Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Kiến thức, thái độ, thực hành và tìm hiểu một số yếu tố liên quan trong phòng chống hivaids của học sinh trường cao đẳng nghề licogi năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
----------------------------------

NGUYỄN THỊ THU HUYỀN

H
P

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VÀ TÌM HIỂU
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRONG PHÕNG,
CHỐNG HIV/AIDS CỦA HỌC SINH TRƢỜNG
CAO ĐẲNG NGHỀ LICOGI NĂM 2011

U

H

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60. 72. 76

Hà Nội, 2011


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AIDS

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
(Acquired Immuno Deficiency Syndrome)


BCS

Bao cao su

BKT

Bơm kim tiêm

ĐTV

Điều tra viên

ĐTNC

Đối tƣợng nghiên cứu

HIV

Virus gây suy giảm miễn dịch ở ngƣời
(Human Immunodeficiency Virus)

HVNCC

Hành vi nguy cơ cao

KAP

Kiến thức, thái độ, thực hành (Knowledge, Attitude, Practice)

MSM


Quan hệ tình dục đồng tính (Men who have sex with men)

PNMD

Phụ nữ mại dâm

QHTD

Quan hệ tình dục

RHIYA
SAVY

H
P

Chƣơng trình sáng kiến sức khỏe sinh sản thanh thiếu niên
Châu Á
Điều tra và Đánh giá về giới trẻ Việt Nam (Survey Assessment
of Vietnam Youth)

U

TVXNTN

Tƣ vấn xét nghiệm tự nguyện

TCMT


Tiêm chích ma túy

UNAIDS

Chƣơng trình Phịng, chống AIDS Liên hợp quốc

UNFPA

Quỹ Dân số Liên hợp quốc

UNCIEP

Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc

VCT

Tƣ vấn, xét nghiệm tự nguyện

VTN

Vị thành niên

WHO

Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)

H


MỤC LỤC

Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................................4
Mục tiêu chung ...........................................................................................................4
Mục tiêu cụ thể ...........................................................................................................4
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................5
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................17
1.Đối tƣợng, thời gian, địa điểm nghiên cứu ............................................................17
2.Thiết kế nghiên cứu ...............................................................................................17
3.Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu .......................................................................17

H
P

4. Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu .................................................................19
5. Phƣơng pháp phân tích số liệu ..............................................................................20
6. Một số khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá .............................................................21
7. Đạo đức nghiên cứu ..............................................................................................22
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................24

U

Chƣơng 4: BÀN LUẬN ............................................................................................47
Chƣơng 5: KẾT LUẬN ............................................................................................60
Chƣơng 6: KHUYẾN NGHỊ ....................................................................................62

H

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................63
PHỤ LỤC .................................................................................................................67

Phụ lục 1: Phiếu điều tra đối tƣợng nghiên cứu .......................................................67
Phụ lục 2: Bản hƣớng dẫn phỏng vấn sâu ................................................................76
Phụ lục 3: Biến số nghiên cứu chính ........................................................................78
Phụ lục 4: Cây vấn đề ...............................................................................................82


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Nghiên cứu này đƣợc xây dựng nhằm tìm hiểu “Kiến thức, thái độ, thực
hành và xác định một số yếu tố liên quan trong phòng, chống HIV/AIDS của học
sinh Trường Cao đẳng nghề LICOGI năm 2011”.
Mục tiêu của nghiên cứu là: Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành xác định một
số yếu tố liên quan trong phòng chống HIV/AIDS của học sinh trƣờng Cao đẳng
nghề LICOGI, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dƣơng từ tháng 1/2011 đến tháng 5/2011.
Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích: kết hợp phƣơng pháp định
lƣợng và phƣơng pháp định tính trên 224 học sinh trƣờng Cao đằng nghề Licogi.
Thời gian nghiên cứu 05 tháng (từ tháng 1/2011 đến tháng 6/2011).

H
P

Các kết quả chính của nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu có kiến thức đạt về
phịng chống HIV/AIDS là 40,2%. Vẫn cịn 34,8% đối tƣợng có thái độ kỳ thị đối
với ngƣời nhiễm HIV/AIDS. Nghiên cứu đã nhận đƣợc sự chia sẻ cởi mở của
ĐTNC về việc công khai hành vi quan hệ tình dục. Kết quả cho thấy có đến 42,4%
ĐTNC đã từng QHTD, trong đó có đến 20% ĐTNC có QHTD khi dƣới 18 tuổi.

U

Trƣờng chƣa có hoạt động truyền thơng về phịng chống HIV/AIDS cho cán
bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên trong toàn trƣờng. Do đó, nhu cầu muốn nhận


H

thơng tin về phịng chống HIV/AIDS của học sinh khá cao 97,3%.
Nghiên cứu cũng chỉ ra hai yếu tố có liên quan đến kiến thức về HIV/AIDS
của ĐTNC là: thái độ đối với ngƣời nhiễm HIV và hành vi quan hệ tình dục. Ngồi
ra, cịn có hai yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi QHTD của ĐTNC là: trình độ đang
theo học và kiến thức về HIV/AIDS của ĐTNC.
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy cần phải đẩy mạnh hoạt động thông tin,
giáo dục, truyền thơng phịng chống HIV/AIDS trong cộng đồng, đặc biệt là cho đối
tƣợng học sinh, sinh viên.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trải qua hơn 30 năm thực hiện chƣơng trình phịng, chống HIV/AIDS, các
quốc gia trên thế giới đã và đang phải đƣơng đầu với một đại dịch có tính chất hết
sức nguy hiểm, HIV/AIDS khơng chỉ ảnh hƣởng tới sức khoẻ con ngƣời mà còn
ảnh hƣởng tới an ninh, sự phát triển và nịi giống của lồi ngƣời. Theo ƣớc tính của
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và chƣơng trình phối hợp của Liên Hợp quốc về
HIV/AIDS (UNAIDS), ƣớc tính đến cuối năm 2008, tồn thế giới có khoảng 33,4
triệu ngƣời hiện đang bị nhiễm HIV, trong đó số ngƣời lớn hiện nhiễm 31,3 triệu
ngƣời; số nhiễm mới trong năm 2,7 triệu; số đã chết vì AIDS là 2 triệu [29]. Hơn 30

H
P

năm đấu tranh với đại dịch, tuy đã có những thành cơng nhất định nhƣng ở bình
diện chung và cấp độ tồn cầu đã có thể thấy nhân loại chƣa có khả năng ngăn chặn

đƣợc tốc độ lây nhiễm HIV/AIDS. Dịch HIV/AIDS vẫn tiếp tục gia tăng và tàn phá
nặng nề các khu vực ở châu Phi và tiếp tục là ở Châu Á [21].

Kể từ trƣờng hợp nhiễm HIV đầu tiên đƣợc phát hiện vào năm 1990, theo

U

báo cáo của Cục phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, Tính đến ngày 30/9/2010, cả
nƣớc có 180.312 ngƣời nhiễm HIV/AIDS đang còn sống đƣợc báo cáo, trong đó có
42.339 bệnh nhân AIDS và tổng số ngƣời chết do AIDS đã đƣợc báo cáo là 48.368

H

ngƣời [2]. Một trong số đặc điểm tình hình dịch HIV/AIDS ở Việt Nam là đối
tƣợng nhiễm HIV có xu hƣớng “trẻ hố” ngày càng rõ rệt. Tỷ lệ ngƣời nhiễm HIV ở
lứa tuổi 20-29 là 15% vào năm 1993 đã tăng lên đến 62% vào năm 2002 [21]. Đến
năm 2009 là 45,4% chiếm gần một nửa số ngƣời bị nhiễm HIV trên toàn quốc [1].
Ngoài ra, đối tƣợng nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam đa dạng, có ở mọi địa phƣơng,
diễn biến phức tạp. Đối tƣợng nhiễm HIV ở Việt Nam khơng cịn tập trung trong
một số nhóm nguy cơ cao mà đã xuất hiện trong nông dân, học sinh, sinh viên, tân
binh… [21]
Hải Dƣơng là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sơng Hồng, Việt Nam. Trung
tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dƣơng nằm cách thủ đô Hà Nội 57km;
tiếp giáp với các tỉnh Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Bình,
Hƣng n [23]. Với vị trí địa lý trên, Hải Dƣơng nằm giữa các tỉnh đứng đầu trong


