Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học cấp cơ sở và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện thành phố thủ đức giai đoạn 2017 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 131 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN QUANG THIỆN

H
P

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG TẠI BỆNH VIỆN THÀNH PHỐ
THỦ ĐỨC, GIAI ĐOẠN 2017 - 2021

U

H

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
MÃ SỐ: 62.72.67.05

HÀ NỘI, 2022


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN QUANG THIỆN

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU


KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG TẠI BỆNH VIỆN THÀNH PHỐ
THỦ ĐỨC, GIAI ĐOẠN 2017 - 2021

H
P

U

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
MÃ SỐ: 62727605

H

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. BÙI THỊ THU HÀ

HÀ NỘI, 2021


i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BS


Bác sĩ

BYT

Bộ Y tế

BV

Bệnh viện

ĐD

Điều dưỡng

NCKH

Nghiên cứu khoa học

NVYT

Nhân viên y tế

PVS

Phỏng vấn sâu

SYT

Sở Y tế


WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)

H

U

H
P


ii
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................v
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ....................................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4
1.1. Một số khái niệm, quy định, quy trình về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa
học cấp cơ sở ....................................................................................................4

H
P

1.1.1. Một số khái niệm........................................................................................4
1.1.2. Quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học cấp cơ sở tại bệnh viện ......4
1.1.3. Quy trình quản lý đề tài nghiên cứu khoa họcError!
defined.


Bookmark

not

1.2. Hoạt động nghiên cứu khoa học tại bệnh viện và một số yếu tố ảnh hưởng qua

U

một số nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam...................................................6
1.2.1. Số lượng và chất lượng nghiên cứu khoa học............................................6
1.2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học cấp cơ sở tại

H

bệnh viện ............................................................................................................12
1.3. Giới thiệu sơ lược về địa điểm nghiên cứu.....................................................17
1.3.1. Giới thiệu sơ lược về bệnh viện thành phố Thủ Đức ...............................17
1.3.2. Sơ lược về hoạt động khoa học công nghệ tại Bệnh viện thành phố Thủ
Đức .....................................................................................................................17
1.4. Khung lý thuyết ..............................................................................................22
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................24
2.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................24
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu định lượng ............................................................24
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu định tính ...............................................................24


iii

2.3. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................25
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ................................................................25

2.4.1. Chọn mẫu nghiên cứu định lượng ............................................................25
2.4.2. Chọn mẫu nghiên cứu định tính ...............................................................26
2.5. Phương pháp thu thập số liệu .........................................................................26
2.5.1. Công cụ thu thập số liệu...........................................................................26
2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................26
2.6. Biến số, chủ đề nghiên cứu .............................................................................28
2.6.1. Biến số, chỉ số nghiên cứu định lượng.....................................................28

H
P

2.6.2. Các chủ đề nghiên cứu định tính..............................................................29
2.7. Tiêu chuẩn đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học ....................................30
2.8. Phương pháp phân tích số liệu........................................................................32
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ...................................................................32
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................34

U

3.1. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học cấp cơ sở tại Bệnh viện thành phố
Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 – 2021 ............................34

H

3.1.1. Kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học cấp cơ sở..................................34
3.1.2. Kết quả thực hiện quy trình quản lý đối với đề tài nghiên cứu khoa học 41
3.1.3. Kết quả đánh giá tiêu chí chất lượng bệnh viện về nghiên cứu khoa học43
3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học cấp cơ sở tại
Bệnh viện thành phố Thủ Đức, giai đoạn 2017-2021 ....................................45
3.2.1. Yếu tố tiền đề của nhân viên y tế .............................................................45

3.2.2. Yếu tố mơi trường chính sách của Bệnh viện ..........................................48
3.2.3. Yếu tố tăng cường cho việc nghiên cứu khoa học ...................................54
3.2.4. Yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho tham gia nghiên cứu khoa học..........56
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN .........................................................................................59


iv
4.1. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học cấp cơ sở tại Bệnh viện thành phố
Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 – 2021 ............................59
4.1.1. Kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học cấp cơ sở tại bệnh viện ............59
4.1.2. Kết quả thực hiện quy trình quản lý đối với đề tài nghiên cứu khoa học 66
4.1.3. Kết quả đánh giá tiêu chí chất lượng bệnh viện về nghiên cứu khoa học68
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học cấp cơ sở tại
Bệnh viện thành phố Thủ Đức, giai đoạn 2017-2021 ....................................69
4.2.1. Yếu tố tiền đề của nhân viên y tế .............................................................69
4.2.2. Yếu tố mơi trường chính sách của Bệnh viện ..........................................70

H
P

4.2.3. Yếu tố tăng cường cho việc nghiên cứu khoa học ...................................74
4.2.4. Yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho tham gia nghiên cứu khoa học..........75
4.3. Một số hạn chế của nghiên cứu ......................................................................77
KẾT LUẬN ...............................................................................................................79
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................80

U

TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................81
PHỤ LỤC ..................................................................................................................85


H

Phụ lục 1. Phiếu khảo sát thực hiện quy trình quản lý đối với các đề tài nghiên cứu
khoa học cấp cơ sở..........................................................................................85
Phụ lục 2. Bảng tổng hợp kết quả thực hiện nghiên cứu khoa học cấp cơ sở tại bệnh
viện giai đoạn 2017-2021 ...............................................................................87
Phụ lục 3. Đánh giá thực hiện tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động nghiên cứu
khoa học ..........................................................................................................90
Phụ lục 4. Hướng dẫn phỏng vấn sâu đại diện Lãnh đạo Bệnh viện .....................92
Phụ lục 5. Hướng dẫn phỏng vấn sâu trưởng phòng Đào tạo và Chỉ đạo tuyến ...95
Phụ lục 6. Hướng dẫn phỏng vấn sâu trưởng/phó khoa phịng .............................98
Phụ lục 7. Hướng dẫn thảo luận nhóm nhân viên y tế.........................................101
Phụ lục 8. Các biến số nghiên cứu định lượng ....................................................102


v

H
P

H

U


vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.2. Tình hình nghiên cứu khoa học y học trên thế giới (nguồn NSB-2018)...................... 7
Bảng 2.1. Các biến số, chỉ số nghiên cứu định lượng ............................................................. 102

