Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Sự chấp nhận tiêm văc xin phòng covid 19 cho trẻ em từ 5 12 tuổi của phụ huynh và một số yếu tố liên quan tại quận tân bình, thành phố hồ chí minh năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.23 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRẦN THỊ THỦY CÚC

H
P

SỰ CHẤP NHẬN TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 CHO TRẺ
TỪ 5 - 12 TUỔI CỦA PHỤ HUYNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2022

U

H

LUẬN VĂN

THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

HÀ NỘI, 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRẦN THỊ THỦY CÚC

SỰ CHẤP NHẬN TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 CHO TRẺ



H
P

TỪ 5 - 12 TUỔI CỦA PHỤ HUYNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2022

U

LUẬN VĂN

H

THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. PHẠM NGỌC CHÂU

HÀ NỘI, 2022


i

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, q thầy cơ, phịng đào tạo sau đại
học và các phịng ban trường Đại học Y tế cơng cộng đã tạo điều kiện và tận tình
truyền đạt những kiến thức q báu, giúp đỡ tơi trong q trình học tập và thực hiện
nghiên cứu này.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến q Thầy, Cơ là người những
người hướng dẫn khoa học đã trực tiếp dành nhiều thời gian, công sức để hướng dẫn
tôi trong suốt q trình thực hiện nghiên cứu. Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn
lãnh đạo cơ quan, toàn thể đồng nghiệp, bạn bè, gia đình đã giúp đỡ, động viên tơi

H
P

trong suốt q trình học tập và thực hiện nghiên cứu.

Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong nghiên cứu này khơng tránh khỏi những
thiếu sót, hạn chế. Tơi kính mong q Thầy, Cơ tiếp tục có những nhận xét, góp ý,
giúp đỡ để nghiên cứu được hồn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn.

H

U

Hà Nội, tháng 9 năm 2022
Người thực hiện luận văn

Trần Thị Thủy Cúc


ii

DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BYT


Bộ Y tế

CDC

Trung tâm kiểm soát bệnh tật (Centers for Disease
Control and Prevention)

COVID-19

Coronavirus disease 2019

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

EMA

Cơ quan quản lý dược phẩm Châu Âu (European
Medicines Agency)

EUL

Danh sách sử dụng khẩn cấp

H
P

(Emergency Use Listing)
FDA


Cơ Quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Mỹ
(Food and Drug Administration)

ICU

Đơn vị chăm sóc tích cực những bệnh nhân đang trong
tình trạng nguy kịch (Intensive Care Unit)

WHO

U

Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)

H


iii

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT ...................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................vi
TĨM TẮT NGHIÊN CỨU .........................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................2
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................5
1.1. Các khái niệm chính của nghiên cứu ...............................................................5


H
P

1.2. Tổng quan về vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em .......................................5
1.3. Tình hình mắc COVID-19 và tiêm phòng vắc xin COVID-19 ở trẻ em .......12
1.4. Sự chấp nhận tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-12 tuổi ...............15
1.5. Các yếu tố liên quan đến chấp nhận tiêm phịng vắc xin COVID-19 ............18
1.6. Cơng cụ đo lường sự chấp nhận tiêm vắc xin COVID-19 .............................23
1.7. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu .................................................................24

U

1.8. Khung lý thuyết nghiên cứu ...........................................................................27
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................28
2.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................28

H

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................28
2.3. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................28
2.4. Cỡ mẫu ...........................................................................................................28
2.5. Phương pháp chọn mẫu ..................................................................................29
2.6. Phương pháp thu thập số liệu .........................................................................30
2.7. Các biến số, chỉ số nghiên cứu .......................................................................31
2.8. Tiêu chuẩn đánh giá .......................................................................................33
2.9. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .........................................................33
2.10. Vấn đề đạo đức nghiên cứu ..........................................................................34
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................35
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ..............................................................35
3.2. Sự chấp nhận tiêm vắc xin phịng COVID-19 của phụ huynh có con từ 5-12

tuổi tại quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh .....................................................43


iv

3.3. Các yếu tố liên quan đến sự chấp nhận tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho
trẻ từ 5-12 tuổi của phụ huynh tại quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh ...........44
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ........................................................................................50
KẾT LUẬN ...............................................................................................................61
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................63
PHỤ LỤC 1 ...............................................................................................................70
PHỤ LỤC 2 ...............................................................................................................78
PHỤ LỤC 3 ...............................................................................................................85

H
P

H

U


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Số phụ huynh có trẻ 5-12 tuổi cần lấy theo số trẻ của mỗi phường .........29
Bảng 3.1: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .........................................................35
Bảng 3.2: Đặc điểm của trẻ (n = 465) .......................................................................36
Bảng 3.3: Tiền sử liên quan đến COVID-19 (n = 465) .............................................36

Bảng 3.4: Niềm tin vào sự cần thiết tiêm vắc xin COVID-19 (n = 465) ..................42
Bảng 3.5: Sự chấp nhận tiêm vắc xin phòng COVID-19..........................................43
Bảng 3.6: Lý do đồng ý tiêm vắc xin cho trẻ ............................................................43
Bảng 3.7: Lý do không chấp nhận tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ ........................44
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa các đặc điểm kinh tế xã hội với sự chấp nhận ..........44

H
P

Bảng 3.9: Mối liên quan giữa các đặc điểm của trẻ với sự chấp nhận......................45
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa tiền sử liên quan đến COVID-19 với sự chấp nhận
tiêm vắc xin phòng COVID-19 (n = 465) ...............................................46
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa kiến thức về vắc xin phòng COVID-19 với sự chấp
nhận tiêm vắc xin phòng COVID-19 (n = 465)........................................46

U

Bảng 3.12: Mối liên quan giữa các yếu tố cấu thành niềm tin vào sự cần thiết tiêm
vắc xin với sự chấp nhận tiêm vắc xin phòng COVID-19 (n = 465) .......47
Bảng 3.13: Mối liên quan giữa niềm tin vào sự cần thiết tiêm vắc xin với sự chấp

H

nhận tiêm vắc xin phòng COVID-19 (n = 465)........................................48
Bảng 3.14: Các yếu tố liên quan đến sự chấp nhận tiêm vắc xin phòng...................49


vi

DANH MỤC HÌNH

Biểu đồ 3.1: Kiến thức về vắc xin phòng COVID-19 (n = 465) ...............................37
Biểu đồ 3.2: Nhận thức về tính nhạy cảm (n = 465). ................................................38
Biểu đồ 3.3: Nhận thức về mức độ nghiêm trọng khi mắc COVID-19 (n = 465). ...38
Biểu đồ 3.4: Nhận thức về khả năng kiểm soát bệnh (n = 465). ...............................39
Biểu đồ 3.5: Lợi ích của tiêm vắc xin (n = 465) .......................................................39
Biểu đồ 3.6: Lo ngại về vắc xin phòng COVID-19 (n = 465) ..................................40
Biểu đồ 3.7: Yếu tố thúc đẩy chấp nhận vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ (n = 465)
..............................................................................................................41
Biểu đồ 3.8: Nguồn thơng tin tìm hiểu về vắc xin COVID-19 (n = 465) .................43

