Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Thời gian chờ khám bệnh và một số yếu tố ảnh hưởng của bệnh nhân đến khám bệnh tại khoa khám bệnh của bệnh viện đa khoa quận thốt nốt, cần thơ năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

DƯƠNG PHƯỚC THÂN

H
P

THỜI GIAN CHỜ KHÁM BỆNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
CỦA BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM TẠI KHOA KHÁM BỆNH,
BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUẬN THỐT NỐT, CẦN THƠ NĂM 2019

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

H

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802

HÀ NỘI, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

DƯƠNG PHƯỚC THÂN

H
P


THỜI GIAN CHỜ KHÁM BỆNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
CỦA BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM BỆNH TẠI KHOA KHÁM BỆNH
CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUẬN THỐT NỐT, CẦN THƠ NĂM
2019.

U

BÁO CÁO LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802

H

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. LÊ NGỌC CỦA

HÀ NỘI, 2019


i

Mục Lục
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................ 1
Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 4
1.1. Các khái niệm liên quan ...................................................................................... 4
1.1.1. Khoa Khám bệnh ............................................................................................... 4
1.1.2. Các kỹ thuật cận lâm sàng ................................................................................ 4
1.1.3. Thời gian khám bệnh ......................................................................................... 5
1.2. Quy trình khám bệnh ............................................................................................ 6
1.2.1. Quy trình khám bệnh của Bộ Y tế ..................................................................... 6


H
P

1.2.2. Quy trình khám bệnh tại bệnh viện đa khoa Quận Thốt Nốt ............................ 8
1.3. Thực trạng thời gian chờ khám tại một số cơ sở y tế ........................................... 9
1.3.1. Thực trạng thời gian chờ khám tại cơ sở y tế ở nước ngoài ............................. 9
1.3.2. Thực trạng thời gian chờ khám tại cơ sở y tế trong nước ................................ 9
1.3.3. So sánh thời gian chờ khám giữa các cơ sở y tế ............................................. 10
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian chờ khám bệnh của bệnh nhân tại khoa

U

Khám bệnh của các bệnh viện. .................................................................................. 11
1.5. Giới thiệu về Bệnh viện đa khoa Quận Thốt Nốt............................................... 13

H

1.5.1. Thông tin chung............................................................................................... 13
1.5.2. Thực trạng hoạt động khoa Khám bệnh và quy trình khám bệnh tại khoa
Khám, bệnh viện đa khoa Quận Thốt Nốt ................................................................. 15
1.6. Khung lý thuyết. ................................................................................................. 19
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 20
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ........................................................................................ 20
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: ........................................................................................ 20
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu...................................................................... 20
2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................ 20
2.4. Cỡ mẫu ............................................................................................................... 20
2.4.1. Cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng ................................................................ 20



ii

2.4.2. Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính ................................................................... 20
2.5. Phương pháp chọn mẫu ...................................................................................... 21
2.5.1. Chọn mẫu cho nghiên cứu định lượng ............................................................ 21
2.5.2. Chọn mẫu cho nghiên cứu định tính ............................................................... 21
2.6. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................. 22
2.7.1. Biến số cho nghiên cứu định lượng ................................................................. 24
2.7.2. Chủ đề chính cho nghiên cứu định tính .......................................................... 25
2.8. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................... 25
2.8.1. Phân tích định lượng ....................................................................................... 25
2.8.2. Phân tích định tính .......................................................................................... 26

H
P

2.9. Các tiêu chuẩn đánh giá, đo lường trong nghiên cứu ........................................ 27
Thời gian khám bệnh ................................................................................................. 27
2.10. Đạo đức nghiên cứu ......................................................................................... 27
2.11. Sai số và biện pháp khắc phục sai số ............................................................... 27
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 28

U

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu........................................................ 28
3.2. Đặc điểm thời gian chờ khám và thời gian được khám của BN ........................ 31
3.3 Các yếu tố liên quan đến thời gian chờ của bệnh nhân ....................................... 35

H


3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian chờ khám của bệnh nhân.......................... 39
3.4.1. Thiếu hụt nhân lực bác sĩ ................................................................................ 39
3.4.2. Cơ sở vật chất.................................................................................................. 40
3.4.3. Việc áp dụng cơng nghệ thơng tin cịn hạn chế .............................................. 41
3.4.4. Một số khâu trong quy trình khám bệnh chưa liên thơng ............................... 41
3.4.5. Nhận thức của bệnh nhân chưa cao ................................................................ 42
Chương 4. BÀN LUẬN ........................................................................................... 43
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu........................................................ 43
4.3. Các yếu tố Liên quan đến thời gian chờ của bệnh nhân tại bệnh viện đa khoa
quận Thốt Nốt. .......................................................................................................... 46
4.3.1. Liên quan giữa đặc điểm cá nhân với thời gian chờ ...................................... 47


iii

4.3.2 Liên quan giữa loại phòng khám với thời gian chờ ......................................... 48
4.3.3 Liên quan đặc điểm thời gian khám bệnh với thời gian chờ ............................ 49
4.3.4 Liên quan giữa bảo hiểm y tế, hình thức khám, cận lâm sàng với thời gian
chờ. ............................................................................................................................ 51
4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian chờ của bệnh nhân tại bệnh viện đa khoa
quận Thốt Nốt. ......................................................................................................... 53
4.4.1. Thiếu nhân lực bác sĩ ...................................................................................... 53
4.4.2. Cơ sở vật chất.................................................................................................. 54
4.4.3. Việc áp dụng cơng nghệ thơng tin cịn hạn chế .............................................. 55
4.4.4. Một số khâu trong quy trình khám bệnh chưa liên thông ............................... 56

H
P


4.4.5. Nhận thức của bệnh nhân chưa cao ................................................................ 56
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 58
1. Đặc điểm thời gian chờ khám của BN .................................................................. 58
2. Các yếu tố liên quan đến thời gian chờ của bệnh nhân ......................................... 58
KHUYẾN NGHỊ ...................................................................................................... 59

U

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 60
Phụ lục 1. CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG..................................... 63
Phụ lục 2. CHỦ ĐỀ CHO NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH .......................................... 68

