Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Kiến thức, thực hành và thuận lợi, khó khăn của cán bộ y tế trong thực hành giám sát bệnh truyền nhiễm tại huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.51 MB, 154 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ CƯỜNG

H
P

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN
CỦA CÁN BỘ Y TẾ TRONG THỰC HÀNH GIÁM SÁT
BỆNH TRUYỀN NHIỄM TẠI HUYỆN VĨNH THẠNH,

U

TỈNH BÌNH ĐỊNH NĂM 2022

H

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II - TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 62.72.76.05

HÀ NỘI, 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ CƯỜNG

H
P



KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN
CỦA CÁN BỘ Y TẾ TRONG THỰC HÀNH GIÁM SÁT
BỆNH TRUYỀN NHIỄM TẠI HUYỆN VĨNH THẠNH,
TỈNH BÌNH ĐỊNH NĂM 2022

U

H

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II - TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 62.72.76.05

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. TS. Hoàng Khánh Chi
2. TS. Hứa Thanh Thủy

HÀ NỘI, 2022


Lời Cảm Ơn

Trong quá trình học tập và nghiên cứu làm luận văn, tôi đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ và động viên của quý Thầy, Cô giáo; của các đồng chí lãnh
đạo và đồng nghiệp.
Với lịng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin chân thành cảm ơn:
- Tiến sĩ Hoàng Khánh Chi và Tiến sĩ Hứa Thanh Thủy đã hết lịng, tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận
văn;


H
P

- Quý Thầy, Cô giáo thuộc Trường Đại học Y tế cơng cộng;
- Các đồng chí Lãnh đạo và đồng nghiệp Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh
tỉnh Bình Định;

Qua đây, tôi cũng xin chân thành gửi lời biết ơn đến tất cả bạn bè và người

U

thân trong gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tơi hồn thành tốt luận
văn này.
Xin trân trọng!

H

Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2022

Nguyễn Thị Cường


i

MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................... 2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ .................................................................................. v
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ........................................................................................vi

ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................4

H
P

1.1. Giám sát bệnh truyền nhiễm ................................................................................4
1.2. Một số hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm trên thế giới và tại Việt Nam .....10
1.3. Thực trạng kiến thức, thực hành giám sát bệnh truyền nhiễm của cán bộ y tế ..17
1.4. Thuận lợi, khó khăn của cán bộ y tế trong hoạt động giám sát BTN ................22
1.5. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu .......................................................................31

U

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................34
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................34
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................34

H

2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................34
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu....................................................................34
2.5. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................36
2.6. Biến số trong nghiên cứu định lượng và chủ đề nghiên cứu định tính ..............37
2.7. Tiêu chuẩn và thước đo đánh giá .......................................................................39
2.8. Phương pháp phân tích số liệu ...........................................................................40
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu .........................................................................40
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................41
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu .........................................................41

3.2. Kiến thức, thực hành giám sát bệnh truyền nhiễm.............................................42
3.3. Một số thuận lợi, khó khăn của cán bộ y tế trong thực hành giám sát bệnh truyền
nhiễm tại huyện Vĩnh Thạnh năm 2022 ....................................................................51


ii

Chương 4. BÀN LUẬN ............................................................................................61
4.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu .......................................................61
4.2. Kiến thức, thực hành giám sát bệnh truyền nhiễm của cán bộ y tế ...................63
4.3. Một số thuận lợi, khó khăn trong thực hành giám sát bệnh truyền nhiễm của cán
bộ y tế tại huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định năm 2022 .........................................76
4.4. Hạn chế nghiên cứu ............................................................................................85
KẾT LUẬN ...............................................................................................................86
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................88
PHỤ LỤC ..................................................................................................................92

H
P

PHỤ LỤC 1. GIẤY ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU ...................................92
PHỤ LỤC 2. ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH GIÁM SÁT BT N ..........93
PHỤ LỤC 3. BẢNG CHẤM ĐIỂM KIẾN THỨC VỀ GSBTN ............................103
PHỤ LỤC 4. BẢNG CHẤM ĐIỂM THỰC HÀNH VỀ GSBTN ..........................109
PHỤ LỤC 5. HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU LÃNH ĐẠO ...........................113

U

PHỤ LỤC 6. HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU CHUYÊN TRÁCH.................116

PHỤ LỤC 7. HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM TYT ....................................119
PHỤ LỤC 8. BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU .................................................................121

H


iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BTN

Bệnh truyền nhiễm

CBYT

Cán bộ y tế

CSVC

Cơ sở vật chất

CTV

Cộng tác viên

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

ĐTV


Điều tra viên

HTGS

Hệ thống giám sát

NVYT

Nhân viên y tế

PCD

Phòng chống dịch

PKĐK

Phòng khám đa khoa

PVS

Phỏng vấn sâu

SXHD

Sốt xuất huyết Dengue

TLN

Thảo luận nhóm


TTB

Trang thiết bị

TTYT

Trung tâm Y tế

TYT

Trạm Y tế

UBND

Ủy ban nhân dân

WHO

H

U

H
P

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)


iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
2.1. Đối tượng tham gia PVS..................................................................... 36
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu.......................................................... 43
3.2. Kiến thức về định nghĩa bệnh truyền nhiễm ...................................... 44
3.3. Kiến thức về định nghĩa giám sát bệnh truyền nhiễm......................... 44
3.4. Kiến thức về số lượng bệnh truyền nhiễm..........................................

45

3.5. Kiến thức về văn bản quy định giám sát bệnh truyền nhiễm……….. 45
3.6. Kiến thức về nguồn số liệu thu thập thông tin BTN………………… 46
3.7. Kiến thức về phân nhóm bệnh truyền nhiễm………………………..

H
P

46

3.8. Kiến thức về những loại báo cáo bệnh truyền nhiễm……………….. 47
3.9. Kiến thức về trường hợp phải báo cáo đột xuất…………………….. 47
3.10. Kiến thức về đặc điểm bệnh truyền nhiễm nhóm A, B, C..…………

48

3.11. Kiến thức về định nghĩa ổ dịch Sốt xuất huyết Dengue...................... 48
3.12. Thực hành thu thập số liệu, thông tin trường hợp bệnh...................... 49

U


3.13. Thực hành phân tích số liệu bệnh truyền nhiễm…………….............. 50
3.14. Thực hành thời gian lưu trữ dữ liệu bệnh truyền nhiễm……….............. 50
3.15.

