Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Chất lượng cuộc sống liên quan sức khoẻ răng miệng ở bệnh nhân điều trị phục hình trên cấy ghép nha khoa và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện răng hàm mặt thành phố hồ chí minh năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.75 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
--------------------------------

NGUYỄN QUỲNH TRÚC

H
P

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG LIÊN QUAN SỨC KHOẺ RĂNG MIỆNG Ở
BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ PHỤC HÌNH TRÊN CẤY GHÉP NHA KHOA VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2019

H

U

LUẬN VĂN

THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802

HÀ NỘI, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN QUỲNH TRÚC



CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG LIÊN QUAN SỨC KHOẺ RĂNG MIỆNG Ở

H
P

BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ PHỤC HÌNH TRÊN CẤY GHÉP NHA KHOA VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2019
LUẬN VĂN

U

THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802

H

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. NGUYỄN THANH HIỆP

HÀ NỘI, 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn, không sao chép bất kỳ kết quả nghiên cứu của luận

văn hay luận án nào, chưa được trình bày hay cơng bố trong bất cứ cơng trình nào
khác trước đây.

TÁC GIẢ

H
P

H

U

NGUYỄN QUỲNH TRÚC


ii

LỜI CẢM ƠN
Qua 2 năm học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ
Quản lý bệnh viện, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới:
Gia đình đã ln đồng hành cùng tơi, dành sự quan tâm đặc biệt, là nguồn động
viên to lớn để tơi có thể n tâm học tập, nghiên cứu.
Các thầy, cô giáo Trường Đại học Y tế Công cộng đã tận tình giảng dạy hỗ trợ
trong quá trình học tập, hướng dẫn tôi trong khi thực hiện đề tài nghiên cứu.
PGS.TS. Nguyễn Thanh Hiệp, người thầy đầy nhiệt huyết đã giúp đỡ tôi ngay
từ khi xác định vấn đề nghiên cứu; thầy cịn là người truyền đạt cho tơi nhiều kinh

H
P


nghiệm quý báu và các kĩ năng cần thiết phục vụ cho cơng việc và cuộc sống.
ThS. Lê Tự Hồng, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tâm chỉ bảo cho tôi từng
bước, giúp tôi hiểu rõ hơn về nội dung các vấn đề nghiên cứu để hoàn thành luận văn
này.

Ban lãnh đạo bệnh viện, khoa Implant luôn dành sự ủng hộ nhiệt tình, cung cấp

U

thơng tin, số liệu và tình nguyện tham gia nghiên cứu.

Tập thể học viên lớp Cao học Quản lý bệnh viện khóa 10 ln sát cánh bên nhau
trong quá trình học tập và nghiên cứu, đã động viên, chia sẻ kinh nghiệm và góp ý

H

cho tơi hồn thiện luận văn được tốt hơn.

Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!

NGUYỄN QUỲNH TRÚC


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DẠNH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 4
1.1. Khái niệm dùng trong nghiên cứu ................................................................... 4

H
P

1.2. Điều trị phục hình cố định trên cấy ghép nha khoa ........................................ 8
1.3. Thang đo chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khoẻ răng miệng ............ 11
1.4. Thực trạng chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khoẻ răng miệng .......... 15
1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khoẻ
răng miệng ............................................................................................................ 18

U

1.6. Thông tin chung về Bệnh viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí Minh ...... 23
KHUNG LÝ THUYẾT ............................................................................................ 25
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 26

H

2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 26
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................. 26
2.3. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................... 27
2.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu ..................................................................................... 27
2.5. Phương pháp chọn mẫu.................................................................................. 28
2.6. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu ...................................................... 28
2.7. Các biến số nghiên cứu .................................................................................. 31

2.8. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá ............................................... 33
2.9. Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................... 35
2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ................................................................... 37
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 38


iv

3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân ..................................................................... 38
3.2. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khoẻ răng miệng............................ 45
3.3. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống liên quan sức khoẻ răng
miệng..................................................................................................................... 50
Chương 4. BÀN LUẬN ............................................................................................ 59
4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân ..................................................................... 59
4.2. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khoẻ răng miệng............................ 63
4.2.1. Điểm số CLCS theo từng yếu tố .............................................................. 63
4.2.2. Điểm số CLCS theo 7 lĩnh vực ................................................................ 64

H
P

4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống liên quan sức khoẻ răng
miệng..................................................................................................................... 66
4.3.1. Yếu tố về đặc điểm dân số xã hội của bệnh nhân .................................... 66
4.3.2. Yếu tố về tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân và hành vi chăm sóc sức khoẻ
............................................................................................................................ 68
4.3.3. Yếu tố về chất lượng dịch vụ điều trị và chăm sóc .................................. 69

U


4.4. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................. 74
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 75

