Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành của người dân về sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần ở thị trấn tân quới, huyện bình tân, tỉnh vĩnh long năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.09 MB, 137 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN HỮU ĐỨC

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI DÂN VỀ SỬ DỤNG

H
P

SẢN PHẨM NHỰA DÙNG MỘT LẦN Ở THỊ TRẤN TÂN QUỚI,
HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG NĂM 2022

LUẬN VĂN

U

THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

H

HÀ NỘI – 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN HỮU ĐỨC



KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI DÂN VỀ SỬ DỤNG

H
P

SẢN PHẨM NHỰA DÙNG MỘT LẦN Ở THỊ TRẤN TÂN QUỚI,
HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG NĂM 2022

U

LUẬN VĂN

THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

H

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN THỊ NHỊ HÀ

HÀ NỘI - 2022


i

MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................... i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. iv
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ...................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................4
1.1. Tổng quan về sản phẩm nhựa dùng một lần ........................................................4

H
P

1.1.1 Các khái niệm, định nghĩa ..................................................................................4
1.1.2. Phân loại sản phẩm nhựa dùng một lần tác động đến mơi trường ....................5
1.1.3. Lợi ích của việc sử dụng sản phẩm nhựa ..........................................................8
1.1.4. Tác động của sự ô nhiễm chất thải nhựa ...........................................................9
1.1.5. Chính sách về quản lý chất thải nhựa dùng một lần tại Thế giới và Việt Nam

U

...................................................................................................................................10
1.1.6. Khó khăn trong hoạt động kiểm sốt chất thải nhựa tại Việt Nam .................15
1.2. Kiến thức, thái độ, thực hành về sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần của

H

người dân ...................................................................................................................16
1.2.1. Kiến thức về sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần .......................................16
1.2.2. Thái độ về sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần...........................................19
1.2.3. Thực hành về sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần ......................................21

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ, thực hành về sử dụng sản phẩm
nhựa dùng một lần .....................................................................................................24
1.3.1. Yếu tố cá nhân .................................................................................................24
1.3.2. Tiếp cận với các chính sách quản lý của chính quyền địa phương .................26
1.3.3. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ với thực hành ......................................27
1.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................................28
1.5. Khung lý thuyết ..................................................................................................29
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................31


ii

2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................31
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ........................................................................................31
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ..........................................................................................31
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu .........................................................................31
2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................31
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu....................................................................31
2.4.1. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu định lượng ...........................31
2.4.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu định tính ..............................32
2.5. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................33
2.5.1. Công cụ thu thập số liệu ..................................................................................33

H
P

2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu ..........................................................................34
2.6. Biến số nghiên cứu .............................................................................................35
2.6.1. Biến số nghiên cứu định lượng .......................................................................35
2.6.2. Chủ đề chính trong nghiên cứu định tính ........................................................35

2.7. Thước đo, tiêu chuẩn đánh giá ...........................................................................36

U

2.7.1. Thước đo, tiêu chuẩn đánh giá kiến thức ........................................................36
2.7.2. Thước đo, tiêu chuẩn đánh giá thái độ ............................................................36
2.7.3. Thước đo, tiêu chuẩn đánh giá thực hành .......................................................36

H

2.8. Phương pháp phân tích số liệu ...........................................................................37
2.9. Vấn đề đạo đức nghiên cứu ................................................................................37
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................38
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu .......................................................38
3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu .......................................38
3.1.2. Tiếp cận của người dân với chính sách quản lý sử dụng sản phẩm nhựa dùng
một lần tại địa phương ..............................................................................................39
3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về sử dụng sản phẩm nhựa dùng
một lần .......................................................................................................................42
3.2.1. Kiến thức của người dân về sản phẩm nhựa dùng một lần .............................42
3.2.2. Thái độ của người dân về sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần ...................49
3.2.3. Thực hành của người dân về sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần ..............53


iii

3.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành của người dân về sử dụng sản phẩm
nhựa dùng một lần .....................................................................................................56
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ........................................................................................62
4.1. Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về sử dụng sản phẩm nhựa dùng

một lần .......................................................................................................................63
4.1.1. Kiến thức của người dân về sản phẩm nhựa dùng một lần .............................63
4.1.2. Thái độ của người dân về sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần ...................67
4.1.3. Thực hành của người dân về sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần ..............70
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành của người dân về sử dụng sản phẩm
nhựa dùng một lần .....................................................................................................74

H
P

4.2.1. Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học và thực hành sử dụng sản phẩm
nhựa dùng một lần .....................................................................................................74
4.2.2. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ với thực hành sử dụng sản phẩm nhựa
dùng một lần ..............................................................................................................75
4.2.3. Mối liên quan giữa các chính sách của chính quyền địa phương và thực hành

U

sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần .......................................................................76
4.3. Những hạn chế của nghiên cứu ..........................................................................77
KẾT LUẬN ...............................................................................................................80

H

KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................82
PHỤ LỤC 1. BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG .........................................89
PHỤ LỤC 2. BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN .............................................................94
PHỤ LỤC 3. HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU .................................................104
PHỤ LỤC 4. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC

HÀNH CỦA NGƯỜI DÂN VỀ SỬ DỤNG SẢN PHẨM NHỰA DÙNG MỘT
LẦN .........................................................................................................................105


iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ASEM

Diễn đàn hợp tác Á – Âu (Asia Europe Summit Meeting)

BAP

Nhóm chất này chuyển hóa, thực hiện phản ứng và gắn kết DNA
dẫn đến đột biến và cuối cùng là gây ung thư (Benzopyrene: Là sự
kết hợp của vịng benzen và pyren)

COVID-19

Bệnh đường hơ hấp truyền nhiễm do coronavirus có tên là SARSCoV-2 gây ra (Corona virus deasease)

DDT

Chất hữu cơ cao phân tử tổng hợp, có chứa chlor, ở dạng bột có
màu trắng, mùi đặc trưng, không tan trong nước (Dichloro-

H
P


Diphenyl-Trichloroethane)
EEA

Cơ quan Môi trường Châu Âu (European Environment Agency)

PET

Loại nhựa dẻo thuộc loại Polyester (Polyethylene terephthalate)

POP

Các hóa chất/nhóm hóa chất hữu cơ độc hại bền vững trong môi
trường (Persistant Organic Polutants)

PVC

U

Loại nhựa nhiệt dẻo được tạo thành từ phản ứng trùng hợp
vinylclorua (Polyvinylchloride)