H
P

H

U


1

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Trước nhu cầu cấp bách của tồn cầu về việc tiêm chủng cho người dân ở mọi
lứa tuổi để chống lại đại dịch COVID-19, việc tìm hiểu sự chấp nhận và lý do phụ
huynh chấp nhận cho con tiêm vắc xin là cần thiết và ý nghĩa. Vì vậy, nghiên cứu “Sự
chấp nhận tiêm vắc xin phịng COVID-19 cho trẻ từ 5 - 12 tuổi của phụ huynh
và một số yếu tố liên quan tại quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh năm 2022”
được thực hiện nhằm mơ tả và phân tích các yếu tố liên quan đến sự chấp nhận tiêm
vắc xin phòng COVID-19 của phụ huynh có con từ 5-12 tuổi.
Nghiên cứu cắt ngang phân tích, sử dụng bộ câu hỏi tham khảo từ các nghiên
cứu trước có chỉnh sửa. Sự chấp nhận tiêm vắc xin cho trẻ đo lường bằng sử dụng


H
P

câu hỏi một mục hỏi với 5 tùy chọn và các lý do tại sao chấp nhận hoặc không chấp
nhận, câu trả lời “rất đồng ý” và “đồng ý” là chấp nhận tiêm vắc xin. Chọn mẫu ngẫu
nhiên theo nhiều giai đoạn, bộ câu hỏi được phát vấn đến phụ huynh có ít nhất 01 con
từ 5-12 tuổi, dựa trên danh sách trẻ của Ủy ban nhân phường. Cỡ mẫu 465 phụ huynh,
được tính theo cơng thức 1 tỷ lệ với dự trù mất mẫu 20%.

Kết quả có 65,6% phụ huynh chấp nhận cho trẻ tiêm vắc xin COVID-19. Lý

U

do đồng ý tiêm vắc xin: giúp trẻ giảm nguy cơ nhiễm COVID-19 (93,4%), giảm nguy
cơ biến chứng nặng (88,9%) và nguy cơ tử vong khi mắc COVID-19 (67,2%). Lý do
không đồng ý: vắc xin gây ra vấn đề sức khoẻ lâu dài (81,9%), lo sợ về tác dụng phụ

H

(88,8%) và trẻ có thể tự khỏi, không cần thiết phải tiêm (34,4%). Các yếu tố liên quan
đến sự chấp nhận tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ bao gồm phụ huynh nữ có khả năng
chấp nhận tiêm vắc xin cho trẻ cao hơn phụ huynh nam (OR = 2,51, KTC 95%:1,45
- 3,95), gia đình có tiền sử gia đình mắc COVID-19 (OR = 2,30, KTC 95%: 1,45 –
3,85) và phụ huynh có niềm tin vào sự cần thiết tiêm vắc xin (OR= 2,06, KTC 95%:
1,09 – 4,91) có khả năng chấp nhận vắn xin cho trẻ cao hơn.
Để cải thiện tỷ lệ tiêm vắc xin cho trẻ: Tiếp tục tăng cường truyền thông về
tầm quan trọng, lợi ích của tiêm vắc xin phịng COVID-19 cho trẻ bằng nhiều hình
thức như clip phỏng vấn trao đổi thông tin với phụ huynh, chủ động phối hợp cơ sở
giáo dục thực hiện truyền thông cho phụ huynh có trẻ chưa tiêm vắc xin. Bố trí điểm

tiêm chủng và lịch tiêm phù hợp, thuận tiện cho học sinh, luôn đảm bảo sẵng sàng
đội tiêm nhằm đảm bảo an tồn tiêm chủng và kịp thời xử lý các tình huống phát sinh.


2

ĐẶT VẤN ĐỀ
COVID-19 (Coronavirus disease 2019) là bệnh do vi rút SARS-CoV-2 gây ra,
được Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố là đại dịch vào ngày 11 tháng 3 năm 2020. Đại
dịch do COVID-19 đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng về y tế, kinh tế và xã hội
với những ca bệnh lây lan và tử vong trên diện rộng (1). Tính đến ngày 11/09/2022,
thế giới đã có hơn 600 triệu ca bệnh và 6,51 triệu ca tử vong (2). Tại Việt Nam,
COVID-19 đã bùng phát mạnh từ tháng 4 năm 2021 với khoảng 11,4 triệu ca nhiễm
và 43.126 ca tử vong (2). Phần lớn ca mắc bệnh và tử vong xảy ra ở người lớn tuổi,
khi đại dịch COVID-19 mới bùng phát, trẻ em được xếp vào nhóm ít tổn thương so
với người lớn. Tuy nhiên, các trường hợp mắc COVID-19 được báo cáo ở trẻ em đã

H
P

tăng đột biến từ khi có sự xuất hiện của biến thể Delta và Omicron. Tính đến tháng 2
năm 2022, tại Mỹ đã có hơn 13,4 triệu trường hợp trẻ em bị nhiễm COVID-19, chiếm
18,9% (3). Tại Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Y tế, số ca mắc COVID-19 ở trẻ từ 017 tuổi cũng đang gia tăng và chiếm khoảng 1/5 tổng số ca nhiễm (19,2%) (4,5). Mặc
dù, khi nhiễm COVID-19 các triệu chứng ở trẻ em đa phần là nhẹ hơn so với người

U

lớn, nhưng cũng có trường hợp phải nhập viện và để lại di chứng kéo dài hoặc nặng
hơn là tử vong. Hơn nữa, nếu trẻ nhiễm bệnh sẽ rất dễ lây lan trong gia đình, lớp học
và từ đó lây lan cho cộng đồng.


H

Tiêm chủng cho trẻ là rất cần thiết đã được Tổ chức Y tế thế giới (World Health
Organization - WHO) khuyến cáo nhằm hạn chế các tác động của dịch bệnh đối với
trẻ và xã hội (6). WHO và Trung tâm phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ (Centers for
Disease Control and Prevention - CDC) đã đưa ra khuyến cáo và cấp phép tiêm vaccin
Pfizer cho trẻ từ 5-12 tuổi (7). Có hơn 60 quốc gia đã cho phép sử dụng vắc xin phòng
COVID-19 cho trẻ em từ 5-12 tuổi tại Châu Mỹ như Mỹ, Châu Âu, một số quốc gia
châu Á như Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Philippines, Malaisia; Campuchia...(8).
Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã tích cực đẩy mạnh việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho
trẻ từ 5-11 tuổi theo khuyến cáo về mặt khoa học, bảo đảm an toàn, hiệu quả, thận
trọng từng bước và đặt an toàn lên hàng đầu (9).
Tiêm vắc xin không chỉ giúp trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm sự lây lan trong


3

gia đình, trường học, hạn chế nguy cơ chăm sóc điều trị khẩn cấp và giảm tỷ lệ tử
vong, ngoài ra cịn giúp nền kinh tế có thể mở cửa trở lại, giúp trẻ được trở lại với các
hoạt động bình thường (10). Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu và phát triển nhanh
chóng và thời gian theo dõi hạn chế sau khi tiêm chủng đã làm dấy lên mối quan tâm
lớn của cơng chúng về tính an tồn, tác dụng phụ tiềm ẩn của các loại vắc xin COVID19, đặc biệt là cho các nền tảng mới như vắc xin RNA (11). Trẻ em là nhóm dân số
có nhu cầu và đặc điểm đặc biệt, thái độ của cha mẹ hoặc người giám hộ đối với vắc
xin COVID-19 sẽ là yếu tố quan trọng liên quan đến việc chấp nhận tiêm chủng cho
trẻ (12). “Sự chấp nhận” là sự đồng ý tiếp nhận, đối với vắc xin COVID-19. Theo kết
quả các nghiên cứu trước đây, sự chấp nhận tiêm vắc xin cho trẻ bị ảnh hưởng do các

H
P


yếu tố như lo lắng về bệnh COVID‐19, tính an tồn, tác dụng phụ và hiệu quả của
vắc xin (13–17).