H

KHUYẾN NGHỊ ...................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Bảng câu hỏi khảo sát
Phụ lục 2. Bệnh án đánh giá từ bác sĩ RHM
Phụ lục 3. Bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu dành cho bệnh nhân
Phụ lục 4. Bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu dành cho lãnh đạo khoa và bác sỹ điều trị
Phụ lục 5. Trang thông tin và Phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu
Phụ lục 6. Liệt kê và định nghĩa biến số


v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BN

Tiếng Anh

BV

Tiếng Việt
Bệnh nhân


CDC

Bệnh viện
Centers for Disease
Control and Prevention

CLCS

Trung tâm kiểm sốt và phịng ngừa
dịch bệnh
Chất lượng cuộc sống

COHRQoL

Child Oral HealthRelated Quality of Life

Chất lượng cuộc sống liên quan đến
sức khỏe răng miệng ở trẻ

ChildOHIP

Child Oral Health
Impact Profile

Mô tả tác động của sức khỏe răng
miệng ở trẻ

DIDL

Dental Impact on

Daily Living

DIP

Dental Impact Profile

FDI WDF

Fédération Dentaire
Internationale World
Dental Federation
Geriatric Oral Health
Assessment Index

GOHAI

U

H
P

H

Ảnh hưởng của răng lên sinh hoạt
hàng ngày
Chỉ số ảnh hưởng của răng
Liên đoàn nha khoa thế giới FDI
Chỉ số đánh giá sức khỏe răng
miệng người cao tuổi


OHIP-14

Oral Health Impact
Profile

Chỉ số tác động của sức khỏe răng
miệng

OHROL

Oral Health-Related
Quality of Life

Chất lượng cuộc sống liên quan đến
sức khỏe răng miệng

OH-QoL

Oral Health Quality of
Life Inventory

Chỉ số chất lượng cuộc sống sức
khỏe răng miệng

PVS

Phỏng vấn sâu

SKRM


Sức khoẻ răng miệng


vi

DẠNH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Implant nha khoa ........................................................................................ 8
Hình 1.2: Các thành phần của implant ....................................................................... 8
Hình 1.3: Giai đoạn 1 – cấy implant ........................................................................... 9
Hình 1.4: Đặt trụ lành thương................................................................................... 10
Hình 1.5: Giai đoạn 2 – Phục hình trên implant ....................................................... 10
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ các bệnh mãn tính đi kèm (n=210) ............................................. 40
Biểu đồ 3.2: Phân bố tỷ lệ người bị tăng huyết áp theo nhóm tuổi (n=210) ............ 41

H
P

Biểu đồ 3.3: Tình trạng sử dụng răng hàm giả và mất răng (n=210) ....................... 41
Biểu đồ 3.4: Kết quả điều trị thẩm mỹ sau phục hình trên cấy ghép implant .......... 43
Biểu đồ 3.5: Hiệu quả phần trăm phục hồi sức nhai (n=210) ................................... 43
Biểu đồ 3.6: Chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc và điều trị phục hình trên cấy
ghép nha khoa (n=210) ............................................................................................. 44

U

Biểu đồ 3.7: Phân phối điểm số chất lượng cuộc sống theo thang điểm OHIP-14 của
bệnh nhân sau khi điều trị phục hình trên cấy ghép implant .................................... 45
Biểu đồ 3.8: Phân phối điểm số OHIP-14 theo 7 lĩnh vực (n=210) ......................... 48


H

Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ CLCS liên quan SKRM tốt theo 7 lĩnh vực (n=210) .................. 49
Biểu đồ 3.10: Phân tán đồ mô tả hiệu quả phục hồi sức nhai so điểm số Ohip-14 .. 56
Biểu đồ 3.11: Mối liên quan giữa điểm số OHIP-14 với kết quả thẩm mỹ .............. 57
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Một số công cụ đo lường CLCS liên quan đến sức khỏe răng miệng ...... 11
Bảng 2.1: Tiêu chí đánh giá thẩm mỹ răng trên implant .......................................... 34
Bảng 3.1: Đặc điểm dân số xã hội của bệnh nhân (n=210) ...................................... 38
Bảng 3.2: Tình trạng hút thuốc lá, uống rượu/bia và đánh giá sức khỏe tổng quát
(n=210) ..................................................................................................................... 39
Bảng 3.3: Sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng ..................................... 42


vii

Bảng 3.4: Điểm số OHIP-14 sau khi điều trị phục hình trên cấy ghép implant
(n=210) ..................................................................................................................... 46
Bảng 3.5: Điểm số OHIP-14 theo đặc tính mẫu ....................................................... 47
Bảng 3.6: Mối liên quan giữa điểm số OHIP-14 với đặc điểm dân số xã hội .......... 50
Bảng 3.7: Mối liên quan giữa điểm số OHIP-14 với hành vi chăm sóc sức khoẻ răng
miệng ........................................................................................................................ 51
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa điểm số OHIP-14 với đặc điểm sức khoẻ răng miệng
.................................................................................................................................. 52
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa điểm số OHIP-14 với chất lượng dịch vụ điều trị .... 53

H
P


H

U


viii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe răng miệng ở bệnh
nhân điều trị phục hình trên cấy ghép nha khoa và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh
viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí Minh năm 2019 nhằm: (1) Xác định điểm số
chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khoẻ răng miệng và (2) Phân tích một số yếu
tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khoẻ răng miệng của bệnh
nhân điều trị phục hình trên cấy ghép nha khoa năm 2019. Từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, qua đó nâng cao chất lượng

H
P

khám chữa bệnh, theo dõi và chăm sóc bệnh nhân phục hình trên cấy ghép nha khoa
tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt TPHCM.

Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính, được
triển khai từ tháng 3/2019 đến tháng 7/2019. Nghiên cứu định lượng được tiến hành
với 210 bệnh nhân, nghiên cứu định tính được tiến hành với lãnh đạo Khoa Implant,
Bác sỹ điều trị và bệnh nhân. Điểm số chất lượng cuộc sống được đánh giá dựa vào

U


bộ câu hỏi OHIP-14VN đảm bảo tính phù hợp và độ tin cậy.

Theo thang đo OHIP-14 điểm số càng thấp thì CLCS liên quan đến răng miệng

H

càng tốt. Kết quả nghiên cứu cho thấy điểm số OHIP-14 trên bệnh nhân trung bình là
0,92±0,65 điểm, 50% bệnh nhân có điểm số CLCS từ 0,86 trở lên. Theo đó, CLCS
của bệnh nhân bị ảnh hưởng nhiều nhất là “Cảm thấy khó chịu khi ăn” với mức điểm
trung vị 2 điểm. Một số yếu tố ảnh hưởng đến CLCS chung của bệnh nhân gồm:
nhóm tuổi trẻ, nghề nghiệp kinh doanh/bn bán, tình trạng mắc bệnh mãn tính kèm
theo, thời gian thủ tục chưa tốt, chi phí và khả năng tiếp cận dịch vụ chưa tốt. Kết quả
nghiên cứu định tính cho thấy các yếu tố làm tăng CLCS của bệnh nhân gồm: kết quả
điều trị tốt về mặt chức năng và thẫm mỹ, thái độ bác sỹ, điều trị môi trường của Bệnh
viện tốt. Một số yếu tố làm giảm CLCS bệnh nhân gồm: thời gian điều trị dài và tái
khám nhiều lần, chi phí cao.
Khuyến nghị cơ bản của nghiên cứu là: Ban lãnh đạo Bệnh viện và Khoa
Implant cần có những giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân điều


ix

trị phục hình trên cấy ghép nha khoa, tăng cường hệ thống chăm sóc khách hàng kết
hợp xây dựng những ứng dụng thông minh trong quản lý. Tổ chức các lớp đào tạo về
kỹ năng giao tiếp cho nhân viên y tế. Đầu tư cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị
nhằm nâng cao chất lượng điều trị tốt hơn.

H
P


H

U


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhờ sự tiến bộ của khoa học công nghệ và sự phát triển của kinh tế xã hội,
cuộc sống của con người ngày càng được cải thiện, tuổi thọ trung bình gia tăng.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy sức khỏe răng miệng kém (điển hình như
mất răng, sử dụng hàm giả) ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống [3],[10],[72],[77].
Đánh giá về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân là một trong những phương
pháp để đánh giá sức khoẻ bệnh nhân, thơng qua đó đánh giá chất lượng chăm sóc,
phương thức điều trị, và đánh giá sự cung ứng các dịch vụ y tế đối với nhu cầu của
bệnh nhân. Đa số các nghiên cứu dựa vào cảm nhận chủ quan của đối tượng về sức

H
P

khỏe răng miệng ít kết hợp với bằng chứng lâm sàng, nên cịn hạn chế để tìm ra
ngun nhân ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân [49],[51].
Cấy ghép nha khoa (implant) cung cấp một lợi ích đáng kể cho bệnh nhân. Hiện
nay, implant nha khoa đã đạt được tỷ lệ thành công cao lên đến 97% - 98%; tỷ lệ tồn
tại sau 5 năm đạt 95% (từ 94,4 - 96,6%) và đạt xấp xỉ 93,1% (từ 90,5 - 95,0%) sau
10 năm [17]. Ở các nước phát triển, do chăm sóc sức khoẻ răng miệng ngày càng tốt

U

nên tỷ lệ mất răng có xu hướng giảm. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển, trong

đó có Việt Nam, tỷ lệ mất răng cịn cao [1],[6]. Vì vậy nhu cầu điều trị về phục hình

H

trên cấy ghép nha khoa là rất lớn. Bên cạnh đó, cấy ghép nha khoa là một trong những
kỹ thuật phức tạp nhất, thời gian điều trị lâu và tốn nhiều chi phí trong nha khoa, do
đó nhận được sự quan tâm rất lớn từ cả phía người bệnh lẫn nhà quản lý. Xét về góc
độ quản lý, hiện nay tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt vẫn chưa tìm thấy nghiên cứu nào
đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân điều trị
cấy ghép nha khoa trên góc độ kết hợp giữa cảm nhận người bệnh và nhà lâm sàng.
Dựa trên sự thay đổi mơ hình theo hướng tiếp cận lấy bệnh nhân làm trung tâm
trong chăm sóc sức khỏe răng miệng, đánh giá chất lượng cuộc sống đã trở thành
trọng tâm trong nghiên cứu nha khoa [51]. Xuất phát từ nhu cầu tìm hiểu về chất
lượng cuộc sống và sự ảnh hưởng của dịch vụ y tế lên chất lượng cuộc sống cho
những bệnh nhân điều trị phục hình răng bằng kỹ thuật cấy ghép nha khoa tại Bệnh
viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí Minh. Những kết quả mà nghiên cứu này thu


2

được sẽ là bằng chứng khoa học để lãnh đạo Bệnh viện đề ra kế hoạch lâu dài và các
biện pháp chăm sóc sức khoẻ răng miệng tối ưu cho những bệnh nhân thực hiện cấy
ghép nha khoa. Nghiên cứu này mong muốn sẽ cung cấp thêm bằng chứng về tác
động của việc cung cấp các dịch vụ y tế lên chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau
cấy ghép nha khoa, nhằm giúp cho Bệnh viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí Minh
xây dựng các chương trình phịng ngừa và điều trị phục hồi bệnh răng miệng, với
mục đích làm gỉảm thiểu tác động của các vấn đề răng miệng lên chất lượng cuộc
sống của bệnh nhân.

