Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

nhu cầu đào tạo liên tục của điều dỡng tại phòng khám gia đình hà nộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE
BỘ MÔN ĐIỀU DƯỠNG

Hoµng ThÞ H¹nh
Mã sinh viên: B00269

nhu cÇu ®µo t¹o liªn tôc CỦA
®iÒu dìng t¹i phßng kh¸m gia ®×nh hµ néi

ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HỆ VLVH

HÀ NỘI: 11/2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE
BỘ MÔN ĐIỀU DƯỠNG

Hoµng ThÞ H¹nh
Mã sinh viên: B00269

nhu cÇu ®µo t¹o liªn tôc CỦA
®iÒu dìng t¹i phßng kh¸m gia ®×nh hµ néi

ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HỆ VLVH

Người hướng dẫn khoa học: Ths. Nguyễn Thiên Bảo


HÀ NỘI: 11/2014


LỜI CẢM ƠN
Sẽ thật sự khó khăn để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này một
cách trọn vẹn nếu như không có sự quan tâm, giúp đỡ của Quý Thầy Cô, gia đình,
bạn bè và đồng nghiệp.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Thạc sĩ
Nguyễn Thiên Bảo người Thầy và cũng là người trực tiếp quản lý của tôi đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo, động viên và tạo điều kiện để tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu, Bộ môn Điều dưỡng, các Thầy,
Cô giáo trường Đại Học Thăng Long đã dầy công đào tạo, giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Phòng Khám
Gia Đình Hà Nội, các bạn trong lớp KTC5 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành khóa luận này.
Đăc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố, mẹ, chồng, con và những
người thân trong gia đình đã dành cho tôi tình thương, sự chăm sóc và luôn cùng tôi
chia sẻ những khó khăn để tôi có điều kiện học tập và hoàn thành khóa luận này.

Hà nội, ngày 5/11/2014
Sinh viên

Hoàng Thị Hạnh


THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
BYT

Bộ Y tế


BN
CBYT
CME
CPD

Bệnh nhân
Cán bộ y tế
ĐTLT cho cán bộ YT (Continuing Medical Education)
Phát triển chuyên môn liên tục (Continuing Professional

CSSK

Development)
Chăm sóc sức khoẻ

CS
CSYT
ĐD
ĐTLT

Chăm sóc
Cơ sở Y tế
Điều dưỡng
Đào tạo liên tục

ĐT
GDSK
NB
PK

PKGĐHN
TT-GDSK
WFME

Đào tạo
Giáo dục sức khỏe
Người bệnh
Phòng khám
Phòng khám Gia đình Hà Nội
Truyền thông giáo dục sức khỏe
Liên đoàn giáo dục y học thế giới

YT
YTCS

(World Federation For Medical Education)
Y tế
Y tế cơ sở


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................................3
1.1. Một số khái niệm:...................................................................................3
1.1.1. Điều dưỡng:.....................................................................................3
1.1.2. Đào tạo liên tục:..............................................................................3
1.1.3. Phòng khám Gia đình Hà Nội :.......................................................3
1.1.4. Nhu cầu đào tạo :.............................................................................4
1.1.5. Xác định nhu cầu đào tạo:...............................................................4

1.2. Lịch sử ngành điều dưỡng thế giới, Việt Nam.......................................4
1.2.1. Lịch sử ngành điều dưỡng thế giới..................................................4
1.2.2. Lịch sử ngành Điều dưỡng Việt Nam:............................................5
1.3. Công tác đào tạo liên tục:.......................................................................8
1.3.1. Công tác đào tạo liên tục trên thế giới.............................................8
1.3.2. Công tác đào tạo liên tục tại Việt Nam...........................................8
1.3.3 Công tác đào tạo liên tục cán bộ điều duõng tại Việt Nam và tại
tuyến Y tế cơ sở:........................................................................................9
1.4. Đánh giá nhu cầu đào tạo:....................................................................10
1.4.1. Nhu cầu đào tạo:............................................................................10
1.4.2. Xác định nhu cầu đào tạo:.............................................................11
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............13
2.1. Thiết kế nghiên cứu..............................................................................13
2.2. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu...........................................13


2.2.1. Đối tượng nghiên cứu: Tất cả ĐD tại PKGĐHN..........................13
2.2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu.....................................................13
2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu......................................................13
2.3.1. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu định lượng............................13
2.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ.........................................................................13
2.4. Phương pháp thu thập số liệu...............................................................13
2.5. Xây dựng bộ công cụ đánh giá.............................................................13
2.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu...............................................14
2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.........................................................14
2.8. Hạn chế của nghiên cứu và phương pháp hạn chế sai số.....................14
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................................................15
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu............................................15
3.2. Khả năng thực hiện nhiệm vụ và thực trạng đào tạo liên tục của điều
dưỡng tại hệ thống Phòng khám gia đình Hà Nội.......................................16

3.2.1 Nhiệm vụ thực hiện kỹ năng chuyên môn của điều dưỡng:...........16
3.2.2 Khả năng thực hiện nhiệm vụ quản lý hệ thống Phòng khám Gia
đình Hà Nội của điều dưỡng:..................................................................17
3.2.3 Khả năng thực hiện nhiệm vụ tư vấn giáo dục sức khỏe của điều
dưỡng.......................................................................................................20
3.2.4. Khả năng thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực giao tiếp và hợp tác
của điều dưỡng........................................................................................21
3.2.5. Thực trạng về công tác đào tạo liên tục của cán bộ điều dưỡng:......22
3.3. Nhu cầu đào tạo liên tục của điều dưỡng tại hệ thống Phòng khám gia
đình Hà Nội và một số yếu tố liên quan đến nhu cầu đào tạo liên tục........25
3.3.1. Nhu cầu đào tạo liên tục về chuyên môn của người điều dưỡng:. 25
3.3.2. Nhu cầu về tổ chức đào tạo liên tục cho người điều dưỡng tại hệ
thống Phòng khám gia đình:....................................................................28


3.3.3. Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu đào tạo liên tục của điều dưỡng
tại hệ thống Phòng khám gia đình Hà Nội..................................................30
Liên quan giữa tuổi, giới và nhu cầu đào tạo liên tục :...............................30
Liên quan giữa thâm niên công tác và nhu cầu đào tạo :.......................30
BÀN LUẬN.................................................................................................31
4.1. Đặc điểm về đối tượng nghiên cứu:.....................................................31
4.2. Khả năng thực hiện nhiệm vụ và thực trạng đào tạo liên tục của điều
dưỡng tại phòng khám.................................................................................31
4.2.1. Nhiệm vụ thực hiện kỹ năng chuyên môn của điều dưỡng:..........31
4.2.2. Khả năng thực hiện nhiệm vụ quản lý của điều dưỡng tại phòng
khám gia đình Hà Nội.............................................................................32
4.2.3. Khả năng thực hiện nhiệm vụ truyền thông giáo dục sức khỏe của
điều dưỡng :.............................................................................................33
4.2.4. Khả năng thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực giao tiếp và hợp tác
của điều dưỡng........................................................................................33

