạnh
hơn, cấp bách hơn và thường muốn được thỏa mãn ngay để thoát khỏi trạng thái
căng thẳng, khi có điều kiện nảy sinh ham muốn tình dục, nam giới thường ít kiềm
chế được bản thân hơn nữ giới. Cịn ở nữ giới nhu cầu tình dục thường ít cấp bách
và nảy sinh chậm hơn tuy nhiên nhu cầu tình dục ở nữ giới lại bền bỉ hơn [8].
1.1.3. Quan niệm về quan hệ tình dục trước hơn nhân
Theo từ điểm Tiếng Việt, quan niệm là “cách nhìn nhận về một sự việc, một


5

vấn đề, một hiện tượng” [35]. Trong nghiên cứu này, chúng tơi tìm hiểu quan niệm
của sinh viên về QHTD THN trong môi trường xã hội hiện nay. Với thực trạng
QHTD THN ở giới trẻ nói chung và trong sinh viên nói riêng khơng cịn là vấn đề
mới mẻ nữa. Hiện tượng này xảy ra ở hầu hết các trường đại học, cao đẳng, trung
học chuyên nghiệp trên cả nước [13]. Vậy sinh viên có quan niệm như thế nào đối
vấn đề QHTD THN trong sinh viên: ủng hộ quan niệm truyền thống là coi trọng giá
trị trinh tiết và phản đối QHTD THN hay ủng hộ quan niệm hiện đại, quan niệm
thống là khơng q coi trọng giá trị trinh tiết và ủng hộ QHTD THN.
1.1.4. Hành vi quan hệ tình dục trước hơn nhân
Hành vi là "cách ứng xử trong một hoàn cảnh, sự việc nhất định qua hành

H

P

động cụ thể" [35]. Hành vi QHTD THN trong nghiên cứu mà chúng tơi tìm hiểu là
hành vi hoạt động tình dục qua việc QHTD giao hợp bằng đường âm đạo giữa nam
và nữ nhằm tìm được khối cảm do bạn tình mang lại. Hành vi QHTD THN ở sinh
viên là việc sinh viên chưa kết hôn nhưng đã thực hiện QHTD hoặc đã kết hơn
nhưng tuổi bắt đầu có QHTD sớm hơn tuổi kết hôn [41].

U

1.2. Thực trạng quan hệ tình dục trước hơn nhân của thanh thiếu niên
1.2.1. Tình hình QHTD THN của thanh thiếu niên trên thế giới

Trong xu thế tồn cầu hóa kinh tế, xã hội phát triển, giao lưu văn hóa khơng

H

ngừng mở rộng, hoạt động tình dục của tuổi trẻ có xu hướng tăng lên kéo theo sự
gia tăng của tỷ lệ có thai ngoài ý muốn, sinh con ngoài giá thú, biến chứng của nạo
phá thai khơng an tồn, đồng thời tỷ lệ bệnh LTQĐTD và HIV/AIDs cũng tăng lên
ở nhiều quốc gia [18].

Năm 2004, một khảo sát quốc gia về SKSS VTN tại Bangladesh, cỡ mẫu của
nghiên cứu là 1.048 nam giới chưa kết hôn ở độ tuổi từ 15 đến 19. Kết quả cho thấy
có 12,8% VTN đã từng QHTD THN. Nghiên cứu cịn cho thấy một số yếu tố có thể
làm giảm tỷ lệ QHTD THN ở VTN đó là, VTN có dự định hoặc thực hiện việc đi
học tiếp lên ở trình độ cao hơn như đại học và sau đại học; VTN có kiến thức đúng,
kỹ năng tốt về SKSS. Nhưng yếu tố làm giảm QHTD THN mạnh nhất trong nghiên
cứu đó là sự quan tâm và liên kết của các thành viên trong gia đình của VTN, kế
đến là niềm tin, sự tôn trọng của VTN đối với ông bà cha mẹ và chuẩn mực đạo đức



