Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng khối bạch cầu đoạn trung tính từ một người hiến được gạn tách bằng hệ thống máy tự động tại viện huyết học truyền máu trung ương giai đoạn 2019 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.73 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

HỒNG NHẬT LỆ

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT

H
P

LƯỢNG KHỐI BẠCH CẦU ĐOẠN TRUNG TÍNH TỪ MỘT
NGƯỜI HIẾN ĐƯỢC GẠN TÁCH BẰNG HỆ THỐNG MÁY
TỰ ĐỘNG TẠI VIỆN HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU
TRUNG ƯƠNG GIAI ĐOẠN 2019-2022

U

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM Y HỌC
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720601

HÀ NỘI, 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

HỒNG NHẬT LỆ

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT


LƯỢNG KHỐI BẠCH CẦU ĐOẠN TRUNG TÍNH TỪ MỘT

H
P

NGƯỜI HIẾN ĐƯỢC GẠN TÁCH BẰNG HỆ THỐNG MÁY
TỰ ĐỘNG TẠI VIỆN HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU
TRUNG ƯƠNG GIAI ĐOẠN 2019-2022

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM Y HỌC
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720601

H

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN NGỌC QUẾ

HÀ NỘI, 2022


i
LỜI CAM ĐOAN

Tơi là Hồng Nhật Lệ, học viên lớp KTXNYH1B Trường Đại học Y tế Công
cộng. Tôi xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
TS. Trần Ngọc Quế và Ths. Chu Huyền Xiêm
2. Kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa được đăng tải trên bất kỳ tạp chí

hay cơng trình khoa học nào.
3. Các số liệu và thơng tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung thực

H
P

và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận tại Viện Huyết học - Truyền
máu Trung ương.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.

H

U

Hà Nội, Ngày 20 tháng 2 năm 2023

Hoàng Nhật Lệ


ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, phòng Đào
tạo Sau đại học, Trung tâm xét nghiệm và các thầy cô giáo Trường Đại học Y tế
Cơng cộng đã tận tình giúp đỡ chúng tơi trong khố học này.
Với tất cả tình cảm sâu sắc nhất, tơi xin bày tỏ sự cảm kích đặc biệt tới thầy
hướng dẫn của tơi, Ts. Bs. Trần Ngọc Quế - Giám đốc Trung tâm Máu Quốc gia và
Ths. Chu Thị Huyền Xiêm giảng viên trường Y tế công cộng. Các thầy cô là người
đã định hướng, trực tiếp dẫn dắt và cố vấn cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề
tài nghiên cứu khoa học. Giúp cho q trình hồn thành luận văn được nhanh chóng


H
P

và hiệu quả nhất. Một lần nữa, tơi xin gửi lời cảm ơn đến thầy cô bằng tất cả tấm
lịng và sự biết ơn của mình.

Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Bá Khanh – Ngân
hàng Tế bào gốc đã truyền đạt cho tôi những kiến thức về quy trình, kỹ thuật của
gạn tách tế bào hạt đa nhân trung tính. Tơi cũng tỏ lòng biết ơn Ths. Lê Xuân Thịnh

U

- KTVT và tập thể các cán bộ nhân viên tại Ngân hàng Tế bào gốc đã hỗ trợ tối đa,
tạo điều kiện cho tơi trong q trình nghiên cứu.

Tơi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Đảng uỷ và Ban chấp hành

H

Cơng đồn viện Huyết học-Truyền máu TW đã tạo điều kiện để tơi hồn thành luận
văn này.

Tơi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc trung tâm Máu Quốc gia và tập
thể Khoa Lưu trữ & phân phối máu.
Sau cùng, tơi xin tỏ lịng biết ơn đến cha mẹ, người thân và bạn bè đã luôn bên
cạnh ủng hộ, động viên. Đặc biệt là tôi xin trân trọng những yêu thương và chia sẻ
từ chồng và 2 con yêu q tơi trong cuộc sống cũng như trong thời gian hoàn thành
luận văn thạc sĩ.
Xin chân thành cảm ơn!



iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ANC

Absolute neutrophil count
Số lượng tuyệt đối của bạch cầu đoạn trung tính

BC

Bạch cầu

BCĐTT

Bạch cầu đoạn trung tính

Buffy coat

Lớp đệm gồm bạch cầu, tiểu cầu và một ít hồng cầu

G-CSF

Granulocyte-colony-stimulating factor

H
P

Yếu tố huy động kích thích sinh bạch cầu

cs

Cộng sự

Hct (Hematocrit)

Thể tích khối hồng cầu

Hb (Hemoglobin)

U

Người hiến máu

NHM
NT
NSC
Pool

Huyết sắc tố

H

Nhiễm trùng
Nguyên sinh chất
Trộn các chế phẩm máu cùng loại từ nhiều đơn vị
máu đảm bảo đủ liều điều trị

TBG


Tế bào gốc

TC

Tiểu cầu

Rs

Chỉ số R theo kiểm định Spearman

VSV

Vi sinh vật


iv
MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................. iv
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................ 3
Chương 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 4
1.1. Đặc điểm của BCĐTT .......................................................................................... 4
1.1.1. Đặc điểm của BCĐTT trong quá trình viêm ..................................................... 4
1.1.2. Đặc điểm của BCĐTT trong quá trình nhiễm trùng ......................................... 5
1.2. Phân loại về giảm BCĐTT ................................................................................... 5
1.3. Nguyên nhân ........................................................................................................ 6

H
P


1.4. Các loại khối bạch cầu sử dụng trong điều trị giảm BCĐTT .................................. 8
1.4.1. Khối BCĐTT pool............................................................................................. 8
1.4.2. Khối BCĐTT gạn tách từ một người hiến ........................................................ 8
1.4.3. Thực hiện kỹ thuật huy động BCĐTT ............................................................ 10
1.4.4. Kỹ thuật gạn tách khối bạch cầu đoạn trung tính bằng máy tách tự động ...... 10

U

1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng tới khối BCĐTT ........................................................ 12
1.5.1. Khối BCĐTT pool........................................................................................... 12
1.5.2. Khối BCĐTT gạn tách .................................................................................... 13

H

1.6. Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam ......................................................... 13
1.6.1 Trên thế giới ..................................................................................................... 13
1.6.2. Tại Việt Nam ................................................................................................... 15
1.7. Giới thiệu về Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương ................................. 16
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 17
2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 17
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 17
2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................ 17
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu.................................................................... 19
2.5. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................. 19
2.6. Các biến số nghiên cứu ...................................................................................... 19


v
2.7. Qui trình kỹ thuật gạn tách bạch cầu đoạn trung tính ........................................ 19
2.8. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ............................................................ 21

2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ...................................................................... 21
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 22
3.1.

