Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Stress, lo âu, trầm cảm của nhân viên y tế và cách ứng phó tại trung tâm y tế quận hải châu và huyện hòa vang thành phố đà nẵng, năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ QUY

STRESS, LO ÂU, TRẦM CẢM CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ

H
P

VÀ CÁCH ỨNG PHÓTẠI TRUNG TÂM Y TẾ
QUẬN HẢI CHÂU VÀ HUYỆN HÒA VANG
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2022

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 87208 02

H

HÀ NỘI, 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ QUY

STRESS, LO ÂU, TRẦM CẢM CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ


H
P

VÀ CÁCH ỨNG PHÓTẠI TRUNG TÂM Y TẾ
QUẬN HẢI CHÂU VÀ HUYỆN HÒA VANG
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2022

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

H

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 87208 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. NGUYỄN THANH HƯƠNG

HÀ NỘI, 2022


i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn cũng như sự giúp đỡ tận tình của các Thầy, Cô giáo, các đồng nghiệp
tại Sở Y tế thành phố Đà Nẵng, Trung tâm Y tế quận Hải Châu, Trung tâm Y tế
huyện Hịa Vang và gia đình, bè bạn. Đến nay Luận văn đã hồn thành.
Với sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc, trước hết, tơi xin gửi lời cảm ơn
chân thành nhất đến Cô hướng dẫn của tôi PGS.TS Nguyễn Thanh Hương, đây là

người Cô đã ln theo sát, tận tình chỉ bảo, định hướng, hướng dẫn tơi hồn thành
Luận văn này. Trong suốt q trình thực hiện nghiên cứu, đã có những giai đoạn tơi
gặp phải nhiều khó khăn nhưng sự nhiệt tình cũng như những trợ giúp quý báu của

H
P

Cô đã đưa nghiên cứu về đến đích.

Xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cơ giáo Trường Đại học Y tế cơng cộng đã
tận tình giảng dạy, hướng dẫn, xây dựng nền móng cho tơi hồn thành chương trình
học tập và thực hiện Đề tài nghiên cứu.

Xin trân trọng cảm ơn Trung tâm Y tế quận Hải Châu, Trung tâm Y tế huyện

U

Hòa Vang đã tạo điều kiện cho phép tôi tiến hành nghiên cứu.

Tôi cũng dành sự biết ơn sâu sắc đối với Ban Lãnh đạo Trung tâm Y tế quận
Hải Châu, Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang đã tạo điều kiện để cho tôi tiếp xúc với

H

đội ngũ nhân viên y tế nhằm lấy được những số liệu thiết yếu phục vụ cho nghiên
cứu, đặc biệt là những cá nhân đã cho phép tơi tiến hành phịng vấn riêng. Tơi cũng
biết ơn 250 nhân viên y tế, dù công việc bận rộn nhưng vẫn nhiệt tình trả lời các câu
hỏi phỏng vấn, đặc biệt là những người đã tham gia trực tiếp vào các buổi thảo luận
nhóm do nhóm nghiên cứu tiến hành. Khơng có các q vị, cơng trình này đã khơng
thể có nền tảng để bắt đầu.

Xin cảm ơn đến 4 người bạn đồng hành đã trợ giúp tôi trong quá trình thu thập
số liệu phục vụ cho nghiên cứu. Sự trẻ trung, nhiệt tình, năng động của các bạn đã
giúp tơi hồn thành cơng việc một cách trơi chảy cũng như tiếp cho tôi nguồn năng
lượng quý báu.


ii
Cuối cùng, tôi xin dành lời tri ân cho gia đình cùng những người thân đã ở bên, liên
tục động viên và âm thầm tạo những điều kiện thuận lợi nhất trong đời sống hàng
ngày giúp tơi hồn thành Luận văn trong suốt quãng thời gian vừa qua.
Hà Nội, tháng 10 năm 2022
Học viên

Nguyễn Thị Quy

H
P

H

U


iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
Danh mục những chữ viết tắt ......................................................................................v
Danh mục bảng ......................................................................................................... vi
Danh mục biểu đồ .................................................................................................... vii

Tóm tắt nghiên cứu ................................................................................................. viii
Đặt vấn đề....................................................................................................................1
Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................3

H
P

Chương 1 Tổng quan tài liệu.......................................................................................4
1.1. Một số khái niệm .............................................................................................4
1.2. Giới thiệu một số thang đo về stress, lo âu, trầm cảm và cách ứng phó với
stress, lo âu, trầm cảm sử dụng trong nghiên cứu ..................................................6
1.3. Thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của nhân viên y tế ...................................10
1.4. Phân tích cách ứng phó với stress, lo âu, trầm cảm của NVYT và CSYT ....15

U

1.5. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu ...................................................................19
1.6. Khung lý thyết ...............................................................................................21

H

Chương 2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu....................................................22
2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................22
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................22
2.3. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................................22
2.4. Cỡ mẫu ...........................................................................................................22
2.5 Phương pháp chọn mẫu ..................................................................................23
2.6. Phương pháp thu thập số liệu.........................................................................25
2.7. Biến số nghiên cứu ........................................................................................27
2.8. Thước đo và tiêu chuẩn đánh giá ...................................................................29

2.9. Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................31
2.10. Đạo đức nghiên cứu .....................................................................................31
Chương 3 Kết quả nghiên cứu ..................................................................................33


iv
3.1. Thông tin chung của nhân viên y tế tham gia nghiên cứu .............................33
3.2. Thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của nhân viên y tế tham gia nghiên cứu .35
3.3. Cách ứng phó với stress, lo âu, trầm cảm ......................................................42
Chương 4 Bàn luận....................................................................................................53
4.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ...................................................53
4.2. Thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của đối tượng nghiên cứu .......................53
4.3. Cách ứng phó với stress, lo âu, trầm cảm ...................................................... 56
Kết luận .....................................................................................................................64
Khuyến nghị ..............................................................................................................66
1. Đối với nhân viên y tế ...........................................................................................66

H
P

2. Đối với các cơ sở y tế ............................................................................................66
Tài liệu tham khảo .....................................................................................................67
Phụ lục .......................................................................................................................76

H

U


v


DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
CSYT

:

Cơ sở y tế

NVYT

:

Nhân viên y tế

PPE

:

Thiết bị bảo hộ

SD

:

Độ lệch chuẩn

SKTT

:


Sức khỏe tâm thần

TTYT

:

Trung tâm Y tế

H
P

H

U


vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. thông tin chung của nhân viên y tế nghiên cứu ở ttyt huyện hòa vang và
quận hải châu thành phố đà nẵng ..............................................................................33
Bảng 3.2. thông tin về trình độ chun mơn, bộ phận làm việc, số năm làm việc của
nhân viên y tế .............................................................................................................34
Bảng 3.3. tỷ lệ có dấu hiệu stress, lo âu, trầm cảm theo một số đặc điểm của đối
tượng nghiên cứu.......................................................................................................38
Bảng 3.4. tỷ lệ có dấu hiệu stress, lo âu, trầm cảm theo đặc điểm việc làm của nhân
viên y tế .....................................................................................................................40

H
P


Bảng 3.5. mức độ ứng phó tập trung vào vấn đề của nhân viên y tế với stress, lo âu,
trầm cảm ....................................................................................................................42
Bảng 3.6. mức độ ứng phó tập trung vào cảm xúc của nhân viên y tế với stress, lo
âu, trầm cảm ..............................................................................................................43
Bảng 3.7. ứng phó né tránh của nhân viên y tế với stress, lo âu, trầm cảm ..............44
bảng 3.8. các chiến lược ứng phó của đối tượng nghiên cứu với stress, lo âu, trầm

U

cảm ............................................................................................................................45
Bảng 3.9. mô tả phong cách ứng phó của nhân viên y tế đối với vấn đề stress, lo âu,

H

trầm cảm ....................................................................................................................45
Bảng 3.10. mối liên quan giữa chiến lược ứng phó với dấu hiệu stress, lo âu, trầm
trảm............................................................................................................................46


vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ có dấu hiệu stress, lo âu, trầm cảm ở nhân viên y tế ............................. 35
Biểu đồ 3.2. Số lượng vấn đề SKTT của nhân viên y tế ..................................................... 36
Biểu đồ 3.3. Dấu hiệu stress, lo âu, trầm cảm của nhân viên y tế theo các mức độ ............ 36

H
P

H


U


viii
TÓM_TẮT_NGHIÊN_CỨU

Vấn đề sức khỏe tâm thần (SKTT) là vấn đề được xã hội ngày càng quan tâm
trong đó có SKTT ở nhân viên y tế (NVYT). Đại dịch COVID-19 bùng phát,
cùng với áp lực cơng việc chăm sóc sức khỏe rất lớn khiến cho việc cần quan
tâm nghiên cứu về SKTT ở NVYT và cách ứng phó càng trở nên cấp thiết…
Nghiên cứu này nhằm mô tả thực trạng stress, lo âu, trầm cảm ở NVYT và
cách ứng phó của NVYT, của Trung tâm Y tế (TTYT) của quận Hải Châu và
huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng.
Nghiên cứu áp dụng thiết kế cắt ngang, kết hợp phương pháp định lượng

H
P

và định tính. Số liệu định lượng được thu thập qua phỏng vấn 250 NVYT (lựa
chọn ngẫu nhiên) bằng bộ công cụ DASS-21 để đo lường stress, lo âu, trầm
cảm và thang đo Brief-COPE để đo lường cách ứng phó ở NVYT. Số liệu
định tính được thu thập qua 04 cuộc thảo luận nhóm (TLN) gồm nhóm Lãnh
đạo các khoa/phịng, nhóm bác sỹ, nhóm điều dưỡng/kỹ thuật viên và nhóm

U

nhân viên; 02 cuộc phỏng vấn sâu (PVS) với Giám đốc và Trưởng phịng Tổ
chức hành chính các đơn vị để tìm hiểu cách ứng phó với stress, lo âu, trầm
cảm ở NVYT và của CSYT. Số liệu được phân tích bằng thống kê mô tả và

theo chủ đề.

H

Kết quả cho thấy tỷ lệ NVYT có dấu hiệu lo âu, stress và trầm cảm khá
cao, lần lượt là 46,8%, 41,2% và 33,2%, đặc biệt có tới 26,0% NVYT có cả
ba dấu hiệu. Trong 3 nhóm về chiến lược ứng phó với stress, lo âu, trầm cảm,
chiến lược được NVYT vận dụng nhiều nhất là ứng phó tập trung vào vấn đề
(điểm trung bình: 2,5 điểm), thấp nhất là ứng phó né tránh (điểm trung bình:
1,7 điểm). Trong 14 phong cách ứng phó thì ứng phó tích cực được áp dụng
nhiều nhất (điểm trung bình: 5,7 điểm); hỗ trợ cảm xúc (điểm trung bình: 5,3
điểm) và lập kế hoạch (điểm trung bình: 5,2 điểm). Hai phong cách ứng phó ít
được NVYT áp dụng là hành vi bng bỏ (điểm trung bình: 2,8 điểm) và sử
dụng chất kích thích (điểm trung bình: 2,6 điểm). Kết quả định tính cho thấy


ix

các hành vi ứng phó của CSYT đã áp dụng như: bố trí cơng việc phù hợp với
chun mơn, đảm bảo cơ sở vật chất, các trang bị bảo hộ, tổ chức các khóa
tập huấn ngắn hạn về cách phịng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn, xây dựng
mối quan hệ hịa hợp thân thiện trong đơn vị. Trong đó, cách ứng phó được
đánh giá có tác động tốt là phân công công việc hợp lý về chuyên môn, theo
thế mạnh của từng cá nhân; thay đổi ca trực luân phiên; kịp thời giải quyết
vấn đề chi trả; áp dụng công nghệ thông tin trong công việc; rút gọn các thủ
tục hành chính. Tuy nhiên, do thiếu nhân lực nên NVYT vẫn cịn phải kiêm
nhiệm nhiều cơng việc cùng lúc.

H
P


Để phát hiện sớm tình trạng stress, lo âu, trầm cảm ở NVYT, các CSYT
cần thực hiện đánh giá SKTT của NVYT kết hợp trong khám sức khỏe định
kỳ hàng năm của đơn vị cũng như lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của
nhân viên để từ đó có những chính sách phù hợp trong việc sử dụng nguồn
nhân lực.