6

của gia đình [52].
Tại Nepal, QHTD THN ở tuổi VTN vẫn còn là một điều cấm kị trong xã hội.
Nhưng bất chấp thực tế này, các hoạt động tình dục vẫn tăng và đặc biệt là sự gia
tăng tỷ lệ QHTD THN ở sinh viên Nepal. Một cuộc điều tra cắt ngang nghiên cứu
về thái độ và hành vi QHTD THN của sinh viên trường đại học Kathmandu Nepal
thực hiện trong năm 2006. Số liệu được thu thập từ 573 nam sinh viên đang học tập
tại các trường cao đẳng trực thuộc Đại học Tribhuvan ở Kathmandu, thủ đô của
Nepal. Tác giả đã khẳng định rằng, mặc dù có những rào cản về tơn giáo và văn hóa
đối với các hành vi tình dục. Nhưng vẫn có đến 39% đối tượng trong nghiên cứu
cho biết họ đã có QHTD THN. Tuổi trung bình QHTD THN lần đầu tiên là 15 tuổi.

H
P

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng một tỷ lệ đáng kể các sinh viên đã QHTD với gái mại
dâm và có nhiều bạn tình, đặc biệt là khơng thường xun sử dụng bao cao su trong
các lần QHTD. Bên cạnh đó cũng có sự khác biệt về tỷ lệ QHTD THN của những
người theo các tôn giáo khác nhau như nam giới theo đạo Hindu có tỷ lệ QHTD
THN là 40% so với nam giới không theo đạo Hindu chỉ là 20%. Bạn bè cũng là yếu

U

tố làm ảnh hưởng đến tỷ lệ QHTD THN, trong số những người có bạn thân đã từng
QHTD THN tỷ lệ này là 60% so với những người khơng có bạn thân QHTD THN là
15%. Nghiên cứu còn kết luận rằng, việc thiết kế và cung cấp các dịch vụ CSSKSS


H

không phù hợp với VTN là do sự hạn chế của những truyền thống tín ngưỡng và
quan niện khắt khe của xã hội, từ đó dẫn đến việc những VTN thường gặp những
hậu quả tiêu cực về SKTD như có thai ngồi ý muốn, nạo phá thai khơng an tồn,
mắc các bệnh LTQĐTD kể cả HIV/AIDS [38].
Một nghiên cứu tại Hoa Kỳ ở tiểu bang Minnesota, năm 2006. Nghiên cứu
về sự tương tác của môi trường xã hội đối với QHTD THN của TTN Mỹ từ 13 đến
18 tuổi, mẫu nghiên cứu là 4.135 TTN. Tác giả đã cho biết, tỷ lệ QHTD THN của
TTN từ 13-15 tuổi là 42% và 69% là của TTN từ 16-18 tuổi. Tỷ lệ học sinh QHTD
THN cũng tăng lên theo lớp học, 33% ở học sinh lớp 9 và 62% ở học sinh lớp 12.
Điều đáng quan tâm là bệnh LTQĐTD và mang thai ngoài ý muốn ở TTN cũng gia
tăng. Trong số 19 triệu trường hợp mắc mới bệnh LTQĐTD ở Hoa Kỳ mỗi năm, thì
có tới hơn một nửa xảy ra ở những người trong độ tuổi 15-24. Khoảng 80% phụ nữ


7

mang thai là ở độ tuổi từ 15 đến 19 và 1/4 trong số phụ nữ mang thai cho rằng họ
mang thai ngoài ý muốn. Ở nam TTN việc QHTD THN tăng lên khi có sự tác động
của các chất kích thích và tiếp xúc với bạo lực [47].
Năm 2006, nghiên cứu về hành vi tình dục của các học sinh trường trung học
thuộc 3 tiểu bang ở Đông Bắc Nigeria. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính
phỏng vấn trực tiếp 624 học sinh đồng ý tham gia đã được lựa chọn từ mẫu ngẫu
nhiên từ 18 trường trung học, học sinh tham gia trả lời phỏng vấn trong mẫu nghiên
cứu có độ tuổi trung bình là 16,5 tuổi. Bộ câu hỏi phỏng vấn gồm 83 câu, gồm 3
phần là nhân khẩu học; kiến thức về SKSS; hành vi tình dục. Kết quả nghiên cứu
cho thấy, kiến thức của học sinh về SKSS nói chung là thấp, 13% học sinh đã có

