Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Nhu cầu đào tạo liên tục về chuyên ngành tim mạch của bác sĩ tại cơ sở y tế tuyến quậnhuyện và khả năng đáp ứng của bệnh viện tim hà nội năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 146 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

PHẠM THÙY TRANG

H
P

NHU CẦU ĐÀO TẠO LIÊN TỤC VỀ CHUYÊN NGÀNH
TIM MẠCH CỦA BÁC SĨ TẠI CƠ SỞ Y TẾ TUYẾN

U

QUẬN/HUYỆN VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG
CỦA BỆNH VIỆN TIM HÀ NỘI NĂM 2017

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01

HÀ NỘI, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

PHẠM THÙY TRANG

H
P



NHU CẦU ĐÀO TẠO LIÊN TỤC VỀ CHUYÊN NGÀNH
TIM MẠCH CỦA BÁC SĨ TẠI CƠ SỞ Y TẾ TUYẾN
QUẬN/HUYỆN VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG
CỦA BỆNH VIỆN TIM HÀ NỘI NĂM 2017

U

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. NGUYỄN CÔNG KHẨN
TS. TRẦN THỊ MỸ HẠNH

HÀ NỘI, 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn, giáo viên hướng dẫn thầy GS.TS. Nguyễn Công
Khẩn, cô TS. Trần Thị Mỹ Hạnh, thầy cơ đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình viết
đề cương đến khi hồn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn Giám đốc bệnh viện Tim Hà Nội đã quan tâm, giúp đỡ tơi
hồn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn các giảng viên bệnh viện Tim Hà Nội, trung tâm đào tạo, cán
bộ y tế tại 45 cơ sở y tế đã hỗ trợ tôi trong q trình thu thập số liệu, hồn thành báo

cáo luận văn.

H
P

Tơi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, các anh/chị đồng nghiệp và
bạn bè động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình học tập.

Phạm Thùy Trang

H

U


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC BIỂU......................................................................................... vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ..................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................4
1.1.

Một số khái niệm ...........................................................................................4


1.2.

Nhu cầu đào tạo và đánh giá nhu cầu đào tạo ...............................................5

1.3.

Một số quy định liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của bác sĩ tuyến

H
P

quận/huyện tại Việt nam ........................................................................................10
1.4.

Các khóa ĐTLT về chuyên ngành tim mạch và một số kỹ năng cần thiết..12

1.5.

Đào tạo liên tục cán bộ y tế chuyên khoa tim mạch ở một số nước trên Thế

U

giới và Việt Nam ....................................................................................................15
1.6.

Thực trạng công tác đào tạo chuyên ngành tim mạch cho cán bộ y tế bệnh

viện quận/huyện tại bệnh viện Tim Hà Nội ...........................................................21
1.7.


H

Khung lý thuyết ...........................................................................................24

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................27
2.1.

Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................27

2.2.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...............................................................27

2.3.

Thiết kế nghiên cứu .....................................................................................28

2.4.

Cỡ mẫu.........................................................................................................28

2.5.

Phương pháp chọn mẫu ...............................................................................29

2.6.

Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................29

2.7.


Biến số nghiên cứu ......................................................................................31

2.8.

Khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá ...................................................32

2.9.

Phương pháp phân tích số liệu.....................................................................32

2.10.

Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ...............................................................33


iii

2.11.

Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số ...............33

2.11.1. Hạn chế của nghiên cứu ........................................................................33
2.11.2. Sai số và biện pháp khắc phục sai số ....................................................34
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................35
3.1.

Một số đặc điểm của bệnh viện, trung tâm y tế tuyến quận/huyện và bác sĩ

tham gia nghiên cứu ...............................................................................................35

3.2.

Nhu cầu đào tạo liên tục chuyên khoa tim mạch của bác sĩ tại bệnh viện

quận/huyện Hà Nội ................................................................................................40
3.3.

Khả năng đáp ứng về đào tạo liên tục về chuyên ngành tim mạch của bệnh

viện Tim Hà Nội ....................................................................................................52
3.4.

H
P

Triển khai công tác đào tạo liên tục trong thời gian tới ..............................62

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................................65
4.1.

Nhu cầu đào tạo liên tục về chuyên ngành tim mạch của các bác sĩ tại các

cơ sở y tế tuyến quận/huyện Hà Nội ......................................................................65
4.2.

Khả năng đáp ứng về đào tạo liên tục về chuyên ngành tim mạch của bệnh

U

viện Tim Hà Nội năm 2017 ...................................................................................72

4.3.

Kế hoạch triển khai công tác đào tạo liên tục bệnh viện Tim năm 2018 ....77

KẾT LUẬN ...............................................................................................................80

H

KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................82
TIẾNG VIỆT .........................................................................................................82
TIẾNG ANH ..........................................................................................................84
PHỤ LỤC ..................................................................................................................86
Phụ lục 1: Danh sách các cơ sở y tế tuyến quận/huyện .........................................86
Phụ lục 2: Danh mục chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành tim mạch tuyến
quận/huyện .............................................................................................................88
Phụ lục 3: Biến số nghiên cứu ...............................................................................89
Phụ lục 4: Giấy đồng ý tham gia trả lời phỏng vấn ...............................................98
Phụ lục 5: Phiếu thu thập nhu cầu đào tạo .............................................................99
Phụ lục 6: Phiếu thu thập khả năng đáp ứng đào tạo liên tục bệnh viện Tim .....108


iv

Phụ lục 7: Hướng dẫn phỏng vấn sâu cán bộ quản lý đào tạo .............................112
Phụ lục 8: Hướng dẫn phỏng vấn sâu bác sĩ bệnh viện quận/huyện ...................115
Phụ lục 9: Hướng dẫn phỏng vấn sâu cán bộ quản lý đào tạo bệnh viện Tim ....118
Phụ lục 10: Hướng dẫn phỏng vấn sâu Giảng viên .............................................121
Phụ lục 11: Hướng dẫn phỏng vấn sâu Điều phối viên .......................................123
Phụ lục 12: Biên bản giải trình chỉnh sửa sau bảo vệ ..........................................125