Bảng 3.1. Tỷ lệ NVYT tham gia thực hiện nghiên cứu khoa học cấp cơ sở giai đoạn 2017-2021
.................................................................................................................................................. 35
Bảng 3.2. Tỷ lệ đề tài NCKH cấp cơ sở theo khối đơn vị trong giai đoạn 2017-2021 ............... 36
Bảng 3.3. Tỷ lệ đề tài NCKH theo lĩnh vực nghiên cứu giai đoạn 2017-2021 ........................... 37
Bảng 3.4. Số lượng và tỷ lệ NCKH có sự phối hợp giữa đơn vị/cá nhân khác trong và ngoài
nước giai đoạn 2017-2021 ........................................................................................................ 38
Bảng 3.5. Số đề tài NCKH tại Bệnh viện có bài báo khoa học đã đăng tải trên các tạp chí khoa
học chuyên ngành giai đoạn 2017-2021 ................................................................................... 39
Bảng 3.6. Sản phẩm đào tạo của đề tài nghiên cứu trong BV giai đoạn 2017-2021 ................ 40
Bảng 3.7. Một số kết quả thực hiện quy trình quản lý đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở tại
Bệnh viện trong cả giai đoạn 2017-2021 (n=155) .................................................................... 41
Bảng 3.8. Kết quả đánh giá tiêu chí chất lượng bệnh viện liên quan đến hoạt động nghiên cứu
khoa học giai đoạn 2017-2021.................................................................................................. 44

H
P

H

U


vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một trong những chức năng, nhiệm vụ của một
bệnh viện được quy định trong Quy chế bệnh viện. Bệnh viện thành phố (BV TP) Thủ
Đức là BV hạng 1 của thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động NCKH tại BV cơ bản được
đã được thúc đẩy trong những năm từ 2017 đến nay tuy nhiên vẫn còn nhiều mặt tồn tại
và thực trạng hoạt động NCKH cấp cơ sở chưa được làm rõ. Nhằm cung cấp bằng chứng
khoa học, giúp lãnh đạo đưa ra những giải pháp phù hợp đối với hoạt động NCKH cơ sở

tại BV, nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu (i) mô tả thực trạng và (ii) phân tích
một số yếu tố ảnh hưởng đế hoạt động nghiên cứu khoa học cấp cơ sở tại BV TP. Thủ
Đức, TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 – 2021.
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp nghiên cứu nghiên cứu định lượng
và định tính được thực hiện. Nghiên cứu định lượng thực hiện thu thập số liệu thứ cấp
từ các kế hoạch, báo cáo và văn bản, quy định/quy trình liên quan NCKH cấp cơ sở và
155 hồ sơ NCKH cơ sở được quản lý tại BV trong giai đoạn 2017-2021. Nghiên cứu
định tính thực hiện phỏng vấn sâu (PVS) và thảo luận nhóm (TLN) theo chủ đề với 14
người bao gồm đại diện Lãnh đạo BV, cán bộ quản lý khoa phòng, cán bộ quản lý NCKH
và NVYT trong BV.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng số đề tài NCKH cơ sở là 155 đề tài (trung bình
31 đề tài mỗi năm): lĩnh vực y học cơ sở và y tế là 35,5% và 39,4%, chỉ 20,6% lĩnh vực
y học lâm sàng và 4,5% lĩnh vực khác; tỷ lệ đề tài được đăng tạp chí khoa học 46,5%
(7,8% trên tạp chí quốc tế và 38,7% trong nước); hơn một nửa (53,5%) là sản phẩm đào
tạo của NVYT; tỷ lệ đề tài của khoa lâm sàng/cận lâm sàng là 54,9%; trung bình mỗi
năm, có 9,9% số NVYT tham gia NCKH. Thực hiện quy trình quản lý NCKH cơ sở: các
bước thực hiện không đúng thời gian phổ biến là đăng ký đề tài, xét duyệt đề cương, báo
cáo tiến độ và thanh lý đề tài; đối với biểu mẫu, các bước thực hiện theo quy định phổ
biến là xét duyệt đề cương, giao đề tài cho chủ nhiệm đề tài và báo cáo tiến độ thực hiện
đề tài. Về kết quả thực hiện tiêu chí chất lượng: điểm đánh giá cho 2 tiêu chí C10.1 và
C10.2 là rất tốt với mức 4 trở lên cho cả 2 tiêu chí năm 2017 đến 2019, nhưng khơng giữ
được mức này năm 2020 và 2021 (giảm xuống mức 3). Yếu tố tiền đề của NVYT tại
BV: thuận lợi là nhu cầu học tập phát triển cao, nhân viên đa số trẻ tuổi, năng động trong
NCKH. Khó khăn: năng lực thực hiện NCKH khơng đồng đều và trình độ ngoại ngữ hạn
chế. Yếu tố mơi trường chính sách: thuận lợi là chính sách thúc đẩy phát triển NCKH,
quy trình quản lý NCKH. Khó khăn là một số quy định cụ thể trong thanh quyết tốn đề
tài khó áp dụng, mức hỗ trợ đối với xuất bản ấn phẩm khoa học cịn thấp, khó khăn về
tài chính trong và sau đại dịch COVID-19; Yếu tố tăng cường cho việc NCKH: thuận lợi
là sự hỗ trợ của Ban Lãnh đạo, đơn vị quản lý NCKH đối với thực hiện đề tài NCKH.
Khó khăn là chưa kiểm sốt được chất lượng các đề tài NCKH; Yếu tố tạo điều kiện

thuận lợi cho tham gia NCKH: thuận lợi là hoạt động đào tạo, tập huấn được đẩy mạnh,
BV đã đầu tư nhiều nguồn lực để tổ chức các hội thảo quốc tế xen kẽ với hội nghị khoa
học thường niên của BV với quy mô lớn.