Đặc điểm chung của người hiến bạch cầu ...................................................... 22

3.1.1 Đặc điểm của người hiến ................................................................................. 22
3.1.2. Đặc điểm của qui trình gạn tách. ..................................................................... 25
3.2. Đặc điểm chất lượng của khối BCĐTT ............................................................. 28
3.2.1. Đặc điểm xét nghiệm của khối BCĐTT .......................................................... 28
3.2.2. Các xét nghiệm sau gạn tách của khối BCĐTT và người hiến 1 .................... 30

H
P

3.3. Đánh giá một số yếu tố liên quan đến chất lượng khối BCĐTT gạn tách ......... 30
Chương 4: BÀN LUẬN ............................................................................................ 34
4.1. Đặc điểm chung của người hiến BCĐTT .......................................................... 34
4.2. Đặc điểm qui trình gạn tách và khối bạch cầu đoạn trung tính .......................... 36
4.2.1. Đặc điểm qui trình gạn tách ............................................................................ 36

U

4.2.2. Đặc điểm của khối BCĐTT sau gạn tách ........................................................ 38
4.2.3. Đặc điểm các xét nghiệm sau gạn tách của khối BCĐTT .............................. 39
4.3. Đánh giá một số yếu tố liên quan đến chất lượng khối BCĐTT ............................. 40

H

4.4. Hạn chế của nghiên cứu ..................................................................................... 43

KẾT LUẬN ............................................................................................................... 44
KHUYẾN NGHỊ ....................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 46
CÁC BIẾN SỐ TRONG NGHIÊN CỨU ................................................................. 51
Phụ Lục 2 .................................................................................................................. 55
PHIẾU CHỈ ĐỊNH .................................................................................................... 55
Phụ Lục 3 .................................................................................................................. 56
HỒ SƠ KIỂM TRA NGƯỜI HIẾN BẠCH CẦU HẠT ĐẠT TIÊU CHUẨN ........ 56
Phụ Lục 4 .................................................................................................................. 57
PHIẾU THEO DÕI GẠN TÁCH BẠCH CẦU HẠT ............................................... 57


vi
Phụ Lục 5 .................................................................................................................. 58
PHIẾU THỦ THUẬT GẠN TÁCH BẠCH CẦU HẠT ........................................... 58
Phụ Lục 6 .................................................................................................................. 57
PHIẾU BÀN GIAO MẪU XÉT NGHIỆM .............................................................. 57
Phụ Lục 7 .................................................................................................................. 58
PHIẾU BÀN GIAO KHỐI BẠCH CẦU HẠT ......................................................... 58
Phụ Lục 8 .................................................................................................................. 59
SỔ BÀN GIAO MẪU XÉT NGHIỆM SÀNG LỌC VÀ ĐƠN VỊ BẠCH CẦU HẠT59
Phụ Lục 9 .................................................................................................................. 60
BÁO CÁO KẾT QUẢ GẠN TÁCH KHỐI BẠCH CẦU HẠT ............................... 60

H
P

Phụ lục 10 .................................................................................................................. 61
KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM TẾ BÀO MÁU NGOẠI VI BẰNG MÁY ĐẾM LASER61


H

U


vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ
Hình 1. 1. Cơ chế đáp ứng miễn dịch của bạch cầu đoạn trung tính ..........................5
Hình 1. 2. Hệ thống gạn tách OptiaSpectria .............................................................12
Sơ đồ 2. 1. Sơ đồ nghiên cứu ....................................................................................18

H
P

H

U


viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1. Phân độ về nguy cơ nhiễm trùng và giảm số lượng bạch cầu đoạn trung
tính ...............................................................................................................................6
Bảng 1. 2. Bảng so sánh các chỉ số huyết học trong khối bạch cầu đoạn trung tính ..9
Bảng 3. 1. Đặc điểm nhân khẩu học của người hiến trước khi hiến bạch cầu ..........22
Bảng 3. 2. Đặc điểm cơ thể của người hiến bạch cầu đoạn trung tính .....................23
Bảng 3. 3. Đặc điểm xét nghiệm của người hiến trước khi gạn tách ........................24
Bảng 3. 4. Đặc điểm của quy trình trên máy gạn tách khối bạch cầu đoạn trung tính
...................................................................................................................................25


H
P

Bảng 3. 5. Đặc điểm xét nghiệm tế bào máu của người hiến máu sau gạn tách ......26
Bảng 3. 6. Các biến chứng trong và sau khi gạn tách ...............................................27
Bảng 3. 7. Đặc điểm các chỉ số khối bạch cầu đoạn trung tính thu được .................28
Bảng 3. 8. Thành phần các tế bào máu trong khối bạch cầu đoạn trung tính ...........29
Bảng 3.9. Đặc điểm của các xét nghiệm trước khi truyền cho người bệnh ..............30

U

Bảng 3. 10. Tương quan giữa các chỉ số cơ thể của người hiến máu và số lượng
bạch cầu đoạn trung tính sau gạn ..............................................................................30
Bảng 3. 11. Tương quan các chỉ số xét nghiệm của người hiến máu ảnh hưởng đến