SPNDML

Sản phẩm nhựa dùng một lần

SUP

Sản phẩm nhựa dùng một lần (Single use plastic)

UBND


Ủy ban nhân dân

UNEP

Chương trình Mơi trường Liên Hợp quốc (United Nations

H

Environment Programme)
WHO

Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)

WWF

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (World Wide Fund For
Nature)


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu ................................38
Bảng 3.2. Tiếp cận của người dân với biện pháp, chính sách quản lý sử dụng sản
phẩm nhựa dùng một lần tại địa phương...................................................................39
Bảng 3.3. Biện pháp thu gom rác thải tại địa phương...............................................41
Bảng 3.4. Áp dụng các chính sách để giảm thiểu chất thải nhựa dùng một lần .......41
Bảng 3.5. Kiến thức của người dân về sản phẩm nhựa dùng một lần.......................42
Bảng 3.6. Kiến thức của người dân về tác hại của sản phẩm nhựa dùng một lần ....45

Bảng 3.7. Kiến thức về tác hại của rác thải nhựa dùng một lần đối với môi trường 46
Bảng 3.8. Kiến thức về tác hại của rác thải nhựa dùng một lần đối với sức khỏe con

H
P

người .........................................................................................................................46
Bảng 3.9. Kiến thức về tác hại của rác thải nhựa dùng một lần đối với môi trường
sống của sinh vật biển ...............................................................................................47
Bảng 3.10. Kiến thức chung về sản phẩm nhựa dùng một lần..................................48
Bảng 3.11. Thái độ của người dân về sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần ..........49

U

Bảng 3.12. Thái độ của người dân về sử dụng sản phẩm thay thế sản phẩm nhựa
dùng một lần ..............................................................................................................51
Bảng 3.13. Thái độ chung về sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần .......................52

H

Bảng 3.14. Thực hành của người dân về sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần .....54
Bảng 3.15. Thực hành chung về sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần ..................56
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa kiến thức về sản phẩm nhựa dùng một lần và thực
hành sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần ..............................................................58
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa thái độ và thực hành sử dụng sản phẩm nhựa dùng
một lần .......................................................................................................................59
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa tiếp cận các chính sách của chính quyền địa phương
và thực hành sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần .................................................60



vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Phân loại sản phẩm nhựa ........................................................................6
Biểu đồ 3.1. Kênh truyền thông về sản phẩm nhựa dùng một lần (N=408) .............40
Biểu đồ 3.2. Những sản phẩm nhựa dùng một lần được người dân thường xuyên sử
dụng ...........................................................................................................................53

H
P

H

U


vii

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Ước tính có khoảng 12 tỷ tấn rác nhựa trong các bãi rác và môi trường tự
nhiên. Hầu hết là các loại nhựa không phân hủy sinh học và tồn tại lâu trong môi
trường. Sự hiểu biết về nhựa sử dụng một lần và thái độ, hành vi sử dụng của người
dân còn hạn chế. Đặc biệt, gần đây vấn đề mơi trường ít được chú trọng do tình hình
dịch bệnh diễn biến phức tạp. Để thực hành tốt về sản phẩm nhựa dùng một lần thì
cần có kiến thức đầy đủ và thái độ đúng đắn. Khi người dân có kiến thức, thái độ,
thực hành về sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần tốt sẽ giúp công tác quản lý và
giảm thiểu chất thải nhựa tốt hơn. Nghiên cứu “Kiến thức, thái độ, thực hành và
một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành của người dân về sử dụng sản phẩm

H

P

nhựa dùng một lần ở thị trấn Tân Quới, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long năm
2022” nhằm cung cấp cơ sở khoa học, đưa ra giải pháp giúp người dân sử dụng sản
phẩm nhựa dùng một lần đúng, với hai mục tiêu (1) mô tả kiến thức, thái độ và thực
hành và (2) xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành của người dân về sử
dụng sản phẩm nhựa dùng một lần ở thị trấn Tân Quới, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh

U

Long năm 2022.

Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang kết hợp giữa định lượng và định tính
được thực hiện trên 408 người dân đang sinh sống tại thị trấn Tân Quới, huyện Bình

H

Tân, tỉnh Vĩnh Long từ tháng 06/2021 đến tháng 10/2022. Số liệu định lượng được
thu thập bằng bộ câu hỏi có cấu trúc được thiết kế sẵn bao gồm 04 phần: kiến thức,
thái độ, thực hành của người dân và khả năng tiếp cận, chính sách. Mỗi câu trả lời
đúng về kiến thức, thái độ, thực hành được tính là 1 điểm, trong đó: Kiến thức đạt
khi trả lời đúng câu B5 và có tổng điểm đạt > 06/12 điểm, thái độ đạt khi có tổng
điểm đạt > 3,5/7 điểm, thực hành đạt khi có tổng điểm đạt > 02/04 điểm. Số liệu
được nhập bằng phần mềm EpiData 3.1 và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0.
Nghiên cứu đã tiến hành 06 cuộc phỏng vấn sâu với đại diện 03 hộ kinh doanh và
03 hộ gia đình khơng kinh doanh để tìm hiểu về một số yếu tố ảnh hưởng đến thực
hành sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần của người dân. Thơng tin định tính được
mã hóa và phân tích theo chủ đề.



viii

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người dân có kiến thức đạt, thái độ đạt, thực
hành chung đạt về sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần chiếm tỷ lệ lần lượt là
55,6%, 65,7%, 47,8%. Trong đó, một số yếu tố có mối liên quan có ý nghĩa thống
kê với thực hành về sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần là: người có thu nhập < 5
triệu/tháng có tỷ lệ thực hành chưa đạt cao hơn (OR=1,54; CI 95% của OR: 1,03 –
2,31), người không tiếp cận được chính sách giảm thiểu rác thải nhựa dùng một lần
tại địa phương có tỷ lệ thực hành chưa đạt cao hơn (OR=1,8; CI 95% của OR: 1,182,75), người sống tại địa phương khơng có biện pháp thu gom rác thải có tỷ lệ thực
hành chưa đạt cao hơn (OR=3,12; CI 95% của OR: 2,05-4,76). Ngồi ra, người có
kiến thức đạt (OR = 1,52; CI 95% của OR: 1,03 – 2,26), có thái độ đạt (OR = 1,55;

H
P

CI 95% của OR: 1,02 – 2,34) về sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần sẽ có tỷ lệ
thực hành đạt cao hơn người có kiến thức chưa đạt hay có thái độ chưa đạt.
Khuyến nghị: Chính quyền địa phương tăng cường truyền thơng nâng cao
nhận thức và thay đổi thói quen của người dân về sử dụng sản phẩm nhựa dùng một
lần, tập trung đối với người có thu nhập thấp, chưa có việc làm với thu nhập ổn định

U

và người khơng sống cùng gia đình. Vận động người dân sử dụng các sản phẩm
thay thế các sản phẩm nhựa và tăng cường triển khai nhiều chính sách giảm thiểu
rác thải nhựa dùng một lần và giải pháp để thu gom và xử lý rác thải phù hợp.

