Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Đánh giá thực trạng chương trình thông tin, giáo dục truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống hivaids tại trường đại học sư phạm kỹ thuật vinh, nghệ an năm 2009 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (980.29 KB, 114 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

== ==

NGUYỄN THỊ BÍCH NGUYỆT

H
P

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHƢƠNG TRÌNH THƠNG TIN,
GIÁO DỤC TRUYỀN THƠNG THAY ĐỔI HÀNH VI PHÕNG,
CHỐNG HIV/AIDS TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ
THUẬT VINH, NGHỆ AN NĂM 2009 - 2010

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

H

Mã số chuyên ngành 60.72.76

Hƣớng dẫn khoa học
TS. HỒ THỊ HIỀN

HÀ NỘI, NĂM 2011



ii

MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................................... i
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 4
1.1. Một số khái niệm liên quan đến HIV/AIDS .................................................... 4
1.2. Tình hình nhiễm HIV/AIDS ............................................................................. 6
1.3. Can thiệp truyền thơng phịng, chống HIV/AIDS .......................................... 9

H
P

1.4. Tổng quan các nghiên cứu .............................................................................. 10
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 16
2.1. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................... 16
2.2. Đối tƣợng, thời gian, địa điểm nghiên cứu ................................................... 16
2.3. Mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu .................................................................... 16
2.4. Phƣơng pháp thu thập số liệu ........................................................................ 18

U

2.6. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu ............................................................ 20
2.7. Chỉ số và biến số .............................................................................................. 21

H

2.8. Hạn chế của đề tài, sai số và hƣớng khắc phục ............................................ 26
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 28
3.1. Thông tin chung của đối tƣợng nghiên cứu .................................................. 28

3.2. Công tác triển khai các hoạt động truyền thơng phịng, chống HIV/AIDS
tại trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Vinh ........................................................ 29
3.3. Tiếp cận thông tin phòng lây nhiễm HIV/AIDS của sinh viên trƣờng Đại
học Sƣ phạm Kỹ thuật Vinh .................................................................................. 36
3.4. Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống HIV/AIDS của sinh
viên trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Vinh, Nghệ An năm 2009 – 2010 ....... 42


iii

3.5. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống
HIV/AIDS của sinh viên trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Vinh năm 2009 2010 .......................................................................................................................... 48
Chƣơng 4: BÀN LUẬN .............................................................................................. 51
Chƣơng 5: KẾT LUẬN .............................................................................................. 60
Chƣơng 6: KHUYẾN NGHỊ ..................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 65
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 68

H
P

Phụ lục 1: PHIẾU CÂU HỎI TỰ ĐIỀN ............................................................... 68
Phụ lục 2 : HƢỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM SINH VIÊN ......................... 80
Phụ lục 3: HƢỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU BÍ THƢ ĐỒN TRƢỜNG ..... 83
Phụ lục 4: HƢỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU GIÁO VIÊN ............................. 85
Phụ lục 5: HƢỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU CÁN BỘ Y TẾ TRƢỜNG....... 87
Phụ lục 7: HƢỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU CHUYÊN TRÁCH HIV/AIDS

U


NGHỆ AN................................................................................................................ 91
Phụ lục 8: CHỈ THỊ 61 ........................................................................................... 93

H

Phụ lục 9: PHIẾU ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU ................................. 97
Phụ lục 10: KHUNG LOGIC ................................................................................ 96


iv

DANH MỤC VIẾT TẮT

AIDS

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
(Acquired Immuno Deficiency Syndrome)

BCS

Bao cao su

BKT

Bơm kim tiêm

CBYT

Cán bộ y tế


CLB

Câu lạc bộ

ĐHYTCC

Đại học Y tế công cộng

ĐTV

Điều tra viên

HIV

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người

H
P

U

(Human Immunodeficiency Virus)

H

KAP

Kiến thức, thái độ, thực hành

LTQĐTD


Lây truyền qua đường tình dục

NXB

Nhà xuất bản

PVS

Phỏng vấn sâu

QHTD

Quan hệ tình dục

RHIYA

Sáng kiến sức khỏe sinh sản thanh niên châu Á
(Reproductive Health Initiative for Youth in Asia)

SAVY

Điều tra và Đánh giá về giới trẻ Việt Nam


v

(Survey and assesement on Vietnamese Youth)
SKSS


Sức khỏe sinh sản

STI

Bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục
(Sexual Transmitted Infections)

TCMT

Tiêm chích ma túy

TLN

Thảo luận nhóm

TT – GD – TT

Thơng tin giáo dục truyền thơng

TTN

Thanh thiếu niên

UNAIDS

Uỷ ban phịng, chống AIDS liên hợp quốc

WHO

Tổ chức Y tế thế giới


H

U

H
P


vi

DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Phân bố giới, năm học, nơi ở trƣớc và sau khi vào trƣờng, tơn giáo, tình
trạng hơn nhân của sinh viên (n=400) ...................................................................... 28
Bảng 2: Các thông tin sinh viên nhận đƣợc liên quan đến HIV/AIDS (tỷ lệ %) . 37
Bảng 3: Kiến thức về đƣờng lây truyền HIV và địa điểm xét nghiệm HIV/AIDS
(n=400)……………………………………………………………………………… 43

H
P

Bảng 4: Nhận định nguy cơ lây nhiễm HIV của bản thân theo giới, và nơi ở
trƣớc của sinh viên (tỷ lệ %) ..................................................................................... 44
Bảng 5: Thái độ của sinh viên với bạn học bị nhiễm HIV, thái độ trong kiểm tra
và bảo vệ chính mình trong phòng lây nhiễm HIV ( n= 400) ................................. 45
Bảng 6: Trách nhiệm sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục khác giới ........... 46
(tỷ lệ %) ....................................................................................................................... 46

U


Bảng 7: Mối liên quan giữa kiến thức phòng, chống HIV/AIDS và số năm học, . 48
học tại trƣờng, nơi ở, giới (tỷ lệ %) .......................................................................... 48