2

cả nƣớc về tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS. Từ trƣờng hợp nhiễm HIV đầu tiên đƣợc phát

hiện vào năm 1993. Theo Trung tâm Phịng chống HIV/AIDS tỉnh Hải Dƣơng, tính
đến 31/12/2009 trên toàn tỉnh đã ghi nhận 5.265 ngƣời nhiễm HIV, trong đó 1685
trƣờng hợp chuyển sang giai đoạn AIDS và 1044 trƣờng hợp tử vong do AIDS.
Trong đó, 3804 ngƣời nhiễm HIV có hộ khẩu tại tỉnh Hải Dƣơng, cịn lại là ngoại
tỉnh và trại giam. Hải Dƣơng là một trong những tỉnh có số ngƣời nhiễm, và tỷ lệ
nhiễm đang ở mức cao trong cả nƣớc (190/100.00 ngƣời dân). Toàn bộ 12 huyện,
thành phố; và 248 xã, phƣờng, thị trấn của Hải Dƣơng đều đã phát hiện đƣợc ngƣời
nhiễm HIV. Hình thái lây nhiễm chủ yếu là qua tiêm chích ma tuý khoảng 42,72%

H
P

ngƣời nhiễm HIV (+) đƣợc phát hiện là nghiện chích ma tuý. Đối tƣợng nhiễm HIV
chủ yếu là nằm trong độ tuổi còn trẻ từ 20-29 chiếm 48,41% [18].

Thị xã Chí Linh nằm ở phía Đơng Bắc tỉnh Hải Dƣơng. Thị xã đƣợc chia
thành 8 phƣờng và 12 xã, có diện tích tự nhiên khoảng 300km² dân số trên 160.000
ngƣời. Chí Linh nằm trong vùng tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng – Quảng
Ninh; có đƣờng giao thơng thuận lợi. Đƣờng bộ có quốc lộ 18 chạy dọc theo hƣớng

U

Đông – Tây qua trung tâm thị xã nối liền Hà Nội – Quảng Ninh, đƣờng quốc lộ 37
nối quốc lộ 5 và đƣờng 18. Chí Linh có tốc độ đơ thị hố cao, giao thông thuận tiện,

H

phát triển kinh tế nhanh, hệ thống giáo dục đa dạng với nhiều ngành nghề từ đại học
cho đến trung cấp. Do đó trong những năm gần đây, thị xã đã thu hút đƣợc một
lƣợng lớn ngƣời đến làm ăn, sinh sống và học tập phần lớn là học sinh, sinh viên

đến học tập tại các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Hàng năm,
Chí Linh tiếp nhận hàng ngàn sinh viên từ các tỉnh khác nhau trên toàn quốc đến
học tập. Sự gia tăng dân số do có sự nhập cƣ của nhiều ngƣời đến Chí Linh học tập
và cơng tác đã khiến cho Thị xã ngày càng phải đối mặt nhiều hơn với các mặt trái
của sự phát triển. Một trong những vấn đề gây nhức nhối cho các cấp chính quyền,
ngành y tế đó là sự gia tăng nhanh chóng của số ngƣời nhiễm HIV trên địa bàn thị
xã. Theo báo cáo của Trung tâm Y tế thị xã Chí Linh tính đến 31/12/2009, trên địa
bàn có 681 ngƣời nhiễm HIV, 308 trƣờng hợp chuyển sang giai đoạn AIDS, 232
trƣờng hợp tử vong do AIDS. Chí Linh đứng thứ 2 trong tồn tỉnh về số ngƣời


3

nhiễm HIV sau thành phố Hải Dƣơng. Kết quả giám sát phát hiện qua các năm cho
thấy nhiễm HIV vẫn tập chung chủ yếu ở nhóm tuổi trẻ từ 20-29, năm 2009 tỷ lệ
này là trên 40%. Đối tƣợng nhiễm HIV đa dạng, không chỉ tập trung vào các đối
tƣợng nguy cơ cao nhƣ nghiện chích ma tuý, mại dâm mà cịn có cả nơng dân, học
sinh, sinh viên, cán bộ… [19]
Trƣờng Cao đẳng nghề LICOGI đƣợc thành lập trên cơ sở trƣờng Trung cấp
nghề cơ giới, cơ khí xây dựng, trực thuộc Tổng công ty Xây dựng và phát triển hạ
tầng. Hàng năm nhà trƣờng đào tạo từ 1500 – 1700 lao động có trình độ tay nghề
cao. Đào tạo nghề theo 3 cấp độ: Cao đẳng nghề (thời gian đào tạo 2 - 3 năm), trung

H
P

cấp nghề (thời gian đào tạo 1 - 2 năm), sơ cấp nghề (03 tháng đến dƣới 1 năm) [20].
Qua trao đổi với Ban Giám hiệu nhà trƣờng thì phần lớn học sinh trong trƣờng là
nam giới, chủ yếu là từ các tỉnh, huyện khác đến học tập. Do ký túc xá của trƣờng
chỉ có chỗ cho khoảng 300 - 400 học sinh ở nên phần lớn các em đều phải đi thuê

nhà trọ. Nhà trƣờng khó có thể quản lý đƣợc hết các hoạt động của học sinh khi hết
giờ ở trƣờng. Thêm vào đó, các em mới bắt đầu ra ngồi sống tự lập, môi trƣờng xã

U

hội phức tạp rất dễ lôi cuốn các em vào các tệ nạn xã hội, một trong những nguyên
nhân làm lây nhiễm HIV. Từ trƣớc tới nay chƣa có nghiên cứu nào về kiến thức,

H

thái độ, thực hành phòng, chống HIV cho đối tƣợng là học sinh trƣờng nghề trên địa
bàn thị xã.

Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Kiến thức, thái độ, thực hành
và tìm hiểu một số yếu tố liên quan trong phòng, chống HIV/AIDS của học sinh
Trường Cao đẳng nghề LICOGI năm 2011”.


4

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung
Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành và tìm hiểu một số yếu tố liên quan trong
phòng chống HIV/AIDS của học sinh trƣờng Cao đẳng nghề LICOGI, thị xã Chí
Linh, tỉnh Hải Dƣơng từ tháng 1/2011 đến tháng 5/2011.
Mục tiêu cụ thể
1. Tìm hiểu kiến thức, thái độ , thực hành về phòng, chống HIV/AIDS của học
sinh trƣờng Cao đẳng nghề LICOGI.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành trong


H
P

phòng, chống HIV/AIDS của học sinh trƣờng Cao đẳng nghề LICOGI.

H

U


5

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Đại cƣơng về HIV/AIDS
1.1. HIV/AIDS là gì?
AIDS là tên viết tắt theo tiếng Anh của Acquired Immuno Deficiency
Syndrome, có nghĩa là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Viết theo tiếng
Pháp là SIDA (Syndrome de Immuno Déficience Acquise).
AIDS do một loại vius gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở ngƣời có tên gọi
tắt là HIV (Human Immunedeficiency Virus) gây nên, HIV thuộc một nhóm virus
có tên là Retroviridae.