H
P

H

U


viii
Khuyến nghị: BV cần tăng cường về nhân lực cho đơn vị quản lý NCKH qua
việc tuyển dụng thêm nhân viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực NCKH, từ đó có thể
thực hiện giám sát, hỗ trợ các cá nhân, đơn vị trong BV để họ thực hiện NCKH đúng
theo quy trình, đồng thời có thể đảm bảo nhân lực trong triển khai, nâng cao điểm
chất lượng các tiêu chí chất lượng phần NCKH. BV cần nghiên cứu phương án để
đảm bảo chất lượng, tính ứng dụng của đề tài NCKH cấp cơ sở trong BV, khả thi nhất
là mời các chuyên gia trong nghiên cứu tham gia trong quy trình xét duyệt đề cương,
nghiệm thu đề tài NCKH. Để thúc đẩy hoạt động NCKH trong nhân viên, nâng cao
chất lượng nghiên cứu và tăng số ấn phẩm xuất bản quốc tế, BV cần nâng mức hỗ trợ
chi phí phù hợp đối với các cá nhân, đơn vị có ấn phẩm xuất bản quốc tế uy tín. BV
cũng cần nghiên cứu giải pháp hỗ trợ riêng, cụ thể đối với cán bộ y tế thực hiện đề
tài NCKH mà không phải do nhiệm vụ bắt buộc (ví dụ như bắt buộc phải thực hiện
luận văn/luận án để tốt nghiệp sau đại học). Tiếp tục duy trì và tăng cường hoạt động
đào tạo, tập huấn về NCKH, trong đó cần có sự tham gia của các chuyên gia trong
nghiên cứu khoa học.

H

P

H

U


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghiên cứu khoa học (NCKH) là hoạt động có hệ thống và chặt chẽ bao hàm
một phương pháp luận nghiên cứu phù hợp với một hệ vấn đề, nhằm tìm hiểu một
hiện tượng, giải thích hiện tượng và khám phá một số quy luật. NCKH giúp đem lại
các kiến thức mới hoặc cung cấp bằng chứng khoa học cho hoạt động thực tiễn (1).
NCKH có vai trị rất quan trọng và rất được quan tâm trong đời sống kinh tế xã hội,
điều đó được thể hiện qua Luật … cùng rất nhiều văn bản hướng dẫn, quy định của
nhà nước và các địa phương.

H
P

Ngành Y có có vai trị, nhiệm vụ đặc biệt cao cả, đó là chăm sóc sức khoẻ cho
con người. Vì vậy việc nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu về khoa học- công nghệ
trong lĩnh vực Y tế cũng cần được coi trọng, đặc biệt là tại các bệnh viện- cơ sở trực
tiếp làm nhiệm vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Hoạt động
NCKH trong bệnh viện rất được chú trọng khi đây là một trong những chức năng,

U

nhiệm vụ quan trọng của một bệnh viện (BV), được quy định trong Quy chế bệnh
viện (2) do Bộ Y tế ban hành. NCKH giúp bệnh viện có những bằng chứng khoa học

trong công tác cải tiến chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân,

H

được đánh giá theo Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện phiên bản 2.0 (3) do Bộ Y tế
(BYT) ban hành đã và đang thực hiện mỗi năm. Bên cạnh đó, để khẳng định phát
triển thứ hạng, đối với bệnh viện có thứ hạng càng cao thì u cầu cần phải có NCKH
và phải đủ tiêu chuẩn về số lượng và qui mô đề tài NCKH theo qui định tại Thông tư
số 23/2005/TT-BYT (4) và thơng tư số 03/2007/TT-BYT (5). Như vậy, từ góc độ
quản lý hành chính và phát triển chun mơn thì NCKH là hoạt động rất quan trọng
và không ngừng phát triển ở mỗi đơn vị, giúp đơn vị nâng cao vị thế chun mơn,
đáp ứng u cầu cơng tác địi hỏi ngày càng cao và cả trong hội nhạp quốc tế.
Hoạt động NCKH tại các BV hiện nay có sự phân hóa theo tuyến chun mơn
cũng như quy mơ BV. Tại một số bệnh viện lớn, số lượng các đề tài NCKH được


2
thực hiện nhiều hơn, nhiều đề tài NCKH có chất lượng tốt, đội ngũ NVYT tại các BV
này thường có trình độ cao và khả năng thực hiện NCKH tốt, ngoài ra, hoạt động hợp
tác quốc tế trong lĩnh vực NCKH được thúc đẩy (6-8). Trong khi đó, tại các BV tuyến
quận/huyện, hoạt động NCKH chưa được quan tâm nhiều, đa số các đề tài NCKH là
cấp cơ sở và chất lượng chưa tốt.
Bệnh viện thành phố Thủ Đức là BV tuyến quận/huyện hạng 1 của thành phố
Hồ Chí Minh (TP.HCM) (9, 10), Bệnh viện có quy mơ 1.000 giường bệnh với công
suất giường bệnh hằng năm > 90%, trung bình mỗi ngày BV tiếp nhận khoảng 6.000
lượt KCB ngoại trú (11). Hoạt động NCKH cấp cơ sở tại Bệnh viện cơ bản được đã

H
P


được thúc đẩy trong những năm từ 2017 đến nay, tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại và
chưa đồng bộ qua từng năm: số lượng các đề tài NCKH khơng ổn định qua các năm,
quy trình quản lý hoạt động nghiên cứu trong BV còn nhiều điểm hạn chế, chất lượng
các đề tài NCKH chưa được đánh giá (12),… Về kết quả thực hiện các tiêu chí chất
lượng về nghiên cứu khoa học (tiêu chí C10.1 và C10.2 theo bộ tiêu chí chất lượng

U

Bệnh viện), kết quả chưa cao, năm 2020: tiêu chí C10.1 là mức 4 và C10.2 là mức 3;
trong năm 2021, tiêu chí C10.1 và C10.2 chỉ đạt mức 3. Hiện nay, chưa có nghiên

H

cứu làm rõ hơn những vấn đề này và chưa phân tích các yếu tố ảnh hưởng trên góc
độ quản lý y tế. Vậy câu hỏi đặt ra (i) Hoạt động NCKH tại Bệnh viện Thành phố
Thủ Đức giai đoạn 2017 -2021 như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt
động NCKH trong thời gian qua? Để trả lời hai câu hỏi trên, nghiên cứu “Thực trạng
hoạt động nghiên cứu khoa học cấp cơ sở và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh
viện thành phố Thủ Đức giai đoạn 2017-2021” được thực hiện nhằm cung cấp bằng
chứng khoa học, giúp lãnh đạo đưa ra những giải pháp phù hợp đối với hoạt động
NCKH tại bệnh viện.


