Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Thực trạng công tác bàn giao người bệnh theo mô hình sbar của điều dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng tại khoa khám bệnh, bệnh viện quốc tế city, thành phố hồ chí minh năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.22 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN MINH ĐẠT

H
P

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BÀN GIAO NGƯỜI BỆNH
THEO MƠ HÌNH SBAR CỦA ĐIỀU DƯỠNG
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
TẠI KHOA KHÁM BỆNH, BỆNH VIỆN QUỐC TẾ CITY,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2020

U

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802

HÀ NỘI, Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN MINH ĐẠT

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BÀN GIAO NGƯỜI BỆNH
THEO MƠ HÌNH SBAR CỦA ĐIỀU DƯỠNG


VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
TẠI KHOA KHÁM BỆNH, BỆNH VIỆN QUỐC TẾ CITY,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2020

H
P

U

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS. PHAN VĂN TƯỜNG

HÀ NỘI, Năm 2020


i

MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ......................................................................v
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ....................................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................5
1.1. Khái niệm về bàn giao người bệnh ..................................................................5

1.2. Qui định về bàn giao người bệnh ở Việt Nam .................................................6
1.3. Nội dung bàn giao thông tin người bệnh .........................................................7

H
P

1.3.1. Định danh người bệnh ..................................................................................7
1.3.2. Chẩn đốn và tình trạng hiện tại của người bệnh .........................................8
1.3.3. Bệnh kèm theo ..............................................................................................8
1.3.4. Các kết quả/chỉ số báo động (chỉ số bất thường) cận lâm sàng của người
bệnh ..........................................................................................................................8

U

1.3.5. Tiền sử dị ứng của người bệnh .....................................................................8
1.3.6. Các chỉ định sử dụng thuốc của Bác sĩ .........................................................9
1.3.7. Hội chẩn chuyên khoa trong công tác điều trị ..............................................9

H

1.4. Các mơ hình, cơng cụ ứng dụng trong bàn giao người bệnh ...........................9
1.4.1. Một số mơ hình, cơng cụ bàn giao người bệnh phổ biến hiện nay ...............9
1.4.2. Mơ hình bàn giao người bệnh SBAR .........................................................11
1.4.3. Tầm quan trọng của công tác bàn giao người bệnh theo mơ hình SBAR ..13
1.5. Một số nghiên cứu về thực trạng công tác bàn giao người bệnh ...................15
1.5.1. Một số nghiên cứu trên thế giới ..................................................................15
1.5.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam.................................................................18
1.6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ công tác bàn giao người bệnh ..21
1.6.1. Yếu tố thuộc về cơ sở y tế ..........................................................................21
1.6.2. Yếu tố thuộc về điều dưỡng ........................................................................24

1.7. Giới thiệu địa điểm nghiên cứu .....................................................................27
1.7.1. Về Bệnh viện Quốc tế City .........................................................................27


ii

1.7.2. Bàn giao người bệnh tại Bệnh viện Quốc tế City .......................................27
1.7.3. Thực trạng bàn giao người bệnh tại Bệnh viện Quốc tế City .....................29
1.8. Khung lý thuyết .............................................................................................29
Sơ đồ 1.1: Khung lý thuyết nghiên cứu ....................................................................30
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................31
2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................31
2.1.1. Nghiên cứu định lượng ...............................................................................31
2.1.2. Nghiên cứu định tính ..................................................................................31
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................31
2.2.1. Thời gian nghiên cứu ..................................................................................31

H
P

2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................32
2.3. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................32
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ...............................................................32
2.4.1. Nghiên cứu định lượng ...............................................................................32
2.4.2. Nghiên cứu định tính ..................................................................................33

U

2.5. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................33
2.5.1. Thu thập số liệu định lượng ........................................................................33