H



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhựa đã trở thành một nguy cơ đa quốc gia, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
môi trường và sức khỏe con người. Các nghiên cứu dự đoán số lượng nhựa sẽ tăng
gấp hai lần vào năm 2030 (1). Tuy nhiên, do đại dịch COVID-19 vẫn còn đang diễn
biến phức tạp, số lượng tiêu thụ sản phẩm nhựa dùng một lần (bao gồm thiết bị bảo
hộ cá nhân và găng tay) thực tế có thể lớn hơn (2). Ước tính hàng năm có 300 triệu
tấn nhựa được sản xuất trên thế giới, trong đó nhựa dùng một lần chiếm ½. Việc
tiêu thụ quá nhiều nhựa dùng một lần và quản lý kém dẫn đến hàng loạt các vấn đề
môi trường (1).
Sản phẩm nhựa thường được sử dụng một lần trước khi vứt bỏ hoặc tái chế

H
P

như ống hút, túi ni lông, chai nhựa, ly nhựa,... Hầu hết, các loại nhựa đều phân hủy
thành các mảnh nhỏ hơn gọi là vi nhựa (microplastic). Các hạt vi nhựa có thể tồn tại
đến hơn 1.000 năm trong môi trường; không bị phân hủy bởi ánh sáng mặt trời hoặc
vi sinh vật (3). Chất thải nhựa dùng một lần đã gây ô nhiễm môi trường (đất, nước,
khơng khí) và gây nguy hiểm cho các loài sinh vật sống, làm trầm trọng thêm các

U

thảm họa thiên nhiên. Các sản phẩm nhựa dùng một lần, chứa các hóa chất gây ung
thư như styren và benzen, gây tổn thương hệ thần kinh, phổi khi xâm nhập vào cơ
thể. Xử lý chất thải nhựa bằng cách đốt chúng trong các hố ngồi trời sẽ giải phóng

H


các khí độc hại như furan, dioxin gây hại cho môi trường và các sinh vật sống bao
gồm cả con người (1).

Tăng trưởng kinh tế và đơ thị hóa với tốc độ nhanh cũng như thay đổi lối
sống ở Việt Nam đã dẫn đến cuộc khủng hoảng ơ nhiễm nhựa. Mỗi năm có khoảng
1,8 triệu tấn rác nhựa được thải ra, trong đó có hơn 30 tỷ túi ni-lơng (4). Bình qn
mỗi hộ gia đình đã sử dụng khoảng 01kg túi ni lơng/tháng. Trên 80% số túi ni lơng
đó bị thải bỏ ngay sau khi dùng một lần (4). Sự hiểu biết về nhựa dùng một lần, thái
độ, hành vi sử dụng là không đủ đối với người dân ở các địa phương hiện nay do
các cơng tác truyền thơng, chính sách về quản lý chất thải nhựa cịn hạn chế (5). Để
góp phần hỗ trợ các chương trình giảm thiểu ơ nhiễm nhựa, World Bank đã đề xuất
một lộ trình chính sách nhằm giảm thiểu sử dụng các loại nhựa dùng một lần phổ
biến nhất và Chính phủ đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường (2020), Chỉ thị 33/CT-


2

TTg, Quyết định số 1746/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, gần đây
vấn đề môi trường không được chú trọng do tình hình dịch bệnh COVID-19 (6,7,8).
Để thực hành tốt về nhựa dùng một lần thì cần có kiến thức đầy đủ và thái độ đúng
đắn. Khi người dân có kiến thức, thái độ, thực hành về sử dụng sản phẩm nhựa dùng
một lần tốt sẽ giúp công tác quản lý và giảm thiểu chất thải nhựa tốt hơn.
Thị trấn Tân Quới là thị trấn mới được thành lập năm 2020 với diện tích
14,72 km2 và quy mơ dân số 21.168 người, với vai trò là trung tâm phát triển các
ngành kinh tế mũi nhọn như: thương mại dịch vụ, sản xuất công nghiệp – tiểu thủ
công nghiệp,… Để phát triển bền vững kinh tế thì việc đảm bảo an sinh xã hội và
bảo vệ môi trường sống là điều vô cùng quan trọng. Cùng với việc phát triển kinh

H
P


tế-xã hội, chất thải sinh hoạt, chất thải từ các hoạt động kinh tế, đặc biệt là sản phẩm
nhựa dùng một lần ngày càng tăng, trung bình thu gom khoảng 3,6 tấn/ngày theo
báo cáo của Thị trấn Tân Quới (9). Tuy nhiên, kiến thức về tác hại và ý thức sử
dụng sản phẩm nhựa dùng một lần của người dân vẫn chưa tốt, họ vẫn thực hiện các
thói quen cũ như để rác không đúng nơi quy định, không phân loại rác, không chú

U

trọng đến việc sử dụng những sản phẩm thay thế với khả năng phân hủy tốt hơn.
Đến nay, chưa có nghiên cứu hay báo cáo khảo sát đầy đủ về kiến thức, thái độ và
thực hành của người dân về sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần tại thị trấn Tân

H

Quới. Do đó, hiện chưa có số liệu chung, bao quát tổng thể về vấn đề này. Đây cũng
là một vấn đề khó khăn trong cơng tác quản lý sử dụng sản phẩm nhựa dùng một
lần. Chính vì vậy, nghiên cứu “Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố ảnh
hưởng đến thực hành của người dân về sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần ở
thị trấn Tân Quới, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long năm 2022” sẽ giúp chúng tơi
có thơng tin cơ bản, tạo điều kiện cho việc hoạch định các chính sách, chiến lược
địa phương về việc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, cũng như đề xuất các giải
pháp quản lý, hạn chế sử dụng chúng.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kiến thức, thái độ và thực hành của người dân về sử dụng sản phẩm
nhựa dùng một lần ở thị trấn Tân Quới, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long năm 2022.

2. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành của người dân về sử
dụng sản phẩm nhựa dùng một lần ở thị trấn Tân Quới, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh
Long năm 2022.

H
P

H

U


4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về sản phẩm nhựa dùng một lần
1.1.1 Các khái niệm, định nghĩa
Nhựa là các hợp chất cao phân tử, hợp chất này được cấu tạo từ các nhóm
đơn phân tử nhỏ được liên kết lại với nhau. Nhựa còn được gọi tên là chất dẻo, thể
thông thường của nhựa ở giữa rắn và lỏng. Nhựa gồm có hai loại chính là nhựa tổng
hợp có nguồn gốc từ dầu thơ, khí đốt tự nhiên hoặc than đá và nhựa sinh học đến từ
các sản phẩm tái tạo như carbohydrate, tinh bột, dầu mỡ thực vật, vi khuẩn và các
chất sinh học khác (10,11).
Sản phẩm nhựa dùng một lần (Single-use plastic-SUP) là những sản phẩm

H
P

được sản xuất từ nhựa, phù hợp mục đích dùng duy nhất một lần hoặc dùng trong
thời gian ngắn rồi vứt bỏ, như thìa nhựa, cốc nhựa, hộp xốp, nĩa nhựa,… sau khi

dùng xong, các sản phẩm này sẽ trở thành rác thải nhựa dùng một lần. Có hơn 50%
rác thải nhựa thải ra môi trường là từ sản phẩm nhựa dùng một lần và con số này
đang tăng lên mỗi ngày. Sản phẩm nhựa dùng một lần rất tiện ích với nhịp sống hối

U

hả hiện nay vì tính nhanh, gọn, nhẹ, không cần mất công chùi rửa sau khi sử dụng
nên nó càng ngày được càng được dùng phổ biến (10,11).

Nguyên tắc sử dụng đồ nhựa dùng một lần đựng thực phẩm là sau lần dùng

H

đầu tiên, đồ nhựa đó phải được thu lại và khơng được dùng để tái chế lại. Nếu sử
dụng lại thì sẽ có nguy cơ bị bệnh từ đồ nhựa là cực kỳ lớn, gây ảnh hưởng đến sức
khỏe.

Rác thải nhựa là những sản phẩm được sản xuất bằng nhựa đã qua sử dụng
hoặc chưa sử dụng và được thải ra môi trường, bao gồm: túi nhựa, chai nhựa, ống
hút nhựa,... Rác thải nhựa có thời gian phân hủy rất lâu có thể lên đến cả trăm, ngàn
năm (10,11).
Ơ nhiễm rác thải nhựa (ơ nhiễm chất dẻo) là sự tích tụ các đồ nhựa (ví dụ:
chai nhựa, túi nhựa, cốc nhựa,…) trong mơi trường của trái đất và gây ảnh hưởng
xấu đến môi trường sống, sức khỏe con người và động vật. Ngoài ra, khái niệm “ô
nhiễm trắng” cũng được đưa ra với tên gọi cho loại ô nhiễm do túi ni lông gây ra
cho môi trường do con người xử lý không đúng cách sau khi sử dụng (10,11).


5


1.1.2. Phân loại sản phẩm nhựa dùng một lần tác động đến môi trường
* Hiệp hội Công nghiệp Nhựa đã đưa ra hệ thống Mã nhận dạng loại nhựa
(RIC) trong đó chia nhựa thành 7 loại theo sự khác biệt của chúng và tác động của
chúng đối với môi trường (10,11):
Loại 1: Hầu hết các chai nước khoáng, chai nước ngọt, cốc nhựa dùng một
lần, chai dầu... đều thuộc loại đồ nhựa số 1 và được làm từ nhựa polyethylen
terephthalat, viết tắt là PETE hoặc PET. Những loại nhựa này khá an tồn và khơng
gây ra những tác hại xấu cho sức khỏe. Thường được sử dụng để chứa đựng thực
phẩm. Tuy nhiên, loại nhựa này dễ bị nhiếm khuẩn nên thường chỉ sử dụng một lần.
Chúng được tái chế rất dễ dàng.

H
P

Loại 2: Các thùng nhựa được dùng cho bảo quản thực phẩm làm từ chất liệu
này. Loại nhựa để làm thùng nhựa là có tỷ trọng polyethylen cao, viết tắt là HDPE.
Các bình sữa cho trẻ em, chai đựng sữa, nước trái cây, dầu gội đầu, nước rửa chén,
sữa tắm,... đều là loại nhựa số 2. Loại nhựa này được xem là an tồn, vi khuẩn khó
tích tụ do bề mặt khá trơn láng và có thể dễ dàng tái chế.

U

Loại 3: Đây là loại nhựa có tên là polyvinyl clorua (PVC) (viết tắt là V). Các
loại như áo mưa, vật liệu xây dựng, hộp nhựa, màng co các loại chai, màng bọc thức
ăn,... được làm từ nhựa PVC này. Vì nhựa PVC giá rẻ, có độ dẻo cao, song chỉ chịu

H

được 81°C. Nhựa PVC không được tái chế.
Loại 4: Là loại nhựa polyethylen mật độ thấp (viết tắt là LDPE). Thường

đươc sử dụng để làm các loại túi bóng, các loại chai có thể bóp, một số loại chai
nhựa, túi gói thực phẩm, hộp đựng thực phẩm,... Loại nhựa này khá an tồn, nhưng
nó cũng khơng được tái chế.

Loại 5: Là nhựa polypropylen (viết tắt PP). Loại nhựa này thích hợp cho việc
đựng thực phẩm nhất. Các sản phẩm làm từ loại nhựa này như hộp sữa chua, chai
đựng nước lọc, lọ đựng thuốc, ống hút,.... Hộp dùng trong lị vi sóng thường sử
dụng loại nhựa này vì khả năng chịu nhiệt đạt 130°C. Loại nhựa này là an toàn, rất
dễ tái chế và được chấp nhận bởi chương trình tái chế.
Loại 6: là nhựa polystyren (viết tắt PS) hay còn gọi là styrofoam, xốp. Loại
nhựa này thường được sử dụng đề làm ra các cốc nhựa dùng một lần, đồ nhựa dùng


6

một lần như ly, hộp, đĩa thức ăn nhanh hay các hộp thức ăn mang về. Chúng có khả
năng chịu nhiệt và lạnh cao.
Loại 7: là loại được làm từ nhựa khác so với 6 loại trên.