H

U


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân ngày
càng cao địi hỏi ngành Y tế phải nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ về chăm sóc
sức khỏe cho con người (1). Bên cạnh đó, sự bùng phát dịch bệnh COVID-19 từ
cuối năm 2019 dẫn tới khối lượng, yêu cầu công việc và nguy cơ bị lây nhiễm cao
là những nguyên nhân làm gia tăng đáng kể tỷ lệ mắc các rối loạn tâm lý, tâm thần
trong đó phổ biến là 3 dấu hiệu stress, lo âu và trầm cảm ở NVYT (2,4). Nghiên cứu
của Lai J và cộng sự năm 2020 tại Trung Quốc cho thấy tỷ lệ NVYT bị stress là
71,5 %; 44,6% lo âu, và 50,4% bị trầm cảm (5). Nghiên cứu của Jawahar Singh và
cộng sự tại Ấn Độ năm 2021 cho tỷ lệ trầm cảm, lo âu cao hơn nhiều, lần lượt là

H
P

54% và 44,3% (6). Tại Việt Nam vấn đề này cũng được nhiều báo cáo đề cập, điển
hình có nghiên cứu tại Đà Nẵng trên lực lượng NVYT tuyến đầu chống dịch năm
2021 với tỷ lệ stress là 44,6% (7).


Bằng chứng cho thấy rằng trong các sự kiện stress, mỗi cá nhân, đơn vị sẽ có
cách ứng phó với những bất lợi đó. Ứng phó với stress từ lâu đã được nhiều y văn

U

nghiên cứu. Ứng phó là một tập hợp các nỗ lực nhận thức và hành vi được áp dụng
để giải quyết sự xuất hiện của các nhu cầu bên trong hoặc bên ngồi mà nó vượt q
khả năng nội tại của một người (8,9). Để đo lường cách ứng phó với stress các bộ

H

câu hỏi ngắn thường được sử dụng - đó là các thang đo đã được chuẩn hóa, được
chứng minh qua nhiều nghiên cứu (6,10). Khi đối mặt với những bất lợi đó, cách
ứng phó của NVYT và cơ sở y tế (CSYT) của họ đóng vai trị rất quan trọng bởi nó
quyết định mức độ ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe thể chất, tinh thần và hiệu quả
làm việc của NVYT. Những cách ứng phó thiếu thích ứng/hiệu quả sẽ làm tăng mức
độ trầm trọng của stress, lo âu, trầm cảm biểu hiện như: chán nản, lạm dụng chất
kích thích, rối loạn ăn uống, bỏ bê cơng việc… Ngược lại, với những chiến lược
ứng phó chủ động và tích cực sẽ góp phần giảm tỷ lệ stress, lo âu, trầm cảm, thích
ứng với mơi trường làm việc và có sức khỏe thể chất tốt hơn (11), giúp duy trì sức
khỏe tâm lý, tâm thần cho NVYT (10). Để giảm thiểu các tác động tiêu cực của
stress, các khuyến cáo cáo được đề xuất như: Bảo đảm an toàn, tổ chức lao động
hợp lý, các cá nhân tự nhận diện dấu hiệu khi bản thân bị stress, thúc đẩy nội lực


2
của bản thân NVYT (12).
Tại Việt Nam, nghiên cứu thực trạng về stress, lo âu, trầm cảm ở NVYT hiện
nay là khá nhiều song số lượng nghiên cứu về ứng phó với các dấu hiệu này ở các

CSYT cịn rất ít. Ngoài ra, các nghiên cứu trước đây mới chỉ đề cập đến cách ứng
phó ở cấp độ cá nhân NVYT mà chưa đề cập đến cách ứng phó của CSYT nhằm
làm giảm tỷ lệ stress, lo âu, trầm cảm ở NVYT (3,13). Do đó, cần có nghiên cứu
đồng thời vấn đề stress, lo âu, trầm cảm và cách ứng phó ở NVYT và trên cả góc độ
quản lý CSYT.
Tại thành phố Đà Nẵng, vấn đề stress, lo âu, trầm cảm ở NVYT phần nào đã
được quan tâm, song đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào đánh giá đồng thời

H
P

về dấu hiệu stress, lo âu, trầm cảm và cách ứng phó ở cả NVYT và CSYT. Trung
tâm Y tế (TTYT) quận Hải Châu và TTYT huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng là
hai CSYT tuyến quận/huyện thực hiện nhiệm vụ vừa điều trị, vừa dự phòng. Hòa
Vang đặc trưng cho khu vực nông thôn, bán thành thị; Hải Châu là quận trung tâm
của thành phố. Đại dịch COVID-19 bùng phát, khối lượng và yêu cầu công việc rất

U

lớn, rủi ro về các vấn đề sức khỏe tâm thần (SKTT) ở NVYT vì thế cũng tăng lên.
Để góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực của stress, lo âu, trầm cảm ở NVYT, sử
dụng bộ công cụ DASS-21 (28,30) để đo lường stress, lo âu, trầm cảm; thang đo

H

Brief-COPE (4) để đo lường cách ứng phó ở NVYT và tổ chức các cuộc thảo luận
nhóm, phỏng vấn sâu để tìm hiểu cách ứng phó đối với stress, lo âu, trầm cảm ở
NVYT của CSYT chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Stress, lo âu, trầm cảm của
nhân viên y tế và cách ứng phó tại Trung tâm Y tế quận Hải Châu và huyện Hòa
Vang thành phố Đà Nẵng, năm 2022”.



3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của nhân viên y tế tại Trung tâm Y
tế quận Hải Châu và huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng, năm 2022.
2. Phân tích một số cách ứng phó với stress, lo âu, trầm cảm của nhân viên y tế
và của Trung tâm Y tế quận Hải Châu và huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng, năm
2022.