H
P

1.2 Các phƣơng thức lây truyền

Ngƣời ta đã phân lập đƣợc HIV từ máu, tinh dịch, dịch tiết từ âm đạo, nƣớc
bọt, nƣớc mắt, sữa mẹ, nƣớc tiểu và các dịch khác của cơ thể. Nhìn chung sự lây
nhiễm HIV phụ thuộc vào:


- Số lƣợng HIV có trong máu hay dịch thể của ngƣời nhiễm HIV

U

- Tình trạng nơi tiếp xúc (qua da xây xƣớc hay niêm mạc), làm đƣờng vào
cho HIV xâm nhập dễ dàng hơn.
- Thời gian tiếp xúc

H

- Diện tiếp xúc

- Sức đề kháng (hay miễn dịch) của cơ thể
- Độc tính hay tính gây nhiễm của HIV
Mặc dù có sự phân bố rộng lớn của HIV trong cơ thể, nhiều nghiên cứu về
dịch tễ học cho thấy rằng chỉ có máu, tinh dịch và dịch tiết âm đạo đóng vai trị
quan trọng trong việc làm lây truyền HIV. Do đó, chỉ có 3 phƣơng thức lây truyền
HIV chủ yếu:
1.2.1. Lây truyền theo đường tình dục
Đây là phƣơng thức lây truyền HIV quan trọng và phổ biến nhất trên thế
giới. Có ba hình thức quan hệ tình dục có xâm nhập chủ yếu, mức nguy cơ khác
nhau và xếp theo thứ tự từ cao đến thấp là: quan hệ tình dục xâm nhập đƣờng hậu
môn, âm đạo và cuối cùng là đƣờng miệng.


6

1.2.2. Lây truyền theo đường máu
HIV có trong máu tồn phần và các thành phần của máu nhƣ huyết tƣơng.

Do đó HIV có thể đƣợc truyền qua máu hay các sản phẩm của máu có nhiễm HIV.
Nguy cơ lây truyền HIV qua đƣờng truyền máu có tỷ lệ rất cao, trên 90%.
HIV cũng có thể truyền qua việc sử dụng chung bơm kim tiêm bị nhiễm HIV
mà không diệt trùng cẩn thận, đặc biệt ở những ngƣời nghiện chích ma túy theo
đƣờng tĩnh mạch.
Việc sử dụng các dụng cụ tiêm, chích, chữa răng, phẫu thuật… trong y tế mà
khơng đƣợc tiệt trùng cẩn thận cũng có khả năng làm lây truyền HIV.

H
P

1.2.3. Lây truyền từ mẹ sang con
- Thời kỳ chu sinh:

Các nghiên cứu cho thấy rằng HIV đã đƣợc phân lập trong tế bào của bánh
rau và máu bào thai lúc 8 tuần tuổi và HIV có thể đƣợc phân lập trong nhiều tuần
sau đó. Sự lây truyền HIV có thể xảy ra trong lúc mang thai, trƣớc và trong một thời
gian ngắn sau đẻ.

U

- Giai đoạn bú sữa mẹ:

Có bằng chứng cho thấy rằng cho bú sữa mẹ có thể lây truyền HIV. Các nhà

H

khoa học đã phân lập đƣợc HIV từ sữa của ngƣời mẹ bị nhiễm HIV. Tuy nhiên, việc
nghiên cứu nguy cơ lây truyền qua sữa gặp nhiều khó khăn. Bởi vì, chúng ta khơng
thể chẩn đốn trẻ nhiễm HIV lúc đẻ, và khó có thể kết luận đƣợc đứa trẻ có nhiễm

HIV khi cịn trong bào thai, lúc sinh đẻ, hay qua bú sữa mẹ.
1.3. Những phƣơng thức khơng làm lây truyền HIV
Ngồi 3 phƣơng thức lây truyền đã nêu ở trên, hiện nay chúng ta khơng có
bằng chứng về một phƣơng thức lây truyền nào khác. HIV không lây truyền một
cách dễ dàng. Nó khơng lây qua đƣờng hơ hấp nhƣ ho, hắt hơi; không lây truyền
qua tiếp xúc sinh hoạt thông thƣờng ở nơi công cộng nhƣ nơi làm việc, trƣờng học,
rạp hát, bể bơi, nơi chơi thể thao; không lây truyền qua bắt tay, ôm hôn, sử dụng
điện thoại nơi công cộng, mặc chung quần áo, dùng chung các dụng cụ nhƣ bát đĩa,


7

cốc chén; HIV cũng không lây truyền qua vết cắn hay đốt của muỗi, ruồi, bọ chét
hay chấy, rận, rệp…[10]
2. Tình hình dịch HIV trên Thế giới và Việt Nam
2.1. Tình hình dịch HIV và AIDS tồn cầu
Trên tồn thế giới, HIV và AIDS hiện vẫn đƣợc coi là dịch bệnh nguy hiểm,
đe dọa sự tồn vong và phát triển của loài ngƣời. Kể từ những năm 80 của thế kỷ
trƣớc đến nay khoảng 60 triệu ngƣời trên hành tinh đã nhiễm HIV, trong đó có
khoảng 25 triệu ngƣời đã chết do các bệnh liên quan đến AIDS. Đến cuối năm 2008
số ngƣời nhiễm HIV và đang sống trên thế giới tiếp tục gia tăng và đạt con số 33,4

H
P

triệu ngƣời, tăng 20% so với năm 2000 và tỷ lệ hiện nhiễm ƣớc tính cao gấp 3 lần
năm 1990. Theo báo cáo của Chƣơng trình phối hợp của Liên hợp quốc về phòng,
chống HIV (UNAIDS) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi ngày trơi qua trên thế
giới có thêm 14.000 trƣờng hợp (2.000 trẻ em và 12.000 ngƣời lớn) nhiễm HIV mới
và 95% các trƣờng hợp này là ở các nƣớc đang phát triển.


Trong những thập niên 80 và đầu những năm 90 của thế kỷ trƣớc, dịch HIV

U

và AIDS bùng nổ chủ yếu tại khu vực Cận sa mạc Sahara, Châu Phi (tính đến hết
năm 2008, khu vực này hiện có 22,4 triệu ngƣời nhiễm HIV). Tuy nhiên, trong thời

H

gian qua dịch HIV/AIDS đang chuyển dần trọng điểm từ Châu Phi sang Châu Á.
Theo dự báo của UNAIDS, trong những năm đầu thế kỷ 21, dịch sẽ bùng nổ mạnh
mẽ tại khu vực này, đặc biệt là các nƣớc Nam Á, Đông Nam Á nhƣ Ấn Độ, Thái
Lan, Campuchia, Việt Nam… Hiện nay HIV và AIDS vẫn tập trung tại Châu Phi và
đang lan rộng sang khu vực Nam Á, Đơng Nam Á (tính đến hết năm 2008, khu vực
này hiện có 3,8 triệu ngƣời nhiễm HIV). Mơ hình dịch bệnh đang diễn ra rất khác
nhau giữa các nƣớc và mối đe dọa ngày căng tăng rõ rệt [29].
2.2. Tình hình dịch HIV và AIDS tại Việt Nam
2.2.1. Tình hình dịch HIV/AIDS trên tồn quốc
Dịch HIV ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn tập trung, với tỷ lệ hiện
nhiễm cao nhất đƣợc phát hiện trong các nhóm quần thể có nguy cơ cao nhƣ tiêm
chích ma túy(TCMT), phụ nữ mại dâm(PNMD), đồng tính nam(MSM). Dịch HIV


8

đã có xu hƣớng chững lại, biểu hiện qua việc khơng gia tăng tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở
nhóm TCMT và PNMD ở nhiều tỉnh/thành phố; tuy nhiên ở một số tỉnh/thành phố
phía Tây Bắc (Điện Biên, Sơn La) tỷ lệ này lại đang gia tăng. Tỷ lệ nhiễm HIV
trong các nhóm trọng điểm khác nhƣ thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự và

phụ nữ mang thai có xu hƣớng chững lại và ở mức thấp. Theo ƣớc tính và dự báo
nhiễm HIV/AIDS 2007-2012 của Bộ Y tế năm 2009, tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở ngƣời
trƣởng thành từ 15-49 vẫn duy trì ở mức thấp khoảng 0,43% trong năm 2009. Tính
đến năm 2010, tồn quốc sẽ có 254.000 ngƣời nhiễm HIV và sẽ lên đến khoảng
280.000 ngƣời vào năm 2012 [22].