3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mô tả thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học cấp cơ sở tại Bệnh viện Thành
phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 – 2021
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học cấp cơ
sở tại Bệnh viện Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017

– 2021.

H
P

H

U


4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm, quy định, quy trình về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa
học cấp cơ sở
1.1.1. Một số khái niệm
Nghiên cứu khoa học: được định nghĩa là “mọi hoạt động có hệ thống và chặt
chẽ bao hàm một phương pháp luận nghiên cứu phù hợp với một hệ vấn đề, nhằm tìm
hiểu một hiện tượng, giải thích hiện tượng và khám phá một số quy luật”. NCKH là

H
P

nơi đối chiếu giữa các tiền giả định lý thuyết và thực tế như nó được cảm nhận (1).
NCKH lĩnh vực y, dược: theo Bộ Khoa học và Công nghệ, nghiên cứu khoa học
lĩnh vực y, dược là các nghiên cứu khoa học về lĩnh vực y học cơ sở, y học lâm sàng,
y tế, dược học, công nghệ sinh học trong y học và khoa học y dược khác (13).
Nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: là đề tài nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn

U


đề khoa học và công nghệ trong phạm vi nhiệm vụ của các đơn vị và có sử dụng kinh
phí sự nghiệp khoa học và cơng nghệ của đơn vị (14).

H

Nghiên cứu cơ bản là hoạt động nghiên cứu nhằm khám phá bản chất, quy luật
của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy (14).
Nghiên cứu ứng dụng là hoạt động nghiên cứu vận dụng kết quả nghiên cứu
khoa học nhằm tạo ra công nghệ mới, đổi mới cơng nghệ phục vụ lợi ích của con
người và xã hội (14).

Bài báo khoa học: là một công trình khoa học khẳng định một luận điểm khoa
học của tác giả được cơng bố trên một tạp chí khoa học chuyên ngành.
1.1.2. Quy định và quy trình về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học cấp cơ
sở tại bệnh viện

❖ Một số văn bản quy định:


5
Luật số 29/2013/QH13, Luật khoa học và công nghệ, Luật này đã được Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII tại kỳ họp thứ 5 thông qua
ngày 18 tháng 6 năm 2013 (14). Luật quy định đối với tổ chức, cá nhân trong hoạt
động khoa học và công nghệ; việc tổ chức thực hiện hoạt động khoa học và công
nghệ; biện pháp bảo đảm phát triển khoa học và công nghệ; quản lý nhà nước về khoa
học và công nghệ. Luật áp dụng đối với tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học công
nghệ tại Việt Nam.
Đối với bệnh viện, NCKH là một trong những tiêu chí đánh giá bệnh viện, các
quy định bao gồm: Thông tư số 23/2005/TT-BYT ngày 25/8/2005 của Bộ trưởng Bộ


H
P

Y tế về hướng dẫn xếp hạng các đơn vị sự nghiệp, nhóm tiêu chuẩn I về vị trí, chức
năng và hoạt động nhiệm vụ NCKH có 03 đề tài được thực hiện theo qui định gồm
đề tài cấp Nhà nước, đề tài cấp bộ/cấp thành phố, đề tài cấp cơ sở và chiếm trọng
điểm 3/10 trong nhóm tiêu chuẩn I (15). Quyết định số 6858/QĐ-BYT ngày
18/11/2016 của Bộ Y tế về việc ban hành Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam

U

phiên bản 2.0, trong đó hoạt động NCKH được đánh giá theo 2 tiêu chí phần C, là
tích cực triển khai hoạt động NCKH (C10.1) và áp dụng kết quả NCKH vào cải tiến

H

chất lượng khám, chữa bệnh và nâng cao chất lượng hoạt động bệnh viện (C10.2).
Các tiêu chí này nhấn mạnh NCKH là một trong những chức năng nhiệm vụ của bệnh
viện, mang lại những cải tiến cho công tác chuyên môn, công tác quản lý bệnh viện,
nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc người bệnh (16).
Ngoài ra, hoạt động NCKH cũng cần tuân theo quy định về đạo đức trong nghiên
cứu y sinh học, điều này được kiểm soát bởi Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y
sinh học của cơ sở, được thành lập dựa trên hướng dẫn từ Thông tư số 04/2020/TTBYT, ngày 05/3/2020 (17) quy định việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp quốc gia và cấp cơ sở (17).
Tại thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân thành phố đã quy định việc quản


6
lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học trên địa bàn thành phố theo Quyết

định số 48/QĐ-UBND ngày 24/11/2016 về việc ban hành Quy chế Quản lý nhiệm vụ
NCKH và công nghệ trên địa bản Thành phố Hồ Chí Minh (18). Đối với các Bệnh
viện, quản lý đề tài NCKH cũng tuân theo quy định từ Văn bản số 8798/SYT-NVY
ngày 19 tháng 10 năm 2017 của Sở Y tế TP. HCM về hướng dẫn quản lý hoạt động
NCKH cho các đơn vị trực thuộc chuyên môn do Sở Y tế quản lý từ năm 2017 (19).
Quy trình quản lý là quá trình hoạt động của các chủ thể quản lý tập hợp thành
một cơ chế được quy định theo một trình tự logic nhất định, nhằm đạt được những
mục tiêu quản lý đã được đề ra bằng cách thực hiện những chức năng quản lý nhất

H
P

định, tuân thủ theo những quy tắc quản lý và vận dụng những phương pháp quản lý
thích hợp. Quy trình quản lý thường gồm 7 khâu, từ xây dựng kế hoạch, tổ chức, biên
chế, chỉ huy, điều phối, điểm báo cáo, lập ngân sách. Quy trình quản lý chiếm vị trí
đặc biệt trong hệ thống quản lý, đặc trưng cho đời sống thực tế của hệ thống quản lý
sản xuất như tính tổng hợp, tính liên ngành, tính kế hoạch, tính hệ thống. Nó mang

U

nhiều yếu tố nghệ thuật, sáng tạo (20). Như vậy, qua khái niệm, có thể nói quy trình
quản lý NCKH là quá trình hoạt động của các chủ thể quản lý tập hợp thành một cơ

H

chế được quy định theo một trình tự logic nhất định, nhằm đạt được những mục tiêu
quản lý về đề tài NCKH đã được đề ra bằng cách thực hiện những chức năng quản lý
nhất định, đặc thù theo những nguyên tắc quản lý và vận dụng những phương pháp
quản lý thích hợp. Dựa vào các văn bản quy định hướng dẫn của Bộ Y tế, của Sở Y
tế thành phố Hồ Chí Minh.