H

Bảng 8: Mối liên quan giữa kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS và thái độ với
ngƣời nhiễm HIV (n=400) ......................................................................................... 49
Bảng 9: Mối liên quan giữa giới tính và hành vi quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân
(n=400) ......................................................................................................................... 50


vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Tiếp cận nguồn thông tin về HIV/AIDS tại trƣờng .............................. 36
Biểu đồ 2: Thông tin sinh viên mong muốn đƣợc cung cấp thêm ......................... 38
Biểu đồ 3: Đối tƣợng sinh viên thích chia sẻ thông tin về HIV/AIDS ................... 39
Biểu đồ 4: Kênh giao tiếp ƣa thích nhất của sinh viên ........................................... 39
Biểu đồ 5: Kiến thức phòng, chống HIV/AIDS của sinh viên ................................ 42
Biểu đồ 6: Các biện pháp phòng lây nhiễm HIV/AIDS .......................................... 43

H
P

Biểu đồ 7: Thái độ của sinh viên với ngƣời nhiễm HIV ......................................... 44

H

U



viii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Dịch HIV đang là một vấn đề sức khỏe cộng đồng của toàn cầu và tác động đến
mọi tầng lớp xã hội. Theo báo cáo quốc gia 2009, Nghệ An là địa danh đứng thứ sáu
cả nước về số người nhiễm HIV hiện cịn sống. Trong đó, số trường hợp nhiễm HIV ở
thành phố Vinh cao nhất tỉnh Nghệ An và trên 50% đối tượng nhiễm HIV ở Vinh là
thanh niên. Trường học là nơi tập trung một số lượng lớn học sinh, sinh viên. Chiếm
1/3 dân số tồn quốc. Vì vậy việc truyền thơng phịng, chống HIV/AIDS tại các

H
P

trường mang lại hiệu quả cao. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh là 1/6 trường
đại học ở Nghệ An. Chưa có đề tài nào đánh giá thực trạng truyền thơng phịng, chống
HIV/AIDS cho đối tượng thanh niên nói chung và sinh viên các trường nói riêng triển
khai tại Nghệ An. Với lý do trên nghiên cứu này được tiến hành để đánh thực trạng
chương trình thơng tin, giáo dục, truyền thơng thay đổi hành vi phịng, chống
HIV/AIDS tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh, Nghệ An năm 2009 – 2010.

U

Số liệu định lượng được khảo sát trên 400 sinh viên tại trường Đại học Sư phạm
Kỹ thuật Vinh, Nghệ An từ 2/2010 đến 7/2010 theo phương pháp cụm phân tầng tỷ lệ.

H

Kết hợp với số liệu định tính trên 25 người bao gồm sáu phỏng vấn sâu cán bộ y tế,

giáo viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh và Trung tâm Phòng, chống
HIV/AIDS Nghệ An, ba cuộc thảo luận nhóm sinh viên.
Kết quả cho thấy việc triển khai hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thơng thay
đổi hành vi phịng, chống HIV/AIDS cịn gặp nhiều khó khăn: mơn học, tài liệu, tập
huấn…85% các em mong muốn được cung cấp thêm thông tin về tình hình hiện tại và
xu hướng lây lan của AIDS trên tồn thế giới. Ngồi ra cịn cần thêm thơng tin về
giáo dục giới tính và quan hệ tình dục an tồn. 100% sinh viên đã nghe nói về HIV.
35,8% sinh viên cho rằng diễn đàn, hội thi là hoạt động thu hút đông đảo sinh viên
tham gia nhất và cũng là hoạt động sinh viên cảm thấy bổ ích nhất. 42% sinh viên vừa
xác định được cách phòng ngừa lây nhiễm HIV vừa phản đối những quan niệm sai


ix

lầm phổ biến về lây nhiễm HIV. 21,8% sinh viên có thái độ tích cực với người nhiễm.
Tuổi quan hệ tình dục trung bình lần đầu tiên của sinh viên là 20 tuổi. 63,8% trả lời
rằng trường mình có sinh viên sử dụng hoặc tiêm chích ma túy. 38% sinh viên trả lời
rằng có nguy cơ của một đại dịch HIV/AIDS trong tương lai ở Việt Nam. Có mối liên
quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức về phịng ngừa lây nhiễm và phản đối quan
niệm sai lầm phổ biến về lây nhiễm HIV với thái độ tích cực với người nhiễm. Có
mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa giới tính với hành vi quan hệ tình dục trước
hôn nhân.

H
P

H

U



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thanh niên là đối tượng nhạy cảm và có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi đại
dịch HIV/AIDS. Ở Châu Á, thanh niên (15 – 24 tuổi) là đối tượng có nguy cơ lây
nhiễm cao, 95% trường hợp người trẻ tuổi nhiễm HIV là vị thành niên và thanh niên
[20]. Ở Việt Nam, theo báo cáo tổng cục dân số năm 2009, thanh niên là nhóm đơng
đảo với 16,7 triệu người (chiếm 19,4% dân số) [15]. Tỷ lệ người nhiễm HIV ở lứa
tuổi 20 – 29 là 15% năm 1993 đã tăng lên 52,7% năm 2006 [5]. Năm 2010 tỷ lệ
nhiễm HIV trong nhóm tuổi 20-39 chiếm trên 80% số trường hợp nhiễm HIV được

H
P

báo cáo [5]. Theo kết quả điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam
(SAVY) lần thứ 2 được công bố 2010 cho thấy 9,5% thanh niên Việt Nam đã từng
có quan hệ tình dục trước hơn nhân (tỷ lệ này ở SAVY 1 là 7,5%) [14]. Tuổi quan
hệ tình dục lần đầu trung bình của thanh niên có xu hướng giảm từ 19,6 tuổi ở
SAVY 1 xuống còn 18,1% ở SAVY 2 [14]. Vấn đề này đặt ra cho các nhà y tế cơng
cộng cần có chiến lược cung cấp thông tin, kiến thức cho các em ngay từ khi ngồi

U

trên ghế nhà trường.

