Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Tuân thủ qui trình đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng tại khoa lâm sàng của bệnh viện đa khoa trung tâm an giang năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
======  ======

LÊ THỊ TUYẾT ANH

H
P

THỰC TRẠNG TN THỦ

QUI TRÌNH ĐẶT VÀ CHĂM SĨC KIM LUỒN TĨNH MẠCH
NGOẠI VI CỦA ĐIỀU DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG TẠI KHOA LÂM SÀNG CỦA BỆNH VIỆN ĐA

U

KHOA TRUNG TÂM AN GIANG NĂM 2021

H

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

HÀ NỘI, 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
======  ======


LÊ THỊ TUYẾT ANH

THỰC TRẠNG TN THỦ

H
P

QUI TRÌNH ĐẶT VÀ CHĂM SĨC KIM LUỒN TĨNH MẠCH
NGOẠI VI CỦA ĐIỀU DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG TẠI KHOA LÂM SÀNG CỦA BỆNH VIỆN ĐA
KHOA TRUNG TÂM AN GIANG NĂM 2021

U

H

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THÚY QUỲNH

HÀ NỘI, 2021


i

MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................ 2
DANH MỤC BẢNG ..............................................................................................IV

DANH MỤC HÌNH................................................................................................ V
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................VI
TÓM TẮT LUẬN VĂN...................................................................................... VII
ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................... 3

H
P

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
1.1.
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA LUẬN VĂN ........................................................4
1.1.1. Khái niệm Tiêm..................................................................................... 4
1.1.2. Tiêm truyền tĩnh mạch .......................................................................... 4
1.1.3. Kỹ thuật vô khuẩn ................................................................................. 4
1.1.4. Khái niệm kim luồn............................................................................... 4

U

1.1.5. Phân loại kim luồn ............................................................................... 5
Bảng 1.1. Phân loại kích cỡ và cách sử dụng một số loại kim luồn (14) ........ 5
1.2.
ĐẶT VÀ CHĂM SÓC KIM LUỒN TĨNH MẠCH NGOẠI VI ......................................6
1.2.1. Đại cương về đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi ............... 6

H

1.2.2. Cách tiến hành đặt và chăm sóc kim luồn trên người bệnh ................ 8
1.3. THỰC TRẠNG TUÂN THỦ QUI TRÌNH ĐẶT VÀ CHĂM SĨC KIM LUỒN TĨNH
MẠCH NGOẠI VI ...................................................................................................................... 10


1.3.1. . Thực trạng đặt và chăm sóc kim luồn của điều dưỡng trên thế giới 10
1.3.2. . Thực trạng đặt và chăm sóc kim luồn của điều dưỡng tại Việt Nam 12
MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TN THỦ QUI TRÌNH ĐẶT VÀ CHĂM
SĨC KIM LUỒN ........................................................................................................................ 14
1.4.1. Yếu tố cá nhân .................................................................................... 14
1.4.

1.4.2. Yếu tố bệnh viện.................................................................................. 16
1.5. THÔNG TIN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................................................................... 18
1.6.
KHUNG LÝ THUYẾT ................................................................................................ 20
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 21


ii
2.1.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 21
2.1.1. Điều tra định lượng ............................................................................ 21
2.1.2. Nghiên cứu định tính .......................................................................... 21
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ................................................................... 21
2.3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 21
2.4.
MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU ...................................................................... 22
2.4.1. Cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng ................................................... 22
2.4.2. Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính ...................................................... 22
2.5.
PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ...................................................................... 23
2.5.1. Công cụ thu thập số liệu..................................................................... 23
2.5.2. Cách thức tổ chức thu thập số liệu .................................................... 24

2.6.
CÁC BIẾN SỐ TRONG NGHIÊN CỨU ..................................................................... 25
2.7.
XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ............................................................................. 26
2.8.
ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU ........................................................................... 27
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 28

H
P

3.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐIỀU DƯỠNG THAM GIA NGHIÊN CỨU TẠI BV ĐA
KHOA KHU VỰC TỈNH AN GIANG ...................................................................................... 28
3.2. THỰC HÀNH TN THỦ QUI TRÌNH ĐẶT VÀ CHĂM SĨC KLTMNV CỦA ĐD...
...................................................................................................................31
3.2.1. Thực hành đặt KLTMNV của ĐD ...................................................... 31

U

3.2.2. Thực hành chăm sóc KLTMNV .......................................................... 34
MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ TUÂN THỦ QUI TRÌNH ĐẶT VÀ
CHĂM SÓC KLTMNV ..................................................................................................38
3.3.1. Yếu tố cá nhân của điều dưỡng .......................................................... 38
3.3.

H

3.3.2. Yếu tố thuộc về BV.............................................................................. 42
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .................................................................................... 49
4.1.

ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU HỌC CỦA ĐTNC ................................................ 49
4.2. THỰC TRẠNG TUÂN THỦ QUI TRÌNH ĐẶT VÀ CHĂM SÓC KLTMNV.............50
4.2.1. Thực hành đặt KLTMNV của ĐD ...................................................... 50
4.2.2. Thực hành chăm sóc KLTMNV của ĐD ............................................ 52
4.3. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VIỆC TUÂN THỦ QUI TRÌNH ĐẶT VÀ CHĂM SÓC
KLTMNV CỦA ĐD .............................................................................................. 53
4.3.1. Yếu tố thuộc về cá nhân điều dưỡng .................................................. 53
4.3.2. Yếu tố thuộc về bệnh viện ................................................................... 55


iii
4.4.
ĐIỂM MẠNH VÀ HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU ................................................... 59
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 61
SỰ TUÂN THỦ QUI TRÌNH ĐẶT VÀ CHĂM SÓC CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH
VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM AN GIANG .......................................................................... 61
5.2.
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ TUÂN THỦ QUI TRÌNH LUỒN TĨNH MẠCH
NGOẠI VI CỦA ĐIỀU DƯỠNG ............................................................................................... 61
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................... 62
5.1.