1.2. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học tại bệnh viện trên thế giới và
Việt Nam
1.2.1. Trên thế giới
Trong nghiên cứu khoa học thì cơng bố khoa học được coi là một trong những
thước đo trình độ phát triển khoa học công nghệ và năng lực cạnh tranh của mỗi quốc


7
gia cũng như mỗi đơn vị nghiên cứu. Đối với các cơng bố quốc tế, các tạp chí được
đánh giá cao thường thuộc hai hệ thống phân loại quốc tế uy tín là ISI (Institute for
Scientific Information – Mỹ ) và SCOPUS ( Hà Lan). Theo quỹ khoa học quốc gia
Mỹ năm 2018, tồn thế giới đã cơng bố gần 2,3 triệu báo cáo khoa học trong đó
khoảng 1,4 triệu ấn phẩm đến từ các nước phát triển (21), tỷ lệ các bài báo khoa học
về ý tế tại Mỹ kiếm 29,3% trên tổng số các báo cáo, tại Nhật là 27,9%, tỷ lệ chung
trên toàn thế giới là 22,1%, cao nhất trong lĩnh vực nghiên cứu (21). Một số cơ sở y
tế có tỷ lệ cơng bố báo cáo khoa học tại Mỹ năm 2018 như trung tâm y tế Irving của
đại học Columbia với 357 bài báo, Trung tâm Khoa học sức khỏe UC San Diego với

H
P

347 bài báo (22).

Bảng 1.1. Tình hình nghiên cứu khoa học y học trên thế giới (nguồn NSB-2018)
Lĩnh vực

Chung

Y học


22,1

Kỹ thuật

18,4

Sinh học

15,3

Hóa học

U

H

1.2.2. Tại Việt Nam

7,9

Tỷ lệ các lĩnh vực nghiên cứu (%)
Trung
Nhật
Mỹ
EU
Quốc
Bản
29,3
22,4

13,3
27,9
12,3
17,9
5,1

Ấn độ
15,3

14,6

28,9

17,1

24,2

15,0

14,0

15,2

14,5

6,7

12,3

9,1


10,1

Những năm gần đây, nghiên cứu khoa học tại Việt Nam có chuyển biến tích cực
với số đề tài nghiên cứu nhiều hơn, số lượng bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế
tăng lên đáng kể, tuy nhiên vẫn chỉ xếp hàng ở mức khiêm tốn. Theo số liệu từ viện
thông tin khoa học (ISI) và Web of Science tổng hợp các bài báo từ năm 2001 đến
2015, Việt Nam có 18.044 bài báo trong các tạp chí ISI, chiếm 0,2%. Tổng số nghiên
cứu công bố quốc tế trong giai đoạn 2011 đến 2016, Việt Nam xếp thứ năm chín trên
thế giới và thứ bốn của Đơng Nam Á, sau Singapore, Malaysia và Thái Lan (23).
Trong số các cơng trình được cơng bố, chỉ có 23 % bài báo hồn tồn có tác giả Việt


8
Nam, cịn lại là các bài báo có kết quả hợp với các tác giả nước ngoài (24).
Đối với hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y tế, cũng theo số liệu
tổng hợp các xuất bản từ ISI và Web of science, Tong tổng số khoảng 18.000 bài báo
khoa học của Việt Nam thì đứng đầu là lĩnh vực y học (y sinh, y học lâm sàng và y
tế công cộng), chiếm 36,3% (24). Theo tổng kết các bài báo khoa học từ năm 2001
đến 2015, tỷ lệ các bài báo có hợp tác với nước ngồi trong lĩnh vực y lâm sàng và y
tế công cộng lần lượt là 90,6% và 93,8% (24). Năm 2020, theo bảng xếp hạng các
trường đại học, viện nghiên cứu trên thế giới của chỉ có 22 đơn vị nghiên cứu của
Việt Nam nằm trong bảng xếp hạng, trong đó Bệnh viện truyền nhiễm thành phố Hồ

H
P

Chí Minh xếp thứ 464 (25).

- Đối với hoạt động nghiên cứu khoa học tại các bệnh viện: hoạt động NCKH

tại các BV hiện nay có sự phân hóa theo tuyến chun mơn cũng như quy mô BV.
Tại một số bệnh viện lớn, số lượng các đề tài NCKH được thực hiện là nhiều, nhiều

U

đề tài NCKH có chất lượng tốt đăng tải trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín. Đội
ngũ NVYT tại các BV này thường có trình độ cao và khả năng thực hiện NCKH tốt.
Ngoài ra, hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực NCKH được thúc đẩy, bên cạnh

H

đó, các Bệnh viện lớn thường là địa điểm để triển khai các nghiên cứu thử nghiệm
lâm sàng … Trong khi đó, tại các BV tuyến quận/huyện, hoạt động NCKH còn rất
hạn chế, đa số các đề tài NCKH là cấp cơ sở và chất lượng chưa tốt. Lược qua báo
cáo/nghiên cứu về hoạt động NCKH tại một số bệnh viện, kết quả được tóm lược như
sau:

Bệnh viện Việt Đức là một trong những đơn vị tiêu biểu về hoạt động nghiên
cứu khoa học. Từ năm 2005 đến 2018, bệnh viện đã chủ trì 13 đề tài cấp Bộ, 5 đề tài
thuộc chương trình trọng điểm cấp nhà nước, 7 đề tài độc lập cấp nhà nước, 1 đề tài
hợp tác quốc tế theo Nghị định thư, 1 đề tài cấp tỉnh thành phố, 10 đề tài thử nghiệm
lâm sàng. Nhiều nghiên cứu ứng dụng các kĩ thuật tiên tiến như ghép tặng phải ghép