H

khối bạch cầu đoạn trung tính ...................................................................................31
Bảng 3. 12. Mối tương quan giữa qui trình gạn tách và số lượng bạch cầu đoạn
trung tính trong túi sản phẩm ....................................................................................32
Bảng 3. 13. Mối tương quan giữa q trình gạn tách với thể tích túi sản phẩm và số
lượng hồng cầu ..........................................................................................................32
Bảng 3. 14. Mối liên quan giữa giới tính và kết quả gạn tách ..................................33


ix
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Đặt vấn đề: Khối bạch cầu đoạn trung tính (BCĐTT) gạn tách từ người hiến máu
góp phần nâng cao hiệu quả điều trị người bệnh mắc bệnh máu nhiễm trùng nặng.
Mục tiêu: 1) Đánh giá chất lượng khối BCĐTT gạn tách từ một người hiến bằng

máy gạn tách tế bào tự động tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương. 2) Đánh
giá một số yếu tố liên quan tới chất lượng khối BCĐTT gạn tách từ một người hiến
bằng máy gạn tách tế bào tự động. Đối tượng nghiên cứu: 50 người hiến và 50
khối BCĐTT từ 2019-2022. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, sử dụng
số liệu thứ cấp. Kết quả: Thể tích khối BCĐTT thu được 433,9 ± 78,7 ml. Số lượng
bạch cầu trong khối BCĐTT thu được trung bình là 81,3 ± 42,1 (109/L); trong đó,

H
P

số lượng BCĐTT là 63,0 ± 41,3 (109/L). Số lượng tế bào BCĐTT thu được có mối
tương quan với số lượng BCĐTT của NHM với Rs=0,29 và p<0,05. Thời gian thực
hiện qui trình và tổng thể tích máu xử lý với tổng thể tích của túi sản phẩm có mối
tương quan thuận chặt chẽ với Rs lần lượt là 0,76; 0,92 và p<0,05. Quá trình gạn
tách BCĐTT được thực hiện an tồn khơng xảy ra trường hợp nào phải ngừng gạn

U

tách có 2 trường hợp có hạ Canxi xử lý bằng tiêm thuốc Calci clorid. Kết luận: Thể
tích khối BCĐTT thu được 433,9 ± 78,7 ml trong đó tổng số BCĐTT thu được
trong mỗi khối sản phẩm trung bình là 2,7 x1010. 100% các khối BCĐTT âm tính

H

với tác nhân lây truyền qua đường truyền máu và được chiếu xạ. Số lượng tế bào
BCĐTT thu được có mối tương quan với chỉ số của bạch cầu của người hiến Rs =
0,29 và p<0,05. Khuyến nghị: Căn cứ vào nhu cầu của lâm sàng cần số lượng
BCĐTT trong khối sản phẩm nhiều hơn 1x1010 tiến hành nghiên cứu về tổng thể
tích máu xử lý và thời gian gạn tách để thu được số lượng BCĐTT cao hơn so với
tiêu chuẩn đề ra.



1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lịch sử truyền máu đã tiến bộ qua nhiều giai đoạn từ việc truyền trực tiếp từ
người hiến máu (NHM) sang người người bệnh, từ việc lưu trữ máu vào chai thủy
tinh đến việc phát minh ra túi dẻo để lưu trữ máu, từ việc truyền máu không chọn
lọc đến đảm bảo hịa hợp miễn dịch theo nhóm máu hệ ABO và các nhóm ngồi hệ
ABO, từ việc truyền máu toàn phần đến việc từng thành phần máu như: huyết
tương, tiểu cầu và hồng cầu… đã làm cho ngành truyền máu tiến một bước xa hơn
và đang càng ngày càng phát triển. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới thì
“người bệnh cần gì truyền nấy, không cần không truyền” (1, 2), truyền máu từng

H
P

phần là xu hướng tất yếu để đảm bảo hiệu quả, an tồn cho người nhận và khơng
xảy ra phản ứng khơng mong muốn do truyền máu. Do vậy, nhu cầu sử dụng máu
từng phần cho điều trị ngày càng tăng, đây là một thách thức cho các cơ sở truyền
máu trong việc tiếp nhận, sàng lọc sản xuất, cung cấp máu đảm bảo chất lượng an
toàn và hiệu quả…(2, 3).

U

Giảm bạch cầu đoạn trung tính (BCĐTT) là một biến chứng thường gặp ở
người bệnh mắc bệnh lý huyết học, đặc biệt là những trường hợp điều trị các bệnh
lý ác tính bằng hóa chất và ghép tế bào gốc (TBG) (4). Khi người bệnh giảm

H


BCĐTT thì khả năng phịng vệ của cơ thể bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là miễn
dịch không đặc hiệu chống vi khuẩn, virus và vi nấm dẫn đến người bệnh bị nhiễm
trùng nặng, biện pháp điều trị sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc kích tăng sinh dịng
BCĐTT là chủ yếu, kèm theo đó là giải pháp hỗ trợ truyền BCĐTT cho người bệnh
(5).
Từ năm 1934, trên thế giới đã sử dụng khối BCĐTT pool (điều chế 4000ml
máu toàn phần lấy từ 12-16 NHM) được sản xuất bằng cách ly tâm đơn vị máu toàn
phần thu được từ người hiến và trộn các khối buffy coat cùng nhóm máu ABO, ly
tâm nhẹ và thu được khối BCĐTT pool để điều trị cho người bệnh giảm BCĐTT có
tình trạng nhiễm trùng nặng. Cho đến nay vẫn còn nhiều nơi sử dụng chế phẩm này
do giá thành rẻ, thuận tiện trong việc điều chế, khi cấp cứu cũng có thể có ngay.