H
P

Biểu đồ 1.1. Phân loại sản phẩm nhựa
* Một số sản phầm nhựa được sử dụng
- Túi nhựa, bao bì thực phẩm mang đi

U

Một loại rác thải có số lượng lớn là túi ni-lơng dùng một lần. Đa số túi nhựa
được làm từ nhựa HDPE và LDPE. Trong năm 2014, tại Mỹ có khoảng 103.465 tỷ

túi mua sắm bằng nhựa dùng một lần đã được tiêu thụ. Trên toàn cầu, chỉ 9% chất

H

thải nhựa được tái chế trong khi 22% chất thải nhựa chưa được xử lý (12), túi ni lông
là một nguồn đáng kể của rác trên đất liền, các mảnh vụn trên bề mặt cũng như trong
lòng đại dương và làm giảm khả năng quản lý, thu gom nước mưa. Chúng cũng làm
giảm hiệu quả của các hệ thống tái chế tự động (13).
Ngành bao bì nhựa có tỷ lệ tiêu thụ cao nhất trên tồn cầu, đóng góp vào
khoảng 40% lượng nhựa sử dụng trong năm 2014. Loại nhựa được sử dụng rộng rãi
nhất để đóng gói là PET do sự kết hợp của các đặc tính có giá trị như, độ bền hóa học
và nhiệt, dễ gia cơng và hiệu quả về chi phí (13).
- Chai nước giải khát: được cấu tạo bằng Polyetylen (PET) đã có sự tăng
trưởng lớn về nhu cầu và doanh số bán hàng ở các nước trên thế giới. Một triệu chai
nhựa được mua trên khắp thế giới mỗi phút và con số sẽ tăng thêm 20% vào năm
2021. Các đặc tính khiến PET được ưa chuộng đối với các chai chứa chất lỏng cũng


7

giúp nó có khả năng chống phân hủy sinh học trong môi trường cao. Chai nhựa tái sử
dụng hiện nay được bán trên thị trường như một giải pháp để giảm tác động của chai
nhựa dùng một lần (13).
- Bộ đồ ăn và cốc nước giải khát: Ước tính khoảng 12% rác thải nhựa phát
sinh từ dịch vụ ăn uống. Với số lượng đáng kể này và việc thu gom rác hỗn hợp
không phân loại thường là cách thực tế xử lý các dịng chất thải, việc phân loại rác
có thể tạo thuận lợi cho việc thu gom chất thải cũng như giảm tác động đến môi
trường, việc quản lý chất thải thực phẩm được tốt hơn (13). Cốc đựng đồ uống sử
dụng một lần thường dùng cho đồ uống nóng và lạnh. Việc thiết lập nơi bỏ cốc đã
được sử dụng có thể là yếu tố quan trọng quyết định liệu nó có thực sự được tái sử


H
P

dụng hay không và hạn chế các tác động liên quan (13).

- Tã lót sử dụng một lần là một phần của ngành công nghiệp đang bùng nổ,
dự kiến sẽ đạt hơn 71 tỷ đơ la Mỹ trên tồn thế giới vào năm 2022, với khoảng 33 tỷ
tã lót sử dụng một lần ước tính sẽ được tiêu thụ mỗi năm ở châu Âu và tạo ra
khoảng 6,7 triệu tấn chất thải hàng năm. Các tác động mơi trường của tã lót sử dụng

U

một lần bao gồm việc thải các hóa chất độc hại ra môi trường và việc quản lý chất
thải hiện đang cho thấy chúng được đưa vào các bãi chôn lấp hoặc được thải ra sông
và biển (13).

H

- Sản phẩm kinh nguyệt: Phần lớn tác động môi trường từ các sản phẩm kinh
nguyệt phổ biến đến từ tính chất dùng một lần của chúng (13). Phụ nữ đương đại
hiện nay đã quá quen với các sản phẩm vệ sinh hiệu quả và kín đáo nên việc tái sử
dụng là không khả thi ở các nước phát triển. Mặc dù vậy, gần đây việc gia tăng
quan tâm đến các sản phẩm có thể tái sử dụng, dường như đã lan truyền qua các
phương tiện truyền thông xã hội (13).
- Thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) (khẩu trang, khăn che mặt, áo chồng và
găng tay) đã trở thành nguồn chính gây ô nhiễm vi nhựa, đặc biệt là các chất gây ô
nhiễm môi trường đối với các hệ thống thủy sinh. Trước COVID-19, PPE chủ yếu
được các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các phịng thí nghiệm nghiên
cứu sử dụng một cách có kiểm sốt. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19, PPE đang

được sử dụng và thải bỏ trên quy mơ lớn chưa từng có. Hầu hết mọi cá nhân sử


8

dụng PPE hàng ngày theo các biện pháp che mặt bắt buộc hoặc được khuyến nghị.
Tuy nhiên, việc kiểm soát quy trình xử lý thải bỏ đã bị chậm lại so với nhu cầu đang
tăng cao, lượng PEE dùng để chống lại các loại virus mới, ơ nhiễm khơng khí do
bụi bẩn và hạt vi nhựa gây ra, các mối nguy hiểm tại nơi làm việc và để thực hành y
học một cách an tồn (2).
1.1.3. Lợi ích của việc sử dụng sản phẩm nhựa
Những sản phẩm nhựa có giá trị với nhiều khía cạnh của xã hội, nó là một vật
liệu độc đáo: thường nhẹ, đàn hồi, thường không phản ứng, khơng thấm nước và rẻ
(12). Đó cũng chính là những lý do khiến sản phẩm nhựa được sử dụng phổ biến ngày
nay. Nghiên cứu của Phạm Thị Mai Thảo và cộng sự (2021) cho thấy, phần lớn người

H
P

dân nêu lý do sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa, đặc biệt là các sản phẩm dùng
một lần vì giá rẻ hơn rất nhiều so với các vật dụng làm bằng nguyên liệu khác (12).
Cụ thể: có 72,5% người được phỏng vấn chọn sử dụng sản phẩm nhựa là vì tiện lợi;
22,1% sử dụng vì giá rẻ; 5,4% chọn cả hai ý kiến trên và có những lý do khác để
chọn sử dụng sản phẩm nhựa vì sau sử dụng có thể bán cho các cơ sở thu gom tái

U

chế,… Khảo sát cũng cho thấy, tỷ lệ người được phỏng vấn thường xuyên sử dụng
đồ nhựa dùng một lần là 59,2%; 32% thi thoảng; 7,9% hiếm khi và cịn lại là khơng
sử dụng (12).