Tại Việt Nam, độ bao phủ vắc xin phòng COVID-19 ở người lớn và trẻ từ 1217 tuổi đã đạt trên 95%. Tại thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM) tỷ lệ tiêm vắc xin
mũi 2 cho người từ 18 tuổi đạt trên 98%, riêng tại quận Tân Bình tỷ lệ tiêm vắc xin

U

mũi 2 cho người từ 18 tuổi 99,71%, tỷ tiêm vắc xin mũi 1 trẻ từ 12-17 tuổi đạt 97,03%,
mũi 2 đạt 90% (4,5). Để tiếp tục chủ động trong công tác phịng chống đại dịch
COVID-19, ngày 05/02/2022 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 14-NQ/CP về

H

mua vắc xin phòng COVID-19 của Pfizer cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi (18).
Trước nhu cầu cấp bách của toàn cầu về việc tiêm chủng cho người dân ở mọi
lứa tuổi để chống lại đại dịch COVID-19, việc tìm hiểu sự chấp nhận và lý do mà phụ
huynh chấp nhận trẻ tiêm chủng là cần thiết và ý nghĩa. Bên cạnh đó, Thành phố Hồ
Chí Minh nói chung, quận Tân Bình nói riêng là một trong những địa phương chịu
ảnh hưởng nhiều bởi đại dịch COVID-19 và cũng chưa có nghiên cứu tìm hiểu về sự
chấp nhận tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ ở độ từ 5-12 tuổi. Vì vậy, chúng tơi tiến
hành nghiên cứu này để tìm hiểu “Sự chấp nhận tiêm vắc xin phòng COVID-19
cho trẻ từ 5-12 tuổi của phụ huynh và một số yếu tố liên quan tại quận Tân Bình,
thành phố Hồ Chí Minh năm 2022”. Những phát hiện từ nghiên cứu này sẽ cung
cấp thêm dữ liệu và thông tin để các nhà quản lý, cơ quan chuyên môn đưa ra những
can thiệp phù hợp trong chương trình tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ.


4


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả Sự chấp nhận tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-12 tuổi của
phụ huynh tại quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến sự chấp nhận tiêm vắc xin phòng
COVID-19 cho trẻ từ 5-12 tuổi của phụ huynh tại quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí
Minh năm 2022.

H
P

H

U


5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các khái niệm chính của nghiên cứu
COVID-19: COVID-19 hay còn gọi là bệnh corona vi rút 2019 được định
nghĩa là bệnh do corona vi rút SARS-CoV-2 gây ra. Nó được báo cáo cho WHO vào
ngày 31 tháng 12 năm 2019 (19).
Vắc xin: là chế phẩm sinh học có tính kháng ngun có nguồn gốc từ vi sinh
vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh,
đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết, làm cho cơ thể tự tạo ra tình trạng
miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh (20).
Vắc xin COVID-19: là chủng loại vắc xin phịng viêm đường hơ hấp cấp,

H

P

giúp ngăn ngừa vi rút Corona (21).

Sự chấp nhận: Là sự chuẩn bị về tinh thần hay vật chất cho sự trải nghiệm,
hoạt động của cá nhân, tập thể. Trạng thái này cho thấy có thể hành động được ngay
bất kỳ thời điểm nào do đã được chuẩn bị đầy đủ (22).

Chấp nhận tiêm vắc xin: Là khi đối tượng đã có đầy đủ thơng tin và chắc

U

chắn về tính an tồn khi sử dụng, cá nhân sẽ có tâm lý chấp nhận để sử dụng vắc xin.
Đối tượng đã tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng về loại vắc xin đó. Cụ thể, cá nhân sẽ
tìm hiểu quy trình sản xuất, tính an tồn, hiệu quả và các tác dụng phụ, phản ứng

H

sau khi tiêm vắc xin (22).

Dựa trên định nghĩa này, trong đề tài này, chấp nhận tiêm vắc xin cho trẻ từ 512 tuổi là khi cha, mẹ hoặc người ni dưỡng trẻ sau khi tìm hiểu kỹ lưỡng và đầy đủ
thông tin về việc vắc xin COVID-19 cho trẻ được cấp phép sử dụng, tính an tồn,
hiệu quả và các tác dụng phụ, phản ứng sau khi tiêm vắc xin đối với trẻ sẽ đưa ra
quyết định chấp nhận sử dụng vắc xin để tiêm phòng cho trẻ.
1.2. Tổng quan về vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em
1.2.1. Vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em
Các chiến lược khác nhau đã được xem xét để phát triển vắc xin chống SARSCoV-2 dựa trên các nền tảng vắc xin sau:
+ Vắc xin dựa trên mRNA axit nucleic là thế hệ mới nhất của phương pháp
sản xuất vắc xin. Công nghệ vắc xin mRNA là một phân tử RNA sợi đơn mang một



6

phần trình tự mã hóa cho peptide hoặc protein từ vi rút có thể được tổng hợp trong
tế bào chất (ribosome). Kháng nguyên kết quả sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch, bao
gồm sản xuất kháng thể (23). Các vắc xin hiện tại do các công ty Pfizer và Moderna
phát triển sử dụng mRNA tổng hợp mã hóa trình tự của protein đột biến đặc trưng
của coronavirus (protein S), sau đó được bao bọc trong một hạt nano túi lipid.
+ Vắc xin vectơ vi rút được phát triển bằng công nghệ sinh học mới. Một loại
vi rút hiện có đã được biến đổi, có thể lây nhiễm sang tế bào người, được đưa vào
mang mã di truyền của kháng nguyên vi rút đích để kích thích phản ứng miễn dịch
(24). Các công ty Oxford AstraZeneca, Gamaleya, CanSio và Johnson & Johnson đã
phát triển vắc xin của họ dựa trên trình tự DNA mã hóa protein S được đưa vào bộ

H
P

gen của một loại virus adenovirus an toàn đã được sửa đổi.

+ Vắc xin vi rút bất hoạt bao gồm vi rút toàn bộ hoặc mảnh vi rút bị giết hoặc
bất hoạt. Tại đây, vật chất di truyền của mầm bệnh bị phá hủy bởi nhiệt, hóa chất
hoặc bức xạ, do đó chúng khơng thể tái tạo nhưng sự hiện diện của chúng vẫn có thể
kích thích khả năng sinh miễn dịch (25). Các vắc xin của Sinopharm, SinoVac và

U

Bharat Biotech được sản xuất bằng cách bất hoạt SARS-CoV-2 với B-propiolactone,
nhưng tất cả protein của virus vẫn còn nguyên vẹn.