2
Tuy nhiên, việc sử dụng khối BCĐTT pool có rất nhiều nguy cơ vì lẫn nhiều hồng
cầu, tiểu cầu, huyết tương, bạch cầu lympho của nhiều người cho nên dễ gây phản
ứng miễn dịch do bất đồng hệ thống kháng nguyên bạch cầu của người nhận (6). Để
khắc phục nhược điểm của khối BCĐTT pool, các trung tâm về huyết học trên thế
giới đã sử dụng khối BCĐTT từ một người hiến để hỗ trợ người bệnh trong giai
đoạn bạch cầu giảm nặng <0,5 x109/l. Khối BCĐTT gạn tách từ một người hiến sẽ
giảm nguy cơ liên quan đến bất đồng kháng nguyên hệ bạch cầu so với khối
BCĐTT pool (6). Bên cạnh đó, khối BCĐTT gạn tách từ một người hiến cũng khắc
phục được hạn chế về chất lượng của khối BCĐTT do các yếu tố như: tay nghề của
kỹ thuật viên, máy móc, qui trình, thời gian, nhiệt độ bảo quản và trang thiết bị.

H
P

Vì những điều đó, từ năm 2019 Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương đã
tiến hành gạn tách khối BCĐTT từ một người hiến từ hệ thống máy gạn tách tự

động để ứng dụng điều trị cho một số người bệnh điều trị bệnh máu nhiễm trùng
nặng và qua đó đánh giá được qui trình gạn tách BCĐTT từ một người hiến để nâng
cao chất lượng khối BCĐTT (7-9). Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào

U

được tiến hành để phân tích đặc điểm của khối BCĐTT từ một người hiến do Viện
Huyết học-Truyền máu Trung ương điều chế cũng như yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng của chế phẩm này. Chính vì vậy, để trả lời câu hỏi trên, góp phần nâng cao

H

hiệu quả điều trị người bệnh mắc bệnh máu nhiễm trùng nặng, học viên tiến hành đề
tài nghiên cứu “Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng khối bạch
cầu đoạn trung tính từ một người hiến được gạn tách bằng hệ thống máy tự
động tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương giai đoạn 2019-2022”.


3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá kết quả gạn tách BCĐTT từ một người hiến và chất lượng khối
BCĐTT gạn tách bằng máy gạn tách tế bào tự động tại Viện Huyết học - Truyền
máu Trung ương giai đoạn 2019-2022.
2. Đánh giá một số yếu tố liên quan tới chất lượng khối BCĐTT gạn tách từ
một người hiến bằng máy gạn tách tế bào tự động tại Viện Huyết học - Truyền máu
Trung ương giai đoạn 2019-2022.

H
P


H

U


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm của BCĐTT
1.1.1. Đặc điểm của BCĐTT trong q trình viêm
Các tuyến phịng thủ đầu tiên chống lại mầm bệnh là các tế bào thực bào,
trong đó các đại thực bào và BCĐTT. Đại thực bào và BCĐTT là những tế bào thực
bào đủ tiêu chuẩn tương ứng với hàng rào miễn dịch đầu tiên để bảo vệ cơ thể (10).
Nói chung, BCĐTT có liên quan đến viêm cấp tính, trong khi bạch cầu đơn
nhân/đại thực bào xuất hiện liên quan đến triệu chứng viêm mãn tính.

H
P

BCĐTT nhanh chóng phản ứng với các dấu hiệu viêm sau nhiễm trùng
hoặc tổn thương mô và di chuyển đến vùng bị viêm/bị tổn thương (11). Sự di
chuyển của BCĐTT vào mơ bị viêm, địi hỏi một số bước bắt đầu bằng sự bám dính
vào bề mặt nội mơ, sau đó là sự di chuyển trong lịng mạch, thoát mạch và di
chuyển trong kẽ gian bào. Sự di chuyển trong lịng mạch bắt đầu với sự “kết dính”

U

của BCĐTT và đi qua lớp nội mạc của mạch máu nhờ các phân tử selectin làm cầu
nối. BCĐTT sau đó được huy động hoạt bởi các chemokine như CXCL8 làm nhiệm
vụ huy động các thụ thể kết hợp với protein G dẫn đến sự thay đổi cấu trúc (12).


H

Sau đó, BCĐTT di chuyển dọc theo nội mô và cuối cùng thốt ra lịng mạch để đến
vị trí viêm (13).

Sự thốt mạch của BCĐTT qua nội mô xảy ra qua đường nội bào hoặc
đường qua tế bào. Con đường nội bào bao gồm các bạch cầu di chuyển qua các
điểm nối của tế bào nội mô trong khi con đường xuyên tế bào liên quan đến việc di
chuyển BCĐTT trực tiếp qua cơ thể tế bào nội mơ. Vị trí cuối cùng của các vi mạch
và có nhiệm vụ kiểm sốt tính thấm của mao mạch. Pericytes bao bọc xung quanh
các tế bào nội mô và bao phủ 22 - 99% bề mặt dưới lớp nội mô. Những tế bào này
cũng rất giàu các thụ thể nhận dạng mẫu (PRR) cho phép chúng cảm nhận các dấu
hiệu viêm và hành động theo đó (14). Các tế bào tạo điều kiện thuận lợi cho q trình
thốt mạch của BCĐTT đến các mơ.