6.1.
ĐỐI VỚI ĐD ............................................................................................. 62
6.2.
ĐỐI VỚI BV ............................................................................................. 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 63
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 69
PHỤ LỤC 1. CÁC BIẾN SỐ TRONG NGHIÊN CỨU ............................................................. 69
Bảng 1. Nhóm biến số nghiên cứu định lượng ............................................... 69


H
P

Bảng 2. Nhóm chủ đề nghiên cứu định tính ................................................... 78
PHỤ LỤC 2. PHIẾU ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN ĐẶT VÀ CHĂM SÓC KLTMNV TĨNH
MẠCH ........................................................................................................................................ 79

PHỤ LỤC 3. BẢNG KIỂM QUI TRÌNH ĐẶT VÀ CHĂM SĨC KIM LUỒN TĨNH MẠCH
NGOẠI VI CỦA ĐIỀU DƯỠNG ............................................................................................... 82
PHỤ LỤC 4. HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU PHĨ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH CHUN
MƠN ........................................................................................................................................... 86
PHỤ LỤC 5. HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU TRƯỞNG/PHÓ TRƯỞNG PHÒNG ĐIỀU
DƯỠNG ...................................................................................................................................... 88
PHỤ LỤC 6. HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG 03 KHOA
LÂM SÀNG ................................................................................................................................ 89
PHỤ LỤC 7. QUI TRÌNH KỸ THUẬT ĐẶT KIM LUỒN TĨNH MẠCH NGOẠI VI CỦA
ĐIỀU DƯỠNG ........................................................................................................................... 90
PHỤ LỤC 8. QUI TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SĨC KIM LUỒN TĨNH MẠCH NGOẠI VI
CỦA ĐIỀU DƯỠNG .................................................................................................................. 97
PHỤ LỤC 9. BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
.........................................................................................................................103
PHỤ LỤC 10. BIÊN BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA SAU BẢO VỆ LUẬN VĂN ............ 109

H

U


iv


DANH MỤC BẢNG
BẢNG 1.1. PHÂN LOẠI KÍCH CỠ VÀ CÁCH SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI KIM LUỒN (14) ...5
BẢNG 3.1. THÔNG TIN CÁ NHÂN CỦA ĐIỀU DƯỠNG THAM GIA NGHIÊN CỨU ........... 28
BẢNG 3.2. TẬP HUẤN VỀ QUI TRÌNH ĐẶT VÀ CHĂM SĨC KLTMNV CỦA ĐD ........ 29
BẢNG 3.3. THƠNG TIN VỀ CÔNG VIỆC CỦA ĐD ....................................................... 30
BẢNG 3.4. THỰC HÀNH CHUẨN BỊ DỤNG CỤ ĐẶT KLTMNV CỦA ĐD (N=152) ..... 31
BẢNG 3.5. THỰC HÀNH CHUẨN BỊ CÁ NHÂN TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐẶT KLTMNV
CỦA ĐD (N=152) ................................................................................... 31
BẢNG 3.6. THỰC HÀNH TUÂN THỦ CÁC KỸ THUẬT ĐẶT KLTMNV CỦA ĐD (N
=152)....................................................................................................32
BẢNG 3.7. THỰC HÀNH CHUẨN BỊ DỤNG CỤ CHĂM SÓC KLTMNV CỦA ĐD
(N=152) .................................................................................................. 34
BẢNG 3.8. THỰC HÀNH CHUẨN BỊ CÁ NHÂN TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CHĂM SÓC
KLTMNV CỦA ĐD (N=152) ................................................................. 35
BẢNG 3.9. THỰC HÀNH TUÂN THỦ CÁC KỸ THUẬT CHĂM SÓC KLTMNV CỦA ĐD
(N =171) ................................................................................................. 35
BẢNG 3.10. MỐI LIEN QUAN GIỮA YẾU TỐ CA NHAN VỚI THỰC HANH TUAN THỦ
QUI TRINH DẶT KLTMNV..................................................................... 38
BẢNG 3.11. MỐI LIÊN QUAN GIỮA YẾU TỐ CÁ NHÂN VỚI TUÂN THỦ QUI TRÌNH
CHĂM SĨC KLTMNV ............................................................................ 40

H
P

H

U



v

DANH MỤC HÌNH
HÌNH 3.1. THỜI GIAN LÀM VIỆC CỦA ĐD THEO KHOA TẠI BVĐK TỈNH AN GIANG
.............................................................................................................30
HÌNH 3.2. TUÂN THỦ QUI TRÌNH ĐẶT KLTMNV CỦA ĐD THEO KHOA TẠI BVĐK
TỈNH AN GIANG ..................................................................................................... 33

HÌNH 3.3. ĐIỂM TUÂN THỦ QUI TRÌNH ĐẶT KLTMNV........................................... 34
HÌNH 3.4. TỶ LỆ TUÂN THỦ QUI TRÌNH CHĂM SÓC KLTMNV CỦA ĐD THEO KHOA
TẠI BVĐK TỈNH AN GIANG ............................................................................... 36

HÌNH 3.5. ĐIỂM TUÂN THỦ QUI TRÌNH ĐẶT KLTMNV........................................... 37

H
P

H

U


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BV

Bệnh viện


BVĐK

Bệnh viện đa khoa

BYT

Bộ Y tế

ĐD

Điều dưỡng

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

ĐTV

Điều tra viên

ICU

Khoa hồi sức tích cực (Intensive Care Unit)

KL

Kim luồn

H
P


KLTMNV Kim luồn tĩnh mạch ngoại vi
NB

Người bệnh

NKBV

Nhiễm khuẩn bệnh viện

QT

Qui trình

TM

Tĩnh mạch

TTQT

Tuân thủ qui trình

WHO

Tổ chức Y tế thế giới (Worlđ Health Organization)

H

U



vii

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tiêm truyền tĩnh mạch (TTTM) sử dụng kim luồn qua tĩnh mạch ngoại vi
(KLTMNV) là một trong những biện pháp TTTM phổ biến và hiệu quả trong các cơ
sở y tế. Tuy vậy, việc tuân thủ của điều dưỡng vẫn luôn là một vấn đề cần khắc phục.
Đề tài “Tn thủ qui trình đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi của điều
dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng tại khoa lâm sàng của Bệnh viện đa khoa trung
tâm An Giang năm 2021” nhằm tìm hiểu thực trạng và yếu tố ảnh hưởng tới tn thủ
của ĐD về qui trình đặt và chăm sóc KLTMNV tại Bệnh viện đa khoa (BVĐK) trung
tâm An Giang.

H
P

Nghiên cứu sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính
được triển khai từ tháng 1-10 năm 2021. Số liệu định lượng được thu thập trên toàn
bộ với tổng số 152 ĐD tại 03 khoa lâm sàng của BVĐK trung tâm An Giang. Mỗi
ĐD được quan sát 01 mũi kim nên tổng số mũi kim quan sát là 152. Số liệu định tính
được thực hiện với 02 thảo luận nhóm trên 14 đối tượng (01 với điều dưỡng trưởng
tại 03 khoa lâm sàng và 01 với điều dưỡng tại 03 khoa) và 02 phỏng vấn sâu với phó

U

giám đốc và phó trưởng phịng ĐD của bệnh viện.