Phụ lục 13: Nhận xét của phản biện 1 .................................................................129
Phụ lục 14: Nhận xét của phản biện 2 .................................................................132

H
P

H

U


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CME

Continuing Medical Education
(Cập nhật kiến thức y khoa liên tục)

CPD

Continuing Professional Development
(Phát triển nghề nghiệp liên tục)

ĐTLT

Đào tạo liên tục

ĐTNC


Đối tượng nghiên cứu

JICA

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

TNA

Training need analysis

H
P

(Đánh giá nhu cầu đào tạo)

H

U


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Danh sách chương trình, tài liệu đã được Sở Y tế thẩm định, phê duyệt
đối tượng bác sĩ ......................................................................................................13
Bảng 3.1. Thông tin về bệnh viện tuyến quận/huyện, trung tâm y tế ....................35
Bảng 3.2. Thông tin chung về cán bộ y tế tham gia nghiên cứu ...........................36
Bảng 3.3. Thực trạng đào tạo liên tục đã từng tham gia ........................................38
Bảng 3.4. Thực trạng kiến thức về kỹ thuật tim mạch của bác sĩ ..........................40

Bảng 3.5. Thực trạng kỹ năng thực hiện kỹ thuật tim mạch của bác sĩ .................42
Bảng 3.6. Mức độ tự tin về thực hiện kỹ thuật tim mạch ......................................43

H
P

Bảng 3.7. Nhu cầu đào tạo chuyên khoa tim mạch ...............................................44
Bảng 3.8. Mong muốn của NVYT về hình thức đào tạo liên tục ..........................48
Bảng 3.9. Đánh giá khả năng đáp ứng cơ sở vật chất của giảng viên ...................54
Bảng 3.10. Thông tin chung về giảng viên tham gia nghiên cứu ..........................56
Bảng 3.11. Đáp ứng điều kiện tham gia đào tạo theo đánh giá giảng viên ...........57

U

Bảng 3.12. Xây dựng chương trình giảng dạy theo đánh giá giảng viên ..............58
Bảng 3.13. Viết bài và lượng giá ...........................................................................59
Bảng 3.14. Chi trả, thù lao giảng dạy ....................................................................60

H

Bảng 3.15. Tỷ lệ thời gian giảng dạy và hình thức khen thưởng giảng viên.........60


vii

DANH MỤC CÁC BIỂU
Hình 1.1. Khung lý thuyết xác định nhu cầu đào tạo ............................................24
Biểu đồ 3.1. Khóa đào tạo bác sĩ đã tham gia tại bệnh viện Tim Hà Nội .............37
Biểu đồ 3.2. Nhu cầu đào tạo liên tục theo mức độ ưu tiên...................................47
Biểu đồ 3.3. Nhu cầu khóa học đối với bệnh viện tuyến quận/huyện ...................49

Biểu đồ 3.4. Nhu cầu khóa học đối với trung tâm y tế ..........................................50

H
P

H

U


viii

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Nhằm cung cấp thơng tin giúp Bệnh viện Tim Hà Nội lập kế hoạch tổ chức,
thực hiện công tác đào tạo liên tục đáp ứng nhu cầu thực tiễn dành cho bác sỹ tuyến
y tế cơ sở, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đánh giá nhu cầu đào tạo liên tục chuyên
ngành tim mạch của bác sĩ tại cơ sở y tế tuyến quận/huyện và khả năng đáp ứng của
bệnh viện Tim Hà Nội năm 2017. Sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang kết hợp
định lượng và định tính được tiến hành tại 15 bệnh viện tuyến quận/huyện và 30
Trung tâm y tế và tại bệnh viện Tim Hà Nội, với 450 bác sĩ đang công tác tại các cơ
sở y tế tuyến quận/huyện trực thuộc Sở Y tế Hà Nội hiện công tác tại các Khoa Nội
hoặc Khoa Tim mạch, Khoa Hồi sức cấp cứu và Khoa Khám bệnh của 45 cơ sở y tế

H
P

và 29 bác sĩ tham gia đào tạo liên tục tại Bệnh viện Tim Hà Nội, mục tiêu nghiên
cứu nhằm: (1) Xác định nhu cầu đào tạo liên tục về chuyên ngành tim mạch của bác
sĩ tại cơ sở y tế tuyến quận/huyện Hà Nội năm 2017; và (2) Phân tích khả năng đáp
ứng về đào tạo liên tục chuyên ngành tim mạch của Bệnh viện Tim Hà Nội năm

2017.

Kết quả cho biết với kỹ thuật thông dụng nhất là đọc Điện tâm đồ cũng chỉ có

U

3,8% số bác sĩ có kỹ năng thực hành tốt, những kỹ thuật phổ thông hơn như nghiệm
pháp Atropin cũng chỉ có 1,6% có khả năng thực hành, với các kỹ thuật siêu âm tim
thì gần 100% chưa thực hành được, tuy nhiên còn tùy thuộc vào nhu cầu điều trị

H

thực tế tại tuyến quận/huyện, thiếu hụt về nhân lực, thiết bị và lưu lượng bệnh
nhân... Từ đó, 65,8% bác sĩ có nhu cầu cần được đào tạo ngay về điện tâm đồ, trên
20% bác sĩ rất cần được đào tạo về siêu âm tim. Với từng khóa đào tạo, nghiên cứu
cũng xác định được những kỹ năng mà học viên cần thiết nhất phù hợp với loại hình
bệnh nhân hay gặp ở tuyến quận/huyện. Với tỷ lệ 93,1% có trình độ từ thạc sĩ trở
lên, đã được đào tạo về phương pháp giảng dạy, 51,7% có thâm niên cơng tác trên
10 năm trong chun ngành tim mạch và trên 10% tham gia giảng dạy từ 5 năm trở
lên. Bên cạnh đó, với số lượt khám trung bình 1000 ca/ngày và với các bệnh lý
chuyên sâu, bộ phận quản lý đào tạo có nghiệp vụ tốt, Bệnh viện Tim Hà Nội đáp
ứng tốt các nhu cầu đào tạo nói trên. Kết quả nghiên cứu là bằng chứng hữu ích để
phịng đào tạo có những khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo liên tục
trong thời gian tới.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức y tế thế giới, các bệnh không lây nhiễm (non-communicable