3.16.

Thực hành đánh giá nguy cơ, nhận định tình hình bệnh, dịch bệnh

H

truyền nhiễm……………………………………..……......................

51

Thực hành lập kế hoạch đáp ứng phòng chống dịch và thực hiện
truyền thơng phịng chống dịch………………………....................... 51

3.17. Thực hiện đề xuất các biện pháp phòng chống dịch………...............

52

3.18. Thực hành báo cáo, phản hồi và chia sẻ thông tin………..................

52

3.19.

Thực hành ghi nhận số liệu bệnh truyền nhiễm và họp giao ban về
cơng tác phịng chống dịch……………………….…......................... 53



v

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
1.1

Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm hiện nay tại Việt Nam

15

1.2

Khung lý thuyết nghiên cứu....................................................

34

3.1

Kiến thức về giám sát bệnh truyền nhiễm…………………..

49

3.2

Thực hành giám sát bệnh truyền nhiễm……………………..

53

H
P


H

U


vi

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu “Thực trạng kiến thức, thực hành và thuận lợi, khó khăn của
cán bộ y tế trong thực hành giám sát bệnh truyền nhiễm tại huyện Vĩnh Thạnh,
tỉnh Bình Định năm 2022”, với hai mục tiêu: (1). Mô tả kiến thức, thực hành giám
sát bệnh truyền nhiễm của cán bộ y tế tuyến huyện và tuyến xã tại huyện Vĩnh Thạnh,
tỉnh Bình Định năm 2022 và (2). Phân tích một số thuận lợi, khó khăn trong thực
hành giám sát bệnh truyền nhiễm của cán bộ y tế tuyến huyện và tuyến xã tại huyện
Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định năm 2022.
Nghiên cứu sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang, kết hợp phương pháp định lượng
và định tính. Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn định lượng tồn bộ 66 cán bộ y tế có

H
P

tham gia vào hoạt động giám sát bệnh truyền nhiễm của huyện. Đồng thời tiến hành
06 cuộc phỏng vấn sâu và 02 buổi thảo luận nhóm, là đại diện ban lãnh đạo, trưởng
các khoa phòng, trưởng trạm y tế và cán bộ chuyên trách, phụ trách chương trình
phòng chống bệnh truyền nhiễm tuyến huyện và tuyến xã, với 24 đối tượng tham gia.
Thời gian nghiên cứu từ tháng 01/2022 đến tháng 10/2022.

U


Kết quả nghiên cứu cho thấy 66,67% cán bộ y tế có kiến thức chung về giám
sát bệnh truyền nhiễm đạt yêu cầu. Về thực hành giám sát bệnh truyền nhiễm: thực
hành thu thập số liệu, thông tin trường hợp bệnh đều được CBYT thực hiện đầy đủ

H

các nội dung từ 84,85% trở lên. Có 43,94% CBYT thực hành đầy đủ phân tích dữ
liệu BTN. Thực hành đầy đủ đánh giá nguy cơ của bệnh dịch cịn thấp (36,36%), chỉ
có 34,85% thực hành đánh giá đầy đủ lưu hành của bệnh. CBYT đã thực hiện đề
xuất các giải pháp PCD như nhân lực, tài chính, hệ thống thơng tin, TTB, và giải
pháp). Tỷ lệ CBYT thực hiện đầy đủ các loại báo cáo khá tốt đều đạt từ 92,42% trở
lên. Một số thuận lợi: nhân lực đầy đủ, công tác đào tạo tập huấn cho cán bộ y tế đã
được thực hiện; đã triển khai phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm đầy đủ; có sự
quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền, địa phương; công tác kiểm tra, giám sát
được thực hiện thường xuyên, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, đồn thể
trong cơng tác phịng chống dịch. Khó khăn: năng lực của một số cán bộ y tế cịn
hạn chế, đội ngũ cộng tác viên tế thơn chưa được đào tạo tập huấn thường xuyên;
chưa có kinh phí cho hoạt động giám sát bệnh truyền nhiễm; cơ sở hạ tầng đã xuống


viii

cấp, trang thiết bị đã hư hỏng; hệ thống máy tính tại các đơn vị thường xuyên hư
hỏng, mạng internet hoạt động chậm không ổn định.
Nghiên cứu đã đưa ra một số khuyến nghị: Tiếp tục tổ chức công tác đào tạo,
tập huấn cho cán bộ y tế để nâng cao kiến thức và năng lực thực hành giám sát bệnh
truyền nhiễm, đặc biệt nâng cao kỹ năng đánh giá nguy cơ, nhận định tình hình dịch
bệnh và chú trọng đội ngũ cộng tác viên y tế thôn. Đầu tư mua sắm sửa chữa và nâng
cấp hệ thống máy tính, hệ thống internet đảm bảo cập nhật thông tin được thuận lợi.
Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động giám sát bệnh truyền nhiễm. Hỗ trợ Trung tâm Y tế

tu sửa, nâng cấp cơ sở vật chất; cung cấp thêm một số trang thiết bị.

H
P

H

U


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới, trong khi cuộc chiến với các bệnh truyền nhiễm (BTN) đã biết
trước đây vẫn đang tiếp diễn thì các mối đe dọa bệnh tật mới lại liên tục xuất hiện.
Mặc dù một số bệnh có thể được dự phịng, chữa trị và thanh tốn nhờ việc sử dụng
kháng sinh, vắc xin, hoá chất và các nỗ lực y tế khác nhưng một số bệnh mới nổi lại
xuất hiện như SARS, Ebola, MERS-CoV, cúm H5N1, ... Đặc biệt dịch bệnh COVID19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, từ cuối năm 2019 đến ngày 30/5/2022 trên
thế giới ghi nhận hơn 531,7 triệu ca mắc, trong đó có hơn 6,3 triệu ca tử vong; tại
Việt Nam ghi nhận hơn 10,71 triệu ca mắc và 43.078 ca tử vong, chiếm tỷ lệ 0,4% so

H
P

với tổng số ca nhiễm. Bên cạnh sự xuất hiện nhiều dịch bệnh mới nguy hiểm thì nhiều
bệnh truyền nhiễm khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tiếp tục diễn biến
phức tạp có số ca mắc tăng mạnh so với cùng kỳ các năm trước, gây khó khăn cho
cơng tác phịng chống dịch bệnh, làm ảnh hưởng tới sức khỏe của nhân loại và sự
phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia (1), (2).