Kết quả cho thấy tỷ lệ tuân thủ đúng quy trình đặt KLTMNV của ĐD là 54%,
trong đó cao nhất là ĐD của Khoa Nội tổng hợp 76% và thấp nhất là Khoa Cấp cứu


H

và Khoa Hồi sức tích cực chỉ đạt khoảng 42%. Điểm tuân thủ thực hành qui trình đặt
KLTMNV trung bình là 15,5 điểm. Về chăm sóc KLTMNV, tỷ lệ tn thủ đúng quy
trình chăm sóc KLTMNV chung của ĐD đạt là 68,4%. Trong đó cao nhất tại Khoa
Nội tổng hợp với tỷ lệ là 79,6%; Khoa Cấp cứu 66,7% và Khoa Hồi sức tích cực chỉ
đạt 58%. Điểm tuân thủ thực hành qui trình chăm sóc KLTMNV trung bình là 12,3.
Kết quả định tính chỉ ra các một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ hai qui trình
đặt và chăm sóc KLTMNV là:
• Yếu tố cá nhân (nam điều dưỡng và điều dưỡng tại các khoa đông người
bệnh thường tuân thủ kém hơn)


viii

• Yếu tố thuộc về bệnh viện gồm quy định và qui trình (thiếu đồng bộ các
quy trình, chưa phân định rõ đối tượng áp dụng và khó áp dụng vào thực
tế), thiếu nhân lực ĐD (đặc biệt tại các khoa chuyên khoa), thiếu quy định
tập huấn cho ĐD mới và tập huấn lại định kỳ cho các ĐD, cơ sở vật chất
và trang thiết bị chưa hoàn thiện do mới di dời tới cơ sở mới, việc kiểm
tra và giám sát còn chưa chủ động, thiếu hoạt động phổ biến thông tin và
thiếu cởi mở trong việc chia sẻ hay báo cáo sai sót.
Dựa trên kết quả này, chúng tôi đưa ra khuyến cáo ĐD cần thực hiện đúng các
bước chuẩn bị cá nhân trong đó cần đặc biệt thực hiện đúng việc đội mũ và sát khuẩn
tay nhanh, trong đó tập trung vào các bước cịn thực hiện chưa tốt của qui trình đặt

H
P

và chăm sóc KLTMNV. Đối với bệnh viện, ban lãnh đạo cần tăng cường các chính

sách khuyến khích, qui trình khen thưởng và xử phạt liên quan thực hiện tuân thủ
qui trình KLTMNV ở ĐD. Đồng thời, triển khai thực hiện tập huấn, đào tạo lại cũng
như tăng cường hoạt động giám sát hỗ trợ tại BV.

H

U


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiêm truyền tĩnh mạch (TTTM) hay truyền dịch tĩnh mạch là phương pháp đưa
vào cơ thể người bệnh (NB) thuốc, dịch, chất dinh dưỡng một cách nhanh chóng qua
đường tĩnh mạch (1, 2). TTTM là biện pháp hiệu quả sử dụng trong chăm sóc và
điều trị do lượng lớn dung dịch và thuốc được truyền và hấp thu nhanh vào cơ thể
giúp phát huy tối đa công dụng (1, 2). Ngày nay, trong điều trị, tiêm truyền sử dụng
kim luồn qua tĩnh mạch ngoại vi (KLTMNV) là một trong những biện pháp TTTM
phổ biến và hiệu quả (2). Kim luồn thường là ống nhựa mềm sử dụng để tiêm truyền
thông qua mạch máu ở cẳng tay và tay (3). Đây là một loại thủ thuật xâm lấn phổ

H
P

biến do điều dưỡng (ĐD) trực tiếp thực hiện ở các cơ sở y tế nhằm chẩn đoán, điều
trị, và dự phòng bệnh. ĐD thực hiện thủ thuật KLTMNV cần tuân thủ đúng qui trình
trong đó có cơng tác vơ khuẩn (4). Chăm sóc ĐD thích hợp, bao gồm cơng tác vô
khuẩn, cố định kim luồn chắc chắn và thay băng keo khi cần thiết có thể giúp ngăn
ngừa biến chứng và duy trì kim luồn (KL) cho đến khi quá trình điều trị được hồn
tất (5).


U

Theo Maki DG và cộng sự, NB có viêm tắc TM liên quan đến việc tiêm truyền
chiếm một tỷ lệ đáng kể (6). Tỷ lệ viêm tắc TM là 119% trong nghiên cứu của

H

Oliveira AS (7). Fletcher S và cộng sự chỉ ra nhiễm khuẩn huyết do đặt KLTMNV
là nguyên nhân thường gặp nhất trong các nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) làm tăng
nguy cơ tử vong, thời gian nằm viện và tổng chi phí điều trị (8). Blot SI và cộng sự
ước tính tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết do TTTM là 1,8% (9).
Từ những bằng chứng trên cho thấy việc đặt KL có thể gây ra những biến chứng
nguy hiểm và thậm chí dẫn đến tử vong. Vì vậy, người ĐD cần tuân thủ nghiêm các
qui trình kỹ thuật khi thực hiện đặt KLTMNV để hạn chế đến mức thấp nhất các biến
chứng có thể xảy ra trên NB. ĐD chính là những cán bộ cận kề nhất với người bệnh
khi thực hiện khoảng 50% cơng việc chăm sóc và điều trị (10). Tại Thụy Sĩ, can
thiệp trong 2 năm bao gồm tăng cường rửa tay thường qui, tăng sử dụng bảo hộ cá
nhân và kỹ thuật vơ khuẩn khi chọn vị trí đặt KLTMNV, sát trùng


2

da bằng Chlorhexidine 2%, và rút ngắn thời gian đặt KLTMNV xuống 72 giờ giúp
giảm 60% tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết (3).
Bệnh viện đa khoa (BVĐK) trung tâm An Giang là bệnh viện hạng II trực thuộc
Sở Y tế tỉnh An Giang. BV là đơn vị y tế đầu ngành của tỉnh An Giang với 1188
giường thực kê, 26 khoa lâm sàng và 968 cán bộ, trong đó số ĐD viên là 385. BV
đáp ứng nhiệm vụ khi cần thiết và nhu cầu khám chữa bệnh của người dân Tỉnh An
Giang. Ban lãnh đạo BV đã luôn chú trọng vào cơng tác chăm sóc NB, đặc biệt là

