THỪA NHẬN HAY KHÔNG THỪA NHẬN HÔN NHÂN CỦA
NHỮNG NGƯỜI ĐỒNG TÍNH TRONG LUẬT HÔN NHÂN
GIA ĐÌNH VIỆT NAM?
PGS. TS. Nguyễn Thị Hoài Phương
∗
ThS. Đinh Bá Trung
∗∗
1. Người đ ồ ng tính và các vấn đề pháp lý liên quan trong pháp luật
Việt Nam
Pháp luật Việt Nam không thể hiện quan điểm lập pháp về khái niệm
người đồng tính. Tuy nhiên, trên thực tế về phương diện sinh học người đồng
tính có biểu hiện là những người cảm thấy hấ p dẫn về tình cảm và/hoặc thể
chất đối với người cùng giới. Người đồng tính nữ gọi là Lesbian, người đồng
tính nam gọi là Gay.
Giới tính là yếu tố mang tính tự nhiên không được quyết định bởi lựa
chọn chủ quan của con người, nó cũng là sự đa dạng của đời số ng xã hội tạo
nên. Tuy nhiên nguyên nhân dẫn đến đồng tính thì lại không có một cách nhìn
nhận chung. Những người đồ ng tính cho rằng sự khác biệt trong nhu cầu tình
cảm giới tính của họ so với nhiều người trong xã hội là ngoài ý muốn của họ.
Nhưng nhiều quan điểm khác lại cho rằng điều đó là biểu hiện bệnh lý, hoặc hệ
quả của lối sống không lành mạnh hoặc do di truyền… Đó có lẽ cũng là
nguyên nhân chính dẫn đến sự khác nhau trong quan điểm lập pháp của các
nước khi quy đị nh những vấn đề liên quan đến quyền lợi của người đồng tính
trong hệ thống pháp luật nói chung và Luật hôn nhân và gia đình nói riêng.
Thực tế cho đến thời điểm này, pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận hai
giới nam và nữ và cũng đồng thời quan điểm rằng các tình cảm của con ngườ i
!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
∗
PGS.TS, Giảng viên Khoa Luật Dân sự, ĐH Luật Tp. Hồ Chí Minh.
∗∗
ThS, Giảng viên Khoa Luật Dân sự, ĐH Luật Tp. Hồ Chí Minh.
đều có thể diễn ra bình thường giữa những người cùng giới hay khác giới
nhưng riêng tình cảm để gắ n kết trong quan hệ hôn nhân được đị nh danh là
quan hệ vợ chồng trong đó người có giới tính nữ là vợ và người có giới tính
nam là chồng. Sự định danh mặc định này trong quan điểm xã hội và quan
điểm lập pháp đã mặc nhiên loại bỏ quan hệ vợ chồng giữa những người có
cùng giới tính với nhau – người đồng tính.
Luật Hôn nhân gia đình 1959 chỉ quy định con trai, con gái được quyền
kết hôn, không nói đến quyền kết hôn của người đồng tính với nhau và cũng
không có quy định cấm người đồng tính kết hôn với nhau
1
. Luật hôn nhân và
gia đình 1986 cũng chỉ quy định quyền kết hôn của nam và nữ mà không có sự
thừa nhận hay cấm kết hôn của người đồng tính với nhau. Tuy nhiên đến Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2000 có nêu rõ: “kết hôn là việc nam nữ xác lập
quan hệ vợ chồng theo quy định củ a pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký
kết hôn”
2
, và có quy định về việc cấm kết hôn giữa những người đồng giới tính
tại Khoản 5 Điều 10. Quan hệ hôn nhân đồng tính chưa bao giờ được công
nhận là hợp pháp nhưng cũng chưa bao giờ bị coi là phạm tội trong hệ thống
pháp luật Việt Nam.
Trong quá trình sửa đổi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, có nhiều
quan điểm khác nhau về việc điề u chỉnh pháp lý đối với quan hệ hôn nhân của
người đồng tính ở Việt Nam.
Đối với cộng đồng người đồng tính, theo kết quả khảo sát năm 2012 của
Trung tâm bảo vệ quyền người đồng tính, song tính và chuyển giới (ICS) thực
hiện đối với 2.000 người đồng tính ở Việt Nam đã cho kết quả cụ thể: 71%
mong muốn được pháp luật cho phép kết hôn; 25% muốn được chung sống có
đăng ký; 4% muốn được sống chung không có đăng ký.