H

Phụ lục 3. PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU THỜI GIAN KHÁM BỆNH TẠI
KHOA KHÁM BỆNH, BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUẬN THỐT NỐT NĂM
2019 ........................................................................................................................... 70
Phụ lục 4. BẢNG HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU BỆNH NHÂN ................... 73
Phụ lục 5: BẢNG HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU NHÂN VIÊN TẠI CÁC
KHÂU TRONG QUY TRÌNH KHÁM BỆNH ........................................................ 74
Phụ lục 6. BẢNG HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU TRƯỞNG KHOA XÉT
NGHIỆM ................................................................................................................... 75
Phụ lục 7. BẢNG HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU TRƯỞNG KHOA
KHÁM BỆNH ........................................................................................................... 76
Phụ lục 8. BẢNG HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU TRƯỞNG KHOA DƯỢC 77


iv

Phụ lục 9. BẢNG HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU LÃNH ĐẠO BỆNH

VIỆN ......................................................................................................................... 78
DỰ TRÙ KINH PHÍ ................................................................................................ 80
KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU ................................................................................... 81

H
P

H

U


v

MỤC LỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ hệ thống tổ chức BVĐK Quận Thốt Nốt

15

Sơ đồ 1.2. Sơ đồ khám bệnh BN có bảo hiểm y tế

17

Sơ đồ 1.3. Sơ đồ khám bệnh BN khơng có bảo hiểm y tế

18

Sơ đồ 1.4. Sơ đồ khung lý thuyết và các biến số nghiên cứu

19


H
P

H

U

2
3
2
4
2
5


vi

CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BN

: Bệnh nhân

BHYT

: Bảo hiểm y tế

BS

: Bác sĩ


BV

: Bệnh viện

BVĐK

: Bệnh viện đa khoa

BYT

: Bộ y tế

CĐHA

: Chẩn đốn hình ảnh

CLS

: Cận lâm sàng

DS

: Dược sĩ

ĐD

: Điều dưỡng

KCB


: Khám chữa bệnh

NV

: Nhân viên

LS

: Lâm sàng

PK

: Phòng khám



: Quyết định

QTKB

: Qui trình khám bệnh

XN

: Xét nghiệm

XQ

: X quang


SA

: Siêu âm

TDCN

: Thăm dò chức năng

H

U

H
P


vii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Bệnh viện đa khoa Quận Thốt Nốt là bệnh viện đa khoa (BVĐK) hạng II
trực thuộc Sở Y tế Cần Thơ. Hiện nay bệnh viện (BV) có 390 giường kế
hoạch, 466 giường thực kê, 10 khoa Lâm sàng (LS), 5 khoa Cận lâm sàng
(CLS) và 4 phòng chức năng. Khám ngoại trú từ 1300 – 1500 lượt/ngày. Theo
khảo sát của tác giả Đồn Minh Trí năm 2015 [16] và theo thống kê của phòng
Tổ chức mỗi năm có hơn 30 cuộc gọi qua đường dây nóng đến Sở Y tế Cần
Thơ, về việc bệnh nhân (BN) phàn nàn vì phải chờ đợi quá lâu để được khám
bệnh, làm CLS và lãnh thuốc.Vậy thời gian chờ khám là bao lâu, yếu tố nào
ảnh hưởng đến thời gian chờ khám của BN. Nghiên cứu: “Thời gian chờ khám


H
P

bệnh và một số yếu tố ảnh hưởng của BN đến khám tại khoa Khám bệnh của
BVĐK Quận Thốt Nốt, Cần Thơ năm 2019” được thực hiện với hai mục tiêu
cụ thể: 1) Mô tả thời gian chờ khám của BN đến khám bệnh tại khoa Khám
bệnh của BVĐK quận Thốt Nốt, Cần Thơ năm 2019: 2) Phân tích một số yếu
tố ảnh hưởng đến thời gian chờ khám của BN tại khoa Khám bệnh của BVĐK

U

Quận Thốt Nốt, Cần Thơ năm 2019.

Nghiên cứu cắt ngang, kết hợp nghiên cứu định tính. Nghiên cứu định lượng
đo lường thời gian quy trình khám bệnh (QTKB) (Trong đó có thời gian được

H

khám và thời gian chờ) của BN đến khám chữa bệnh tại khoa Khám của
BVĐK Quận Thốt Nốt. Kết quả cụ thể như sau: Khám LS đơn thuần thời gian
chờ là 52,8 (19,4) phút; Khám LS có làm thêm 1 CLS thời gian chờ là 87,8
(19,9) phút; Khám LS có làm thêm từ 2 CLS thời gian chờ là 97,5 (25,6) phút;
Khám LS có làm thêm 3 CLS thời gian chờ là 94,8 (13,4) phút; BN khám có
bảo hiểm y tế (BHYT) thời gian chờ là 67,6 (27,7) phút; BN khám khơng có
BHYT thời gian chờ là 71,5 (19,7) phút. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian
chờ khám là: thiếu nhân lực bác sĩ (BS), chưa có hệ thống điện tử hiển thị số
thứ tự, thiếu phịng siêu âm (SA), chưa có hình thức đăng ký khám bệnh qua
điện thoại và internet, các phịng của khoa xét nghiệm (XN) chưa liên thơng và
sự nhận thức của BN chưa cao.



viii

Khuyến nghị: Lắp đặt thêm phòng SA gần khoa Cấp cứu, trang bị hệ thống
điện tử hiển thị số thứ tự tại các khâu trong quy trình khám bệnh (QTKB), mở
cửa sổ liên thơng các phịng XN của khoa XN và cho BN đăng ký khám bệnh
qua điện thoại hoặc internet.