Trên thế giới cũng như Việt Nam hiện nay vũ khí sắc bén nhất để phịng,

H


chống HIV/AIDS vẫn là hoạt động dự phịng. Chương trình thơng tin, giáo dục,
truyền thơng (TT-GD-TT) thay đổi hành vi phịng, chống HIV/AIDS là một trong
chín nội dung của chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam năm
2010 và tầm nhìn năm 2020. Trường học là nơi tập trung số lượng lớn học sinh,
sinh viên, nơi phổ biến kiến thức được xã hội cơng nhận. Truyền thơng phịng,
chống HIV/AIDS trong trường học là dễ thực hiện nhất và dễ tập trung được đối
tượng nhất. Giáo dục sức khỏe sinh sản và truyền thơng phịng, chống HIV/AIDS ở
trường sư phạm mang lại lợi ích kép vừa cho bản thân sinh viên trong cuộc sống
hàng ngày vừa có lợi ích nghề nghiệp khi họ trở thành giáo viên, họ sẽ trực tiếp trở
thành người truyền đạt thông tin tốt cho công tác phịng, chống HIV/AIDS.
Tính đến 12/1009 là địa danh đứng thứ 6 cả nước về số người nhiễm HIV hiện


2

cịn sống [5]. Nếu nói Nghệ An là một trọng điểm về HIV/AIDS thì thành phố Vinh
là một địa bàn nóng bỏng và phức tạp nhất. Đến 10/2010, số trường hợp nhiễm HIV
ở Vinh là 1.758 người, cao nhất Nghệ An, trong đó có đến trên 50% là đối tượng
nhiễm HIV là thanh niên [11]. Chính vì vậy ngành y tế Nghệ An xác định việc
tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS cho đối tượng thanh niên ngày càng trở nên
cấp thiết hơn bao giờ hết. Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh là 1/6 trường đại học ở
Vinh, đặt tại phường Hưng Dũng (trọng điểm HIV/AIDS ở Vinh). Trường được
thành lập trên cơ sở trường cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật Vinh năm 2006. Việc triển
khai thực hiện phòng, chống HIV/AIDS tại trường cịn nhiều khó khăn.

H
P

Xuất phát lợi ích lâu dài trong cơng tác truyền thơng phịng, chống HIV/AIDS
tại trường học mang lại. Cùng với cấp bách về tình hình HIV trong thanh niên nêu

trên và khó khăn trong cơng tác triển khai phòng, chống HIV/AIDS. Được sự ủng
hộ của địa phương và sự quan tâm của các bậc phụ huynh, trường học. Chúng tôi
thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng cơng tác triển khai truyền thơng
phịng, chống HIV/AIDS phòng, chống HIV/AIDS của trường Đại học Sư phạm Kỹ

U

thuật Vinh theo chỉ thị 61, cùng với sự tiếp cận thơng tin phịng, chống HIV/AIDS
của sinh viên. Đồng thời đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) phòng,

H

chống HIV/AIDS của các em theo bộ chỉ số theo dõi và đánh giá chương trình
phịng, chống HIV/AIDS Quốc gia và của SAVY. Xác định một số yếu tố liên quan
đến kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống HIV/AIDS của sinh viên nhà
trường. Từ đó nghiên cứu góp phần tìm ra phương pháp truyền thơng phịng, chống
HIV/AIDS phù hợp cho Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Nghệ An, trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật Vinh trên. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh thực
trạng chương trình thơng tin, giáo dục, truyền thơng thay đổi hành vi phịng,
chống HIV/AIDS tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh, Nghệ An năm 2009
– 2010”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.

Mô tả thực trạng công tác triển khai các hoạt động truyền thơng phịng, chống

HIV/AIDS và tiếp cận thơng tin phịng, chống HIV/AIDS của sinh viên trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh, Nghệ An, năm 2009 – 2010.

2.

Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống HIV/AIDS của sinh viên
trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh, Nghệ An, năm 2009 – 2010.

3.

Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành phòng,
chống HIV/AIDS của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh, Nghệ

H
P

An, năm 2009 – 2010.

H

U


4

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm liên quan đến HIV/AIDS
1.1.1. Đặc điểm sinh bệnh học của HIV/AIDS
HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Human Immunodeficiency Virus" là
vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người [4] .

AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Acquired Immune Deficiency
Syndrome" là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải [4].
Bệnh AIDS là do virus có tên retrovirus chúng có ái tính đặc biệt với phân tử

H
P

CD4 và thụ cảm recepter với một số chemokin trên màng các tế bào miễn dịch, mà
chủ yếu là lympho T và đại thực bào. Tất cả những người bị nhiễm trải qua quá
trình bệnh lý tuần tiến, liên tục kéo dài nhiều năm và kết quả với hậu quả cuối cùng
gây tử vong cho người bệnh [7].

Quá trình phát triển tự nhiên từ nhiễm HIV thành AIDS trong cơ thể người trải
qua một số giai đoạn. Các tài liệu khác nhau có thể phân chia ra các giai đoạn khác

U

nhau, nhưng sẽ trải qua 4 giai đoạn như sau: giai đoạn 1 là giai đoạn sơ nhiễm (giai
đoạn chuyển đổi huyết thanh, hay còn gọi là giai đoạn cửu sổ) người nhiễm HIV

H

hầu như khơng có biểu hiện gì hoặc chỉ có ít triệu chứng thơng thường, giai đoạn
này thường kéo dài 2 tuần đến 3 tháng và đôi khi đến 6 tháng. Giai đoạn 2: giai
đoạn nhiễm HIV khơng triệu chứng, có thể kéo dài nhiều năm nhưng trung bình là
từ 8-10 năm và có thể lâu hơn. Giai đoạn 3: giai đoạn cận AIDS, người nhiễm HIV
ở giai đoạn này có một số các biểu hiện nhiễm trùng cơ hội. Giai đoạn 4: giai đoạn
AIDS, đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình lây nhiễm HIV, giai đoạn này
thường kéo dài từ 6 tháng đến 2 năm với các bệnh cảnh của nhiễm trùng cơ hội và
ung thư dẫn đến tử vong [3].