!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
1
Điều 4 Luật hôn nhân và gia đình 1959 quy định “Con trai và con gái đến tuổi, đ ược hoàn toàn tự
nguyện quyết định việc kết hôn của mình…” và Điều 6 của luật này cũng nêu rõ: “Con gái từ 18 tuổi
trở lên, con trai từ 20 tuổi trở lên mới được quyền kết hôn”.
2
Khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
Đối với cộng đồng xã hội, quan điểm đồng tình ủng hộ việc cho phép
người đồng tính được kết hôn cho rằng
3
: xã hội Việt Nam đã và đang biến đổi
không ngừng với muôn vàn sự đa dạng, trong đó những giá trị văn hóa cũng
biến đổi theo tự nhiên, quan điểm về thuần phong mỹ tục cũng đã có sự thay
đổi về nội hàm. Vì vậy, trong xu thế phát triển của xã hội hiện đại, đến giai
đoạn hiện nay chúng ta nên chấp nhận sự đa dạng của các kiểu loại gia đình
thay cho hình ảnh nhất thể hóa về kiểu, loại, cấu trúc của gia đình truyền thống.
Lập luận của những người theo quan điểm ủng hộ cho rằng điều đó thể hiện sự
bình đẳng giới. “Tình yêu không phân biệt giới tính, tại sao điều tốt lại không
được thừa nhận? Trong khi các quan ngại xã hội chỉ chú trọng tập trung xem
liệu cho phép người đồng giới kết hôn có mang lại điều gì ảnh hưởng cho xã
hội không thì trên thực tế việc không chấp nhậ n đã gây nên những tác hại xấu.
Bởi vì do áp lực gia đình, xã hội nên nhiều người đồng tính phải kết hôn với
người khác giới nhưng sự bền vững của hôn nhân không có đưa đến nhiều hệ
lụy cho mọi thành viên trong gia đình hình thức đó. Hôn nhân đồng giới không
ảnh hưởng đến phát triển dân số và không ảnh hưởng xấu đến trật tự chung của
công đồng, ngược lại còn mang lại lợi ích về sức khỏe cộng đồng, bình đẳng
giới và hòa hợp xã hội…, sửa đổ i luật theo hướng thừa nhận sẽ bảo đảm quyền
có tài sản chung, quyền có con, quyền xin con nuôi, quyền thừa kế và các
quyền khác mà pháp luật đang bảo đảm cho quan hệ hôn nhân khác giới chứ
không dừng lại ở việc giải quyết hậu quả pháp lý khi hai người đồng giới sống
chung…”
4
. Những người theo nhóm quan điểm ủng hộ cho rằng kết hôn là một
nhu cầu thực tế của đa số những người đồng tính. Việc không thừa nhận sống
chung đồng giới dẫ n đến một số hệ lụy. Bởi vì dù pháp luật không thừa nhận
thì họ vẫn sống chung, từ đó phát sinh các tranh chấp về nhân thân, tài sản, con
cái (nhận con nuôi)… các quyền thừa kế, quyền giám hộ, quyền đại diện của
người đồng tính với nhau sau khi họ chung sống cũng không có cơ chế pháp lý
bảo vệ cho họ.
!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
3
Xem thêm: Phạm Quỳnh Phương (2013), “Người đồng tính, song tính và chuyển giới ở Việt Nam”,
Nxb Khoa học xã hội.
4
Lê Quang Bình – Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế xã hội và môi trường (ISEE), trích phát biểu
tại Hội thảo: “Nhận diện những bất cập trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 nhìn từ thực tế”.