4.2.5. Thực trạng về đào tạo liên tục của điều dưỡng tại phòng khám gia
đình Hà Nội:................................................................................................33
4.3. Xác định nhu cầu đào tạo liên tục của điều dưỡng và một số yếu tố liên
quan đến nhu cầu đào tạo liên tục tại phòng khám gia đình Hà Nội :.........35
4.3.1. Nhu cầu đào tạo liên tục trong nhiệm vụ của người điều dưỡng:. 35
4.3.2. Nhu cầu về tổ chức đào tạo liên tục cho người điều dưỡng tại
Phòng khám gia đình Hà Nội :................................................................36
4.3.3. Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu đào tạo liên tục của điều
dưỡng viên tại Phòng khám gia đình Hà Nội:.........................................37
KẾT LUẬN.................................................................................................38
KHUYẾN NGHỊ.........................................................................................40


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thông tin của các điều dưỡng đang làm việc tại hệ thống
PKGĐHN.............................................................................................15
Bảng 3.2. Mức độ thực hiện công việc của điều dưỡng.......................16
Bảng 3.3: Mức độ tự tin khi thực hiện kỹ năng chuyên môn của người
điều dưỡng............................................................................................17
Bảng 3.4. Mức độ thực hiện nhiệm vụ quản lý hệ thống PKGĐHN của
người ĐD..............................................................................................18
Bảng 3.5. Mức độ tự tin của người điều dưỡng khi thực hiện các nhiệm
vụ về quản lý tại hệ thống Phòng khám Gia đình Hà Nội....................19
Bảng 3.6. Mức độ thực hiện nhiệm vụ tư vấn GDSK..........................20
Bảng 3.7. Mức độ tự tin khi thực hiện nhiệm vụ tư vấn giáo dục SK..20
Bảng 3.8: Mức độ thực hiện nhiệm vụ giao tiếp và hợp tác của người
điều dưỡng............................................................................................21
Bảng 3.9: Mức độ tự tin khi thực hiện nhiệm vụ giao tiếp và hợp tác
của ĐD..................................................................................................21
Bảng 3.10: Điều dưỡng tại PKGĐ tham gia các khóa ĐTLT trong 3

năm gần đây..........................................................................................22
Bảng 3.11: Thời gian các khóa ĐTLT trong 3 năm gần đây mà điều
dưỡng tham gia.....................................................................................22
Bảng 3.12: Các nội dung ĐD chưa và đã được ĐT trong lĩnh vực về
chuyên môn kỹ thuật ĐD......................................................................23
Bảng 3.13: Các nhiệm vụ điều dưỡng chưa và đã được ĐT trong lĩnh
vực về quản lý hệ thống PKGĐ............................................................24
Bảng 3.14: Lĩnh vực ưu tiên được ĐTLT............................................25
Bảng 3.15:Các nhiệm vụ ưu tiên được ĐT trong lĩnh vực chuyên môn
kỹ thuật ĐD..........................................................................................26
Bảng 3.16: Các nhiệm vụ ưu tiên được ĐT trong lĩnh vực quản lý hệ
thống PKGĐ.........................................................................................27
Bảng 3.17: Các nhiệm vụ ưu tiên được ĐT trong lĩnh vực tư vấn giáo
dục SK..................................................................................................27
Bảng 3.18: Các nhiệm vụ ưu tiên ĐT trong lĩnh vực giao tiếp và hợp
tác trong thực hiện các nhiệm vụ:........................................................28
Bảng 3.19: Thời gian mong muốn ĐT.................................................28
Bảng 3.20: Địa điểm mong muốn ĐT..................................................29
Bảng 3.21: Mối liên quan giữa tuổi và nhu cầu ĐTLT........................30
Bảng 3.22: Mối liên quan giữa giới và nhu cầu ĐTLT........................30
Bảng 3.23: Mối liên quan giữa thâm niên công tác và nhu cầu ĐT.....30


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Địa điểm tổ chức nhiều nhất các khóa ĐTLT cho điều dưỡng22
Biểu đồ 3.2. Lĩnh vực được ĐTLT nhiều nhất của điều dưỡng...................23
Biểu đồ 3.3: Các nội dung ĐD chưa và đã được ĐT trong lĩnh vực tư vấn
GDSK (n=60)...............................................................................................24
Biểu đồ 3.4: Các nhiệm vụ ĐD chưa và đã được ĐT trong lĩnh vực giao tiếp

và hợp tác (n=60).........................................................................................25
Biểu đồ 3.5: Khả năng chi trả phí ĐTLT từ điều dưỡng (n=60)..................29
Biểu đồ 3.6: Mong muốn được cấp chứng nhận sau khóa học....................29


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Một nghiên cứu: “Nhu cầu đào tạo liên tục của Điều dưỡng phòng khám Gia
đình Hà Nội” được tiến hành tại phòng khám gia đình Hà Nội- một PK đa khoa tư
nhân diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 6/2014 đến tháng 9/2014. Với mục
tiêu: mô tả khả năng thực hiện nhiệm vụ va thực trạng ĐTLT của ĐD, sau đó tiến
hành xác định nhu cầu ĐTLT và tìm hiểu 1 số yếu tố liên quan đến nhu cầu ĐT của
ĐD tại PKGĐHN năm 2014. Nghiên cứu tiến hành khảo sát trên 60 ĐD với bộ câu
hỏi được đưa ra và thu về 60 phiếu điều tra. Sau đó chúng tôi sử dụng thiết kế
nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, nghiên cứu định lượng. Số liệu được nhập
bằng phần mềm EpiData và phân tích trên SPSS. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
trong 60 ĐD tại PKGĐHN họ có thế mạnh về các kỹ năng chuyên môn ĐD trong
việc CS thông thường, có đến 10/20 nhiệm vụ họ tự tin (>80%). Khả năng giao tiếp
với BN cũng rất tự tin (75%), tiêm chủng vaccine mức độ tự tin (81,6%)...cũng như
khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học thành thạo (75%). Tuy nhiên có rất nhiều kỹ
thuật họ nhận định là chưa được đào tạo và thiếu tự tin như các nhiệm vụ trong cấp
cứu ban đầu chỉ đạt (11,6%) về độ tự tin, hay nhiệm vụ tư vấn GDSK họ chỉ tự tin
(15-53,3%). Cũng như trong lĩnh vực quản lý hệ thống PKGĐHN, có nhiệm vụ như
lập kế hoạch hoạt động múc độ tự tin chỉ đạt (16,7%), hay tham gia hoạt động của
YT địa phương họ ít tham gia và mức độ tự tin chỉ đạt (26,7). Họ mong muốn được
ĐT tại các trường Y-Dược (65%) và các trung tâm có uy tín khác (35%), trong thời
gian không quá dài 2-5 ngày( 43,3%), 2-4 tuần( 41,7%). Họ sẵn sàng trả tiền cho
các khóa ĐTLT ( 73,3%) và mong muốn có chứng chỉ sau khi được đào tạo
(93,3%). Dựa vào nghiên cứu này chúng tôi khuyến nghị Ban lãnh đạo PKGĐHN
nên tổ chức những khóa đào tạo liên tục cho ĐD đang làm việc tại đây nhằm nâng
cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật ĐD cũng như ngoại ngữ, tin học để họ có thêm