H
P

H

U


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thời gian chờ là khoảng thời gian chờ đợi trong từng khâu của quy trình khám
bệnh: Tiếp nhận, nhận bệnh, khám lâm sàng, CLS, thu viện phí, phát thuốc, được
tính từ lúc BN đến khoa khám cho đến khi BN được BS để khám bệnh và BS, kỹ
thuật viên (KTV) và điều dưỡng (ĐD) để thực hiện các xét nghiệm CLS trên BN
[3]. BN mất nhiều thời gian mới được khám bệnh gây bức xúc và làm mất trật tự
bệnh viện, BS chẩn đoán dễ nhầm lẫn, thiếu chính xác, sự phối hợp giữa BN và BS
khơng tốt làm ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh tại các BV [15].
Tại nhiều BV trên địa bàn Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, BN

H
P


phải chờ đợi kéo dài, mà vẫn chưa được khám LS và làm CLS. Theo nghiên cứu
của Cục Quản lý khám chữa bệnh, QTKB trước đây gặp tình trạng mất trật tự khi
làm thủ tục, nơi ngồi chờ khám chật hẹp, oi bức, thời gian chờ đợi kéo dài (với
những BN khám LS đơn thuần cũng mất từ 6-8 giờ), chất lượng khám chữa bệnh
không đáp ứng được nhu cầu của BN, tình trạng BN đơng thường xun xảy ra tại
hầu hết các BV ở các tuyến, đặc biệt là tình trạng quá tải ở các BV tuyến trung ương

U

và tuyến tỉnh [8].

Năm 2014 được chọn là năm cải cách thủ tục hành chính trong cơng tác khám

H

chữa bệnh (KCB) thơng qua việc thực hiện quyết định (QĐ) số 1313/QĐ-BYT,
ngày 22/4/1013 của Bộ trưởng Bộ Y tế (BYT) về việc “Hướng dẫn quy trình khám
bệnh tại khoa Khám bệnh của bệnh viện” nhằm giảm thời gian chờ đợi của BN [11].
Nhằm thực hiện tốt QĐ số 1313/QĐ-BYT, ngày 22/4/1013 của Bộ trưởng Bộ Y
tế, BVĐK Quận Thốt Nốt trong thời gian qua đã đưa ra các giải pháp cải tiến
QTKB như: Lắp máy bắt số tự động, lắp đặt bảng báo điện tử vào QTKB, bố trí
thêm bàn khám dự phịng, bố trí thêm nhân lực, sắp xếp nơi thu viện phí và máy
phô tô gần khu khám bệnh. Tuy nhiên thời gian chờ khám bệnh tại khoa Khám
bệnh, BVĐK Quận Thốt Nốt cũng được BN góp ý là quá lâu (khảo sát nhanh của
tác giả Đồn Minh Trí, 2015) [16] và theo thống kê của phịng Tổ chức mỗi năm có
hơn 30 cuộc gọi qua đường dây nóng đến Sở Y tế Cần Thơ và đến BYT, về việc BN
phàn nàn vì thời gian chờ khám, chờ làm CLS và chờ nhận thuốc quá dài, yếu tố



2

nào làm ảnh hưởng đến thời gian chờ lâu của BN đến nay vẫn chưa được xác định
cụ thể. Vì vậy việc nghiên cứu thời gian chờ khám chữa bệnh và các yếu tố ảnh
hưởng giúp làm giảm thời gian chờ, BN được khám bệnh và tư vấn nhiều hơn, nâng
cao chất lượng khám chữa bệnh là rất cần thiết, do đó chúng tơi thực hiện nghiên
cứu đề tài: “Thời gian chờ khám bệnh và một số yếu tố ảnh hưởng của bệnh
nhân đến khám tại khoa Khám bệnh của Bệnh viện đa khoa Quận Thốt Nốt,
Cần Thơ năm 2019”. Nghiên cứu tính được thời gian chờ khám và một số yếu tố
ảnh hưởng tại BVĐK Quận Thốt Nốt là nhu cầu thiết thực để có cơ sở khoa học
nhằm điều chỉnh, cải thiện làm giảm thời gian chờ khám.

H
P

H

U


3

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu 1: Mô tả thời gian chờ khám của BN đến khám bệnh tại khoa Khám bệnh
của BVĐK Quận Thốt Nốt, Cần Thơ năm 2019.
Mục tiêu 2: Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thời gian chờ khám của bệnh
nhân tại khoa Khám bệnh của BVĐK Quận Thốt Nốt, Cần Thơ năm 2019.

H
P


H

U


4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1. Khoa Khám bệnh
Theo quy chế BV [2] do BYT ra quyết định năm 1997, khoa Khám bệnh là khoa
LS có nhiệm vụ:
- Tổ chức và tiếp nhận BN đến cấp cứu.
- Khám bệnh, chọn lọc BN, nếu cần thiết cho nhập viện, khám chữa bệnh ngoại
trú.
- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, theo dõi tình hình bệnh trên địa bàn được phụ
trách để có kế hoạch ngăn ngừa dịch bệnh.

H
P

Năm 2008 BYT ra QĐ số 01/2008/QĐ-BYT ngày 21/01/2008 về quy chế cấp
cứu, quy định BVĐK hạng I, II phải thành lập khoa cấp cứu để tiếp nhận BN cấp
cứu từ các nơi đến, nhiệm vụ khoa khám bệnh chỉ tiếp nhận những BN thông
thường. Như vậy khoa Khám bệnh chỉ khám chữa bệnh ngoại trú [4].
Theo quy định của BYT, Chỉ thị số 06/2007/CT-BYT ngày 07/12/2007 về việc

U


nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân [9], BN đến khám tại
khoa Khám bệnh phải được khám bệnh chu đáo, chính xác và chỉ định điều trị phù
hợp với tình trạng bệnh như: kê toa thuốc điều trị ngoại trú, điều trị nội trú hoặc

H

chuyển tuyến trên. BN đến khám tại khoa Khám bệnh, nếu chưa chẩn đốn được
bệnh thì BS chỉ định làm các kỹ thuật CLS bao gồm: XN, thăm dị chức năng
(TDCN), chẩn đốn hình ảnh (CĐHA) để BS chẩn đốn bệnh tốt hơn, và theo dõi
diễn biến của BN dược tốt hơn (đối với BN tái khám) [3].
1.1.2. Các kỹ thuật cận lâm sàng
Các kỹ thuật CLS được sử dụng hiện nay là:
- Thăm dị chức năng: là việc dùng các máy móc y tế để kiểm tra sự hoạt động
của các bộ phận trong cơ thể như: đo điện tim, nội soi tiêu hóa, nội soi Tai- Mũi –
Họng.
- Chẩn đốn hình ảnh: là các kỹ thuật chụp ảnh y học để chẩn đốn bệnh và theo
dõi tình trạng BN bằng các máy XQ, SA, chụp CT- scan, MRI.
- Xét nghiệm: là các kỹ thuật phân tích các mẫu máu, dịch, nước tiểu để chẩn


