Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Bài giảng Phân tích chính sách nông nghiệp & phát triển nông thôn: Chương 11 - TS. Nguyễn Văn Sanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 23 trang )

CHÍNH SÁCH THỦY LỢI
1. Các khía cạnh quan tâm về chính sách thủy lợi
2. Mục Tiêu chính sách thủy lợi
3. Các phương pháp tưới và lựa chọn kỹ thuật
4. Các khái niệm kinh tế trong chính sách thủy lợi
5. Quản lý thủy lợi và thủy lợi phí
6. Thủy lợi trong các môi trường nghèo nguồn lực
7. Chính Sách thủy lợi và Phụ Nữ.
8. Tóm tắt.
1. Chính sách thủy lợi
Thủy lợi là việc con người sử dụng kỹ thuật
để tăng hiệu quả và kiểm soát việc cung cấp
nước trong sản xuất nông nghiệp.
1.Thể hiện vai trò của Chính Phủ trong việc khuyến
khích và cung cấp dịch vụ thủy nông.
2. Sự thất bại thị trường trong việc xác định quyền sở
hữu tư nhân về nguồn lực nước.
3. Việc lựa chọn chính sách thủy nông gồm có:
Công nghệ và kỹ thuật tưới tiêu
Quản lý các công trình thủy lợi
Phí thủy lợi mà nông dân phải trả đối với nước
tưới
.
2. Mục Tiêu Của Chính Sách thủy lợi
1.Tăng sản lượng:
a) Giảm rủi ro trong sản xuất
b) Tưới tiêu chủ động làm tăng hiệu quả sử dụng
đầu vào
c) Tăng hệ số canh tác
d) Mở rộng những diện tích canh tác khô hạn
2. Thực hiện công bằng trong phân phối đầu tư thủy


lợi qua:
- Loại kỹ thuật thủy lợi
- Địa điểm tổ chức
3. Tạo ra tính bền vững và an toàn lương thực
3.Các phương pháp tưới và lựa chọn
kỹ thuật
1. Nước trên bề mặt
+Phương pháp:
Tưới nước trên bề mặt sẳn có: ở các dòng sông,
suối.
Dự trữ nước bằng đê, đập phân phối bằng các kênh
cấp 1 và cấp 2.
+Kỹ thuật: tưới theo mương máng
2.Nước ngầm
Tưới bằng giếng: hệ thống giếng ống- ống dẫn và
phần lọc, bơm, hệ thống cấp lực, hệ thống phân
phối trên đồng ruộng
Vai trò của hệ thống thủy nông ở
Việt Nam
-Các hệ thống thủy nông hiện cung cấp nước
tưới cho diện tích đất trồng lúa là 6,85 triệu ha,
vụ đông xuân là 2,9 triệu ha, vụ mùa 1,86 triệu
ha.
-Có 100 hệ thống thủy lợi lớn,vừa do các DN
khai thác công trình thủy lợi quản lý, vận hành:
+Cung cấp nước ngọt ngăn mặn 0,87 triệu ha,
+Cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất công
nghiệp trên 5 tỷ m3 nước/ năm,
+Cấp nước cho diện tích trồng rau màu và cây
công nghiệp ngắn ngày khoảng 1 triệu ha.

4. Các khái niệm kinh tế trong chính sách
thủy lợi
 Hàng hóa công cộng: mọi người đều được quyền sử
dụng
 Ngoại ứng: Những tác động mà cá nhân gây ra xã hội
phải chịu chi phí
Ngoại ứng công trình gồm:
+Thay đổi dòng chảy của nước.
+Phát sinh bệnh do nước không lưu thông
Tài sản chung: có đặc điểm
+Cá nhân sử dụng, hành động vì lợi ích của bản thân
- Tài sản chung được mô hình hóa bằng trò chơi tiến
thoái lưỡng nan như sau:
Mô hình trò chơi tiến thoái lưỡng nan
Có 2 người nông dân, mỗi người theo đuổi một chiến
lược tưới nước
S
1
đối với nông dân 1
S
2
đối với nông dân 2
Xảy ra 2 hướng:
+ Lấy bao nhiêu nước tùy thích cho sản xuất ( chiến
lược giá trị 0).
+ Sử dụng hạn chế nguồn lực để duy trì (chiến lược
giá trị 1).
Kết quả chung nếu 2 nông dân cùng hợp tác
Fi (1,1)
Fi (0,0), nếu không có sự hợp tác

Hộp 1
(0,0) (0,1)
(1,0) (1,1)
Nông dân 2(S2)
Ích kỷ( 0) Hợp tác (1)
Ích kỷ (0)
Nông dân 1(S1)
Hợp tác (1)
Mỗi người nông dân có 4 lựa chọn
Việc theo đuổi lợi ích riêng dẫn đến sử dụng
không bền vững nguồn tài sản chung.
*Thủy lợi qui mô lớn được xem như hàng hóa
công cộng
a) Việc quản lý thủy lợi công cộng có nhiều
tiêu cực.
Do lương thấp, nên nhũng nhiễu vụ lợi, công
việc không ổn định, thường bị thuyên chuyển.
b) Chi phí vượt quá mức đầu tư cơ bản, chậm
trễ trong việc hoàn thành, xem nhẹ việc bảo
hành.
Tạo thêm những chi phí khác làm tăng
thu nhập nên chi phí xây dựng cơ bản
tăng.
5.Quản lý thủy lợi và thủy lợi phí
c
) Thiếu sự tham gia của nông dân.
 Việc cấp kinh phí là từ trên xuống nên
nông dân ít được tham gia trong hoạt
động quản lý.
d) Cung và cầu nước bị tách rời nhau ở các