H
P

H

U


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
Hiện nay, thực tế có rất nhiều định nghĩa về stress, lo âu, trầm cảm được nhiều
tổ chức, nhà nghiên cứu đưa ra, tuy nhiên sau đây là 1 số khái niệm thông dụng,
được nhiều người biết tới, dễ hiểu với đa số người đọc đã được Tổ chức Y tế thế
giới và một số nhà nghiên cứu định nghĩa như sau:
1.1.1. Stress, lo âu, trầm cảm
1.1.1.1. Stress

H

P

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), stress là sự phản ứng thông qua thể chất,
tinh thần hoặc tình cảm của cơ thể con người với các tác nhân gây ra căng thẳng từ
bên ngồi. Các tác nhân đó có thể là áp lực từ cơng việc và tài chính; sự đỗ vỡ về
mặt tình cảm, các vấn đề về sức khỏe như thiếu ngủ, bệnh tật, do dử sụng các chất
kích thích kéo dài như bia, rượu, thuốc lá.

U

Năm 2014, Trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội cho rằng stress là trạng
thái của cơ thể khi phản ứng để đương đầu với những hoàn cảnh mới. Stress là kết
quả của một sự kiện khơng mong muốn hay đe dọa từ phía môi trường, và một số

H

điều chỉnh đối với cuộc sống cần được thiết lập để ứng phó với stress. Suy nghĩ,
cảm giác, hành vi và tác động thể chất tất cả đều tham gia vào q trình ứng phó với
stress (14).
1.1.1.2. Lo âu

Lo âu (anxiety): Đôi khi lo lắng là một phần ln có của cuộc sống. Bạn có thể
cảm thấy lo lắng khi đối mặt với một vấn đề trong công việc, trước khi làm bài kiểm
tra hoặc trước khi đưa ra một quyết định quan trọng. Nhưng rối loạn lo âu liên quan
đến nhiều thứ hơn là lo lắng hoặc sợ hãi tạm thời. Đối với một người bị rối loạn lo
âu, cảm giác lo lắng không biến mất và có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Các
triệu chứng có thể cản trở các hoạt động hàng ngày như hiệu suất công việc, bài tập
ở trường và các mối quan hệ (15,61).



5
1.1.1.3. Trầm cảm
Trầm cảm (depression): là một trạng thái bệnh lý của cảm xúc, biểu hiện bằng
quá trình ức chế toàn bộ hoạt động tâm thần. Theo phân loại bệnh Quốc tế lần thứ
10, trầm cảm điển hình thường được biểu hiện bằng khí sắc trầm, mất mọi quan tâm
hay thích thú, giảm năng lượng dẫn tới tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động, tồn tại
trong khoảng thời gian ít nhất là 2 tuần. Ngồi ra, cịn có các triệu chứng khác như
giảm sự tập trung chú ý, giảm tính tự trọng và lịng tự tin, ý tưởng bị tội và khơng
xứng đáng, nhìn vào tương lai ảm đạm bi quan, ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc
tự sát, rối loạn giấc ngủ, ăn ít ngon miệng... (15).
1.1.2. Ứng phó

H
P

Hiện nay, có nhiều tác giả đề cập đến các khái niệm ứng phó với stress, lo âu,
trầm cảm từ rất sớm và nói nhiều đến các vấn đề ứng phó ở mức độ cá nhân.
Theo Folkman và Lazarus (1984), ứng phó được cho là những nỗ lực trong
nhận thức và hành vi để kiểm soát, giảm bớt hoặc dung nạp (chịu đựng) những yêu
cầu cụ thể tồn tại bên trong cá nhân hay từ môi trường bên ngoài. Những yêu cầu

U

này được đánh giá là một nhiệm vụ nặng nề hoặc một vấn đề vượt quá tiềm
lực/nguồn lực của một người. Đặc điểm quan trọng của định nghĩa này là việc xác
định ứng phó khơng phụ thuộc vào kết quả của ứng phó, nghĩa là khơng đề cập đến

H

thành công hay thất bại của những nỗ lực đó. Như vậy, ứng phó có thể mang lại

cảm giác vừa lòng, thoải mái hoặc gây nên căng thẳng chứ khơng nhất định là sự
thích nghi (16). Cách tiếp cận này khác với quan điểm của Hann đó là: Chỉ được gọi
là ứng phó khi chiến lược đó thỏa mãn một số tiêu chí như gắn liền với thực tế (17).
Khái niệm này cũng khác so với khái niệm phổ biến của ứng phó nghĩa là ứng phó
ngụ ý quản lý được (manageable) hoặc thành công trong khi không ứng phó ngụ ý
thất bại (16,18).
Theo Keith (2004), ứng phó là những nỗ lực trong nhận thức và hành vi, được
tiến hành để kiểm soát (làm giảm, đưa về mức tối thiểu, kiềm chế hoặc thích ứng)
những khó khăn cá nhân và những yêu cầu của hoàn cảnh nhằm giúp cho cá nhân
vượt qua được tác nhân gây căng thẳng. Như vậy, ứng phó có hai chức năng ban
đầu: đấu tranh với những vấn đề gây căng thẳng và điều chỉnh cảm xúc mà


6
những vấn đề đó gây ra (19).
Tương tự vậy, Arnold (2010) định nghĩa rằng ứng phó là những nỗ lực trong
nhận thức và hành vi nhằm thay đổi môi trường bên ngoài hay điều chỉnh cảm xúc
để đáp lại những tình huống hay sự kiện căng thẳng (20). Qua đó, chúng tôi áp dụng
định nghĩa này cho nghiên cứu.
Gần đây, tác giả Passey (2018) cho rằng nhà quản lý có tác động đến nhân
viên thông qua cơ cấu quản lý của tổ chức, sự hỗ trợ của lãnh đạo cấp cao, vai trò
mong đợi của họ, đào tạo về các chủ đề sức khỏe, niềm tin và thái độ của họ đối với
các chương trình chăm sóc sức khỏe và sức khỏe của nhân viên. Sự hỗ trợ của nhà
quản lý có thể ảnh hưởng đến văn hóa tổ chức, nhận thức của nhân viên về sự hỗ trợ

H
P

và hành vi của nhân viên (21).


Từ các định nghĩa trên cho thấy việc ứng phó với SKTT ở NVYT là xem xét
cả 2 mặt từ NVYT và nhà quản lý về nỗ lực trong nhận thức và hành vi nhằm giảm
thiểu các vấn đề SKTT.