U

Một nền an ninh sức khỏe thực sự chỉ có thể có trên cơ sở một hệ thống giám
sát (HTGS), cảnh báo và đáp ứng y tế hiệu quả và có trách nhiệm, địi hỏi cần phải
thiết lập hệ thống giám sát BTN thống nhất. Mục tiêu của HTGS và việc sử dụng các

H

thông tin minh chứng quyết định việc thu thập số liệu và thông tin trong hệ thống đó.
Tại Việt Nam, hệ thống giám sát định kỳ đóng vai trị chính trong các hoạt động giám
sát các BTN. Hệ thống này có độ bao phủ rộng trên phạm vi toàn quốc với hình thức
giám sát thụ động, thu thập và tổng hợp thông tin từ các cơ sở y tế (CSYT). Trong
những năm gần đây, hệ thống này ngày càng được cải thiện, bổ sung thêm các bệnh
cần giám sát; tăng cường hành lang pháp lý để vận hành hệ thống; tạo ra các cơ chế
hợp tác chặt chẽ giữa các ngành liên quan và tăng cường năng lực của hệ thống. Tuy
nhiên, chiến lược phát triển các hệ thống giám sát, các loại hình giám sát, các hướng
dẫn thực hiện giám sát đối với từng nhóm bệnh cụ thể chưa đầy đủ (1).
Năm 2015 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 54/2015/TT-BYT, ngày 28 tháng
12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về “Hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai
báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm” (3); Thông tư này thay thế cho Thông tư số


2

48/2010/TT-BYT, theo đó các cơ sở khám, chữa bệnh có trách nhiệm thông báo các
thông tin các trường hợp mắc BTN cho cơ sở y tế dự phòng cùng cấp. Năm 2019 Bộ
Y tế đã ban hành Thông tư số 17/2019/TT-BYT ngày 17/7/2019 của Bộ Y tế về việc
“Hướng dẫn giám sát và đáp ứng bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm”, đặc biệt trong giai
đoạn 2019-2022 dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp đã có nhiều văn bản chỉ
đạo hướng dẫn thực hiện hoạt động giám sát phòng chống dịch bệnh của các cấp, các

văn bản giúp các CSYT có căn cứ triển khai thực hiện hoạt động giám sát BTN được
thuận lợi hơn. Tuy nhiên, việc phát hiện những vụ dịch thông qua báo cáo giám sát
trường hợp bệnh từ các cơ sở điều trị thường muộn, thông tin không đầy đủ nên rất
khó khăn cho việc xác định ổ dịch và triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Một

H
P

trong những nguyên nhân của thực trạng này là năng lực của cán bộ y tế còn hạn chế,
phải kiêm nhiệm nhiều công việc; cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đáp ứng được
nhu cầu công việc (35), (28).

Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Vĩnh Thạnh trực thuộc Sở Y tế tỉnh Bình Định là
đơn vị đa chức năng (điều trị và dự phịng), quy mơ 130 giường bệnh, với 185 nhân

U

NVYT, trong đó tại TTYT huyện là 130 người, tuyến xã có 9 TYT xã, thị trấn với 55
người (4). Cơng tác phịng, chống dịch bệnh đã được quan tâm chú trọng, đặc biệt
trong thời gian qua tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp; ban lãnh đạo

H

trung tâm y tế đã chủ động huy động mọi nguồn lực để thực hiện tốt cơng tác phịng
chống COVID-19. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, hệ thống
giám sát bệnh truyền nhiễm bộc lộ nhiều hạn chế làm giảm hiệu quả cơng tác phịng,
chống dịch bệnh nói chung. Hiện nay đội ngũ tham gia cơng tác phòng, chống dịch
tại tuyến huyện và tuyến xã năng lực chun mơn cịn khá hạn chế, phải kiêm nhiệm
nhiều cơng việc; nguồn kinh phí cho cơng tác phịng chống BTN hạn chế; cơ sở vật
chất thiếu thốn, cộng với trình độ dân trí thấp, cùng với nhiều phong tục tập quán lạc

hậu ảnh hưởng đến sức khoẻ còn tồn tại,..(5). Điều này tiềm ẩn nguy cơ có thể bùng
phát dịch bệnh truyền nhiễm bất cứ khi nào. Từ những lý do trên chúng tôi tiến hành
nghiên cứu “Thực trạng kiến thức, thực hành và thuận lợi, khó khăn của cán bộ y
tế trong thực hành giám sát bệnh truyền nhiễm tại huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình
Định năm 2022”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kiến thức, thực hành giám sát bệnh truyền nhiễm của cán bộ y tế
tuyến huyện và tuyến xã tại huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định năm 2022.
2. Phân tích một số thuận lợi, khó khăn trong thực hành giám sát bệnh truyền
nhiễm của cán bộ y tế tuyến huyện và tuyến xã tại huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình
Định năm 2022.

H
P

H

U


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giám sát bệnh truyền nhiễm
1.1.1. Một số khái niệm liên quan

Cán bộ y tế: Cán bộ y tế là công chức, viên chức, người đang làm chuyên
môn nghiệp vụ trong các cơ sở y tế (6).
Giám sát: là quá trình thu thập thông tin liên tục, có hệ thống về tình hình và
chiều hướng của bệnh tật, phân tích, giải thích, nhằm cung cấp thơng tin cho việc
lập kế hoạch, triển khai và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống kịp thời -

H
P

Theo Điều lệ Y tế quốc tế năm 2005 (7), (8).

Bệnh truyền nhiễm: là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc
từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm (9).

Giám sát bệnh truyền nhiễm: là việc thu thập thơng tin liên tục, có hệ thống
về tình hình, chiều hướng của bệnh truyền nhiễm, phân tích, giải thích nhằm cung

U

cấp thơng tin cho việc lập kế hoạch, triển khai và đánh giá hiệu quả các biện pháp
phòng, chống bệnh truyền nhiễm (9).