H
P

Tính đến ngày 30/9/2010, cả nƣớc có 180.312 ngƣời nhiễm HIV/AIDS đang
cịn sống đƣợc báo cáo, trong đó có 42.339 bệnh nhân AIDS và tổng số ngƣời chết
do AIDS đã đƣợc báo cáo là 48.368 ngƣời. Cho đến nay, đã có trên 74% số xã,
phƣờng và 97,8% quận/huyện trong tồn quốc đã có báo cáo về ngƣời nhiễm HIV.
Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phƣơng có số ngƣời nhiễm HIV/AIDS đƣợc báo
cáo cao nhất, chiếm khoảng 23% số ngƣời nhiễm HIV/AIDS đƣợc báo cáo của cả

U

nƣớc. Tính riêng trong 9 tháng đầu năm 2010, tồn quốc đã phát hiện đƣợc 9.128
ngƣời nhiễm HIV, 3.841 bệnh nhân AIDS và 1.498 ngƣời tử vong do AIDS. Trong

H

số ngƣời đƣợc phát hiện nhiễm HIV trong 9 tháng qua, thành phố Hồ Chí Minh
chiếm nhiều nhất (1354 ngƣời), tiếp đến Hà Nội (764 ngƣời), Điện Biên (743
ngƣời), Thái Nguyên (466 ngƣời), Thanh Hóa (454 ngƣời)… Phân tích hình thái
nguy cơ lây nhiễm cho thấy, trong số những ngƣời mới đƣợc phát hiện nhiễm HIV
trong 9 tháng đầu năm có 49% bị nhiễm qua đƣờng máu, 38% qua đƣờng tình dục,
3% qua đƣờng mẹ - con và 10% không rõ đƣờng lây. Tỷ lệ ngƣời nhiễm HIV là
nam chiếm 70,8% và nữ chiếm 29,2%. Phần lớn ngƣời nhiễm HIV đƣợc phát hiện

trong 9 tháng qua là ở nhóm tuổi từ 20 -39 (chiếm 82%), trẻ em dƣới 15 tuổi chiếm
gần 3% [2]
2.2.2. Tình hình dịch HIV tại Tỉnh Hải Dương và Thị xã Chí Linh
Từ trƣờng hợp nhiễm HIV đầu tiên đƣợc phát hiện vào năm 1993. Theo
TTPC HIV/AIDS tỉnh Hải Dƣơng, tính đến 31/12/2009 trên tồn tỉnh đã ghi nhận


9

5.265 ngƣời nhiễm HIV, trong đó 1685 trƣờng hợp chuyển sang giai đoạn AIDS và
1044 trƣờng hợp tử vong do AIDS. Trong đó, 3804 ngƣời nhiễm HIV có hộ khẩu
tại tỉnh Hải Dƣơng, còn lại là ngoại tỉnh và trại giam. Hải Dƣơng là một trong
những tỉnh có số ngƣời nhiễm, và tỷ lệ nhiễm đang ở mức cao trong cả nƣớc
(190/100.00 ngƣời dân). Toàn bộ 12 huyện, thành phố; và 248 xã, phƣờng, thị trấn
của Hải Dƣơng đều đã phát hiện đƣợc ngƣời nhiễm HIV. Hình thái lây nhiễm chủ
yếu là qua tiêm chích ma tuý khoảng 42,72% ngƣời nhiễm HIV (+) đƣợc phát hiện
là nghiện chích ma tuý. Đối tƣợng nhiễm HIV chủ yếu là nằm trong độ tuổi còn trẻ
từ 20-29 chiếm 48,41% [18].

H
P

Theo báo cáo của Trung tâm Y tế Thị xã Chí Linh tính đến 31/12/2009, trên
địa bàn Thị xã có 681 ngƣời nhiễm HIV, 308 trƣờng hợp chuyển sang giai đoạn
AIDS, 232 trƣờng hợp tử vong do AIDS. Chí Linh đứng thứ 2 trong toàn tỉnh về số
ngƣời nhiễm HIV sau thành phố Hải Dƣơng. Kết quả giám sát phát hiện qua các
năm cho thấy nhiễm HIV vẫn tập chung chủ yếu ở nhóm tuổi trẻ từ 20-29, năm
2009 tỷ lệ này là trên 40%. Đối tƣợng nhiễm HIV đa dạng, không chỉ tập trung vào

U


các đối tƣợng nguy cơ cao nhƣ nghiện chích ma t, mại dâm mà cịn có cả nơng
dân, học sinh, sinh viên, cán bộ… [19]

H

3. Các nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) phòng chống
HIV/AIDS

3.1. Các nghiên cứu về KAP trên thế giới
Nghiên cứu cắt ngang của Syed Farid-ul-Hasnain và cộng sự đƣợc tiến hành
trên 1.650 nam, nữ thanh niên tuổi từ 17 - 21 đang sống tại Karachi, Pakistan., sử
dụng bảng câu hỏi. Kết quả nghiên cứu cho thấy có đến 24% đối tƣợng nghiên cứu
đã trả lời rằng chƣa từng nghe nói về HIV/AIDS. Trong số các đối tƣợng nghiên
cứu là nam thanh niên có kiến thức kém về HIV/AIDS thì họ có số năm học ở
trƣờng là dƣới 6 năm và khơng có máy vi tính ở nhà. Trong số các đối tƣợng nghiên
cứu là nữ giới thì các yếu tố liên quan đến kiến thức kém về HIV có thể là cịn ít
tuổi, tình trạng kinh tế xã hội thấp, khơng học đại học và họ hiện tại còn đang độc
thân. Chỉ có 32% nam giới và 55% nữ giới trả lời chính xác cho câu hỏi HIV/AIDS


10

có chữa khỏi đƣợc hay khơng. Và có đến 28,1% nữ giới và 15,4% nam giới khơng
biết cách phịng tránh sự lây lan của virut HIV. Mặc dù các đối tƣợng nghiên cứu có
kiến thức đúng khi cho rằng QHTD (70,7% nữ; 44,4% nam); tiêm chích là có liên
quan đến HIV nhƣng cũng có quan niệm sai lầm của đối tƣợng nghiên cứu cho rằng
nói chuyện, ho, bắt tay hoặc ăn chung với ngƣời nhiễm HIV có khả năng lây nhiễm.
Về cách phịng lây nhiễm HIV thì có đến 34,7% nữ giới và 41,3% nam giới khơng
có kiến thức về các biện pháp phòng lây nhiễm HIV [24].

Nghiên cứu của Anthony M Sallar đƣợc tiến hành trên 483 thanh thiếu niên
tuổi từ 10-19 ở vùng Ashanti của Ghana. Đây là một thiết kế nghiên cứu cắt ngang

H
P

kết hợp định tính và định lƣợng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: kiến thức chung về
HIV/AIDS thì 94% ĐTNC đã từng nghe nói về AIDS, nhƣng chỉ có 65,8% nghe về
HIV. Sự khác biệt này có thể là do ở Ghana AIDS đƣợc sử dụng thay vì HIV để mơ
tả sự lây nhiễm cũng nhƣ bệnh tật. Phân loại kiến thức của ĐTNC về HIV: 23,4%
có kiến thức tốt; 59% có kiến thức trung bình; 17,5% có kiến thức kém. Kiến thức
về phịng tránh HIV của ĐTNC là: hạn chế quan hệ tình dục (78,1%), sử dụng bao

U

cao su khi QHTD (72,7%), chung thủy với 1 bạn tình (72,5%), khơng dùng chung
bơm kim tiêm (76,4%), giảm số lƣợng bạn tình (56,7%); tuy nhiên có 25,3% ĐTNC

H

cho rằng uống thuốc tránh thai có thể bảo vệ chống lại HIV/AIDS. Thái độ của
ĐTNC đối với ngƣời có HIV là khơng sẵn sàng chăm sóc ngƣời thân bị nhiễm HIV,
đồng ý với việc che giấu tình trạng nhiễm của ngƣời có HIV, và ngƣời có HIV nên
sống cách ly [28].