1.2. Giới thiệu một số thang đo về stress, lo âu, trầm cảm và cách ứng phó với

U

stress, lo âu, trầm cảm sử dụng trong nghiên cứu
1.2.1. Thang đo stress, lo âu, trầm cảm

Hiện nay, có nhiều công cụ để đo lường stress, lo âu, trầm cảm và được sử

H

dụng nhiều như thang đo stress PSS là thang đo đánh giá mức độ stress, thang đo
bao gồm 10 mục hỏi về cảm xúc à suy nghĩ của đối tượng nghiên cứu trong tháng
trước (22), thang đo trầm cảm BECK (BID-D) là thang đo tự đánh giá. Thang đo
gồm 13 mục, trong mỗi mục mô tả một triệu chứng trầm cảm ở các mức độ khác
nhau. Đối tượng nghiên cứu tự lựa chọn mức độ triệu chứng phù hợp với trạng thái
của mình (23), thang tự đánh giá lo âu của ZUNG (SAS), ưu điểm của nó là ngắn
gọn, xử lý khá đơn giản nên được ưa dùng trong lâm sàng. Tuy nhiên do đơn giản
nên một số tác giả khuyên chỉ nên dùng để khảo sát sàng lọc. Thang gồm 20 câu
nhằm đánh giá tình trạng lo âu. Đối tượng nghiên cứu lần lượt đọc từng câu và lựa
chọn mức độ phù hợp với mình (24). Các thang đo này chỉ xem xét đánh giá riêng
lẻ từng vấn đề stress, lo âu, trầm cảm. Trong khi đó, thang đo DASS đánh giá Trầm
cảm - Lo âu - Stress của Lovibond (25) và được sử dụng có hiệu quả tương tự nhau


7

trên tồn thế giới (26). Riêng thang đo DASS, có hai phiên bản: thang đo gồm 42
câu và thang đo ngắn gọn hơn gồm 21 câu. Cả hai thang đo đều được đánh giá là
đáng tin cậy và có giá trị cho nhóm dân số lâm sàng và cộng đồng kể cả khác biệt
về văn hóa, dân tộc. Thang đo có thể được sử dụng bởi những bác sĩ khơng thuộc
chuyên ngành tâm thần. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng thang đo Trầm
cảm - Lo âu - Stress DASS-21.
Thang đo DASS-21 là một bộ câu hỏi tự điền, được thiết kế để đo lường trạng
thái cảm xúc tiêu cực của stress, lo âu, trầm cảm. DASS-21 là phiên bản rút gọn của
DASS-42. Theo nghiên cứu của tác giả OeiT. P. và cộng sự (2013) về việc sử dụng
thang đo DASS-21, kết quả nghiên cứu khuyến cáo rằng thang đo DASS-21 phù hợp

H
P

với người châu Á (27). Từ khi ra đời, thang đo DASS-21 đã được sử dụng rộng rãi
trong nhiều nghiên cứu ở nhiều quốc gia để đánh giá mối quan hệ và ảnh hưởng của
stress, lo âu và trầm cảm trong nhiều nhóm dân cư, nhóm tuổi, lâm sàng hay cộng đồng
và phân biệt stress, lo âu, trầm cảm (28,30).

Thang đo DASS-21 đã được kiểm tra về độ tin cậy và tính giá trị. Kết quả các

U

nghiên cứu đã báo cáo các ước tính tốt về độ tin cậy (coefficient-α) khoảng từ 0,82
đến 0,97 trong các mẫu thực nghiệm và lâm sàng (25). DASS-21 được dịch từ tiếng
Anh sang tiếng Việt, được xác minh về văn hóa, dịch ngược lại. Tính nhất quán bên

H

trong (Cronbach's alpha) của từng thang đo phụ và thang đo tổng thể là cao, dao

động từ 0,70 đối với thang đo phụ stress đến 0,88 đối với thang đo tổng thể (31).
Trong thang đo DASS-21, người trả lời được yêu cầu suy nghĩ về những trải
nghiệm của họ trong 7 ngày vừa qua.
Có 21 mục trong thang điểm này với bốn mức độ phản hồi: 0 “Hồn tồn
khơng áp dụng cho tơi - Không bao giờ”, 1 “Áp dụng cho tôi ở một mức độ nào đó
hoặc đơi khi - Đơi khi”, 2 “Đã áp dụng cho tôi mức độ đáng kể, hoặc một phần thời
gian tốt - Thường xuyên” và 3 “Áp dụng cho tôi rất nhiều, hoặc hầu hết thời gian Hầu như ln ln”.
1.2.2. Thang đo ứng phó với stress, lo âu, trầm cảm
Ứng phó của từng cá nhân trước các stress, thách thức trong cuộc sống hàng
ngày, các sự kiện bất ngờ là khác nhau, để đánh giá cách ứng phó đó các thang đo


8
đã được sử dụng. Các thang đo như những bài kiểm tra ngắn về cách ứng phó của
từng cá nhân, hiện nay có rất nhiều thang đo ứng phó được xây dựng song có 6
thang đo được sử dụng phổ biến hiện nay:
Thang đo hiệu quả tự ứng phó (Coping Self-Efficacy Scale: CSES). Thang đo
được Chesney cùng cộng sự phát triển năm 2006. Thang đo gồm 26 câu hỏi, được
tạo ra để đo lường sự tự tin của một cá nhân vào các chiến lược đối phó của họ khi
phải xử lý các thách thức và tác nhân gây căng thẳng.
Thang đo ứng phó khả năng phục hồi ngắn gọn (Brief Resilient Coping Scale:
BRCS) được Sinclair và Walston (2004) xây dựng, thang đo gồm 4 câu hỏi, để đánh
giá khả năng đối phó với căng thẳng của một cá nhân theo những cách thích ứng

H
P

cao. Hạn chế lớn nhất của thang đo này là chỉ đánh giá theo cách thích ứng cao của
đối tượng và quá ngắn nên khó phản ánh đầy đủ cách mà chủ thể ứng phó trước các
tác động.


Thang đo ứng phó chủ động (Proactive Coping Inventory: PCI) được phát
triển bởi Greenglass và Schwarzer (1998). PCI được tạo ra để đo lường các cách

U

tiếp cận chủ động khác nhau để đối phó và bao gồm 55 câu hỏi, đánh giá bảy thang
đo con để đạt được điều này.