Định nghĩa ca bệnh: là tập hợp các tiêu chuẩn chẩn đoán một trường hợp mắc

H

bệnh cụ thể nào đó để phục vụ cho mục đích giám sát và điều tra ổ dịch. Định nghĩa
ca bệnh có thể dựa vào các tiêu chuẩn lâm sàng (bao gồm các yếu tố dịch tễ học và
yếu tố lâm sàng), tiêu chuẩn xét nghiệm hoặc kết hợp cả hai (9).
Ca bệnh: là trường hợp bị nhiễm tác nhân gây bệnh và có biểu hiện triệu chứng

của bệnh. Định nghĩa ca bệnh đối với từng bệnh tùy thuộc vào mục đích giám sát và
điều tra ổ dịch, khơng nhất thiết như là định nghĩa lâm sàng thông thường (9).
Chùm ca bệnh: là tập hợp các ca bệnh xuất hiện tương đối bất thường trong
cùng không gian và thời gian tại một vùng, một địa điểm (9).
Người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm: là người tiếp xúc hoặc người có
biểu hiện triệu chứng bệnh truyền nhiễm nhưng chưa rõ tác nhân gây bệnh (9).
Dịch: là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá số
người mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu


5

vực nhất định (9).
Ngưỡng cảnh báo: là khi có một ca nghi ngờ (đối với các bệnh cần loại trừ
hay thanh tốn, hoặc ca đầu tiên mắc bệnh có khả năng gây dịch không lưu hành
tại địa phương) hoặc khi có sự gia tăng bất thường khơng giải thích được về số lượng
các trường hợp mắc tản phát hay tập trung thành cụm ở một vùng (10).
Nhân viên giám sát dịch tễ: là nhân viên y tế hoạt động trong các cơ sở y tế, được
phân công nhiệm vụ giám sát, phân tích, báo cáo BTN tại cơ sở/địa bàn làm việc (11).
Dữ liệu giám sát: là những dữ liệu về sức khỏe, có thể là bệnh, chấn thương
và tàn tật cũng như các yếu tố nguy cơ, phơi nhiễm véc tơ truyền bệnh, những nguy
cơ về môi trường hoặc những phơi nhiễm khác. Mắt xích cuối cùng của chuỗi giám

H
P

sát là sử dụng những dữ liệu này để phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật ở người (11).
Hệ thống quản lý, giám sát bệnh truyền nhiễm: là hệ thống các đơn vị y tế từ
tuyến xã tới tuyến trung ương, thuộc hệ cơng lập hay tư nhân, có chức năng và nhiệm
vụ thu thập, thống kê số liệu bệnh truyền nhiễm, gửi báo cáo lên cơ quan, đơn vị có

trách nhiệm giám sát tuyến trên; thực hiện các biện pháp đáp ứng với dịch, bệnh; thực

U

hiện theo đúng nội dung quy định tại Mục 3, Chương II, Luật Phòng, chống bệnh
truyền nhiễm (2007) của Việt Nam (9).

Báo cáo: là khi người cung cấp số liệu (bác sĩ lâm sàng, phòng xét nghiệm…)

H

gửi số liệu cho các đơn vị giám sát. Đó cũng là việc ấn hành, xuất bản định kỳ các
thông tin đặc hiệu về bệnh dịch thông qua quá trình giám sát, bao gồm cập nhật các
bảng biểu, đồ thị chuẩn về các vụ dịch xảy ra, và thơng tin về thực hiện các tiêu chí,
chỉ số đã đề ra. Các loại hình báo cáo giám sát gồm có: báo cáo định kỳ, báo cáo khẩn
cấp, báo cáo khơng có ca bệnh, báo cáo ca bệnh, báo cáo tổng hợp danh sách ca bệnh
hoặc vụ dịch…Các hình thức báo cáo bằng điện thoại, fax, văn bản, hay thư điện tử
phụ thuộc vào từng hệ thống và nguồn lực của mỗi quốc gia (10).
Ổ dịch sốt xuất huyết Dengue (SXHD): Một nơi (tổ, khu phố/xóm/ấp, cụm dân
cư hoặc tương đương) được xác định là ổ dịch SXHD khi có các ca bệnh lâm sàng
xảy ra trong vòng 7 ngày hoặc một ca bệnh SXHD được chẩn đoán xác định phịng
xét nghiệm, đồng thời phát hiện có lăng quăng/bọ gậy hoặc muỗi truyền bệnh trong
phạm vi bán kính 200 mét (12).


6

Ổ dịch tay chân miệng: Một nơi (thôn/ấp/bản/tổ dân phố/cụm dân cư/đơn vị)
được gọi là ổ dịch khi ghi nhận từ 02 trường hợp bệnh (lâm sàng hoặc xác định) trở
lên khởi phát trong vịng 7 ngày có liên quan dịch tễ với nhau. Ổ dịch được xác định

là kết thúc khi sau 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới kể từ ngày khởi phát
của trường hợp mắc bệnh cuối cùng (13).
Ổ dịch sởi: xuất hiện khi có từ 3 trường hợp sởi chẩn đoán xác định trở lên tại
một huyện trong vòng 1 tháng, các trường hợp này có liên quan dịch tễ hoặc vi rút
học (thời gian giữa ngày phát ban của hai trường hợp từ 7 - 21 ngày), trong đó ít nhất
có 2 trường hợp được chẩn đốn xác định phịng xét nghiệm (14).
1.1.2. Phân nhóm bệnh truyền nhiễm

H
P

Theo Luật phịng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 chia nhóm BTN thành
3 nhóm, cụ thể như sau: Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có
khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác
nhân gây bệnh. Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây
truyền nhanh và có thể gây tử vong. Nhóm C gồm các bệnh truyền nhiễm ít nguy

U

hiểm, khả năng lây truyền khơng nhanh (9).