1.1.2. Các phương thức lây truyền HIV và biện pháp phịng, chốngHIV/AIDS
HIV có nhiều nhất ở trong máu, trong tinh dịch, dịch âm đạo và trong sữa của
người nhiễm. Từ đó HIV lây truyền từ người này sang người khác chủ yếu qua ba
đường lây chính. HIV lây truyền qua đường máu, đường tình dục, lây truyền từ mẹ


5

nhiễm HIV sang con. HIV không lây qua tiếp xúc thơng thường, qua đường tiêu
hóa, hơ hấp, muỗi, cơn trùng đốt, súc vật cắn khơng làm lây truyền HIV… [3].
Phịng lây truyền HIV qua quan hệ tình dục (QHTD) là không để máu, tinh
dịch hoặc dịch âm đạo, dịch dương vật của bạn tình xâm nhập vào cơ thể của bạn
trừ khi bạn biết chắc người đó khơng nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường
tình dục (LTQĐTD) khác [3].
Phòng lây truyền HIV qua đường máu là tránh mọi sự tiếp xúc trực tiếp với
máu và các dịch tiết sinh học của người khác, nhất là của những người mà ta khơng
biết chắc chắc người đó có bị nhiễm HIV hay khơng [3].

H
P

Phịng lây truyền HIV từ mẹ sang con là tăng cường phòng, chống HIV/AIDS
cho phụ nữ. Vận động phụ nữ đi tư vấn và xét nghiệm HIV trước khi có ý định
mang thai. Đã mang thai thì nên đặt vấn đề không nên giữ thai, vẫn muốn giữ thai
thì cần được tư vấn và được thăm khám thai hàng tháng tại các cơ sở y tế chuyên
khoa [3].

1.1.3. TT-GD-TT thay đổi hành vi phịng, chống HIV/AIDS

U


Thơng tin là những tin tức, thông điệp hoặc số liệu được cá nhân, tổ chức phổ
biến qua sách, báo cáo… truyền tới người nhận mà không cần quan tâm đến phản
ứng của họ [8].

H

Giáo dục là q trình truyền thơng được tiến hành một cách có hệ thống và có
cấu trúc chặt chẽ giữa người dạy và người học nhằm khuyến khích việc tìm hiểu và
phân tích thơng tin làm căn cứ cho việc ra quyết định dẫn tới những thay đổi hành
vi cho người học .

Truyền thông thay đổi hành vi phòng nhiễm HlV nhằm nâng cao nhận thức,
thay đổi thái độ, thay đổi những hành vi có hại, thực hiện những hành vi có lợi để
phịng lây nhiễm HIV, chống kỳ thị phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS cho
người dân nói chung, đặc biệt cho nhóm người có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV
cao. Đồng thời vận động, khuyến khích việc cung cấp và sử dụng các phương tiện
và dịch vụ hỗ trợ thực hiện hành vi an tồn phịng lây nhiễm HIV/AIDS [8].
Vai trị TT-GD-TT thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS: Nâng cao nhận


6

thức của mọi người dân về nguy cơ của đại dịch HIV/AIDS, sự lây truyền HIV và
các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS. Khuyến khích cộng đồng cùng tham gia
đối thoại về các yếu tố lây lan của HIV/AIDS, các hành vi nguy cơ và các yếu tố
làm tăng hoặc giảm các hành vi nguy cơ. Giúp mọi người hiểu biết đúng hơn về
HIV/AIDS, làm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS và
những người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong cộng đồng. Góp phần định hướng
cho mọi người thực hiện pháp luật và các chính sách về phịng, chống HIV/AIDS

[8].
Kênh truyền thơng là phương tiện, cách thức để chuyển tải thơng điệp đến đối

H
P

tượng. Có thể phân ra làm hai loại truyền thơng chính là truyền thơng trực tiếp bao
gồm nói chuyện mặt đối mặt, tư vấn, thảo luận nhóm (TLN), hội họp… Truyền
thơng đại chúng (gián tiếp) bao gồm giao tiếp, truyền thông qua những phương tiện
truyền thông đại chúng như: loa, đài phát thanh, truyền hình; các tài liệu in ấn: báo,
tạp chí, tờ rơi, sổ nhỏ, tranh quảng cáo, bảng tin lớn; tương tác qua điện thoại, thư
điện tử, internet [8].

U

1.2. Tình hình nhiễm HIV/AIDS

1.2.1. Tình hình dịch HIV/AIDS trên thế giới

H

HIV/AIDS là đại dịch nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ nhân
dân. Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên trên thế giới được phát hiện tại Hoa Kỳ vào
năm 1981, nhưng đến nay HIV đã xếp hàng thứ tư trong số những nguyên nhân gây
tử vong ở người. Tính đến cuối năm 2008, Ủy ban phòng chống AIDS liên hợp
quốc (UNAIDS) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố khoảng 33,4 triệu người
nhiễm HIV/AIDS còn sống; 2,7 triệu mới nhiễm trong năm, 2 triệu người tử vong
do AIDS [23].
Nhiễm HIV chủ yếu tập trung trong nhóm trẻ tuổi. Có nhiều yếu tố làm tăng
nguy cơ nhiễm HIV ở người trẻ tuổi như việc QHTD sớm, QHTD với bạn tình có

nguy cơ cao, có nhiều bạn tình, ít khi sử dụng bao cao su (BCS), thiếu kiến thức và
kỹ năng về đường lây truyền HIV và cách phòng tránh cần thiết, sử dụng ma túy và
một nghiên cứu ở Ireland cho thấy 70% những người trẻ tuổi có dùng chung bơm


7

kim tiêm (BKT) [18].
Trường hợp nhiễm HIV/AIDS đầu tiên tại Châu Á được phát hiện năm 1985
tại Thái Lan. Châu Á, với số dân chiếm 60% dân số thế giới, là khu vực có số người
nhiễm HIV đứng thứ hai với 4,7 triệu người, sau khu vực cận Sahara. Các quốc gia
đều có tỷ lệ nhiễm dưới 1%, ngoại trừ Thái Lan [23].
Cũng như nhiều châu lục khác, người trẻ tuổi ở châu Á cũng là đối tượng có
nguy cơ lây nhiễm cao, chủ yếu thường do mại dâm và tiêm chích ma túy. 95%
trường hợp người trẻ tuổi mới nhiễm HIV là vị thành niên [20].
1.2.2. Tình hình dịch HIV/AIDS tại Việt Nam

H
P

Kể từ khi phát hiện trường hợp nhiễm HIV đầu tiên ở Việt Nam từ năm 1990,
tính đến 30/9/2010, cả nước có 180.312 người nhiễm HIV hiện cịn sống được báo
cáo, trong đó 42.339 bệnh nhân AIDS và tổng số người tử vong do AIDS là 48.368
trường hợp, tính theo dân số tỷ lệ hiện nhiễm HIV được phát hiện chiếm 0,26% dân
số [5].