H

P

QHTD THN trong đó nam giới là 19% và nữ giới là 6%. Học sinh nam bắt đầu
QHTD lần đầu là 15,7 tuổi và học sinh nữ là 16,1 tuổi. Chỉ có 24% những học sinh
đã QHTD sử dụng bao cao su khi QHTD lần đầu, có 11% học sinh khẳng định rằng
việc họ QHTD THN là do bị lừa dối và 5% cho là bị ép buộc. Nhìn chung kiến thức
về SKSS của học sinh là thấp, nên khi tham gia vào các hoạt động tình dục dễ dẫn

U

đến những hậu quả có hại cho SKSS của bản thân. Bên cạnh đó nghiên cứu cịn
nhấn mạnh một tỷ lệ lớn TTN có nhu cầu về thơng tin SKTD chính thống, nhưng
chưa được đáp ứng. 15% trong số những học sinh có QHTD THN đã từng mang

H

thai hoặc làm cho đối tác mang thai. Học sinh có đi làm thêm và có thu thu nhập thì
tỷ lệ QHTD THN là 17% cao hơn so với học sinh không đi làm thêm là 10% [37].
Một nghiên cứu tại thị trấn Shendi Thái Lan về hành vi QHTD THN và các
yếu tố liên quan, năm 2006 với mẫu nghiên cứu là 826 học sinh trong trường. Kết
quả cho thấy tỷ lệ chung có QHTD THN là 19%, trong đó nam là 22,7% và 15,5%
là học sinh nữ. Trung bình tuổi QHTD đầu tiên là 16,4 tuổi đối với nam và 15,8 tuổi
đối với nữ. Hơn 3/4 hành vi QHTD THN của học sinh là xảy ra khi tổ chức sinh
nhật lần thứ 18 của mình, kế đến là xảy ra khi xem phim ảnh khiêu dâm cùng bạn
bè. Vì vậy, tác giả cho rằng cần có thêm những nỗ lực khác nhau được tiến hành
thông qua các kênh truyền thông, đặc biệt là giáo dục về SKTD và thực hiện các
chương trình CSSKSS trong trường học, truyền thơng thay đổi hành vi, cung cấp
kiến thức, kỹ năng cần thiết về SKTD [52].



8

Nghiên cứu về thực trạng hành vi QHTD THN và các biện pháp tránh thai
của sinh viên ở một trường Đại học Thổ Nhĩ Kỳ, năm 2008. Nghiên cứu được thực
hiện với số mẫu là 3.970 sinh viên có độ tuổi trung bình là 19 tuổi (48% nữ; 52%
nam). Kết quả chỉ ra rằng độ tuổi QHTD THN lần đầu tiên là 17 tuổi đối với nữ và
16 tuổi đối với nam. Có 46,5% sinh viên nam và 3% sinh viên nữ đã QHTD THN.
Trong số đó có 68% nữ sinh đã có QHTD lần đầu tiên với người yêu, tỷ lệ này là
44,8% đối với nam. Mặc dù tỷ lệ QHTD THN của giới nữ ở Thổ Nhĩ Kỳ là thấp
hơn nhiều so với nam giới. Nhưng theo các nhà nghiên cứu tỷ lệ này có chiều
hướng gia tăng. Vì vậy, giáo dục tình dục là cần thiết và cần được tăng cường các
chương trình giáo dục giới tính trong trường học và các dịch vụ CSSKSS tại cộng

H
P

đồng [43].

Nghiên cứu về QHTD THN ở một số trường phổ thông tại Malaysia được
thực hiện năm 2010. Mẫu nghiên cứu gồm 4.500 học sinh trong khoảng từ 12-19
tuổi. Tác giả đã cho thấy tỷ lệ học sinh đã từng có QHTD THN là 5,4%. Trong đó
học sinh nam là 8,3% và học sinh nữ là 2,9%. Độ tuổi trung bình của học sinh lúc

U

QHTD đầu tiên là 15 tuổi và 1% trong số đã QHTD thừa nhận rằng họ đã từng
mang thai hoặc đã làm người khác mang thai. Các yếu tố liên quan đến QHTD THN
là tuổi, giới tính, mơi trường, sử dụng chất gây nghiện và chất kích thích như rượu,

H


hút thuốc lá, sử dụng ma túy [39].