+ Vắc xin tiểu đơn vị protein có chứa một đoạn mầm bệnh là protein (tiểu đơn


H

vị Pro) mà không đưa các phần tử mầm bệnh vào cơ thể (26). việc hiếu vật liệu di
truyền làm cho chúng trở nên an toàn và không lây nhiễm hoặc không thể tồn tại.
Công ty Novavax và Anhui Zhifei Longcom đã áp dụng công nghệ này để phát triển
vắc xin của họ, sử dụng các hạt nano được phủ một lớp protein S tổng hợp và một
chất bổ trợ để tăng cường phản ứng miễn dịch. Vắc xin hạt giống vi rút (VLP), cũng
là vắc xin tiểu đơn vị, bắt chước cấu trúc vi rút ban đầu, nhưng không chứa vật liệu
di truyền vi rút. Ở vắc xin này kháng nguyên được chèn trên bề mặt hạt nano.
GlaxoSmithKline và Medicago đã sử dụng một nền tảng có nguồn gốc từ thực vật
để tạo ra hạt kích thích các phản ứng kháng thể trung hịa và tế bào miễn dịch chống
lại COVID-19.
- Vắc xin phòng COVID-19 sử dụng cho trẻ từ 5-12 tuổi: phần lớn vắc xin
COVID-19 được phê duyệt sử dụng cho người lớn từ 18 tuổi trở lên, một số loại vắc


7

xin hiện được phép sử dụng cho trẻ em. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ
(FDA) đã cho phép sử dụng khẩn cấp vắc xin Pfizer-BioNTech COVID-19 để phòng
ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi. Vắc xin COVID-19 Moderna (Spikevax)
là vắc xin RNA thông tin (mRNA), được WHO chấp thuận sử dụng vắc xin trong
trường hợp khẩn cấp ngày 30 tháng 4 năm 2021. Ngày 24 tháng 2 năm 2022, cơ quan
Dược phẩm Châu Âu (EMA - European Medicines Agency) đã thông qua việc sử
dụng vắc xin COVID-19 Moderna cho trẻ em từ 6 đến dưới 12 tuổi. Ngồi ra cịn có
một số loại vắc xin được các quốc gia tự sản xuất và phê duyệt sử dụng trong nước
như vắc xin Sinovac-CoronaVac và vắc xin Sinopharm đã được cơ quan chức năng
Trung Quốc chấp thuận cho chỉ định độ tuổi từ 3-17 tuổi, vắc xin Soberana 02 do


H
P

Cuba tự sản xuất và thực hiện chiến dịch tiêm chủng đại trà cho trẻ em từ 2-11 tuổi.
Ấn Độ đã cho phép sử dụng khẩn cấp một loại vắc xin mới do Công ty dược phẩm
Zydus Cadila phát triển cho người từ 12 tuổi trở lên (27).

Tại Việt Nam vắc xin COVID-19 sử dụng để tiêm cho trẻ em từ 5-12 tuổi được
Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện bao gồm: vắc xin Comirnaty của Pfizer – BioNTech

U

tại Quyết định số 457/QĐ-BYT ngày 01/3/2022 và vắc xin COVID-19 Moderna của
hãng Moderna tại Quyết định số 796/QĐ-BYT ngày 31 tháng 3 năm 2022 (28,29).
1.2.2. Hiệu quả tính và an tồn của việc tiêm vắc xin phịng COVID-19 nói

H

chung và cho trẻ từ 5 - 12 tuổi

- Tính hiệu quả và an tồn của vắc xin phịng COVID-19 nói chung:
Hiệu quả của vắc xin COVID-19 được định nghĩa là làm giảm tương đối nguy
cơ nhiễm SARS-CoV-2 sau khi tiêm chủng, được xác định bởi các thử nghiệm lâm
sàng ngẫu nhiên có đối chứng với giả dược đã được công bố trước đây. Kết quả các
nghiên cứu đã chứng minh tất cả các vắc xin COVID-19 đã được phê duyệt có hiệu
quả từ 80% đến 90% trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng SARS-CoV2, kể cả những
bệnh khơng có triệu chứng (30). Hiệu quả đối với liều đầu tiên của vắc xin COVID19 sau khi tiêm từ 21 ngày trở lên, có hiệu quả ngăn ngừa nhiễm COVID-19 là 41%,
ngăn ngừa COVID-19 có triệu chứng là 52%, ngăn ngừa nhập viện là 45%, ngăn ngừa
nhập viện ICU (Intensive Care Unit) là 66% và ngăn ngừa tử vong liên quan đến
COVID-19 là 53%. Đối với liều thứ hai sau tiêm từ 21 ngày trờ lên, hiệu quả tổng



8

hợp là 85%, để ngăn ngừa nhiễm COVID-19 là 97%, ngăn ngừa COVID-19 có triệu
chứng là 93%, ngăn ngừa nhập viện là 96%, ngăn ngừa nhập viện ICU là 95 %, ngăn
ngừa tử vong liên quan đến COVID-19 là 94%. Hiệu quả của vắc xin đối với các biến
thể khác nhau của SARS-CoV-2 ở những người được tiêm chủng đầy đủ, để ngăn
ngừa biến thể Alpha là 85%, biến thể Gamma là 54% và biến thể Delta là 74% (31).
Nghiên cứu Harder và cộng sự (2021) về hiệu quả của vắc xin COVID-19 chống lại
sự lây nhiễm SARS-CoV-2 với biến thể Delta, kết quả cho thấy tất cả vắc xin COVID19 được cấp phép ở Châu Âu có hiệu quả từ trung bình đến cao trong việc ngăn ngừa
nhiễm trùng SARS-CoV-2 với biến thể Delta và hiệu quả chống lại các đợt nghiêm
trọng của COVID-19 vẫn ở mức cao. Hiệu quả của vắc xin COVID-19 trong thời kỳ

H
P

biến thể Delta xuất hiện, hiệu quả đối với phịng bệnh khơng có triệu chứng là 63,1%,
phịng bệnh có triệu chứng là 75,7%, phòng ngừa bệnh nặng là 93,8%, phòng bệnh
nhập viện là 90,9% và khơng có báo cáo về trường hợp nhập viện chăm sóc đặc biệt,
đặt nội khí quản hoặc tử vong (32).

Tính an tồn của vắc xin COVID-19 là kết quả sức khỏe sau khi tiêm chủng

U

trong các điều kiện có thể chấp nhận và được xác định bởi nghiên cứu đã công bố.
Các loại vắc xin từ các nền tảng khác nhau và nhóm tuổi của người nhận vắc xin là
những yếu tố tạo sự khác biệt về tính an toàn giữa các loại vắc xin COVID-19 (11,33).


H

Các tác dụng tại chỗ bao gồm đau, đỏ và sưng tại chỗ tiêm chủng và các tác dụng
toàn thân như sốt, mệt mỏi, nhức đầu, ớn lạnh, nôn mửa, tiêu chảy, buồn nôn và đau
khớp được báo cáo là tác dụng phụ của tiêm chủng COVID- 19. Đau tại chỗ tiêm là
triệu chứng cục bộ phổ biến nhất trong vắc xin mRNA (29% - 85% người tham gia)
và vectơ adenovirus (0,2%-78% người tham gia). Sốt (0,2% - 95%), mệt mỏi (1% –
55%) và đau đầu (0,7% - 68%) là những triệu chứng được báo cáo phổ biến nhất ở
những người được tiêm vắc xin vectơ adenovirus, trong khi mệt mỏi (8,4% –55%) là
phổ biến nhất ở những người được tiêm vắc xin mRNA. Mệt mỏi (30%-40%) và đau
đầu (15%-40%) là những triệu chứng phổ biến nhất ở những người được tiêm vắc xin
tiểu đơn vị (33). Tần suất các tác dụng phụ nghiêm trọng liên quan đến vắc xin thấp
(<0,1%) và cân bằng giữa các nhóm điều trị. Một số phản ứng huyết khối, chẳng hạn
như huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi, huyết khối xoang tĩnh mạch não và


9

cục máu đông ở bụng hoặc động mạch, đã được ghi nhận ở những người tham gia
trong vòng 4–30 ngày sau khi tiêm chủng với vectơ adenovirus và vắc xin mRNA với
tần suất thấp hơn . Sốc phản vệ, một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng,
thường xảy ra với tỷ lệ khoảng 1 trường hợp trên một triệu liều đối với hầu hết các
loại vắc xin, nhưng tỷ lệ phản vệ liên quan đến Pfizer BioNTech (BNT162b2) và
mRNA-1273 cao hơn lần lượt khoảng 4,7 lần và 2,5 lần, mặc dù khơng có trường hợp
nào dẫn đến di chứng nghiêm trọng nhờ được điều trị kịp thời (11). Mối liên hệ nhân
quả của bệnh huyết khối và giảm tiểu cầu với vắc xin vectơ adenovirus đã được ghi
nhận sau khi tiêm chủng đại chúng, bao gồm một số trường hợp tử vong và tình trạng
nặng (34).