diseases) chiếm đến 75% số ca tử vong tại Việt Nam vào năm 2010, trong số đó,
các bệnh về tim mạch là nguyên nhân trực tiếp gây ra gần 40% các ca tử vong nói
trên. Bệnh tim đang có chiều hướng gia tăng tại Việt Nam với hơn 90 triệu dân,
Việt Nam cần phát triển thêm các trung tâm tim mạch và do đó việc đào tạo các
khóa chuyên sâu về tim mạch cho bác sĩ là hết sức cần thiết. Xuất phát từ nhu cầu
đó, Bộ Y tế giao cho các bệnh viện có chuyên khoa tim mạch thực hiện nhiệm vụ
này, trong đó có Bệnh viện Tim Hà Nội – một bệnh viện chuyên khoa tuyến cuối về
tim mạch của Thành phố Hà Nội và của cả nước.
Vào tháng 4/2016, Bộ Y tế đã ra Quyết định số 1303/QĐ-BYT ngày về việc

H
P

phê duyệt bổ sung chuyên khoa ưu tiên, trong đó chuyên khoa tim mạch được giao
cho Bệnh viện Tim Hà Nội vào danh sách bệnh viện tham gia Đề án Bệnh viện vệ
tinh giai đoạn 2016 – 2020 (Đợt 2), phụ trách đào tạo cho các cơ sở y tế thuộc 16
tỉnh thành trên cả nước [11] và Quyết định số 752/QĐ-BYT ngày 05/3/2014 của Bộ
Y tế, Bệnh viện Tim Hà Nội được Bộ Y tế giao nhiệm vụ Đào tạo, chuyển giao kỹ

U

thuật cho 6 tỉnh thuộc Dự án Hỗ trợ Y tế các tỉnh Đông Bắc Bộ & Đồng Bằng Sông
Hồng (Norred) [9]. Bệnh viện Tim Hà Nội cũng được Sở Y tế Hà Nội giao đào tạo
chuyên nghành tim mạch cho các bệnh viện tuyến của Hà Nội. Như vậy, tính trên

H

phạm vi cả nước, Bệnh viện Tim Hà Nội đã đào tạo cho các cơ sở y tế trên 30 tỉnh,
thành và đặc biệt chịu trách nhiệm đào tạo cho 45 cơ sở y tế tuyến quận, huyện
thuộc thành phố Hà Nội.


Tỷ lệ tử vong do các bệnh liên quan đến tim mạch ngày một tăng ở các nước
đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Trong đó, nguyên nhân hàng đầu là do tăng
huyết áp – một bệnh có tỷ lệ mắc cao và được cho là phổ biến và ngày càng trẻ hoá
tại cộng đồng. Do vậy, việc đào tạo được đội ngũ bác sĩ tuyến quận/huyện có
chun mơn tốt và thực hiện được những xét nghiệm cận lâm sàng cơ bản nhất giúp
chẩn đoán và quản lý điều trị ngay tại tuyến cơ sở là rất cần thiết [2].
Bên cạnh đó, việc bác sĩ tại tuyến quận/huyện có khả năng sàng lọc, phát hiện
các bệnh nhân có tình trạng nặng, nguy cơ cao cần phải chuyển lên tuyến trên để
thực hiện các kỹ thuật điều trị chuyên sâu như: can thiệp tim mạch hoặc phẫu thuật


2

tim mạch nhằm tăng khả năng cứu sống người bệnh/được kịp thời điều trị cũng là
một nhu cầu cần thiết.
Qua quá trình khảo sát, thấy rõ tại các đơn vị có số lượng bệnh nhân mắc bệnh
lý tim mạch chiếm tỷ lệ cao trong đó có nhiều bệnh nhân cần phải điều trị bằng các
kỹ thuật chuyên sâu về tim mạch như: can thiệp tim mạch hoặc phẫu thuật tim
mạch. Tuy nhiên, đội ngũ y bác sỹ được đào tạo chuyên sâu về chuyên ngành tim
mạch không nhiều nên việc chẩn đốn và điều trị cịn nhiều hạn chế.
Những năm gần đây, việc tham gia các khóa đào tạo liên tục tại Bệnh viện
Tim Hà Nội đã giúp cho các cơ sở y tế của Hà Nội triển khai được nhiều kỹ thuật
mới, kỹ thuật khó về tim mạch như Siêu âm tim, can thiệp tim mạch, đồng thời
nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chuyển tuyến kịp thời. Vì thế số người học

H
P

và các khóa học được tổ chức tại đây cũng tăng lên. Bên cạnh đó, ngày 28/9/2016,

Bộ Y tế ban hành Thông tư 35/2016/TT-BYT quy định các bác sĩ bắt buộc phải có
chứng chỉ của một số kỹ thuật mới được phép chỉ định, thực hiện và thanh tốn bảo
hiểm y tế, trong đó có hàng chục kỹ thuật khám và điều trị chuyên khoa tim mạch
[12]. Các quy định này dẫn đến nhu cầu tham gia các khóa đào tạo sẽ được điều

U

chỉnh nhằm vừa đáp ứng yêu cầu chuyên môn mà cơ sở y tế dự kiến triển khai và
vừa đáp ứng nhu cầu thực hiện đúng thông tư của Bộ Y tế.