H

P

H

U


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khoẻ răng miệng của bệnh nhân
điều trị phục hình trên cấy ghép nha khoa tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Thành
phố Hồ Chí Minh năm 2019.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống liên quan đến sức
khoẻ răng miệng của bệnh nhân điều trị phục hình trên cấy ghép nha khoa năm
2019.

H
P

H

U


4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm dùng trong nghiên cứu
1.1.1. Chất lượng cuộc sống

1.1.1.1. Định nghĩa
Chất lượng cuộc sống (CLCS) là khái niệm rất rộng, có rất nhiều định nghĩa
liên quan đến CLCS trong các lĩnh vực khoa học khác nhau như CLCS trong nghiên
cứu triết học, trong chính trị học, sức khỏe trong y học. Trong đề tài nghiên cứu này
chỉ đề cập đến CLCS liên quan SKRM.
Năm 1997, WHO định nghĩa về CLCS là nhận thức của cá nhân về tình trạng

H
P

hiện tại của họ trong mơi trường văn hố và hệ thống các giá trị mà họ sống liên
quan đến mục đích, sự kỳ vọng, tiêu chuẩn và sự quan tâm của họ. CLCS bị tác động
bởi trạng thái sức khỏe, tâm lý, mức độ tự chủ, mối liên quan xã hội, niềm tin của
cá nhân và mối liên hệ của cá nhân với những đặc điểm đặc trưng trong môi trường
sống của họ [38].

Nhiều năm qua, CLCS được quan tâm nhiều hơn trong lĩnh vực nghiên cứu

U

y khoa và đánh giá CLCS ngày càng được sử dụng nhiều hơn cho việc đo lường hiệu
quả điều trị, sự tác động của bệnh tật lên một cá thể hoặc một nhóm người, ngồi ra

H

đánh giá CLCS cũng góp phần giúp cho điều tra nghiên cứu và hoạch định chính
sách y tế. Điều này thậm chí cịn quan trọng hơn hiện nay, vì thực tế hiện nay Y học
dựa trên bằng chứng yêu cầu các bệnh nhân tích cực tham gia vào việc đưa ra quyết
định liên quan đến việc điều trị [73].
Trong y học hiện đại, CLCS của bệnh nhân ảnh hưởng đến các vấn đề liên

quan khác như tâm lý, xã hội, kinh tế cũng như vấn đề sinh học của các cá thể, vì thế
bất kỳ định nghĩa nào về CLCS liên quan đến sức khỏe cũng nên bao gồm những
lĩnh vực thể chất, hoạt động chức năng, tâm lý/cảm xúc, xã hội như Hồ sơ tác động
sức khoẻ và răng miệng (The sickness impact profile SIP) [74], Chất lượng cuộc
sống răng miệng (Oral Health-Related Quality of Life OHQOL) [37], Chỉ số đo
lường tác động SKRM lên CLCS (Oral Health Impact Profile OHIP) [58],…. Trong
đó, các lĩnh vực thành phần được đánh giá cụ thể, từ đó có thể đánh giá tác động,


5

phương pháp điều trị một cách tổng quát hoặc ở từng lĩnh vực riêng biệt của CLCS
[74].
1.1.1.2. Lý do phải đo lường chất lượng cuộc sống
Trong thực tế lâm sàng, đo lường CLCS cung cấp thơng tin có giá trị giúp
nhà lâm sàng và người bệnh hợp tác đưa ra chọn lựa về điều trị can thiệp , đồng thời
cũng đánh giá về hiệu quả kinh tế của điều trị[51]. Đo lường CLCS còn được sử
dụng để đánh giá hiệu quả các phương thức điều trị mới, hiệu quả các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe và sự quan tâm của người bệnh đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
nói chung, và sức khoẻ răng miệng nói riêng [60],[70].