Nghiên cứu của Na He và cộng sự đƣợc tiến hành trên 2.690 ngƣời di cƣ
(76,4% có tuổi dƣới 35) tại Thƣợng Hải, Trung Quốc. Thiết kế nghiên cứu cắt
ngang có sử dụng bộ câu hỏi tự điền khuyết danh. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
80% biết đƣợc cách phát hiện ngƣời bị nhiễm HIV bằng cách xét nghiệm máu
nhƣng có đến 46% nghĩ rằng có thể chữa đƣợc bệnh AIDS. 95,6% hiểu rằng HIV có

thể lây truyền qua đƣờng máu, 93,4% cho rằng HIV có thể lây qua đƣờng tình dục;
83,45 cho rằng HIV có thể lây truyền từ một ngƣời phụ nữ mang thai đứa con của
mình nhƣng chỉ có 72,4% nghĩ rằng HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con qua


11

đƣờng bú. Chỉ có 56,7% nghĩ rằng sử dụng bao cao su phù hợp có thể ngăn chặn lây
truyền HIV. Mặc dù 83,7% tin rằng bắt tay không làm lây truyền HIV, gần 30% cho
rằng ăn chung có thể lây truyền HIV. 51,7% nghĩ rằng HIV có thể ngăn ngừ bằng
cách thƣờng xuyên sử dụng kháng sinh. 73,5% cho rằng muỗi đốt có thể làm lây
truyền HIV. Gần một nửa đối tƣợng tham gia nghiên cứu đã không đồng ý làm việc
cùng với ngƣời bị nhiễm HIV. 78% ĐTNC có quan hệ tình dục, trong đó có 41,3%
ngƣời độc thân đã từng có QHTD. Chỉ có 19% số ngƣời có QHTD sử dụng BCS
thƣờng xun, trong khi đó 61,6% khơng sử dụng BCS khi QHTD. Bao cao su
thƣờng đƣợc dùng chủ yếu với đích là phịng tránh thai hơn là ngừa bệnh. Trong số

H
P

những ngƣời đã từng có QHTD thì có đến 10% ĐTNC có trên 1 bạn tình. Nhận
thức về nguy cơ của bản thân có thể bị nhiễm HIV thì chỉ có 3,5% cho rằng họ có
thể bị nhiễm HIV ngay bây giờ hoặc trong tƣơng lai. Ngay cả trong số 193 đối
tƣợng có nhiều bạn tình trong năm qua chỉ có 11 (5,7%) ngƣời đã nhận thức đƣợc
nguy cơ nhiễm HIV nhƣng tỷ lệ sử dụng bao cao su vẫn thấp [26].
Nghiên cứu của Marjorie Gillespie-Johnson trên 20 phụ nữ có độ tuổi từ 18-

U

30, độc thân có tình dục khác giới, họ là những ngƣời di cƣ từ Jamaica vào Mỹ. Đây

là một nghiên cứu cắt ngang sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn sâu. Kết quả của

H

nghiên cứu cho thấy họ thừa nhận rằng HIV/AIDS là nghiêm trọng, nhƣng hầu hết
phụ nữ không nhận thức đƣợc là mình dễ bị lây nhiễm. Những phụ nữ này thể hiện
sự thiếu kỹ năng đàm phán sử dụng bao cao su với bạn tình. Hầu hết phụ nữ trong
nghiên cứu cho rằng “Bệnh tật là một hình phạt từ Thiên Chúa”; những tín ngƣỡng
tơn giáo, tập qn văn hóa đã ngăn ngừa họ có hành vi bảo vệ bản thân tránh lây
nhiễm HIV. Họ có lịng tin vào các thuốc thảo dƣợc hoặc bụi cây khi bị ốm trƣớc
khi tìm đến sự chăm sóc hỗ trợ của y tế [25].
Nghiên cứu của Nicole M. Lanouette và cộng sự trên 134 ĐTNC là bệnh
nhân và khách đến thăm

ở 2 bệnh viện của Đại học Y khoa Antananarivo,

Madagascar nhằm đánh giá kiến thức về HIV/AIDS và tìm hiểu các hành vi cá nhân
ảnh hƣởng đến nguy cơ lây nhiễm HIV. Kết quả nghiên cứu cho thấy, quan hệ tình
dục bằng đƣờng âm đạo không bảo vệ với ngƣời bị nhiễm HIV là nguy cơ cao lây


12

nhiễm HIV. Tuy nhiên, 68% không biết rằng quan hệ tình dục đƣờng âm đạo và sử
dụng bao cao su đúng cách thì có thể giảm đƣợc nguy cơ lây nhiễm HIV. 31% cho
rằng hơn lên má, bắt tay có nguy cơ lây nhiễm HIV. Hầu hết ngƣời tham gia tin
rằng hơn thân mật, muỗi và hắt hơi có thể lây truyền HIV/AIDS. 16% ĐTNC có
hơn một bạn tình trong 6 tháng qua. Tuy nhiên, chỉ có 10% trong số ngƣời có
QHTD sử dụng BCS đúng cách; 37% nam giới đã từng trả tiền cho QHTD [27].
3.2. Các nghiên cứu về KAP ở Việt Nam

Đồng hành cùng các chiến lƣợc quốc gia phịng chống HIV/AIDS, đã có
nhiều nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống HIV/AIDS đã
đƣợc thực hiện tại Việt Nam.

H
P

Nghiên cứu của Nguyễn Trung Hoan (2003) về KAP phòng chống
HIV/AIDS của thanh thiếu niên trong độ tuổi 15 - 24 tại Chí Linh, Hải Dƣơng cho
thấy tỷ lệ hiểu biết đúng và đầy đủ đạt 85%; hiểu biết sai về đƣờng lây truyền HIV
là 12,7%. Hiểu biết đầy đủ về 3 cách phòng tránh lây nhiễm HIV đạt 87%; tuy
nhiên tỷ lệ hiểu biết sai về cách phòng tránh lây nhiễm HIV là khá cao 34,4%. 20%

U

thanh thiếu niên cho rằng chỉ nhìn bên ngoài cũng biết đƣợc ngƣời nhiễm HIV. Tỷ
lệ thanh thiếu niên có thái độ kỳ thị đối với ngƣời nhiễm HIV khá cao 69,5% [7].
Nghiên cứu của Ngô Mạnh Quân và cộng sự về thực trạng nhận thức, thái

H

độ, thực hành phịng chống HIV/AIDS ở ngƣời hiến máu tình nguyện tại Viện huyết
học và truyền máu trung ƣơng (2008). Điều tra mơ tả cắt ngang 839 ngƣời hiến máu
tình nguyện; đa số ngƣời đƣợc phỏng vấn ở lứa tuổi 18 - 24 (75,9%); tỷ lệ là học
sinh, sinh viên chiếm 59,2%. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 59% ngƣời hiến máu có
nhận thức đầy đủ về HIV/AIDS; có 17,3% ngƣời hiến máu chƣa lập gia đình đã
từng quan hệ tình dục; chỉ có 28% quan hệ tình dục ngồi hơn nhân sử dụng bao cao
su thƣờng xuyên; 17% số ngƣời hiến máu đã từng nghi ngờ mình bị nhiễm HIV;
21,1% đối tƣợng nghiên cứu đã từng làm xét nghiệm HIV [15]. Nghiên cứu trên cho
thấy mặc dù đối tƣợng nghiên cứu có kiến thức tốt về HIV nhƣng thực hành phòng

chống HIV vẫn chƣa hiệu quả, thể hiện bằng tỷ lệ sử dụng bao cao su khi quan hệ
tình dục ngồi hơn nhân thấp. Đây có thể là sự chủ quan của đối tƣợng và là mầm
mống có thể lây truyền HIV một cách nhanh chóng qua đƣờng tình dục.