1.1.3. Các loại hình giám sát bệnh truyền nhiễm

Theo Thơng tư 17/2019/TT-BYT ngày 17 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y

H

tế về việc Hướng dẫn giám sát và đáp ứng với bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm quy định các
hình thức giám sát bệnh truyền nhiễm như sau (15):
Giám sát dựa vào chỉ số: là việc thu thập thông tin về các bệnh, dịch bệnh truyền

nhiễm cụ thể theo các chỉ số và biểu mẫu quy định. Bao gồm các loại hình sau:
Giám sát thường xuyên: là việc thu thập thường xun, liên tục có hệ thống các
thơng tin cơ bản về bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm dựa vào cơ sở y tế được thực hiện
trên phạm vi cả nước;
Giám sát trọng điểm: là việc thu thập thường xuyên, liên tục có hệ thống các thơng
tin chun sâu về một số bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm và một số vấn đề y tế ưu tiên tại
một số điểm giám sát được lựa chọn trong một khoảng thời gian nhất định.
Giám sát dựa vào sự kiện: là việc thu thập thông tin, sàng lọc, xác minh các dấu
hiệu cảnh báo từ các nguồn tin của cộng đồng, mạng xã hội, mạng lưới thông tin truyền


7

thông, cơ quan, tổ chức và mạng lưới y tế.
1.1.4. Các bước giám sát bệnh truyền nhiễm
Các bước cơ bản của một hoạt động giám sát bệnh thường bao gồm: (1) thu thập
số liệu, thông tin trường hợp bệnh; (2) phân tích số liệu, phiên giải và đánh giá kết quả;
(3) đánh giá nguy cơ, nhận định tình hình bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm; (4) đề xuất biện
pháp phòng chống dịch và (5) báo cáo và chia sẻ thông tin (15).
Phát hiện trường hợp bệnh: là hoạt động có vai trị tích cực trong chủ động phát
hiện và giám sát dịch bệnh. Phát hiện trường hợp bệnh có thể được thực hiện tại các cơ
sở y tế thông qua hệ thống y tế công hoặc tư nhân và tại cộng đồng thông qua phát hiện
của cộng đồng, của các tổ chức cộng đồng.

H
P

Khi phát hiện được trường hợp bệnh, việc ghi chép đầy đủ các thông tin liên quan
đến người bệnh là hoạt động tiếp theo và có ý nghĩa quan trọng cho việc xác định hoặc
khẳng định trường hợp bệnh. Chất lượng của các thông tin thu thập được phụ thuộc vào

việc sử dụng các tiêu chuẩn phát hiện và xác minh trường hợp bệnh, tức là định nghĩa
trường hợp bệnh.

U

Xác định trường hợp bệnh hoặc vụ dịch: luôn được thực hiện dựa trên năng lực
chẩn đoán khẳng định dịch tễ học và phòng xét nghiệm của hệ thống giám sát. Việc thực
hiện nội kiểm và ngoại kiểm chất lượng trong q trình chẩn đốn khẳng định trường

H

hợp bệnh là yếu tố quan trọng nhằm bảo đảm tính chính xác và độ tin cậy của kết quả
xét nghiệm.

Bước 1. Thu thập số liệu, thông tin
Khi phát hiện được dấu hiệu của một vụ dịch, việc điều tra và xác định vụ dịch
ở thực địa được tổ chức tiến hành nhanh chóng nhằm tìm ra được những giải pháp phù
hợp và hiệu quả. Các bước tiến hành điều tra dịch tễ bao gồm lập kế hoạch điều tra và
chống dịch, kế hoạch kinh phí để thực hiện, xác định sự tồn tại của dịch, xác định chẩn
đoán, xác định định nghĩa trường hợp bệnh và chẩn đoán những trường hợp bệnh, tổ chức
nghiên cứu vụ dịch, thực hiện các biện pháp phòng và chống dịch và lập báo cáo điều
tra vụ dịch. Các bước trên được sắp xếp theo trình tự của quy trình điều tra dịch, tuy
nhiên, trong thực tế, một số bước có thể được thực hiện cùng lúc, hoặc tuỳ theo tính chất
của vụ dịch mà có thể thay đổi trình tự các bước một cách linh hoạt với mục đích đảm


8

bảo chất lượng điều tra dịch bệnh, khơng bỏ sót các khâu, các thông tin quan trọng (15).
Bước 2. Phân tích số liệu, phiên giải và đánh giá kết quả:

Điểm then chốt của HTGS BTN là khả năng phân tích chính xác, kịp thời và cơng
bố đúng lúc các dữ liệu giám sát cho những người/đơn vị cần biết giúp cho việc triển
khai các biện pháp kiểm sốt và phịng chống bệnh. Việc phân tích dữ liệu và đưa ra kết
luận được thực hiện định kỳ tùy theo cấp độ báo cáo nhưng thường có so sánh tình hình
hiện tại với cùng kỳ của giai đoạn trước đó (tuần, tháng, năm) và xác định ngưỡng hành
động bao gồm ngưỡng cảnh báo dịch và ngưỡng dịch nhằm giúp các cán bộ giám sát và
quản lý chương trình trả lời câu hỏi “khi nào thì cần hành động và cần thực hiện hành
động nào?”

H
P

Công bố dữ liệu là việc phát hành thường kỳ những dữ liệu giám sát và kết quả
phân tích kèm lời diễn giải. Hầu hết các HTGS BTN hiện đại đều có thể cung cấp thơng
tin ngay khi kết thúc giai đoạn phân tích dữ liệu. Những cảnh báo này thường được mã
hóa bằng biểu tượng “cờ” để chỉ ra rằng các số liệu giám sát đã vượt ngưỡng; số liệu
được phân tích theo khơng gian và thời gian (15).

U

Bước 3. Đánh giá nguy cơ, nhận định tình hình bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm
Sự lưu hành của bệnh trên người, bao gồm: Tỷ lệ mắc/ 100.000 dân trung bình
trong 1 năm hoặc 5 năm gần đây nhất; số ca bệnh ghi nhận, hoặc phát hiện người lành

H

mang trùng trong 1 năm hoặc 3 năm hoặc 5 năm gần đây nhất tại xã (Chỉ áp dụng
cho các bệnh rất hiếm gặp, ví dụ bạch hầu có tỉ lệ mắc < 0,01/100.000 dân); số ca
bệnh hoặc phát hiện người lành mang trùng ghi nhận trong 1- 5 năm qua tại khu vực
lân cận (Chỉ áp dụng cho các bệnh rất hiếm gặp, ví dụ bạch hầu hoặc bệnh mới xâm

nhập vào Việt Nam, ví dụ COVID-19); trên địa bàn xã, hàng năm dịch có xảy ra
khơng; sự biến đổi của tác nhân gây bệnh (số týp, kiểu gen, đột biến về đặc điểm di
truyền...) (16).
Miễn dịch cộng đồng, bao gồm: Tỷ lệ tiêm chủng (Tỷ lệ tiêm chủng >=90%;
tỷ lệ tiêm chủng 70- <90%; tỷ lệ tiêm chủng 50% -<70%; tỷ lệ tiêm chủng dưới 50%;
có thơn/bản có tỷ lệ tiêm chủng dưới 30%); dịch đã xảy ra trong 1-2 năm qua trên địa
bàn xã gây nên số mắc lớn tạo miễn dịch cộng đồng cao.