5

H
P

Hình 1. 1. Cơ chế đáp ứng miễn dịch của bạch cầu đoạn trung tính
Nguồn: />
U

neutrophil-count-anc-neutropenia.html
1.1.2. Đặc điểm của BCĐTT trong quá trình nhiễm trùng

Các BCĐTT và bạch cầu lympho là những tế bào có vai trị chính trong việc


H

chống lại vi khuẩn và vi nấm để bảo vệ cơ thể. BCĐTT có khả năng bảo vệ cơ thể
trước sự xâm nhập của cả vi khuẩn Gram âm và Gram dương như: Staphylococcus
aureus, Staphylococcus pneumonia, Echerichia coli, Shigella flexneri, Salmonella
typhimurium, Mycobacter, Chalamydia. Các loại virus như: Influenza, Dengue. Các
loại nấm gây bệnh: Candidia Albicans, Aspergillus fumigatus và các loại ký sinh
trùng: Plasmodium falciparum, Toxoplasma (8).
1.2. Phân loại về giảm BCĐTT với nguy cơ nhiễm trùng
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế việc phân độ giảm bạch cầu dựa vào số lượng
BCĐTT trong máu ngoại vi như sau (15):


6
Bảng 1. 1. Phân độ về nguy cơ nhiễm trùng và giảm số lượng bạch cầu đoạn
trung tính(15)
Phân độ

Độ I

Độ II

Độ III

Độ IV

BCĐTT (G/L)

1,5-2


1-1,5

0,5-1

< 0,5

Nguy cơ nhiễm trùng

Thấp

Trung bình

Cao

Rất cao

* Phân loại theo tuổi
Giảm BCĐTT là do giảm số lượng tuyệt đối của BCĐTT ở máu ngoại vi.
Tùy theo từng lứa tuổi, tiêu chuẩn xác định giảm BCĐTT khác nhau, các nghiên

H
P

cứu trên thế giới và ở Việt Nam cũng phân loại việc giảm BCĐTT tùy theo độ tuổi
(16, 17). Đối với trẻ em dưới 1 tuổi: Giảm BCĐTT khi số lượng BCĐTT ≤ 1G/L;
Trên 1 tuổi: Giảm BCĐTT khi số lượng BCĐTT ≤ 1,5 G/L.
* Phân loại theo mức độ giảm BCĐTT

Giảm BCĐTT được chia làm các mức độ: nhẹ (1-1,5 G/L); vừa (0,5-1 G/L);


U

nặng (0,5 G/L); rất nặng (0,2 G/L).

Trong điều trị, các bác sỹ lâm sàng dựa vào tiêu chí của việc phân loại giảm
BCĐTT theo mức độ nặng nhẹ sẽ giúp cho việc tiên lượng nguy cơ nhiễm trùng. Ở

H

người bệnh mà có giảm nặng BCĐTT 0,5-1 rất dễ bị nhiễm trùng nặng, tái diễn liên
tục thì dễ tạo ra các vi khuẩn sinh mủ. Như vậy, mối liên quan mức độ giảm
BCĐTT sẽ giúp cho các bác sỹ trong việc chẩn đoán xác định nguyên nhân gây
giảm BCĐTT (18, 19).
1.3. Nguyên nhân

Trong nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam cũng chỉ ra rằng BCĐTT <0,5
G/L ở những người bệnh điều trị hóa trị liệu bệnh máu ác tính thường giảm số
lượng tuyệt đối BCĐTT ở máu ngoại vi. Ở một số người bệnh đã dùng thuốc huy
động bạch cầu nhưng khơng có khả năng hồi phục đó là nguyên nhân gây nên
nhiễm trùng do vi khuẩn, virus và vi nấm (10).
Có rất nhiều nguyên nhân giảm BCĐTT: Do nhiễm trùng, do di truyền, do bị
suy tủy xương …(18, 19). Hiện tại, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương là


7
đơn vị chuyên khoa huyết học đầu ngành điều trị các bệnh lý về bệnh máu, là nơi
người bệnh điều trị hóa chất dài ngày do vậy số lượng bạch cầu giảm, giá trị tuyệt
đối số lượng BCĐTT giảm nặng dẫn đến tăng nguy cơ người bệnh tử vong do
nhiễm trùng (15). Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh ung thư của

Bộ Y tế năm 2020, ở người bệnh ung thư mà bị sốt do giảm bạch cầu là một biến
chứng thường gặp, đây là nguyên nhân tử vong hàng đầu sau khi người bệnh được
hóa trị liệu, do số lượng bạch cầu chưa phục hồi nên cơ thể rất dễ bị nhiễm vi sinh
vật (VSV). Vi khuẩn hay gặp là các vi khuẩn Gram âm và Gram dương (20). Bên
cạnh đó nhiều người bệnh bệnh máu bị nhiễm vi nấm do BCĐTT< 0,5G/L đã được
điều trị kháng sinh phổ rộng vẫn mắc các tình trạng nhiễm trùng cũng là nguyên

H
P

nhân tử vong hàng đầu (5, 9, 21-23).

Các nghiên cứu của tác giả cũng chỉ ra rằng việc điều trị người bệnh ung thư
ở trẻ em và người lớn đều giảm nặng BCĐTT sau hóa trị liệu. Theo tác giả Trần Thị
Thuỷ và cs nghiên cứu ung thư ở trẻ em tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung
ương giai đoạn 2009-2014, tác giả nhận thấy tỷ lệ nhiễm trùng sau hóa trị liệu ở

U

người bệnh lơ xê mi cấp dòng tủy và dòng lympho lần lượt là 92% và 83,5% và tác
nhân gây nhiễm trùng là vi khuẩn Gram âm, vi khuẩn Gram dương và nấm là
43,5%, 34,7% và 21,8% (7, 8, 20, 24). Tương tự như vậy, tác giả Bùi Thị Vân Nga

H

và cs tiến hành nghiên cứu các chủng VSV gây bệnh ở Viện Huyết học - Truyền
máu Trung ương ở người bệnh bị sốt kéo dài và giảm BCĐTT thì gặp chủ yếu là vi
khuẩn Gram âm chiếm tỷ lệ 70,1% và vi khuẩn Gram dương chiếm tỷ lệ 29,9%. Tác
giả Trương Thiên Phú và cs cũng gặp các chủng VSV gây nên tình trạng nhiễm
trùng tương tự khi điều trị người bệnh ung thư huyết học tại bệnh viện Chợ Rẫy

(24). Trong nghiên cứu của tác giả Đặng Trần Hữu Hiếu và cs khi nghiên cứu về vi
khuẩn gây bệnh nhiễm trùng ở người bệnh mắc bệnh lý huyết học cũng cho kết quả
tương tự (25).