9
tế bào gốc, thần kinh sọ não, ổ bụng, chấn thương chỉnh hình... đã được thực hiện.
Năm 2018, bệnh viện đã phê duyệt 42 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở (26).
Một trong những bệnh viện lớn nhất trên tồn quốc, Bệnh viện Chợ Rẫy ln
quan tâm tới hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng các kĩ thuật, phác đồ tiên tiến
trên thế giới vào điều trị với 3 dự án cấp nhà nước, 4 dự án cấp bộ, 7 dự án cấp cơ sở

về các lĩnh vực như: ghép tặng (ghép thận, ghép tủy, ghép gan), phẫu thuật nội soi,
phẫu thuật can thiệp tim mạch: can thiệp đặt stent. Hợp tác nghiên cứu thử nghiệm
lâm sàng đa quốc gia, đa trung tâm và các thuốc mới pha II, III, IV ở nhiều lĩnh vực
như: tim mạch, ung bướu, hô hấp, huyết học học, bệnh nhiệt đới... Ngồi ra, bệnh

H
P

viện cịn thực hiện hơn 150 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở (6).
Ở bệnh viện tuyến cao nhất trong quân đội, Bệnh viện trung ương Quân đội 108
là một trong những đơn vị điển hình về hoạt động nghiên cứu khoa học. Từ năm 2011
đến 2019, bệnh viện đã thực hiện 9 đề tài cấp quốc gia, trong đó có 4 đề tài độc lập,

U

5 đề tài thuộc chương trình trọng điểm, 9 đề tài cấp bộ, hàng trăm đề tài cấp cơ sở
(7). Đối với Bệnh viện Da liễu Trung ương trong giai đoạn 2015 đến 2020, bệnh viện
đã triển khai 7 đề tài nghiên cứu cấp quốc gia, 6 đề tài nghiên cứu cấp bộ, thông qua

H

và nghiệm thu 33 đề tài cấp cơ sở, đề tài được các thử nghiệm lâm sàng với một số
sản phẩm thuốc, dược mỹ phẩm (26). Tại BV A Thái Nguyên năm 2018, Bệnh viện
đã nghiệm thu 36 đề tài cấp cơ sở. Trong đó, 05 đề tài đạt loại Giỏi, 18 đề tài và sáng
kiến đạt loại khá, 13 đề tài và sáng kiến đạt yêu cầu. Điều quan trọng chúng tôi thấy
chất lượng đề tài NCKH ngày một nâng cao, có giá trị thực tiễn hơn và đều bắt nguồn
từ những nội dung rất thực tiễn của đơn vị nên càng có giá trị (27). Nghiên cứu của
Đoàn Thị Ngần (2018) tại bệnh viện Thống Nhất năm 2018 cho thấy trong 5 năm từ
2013-2017, BV đã nghiệm thu 255 đề tài nghiên cứu cấp cơ sở (trung bình 51 đề tài
mỗi năm), 16 đề tài cấp Bộ. Về nhân viên tham gia NCKH, tác giả chỉ khảo sát trên

đối tượng điều dưỡng (525 điều dưỡng), có 13% điều dưỡng làm chủ nhiệm đề tài


10
NCKH; 83,05% điều dưỡng có nhu cầu đào tạo về kỹ năng thực hiện NCKH; 29,52%
cá nhân tự tin thực hiện NCKH (28). Kết hoạt động năm 2019 về công tác nghiên cứu
khoa học, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã có 87 đề tài được xét duyệt, 53 đề tài được nghiệm
thu, 21 bài đăng tạp chí trong nước, 6 bài đăng tạp chí quốc tế (29). Tại Bệnh viện
Nhi Trung ương, hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học được xác định là một
trong những nhiệm vụ trọng tâm. Về hoạt động nghiên cứu khoa học, trong năm 2021,
Bệnh viện xuất bản 169 bài báo, trong đó có 44 bài đăng trên tạp chí quốc tế; Duy trì
xuất bản tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa; Tổ chức 19 hội nghị, hội thảo
với 7386 đại biểu tham dự. Hiện nay, Bệnh viện Nhi Trung ương đang chủ trì thực

H
P

hiện 02 đề tài cấp nhà nước, 09 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, 06 đề tài cấp tỉnh
và thành phố, 88 đề tài cấp cơ sở và nhiều đề tài hợp tác quốc tế khác. Năm 20212022, Bệnh viện tham gia tuyển chọn 03 đề tài cấp Bộ và gửi 08 đề xuất đề tài cấp
Bộ 2022-2023 (8).

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy (2020) tại bệnh viện Việt Nam — Thụy Điễn

U

ng Bí giai đoạn 2015-2019cho thấy tỷ lệ ĐD tham gia NCKH là 25,8%, tỷ lệ ĐD
làm chủ nhiệm/thư ký đề tài chỉ chiếm 2,0%. Số lượng đề tài NC có sự tham gia của

H


ĐD chiếm tỷ lệ 72,8% tổng số đề tài NC tại các khoa lâm sàng. Số lượng đề tài do
ĐD làm chủ nhiệm chiếm tỷ lệ 11,6%, làm thư ký chiếm 4.9%, làm thành viên là
56,3. Điểm trung bình của kiến thức NCKH tính trên thang điềm 5 là 1,88 (SD= 0.71),
điểm trung bình của kỹ năng NCKH tính trên thang điểm 5 là 1,63 (SD= 0.75) (30).
Nghiên cứu của Đặng Thanh Kim Huệ về “Hoạt động nghiên cứu khoa học và
một số yếu tố thuận lợi, khó khăn tại bệnh viện Chấn thương chỉnh hình thành phố
Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 – 2020” cho thấy trong giai đoạn 2010 – 2020, có 105
đề tài nghiên cứu đã được thực hiện tại BV, trong đó có 97% đề tài cấp cơ sở và 3%
đề tài cấp thành phố; 95,23% đề tài nghiên cứu về điều trị /chăm sóc và 4,7% đề tài
về quản lý/hành chính. 58 bài báo khoa học đã được công bố với 19% bài báo đăng


11
tải trên các tạp chí chuyên ngành quốc tế và 81% bài báo đăng tải trên các tạp chí
chuyên ngành trong nước. Theo Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện Việt Nam,
đối với tiêu chí về nghiên cứu khoa học (C10.1 và C10.2), đạt trung bình điểm 3,03,5 trong thang đo 1,0 - 5,0 điểm. Về nhân lực thực hiện các đề tài nghiên cứu: chủ
nhiệm đề tài có trình độ sau đại học chiếm đa số với 89%, đại học 9,4%, cao đẳng và
trung cấp chiếm 1,6%; với lãnh đạo quản lý là 57,5%, bác sĩ điều trị là 41% và điều
dưỡng 1,5% (31).
Tại Bệnh viện 1A thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tại thành phố Hồ
Chí Minh, báo cáo cho thấy về hoạt động NCKH, trước năm 2014, số lượng đề tài