H

Theo kết quả khảo sát tại Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ các đơn vị siêu thị, chợ
vẫn sử dụng túi ni lông để phát cho khách rất cao. Kết quả khảo sát trên 300 người dân
cho thấy phần lớn họ có thói quen không mang theo giỏ/túi xách khi đi chợ/siêu thị
(78%), trong đó có 67,95% cho rằng đi chợ khơng cần mang theo giỏ/túi xách vì
chợ/siêu thị phát cho túi ni lơng khi mua hàng (13).
Bên cạnh những lợi ích của sản phẩm nhựa dùng một lần thì vấn đề ơ nhiễm nhựa
có thể ảnh hưởng khơng tốt đến đất đai và đại dương. Các sinh vật sống, đặc biệt là
động vật biển, có thể bị ảnh hưởng do ăn trực tiếp phế thải nhựa, hoặc do tiếp xúc với
hóa chất trong chất dẻo làm gián đoạn các chức năng sinh học. Con người bị ảnh
hưởng bởi ô nhiễm nhựa, chẳng hạn như thông qua sự gián đoạn trục hoocmon tuyến
giáp hoặc mức hoocmon (14).


9

1.1.4. Tác động của sự ô nhiễm chất thải nhựa
1.1.4.1. Tác động đến môi trường
Rác thải nhựa là một thách thức lớn cho môi trường, phải mất một thời gian rất
lâu, có thể lên tới hàng trăm năm, những rác thải nhựa này mới có thể phân hủy. Một
chiếc ống hút nhựa phải mất từ 100 đến 500 năm mới phân hủy hết, một chiếc túi nhựa
cần thời gian khoảng 500-1000 năm. Nhựa là chất liệu không tự phân hủy sinh học mà
chỉ có thể phân hủy bởi ánh sáng mặt trời hoặc phân rã thành những mảnh nhỏ. Điều
này làm thay đổi tính chất vật lý của đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh
dưỡng, ngăn cản oxy đi qua đất,… làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây cỏ, dẫn đến
xói mịn đất (15,16).

H

P

1.1.4.2. Tác động đến sức khỏe

Rác thải nhựa gây ra rất nhiều hậu quả lớn, vì chúng có thời gian phân hủy
dài nên khi bị thải ra mơi trường thì theo thời gian sẽ bị phân rã thành các mảnh
nhựa siêu nhỏ đi vào mơi trường nước, đất, khơng khí,… và thậm chí là thức ăn,
khiến cho động vật ăn phải. Khi con người tiếp xúc và ăn các loại động vật này sẽ

U

gián tiếp đưa các mảnh nhựa siêu nhỏ vào cơ thể, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Khi xử lý rác thải nhựa theo hình thức đốt thì sẽ sinh ra các khí độc bao gồm dioxin,
furan,… làm ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, tăng khả năng

H

ung thư,… gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng. Nhiều loại túi ni lông được
làm từ chế phẩm dầu mỏ và có thể lẫn lưu huỳnh, khi đốt cháy gặp hơi nước tạo
thành axit sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit, gây hại cho phổi của con người.
Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm nhựa kém chất lượng được đưa ra thị trường với số
lượng lớn, khi người dân sử dụng sẽ sản sinh ra BPA - đây là chất độc gây nguy hại
và dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm ở người như vô sinh, các bệnh mạn tính,…
(15,16).
1.1.4.3. Tác động đến hoạt động sống của sinh vật biển
Rác thải nhựa không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người mà
nó cịn ảnh hưởng nghiêm trọng đến mơi trường sống của các lồi sinh vật, đặc biệt
là sinh vật biển. Thống kê của Chương trình Mơi trường Liên hợp quốc cho thấy có
trên 100 triệu động vật biển đã chết vì tác hại của rác thải nhựa. Có khoảng 260 lồi



10

sinh vật trong số động vật biển đó đã ăn phải các mảnh rác thải nhựa hoặc bị mắc
phải rác thải nhựa trên biển, trong đó có cả lồi động vật lớn ở biển như là cá voi
(11).
Hơn 660 loài gặp phải rắc rối với những mảnh rác từ túi ni lông trên biển như
bị vướng vào người, nuốt phải túi ni lơng nghẹt thở, và có cả trường hợp tử vong
được ghi nhận ở cả các loài chim, động vật có vú và động vật khơng xương sống
khác (11).
1.1.5. Chính sách về quản lý chất thải nhựa dùng một lần tại Thế giới và
Việt Nam
* Trên thế giới

H
P

Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982), Công ước
Quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra (MARPOL 73/78), Công ước Luân
Đôn 1972 (LC 1972), Nghị định thư Ln Đơn 1996 (LP 1996), Chương trình Biển
khu vực (RSP 1974) và Chương trình Hành động tồn cầu (GPA 1995),... Ở cấp
khu vực (Liên minh châu Âu), một số chính sách, luật pháp và sáng kiến nhằm giảm

U

thiểu rác thải trên biển của EU bao gồm: Chiến lược nhựa trong nền kinh tế tuần
hoàn của châu Âu; các biện pháp cụ thể giải quyết vấn đề rác thải và vật chất
khác/sản phẩm; chỉ thị khung về Rác thải; chỉ thị về nhựa sử dụng một lần và ngư

H


cụ; quy định về Hóa chất và vi nhựa; chỉ thị khung về Bao bì và rác thải bao bì; chỉ
thị khung về Bãi chôn lấp,... Ở cấp quốc gia, một số quốc gia thành viên EU đã cấm
hoặc sẽ sớm cấm một số sản phẩm chứa hạt vi nhựa. Một số quốc gia không thuộc
EU, như Hoa Kỳ, Canada và New Zealand, đã đưa ra lệnh cấm đối với vi nhựa hoặc
đã ký kết các thỏa thuận tự nguyện với ngành công nghiệp để loại bỏ chúng. Những
nước khác, như Nhật Bản, chưa sẵn sàng cho các quy định chặt chẽ đối với các sản
phẩm nhựa và vi nhựa trong khi chờ đánh giá cẩn trọng về tác động của vi nhựa đối
với con người và môi trường (17).
Chiến lược Nhựa được EU thông qua ngày 16/1/2018 là một phần quan trọng
trong Gói Kinh tế tuần hồn. Chiến lược bao gồm một loạt các biện pháp lập pháp
và phi lập pháp, một số biện pháp mới và một số biện pháp đang được xây dựng
hoặc đang trong quá trình xem xét/sửa đổi. Các biện pháp được chia thành bốn