H
P

Đo lường CLCS giúp cải thiện mối quan hệ nhân viên y tế – bệnh nhân, nhân
viên y tế hiểu rõ hơn tác động bệnh tật, của phương pháp điều trị đối với CLCS của
bệnh nhân. Điều này giúp nhân viên y tế thực hiện cơng việc của mình có hiệu quả
hơn, có ý nghĩa hơn và giúp cải thiện sự nhận thức của bệnh nhân về sức khỏe, về
bệnh tật của bản thân, về việc chăm sóc sức khỏe góp phần cải thiện CLCS.
Đối với công tác nghiên cứu, đo lường CLCS giúp nhà nghiên cứu đánh giá và


U

hiểu rõ hơn tác động của bệnh tật, của điều trị đến bệnh nhân. Việc sử dụng chỉ số
đánh giá CLCS như một thước đo kết quả đánh giá phù hợp với mơ hình chăm sóc

H

lấy bệnh nhân làm trung tâm. Kết hợp với kết quả lâm sàng, chỉ số CLCS cho bác
sỹ đánh giá hiệu quả của các phác đồ điều trị theo quan điểm của bệnh nhân [49].Với
nhiều công cụ đánh giá, bác sỹ có thể cân nhắc chính xác các rủi ro và lợi ích liên
quan đến điều trị. Ngoài ra, chỉ số CLCS của bệnh nhân cung cấp bằng chứng cho
thấy chi phí liên quan đến phác đồ điều trị khi cải thiện [51]. Phân tích dữ liệu từ
nghiên cứu sử dụng CLCS làm thước đo kết quả cũng sẽ hỗ trợ bệnh nhân và gia
đình họ trong việc ra quyết định điều trị [51].
Đo lường CLCS giúp định hướng xây dựng chính sách y tế, giúp đánh giá việc
thực hiện chính sách và chính sách tác động như thế nào đến CLCS bệnh nhân. Các
chiến dịch y tế quốc tế sử dụng các chiến lược quảng cáo và tiếp thị để nâng cao sức
khỏe bằng cách mô tả các hình ảnh sức khỏe răng miệng tích cực đại diện cho các
giá trị sức khỏe toàn cầu. Những nỗ lực như vậy được tích hợp vào cái mà ngày nay


6

được gọi là chất lượng cuộc sống [51].
1.1.2. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe răng miệng
Chất lượng cuộc sống, hoặc nhận thức về vị trí cá nhân trong cuộc sống trong
bối cảnh văn hóa, giá trị sống và liên quan đến mục tiêu, kỳ vọng, tiêu chuẩn, mối
quan tâm của cá nhân [38], hiện được công nhận là thông số hợp lệ trong đánh giá
bệnh nhân ở hầu hết các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần, bao gồm

cả sức khỏe răng miệng [51].
Năm 1995, Atchison và Gift đã phát triển mơ hình khái niệm đa chiều của

H
P

CLCS liên quan đến sức khỏe răng miệng dựa trên cấu trúc của mơ hình chất lượng
cuộc sống liên quan đến sức khỏe của Patrict và Erickson [33]. Mơ hình của CLCS
liên quan đến sức khỏe răng miệng kết hợp với sự tồn tại (mà không có ung thư miệng
và cịn răng), khơng có sự lão hóa, triệu chứng hoặc bệnh, chức năng thể chất liên
quan đến việc nhai, nuốt và khơng có cảm giác đau hay khó chịu; chức năng về cảm
xúc liên quan với việc cười; chức năng về xã hội gắn liền với vai trị bình thường ;

U

nhận thức về SKRM tốt; hài lịng với SKRM hoặc khơng có hạn chế nào về văn hóa
hay xã hội do tình trạng răng miệng [51].

H

Việc đưa lĩnh vực CLCS SKRM vào các nghiên cứu giúp đóng góp thêm một
khía cạnh quan trọng để lên kế hoạch và phát triển các chương trình nâng cao sức
khỏe. Bằng cách xác định các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương từ CLCS SKRM thấp
(ví dụ: phụ nữ mang thai, người cao tuổi), các nhà quản lý có thể sử dụng dữ liệu từ
nghiên cứu để xây dựng các chương trình chú trọng nâng cao SKRM và đánh giá
CLCS. Do đó, việc tích hợp SKRM vào chương trình chăm sóc thường quy được đưa
vào các khuyến nghị [51].
1.1.3. Mất răng
Mất răng là một q trình mà trong đó một hoặc nhiều răng bị nhổ đi hoặc bị
lỏng và rơi ra ngồi. Mất răng được coi là bình thường trong trường hợp thay răng

(răng sữa), khi chúng được thay thế bởi răng vĩnh viễn [5]. Ngồi ra, mất răng khơng


7

mong muốn là kết quả của chấn thương hoặc bệnh như: chấn thương miệng, răng,
sâu răng và bệnh nha chu. Một người được coi là mất răng khi họ bị thiếu răng hay
mất một hoặc nhiều răng [5]. Bên cạnh đó, có mối quan hệ chặt chẽ giữa số lượng
răng tự nhiên và CLCS, điều này chứng minh rằng mất răng có tác động tiêu cực
đến CLCS [62].
Theo điều tra năm 1990 cho tỷ lệ mất răng chung ở cả nước là 19% và ở nhóm
35-44. tuổi là 47,33%[1]. Hiện nay ở Việt Nam, mất răng biểu hiện cao thể hiện
trong một số nghiên cứu như tỷ lệ mất răng ở người từ 60 tuổi trở lên ở quận Cầu
Giấy Hà Nội là 83,2% [13], Quận 5 TPHCM là 93,6% [16], hay tỷ lệ mất răng của

H
P

người dân 35-44 tuổi tại TPHCM năm 2017 là 80,7% [18]. Mất răng vẫn đang là
vấn đề chính và nhận được sự chú ý đáng kể trong thực hành nha khoa lâm sàng.
Điều quan trọng, mất răng không chỉ phản ánh bệnh sử răng miệng của cá nhân mà
còn cho thấy thái độ và hành vi của bệnh nhân, nha sĩ, tính sẵn có và khả năng tiếp
cận với các dịch vụ nha khoa. Đồng thời, nó cịn được xem như một dấu hiệu thể
hiện tình trạng SKRM trong dân số và do đó được theo dõi ở nhiều quốc gia.

