Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh sốt xuất huyết dengue và một số liên quan đến thực hành của người dân xã kỳ lợi, kỳ anh, hà tĩnh năm2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.7 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRẦN QUỐC DŨNG

H
P

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT
HUYẾT DENGUE VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THỰC
HÀNH CỦA NGƯỜI DÂN XÃ KỲ LỢI, KỲ ANH, HÀ TĨNH NĂM 2021

U

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

H

HÀ NỘI, 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRẦN QUỐC DŨNG

H
P

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT


HUYẾT DENGUE VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THỰC
HÀNH CỦA NGƯỜI DÂN XÃ KỲ LỢI, KỲ ANH, HÀ TĨNH NĂM 2021

U

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG

H

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN THỊ TUYẾT HẠNH

HÀ NỘI, 2021


i

MỤC LỤC
DANH MỤC TÊN VIẾT TẮT ...................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ ........................................................................ vi
TĨM TẮT NGHIÊN CỨU .......................................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................ 3
CHƯƠNG 1-TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................... 4
1.1. Lịch sử và một số khái niệm liên quan bệnh sốt xuất huyết Dengue................... 4
1.2. Tình hình bệnh SXHD trên thế giới và Việt Nam ............................................... 6

H

P

1.3. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng sốt xuất huyết Dengue trên thế
giới và tại Việt Nam .................................................................................................. 10
1.4. Một số yếu tố liên quan tới thực hành dự phòng sốt xuất huyết dengue ........... 13
1.5. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu ....................................................................... 16
1.6. Khung lý thuyết .................................................................................................. 17

U

CHƯƠNG 2- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 19
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 19

H

2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................ 19
2.4. Cỡ mẫu ............................................................................................................... 19
2.5 Phương pháp chọn mẫu: ...................................................................................... 20
2.6. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................. 20
2.7.

Các biến số nghiên cứu ................................................................................... 21

2.8.Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá .................................................... 21
2.9. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................... 22
2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ....................................................................... 23
CHƯƠNG 3- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................. 23
3.1. Thông tin chung đối tượng nghiên cứu .............................................................. 23
3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về phòng bệnh sốt xuất huyết ..... 25

3.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng bệnh SXHD của người dân ....... 37


ii

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ........................................................................................ 41
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 48
1. Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng bệnh SXHD của người dân xã Kỳ Lợi,
Huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh năm 2021 .......................................................................... 48
2. Một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng bệnh SXHD của người dân xã Kỳ
Lợi, Huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh năm 2021 .................................................................. 49
KHUYẾN NGHỊ ....................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 51
Phụ lục 1: Bộ công cụ phỏng vấn.............................................................................. 54
Phụ lục 2: Các biến số nghiên cứu ............................................................................64

H
P

Phụ lục 3: Quy ước cách tính điểm kiến thức và thực hành ..................................... 71
Phụ lục 5: Kế hoạch nghiên cứu cụ thể .....................................................................74

H

U


iii

DANH MỤC TÊN VIẾT TẮT

ASEAN
DEN

Dengue

DCCN

Dụng cụ chứa nước

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

KAP

Kiến thức, thái độ, thực hành (Knowledge, Attitude,
Practice)

OR

Tỉ suất chênh (Odd ratio)

SXH

Sốt xuất huyết

SXHD

Sốt xuất huyết Dengue


WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

H
P

H

U


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Số ca mắc, chết SXHD của Việt Nam, Hà Tĩnh giai đoạn 2015-2019 ....... 9
Bảng 1.2: Số ca mắc, chết SXHD huyện Kỳ Anh, xã Kỳ Lợi giai đoạn 2015-2019..16
Bảng 3.1: Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu .................................................... 23
Bảng 3.2: Tình hình mắc bệnh SXHD ....................................................... …………24
Bảng 3.3: Kiến thức của người dân về biểu hiện của bệnh ...................................... 24
Bảng 3.4: Kiến thức của người dân về đường lây và véc tơ truyền bệnh SXHD..…26
Bảng 3.5: Kiến thức của người dân về cách phòng bệnh SXHD………….………….27
Bảng 3.6: Bảng thái độ của người dân về phòng bệnh SXHD……………...………..29

H
P

Bảng 3.7: Thực hành của người dân về biện pháp phòng bệnh SXHD………….….32
Bảng 3.8: Thực hành các biện pháp diệt muỗi, véc tơ truyền bệnh…………………33
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa tuổi, giới tính, trình độ, nghề nghiệp, tơn giáo và thực

hành phòng bệnh SXHD………………………………………….………………….36
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa tiền sử mắc SXHD của bản thân, gia đình, tiếp cận

U

thơng tin và thực hành phịng bệnh SXHD………………………..…………………….37
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành phòng bệnh SXHD……….38
Bảng 3.12: Mối liên quan giữa thái độ và thực hành phòng bệnh SXHD…………39

H


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Số ca mắc, chết SXHD của Việt Nam, Hà Tĩnh giai đoạn 2015-2019 ....... 9
Bảng 1.2: Số ca mắc, chết SXHD huyện Kỳ Anh, xã Kỳ Lợi giai đoạn 20152019Error! Bookmark not defined..16
Bảng 3.1: Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu .................................................... 23
Bảng 3.2: Tình hình mắc bệnh SXHD ....................................................... …………24
Bảng 3.3: Kiến thức của người dân về biểu hiện của bệnh ...................................... 25
Bảng 3.4: Kiến thức của người dân về đường lây và véc tơ truyền bệnh SXHD..…26
Bảng 3.5: Kiến thức của người dân về cách phòng bệnh SXHD………….………….27