Năm 2010, một cuộc khảo sát quốc gia ở Ireland về SKTD và các mối liên
quan giữa giáo dục giới tính trong trường học với hành vi tình dục ở TTN. Đây là
nghiên cứu cắt ngang được thiết kế để đánh giá về kiến thức, thái độ và hành vi liên
quan đến QHTD, tránh thai và mang thai ở Ireland. Tác giả cho thấy phần lớn tuổi
QHTD lần đầu là dưới 17 tuổi, tỷ lệ đã QHTD THN ở nam là 26% và nữ là 17%.
Không sử dụng biện pháp tránh thai ở nam giới là 25%, nữ giới là 19%; đã từng
mang thai là 18%, làm cho bạn nữ có thai là 9%. Kết quả khảo sát còn cho thấy
những người đã được giáo dục giới tính có nhiều khả năng có QHTD đầu tiên ở độ
tuổi lớn hơn và sử dụng biện pháp tránh thai trong QHTD lần đầu tiên. Những
người chỉ nhận được giáo dục giới tính ở giai đoạn tuổi trưởng thành sẽ có nhiều
nguy cơ mắc các bệnh LTQĐTD và làm tăng nguy cơ mang thai ngồi ý muốn. Vì


9

vậy, việc giáo dục giới tính là quan trọng và cần thiết cho VTN từ giai đoạn sớm để
VTN tự trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết để đưa ra quyết
định phù hợp và an toàn về vấn đề SKTD của bản thân [40].
Một nghiên cứu ở Ethiopia, năm 2012 về thực trạng QHTD THN và các yếu
tố liên quan đến hành vi QHTD của các học sinh tại một số trường phổ thông trung
học, với mẫu số là 2.880 học sinh độ tuổi từ 14 - 19, nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi
tự điền. Kết quả cho thấy tỷ lệ QHTD THN của học sinh là 28,8%. Tuổi lần đầu
QHTD đối với nam là 15,5 tuổi và nữ là 16 tuổi. Các yếu tố liên quan làm tăng
QHTD THN của học sinh trong nghiên cứu là sống xa gia đình dẫn đến tăng sự tự
do của bản thân và tự quyết định về các hoạt động tình dục [50].

H

P

1.2.2. Tình hình QHTD THN của thanh thiếu niên và học sinh sinh viên ở Việt
Nam

Nghiên cứu về một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi QHTD của học sinh cấp
3 tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 2004 của tác giả Huỳnh Nguyễn Khánh Trang.
Với số mẫu trong nghiên cứu là 1.464 học sinh tuổi từ 15 – 19 đang theo học tại các

U

trường cấp 3. Nghiên cứu đã nêu lên tỷ lệ QHTD trong học sinh tính chung cho nam
và nữ là 8,17% trong đó nam gấp 2,6 lần nữ. Nghiên cứu cũng ghi nhận có sự gia
tăng về tần số và tỷ lệ QHTD THN cho từng cấp lớp [32].

H

Năm 2007, một nghiên cứu tại Hà Nội, Nha Trang và huyện Ninh Hòa của
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa và cộng sự. Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn sâu và thảo
luận nhóm đối với 159 TTN và khảo sát 886 TTN bằng cách trả lời bộ câu hỏi
phỏng vấn qua trang web. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng đa phần TTN đề
cao QHTD sau kết hôn và QHTD trong hôn nhân. TTN nhận thức rằng sự kì thị đối
với QHTD THN và ngồi hơn nhân với nữ hơn với nam. Tuy nhiên, những định
kiến của xã hội đã làm giảm khả năng tiếp cận của TTN để có được những thơng tin
chính xác về SKTD, HIV và các bệnh LTQĐTD [15].
Tác giả Lê Cự Linh và cộng sự, nghiên cứu về thực trạng sức khỏe TTN
huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương, năm 2008. Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật điều tra
cắt ngang với bộ câu hỏi phát vấn tự điền, mẫu nghiên cứu là 12.445 TTN từ 10 - 24
tuổi. Kết quả cho thấy tỷ lệ TTN có QHTD THN trong nhóm 20 - 24 tuổi là 14,9%