Quan điểm không ủng hộ việc thừa nhận hôn nhân của nhữ ng ngườ i
đồng tính lại cho rằng: “…Việc kết hôn của người đồng tính không chỉ chi phối
cuộc sống của ngư ờ i đồng tính mà còn tác động ảnh hưởng đến người khác có
liên quan. Chính vì vậy pháp luật chỉ nên thừa nhận quyền sống chung của
họ… khi chưa có cơ sở để hiểu thấu đáo về quan hệ tình dục củ a người đồng
tính để phân biệt đâu là đồng tính thật đâu là đồng tính giả thì chưa nên thừa
nhận quan hệ hôn nhân…”
5
“…việc quan hệ tình dục, sống chung với nhau là
quyền của người đồng tính, pháp luật không cấm nhưng cho phép kết hôn thì
phải cân nhắc. Học tập quốc tế là một chuyện nhưng Việt Nam còn có phong
tục tập quán riêng… không cho đăng ký kết hôn nhưng người đồng tính có thể
làm đám cưới…”
6
2.Vấn đề thừa nhận hôn nhân đồng tính trong pháp luật một số
nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Trên thế giới tính đến ngày 25/4/2013, có tổng cộng 14 quốc gia và 23
vùng lãnh thổ chấp nhận hôn nhân đồng tính, 18 quốc gia và 17 vùng lãnh thổ
chấp nhận người đồng tính chung sống dưới hình thức kết hợp dân sự, có 03
quốc gia chấp nhận người đồng tính sống chung không có đăng ký; và có trên
80 nước xem đồng tính là tội phạm ở các mức độ khác nhau
7
.
Theo báo cáo khoa học từ tổ chức y tế thế giới (WHO) ngư ời có thiên
hướng đồng tính chiếm khoảng 3% dân số. Tỷ lệ này nếu áp dụng ở Việt Nam
dự tính cả nước sẽ có khoảng 2,5 triệu người đồng tính, thế nên vấn đề xem xét
hôn nhân của người đồng tính hiện đang là vấn đề rất đáng quan tâm của cơ
quan lập pháp hiện nay.
Pháp luật các nước có các cơ chế pháp lý đa dạng điều chỉnh mối quan
hệ giữa những người đồng giới sống chung với nhau. Các chế định pháp lý
như: Quan hệ gia đình (domestic partnership); kết đôi có đăng ký (registered
partnership); kết hợp dân sự (civil union)…
!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
5
Phạm Quỳnh Phương (2013), “Người đồng tính, song tính và chuyển giới ở Việt Nam”, Nxb Khoa
học xã hội, tr. 253.
6
Trịnh Lê Trâm – Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội luật gia Việt Nam.
7
Xem Phạm Quỳnh Phương (2013), chú thích số 5, tr. 242.
Nhìn chung các mối quan hệ pháp lý sống chung giữa ngườ i đồng tính
với nhau được chia thành ba nhóm chính:
Thứ nhất: Được công nhận là quan hệ hôn nhân, có đăng ký với nhà
nước, được nhà nước cấp giấy đăng ký kết hôn và có đầy đủ các quyền, nghĩa
vụ với nhau như các cặp hôn nhân khác giới. (Bao gồm pháp luật của Hà Lan,
Bỉ, Argentina, Tây Ban Nha, Canada, Nam Phi, Na Uy, Thụy Điển, Bồ Đào
Nha, Iceland, Đan Mạch, Uruguay, New Zealand, Pháp, 02 bang của Mexico,
10 bang của Hoa Kỳ và 11 bang của Brazil). Trong quy đ ịnh của pháp luật các
nước này, đã ban hành một Luật hôn nhân áp dụng cho mọi người mà không
phân biệt giới tính. Ví dụ Thụ y Điển ghi trong Luật hôn nhân là: “Luật này áp
dụng cho tất cả mọi người”. Tuy nhiên tất cả những nước hiện nay đã công
nhân hôn nhân đồng giới nêu trên đều đã trải qua khoảng thời gian từ 1 đến 23
năm để từ việc công nhận quạ n hệ giữ a những người đồng giới đến hợp pháp
hóa hôn nhân. Điều này sẽ là bài học để Việt Nam cần xem xét khi không thể
ngay lập tức công nhận tính hợp pháp của hôn nhân đồng giới ở thời điểm này.
Thứ hai: Kết đôi có đăng ký là hình thức kết đôi có đăng ký với nhà
nước được cấp giấ y chứng nhận có quan hệ gia đình hay giấy chứng nhận kết
đôi có đăng ký hoặc các tên gọi tương tự. Trong đó có nhiều nước dù đã công
nhận hôn nhân đồng giới vẫn đồng thời thừa nhận hình thức kết đôi có đăng ký
giữa các cặp đồng giới nhằm tôn trọng sự lựa chọn của họ. Chế định này cho
phép các cặp đồng giới sống chung có các quyền và nghĩa vụ dân sự với nhau.