H

U



8

1.2. Điều trị phục hình cố định trên cấy ghép nha khoa
1.2.1. Định nghĩa
Cấy ghép nha khoa là kỹ thuật dùng một vật liệu trụ bằng kim loại gọi là
implant nha khoa cấy ghép vào xương hàm. Do đó, trong thực tế lâm sàng có thể gọi
cấy ghép nha khoa là cấy ghép implant.
Phục hình trên cấy ghép implant có các ưu điểm như phục hồi chức năng ăn
nhai, tăng tính thẩm mỹ, khơng làm tổn hại đến răng thật kế cận, ngăn tình trạng tiêu
xương sau mất răng, răng cấy ghép có thể tồn tại suốt đời và có thể làm phần giữ cho

H
P

một phục hình tháo lắp tồn hàm [12].

U

Hình 1.1: Implant nha khoa

Xương có ái lực đặc biệt với Titan, do đó Implant nha khoa dạng vít được cấu

H

tạo bằng Titan hiện đại [8]. Implant có 3 phần chính: phần thứ nhất là trụ implant
cắm trực tiếp vào xương hàm, phần thứ hai: trụ kết nối (abutment) là phần nối thành
phần thứ nhất implant với phần thứ ba - mão răng hay cầu răng phía trên.

Hình 1.2: Các thành phần của implant



9

Chống chỉ định trong cấy ghép implant đối với bệnh nhân dưới 18 tuổi, thể
tích xương khơng đảm bảo, bệnh nhân đang xạ trị vùng đầu mặt cổ, bị bệnh loãng
xương, tiểu đường, bệnh về huyết học, bệnh nhân đang bị nhiễm trùng vùng cấy ghép,
bệnh nhân hút thuốc lá trên 20 điếu/ngày [6], [12].
1.2.2. Các giai đoạn cấy ghép implant nha khoa
Phẫu thuật đặt implant là một thủ thuật theo từng giai đoạn.
Giai đoạn 1 là cấy implant vào trong xương hàm (thay thế chân răng) ngang bề mặt
xương nhưng bên dưới nướu. Khi một implant được đặt trong xương, khoảng 1 mm
xương kế cận bị chết [8]. Điều này giúp bảo vệ implant trước tác dụng của lực nhai

H
P

trong quá trình lành xương. Ở giai đoạn lành thương, xương mới sinh là xương chưa
trưởng thành, dạng bè, do vậy ít có khả năng chịu lực [8].

U

Hình 1.3: Giai đoạn 1 – cấy implant

H

Quá trình diễn ra khi những tế bào xương bám trực tiếp vào bề mặt của implant và đủ
mạnh để gắn chặt implant vào trong xương hàm (từ khoảng 6 tháng sau cấy ghép
implant) [40],[24]. Tỉ lệ thành cơng và dự đốn sự thành cơng này phụ thuộc nhiều
yếu tố, trong đó độ vững ổn của implant trước khi bắt đầu phục hình đóng vai trị then
chốt [12]. Vì vậy, việc đánh giá sự vững ổn của implant sau khi đặt vào xương hàm

là một trong những bước quan trọng và là mối quan tâm hàng đầu của bác sỹ trước
khi làm phục hình cho bệnh nhân.


10

.
Hình 1.4: Đặt trụ lành thương
Thời gian tích hợp xương từ 3 - 6 tháng sau cấy ghép implant
Giai Đoạn 2 (từ 6 tháng sau cấy ghép implant): Phục hình bên trên implant. Một

H
P

khi implant đã lành thương và được tích hợp xương, phục hình bên trên implant
sẽ là bước tiếp theo, giai đoạn này bao gồm việc làm phục hình bên trên implant
và gắn chúng trên những implant đã được tích hợp xương.

U

H

Hình 1.5: Giai đoạn 2 – Phục hình trên implant
Dựa vào những điều kiện đặt implant sớm, trì hỗn, muộn trong mối liên quan
với sự biến đổi của mô cứng và mô mềm sau khi nhổ răng đã đề xuất phân loại mới
về thời điểm phẫu thuật đặt implant [17].
Năm 1982, sau nhiều năm nghiên cứu implant, hội nghị ở Toronto - Canada đã
chính thức cơng nhận lý thuyết tích hợp xương và phương pháp điều trị cấy ghép nha
khoa. Đến năm 1994, cấy ghép nha khoa đã du nhập vào Việt Nam. Năm 1998, Bệnh
viện Răng Hàm Mặt TP. HCM đã thực hiện cấy ghép nha khoa và đạt được những

kết quả đáng khích lệ cho đến hôm nay [12].