2.5.2. Thu thập số liệu định tính ...........................................................................34

H

2.6. Bộ cơng cụ nghiên cứu ..................................................................................34
2.6.1. Nghiên cứu định lượng ...............................................................................34
2.6.2. Nghiên cứu định tính ..................................................................................35
2.7. Biến số trong nghiên cứu ...............................................................................36
2.7.1. Nghiên cứu định lượng ...............................................................................36
2.7.2. Các chủ đề nghiên cứu định tính ................................................................36
2.8. Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................36
2.9. Đạo đức nghiên cứu .......................................................................................37
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................38
3.1. Thông tin chung về các ca bệnh ....................................................................38
3.2. Thực trạng công tác bàn giao người bệnh theo mơ hình SBAR ....................39
3.2.1. Tn thủ thực hiện giao tiếp bằng lời nói giữa hai bên bàn giao ...............39


iii

3.2.2. Mức độ Hồn thành ghi nhận đầy đủ thơng tin trên Bảng kiểm giữa hai bên
bàn giao ..................................................................................................................40
3.2.3. Mối liên quan giữa đặc điểm ca bệnh với thực trạng cơng tác bàn giao
người bệnh theo mơ hình SBAR ............................................................................43
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng công tác bàn giao người bệnh theo
mơ hình SBAR .......................................................................................................45
3.3.1. Nhóm yếu tố thuộc về điều dưỡng..............................................................45
3.3.2. Nhóm yếu tố thuộc về bệnh viện/khoa .......................................................48
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................................53
4.1. Thực trạng công tác bàn giao người bệnh theo mơ hình SBAR ....................54


H
P

4.1.1. Tuân thủ thực hiện giao tiếp bằng lời nói giữa hai bên bàn giao ...............54
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ công tác bàn giao người bệnh
theo mơ hình SBAR ...............................................................................................59
4.3. Hạn chế của nghiên cứu .................................................................................63
KẾT LUẬN ...............................................................................................................64

U

KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................66
PHỤ LỤC 1: BẢNG KIỂM QUAN SÁT ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ CÔNG TÁC

H

BÀN GIAO NGƯỜI BỆNH CỦA ĐIỀU DƯỠNG..................................................72
PHỤ LỤC 2: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU ...................................................76
PHỤ LỤC 3: HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM ...............................................78
PHỤ LỤC 4: CÁC BIẾN SỐ TRONG NGHIÊN CỨU ...........................................80
PHỤ LỤC 5: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .........................84


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BS :


Bác sĩ

BV:

Bệnh viện

CSSK :

Chăm sóc sức khỏe

ĐD :

Điều dưỡng

NB :

Người bệnh

NVYT :

Nhân viên y tế

TLN :

Thảo luận nhóm

PVS:

Phỏng vấn sâu


SBAR:

H
P

Situation – Background – Assessment – Recommendation
Tình trạng bệnh –Thơng tin cơ bản – Nhận định – Đề nghị

H

U


v

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Sơ đồ 1.1: Khung lý thuyết nghiên cứu .................................................................... 30
Bảng 3.1: Thông tin chung về các ca bệnh bàn giao................................................. 38
Bảng 3.2: Mức độ tuân thủ thực hiện giao tiếp bằng lời nói giữa 2 bên bàn giao .... 39
Bảng 3.3: Mức độ Hoàn thành ghi nhận đầy đủ thông tin trên Bảng kiểm giữa 2 bên
bàn giao ..................................................................................................................... 40
Bảng 3.4: Thực trạng công tác bàn giao người bệnh theo mơ hình SBAR............... 42
Bảng 3.5: Mối liên quan giữa đặc điểm ca bệnh với việc Tuân thủ Thực hiện giao
tiếp bằng lời nói giữa hai bên bàn giao ..................................................................... 43

H
P

Bảng 3.6: Mối liên quan giữa đặc điểm ca bệnh với Hoàn thành việc ghi nhận đầy

đủ thông tin trên Bảng kiểm giữa hai bên bàn giao .................................................. 44

H

U


vi

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Bàn giao người bệnh là nhiệm vụ của nhân viên y tế nhằm đảm bảo
cung cấp thông tin người bệnh đầy đủ và chính xác giữa các ca làm việc hoặc
giữa các chuyên khoa với nhau. Có nhiều công cụ hỗ trợ thực hiện công tác
bàn giao, trong số đó giao tiếp thơng qua 4 nhóm nội dung: tình trạng, thơng tin
cơ bản, nhận định, đề nghị (mơ hình SBAR) là một cơng cụ giao tiếp đáng tin cậy
và đã được chứng minh giúp làm giảm thiểu các sai sót, cải thiện giao tiếp giữa
các điều dưỡng.
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp nghiên

H
P

cứu định tính và định lượng nhằm mô tả thực trạng tuân thủ công tác bàn giao
người bệnh cũng như phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ của
điều dưỡng trong công tác bàn giao người bệnh với mơ hình SBAR tại Bệnh viện
Quốc tế City năm 2020. Số liệu nghiên cứu được thu thập thông qua việc quan sát
167 ca bệnh bàn giao của điều dưỡng; phỏng vấn sâu lãnh đạo bệnh viện và
điều dưỡng trưởng các khoa lâm sàng cũng như thảo luận nhóm với đội ngũ

U


điều dưỡng chăm sóc.

Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ hoàn thành ghi nhận đầy đủ thông tin

H

trên Bảng kiểm giữa hai bên bàn giao là 81,4%, tỷ lệ tuân thủ thực hiện giao tiếp
bằng lời nói giữa hai bên bàn giao là 71,3%. Kết quả nghiên cứu cịn chỉ ra có sự
khác biệt về hồn thành ghi nhận đầy đủ thơng tin trên Bảng kiểm giữa điều
dưỡng của 2 bên bàn giao với loại ca bệnh (p= 0.033), trong đó những ca bệnh
cấp tính có mức độ hồn thành cao hơn ca bệnh mãn tính
Có 02 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng cơng tác bàn giao gồm:
nhóm yếu tố thuộc về điều dưỡng và nhóm yếu tố thuộc về bệnh viện/khoa. Các
yếu tố có ảnh hưởng tích cực như: Kinh nghiệm làm việc của điều dưỡng; Nhận
thức của điều dưỡng về tầm quan trọng của bàn giao ca bệnh; Công tác chuẩn bị
của điều dưỡng trước khi bàn giao; Sự quan tâm của lãnh đạo bệnh viện/khoa;
Quy định, hướng dẫn và công cụ thực hiện công tác bàn giao người bệnh; Công
tác kiểm tra, giám sát thực hiện bàn giao người bệnh. Các yếu tố có ảnh hưởng


vii

theo xu hướng tiêu cực như: Đặc điểm nhân khẩu học của điều dưỡng; Khả năng
giao tiếp và làm việc nhóm của điều dưỡng; Tập huấn, bồi dưỡng chun mơn
cho điều dưỡng trong công tác bàn giao; Xét khen thưởng hàng năm.

H
P


H

U


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bàn giao người bệnh là hoạt động được thực hiện giữa các nhân viên y tế
nhằm đảm bảo tính đầy đủ, chính xác và liên tục thơng tin của người bệnh kể từ thời
điểm người bệnh đến khám chữa bệnh tại cơ sở y tế cho đến khi người bệnh ra viện.
Mục đích của việc bàn giao người bệnh nhằm đảm bảo cung cấp thông tin người
bệnh đầy đủ và chính xác giữa các nhân viên y tế trong cùng một nhóm chăm sóc và
điều trị, giữa các ca làm việc hoặc giữa các chuyên khoa với nhau giúp đảm bảo an
toàn người bệnh cũng như nâng cao hiệu quả trong công tác khám chữa bệnh (1).
Ở mỗi cơ sở y tế, quy trình khám và điều trị cho người bệnh thường trãi qua
nhiều công đoạn như tiếp đón, khám đa khoa, khám chuyên khoa, thực hiện các

H
P

xét nghiệm cận lâm sàng… Các cơng đoạn trong quy trình khám chữa bệnh được
thực hiện bởi những nhân viên y tế khác nhau hoặc thuộc các bộ phận chuyên trách
khác nhau. Việc bàn giao người bệnh được thực hiện với các đội ngũ nhân viên y tế
khác nhau, đặc biệt là công tác bàn giao người bệnh của điều dưỡng giữa các khoa
lâm sàng với nhau cũng rất quan trọng. Điều dưỡng khi thực hiện bàn giao người bệnh

U

đòi hỏi thơng tin bàn giao phải rõ ràng, chính xác để giảm thiểu các sự cố không mong
muốn, đảm bảo sự an toàn cho người bệnh, và đồng thời đây là một vấn đề quan trọng,

cần được xem xét để đảm bảo sự liên tục của việc chăm sóc người bệnh (2).