Dịch HIV tiếp tục lan rộng theo địa dư, thời gian xuất hiện dịch HIV tại các

U


địa phương Việt Nam có sự khác biệt đáng kể. Dịch HIV xuất hiện đầu tiên ở Thành
phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh biên giới giáp Campuchia, các tỉnh cực Nam

H

Trung Bộ, sau đó lan sang thành phố lớn và các tỉnh vùng biển Đông Bắc, đến năm
1999 dịch HIV đã lan rộng tất cả tỉnh thành phố trên cả nước [5].
Nam giới chiếm phần lớn các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện, nam
chiếm 80% và nữ chiếm 20%. Vào những năm 2005, tỷ lệ người nhiễm HIV là nam
giới chiếm trên 85% số trường hợp được phát hiện, nhưng đến 2006 tỷ lệ người
nhiễm HIV là nữ giới có xu hướng gia tăng, tỷ lệ người nhiễm HIV là nữ trong tổng
số người nhiễm HIV mới được xét nghiệm phát hiện năm 2010 lên tới 30%, tỷ lệ
người nhiễm HIV là nam giới còn 70% [5].
Phần lớn người nhiễm HIV là người nghiện chích ma túy, nhưng gần đây đã có
sự thay đổi. Tỷ lệ người nghiện chích ma túy trong tổng số người nhiễm HIV được
phát hiện có xu hướng giảm, điều đó có nghĩa là tỷ lệ trong các nhóm dân cư khác
nhau đang có xu hướng tăng lên. Đối tượng nhiễm HIV ngày càng đa dạng hơn, gặp


8

hầu hết các ngành nghề và các tầng lớp khác nhau trong xã hội [5].
Nguy cơ lây truyền HIV ở Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu qua đường máu do
sử dụng chung BKT trong TCMT, chiếm trên 70% được báo cáo. Tuy nhiên trong 5
năm qua tỷ lệ người nhiễm HIV do lây truyền qua QHTD có xu hướng tăng từ
khoảng 12% năm 2004 lên 39% năm 2010. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nghiện chích ma
túy đã giảm mạnh từ sau năm 2004, từ 28,6% năm 2004 xuống còn 18,4% năm
2009 [5].
Độ tuổi nhiễm HIV chủ yếu tập trung trong nhóm 20 – 39 tuổi, chiếm trên
80% số trường hợp báo cáo. Phân bố số trường hợp nhiễm HIV cũng có sự khác


H
P

biệt theo thời gian. Trong những năm đầu tiên của vụ dịch chủ yếu người nhiễm
HIV là nhóm tuổi 30 – 39 tuổi, sau năm 1998 người nhiễm HIV ngày càng được đa
dạng hóa, tuy nhiên 2 năm gần nhiễm HIV có xu hướng tăng lên ở nhóm tuổi trên
30 – 39 [5].

1.2.3. Tình hình dịch HIV/AIDS tại Nghệ An

Kể từ khi phát hiện trường hợp nhiễm HIV/AIDS đầu tiên vào năm 1996. Tính

U

đến 10/2010, tồn tỉnh đã có 7.359 người nhiễm HIV, trong đó có 3.386 người
chuyển sang giai đoạn AIDS và đã có 1836 người tử vong do AIDS. Dịch tăng

H

nhanh ở thành phố Vinh (1.763 người) và các huyện miền núi, vùng nông thôn,
vùng đồng bào dân tộc ít người như Quế Phong, Tương Dương, Qùy Châu, Diễn
Châu. Trên 50% số trường hợp nhiễm HIV/AIDS là thanh niên [11].
Nhiễm HIV mới do tiêm chích chung BKT ở người TCMT vẫn chiếm đa số.
Những địa bàn có nhiều người TCMT thì có nhiều người bị lây nhiễm hơn trong
năm 2010 như các huyện như Quế Phong, Tương Dương, Qùy Châu, Đô Lương,
thành phố Vinh [11].
Nhiễm HIV ở nam giới vẫn chiếm đa số: nam (86,7%), ở nữ (13,3%) [11]. Tuy
nhiên nữ bị nhiễm đang có xu hướng tăng nhanh hàng năm, nhất là phụ nữ có
chồng, bạn tình có HIV. Từ đây, số trẻ nhỏ bị lây nhiễm HIV cũng tăng lên nhanh.



9

1.3. Can thiệp truyền thơng phịng, chống HIV/AIDS
Một số quy định hiện hành về phòng, chống HIV/AIDS ra đời làm hành lang
pháp lý cho cơng tác truyền thơng phịng, chống HIV/AIDS:
Nghị quyết số 46- NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ chính trị về “Cơng tác bảo
vê, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới’.
Chỉ thị 54-CT/TW ngày 30/11/2005 của ban Bí thư Trung ương Đảng về
“Tăng cường lãnh đạo cơng tác phịng/chống HIV/AIDS trong tình hình mới”.
27/7/2004 “Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến
năm 2010 và tầm nhìn 2020” chỉ rõ “Triển khai và nâng cao chất lượng đào tạo về

H
P

dự phòng lây nhiễm HIV, giáo dục giới tính, giáo dục sức khoẻ sinh sản và kỹ năng
sống tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, giáo dục dạy nghề
và phổ thông. Nâng cao thời lượng giảng dạy về cơng tác phịng, chống HIV/AIDS
cho hệ thống trường y, tổ chức tập huấn, đào tạo cho cán bộ giảng dạy”. Có tiêu chí
“100% các cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng…triển khai các hoạt động TT-GD-TT
phòng, chống HIV/AIDS” .

