Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Thực hành phòng chống biến chứng bàn chân của bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 khám và điều trị tại bệnh viện đa khoa huyện thuận thành năm 2020 và một số yếu tố lên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

LÊ THỊ HOA

H
P

THỰC HÀNH PHỊNG CHỐNG BIẾN CHỨNG BÀN CHÂN CỦA
BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 2 KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN THUẬN THÀNH NĂM 2020
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

H

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

Hà Nội - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

LÊ THỊ HOA

H
P



THỰC HÀNH PHỊNG CHỐNG BIẾN CHỨNG BÀN CHÂN CỦA
BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 2 KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN THUẬN THÀNH NĂM 2020
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

H

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS Trần Hữu Bích

Hà Nội-2020


i

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình học tập và hồn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình của thầy cơ giáo, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phịng Quản lý Đào tạo Sau đại
học, các thầy cơ, Trường Đại học Y tế cơng cộng đã có nhiều cơng sức đào tạo,
giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu. Tơi xin bày tỏ lịng kính
trọng và biết ơn đến PGS.TS. Trần Hữu Bích là thầy giáo đã tận tình hướng dẫn và
giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới lãnh đạo Bệnh viện đa khoa huyện

Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh cùng các bạn đồng nghiệp nơi tôi đang công tác đã

H
P

tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu làm luận
văn.

Sau cùng tơi xin bảy tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới các bạn trong lớp Thạc sỹ Y
tế Cơng cộng khóa 21 và người thân trong gia đình đã cùng tơi chia sẻ những khó
khăn và dành cho tơi những tình cảm, động viên q báu trong suốt q trình học

U

tập và hồn thành luận văn này./.

H

Hà Nơi, tháng 9 năm 2020


ii

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................ 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 4
1.1.

Đại cương bệnh đái tháo đường ....................................................................... 4


1.1.1. Định nghĩa ........................................................................................................ 4
1.1.2. Chuẩn đoán ...................................................................................................... 4
1.1.3. Thực trạng bệnh đái tháo đường trên thế giới, Việt Nam ................................. 5
1.2.

H
P

Biến chứng bàn chân ở bệnh nhân ĐTĐ .......................................................... 6

1.2.1. Định nghĩa bàn chân ĐTĐ ................................................................................ 6
1.2.2. Tình hình biến chứng bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ ....................................... 6
1.2.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của sự hình thành các vết loét bàn chân do
ĐTĐ. ………………….. ............................................................................................... 7

U

1.2.4. Yếu tố nguy cơ của loét bàn chân[17] ............................................................... 8
1.2.5. Các biện pháp chăm sóc bàn chân ĐTĐ[18] .................................................... 8
1.3.

Giới thiệu về bộ câu hỏi ADKnowl (Audits of Diabetes Knowledge)[19] ..... 10

H

1.3.1. Bộ câu hỏi ADKnowl. ..................................................................................... 10
1.3.2. Thiết kế và cách sử dụng bộ câu hỏi ADKnowl. ............................................. 10
1.4. Một số các yếu tố liên quan đến thực hành tự chăm sóc bảo vệ bàn chân của
bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2. ............................................................................................. 13

1.5. Một số nghiên cứu về kiến thức, thực hành tự chăm sóc bảo vệ bàn chân của
bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 .............................................................................................. 11
1.6. Thông tin về địa bàn nghiên cứu ...................................................................... 15
1.7. Khung lý thuyết ................................................................................................ 17
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ....................... 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 18
2.2. Địa điểm và thời gian ....................................................................................... 18
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 18


iii

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu. ....................................................................................... 18
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ........................................................................................ 18
2.3.4. Phương pháp đánh giá ............................................................................. …..18
2.3.5. Phương tiện thu thập số liệu .......................................................................... 19
2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................. 20
2.4. Định nghĩa các biến số ....................................................................................... 21
25. Cách đánh giá kiến thức và thực hành tự chăm sóc và bảo vệ bàn chân của
bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 .............................................................................................. 21
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu ................................................................................ 23
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ........................................................................................... 24

H
P

3.1. Thông tin chung ................................................................................................ 24
3.2. Kiến thức về tự chăm sóc và bảo vệ bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2....... 24
3.2.1. Kiến thức của bệnh nhân ĐTĐ về kiểm tra bàn chân hằng ngày ................... 26
3.2.2. Kiến thức của bệnh nhân ĐTĐ về chăm sóc bàn chân. .................................. 26

3.3. Thực hành về tự chăm sóc và bảo vệ bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 ..... 31

U

3.4. Tiếp cận thông tin và dịch vụ y tế về bệnh ĐTĐ ............................................. 34
3.5. Mơ tả thực hành tự chăm sóc và bảo vệ bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2
theo các yếu tố nhân khẩu học. ................................................................................. 35

H

3.6. Một số yếu tố liên quan đến thức hành tự chăm sóc và bảo vệ bàn chân của
bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2. ............................................................................................ 38
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................................ 42
4.1. Thực trạng kiến thức của ĐTNC về tự chăm sóc bảo vệ bàn chân .................. 42
4.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành tự chăm sóc bảo vệ bàn
chân………. .............................................................................................................. 48
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 51
KHUYẾN NGHỊ ....................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 53
PHỤ LỤC 1: PHIẾU PHỎNG VẤN ........................................................................ 53


iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐTĐ

Đái tháo đường

BVĐK


Bệnh viện đa khoa

ĐTV

Điều tra viên

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

H
P

H

U


v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ................................................. 24
Bảng 2. Kiến thức của bệnh nhân về kiểm tra bàn chân hằng ngày ......................... 26
Bảng 3. Kiến thức của bệnh nhân ĐTĐ về chăm sóc bàn chân. ............................... 27
Bảng 4 : Kiến thức của bệnh nhân ĐTĐ khi cắt tỉa móng chân ............................... 27
Bảng 5 : Kiến thức của bệnh nhân ĐTĐ khi có tổn thương bàn chân ...................... 28
Bảng 6. Kiến thức của bệnh nhân về lựa chọn giày ................................................. 28
Bảng 7. Kiến thức của bệnh nhân ĐTĐ về chăm sóc bàn chân khi da bị khô .......... 29

Bảng 8. Bảng đánh giá về tự chăm sóc và bảo vệ bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ tuýp

H
P

2 ................................................................................................................................. 30
Bảng 9. Bảng mô tả nhận sự giúp đỡ chăm sóc bàn chân từ người thân trong gia
đình ........................................................................................................................... .31
Bảng 10. Bảng mơ tả thực hành tự chăm sóc và bảo vệ bàn chân của bệnh nhân
ĐTĐ tuýp 2 ............................................................................................................... 31