Thang đo đối phó Dyadic (Dyadic Coping Inventory: DCI). DCI được tạo ra

H

bởi Bodenmann (2008) và khác so với các thang đo ở trên là nội dung được phát
triển đặc biệt để sử dụng trong các mối quan hệ thân thiết, khi một hoặc cả hai đối
tác đang gặp căng thẳng. Nó chứa 37 câu nhằm mục đích đo lường khả năng giao
tiếp và khả năng đối phó với tình trạng khó khăn. DCI liên quan chặt chẽ đến các
đối tác trong mối quan hệ chặt chẽ, chiến lược.
Thang đo COPE Inventory. Thang đo COPE Inventory được Carver giới thiệu
năm 1989. Thang đo gồm 60 câu hỏi, đánh giá trên 2 nhóm vấn đề: ứng phó tập
trung vào vấn đề và ứng phó tập trung vào cảm xúc. Đây là thang đo đa chiều được
phát triển để đánh giá các chiến lược ứng phó khác nhau mà mọi người sử dụng để
ứng phó với căng thẳng. Hạn chế lớn nhất của thang đo COPE Inventory là độ dài
của nó.
Thang đo Brief-COPE: Để khắc phục hạn chế của thang đo COPE Inventory,


9
năm 1997 Carver đã điều chỉnh thành bản rút gọn là Brief-COPE chỉ bao gồm 28
câu hỏi (28). Đây là một công cụ được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu ứng phó

giữa các nhóm khác nhau như những người khỏe mạnh (32, 33), những người bệnh
(34, 35) và người chăm sóc (34, 36).
Thang điểm có thể xác định phong cách ứng phó chính của một người nào đó
với điểm số trên ba thang điểm con sau:
- Ứng phó tập trung vào vấn đề
- Ứng phó tập trung vào cảm xúc
- Ứng phó né tránh
Thang đo Brief-COPE của Carver và cộng sự, bao gồm 28 mục (items), đã được

H
P

thích ứng phiên bản tiếng Việt bởi Shoko Matsumoto và các cộng sự (4). Thang đo này
đã được chuẩn hóa phiên bản tiếng Việt bởi Shoko Matsumoto và các cộng sự sử dụng
cho đối tượng bệnh nhân nhiễm HIV đang điều trị ARV. Kết quả phân tích nhân tố hệ
số tải <0,4 và tham vấn chuyên gia về sự phù hợp văn hóa tại Việt Nam, thang đo được
lược bỏ 2 câu ( câu 9 và câu 21 đề cập việc bày tỏ cảm xúc tiêu cực với người khác, nói

U

ra để giải thốt khó chịu của bản thân) cịn 26 câu (4).

So với các thang đo ở trên, thang đo Brief-COPE đảm bảo về độ dài của các
câu hỏi đồng thời đáp ứng sự bao quát các nhóm ứng phó của đối tượng. Mặc dù đã

H

được chuẩn hóa ở Việt Nam nhưng sự chuẩn hóa chỉ mới được triển khai trên đối
tượng đặc thù là người nhiễm HIV, do đó trong nghiên cứu này chúng tơi lựa chọn
bộ cơng cụ có 28 mục. Các mục tương ứng như sau:

- Ứng phó tập trung vào vấn đề (Mục 2, 7, 10, 12, 14, 17, 23, 25). Đặc trưng
bởi các khía cạnh ứng phó tích cực, sử dụng thơng tin hỗ trợ, lập kế hoạch và tái cấu
trúc tích cực. Điểm số cao cho thấy các chiến lược ứng phó nhằm thay đổi tình hình
stress. Điểm cao thể hiện sức mạnh tâm lý, sự gan dạ, thực tế cách tiếp cận để giải
quyết vấn đề và dự đốn các kết quả tích cực
- Ứng phó tập trung vào cảm xúc (Mục 5, 9, 13, 15, 18, 20, 21, 22, 24,26,
27, 28). Đặc trưng bởi các khía cạnh của việc trút bỏ, sử dụng hỗ trợ tinh thần,
hài hước, chấp nhận, tự trách bản thân và tín ngưỡng. Điểm số cao cho thấy các
chiến lược ứng phó nhằm mục đích điều chỉnh cảm xúc liên quan với tình hình


10
stress. Điểm cao hay thấp không đồng nhất liên quan đến sức khỏe tâm lý, nhưng
có thể được sử dụng để thông báo suy luận rộng hơn về các phong cách ứng phó
của người trả lời.
- Ứng phó né tránh (Mục 1, 3, 4, 6, 8, 11, 16, 19). Đặc trưng bởi các khía cạnh
của sự mất tập trung, phủ nhận và hành vi buông thả. Việc né tránh đối phó có liên
quan đến sức khỏe thể chất kém hơn ở những người có tình trạng bệnh lý. Điểm
thấp thường là dấu hiệu của việc ứng phó thích ứng.
1.3. Thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của nhân viên y tế
1.3.1. Trên thế giới
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu mô tả thực trạng về stress, lo âu, trầm

H
P

cảm ở NVYT với các đối tượng khác nhau, ở nhiều khu vực khác nhau, nhìn chung
stress, lo âu, trầm cảm ở NVYT là những vấn đề rất đáng quan tâm. Theo nghiên
cứu tổng quan năm 2016 về tỷ stress, lo âu, trầm cảm ở NVYT và đã dùng nhiều
thang đo khác nhau để đánh giá với những tỷ lệ 2,2% đến 66,8% (37).

Tỷ lệ stress

U

Tại Rafsanjan (2017), điều tra tỷ lệ stress, lo lắng và trầm cảm ở các nhân viên
điều dưỡng tại các đơn vị chăm sóc đặc biệt của Bệnh viện Ali Ebn-e Abitaleb. Với
nghiên cứu cắt ngang này được thực hiện vào năm 2017 bằng cách sử dụng một

H

phương pháp điều tra dân số về tất cả các y tá (87 y tá) làm việc trong các đơn vị
chăm sóc đặc biệt. Dữ liệu được thu thập bằng bảng câu hỏi DASS-21 tiêu chuẩn
(21 mục). Kết quả cho thấy về giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của điểm stress
(12,14 ± 8,17) (38).