tự tin đóng góp vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho người dân.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay nhu cầu đào tạo ngày càng được coi trọng trong các lĩnh vực, đặc
biệt trong nghề Y, nghị quyết số 46 NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ chính trị về
công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới
khẳng định: “Nghề Y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử
dụng và đãi ngộ đặc biệt”[1]. Tuy nhiên thời gian gần đây đã có rất nhiều vấn đề
trong sai sót y khoa cũng như vi phạm đạo đức nghề nghiệp liên quan đến ngành Y
tế, và được cả xã hội quan tâm. Chính vì vậy đòi hỏi người điều dưỡng không chỉ
trau dồi về chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ mà còn phải trau dồi cả về kỹ năng
giao tiếp, đạo đức. Nhiều năm gần đây vai trò, vị trí, nhiệm vụ của điều dưỡng đã
được thay đổi và mở rộng. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, ĐD vẫn
còn bộc lộ nhiều điểm bất cập về năng lực thực hiện. Để phát huy sự đóng góp của
lực lượng ĐD vào thực hiện thắng lợi chiến lược CS và bảo vệ SK nhân dân, đảm
bảo cho nhân dân được CS toàn diện tại các cơ sở YT, nâng cao chất lượng chăm
sóc nhân dân đạt ngang tầm với các nước trong khu vực và các nước trên thế giới
thì ngày 9/8/13 Bộ YT đã ra thông tư 22/2013/TT-BYT hướng dẫn ĐTLT trong lĩnh
vực YT. Thông tư có quy định trong điều 4 về nghĩa vụ đào tạo liên tục: “Cán bộ Y
tế làm việc trong các cơ sở y tế phải có nghĩa vụ tham gia các khóa đào tạo liên tục
nhằm đáp ứng nhu cầu chuyên môn, nghiệp vụ đang đảm nhiệm. Đây là một trong
những tiêu chí để thủ trưởng đơn vị đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và quá
trình phát triển nghề nghiệp của cán bộ y tế. Cán bộ y tế là người hành nghề khám
bệnh, chữa bệnh không thực hiện đủ nghĩa vụ đào tạo trong 2 năm liên tiếp theo
quy định tại thông tư này còn bị thu hồi chứng chỉ hành nghề”.[3]Tất cả ĐD đều
được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của luật khám bệnh, chữa bệnh. [16]
Điều dưỡng là nguồn nhân lực quan trọng cho hầu hết các cơ sở YT trong cả
nước, từ bệnh viện công lập, đến các PK đa khoa tư nhân... họ góp phần quan trọng
trong việc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao SK của người dân ngày càng cao, do đó số

lượng và chất lượng của đội ngũ ĐD cần phải được nâng cao tại các cơ sở YT.
Nghiên cứu được tiến hành tại Phòng khám Gia đình Hà Nội, đây là một PK
đa khoa tư nhân có vốn đầu tư nước ngoài, với 3 cơ sở tại các tỉnh thành trên cả
1


nước, đã có trên 20 năm bề dày tại Việt nam, gồm một đội ngũ bác sĩ trong và ngoài
nước giàu kinh nghiệm, phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Cũng dựa
trên tiêu chí lấy BN làm trung tâm, phục vụ 24/24h, chuyên khám, điều trị, cấp cứu
ban đầu cho tất cả các đối tượng khách hàng. Phòng khám gia đình Hà Nội luôn đề
cao vấn đề nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học của ĐD viên để đạt
được chất lượng CS BN tốt nhất.
Câu hỏi được đặt ra với các nhà quản lí: khả năng thực hiện nhiệm vụ của ĐD
tại PK có đáp ứng được nhu cầu CS SK của khách hàng hay không? Và làm thế nào
để xác định được nhu cầu ĐTLT về chuyên môn kỹ thuật, về TT-GDSK, về trình độ
ngoại ngữ... cho ĐD đang công tác tại PKGĐHN để tổ chức các khóa ĐTLT một
cách phù hợp và có hiệu quả?
Để trả lời các câu hỏi đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nhu cầu đào
tạo liên tục của điều dưỡng tại Phòng khám gia đình Hà Nội ”.

MỤC TIÊU
-

Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng và nhu cầu đào tạo liên tục của điều
dưỡng tại Phòng khám gia đình Hà Nội.

-

Mục tiêu cụ thể:
+ Mô tả khả năng thực hiện nhiệm vụ và thực trạng đào tạo liên tục của

điều dưỡng tại Phòng khám gia đình Hà Nội.
+ Xác định nhu cầu đào tạo liên tục và một số yếu tố liên quan đến nhu
cầu đào tạo của điều dưỡng tại Phòng khám gia đình Hà Nội.

2


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm:
1.1.1. Điều dưỡng:
Có rất nhiều định nghĩa, khái niệm về điều dưỡng, cho đến nay chưa có sự
thống nhất về một định nghĩa chung, dưới đây là một số định nghĩa được đa số các
nước công nhận.
- Điều dưỡng là một nghệ thuật sử dụng môi trường của người bệnh để hỗ trợ,
phục hồi người bệnh (Florent Nightingale,1860) [10].
- Điều dưỡng là hỗ trợ các hoạt động nâng cao, phục hồi sức khỏe của người bệnh
hoặc người khỏe hoặc cho cái chết được thanh thản. Giúp đỡ mọi người sao cho họ đạt
được sự độc lập càng sớm càng tốt (Viginia Handerson,1960) [15].
- Điều dưỡng là chẩn đoán và điều trị để đáp ứng những vấn đề bất thường
liên quan đến sức khỏe con người (Hội ĐD Mỹ, 1995). Cho đến nay định nghĩa này
được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới [10]
- Theo quyết định số 41/2005/QĐ-BNV ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Bộ
Nội Vụ thì: Điều dưỡng là viên chức chuyên môn kỹ thuật của ngành YT, thực hiện,
tổ chức thực hiện các kỹ thuật ĐD cơ bản và kỹ thuật ĐD chuyên khoa tại các cơ sở
YT [2].
1.1.2. Đào tạo liên tục:
Là các khóa đào tạo ngắn hạn bao gồm ĐT bồi dưỡng để cập nhật, bổ sung
kiến thức, kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn đang đảm nhận, ĐT lại, ĐT theo