U

Bảng 11. Đánh giá thực hành về tự chăm sóc và bảo vệ bàn chân của bệnh nhân
ĐTĐ tuýp 2 .............................................................................................................. .34
Bảng 12. Nguồn thông tin về bệnh ĐTĐ .................................................................... 34

H

Bảng 13: Cán bộ y tế tư vấn thông tin về bệnh ĐTĐ................................................ 35
Bảng 14. Bảng mô tả thực hành tự chăm sóc và bảo vệ bàn chân của bệnh nhân
ĐTĐ tuýp 2 theo tuổi. ............................................................................................... 36
Bảng 15. Bảng mơ tả thực hành tự chăm sóc và bảo vệ bàn chân của bệnh nhân
ĐTĐ tuýp 2 theo giới tính. ........................................................................................ 36
Bảng 16: Bảng mơ tả thực hành tự chăm sóc và bảo vệ bàn chân của bệnh nhân
ĐTĐ tuýp 2 theo trình độ học vấn ............................................................................ 36
Bảng 17. Bảng mơ tả thực hành tự chăm sóc và bảo vệ bàn chân của bệnh nhân
ĐTĐ tuýp 2 theo nghề nghiệp ................................................................................... 37
Bảng 18. Bảng mô tả thực hành tự chăm sóc và bảo vệ bàn chân của bệnh nhân
ĐTĐ tuýp 2 theo thời gian mắc bệnh ........................................................................ 38



vi

Bảng 19. Mối liên quan giữa kiến thức tự chăm sóc bảo vệ bàn chân và thực hành tự
chăm sóc và bảo vệ bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 ....................................... 39
Bảng 20. Mối liên quan giữa nhận được sự chăm sóc hỗ trợ từ người thân trong gia
đình và thực hành tự chăm sóc và bảo vệ bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 ..... 39
Bảng 21: Mối liên quan giữa nhận được sự chăm sóc hỗ trợ từ người thân trong gia
đình và thực hành chọn loại giày thích hợp để đi hằng ngày của bệnh nhân ĐTĐ
tuýp 2 ......................................................................................................................... 39
Bảng 22: Mối liên quan giữa nhận được sự chăm sóc hỗ trợ từ người thân trong gia
đình và thực hành kiểm tra bàn chân hằng ngày của bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 .......... 40
Bảng 23: Mối liên quan giữa nhận được sự chăm sóc hỗ trợ từ người thân trong gia

H
P

đình và thực hành chăm sóc bàn chân hằng ngày của bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 ........ 41

H

U


vii

TĨM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu thực hành phịng chống biến chứng bàn chân của người bệnh đái
tháo đường tuýp 2 khám và điều trị tại bệnh viện đa khoa huyện Thuận Thành năm

2020, xác định mối số yếu tố liên quan đến thực hành tự chăm sóc và bảo vệ bàn
chân của người bệnh ĐTĐ tuýp 2 được tiến hành từ tháng 01/2020 đến tháng
9/2020 với 4 mục tiêu cụ thể: (1) Mô tả thực hành tự chăm sóc bàn chân của người
bệnh ĐTĐ tp 2 (2) Mơ tả kiến thức tự chăm sóc bàn chân của người bệnh ĐTĐ
tuýp 2 (3) Xác định mối liên quan giữa kiến thức chăm sóc bảo vệ bàn chân đến
thực hành chăm sóc bảo vệ bàn chân của người bệnh ĐTĐ tuýp 2 và (4) Xác định
mối liên quan giữa sự hỗ trợ từ người thân trong gia đình đến thực hành chăm sóc

H
P

bảo vệ bàn chân của người bệnh ĐTĐ tuýp 2 khám và điều trị tại BVĐK Huyện
Thuận Thành năm 2020. Nghiên cứu cắt ngang phân tích được thực hiện trên 100
người, và thông tin thu được bằng phỏng vấn theo bộ câu hỏi cấu trúc được xây
dựng dựa trên thiết kế và cách sử dụng bộ câu hỏi ADKnowl.

Kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức về tự chăm sóc và bảo vệ bàn chân của

U

ĐTNC: Kiến thức chung: 64%. Thực hành chung: 45%. Khơng tìm thấy mối liên
quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức chung, sự hỗ trợ từ người thân trong gia
đình và thực hành tự chăm sóc bảo vệ bàn chân của ĐTNC. Tuy nhiên tỷ lệ thực

H

hành chăm sóc bàn chân khi da bị khô đạt rất thấp (28%), tỷ lệ thực hành tự chăm
sóc và bảo vệ bàn chân của ĐTNC có kiến thức đạt trên trung bình (46,9%) cao hơn
so với ĐTNC có kiến thức đạt dưới trung bình (41,7%).
Nghiên cứu khuyến nghị cần chú trọng thúc đẩy việc áp dụng kiến thức vào

thực tế nhằm nâng cao thực hành tự chăm sóc và bảo vệ bàn chân cho người bệnh
ĐTĐ nói riêng và các dịch vụ cung cấp chăm sóc sức khỏe nói chung. Mở rộng
nghiên cứu với quy mơ lớn hơn để có bộ số liệu tồn cảnh về thực trạng thực hành
tự chăm sóc bảo vệ bàn chân tại huyện Thuận Thành và trên toàn tỉnh Bắc Ninh.
Đồng thời có thể phân tích được một số yếu tố liên để có cơ sở cho các chương
trình can thiệp phù hợp. Thúc đẩy nhân viên y tế tư vấn cho các ĐTNC khơng được
hỗ

trợ

chăm

sóc,

nhắc

nhở

từ

người

thân

trong

gia

đình.