13

Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự về Kiến thức, hành vi lây
nhiễm HIV của nam thanh niên 15 - 24 tuổi tại một số phƣờng của tỉnh Quảng Ninh
(2008). Phƣơng pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang toàn bộ 562 nam thanh niên với
phƣơng pháp phỏng vấn bằng đĩa CD qua tai nghe. Kết quả cho thấy: 39,7% nam
thanh niên 15 - 24 tuổi có kiến thức đầy đủ và tồn diện về HIV/AIDS, vẫn cịn
19,6% cho rằng muỗi đốt, 17,8% cho rằng ăn chung với ngƣời nhiễm HIV có thể
làm lây truyền HIV. Tỷ lệ nam thanh niên chƣa vợ nhƣng đã có QHTD là 22,2%.
Tỷ lệ sử dụng BCS trong lần quan hệ tình dục gần đây nhất với gái mại dâm là
97,4%; với bạn tình bất chợt là 71,9%; với vợ và ngƣời yêu là 59,8%. Tỷ lệ thƣờng

H
P

xuyên sử dụng BCS khi QHTD với gái mại dâm là 76,3% cũng cao hơn so với khi
QHTD với bạn tình bất chợt (56,1%) và với vợ, ngƣời yêu (35,3%) [14].
Nghiên cứu của Hoàng Huy Phƣơng và cộng sự về đánh giá kiến thức, thái
độ, thực hành về phòng chống HIV/AIDS của ngƣời dân từ 15 - 49 tuổi ở huyện
Hoa Lƣ và thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình (2009). Kết quả đánh giá cho thấy
kiến thức toàn diện về HIV của ngƣời dân ở 2 khu vực thành phố và nông thôn chƣa

U

cao, cụ thể là 51,48% ở thành phố và 50,28% ở nông thơn có kiến thức tồn diện về

HIV/AIDS. Sự kỳ thị và phân biệt đối xử của ngƣời dân với ngƣời nhiễm

H

HIV/AIDS vẫn còn nặng nề, cụ thể là: 60,05% ở nông thôn và 24,49% ngƣời dân ở
thành phố cho rằng: chỉ những ngƣời mắc các tệ nạn xã hội mới nhiễm HIV; Có
18% và 10% lần lƣợt ngƣời dân ở thành phố và nông thôn cho rằng ngƣời nhiễm
HIV nên sống ở một nơi riêng biệt. Có khoảng 58,7% ngƣời dân ở thành thị và
69,8% ngƣời dân ở nông thôn cho rằng ngƣời bị nhiễm HIV không nên kết hôn. Kết
quả điều tra cũng cho thấy hoạt động tình dục và sử dụng bao cao su phịng lây
nhiễm HIV: có khoảng 67% ở thành phố và 70% ở nông thôn đã từng có quan hệ
tình dục, trong đó 9% chƣa lập gia đình; những ngƣời đã từng có quan hệ tình dục
và sử dụng bao cao su thƣờng xuyên trong các lần QHTD chỉ đạt 27,44% ở thành
thị và 25,5% ở nông thôn. Đặc biệt, không bao giờ sử dụng bao cao su lần lƣợt ở
thành phố và nông thôn là 19,5% và 49,4%. Trong lần QHTD gần nhất chỉ có
36,48% ngƣời dân ở thành phố và 33% ở nơng thôn sử dụng BCS [12].


14

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thiềng và cộng sự về Đánh giá nhu cầu của
sinh viên sƣ phạm về giáo dục sức khỏe sinh sản và phòng chống HIV/AIDS tại 4
trƣờng đại học và cao đẳng sƣ phạm ở Quảng Ninh, Quảng Trị và Thành phố Hồ
Chí Minh. Kiến thức của sinh viên sƣ phạm về sức khỏe sinh sản và phịng chống
HIV chỉ đạt mức trung bình khơng có sự khác biệt rõ rệt giữa các trƣờng và các cấp
học. Sinh viên hiểu biết về các biện pháp tránh thai nhiều hơn các nội dung khác
của sức khỏe sinh sản hoặc phịng chống HIV/AIDS. Có ít sinh viên hiểu đúng về
cách sử dụng bao cao su. Kết luận của nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sinh viên rất
quan tâm đến việc học về giáo dục sức khỏe sinh sản và phịng chống HIV/AIDS


H
P

khơng chỉ để phục vụ cá nhân trong cuộc sống hàng ngày mà còn để phục vụ nghề
nghiệp tƣơng lai [17].

Điều tra quốc gia về Vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ 2 (SAVY
2) đã đƣợc Bộ Y tế, Tổng cục thống kê và các cơ quan hỗ trợ kỹ thuật nhƣ UNFPA,
UNICEP, WHO triển khai vào tháng 4 năm 2009. SAVY 2 đƣợc tiến hành với
10.044 vị thành niên và thanh niên trong độ tuổi 14 đến 25 sống ở 63 tỉnh thành trên

U

toàn quốc (mẫu nghiên cứu SAVY 1 là 7584 vị thành niên và thanh niên trên 42
tỉnh/ thành). Phƣơng pháp thu thập số liệu bằng phỏng vấn trực tiếp và bộ câu hỏi tự

H

điền, đây là nghiên cứu có quy mơ lớn trên tồn quốc do đó kết quả có tính đại diện
cao. Kết quả nghiên cứu về HIV/AIDS cho thấy: 98% nam nữ thanh niên đã từng
nghe nói đến HIV/AIDS. Hầu hết thanh thiếu niên ở SAVY 2 đều biết HIV có thể
lây truyền qua quan hệ tình dục khơng có biện pháp bảo vệ (98%), lây truyền từ mẹ
sang con (98%), dùng chung bơm kim tiêm hay các dụng cụ xun chích qua da
(99%) hoặc truyền máu khơng an toàn (96%). Ngoài biểu biết về 4 con đƣờng lây
nhiễm này, tuy nhiên, một số đáng kể thanh thiếu niên cịn cho rằng HIV có thể lây
truyền qua muỗi đốt hay côn trùng đốt (26%), qua ăn uống chung bát đũa (10%)
hoặc qua đƣờng hô hấp (13%). Đây là cách nhìn nhận mang tính bảo vệ thái q, là
mầm mống làm trầm trọng thêm định kiến xã hội đối với ngƣời đang có HIV. Chỉ
có 57% ngƣời đƣợc hỏi có kiến thức phịng tránh đầy đủ về HIV, có nghĩa là 43%
cịn lại hoặc chƣa có kiến thức phịng tránh HIV (có đến 7% số ngƣời đƣợc hỏi



15

khơng trả lời đúng đƣợc ít nhất 4 con đƣờng lây truyền cơ bản) hoặc có tiềm năng
có thái độ và hành vi kỳ thị với ngƣời nhiễm HIV vì đã trả lời sai ở một số phƣơng
thức lây truyền đƣợc nêu (36%). SAVY 2 cũng chỉ ra 3 mức độ về hiểu biết các con
đƣờng lây nhiễm HIV: Hiểu biết kém và có nguy cơ lây nhiễm HIV (7%) vì khơng
trả lời đúng các câu hỏi về các con đƣờng lây nhiễm cơ bản; hiểu biết trung bình và
có nguy cơ kỳ thị đối với ngƣời có HIV (36%) vì trả lời đúng cả 4 câu về các con
đƣờng lây nhiễm cơ bản nhƣng lại cho rằng HIV có thể lây truyền qua muỗi đốt hay
côn trùng đốt, qua ăn uống chung bát đĩa hoặc qua đƣờng hô hấp; hiểu biết tốt vì trả
lời đúng cả 7 câu (57%).