H

Giao tiếp thơng qua 4 nhóm nội dung: tình trạng, thơng tin cơ bản, nhận định,
đề nghị (mơ hình SBAR) là một công cụ giao tiếp đáng tin cậy và đã được chứng
minh giúp làm hạn chế bớt các sai sót trong mơi trường bệnh viện, cải thiện giao tiếp
giữa các điều dưỡng và thúc đẩy sự an toàn trong cơng tác chăm sóc người bệnh (3).
Cơng cụ này giúp cho điều dưỡng và người sử dụng có khả năng thích ứng, thực hiện
và đánh giá thơng tin lâm sàng trong cơng tác bàn giao người bệnh, trong đó: nội
dung tình trạng bệnh là xác định đúng người bệnh, tóm tắt lý do bàn giao, vấn đề
cần chú ý hiện tại trên người bệnh khiến người bàn giao quan tâm; nội dung thơng
tin cơ bản là tóm tắt các vấn đề chính liên quan đến bệnh lý, chẩn đốn, diễn biến
bệnh liên quan đến vấn đề cần bàn giao, các can thiệp đã thực hiện cho người bệnh,
dấu hiệu sinh tồn; nội dung nhận định là tình trạng hiện tại, kết quả cận lâm sàng
đặc biệt chú ý; nội dung đề nghị là kế hoạch điều trị, theo dõi, chăm sóc và xử trí


2
tiếp theo, các can thiệp dự định thực hiện, nêu rõ cụ thể các yêu cầu cho người nhận
bàn giao, kết quả mong đợi, yêu cầu xác nhận lại thông tin (3). Cơ quan nghiên cứu
chăm sóc sức khỏe và chất lượng (Agency for Health Research and Quality), Viện cải
thiện chăm sóc sức khỏe (Institute for Healthcare Improvement) và Tổ chức y tế thế
giới (WHO) đã công nhận SBAR là một công cụ giao tiếp hiệu quả cho việc bàn giao
người bệnh (4).
Một số nghiên cứu trên thế giới về mơ hình bàn giao người bệnh SBAR như:
Nghiên cứu của Yu, M. & K. ja Kang (2017) (5); Nghiên cứu của Shaneela Shahid
& Sumesh Thomas (2018) (6); Nghiên cứu của Kathleen M. Haig & John
Whittington (2016) (7) đã chỉ ra rằng SBAR là một bộ cơng cụ hữu ích, có ưu điểm
là cấu trúc đơn giản hợp lý, dễ nhớ, dễ sử dụng, thuận tiện khi mang theo, nhằm hỗ


H
P

trợ truyền đạt thông tin hiệu quả trong công tác chăm sóc và bàn giao người bệnh
của điều dưỡng, đặc biệt trong tình huống thời gian hạn hẹp.

Mặc dù mơ hình bàn giao người bệnh SBAR đã được chứng minh tính
ưu việt và được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, nhưng tại Việt Nam
mơ hình này hiện vẫn chưa được áp dụng rộng rãi trong công tác bàn giao

U

người bệnh, chưa có nhiều dữ liệu được cơng bố chứng minh tính hiệu quả của
bộ cơng cụ này. Bệnh viện Quốc tế City đã áp dụng mơ hình SBAR trong công tác
bàn giao người bệnh từ năm 2018, và hơn 90% các ca bệnh bàn giao ban đầu đều

H

xuất phát từ Khoa Khám bệnh. Tuy nhiên, theo ghi nhận thực tế từ phòng điều
dưỡng và phòng quản lý chất lượng thì cơng tác bàn giao người bệnh hiện nay của
điều dưỡng từ Khoa Khám bệnh đến các khoa lâm sàng vẫn cịn nhiều thiếu sót
về việc thực hiện bảng kiểm cũng như trao đổi thông tin trong quá trình bàn giao,
dẫn đến một số các sai sót, sự cố y khoa khơng mong muốn xảy ra (8). Ngồi ra,
chưa có nghiên cứu chính thức về tn thủ bàn giao người bệnh theo mơ hình
SBAR được cơng bố bởi Bệnh viện Quốc tế City.
Vì vậy, để có cơ sở đánh giá khách quan về: Thực trạng công tác bàn giao
người bệnh theo mơ hình SBAR của điều dưỡng tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện
Quốc tế City hiện nay như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác bàn
giao người bệnh của điều dưỡng tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Quốc tế City?