H

P

Hồ sơ an toàn của vắc xin COVID-19 vẫn chưa hoàn thiện, ngay cả đối với
những vắc xin hiện đang được sử dụng. Tính an tồn và hiệu quả của vắc xin COVID19 ở một số nhóm dân số nhất định, chẳng hạn như trẻ em và thanh thiếu niên, phụ
nữ mang thai và những người có nhiều bệnh lý cơ bản, vẫn chưa được nghiên cứu
đầy đủ. Mặc dù tỷ lệ báo cáo thô của về các tác dụng phụ sau tiêm từ việc giám sát

U

an toàn sau khi được cấp phép cho đến nay thấp hơn so với các thử nghiệm lâm sàng,
các phản ứng có hại khơng phổ biến hoặc khởi phát chậm, địi hỏi phải có nghiên cứu
sau khi được cấp phép kéo dài để phát hiện.

H

- Tinh hiệu quả và an toàn vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 5-12 tuổi:
Tại thời điểm thực hiện nghiên cứu, việc triển khai tiêm vắc xin cho trẻ ở độ
tuổi này chưa được thực hiện phổ biến ở các nước, đa số chỉ mới ở giai đoạn phê
duyệt sử dụng, nên nghiên cứu về hiệu quả của vắc xin đối với trẻ độ tuổi này còn
hạn chế, các kết quả chứng minh về hiệu quả của vắc xin COVID-19 đối với trẻ được
thể hiện chủ yếu ở kết quả thử nghiệm lâm sàng. Kết quả thử nghiệm đối với vắc xin
Pfizer-BioNTech có hiệu quả đáp ứng miễn dịch ở trẻ em từ 5-12 tuổi tương đương
với phản ứng miễn dịch ở trẻ từ 16 đến 25 tuổi, có hiệu quả 90,7% ngăn ngừa nhiễm
COVID-19 ở trẻ em từ 5-12 tuổi. Kết quả thử nghiệm vắc xin Moderna ở hơn 3.000
trẻ em từ 6 đến 11 tuổi sau khi tiêm vắc xin cho thấy trẻ em có phản ứng miễn dịch
tương tự như người lớn từ 18 đến 25 tuổi và ước tính hiệu quả chống lại COVID-19
có triệu chứng là 88% trong 14 ngày sau liều đầu tiên. Ngoài ra, nghiên cứu thử


10


nghiệm lâm sàng của tác giả Emmanuel B Walter và cộng sự ở trẻ em từ 5 đến 11 tuổi
kết quả phác đồ tiêm chủng COVID-19 bao gồm hai liều 10 μg vắc xin Pfizer tiêm
cách nhau 21 ngày được cho là an toàn, tạo miễn dịch và hiệu quả (35).
Về tính an tồn trước khi khuyến cáo tiêm vắc xin COVID - 19 cho trẻ em,
các nhà khoa học đã tiến hành các thử nghiệm lâm sàng, kết quả từ thử nghiệm lâm
sàng, trẻ em có thể có một số tác dụng phụ từ tiêm chủng COVID – 19, vắc xin PfizerBioNTech chưa có tác dụng phụ nghiêm trọng nào được phát hiện trong nghiên cứu.
Những tác dụng phụ được ghi nhận bao gồm đau nhức cánh tay, mệt mỏi, nhức đầu,
đau cơ, đau khớp, ớn lạnh và sốt, cũng có thể thấy ở các loại vắc xin khác được
khuyến cáo cho trẻ em. Các tác dụng phụ hiếm gặp ở thanh thiếu niên và thanh niên

H
P

được cho là cực kỳ hiếm ở trẻ em. Các phản ứng sau tiêm ghi nhận được thường ở
mức nhẹ đến trung bình, kéo dài từ 1 đến 2 ngày bao gồm đau tại chỗ tiêm là phản
ứng phổ biến nhất, xảy ra ở 71% đến 74% người được tiêm. Các phản ứng toàn thân
thường xuyên hơn sau liều thứ hai so với sau liều đầu tiên, khơng có tác dụng phụ
nghiêm trọng nào được phát hiện trong nghiên cứu đang diễn ra (35). Với vắc xin

U

Moderna độ an toàn đã được đánh giá ở khoảng 3.000 trẻ em được chủng ngừa và
khoảng 1.000 trẻ em được sử dụng giả dược. Đa số những người nhận vắc xin (98,7%)
được theo dõi an toàn ít nhất 2 tháng sau liều thứ hai. Các tác dụng phụ được báo cáo

H

phổ biến nhất ở những người tham gia thử nghiệm lâm sàng cho cả nhóm từ 6 đến 11
tuổi và nhóm từ 12 đến 17 tuổi được tiêm vắc xin bao gồm đau, đỏ và sưng tại chỗ

tiêm, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, ớn lạnh, đau khớp, sưng hạch bạch huyết dưới cánh
tay ở cùng cánh tay khi bị tiêm, buồn nôn, nôn và sốt (35).
1.2.3. Chương trình tiêm chủng vắc xin phịng COVID-19
Việc tìm kiếm thông tin sức khỏe, đặc biệt là trực tuyến, vẫn là một thành phần
quan trọng của hành vi tìm kiếm sức khỏe. Sự do dự về vắc xin Covid-19 đã liên quan
đến khả năng phủ vắc xin cho cộng đồng, liên quan đến mục tiêu miễn dịch cộng
đồng trước đại dịch đang diễn ra. Những thông tin tiêu cực về tiêm chủng trên internet
và mạng xã hội được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng do dự tiêm
chủng (36). Các nghiên cứu đã chỉ ra tác động tiêu cực của các tranh cãi trên phương
tiện truyền thơng liên quan đến an tồn tiêm chủng đối với mức độ bao phủ tiêm


11

chủng, liên quan tiêu cực đến nhận thức về rủi ro liên quan đến tiêm chủng. Trong
nghiên cứu của Glanz và cộng sự (2017) nhấn mạnh rằng việc tiếp xúc với các thông
điệp antivắc xin thông qua mạng xã hội có thể làm tăng thêm lo lắng của các bậc cha
mẹ và thay đổi ý định tiêm chủng cho con họ (37). Mặc dù có thể có nhiều loại vắc
xin khác nhau, nhưng các loại có thể liên quan với nhau, như nghiên cứu của Matthew
E. Rhodes và cộng sự (2020) đã chỉ ra, các bậc cha mẹ tỏ ra do dự về vắc xin nói
chung cũng do dự về việc tiêm chủng cho con mình chống lại COVID-19, có thể gây
liên quan nghiêm trọng đến cộng đồng và sức khỏe cộng đồng (38).
Vanderpool và cộng sự (2020) đã chỉ ra rằng để triển khai thành công vắc xin
COVID-19 sẽ đòi hỏi các chiến lược mới để thúc đẩy hiểu biết về vắc xin và xây