H
P

Bảng 3.6: Bảng thái độ của người dân về phòng bệnh SXHD……………...………..30
Bảng 3.7: Thực hành của người dân về biện pháp phòng bệnh SXHD………….….33
Bảng 3.8: Thực hành các biện pháp diệt muỗi, véc tơ truyền bệnh…………………34
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa tuổi, giới tính, trình độ, nghề nghiệp, tơn giáo và thực

hành phịng bệnh SXHD………………………………………….……………………….37

U

Bảng 3.10: Mối liên quan giữa tiền sử mắc SXHD của bản thân, gia đình và thực
hành phịng bệnh SXHD………………………..……………………………..………….38
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa tiếp cận thông tin và thực hành phòng bệnh

H

SXHD………………………………………………………………………………………..39
Bảng 3.12: Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành phòng bệnh SXHD………40
Bảng 3.13: Mối liên quan giữa thái độ và thực hành phòng bệnh SXHD…………40


vi

H
P

H

U


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Các vùng nguy cơ mắc SXHD 2019…………..…………………...….……7
Biểu đồ 3.1: Kiến thức về cách phòng muỗi đốt………………………………..…….….28

Biểu đồ 3.2: Kiến thức về cách diệt bọ gậy…………………………………………..…..28
Biểu đồ 3.3: Kiến thức chung của người dân về phòng bệnh SXHD……………..…..29
Biểu đồ 3.4: Thái độ chung của người dân về phòng bệnh SXHD……………….…..32
Biểu đồ 3.5: Thực hành ngủ màn của người dân…………………………..…….….…35
Biểu đồ 3.6: Quan sát các biện pháp phòng chống muỗi đẻ trứng………..….…..…35
Biểu đồ 3.7: Thực hành chung của người dân về phòng bệnh SXHD………………36

H
P

H

U


viii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Tại Việt Nam sốt xuất huyết dengue (SXHD) được coi là bệnh dịch lưu hành
tại nhiều địa phương và là một trong 5 nước có gánh nặng SXHD cao nhất ở khu
vực Châu Á-Thái Bình Dương. Tỷ lệ mắc SXHD trên 100.000 dân đã tăng từ 120
trong năm 2009 (tương đương với 105.370 ca) lên 194 trong năm 2017 (184.000
ca). Năm 2016-2018 xã Kỳ Lợi không ghi nhận trường hợp mắc SXHD, tuy nhiên
năm 2019 ghi nhận 16 ca mắc. Tại các ổ dịch này, công tác vệ sinh môi trường
không đảm bảo, rác thải chứa nhiều vật có thể đọng nước, đồ vật trong nhà để lộn
xộn, có nhiều cơ hội cho muỗi trú ẩn. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiên nhằm:
1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về phòng bệnh sốt xuất huyết dengue của

H
P


người dân xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh năm 2021. 2. Xác định một số
yếu tố liên quan đến thực hành về phòng bệnh sốt xuất huyết dengue của người dân
tại xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh năm 2021.

Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang, chọn mẫu ngẫu nhiên 401 người đại
diện/chủ hộ gia đình trong khoảng thời gian từ tháng 01/2021 đến tháng 4/2021

U

đang sinh sống trên 6 tháng tại xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Các thông
tin được thu thập thông qua bộ câu hỏi định lượng.

Kết quả của nghiên cứu cho thấy kiến thức đạt chung của đối tượng về phòng

H

bệnh SXHD là tương đối cao với 67,8% và tỷ lệ đối tượng có thái độ ủng hộ, tích
cực với việc phịng bệnh SXHD là 74,1%, nhưng tỷ lệ đối tượng có thực hành đạt
chưa cao với 31,2%. Một số yếu tố liên quan đến thực hành phịng bệnh SXHD là
giới tính, tiền sử mắc bệnh của đối tượng và người thân, tiếp nhận thông tin, kiến
thức và thái độ của đối tượng nghiên cứu.
Với những kết quả trên, nghiên cứu có một số khuyến nghị: Cần tăng cường
truyền thông hơn nữa với nhiều hình thức khác nhau như truyền thơng thơng qua
cha xứ/cộng đồng tôn giáo, loa phát thanh; Người dân cần ngủ màn cả ban ngày và
ban đêm, tăng cường các biện pháp diệt muỗi bằng vợt điện, phun hóa chất diệt
muỗi.


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh nhiễm vi rút Dengue cấp tính
do muỗi truyền và có thể gây thành dịch lớn. Từ năm 2014, Tổ chức Y tế thế giới
cho rằng SXHD là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và phổ biến nhất lây qua trung
gian truyền bệnh. Trong những năm gần đây, SXHD đã trở thành vấn đề y tế công
cộng rất quan trọng tại hơn 128 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với khoảng
3,9 tỷ người ở trong vùng nguy cơ. Ước tính, có khoảng 390 triệu người mắc SXHD
mỗi năm, trong đó có khoảng 500.000 người bị SXHD nặng phải nhập viện và trong
số này có 2,5% bị tử vong. Vùng Đơng Nam Á-Tây Thái Bình Dương đã trở thành
khu vực có SXHD lưu hành cao nhất thế giới với hơn 70% tổng số ca mắc và tử

H
P

vong của toàn thế giới (1-3).

Tại Việt Nam SXHD được coi là bệnh dịch lưu hành tại nhiều địa phương,
nhất là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Bắc Bộ và vùng ven biển
miền Trung. Hiện nay, Việt Nam là một trong 5 nước có gánh nặng SXHD cao nhất
ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Trong những năm trở lại đây, mỗi năm Việt

U

Nam ghi nhận hàng chục ngàn đến hơn trăm ngàn ca mắc SXHD. Tỷ lệ mắc trên
100.000 dân đã tăng từ 120 trong năm 2009 (tương đương với 105.370 ca) lên 194
trong năm 2017 (184.000 ca) (4).