10

ở nam và 2,6% ở nữ. Trong tổng số nam giới đã từng QHTD THN, có tới 13,4%
nam TTN từng làm cho bạn gái mang thai, tỷ lệ từng mang thai ở nữ TTN chưa kết
hôn là 23,8%. Tỷ lệ nạo phá thai ở nữ đã từng mang thai là 27,9%. Tác giả cịn nhấn
mạnh để làm tốt cơng tác chăm sóc SKTD cho TTN cần tăng cường chất lượng và
số lượng các chương trình giáo dục truyền thơng tại cộng đồng liên quan tới các chủ
đề về SKTD, phòng tránh thai, phòng tránh các bệnh LTQĐTD [21].
Năm 2008, Nguyễn Thị Xuân Anh, nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực
hành về QHTD ở học sinh trường trung học phổ thông Tây Hồ. Kết quả cho thấy
3/4 số học sinh tham gia nghiên cứu hiểu đúng về TDAT; 2/3 học sinh hiểu đúng về
các bệnh LTQĐTD; 32,6% học sinh biết đúng tên các BPTT; 14% học sinh biết

H
P

đúng về thời điểm có thể mang thai; 72,3% ủng hộ quan niệm truyền thống; 62%
đồng tình với quan niệm có thể QHTD ở tuổi học trò nếu cả hai đồng ý. Đặc biệt có
5,5% học sinh đã QHTD THN; tuổi QHTD lần đầu là 16,8 tuổi. Như vậy tỷ học
sinh có QHTD THN là tương đối thấp, học sinh hiểu đúng về tình dục an tồn
(TDAT) và ủng hộ quan điểm truyền thống là cao [3].

U

Năm 2008, một nghiên cứu ở TP. HCM về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi
QHTD THN ở nữ cơng nhân quận Bình Tân. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định
tính, thu thập thơng tin bằng 5 thảo luận nhóm, 6 phỏng vấn sâu. Kết quả nghiên

H


cứu cho thấy một số nguyên nhân dẫn đến hành vi QHTD THN như đa số cơng
nhân có kiến thức thấp về SKSS, chưa tiếp cận được các dịch vụ SKSS, đặc biệt là
thái độ xem chuyện QHTD THN là bình thường. Một số yếu tố khách quan như
sống chung trước hơn nhân, chỉ có hai người nơi vắng vẻ, hồn cảnh xa gia đình
nên ít được sự quan tâm và chia sẻ từ người thân, thái độ phản đối gay gắt của
người xung quanh dẫn đến việc che dấu hành vi tình dục, tự đưa ra quyết định thiếu
chín chắn. Tác giả còn nhấn mạnh hành vi QHTD THN ở cơng nhân thường là
khơng an tồn dẫn đến mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS, có
thai ngồi ý muốn, nạo phá thai khơng an tồn [29].
Nguyễn Thị Phương Yến nghiên cứu nhận thức của thanh niên về vấn đề
SKSS tại xã Khánh Hậu, Tân An, Long An và phường 6 quận Tân Bình TP HCM,
năm 2008. Tổng mẫu nghiên cứu gồm 204 thanh niên chưa lập gia đình, từ 16 - 25


11

tuổi, trong đó có 104 người tại xã Khánh Hậu và 100 người tại phường 6. Kết quả
nghiên cứu cho thấy có 11,8% (16% tại phường 6 và 7,7% ở Khánh Hậu) TTN đã
QHTD THN. Trong thực tế tỉ lệ này có thể cao hơn vì đây là câu hỏi nhạy cảm do
ảnh hưởng của các giá trị văn hoá Việt Nam nên không phải ai cũng dễ dàng thừa
nhận. Số người đã hoặc đang sống chung với người yêu, tức "sống thử" trước hơn
nhân là 6,4%. Có 20,1% đồng ý quan niệm trong tình u nhất thiết phải có QHTD,
72,1% không đồng ý. Quan niệm về trinh tiết của hai giới cũng có sự khác nhau,
nam thanh niên xem trinh tiết là tiêu chuẩn để giữ gìn hạnh phúc sau khi lập gia
đình và là tiêu chuẩn để đánh giá phẩm chất, đạo đức và nhân cách của người phụ
nữ. Ngược lại, nữ thanh niên lại nhấn mạnh đến lý do giữ gìn trinh tiết để được