U

Chiến lược quốc gia bao gồm 9 chương trình hành động. Trong đó, chương
trình truyền thơng thay đổi hành vi đã được coi là hoạt động nòng cốt và là hoạt

H


động ưu tiên của mọi địa phương. Với mục tiêu chung “Nâng cao nhận thức, thay
đổi thái độ và hành vi của mọi người về phịng, chống HIV/AIDS, góp phần thực
hiện thành cơng các mục tiêu của chiến lược quốc gia phịng, chống HIV ở Việt
Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2010”.
29/6/2006 Luật “Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn
dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS). Trong đó điều 15, 18 “Phòng, chống
HIV/AIDS trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và trường giáo
dưỡng, cơ sơ khám chữa bệnh…”.
Quyết định số 16/2007/QĐ-BYT ngày 19/1/2007 của Bộ trưởng Bộ y tế về
TT-GD-TT thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010.
Để hướng dẫn cho hoạt động này, dự án phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam
đã ban hành “Tài liệu đào tạo thông tin, giáo dục truyền thông thay đổi hành vi


10

phòng, chống HIV/AIDS” năm 2007.
Chỉ thị số 61/2008/CT-BGDĐT về tăng cường cơng tác phịng, chống
HIV/AIDS trong ngành giáo dục [10].
Thơng tư số 31/2009/TT-BGDĐT ban hành quy định về công tác phòng,
chống tệ nan ma túy tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
30/6/2010 Bộ giáo dục và đào tạo cũng xây dựng một chương trình giảng dạy
mới hướng dẫn lồng ghép giáo dục về sức khỏe sinh sản và dự phòng HIV. Bộ đã
thử nghiệm sách “Sự thật về trẻ em và HIV/AIDS” nhằm giúp giáo viên, gia đình và
học sinh có hiểu biết tốt hơn về đường lây nhiễm HIV và cách ứng phó với tình

H
P


trạng kỳ thị liên quan đến HIV tại trường học.
1.4. Tổng quan các nghiên cứu
1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới

Nghiên cứu cắt ngang KAP bằng câu hỏi vô danh trên 1000 sinh viên tại một
trường đại học Mỹ năm 2008 cho kết quả là 77,3% kiến thức đúng về đường lây
truyền HIV/AIDS. Một số sinh viên nghĩ rằng muỗi lây truyền HIV/AIDS (14,2%)

U

[22] .

Nghiên cứu KAP sinh viên đại học Vũ Hán, Trung Quốc năm 2009. 868 sinh

H

viên được lựa chọn thông qua lấy mẫu phân tầng cụm, để trả lời một bảng hỏi. Kết
quả là 99% các sinh viên đã nghe nói về HIV. 71,8% sinh viên nhận được thơng tin
tại trường đại học. (73,7%) sinh viên thích nói chuyện về HIV/AIDS với bạn bè, mẹ
(32,8%), tiếp theo là nhân viên y tế (31,6%). Về đường lây truyền, khoảng 1/3 sinh
viên có quan niệm sai lầm liên quan đến muỗi và hôn. Trên 50% sinh viên trả lời họ
xa lánh người nhiễm HIV. Có 67,5% sinh viên tin rằng cả hai đối tác có trách nhiệm
bình đẳng cho việc sử dụng BCS trong QHTD và 9,2% sinh viên đã QHTD. Độ tuổi
trung bình QHTD đầu tiên là 19,3 tuổi. Ý kiến rằng cả hai đối tác có trách nhiệm
bình đẳng cho việc sử dụng BCS đã được chia sẻ 67,5% sinh viên. 16,9% sinh viên
cho rằng người đàn ơng có trách nhiệm chính và 2,9% sinh viên cho rằng phụ nữ có
trách nhiệm chính trong sử dụng BCS khi QHTD khác giới. 45,5% sinh viên muốn
được xét nghiệm HIV. 42,3% sinh viên cho rằng có một nguy cơ của đại dịch



11

HIV/AIDS trong tương lai ở Trung Quốc [21].
Nghiên cứu KAP sinh viên Semey, Kazakhstan. Một khảo sát cắt ngang 600
sinh viên KAP qua bảng hỏi và 23 cuộc phỏng vấn. Các câu hỏi về thái độ được
chia làm 2 lĩnh vực là thái độ với người nhiễm, thái độ với kiểm tra và bảo vệ. Hành
vi phòng lây nhiễm HIV về 3 lĩnh vực là QHTD, sử dụng ma túy, mại dâm. Cho kết
quả là 99% nghe nói về HIV/AIDS; 97% sinh viên xác định được 3 cách phòng
tránh. Đa số nhận được qua thơng tin đại chúng. Có 80,6% sinh viên nữ trả lời cả
hai đối tác có trách nhiệm bình đẳng trong sử dụng BCS khi QHTD khác giới.
Trong khi (19,2%) sinh viên nam thường trả lời rằng đàn ơng có trách nhiệm lớn

H
P

hơn. 43% trả lời rằng có một nguy cơ đại dịch HIV/AIDS trong tương lai Semey,
Kazakhstan, trong khi 16% không tin vào nguy cơ sẽ có đại dịch HIV/AIDS ở
nước họ [19].
1.4.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam

Nghiên cứu của SAVY đánh giá tỷ lệ trường học áp dụng chương trình giảng
dạy kỹ năng sống liên quan đến HIV trong năm 2008, có 34,3% trường báo cáo

U

rằng trong năm học vừa qua họ đã triển khai chương trình này. Có 84,4% trường có
ít nhất 1 giáo viên được đào tạo về HIV và 22% trường có ít nhất 1 giáo viên được