H
P

dựng khả năng chống lại thông tin sai lệch. Việc hiểu biết về vắc xin, giúp các bậc
cha mẹ còn do dự với vắc xin có thêm những thơng tin quan trọng để giảm thiểu sự

phổ biến của các thông điệp phản khoa học và chống vắc xin trong các chương trình
phổ biến vắc xin COVID-19 sắp tới cho trẻ em. Đặc biệt, thông tin liên lạc phải minh
bạch bằng cách giải quyết trước các mối quan tâm của đối tượng mục tiêu, nâng cao

U

“chuyên gia đồng cấp” làm người phát ngôn liên quan cho vắc xin và chủ động giải
quyết các thông tin sai lệch trên các kênh trực tuyến (39).

Các nhà truyền thông sức khỏe cũng có thể củng cố các chuẩn mực xã hội bằng

H

cách nhấn mạnh các giá trị quan trọng đối với đối tượng mục tiêu, chẳng hạn như
hiểu vắc xin COVID-19 như một sự lựa chọn “trực quan” được hướng dẫn bởi lý lẽ
thông thường. Khi khả năng miễn dịch cộng đồng trở nên khả thi, vắc xin SARSCoV-2 chỉ có hiệu quả nếu phần lớn dân số được chủng ngừa. Việc lắng nghe những
lo ngại của cha mẹ do dự về vắc xin tạo cơ hội cho các nhà truyền thông sức khỏe
chủ động giải quyết những lo ngại này và giảm thiểu thông tin sai lệch trực tuyến
thơng qua những người phát ngơn có liên quan lớn và liên quan đến vắc xin (38).
Tại Việt Nam, hoạt động truyền thông về thông tin dịch bệnh, thông tin về
tiêm vắc xin COVID-19 rất mạnh mẽ, thường xuyên cập nhật số ca nhiễm trong nước,
số ca hồi phục và tử vong và số liều tiêm vắc xin COVID-19 trên các phương tiện
thông tin đại chúng. Công tác thông tin, tuyên truyền về phòng chống dịch COVID19 đã được triển khai hiệu quả trên tất cả các hình thức truyền thơng: báo chí, truyền


12

thông qua tin nhắn SMS, truyền thông trên tất cả các loại hình mạng xã hội, qua các
ứng dụng trên nền tảng internet, truyền thông trực tiếp trong cộng đồng, …
Theo điều tra của Ban Tuyên giáo Trung ương, có 84% người được hỏi đánh

giá cao công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức về phòng, chống dịch
COVID-19. Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy từ ngày 01/02/2021
đến ngày 31/05/2021 báo chí đã đăng tải 560.048 tin, bài về COVID-19, trong đó tin
tích cực chiếm 41,96%, trung lập chiếm 35,47% và tin tiêu cực chiếm 22,56%. Trong
giai đoạn “bình thường mới”, tỷ lệ bài viết về COVID-19 vẫn duy trì từ 28 – 40% về
phục hồi và phát triển kinh tế nhưng không chủ quan trong cơng tác phịng, chống
dịch (40).

H
P

1.3. Tình hình mắc COVID-19 và tiêm phòng vắc xin COVID-19 ở trẻ em
1.3.1. Tình hình mắc COVID-19 ở trẻ em

Dù tác động của đại dịch COVID-19 đối với trẻ em nhẹ hơn tác động đến
người lớn, nhưng nhiều trẻ em đã bị nhiễm bệnh và phát triển các triệu chứng nghiêm
trọng, trong một số trường hợp, chúng để lại các biến chứng lâu dài. Theo số liệu

U

thống kê của WHO tính từ ngày 30/12/2019 đến ngày 25/10/2021, trẻ từ 5-14 tuổi có
tỷ lệ mắc COVID-19 là 7% (7.058.748 ca) với tỷ lệ tử vong là 0,1% (1.328), trong
khi trẻ từ 15-24 tuổi có tỷ lê mắc COVID-19 là 15% (14.819.320 ca) và tỷ lệ tử vong

H

0,4% (7.023) (27). Trẻ em bị nhiễm COVID-19 cũng có thể phát triển các biến chứng
nghiêm trọng như hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C)- một tình trạng mà các bộ
phận cơ thể khác nhau bị viêm, bao gồm tim, phổi, thận, não, da, mắt hoặc các cơ
quan tiêu hóa. Kể từ khi đại dịch bắt đầu, hơn 2.300 trường hợp MIS-C đã được báo

cáo ở trẻ em từ 5 đến 11 tuổi (41). Trẻ em có bệnh nền có nguy cơ mắc bệnh nghiêm
trọng do COVID-19 cao hơn so với trẻ em khơng có bệnh nền. Tính đến tháng 2/2022,
có khoảng 28 triệu trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 11 ở Hoa Kỳ và đã có gần 2 triệu
trường hợp mắc COVID-19 trong nhóm tuổi này trong đại dịch (42). Dữ liệu giám
sát cho thấy trẻ em từ 5-11 tuổi đã chiếm tỷ lệ ngày càng tăng của cả các trường hợp
được thông báo và nhập viện ở các quốc gia trong khu vực Châu Âu (European Union
- EU) trong những tháng gần đây. Mặc dù số ca nhập viện đã tăng lên phù hợp với tỷ
lệ ca bệnh ở tất cả các nhóm tuổi ở EU, mức độ nghiêm trọng của bệnh COVID-19 ở


13

trẻ em nói chung là nhẹ với kết quả lâm sàng thuận lợi. COVID-19 nặng vẫn còn
hiếm ở trẻ em (trong số 65.800 trường hợp COVID-19 có triệu chứng được thông báo
ở trẻ em từ 5-11 tuổi, được báo cáo từ 10 quốc gia EU trong giai đoạn biến thể biến
thể Delta, 0,61% đã nhập viện và 0,06% cần thiết cho đơn vị chăm sóc đặc biệt ICU
(43). Sự đóng góp tương đối của trẻ em vào lưu thơng SARS-CoV-2 nói chung có thể
đã tăng lên do các yếu tố bao gồm sự xuất hiện của Delta VOC có khả năng lây truyền
cao và tăng độ bao phủ tiêm chủng ở các nhóm tuổi lớn hơn. Sự hiện diện của một
tình trạng bệnh nền ở trẻ em từ 5-11 tuổi có liên quan đến tỷ lệ nhập viện cao hơn
khoảng 12 lần và tỷ lệ nhập viện cao hơn 19 lần hoặc nhập viện ICU. Tuy nhiên, phần
lớn (78%) trẻ em nhập viện ở độ tuổi này khơng có báo cáo về tình trạng y tế tiềm ẩn

H
P

(44). COVID-19 có thể khiến trẻ em bị bệnh nặng và khiến trẻ em phải nhập viện.
Trong một số trường hợp, các biến chứng từ nhiễm trùng có thể dẫn đến tử vong.
Tại Việt Nam, tính đến tháng 6/2022 có hơn 2,8 triệu trẻ dưới 17 tuổi bị mắc
COVID-19 chiếm 27,84% tổng số ca bệnh trên tồn quốc, riêng tại Tp. HCM có hơn

22.408 nghìn trẻ bị mắc COVID-19 chiếm 5,21%. Thống kê ca bệnh ở trẻ cho thấy

U

tỷ lệ mắc COVID-19 của trẻ em ở Việt Nam cao so với tỷ lệ mắc bệnh trung bình của
trẻ em trên thế giới, phần lớn trẻ em trong số đó khơng có triệu chứng hoặc triệu
chứng nhẹ (4,5).