8
1.4. Các loại khối bạch cầu sử dụng trong điều trị giảm BCĐTT
1.4.1. Khối BCĐTT pool
Khối BCĐTT được điều chế từ máu toàn phần bằng cách ly tâm 10 đơn vị
buffy coat cùng nhóm máu ABO loại bỏ tiểu cầu, sau đó bổ sung dung dịch nước
muối khoảng 70-80 ml NaCl 0,9% ly tâm nhẹ thu được khối BCĐTT ở phần dịch
nổi trên. Tiêu chuẩn trong khối BCĐTT phải có ít nhất 1x1010 BCĐTT/1 khối (3,
26). Tương tự như vậy, theo nghiên cứu của Hiệp hội huyết học của Anh số lượng
BCĐTT được điều chế từ 10 đơn vị buffycoat cùng nhóm máu ABO cho số lượng
BCĐTT 1x1010 BCĐTT/1 khối.
Ưu điểm: khối BCĐTT pool có lợi thế giá thành rẻ, thuận tiện, có sẵn, khi dự

H
P

trù cấp cứu có thể có ngay, về mặt chất lượng số lượng bạch cầu gần bằng khối
BCĐTT gạn tách từ một người hiến.

Nhược điểm: của khối BCĐTT là lẫn nhiều hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu
lympho, mang rất nhiều kháng nguyên khác nhau đây là vấn đề khơng an tồn
truyền máu do nguy cơ xảy ra bất đồng hệ kháng nguyên bạch cầu và hồng cầu làm

U

cho chất lượng điều trị bị giảm sút (27).


Chỉ tiêu chất lượng của khối BCĐTT pool:
Số lượng BCĐTT tối thiểu: ≥ 1x1010

H

Ứng dụng: truyền cho người bệnh sử dụng kháng sinh và huy động bạc cầu
khơng có khả năng hồi phục.

1.4.2. Khối BCĐTT gạn tách từ một người hiến
Xu hướng truyền máu hiện đại sử dụng khối BCĐTT gạn tách từ người hiến
hơn là khối BCĐTT pool, mặc dù khối BCĐTT pool được sản xuất từ 10 đơn vị
buffy coat cùng nhóm máu hệ ABO ln sẵn và khi cấp cứu có thể có ngay. Tuy
nhiên, đặc điểm của khối BCĐTT pool có chứa nhiều kháng nguyên bạch cầu của
nhiều NHM, số lượng bạch cầu lẫn nhiều hồng cầu và tiểu cầu là nguyên nhân gây
ra các phản ứng truyền máu không mong muốn như sốt và dị ứng (6, 27). Chính vì
vậy, truyền máu hiện đại là truyền máu từng phần và nguồn từ người hiến để đảm
bảo an toàn cho người bệnh. Khối BCĐTT gạn tách từ người hiến có đặc điểm số


9
lượng tế bào thu được nhiều, khơng có sự bất đồng về hệ thống kháng nguyên bạch
cầu hạt và kháng nguyên hệ hồng cầu người hiến.
Qua các nghiên cứu của các tác giả Hiệp hội bạch cầu hạt ở Anh đã chỉ rõ
những người hiến BCĐTT có dùng thuốc huy động bạch cầu kết hợp
Dexamethasone thì số lượng bạch cầu thu được cao hơn so với các loại khác.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Bá Khanh cũng cho kết quả tương tự (28).
Bảng 1. 2. Bảng so sánh các chỉ số huyết học trong khối bạch cầu đoạn trung
tính (29)


Chỉ số

10 khối
01 Khối
buffycoat
(liều dùng
buffy coat
(n=21)
cho người
(mean, SD) bệnh trưởng
thành)

Khối
BCĐTT
pool từ 10
khối
buffycoat
(n=99)
(mean, SD)

Khối
BCĐTT gạn
tách khơng
huy động
BC
(n=20)
(mean, SD)

U


H
P

Khối
BCĐTT có
huy động BC
(n=5)
(median,
range)

207 (12)

276 (26)

1,0 (0,3)

0,54 (0,2)

45

15 (5)

23 (7)

299
(214-333)
6,37
(3,69 - 8.47)
9 (7-20)


0,88 (0,41)

8,80

6,72 (0,75)

5,90 (1,38)

N/A

0,18 (0,07)

1,80

1,22 (0,37)

0,95 (0,39)

N/A

Tiểu cầu
(109/U)

75 (17)

750

499 (112)

111 (25)


160
(82 - 293)

Hồng cầu
(1012/U)

0,27 (0.04)

2,70

0,57 (0,06)

0,71 (0,23)

0,3
(0,28 – 0,61)

Thể tích (ml)

59 (3)

BCĐTT
(1010/U)
Hct (%)
Bạch cầu
lympho
(109/U)
Bạch cầu
Mono

(109/U)

0,105
(0,04)
45 (6)

H

590

1,05


10
1.4.3. Thực hiện kỹ thuật huy động BCĐTT
Tiến hành chọn người hiến trong độ tuổi 18-60 tuổi, cân nặng ≥ 50 kg, tiểu
cầu ≥150 G/L, lượng huyết sắc tố 120 G/l (3). Giải thích cho người hiến BCĐTT
các bước thực hiện trong quá trình huy động bạch cầu, gạn tách và tai biến có thể
gặp phải. Sau khi giải thích rõ và người hiến đồng ý hiến làm thủ tục hồ sơ và lập
bệnh án. Tiến hành khám lâm sàng và các xét nghiệm về công thức máu, đông máu,
sinh hóa, nhóm máu. Dựa trên kết quả thu được đánh giá chính xác đảm bảo người
hiến đủ tiêu chuẩn để hiến. Thực hiện tiêm thuốc huy động BCĐTT là granulocyte–
colony-stimulating factor (G-CSF) 5µg/kg tiêm dưới da 1 mũi duy nhất, tương tự
như vậy kết hợp thuốc Dexamethasone 4mg tiêm tĩnh mạch. Người hiến nằm tại

H
P

Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương được theo dõi sát diễn biến lâm sàng,
nếu sau 12-18 giờ người hiến khơng có dấu hiệu bất thường tiến hành lấy máu để

đếm số lượng bạch cầu nếu số lượng bạch cầu tăng thì tiến hành gạn tách (6, 30).
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Bá Khanh và cs cho thấy số lượng BCĐTT sau huy
động nằm trong khoảng 37,5 ± 8,4 G/L thuận tiện trong việc gạn tách (28).