H


đào tạo về giáo dục HIV/AIDS dựa trên kỹ năng sống. Tuy nhiên, chỉ có 4,7% giáo
viên được đào tạo một cách tồn diện về HIV/AIDS dựa trên kỹ năng sống. Hơn thế
nữa chỉ có 13,5% giáo viên triển khai chương trình giáo dục này [17].
Nghiên cứu đánh giá nhu cầu của sinh viên sư phạm về giáo dục sức khỏe sinh
sản và phòng, chống HIV/AIDS tại 4 trường đại học và cao đẳng sư phạm ở Quảng
Ninh, Quảng Trị và thành phố Hồ Chí Minh năm 2006 – 2010. Cho kết quả là cả
giảng viên và sinh viên đều cho rằng giáo dục sức khỏe sinh sản và phòng, chống
HIV/AIDS cho sinh viên sư phạm là việc làm cần thiết và mang lại lợi ich kép vừa
cho bản thân sinh viên trong cuộc sống hàng ngày vừa có lợi ích nghề nghiệp khi họ
trở thành những giáo viên. Việc đưa môn học này vào chương trình đào tạo của
trường có thể có cơ hội lớn hơn so với đưa vào chương trình khung của Bộ, có hai
khả năng: thứ nhất là đưa mơn học này vào môn tự chọn. Thứ hai là đưa vào đào tạo


12

ngoại khóa, lồng ghép với các cuộc sinh hoạt đồn thanh niên/ hội sinh viên [13].
Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
năng lực các trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh, thành phố của Bộ y tế
từ 6/2007 đến 9/2008 cho kết quả sau: tuổi nghề trung bình liên quan đến cơng tác
phịng, chống HIV/AIDS khơng cao (2,28 năm); khơng có nhiều cán bộ có kinh
nghiệm về HIV/AIDS trong hàng ngũ này. Số lượng cán bộ biên chế tham gia công
tác phòng, chống HIV/AIDS thiếu rất nhiều so với nhu cầu (mới đạt 50%). Thiếu
chuyên gia được đào tạo chuyên sâu như tiến sỹ, thạc sỹ, bác sỹ tốt nghiệp chuyên
ngành y tế cơng cộng và dự phịng (chỉ đạt 8,2%). Số cán bộ trình độ trung cấp trở

H
P

xuống chiếm tỷ lệ cao 39,26% [9].


Nghiên cứu tác động của nguồn thông tin đến hiểu biết, nhận thức nguy cơ,
hành vi nguy cơ về HIV/AIDS. Nghiên cứu cắt ngang trên 520 đối tượng tại Hải
Phịng. Kết quả 72% trả lời chính xác ít nhất 7/10 câu về kiến thức HIV/AIDS.
Những nguồn thông tin liên quan đến trả lời chính xác ít nhất 7/10 câu về kiến thức
HIV/AIDS là báo (OR = 1,83; 95% Cl: 1,17 – 2,85) và sách tài liệu truyền thông

U

(OR = 2,32; 95% Cl: 1,34 – 4,03) [2].

Nghiên cứu kiến thức, thái độ, kỹ năng và nguyện vọng của sinh viên đại học

H

về phòng lây nhiễm HIV trên sinh viên 3 trường đại học tại Hà Nội năm 2006. Kết
quả 100% sinh viên đều đã nghe nói về HIV/AIDS. 76% sinh viên cho rằng mình có
nguy cơ lây nhiễm HIV. Nguyện vọng của các em cần chú ý đến vấn đề giới trong
truyền thơng trực tiếp về HIV/AIDS. Hình thức truyền thông cần đa dạng phong
phú và phù hợp hơn như văn hóa văn nghệ, thi tìm hiểu, TLN nhỏ từng lớp hay từng
khu nội trú [12].
Một phần nghiên cứu của SAVY nhằm xác định các kênh truyền thông phổ
biến nhất qua đó thanh niên nhận được thơng tin về HIV/AIDS. Kết quả cho thấy
gần một nửa số thanh niên tiếp cận nhiều nguồn thơng tin. Có sự khác nhau về
nhóm tuổi, và nơi sống về tiếp cận nguồn thông tin. Phương tiện truyền thông đại
chúng là nguồn thông tin phổ biến nhất về HIV cho thanh niên với tỷ lệ 95,6% [6].


13


1.4.3. Một số đặc điểm và can thiệp truyền thông của địa phương nghiên cứu
Thành phố Vinh là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa xã hội của tỉnh Nghệ
An. Nếu nói Nghệ An là một trọng điểm ma túy thì thành phố Vinh là địa bàn nóng
bỏng và phức tạp nhất, là đầu mối giao thương, buôn bán vận chuyển và sử dụng
các loại chất ma túy. Đến cuối 2010, trên 50% đối tượng nhiễm HIV/AIDS tại thành
phố Vinh là thanh niên [11].
Từ nhiều năm nay, Trung tâm Phịng, chống HIV/AIDS Nghệ An ln chú
trọng đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS cho thanh niên. Trung tâm
đã phối hợp với các ngành liên quan xây dựng kế hoạch tuyên truyền về HIV/AIDS.

H
P

Trung tâm cũng đã giao cho Trung tâm Y tế dự phòng thành phố, huyện lên kế
hoạch tuyên truyền, nắm bắt đối tượng, vận động và tư vấn đến từng đối tượng có
nguy cơ lây nhiễm cao tại địa phương. Đặc biệt, trong các tháng chiến dịch truyền
thơng phịng, chống HIV/AIDS hàng năm các đơn vị này đã không ngừng tăng
cường lực lượng để đến thành phố, xã, phường tuyên truyền. Chương trình này đã
thu hút đông đảo sinh viên tham gia [16].

U

Không ngừng ở đó, để cơng tác tun truyền hiệu quả hơn. Trung tâm Phịng,
chống HIV/AIDS Nghệ An cịn tổ chức truyền thơng lưu động. Ở tất cả các phường,

H

xã trên địa bàn thành phố Vinh đều thành lập nhóm truyền thơng lưu động từ 3-5
người. Truyền thông trực tiếp 4 đến 5 ngày/tháng. Truyền thơng đặc biệt ưu tiên cho
nhóm đối tượng thanh niên có nguy cơ cao. Bên cạnh đó, cịn nhiều hình thức

truyền thơng phong phú, sáng tạo đem lại hiệu quả tun truyền cao. Điển hình như
sân khấu hóa các hoạt động truyền thơng phịng, chống HIV/AIDS thơng qua các
thơng điệp truyền thơng, các hoạt động văn hóa văn nghệ, tổ chức các cuộc thi tìm
hiểu về HIV/AIDS do đoàn thanh niên hoặc các trường học tổ chức, qua biểu diễn
các tiểu phẩm. Phối hợp với nhà hát tuổi trẻ miền Nam “Chương trình biểu diễn hài
kịch” với nội dung chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm được tổ chức tại
trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh. Truyền thông đại chúng: hiện nay cả nước
vẫn duy trì hệ thống loa truyền thanh xã hoặc thơn bản, của trường học. Tạp chí,
báo in, tờ in, pa nơ áp phích, khẩu hiệu và các tờ rơi panơ, áp phích, khẩu hiệu và