Với lưu lượng bệnh nhân đến khám và điều trị khoảng 1000 lượt/ngày. Bệnh

H

viện Tim Hà Nội là cơ sở y tế có số lượng bệnh nhân lớn và loại hình bệnh tim
mạch đa dạng, có số lượng bác sĩ chuyên khoa có năng lực chun mơn ở mức cao,
đồng thời được đào tạo, tập huấn về phương pháp giảng dạy lâm sàng. Đây là
những điều kiện tốt phục vụ công tác đào tạo thực hành. Tuy nhiên với cường độ
làm việc cao cũng có thể là rào cản đối với việc đào tạo do cơng việc q bận rộn.
Vì vậy Bệnh Tim Hà Nội cũng rất cần thực hiện các nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu
đào tạo nhằm lập kế hoạch tổ chức các khóa học phù hợp với nhu cầu của bác sĩ là
học viên đến học, mặt khác đánh giá này mong muốn xác định thêm được kỹ năng
cốt lõi cần được chú trọng trong mỗi khóa học, đồng thời đánh giá khả năng đáp
ứng và những rào cản trong cơng tác đào tạo nhằm góp phần nâng cao hiệu quả đào
tạo. Từ đó, chúng tơi tiến hành nghiên cứu “Nhu cầu đào tạo liên tục về chuyên
ngành tim mạch của bác sĩ tại cơ sở y tế tuyến quận/huyện và khả năng đáp
ứng của bệnh viện Tim Hà Nội năm 2017”.


3


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định nhu cầu đào tạo liên tục về chuyên ngành tim mạch của bác sĩ tại
cơ sở y tế tuyến quận/huyện Hà Nội năm 2017.
2. Phân tích khả năng đáp ứng về đào tạo liên tục chuyên ngành tim mạch của
Bệnh viện Tim Hà Nội năm 2017.

H
P

H

U


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Một số khái niệm
Đào tạo liên tục (ĐTLT): là các khóa đào tạo ngắn hạn, bao gồm: đào tạo bồi

dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ; cập nhật kiến thức y khoa liên tục
(Continuing Medical Education – CME); phát triển nghề nghiệp liên tục
(Continuing Professional Development – CPD); đào tạo chuyển giao kỹ thuật, đào
tạo theo nhiệm vụ chỉ đạo tuyến và các khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ khác
cho cán bộ y tế mà không thuộc hệ thống văn bằng giáo dục quốc dân [7].
Cơ sở đào tạo liên tục: là các bệnh viện, viện có giường bệnh; viện nghiên
cứu; các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp/dạy nghề y tế; các cơ sở giáo dục khác có


H
P

đào tạo mã ngành thuộc khối ngành khoa học sức khỏe; các trung tâm có đào tạo
nhân lực y tế [7].

Mã cơ sở đào tạo liên tục: là hệ thống ký hiệu để phân loại và quản lý các cơ
sở đào tạo liên tục được Bộ Y tế cơng nhận [7].

Nhu cầu đào tạo: chính là những kiến thức, kỹ năng, phương pháp và quan

U

điểm mà học viên cần học để đáp ứng những nguyện vọng trong công việc và cuộc
sống của họ [18].

Đánh giá nhu cầu đào tạo (Training need analysis – TNA): là một quá trình

H

mà người nghiên cứu cố gắng hiểu rõ về người tham gia và năng lực của họ trước
khi đào tạo. Đánh giá nhu cầu đào tạo quan tâm đến nhu cầu cần phải học, khơng
phải quan tâm đến việc thích hay khơng thích của người học. Đánh giá nhu cầu đào
tạo giúp xác định sự chênh lệch giữa kỹ năng, kiến thức và thái độ mà người học
đang có với kỹ năng, kiến thức và thái độ mà người học cần phải có [18].
Đánh giá nhu cầu đào tạo là một cơng cụ nhằm xác định các khóa đào tạo hoặc
các hoạt động được cung cấp cho các cán bộ để họ thực hiện tốt cơng việc của mình
[35]. Nhu cầu đào tạo nảy sinh khi có một “khoảng cách” giữa năng lực địi hỏi cần
phải có của một người để thực hiện công việc của họ và năng lực/ kiến thức thực tế

mà họ có [41].
“Đánh giá nhu cầu đào tạo”, hoặc “phân tích nhu cầu đào tạo” là phương pháp
xác định xem liệu nhu cầu đào tạo có tồn tại khơng, và nếu có nhu cầu đào tạo, loại


5

hình đào tạo gì cần phải có để lấp đầy những thiếu hụt đó [41]. Kết quả của việc
phân tích nhu cầu đào tạo sẽ làm rõ những vấn đề, những nội dung cần phải có
trong một khố đào tạo. Những kiến thức và kỹ năng mà học viên thu được trong
khoá đào tạo sẽ làm tăng khả năng, năng lực của họ và cho phép họ thực hiện công
việc ở mức độ có thể chấp nhận được. Bằng việc phân tích nhu cầu đào tạo, kết quả
thu được sẽ giúp chúng ta xác định được những đối tượng cần phải đào tạo cũng
như chú trọng chính xác vào việc cần phải đào tạo nội dung gì. Một nghiên cứu
đánh giá nhu cầu đào tạo được triển khai đúng phương [21]pháp sẽ đảm bảo những
giải pháp dựa trên những kết quả thu được của nghiên cứu sẽ giải quyết một cách có
hiệu quả những vấn đề thực sự đang tồn tại [41].
1.2.

H
P

Nhu cầu đào tạo và đánh giá nhu cầu đào tạo

1.2.1. Nhu cầu đào tạo

Tại sao phải đánh giá nhu cầu đào tạo?

Đánh giá nhu cầu đào tạo nhằm [35]: 1) Xác định xem việc đào tạo có tạo nên
sự khác biệt trong thực hiện công việc không. 2) Quyết định những chương trình


U

đào tạo đặc biệt cho từng nhu cầu của các bộ và những chương trình đào tạo nào sẽ
cải thiện năng lực trong công việc của cán bộ và 3) Phân biệt sự khác biệt giữa nhu
cầu đào tạo và những vấn đề của cơ quan/ tổ chức.