H

1.3.2. Tình hình tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em
Việc tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 dành cho trẻ em được triển khai
chậm hơn là do thử nghiệm lâm sàng cho đối tượng này được tiến hành sau khi nghiên
cứu vắc xin dùng cho người lớn. Trẻ em được phân thành các cấp độ tuổi khi tiêm
chủng: trên 16 tuổi (16-17 tuổi), 12-15 tuổi, 5-11 tuổi. Những diễn biến phức tạp của
đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều nước không thể mở cửa trường học trở lại để đón
học sinh vào năm học mới. Trong bối cảnh trên, nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu
tiêm chủng cho trẻ em trên 12 tuổi và một số nước đã tiêm cho nhóm trẻ có độ tuổi
thấp hơn căn cứ trên dữ liệu lâm sàng để xem xét về mức độ an toàn. Vắc xin PfizerBioNTech và Spikevax (Moderna) được cấp phép sử dụng cho trẻ em từ 12-17 tuổi ở
Vương quốc Anh nhưng chỉ mới đưa vắc xin Pfizer-BioNTech vào chương trình tiêm
chủng. Đối với trẻ em từ 12-15 tuổi, Vương quốc Anh triển khai tiêm 1 mũi vắc xin


14

Pfizer-BioNTech, mũi thứ 2 chỉ được xem xét tiêm cho các đối tượng có nguy cơ.
Canada và các nước Châu Âu cũng đã triển khai tiêm chủng 2 loại vắc xin Comirnaty
(Pfizer-BioNTech) và Spikevax (Moderna) cho trẻ từ 12-17 tuổi với liều 2 mũi tương
tự người lớn. Ở một số nước, việc tiêm chủng cho trẻ 12-15 tuổi bị hạn chế và chỉ
dành cho các đối tượng bệnh lý đặc biệt hoặc nguy cơ mắc bệnh cao. Trung Quốc,

Cuba, Ấn Độ cũng đã triển khai tiêm vắc xin sản xuất trong nước cho trẻ em. Tuy
nhiên, cách tiếp cận của các nước có khác nhau về độ tuổi tiêm chủng. Cuba là nước
đầu tiên trên thế giới khởi động chiến dịch tiêm chủng đại trà cho trẻ em từ 2-11 tuổi,
sử dụng vắc xin Soberana 02 do nước này tự sản xuất. Trung Quốc bắt đầu cho phép
một số trẻ em từ 3-17 tuổi được tiêm vắc xin do Sinovac sản xuất. Ấn Độ đã cho phép

H
P

sử dụng khẩn cấp một loại vắc xin mới do công ty dược phẩm địa phương Zydus
Cadila phát triển cho người từ 12 tuổi trở lên. Hiện nay trên thế giới đã có hơn 60
quốc gia đã cho phép sử dụng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5-12 tuổi tại
Châu Mỹ như Mỹ, Châu Âu, một số quốc gia châu Á như Nhật Bản, Singapore, Hàn
Quốc, Philippines, Malaisia; Campuchia...(8).

U

Tại Việt Nam, độ bao phủ vắc xin phịng COVID-19 của nhóm đối tượng
người lớn và trẻ lớn từ 12-17 tuổi đã đạt trên 95%. Tính đến ngày 6/2/2022, tại thành
phố Hồ Chí Minh tỷ lệ tiêm vắc xin mũi 2 cho người từ 18 tuổi đạt trên 98%, riêng

H

tại quận Tân Bình tỷ lệ tiêm vắc xin mũi 2 cho người từ 18 tuổi 99,71%, tỷ lệ tiêm
vắc xin mũi 1 trẻ từ 12-17 tuổi đạt 97,03%, mũi 2 đạt 90% (4,5). Nhờ vào kết quả đó,
Việt Nam đã từng bước trở lại cuộc sống bình thường mới, khống chế dịch bệnh, tiếp
tục mục tiêu kiểm soát dịch bệnh, ngày 12/10/2021, Bộ Trưởng Bộ Y tế đã ban hành
văn bản số 8616/BYT-DP yêu cầu các cơ sở y tế rà soát, thống kê số lượng trẻ 311tuổi đề xuất nhu cầu sử dụng vắc xin cho nhóm tuổi này để xây dựng kế hoạch sử
dụng vắc xin năm 2022 và ngày 05/02/2022 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số
14-NQ/CP về mua vắc xin phòng COVID-19 của Pfizer cho trẻ 5-12 tuổi (45,18).

Ngày 28/3/2022, Bộ Y tế đã có Văn bản số 1535/BYT-DP chỉ đạo Sở Y tế các
tỉnh/thành phố về việc triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5-12
tuổi, với mục tiêu trên 95% trẻ từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi trên toàn quốc được tiêm
đủ 2 liều vắc xin phòng COVID-19 (46).


15

Tính đến tháng 2 năm 2022, có nhiều loại vắc xin đang được phân phối và sử
dụng trên toàn thế giới cho người lớn và một số ít cho trẻ em. Tuy nhiên, nhiều người
vẫn do dự khi dùng vắc xin do tin đồn lan truyền trên mạng xã hội và internet về các
tác dụng phụ tiềm ẩn của vắc xin mặc dù những thơng tin này chưa có bằng chứng
khoa học (47). Cha mẹ hoặc trẻ em chưa được tiêm phịng có thể dễ bị nhiễm COVID19. Tổ chức Y tế Thế giới đã liệt kê việc sự miễn cưỡng hoặc từ chối vắc xin là một
trong những mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng trước khi có đại dịch COVID19 hiện nay (48). Khi sự do dự về vắc xin tạo ra sự lo lắng ở người lớn, họ có thể từ
chối hoặc lo lắng về việc cho con mình đi tiêm chủng. Đối với trẻ em dưới 18 tuổi,
cha mẹ thường là người quyết định việc tiêm chủng của con. Do đó, hiểu ý định, thái

H
P

độ của cha mẹ về vắc xin COVID-19, cũng như những rào cản giúp đưa ra những
chính sách phù hợp góp phần chấm dứt đại dịch.