H


Để phòng chống SXHD hiệu quả, kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) đúng
về bệnh là vô cùng quan trọng, là mấu chốt giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh. Tại Việt
Nam, đã có khá nhiều nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống
SXHD của người dân ở một số địa phương như Đồng Tháp, Vĩnh Long, Gia Lai,
Sóc Trăng, Hà Nội... Các nghiên cứu này đều cho thấy nhìn chung kiến thức, thực
hành của người dân về phòng chống SXHD còn hạn chế (2, 5, 6).
Hà Tĩnh là một tỉnh xếp nhóm B về nguy cơ SXHD và hàng năm Hà Tĩnh
vẫn ghi nhận các ca mắc SXHD rải rác trên địa bàn toàn tỉnh. Số ca mắc
SXHD/100.000 dân qua các năm 2016, 2017, 2018, 2019 lần lượt là: 5,37 ca; 4,83
ca; 4,34 ca; và 3,91 ca (7). Kỳ Lợi là xã nằm phía đơng thị xã Kỳ Anh, với diện tích
20,3 km2, dân số 10.581 người, trong đó 70,6% là người công giáo, với 2.884 hộ
dân. Năm 2019, Kỳ Anh là huyện có số ca mắc SXHD thấp (đứng thứ 3 của tỉnh),


2

tuy nhiên lại nhiều ổ dịch nhất tỉnh (3/7 ổ dịch), trong đó 2 ổ dịch tại xã Kỳ Lợi, đây
là địa phương có nhiều ổ dịch SXHD nhất huyện Kỳ Anh. Năm 2016-2018 xã Kỳ
Lợi không ghi nhận trường hợp mắc SXHD, tuy nhiên năm 2019 ghi nhận 16 ca
mắc. Tại các ổ dịch này, công tác vệ sinh môi trường không đảm bảo, rác thải chứa
nhiều nước, đồ vật trong nhà để lộn xộn, có nhiều cơ hội cho muỗi trú ẩn, mặt khác
do người dân thiếu nước sinh hoạt, ăn uống nên việc tích trữ nước tại các bể, chum
vẫn rất phổ biến nên việc phòng chống SXHD gặp rất nhiều khó khăn, đây có thể là
lý do dẫn đến việc còn nhiều ca mắc và nhiều ổ dịch SXHD tại xã (7). Hiện nay,
chưa có nghiên cứu nào về thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về dự phòng sốt
xuất huyết dengue tại xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh nói riêng và Hà Tĩnh nói chung,. Vì vậy,

H
P


câu hỏi đặt ra là kiến thức, thái độ, thực hành của người dân ở Kỳ Lợi như thế nào?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thực hành về phòng bệnh SXHD của người dân
xã Kỳ Lợi?

Với những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Kiến thức, thái độ,
thực hành về phòng bệnh sốt xuất huyết dengue và một số yếu tố liên quan đến

U

thực hành của người dân xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh năm 2021”.

H


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1- Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về phòng bệnh sốt xuất huyết dengue
của người dân xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh năm 2021.
2 - Xác định một số yếu tố liên quan đến thực hành về phòng bệnh sốt xuất
huyết dengue của người dân tại xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh năm 2021.

H
P

H

U



4

CHƯƠNG 1-TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử và một số khái niệm liên quan bệnh sốt xuất huyết Dengue
1.1.1. Lịch sử về bệnh sốt xuất huyết Dengue
Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh truyền nhiễm do vi rút Dengue gây
ra đã được biết đến từ rất lâu. Ở Philipine, năm 1953 đã xảy ra vụ dịch SXHD, đến
năm 1956 có thêm một trận dịch và đã phát hiện thêm týp D3 và D4. Một vụ dịch
tương tự xảy ra ở Thái Lan vào năm 1958, nguyên nhân gây bệnh đã được xác định
là vi rút Dengue. Từ đó dịch ngày càng lan rộng ra các nước Đông Nam Á, như Việt
Nam năm 1958-1960, Singapore, Lào, Campuchia và các nước Tây Thái Bình
Dương trong những năm sau. Theo Tổ chức Y tế thế giới, trong vòng 30 năm trở lại

H
P

đây, bệnh SXHD đang trở nên trầm trọng. Số trường hợp mắc SXHD trung bình
hàng năm lên tới hàng triệu người, trong đó có hàng chục ngàn ca tử vong do
SXHD mỗi năm (8, 9).

1.1.2. Khái niệm chung về bệnh sốt xuất huyết Dengue

Bệnh SXHD là bệnh nhiễm vi rút Dengue (DEN) cấp tính do muỗi truyền và

U

có thể gây thành dịch lớn. Đây là bệnh dịch lưu hành địa phương ở Việt Nam, nhất
là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Bắc Bộ và ven biển miền Trung.
Biểu hiện lâm sàng của SXHD là sốt cao đột ngột, liên tục từ 2-7 ngày và có ít nhất


H

2 trong các dấu hiệu sau: biểu hiện xuất huyết, chấm xuất huyết dưới da, chảy máu
chân răng hoặc chảy máu cam hoặc nhức đầu chán ăn, buồn nôn hoặc da xung
huyết, phát ban hoặc đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt. Biểu hiện của SXHD có
dấu hiệu cảnh báo bao gồm các triệu chứng lâm sàng của SXHD kèm theo các dấu
hiệu cảnh báo như: Vật vã, li bì hoặc đau bụng vùng gan, gan to hoặc nôn nhiều
hoặc xuất huyết niêm mạc hoặc tiểu ít. Đối với SXHD nặng khi có một trong các
biểu hiện sau: thốt huyết tương nặng dẫn đến sốc giảm thể tích, xuất huyết nặng
hoặc suy đa phủ tạng (10).
Tác nhân gây bệnh do vi rút Dengue thuộc nhóm Flavivirus, họ Flaviviridae
với 4 tuýp huyết thanh DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4 (11). Thời kỳ ủ bệnh từ 314 ngày, trung bình từ 5-7 ngày. Bệnh nhân là nguồn lây bệnh trong thời kỳ có sốt,
nhất là 5 ngày đầu của sốt là giai đoạn trong máu có nhiều vi rút. Muỗi bị nhiễm vi


5

rút thường sau 8-12 ngày sau hút máu có thể truyền bệnh và truyền bệnh suốt đời
(12).
Véc tơ truyền bệnh: Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người mà
do muỗi đốt người bệnh có mang vi rút sau đó truyền vi rút sang người lành qua vết
đốt. Ở Việt Nam, hai loài muỗi truyền bệnh SXHD là Aedes aegypti (muỗi vằn) và
Aedes albopictus, trong đó quan trọng nhất là Aedes aegypti. Aedes aegypti có nhiều
ở thành phố, thị xã, sống trong nhà và ngoài trời, ưa đốt người vào ban ngày (cao
điểm là lúc sáng sớm và chiều tối) và đốt nhiều lần đến khi no. Sau khi đốt muỗi
Aedes thường đậu ở nơi tối, ở độ cao 2m trở xuống và có thể bay xa 400m. Muỗi
trưởng thành sinh sản ở những dụng cụ chứa nước (DCCN) nhân tạo gần nhà (13).