5

đốn bệnh chính xác và theo dõi kết quả điều trị [9].
1.1.3. Thời gian khám bệnh
- Thời gian khám bệnh: Là thời gian chờ khám và thời gian được khám bệnh của
BN, tính từ lúc BN mới vào bắt số đến lúc BN ra về.
+ Thời gian chờ: Là khoảng thời gian chờ đợi trong các khâu của QTKB,
+ Thời gian được khám: Được tính từ khi BN được BS khám bệnh điều trị và ĐD
theo dõi và chăm sóc sức khỏe trong QTKB [10].
Về thời gian khám bệnh, BYT đã ban hành Quyết định số 1313/QĐ-BYT ngày 22

tháng 4 năm 2013 về việc hướng dẫn QTKB tại khoa Khám bệnh quy định như sau
[5]:

H
P

- Khám LS đơn thuần, thời gian dưới 120 phút.

- Khám LS có chỉ định 01 kỹ thuật XN hoặc CĐHA hoặc TDCN, thời gian dưới
180 phút.

- Khám LS có chỉ định 02 kỹ thuật kết hợp (XN và CĐHA hoặc XN và TDCN),
thời gian dưới 210 phút.

U

- Khám LS có chỉ định 03 kỹ thuật kết hợp cả XN, CĐHA và TDCN, thời gian
dưới 240 phút.

- Khám bệnh là việc nhìn, sờ, gõ, nghe, khai thác tiền sử bệnh, nếu cần thì làm

H

XN CLS, TDCN để chẩn đoán, tư vấn và chỉ định phương pháp điều trị thích hợp
đã được cơng nhận [9].

- Chữa bệnh là việc chẩn đoán bệnh và dung thuốc đã được phép lưu hành để hồi
sức cấp cứu, điều trị, chăm sóc, theo dõi, phục hồi sức khỏe cho BN [9].
- Bệnh nhân là người được khám bệnh, điều trị bệnh [9].
- Quy trình là phương pháp cụ thể để triển khai một hoạt động. Quy trình xác

định đầu vào và đầu ra của quá trình [9].
- Quy trình khám bệnh: là phương thức cụ thể để tiến hành hoạt động khám bệnh,
là sự bố trí các hoạt động khám bệnh từ khi BN đến khoa Khám bệnh cho đến khi ra
về , chuyển tuyến trên hoặc nhập viện [9].
Quy trình khám bệnh bao gồm các bước: Tiếp nhận BN, khám LS, khám CLS
như: XN, CĐHA, TDCN, thu viện phí, cấp phát thuốc [5].


6

1.2. Quy trình khám bệnh
1.2.1. Quy trình khám bệnh của Bộ Y tế
Quyết định số 1313/QĐ-BYT ngày 22 tháng 4 năm 2013 về việc ban hành hướng
dẫn QTKB tại BV đã nêu ra các biện pháp nhằm cải tiến quy trình, thủ tục trong
khám bệnh, rút ngắn thời gian chờ của QTKB, giảm thủ tục phiền hà cho BN và
nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho BN, làm tăng sự tin tưởng của BN, nhất
là đối với BN có bảo hiểm y tế (BHYT) khi đến khám tại BV. QTKB tại khoa
Khám bệnh của BV gồm 4 bước như sau [5]:
Bước 1: tiếp nhận bệnh nhân
BN phải xếp hàng lấy số thứ tự để đăng ký khám bệnh; đưa BHYT; giấy chứng

H
P

minh nhân dân, sổ khám bệnh và các giấy tờ khác; nhận phiếu khám bệnh và số thứ
tự tại phòng khám; đối với những BN vượt tuyến, trái tuyến, BN khám bệnh, chữa
bệnh theo yêu cầu phải nộp tiền khám. NV tiếp đón phải bố trí các quầy tiếp đón,
kiểm tra thẻ BHYT, giấy chứng minh nhân dân, giấy chuyển viện, giấy tái khám,
nhập thông tin BN vào máy vi tính, chuyển thơng tin BN đến đúng phịng khám, in


U

phiếu khám bệnh có ghi số thứ tự cho BN, giữ thẻ BHYT và sổ khám bệnh (chuyển
qua phòng thu viện phí), hướng dẫn BN nộp tiền nếu BN vượt tuyến, trái tuyến, BN
muốn được khám không sử dụng thẻ BHYT.

H

Bước 2: khám lâm sàng và chẩn đoán

Nếu thấy cần thiết, BS sẽ chỉ định cho BN làm XN, CĐHA, TDCN hoặc chẩn
đoán xác định và kê toa thuốc điều trị mà không cần làm XN CLS.
Nếu khám LS đơn thuần (khơng có XN, CĐHA) thì BN ngồi chờ khám theo số
thứ tự đã được ghi trên phiếu khám bệnh, ĐD gọi tên thì BN vào khám. ĐD phải
hướng dẫn BN và sắp xếp cho BN; sắp xếp phòng khám, ghi tình trạng bệnh vào sổ
khám bệnh, chẩn đốn, kê toa điều trị; tư vấn về tình hình bệnh tật của BN; kê toa
thuốc, in toa thuốc ; ký tên vào phiếu chi phí khám chữa bệnh và hướng dẫn BN đến
phịng thu viện phí; nếu BN nặng phải làm bệnh án nhập viện điều trị nội trú.
Nếu khám LS có chỉ định XN, (khơng làm CĐHA) thì BN phải chờ khám theo số
thứ tự; Khi ĐD gọi tên thì vào khám, BS ra phiếu chỉ định, BN mang phiếu đến nơi
lấy mẫu XN, nộp phiếu và chờ đến lượt, BN được lấy mẫu XN theo sự hướng dẫn