công trình thủy nông công cộng.
*Những giải pháp để khắc phục tình trạng yếu
kém trong quản lý thủy lợi:
a) Có sự kiểm tra của nông dân trong việc
điều tiết nước.
b) Tham gia của nông dân trong quản lý vận
hành.
c)Tách biệt chức năng xây dựng cơ bản thủy
lợi với quản lý, bảo dưỡng và vận hành.
d) Nông dân phải trả thủy lợi phí khi hưởng lợi
từ các công trình thủy nông.
e) Tư nhân hóa các công trình kênh mương
hoạt động không hiệu quả.
a) Có sự kiểm tra của nông dân:
Làm cho nông dân có trách nhiệm
hơn đối với hoạt động kiểm soát nước,
kiểm tra và điều chỉnh dòng nước vào
diện tích đất canh tác của họ.
b) Tham gia của nông dân:
Để nâng cao hiệu quả hoạt động
của các công trình thủy lợi, giảm chi
phi quản lý.
c) Tách biệt chức năng:
-Tránh mâu thuẩn về phân bổ thời gian và
ưu tiên giữa công trình mới với việc bảo
trì, vận hành quản lý các công trình cũ.
-Tạo thuận lợi trong thuyên chuyển cán bộ
quản lý và vận hành.
d) Thủy lợi phí:
-Để trang trải chi phí quản lý, bảo dưỡng,

vận hành
-Thu dưới dạng phí dịch vụ
* Thu thủy lợi phí:
-Cả nước năm 2006 thu được 935,3 tỷ
đồng.
+Các tổ chức Nhà nước thu 636,2 tỷ
đồng.
+Các tổ chức hợp tác dùng nước thu được
hơn 299 tỷ đồng.
 Với mức thu thủy lợi phí hiện tại, Nhà
nước đã hỗ trợ khoảng 50-60% chi phí
cho người dân.
-Việt Nam vào WTO, thì những trợ cấp
về nông nghiệp Chính phủ vẫn tiếp tục
duy trì qua những công trình thuỷ lợi.
Trong trái phiếu Chính phủ, dành cho
giao thông 70% và 30% cho thuỷ lợi.
6.Thuỷ lợi trong các môi trường
nghèo nguồn lực
a) Chuyển từ việc trồng cây lương thực tự cấp
sang cây trồng có giá trị hàng hóa gây ra ảo tưởng
làm tăng tổng sản lượng.
b) Gây mất chỗ ở của người dân trong vùng xây
đập.
c) Có sự khác biệt giữa mục tiêu của nông hộ và
của nhà nước trong việc xây đập.
Nông hộ: an toàn lương thực, sử dụng ít đầu vào
phải mua.
Nhà nước: Thâm canh những cây trồng riêng biệt.
d) Thiếu chi phí để điều hành và bảo dưỡng

các công trình thủy nông trong dài hạn.
làm xuống cấp nhanh chóng cơ sở hạ tầng.
e) Chính sách thủy lợi thất bại làm tổn hại sản
xuất nông nghiệp.
Gây thiếu đầu vào quan trọng, tăng chi phí.
7. Chính sách thủy lợi và phụ nữ
- a) Chính sách thủy lợi chỉ quan tâm đến nam
giới, quyền lợi của người phụ nữ chưa được quan
tâm, dù họ là người trực tiếp sản xuất.
-b) Chính sách thủy lợi tốt sẽ giúp phụ nữ có điều
kiện làm việc tốt hơn, làm tăng giá trị việc sử
dụng đất.
c) Các công trình thủy nông chỉ chuyển giao cho
nam giới chứ không phải là phụ nữ. Tạo mâu
thuẩn về thời gian và thu nhập.
d
) Phụ nữ chưa được quan tâm trong việc
hưởng những lợi ích từ dự án thủy nông.
Do các nhà chức trách địa phương xem
nhẹ vai trò của phụ nữ.
8. Tóm tắt

Chính sách thủy lợi nhằm làm tăng
sản lượng nông nghiệp, thu nhập,tăng
mức độ đa canh.
 Việc cung cấp nước chứa đựng thất
bại thị trường: như hàng hóa công cộng,
ngoại ứng và nguồn tài sản chung. Sử
dụng quá mức nguồn lực.
 Cải thiện việc quản lý vận hành các

công trình thủy nông bằng việc cho nông
dân tham gia.
 Trong môi trường nghèo nguồn lực mục
tiêu của nông dân và nhà nước trong công trình
thủy nông có sự khác biệt.
+Nông dân: an toàn lương thực, canh tác
hỗn hợp, tiết kiệm chi phí đầu vào.
+Nhà nước:
Thâm canh những cây
trồng riêng biệt.
 Các công trình thủy nông còn xem nhẹ khía
cạnh giới tính, phụ nữ chưa được hưởng lợi từ
các công trình thủy nông.
Thảo luận nhóm
1. Các khía cạnh quan tâm & mục Tiêu chính sách thủy lợi
2. Các khái niệm kinh tế trong chính sách thủy lợi
3. Quản lý thủy lợi như thế nào hợp lý ua thủy lợi phí, qua môi trường nghèo nguồn
lực
4. Chính Sách thủy lợi và Phụ Nữ.
5. Các khó khăn trở ngại, và các giải pháp khả thi để nâng cao về thủy lợi và sử
dụng nuớc ĐBSCL .
Tài liệu tham khảo
- Bài giảng (powerpoint) và sách chính sách NN
- Agricultural development principles (239-240, 107).
- Rất nhiều tài liệu NC thủy lợi ĐBSCL, đặc biệt World bank, AuSAID,
và Bộ NNPTNT.
- Các tài liệu và kinh nghiệm khác mà nhóm có thể có.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!

×