H
P


Trứng của loài muỗi này tồn tại khá lâu, chịu đựng được nhiều tháng trong mùa
khô, các ổ chứa bọ gậy, lăng quăng thường là ổ chứa tự nhiên như hốc cây, thân tre,
vỏ ốc, kẽ bẹ lá; ổ chứa nhân tạo như lu, hồ, thùng phuy, chai, lọ, chân chén chống
kiến, lọ hoa, những vật dụng phế thải xung quanh nhà có chứa nước (13).
1.1.3. Phịng bệnh

U

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phịng bệnh, vì
vậy diệt véc tơ, đặc biệt là diệt lăng quăng (bọ gậy) là biện pháp hiệu quả trong
phòng, chống SXHD. Cục Y tế dự phòng đưa ra các khuyến cáo phòng bệnh. Để

H

loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy cần đậy kín tất cả các dụng cụ
chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; thả cá hoặc mesocyclops vào các dụng cụ
chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy; thau rửa các dụng
cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần; thu gom, hủy các vật dụng phế
thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ
dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa
nước khi không dùng đến; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng
chén bát, thay nước bình hoa/bình bơng. Để phòng chống muỗi đốt cần mặc quần
áo dài tay; ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngà; dùng bình xịt diệt muỗi, hương
muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi; dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt
muỗi. Cần tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa
chất phịng, chống dịch.


6


Những việc này phải được thực hiện thường xuyên, với sự tham gia nhiệt
tình của từng hộ gia đình và của cả cộng đồng (14). Chương trình phịng, chống
SXHD tại Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh nói riêng trong những năm gần đây đã
giúp tình hình dịch bệnh SXHD được khống chế phần nào. Các biện pháp phòng
bệnh được Bộ Y tế, ngành Y tế Hà Tĩnh thực hiện triệt để như: triển khai các hoạt
động hưởng ứng ngày ASEAN phịng chống SXHD, truyền thơng đại chúng trên
website của Cục Y tế dự phòng, Sở Y tế, Trung tâm kiểm sốt bệnh tật tỉnh Hà
Tĩnh, đài truyền hình, truyền thanh, truyền thông trực tiếp; Giám sát dịch tễ, véc tơ,
bệnh nhân SXHD; Điều tra ổ dịch sớm, tổ chức xử lý ổ dịch kịp thời; Phun hóa chất
diệt muỗi chủ động diện rộng tại các khu vực có nguy cơ bùng dịch cao; Tăng

H
P

cường sự tham gia của các đồn thể, chính quyền địa phương, phát động chiến dịch
diệt lăng quăng, bọ gậy (14, 15).

1.2. Tình hình bệnh SXHD trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình mắc SXHD trên thế giới

Trên thế giới, hiện nay SXHD được coi là bệnh truyền nhiễm tái nổi, trong

U

vòng 50 năm qua SXHD tăng gấp 30 lần và hiện nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại
(16). Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có 50 triệu người nhiễm Dengue hàng năm và
hơn 70% số này sống ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (17). Theo WHO, khu

H


vực Tây Thái Bình Dương và Đơng Nam Á hiện chiếm 75% gánh nặng SXHD toàn
cầu. Số ca SXHD được báo cáo liên tục tăng lên trong thế kỷ qua. Đã có 353.907 ca
SXHD và trong đó có 1.073 ca tử vong trong khu vực được báo cáo vào năm 2010
(18). Ở các nước Đông Nam Á thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương, gánh nặng lớn
nhất của SXHD đến từ Campuchia, Lào, Philippine, Singapore và Việt Nam. Số ca
mắc bệnh tăng lên trong mỗi quốc gia trong mười năm qua và cả bốn tuýp huyết
thanh đang lưu hành trong khu vực này.


7

H
P

Biểu đồ 1.1. Các vùng nguy cơ mắc SXHD 2019 (19)
Ngày 13/10/2011 Tổ chức Y tế Thế giới WHO và WPRO đã kêu gọi các nước

U

cam kết và phối hợp hành động chống lại SXHD, để đạt được kết quả cao trong cơng
tác phịng chống SXHD (20). Theo thơng báo của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2015,
SXHD gia tăng ở nhiều quốc gia, đặc biệt là khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Tính

H

đến tháng 9/2015, tại Malaysia, đã ghi nhận 85.488 trường hợp mắc, tử vong là 234
trường hợp, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm 2014; tại Philippines, ghi nhận 65.421
trường hợp mắc SXHD, tử vong 193 trường hợp, tăng 10,2% so với cùng kỳ; tại
Singapore, ghi nhận 7.136 trường hợp mắc SXHD; tại Campuchia, ghi nhận 7.799

trường hợp mắc SXHD, tử vong 16 trường hợp, số mắc tăng 350% so với cùng kỳ năm
2014 (21).
Theo WHO, bệnh SXHD đang diễn biến phức tạp, gia tăng về phạm vi và số
lượng người mắc bệnh qua từng năm tại nhiều quốc gia. Hiện bệnh lưu hành tại 128
quốc gia, hơn 3,9 tỷ người sống trong vùng nguy cơ bị mắc bệnh, hàng năm có
khoảng 390 triệu người nhiễm bệnh. Tại khu vực Đơng Nam Á, có tới 7 trong số 10
nước bị SXHD nặng nề và bệnh luôn là nguyên nhân hàng đầu của các trường hợp
nhập viện và tử vong ở trẻ em. Từ năm 1980 trở lại đây số mắc SXHD đã tăng lên