H

Việc xây dựng một chương trình đào tạo bao gồm các bước theo trình tự và có
thể được chia thành 5 giai đoạn: 1) Xác định nhu cầu, 2) Xây dựng các mục tiêu đào
tạo, 3) Thiết kế chương trình, 4) Triển khai đào tạo và 5) Đánh giá chương trình đào
tạo. Để đạt được mục tiêu đào tạo, tất cả các chương trình đào tạo cần phải được bắt
đầu với việc xác định nhu cầu. Ngay từ trước khi một chương trình đào tạo thực sự
được tiến hành, những người quản lý cần phải xác định 1) Đối tượng nào cần được
đào tạo, 2) Họ cần được đào tạo gì, 3) Khi nào thì phải đào tạo, 4) Đào tạo tại đâu,
và 5) Đào tạo như thế nào [36].
Xác định nhu cầu đào tạo sẽ giúp trả lời những câu hỏi [41]: 1) Xác định xem
liệu việc đào tạo có cần thiết hay khơng? 2) Xác định các nguyên nhân dẫn đến việc
thực thi công việc của nhân viên chưa tốt, chưa hiệu quả. 3) Xác định nội dung và


6

phạm vi đào tạo phù hợp. 4) Xác định những kết quả đào tạo mong muốn. 5) Xây
dựng cơ sở đo lường chất lượng đào tạo và 6) Nhận hỗ trợ về mặt quản lý.
Có được một đội ngũ nhân lực y tế năng lực, trình độ chun mơn tốt, vững
vàng là điều kiện quan trọng cho việc thực hành có hiệu quả hoạt động chăm sóc y
tế để phịng ngừa dịch bệnh và nâng cao sức khỏe cho mọi người. Tuy nhiên, kể cả
ở nhiều nước phát triển với ngân sách dành cho y tế rất lớn, đội ngũ nhân lực y tế

vẫn chưa hoàn toàn đầy đủ năng lực để cung cấp dịch vụ y tế với chất lượng cao và
đảm bảo an toàn cho người bệnh. Một trong những lý do của thực trạng này là do
chưa có được một hệ thống tồn diện và lồng ghép đầy đủ về đào tạo liên tục trong
lĩnh vực y tế, cả ở cấp độ cá nhân lẫn hệ thống. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng

H
P

dường như cách tiếp cận với đào tạo liên tục ở tầm quốc gia vẫn chưa đủ để hỗ trợ
cán bộ y tế đạt được và duy trì hiệu quả hoạt động của họ.

Những kiến thức đa dạng trong trường học có thể giúp bác sĩ đưa ra các quyết
định về chuyên môn bao gồm: kiến thức chính thức hoặc thực sự; kiến thức theo thủ
tục và kiến thức về trực giác. Những kiến thức, kinh nghiệm từ thực tế sẽ thu nhận

U

được từ tất cả các loại hình kiến thức đa dạng trên. Những kiến thức mới không
phải lúc nào cũng được áp dụng trực tiếp trong quá trình hành nghề. Các bác sĩ
muốn phát triển và thay đổi việc hành nghề của mình thơng qua trao đổi và đối thoại

H

về chun môn với đồng nghiệp nhiều hơn thông qua kết quả của q trình đào tạo
chính thống. Vì vậy, q trình đào tạo cần thiết cho thực hành lâm sàng có hiệu quả
được coi là một bước của quá trình phát triển liên tục hơn là mục tiêu đầu vào.
Người bác sĩ phải học những kiến thức thực hành thông qua việc suy ngẫm lại việc
thực hành của bản thân và từ những đồng nghiệp khác. Thơng qua q trình diễn
tiến liên tục này người bác sĩ có thể xác định và làm rõ những nhu cầu đào tạo của
mình. Một hệ thống đào tạo liên tục bao gồm nhiều khía cạnh sẽ đáp ứng tốt nhất tất

cả các nhu cầu của người bác sĩ, đồng thời cũng cân nhắc những sự khác biệt trong
vai trị chun mơn, nhu cầu và các ưu tiên đào tạo.


7

1.2.2. Các bước tiến hành đánh giá nhu cầu đào tạo
Đào tạo liên tục chỉ được thực hiện có hiệu quả khi đảm bảo được 3 yếu tố
sau: có nhu cầu (lý do rõ ràng) cho việc thực hiện đào tạo liên tục; việc học tập phải
được dựa trên cơ sở nhu cầu đã được xác định đó và các hoạt động tiếp theo để giúp
củng cố những thứ đã học được sau khi việc học tập đã hoàn thành. Xác định nhu
cầu đào tạo nhằm phát hiện chính xác những vấn đề cần đào tạo, đối tượng cán bộ y
tế cần được đào tạo và đưa ra được chương trình đào tạo phù hợp với u cầu cũng
như hồn cảnh thực tế của cơng việc. Vì vậy, đánh giá nhu cầu là một phần không
thể tách rời của hoạt động đào tạo liên tục để nó thành cơng.
Bước đầu tiên trong việc thiết kế một chương trình đào tạo là tiến hành một

H
P

đánh giá nhu cầu đào tạo. Có nhiều cách để xác định nhu cầu đào tạo, nhưng nhìn
chung đánh giá nhu cầu đào tạo là mơ tả khoảng cách giữa “cái hiện có” và “cái cần
có” trong hiện tại và trong tương lai để thực hiện công việc. Các khoảng cách này
có thể là những sự khác biệt giữa [36]: 1) Những điều mà một tổ chức kỳ vọng sẽ
xảy ra và những gì thực tế xảy ra; 2) Việc thực thi công việc theo kỳ vọng và trên

U

thực tế; 3) Những khả năng và kỹ năng hiện tại của cán bộ và những khả năng, kỹ
năng mà họ được kỳ vọng là phải có.


Các tác giả khác nhau chia quá trình tiến hành đánh giá nhu cầu đào tạo thành

H

các bước khác nhau: 4 bước, 5 bước, 6 bước [38] [33]. Nhìn chung quá trình tiến
hành đánh giá nhu cầu đều tương tự nhau, như phân tích thiếu hụt trong triển khai
cơng việc, xác định ưu tiên và tầm quan trọng, xác định nguyên nhân của các vấn đề
thực thi công việc, xây dựng các giải pháp,...
Trong khuôn khổ Dự án JICA Cải thiện quản lý địa phương ở Campuchia chỉ
ra 5 bước Đánh giá nhu cầu đào tạo: Bước 1: Xác định vấn đề và nhu cầu; Bước 2:
Xác định thiết kế đánh giá nhu cầu; Bước 3: Thu thập dữ liệu; Bước 4: Phân tích dữ
liệu; Bước 5: Cung cấp phản hồi [37].
Theo một số tác giả, có 6 bước trong q trình xác định nhu cầu đào tạo cần có
như sau [40]:
Bước 1 - Xác định những nhu cầu: Xác định phạm vi của một tổ chức, phân tích
những thiếu hụt trong việc thực thi công việc, xây dựng mục tiêu.