7

của kỹ thuật viên XN, quay về phòng khám bệnh, chờ đến lượt khám; nhận toa
thuốc và ĐD hướng dẫn BN đi nộp tiền viện phí. Ngồi ra tại phịng XN, BV phải
sắp xếp nơi lấy mẫu XN phù hợp với lưu lượng BN, nơi lấy mẫu XN được đặt gần
khoa Khám bệnh, kỹ thuật viên nhận làm XN từ BN, hướng dẫn BN chuẩn bị và lấy
mẫu XN, tại khoa XN thì làm XN, trả kết quả XN CLS về phòng khám nơi BS cho

làm XN.
Nếu BN khám LS, có làm thêm CĐHA, thì BN phải chờ đến lượt, khi ĐD gọi tên
thì vào khám; BS khám in phiếu CĐHA đưa cho BN đến nơi làm CĐHA, nộp phiếu
chỉ định và chờ đến lượt; làm theo hướng dẫn của kỹ thuật viên CĐHA để làm
CĐHA, kỹ thuật viên đưa kết quả CĐHA cho BN quay lại phòng khám, nộp kết quả

H
P

chẩn đốn cho phịng khám, chờ BS khám chẩn đoán, tư vấn và kê toa thuốc; nhận
toa thuốc và đến phịng viện phí nộp viện phí theo sự hướng dẫn của ĐD. BV nên
đặt nơi là CĐHA gần khoa Khám bệnh nhằm tạo thuận lợi cho BN, nếu không đủ
điều kiện sắp xếp được được thì có sơ đồ hướng dẫn cụ thể cho BN.
Các BN khám LS và có làm 1, 2 hoặc 3 kỹ thuật CLS phối hợp (XN, CĐHA,

U

TDCN) thì BN và BV phải làm theo quy trình các bước như trên và BS hoặc ĐD tại
phòng khám phải hướng dẫn cụ thể các bước làm các kỹ thuật CLS thích hợp, sau

H

khi có đủ kết quả CLS thì BN quay lại phịng khám, nộp kết quả cho BS khám và kê
toa thuốc điều trị. BN nhận toa thuốc và đến phịng thu viện phí và nộp viện phí.
Bước 3: Thanh tốn viện phí

BN phải đến phịng viện phí để nộp viện phí và nơi đây trả thẻ BHYT cho BN
(đối với BN có thẻ BHYT), cịn đối với BN khơng có thẻ BHYT thì phải nộp viện
phí theo quy định, nhân viên thu phí phải kiểm tra nội dung trong phiếu chi phí, ký
xác nhận, thu tiền.

Bước 4: Phát và nhận thuốc
BN phải nộp toa thuốc tại quầy phát thuốc, kiểm tra, so sánh thuốc trong toa và
thuốc đã nhận, nhận toa thuốc, thuốc và ký nhận, DS tại nơi cấp phát thuốc phải
kiểm tra toa thuốc, phát thuốc, tư vấn, hướng dẫn BN về toa thuốc và cách sử dụng
thuốc [5].


8

1.2.2. Quy trình khám bệnh tại bệnh viện đa khoa Quận Thốt Nốt
(1) Bệnh nhân đến xếp hàng nơi nhận số thứ tự, sau đó BN đến nơi tiếp nhận hồ
sơ nộp sổ khám bệnh và thẻ BHYT cho ĐD, BN ra ghế chờ (BN khơng có thẻ
BHYT phải đi nộp tiền cơng khám tại quầy thu phí sau đó mới làm thủ tục đăng
ký).
(2) Làm thủ tục đăng ký: Khi ĐD quầy tiếp nhận gọi tên, BN đến quầy đăng ký,
tại đây ĐD sẽ hỏi BN khám chuyên khoa nào, giấy hẹn tái khám, giấy giới thiệu
nhận hồ sơ.
(3) Nhận số PK chuyên khoa và số thứ tự: Khi hồ sơ có đủ các giấy tờ, ĐD nhận
hồ sơ sẽ nhập thơng tin BN vào máy tính, đối với BN có BHYT, sau khi kiểm tra

H
P

các thơng tin về BHYT trùng khớp nhau, ĐDsẽ chuyển BN về phòng khám chuyên
khoa và cấp cho BN một phiếu có ghi số phòng, số thứ tự. Tại đây.
BN ngồi chờ và quan sát trên bảng điện tử có hiển thị số thứ tự của BN, khi đến
lượt BN sẽ vào trong, đồng thời ĐD tại đây cũng gọi tên BN vào khám.
(4) Khám bệnh BN khám các chuyên khoa Sản, Đông y, Liên chuyên khoa sẽ

U


được khám tại các khoa nêu trên. BN khám các chuyên khoa Nội, Ngoại, Nhi,
Nhiễm sẽ được khám tại khoa Khám bệnh. BN ngồi chờ, khi ĐD gọi tên đến lượt
của mình thì vào trong phịng được ĐD sắp xếp và mời BS khám bệnh.

H

Nếu BN không cần làm XN CLS, BS kê toa thuốc điều trị.
Nếu BN cần làm XN CLS, BS viết phiếu chỉ định trên máy tính và chuyển thơng
tin đến nơi làm XN CLS, ĐD hướng dẫn BN đến nơi lấy mẫu XN hoặc CĐHA hoặc
TDCN (BN khơng có BHYT phải đến quầy thu viện phí nộp tiền sau đó mới đi làm
XN CLS, BN có BHYT thu viện phí sau khi được BS khám lại và kê toa thuốc.
BN đến nơi XN hoặc CĐHA hoặc TDCN, tại đây BN được lấy mẫu và trở lại
phịng khám lúc ban đầu. Khi có kết quả XN CLS, NV của khoa CLS sẽ chuyển kết
quả về cho ĐD của khoa Khám bệnh gọi BN vào cho BS khám lại và cho đơn
thuốc.
(5) Thu viện phí: ĐD mang hồ sơ gồm có toa thuốc, thẻ BHYT và sổ khám bệnh
đến quầy thu viện phí (BN cùng đi theo), tại đây BN thanh tốn viện phí.