đảm bảo an tồn NB. Năm 2020, đánh giá về cơng tác an toàn người bệnh cho thấy
khoảng 30-40% ĐD vẫn chưa tuân thủ các bước của qui trình đặt và chăm sóc
KLTMNV như chưa chuẩn bị đúng dụng cụ và trang phục, chưa rửa tay đúng cách

H
P

trước khi thực hiện qui trình, lưu KL quá thời gian qui định, hay theo dõi NB đang
đặt KLTMNV, v.v… Vì vậy, nhằm tìm hiểu thực trạng qui trình đặt và chăm sóc KL
và giúp nâng cao cơng tác chăm sóc và phục vụ NB một cách toàn diện hơn tại
BVĐK trung tâm An Giang, chúng tơi tiến hành đề tài “Tn thủ qui trình đặt và
chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng

U

tại khoa lâm sàng của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang năm 2021”.

H


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mô tả thực hành tuân thủ qui trình đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi
của điều dưỡng tại 03 khoa lâm sàng của Bệnh viện đa khoa Trung tâm An Giang
năm 2021.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành tn thủ qui trình đặt và chăm
sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng tại 03 khoa lâm sàng của Bệnh
viện đa khoa Trung tâm An Giang năm 2021.


H
P

H

U


4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Một số khái niệm chính của luận văn

1.1.1. Khái niệm Tiêm
Tiêm là “kỹ thuật để đưa thuốc và chất dinh dưỡng vào cơ thể nhằm mục đích
chẩn đốn điều trị và phịng bệnh” (11). Tiêm trong y tế bao gồm: “tiêm dưới da,
tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, tiêm phúc mạc, tiêm trong xương, tiêm trong tim, tiêm
trong khớp, và tiêm vào gốc dương vật” (11). Trong điều trị, tiêm là một trong những
kỹ thuật chăm sóc sức khỏe phổ biến nhất, đặc biệt cần thiết trong trường hợp cấp
cứu NB nặng (11).

H
P

1.1.2. Tiêm truyền tĩnh mạch

Tiêm truyền tĩnh mạch (TTTM) là dùng bơm kim tiêm để đưa một lượng thuốc dịch

vào cơ thể theo đường tĩnh mạch. TTTM thường thực hiện ở góc tiêm 300 so với mặt
da (11).
1.1.3. Kỹ thuật vô khuẩn

U

Kỹ thuật vô khuẩn hay kỹ thuật vô trùng là các biện pháp giúp ngăn chặn việc truyền
nhiễm từ vết thương hở hay các khu vực khác lên cơ thể NB hay ngược lại trong quá

H

trình cung cấp dịch vụ y tế. Các kỹ thuật vô khuẩn phổ biến gồm: vệ sinh bàn tay,
đeo găng, mặc áo chồng vơ khuẩn, v.v… (12).
1.1.4. Khái niệm kim luồn

Kim luồn (KL) là là một ống nhựa (polyten) mềm, mỏng với độ dài và cỡ nòng như
kim TTTM. TTTM bằng kim luồn có ưu điểm giúp kim không bị chệch khỏi tĩnh
mạch do kim đi sâu và cố định chắc chắn trong lịng mạch và NB có thể cử động khi
đang truyền dịch. Vì vậy đặt KLTMNV đặc biệt phù hợp khi vận chuyển NB và cấp
cứu nhiều NB. Đặt KLTMNV thường được chỉ định khi NB cần phải tiêm và truyền
hay duy trì nhiều lần trong một ngày hoặc nhiều ngày. Hơn nữa, do các bước thực
hành khá tương tự TTTM bằng kim thông thường, nên đặt KLTMNV rất phổ biến
trong điều trị (13).


5

1.1.5. Phân loại kim luồn
Kim luồn tĩnh mạch ngoại vi (KLTMNV) được làm bằng Silicon, polymer hoặc nhựa
polyurethane. Nhiều công ty đã sản xuất ra loại kim luồn gắn với nịng kim có thể

tháo ra được trơng giống như kim bướm khi loại bỏ thân kim. Mặc dù những sản
phẩm kim luồn rất tiện ích, nhưng nó vẫn có nguy cơ gây tổn thương thành mạch
máu. KL bằng vật liệu cứng như PEU được chứng minh là gây nghẽn mạch nhiều
hơn là silicon. Kim luồn cứng và có bề mặt thơ ráp sẽ gây viêm nghẽn tĩnh mạch,
hình thành cục máu đơng, hình thành tiểu huyết cầu. Khi dùng kim luồn nếu khơng
thành thạo sẽ có nguy cơ gây đứt một phần nhựa của thân kim khi tiêm gây thuyên

H
P

tắc mạch do vật lạ (11).

Bảng 1.1. Phân loại kích cỡ và cách sử dụng một số loại kim luồn (14)
Kích cỡ

14G

Sử dụng

Truyền nhanh chóng tồn bộ lượng máu hoặc khối lượng lớn dịch
trong hồi sức hoặc trong phòng mổ.

U

17G

Truyền nhanh chóng một lượng lớn dịch hoặc chất dịch nhầy.

18G


Truyền máu hoặc một lượng lớn dịch.

20G

22G

24G

H

Truyền 2-3 lít dịch mỗi ngày hoặc NB cần điều ứị trong thời gian
dài.

Bệnh nhân điều trị trong thời gian dài, NB ung thư, NB nhi hoặc
người lớn có tĩnh mạch nhỏ.
Trẻ em, trẻ sơ sinh hoặc người già với các mạch máu đặc biệt dễ
vỡ.


6

1.2.

Đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi

1.2.1. Đại cương về đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi
Kỹ thuật tiêm, truyền tĩnh mạch được thực hiện bằng KLTMNV là phương
pháp tiêm, truyền tĩnh mạch sử dụng loại kim làm bằng ống nhựa mềm luồn vào
trong lịng tĩnh mạch. Quy trình này được quy định chi tiết trong Hướng dẫn tiêm an
toàn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Bộ Y tế năm 2012 (3671/QĐ- BYT)

(15). Đồng thời, thực hiện quy trình cần tuân thủ theo hướng dẫn về kiểm soát nhiễm
khuẩn ở trong quyết định này (hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn huyết trên người
bệnh đặt catheter trong lòng mạch và khuyến cáo không nên thay KLTMNV thường

H
P

quy trước 72-96 giờ ở người lớn).