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ), là một trong những vấn đề y tế công cộng ở nhiều
nước trên thế giới và là một trong ba bệnh có tốc độ phát triển nhanh nhất hiện nay,
cùng với bệnh ung thư và bệnh tim mạch [1]. Nguyên nhân tử vong của người bệnh
ĐTĐ, nhất là ĐTĐ type 2 là do tỷ lệ biến chứng cao về mach máu, mắt, thận, thần
kinh, đặc biệt bệnh thường được phát hiện muộn.[2]
Việt Nam hiện nay đang đối mặt với sự gia tăng ngày càng nhanh của bệnh
ĐTĐ. Vào thời điểm ĐTĐ được chẩn đoán, 50% số bệnh nhân đã xuất hiện các biến
chứng, trong đó 20% số bệnh nhân đã có tổn thương thận, 8% tổn thương võng
mạc, 9% tổn thương thần kinh và 50% đã có bệnh tim [3]. Theo nghiên cứu Pirart

H
P

năm 1978 trên 4400 bệnh nhân ĐTĐ cho thấy triệu chứng lâm sàng của tổn thương
đa dây thần kinh phát hiện ngay tại thời điểm chuẩn đoán ĐTĐ là 7,5%, tỷ lệ này
tăng lên đến 40% sau 20 năm và 50% sau 25 năm bị bệnh [4]. Loét bàn chân là một
biến chứng quan trọng của bệnh ĐTĐ với tỉ lệ mới mắc hàng năm là khoảng 2%
tổng số bệnh nhân. 15% bệnh nhân ĐTĐ sẽ bị loét tại một thời điểm nào đó trong
tồn bộ cuộc đời của họ [2]. Tại VN tỷ lệ cắt cụt chi khi loét là 40-80%. Tỷ lệ bệnh

U

nhân ĐTĐ bị cắt đoạn chi cao gấp 17-40 lần so với bệnh nhận không bị ĐTĐ. Tính
trên phạm vi tồn thế giới thì cứ 30 giây lại có một bệnh nhân ĐTĐ bị cắt cụt chi
dẫn tới tàn phế.[5]. Theo kết quả nghiên cứu “Kiến thức, thái độ và hành vi tự chăm


H

sóc bàn chân của người bệnh đái tháo đường tuýp 2 khám và điều trị tại bệnh viện
Chợ Rẫy năm 2012” chỉ có 41,5% người bệnh có kiến thức chăm sóc bàn chân đúng
và chỉ có 29,4% người bệnh có thực hành chăm sóc bàn chân đúng[6].
Thuận Thành là một huyện của tỉnh Bắc Ninh. Trước đây kinh tế chủ yếu là
nông nghiệp nhưng những năm gần đây có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, đời sống
vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao kéo theo sự thay đổi trong lối
sống, thói quen ăn uống, sinh hoạt làm cho xu hướng bệnh ĐTĐ ngày một tăng.
Bệnh viện đang quản lý khám và điều trị 1810 bệnh nhân ĐTĐ (tính đến tháng
11/2018). Về cơng tác chun mơn, bệnh viện có tổ chức khám bệnh, xét nghiệm
định kỳ cho bệnh nhân ĐTĐ, gần 1600 lượt khám/tháng (thống kê từ sổ khám bệnh
ĐTĐ tháng 11). Tại viện chưa có nhiều các hoạt động tư vấn, hướng dẫn trực tiếp
về cách phòng tránh biến chứng tại nhà cho bệnh nhân ĐTĐ. Hầu hết các bệnh nhân


2

ĐTĐ đều gặp phải hiện tượng tê bì chân, ảnh hưởng của chèn ép dây thần kinh
ngoại biên do máu lưu thơng chậm. Một số biến chứng có thể nhận thấy từ quan sát
trực tiếp trong quá trình khám như sưng, đỏ bàn chân, nhiễm nấm móng chân, kẽ
chân, chai chân dày lên gây nứt nẻ dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác.
Những biến chứng bàn chân ở bệnh nhân ĐTĐ có thể phịng ngừa và hạn chế
nếu được chăm sóc thích hợp. Nguy cơ bị cắt đoạn chi của người bệnh có thể giảm
từ 49% đến 85% nếu có những biện pháp phòng ngừa đúng[7]. Điều này phụ thuộc
rất nhiều vào kiến thức về chăm sóc và bảo vệ bàn chân, và cách xử trí các bất
thường của bệnh nhân ĐTĐ. Bệnh nhân ĐTĐ đa số gặp ở người lớn tuổi và hay
quên nên việc sinh hoạt cũng phụ thuộc vào chính người thân sống trong gia đình.
Vì vậy, tơi tiến hành nghiên cứu “Thực hành phịng chống biến chứng bàn chân


H
P

của người bệnh đái tháo đường tuýp 2 khám và điều trị tại bệnh viện đa khoa
huyện Thuận Thành năm 2020, xác định mối số yếu tố liên quan đến thực hành
tự chăm sóc và bảo vệ bàn chân của người bệnh ĐTĐ tuýp 2” nhằm đưa ra một
số khuyến nghị để nâng cao hiệu quả chăm sóc người bệnh ĐTĐ.

H

U


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kiến thức tự chăm sóc bàn chân của người bệnh ĐTĐ tuýp 2 khám và
điều trị tại BVĐK Huyện Thuận Thành năm 2020.
2. Mô tả thực hành tự chăm sóc bàn chân của người bệnh ĐTĐ tuýp 2 khám và
điều trị tại BVĐK Huyện Thuận Thành năm 2020.
3. Xác định mối liên quan giữa kiến thức đến thực hành chăm sóc bàn chân của
người bệnh ĐTĐ tuýp 2 khám và điều trị tại BVĐK Huyện Thuận Thành
năm 2020.
4. Xác định mối liên quan giữa sự hỗ trợ từ người thân trong gia đình đến thực

H
P

hành chăm sóc bàn chân của người bệnh ĐTĐ tuýp 2 khám và điều trị tại
BVĐK Huyện Thuận Thành năm 2020.


H

U


4

1.1.

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Đại cương bệnh đái tháo đường

1.1.1. Định nghĩa
Đái tháo đường là bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết mạn
tính phối hợp với rối loạn chuyển hóa carbonhydrat, lipit và protein do thiếu hụt của
tình trạng tiết insulin, tác dụng của insulin hoặc cả 2 [8].
Đái tháo đường tuýp 1: Thường xảy ra phần lớn ở trẻ em, người trẻ tuổi,
người có yếu tố tự miễn. Ở Việt Nam chưa có số liệu điều tra quốc gia, nhưng theo
thống kê từ các bệnh viện thì tỷ lệ mắc ĐTĐ tuýp 1 vào khoảng 7-8% tổng số bệnh
nhân ĐTĐ [8].

H
P

Đái thảo đường tuýp 2: ĐTĐ thường xuyên xảy ra ở người lớn. Đặc trưng
của ĐTĐ tuýp 2 là kháng insulin đi kèm với thiếu hụt tiết insulin. Ở giai đoạn đầu
những bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 không cần insulin cho điều trị nhưng sau nhiều năm
mắc bệnh, insulin máu giảm dần, bệnh nhân cần được tiêm insulin để ổn định
đường máu [8].