(Bao gồm pháp luật của: Andorra, Bỉ, Brazil, Colombia, Cộng hòa Séc,
Ecuador, Phần Lan, Đức, Hunggary, Ireland, Thụy sỹ, Vương quốc Anh…)
Thậm chí ở một số quốc gia, chế định này không chỉ giới hạn áp dụng cho các
cặp đồng giới mà còn cho phép áp dụng cho các cặp khác giới.
Hình thức kết đôi có đ ă ng ký là mô hình của kỹ thuật lập pháp “tách biệt
nhưng bình đẳng” (separate but equal) với ý tưởng rằng không đụng chạm đến
những chế định truyền thống, nhạy cảm mà vẫn tạo ra được sự công bằng cho
tất cả mọi người một cách hợp pháp. Tuy nhiên về vấn đề này quan điểm của
những người ủ ng hộ cho phép các cặp đồng giới kết hôn lại cho rằng mặc dù
quyền lợi của các cặp đôi trong hai hình thức là như nhau nhưng khi nào vẫn
còn sự phân biệt có nghĩa là vẫn chưa có được sự công bằng thật sự.
Thứ ba: Sống chung không đăng ký là hình thức kết đ ôi tự nguyện giữa
hai người cùng giới mà không đăng ký trước cơ quan nhà nước. Chế định này
áp dụng cho cả các cặp đồng giới và khác giới. Hai người sống chung trong
trường hợp này có một số quyền lợi và nghĩa vụ hạn chế liên quan tới tài sản,
nhân thân. Tuy nhiên các quyền lợi nghĩa vụ đó cũng chỉ phát sinh khi họ đã
chung sống với nhau một khoảng thời gian theo luật định.
3. Các đề xuất về điều chỉnh pháp lý đối với quan hệ của những
người đồng tính với nhau trong quá trình sửa đổi Luật Hôn nhân gia đình
năm 2000 của Việt Nam
a) Không nên thừa nhận quyền kết hôn của người đồng tính
Chúng tôi cho rằng, dự thảo Luật Hôn nhân gia đình sửa đổi nên đồng
thuận với quan điểm không thừa nhận quyền kết hôn của những người đồng
tính với nhau. Đ iều này có nghĩa nếu trên thực tế có các cặp đồ ng tính chung
sống với nhau coi nhau như vợ chồng (cả hai người này phải là không có vợ
chồng khác giới đã kết hôn) thì họ không bị coi là vi phạm pháp luật nhưng
quyền và lợi ích giữa họ không được pháp luật thừa nhận là quyền lợi nghĩa vụ
của vợ chồ ng với nhau như các cặp vợ chồng khác giới. Họ không được cấp
Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn như các cặp vợ chồng khác giới.
Không thừa nhận quyền kết hôn của người đồng tính với nhau không có
nghĩa là vi phạm quyền con người. Bởi lẽ, quyền con người là quyền mang lẽ
tự nhiên, cá thể, nhưng nếu quyền con người muốn được thừa nhận và điều
chỉnh bằng pháp luật thì đòi hỏi phải bảo vệ nó trong một trật tự chung hợp
pháp. Điều này có nghĩa có những quy định cho phép, thừa nhận trong pháp
luật cũng là bảo đảm quyền con người nhưng có những quy định không cho
phép hay cấm đoán trong pháp luật cũng là nhắm tới thực hiện mục đích bảo
đảm quyền con người. Hai cá thể trong xã hội muốn được pháp luật cho phép
kết hôn trở thành vợ chồng, phát sinh một quan hệ hôn nhân có đầy đủ quyền
nghĩa vụ của vợ chồng đối với nhau nhất thiết phải là hai người khác giới – đó
là quy định mang tính đặc thù để phân biệt với mối quan hệ chung sống của hai
người đồng giới và cũng là cơ sở pháp lý để phân biệt khi xây dựng cơ chế
pháp lý điều chỉnh các mối quan hệ khác biệt này.