8

gần gấp 5 lần so với 30 năm về trước. Năm 2017, số mắc/100.000 dân tại nhiều
nước khu vực châu Mỹ và Đông Nam Á ở mức rất cao như: Peru (195), Nicaragua
(199), Argentina (121), Brazil (171), Ecuador (49), Malaysia (141), Philippines
(33), Lào (30), Singapore (20) (22). Tính đến 13/8/2020, nhiều quốc gia trong khu
vực và trên thế giới vẫn tiếp tục ghi nhận số mắc và tử vong cao: Malaysia 66.199
mắc, 109 trường hợp tử vong; Philippin với 55.160 mắc, 200 tử vong; Singapore
21.834 mắc; Lào với 4.155 mắc, 9 tử vong; Campuchia với 4.450 mắc, 5 tử vong;
Riêng khu vực Châu Mỹ La tinh đã ghi nhận tổng số 1.922.477 mắc, 725 tử vong,
trong đó cao nhất tại Bazil (1.330.245 mắc, 465 tử vong), Paraway (220.234 mắc,
73 tử vong) (23).

H
P

1.2.2. Tình hình sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam

Tại Việt Nam, bệnh SXHD đã giảm trong những năm gần đây, có tỷ lệ mắc
trên/100.000 dân là 56,7 ca, thấp hơn so với một số nước và tỷ lệ tử vong (0,029)

thấp nhất so với các quốc gia trong khu vực. Bệnh lưu hành ở hầu hết các tỉnh,
thành phố, nhưng tập trung chủ yếu tại các tỉnh miền Nam và miền Trung. Giai

U

đoạn từ 1980 - 1999, trung bình mỗi năm ghi nhận 100.000 trường hợp mắc, 300 400 trường hợp tử vong, tỷ lệ tử vong trung bình từ 0,08-0,09%. Trong đó có năm
bùng phát với số mắc trên 300.000 trường hợp (năm 1987), trên 1.500 trường hợp

H

tử vong (năm 1983, 1987). Giai đoạn từ 2000 - 2015 (có Chương trình mục tiêu
quốc gia) tình hình dịch đã giảm, trung bình mỗi năm ghi nhận khoảng 50.000 đến
100.000 trường hợp mắc, gần 100 trường hợp tử vong.
Trong năm 2017 ghi nhận 183,85 trường hợp mắc/100.000 dân (100.497
trường hợp nhập viện), có 25 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ 2016 số trường
hợp nhập viện tăng 9,7%. Song số mắc vẫn tập trung chủ yếu tại khu vực miền Nam
(64,4%) và miền Trung (19,9%) so với tổng số trường hợp mắc bệnh của cả nước,
do đây là khu vực bệnh lưu hành trong nhiều năm qua. Khu vực miền Bắc có tỷ lệ
mắc thấp hơn (12,4%), tuy nhiên gần đây có gia tăng số trường hợp mắc tại Hà Nội
(số mắc tuyệt đối Hà Nội đứng thứ 3 cả nước, số mắc trên 100.000 dân đứng thứ
19) (22). Năm 2018 số ca mắc/100.000 dân là 149,87, năm 2019 là 157,4 và 8
tháng đầu năm 2020 số trường hợp mắc là 64,3/100.000 dân (23).


9

Nguyên nhân của sự gia tăng dịch bệnh SXHD thời gian qua có thể là do
mùa hè đến sớm, nhiệt độ trung bình tại hầu hết các khu vực cao hơn những năm
trước, dẫn đến véc tơ truyền bệnh phát triển mạnh; tập quán tích trữ nước của người
dân chưa có thay đổi đáng kể; tốc độ đơ thị hóa nhanh, mơi trường tại các cơng trình

xây dựng, nhà máy, xí nghiệp, nhà trọ, lán trại khơng được quan tâm xử lý dẫn đến
phát sinh các ổ lăng quăng của muỗi truyền bệnh; sự chủ động, phối hợp của người
dân và ban, ngành đồn thể trong cơng tác phịng chống SXHD tại một số địa
phương chưa cao; việc triển khai biện pháp phun hóa chất và diệt lăng quăng ở khu
vực thành thị gặp nhiều khó khăn, khơng triệt để; nhiều địa phương gặp khó khăn
về kinh phí. Về phân bố các ca mắc trong năm 2016-2017, khu vực miền Nam,

H
P

miền Trung dịch SXHD xảy ra quanh năm đỉnh dịch vào tháng 9 và tháng 12, khu
vực miền Bắc và Tây Nguyên thường gia tăng tháng 5-6, đỉnh dịch vào tháng 10-11
và giảm mạnh đến tháng 12. Về độ tuổi dưới 15 tuổi chiếm 38,48%; giới nữ chiếm
52,38%, về phân độ lâm sàng thể SXHD chiếm phần lớn với 98,8% (24).
Tại Hà Tĩnh

U

Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đều ghi nhận các trường
hợp mắc SXHD rải rác tại các huyện/thị xã/thành phố trong tỉnh. Số ca mắc có xu
hướng giảm nhẹ qua các năm từ 2016-2020 (7). Số liệu cụ thể được mô tả ở Bảng
1.1.