1.2.1.1.

Chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định đặt KL:

Hồi phục lại khối lượng tuần hoàn khi NB bị mất nước, mất máu (xuất huyết, bỏng

U

và tiêu chảy mất nước, ...).
Giải độc và lợi tiểu.

Nuôi dưỡng NB (khi người bệnh không ăn uống được).

H

Đưa thuốc vào để điều trị bệnh (4, 15).
Chống chỉ định KL:

Vùng da bị nhiễm khuẩn hay vùng khơng có da (16).

1.2.1.2.

Lựa chọn vị trí đặt KLTMNV

Vị trí đặt KL cần lựa chọn tĩnh mạch thẳng, vị trí thuận lợi nhất hoặc tại vị trí
ngã ba của đường mạch máu. Khơng nên đặt kim luồn tại vị trí nếp gấp, vị trí nơi có
tổn thương da, viêm nhiễm, vị trí chi cơ thể đang phù nề, vị trí chi bị liệt, hay phía
trên đường đi phía về tim đang bị chấn thương nặng. Những vị trí ưu tiên bao gồm
tĩnh mạch vùng đầu trừ mặt, tĩnh mạch ở tay như mu bàn tay, cẳng tay, trước hố
khuỷu tay, tĩnh mạch ở chân như mắt cá chân. Một số trường hợp cấp cứu mà các vị
trí thơng thường khó lấy, cần đo áp lực TM trung tâm hoặc khi cần nuôi


7

dưỡng dài ngày thì đặt KL tĩnh mạch dưới địn. Ở trẻ em, thường dùng TM sau tai,
có thể dùng TM quay hoặc TM ở mu tay (13).

H
P

U

H

Hình 1.1 Vị trí đặt kim luồn

1.2.1.3.

Nguyên tắc truyền dịch qua KLTMNV


Tiến hành kỹ thuật phải đúng qui cách và đảm bảo tuyệt đối vô khuẩn. Dịch
truyền và các dụng cụ phải tuyệt đối vô khuẩn.
Nơi tiếp xúc giữa kim và da phải giữ vơ khuẩn.
Tuyệt đối khơng được để khơng khí lọt vào tĩnh mạch.
Đảm bảo áp lực của dịch truyền cao hơn áp lực máu của người bệnh. Tốc độ
chảy của dịch phải theo đúng y lệnh.
Theo dõi chặt chẽ tình trạng người bệnh trước, trong và sau khi truyền. Phát
hiện sớm các dấu hiệu của phản ứng và xử trí kịp thời (13).


8

1.2.1.4.

Khối lượng, loại dịch, tốc độ dịch truyền và thời gian truyền

Khối lượng:
Tuỳ thuộc chỉ định, tính chất bệnh lý, mà khối lượng loại dịch sẽ được chọn
cho một thời gian thích hợp.
Loại dịch:
Tuỳ theo tình trạng bệnh mà NB được truyền những dung dịch khác nhau:
• Dung dịch đẳng trương như NaCl 0,9%; Glucose 5%; Natri
hydrocarbonat 0,14% có thể truyền nhỏ giọt qua tĩnh mạch.
• Dung dịch ưu trương như NaCl 10%-20%; Glucose 20%-30%-50%;

H
P

Natri hydrocarbonat 5% được chỉ định TTTM mà khơng tiêm dưới da.

• Dung dịch có phân tử lượng cao: Dextran, subtosan, máu, acid amin.
Tốc độ truyền dịch:

Tuỳ thuộc chỉ định, loại dịch, tính chất bệnh lý mà có tốc độ truyền thích hợp.
Thơng thường 40-80 giọt mỗi phút đối với dịch đẳng trương. Đối với các loại dây
truyền thơng thường có số giọt qua bầu đếm là 20 giọt tương đương 1ml dịch. Người

U

ta thường ghi số giọt theo phút bằng số La mã. Tốc độ truyền dịch ở một số trường
hợp đặc biệt có đơi khi phải được theo dõi bằng máy đếm.
Thời gian truyền:

H

Tổng thời gian truyền (phút) = (Tổng số dịch truyền x Số giọt/ml)/ (Số giọt/phút)
Tùy thuộc loại dịch, chỉ định, tính chất bệnh lý, thường khơng để q lâu. Khi
có thể được nên chuyển qua đường khác như: Uống, truyền qua sonde,... (4, 13, 17)
1.2.2. Cách tiến hành đặt và chăm sóc kim luồn trên người bệnh
Đường truyền tĩnh mạch ngoại vi sử dụng để cung cấp một phần hoặc tổng lượng
dịch cho nhu cầu dinh dưỡng khi không thể cung cấp qua đường tiêu hóa. Sử dụng
truyền máu, tiêm thuốc kháng sinh, thuốc cấp cứu và một số thuốc khác. Quy trình
đặt kim luồn tĩnh mạch ngoại vi là thủ thuật thường quy của điều dưỡng. Mặc dù
được coi là thủ thuật đơn giản, nhưng là một thủ thuật xâm lấn và có khả


9

năng cứu sống cao, đồng thời đòi hỏi người thực hiện quy trình có kỹ năng tốt và
nhiều kinh nghiệm. Chi tiết về quy trình đặt và chăm sóc xin xem trong Phụ lục 7.

Qui trình kỹ thuật đặt Kim luồn tĩnh mạch ngoại vi của Điều dưỡng và Phụ lục
8. Qui trình kỹ thuật chăm sóc Kim luồn tĩnh mạch ngoại vi của Điều dưỡng
1.2.2.1.

Kỹ thuật đặt kim luồn tĩnh mạch ngoại vi

• Chuẩn bị dụng cụ
• ĐD rửa tay bằng xà phịng sau đó sát khuẩn tay bằng cồn, kiểm tra chai dịch,
bật nút chai và sát khuẩn.
• Xé túi đựng, khóa dây truyền sau đó cắm dây truyền vào chai dịch

H
P

• Treo chai dịch lên cọc và đuổi hết khí trong dây truyền cũng như khóa lại.
• ĐD mang găng và đặt người bệnh ở tư thế thuận lợi để xác định vị trí truyền.
• Đặt gối dưới vùng truyền, nẹp (nếu cần), đặt dây garô trên vị trí truyền.
• Tháo dây garơ, sát khuẩn vị trí truyền 2 lần cồn.