nhiệm vụ chỉ đạo tuyến, ĐT chuyển giao kỹ thuật và những khóa ĐT chuyên môn
nghiệp vụ khác của ngành YT mà không thuộc hệ thống bằng cấp quốc gia [3]
1.1.3. Phòng khám Gia đình Hà Nội :
Phòng khám Gia đình Hà Nội được thành lập từ năm 1994 là PK đa khoa tư
nhân, 100% vốn đầu tư nước ngoài, có hợp tác chuyên môn khoa học kỹ thuật với
các bệnh viện và tổ chức quốc tế khác. Phòng khám gia đình Hà Nội là một CSYT
có trang thiết bị hiện đại, có đội ngũ cán bộ chuyên môn giỏi và trình độ cao đã góp
phần thực hiện chính sách xã hội hóa YT trong CS SK nhân dân theo tinh thần, chủ
trương của nhà nước. [23]
3


1.1.4. Nhu cầu đào tạo :
Nhu cầu ĐT không phải chỉ đơn thuần là nhu cầu của bản thân người CBYT
mà nó còn là nhu cầu, trách nhiệm của những cơ quan, tổ chức hay cá nhân sử dụng
nguồn nhân lực YT. Nếu một đơn vị YT chỉ trông chờ vào trình độ chuyên môn
hiện có của đội ngũ nhân viên mà không có kế hoạch và biện pháp ĐT, bồi dưỡng
liên tục nguồn nhân lực của mình thì khó có thể phát triển được đơn vị, nâng cao
chất lượng cung cấp các dịch vụ CS SK, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân
dân [5]
1.1.5. Xác định nhu cầu đào tạo:
Xác định nhu cầu ĐT nhằm phát hiện chính xác những vấn đề cần ĐT, đối
tượng CBYT cần được ĐT và kiểu ĐT nào sẽ giúp giải quyết được các vấn đề SK
của cộng đồng. Xác định nhu cầu ĐT là bước đầu tiên trong quy trình ĐT, nó được
tiến hành trước khi lập kế hoạch ĐT [5].
1.2. Lịch sử ngành điều dưỡng thế giới, Việt Nam
1.2.1. Lịch sử ngành điều dưỡng thế giới
Trên thế giới, ĐD là lực lượng đông nhất trong ngành YT, do đó ĐD có tiềm
năng rất lớn trong sứ mệnh CSSK cho nhân dân trên toàn thế giới. Điều dưỡng đóng
vai trò quan trọng và có ảnh hưởng to lớn trong các hệ thống CSSK, trong việc xây

dựng các chính sách CSSK, nâng cao SK, dự phòng cũng như trong việc CS những
người ốm và phục hồi chức năng. Nghề ĐD đã trở thành một nghề được coi trọng.
Người được coi là người sáng lập ra ngành ĐD đó là Florence Nightingale
(1820-1910) người phụ nữ được gọi một cách đầy kính trọng “Nữ công tước với
cây đèn” vì trong đêm tối bà thường cầm đèn đi chăm sóc bệnh binh từ mặt trận trở
về.Và bà còn cứu mạng sống của hàng nghìn bệnh binh nên họ còn gọi bà là “
Thiên thần trong bệnh viện”, lính Anh thương bà như mẹ hiền. [10]
Với những công lao to lớn của bà đối với Ngành điều dưỡng, Hội đồng điều
dưỡng thế giới đã quyết định lấy ngày 12-5 hàng năm, ngày sinh của Florence
Nightingale, làm Ngày Điều dưỡng quốc tế. [10]
Ngày nay trên thế giới ngành ĐD đã được xếp là một ngành riêng biệt ngang
hàng với các ngành nghề khác và có nhiều trình độ ĐD khác nhau: trung cấp, cao
đẳng, đại học và sau đại học. Nhiều nước trên thế giới có hệ thống ĐD phát triển
4


mạnh từ rất sớm như: Thuỵ Điển, Mỹ, Anh, Hàn Quốc, Thái Lan v..v.. Nhiều cán
bộ ĐD đã có bằng tiến sĩ, thạc sĩ... và nhiều công trình khoa học mà các giáo sư,
tiến sĩ hệ điều trị phải coi trọng. Nhân lực ĐD được tăng cường ĐT, bổ sung nhằm
nâng cao chất lượng CS NB tại các CSYT.
1.2.2. Lịch sử ngành Điều dưỡng Việt Nam:
Trong lịch sử dân tộc ta, Y tế là một trong những ngành có bề dầy lịch sử lâu
đời nhất; YT gắn liền với nền văn hiến dân tộc và phục vụ đắc lực cho sự nghiệp
bảo vệ và xây dựng đất nước. Trong quá trình phát triển của y học nước ta, ĐD đã
trở thành một bộ phận không thể tách rời trong ngành YT, là một trụ cột quan trọng
trong ngành YT và ngày nay đã trở thành một ngành học với nhiều cấp ĐT: sơ cấp,
trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học.
Trong suốt chặng đường phát triển, ngành ĐD Việt Nam đã trải qua nhiều
bước thăng trầm nhưng cũng nhiều vinh quang. Trong bài phát biểu tại đại hội toàn
quốc lần thứ V - Hội ĐD Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu đã đánh giá cao

ngành ĐD “Trong những thành tích chung đó của ngành y tế, có sự đóng góp rất to
lớn của đội ngũ điều dưỡng, một nguồn nhân lực có tiềm năng và trách nhiệm lớn
trong việc thực hiện các mục tiêu của ngành y tế” [13]
Các thế hệ ĐD đi trước đã kiên trì phấn đấu và từng bước đưa ngành ĐD đi
lên. Quá trình phát triển của ngành ĐD qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc và của
ngành YT, có thể điểm qua như sau: Cũng như các nơi trên thế giới, từ thời xa xưa
các bà mẹ Việt Nam đã CS nuôi dưỡng con cái và gia đình mình. Bên cạnh những
kinh nghiệm CS gia đình, các bà đã được truyền lại các kinh nghiệm dân gian của
các lương y trong việc CSNB. Lịch sử nền y học của dân tộc ghi rõ phương pháp
dưỡng sinh, đã được áp dụng trong việc điều trị và CSNB. Hai danh y nổi tiếng thời
xưa của dân tộc ta là Hải Thượng - Lãn Ông Lê Hữu Trác và Tuệ Tĩnh đã sử dụng
phép dưỡng sinh để trị bệnh rất có hiệu quả. Thời kì pháp thuộc, sự có mặt của các
thầy thuốc người Pháp vào cuối thế kỷ XIX đã thay thế các nhà truyền giáo và
người Pháp đã bắt đầu xây dựng bệnh viện và lập hệ thống YT để bảo vệ SK cho
Quân đội viễn chinh Pháp và kiều dân Pháp.
Năm 1901 mở lớp nam y tá đầu tiên tại Bệnh viện Chợ Quán nơi điều trị BN
tâm thần và bệnh phong. Năm 1910 mở lớp ĐT y tá chung tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
5