H

Bảng 1.1. Số ca mắc, chết SXHD của Việt Nam, Hà Tĩnh từ năm 2015-

Việt Nam

Hà Tĩnh


Kỳ Anh

Số

Số

mắc/100.000

chết/100.

mắc/100.000

dân

000 dân

dân

2015

105,56

0,06

44,92

0

33,2


0

2016

136,07

0,05

45,37

0

36,5

0

2017

183,85

0,04

54,83

0

38,2

0


2018

149,87

0,02

34,34

0

20,7

0

Năm

Số

2019 (25)

Số
chết

Số
mắc/100.000
dân

Số
chết



10

Năm

Hà Tĩnh

Việt Nam

2019

334,66

0,4

23,91

Kỳ Anh
0

19,9

0

1.3. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng sốt xuất huyết Dengue
trên thế giới và tại Việt Nam
1.3.1. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng sốt xuất huyết Dengue trên
thế giới
Các nghiên cứu được triển khai trên thế giới chủ yếu cho kết quả người dân

có kiến thức, thái độ, thực hành đạt phòng bệnh SXHD chưa cao. Năm 2010, nghiên
cứu của Farizah Hairi và cộng sự chỉ ra rằng người dân biết SXHD là một bệnh

H
P

truyền nhiễm nghiêm trọng từ nguồn tivi, đài là chủ yếu (82%). Kiến thức và thái độ
có liên quan đến với kiểm soát muỗi Aedes (p<0,05) và kiến thức tốt không phải sẽ
dẫn đến thực hành tốt (26). Cũng trong năm này, nghiên cứu tại Jamaica của Faisal
Shmaib và các cộng sự cho thấy kiến thức và thực hành phòng bệnh SXHD của
người dân còn khá thấp. Chỉ có 54% cha mẹ có kiến thức tốt về các dấu hiệu, triệu

U

chứng và phương thức lây truyền của SXHD, 47% cho rằng SXHD là bệnh nghiêm
trọng nhưng phòng ngừa được, 77% không thực hiện hiệu quả các phương pháp
phịng bệnh SXHD, đài phát thanh, truyền hình là nguồn người dân tiếp cận với

H

SXHD (27). Qua đó, tác giả đã rút ra kết quả rằng kiến thức của người dân đã
khơng chuyển tải qua thực hành phịng bệnh SXHD, các nhà hoạch định y tế cần
xác định và loại bỏ rào cản để dần thay đổi hành vi liên quan đến kiểm soát SXHD
ở các khu dân cư, cần tập trung vào giáo dục và khuyến khích cá nhân, gia đình
thơng qua các biện pháp đơn giản, thực hành dự phịng khơng cần chi phí lớn như
sử dụng màn tẩm thuốc chống muỗi tại các hộ gia đình. Tại Venezuela, nghiên cứu
của Jelte Elsinga cho thấy 95,2% biết SXHD lây qua muỗi đốt, 97,1% người biết
triệu chứng của SXHD là sốt. Có 81,3% người dân sử dụng ít nhất 01 biện pháp
tránh muỗi, những ai kiến thức cao và đã bị SXHD thì thực hành phịng bệnh tốt
hơn (28)

Tại khu vực Châu Á, có khá nhiều nghiên cứu về SXHD. Nghiên cứu của
Harapan Harapan và cộng sự (2018) chỉ ra rằng 45% kiến thức tốt, 32% thái độ và


11

thực hành tốt (p<0,05). Tại Campuchia năm 2018, nghiên cứu của Emmanuelle
Kumaran ở một vùng nông thôn chỉ ra 96,7% người dân biết muỗi là véc tơ truyền
bệnh, 93,9% biết ít nhất một phương pháp phòng chống muỗi, 42,7% nêu tên được
03 triệu chứng SXHD trở lên; 97,5% tin rằng bản thân có nguy cơ mắc và 78%
người dân tin rằng SXHD có thể phịng ngừa được (29). Năm 2019 tại Malaysia,
một nghiên cứu cắt ngang cho kết quả 50,7% có kiến thức đạt, 46,8% có thái độ đạt
và 49,8% thực hành đạt (30).
1.3.2. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng sốt xuất huyết Dengue tại
Việt Nam
Các nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh SXHD

H
P

tại Việt Nam đều cho kết quả người dân có kiến thức chung khá cao, có thái độ khá
tích cực nhưng bệnh SXHD vẫn bùng phát và lan rộng vì hành vi thực hành phịng
bệnh SXHD của người dân đạt còn thấp. Kiến thức, thái độ, thực hành của người
dân về kiến thức phòng bệnh SXHD cao, thấp tùy từng vùng miền, điều kiện kinh
tế. Tại các tỉnh có dịch SXHD lưu hành, tỷ lệ người dân mắc bệnh cao thì kiến thức,

U

thái độ, thực hành của người dân về phòng bệnh SXHD khá cao.


Tại Đồng Tháp năm 2009, nghiên cứu của Cao Nguyên Hà cho thấy tỷ lệ
người dân có kiến thức đúng về phịng chống SXH là 79,6%, thái độ đúng là 51,6%

H

và chỉ có 51,2% người dân thực hành đúng. Người dân tiếp cận thông tin phịng
chống SXH phần nhiều qua thơng tin đại chúng: 89% tiếp cận từ hệ thống loa, đài
phát thanh, truyền hình địa phương và có 51,2% tiếp cận thơng tin từ cán bộ y tế.
Cộng tác viên và cán bộ đồn thể có vai trị mờ nhạt (31). Tại An Giang, nghiên cứu
của tác giả Nguyễn Văn Kiệt (2015) về kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên
quan về phòng bệnh SXHD của người dân xã cho kết quả 39,6% ĐTNC có kiến
thức đạt, 28,8% ĐTNC có thực hành đạt (32). Tại thành phố Hồ Chí Minh, nghiên
cứu của Trương Phi Hùng và cộng sự (2010) cho thấy kiến thức, thái độ, thực hành
của người thân của bệnh nhân SXHD cho kết quả 63% thân nhân có kiến thức đúng,
52,5% thân nhân có thực hành đúng về phịng bệnh SXHD (33).
Tuy nhiên, tại 1 tỉnh thuộc Tây Nguyên, nơi có dịch SXHD cũng tương đối
cao, nghiên cứu của Lê Thị Tài tại Gia Lai (2013) cho kết quả kiến thức của người