H
P


chồng tơn trọng, thương yêu nhiều hơn và đó là cái quan trọng nhất cần phải giữ gìn.
Tuy nhiên trong nghiên cứu thì nam thanh niên lại không coi trinh tiết là tiêu chuẩn
quan trọng trong việc lựa chọn bạn đời của mình. Trong số những người đã QHTD
THN chỉ có 45,8% sử dụng một biện pháp tránh thai trong lần QHTD đầu tiên. Giải
thích cho việc khơng sử dụng biện pháp tránh thai, có 61,5% nói rằng khơng sẵn

U

sàng; 15,4% do q say không làm chủ được bản thân và 15,4% cho rằng khơng
thích sử dụng. TTN ngày nay có nhận thức "khá thống" về QHTD THN, mặc dù
chuẩn mực văn hóa truyền thống không cho phép, trên thực tế điều này đang diễn ra

H

ngày càng phổ biến. Một bộ phận thanh niên đã xem hành vi QHTD THN là sự lựa
chọn của cá nhân, không phải là tiêu chuẩn để đánh giá về nhân cách hay đạo đức
như quan niệm truyền thống. Nhận thức về mối quan hệ giữa tình yêu và tình dục
cũng biến đổi, một số thanh niên đã đồng nhất tình yêu với tình dục [36].
Một nghiên cứu đánh giá thực trạng chương trình thơng tin, giáo dục truyền
thơng thay đổi hành vi phịng chống HIV/AIDs tại trường Đại học Sư phạm kỹ
thuật Vinh Nghệ An, của Nguyễn Thị Bích Nguyệt. Sử dụng Phương pháp nghiên
cứu kết hợp giữa định lượng và định tính, mẫu định lượng là 400 sinh viên, mẫu
định tính gồm 25 sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 19,8% sinh viên trả lời
có QHTD THN. Tuổi trung bình QHTD lần đầu của sinh viên là 20, tuổi nhỏ nhất
có QHTD lần đầu là 15 tuổi. 85% sinh viên mong muốn được cung cấp thêm thơng
tin về HIV/AIDs và QHTD an tồn [24].


12


Nghiên cứu của tác giả Đào Xuân Dũng so sánh giữa SAVY 1 và SAVY 2.
Mẫu nghiên cứu ở SAVY 1 là 7.584 VTN và thanh niên tại 42 tỉnh/thành và SAVY
2 được tiến hành với mẫu nghiên cứu là 10.044 VTN và thanh niên từ 14 - 25 tuổi
tại 63 tỉnh/thành. Kết quả so sánh cho thấy tuổi QHTD lần đầu ở SAVY 2 so với
SAVY 1 có xu hướng giảm. Ở SAVY 2, tuổi QHTD lần đầu trung bình đối với tồn
mẫu chỉ là 18,1 tuổi giảm 1,5 tuổi so với SAVY 1. Tỷ lệ QHTD THN ở SAVY 2
chiếm 9,5% còn ở SAVY 1 là 7,6%. Ở cả 2 cuộc điều tra SAVY 2 và SAVY 1, thanh
niên chưa lập gia đình ở đơ thị có tỷ lệ QHTD THN cao hơn thanh niên nông thôn.
Tỷ lệ thanh niên chưa lập gia đình nhưng đã có QHTD tăng theo độ tuổi. Rất ít
thanh niên nam và nữ đã từng có QHTD ở tuổi 14 – 17; ở tuổi 18 – 21 có 14,8%

H
P

nam và 2,1% nữ cho biết đã có QHTD THN; tuổi 22 – 25 là 29,8% nam và 6,1% nữ.
Thanh niên ở SAVY 2 tỏ ra có quan niệm cởi mở hơn về QHTD THN. Điều này cho
thấy xu hướng chấp nhận QHTD THN đang gia tăng trong TTN. Mức độ chấp nhận
QHTD THN ở người dân tộc tiểu số lại cao hơn người Kinh/Hoa. Tuy nhiên cũng
nên biết đã có khảo sát xã hội cho rằng tình hình QHTD THN và ngồi hơn nhân