Năm 1937, Hội Chữ thập đỏ Pháp tuyển sinh lớp nữ y tá đầu tiên tại Sài Gòn. Cách
mạng tháng 8 thành công đã mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử nước ta nói chung và
ngành YT Việt Nam nói riêng. Từ năm 1947, các khu YT bắt đầu ĐT y tá xã, nữ hộ
sinh thôn xóm với thời gian ĐT từ 1 đến 3 tháng, học sinh có trình độ văn hoá hết
cấp I [10]. Năm 1949, trường Y tá Liên Khu 1 mở lớp ĐT y tá đầu tiên, lớp vinh dự
được Bác Hồ gửi thư động viên, Bác viết: ''Y tá chẳng những là nghề nghiệp, mà
lại là một nghĩa vụ. Người y tá chẳng những giúp chữa bệnh mà còn phải phổ biến
vệ sinh. Việc giữ gìn và bồi dưỡng sức khoẻ cho dân tộc, người y tá phải gánh một
phần quan trọng. Vì vậy, y tá là những chiến sĩ đánh giặc ốm, để bảo vệ kháng kiện
của giống nòi'' [9].

Ở Miền Bắc, năm 1954, Bộ YT đã xây dựng chương trình ĐT y tá sơ cấp
hoàn chỉnh để bổ túc cho số y tá học cấp tốc trong chiến tranh. Năm 1968, Bộ YT
xây dựng chương trình ĐT y tá trung cấp, lấy học sinh tốt nghiệp cấp 2 và thời gian
ĐT 2 năm 6 tháng. Khoá ĐT y tá trung cấp đầu tiên mở tại Bệnh viện Bạch Mai và
sau đó đưa vào các trường Trung học YT trực thuộc bộ. Đồng thời Bộ YT cũng gửi
giảng viên của hệ này đi tập huấn ở Liên Xô, Ba Lan, Cộng Hoà Dân Chủ Đức [10].
Từ năm 1975, tiêu chuẩn tuyển chọn vào học y tá trung học cần trình độ cao hơn,
học sinh được tuyển chọn bắt buộc phải tốt nghiệp trung học phổ thông hay bổ túc
văn hoá và chương trình ĐT cũng hoàn thiện hơn.Việc ĐT ĐD trưởng ngày càng
được quan tâm; ngay từ năm 1960, một số bệnh viện và trường Trung học YT
Trung ương đã ĐT Y tá trưởng như lớp Trung học YT bệnh viện Bạch Mai. Tuy
nhiên chương trình và tài liệu giảng dạy chưa được hoàn thiện. Ngày 21 tháng 11
năm 1963, Bộ trưởng Bộ YT đã ra quyết định về chức vụ Y tá trưởng ở các cơ sở
điều trị, bệnh viện, viện ĐD, trại phong, bệnh xá từ 30 giường bệnh trở lên. Cùng
với vị trí, chức năng, nhiệm vụ của người y tá - ĐD được thay đổi, tên gọi y tá ở
Miền Bắc và điều dưỡng ở Miền Nam dần dần được thống nhất đúng với vị trí xứng
đáng của họ - đó là Điều dưỡng.[10]
Hiện nay hệ thống ĐD Việt Nam không ngừng phát triển cả về số lượng, chất
lượng, thường xuyên đổi mới phương thức hoạt động và phát triển ĐT nhằm đưa hệ
thống ĐD Việt Nam ngang hàng với các nước trong khu vực và trên thế giới. Về
ĐT ĐD, năm 1985, Bộ y tế được Bộ Đại học và THCN đồng ý, đã tổ chức khoá học
6


ĐT Đại học ĐD đầu tiên tại trường Đại học Y Hà Nội và Đại học Y - Dược thành
phố Hồ Chí Minh, đây là mốc lịch sử quan trọng trong lĩnh vực ĐT ĐD ở nước ta.
Tổ chức YT Thế giới rất đánh giá cao chủ trương này, từ đây BYT đã xác định
hướng đi cho ngành ĐD, coi đây là ngành riêng biệt cần được quan tâm, đầu tư, chỉ
đạo. Năm 1994 Bộ Giáo dục và ĐT, BYT lại tiếp tục cho phép ĐT cử nhân ĐD, hộ
sinh, kỹ thuật viên y học tại trường Trung học Kỹ thuật YT Trung ương III, trường

Đại học ĐD Nam Định và ĐT cử nhân ĐD chính quy từ 1995 tại Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh. Riêng về ĐT ĐD trưởng, liên tục từ năm 1995 đến nay nhiều lớp
ĐT ĐD trưởng đã được tổ chức tại các trường: Trung cấp YT Bạch Mai, Trường
Cao đẳng YT Hà Nội, trường Đại học ĐD Nam Định, Trung tâm ĐT Cán bộ YT
thành phố Hồ Chí Minh v.v[10]. Ngày 09/08/2013 Bộ YT đã ban hành thông tư số
22/2013/TT-BYT hướng dẫn ĐTLT trong lĩnh vực YT, cho các CBYT, theo kiểm
định chất lượng ĐT, chuẩn hoá đội ngũ giảng viên, giáo viên tại các thông tư này
thì hàng năm cán bộ YT nói chung và ĐD nói riêng đều phải được ĐT bồi dưỡng về
chuyên môn nghiệp vụ để cập nhật kiến thức mới đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ [3].
Ở nước ta hiện nay hệ thống các trường ĐTĐD gồm các trường Đại học Y,
Trường Đại học ĐD Nam Định, Đại học Thăng Long, các trường Cao đẳng YT và
Trung cấp YT của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trung bình mỗi năm
có hàng nghìn ĐD tốt nghiệp ra trường bổ sung nguồn nhân lực ĐD cho các bệnh
viện, hay PK... góp phần quan trọng vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ
nhân dân. Nguồn nhân lực YT nói chung và ĐD nói riêng là yếu tố quan trọng nhất
cho phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ CSSK. Phát triển nguồn nhân lực YT vừa
nằm trong tổng thể phát triển hệ thống nguồn nhân lực con người của đất nước.
Phát triển nguồn nhân lực YT phải đi trước nhu cầu xã hội, dựa trên những
dự báo về nhu cầu cũng như khả năng tài chính và kỹ thuật tương ứng các dịch vụ
CSSK cộng đồng.
Nghị quyết số 46 NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo
vệ, CS và nâng cao SK nhân dân trong tình hình mới đã khẳng định: ''Nghề y là một
nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt'' [1]. Với
vị trí đó thì nhiệm vụ của các trường ĐT cán bộ YT, trong đó có ĐT ĐD sẽ đóng
vai trò hết sức quan trọng trong việc ĐT nguồn nhân lực cho ngành YT nước nhà.
7