11

1.3. Thang đo chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khoẻ răng miệng
Các đo lường ảnh hưởng của tình trạng răng miệng đến CLCS là một phần quan
trọng của đánh giá SKRM. Theo Tổ chức Y tế thế giới thì sức khỏe khơng chỉ là tình
trạng khơng bệnh và tật, sức khỏe cịn bao gồm cả tình trạng thoải mái về thể chất,
tinh thần và xã hội [38]. Do đó, việc sử dụng các chỉ số lâm sàng để đánh giá tình
trạng sức khoẻ răng miệng và nhu cầu điều trị là khơng tồn diện. Từ cơ sở trên, một
loạt các công cụ đo lường CLCS liên quan SKRM đã được xây dựng và phát triển.
Bảng 1.1. Một số công cụ đo lường CLCS liên quan đến sức khỏe răng miệng
Năm Tên chỉ số đánh giá

Tác giả

H
P

1986 Socialdental Scale

Sheilaim và Maizels

1990 Geriatric Oral Health Assessment Index (GOHAI)

Atchison và Dolan

1991 RAND Dental Health Index


Dolan và cộng sự

1993 Dental Impact Profile (DIP)

Strauss và Hunt

1994 Subjective Oral Health Status Indications (SOHSI)

Locker và Miller

1994 Oral Health Impact Profile (OHIP)

Slade và Spencer

1996 Oral Impacts on Daily Performances (OIDP)

Adulyanon và cộng sự

1996 Oral Health-Related Quality of Life (OHROL)

Kressin và cộng sự

1996 Dental Impact on Daily Living (DIDL)

Leao và Sheiham

1997 Oral Health Quality of Life Inventory (OH- QoL)

Cornell và cộng sự


U

H

Child Oral Health-Related Quality of Life
2002

(COHRQoL)
Child Oral Health Impact Profile (Child-

Jokovic A,

Slade

OHIP)
Trong số các công cụ kể trên, hai công cụ được sử dụng rộng rãi nhất để đánh
giá CLCS SKRM trên đối tượng người cao tuổi là General Oral Health Assessment
Index (GOHAI) và Oral Health Impact Profile-14 (OHIP-14). Bộ công cụ GOHAI
đánh giá CLCS SKRM của một người/bệnh nhân dựa trên 3 lĩnh vực của CLCS:


12

chức năng thực thể (nói chuyện, khả năng nhai,…), chức năng tâm lý (sự quan tâm
của cá nhân về tình trạng răng, hạn chế hoặc không tự tin trong giao tiếp xã hội do
các vấn đề răng miệng,…) và khía cạnh cơ năng (sự đau/khơng thoải mái do tình
trạng răng miệng). Đối với OHIP-14, công cụ này đánh giá CLCS SKRM của một
người dựa trên 7 khía cạnh, được cho là đánh giá tốt hơn các kết quả CLCS SKRM
liên quan đến tâm lý và hành vi của đối tượng [51]. Trong nghiên cứu này, chúng
tôi lựa chọn bộ công cụ OHIP-14 do bộ cơng cụ này đã có phiên bản tiếng Việt được

chuẩn hóa năm 2012 [58].
1.3.1. Hồ sơ tác động sức khỏe răng miệng và bệnh tật (SIP)

H
P

Hồ sơ tác động của bệnh tật (SIP) được phát triển vào năm 1970 và được sử
dụng để đo lường các vấn đề liên quan đến bệnh tật được các nhân viên y tế cảm nhận
và báo cáo vi [23]. Phiên bản cuối cùng của SIP bao gồm 136 câu và 12 nhóm, dạng
thay thế của SIP là bộ câu hỏi SF36/SF12. SIP được sử dụng trong các nghiên cứu về
rối loạn tim mạch, thần kinh, nội bộ, đau và cơ xương và tình trạng chức năng của
người cao tuổi.

U

Bộ câu hỏi SIP dùng để đánh giá sức khỏe của dân số, đánh giá chương trình
chăm sóc y tế, đánh giá chương trình điều trị, lập kế hoạch và phát triển chương trình,

H

đánh giá tình trạng sức khỏe cá nhân và phản ứng với chăm sóc sức khỏe [74].
Hạn chế nhận thấy khi sử dụng bộ SIP là bộ công cụ dài và gặp nhiều khó khăn
khi áp dụng trong nha khoa do thiếu độ nhạy [74].
1.3.2. Chỉ số đánh giá sức khỏe răng miệng lão khoa (GOHAI)
Năm 1990, GOHAI ban đầu được thử nghiệm trên một mẫu thuận tiện gồm 87
người lớn tuổi và đánh giá chính thức trên 1755 người cao tuổi ở Los Angeles.
GOHAI đã chứng minh mức độ nhất quán và độ tin cậy với hệ số Cronbach's alpha
là 0,79 [28]. Chỉ số đánh giá SKRM lão khoa (GOHAI) được phát triển để đo lường
mức độ tác động tâm lý xã hội liên quan đến các bệnh răng miệng và được sử dụng
để đánh giá hiệu quả của điều trị nha khoa ở người cao tuổi. GOHAI thí điểm gồm