U

Đái tháo đường thai kỳ: ĐTĐ thường gặp ở phụ nữ có thai (chiếm 4-6%
phụ nữ mang thai) do đường huyết tăng hoặc giảm dung nạp glucose thường gặp
khi có thai lần đầu và mất đi sau đẻ. Bệnh có khả năng tăng nguy cơ phát triển sau

H

này thành ĐTĐ thực sự [8].
1.1.2. Chuẩn đoán

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) năm 2010, để
chẩn đoán đái tháo đường dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau [8]:
- HbA1c ≥ 6,5%.

- Đường máu đói Go ≥ 7.0 mmol/ L ( ≥ 126 mg/dL). Đường máu đói Go đo
khi đã nhịn khơng ăn ít nhất 8 giờ.
- Đường máu 2 giờ trong nghiệm pháp dung nạp glucose G2 ≥ 11,1 mmol/L
( ≥ 200 mg/dL). Nghiệm pháp dung nạp glucose phải được thực hiện theo đúng mơ
hình của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, sử dụng 75 gam glucose.
- Đường máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/L ( ≥200 mg/dL) trên bệnh có triệu chứng
của đái tháo đường cổ điển.


5

1.1.3. Thực trạng bệnh đái tháo đường trên thế giới, Việt Nam
1.1.3.1. Thế giới
Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ đang gia tăng nhanh chóng

trên tồn thế giới kéo theo những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và kinh tế đối
với toàn xã hội.
Ở Anh khoảng 1,6 triệu người bị ĐTĐ. Tại Hoa Kỳ, số người bị ĐTĐ tăng từ
5,3 % năm 1997 lên 6,5% năm 2003 và tiếp tục tăng rất nhanh. Người tuổi trên 65
bị ĐTĐ gấp hai lần người tuổi 45-54 [9]. Tại Đức theo con số công bố vào cuối
tháng 11 năm 2015, có trên 6 triệu người bị bệnh tiểu đường. Trên 30 ngàn người
dưới 20 tuổi bị ĐTĐ tuýp 1. Phần lớn người bệnh phát hiện và điều trị muộn, hệ

H
P

thống sự phịng, phát hiện bệnh sớm nhưng chưa hồn thiện. Vì vậy mỗi năm có
trên 70% bệnh nhân khơng được phát hiện và điều trị. [9]. Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở
lứa tuổi 30-64 là 2,7%, vùng đồng bằng, ven biển. Hiện trên thế giới ước lượng có
hơn 190 triệu người mắc bệnh tiểu đường và số này tiếp tục tăng lên. Ước tính đến
năm 2010, trên thế giới có 221 triệu người mắc bệnh tiểu đường. Năm 2025 sẽ lên

U

tới 330 triệu người (gần 6% dân số toàn cầu). Tỷ lệ bệnh tăng lên ở các nước phát
triển là 42%, nhưng ở các nước đang phát triển như Việt Nam sẽ là 170%[9]
ĐTĐ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 trên thế giới và mỗi năm có

H

khoảng 3,8 triệu người chết vì biến chứng của ĐTĐ, chi phí cho điều trị ĐTĐ của
tồn thế giới năm 2007 ước tính 232 ngàn tỷ đơ la Mỹ[10]. Ước tính trong năm 2010
trên tồn thế giới có 3,96 triệu người từ 20 – 70 tuổi chết vì ĐTĐ và phải chi 12%
chi phí y tế cho ĐTĐ tương đương 3,96 triệu USD[11].
1.1.3.2. Việt Nam


Ở Việt Nam ĐTĐ đang có chiều hướng gia tăng theo thời gian và theo mức
độ phát triển kinh tế cũng như đơ thị hóa. Tại Việt Nam trong 4 thành phố lớn Hà
Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phịng, tỷ lệ bệnh tiểu đường là 4%, riêng
quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) lên tới 7%. [9]
Năm 2001, điều tra dịch tễ học bệnh ĐTĐ tại 4 thành phố lớn Hà Nội, TP.
HCM, Hải Phòng và Đà Nẵng ở đối tượng lứa tuổi 30-64 tuổi cho thấy tỷ lệ mắc
bệnh là 4,9%, đáng lo ngại là trên 44% số người mắc bệnh ĐTĐ không được phát


6

hiện và không được hướng dẫn điều trị[12]. Năm 2008, theo WHO có khoảng
17.000 người chết vì các biến chứng của bệnh ĐTĐ tại Việt Nam. Đến năm 2012,
kết quả của một cuộc điều tra được Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiến hành cho
biết tỷ lệ người mắc bệnh ĐTĐ ở nước ta chiếm 5,7% dân số [13]. Như vậy theo kết
quả điều tra thì tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ trong cộng đồng tại Việt Nam cao hơn hẳn so
với thế giới. Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở Việt Nam 10 năm qua đã tăng gấp đơi. Trong
khi đó, 75,5% số người được hỏi đều có kiến thức rất thấp bệnh ĐTĐ [14]
1.1.4. Biến chứng bàn chân ở bệnh nhân ĐTĐ
1.1.4.1.

Định nghĩa bàn chân ĐTĐ

Theo tổ chức y tế thế giới WHO, bàn chân đái tháo đường được định nghĩa là

H
P

bàn chân của các bệnh nhân bị bệnh ĐTĐ có nguy cơ bị các tổn thương bệnh lý

gồm nhiễm khuẩn, loét, và/hoặc sự phá hủy các mô sâu liên quan tới các bất thường
về thần kinh, một số giai đoạn của bệnh mạch máu ngoại vi và/hoặc các biến chứng
chuyển hóa của đái tháo đường ở các chi dưới.[15]

1.1.4.2. Tình hình biến chứng bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ

U

Bệnh lý bàn chân của người bệnh ĐTĐ là biến chứng hay gặp và là nguyên
nhân dẫn tới cắt cụt chi và tử vong cao ở bệnh nhân ĐTĐ[16]. Theo WHO tháng 32005 cho thấy có đến 15% số người mắc bênh ĐTĐ có bệnh lý bàn chân, 20% số

H

người phải nhập viện do loét bàn chân. Bệnh nhân ĐTĐ phải cắt cụt chi chiếm 4570% tổng số trường hợp phải cắt cụt chi không do chấn thương[2].
Loét bàn chân là một biến chứng quan trọng của bệnh ĐTĐ với tỉ lệ mới
mắc hàng năm là khoảng 2% tổng số bệnh nhân. Tỉ lệ này tăng từ 5-7.5% ở những
bệnh nhân có biểu hiện bệnh lý thần kinh ngoại biên[16]. Điều đáng lo ngại là có đến
15% bệnh nhân ĐTĐ sẽ bị lt tại một thời điểm nào đó trong tồn bộ cuộc đời của
họ. Biểu hiện nhiễm khuẩn là một dấu hiệu quan trọng và báo cáo cho thấy khoảng
60% các ca cắt cụt chi khởi phát do vết loét nhiễm khuẩn. Tỉ lệ tử vong sau 5 năm
của bệnh nhân bị cắt cụt chi dưới là 50-60%[2]. Chi phí điều trị tăng cao do phải
kiểm sốt đường huyết tích cực hơn, kèm theo kháng sinh phịng nhiễm khuẩn, chi
phí chăm sóc biến chứng bàn chân, khiến bệnh nhân mất khả năng lao động, gây tàn
phế, giảm chất lượng cuộc sống, giảm tuổi thọ…


7

1.1.4.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của sự hình thành các vết loét bàn
chân do ĐTĐ.