Với đặc thù ĐT nhân lực YT luôn gắn liền với thực hành, thực tập tại bệnh viện. Vì
vậy việc đảm bảo chất lượng trong ĐT cán bộ YT ngay từ khi còn học tập tại nhà

trường đang là mối quan tâm hàng đầu ở nước ta cũng như các nước trên thế giới.
1.3. Công tác đào tạo liên tục:
1.3.1. Công tác đào tạo liên tục trên thế giới
Đào tạo liên tục là hình thức học tập rất phát triển trên thế giới đặc biệt trong
ngành YT, để hành nghề một cách hiệu quả trong suốt cuộc đời, người cán bộ YT
phải được cập nhật những thông tin mới nhất về kỹ năng lâm sàng, kiến thức lý
thuyết và tổ chức triển khai công việc, về đạo đức y học, giảng dạy, nghiên cứu và
quản lý. Công tác ĐTLT nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng của hệ thống CS
YT ngày càng trở nên quan trọng, người thầy thuốc cần phải học tập suốt đời. Năm
1988 trong tuyên ngôn Edinburgh về thay đổi hệ thống giáo dục y học có nhấn
mạnh về công tác ĐTLT y học cho CBYT (Continuing Medical Education- CME),
tuyên ngôn đã đề ra 12 điều cải cách trong đó cũng có nhấn mạnh đến công tác
ĐTLT y học “Giáo dục y học liên tục” [19]. Năm 1993, Hội nghị thượng đỉnh Giáo
dục y học đưa ra khuyến nghị về ĐTLT “Giáo dục y học liên tục và học tập suốt
đời” [19] cho cán bộ YT. Trên cơ sở khuyến cáo của tuyên ngôn Edinburgh, các
nước trên thế giới đã đẩy mạnh các hoạt động nhằm thay đổi giáo dục y học nói
chung và ĐTLT nói riêng, nước ta cũng nhờ đó có được sự giúp đỡ của WHO trong
công tác ĐT giáo viên y học và những lớp học ngắn hạn về chuyên môn trong
những năm cuối thế kỷ 20. Để triển khai hơn nữa dự án về Các tiêu chuẩn quốc tế
trong giáo dục y học trong lĩnh vực ĐTLT, WPME-WHO đã xây dựng các tiêu
chuẩn toàn cầu về giáo dục y học và được thông qua tại Copenhagen vào năm 2002.
Thuật ngữ phát triển chuyên môn liên tục (Continuing Professional DevelopmentCPD) được sử dụng và đã được định nghĩa [21]
1.3.2. Công tác đào tạo liên tục tại Việt Nam
ĐTLT đã được đề cập trong Luật Giáo dục dưới loại hình giáo dục thường
xuyên “Giáo dục thường xuyên giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học
suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn,
chuyên môn nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc
làm và thích nghi với đời sống xã hội”[7]
8



Do yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ YT, Bộ trưởng BYT đã ban
hành thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09/08/2013 về hướng dẫn công tác ĐTLT
đối với cán bộ YT. BYT quy định tất cả cán bộ YT đang hoạt động trong lĩnh vực
YT ở Việt Nam phải được ĐT cập nhật về kiến thức, kỹ năng, thái độ trong lĩnh vực
chuyên môn của mình [3]. CBYT đã được cấp chứng chỉ hành nghề và đang hành
nghề khám chữa bệnh có nghĩa vụ tham gia ĐTLT tối thiểu 48 tiết học trong 2 năm
liên tiếp, các đối tượng khác thì tham gia tối thiểu 120 tiết học trong 5 năm, mỗi
năm tối thiểu 12 tiết học.Thủ trưởng các sở YT có trách nhiệm xây dựng kế hoạch,
bố trí và tổ chức cho cán bộ của mình được học tập. Sở YT xây dựng kế hoạch 5
năm trình UBND tỉnh/thành phê duyệt. Để triển khai rộng rãi việc ĐTLT cho tất cả
các CBYT, BộYT đã tổ chức các cơ sở ĐTLT bao gồm: Các cơ sở ĐT Y-Dược
chính quy đã được phép thành lập của các cơ quan có thẩm quyền; các viện, bệnh
viện trung ương có nhiệm vụ chỉ đạo tuyến và các CSYT thuộc tỉnh sẽ được tổ chức
thành cơ sở ĐTLT dưới sự quản lý của Sở YT. Bộ YT giao nhiệm vụ các trường
Đại học, Cao đẳng, Trung cấp tham gia ĐTLT. Đây là các cơ sở ĐT chuyên nghiệp
các loại hình đã được Bộ YT quy định theo điều lệ trường. Đến nay BYT đã công
nhận 100 cơ sở ĐTLT với mã ĐT là A. Có trên 51 các cơ quan ở trung ương: Viện,
Bệnh viện trung ương, các trung tâm ĐT được cấp mã B. Mã C gồm 20 Sở YT các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương và các đơn vị thuộc Sở YT, YT các Bộ,
Ngành tham gia ĐTLT cùng các trường YT của địa phương nhằm mở rộng khả
năng và phạm vi ĐTLT đáp ứng cho nhu cầu của ngành.[6]
1.3.3 Công tác đào tạo liên tục cán bộ điều duõng tại Việt Nam và tại tuyến Y tế
cơ sở:
Tại hội nghị triển khai chương trình hành động Quốc gia tăng cường công tác
điều dưỡng- hộ sinh giai đoạn từ 2013 đến 2020 do BYT tổ chức tại Hà Nội, ông
Phạm Đức Mục chủ tịch Hội ĐD Việt Nam có dẫn chứng : tỉ lệ điều dưỡng và hộ
sinh viên ở Việt Nam gần 12 người/10.000 dân [20], thấp hơn so với các nước trong
khu vực. Tại hội nghị Thứ trưởng BYT Lê Quang Cường cho biết, trong những năm
qua, sự nghiệp CS và bảo vệ SK nhân dân đã đạt được những thành tích to lớn trong