36 mục và cơng cụ cuối cùng chứa 12 mục đã được chọn. Ưu điểm là cho biết tình


13

trạng kinh tế xã hội, hữu ích để đánh giá hiệu quả của điều trị nha khoa, tuy nhiên
hạn chế trong việc sử dụng cho nhóm bệnh nhân trẻ tuổi [28],[74].
1.3.3. Hồ sơ tác động nha khoa (DIP)
Hồ sơ tác động nha khoa (DIP) đã được phát triển để đánh giá răng và miệng có
ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống. DIP chỉ ra CLCS bị ảnh hưởng, làm mất tập
trung hoặc CLCS được tăng cường bởi sức khỏe răng miệng và cấu trúc miệng
[34]. DIP cũng là một bảng câu hỏi tự báo cáo. Bộ câu hỏi này được phát triển bằng
cách đặt câu hỏi và phỏng vấn các nha sĩ, nhà khoa học và bệnh nhân. Ban đầu, được
thử nghiệm 37 mục bằng cách phỏng vấn người cao tuổi và sau đó được giảm xuống

H
P

cịn 25 mục. Nghiên cứu thí điểm được thực hiện trong dân số già và xác định liệu
chủng tộc, tuổi tác và giáo dục có ảnh hưởng đến DIP hay khơng.

DIP là cơng cụ đầu tiên đưa ra khái niệm rằng răng và răng giả có tác động tích
cực và tiêu cực hơn đến cuộc sống [30]. DIP là bộ công cụ đơn giản và ngắn gọn,
dùng chủ yếu để đánh giá ảnh hưởng chủng tộc đến cuộc sống của bệnh nhân [29]
1.3.4. Các chỉ số về tình trạng sức khỏe răng miệng chủ quan (SOHSI)

U

Bộ câu hỏi này đã được phát triển ở Canada dựa trên mơ hình của Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO) về bệnh răng miệng và tàn tật để ước tính kết quả tâm lý, xã hội và


H

chức năng [26]. Ban đầu nó được sử dụng trong các cuộc điều tra sức khỏe răng
miệng của người cao tuổi, nhưng các phiên bản rút gọn được sử dụng trong các nghiên
cứu về dân số vị thành niên và người trưởng thành. Mục đích của việc phát triển cơng
cụ này là xác định mối liên hệ giữa bệnh răng miệng và kết quả điều trị.
Bộ câu hỏi bao gồm 4 chỉ số và một thang đo. Trong số 4 chỉ số, một chỉ số biểu
thị khả năng nhai của Leake [27], chỉ số đau miệng và mặt, chỉ số triệu chứng miệng,
được phát triển bởi Locker và Gruskha [25] và thang đo tác động tâm lý xã hội dựa
trên các câu hỏi được sử dụng trong Rand Thí nghiệm Bảo hiểm Y tế đo lường tác
động của điều kiện răng miệng đối với việc ăn uống và điều kiện xã hội [74].


14

1.3.5. Chất lượng cuộc sống răng miệng
Chất lượng SKRM cuộc sống (OHQoL) được phát triển vào năm 1991, bao gồm
một nhóm gồm 3 mục, bao gồm cơng việc hàng ngày, hoạt động xã hội và các vấn đề
giao tiếp [37].
Chất lượng SKRM của cuộc sống bao gồm các yếu tố như hoạt động thể chất,
cảm xúc và xã hội, cảm xúc, sức khỏe tinh thần, sức sống, nỗi đau và sức khỏe nói
chung. Yếu tố về sức khoẻ thể chất đóng góp vào 5% vào tác động lên CLCS [37]. Vì
vậy, điều này cho thấy tác động của sức khỏe thể chất lên OHQoL khác với tác động
của SKRM đối với OHQoL. Hệ số Cronbach alpha là 0,83, cho thấy mối liên hệ chặt

H
P

chẽ giữa sự hài lòng chung của cuộc sống, sự khó chịu ở miệng và vấn đề ăn uống.

Cơng cụ OHQoL ngắn gọn này thích hợp cho các nghiên cứu và khảo sát dân
số. Tuy nhiên, bộ công cụ này đánh giá các chi tiết về bệnh và tác động lên cuộc sống
[37], [74].

1.3.6. Ảnh hưởng nha khoa đến cuộc sống hàng ngày (DIDP)

Được phát triển bởi Leao và Sheiham [35], DIDP là biện pháp nha khoa xã hội

U

đánh giá tác động SKRM đến cuộc sống hàng ngày. Hạn chế là những cải tiến về tác
động của SKRM cần được theo dõi, đánh giá hàng ngày nên gây khó khăn trong q

H

trình thu thập số liệu [74].

1.3.7. Chất lượng sức khỏe răng miệng của bệnh nhân chỉnh nha (OHQLI)
Bộ câu hỏi OHQLI gồm 15 mục nhằm đánh giá tình trạng chức năng chủ quan
và khách quan của sức khỏe răng miệng của một cá nhân và cũng đánh giá CLCS.
Các thang đo và bảng câu hỏi riêng biệt cho người đeo răng giả làm cho nó trở thành
một công cụ dễ dàng hơn để đánh giá QoL sau khi can thiệp chỉnh nha [74].
1.3.8. Tác động miệng đến hiệu suất hàng ngày
Tác động miệng đến hiệu suất hàng ngày (OIDP) là một công cụ nha khoa xã
hội thay thế để đánh giá tác động miệng đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng
ngày của người đó. Bộ câu hỏi OIDP là yếu tố dự đoán tốt hơn bệnh răng miệng và
cũng để phát hiện các túi nha chu sâu [74].



×