Tại Úc và New Zealand (2020), một cuộc khảo sát ẩn danh dựa trên Web về
tác động của đại dịch coronavirus năm 2019 đối với mức độ trầm cảm, lo lắng và
stress của nhân viên chăm sóc sức khỏe sử dụng Thang đo DASS-21. Trong cuộc
khảo sát nhân viên chăm sóc sức khỏe quan trọng này, từ 22 đến 29% số người
được hỏi báo cáo các triệu chứng stress từ mức độ trung bình đến cực kỳ nghiêm
trọng, trong đó phụ nữ cho biết điểm số cao hơn nam giới (39). Riêng tại Úc khoảng
một phần tư số người được hỏi cho biết họ có các triệu chứng đau khổ về tâm lý. Từ
11% đến 29% có điểm lo lắng ở mức độ nhẹ đến cực kỳ nghiêm trọng (40).


11
Tại Ai Cập (2020), một nghiên cứu cắt ngang về đối phó với chứng stress, lo
âu và trầm cảm âu của bác sĩ Ai Cập trong đại dịch COVID-19 của Ola Osama
Khalaf và các cộng sự đã đánh giá chứng stress, lo âu và trầm cảm bằng thang đo
DASS 21 của một mẫu bác sĩ Ai Cập với khảo sát điện tử. Phần lớn 72% bị stress

(41).
Tại Serbia (2022), nghiên cứu để điều tra sức khỏe tâm thần của NVYT tuyến
đầu trong đại dịch COVID-19. bảng câu hỏi tự quản lý bao gồm thông tin về các
đặc điểm nhân khẩu học và kinh tế xã hội cũng như Thang đo trầm cảm, lo âu và
căng thẳng đã được xác nhận (DASS-21). Tổng cộng 190 NVYT đã tham gia. Kết
quả cho thấy 35,8% căng thẳng (42).

H
P

Tỷ lệ lo âu

Tại Trung Quốc (2020), một nghiên cứu về tình trạng SKTT của NVYT nhi
khoa ở Trung Quốc trong thời kỳ bùng phát COVID-19 của Yin Liu và các công sự
đã sử dụng bộ công cụ DASS 21 để hỏi NVYT. Trong số tất cả 2.031 người được
hỏi, có đến 18,3% có các triệu chứng lo âu. Nam giới, bác sĩ, cá nhân từ 31 - 60

U

tuổi, những người có chức danh cơng việc cao cấp, những người đã tiếp xúc với
bệnh nhân đã xác nhận hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19, những người làm việc trên
tuyến đầu lâm sàng chống lại dịch bệnh và những người đã có kinh nghiệm chiến

H

đấu những đợt bùng phát tương tự có nhiều khả năng có các triệu chứng trầm cảm,
lo lắng hoặc stress (43). Ngoài ra, theo Xie Zhang và các công sự cho thấy 41,2%
báo cáo lo lắng. So với những người dân trong đợt dịch COVID-19, NVYT có mức
độ lo lắng cao hơn, đặc biệt là NVYT tuyến đầu (44).
Tại Ai Cập (2020), một nghiên cứu của Ola Osama Khalaf và các cộng sự đã

đánh giá chứng stress, lo âu và trầm cảm bằng thang đo DASS 21 của một mẫu bác
sĩ Ai Cập với khảo sát điện tử. Kết quả đáng lưu ý là 77,6% bị lo âu cực kỳ nghiêm
trọng (41).
Tại Serbia (2022), cho thấy 62 (32,6%) người tham gia sàng lọc dương tính
với lo âu nguy hiểm nhất là các y tá và bác sĩ trẻ với kinh nghiệm làm việc dưới 6
tháng. Các NVYT tuyến đầu tham gia điều trị bệnh nhân COVID-19 nên được theo


12
dõi chặt chẽ như một nhóm có nguy cơ cao bị trầm cảm và lo lắng và được đào tạo
thích hợp trước khi triển khai (42).
Tỷ lệ trầm cảm
Tại Rafsanjan (2017 với nghiên cứu cắt ngang này được thực hiện vào năm
2017 bằng cách sử dụng một phương pháp điều tra dân số về tất cả các y tá (87 y tá)
làm việc trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt. Dữ liệu được thu thập bằng bảng câu
hỏi DASS-21 tiêu chuẩn (21 mục). Kết quả cho thấy về giá trị trung bình và độ
lệch chuẩn của điểm trầm cảm (10,80 ± 9,60 (38).
Nghiên cứu của tác giả Pappa (2020) chỉ ra rằng ít nhất 1/5 NVYT có các triệu
chứng trầm cảm và lo lắng (45). Tại Úc và New Zealand (2020), một cuộc khảo sát

H
P

ẩn danh dựa trên Web và sử dụng Thang đo DASS-21. Trong cuộc khảo sát nhân
viên chăm sóc sức khỏe quan trọng này, từ 22 đến 29% số người được hỏi báo cáo
các triệu chứng trầm cảm, lo lắng từ mức độ trung bình đến cực kỳ nghiêm trọng,
trong đó phụ nữ cho biết điểm số cao hơn nam giới. Sau khi điều chỉnh các yếu tố
gây nhiễu đáng kể, các lo ngại lâm sàng liên quan đến điểm DASS-21 cao hơn bao

U


gồm việc không được chuẩn bị lâm sàng, lực lượng lao động không đủ, phải phân
loại bệnh nhân do thiếu giường và/hoặc thiết bị, lây truyền vi rút cho bạn bè và gia
đình (39).

H

Tại Ai Cập (2020), một nghiên cứu cắt ngang về đối phó với chứng stress, lo
âu và trầm cảm âu của bác sĩ Ai Cập trong đại dịch COVID-19 của Ola Osama
Khalaf và các cộng sự đã đánh giá chứng stress, lo âu và trầm cảm bằng thang đo
DASS 21 của một mẫu bác sĩ Ai Cập với khảo sát điện tử. Phần lớn (63%) bị trầm
cảm nặng hoặc cực kỳ nghiêm trọng (41).
Tại Trung Quốc (2020), theo Xie Zhang và các công sự cho thấy 31,3% báo
cáo trầm cảm. So với những người dân trong đợt dịch COVID-19, NVYT có mức
độ lo lắng, trầm cảm và mất ngủ cao hơn, đặc biệt là NVYT tuyến đầu (44).
Ngoài ra, Các nghiên cứu được thực hiện đa dạng và cho thấy tỷ lệ stress lo âu
trầm cảm là cao trong những năm qua. Đặc biệt từ năm 2020 đến nay vấn đề này
được quan tâm nhiều hơn tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào ở các nhóm NVYT
khác nhau.