9

(6) Lãnh thuốc và tư vấn sử dụng thuốc: Sau khi thanh tốn viện phí xong, ĐD
mang hồ sơ đi cùng với BN đến khoa Dược, nộp cho NV khoa Dược, BN ngồi chờ
đến lượt nhận thuốc và thẻ BHYT, sau đó BN đến bàn tư vấn sử dụng thuốc ngồi
chờ đến lượt được Dược sĩ tư vấn cách sử dụng thuốc và BN ra về.
Đối với BN khơng có BHYT sau khi được toa thuốc, BN đến nhà thuốc của BV
mua thuốc, tại đây NV nhà thuốc sẽ tư vấn cho BN cách sử dụng thuốc.
1.3. Thực trạng thời gian chờ khám tại một số cơ sở y tế
1.3.1. Thực trạng thời gian chờ khám tại cơ sở y tế ở nước ngoài

Tại Nigeria tác giả Amed N (năm 2013), cho biết thời gian chờ khám là 97,2
phút [19].

H
P

Tác giả Aeenparast A. Khi nghiên cứu các giải pháp giảm thời gian chờ của BN
tại một BV chấn thương chỉnh hình năm 2013, đã đưa ra kết quả thời gian chờ đợi
trung bình là 55,36 phút [18].

Tác giả Fung E. P. Nghiên cứu trên 2165 trường hợp cho thấy thời gian chờ trung
bình của BN tại một BV ở Brunei năm 2013 cho buổi sáng là 58 (32) phút và buổi

U

chiều là 37 (19) phút, BN phải chờ đợi lâu hơn khi khám vào các buổi sáng thứ 2,
thứ 4 và thứ 7 [21].

Rất nhiều nghiên cứu đánh giá mối liên quan giữa sự hài lòng của BN và thời

H

gian chờ đợi. Thời gian chờ đợi càng ngắn thì mức độ hài lịng càng tăng [17], [18],
[20]. Khơng những đối với BN, việc giảm thời gian chờ đợi cho BN ngoại trú cịn
góp phần làm giảm khối lượng cơng việc ở các BV, nâng cao chất lượng BV.
1.3.2. Thực trạng thời gian chờ khám tại cơ sở y tế trong nước
Tác giả Hứa Kim Trang (2017) cho thấy thời gian quy trình khám bệnh là 64,1
phút, thời gian cho việc khám là 13,6 phút, thời gian của các khâu khám bệnh gồm:
Tiếp đón là 2,6 phút, khám chuyên khoa ban đầu là 13,3 phút, XN là 73,1 phút,
TDCN là 12,2 phút, khám lại khi có kết quả CLS là 10,2 phút, thu phí là 1,8 phút,

phát thuốc là 2,4 phút [15].
Nghiên cứu của tác giả Phạm Xuân Dzu (2017) ghi nhận thời gian khám của cả
quy trình khám LS đơn thuần chiếm khoảng 60 phút của BN. Khám LS kết hợp với
01 kỹ thuật CLS chiếm nhiều thời gian của BN nhất (trung bình 100,8 phút). Khám


10

LS kết hợp với 02 kỹ thuật CLS chiếm trung bình 55,6 phút. Khám LS kết hợp với
03 kỹ thuật CLS chiếm thời gian trung bình 97,0 phút. Thời gian chờ trung bình ở
các khâu cụ thể như sau: chờ siêu âm 17,60 (17,37) phút, chờ XQ 6,88 (5,17) phút,
chờ lấy mẫu XN 8,5 (9,40) phút, chờ khám chuyên khoa ban đầu 18,05 (18,62)
phút, chờ khám sau khi có kết quả CLS 5,46 (7,63) phút và chờ mua thuốc 0,88
(1,76) phút [10]. Tương tự, tác giả Phạm Thị Kiều Duyên (2018) cũng nhận định
thời gian khám bệnh khơng có CLS trung bình 57,4 phút, có làm 01 CLS là 105,3
phút, càng nhiều CLS thì thời gian khám bệnh càng tăng [9].
Tại BVĐK Khánh Hòa, nghiên cứu của Tác giả Nguyễn Đắc Thuận (2014), kết
quả tổng thời gian QTKB là 128,69 (107,83) phút, tổng thời gian cho việc khám là

H
P

54,54 (40,74) phút, tổng thời gian di chuyển và chờ là 73,45 (68,50) phút. Ngoài ra,
khám LS đơn thuần là 28,52 (15,05) phút; khám LS + 01 kỹ thuật CLS là 107,15
(68,45) phút, khám LS + 02 kỹ thuật CLS là 184,66 (116,22) phút, khám LS + hơn
2 kỹ thuật CLS là 253,17 (102,24) phút. Các khâu thời gian kéo dài gồm: Nhận
bệnh, XN, chẩn đốn hình ảnh [14].

U


Tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo (2016), nghiên cứu tại BV Da liễu Trung
ương. Kết quả cho thấy: Thời gian chờ khám trung bình là 119 (106) phút. Thời
gian chờ khám BHYT là 224,88 (140,34) phút. Thời gian chờ khám + 1 kỹ thuật là

H

nhiều nhất 291,73 (74,82) phút; khám + 2 kỹ thuật 219,58 (96,68) phút, thời gian
chờ khám đơn thuần thấp nhất với 52,28 (20,22) phút. Trong từng bước, thời gian
đợi kết quả CLS là lâu nhất 107,20 (7,70) phút, nhanh nhất là đợi được phát/nhận
thuốc với 5,52 (2,58) phút [13].
1.3.3. So sánh thời gian chờ khám giữa các cơ sở y tế
Qua thực trạng thời gian chờ khám ở một số BV trong nước và nước ngoài, nhận
thấy thời gian chờ khám ở các BV trong nước thường ngắn hơn thời gian chờ khám
của các BV nước ngoài. Theo tác giả Nguyễn Đắc Thuận (2014), tổng thời gian chờ
khám tại khoa khám, BVĐK Khánh Hòa là 73,45 (68,50) phút [14], trong khi đó
theo nghiên cứu của tác giả Syed K. tại BV chỉnh hình Canada năm 2013 cho kết
quả tổng thời gian chờ khám là 126,7 (46,5) phút [28]. Tuy nhiên theo tác giả
Levesque J. năm 2000 cho kết quả thời gian chờ trung bình là 99,2 phút [22], thời