Từ đó kiến nghị những giải pháp để việc áp dụng mơ hình SBAR trong bàn giao


3
người bệnh ngày càng hiệu quả hơn, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu:
“Thực trạng công tác bàn giao người bệnh theo mơ hình SBAR của điều dưỡng
và một số yếu tố ảnh hưởng tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Quốc tế City,
thành phố Hồ Chí Minh năm 2020”.

H
P

H

U


4
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng công tác bàn giao người bệnh theo mơ hình SBAR của
điều dưỡng tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Quốc tế City năm 2020.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác bàn giao người bệnh theo
mơ hình SBAR của điều dưỡng tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Quốc tế
City năm 2020.

H
P

H


U


5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm về bàn giao người bệnh
Theo Ủy ban kiểm định chất lượng Joint Commission International (JCI) thì
bàn giao là một quy trình thời gian thực chuyển thông tin cụ thể của NB từ người
chăm sóc này sang người chăm sóc khác với mục đích đảm bảo tính liên tục và
an tồn trong việc chăm sóc NB (9). Trong đó, quy trình bàn giao NB quy định rõ
những tình huống cần bàn giao và thống nhất thông tin cần bàn giao giữa các
NVYT tham gia chăm sóc và điều trị NB (10).
Theo Mardis và cộng sự (2016) thì bàn giao là một phần cơ bản trong các
hoạt động hàng ngày của NVYT trong tất cả các cơ sở chăm sóc sức khỏe

H
P

người bệnh. Mục tiêu chính của việc bàn giao là đảm bảo tính liên tục của việc
chăm sóc bằng cách cung cấp thơng tin chính xác, cập nhật, phù hợp và cần thiết về
chăm sóc người bệnh để cho phép các nhóm y tế đáp ứng nhu cầu của người bệnh
một cách an toàn (11).

Bàn giao người bệnh trong lĩnh vực sức khỏe được định nghĩa là q trình
trao đổi thơng tin giữa các chuyên gia, đồng thời là sự chuyển giao có tính trách

U

nhiệm cao giữa các điều dưỡng với nhau, bàn giao những vấn đề về chuyên môn và
nhiệm vụ cần làm cho việc chăm sóc NB, hoặc nhóm NB trên cơ sở tạm thời hoặc

lâu dài (12).

H

Theo dự thảo Thông tư năm 2018 của Bộ Y tế về quy chế chuyên môn
nhận diện người bệnh, vào viện, ra viện, chuyển khoa và bàn giao người bệnh trong
các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì Bàn giao người bệnh là việc bảo đảm mọi
thông tin quan trọng của người bệnh được bàn giao đầy đủ, hiệu quả và thống nhất
giữa các nhân viên y tế tham gia chăm sóc và điều trị người bệnh. Thông tin cần
được bàn giao bao gồm: Thông tin nhận diện người bệnh; Hồ sơ bệnh án (Chẩn
đoán; Diễn biến bệnh và những can thiệp đã thực hiện cho người bệnh; Tình trạng
người bệnh hiện tại); Lý do bàn giao (10).
Bàn giao người bệnh (NB) là việc bảo đảm mọi thông tin quan trọng của NB
được bàn giao đầy đủ, hiệu quả và thống nhất giữa các nhân viên y tế (NVYT)
tham gia chăm sóc và điều trị người bệnh (8).


6
Bàn giao người bệnh được thực hiện trong trường hợp bàn giao ca trực,
bàn giao từ phòng khám lên các khoa phòng, hoặc chuyển giao NB từ khoa này đến
khoa khác, khi đó điều dưỡng (ĐD) báo cáo sự thay đổi của NB. Sự bàn giao
diễn ra ở khắp mọi nơi trong bệnh viện và mục đích của việc bàn giao là nhằm
đảm bảo an toàn cho NB. Việc bàn giao có trách nhiệm của ĐD trong bệnh viện
ngày càng được quan tâm nhiều hơn, nhằm cải thiện chất lượng chăm sóc NB và
giảm thiểu tỉ lệ sự cố y khoa (13), (14).
Trong quá trình bàn giao, người bàn giao chịu trách nhiệm cung cấp
thông tin, các giấy tờ cần thiết cho người nhận bàn giao bằng lời nói và bảng kiểm
bàn giao người bệnh, nhằm đảm bảo các thông tin cần thiết liên quan đến NB được
bàn giao đầy đủ và thống nhất. Người nhận bàn giao có trách nhiệm tiếp nhận,


H
P

kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của thơng tin, chủ động lấy thêm thơng tin nếu cịn
chưa rõ từ người bàn giao, người bệnh hoặc thân nhân người bệnh, đồng thời
ghi chép lại những thông tin cần thiết nhằm thực hiện công tác theo dõi, điều trị và
chăm sóc tiếp theo cho NB (8).