11

nhóm: (1) Nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng của hoạt động tái chế nhựa; (2)
Hạn chế thải nhựa và xả rác; (3) Thúc đẩy đầu tư và đổi mới theo hướng các giải
pháp kinh tế tuần hoà và (4) Huy động hành động tồn cầu. Trong nhóm “hạn chế
rác thải”, chiến lược đưa ra một cách tiếp cận rộng để giảm phát sinh vi nhựa. Ngoài
các biện pháp được liệt kê trực tiếp nhắm vào vi nhựa, các biện pháp giảm lượng
rác thải là các mảnh nhựa, từ đó tạo ra vi nhựa (17).
* Tại Việt Nam:
Ở Việt Nam, hệ thống chính sách về quản lý rác thải nói chung và rác thải
nhựa nói riêng ngày càng được hồn thiện, đặc biệt có Luật Bảo vệ mơi trường
(2020), Kế hoạch hành động quốc gia về Quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm

H
P


2030, Luật Tài nguyên, Mơi trường biển và hải đảo (2020) (6,8,18). Các chính sách
về quản lý chất thải như các hướng dẫn thi hành: Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT
ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày
10/01/2022 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi

U

trường và đặc biệt là Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về
quản lý chất thải và phế liệu “là cơ sở pháp lý quan trọng nhất liên quan đến hoạt
động quản lý, xử lý rác thải nhựa nói chung và trên biển nói riêng”, Quyết định số

H

1316/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 phê duyệt “Đề án tăng cường công tác quản lý chất
thải nhựa ở Việt Nam” (19-22). Kế hoạch hành động quốc gia về việc quản lý rác
thải nhựa đại dương đã đặt mục tiêu: tính đến năm 2030, giảm 75% rác thải nhựa;
thu nhặt ngư cụ bị mất hoặc bị vứt bỏ đạt 100%; 100% các khu, điểm du lịch, cơ sở
kinh doanh phục vụ du lịch ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa và túi ni lông
đặc biệt là sản phẩm nhựa dùng một lần; các khu bảo tồn khơng cịn rác thải nhựa
đạt 100% (8).
Với mong muốn tập trung xây dựng củng cố mạng lưới, cộng đồng và cá
nhân, trao quyền cho cộng đồng địa phương để thúc đẩy các hành động chung nhằm
giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa. Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh (GreenHub)
phối hợp với Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại
học Y tế Công cộng – Mạng lưới Một Sức khỏe các trường Đại học Việt Nam


12


(HUPH-VOHUN), Cơng ty TNHH Tích hợp Hệ thống Quản lý Quốc tế hỗ trợ bởi
USAID đang thực hiện dự án “Local Solutions for plastic pollution” (Giảm ô nhiễm
rác thải nhựa với các giải pháp địa phương). Từ tháng 08/2020 đến tháng 7/2023 tại
4 địa phương: Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam. Dự án hướng đến mục
tiêu giảm ô nhiễm rác thải nhựa thông qua các hành động của tập thể từ trung ương
đến địa phương, huy động sự tham gia của các bên liên quan, cộng đồng và cá nhân,
tập trung vào:
1. Kiến thức về sức khỏe môi trường
2. Giải pháp nhựa trên thông tin, dữ liệu
3. Vận động chính sách

H
P

4. Các sáng kiến kinh doanh

5. Truyền thơng (truyền thống và hiện đại).

Dự án triển khai các khía cạnh mới, chủ đề mới ô nhiễm chất thải nhựa và
ảnh hưởng của chất thải nhựa đến sức khỏe, cách thức tiếp cận mới, nâng cao năng
lực của địa phương, cụ thể là các tổ chức, đơn vị thực hiện dự án và các đơn vị cấp

U

địa phương, huy động sự tham gia của các bên xây dựng và hành động tập thể cùng
giải quyết ô nhiễm chất thải nhựa, trong đó địa phương làm chủ, thúc đẩy tính chủ
động của địa phương cùng thiết kế các can thiệp của dự án phù hợp với nhu cầu của

H


địa phương. Đồng thời, xây dựng một nền tảng số cộng đồng cung cấp thông tin và
kiến thức về rác thải nhựa và sức khỏe, huy động cơ quan ban ngành, người dân và
doanh nghiệp cùng hành động để giảm ô nhiễm rác thải nhựa. Với những kết quả
mong đợi chính: tư vấn kỹ thuật, đồng xây dựng hoặc hỗ trợ thực hiện kế hoạch
hành động về giảm thiểu rác thải nhựa tại địa phương, có sự tham gia của các bên
liên quan; xây dựng dữ liệu liên quan đến ô nhiễm rác thải nhựa và huy động các
nguồn lực địa phương (nhân lực, hiện vật, tài chính), xây dựng một nền tảng số có
sự đóng góp của cộng đồng, nhằm nâng cao hiểu biết về sức khỏe môi trường, giám
sát ô nhiễm nhựa; tăng cường năng lực và thay đổi hành vi cho người dân và đối tác
địa phương trong giải quyết các vấn đề ô nhiễm nhựa liên quan đến sức khỏe.
* Công tác truyền thông


13

Để giải quyết những mối đe dọa toàn cầu từ rác thải nhựa và túi ni lông, năm
2018, Liên hợp quốc đã phát động chủ đề “Giải quyết ô nhiễm nhựa và ni lông”
nhằm tuyên truyền, vận động, kêu gọi mọi người cùng thay đổi thói quen sử dụng
sản phẩm nhựa dùng một lần, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe
con người.
Theo Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 của Thủ tướng, cần thực hiện
truyền thông, tập huấn nâng cao nhận thức cho người dân về phân loại, thu gom,
giảm thiểu chất thải nhựa; phối hợp các tổ chức, cá nhân có liên quan vận động
người dân hạn chế hoặc không sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần. Theo đó,
đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 (i) sử dụng 100% túi ni-lơng, bao bì thân thiện

H
P


với môi trường tại các trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh
hoạt thay thế cho túi ni-lơng khó phân hủy và (ii) giảm dần mức sản xuất và sử dụng
túi ni-lơng khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần trong sinh hoạt (7).
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về
quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 và Quyết định số 1855/QĐ-BTNMT

U

ngày 21/8/2020, gồm 04 nhiệm vụ lớn được Bộ chú trọng triển khai, cụ thể: Tuyên
truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, ứng xử với các sản phẩm nhựa và rác
thải nhựa đại dương (8,23).