Cho đến nay, người ta thấy có 3 con đường chính dẫn đến các tổn thương
chân ở người bệnh ĐTĐ (loét, nhiễm trùng, hoại tử, đoạn chi) là tổn thương thần
kinh ngoại biên, bệnh lý mạch máu ngoại vi và nhiễm khuẩn.
 . Vai trò của bệnh lý thần kinh
Bệnh thần kinh đái tháo đường là tổn thương dây thần kinh xảy ra do glucose
huyết tăng cao trong máu. Glucose huyết tăng cao có thể làm tổn thương các dây
thần kinh trên tồn cơ thể, tuy nhiên, ảnh hưởng thường rõ rệt nhất ở các dây thần
kinh chi trên và chi dưới.

H
P

Tổn thương thần kinh ngoại biên là một biến chứng thường gặp của bệnh
ĐTĐ, xuất hiện ở khoảng 50-70% bệnh nhân ĐTĐ. Các bệnh lý thần kinh do ĐTĐ
làm ảnh hưởng đến các sợi thần kinh cảm giác, vận động và tự chủ. Tổn thương
bệnh lý tại các sợi cảm giác khiến bàn chân khơng cịn nhạy cảm với những kích
thích đau thơng thường, vì vậy các vết lt thường xuất phát từ những chấn thương

U

nhỏ. Tổn thương các sợi vận động gây yếu cơ, teo cơ và liệt nhẹ. Từ đó gây nên sự
biến dạng bàn chân, xuất hiện những điểm tăng áp lực gây chai chân, chai dày kết
hợp với đi nhiều dẫn đến tổn thương rách, viêm tổ chức lâu dần dẫn đến loét chân,

H

Tổn thương thần kinh tự chủ làm giảm tiết mồ hôi và gây thay đổi ở da làm giảm
tính chất tự vệ của da đối với sự xâm nhập của vi sinh vật từ ngoài vào, da khô nứt
nẻ tạo điều kiện nhiễm khuẩn bàn chân.[15]



Vai trò của bệnh lý mạch máu
Bệnh lý mạch máu ngoại vi được ghi nhận ở hơn 30% các trường hợp có loét

bàn chân. Ở bệnh nhân ĐTĐ, sự thay đổi mạch máu biểu hiện nhiều nhất ở vi tuần
hoàn, có đặc điểm là những thay đổi điển hình của chứng xơ vữa mạch. Mặt khác,
trong khi vi tuần hoàn xuất hiện các thay đổi về cấu trúc, đặc biệt là sự dày lên của
lớp màng đáy thì những thay đổi chức năng lại xuất phát từ các bất thường của
màng trong và lớp cơ. Sự xuất hiện của màu đỏ tại chỗ trên da, một mặt là yếu tố
nguy cơ xuất hiện các vết loét, mặc khác nó cũng là yếu tố làm vết loét dễ biến
chứng và khó điều trị, chậm lành vết thương. Các vết loét bàn chân ĐTĐ tạo điều


8

kiện cho nhiễm khuẩn tại chỗ hoặc toàn thân, gây ra nguy cơ lớn cho những bệnh
nhân này do suy giảm đáp ứng miễn dịch. Nhiễm khuẩn là nguyên nhân quan trọng
khiến bệnh nhân phải nhập viện và là một yếu tố nguy cơ của cắt cụt chi dưới[15]
 Yếu tố nguy cơ của loét bàn chân[17]
Các yếu tố nguy cơ cho loét bàn chân bao gồm:
-

Tiền sử loét bàn chân hay đoạn chi trước đó

-

Bệnh thần kinh ngoại biên

-


Bệnh mạch máu ngoại biên

-

Chấn thương (bảo vệ chân kém, đi chân trần, vật lạ trong giày)

-

Dị dạng bàn chân (đầu xương bàn chân nhơ ra, bàn chân móng vuốt, ngón

H
P

chân hình búa, bàn chân cong vịm, dị dạng móng, dị dạng liên quan đến chân
thương và phẫu thuật trước đó…)
-

Hình thành cục chai sần

-

Bệnh thần kinh xương khớp

-

Giới hạn vận động khớp

-

Bệnh đái tháo đường trong thời gian dài.


-

Kiểm soát kém bênh lý ĐTĐ

U

 Các biện pháp chăm sóc bàn chân ĐTĐ[18]

H

Kiểm tra bàn chân hàng ngày

- Buổi tối trước khi đi ngủ, người bệnh đái tháo đường nên kiểm tra bàn chân. Chọn
một nơi có đủ điều kiện ánh sáng để quan sát bàn chân và các kẽ chân xem có vết
xước, vết phồng rộp, vết thâm, cục chai chân hay chỗ nào đau không?
- Nếu bệnh nhân không tự cúi xuống kiểm tra được thì có thể dùng gương để quan
sát hoặc nhờ người thân kiểm tra giúp.
Rửa chân hàng ngày
-

ửa kỹ bàn chân và kẽ ngón chân (dùng bọt biển hoặc khăn mềm rửa thật nhẹ
nhàng). ưa bằng nước ấm và xà bơng trung tính. Khơng ngâm chân quá 5 phút.

-

Sau khi rửa lau thật khô da và các kẽ ngón chân. Nếu da chân bị khơ sử dụng kem
làm ẩm da (lưu ý bệnh nhân không được bơi kem vào kẽ ngón chân).
 Phịng tránh các vết bỏng



9

-

Kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm rửa bằng cách dùng nhiệt kế hoặc mu bàn tay,
khuỷu tay. Nhiệt độ nước khơng nóng q cũng khơng lạnh q. Khoảng 37 C là tốt
nhất.

-

Không sưởi ấm chân bằng các phương pháp như sưởi bằng lò than, sưởi bằng viên
gạch nung nóng khơng dùng nước nóng để xơng hơi bàn chân hoặc ngâm chân
không đốt lá ngải hơ chân tắt chăn điện…vì dễ gây bỏng .