1.2. Qui định về bàn giao người bệnh ở Việt Nam

U

Theo Thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26/01/2011 về Hướng dẫn công tác
điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện của Bộ Y Tế đã quy định
cụ thể 12 nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc người bệnh của một ĐD (từ Điều 4 -

H

Điều 15), trong đó cơng tác bàn giao người bệnh của điều dưỡng được nêu ở Điều 9
(Chăm sóc người bệnh có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật) (15).
Người bệnh được điều dưỡng viên, hộ sinh hướng dẫn và hỗ trợ thực hiện
chuẩn bị trước phẫu thuật, thủ thuật theo yêu cầu của chuyên khoa và của bác sĩ
điều trị. Trước khi đưa người bệnh đi phẫu thuật, thủ thuật, điều dưỡng viên,
hộ sinh phải: Hồn thiện thủ tục hành chính; Kiểm tra lại công tác chuẩn bị người
bệnh đã được thực hiện theo yêu cầu của phẫu thuật, thủ thuật; Đánh giá dấu hiệu
sinh tồn, tình trạng người bệnh và báo cáo lại cho bác sĩ điều trị nếu người bệnh có
diễn biến bất thường. Điều dưỡng viên hoặc hộ sinh hoặc hộ lý chuyển người bệnh
đến nơi làm phẫu thuật, thủ thuật và bàn giao người bệnh, hồ sơ bệnh án cho người
được phân công chịu trách nhiệm tiếp nhận của đơn vị thực hiện phẫu thuật hoặc
thủ thuật (15).



7
Theo điều số 7, Thông tư số 19/2013/TT-BYT về việc hướng dẫn thực hiện
quản lý chất hượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện quy định về việc
triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn người bệnh và NVYT. Thiết lập
chương trình và xây dựng các quy định cụ thể bảo đảm an toàn cho NB và NVYT
với 10 nội dung cần phải tuân thủ: (i) Xác định chính xác người bệnh; (ii) An tồn
phẫu thuật, thủ thuật; (iii) An tồn trong sử dụng thuốc; (iv) Phịng và kiểm sốt
nhiễm khuẩn bệnh viện; (v) Phịng ngừa rủi ro, sai sót do trao đổi, truyền đạt
thơng tin sai lệch giữa NVYT; (vi) Phòng ngừa người bệnh bị ngã; (vii) An toàn
trong sử dụng trang thiết bị y tế; (viii) Bảo đảm mơi trường làm việc an tồn;
(ix) Thiết lập hệ thống thu thập, báo cáo sai sót chuyên mơn, sự cố y khoa;
(x) Xây dựng quy trình đánh giá sai sót chun mơn, sự cố y khoa (16).

H
P

1.3. Nội dung bàn giao thông tin người bệnh
1.3.1. Định danh người bệnh

Là việc xác định danh tính của người bệnh bao gồm các thông tin nhự: Họ tên
đầy đủ, ngày tháng năm sinh và mã số nhập viện của người bệnh.

Định danh chính xác người bệnh khi bàn giao giữa các nhân viên y tế giúp

U

quá trình theo dõi, chăm sóc, khám chữa bệnh và áp dụng đúng dịch vụ, quy trình
điều trị đúng cho người bệnh. Định danh sai người bệnh sẽ là nguyên nhân dẫn đến

rủi ro trong khi cung cấp dịch vụ y tế cho người bệnh (17), (18).