Quan hệ hôn nhân truyền thống – hôn nhân giữa hai người khác giới với
nhau, bên cạnh việc thực hiện nghĩa vụ cho nhau họ còn thực hiện một trọng
trách rất lớn đối với nhà nước, cộng đồng và xã hội là duy trì nòi giống thông
qua việc thực hiện chức năng sinh đẻ. Khi định danh cho các chủ thể trong mối
quan hệ hôn nhân là người nữ được gọi là vợ – người sẽ thực hiện chức năng
sinh đẻ theo lẽ tự nhiên trong mố i quan hệ vợ – chồng. Điều này những người
đồng tính khi thiết lậ p quan hệ với nhau không thể thực hiện được. Dẫu rằng
việc thực hiện chức năng sinh đẻ không phải là nghĩa vụ bắt buộc của các cặp
vợ chồng khác giới nhưng đó là đặc thù về lợi ích mà họ đem lại cho cộng
đồng, xã hội và nhà nước mà các cặp đồng tính khi chung sống vớ i nhau dù
muốn cũng không thể thực hiện được. Đó chính là mấu chốt của vấn đề pháp lý
để lý giải tại sao mố i quan hệ chung sống giữa những khác giớ i phải thể hiện
bằng một hình thức pháp lý khác với hình thứ c pháp lý thừa nhận cho những
người đ ồ ng tính chung sống với nhau. Như vậy nếu hình thức pháp lý truyền
thống ở mọi quốc gia, ở mọi thời kỳ mà nhà nước công nhận cho các cặp khác
giới là Giấy đăng ký kết hôn thì ngày nay khi đáp ứng nhu cầu chung sống của
những người cùng giới với nhau (nếu có) chắc chắn cần phải thể hiện bằng một
hình thức pháp lý khác để từ đó ấn định những quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa
họ với nhau trong các mối quan hệ mà bản chất thực tế cũng khác nhau.
Và như vậy chúng tôi cho rằng khi các cặp đồng tính không có khả
năng đem lại cho nhà nước, cho cộng đồng và xã hội những lợi ích hoàn toàn
giống như những cặ p khác giới thì không thể đòi hỏ i sự bình đẳng tuyệt đối về
cơ chế pháp lý như đối với các cặp hôn nhân khác giới.
Tuy nhiên, trên phương diện đáp ứng nhu cầu của thực tiễn xã hội và
mục đích bả o đảm quyền con người đối với những người đồng tính, pháp luật
không công nhận mối quan hệ của hai người đồng tính là quan hệ vợ chồng
nhưng pháp luật không nên cấm họ yêu thương nhau, cùng nhau thiết lập và
xây dựng các mối quan hệ gia đình khác. Sự thiếu vắng nếu có của Pháp luật
Hôn nhân gia đình Việt Nam hiện hành chính chưa quy định một cơ chế pháp
lý đặc thù để hợp pháp hóa mối quan hệ của người đồng tính với nhau.
b) Nên thừa nhận quyền đăng ký sống chung của người đồng tính và
những vấn đề phát sinh từ quan hệ sống chung về các quyền dân sự
Đến thời điểm hiện nay, những vấn đề y tế và pháp lý liên quan đến
người đồng tính đã được làm rõ trên thế giới. Cụ thể, đồng tính không phải là
một bệnh, đồng thời sự chung sống của các cặp đôi đồng tính không gây nguy
hại cho sức khỏe cộng đồng hay trật tự an ninh xã hội
8
. Nhu cầu chung sống
với nhau, xây dựng một gia đình, được hưởng quyền và gánh vác nghĩa vụ đối
với nhau là nhu cầu chính đáng của con người nói chung và nhu cầu có thực
của những người đồng tính hiện nay nói riêng. Trên thế giới, điều này đã được
thể hiện và thừa nhận điều chỉnh bằng pháp luật ở nhiều nước. Với thực tiễn và
đặc thù văn hóa của xã hội Việt Nam, cộng đồng người đồng tính cũng đã công
khai thể hiện mong muốn của họ trướ c cộng đồng xã hội và trước nhà nướ c
thông qua các diễn đàn, các hội thảo hợp pháp, công khai. Để đáp ứng nhu cầu
chính đáng của người đồng tính ở phương diện bảo đả m quyền con người,
quyền công dân, nhà nước cần điều chỉnh bằng pháp luật và định danh pháp lý
cho mối quan hệ của những người đồng tính muốn được chung sống với nhau.