-

Thoa kem chống nắng lên chỗ da để trần khi đi ra nắng.
 Chăm sóc móng chân:
-

Khơng để móng chân mọc q dài.

-

Nếu thị lực kém nên nhờ người thân trong gia đình cắt móng chân.

-

Cắt móng chân ngay sau khi tắm, khi đó móng sẽ mềm và dễ cắt.


-

Cắt móng chân theo đường ngang.Tránh cắt móng sâu vào phía trong. Dùng

H
P

giũa để giũa những góc sắc nhọn và những cạnh thô ráp.
-

Không được dùng những vật sắc nhọn đào sâu dưới móng chân hoặc da

quanh móng.
-

U

Phải giũa những móng chân.

 Mang giày tất, phù hợp với chân
-

Tất: Hướng dẫn người bệnh nên chọn tất bằng len hoặc cotton, tất có độn

H

bơng, mũi tất khơng chật, đường may nổi không thô, ráp. Tất cao đến đầu gói khơng
được khun dùng
-


Riêng với giày: Chọn giày rộng và sâu ở phần mũi, có đế cao su dày, gót khơng cao,
đệm gót chắc chắn, buộc dây hoặc băng dán, lót trong nhẵn.

-

Nên mua giày vào buổi chiều

-

Khi thử giày, người bệnh phải đo cả hai chân, đứng để thử giày.

-

Không bao giờ đi giày mới cả ngày.

-

Không bao giờ được đi chân trần.
 Giữ cho mạch máu lưu thông

-

Đặt chân lên ghế theo tư thế nằm ngang khi ngồi xuống

-

Không bắt chéo chân trong thời gian dài.

-


Không đi những đôi tất chật hoặc thắt nút quanh cổ chân.


10

-

Cử động ngón chân trong 5 từ 2-3 lần trong ngày. Tập vận động bàn chân hàng
ngày để tăng lưu thông mạch máu ở bàn chân như: đi bộ, đạp xe,…
 Có lối sống lành mạnh
Người bệnh đái tháo đường cần tuân thủ tốt chế độ ăn, tập luyện hợp lý, thực

-

hiện thuốc và tái khám theo đúng chỉ định của bác sĩ, biết cách theo dõi đường
huyết, không hút thuốc lá, uống rượu bia …để quản lý tốt bệnh đái tháo đường, qua
đó phịng ngừa các biến chứng có thể xảy ra
 Nên đến gặp bác sĩ khi có những dấu hiệu sau:
-

Có vết lt mà khơng bắt đầu lành trong vịng 2 tuần.

-

Có móng chân quặp rất dày hoặc có xu hướng tách đơi khi cắt.

-

Nếu chân bị nhiễm trùng: cần sát trùng vết thương và đến bệnh viện khám


H
P

ngay
-

Có các cục chai chân, các vết xước hoặc các vấn đề khác mà không giải

quyết được.

1.1.5. Giới thiệu về bộ câu hỏi ADKnowl (Audits of Diabetes Knowledge)[19]

U

 Bộ câu hỏi ADKnowl.

Đây là bộ câu hỏi quốc tế được thiết kế bởi GS.Speight J & Bradley năm
1993 và chỉnh sửa lại năm 1998 [19]. ADKnowl ra đời đã được tham khảo ý kiến từ

H

các nhà chuyên môn như: y học, điều dưỡng, bác sĩ nhãn khoa, chuyên gia dinh
dưỡng, bác sĩ chuyên nghành chữa trị chân… Bởi vậy, ADKnowl là cơng cụ hữu
ích được khuyến cáo dùng để xác định sự thiếu hụt kiến thức về chăm sóc và theo
dõi bệnh ở các bệnh nhân ĐTĐ. Đây là bộ câu hỏi được thiết kế dành cho BN ĐTĐ
typ 1 và typ 2 trên 18 tuổi. ADKnowl được dịch ra nhiều thứ tiếng và có nhiều
nghiên cứu nước ngồi đã sử dụng bộ câu hỏi này để đánh giá mức độ thiếu hụt
kiến thức về chăm sóc và tự theo dõi bệnh ở BN ĐTĐ như: của Speight J & Bradley
C (2001) tại Anh, nghiên cứu của A.Khamis và cộng sự (2004) tiến hành trên các

bệnh nhân typ 1 tại Vương quốc Anh, NC của PA Dyson và cộng sự trên các BN
mắc typ 2 tại Kuwait.
1.3.2. Thiết kế và cách sử dụng bộ câu hỏi ADKnowl.


11

ADKnowl được thiết kế riêng biệt từng mục để phân tích, mỗi mục đều có các
câu hỏi riêng biệt với 3 phương án trả lời: đúng, sai, không biết để BN lựa chọn.
Chính vì được thiết kế riêng biệt từng mục nên có thể loại bỏ những mục khơng liên
quan đến tính chất bệnh của BN để phù hợp với NC, ví dụ như: với BN ĐTĐ typ 1
khơng dùng thuốc viên điều trị bệnh thì sẽ loại bỏ phần câu hỏi liên quan đến điều trị
bằng thuốc viên ở những BN mắc ĐTĐ typ 1.
Sử dụng phương án “Không biết” nhằm ngăn chặn xu hướng BN “đoán” về
một mảng kiến thức nào đó.
ADKnowl gồm 104 câu phân bố trong 23 mục bao gồm những mảng kiến thức
có liên quan đến:

H
P

♦ Điều trị bệnh và theo dõi chỉ số HbA1c.
♦ Chế độ ăn và dinh dưỡng.

♦ Sử dụng insulin hoặc thuốc viên điều trị trong những ngày bị bệnh.
♦ Chăm sóc bàn chân.

♦ Ảnh hưởng của hoạt động thể lực đến bệnh.

U


♦ Ảnh hưởng của thuốc lá và bia rượu đến tình trạng bệnh.

♦ Hạ đường huyết: nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí khi bị hạ đường
huyết.

H

♦ Các biến chứng của bệnh và theo dõi làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng
của bệnh.

Ngoài ra, ADKnowl cũng được khuyến cáo sử dụng để đánh giá kiến thức của
nhân viên y tế, những người liên quan trực tiếp đến chăm sóc và điều trị cho bệnh
nhân đái tháo đường. Từ đó giúp đánh giá được các yếu tố tác động đến mức độ
hiểu biết của bệnh nhân.
Trong phạm vi nghiên cứu này chúng tôi chỉ sử dụng một phần của bộ câu
hỏi ADKnowl chuyên về kiến thức chăm sóc bàn chân của người bệnh ĐTĐ.
1.2.