H

Thời điểm cần định danh người bệnh (10), (19):
(1) Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn phục vụ khám và điều trị cho người bệnh.
(2) Thực hiện các thủ thuật, kỹ thuật gây mê, an thần tĩnh mạch (19).
(3) Thực hiện các can thiệp ngoại khoa.
(4) Thực hiện các thủ thuật xâm lấn.
(5) Thực hiện thuốc hoặc bàn giao thuốc cho người bệnh.
(6) Thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán lâm sàng.
(7) Thực hiện các chỉ định liên quan đến truyền máu và các chế phẩm của máu.
(8) Bàn giao người bệnh.
(9) Tiếp đón, thanh tốn, khám chữa bệnh, phục vụ ăn nống.
Khi bất kỳ thông tin nào của người bệnh không trùng khớp với thông tin trên
giấy tờ, hồ sơ bệnh án, dịch vụ sẽ không được thực hiện cho đến khi có bằng chứng


8
xác thực đúng thông tin của NB. Trong trường hợp thất lạc, bị mờ thông tin cần
phải được NVYT thay mới.
1.3.2. Chẩn đốn và tình trạng hiện tại của người bệnh
Chẩn đoán bệnh của người bệnh là kết luận tên bệnh sau khi bác sĩ (BS)
khám và thực hiện các thăm dò chức năng, các xét nghiệm lâm cận lâm sàng.
Căn cứ vào chẩn đốn bệnh mà BS có phác đồ điền trị phù hợp (20).
Tình trạng hiện tại của NB là tình hình sức khoẻ của của người bệnh ở tại
thời điểm bàn giao giữa các NVYT với nhau bao gồm tình trạng tỉnh táo, kích động,
lơ mơ hay hôn mê và các dấu hiệu sống của người bệnh như mạch, nhiệt độ,
huyết áp, nhịp thở, độ bão hòa oxy, cân nặng, chiều cao của người bệnh (21).
1.3.3. Bệnh kèm theo


H
P

Là bệnh mà người bệnh mắc phải ngoài bệnh lý mà họ đang được điều trị chính
tại bệnh viện. Bệnh kèm theo có thể là nguyên nhân kết quả của bệnh chính đang
điều trị, nó có thể ảnh hưởng một phần hoặc có thể khơng ảnh hưởng gì trên bệnh lý
chính của NB (22).

1.3.4. Các kết quả/chỉ số báo động (chỉ số bất thường) cận lâm sàng của người

U

bệnh

Kết quả/chỉ số cận lâm sàng báo động là những kết quả/chỉ số xét nghiệm của
NB vượt quá giới hạn bình thường, có thể ảnh hưởng tới tính mạng của NB hoặc

H

gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Khi bàn giao giữa các ca trực, khi chuyển
khoa, chuyển viện thì cần được bàn giao một cách cụ thể (23).
1.3.5. Tiền sử dị ứng của người bệnh
Dị ứng là hiện tượng cơ thể có những phản ứng bất thường với các chất lạ khi
các chất này xâm nhập cơ thể con người. Các chất lạ khi vào máu sẽ kích thích
cơ thể sinh ra kháng thể để chống lại kháng nguyên từ bên ngồi vào (24).
Cơ thể con người có thể bị dị ứng với các loại thuốc, hóa chất, mùi vị, thời tiết
hay thức ăn. Biểu hiện của dị ứng như da mẩn đỏ, mẩn ngứa, nổi mề đay, đau đầu,
chóng mặt, ngất, phù nề niêm mạc miệng mũi hay hắt hơi, khó thở, co thắt
thanh quản, về tiêu hóa thì đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn. Nặng hơn gây sốc



9
phản vệ sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống ngay lập tức nếu không được
cấp cứu và hồi sức kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
1.3.6. Các chỉ định sử dụng thuốc của Bác sĩ
Là những thuốc mà BS kê cho NB bằng đơn bao gồm tên thuốc, nồng độ,
liều sử dụng, đường dùng, thời gian dùng và cách thức pha chế mà ĐD phải
thực hiện đúng cho NB (25). Các thuốc tiêm truyền đường tĩnh mạch được chuẩn bị
tại phịng riêng đảm bảo vệ sinh, có trang thiết bị phù hợp và do các NVYT được
đào tạo thành thạo thực hiện (26).
Các thuốc sử dụng cho người bệnh cần được bàn giao cụ thể, chi tiết giữa các
NVYT với nhau, giữa các ca trực làm việc hay khi NB chuyển khoa, chuyển viện,

H
P

khi thực hiện các phẫu thuật/thủ thuật.