• Một tay cố định tĩnh mạch nơi truyền, 1 tay cầm kim truyền đâm qua da một góc
15° đến 30° hạ kim tiêm sát mặt da và luồn kim vào tĩnh mạch, khi thấy máu

U

vào đốc kim tháo dây garơ, mở khóa cho địch chảy, quan sát sắc mặt người bệnh.
• Cố định đốc kim, đặt gạc phủ vùng truyền, cố định dây truyền, điều chỉnh tốc

H

độ nhỏ giọt theo chỉ định. Bỏ gối kê tay và dây garơ.

• Thu dọn dụng cụ (4).

• Người ĐD khi thực hiện qui trình đặt kim luồn trên người bênh phải đảm bảo
tuân thủ đúng qui định về vô khuẩn bao gồm dụng cụ y tế vô khuẩn và kỹ thuật
vơ khuẩn khi tiến hành. Ngồi ra, theo tổ chức Y tế Thế giới rửa tay được coi là
liều vacxin tự chế, rất đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả về chi phí cũng như có
thể cứu sống hàng triệu người. Do đó, cần thiết phải rửa tay bằng dung dịch sát
khuẩn khi tiến hành các thủ thuật xâm lấn trên NB (17). Khi tiến hành truyền
dịch đừng coi thường và cho qua khi thấy trong dây có bọt khí. Một giọt khí nhỏ
vào mạch máu NB có thể gây tác hại lớn (1).


10

1.2.2.2.

Chăm sóc nơi đặt kim luồn

Thực hành của ĐD trong chăm sóc kim luồn cần:


Chuẩn bị dụng cụ và mặc trang phục theo qui định



Đảm bảo vô khuẩn tay thông qua rửa tay đúng cách (hoặc sát khuẩn tay)



Thực hiện 5 đúng (Đúng người bệnh, Đúng thuốc, Đúng liều, Đúng đường

dùng thuốc và Đúng thời gian dùng thuốc)



Đảm bảo vùng da xung quanh vô khuẩn và nơi đặt kim luồn an tồn (khơng
sưng, khơng đỏ, khơng tím)



Đảm bảo băng dính cố định và kiểm tra dây nối của KLTMNV



Sát khuẩn đầu nút kim



Để khô đầu nút kim sau sát khuẩn



Tháo nút đầu nối kim đảm bảo vô khuẩn



Kiểm tra sự lưu thông của kim luồn



Bơm nước cất sau tiêm, truyền dịch




Lắp lại kim luồn



Thu dọn dụng cụ



Rửa tay

1.3.

H
P

U

H

Thực trạng tuân thủ qui trình đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch
ngoại vi

1.3.1. Thực trạng đặt và chăm sóc kim luồn của điều dưỡng trên thế giới
KLTMNV là những thiết bị xâm lấn thường xuyên nhất được sử dụng trong các
BV. Ước tính, khoảng 60% bệnh nhân nội trú trong bệnh viện sử dụng KLTMNV
để nhận thuốc hoặc dịch truyền trong q trình điều trị (18). Trong đó, khoảng 6,2%
người bệnh mắc phải các nhiễm khuẩn bệnh viện do đặt và chăm sóc KLTMNV chưa

đúng cách. Đặt và chăm sóc KLTMNV thường liên quan đến nhiễm trùng tại chỗ
(nơi đặt kim) hơn là nhiễm trùng toàn cơ thể. Do vậy, việc thực hành đặt và chăm
sóc KLTMNV do ĐD thực hiện đã được tiến hành nhiều trên thế


11

giới do tầm quan trọng trong việc giảm các nhiễm khuẩn và tai biến nếu ĐD tuân thủ
các qui trình này.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ tuân thủ thực hành đặt và chăm sóc KLTMNV dao
động trong khoảng 50%-80% và có tăng lên khi có can thiệp thường quy (tập huấn)
hoặc các dự án. Như nghiên cứu về kiến thức và thực hành TAT với NVYT gốc
Syria tại Ả Rập năm 2007 cho thấy kiến thức về TAT của NVYT tăng mạnh từ 61%
lên 90% trong giai đoạn 2001 đến 2004 (19). Đồng thời, tỷ lệ NVYT và thực hành
bơm TAT và hộp an toàn đựng vật sắc nhọn đúng cách tăng mạnh từ 37% lên 90%.
Tỷ lệ NVYT bị tai nạn do vật sắc nhọn cũng giảm mạnh từ 37% xuống còn 14%
(19).

H
P

Nghiên cứu tại Bệnh viện Benin, Nigeria cũng chỉ ra có tới 55,7% ĐD có kiến
thức kém về TAT (20). Tương tự, nghiên cứu TAT của NVYT năm 2013 tại các nhà
tù của Nigeria cũng cho kết quả chỉ 54,3% NVYT có điểm kiến thức tốt về TAT và
50,4% NVYT có thực hành TAT mức độ trung bình (21). Nghiên cứu tại địa bàn
nơng thơn Trung Quốc năm 2007 cho thấy trong vòng 3 tháng, 32,3% người dân được

U

tiêm với số mũi tiêm trung bình là 0,93/người (22).


Nghiên cứu mô tả cắt ngang của Osti và cộng sự xuất bản năm 2019 trên 200
ĐD được tiến hành tại bệnh viện Cao Đẳng Y Chitwan, Nepal cho thấy trên 80%

H

ĐD có kiến thức và thực hành đúng với việc chăm sóc và bảo dưỡng KLTMNV (23).
Tuy vậy, bất chấp hiểu biết các biến chứng của KLTMNV, nhiều ĐD vẫn khơng
thực hành các qui trình tiêu chuẩn trong việc đặt, chăm sóc cũng như loại bỏ
KLTMNV. Đây là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn đối với sự an toàn của bệnh nhân
(23).