lĩnh vực phòng bệnh, chữa bệnh và phát triển mạng lưới YTCS. Có sự đóng góp lớn
của đội ngũ ĐD trong việc nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc BN, cũng như
9


trong việc khắc phục những thái độ và hành động tiêu cực mà nhân dân đang có ý
kiến nhắc nhở. Tuy nhiên đội ngũ ĐD còn được nhận định là vừa thiếu về số lượng,
lại vừa yếu về chất lượng. Năng lực giao tiếp ứng xử, tin học, ngoại ngữ còn hạn
chế, ảnh hưởng đến sự hài lòng của BN và khả năng tiếp cận với khoa học công
nghệ tiên tiến cũng như hội nhập khu vực và quốc tế.[20]
Công tác ĐTLT cho cán bộ ĐD chủ yếu do hội ĐD tổ chức, chương trình do
BYT phê duyệt thường là các lớp tập huấn, đối tượng chủ yếu là cán bộ ĐD của các
bệnh viện. ĐD tuyến cơ sở rất ít được tham gia ĐT lại, họ chỉ được ĐT qua các
chương trình dự án. Có rất nhiều tổ chức quốc tế đã giúp đỡ và ĐT lại cho đội ngũ
ĐD cho bệnh viện “Quan hệ Quốc tế với công tác đào tạo lại tại bệnh viện Việt
Nam-Cu Ba” [17], hay “Chương trình hợp tác giữa BYT, tổ chức YT Thế giới và
Hội đồng điều dưỡng Quốc tế trong thực hiện chương trình đào tạo quản lý và điều
hành cho điều dưỡng Việt Nam”[14]. Thời gian tập huấn tùy thuộc từng chủ đề do
từng dự án tài trợ.
Bộ Y tế rất quan tâm đến vấn đề ĐT cập nhật kiến thức cho tất cả các CBYT
đang hoạt động trong lĩnh vực YT, đặc biệt là ĐD và coi đây là nhiệm vụ bắt buộc. Tất
cả cán bộ YT đang hoạt động trong lĩnh vực YT ở Việt Nam phải được ĐT cập nhật
về kiến thức, kỹ năng, thái độ trong lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ của mình.
1.4. Đánh giá nhu cầu đào tạo:
1.4.1. Nhu cầu đào tạo:
Cán bộ YT, những người làm việc trong lĩnh vực CSSK, hầu hết đã được ĐT
về chuyên môn, nghiệp vụ tại các trường hay các cơ sở ĐT nằm trong hệ thống giáo
dục quốc dân. Họ đã tốt nghiệp các khoá ĐT và được xác định trình độ chuyên môn
theo các bậc ĐT: trung cấp chuyên nghiệp hay bậc cao đẳng, đại học, sau đại học.
Tuy đã được ĐT, nhưng trong quá trình làm việc, họ luôn luôn có nhu cầu và

cần thiết phải được tiếp tục ĐT để có thể đảm trách các nhiệm vụ được giao, thăng
tiến trong nghề nghiệp và hoàn thiện quá trình phát triển của bản thân. Biết ứng
dụng những lí thuyết đã được học cho phù hợp với yêu cầu thực tế và học hỏi thêm
để phát hiện ra những bất cập trong công việc do thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng
hay thái độ nhằm đáp ứng được yêu cầu của công việc, họ có nhu cầu học tập để có
thể hoàn thành được nhiệm vụ.
10


Mặt khác trước sự phát triển của khoa học công nghệ, bùng nổ thông tin như
hiện nay đòi hỏi người ĐD cần phải tham gia ĐTLT để đáp ứng với sự phát triển
của y học nói riêng và của khoa học- công nghệ nói chung. Cũng như phù hợp với
nhiệm vụ được giao. Nói tóm lại, ĐT lại, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ là một
nhu cầu khách quan của mỗi người CBYT, nhất là đối với CB YTCS, nơi còn gặp
nhiều khó khăn, có ít cơ hội được học tập nâng cao trình độ. Nhưng đồng thời cũng
là một biện pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBYT nhằm đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp bảo vệ, CSSK nhân dân mà trách nhiệm của những
người quản lý, lãnh đạo phải thực hiện để phát triển nguồn nhân lực.
1.4.2. Xác định nhu cầu đào tạo:
Theo tài liệu hướng dẫn quản lý công tác ĐT lại và bồi dưỡng CBYT tuyến
cơ sở thì: “Xác định nhu cầu đào tạo nhằm phát hiện chính xác những vấn đề cần
đào tạo, đối tượng cán bộ y tế cần được đào tạo và kiểu đào tạo nào sẽ giúp giải
quyết được các vấn đề sức khoẻ của cộng đồng. Xác định nhu cầu đào tạo là bước
đầu tiên trong quy trình đào tạo, nó được tiến hành trước khi lập kế hoạch ĐT”[5].
Đào tạo lại và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ được xác định là tất cả
các hoạt động nhằm bù đắp những thiếu hụt và bổ sung, nâng cao kỹ năng, kiến
thức, thái độ cho CBYT để họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Hình thức
ĐT lại, bồi dưỡng rất phong phú có thể là những lớp/khoá ĐT lại, các cuộc tập
huấn, hội thảo về một hay nhiều chủ đề chuyên môn, nghiệp vụ, cũng có thể chỉ là
những buổi học, giờ học ngay trong các cuộc giám sát, các kỳ giao ban v.v....

Cán bộ YTCS là tất cả CBYT làm việc ở phòng YT, bệnh viện, PK, trung
tâm YT dự phòng huyện, quận, thị xã; CBYT xã, phường, thị trấn.... Việc xem xét
trình độ chuyên môn nghiệp vụ và sự thiếu hụt các kỹ năng để từng bước ĐT nâng
cao trình độ nguồn nhân lực này là việc làm thường xuyên và cần thiết. Do vậy xác
định được nhu cầu ĐT lại, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ YTCS
với mục đích mỗi vị trí công việc cần được ĐT nội dung gì cho phù hợp, tránh lãng
phí nguồn nhân lực gây ra hiện tượng vừa thiếu lại vừa thừa.
Đã có một số nghiên cứu đánh giá về nhu cầu ĐT của ĐD, hộ sinh tại một số
tỉnh và cơ sở, Viện Chiến lược và chính sách YT đã tiến hành nghiên cứu “ Đánh giá
tính khả thi của mô hình thí điểm mạng lưới đào tạo lại về chăm sóc sức khỏe sinh
11


sản”[18], Mai Quang Huy đã có đề tài nghiên cứu đánh giá “Thực trạng nguồn nhân
lực và nhu cầu đào tạo chăm sóc sức khỏe của nữ hộ sinh tuyến xã tỉnh Nam Định”
[11], Đinh Danh Tuân có nghiên cứu “Đánh giá thực trạng và nhu cầu đào tạo cán bộ
điều dưỡng trung cấp tuyến y tế cơ sở tỉnh Điện Biên năm 2009”[8], Nguyễn Việt
Cường có đề tài “ Đánh giá nhu cầu đào tạo liên tục cho cán bộ điều dưỡng tại 14
trạm y tế phường Quận Ba Đình, Hà Nội năm 2010”[15] nhưng chưa thấy có nghiên
cứu nào đánh giá về nhu cầu ĐTLT của ĐD tại PK đa khoa tư nhân như PKGĐHN.