U

Theo Hiệp hội bạch cầu hạt của Anh thì khối BCĐTT từ một người hiến có ưu
điểm là có số lượng bạch cầu thu được lớn hơn so với số lượng BCĐTT được điều
chế từ đơn vị buffy coat.

H

1.4.4. Kỹ thuật gạn tách khối bạch cầu đoạn trung tính bằng máy tách tự động
Hiện trên thế giới có nhiều hệ thống gạn tách tế bào máu bằng kỹ thuật dịng
chảy liên tục và khơng liên tục do mục đích nghiên cứu và sử dụng. Tại Việt Nam,
thực hiện gạn tách tế bào như: tiểu cầu, huyết tương, bạch cầu trên nhiều hệ thống
máy gạn tách tự động của các hãng như: Cobe Spectra, Fresenius Comtex, Optia
Spectra đều dựa trên nguyên lý tỷ trọng tế bào. Việc thực hiện gạn tách BCĐTT tại
Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương trên hệ thống máy Optia bằng kỹ thuật
dòng chảy liên tục dựa trên nguyên lý tỷ trọng của tế bào máu. Viện Huyết học –
Truyền máu Trung ương đưa vào thực hiện từ năm 2019 cho người bệnh có nhu cầu
về truyền khối BCĐTT, kỹ thuật này đòi hỏi tay nghề kỹ thuật viên được đào tạo và
xử lý các kỹ thuật trong quá trình thực hiện.


11
Người hiến sau khi đã đạt tiêu chuẩn của người hiến BCĐTT khai thông tin và
ký vào phiếu đồng ý hiến BCĐTT. Tiến hành chuẩn bị máy tách thành phần máu tự
động. Giải thích người hiến BCĐTT trong q trình gạn nếu có bất thường phải
thơng báo. Bật máy và chọn chương trình theo hướng dẫn của nhà sản xuất chọn

chương trình gạn tách BCĐTT và thiết lập bộ thu nhận tế bào vào hệ thống máy,
sau đó nhập các chỉ số của người hiến như: giới tính; chiều cao; cân nặng;
hematocrit (Hct (%)); Số lượng bạch cầu (G/L); Tiểu cầu (G/L). Lắp đường truyền
tĩnh mạch với bộ kít nối với NHM. Bật chương trình gạn tách, trong quá trình gạn
tách theo dõi sát toàn bộ diễn tiến của quá trình gạn tách và sức khỏe của người
hiến. Nếu có lỗi xử lý theo qui trình qui định. Kết thúc chương trình gạn tách hồn

H
P

thiện tất cả các bước và thực hiện kiểm tra chất lượng và bàn giao khối BCĐTT cho
các khoa liên quan trước khi cấp phát cho người bệnh (31).

Ưu điểm: của khối BCĐTT là sản lượng thu được về BCĐTT lớn hơn rất
nhiều BCĐTT pool (3, 32).

Số lượng hồng cầu, số lượng tiểu cầu, số lượng huyết tương cịn lại rất ít trong

U

khối BCĐTT so với điều chế từ buffy coat. Do vậy, khối BCĐTT từ một người hiến
an toàn về mặt miễn dịch hơn khối BCĐTT pool.

Nhược điểm: Là một kỹ thuật cao, khó thực hiện ở cơ sở có qui mơ số

H

giường bệnh nhỏ: Thời gian gạn tách kéo dài; Khó khăn tìm được người hiến phù
hợp; Chi phí đắt.


Chỉ tiêu chất lượng của khối BCĐTT sau gạn tách:
Số lượng BCĐTT tối thiểu: ≥ 1x1010
Số lượng tiểu cầu ≥ 150 G/L.
Ứng dụng: truyền BCĐTT cho người bệnh khi sử dụng kháng sinh và thuốc
huy động bạch cầu không đáp ứng. Cung cấp tế bào máu cho người bệnh ghép tủy
tự thân và đồng loài.


12

H
P

Hình 1. 2. Hệ thống gạn tách Optia Spectra.

U

Nguồn: Viện Huyết học – Truyền máu trung ương
1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng tới khối BCĐTT
1.5.1. Khối BCĐTT pool

H

Theo nguyên cứu của tác giả Lê Na khi tiến hành đánh giá chất lượng 72 đơn
vị máu toàn phần bảo quản điều kiện nhiệt độ ở 220C và bảo quản nhiệt độ phịng
khơng có điều hịa, tác giả nhận thấy rằng số lượng của BCĐTT không giảm trong
8h đầu và chỉ giảm sau 16-18 giờ, ở nhiệt độ 220C tỉ lệ BCĐTT sống trong nghiên
cứu là 82,52 ± 0,17%. Các đơn vị máu tồn phần bảo quản khơng đúng ở nhiệt độ
220C và thời gian đưa vào điều chế quá 24 giờ, tác giả cho thấy số lượng BCĐTT
giảm rõ rệt và sau thời gian 16-18 giờ tỷ lệ sống của BCĐTT là 81,12 ± 0,21%, như

vậy chất lượng của BCĐTT pool phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian bảo quản (33).
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Khánh Hội khi truyền khối BCĐTT pool cho
người bệnh nhiễm trùng bị bỏng nặng có giảm BCĐTT cho thấy số lượng bạch cầu
tăng ở máu ngoại vi (34).