H

* Phân loại rác

Luật Bảo vệ môi trường quy định, UBND cấp tỉnh dựa vào hướng dẫn của
Bộ Tài nguyên và Môi trường để xây dựng hướng dẫn về phân loại chất thải tại
nguồn. Hiện Tổng cục Môi trường đang chuẩn bị lấy ý kiến các địa phương về
hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường
ban hành hướng dẫn kỹ thuật về phân loại rác thải, các tỉnh, thành phố sẽ căn cứ vào
điều kiện thực tế về hạ tầng kỹ thuật, công nghệ xử lý rác,… ở địa phương mình để
quy định chi tiết việc này (thực hiện chậm nhất là vào ngày 31/12/2024) (6,19,23).
* Xử phạt
Theo Nghị định 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 của Chính phủ về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường thì hành động phân loại chất thải
rắn sinh hoạt là việc làm bắt buộc với mọi cá nhân và hộ gia đình. Đến đến ngày


14


01/01/2025, nếu không thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn sẽ bị xử
phạt vi phạm hành chính (24).
* Hướng dẫn quản lý rác thải nhựa tại địa phương và các hộ gia đình
Theo Điều 73 của Luật Bảo vệ môi trường (2020): Giảm thiểu, tái sử dụng,
tái chế và xử lý chất thải nhựa, phòng, chống ô nhiễm rác thải nhựa đại dương có
quy định các nội dung cụ thể sau (6):
Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hạn chế sử dụng, giảm thiểu, phân loại, thải
bỏ chất thải là sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sịnh
học theo quy định; không thải bỏ chất thải nhựa vào hệ thống thốt nước, ao hồ,
kênh, rạch, sơng và đại dương.

H
P

Chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động du lịch và dịch vụ biển, kinh tế hàng
hải,… phải được thu gom, lưu giữ và chuyển giao cho cơ sở có chức năng tái chế và
xử lý.

Các sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm thay thế sản phẩm nhựa sử
dụng một lần được chứng nhận thì được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của

U

pháp luật.

Chất thải nhựa phải được thu gom, phân loại để tái sử dụng, tái chế hoặc xử
lý theo quy định. Chất thải nhựa không thể tái chế phải được chuyển giao cho cơ sở

H


có chức năng xử lý. Chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động kinh tế trên biển phải
được thu gom để tái sử dụng, tái chế hoặc xử lý và không được xả thải xuống biển.
Bên cạnh đó, Luật Bảo vệ mơi trường (2020) quy định rõ trách nhiệm của
nhà sản xuất, nhà nhập khẩu gồm: trách nhiệm tái chế (Điều 54) và trách nhiệm xử
lý rác thải (Điều 55). Theo đó, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu có trách nhiệm tái chế
sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu theo một tỷ lệ tái chế bắt buộc và
theo quy cách tái chế bắt buộc (6).
Theo Điều 75 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 (6): Các hộ gia đình, cá
nhân phải phân loại rác theo nguyên tắc: chất thải rắn có khả năng tái chế, tái sử
dụng; chất thải thực phẩm; chất thải rắn sịnh hoạt khác. Chất thải rắn có khả năng
tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân sử dụng, tái chế hoặc cơ
sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; chất thải thực phẩm


15

và chất thải rắn sinh hoạt phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và
chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
Chính quyển các cấp tại địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội vận
động cộng đồng dân cư, hộ gia định, cá nhân thực hiện phân loại chất thải rắn sinh
hoạt tại nguồn.
1.1.6. Khó khăn trong hoạt động kiểm soát chất thải nhựa tại Việt Nam
Việc quản lý chất thải nhựa đang tồn tại khoảng trống trong hiểu biết và
chính sách pháp luật về quản lý ô nhiễm nhựa từ các nguồn sơ cấp. Mặc dù chính
sách, pháp luật về quản lý rác thải nhựa đang ngày càng hoàn thiện, việc triển khai
thực thi trên thực tế cịn nhiều vướng mắc, bất cập. Chưa có quy định về giảm rác

H
P


thải từ các sản phẩm nhựa sử dụng một lần; việc phân loại rác thải chưa được triển
khai thực hiện; việc tái chế rác thải nhựa chưa được triển khai một cách chính thức,
chủ yếu vẫn do khu vực phi chính thức thực hiện (17).

Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý rác thải nhựa vẫn chưa đầy đủ và
chưa được thực thi triệt để. Hiện đang còn thiếu các hướng dẫn về lựa chọn công

U

nghệ tái chế, xử lý rác thải rắn; thiếu quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản
phẩm tái chế. Còn thiếu các cơ chế cụ thể về ưu đãi cho các hoạt động tái chế, tái sử
dụng rác thải, tận thu năng lượng từ quá trình xử lý rác thải; thiếu hướng dẫn triển

H

khai các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về vốn đầu tư, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm sau xử lý,
số dự án xử lý chất thải rắn được vay vốn từ các nguồn vốn ưu đãi rất ít; thiếu cơ
chế thúc đẩy xã hội hóa cơng tác thu gom, xử lý chất thải rắn, chưa thu hút được các
nguồn lực đầu tư cho thu gom, xử lý chất thải rắn (17).
Về cơ chế trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, việc thu hồi các sản phẩm
trong danh mục thuộc Quyết định 16/QĐ-TTg gần như chưa được triển khai trên
thực tế. Nhiều công ty đã thiết lập các điểm thu hồi như LG, Toyota, Ford, Honda,
Apple, Canon, Toshiba, Dell, HP, tuy nhiên mới mang tính hình thức. Thực tế, hoạt
động thu gom các sản phẩm thải bỏ có giá trị trong đó có thành phần nhựa đã được
thực hiện một cách phi chính thức ở Việt Nam. Các sản phẩm này được thu gom và
chuyển về tái chế ở các làng nghề. Hoạt động này tương đối phát triển do việc tái



×