13
1.3.2. Tại Việt Nam
Không chỉ riêng trên thế giới, các vấn đề stress, lo âu, trầm cảm cũng rất được
quan tâm tại Việt Nam đặc biệt ở đối tượng là NVYT, trước khi đại dịch COVID-19
bùng phát trong những năm gần đây và kể cả trong thời gian có đại dịch COVID-19.
Tỷ lệ stress
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hương Lan và cộng sự (2022) với mục tiêu
đánh giá tác động của một số yếu tố nghề nghiệp liên quan đến mức độ stress của
nhân viên y tế từng mắc COVID-19 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm

2022. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 210 NVYT đáp ứng
tiêu chuẩn nghiên cứu. Bộ công cụ DASS-21 được sử dụng để đánh giá mức độ

H
P

stress của NVYT. Kết quả cho thấy 76,7% NVYT tham gia nghiên cứu bị stress
mức độ nhẹ và vừa, trong đó nhóm điều dưỡng chiếm 55,2% (46).
Tại Đà Nẵng, Võ Văn Thắng và cộng sự (2020) đã có nghiên cứu về stress và
các yếu tố liên quan giữa các NVYT tuyến đầu. Nghiên cứu đã sử dụng thành phần
stress của Thang đo trầm cảm, lo âu và stress gồm 21 hạng mục (DASS-21) đánh

U

giá mức độ căng thẳng của NVYT ở thành phố Đà Nẵng. Từ ngày 30 tháng 8 đến
ngày 15 tháng 9 năm 2020, 746 NVYT tuyến đầu đã được tuyển dụng để điền vào
bảng câu hỏi có cấu trúc trực tuyến. Nhìn chung, 44,6% người tham gia bị stress gia

H

tăng và 18,9% stress nghiêm trọng hoặc cực kỳ nghiêm trọng. Tăng stress có liên
quan đến thời gian làm việc dài hơn, làm việc trong các CSYT cung cấp điều trị
COVID-19, tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân hoặc mẫu sinh học của họ (bác sĩ, y tá
và nhân viên phịng thí nghiệm); độ tin cậy thấp vào các thiết bị bảo vệ cá nhân hiện
có và kiến thức thấp về phịng ngừa và điều trị COVID-19 (47).
Ngồi ra, các nghiên cứu còn cho thấy tỷ lệ stress trong bối cảnh dịch COVID19 như nghiên cứu tác giả Nguyễn Bạch Ngọc và cộng sự (2019) tỷ lệ đối tượng
nghiên cứu bị stress là 19,6% (3). Nghiên cứu cảu tác giả Thân Mạnh Hùng,
Nguyễn Trung Cấp và cộng sự (2020) tại Hà Nội là 12,7% (48).
Tỷ lệ lo âu
Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thu Thủy và cộng sự tại Hà Nội (2015), nột

nghiên cứu cắt ngang được thực hiện tại một bệnh viện cấp ba từ tháng 5 đến tháng


14
9 năm 2015 về stress, lo âu và trầm cảm bằng thang đo DASS 21 ở điều dưỡng viên
lâm sàng tại Việt Nam. Kết quả cho thấy tỷ lệ tự báo cáo là lo lâu 39,8% và 45,3%
người tham gia báo cáo các triệu chứng của ít nhất một rối loạn tâm thần, 7,3% có
cả ba. Sự khơng đồng nhất về đặc điểm nhân khẩu học và điều kiện làm việc đã
được quan sát thấy ở các nhóm có các dạng rối loạn tâm thần khác nhau. Nỗ lực của
tổ chức cần được nhấn mạnh để hỗ trợ các điều dưỡng phát triển nghề nghiệp của
họ nhằm giảm bớt các căng thẳng về tâm lý (49).
Nghiên cứu cảu tác giả Thân Mạnh Hùng, Nguyễn Trung Cấp và cộng sự
(2020) tại Hà Nội, một nghiên cứu cắt ngang về SKTT và kết quả chất lượng cuộc
sống liên quan đến sức khỏe giữa các NVYT tuyến đầu trong thời kỳ cao điểm bùng

H
P

phát COVID-19 ở Việt Nam của trên 173 NVYT tại hai bệnh viện cấp ba quốc gia
ở Hà Nội, Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng thang điểm trầm cảm, lo âu và stress - 21
Mục (DASS-21) cho tỷ lệ các triệu chứng lo âu được báo cáo là 33,5%. Các mối
quan tâm cụ thể nhất về COVID-19 của NVYT tuyến đầu là giảm thu nhập (59%)
và tăng chi phí sinh hoạt (54,3%) (48).

U

Tỷ lệ trầm cảm

Nghiên cứu tác giả Nguyễn Bạch Ngọc và cộng sự (2019) mô tả thực trạng
stress, trầm cảm, lo âu và phân tích một số yếu tố liên quan tới stress ở các điều


H

dưỡng viên khối nội tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2019. Với
phương pháp nghiên cứu mơ tả cắt ngang có phân tích đã được thực hiện ở 347 điều
dưỡng, tuổi 22 - 53, đang làm việc tại các khoa nội và sử dụng thang đánh giá trầm
cảm, lo âu và stress DASS 21. Kết quả cho thấy Điều dưỡng tuổi 31 - 50 chiếm
phần lớn (62,6%), nam 33,1%, nữ 66,9%. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu bị trầm cảm
là 24,5% trong đó, đối tượng bị trầm cảm ở mức nặng và rất nặng tương ứng là
4,4%, 2,9% và 11% (3).
Một cuộc khảo sát qua mạng của tác giả Lê Thị Hương và các cộng sự (2020)
về lo lắng và trầm cảm của những người dân Việt Nam khi bị đóng cửa một phần
trong đại dịch COVID-19. Từ tổng số 1.382 người được hỏi (bao gồm nhân viên
bệnh viện và đại học y, sinh viên y khoa, giáo viên, cán bộ và các thành viên cộng
đồng khác) trên khắp 63 tỉnh thành của Việt Nam đã được lấy mẫu trong vòng 1


×