11

gian chờ này ngắn hơn thời gian chờ của tác giả Nguyễn Đắc Thuận là 73,45
(68,50) phút [14] và của tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo (2016), nghiên cứu tại
BV Da liễu Trung ương, thời gian chờ khám là 119 (106) phút [13].
Thời gian chờ khám giữa các cơ sở y trong nước cũng có sự khác biệt đáng kể
giữa các tuyến. Thời gian chờ khám lâu nhất là ở các BV tuyến Trung ương như:
Tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo (2016), nghiên cứu tại BV Da liễu Trung ương.
Kết quả cho thấy: Thời gian chờ khám bệnh trung bình là 119 (106) phút. Thời gian
chờ khám của BN có BHYT là 224,88 (140,34) phút [13]. Trong khi thời gian chờ

khám của một BV tuyến tỉnh là BVĐK Khánh Hòa theo nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Đắc Thuận (2014) là 73,45 (68,50) phút [14], thời gian chờ này lâu hơn

H
P

thời gian chờ ở một BV tuyến huyện là BVĐK Huyện Thạnh Trị, Tỉnh Sóc Trăng
theo nghiên cứu của tác giả Hứa Kim Trang (2017), tổng thời gian cho việc chờ:
50,58 (34,19) phút [15 ]. Có thể lý giải nguyên nhân do BN thích khám chữa bệnh ở
tuyến Trung ương và tuyến Tỉnh để được tiếp cận với các trang thiết bị, máy móc
hiện đại và các kỹ thuật cao. Việc tăng lưu lượng BN khám ở tuyến Trung ương và

U

tuyến Tỉnh đưa đến quá tải BN, các BV thiếu nhân lực và cơ sở vật chất chưa phù
hợp để phục vụ khám chữa bệnh cho BN, gây nên ùn tắc và kéo dài thời gian chờ.
Sau khi BYT ban hành quyết định số 1313/QĐ – BYT, ngày 22/4/2013/QĐ –

H

BYT, các BV đã thực hiện một số nghiên cứu cắt ngang đánh giá về thời gian khám
bệnh tại khoa Khám bệnh. Tuy nhiên, cách chia các bước để đo lường thời gian
khám bệnh khơng hồn tồn giống nhau, hầu hết các nghiên cứu chỉ đo lường về
thời gian chờ đợi khám bệnh, kết quả khác nhau theo từng thời điểm nghiên cứu,
tính quy mơ hay sự phân hạng của từng BV. Tuy nhiên, tất cả các nghiên cứu có
hạn chế chung là thời gian chờ khám bệnh còn kéo dài chưa đáp ứng được mong
đợi của BN. Có rất nhiều nguyên nhân có liên quan đến sự chậm trễ trong việc tiếp
nhận BN đó là thiếu nhân lực, việc ứng dụng phần mềm quản lý BV, trang thiết bị
không đáp ứng u cầu, trình độ chun mơn của BS, ĐD cịn hạn chế, tổ chức
QTKB chưa liên hồn, tình trạng q tải BN tại các BV.

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian chờ khám bệnh của bệnh nhân tại
khoa Khám bệnh của các bệnh viện.


12

Theo những nghiên cứu trên thế giới, các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian khám
bệnh của BN tại các phòng khám là do sự quá tải BN, thiếu hụt về BS, QTKB và
thủ tục hành chính rườm rà [19].
Theo báo cáo của Cục Quản lý khám chữa bệnh BYT, QTKB tại các BV trước
đây có nhiều hạn chế, BN xô đẩy khi làm thủ tục, nơi ngồi chờ khám chật hẹp, thiếu
trật tự, thời gian chờ đợi kéo dài (BN khám LS đơn thuần cũng mất từ 6-8 giờ, chất
lượng khám chữa bệnh không đáp ứng được nhu cầu BN. Nguyên nhân làm BN
phải chờ lâu là các bàn khám LS và các khu làm CLS chưa đảm bảo tính liên thơng
giữa các bộ phận, nơi lấy bệnh phẩm XN, CĐHA, TDCN ở xa khoa Khám bệnh,
thiếu PK dự phịng khi BN q đơng, trang thiết bị phục vụ KCB cịn thiếu, thủ tục

H
P

hành chính phức tạp, QTKB chưa rõ ràng (thiếu thông tin hướng dẫn QTKB, thiếu
bảng công khai giá viện phí, chưa có các các kênh đăng ký khám bệnh qua điện
thoại hoặc trang mạng…), việc quản lý điều hành chưa có sự thống nhất giữa Y tế
và bảo hiểm xã hội, việc quản lý, điều hành của Trưởng khoa Khám bệnh còn nhiều
bất cập [8].

U

Theo tác giả Nguyễn Minh Nhật Hằng nghiên cứu tại BVĐK Nông Nghiệp
(2018), một số yếu tố ảnh hưởng đến quy trình và thời gian chờ khám bệnh là cơ sở

hạ tầng do được xây dựng từ trước, nên QTKB chưa liên hồn và một chiều. Tình

H

trạng xây dựng nới rộng liên tục, nhưng cơ sở hạ tầng chắp vá, thiếu đồng bộ. Mặt
khác trang thiết bị y tế hiện đại cũng khơng có đủ để phục vụ cho cơng tác khám
chữa bệnh [11].

Theo nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Kiều Duyên (2018), tại BVĐK Ninh
Thuận, một số yếu tố ảnh hưởng đến thời gian chờ khám bệnh của BN là do BN quá
đông trong khi thiếu nhân sự nhất là BS, tính chất bệnh lý của BN, BN có làm CLS
thời gian chờ khám bệnh dài hơn BN khơng có làm CLS. Thời điểm đến khám của
BN, thường BN đến khám vào buổi chiều có thời gian chờ ngắn hơn BN đến khám
vào buổi sáng, tác giả cũng cho biết thêm thời gian chờ cũng bị ảnh hưởng của yếu
tố đăng ký khám bệnh, chờ nộp viện phí, xếp lẫn BN mới và BN tái khám chung
một luồng làm thủ tục đăng ký, vận hành hệ thống đợi không hợp lý, phân bổ lưu
lượng bệnh không hợp lý [9].