14

các tờ rơi đã được phân tán cho các nhóm có hành vi nguy cơ cao. Ngồi ra cịn có
tư vấn trực tiếp qua đường dây nóng, các cuộc thi hiểu biết về HIV/AIDS, các buổi
tọa đàm mang tính chất giáo dục, triển lãm ảnh và các câu chuyện về HIV/AIDS,
các bài báo viết, báo điện tử, báo nói, báo hình…[16].
Hàng năm vào tháng hành động phịng, chống HIV/AIDS và ngày Thế giới
phòng, chống HIV/AIDS Nghệ An đều tổ chức mit ting hưởng ứng. Năm 2010, gần
1.000 đoàn viên thanh niên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố
Vinh, Ban thanh niên Công an tỉnh, Bộ đội biên phịng, Thành đồn Vinh và Huyện
đồn Hưng Ngun, tỉnh Nghệ An [16].

H
P

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh là một trong sáu trường đại học trên
thành phố Vinh. Trụ sở chính đặt ở phường Hưng Dũng (một trong những phường
trọng điểm về HIV/AIDS của thành phố Vinh). Năm 1960, Trường Công nhân kỹ
thuật Vinh. Năm 1999, Trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật Vinh. Năm 2006,

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh. Nhà trường triển khai chương trình thơng
tin, giáo dục truyền thơng thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2007

U

– 2010 trong Chiến lược quốc gia phịng, chống HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm
nhìn 2020. Trong 2 năm 2009 - 2010 nhà trường thực hiện chỉ thị 61/2008/CT-

H

BGDĐT “về tăng cường phòng, chống HIV/AIDS trong ngành giáo dục” (có hiệu
lực từ 27/11/2008).

Nội dung đánh giá chương trình thơng tin, giáo dục truyền thơng thay đổi hành
vi phòng chống HIV/AIDS quốc gia:
1. Kiến thức, thái độ và hành vi của nhóm thanh niên 15 – 24.
2. Kiến thức, thái độ và hành vi của người dân trong độ tuổi sinh sản (15 – 49
tuổi).
3. Kiến thức và hành vi của các nhóm đối tượng có nguy cơ cao việc dự phịng
lây nhiễm.
Chúng tơi tiến hành đánh giá kết quả chương trình TT-GD-TT thay đổi hành vi
phòng, chống HIV/AIDS tại trường theo theo nội dung số 1. Kiến thức, thái độ và
hành vi của nhóm thanh niên 15-24 tuổi dựa vào bộ chỉ số theo dõi và đánh giá


15

chương trình phịng, chống HIV/AIDS quốc gia theo nhóm chỉ số 2: dự phòng.
Chỉ số 2.1. Tỷ lệ phần trăm những người trong độ tuổi 15-24 xác định được
đúng cách phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS và phản đối quan niệm sai lầm phổ

biến về HIV/AIDS. Chỉ số này dựa vào câu trả lời cho những câu hỏi dưới đây:
1. Chỉ quan hệ tình dục với một bạn tình chung thủy và khơng nhiễm HIV có
làm giảm lây nhiễm HIV hay khơng?
2. Dùng bao cao su có giảm được lây nhiễm HIV hay khơng?
3. Một người nhìn khỏe mạnh có thể bị nhiễm HIV hay khơng?
4. Muỗi cắn có thể lây truyền HIV hay không?

H
P

5. Ăn chung với người nhiễm HIV có lây nhiễm HIV được khơng?
Chỉ số 2.2. Tỷ lệ người dân trong độ tuổi 15-24 có thái độ tích cực với người
nhiễm. Người phỏng vấn sẽ được hỏi những câu hỏi những câu hỏi sau:
1. Bạn có mua rau từ người bán hàng bạn biết bị nhiễm HIV không?
2. Nếu như một người thân trong gia đình bạn bị lây nhiễm HIV, bạn có muốn
giữ kín chuyện này hay khơng?

U

3. Nếu như một người thân trong gia đình bạn bị ốm do AIDS, bạn có sẵn
lịng chăm sóc người thân đó trong nhà bạn khơng?

H

4. Nếu như một thầy giáo hoặc cô giáo nhiễm HIV nhưng chưa bị ốm, thầy
cơ giáo đó có được tiếp tục giảng dạy tại trường học hay không?
Và chúng tôi đánh giá công tác triển khai hoạt động truyền thông tại trường đại học
Sư phạm Kỹ thuật Vinh, năm 2009-2010 dựa vào thực hiện 12 nội dung trong chỉ
thị 61 (phụ lục 8). Và sử dụng bộ câu hỏi của SAVY phần HIV để bổ xung thêm.



16

Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu kết hợp định lượng và định tính, có sử dụng số liệu thứ
cấp.
2.2. Đối tƣợng, thời gian, địa điểm nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng định lượng
Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng: sinh viên hệ đại học chính quy từ khóa 2 đến

H
P

khóa 5 (vì khóa 1 vì đã ra trường).

Tiêu chuẩn loại trừ: sinh viên thơi học.
Đối tượng định tính

Sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh

Bí thư Đồn trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
Cán bộ y tế trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh

U

Giáo viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh

Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Nghệ An


H

Chuyên trách về HIV/AIDS Nghệ An.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu được tiến hành từ tháng 1 đến tháng 6
năm 2009 – 2010.

2.2.3. Địa điểm nghiên cứu: Trường đại học sư phạm kỹ thuật Vinh, Phường Hưng
Dũng, thành phố Vinh, Nghệ An
2.3. Mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu
2.3.1. Định lượng: Phát vấn sinh viên
Cỡ mẫu
Z21-/2p(1-p)
n

=

De *

d2


×