12

dân về bệnh SXHD chưa cao, kiến thức về triệu chứng sốt của bệnh SXHD được
nhiều người biết nhất cũng chỉ chiếm 66,3%, điểm kiến thức trung bình của người
dân rất thấp, chỉ đạt 34,1% so với điểm kiến thức mong đợi, tỷ lệ có kiến thức khá
chỉ chiếm có 3,8%, tỷ lệ người dân ngủ màn được mọi người thực hiện cao nhất
77,3%, các biện pháp khác như vệ sinh nơi ở, dùng kem diệt muỗi, xua muỗi, thả cá
thực hiện với tỷ lệ rất thấp (0,3-20,3%) (2).
Tại các tỉnh/thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, tỷ lệ người dân có kiến
thức, thái độ và thực hành đạt về phòng bệnh SXHD còn thấp. Nghiên cứu của tác
giả Phạm Phương Mai và cộng sự (2017) tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ người dân biết

triệu chứng về bệnh là 35,8%, tỷ lệ đạt kiến thức ở ngoại thành chỉ là 23,1%, ven đô

H
P

21,8%, thấp nhất ngoại thành 11,7%, 92,8% người dân thực hành ngủ màn, tỷ lệ sử
dụng một trong các biện pháp diệt muỗi và diệt bọ gậy cao (91,4% và 85,8%), chỉ
75,9% khơng có phương pháp loại bỏ phế thải (1).

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Ngọc và cộng sự tại Hải Phòng năm 2018
cho thấy 62,3% người dân cho rằng bệnh SXHD có khả năng lây truyền, 71,2%

U

người dân biết dấu hiệu của bệnh là sốt cao đột ngột, liên tục 3-7 ngày, 51,5% là
phát ban, xuất huyết dưới da, tuy nhiên 18,2% người dân không biết triệu chứng của
bệnh. Về mức độ nguy hiểm của bệnh, 85,5% người dân cho rằng bệnh nguy hiểm,

H

83,9% người dân biết đường lây truyền bệnh SXHD là do muối đốt. Có 94,5%
người dân cho rằng bệnh SXHD có thể phòng ngừa được, các biện pháp phòng bệnh
SXHD được đối tượng nghiên cứu trả lời là diệt muỗi (84,2%), tránh muỗi đốt
(74,2%), diệt gọ gậy (62,9%), loại bỏ nơi trú ẩn và đẻ trứng của muỗi (61,7%). Tỷ
lệ người dân có kiến thức đúng về phịng bệnh SXHD là 50,3%, 61,5% có thái độ
tích cực và chỉ có 23,3% người dân có thực hành đúng về phịng bệnh SXHD. Kết
quả nghiên cứu cho thấy 98,7% người dân đã áp dụng biện pháp nằm màn, 57,4%
người dân áp dụng biện pháp phun hóa chất, 60,4% sử dụng vợt điện, 24,8% dùng
đèn bắt muỗi, 87,7% người dân áp dụng giữ vệ sinh trong và ngoài nhà sạch sẽ,
51,4% dọn dụng cụ phế thải, 48,9% đậy kín dụng cụ chứa nước, chỉ 38,1% thả cá

diệt bọ gậy vì vậy cần tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức, thái độ và thực
hành của người dân cũng như hiệu quả về phòng ngừa SXHD trong cộng đồng


13

[11].Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tiến Thắng và cộng sự tại Hà Nội từ năm
2018-2019 cho thấy điểm trung bình của phần kiến thức và phần thực hành lần lượt
chỉ là 7,9 trên tổng số 19 điểm và 3,9 trên tổng số 17 điểm. Trong khi điểm trung
bình của thái độ là 4,8 trên tổng số 6 điểm (34).
Các nghiên cứu trong nước trên đã phần nào toát lên cái nhìn tổng quát về
kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về phịng chống SXHD. Tuy người dân
có tỷ lệ kiến thức đạt thường trên 50% nhưng tỷ lệ về thực hành đúng chưa cao, có
nơi rất thấp. Điều này có thể do địa điểm nghiên cứu của các nghiên cứu, những nơi
có điều kiện kinh tế thấp thì tỷ lệ kiến thức, thái độ, thực hành đạt của người dân
thấp hơn những nơi có điều kiện kinh tế phát triển hơn.

H
P

1.4. Một số yếu tố liên quan tới thực hành dự phòng sốt xuất huyết dengue
Mối liên hệ giữa thực hành và một số yếu tố cá nhân

Nghiên cứu tại Jamaica của Faisal Shmaib và các cộng sự cho thấy trình độ
học vấn liên quan đến kiến thức (OR=2,98) (27). Một nghiên cứu tại Venezuela cho
thấy người Cơng giáo có kiến thức tốt hơn các cá nhân khơng theo tơn giáo, người

U

dân có kinh tế thấp thì thực hành phòng bệnh SXHD thấp (28).


Một nghiên cứu tại Bệnh viện Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh về kiến
thức, thái độ, thực hành của người thân của bệnh nhân SXHD cho kết quả có mối

H

liên quan giữa thực hành đúng với nghề nghiệp của thân nhân (p<0,05), người trong
gia đình mắc bệnh (p<0,05) và thái độ đúng với thực hành đúng (p<0,01) (33). Có
nghiên cứu chỉ ra rằng nam giới có kiến thức về phịng chống SXHD cao hơn nữ
giới (p<0,05%) (35), tuy nhiên có nghiên cứu thực hành đúng phòng bệnh SXHD ở
nam giới thấp hơn nữ giới (p<0,001), trình độ học vấn, kinh tế hộ gia đình có mối
liên quan với thực hành phịng bệnh SXHD (p<0,05) (8).
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Quỳnh Trang về thực trạng kiến thức,
thực hành của người dân trong phòng bệnh SXHD và một số yếu tố liên quan tại
phường Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội cho thấy người có nhóm tuổi từ 18 đến 45 tuổi
có thực hành chung về phịng chống SXHD cao hơn người có nhóm tuổi từ 46 đến
65 tuổi (p<0,05) (36).