H
P

Nghiên cứu này cũng đề cập đến vấn đề là tỷ lệ những ngƣời có hiểu biết tốt
về HIV tăng theo trình độ học vấn. Nâng cao trình độ học vấn nói chung cùng với
việc tăng cƣờng hơn nữa giáo dục phòng chống HIV trong nhà trƣờng sẽ là biện
pháp hữu hiệu nhằm cung cấp kiến thức về phòng tránh HIV cho thanh thiếu niên
Việt Nam. Điều này đặc biệt quan trọng khi ngay cả ở trình độ đại học, tuy tỷ lệ có
hiểu biết cao, nhƣng vẫn cịn gần 1/3 thanh niên chƣa có hiểu biết tốt.

U

Hiểu biết về cách phòng tránh HIV của thanh thiếu niên tƣơng đối cao (trên
90%), nhƣng phƣơng án phịng tránh có liên quan đến chung thủy là “chỉ quan hệ

H


tình dục với một ngƣời khơng có HIV” lại có tỷ lệ ủng hộ thấp (76%). Thanh thiếu
niên khơng đề cao lịng chung thủy trong cuộc chiến chống HIV bằng các hình thức
khác là điều các nhà giáo dục và những ngƣời làm công tác truyền thơng phịng
chống HIV cần tính tới. Có khoảng từ 1/4 đến 1/3 nam nữ thanh thiếu niên đƣợc hỏi
đã khơng nắm chắc cách phịng tránh HIV, và họ đã có nguy cơ lây nhiễm HIV cao
hơn những ngƣời trả lời đúng cả 9 phƣơng pháp [3].
Các nghiên cứu về HIV/AIDS ở trên thế giới và Việt Nam đã có đóng góp rất
lớn cho cơng cuộc phịng chống HIV/AIDS những năm qua. Các nghiên cứu này chỉ
tập trung vào nhóm ngƣời có nguy cơ cao mà ít đề cập đến các nhóm ngƣời nhƣ
cơng nhân, học sinh, sinh viên… trong xã hội. Hiện nay, có thể thấy HIV khơng loại
trừ bất kỳ đối tƣợng nào. Việc nghiên cứu trên các đối tƣợng, địa phƣơng, từng
hoàn cảnh, giai đoạn khác nhau sẽ giúp cho cơng cuộc phịng chống HIV của từng


16

địa phƣơng có những giải pháp đúng đắn và hiệu quả. Các nghiên cứu trên nhóm
đối tƣợng là học sinh trƣờng nghề cịn rất ít và hạn chế cả về số lƣợng và quy mô.
Đặc thù của học sinh trƣờng nghề lái máy rất khác so với các học sinh, sinh viên
khác so về cả chất lƣợng đầu vào học và cơng việc đặc thù sau khi ra trƣờng. Vì vậy
cần phải có nghiên cứu sâu hơn về nhóm đối tƣợng này giúp cho cơng tác phịng,
chống HIV/AIDS đƣợc tồn diện và hiệu quả hơn

H
P

H

U



17

Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng, thời gian, địa điểm nghiên cứu
- Đối tƣợng: Học sinh trƣờng Cao đẳng nghề LICOGI
- Thời gian: 05 tháng từ tháng 01/2011 đến hết tháng 05/2011.
- Địa điểm: Trƣờng Cao đẳng nghề LICOGI, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải
Dƣơng.
2. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mơ tả cắt ngang có phân tích: sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu
định lƣợng kết hợp phƣơng pháp định tính.

H
P

3. Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu
3.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu

Học sinh thuộc 2 hệ của nhà trƣờng là cao đẳng và trung cấp (không chọn hệ
sơ cấp vì thời gian học ngắn 3 tháng; khi tiến hành nghiên cứu hệ sơ cấp đã kết thúc
khoá học).

U

3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu định lƣợng

Dựa trên cơng thức tính cỡ mẫu tỷ lệ cho nghiên cứu cắt ngang mô tả


H

n  Z 2(1α/2) 

Trong đó:

p  1  p 
d2

n: Cỡ mẫu nghiên cứu

Z2(1-a/2) : Hệ số tin cậy ở mức xác suất 95%, ta có Z(1-a/2) = 1,96
p=0,57 (theo SAVY 2, tỷ lệ thanh thiếu niên có kiến thức đúng về HIV đạt 57%)
d = 0,07, độ chính xác mong muốn giữa tỷ lệ thu đƣợc từ mẫu và quần thể
nghiên cứu
n= {1,96²x0,57x(1-0,57)}/0,07²= 193
Vậy cỡ mẫu tính đƣợc là 193 đối tƣợng (ƣớc tính tỷ lệ từ chối trả lời và bỏ
cuộc là 10%), cỡ mẫu làm tròn sẽ là 210. Cỡ mẫu thực tế khi thu thập số liệu là 224.
- Quy trình chọn mẫu: Sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống
và chọn mẫu theo tỷ lệ


18

Bước 1: Chọn học sinh thuộc 2 hệ từ 3 khố học của nhà trƣờng (khơng chọn
hệ sơ cấp vì thời gian học ngắn có 3 tháng). Lập danh sách toàn bộ học sinh của
trƣờng trong 2 hệ này theo thứ tự lần lƣợt từng năm học, từng lớp ta đƣợc danh sách
khung mẫu gồm 750 học sinh.
Bước 2: Tính số đối tƣợng nghiên cứu cần chọn ở mỗi lớp bằng cách lấy
tổng số đối tƣợng nghiên cứu ở mỗi lớp chia cho tổng số đối tƣợng nghiên cứu của

trƣờng và nhân với cỡ mẫu cần chọn. Sau đó làm tròn số ta đƣợc kết quả là số đối
tƣợng nghiên cứu cần đƣợc điều tra tại lớp đó, các lớp cịn lại làm tƣơng tự.
Bước 3: Tính khoảng cách mẫu k ( đƣợc tính bằng tổng số sinh viên trong
danh sách trên là 750 ngƣời chia cho 210), ta đƣợc hệ số k là 3,6 .

H
P

Bước 4: Khoảng cách mẫu k đƣợc làm tròn số là 4. Chọn ngẫu nhiên từ 1 đến
4 để xác định số thứ tự cho ngƣời đƣợc chọn đầu tiên trong danh sách mẫu; từ đó cứ
cách 4 ngƣời ta chọn đƣợc 1 ngƣời tiếp theo cho đến khi chọn đủ đối tƣợng nghiên
cứu của lớp. Sang các lớp khác, quy trình chọn đối tƣợng điều tra cũng thực hiện
tƣơng tự cho tới lớp cuối cùng.

+ Trong trƣờng hợp một đối tƣợng nào đó đƣợc chọn vắng mặt hoặc từ chối

U

tham gia nghiên cứu, chúng tơi sẽ tiến hành chọn ngƣời có số thứ tự liền kề thay
thế.

3.3. Cỡ mẫu nghiên cứu định tính: Nghiên cứu tiến hành 12 cuộc phỏng vấn sâu.

H

Chọn mỗi khoá 2 học sinh (hệ cao đẳng: 3 khoá; hệ trung cấp: 3 khoá), bao gồm cả
nam và nữ (6 nam và 6 nữ) vậy sẽ có 12 học sinh tham gia phỏng vấn sâu.
- Chọn mẫu nghiên cứu định tính: Các sinh viên đƣợc chọn đều tự nguyện
tham gia và bao gồm cả nam và nữ. Tiêu chí chọn (những sinh viên sống xa gia
đình, hiện tại đang ở trọ) đƣợc gửi cho Đoàn thanh niên của trƣờng. Đoàn thanh

niên căn cứ vào tiêu chí và chọn ra số học sinh đủ để tham gia phỏng vấn sâu. Các
đối tƣợng đƣợc chọn sẽ nhận đƣợc giấy mời tham gia, nếu đối tƣợng nào không
tham gia đƣợc sẽ thay thế bằng ngƣời kế tiếp có cùng tiêu chuẩn nhƣ vậy.
- Mục đích nghiên cứu định tính: Tìm hiểu kỹ hơn về các hành vi nguy cơ có
thể dẫn đến lây nhiễm HIV; thái độ của ĐTNC đối với ngƣời bị nhiễm HIV. Tìm
hiểu những khó khăn/rào cản trong việc tiếp cận với thơng tin về phịng chống
HIV/AIDS.