1.4. Sự chấp nhận tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-12 tuổi
1.4.1. Trên thế giới

Một nghiên cứu cắt ngang khảo sát trực tuyến 1.012 cha mẹ có con từ 5-12

U


tuổi ở Israel được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 23 tháng 9 đến ngày 4
tháng 10 năm 2021. Kết quả cho thấy, 57% số người tham gia cho biết họ có ý định
tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em từ 5-12 tuổi. Những người tham gia trên 40 tuổi

H

có ý định cao hơn. Về ý định tiêm vắc xin sớm cho trẻ 5-12 tuổi nghiên cứu cho thấy
27% người tham gia đồng ý tiêm ngay lập tức; 26% trong 3 tháng và 24% trên 3 tháng.
Phụ huynh có thành viên gia đình mắc bệnh mãn tính, trẻ đã được tiêm phịng cúm
trước đó, có ý định tiêm phịng cho trẻ sớm hơn. Mối quan tâm của phụ huynh tập
trung vào tính an tồn của vắc xin (64%), lo sợ về các tác dụng phụ nghiêm trọng
(60%), và lo sợ rằng các thử nghiệm lâm sàng và quy trình cấp phép cho vắc xin được
thực hiện quá nhanh (56%). Yếu tố thúc đẩy để phụ huynh nhận vắc xin cho trẻ là
khả năng tiếp cận vắc xin và nhận được “thẻ xanh” (49).
Tại Trung Quốc, kết quả cuộc khảo sát trực tuyến cắt ngang của Zixin Wang
và cộng sự (2021) về khả năng chấp nhận của cha mẹ đối với tiêm chủng COVID-19
cho trẻ em dưới 18 tuổi trong số các bác sĩ và y tá Trung Quốc với 2281 người có con
dưới 18 tuổi tham gia cho thấy chỉ có 44,5% cha mẹ đồng ý đưa con mình đi tiêm vắc


16

xin COVID-19 trong 6 tháng tới (15). Một nghiên cứu khác của Xiao Wan và cộng
sự (2021) cho thấy trong số 468 phụ huynh tham gia, 86,75% sẵn sàng tiêm vắc xin
COVID-19 cho con mình, tác giả cũng khuyến cáo để giảm bớt sự do dự của phụ
huynh về vắc xin, tổ chức có thẩm quyền nên cơng bố thơng tin cập nhật về độ an
toàn và độ tin cậy của vắc xin và yêu cầu các phương tiện truyền thông đưa tin hỗ trợ
một cách khoa học (50). Nghiên cứu của Yucheng Xu và cộng sự (2021) ghi nhận
trong tổng số 4.748 cha mẹ tham gia nghiên cứu, có đến 27,3% cảm thấy do dự khi
tiêm vắc xin cho con của họ (16). Còn theo nghiên cứu của Tao-Hsin Tung và cộng

sự (2022) cho thấy trong tổng số 1.845 phụ huynh tham gia nghiên cứu, có đến 66,1%
phụ huynh cho biết sẵn sàng trả tiền để tiêm vắc xin COVID-19 cho con của mình

H
P

(51).

Tại Pháp, vào năm 2021, Pierre Verger và cộng sự đã tiến hành một cuộc khảo
sát cắt ngang trực tuyến quốc gia trên 2533 người lớn ở Pháp để nghiên cứu thái độ
của họ đối với vắc xin COVID-19 và sự chấp nhận tiêm chủng cho trẻ em/thanh thiếu
niên theo các nhóm tuổi mục tiêu (<6 tuổi; 6–11 tuổi; 12–17 tuổi). Kết quả cho thấy

U

có 62,7% chấp nhận tiêm chủng COVID-19 cho thanh thiếu niên, 48,3% chấp nhận
cho trẻ từ 6–11 tuổi và chỉ 31% chấp nhận cho trẻ dưới 6 tuổi. Sự chấp nhận tăng lên
do lo sợ về nhiễm COVID-19 và sự tin tưởng vào các tổ chức, giảm khi điểm nhận

H

thức rủi ro của vắc xin COVID-19 tăng lên. Những người thích tiêm chủng nói chung
và những người nhạy cảm với áp lực xã hội cũng thường dễ chấp nhận tiêm chủng
cho trẻ em/thanh thiếu niên hơn (13).
Một cuộc khảo sát của Ran D. Goldman và cộng sự (2020) trên 1.541 người
chăm sóc trẻ em dưới 16 tuổi tại 6 quốc gia Châu Âu cho thấy, có 65% người chăm
sóc cho biết họ có ý định tiêm vắc xin COVID-19 cho con mình khi có vắc xin. Lý
do phổ biến nhất được báo cáo bởi những người chăm sóc có ý định tiêm chủng là để
bảo vệ con của họ (62%), và lý do phổ biến nhất được báo cáo bởi những người chăm
sóc từ chối tiêm chủng là do tính mới của vắc xin (52%) (14).

Tại Mỹ, năm 2021 Peter G. Szilagyi và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu
về ý định và nhận thức của cha mẹ về tiêm chủng vắc xin COVID-19 cho con của họ,
kết quả cho thấy khả năng trẻ được tiêm vắc xin COVID-19 như sau: rất có thể (28%),


17

có thể (18%), ít có khả năng (9%), rất khó (33%) và khơng chắc chắn (12%). Cha mẹ
có con lớn hơn có khả năng tiêm chủng cao hơn, cũng như cha mẹ có bằng cử nhân
trở lên đã nhận hoặc có khả năng nhận vắc xin COVID- 19 cao hơn. Mối quan tâm
của phụ huynh tập trung vào sự an toàn của vắc xin và các tác dụng phụ (52).
1.4.2. Tại Việt Nam
Tại thời điểm triển khai thực hiện nghiên cứu, việc tiêm vắc xin cho trẻ chỉ
mới ở giai đoạn xây dựng kế hoạch chưa triển khai thực hiện tiêm. Để chuẩn bị triển
khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5-12 tuổi, Viện Chiến lược và
Chính sách Y tế đã tiến hành khảo sát trực tuyến đối với các phụ huynh có con dưới
12 tuổi tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Kết quả khảo sát hơn 415.000 phụ huynh

H
P

có 60,6% đồng ý tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ, 7,6% đồng ý nếu yêu cầu
bắt buộc, 29,1% cân nhắc, chỉ có 1,9% phụ huynh khơng đồng ý. Ngồi ra, Viện Dư
luận xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương, đã tổ chức khảo sát thu thập ý kiến người
dân tại 63 tỉnh, thành về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi,
hơn 18.700 mẫu được chon theo phương pháp ngẫu nhiên, đại diện cho các giai tầng

U

và 6 khu vực kinh tế, xã hội của cả nước. Kết quả 78% số người được hỏi cho biết

“rất quan tâm” đến việc tiêm COVID-19 cho trẻ. Tỷ lệ “khá quan tâm” là 19%. Chỉ
1% số người trả lời cho biết “ít hoặc không quan tâm” đến vấn đề này (53,54).

H

Nghiên cứu cắt ngang của tác giả Huỳnh Giao và cộng sự (2021) tìm hiểu các
yếu tố quyết định sự do dự vắc xin COVID-19 của 1.015 phụ huynh có ít nhất 1 con
trong độ tuổi từ 5–17 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy 26,2% phụ
huynh cứu do dự trong việc tiêm chủng cho con cái của họ. Các yếu tố liên quan đến
việc cha mẹ do dự tiêm chủng cho con cái của họ bao gồm kiến thức đầy đủ về
COVID-19, trẻ lớn hơn và những người mắc bệnh mãn tính. Trong cấu trúc HBM,
các rào cản có liên quan tích cực đến việc cha mẹ do dự trong việc tiêm chủng cho
con họ, trong khi nhận thức về tính nhạy cảm và mức độ nghiêm trọng đối với bệnh
tật, lợi ích của việc tiêm chủng và các dấu hiệu hành động ít có khả năng khiến con
họ từ chối tiêm chủng. Các lý do dẫn đến sự do dự vắc xin của phụ huynh chủ yếu
bao gồm sự lo ngại về tác dụng phụ (81,6%) và tính an tồn của vắc xin (76,3%) (55).
Từ ngày 11/02/2022 đến ngày 15/02/2022, Viện Dư luận xã hội, Ban Tuyên


×