Chọn đường truyền tĩnh mạch và chọn kích thước kim luồn cũng được nhấn
mạnh là những thực hành quan trọng trong thủ thuật KLTMNV vì đây là 2 thao tác
ảnh hưởng tới nhiễm trùng do thủ thuật gây ra (24). Các nghiên cứu cũng chỉ ra, ĐD
có tỷ lệ hiểu biết tốt và tuân thủ cao về việc chọn đường truyền và kích thước kim
như nghiên cứu tại Nepal (23). Bên cạnh đó, ĐD cũng tuân thủ việc thực hiện thay
thế catheter theo quy định để ngăn ngừa viêm tĩnh mạch và các bệnh nhiễm


12

trùng liên quan đến đặt kim luồn. Và khi băng chỗ đặt ống thông bị lỏng, ướt hoặc
bẩn, nên thực hiện băng kỹ thuật vô trùng.
Bên cạnh tuân thủ qui trình KLTMNV các nghiên cứu cũng đưa ra các biến
chứng hoặc vấn đề gặp phải liên quan tới thay kim luồn theo quy định. Hiện tại, chưa
có sự đồng thuận về thời điểm tối ưu cho sự thay đổi KLTMNV và nhiễm khuẩn
huyết do qui trình KLTMNV là một biến chứng nghiêm trọng so với biến chứng
viêm tắc tĩnh mạch (25). Tỷ lệ nhiễm trùng mắc phải do qui trình KLTMNV ở khoa
Hồi sức cấp cứu (ICU) thường dao động từ 9-37% trong các nghiên cứu ở Châu Âu

và Mỹ. Trong chăm sóc tại khoa ICU, việc sử dụng các thiết bi xâm lấn khác nhau
(ví dụ như ống thơng tĩnh mạch trung tâm, thơng khí cơ học, ống thơng tiểu) là một

H
P

trong những yếu tố nguy cơ gây ra nhiễm trùng bệnh viện. Theo thống kê của mạng
lưới an tồn y tế quốc gia tại Mỹ thì tỷ lệ thiết bị gây ra nhiễm khuẩn bệnh viện được
tìm thấy là 1000 thiết bị mỗi ngày (26).

1.3.2. Thực trạng đặt và chăm sóc kim luồn của điều dưỡng tại Việt Nam
Nghiên cứu về tuân thủ thủ thuật KLTMNV của ĐD không phải là chủ đề mới

U

ở Việt Nam. Tuy vậy, số lượng nghiên cứu về KLTMNV cũng chưa nhiều. Các
nghiên cứu tập trung nhiều vào chủ đề tương tự như tuân thủ tiêm an toàn (TAT) của
ĐD tại các cơ sở y tế. Nhìn chung, các nghiên cứu đều chỉ ra việc thiếu tn thủ qui

H

trình KLTMNV cịn phổ biến và cần phải có các giải pháp để tăng cường thực hành
nhằm giảm thiếu biến chứng, đặc biệt là NKBV, do KLTMNV.
Nghiên cứu về tn thủ qui trình TAT thơng qua bảng kiểm quan sát trên ĐD
được triển khai tại BVĐK Hà Đông, Hà Nội năm 2012 cho thấy khoảng 3/4 ĐD gặp
chấn thương do kim tiêm vì chưa tuân thủ đúng qui trình TAT. Khơng tn thủ thực
hành kỹ thuật vơ khuẩn của ĐD là ngun nhân chính dẫn tới khơng tn thủ qui
trình TAT (44%), tiếp theo là do cường độ công việc của ĐD quá cao dẫn tới quá tải
(51,4%) (27).
Can thiệp năm 2012 tăng cường tuân thủ qui trình tiêm truyền của ĐD tại BVĐK

Bắc Thăng Long cho thấy việc tuân thủ thấp các bước của ĐD. Bước 1 về chuẩn bị
người bệnh chỉ được tuân thủ với tỷ lệ hơn 1/2 (55,7%), trong đó thao tác


13

tuân thủ thấp nhất của ĐD là Hướng dẫn người bệnh biết phát hiện bất thường và
báo cáo chỉ đạt 15,1%. Bước 2 về chuẩn bị dụng cụ được tuân thủ với tỷ lệ khoảng
2/3 (67,9%). Bước 3 về chuẩn bị thuốc đạt khoảng 40%. Bước 4 về kỹ thuật tiêm chỉ
tuân thủ với tỷ lệ là 1/3 (34%). Cả bước 3 và bước 4, thao tác có tỷ lệ tuân thủ thấp
nhất Rửa tay và sát khuẩn nhanh chỉ đạt khoảng 50% (28).
Nghiên cứu năm 2014 tại 3 khoa cấp cứu của Bệnh viện Nhi Trung Ương trên
148 ĐD cho thấy thực hành đặt kim luồn với điểm tuân thủ qui trình đạt từ 11-19 với
trung bình là 15,1 điểm, (độ lệch chuẩn là 29) (16). Khơng có ĐD nào tn thủ hồn
tồn qui trình KLTMNV của bệnh viện đã đưa ra. Thực hành qui trình chăm sóc kim
luồn đạt điểm 16-22 với trung bình 18,95 điểm và độ lệch chuẩn là 1,36 (16).

H
P

Theo một nghiên cứu khác tại BV Tim Mạch An Giang năm 2016, có 498 kim
luồn được đặt cho 174 NB. Tỷ lệ viêm tại chỗ do đặt kim luồn là 8% chiếm 2, 8%
số kim luồn được đặt và hầu hết xảy ra trong thời gian lưu (72 giờ) của kim luồn đầu
tiên. Các yếu tố có liên quan ý nghĩa với viêm tĩnh mạch là suy tim, dùng thuốc vận
mạch, về vị trí đặt kim luồn, viêm tĩnh mạch chủ yếu tập trung ở chi trên (13/14- 93%)

U

do đa số NB được đặt kim luồn tĩnh mạch chi trên, nhưng nếu tính theo tỷ lệ viêm
tĩnh mạch/vị trí đặt thì chi trên là 8/166 (7,8%), chi dưới 1/8 (12,5%), tương tự như

một số tác giả khác là viêm tĩnh mạch thường gặp ở tĩnh mạch chi dưới hơn. Theo

H

qui trình tại BV Tim Mạch An Giang hiện nay, kim luồn được lưu tối đa 72 giờ nếu
khơng có biến chứng gì (29). Khơng có sự bằng chứng cho thấy tỷ lệ biến chứng khi
thay KL theo chỉ định lâm sàng và thay KL thường qui (30). Vì vậy, thay KL thường
qui nên được áp dụng cho NB nói chung. Việc thực hiện khơng đúng thủ thuật
KLTMNV có thể gây ra nhiều tai biến cho người bệnh như: sốc phản vệ, áp xe tại vị
trí tiêm, nhiễm khuẩn, thậm chí là tử vong (29). Tương tự, ĐD không thực hiện đầy
đủ các bước trong qui trình TTTM có thể gây tai biến cho NB với tỷ lệ từ 1,1% đến
26,1% (31).
Nghiên cứu gần đây năm 2017 đánh giá mũi TAT của ĐD tai BV Quân Y 121
cũng cho thấy thực trạng BV chưa được tập huấn về khiến thức TAT chính thống
mà chỉ qua sự hướng dẫn của ĐDT khoa là 60,46% và tự học qua tài liệu TAT là