19

4. Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu
4.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
- Phương pháp thu thập số liệu trong nghiên cứu định lượng: phỏng vấn
bằng bộ câu hỏi tự điền (khuyết danh đối tƣợng nghiên cứu). Liên hệ với Ban Giám
hiệu nhà trƣờng bố trí học sinh đã đƣợc chọn tập trung vào giờ sinh hoạt cuối tuần
tại hội trƣờng của nhà trƣờng để điều tra viên phổ biến cách ghi phiếu, sau đó điền
thơng tin vào phiếu và nộp lại cho điều tra viên.
- Công cụ thu thập số liệu trong nghiên cứu định lượng: Bộ câu hỏi tự điền.
- Phương pháp thu thập số liệu trong nghiên cứu định tính: tiến hành phỏng

H
P

vấn sâu trong nhóm sinh viên đƣợc chọn (tự nguyện tham gia vào nghiên cứu, gồm
cả nam và nữ).

- Công cụ thu thập số liệu nghiên cứu định tính: nội dung phỏng vấn sâu, sổ
ghi chép, máy ghi âm, máy ảnh.


4.2. Tập huấn điều tra viên và tiến hành điều tra:
- Điều tra viên và giám sát viên:

U

+ Giám sát viên là bản thân nghiên cứu viên

+ Điều tra viên: gồm 03 điều tra viên trong đó 01 là bản thân nghiên cứu viên

H

và 02 cán bộ của Trung tâm Y tế thị xã Chí Linh. Tất cả các điều tra viên đƣợc tập
huấn về giám sát phát vấn trong vòng 2 giờ.
- Tiến hành điều tra:

+ Điều tra viên đƣợc chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm gồm 1 điều tra viên. Thời
gian thu thập số liệu định lƣợng là 2 buổi; thu thập số liệu định tính 2 buổi (6 cuộc
phỏng vấn sâu)
- Tiến hành thu thập số liệu định lƣợng (phát phiếu tự điền cho đối tƣợng
nghiên cứu):
+ Sau khi liên hệ đƣợc với ban giám hiệu nhà trƣờng tập trung số học sinh đã
đƣợc chọn theo danh sách vào giờ sinh hoạt cuối tuần tại hội trƣờng của nhà trƣờng.
Điều tra viên cùng với đoàn thanh niên của trƣờng giải thích rõ mục tiêu nghiên cứu
và cơng việc mà đối tƣợng nghiên cứu phải làm. Sau khi tất cả đối tƣợng nghiên


20

cứu ký vào bản đồng ý tự tham gia nghiên cứu thì các điều tra viên tiến hành phát
phiếu tự điền cho đối tƣợng nghiên cứu. Điều tra viên giám sát và hỗ trợ trong suốt

quá trình học sinh điền phiếu. Sau khi tự điền phiếu xong, điều tra viên sẽ đi thu lại
toàn bộ số phiếu đã phát ra.
+ Những trƣờng hợp đối tƣợng nghiên cứu đã đƣợc xác định trong danh sách
vắng mặt tại thời điểm thu thập số liệu thì loại khỏi nghiên cứu và chọn đối tƣợng
liền kề trong danh sách thay thế.
- Tiêu chuẩn về địa điểm điền phiếu của học sinh
+ Các đối tƣợng nghiên cứu mỗi ngƣời ngồi một bàn và tự điền phiếu, đảm

H
P

bảo tính riêng tƣ khơng bị quấy rầy trong suốt thời gian điền phiếu
+ Đảm bảo khơng có sự can thiệp của các thầy cô giáo trong suốt quá trình
học sinh điền phiếu.
- Hoạt động giám sát:

+ Sau mỗi buổi phát phiếu điều tra, tất cả các điều tra viên tập trung tại văn
phịng Đồn trƣờng và nộp lại ngay toàn bộ số phiếu vừa thu đƣợc.

U

+ Giám sát viên sẽ thu toàn bộ các phiếu này và kiểm tra toàn bộ số phiếu
thu thập đƣợc trong ngày của các nhóm điều tra; nếu có gì sai sót thì hỏi lại ngay

H

điều tra viên để làm rõ và loại bỏ những phiếu không đạt yêu cầu.
- Điều tra viên trong nghiên cứu định tính: do nghiên cứu viên thực hiện
cùng đối tƣợng nghiên cứu theo chủ đề đã dự kiến.
5. Phƣơng pháp phân tích số liệu

- Xử lý số liệu trong nghiên cứu định lƣợng: nhập liệu bằng phần mềm Epi
data 3.1; phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0
+ Kiểm tra lại toàn bộ các phiếu thu thập thông tin sau khi thu về: đảm bảo
các thông tin đƣợc điền đầy đủ, chính xác.
+ Mã hố bằng số cụ thể; làm sạch số liệu
+ Trong quá trình phân tích: thống kê mơ tả (sử dụng tần số, tỷ lệ % để mô tả
các biến nhƣ: tuổi, giới, trình độ học vấn…); thống kê phân tích (dùng kiểm định
Khi bình phƣơng để phân tích sự khác biệt giữa 2 tỷ lệ, xác định mối liên quan giữa


21

2 biến phân loại. Sau khi phân tích 2 biến, số liệu đƣợc phân tích đa biến bằng cách
sử dụng mơ hình hồi qui logistic để xác định mối tƣơng quan giữa các tỷ lệ đạt kiến
thức, thái độ, thực hành phịng chống HIV/AIDS, sau khi kiểm sốt với một số yếu
tố nhiễu…)
- Xử lý số liệu trong nghiên cứu định tính: Ghỡ băng; tổng hợp, trích dẫn
nguyên văn theo chủ đề nghiên cứu.
6. Một số khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá
6.1. Một số khái niệm dùng trong nghiên cứu
HIV: tên viết tắt của tiếng anh là Human immunodeficience Virus (Vi rut gây
suy giảm miễn dịch ở ngƣời). Loại virut khi xâm nhập vào cơ thể ngƣời sẽ tấn công

H
P

trực tiếp hệ thống miễn dịch, làm cơ thể giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh
nhiễm trùng cơ hội và ung thƣ. Có 2 loại HIV-1 và HIV-2 [8].

AIDS: tên viết tắt của tiếng anh là Acquired Immuno Deficiency Syndrome

(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở ngƣời). Là giai đoạn cuối của quá trình
nhiễm HIV, thƣờng biểu hiện bằng các bệnh nhiễm trùng cơ hội và ung thƣ do hệ

U

thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm. Đây là hội chứng mắc phải do HIV tấn
công trực tiếp hệ thống miễn dịch, không phải là bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh
và không do các nguyên nhân khác [8].

H

Kỳ thị: là thái độ khinh thƣờng hay thiếu tơn trọng ngƣời khác. Kỳ thị ngƣời
có liên quan đến HIV là thái độ khinh thƣờng, hay thiếu tơn trọng ngƣời khác vì
biết hoặc nghi ngờ ngƣời đó có quan hệ gần gũi với ngƣời nhiễm HIV hoặc nghi
ngờ ngƣời đó bị nhiễm HIV [21].
Kiến thức phịng chống HIV/AIDS: là những thông tin mà đối tƣợng nghiên
cứu biết về đại dịch HIV/AIDS, nguyên nhân gây bệnh, mức độ nguy hiểm, đƣờng
lây, những hành vi nguy cơ, đối tƣợng nguy cơ, cách phòng chống HIV/AIDS.
Thái độ phòng chống HIV/AIDS: là những quan điểm nhìn nhận, cách cƣ xử
với ngƣời nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng, về việc mua/nhận bao cao su, sử
dụng bơm kim tiêm của đối tƣợng nghiên cứu.
Thực hành phòng chống HIV/AIDS: là những việc làm cụ thể mà đối tƣợng
nghiên cứu làm với ý thức phòng chống HIV/AIDS cho bản thân và cộng đồng.


×