Một số nghiên cứu về kiến thức, thực hành tự chăm sóc bảo vệ bàn chân

của bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2
Bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 có kiến thức và thực hành đạt về chăm sóc
bàn chân sẽ làm giảm nguy cơ biến chứng bàn chân do bệnh và giảm thiểu được


12

tình trạng cắt cụt chi. Một nghiên cứu tại Malays được thực hiện với những bệnh
nhân điều trị tại Trung tâm y tế vì nhiễm trùng bàn chân do bệnh tiểu đường cho

thấy có 58% người bệnh có kiến thức về chăm sóc bàn chân đạt điểm trung bình và
61,8% người bệnh đạt điểm trên trung bình về thực hành chăm sóc bàn chân. Điều
này cho thấy phần lớn bệnh nhân nhập viện vì nhiễm trùng bàn chân do tiểu đường
là do có kiến thức và thực hành về chăm sóc bàn chân thấp [24].
Kiến thức và thực hành về chăm sóc bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường tại
phịng khám ở bệnh viện Jinnah, Lahore cho thấy 29,3% người bệnh có kiến thức
tốt, 40% người bệnh có kiến thức đạt trung bình trở lên và 30,7% có kiến thức kém.
Trong khi đó chỉ có 14% người bệnh có thực hành tốt về chăm sóc bàn chân, 54%

H
P

có thực hành đạt từ trung bình trở lên và 32% số bệnh nhân trong nghiên cứu có
thực hành kém [25].

Nghiên cứu kiến thức, thực hành và hành vi tự chăm sóc bàn chân của người
bệnh ĐTĐ tuýp 2 khám và điều trị tại bệnh viện chợ rẫy của Nguyễn Thị Bích Đào,
Vũ Thị Là năm 2011[6] Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 106 bệnh

U

nhân ĐTĐ đến khám và điều trị tại bệnh viện chợ rẫy từ tháng 2-4 năm 2011.
Nghiên cứu cho thấy chỉ có 41,5% người bệnh có kiến thức đúng, 45,3% người
bệnh có thái độ đúng và 29,4% người bệnh có thực hành đúng. Các thiếu hụt kiến

H

thức, thái độ, hành vi của người bệnh trong nghiên cứu tồn tại chủ yếu ở: kiểm tra
chân hằng ngày, đi bộ chân trần, kiểm tra bên trong giầy, ngâm chân vào nước
nóng, và khám chân định kỳ. Nghiên cứu cho thấy cần phải nâng cao khả năng tự

chăm sóc bàn chân thơng qua việc nâng cao kiến thức và thực hành của người bệnh
ĐTĐ và giáo dục sức khỏe là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao
khả năng tự chăm sóc của người bệnh[6]
Nghiên cứu Mơ tả kiến thức tự chăm sóc và bảo vệ bàn chân của bệnh nhân
ĐTĐ tuýp 2 tại khoa nội tiết bệnh viện Bạch Mai của Chu Thị Thảo năm 2015[2]
bằng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, nghiên cứu trên 100 bệnh nhân đến
điều trị nội trú từ 01/08/2015 đến ngày 31/08/2015 đưa ra khuyến nghị cần tăng
cường truyền thơng các kiến thức thức vệ tự chăm sóc và bảo vệ bàn chân cho các
bệnh nhân ĐTĐ tại cộng đồng đặc biệt cho những bệnh nhân ĐTĐ mới hoặc <5


13

năm cụ thể tăng cường về việc kiểm tra bàn chân hằng ngày, đặc biệt khi thấy bàn
chân không thoải mái. Nghiên cứu còn 1 số hạn chế là mới đánh giá được kiến thức
chưa đánh giá được thực hành tự chăm sóc và bảo vệ bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ.
Đề xuất hướng nghiên cứu mới: Khảo sát kiến thức, thực hành của người nhà bệnh
nhân về việc chăm sóc phịng chống biến chứng cho bệnh nhân ĐTĐ[2].
1.3.

Một số các yếu tố liên quan đến thực hành tự chăm sóc bảo vệ bàn chân

của bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2.
Trên thế giới và tại Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu về bệnh đái tháo
đường đã chỉ ra một số các yếu tố liên quan đến thực hành tự chăm sóc bảo vệ bàn
chân của bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 như: kiến thức tự chăm sóc bảo vệ bàn chân, các

H
P


yếu tố về nhân khẩu học (giới, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thời gian mắc
bệnh), nhận các hướng dẫn chăm sóc bàn chân, các yếu tố về dịch vụ y tế và tiếp
cận nguồn thông tin; các yếu tố khác.

Kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện Jinnah, Lahore trên 150 người bệnh cho
thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trình độ học vấn của đối tượng nghiên

U

cứu với kiến thức và thực hành về chăm sóc bàn chân (p<0,001). Giới tính và thu
nhập bình qn của đối tượng nghiên cứu có mối liên quan có ý nghĩa tới kiến thức
và thực hành về chăm sóc bàn chân của người bệnh cũng đã được tìm thấy trong

H

nghiên cứu này [25].

Kiến thức tự chăm sóc bảo vệ bàn chân: qua nghiên cứu thực trạng kiến
thức, thái độ, thực hành và hiệu quả một số giải pháp can thiệp phòng chống loét
chân cho bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai (2010 2011), 2012 cho thấy đa số bệnh nhân có KAP đúng đắn về kiểm soát đường huyết,
ăn kiêng, tập thể dục, uống thuốc và khám bệnh nên có kết quả kiểm soát đường
huyết tốt (77,6%). Tuy nhiên, bệnh nhân lại khơng có đủ kiến thức , kỹ năng cần
thiết để phòng chống loét bàn chân ĐTĐ nên tỷ lệ thực hành phòng chống loét bàn
chân chỉ đạt trên dưới 50% như: tự khám bàn chân mỗi ngày và không cắt khóe
móng chân là 63,21% và 64,26%, đi chân trần quanh nhà là 39,62%.[20]
Các yếu tố về nhân khẩu học (giới, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn):
Trong nghiên cứu đánh giá kiến thức, thực hành chăm sóc bàn chân ở bệnh nhân đái