9

Yếu tố nguy cơ của bệnh dịch, bao gồm: Các chỉ số về sự có mặt, mật độ của
véc tơ, vật chủ trung gian truyền bệnh; các yếu tố nguy cơ khác (tiếp xúc với gia cầm,
chăn nuôi, ăn tiết canh, ăn gỏi cá, uống nước lã, trữ nước mưa ở lu/khạp...) (16).
Bước 4. Đề xuất các biện pháp phòng chống dịch
Sau khi hoàn thành cuộc điều tra và thu thập được đủ bằng chứng, có thể lập kế
hoạch phịng chống dịch sử dụng các biện pháp đáp ứng phù hợp. Các hoạt động kiểm
soát sự lan rộng của vụ dịch, hạn chế số mắc mới có thể được tiến hành ngay cả khi đang
thực hiện điều tra. Hoạt động đáp ứng phòng chống dịch bao gồm cả việc lập kế hoạch
thực hiện chương trình dự phịng tồn diện sau khi kiểm soát được vụ dịch nhằm giảm
khả năng xảy ra những vụ dịch tương tự trong tương lai (11).

H
P

Hoạt động đáp ứng phòng chống dịch bao gồm các bước tăng cường giám sát
trường hợp bệnh, trường hợp tiếp xúc với bệnh; đào tạo bổ sung và cập nhật kiến thức kỹ
năng cho CBYT; triển khai các hoạt động truyền thơng giáo dục sức khỏe; triển khai
chiến dịch tiêm phịng khẩn cấp; cải thiện khả năng tiếp cận với nguồn nước sạch; cải
thiện việc quản lý các chất thải; cải thiện vệ sinh an toàn thực phẩm; giảm nguy cơ tiếp


U

xúc với muỗi truyền bệnh/kiểm soát véc tơ; đề xuất các khuyến nghị kỹ thuật phù hợp
chống dịch và điều chỉnh các chương trình can thiệp hoặc thay đổi chính sách cho phù
hợp (11).

H

Bước 5. Báo cáo, phản hồi và chia sẻ thông tin
Báo cáo, phản hồi và chia sẻ thông tin là động lực thúc đẩy sự tham gia của các
đơn vị trong hệ thống tích cực hơn. Ngồi ra, phản hồi thơng tin cịn giúp cán bộ y tế
các tuyến tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của HTGS BTN. Phản hồi thông tin
được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: tập san y tế, bản tin, thông báo bằng
văn bản phục vụ cho cộng đồng hoặc qua các cuộc họp định kỳ (là hình thức phản hồi
thông tin thường được thực hiện ở tuyến cơ sở, đặc biệt lồng ghép trong các buổi giao
ban định kỳ) (11).
Báo cáo: là hoạt động cung cấp số liệu, thông tin cho nơi yêu cầu. Trong HTGS
BTN, báo cáo là khi các cá nhân, đơn vị (nhân viên lâm sàng, nhân viên phòng xét
nghiệm) gửi hoặc cung cấp thông tin về trường hợp bệnh, về vụ dịch, về các vấn đề sức
khỏe phát hiện được ở cộng đồng hoặc trong các cơ sở y tế, cho các đơn vị giám sát. Báo


10

cáo cũng là hoạt động ấn hành, xuất bản định kỳ các thông tin đặc hiệu về bệnh dịch qua
quá trình giám sát, bao gồm cập nhật các bảng, biểu, đồ thị chuẩn về các vụ dịch xảy ra;
và thông tin về việc thực hiện theo các chỉ tiêu, chỉ số đã đề ra. Các loại hình báo cáo
giám sát gồm có báo cáo định kỳ; báo cáo khẩn cấp (áp dụng cho một số bệnh cần được
khai báo khẩn cấp như tả, dịch hạch, sốt vàng, sốt xuất huyết do vi rút Ebola, Lassa.

Marburg, sốt Tây sông Nile, bệnh nghi SARS hoặc cúm A/H5N1 và các bệnh lạ mới nổi
khác); báo cáo khơng có trường hợp bệnh và báo cáo trường hợp bệnh.
Các hình thức báo cáo được sử dụng thường xuyên là báo cáo qua điện thoại,
bằng fax, văn bản, hay thư điện tử tùy thuộc vào từng hệ thống và nguồn lực của mỗi
quốc gia. Hiện nay, phát triển ứng dụng của công nghệ thông tin đã hỗ trợ nhiều cho

H
P

việc xây dựng báo cáo.

1.2. Một số hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm trên thế giới và tại Việt Nam
1.2.1. Hệ thống cảnh báo sớm, đáp ứng nhanh với dịch bệnh toàn cầu của Tổ
chức Y tế Thế giới (GOARN)

Hệ thống cảnh báo sớm, đáp ứng nhanh với dịch bệnh toàn cầu (GOARN) là

U

một hệ thống sử dụng kết nối mạng lưới thông tin kỹ thuật của các tổ chức và mạng
lưới hiện hữu quốc tế để phát hiện, xác định và đáp ứng kịp thời dịch bệnh. Nguồn
thông tin được thu thập thông qua hệ thống này bao gồm các nguồn thơng tin chính

H

thống và khơng chính thống (17).