8

Bước 2 - Xây dựng thiết kế phân tích nhu cầu: Xây dựng các tiêu chí lựa chọn
phương pháp, đánh giá ưu điểm và nhược điểm của từng phương pháp.
Bước 3 - Thu thập số liệu: Tiến hành các cuộc phỏng vấn, rà soát tài liệu, quan sát
các đối tượng tại nơi làm việc của họ.
Bước 4 - Phân tích số liệu: Phân tích định tính hoặc phân tích định lượng từ đó xác
định các giải pháp/các khuyến nghị.
Bước 5 - Phản hồi: Viết báo cáo và trình bày kết quả, xác định gợi ý các nội dung
đào tạo theo nhu cầu.
Bước 6: Xây dựng kế hoạch hành động.

Có nhiều kỹ thuật có thể được sử dụng đơn thuần hoặc kết hợp với nhau để

H
P

đánh giá nhu cầu đào tạo. Nhiều tác giả đã khuyến cáo nên sử dụng nhiều hơn 1 kỹ
thuật để có thể có những thơng tin toàn diện hơn, việc chọn sử dụng kỹ thuật đánh
giá nào lại phụ thuộc vào nguồn lực của nghiên cứu [35].

1. Gặp nhà quản lý: Hầu hết các nhà quản lý đều tham gia vào quá trình lập kế
hoạch hoạt động của công ty cũng như xây dựng chiến lược phát triển của

U

cơng ty, họ biết sẽ cần những gì. Họ biết những khả năng hiện tại của cán bộ
và những gì cần phải cung cấp/bổ sung để nâng cao năng lực của cán bộ.
2. Gặp trực tiếp cán bộ: Thảo luận với những cán bộ làm việc trực tiếp xem họ

H

phải đối mặt với những cơng việc gì hàng ngày, những gì có thể làm cho
cơng việc của họ dễ dàng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên nên nhớ là lưu ý họ tập
trung vào những gì họ CẦN hơn là những gì họ MUỐN.
3. Tiến hành nghiên cứu: Thiết kế một nghiên cứu đánh giá sẽ có hiệu quả vì có
nhiều đối tượng có thể tham gia đóng góp ý kiến trong một khoảng thời gian
ngắn. Ngồi ra nghiên cứu cũng cho các đối tượng nghiên cứu một cơ hội để
bày tỏ ý kiến của mình trên giấy mà trong những cuộc gặp mặt trực tiếp họ
xấu hổ khơng trình bày. Nghiên cứu nên sử dụng một phiếu phỏng vấn có
cấu trúc có câu hỏi đóng, câu hỏi mở hoặc cả hai.
4. Tiến hành các cuộc thảo luận nhóm: Thảo luận nhóm cho phép có sự tương

tác trong một nhóm nhỏ, cho phép người đánh giá khơng đi sâu vào chi tiết
với những thành viên thảo luận. Việc khuyến khích sự động não cho phép


9

các thành viên có cơ hội trao đổi những ý nghĩ mới và khám phá ra những
nội dung đào tạo nào là cần thiết. Các cuộc thảo luận thường cần một khoảng
thời gian nhất định để các thành viên làm quen với nhau và tạo khơng khí cởi
mở cho cuộc thảo luận.
5. Xem xét lại mục đích/nhiệm vụ của tổ chức/cơ quan: Việc xem xét lại mục
đích/nhiệm vụ của tổ chức/cơ quan sẽ cung cấp những thông tin rất giá trị
cho đào tạo cán bộ. Sự so sánh giữa những cơng việc hiện tại các cán bộ có
thể làm so với những gì tổ chức/cơ quan kỳ vọng ở họ cho sự thay đổi và
phát triển trong tương lai.
Tuy nhiên có 3 điều cần phải cân nhắc: Thứ nhất nếu người đánh giá nhu cầu

H
P

lại gặp những người cán bộ giỏi, thành cơng với cơng việc của họ thì kỹ thuật “Gặp
trực tiếp cán bộ” khơng thích hợp để đánh giá nhu cầu đào tạo. Các cuộc đánh giá
cần thật tóm tắt, sẽ có nhiều cán bộ sẵn sàng hồn thiện mình và việc phân tích các
kết quả sẽ cung cấp thêm thơng tin cho các nhà quản lý. Ngồi ra việc ghi chép tốt
những cuộc thảo luận nhóm kèm theo ghi âm sẽ cho phép những người quan tâm

U

sau này có thể nghe lại chi tiết hơn tránh việc bỏ sót những chi tiết, thơng tin quan
trọng.


Khi q trình xác định nhu cầu đào tạo như trên được tiến hành, các thông tin

H

thu được sẽ được sử dụng như là cơ sở để thiết kế chương trình đào tạo, xây dựng
và đánh giá chương trình đào tạo. Lưu ý các đối tượng khác nhau sẽ có thể có
những nhu cầu khác nhau. Đánh giá nhu cầu đào tạo có thể được tiến hành thông
qua những bộ câu hỏi cơ bản được gửi tới các đối tượng ngay trước khi có một khố
đào tạo cụ thể và cũng có thể tiến hành trong buổi đầu tiên của khoá đào tạo [36]
[40].
1.2.3. Các phương pháp tiến hành đánh giá nhu cầu đào tạo
Các phương pháp phân tích nhu cầu đào tạo thường phụ thuộc vào phạm vi
của cuộc đánh giá và nguồn lực sẵn có. Tùy tình hình thực tế mà những người đánh
giá có thể sử dụng một vài phương pháp hoặc tất cả các phương pháp đánh giá
sau [32]:


10

-

Rà soát tài liệu: xem xét/rà soát những văn bản đã được biên soạn, những
quy định, chính sách và qui trình của một số cơ quan, các cấp, các ngành...
để xác định ý nghĩa về những nhu cầu đào tạo thể hiện trên các văn bản này.