H
P

nghiên cứu không nhiều (<10 đề tài mỗi năm), từ năm 2014 đến 2019, số lượng đề
tài NCKH đã tăng lên, hằng năm có từ 15-20 đề tài NCKH cấp cơ sở với số lượng
NVYT tham gia là hơn 70 người. Tuy nhiên báo cáo đánh giá hoạt động NCKH của
Bệnh viện từ năm 2015 đến 2016 cho thấy tỷ lệ thực hiện đạt quy trình quản lý NCKH
chưa cao. Tỷ lệ đề tài được thực hiện bước đề xuất ý tưởng nghiên cứu đúng hạn thời


U

gian chỉ từ 53,4% đến 60%, khơng có biểu mẫu chung; tỷ lệ đề tài NCKH được thực
hiện bước xét duyệt ý tưởng nghiên cứu đúng thời gian cũng từ 53,4% đến 60%, tuy

H

nhiên tỷ lệ đề tài NCKH được thực hiện bước nghiệm thu đúng thời gian tương đối
cao, từ 75% đến 83,3% (32). Năm 2019, tác giả Phan Thị Thùy Dương thực hiện đề
tài nghiên cứu đánh giá việc thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH tại Bệnh viện
và kết quả cho thấy rằng BV đã xây dựng quy trình quản lý đề tài NCKH, trong 6
tháng đầu năm, tỷ lệ thực hiện đúng quy trình đã tăng lên so với các năm trước (trên
80% đối với các bước) (32).
Nghiên cứu của Ngô Huy Minh tại BV Huyết học – Truyền máu Trung ương
giai đoạn 2016-2020 cho thấy rằng việc đã ban hành 199 văn bản bao gồm các quyết
định, quy định, quy trình NCKH ..., quản lý 425 đề tài nhiên cứu, phê duyệt 395 đề
tài, nghiệm thu 262 đề tài, đăng tải 280 bài báo khoa học trong đó có 12 bài báo quốc


12
tế. Số đề tài được phê duyệt 226% kế hoạch và nghiệm thu đạt 175% kế hoạch trong
5 năm, có nhiều đề tài hợp tác và công bố quốc tế. Tỷ lệ nhân lực tham gia NCKH
cao với 53% (33).
Qua một số nghiên cứu trên tại một số Bệnh viện trong nước cho thấy thực trạng
hoạt động NCKH của các đơn vị, sự quan tâm của các đơn vị đối với hoạt động này
và một số giải pháp thực tế cũng được đề xuất nhằm khắc phục những khó khăn, duy
trì, phát huy những thuận lợi hoạt động NCKH của đơn vị ngay một tốt hơn. Những
thuận lợi, khó khăn và giải pháp được các nghiên cứu đề cập xoay quanh bốn nội
dung chính: Đặc điểm các nhân, quản lý, kinh phí và mơi trường nghiên cứu.


H
P

1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học cấp cơ sở tại
bệnh viện

Trong nghiên cứu này, mơ hình Precede - Proceed được sử dụng để đánh giá
các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học trong BV.
Phân
tích
Phân
hành
tíchvi
hành vi

U

Yếu tố tiền đề

H

Yếu tố tăng cường

Mơi trường quy
định – chính sách

Giai đoạn 1

Hành vi

tham
gia thực
hiện
NCKH

Sản
phẩm
NCKH

Chất
lượng
NCKH

Yếu tố tạo điều kiện
thuận lợi
Giai đoạn 2

Giai đoạn 3

Giai đoạn 4 Giai đoạn 5

Hình 1.1. Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động NCKH (34)
Trong đó, mơi trường chính sách bao gồm việc có chính sách khuyến khích,
phát triển nghiên cứu khoa học và chất lượng nghiên cứu khoa học, các quy trình đảm
bảo chất lượng nghiên cứu khoa học, các chính sách hỗ trợ nghiên cứu và suất bản,
các chính sách về áp dụng chuẩn mực quốc tế trong đánh giá nghiên cứu khoa học.


13
Yếu tố tiền đề bao gồm: đặc điểm cá nhân (tuổi, giới, số năm cơng tác, trình độ

chun mơn, chân trái nghề nghiệp…), năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực tiếng
Anh trong nghiên cứu khoa học.
Yếu tố tăng cường bao gồm: mức độ hỗ trợ của lãnh đạo, đơn vị đối với nghiên
cứu khoa học, tiếp cận thông tin về các nghiên cứu khoa học, áp dụng các quy định
bảo đảm chất lượng nghiên cứu khoa học.
Yếu tố tạo điều kiện thuận lợi: gánh nặng công việc, phụ trách cơng việc hành
chính, mức độ được đào tạo tập huấn về nghiên cứu khoa học.

H
P

1.3.1. Yếu tố tiền đề của cán bộ nghiên cứu khoa học

Trong nghiên cứu của Nguyễn Đức Thành tại Việt Nam, kết quả cho thấy rằng
có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa việc từng thực hiện NCKH với giới tính,
trình độ chun mơn, chức vụ quản lý, năng lực NCKH của bản thân (34). Các mối
tương quan này cũng được tìm thấy trong nhiều nghiên cứu trước đây. Các nhà nghiên

U

cứu nữ thường xuất bản các bài báo khoa học ít hơn so với nam (35, 36), trình độ
chun mơn cũng được cho là yếu tố ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng các ấn
phẩm khoa học (37-39). Trong nghiên cứu của Đặng Thanh Kim Huệ cũng cho thấy