U

của VTN từ 10-19 tuổi ở Việt Nam không chỉ phổ biến ở các thành phố lớn, các khu
đô thị mà đã xuất hiện ngày càng nhiều ở nông thôn Việt Nam [9].
Nghiên cứu so sánh của tác giả Vũ Mạnh Lợi về QHTD THN giữa thanh

H

niên Hà Nội, Thượng Hải và Đài Loan với mục đích để tìm hiểu xem hiện đại hóa

có làm giảm mức độ kiểm sốt của xã hội đối với hành vi riêng tư của cá nhân và
dẫn đến sự gia tăng QHTD THN hay không. Mẫu nghiên cứu gồm 6.363 thanh niên
Hà Nội; 6.299 thanh niên Thượng Hải và 4.913 thanh niên Đài Loan, tuổi được
chọn vào nghiên cứu là từ 15-24 tuổi và được chọn theo phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên. Kết quả nghiên cứu của ơng đã chỉ ra rằng khơng có sự khác biệt đáng
kể về mặt thống kê giữa những thanh niên có trao đổi và khơng trao đổi về vấn đề
tình dục với cha mẹ. Điều này trái với kỳ vọng của nhiều nhà giáo dục đang đi theo
xu hướng về việc trao đổi giữa cha mẹ và VTN về các vấn đề SKSS, bao gồm cả
vấn đề tình dục và ơng cịn nhấn mạnh tác động của hiện đại hóa khơng đơn giản
chỉ làm gia tăng khả năng có hoạt động QHTD THN, mà cịn có những mặt tích cực
khác trong việc kiểm sốt hành vi tình dục của TTN [22].


13

Năm 2011, Tạ Thị Thúy Hằng nghiên cứu nhận thức của sinh viên về QHTD
THN tại hai trường Đại học Khoa học Xã hội nhân văn và Trường Đại học Khoa
học Tự nhiên. Kết quả cho thấy nhận thức của sinh viên về QHTD THN là 54,1%
sinh viên cho rằng QHTD THN là sự biểu hiện của sự hấp dẫn về thể xác và tình
cảm; 33,1% sinh viên lựa chọn phương án cho rằng QHTD THN là chỉ sự thoả mãn
đơn thuần cho một đòi hỏi sinh lý tự nhiên, số sinh viên còn lại lựa chọn ý kiến
QHTD THN chỉ là một cách để có con hoặc khơng biết. Gần 50% sinh viên cho
rằng khi yêu nhau có QHTD và đó là nguy cơ dẫn đến việc có thai ngồi ý muốn,
mắc các bệnh LTQĐTD. Bên cạnh đó là những nguyên nhân chủ quan và khách
quan tác động đến tăng tỷ lệ QHTD THN theo thứ tự là tiếp xúc với văn hoá phẩm,

H
P

phim ảnh sách báo khiêu dâm; sống theo xu thế mới của thời đại; chưa lường trước

được hậu quả của việc QHTD THN. Cũng có sự khác biệt giữa các năm học về tỷ lệ
QHTD THN của sinh viên, ở năm thứ hai là cao nhất năm thứ ba và thứ tư có tỉ lệ
bằng nhau và thấp nhất là năm thứ nhất. Đối tượng mà sinh viên QHTD THN chủ
yếu là người yêu, sinh viên có những hiểu biết nhất định về việc sử dụng các biện

U

pháp tránh thai cũng như phòng tránh bệnh LTQĐTD [11].