Nguồn thơng tin chính thống là các nguồn tin có từ các cơ quan chính phủ, các
viện nghiên cứu, các trường đại học, hệ thống phòng xét nghiệm và các tổ chức như
CDC, các Viện Pasteur, mạng lưới y tế công cộng, mạng lưới đào tạo dịch tễ học thực

địa, HTGS BTN quốc gia và các nhà khoa học.
Nguồn thơng tin khơng chính thống của hệ thống gồm các phương tiện truyền
thơng, thơng tin và internet, đó là các mạng lưới thông tin y tế công cộng toàn cầu,
ProMED, TravelMed, PACNET hoặc Sentiweb…., hoặc các tổ chức phi chính phủ
như là hội Trăng lưỡi liềm và Chữ thập đỏ quốc tế, Thầy thuốc không biên giới của
Pháp, Hội cứu trợ y tế quốc tế khẩn cấp và các tổ chức tôn giáo (18).
Để tăng cường giám sát bệnh truyền nhiễm sau hậu quả của dịch SARS năm
2003 và kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Điều lệ Y tế Quốc tế (IHR) (2005) được xây


11

dựng và sử dụng như một công cụ pháp lý nhằm mục đích tiếp cận hội chứng, khuyến
khích giám sát các bệnh truyền nhiễm mới nổi hoặc tái nổi. IHR hỗ trợ tăng cường các
hệ thống cảnh báo sớm cho các quốc gia thành viên của WHO góp phần truyền thơng
tồn cầu, cho phép liên lạc kịp thời giữa các quốc gia thành viên của WHO và với
CDC, Trung tâm kiểm sốt và phịng ngừa bệnh tật Châu Âu (ECDC) về các sự kiện
có thể tạo thành tình trạng khẩn cấp quốc tế về sức khỏe cộng đồng (PHEIC), tập
trung vào việc cảnh báo sớm, đáp ứng nhanh mà không cần chờ các kết quả từ các
phòng xét nghiệm (8).
1.2.2. Các hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm khác trên thế giới
Hiện nay tại các nước, một số HTGS BTN được phát triển đối với từng nhóm

H
P

bệnh như CDC tại Mỹ, Eurosurveillance (ECDC) tại Cộng đồng các nước Châu Âu,
tại Australia hay New Zealand…Hầu hết các HTGS này đều có chung một cấu trúc,
thành phần như đã trình bày ở trên. Mối quan tâm của những hệ thống này là phòng
tránh các bệnh tái xuất hiện và bệnh gây dịch thay vì tập trung vào phát hiện sớm

trường hợp bệnh, vụ dịch như các nước đang phát triển:

U

HTGS điện tử quốc gia tại Mỹ - NEDSS: sử dụng số liệu và thơng tin chuẩn
để đẩy mạnh việc phát triển có hiệu quả, lồng ghép và vận hành bên trong HTGS ở
các cấp độ liên bang, bang, hạt. Hệ thống này là một cấu phần quan trọng của mạng

H

lưới thông tin y tế công cộng ở Mỹ (19). HTGS điện tử các vụ dịch tại Đức - SurvNet:
được Viện nghiên cứu Robert Koch (Đức) triển khai năm 2001 nhằm giảm thiểu khối
lượng công việc của các hệ thống y tế (18). HTGS BTN dựa vào internet ở Thụy Điển
- SmiNet-2: là HTGS điện tử các BTN được áp dụng từ năm 2004 tại Thụy Điển, cho
phép thực hiện báo cáo trực tiếp trường hợp bệnh trên mạng sử dụng mã số cá nhân
để tự động cập nhật và thống nhất số liệu lâm sàng và xét nghiệm của các trường hợp
bệnh được thơng báo, do vậy đảm bảo tính kịp thời của dữ liệu so với các hệ thống
khác (20). HTGS thông tin bệnh truyền nhiễm của Hà Lan: được triển khai từ năm
1996 tại Hà Lan, sử dụng dữ liệu kết quả xét nghiệm trên internet để phân tích xu
hướng bệnh nhằm đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời. Hạn chế của hệ thống là
khó tổng hợp tự động khi có nhiều kỹ thuật xét nghiệm cùng thực hiện, vì vậy từ năm
2007 Hà Lan đã triển khai nghiên cứu để có thể cải thiện được nhược điểm này (21).


12

Mạng lưới giám sát bệnh truyền nhiễm khu vực sông Mê Kông MDBS: được
thiết lập từ năm 1999 với mục đích chia sẻ thơng tin về BTN giữa các quốc gia
trong Khu vực (Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma và tỉnh Vân Nam,
tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc). Các bệnh dịch ưu tiên là cúm gia cầm, tả, sốt

xuất huyết, lỵ, thương hàn, sởi, HIV/AIDS, lao, sốt rét và BTN nguy hiểm như
viêm phổi, SARS và cúm A/H1N1. Trung tâm Giám sát bệnh truyền nhiễm Nam
Phi - SACIDS: được xây dựng nhằm cải thiện năng lực phát hiện, xác định và theo
dõi chiều hướng của các BTN ở người và động vật và triển khai tại Congo,
Mozambique, Nam Phi, Tanzania và Zambia. Các BTN được giám sát gồm: cúm
gia cầm, tả, lỵ, sốt xuất huyết, BTN nguy hiểm, bệnh tay chân miệng, HIV/AIDS,

H
P

sốt rét, dại, lao và sốt thung lũng Rift (22).

Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Trung Quốc: được thiết lập để báo cáo
các BTN từ những năm 1950. Sau hơn 50 năm HTGS này đã thay đổi: tăng số BTN
cần báo cáo từ 15 bệnh ở thập kỷ 50 lên 28 bệnh năm 2004, giảm xuống 27 bệnh từ
năm 2005 và hiện lại tăng lên đến 39 BTN; chuyển từ hệ thống báo cáo BTN bằng

U

văn bản sang hệ thống báo cáo BTN trên trang web điện tử và hiện nay thông qua
phần mềm trực tuyến phủ được đến 100% các huyện trên toàn lãnh thổ Trung Quốc
với hệ thống đường truyền riêng biệt, máy chủ đặt tại trụ sở Bộ Y tế Trung Quốc. Có

H

khoảng 70% các bệnh viện và 60% số xã tham gia vào hệ thống báo cáo trực tuyến
này, giảm thời gian báo cáo từ 7 ngày xuống còn 1 ngày (23).