13

Tại BVĐK Quận Thốt Nốt thời gian chờ khám thường bị ảnh hưởng bởi các yếu
tố như: phần mềm quản lý khám bệnh ngoại trú bị sự cố, làm ngưng trệ QTKB, BN
phải chờ khắc phục sự cố, về nhân sự thiếu BS so với lưu lượng BN nên thời gian
chờ khám kéo dài, theo quy định Bộ Y tế (2018), Thông tư số 15/2018/TT – BYT,
[6], một BS chỉ được khám 65 BN/ngày, do đó những lúc lưu lượng BN tăng cao
BV không đáp ứng nhu cầu khám bệnh, BN đăng ký sáng phải đến chiều mới được
khám [6].
Ngoài ra thời gian chờ cấp phát thuốc BHYT cũng kéo dài do lưu lượng BN
BHYT ngày càng tăng, nhân sự khoa Dược chưa đủ để đáp ứng kịp thời cho công

tác cấp phát thuốc.

H
P

Ở nông thôn, BN thường đến khám bệnh vào buổi sáng nhiều hơn buổi chiều, lưu
lượng BN nhiều nhất vào các ngày thứ 2 và thứ 6, việc phân bổ lưu lượng BN
không đồng đều giữa buổi sáng và buổi chiều, giữa các ngày trong tuần cũng làm
kéo dài thời gian chờ khám.

Một yếu tố kéo dài thời gian chờ khám là sự liên hoàn giữa các khâu trong

U

QTKB chưa được phù hợp, BN thường phàn nàn với nhân viên y tế về việc phải di
chuyển lòng vịng mới tìm được nơi khám bệnh, làm XN do hệ thống chỉ dẫn chưa
rõ ràng.

H

1.5. Giới thiệu về Bệnh viện đa khoa Quận Thốt Nốt
1.5.1. Thông tin chung

BVĐK Quận Thốt Nốt được thành lập theo quyết định số: 2400/QĐ-UBND ngày
10 tháng 08 năm 2009 của Ủy Ban Nhân Dân Quận Thốt Nốt, là BVĐK hạng II, là
đơn vị sự nghiệp y tế trực thuộc Ủy ban nhân dân quận Thốt Nốt, dưới sự chỉ đạo
của Sở Y tế Thành phố Cần Thơ về mặt chuyên môn và sự quản lý tồn diện của
UBND quận Thốt Nốt.
Hiện nay BV có 390 giường kế hoạch, 466 giường thực kê, 10 khoa LS, khoa
Dược, khoa XN, khoa CĐHA và 4 phòng ban, với 377 nhân viên (51 BS, 40 DS,

189 ĐD, 27 hộ sinh, 23 KTV và 47 NV khác) [1].
Bảng 1.1. Số lượng nhân viên ở khoa/phòng


14

TT

Khoa/phòng

Số NV

TT

Khoa/phòng

Số NV

1

Phòng KHTH và

19

11

Khoa Ngoại tổng

22


TCCB
2

quát

Phòng HCQT và

18

12

Khoa CTCH

8

Phòng Điều dưỡng 13

13

Khoa Gây mê hồi

13

TCCB
3

sức
4

Phịng Tài chính kế 14


14

Khoa Sản

32

15

Khoa Chẩn đoán

11

toán
5

Khoa Khám bệnh

27

H
P
HA

6

Khoa Liên chuyên 16

16


Khoa Xét nghiệm

14

17

Khoa KS nhiễm

17

Khoa
7

Khoa HSTC –

34

Chống độc
8

Khoa Nội

9

Khoa Nhi

10

Khoa Đông y


khuẩn

H

U
35

18

Khoa Dược

33

25

19

Khoa Dinh dưỡng

3

6

Bảng 1.2. Tình hình hoạt động chun mơn của bệnh viện đa khoa Quận
Thốt Nốt năm 2018.
TT

Nội dung

Thực hiện năm 2018


1

Tổng số lượt khám

374,710

2

Số lượt BN điều trị nội trú

30.507

3

Tổng số ngày điều trị nội trú

161.393

4

Ngày điều trị nội trú bình

5,29

quân BN
5

Ngày sử dụng giường/năm


414

6

X quang

28.369


15

7

Xét nghiệm

103.542

8

Siêu âm

22.255

9

Điện tim

14.196

10


Nội soi chẩn đoán

518

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUẬN THỐT NỐT
GIÁM ĐỐC
BSCKII: PHẠM HOÀNG DIỆU
PHĨ GIÁM ĐỐC
BSCKI Mai Trần Đơng
PHỊNG CHỨC
NĂNG

TỔ CHỨC CÁN BỘ

PHĨ GIÁM ĐỐC
BSCKI Đoàn Minh Tuấn

K. KHÁM BỆNH
HSTC - CĐ

KẾ HOẠCH TH.

NỘI TỔNG HỢP

U

TÀI CHÍNH - KẾ TỐN K. NGOẠI TH
ĐIỀU DƯỠNG


H
P

CÁC KHOA LÂM
SÀNG

HC - QUẢN TRỊ

H

KHOA SẢN

PHÓ GIÁM ĐỐC
BSCKI Đỗ Thị Lệ Nhu
CÁC KHOA CẬN
LÂM SÀNG

KHOA LCK

KHOA DƯỢC

KHOA NHIỂM

KHOA XN

KHOA YHCT

KHOACĐHA

KHOA GMHS


KHOA KSNK

KHOA NHI

KHOA DD

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức bệnh viện đa khoa Quận Thốt Nốt
1.5.2. Thực trạng hoạt động khoa Khám bệnh và quy trình khám bệnh tại khoa
Khám, bệnh viện đa khoa Quận Thốt Nốt
Khoa Khám bệnh BVĐK Quận Thốt Nốt đặt tại tầng trệt và tầng 1 khu nhà
chính, gồm: 20 bàn khám bệnh; 01 bàn tiếp nhận BN. Khu XN, CĐHA, TDCN và
siêu âm được bố trí gần khoa Khám bệnh.
Về lưu lượng BN đến khoa Khám bệnh từ 1200 - 1400 lượt/ngày. Khám từ thứ
hai đến thứ sáu, tiếp nhận bệnh từ lúc 6 giờ 30 sáng, bắt đầu khám bệnh từ 7giờ đến
11giờ, buổi chiều từ 13 giờ đến 17 giờ, thời gian giao ban của BV từ 7 giờ đến 7 giờ
30 sáng.


×