12


CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang có phân tích, nghiên cứu định lượng.
2.2. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu: Tất cả ĐD tại PKGĐHN
2.2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
- Thời gian tiến hành: từ tháng 6/2014 đến tháng 9/2014.
- Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành ở tại PKGĐHN.
2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.3.1. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu định lượng
- Chọn

mẫu: Lấy toàn bộ 60 ĐD đang công tác tại PKGĐHN.

2.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Những

đối tượng đang đi công tác xa không làm việc tại PK trong thời gian

nghiên cứu
- Bị

ốm đau, bệnh tật tại thời điểm nghiên cứu hoặc không tự nguyện tham gia

nghiên cứu.
2.4. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu định lượng
- Công cụ thu thập số liệu: Bộ công cụ đã được xây dựng, thử nghiệm tại
PKGĐHN với 5 ĐD: Phiếu điều tra cán bộ ĐD.
- Tổ chức thu thập số liệu định lượng:


Phát vấn bộ câu hỏi cho toàn bộ ĐD




Thu lại bộ câu hỏi sau khi các ĐD viên đã trả lời xong.

2.5. Xây dựng bộ công cụ đánh giá
Công cụ điều tra định lượng: Bảng câu hỏi có cấu trúc được thử nghiệm và
điều chỉnh cho phù hợp trước khi tiến hành điều tra, bao gồm: phiếu hỏi ĐD viên
(Phụ lục 1)
Xây dựng bộ công cụ đánh giá: Căn cứ vào các văn bản về quy định chức
năng nhiệm vụ của YTCS, chương trình ĐT và nhiệm vụ công tác của ĐD tại tuyến
YTCS để xây dựng bộ công cụ nghiên cứu. [3]
13


Thử nghiệm và hoàn thiện công cụ nghiên cứu: Khi bộ câu hỏi được xây dựng
xong, điều tra thử 05 đối tượng với bộ câu hỏi này, chỉnh sửa nội dung của bộ câu
hỏi cho phù hợp sau đó in thành 60 bộ phục vụ điều tra .
2.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Số liệu định lượng: Số liệu sau khi thu thập sẽ được mã hoá, làm sạch. Số
liệu được nhập bằng phần mềm EpiData và phân tích bằng phần mềm SPSS.
2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Để đảm bảo được khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu. Các nội dung sau đã
được thực hiện một cách đầy đủ và chặt chẽ:
- Các thông tin thu được trong quá trình nghiên cứu, được cam kết giữ bí mật
tuyệt đối.
- Các đối tượng tham gia phỏng vấn thật sự hợp tác sau khi nghe giải thích.

- Kết quả nghiên cứu giúp cho việc xây dựng kế hoạch ĐT bổ sung kiến thức
cho người ĐD trực tiếp làm công tác tại PK
2.8. Hạn chế của nghiên cứu và phương pháp hạn chế sai số

Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh giá mức độ đạt được về thực hiện kỹ
năng chuyên môn thông qua tự đánh giá của bản thân đối tượng cho nên tính khách
quan trong nhận định của các đối tượng có thể bị giảm. Tuy nhiên, vì mục tiêu
chính của nghiên cứu là xác định nhu cầu ĐT một số nội dung về CSSK nên chúng
tôi đã lựa chọn phương pháp đánh giá này vì nó xác định nhu cầu từ chính sự đánh
giá của đối tượng. Hơn nữa cỡ mẫu chưa đủ lớn dù đã chọn toàn bộ 60 ĐD để
nghiên cứu (chọn toàn bộ), đó cũng là một hạn chế của nghiên cứu.
Để giảm sai số trong khi thu thập số liệu cho nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng
một số biện pháp sau:
- Giải thích rõ cho đối tượng nghiên cứu về mục đích của nghiên cứu: Nghiên
cứu không phải đánh giá năng lực của người làm công tác ĐD và xếp loại thi đua
của họ mà chỉ nhằm đánh giá nhu cầu ĐT để có thêm bằng chứng trong việc xây
dưng kế hoạch ĐT lại cho ĐD viên
- Giải thích rõ cho đối tượng nghiên cứu về các khái niệm kiến thức, kỹ năng
và các mức độ của kiến thức và kỹ năng áp dụng trong nghiên cứu. Chỉ khi nào các
đối tượng nghiên cứu thật sự hiểu và biết cách đánh giá mới tiến hành nghiên cứu.
14


CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
 Thông tin chung về điều dưỡng viên
Bảng 3.1: Thông tin của các điều dưỡng đang làm việc tại hệ thống PKGĐHN
Thông tin chung

Tuổi

Giới tính


Trình độ
chuyên môn

Thâm niên
công tác

Số người (n=)

Tỷ lệ (%)

<30

16

26,7

30-50

40

66,7

Trên 50

4

6,6

X ±SD (min– max)


35,33 ± 7,49 (24 -54)

Nam

25

41,7

Nữ

35

58,3

Sau đại học

1

1,7

Đại học

8

13,3

Cao đẳng

12


20

Trung cấp

39

65

Sơ cấp

0

0

< 5 năm

34

56,6

Từ 5-10 năm

13

21,7

>10 năm

13


21,7

Nhận xét: Dựa vào bảng kết quả ta thấy nhân viên PKGĐHN có 60 ĐD, trong đó
độ tuổi từ 30-50 chiếm đa số chiếm 66,7%. Số ĐD nam chiếm 41,7% , nữ chiếm
58,3%. Chủ yếu số ĐD tốt nghiệp Trung cấp chiếm 65%, 1 ĐD sau Đại học chiếm
1,7%, còn lại ĐD có trình độ Cao đẳng: 20% và Đại học 13,3%. Thâm niên công
tác dưới 5 năm chiếm 56,6%, >10 năm chiếm 21,7%.

15


×