H

rằng NVYT có trình độ sau đại học và/hoặc giữ chực vụ lãnh đạo/quản lý tích cực
tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học hơn (31). Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy
tại BV Việt Nam — Thụy Điễn ng Bí cho thấy NVYT ít có thời gian để tham gia
hoặc thực hiện NCKH và thiếu năng lực nghiên cứu khoa học (30). Tương tự, nghiên

cứu của Ngô Huy Minh tại BV Huyết học – Truyền máu Trung ương cũng cho thấy
yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động NCKH gồm vai trò của lãnh đạo khoa phịng,
nhóm tuổi ≥ 30 và giới nam, trình độ học vấn cao, khoa phịng làm việc (33).
Ngồi ra, năng lực tiếng Anh của NVYT cũng có ảnh hưởng quan trọng đến
hoạt động NCKH tại cơ sở y tế. Theo tác giả Nguyễn Đức Thành, liên quan đến hoạt
động NCKH bao gồm khả năng đọc tài liệu tiếng Anh, trình bày và xuất bản các bài


14
báo khoa học bằng tiếng Anh trên các tạp chí quốc tế (34).
1.3.2. Yếu tố chính sách về nghiên cứu khoa học tại Bệnh viện
Trong nghiên cứu của Nguyễn Đức Thành cho thấy ngoài các yếu tố cá nhân và
đào tạo về nghiên cứu khoa học thì yếu tố có tác động rõ rệt đến hoạt động nghiên
cứu khoa học tại cơ sở là mơi trường chính sách hỗ trợ NCKH. Tác giả đề xuất rằng
để có thể có các sản phẩm NCKH trong lĩnh vực y tế có chất lượng tốt, đơn vị cần có
chính sách xây dựng văn hóa xuất bản sản phẩm NCKH như các quy chế bắt buộc
hoặc khuyến khích cán bộ y tế cơng bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học
uy tín cũng như có các hình thức động viên, khen thưởng phù hợp đối với những cán

H
P

bộ nghiên cứu có các xuất bản có chất lượng cao (34). Nhiều nghiên cứu khác cho
thấy rằng yếu tố chính sách của BV có ảnh hưởng đối với hoạt động nghiên cứu khoa
học tại đơn vị. Nghiên cứu tại BV đa khoa tỉnh Hà Giang cho thấy hoạt động nghiên
cứu khoa học chưa được Bệnh viện quan tâm đúng mức, Hội đồng khoa học trong
BV chưa thực hiện định hướng, hướng dẫn các cá nhân, khoa phòng trong việc thực

U


hiện NCKH (40). Nghiên cứu của Phan Thị Thùy Dương tại BV 1 A (2019) cho thấy
điều ngược lại, Ban Lãnh đạo rất ủng hộ thúc đẩy hoạt động NCKH trong BV (32).

H

Nghiên cứu của Ngô Huy Minh tại BV Huyết học – Truyền máu Trung ương, yếu tố
thúc đẩy hoạt động NCKH bao gồm: quan điểm, chiến lược, chính sách khuyến khích
và kinh phí hỗ trợ NCKH của viện (33). Nghiên cứu của Đặng Thị Kim Huệ tại BV
Chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh cũng cho thấy yếu tố thuận lợi đến
hoạt động NCKH là sự quan tâm của Lãnh đạo BV, BV đã có các văn bản pháp lý và
nguồn kinh phí chi cho hoạt động khoa học cơng nghệ (31).
Liên quan đến chính sách và mơi trường, trong báo cáo nghiên cứu khoa học
năm 2010, UNESCO đã đưa ra 4 yếu tố cơ bản tác động đến hoạt động nghiên cứu
khoa học là chính sách cho nghiên cứu, điều kiện làm việc, sự ổn định và an ninh,
mức độ tự do (41). Những điều kiện cần cho phát triển năng lực NCKH là tự do học


15
thuật, cơ chế quản lý phải thơng thống, khích lệ, lấy người nghiên cứu làm trung
tâm. Mọi biện pháp phải nhằm mục tiêu tạo thuận lợi cho nhà nghiên cứu (1, 42).
Văn hóa nghiên cứu và xuất bản của đơn vị/cơ quan cũng là yếu tố tác động đến hoạt
động NCKH. Môi trường làm việc tốt, thân thiện sẽ giúp thúc đẩy việc tham gia các
nghiên cứu nhiều hơn (37) và ngược lại, thiếu sự động viên và hỗ trợ là yếu tố tác
động tiêu cực đến xuất bản nghiên cứu khoa học.
Mặc dù vấn có nhiều ý kiến chưa đồng thuận về việc có nên tiến hành các hoạt
động kiểm tra, giám sát nghiên cứu khoa học trong quá trình triển khai, nhưng trong
nghiên cứu của Nguyễn Đức Thành, đa số ý kiến đồng ý rằng nguồn lực còn hạn chế,

H
P


nên tập trung vào xây dựng các cơ chế đánh giá nghiệm thu đề tài chính xác, hợp lý
nếu như chưa đảm bảo được nhân lực/nguồn lực cho việc theo dõi, giám sát tồn bộ
q trình nghiên cứu (34). Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng đã cho thấy việc kiểm
tra/giám sát có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng nghiên cứu (43). Tuy nhiên, với
các quỹ tài trợ quốc tế hiện tại thì hầu hết đều chú trọng vào khâu nghiệm thu sản

U

phẩm và đánh giá sản phẩm là bài báo khoa học hoặc báo cáo nghiên cứu.
1.3.3. Yếu tố tăng cường cho việc nghiên cứu khoa học

H

Trong nghiên cứu của Nguyễn Đức Thành tại Việt Nam, việc tiếp cận về các đề
tài nghiên cứu khoa học và các nguồn kinh phí tài trợ cho NCKH một cách thuận lợi
và kịp thời cũng là yếu tố ảnh hưởng tích cực đến hoạt động NCKH tại cơ sở. Kết
quả định tính cho thấy các cán bộ làm nghiên cứu ít được tiếp cận với các nguồn tài
trợ, các kêu gọi đăng bài báo và các đơn vị chưa cung cấp (41).
Hỗ trợ, môi trường thư viện: các dịch vụ hỗ trợ nghiên cứu của thư viện cũng
có tác động nhất định đến các hoạt động nghiên cứu khoa học, đặc biệt là hệ thống
điện tử để tải các bài báo khoa học. Hệ thống thư viện tốt sẽ làm tăng các sản phẩm
nghiên cứu khoa học cả về chất lượng và số lượng (44).
Vấn đề kinh phí: Nghiên cứu cho thấy rằng sự ảnh hưởng bởi kinh phí đến việc


×