13
1.5.2. Khối BCĐTT gạn tách
Theo nghiên cứu của tác giả Brockmann và cs thấy rằng khi phân tích hồi qui
đa biến tác giả nhận thấy rằng số lượng bạch cầu thu được có mối liên quan tình
trạng nghiện rượu và sử dụng thuốc Corticoid trước đó của NHM. Nghiên cứu của
tác giả chỉ ra rằng người có chiều cao, cân nặng kết hợp với Dexamethasone cho
BCĐTT sau gạn tách cao hơn so với NHM không sử dụng thuốc Dexamethasone
(4). Tương tự, trong nghiên cứu của tác giả nhận thấy giới tính ảnh hưởng đến việc
gạn tách BCĐTT, ở đối tượng nữ giới có số lượng bạch cầu ở máu ngoại vi cao hơn
nam giới nhưng khi tiến hành gạn tách thì số lượng BCĐTT trong khối bạch cầu thu
được thấp hơn nam giới.

H
P

Bên cạnh đó, nếu NHM chỉ dùng liều G-CSF 5µg/kg khơng kết hợp với
Dexamethasone thì số lượng bạch cầu thu được không cao (4). Nghiên cứu cũng chỉ
ra rằng những người hút thuốc cho số lượng bạch cầu cao hơn so với người không
hút thuốc. Nghiên cứu của các tác giả Carilli và cs cho thấy ở người hiến BCĐTT
sử dụng thuốc huy động bạch cầu có kết hợp với thuốc Corticoid cho thấy ở nhóm

U

người Mỹ gốc Phi cho số lượng bạch cầu cao hơn so với người da trắng và người

Tây Ban Nha (35). Tương tự như vậy, nghiên cứu của tác giả Chatta cũng thấy rằng
khi sử dụng thuốc huy động BCĐTT ở máu ngoại vi trong 38 người gồm: 19 người

H

trẻ tuổi độ tuổi từ 19 đến 20 tuổi và 19 người có độ tuổi từ 70 đến 80 tuổi, tác giả
nhận thấy rằng khơng có sự khác nhau về số lượng BCĐTT thu được (36). Tuy
nhiên, trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Bá Khanh và cs những yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng khối BCĐTT thu được về thời gian, bảo quản và tốc độ dòng
chảy cũng cho kết quả tương tự. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của tác giả không ghi
nhận trường hợp nào phải loại bỏ và ngừng không gạn tách BCĐTT (28).
1.6. Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
1.6.1 Trên thế giới
Trên Thế giới, các nghiên cứu về chế phẩm máu rất đa dạng ở nhiều khía
cạnh, khối BCĐTT cũng khơng nằm ngồi sự quan tâm của các nhà khoa học. Các
nghiên cứu đều hướng đến việc hồn thiện qui trình cũng như tăng chất lượng của


14
khối sản phẩm. Các vấn đề thường được quan tâm về thời gian, điều kiện bảo quản,
ảnh hưởng của thuốc huy động bạch cầu, ảnh hưởng của qui trình đến sức khỏe của
người hiến. Có thể kể đến những nghiên cứu nổi bật như:
Nghiên cứu của tác giả Sulis và cs trong khối BCĐTT có hồng cầu, tiểu cầu,
huyết tương của NHM, khi bảo quản khối BCĐTT trong vòng 8 giờ các chỉ số
BCĐTT không thay đổi về chức năng của bạch cầu đảm bảo là xâm nhập tới các
vùng tổn thương. Tuy nhiên tác giả khuyến cáo khối BCĐTT được bảo quản 20240C trong vịng 24 giờ khơng lắc và truyền càng sớm càng tốt (37). Một nghiên
cứu độc lập khác được thực hiện bởi tác giả Hillyer và cs năm 2009 cũng cho ra kết
quả tương tự. Nghiên cứu của tác giả C. Peters năm 2008 đã chỉ ra rằng việc huy

H

P

động BCĐTT bằng G-CSF (granulocyte–colony-stimulating factor) sau 24 giờ cho
số lượng BCĐTT trung bình 6 x1010 tế bào bạch cầu, trong nghiên cứu cũng chỉ ra
rằng ở NHM khỏe mạnh khi dùng thuốc huy động bạch cầu kết hợp Dexamethasone
thì số lượng bạch cầu tăng cao (38). Nghiên cứu của tác giả Brockmann và cs trong
378 NHM khỏe mạnh được thu thập từ 1999 đến 2007 đều được sử dụng thuốc huy

U

động bạch cầu kết hợp Dexamethasone đều thu được số lượng bạch cầu từ 3,07–
14,92 x1010. Tuy nhiên, trong nhóm nghiên cứu của tác giả ghi nhận có >2% NHM
đều có cảm giác lạnh và triệu chứng giống như cúm, đau xương: 31,4%, đau đầu:

H

19,6% và ngất: 15,7%. Trong nghiên cứu của tác giả không ghi nhận những bất
thường xảy ra về khối BCĐTT (4). Nghiên cứu của tác giả Lee và cs từ tháng
1/2015 đến tháng 6/2017 ở bệnh viện Seoul St. Mary’s trong 281 người hiến
BCĐTT gồm 270 nam và 11 nữ cho thấy số lượng bạch cầu trước khi gạn 6,30 ±
1,34 x109/L, sau khi huy động 24 giờ số lượng BCĐTT đạt được 24,40 ± 4,41
x109/L đều tăng cao (16). Ngoài ra, nghiên cứu của tác giả Burghardt đề cập đến
việc chiếu xạ cho khối BCĐTT vì theo như tác giả khối BCĐTT có chứa nhiều
hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu lympho, hệ thống miễn dịch trẻ sơ sinh phát triển chưa
đầy đủ dẫn đến nguy cơ bị nhiễm trùng cao do trong khối BCĐTT lẫn nhiều bạch
cầu lympho (39).


×