13


1.2.3. Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam
1.2.3.1. Mơ hình hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm hiện nay tại Việt Nam (3)
BỘ Y TẾ
CỤC Y TẾ DỰ PHÒNG

Viện
Vệ sinh dịch tễ
/Viện Pasteur

Bệnh viện
Trung ương

H
P

Sở
Y tế

Bệnh viện
tỉnh, Bệnh viện của
Bộ, ban, ngành, Bệnh
viện tư nhân

Trung tâm
KSBT tỉnh

Trung tâm
kiểm dịch Y
tế


Đơn vị y tế cơ quan/
doanh nghiệp

Viện
SR-KST-CT

U

H

Trung tâm Y tế
tuyến huyện

Trung tâm
PCSR tỉnh

Phòng khám đa khoa
tư nhân

Trạm y tế xã
Báo cáo/thơng tin trực tiếp

Phịng khám chun

Y tế thơn bản

Trao đổi, phản hồi thông tin

khoa tư nhân


Sơ đồ 1.1. Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm hiện nay tại Việt Nam (3)


14

Hệ thống báo cáo, giám sát bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam hiện nay có nhiệm
vụ giám sát phát hiện sớm và báo cáo tất cả 42 bệnh truyền nhiễm trong danh mục, theo
các hình thức được quy định dưới đây:
1.2.3.2. Các trường hợp phải thông tin báo cáo
Khi phát hiện người mắc bệnh truyền nhiễm. Khi phát hiện ổ dịch bệnh truyền
nhiễm. Khi triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm. Khi có yêu cầu
báo cáo để phục vụ công tác giám sát, kiểm tra, chỉ đạo phòng chống dịch bệnh truyền
nhiễm của cấp trên (3).
1.2.3.3. Nguyên tắc báo cáo
Nội dung thông tin báo cáo, khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm phải bảo đảm

H
P

tính trung thực, đầy đủ và kịp thời. Việc thông tin, báo cáo phải bảo đảm đúng trình tự, thủ
tục, thẩm quyền. Trường hợp đã thực hiện báo cáo trực tuyến thì không phải báo cáo bằng
văn bản, nhưng phải lưu đầy đủ hồ sơ tại đơn vị (3).
1.2.3.4. Hình thức thơng tin báo cáo

Báo cáo trực tuyến: Báo cáo trực tiếp vào hệ thống báo cáo thông qua đường truyền

U

internet, đồng thời lưu hồ sơ bệnh án đối với báo cáo trường hợp bệnh hoặc báo cáo bằng

văn bản đối với các loại báo cáo khác tại đơn vị báo cáo. Báo cáo bằng văn bản: Trường
hợp không thực hiện được báo cáo trực tuyến, các đơn vị thực hiện báo cáo bằng văn bản

H

gửi theo đường công văn, fax, thư điện tử. Hình thức khác: Trong trường hợp khẩn cấp có
thể gọi điện thoại hoặc báo cáo trực tiếp và trong thời hạn 24 giờ phải thực hiện báo cáo
trực tuyến hoặc báo cáo bằng văn bản (3).
1.2.3.5. Nội dung thông tin báo cáo
Số liệu thống kê mắc bệnh truyền nhiễm được xác định theo ngày khởi phát
của bệnh nhân. Báo cáo trường hợp bệnh: bao gồm các trường hợp có chẩn đốn lâm
sàng, các trường hợp có xác định của phòng xét nghiệm, các trường hợp điều trị nội
trú, ngoại trú và các trường hợp được phát hiện tại cộng đồng. Báo cáo tuần: Số liệu
báo cáo tuần được tính trong 07 ngày, từ 00h00 ngày thứ Hai đến 24h00 ngày Chủ
nhật của tuần báo cáo. Báo cáo tháng: Số liệu báo cáo tháng được tính từ 00h00 ngày
đầu tiên đến 24h00 ngày cuối cùng của tháng báo cáo. Báo cáo năm: Số liệu báo cáo
năm được tính từ 00h00 ngày đầu tiên đến 24h00 ngày cuối cùng của năm báo cáo.


15

Báo cáo ổ dịch: Số liệu báo cáo mỗi ngày được tính từ 00h00 đến 24h00 của ngày
báo cáo. Báo cáo đột xuất: Nội dung và số liệu báo cáo đột xuất thực hiện theo yêu
cầu của cơ quan cấp trên cho từng cơng việc cụ thể (3).
1.2.3.6. Quy trình thơng tin báo cáo
Quy trình thơng tin báo cáo được thực hiện theo sơ đồ tổ chức hệ thống thông
tin báo cáo bệnh truyền nhiễm như sau:
Đơn vị y tế cơ quan, phòng khám tư nhân, các cơ sở chẩn đốn, bác sĩ gia đình
và nhân viên y tế thơn khi phát hiện người nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm có trách
nhiệm thơng báo ngay cho Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Trạm Y

tế xã) trên địa bàn sở tại để thực hiện việc điều tra, xác minh, thông tin báo cáo và khai

H
P

báo bệnh, dịch bệnh.

Trạm Y tế xã có trách nhiệm tiếp nhận, điều tra, xác minh thông tin và báo cáo
số liệu bệnh truyền nhiễm được ghi nhận trên địa bàn cho Trung tâm Y tế huyện theo
thời gian như sau: Báo cáo trường hợp bệnh: Hoàn thành báo cáo trong vịng 24 giờ
hoặc 48 giờ kể từ khi có chẩn đốn; Báo cáo t̀n: Hồn thành báo cáo trước 14h00

U

thứ Ba tuần kế tiếp; Báo cáo tháng: Hoàn thành báo cáo trước ngày 05 của tháng kế
tiếp; Cập nhật thông tin của báo cáo trường hợp bệnh và báo cáo tháng: Khi phát hiện
những sai lệch thông tin hoặc không xác minh được địa chỉ người bệnh, Trạm Y tế

H

xã có trách nhiệm báo cáo cho Trung tâm Y tế huyện trong vòng 24 giờ để thực hiện
việc cập nhật thơng tin.

Trung tâm Y tế huyện có trách nhiệm tổng hợp số liệu bệnh truyền nhiễm từ Trạm
Y tế xã, Bệnh viện huyện và thực hiện báo cáo, cập nhật thơng tin cho Trung tâm Kiểm
sốt bệnh tật tỉnh theo thời gian như sau: Báo cáo trường hợp bệnh: Hoàn thành báo cáo
trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được báo cáo của Trạm Y tế xã và Bệnh viện huyện.
Báo cáo tuần: Hoàn thành báo cáo các hoạt động phòng chống dịch tuần của Trạm Y tế
xã và Trung tâm Y tế huyện trước 14h00 ngày thứ Tư của tuần kế tiếp. Báo cáo tháng:
Hoàn thành báo cáo trước ngày 10 của tháng kế tiếp từ danh sách người bệnh nhận được

từ Trạm Y tế xã, Bệnh viện huyện, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh. Báo cáo năm: Hoàn
thành báo cáo trước ngày 10 tháng 01 của năm kế tiếp. Cập nhật thông tin của báo
cáo trường hợp bệnh và báo cáo tháng: Trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được phản


×