14

Nhiều nghiên cứu của Nguyễn Thị Hân, Lê Thành Tài, Nguyễn Thị Kim Yến
ghi nhận sự khác biệt về thực hành trong phịng chống bệnh SXHD giữa nhóm nghề
nơng với các nhóm nghề khác (p=0,01) (37, 38). Nghiên cứu của Tống Thị Bích
Chuẩn cũng ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa về thực hành phịng chống bệnh
SXHD giữa nhóm đối tượng lao động trí óc và lao động chân tay, trong đó nhóm
lao động trí óc có tỷ lệ thực hành cao hơn nhóm cịn lại (p<0,05) (39). Sự chênh
lệch về kiến thức của các đối tượng dẫn đến thực hành cũng có sự khác nhau, ở
những đối tượng làm nơng nghiệp thường có thực hành đúng thấp hơn các nhóm
nghề nghiệp khác, có thể do cơng việc nhiều và phải lao động chân tay gây mệt mỏi,

ảnh hướng đến các công việc khác trong nhà.

H
P

Tác giả Nguyễn Thị Hân nghiên cứu tại Cần Thơ ghi nhận sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê về thực hành phịng chống SXHD của hai nhóm gia đình đã từng có
người bị bệnh SXHD và gia đình chưa từng có người bị SXHD, trong đó nhóm gia
đình đã từng có người bị SXHD có thực hành phịng bệnh cao hơn nhóm cịn lại
4,969 lần (p<0,05) (38), nghiên cứu của Lê Thành Tài cũng ghi nhận tỷ lệ thực hành

U

phòng chống SXHD của nhóm gia đình đã từng có người bị bệnh SXHD cao hơn
nhóm cịn lại, có ý nghĩa thống kê (p<0,0001) (37). Điều này cho thấy những gia
đình có người bị bệnh ý thức tốt hơn trong việc phòng bệnh, biết thực hành các biện

H

pháp phòng bệnh SXHD.

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Kiệt (2015) về kiến thức, thực hành và
một số yếu tố liên quan về phòng bệnh sốt xuất huyết của người dân xã Quốc Thái,
huyện An Phú, tỉnh An Giang năm 2015 cho kết quả 39,6% ĐTNC có kiến thức đạt,
28,8% ĐTNC có thực hành đạt. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy thực hành đúng
phòng bệnh SXHD ở nam giới thấp hơn nữ giới (p<0,001), trình độ học vấn, kinh tế
hộ gia đình có mối liên quan với thực hành phòng bệnh SXHD (p<0,05) (32).
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Hướng cũng cho kết quả so với những
người có trình độ học vấn dưới THPT, học sinh tốt nghiệp trung học phổ thơng có
thực hành tốt hơn về SXHD (p<0,05). Những người là nam giới, đã từng bị bệnh có

thực hành phịng bệnh SXHD tốt hơn. So với những người thất nghiệp, những
người làm nghề khác có thực hành phịng bệnh SXHD tốt hơn (p<0,05) (40).


15

Mối liên hệ giữa thực hành và tiếp cận thông tin
Nghiên cứu của Dư Trung Kiên ghi nhận mối liên quan giữa tiếp cận thơng
tin về phịng chống bệnh SXHD với thực hành của đối tượng, trong đó nhóm có tiếp
cận có thực hành cao hơn nhóm khơng có tiếp cận (37,9% so với 12,0%) với chỉ số
OR là 4,818, p<0,001 (41). Đây là vấn đề cần được phát huy, cần tăng cường công
tác truyền thông để các đối tượng được tiếp cận, từ đó sẽ dẫn đến các đối tượng có
thực hành ngày một cao hơn.
Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Thanh Hương và cộng sự cho thấy các kênh
truyền thơng, giáo dục sức khỏe về phịng, chống SXHD mà người dân nơi đây tiếp
cận được chủ yếu qua phương tiện truyền thông đại chúng: 58,8% qua truyền hình,

H
P

48,7% qua loa, đài truyền thanh địa phương và radio, chỉ có 16,8% đối tượng tiếp
cận thống tin phịng chống SXHD từ nhân viên y tế (6). Như vậy, vai trò của y tế về
cung cấp các biện pháp phòng bệnh SXHD chưa được thể hiện rõ ràng, người dân
mới tiếp cận các nguồn thông tin chủ yếu qua truyền thông đại chúng.
Mối liên quan giữa một số yếu tố khác và thực hành dự phòng SXHD

U

Trong nghiên cứu của tác giả Trần Cơng Tú tại Cát Bà, Hải Phịng thì việc
cộng tác viên cung cấp kiến thức và hướng dẫn các biện pháp kiểm sốt véc tơ

SXHD dự phịng bệnh cho đại diện các hộ gia đình trong địa bàn, tun truyền về

H

lợi ích kiểm sốt véc tơ SXHD, hướng dẫn hộ gia đình thực hành kiểm sốt bọ gậy,
loại bỏ những nơi có thể làm ổ bọ gậy và phòng ngừa muỗi SXHD, phát động các
đợt chiến dịch diệt bọ gậy căn cứ trên kế hoạch chuyên môn của Trạm y tế đã được
Ủy ban nhân dân thông qua là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm giảm tình
trạng mắc SXHD tại nơi này (42). Điều này cho thấy việc phịng bệnh SXHD dựa
vào các chương trình triển khai tại địa phương cần được lưu ý để phát huy tối đa
hiệu quả của những chương trình này mang lại.
Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành dự phịng SXHD
Nhiều nghiên cứu chỉ ra có mối liên quan giữa kiến thức, thái độ với thực
hành dự phòng bệnh SXHD. Kiến thức đạt cao và thái độ tích cực sẽ dẫn đến thực
hành dự phịng SXHD đạt: Nghiên cứu của Meghath Dhimal và cộng sự tại Nepal
cho thấy có mối tương quan thuận giữa kiến thức, thái độ với thực hành phòng


×