Tham khảo quy định của các nước trên thế giới, chúng tôi cho rằng cơ chế
pháp lý cho người đồng tính kết đôi có đăng ký với nhà nước là phù hợp nhất
bởi các lý do sau đây:
Thứ nhất: Thừa nhận cho người đồng tính kết đôi có đăng ký tại cơ quan
nhà nước có thẩm quyền đáp ứng được nhu cầu cùng nhau chung sống trong
một gia đình của người đồng tính. Khi được nhà nước thừa nhận, người đ ồ ng
tính được quyền chung sống với nhau, bộc lộ tình cảm thật với nhau mà không
!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
8
Vũ Công Giao: “Vấn đề quyền của LGBT trên thế giới và những yêu cầu đặt ra với Việt Nam”. Trích
trong kỷ yếu Hội thảo về người đồng tính do Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức tại TP. HCM tháng
7/2013.
bị sự kỳ thị của xã hội, của gia đình mình, tránh được các tổn thất tinh thần,
bạo lực tinh thần đối với người đồng tính. Hình thức thừa nhận kết đôi có đăng
ký cũng thể hiệ n được sự phân biệt về pháp lý giữa cặp đôi đồng tính với các
cặp đôi khác giới thiết lập quan hệ hôn nhân. Nói một cách rõ ràng, quan hệ
cặp đôi giữa những người đồng tính được thừa nhận là quan hệ gia đình nhưng
không phải là quan hệ hôn nhân, còn quan hệ giữa cặp đôi khác giới có đăng ký
tại nhà nước là quan hệ hôn nhân. Mục đích của việc thừa nhận kết đôi có đăng
ký đối với cặp đôi đồng tính là sẽ cho họ có các quyền dân sự đối với nhau
như: quyền được chung sống trong một gia đình với nhau công khai, quyền
được đại diện theo pháp luật cho nhau, quyền được cùng nhau nhận con nuôi.
Và như vậy để thực hiện được điều này, cần có sự sửa đổi Luật Bình đẳng giới,
Bộ luật dân sự, Luật Hôn nhân gia đình… và các quy định về giới tính trong
toàn bộ các văn bản pháp luật có liên quan, để bên cạnh người có giới tính rõ
ràng nam, nữ thì những người đồng tính cũng được thừa nhận giới tính của họ
trong quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Thứ hai: Thừa nhận cho người đồng tính được kết đôi có đăng ký trước
cơ quan nhà nước và bảo đảm quyền lợi dân sự cho họ là sự hạn chế hiệu quả
những hành vi xâm phạm quyền con người đối vớ i cộng đồng người đồng tính
của cộng đồng xã hội. Đồng thời bản thân những người đồng tính cũng ý thức
một cách rõ ràng về sự khác biệt giữa quan hệ chung sống của mình với quan
hệ chung sống có đăng ký kết hôn của những ngườ i khác giới để từ đó họ cũng
có trách nhiệm điều chỉnh các hành vi của mình vớ i nhau trước cộng đồng xã
hội phù hợp với đặc thù mối quan hệ của chính mình và không nên lấy quyền
nghĩa vụ của các cặp đôi khác giới để so sánh với mối quan hệ của mình trên
phương diện pháp lý. Tựu chung lại những người đồng tính chung sống có
đăng ký phải thừa nhận sự khác biệt về tự nhiên và về pháp lý so với các cặp
đôi khác giới có đăng ký kết hôn trước cơ quan nhà nước.
Thứ ba: Sự thừa nhận và cho phép người đồng tính được kết đôi có đăng
ký cũng sẽ thể hiện sự hiện đại hóa trong quan điểm lập pháp nhằm tạo nên sự
tương thích trong các quy định của pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế
và pháp luật nhiều nước trên thế giới theo xu hướng ngày càng mở rộng cơ chế
pháp lý bảo đảm quyền con người nhưng cũng không làm ảnh hưởng đến quan
niệm truyền thống hợp lý củ a xã hội Việt Nam về các mối quan hệ gia đình –
một đặc trưng văn hóa truyề n thống có nhiều nét đáng tự hào của văn hóa Việt
Nam./.
!