Nghiên cứu về kiến thức, thái độ, hành vi và một số yếu tố liên quan đến
QHTD của học sinh tại một trường THPT quận Đống Đa thành phố Hà Nội, năm

H

2011. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng thông qua chọn mẫu cụm. Kết
quả của nghiên cứu cho thấy có 4,9% học sinh đã có QHTD THN; tuổi trung bình
học sinh QHTD lần đầu trong nghiên cứu là 16,08 tuổi. Về kiến thức có 89,2% học
sinh hiểu đúng về TDAT. Quan điểm của học sinh về QHTD THN, ủng hộ và phản
đối quan niệm có thể QHTD THN ở tuổi học trò lần lượt là 70,7% và 73,9%. Bên
cạnh đó học sinh cịn cho rằng QHTD ở tuổi học trò ảnh hưởng tới kết quả học tập
là 74,9% [1].
Nghiên cứu của Trần Văn Hường về thực trạng quan điểm và các yếu tố liên
quan đến QHTD THN của sinh viên trường Đại học Sao Đỏ tỉnh Hải Dương, năm
2012. Cỡ mẫu của nghiên cứu định lượng 471 sinh viên được chọn theo phương
pháp chọn mẫu cụm, nghiên cứu định tính phỏng vấn sâu 12 đối tượng. kết quả của
nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sinh viên đã QHTD THN là 23,1%, trong đó tỷ lệ nam là


14


28,2% và nữ là 17,5%. Có 53,2% sinh viên QHTD không sử dụng các biện pháp
tránh thai. Tỷ lệ sinh viên có QHTD nhiều lần và đã từng QHTD với nhiều bạn tình
là 89% và 61,5%. Tỷ lệ sinh viên nam có QHTD với người yêu là 88,6% và 100% ở
nữ. Có 17,1% sinh viên nam có QHTD với gái mại dâm. Tuổi trung bình lần đầu
QHTD THN của sinh viên là 19,5 tuổi. Đã có 27,1% sinh viên nam làm cho bạn gái
mang thai. Số sinh viên ủng hộ bạn gái khơng nên QHTD THN là 55,4%. Có hai
quan điểm khác nhau của sinh viên về QHTD THN là quan điểm truyền thống coi
trọng giá trị trinh tiết và không ủng hộ việc QHTD THN và quan điểm hiện đại hay
quan điểm thống khơng qúa coi trọng giá trị trinh tiết. Nghiên cứu còn cho biết các
yếu tố liên quan làm tăng QHTD THN ở sinh viên gồm tuổi, giới tính, kinh tế, xem

H
P

phim ảnh sách báo khiêu dâm. Sinh viên ở nhóm 21 tuổi trở lên và nhóm sinh viên
xem phim khiêu dâm có QHTD tăng hơn nhiều so với các nhóm cịn lại [19].
Nhiều chương trình và hoạt động về SKSS đã được triển khai từ những năm
90 trong các trường học và tại cộng đồng ở nhiều khu vực trên thế giới. Trong xu
thế toàn cầu hóa, xã hội phát triển, giao lưu văn hóa khơng ngừng mở rộng, hoạt

U

động tình dục của sinh viên cũng có xu hướng tăng lên, kéo theo là sự gia tăng của
tỷ lệ có thai, sinh con ngồi giá thú, biến chứng của nạo phá thai khơng an tồn và
tỷ lệ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng tăng lên [18].

H

Tại Việt Nam các nghiên cứu chủ yếu là nghiên cứu định lượng và chỉ tập
trung vào kiến thức, thái độ, thực hành về CSSKSS ở VTN mà có rất ít nghiên cứu

kết hợp giữa phương pháp định tính và định lượng về quan niệm và hành vi QHTD
THN của sinh viên. Do đó nhu cầu nghiên cứu đặt ra khơng chỉ là tìm hiểu xem
kiến thức, thái độ, thực hành về CSSKSS mà phải biết được quan niệm và hành vi
của sinh viên về QHTD THN để chúng ta có cái nhìn tồn diện về vấn đề này mà có
những định hướng trong việc giáo dục về SKTD, giúp các em hình thành những
quan niệm phù hợp và chọn hướng đi đúng, có trách nhiệm về hành vi tình dục của
mình.
1.3. Nghiên cứu về quan niệm, hành vi QHTD THN
Năm 2006, nghiên cứu của Klingberg-Allvin và cộng sự cho thấy rằng các
vấn đề về QHTD THN, có thai ngồi ý muốn, nạo phá thai, mắc bệnh LTQĐTD,


×