-

Phân tích đặc thù: loại phân tích này thường được áp dụng đối với những loại
hình đào tạo đặc thù, chẳng hạn như trong đào tạo về an toàn nghề nghiệp,

một số kết quả phân tích thống kê về tình hình tai nạn lao động, các báo cáo
điều tra về các vụ tai nạn, phân tích nguy cơ nghề nghiệp,... thường được sử
dụng để xác định nhu cầu đào tạo.

-

Phỏng vấn và quan sát: Các cuộc phỏng vấn với các mẫu đại diện của các
nhà quản lý, các cán bộ trực tiếp làm công việc và một số đối tượng khác có

H
P

thể được sử dụng để đánh giá thái độ, kiến thức, và thậm chí kỹ năng của các
cán bộ. Các cuộc quan sát có thể được tiến hành để xác định kỹ năng và việc
thực thi nhiệm vụ của các cán bộ.
-

Khảo sát: Một cuộc khảo sát có thể được áp dụng với những nhóm tương đối
lớn để thu thập thơng tin về kiến thức và kỹ năng của các cán bộ và về nhu

U

cầu đào tạo cũng như các lĩnh vực mà họ còn lúng túng.
1.3.

Một số quy định liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của bác sĩ tuyến
quận/huyện tại Việt nam

H


Theo thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 27 tháng 5 năm
2015 về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học
dự phòng, y sĩ [10].
1.3.1. Nhiệm vụ

- Khám bệnh, chữa bệnh:

+ Khám bệnh, chữa bệnh thông thường cho người bệnh;
+ Xử trí cấp cứu thơng thường, phát hiện kịp thời bệnh vượt quá khả năng
điều trị báo cáo bác sĩ cấp cao hơn để có hướng xử trí hoặc chuyển đi điều trị
ở tuyến trên hoặc theo lĩnh vực chuyên khoa;
+ Tham gia hội chẩn chuyên môn;


11

+ Thực hiện quản lý và cải tiến chất lượng khám, chữa bệnh: phát hiện và
báo cáo sai sót chuyên môn kỹ thuật, tham gia giám sát, kiểm tra, đánh giá
chất lượng khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi chuyên môn được giao.
- Thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe:
+ Xác định nhu cầu và những nội dung cần hướng dẫn, giáo dục sức khỏe;
+ Thực hiện tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe; đánh giá hoạt động tư
vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe;
+ Đề xuất biện pháp quản lý sức khỏe trong phạm vi được giao.
- Tư vấn cho người bệnh hoặc gia đình người bệnh lựa chọn các dịch vụ y tế phù
hợp;

H
P


- Vận hành và sử dụng được thiết bị y tế phục vụ chẩn đoán, can thiệp điều trị, cấp
cứu trong phạm vi được giao;

- Tham gia giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần thuộc
chuyên khoa hoặc lĩnh vực liên quan theo quy định của pháp luật;
- Tham gia công tác chỉ đạo tuyến về chuyên mơn kỹ thuật, triển khai phịng chống

U

dịch và bệnh xã hội khi được giao; tham gia hoạt động chăm sóc sức khỏe ban
đầu ở tuyến y tế cơ sở;

- Đào tạo và nghiên cứu khoa học về y học:

H

+ Tham gia biên soạn tài liệu chuyên môn; tham gia xây dựng quy chế, quy
trình kỹ thuật chun mơn thuộc lĩnh vực được giao;
+ Tham gia hướng dẫn viên chức, học sinh, sinh viên chuyên ngành y;
+ Tham gia hoặc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.
1.3.2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
- Tốt nghiệp bác sĩ trở lên (trừ bác sĩ chuyên ngành y học dự phịng);
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) trở lên theo quy định tại Thông tư số
01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ
tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có u cầu sử dụng tiếng dân tộc;
- Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo
quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 03 năm 2014 của



12

Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông
tin.
1.3.3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
-

Hiểu biết quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước về cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;
nắm được định hướng phát triển chuyên mơn, kỹ thuật chun ngành;

-

Có kỹ năng chẩn đốn, xử trí, theo dõi và dự phịng các bệnh thường gặp và
cấp cứu thông thường;

-

Áp dụng y học cổ truyền trong cơng tác phịng bệnh và chữa bệnh;

-

Thực hiện được cơng tác tư vấn, giáo dục sức khỏe nhân dân;

-

Có kỹ năng giao tiếp, công tác với đối tượng phục vụ và đồng nghiệp.

1.4.


H
P

Các khóa đào tạo liên tục về chuyên ngành tim mạch và một số kỹ năng
cần thiết

1.4.1. Xác định nhu cầu đào tạo của bác sĩ làm cơ sở y tế tuyến quận/huyện
trên địa bàn Hà Nội

U

Các bệnh viện tuyến huyện, bệnh tim mạch nhiều, bệnh nhân đông như bệnh
nhân tăng huyết áp, suy tim, bệnh mạch vành, bệnh van tim, bệnh nhân đến khám
và điều trị nội trú nhiều, khoa phòng thường xuyên quá tải bệnh nhân tim mạch. Là

H

cơ sở tuyến dưới nên điều trị nội khoa, các kỹ thuật ứng dụng vào thực tế còn non
kém, đa số các đơn vị tuyến dưới điều trị nội, tim mạch tổng hợp, khơng có chun
khoa tim mạch, khơng có khoa Ngoại can thiệp tim mạch. Nhu cầu đào tạo chuyên
khoa tim mạch của tuyến dưới là rất cần thiết. Bên cạnh đó, việc bác sĩ tại tuyến
quận/huyện có khả năng sàng lọc, phát hiện các bệnh nhân có tình trạng nặng, nguy
cơ cao cần phải chuyển lên tuyến trên để thực hiện các kỹ thuật điều trị chuyên sâu
như: can thiệp tim mạch hoặc phẫu thuật tim mạch nhằm tăng khả năng cứu sống
người bệnh/được kịp thời điều trị cũng là một nhu cầu cần thiết.
Việc xác định nhu cầu đào tạo của các cán bộ làm trong lĩnh vực khám chữa
bệnh chuyên khoa tim mạch là một bước quan trọng để xây dựng chương trình đào
tạo tim mạch phù hợp để họ có thể thực hiện được các chức năng cơ bản trong lĩnh
vực công tác. Cũng giống như bất kỳ một cuộc xác định nhu cầu đào tạo nào, xác