14


tháo đường tuýp 2 tại khoa cán bộ bệnh viện quân y 7A từ 2014-2016 [21]. Qua
phân tích cho thấy tuổi, giới tính, thời gian mắc bệnh ĐTĐ,và tổn thương bàn chân
có ảnh hưởng đến kiến thức của người bệnh Bệnh nhân nữ có kiến thức chăm sóc
bàn chân tốt, tuy nhiên cỡ mẫu không đồng đều nên chưa đủ giá trị để so sánh với
bệnh nhân nam. Phần lớn bệnh nhân cho kết quả kiến thức tốt, có thể do trình độ
học vấn ở đối tượng nghiên cứu tương đối cao, có ý thức trong việc theo dõi và điều
trị bệnh. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).[21]
Nhận các hướng dẫn chăm sóc bàn chân: Qua nghiên cứu kiến thức, thái độ,
hành vi tự chăm sóc bàn chân của người bệnh đái tháo đường tuýp 2 khám và điều
trị tại bệnh biên chợ rẫy năm 2011 cho thấy qua phân tích đa biến các yếu tố ảnh

H
P

hưởng đến hành vi tự chăm sóc bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ tp 2 thì ‘nhận các
thơng tin hướng dẫn chăm sóc bàn chân có ảnh hưởng tới hành vi của bệnh nhân với
OR hiệu chỉnh = 5,89, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Như vậy bệnh nhân nhận
được hướng dẫn chăm sóc bàn chân có hành vi đúng tăng gấp 5,59 lần so với bệnh
nhân không nhận được thông tin hướng dẫn (p=0,001)[6]

U

Các yếu tố về dịch vụ y tế và tiếp cận nguồn thông tin: Trong nghiên cứu so
sánh kiến thức tự chăm sóc và bảo vệ bàn chân của người bệnh ĐTĐ tuýp 2 bị bệnh
trên 5 năm và dưới 5 năm tại khoa nội tiết bệnh viện Bạch Mai cho thấy các bệnh

H

nhân ĐTĐ trên 5 năm có kiến thức, thực hành về chăm sóc và bảo vệ bàn chân tốt

hơn các bệnh nhân bị ĐTĐ dưới 5 năm, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Sở dĩ
như vậy là do bệnh nhân bị ĐTĐ trên 5 năm thường bắt đầu xuất hiện các biến
chứng bàn chân, nên họ đã có thời gian tìm hiểu, tích lũy kiến thức qua các nguồn
thơng tin khác nhau. Trong thời gian bị bệnh và nhập viện điều trị, bệnh viện đã có
những buổi tập huấn, tư vấn về chăm sóc và bảo vệ bàn chân cho bệnh nhân
ĐTĐ[2].
Yếu tố hỗ trợ từ phía người thân trong gia đình bệnh nhân ĐTĐ bao gồm:
Kiểm tra bất thường ở bàn chân, hỗ trợ ngâm, rửa chân hằng ngày, giúp bệnh nhân
cắt tỉa móng chân, giúp bệnh nhân thoa kem dưỡng ẩm bàn chân, giúp bệnh nhân
chọn loại giày phù hợp, nhắc nhở bệnh nhân để bệnh nhân tự chăm sóc bàn chân
hằng ngày. Bệnh nhân ĐTĐ cũng khơng có khả năng tự chăm sóc bản thân cũng


15

như thực hành phòng tránh biến chứng ĐTĐ một cách tốt nhất[22]. Vì vậy vai trị
của người thân là vơ cùng quan trọng, động viên nhắc nhở người bệnh thay đổi dần
các thói quen theo hướng có lợi, hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân ĐTĐ, tạo khơng khí ấm
cúng, tránh tâm lý ảnh hưởng đến bênh lý của bệnh nhân.
1.4.

Thông tin về địa bàn nghiên cứu
Thuận Thành là huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh nằm trong vùng đồng bằng Bắc

Bộ. Huyện Thuận Thành có 18 đơn vị hành chính diện tích tự nhiên là 11.971,01
ha, có Quốc lộ 38 nối liền thành phố Bắc Ninh (là trung tâm kinh tế, chính trị, văn
hoá, xã hội của tỉnh Bắc Ninh). Dân số trung bình 146.563 người, mật độ dân số
1.243 người/km2

H

P

Về y tế: Đến nay tồn huyện có 256 cán bộ Y tế, trong đó: Phịng y tế 05 cán
bộ (có 02 bác sỹ), bệnh viện đa khoa: 82 cán bộ (có 19 bác sỹ), Trung tâm y tế dự
phòng: 29 cán bộ ( có 6 bác sỹ), Y tế cơ sở: 122 cán bộ 18 chuyên trách dân số (có
18 bác sỹ). Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia, cơng tác Tiêm chủng
mở rộng được duy trì, tăng cường tiêm phòng các loại văcxin dịch vụ phục vụ cho

U

cơng tác phịng dịch như: tiêm phịng dại, phịng uốn ván, viêm gan B, viêm gan A,
thương hàn, quai bị để giảm tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm bảo vệ sức khỏe nhân
dân.

H

Trước đây kinh tế chủ yếu là nơng nghiệp nhưng những năm gần đây có tốc
độ phát triển kinh tế nhanh, thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, vào lĩnh vực
nông nghiệp sạch, công nghiệp hỗ trợ, khuyến khích phát triển tiểu thủ cơng nghiệp
và dịch vụ, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao kéo theo sự
thay đổi trong lối sống, thói quen ăn uống, sinh hoạt làm cho xu hướng bệnh ĐTĐ
ngày một tăng. Bệnh viện đang quản lý khám và điều trị 1810 bệnh nhân ĐTĐ (tính
đến tháng 11/2018). Về cơng tác chun mơn, bệnh viện có tổ chức khám bệnh, xét
nghiệm định kỳ cho bệnh nhân ĐTĐ, gần 1600 lượt khám/tháng (thống kê từ sổ
khám bệnh ĐTĐ tháng 11). Tại viện chưa có nhiều các hoạt động tư vấn, hướng dẫn
trực tiếp về cách phòng tránh biến chứng tại nhà cho bệnh nhân ĐTĐ.


17


1.5.

Khung lý thuyết
Kiến thức

- Kiến thức về cách tự
chăm sóc bảo vệ bàn
chân:
+ Cắt tỉa móng chân,
+ Kiểm tra bàn chân,

Thực hành

+ Rửa chân hằng ngày,
phát hiện, xử trí bất
thường của bàn chân,

Thực hành về cách tự
chăm sóc bảo vệ bàn
chân:

H
P

+ Mang dày dép phù
hợp…

+ Cắt tỉa móng chân,
+ Kiểm tra bàn chân,


U

Sự hỗ trợ từ phía
người thân trong gia
đình

H

(nhắc nhở, chăm sóc,
kiểm tra bàn chân của
người bệnh ĐTĐ)

+ Rửa chân hằng ngày,
phát hiện, xử trí bất
thường của bàn chân,
+ Mang dày dép phù
hợp…


×