14

74,41%. Kết quả thực hành cho thấy 100% ĐD chuẩn bị xe tiêm, khay tiêm, hộp
chống sốc, phác đồ chống sốc, bơm tiêm, hộp đựng vật sắc nhọn đầy đủ, thực hiện 5
đúng và khi tiêm đúng kỹ thuật. Còn một số điểm tồn tại 36,87 ĐD khi đi tiêm cịn
chưa chuẩn bị thùng rác, 588% khơng sát khuẩn tay nhanh, 31,82% khơng giải thích
cho người bệnh khi tiêm thuốc, 26,77% không cô lập kim tiêm vào hộp kháng thủng,
21,72% không rửa tay sau mỗi lần tiêm. Kết luận ĐD chưa tập huấn đúng và đủ về
TAT (100%), phương tiện TAT không phù hợp với nhu cầu sử dụng (69,2%), phân
loại thu gom rác khơng an tồn (55,5%), thiếu nhân lực (27,9%), ĐD quá tải công
việc (25,58%) (32).
Về các biến chứng do khơng tn thủ qui trình KLTMNV, NKBV là một trong


H
P

những thách thức hàng đầu tại các cơ sở cung cấp dịch vụ ở Việt Nam. Theo nghiên
cứu của Nguyễn Việt Hùng, không tuân thủ TTTM ngoại vi là một nguyên nhân làm
tăng NKBV (33). Nếu không thực hiện đầy đủ các bước trong qui trình TTTM, nguy
cơ xảy ra tai biến cho NB dao độnh từ 1,1% đến 26,1% (34, 35). Có tới 1/2 trường
hợp mắc nhiễm khuẩn huyết tại bệnh viện, một nhiễm khuẩn toàn thân rất nghiêm

U

trọng, xảy ra do có can thiệp TTTM, trong đó bao gồm đặt KLTM trung tâm (12).
Bên cạnh đó, khơng tn thủ qui trình KLTMNV cịn có thể gây ra các tai biến khác
cho như: sốc phản vệ, nhiễm khuẩn và áp xe tại vị trí TTTM và thậm chí gây ra tàn

H

tật hay tử vong cho NB (35).

1.4.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ qui trình đặt và chăm sóc kim
luồn

1.4.1. Yếu tố cá nhân

Đặc điểm nhân khẩu học: Nhiều nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam chỉ ra
các đặc điểm nhân khẩu học bao gồm giới, tuổi, trình độ và thâm niên cơng tác của
ĐD có tác động tới tuân thủ thực hành qui trình KLTM. Nghiên cứu năm 2016 tại
Nepal cho thấy kiến thức TAT của ĐD có liên quan đến tuổi, giới tính và thâm niên

(36). Tương tự, nghiên cứu tại Bệnh viện Benin, Nigeria xuất bản năm 2012 cho thấy
kiến thức TAT của ĐD có liên quan với tuổi, giới và thâm niên (20). Kết


15

quả này cũng được chỉ ra trong nghiên cứu năm 2014 tại Ả Rập khi nhấn mạnh vào
yếu tố tuổi, trình độ học vấn và nơi cư trú là những yếu tố có mối liên quan có ý
nghĩa đến kiến thức TAT của ĐD (37). Nam giới thường có xu hướng thực hành
đúng về tuân thủ qui trình KLTMNV thấp hơn nữ giới. Nghiên cứu tại BVĐK Trà
Vinh năm 2015 cho thấy tỷ lệ nam thực hành TAT chỉ đạt 36,7% trong khi nữ ĐD
đạt 63,3% (38).
Nghiên cứu tại BVĐK Trà Vinh năm 2015 cũng cho thấy có liên quan giữa kiến
thức về TAT với tuổi và thâm niên của ĐD (38). ĐD có tuổi càng cao thì kiến thức
về TAT càng tốt, trong đó 100% ĐD ≥41 tuổi là nhóm có kiến thức đạt về TAT, tiếp
theo là nhóm ĐD có tuổi 31- 40 có kiến thức đạt hơn 90% và thấp nhất là ĐD có tuổi

H
P

≤30 với tỷ lệ kiến thức đạt chỉ hơn 1/2 (52,8%) (20). Nghiên cứu năm 2012 tại BVĐK
Hà Đông cũng chỉ ra thực hành TAT trong nhóm ĐD cao tuổi hay có thâm niên lâu
năm tốt hơn nhóm ít tuổi với thâm niên ít như ĐD >30 tuổi tuân thủ cao hơn 3 lần
so với ĐD tuổi ≤30 (20). Về thâm niên, ĐD càng làm việc lâu năm thì càng có kiến
thức tốt về TAT như nhóm làm việc >5 năm có kiến thức tốt hơn nhóm ĐD có thâm

U

niên cơng tác ≤5 năm (20). Nghiên cứu tại 16 khoa lâm sàng tại BVĐK An Giang
trên 280 người cũng chỉ ra tỷ lệ tuân thủ qui trình TAT của ĐD (sử dụng bảng kiểm

thực hành kỹ thuật tiêm). Nhóm có điểm trung bình cao nhất bao gồm nữ ĐD

H

(7,7±1,2), nhóm tuổi 26-35 (7,8±1,2) và nhóm ĐD làm việc tại khoa Nhi (8,9±0,7).
ĐD thực hiện TTM là nhóm có điểm trung thấp nhất (6,6±0,9) (29). Nghiên cứu về
TAT của ĐD và hộ sinh tại BV Tiền Giang cũng chỉ ra mối liên quan giữa thâm niên
với các tuân thủ qui trình TAT (39). Cán bộ làm việc trên 5 năm tuân thủ tốt hơn qui
trình vơ khuẩn bao gồm rửa tay, bỏ kim sau khi rút thuốc, quan sát phản ứng của NB
khi tiêm và quan sát tư thế NB sau tiêm. Tương tự như vậy, đánh giá TAT tại BVĐK
Hà Đông năm 2012 của cũng chỉ ra một số yếu tố liên quan đến thực hành TAT của
ĐD bao gồm thời điểm, đường tiêm và thứ tự mũi tiêm (27).
Kiến thức của ĐD: Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra kiến thức và thực hành tn
thủ qui trình KLTMNV có liên quan. Nghiên cứu tăng cường kiến thức và thực


×