13

định nhu cầu đào tạo của lực lượng cán bộ công tác trong lĩnh vực khám chữa bệnh
chuyên khoa tim mạch cũng bao gồm đầy đủ các bước, nội dung và ý nghĩa như các
cuộc xác định nhu cầu đào tạo khác.
Trước khi xác định chương trình, nội dung đào tạo, một phần rất quan trọng là
xác định năng lực hiện tại của cán bộ khám chữa bệnh chuyên khoa tim mạch và
nhu cầu của họ. Đây chính là bước cần thiết để xây dựng và triển khai các chương
trình đào tạo dựa vào khả năng phù hợp, cũng như đánh giá tác động của chương
trình đào tạo tại nơi làm việc của học viên. Để xác định năng lực của cán bộ cần
phải dựa vào chức năng, nhiệm vụ của những cán bộ y tế làm việc tại cơ sở y tế
tuyến quận/huyện (Phụ lục 2).

H
P

1.4.2. Các khóa đào tạo liên tục về chuyên ngành tim mạch

Năm 2013, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013
về việc quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh trong đó quy định các kỹ thuật tim mạch áp dụng với các
tuyến. Theo đó, các cơ sở y tế được giao đào tạo thì sẽ tiến hành xây dựng các

U

chương trình đào tạo với các khóa học thiết thực với nhu cầu thực tế. Đến năm
2016, bệnh viện Tim Hà Nội đã mở được 18 khóa đào tạo trong đó có 14 khóa dành
cho bác sĩ.


H

Bảng 1.1. Danh sách chương trình, tài liệu đã được Sở Y tế thẩm định, phê
duyệt đối tượng bác sĩ [1]
STT

Chương trình – Tài liệu

Số tiết

1.

Điện tâm đồ trong thực hành lâm sàng

50 tiết

2.

Siêu âm tim cơ bản

318 tiết

3.

Tim mạch cơ bản

414 tiết

4.


Holter điện tâm đồ cơ bản

172 tiết

5.

Cấp cứu tim mạch

50 tiết

6.
7.

Tăng huyết áp và rối loạn chuyển hóa Lipid và xơ
vữa động mạch
Tiêu sợi huyết trong nhồi máu cơ tim

52 tiết
100 tiết


14

8.

Nghiệm pháp gắng sức điện tâm đồ

220 tiết

9.


Holter huyết áp

100 tiết

10.

Siêu âm tim qua thực quản

660 tiết

11.

Siêu âm tim trong bệnh tim bẩm sinh

660 tiết

12.

Tim mạch can thiệp cơ bản

1320 tiết

13.

Đặt máy tạo nhịp tạm thời

220 tiết

14.


Đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn cơ bản

660 tiết

H
P

H

U


15

1.4.3. Một số kỹ năng cần thiết chuyên khoa tim mạch tuyến quận/huyện
Theo nghĩa rộng, năng lực là những hành động có thể quan sát được trong q
trình tiến hành cơng việc của một người nào đó. Nói theo cách khác, năng lực là các
kiến thức và kỹ năng được áp dụng để giúp con người triển khai được công việc.
Năng lực được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Theo Trung tâm Thực
hành YTCC, Trường Đại học Emory, “Năng lực là một tổ hợp phức tạp của kiến
thức, kỹ năng và khả năng của các thành viên trong một tổ chức, và năng lực này
đóng vai trị quan trọng đối với nhiệm vụ hiệu quả và hiệu suất của tổ chức”. Theo
tổ chức CDC, năng lực cũng được hiểu là “Các kiến thức, kỹ năng và các yếu tố cá
nhân cần thiết để đạt được kết quả mong muốn”.

H
P

Các năng lực thường được sử dụng để: (1) Xây dựng các bản mô tả công việc

cụ thể; (2) Đánh giá nhu cầu; (3) Xây dựng chương trình đào tạo; (4) Định hướng
cho nhân viên mới và tập huấn cho nhân viên; (5) Tự đánh giá của các nhân viên.
Để đánh giá năng lực của các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực nào đó trong
tiến hành các cơng việc hàng ngày, người ta cũng thường vận dụng các chức năng

U

cơ bản của vị trí cơng tác đó với các nhiệm vụ của các chức năng đó để đánh giá.
Việc đánh giá này có thể bao gồm hai cấu phần: đánh giá tổ chức và đánh giá cá
nhân.

H

Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 của Bộ Y tế quy định chi tiết
phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
trong đó quy định các kỹ thuật tim mạch áp dụng với các tuyến. Danh sách các khóa
học đưa ra khảo sát trong mục tiêu 1 dựa trên thông tư số 43/2013/TT-BYT, bệnh
viện Tim Hà Nội xây dựng các khóa đào tạo chuyên khoa về tim mạch để đào tạo
cho các tuyến. Trong khuôn khổ của nghiên cứu, học viên nghiên cứu kỹ thuật
chuyên ngành tim mạch bác sĩ tuyến quận/huyện đang thực hiện (chi tiết phụ lục 2).
1.5.

Đào tạo liên tục cán bộ y tế chuyên khoa tim mạch ở một số nước trên
Thế giới và Việt Nam

1.5.1. Công tác đào tạo liên tục cán bộ y tế chuyên khoa tim mạch trên thế giới
Nghiên cứu của Miguel và Quinones nghiên cứu năng lực lâm sàng trong Siêu
âm tim ở người trưởng thành cho thấy việc đánh giá kiến thức và kỹ năng bác sĩ hạn



×