1.3.7. Hội chẩn chuyên khoa trong công tác điều trị

Hội chẩn là hình thức tập trung tài năng trí tuệ của thầy thuốc để cứu chữa
người bệnh kịp thời trong những trường hợp: khó chẩn đốn và điều trị, tiên lượng
dè dặt, cấp cứu, chỉ định phẫu thuật/thủ thuật.

Hội chẩn phải được chuẩn bị chu đáo và đảm bảo các thủ tục qui định. Hội chẩn

U

được tiến hành mỗi khi các BS điều trị cần ý kiến của một nhóm BS về một

trường hợp bệnh nào đó để quyết định phương hướng và phác đồ chính điều trị cho

H

NB. Đặc biệt đối với NB cần tiến hành phẫu thuật để điều trị bệnh thì cần thực hiện
hội chẩn trước đó (27).

1.4. Các mơ hình, cơng cụ ứng dụng trong bàn giao người bệnh
1.4.1. Một số mơ hình, cơng cụ bàn giao người bệnh phổ biến hiện nay
Công tác quản lý chất lượng bệnh viện nói chung cũng như an tồn cho
người bệnh ngày càng được chú trọng hơn, vì vậy việc áp dụng một số mơ hình,
cơng cụ bàn giao người bệnh để xây dựng bảng kiểm đánh giá cần được thực hiện
một cách nghiêm túc và kỹ lưỡng hơn. Bảng kiểm được coi như một trong những
biện pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu sự cố sai sót khơng mong muốn.
Hiện nay, các cơ sở y tế tại Việt Nam đã từng bước nghiên cứu và áp dụng các
mô hình, cơng cụ bàn giao người bệnh đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
Tùy theo thực tế và nhu cầu, mỗi cơ sở y tế sẽ đánh giá và lựa chọn một bộ công cụ


10
phù hợp, ví dụ như: HANDOFF-CEX, WHAT, ISBAR, SWITCH, I PASS the
BATON, SHARQ, SOAP, SBAR…


HANDOFF-CEX: là một công cụ bàn giao mà người bàn giao phải đánh giá
được 6 lĩnh vực và 1 đánh giá chung theo thang Likert 9 điểm trước bàn giao.
Ưu điểm của công cụ HANDOFF-CEX là được sử dụng phổ biến cho bác sĩ
hoặc với điều dưỡng chuẩn hóa các nội dung trước khi bàn giao, đảm bảo
khơng có sai sót khi thực hiện bàn giao. Tuy nhiên, bộ cơng cụ này có những
hạn chế nhất định ví dụ như địi hỏi người bàn giao phải có một trình độ

nhất định và đã có nhiều năm kinh nghiệm đối với công tác này (12).



WHAT: là công cụ đánh giá bàn giao bằng lời nói, được phát triển cho
môi trường bệnh viện nhi khoa, sử dụng khung chuyển giao I-PASS. Nó ghi âm

H
P

được 11 mục, trên một phiếu tự đánh giá từ 0-3, sử dụng bản ghi âm thanh.
Ưu điểm của công cụ WHAT là bộ công cụ tốt, được ứng dụng nhiều trong
lĩnh vực nhi khoa. Tuy nhiên, bộ công cụ này chưa được các BS lâm sàng cũng
như các NVYT sử dụng rộng rãi vì khi sử dụng phải mất nhiều thời gian và khá
phức tạp (28).


U

ISBAR: là công cụ đã được chứng minh nhằm cải thiện nội dung rõ ràng của
việc bàn giao trực tiếp trong mơi trường bệnh viện và nó phù hợp với các bối
cảnh lâm sàng. Ưu điểm của công cụ này là dễ nhớ, giúp làm rõ khi cung cấp

H

những thông tin cần thiết khi trao đổi nhanh, trọng điểm vào hành động (points
to action). Tuy nhiên vì ISBAR khơng chỉ định danh mục thông tin cụ thể nên
hiện tại hạn chế của bộ công cụ này là sử dụng chủ yếu bàn giao trong
môi trường phẫu thuật (29).



SWITCH: giống như bộ công cụ ISBAR, SWITCH được thiết kế đặc biệt để
sử dụng trong môi trường phẫu thuật cũng như bàn giao người bệnh nặng trong
bệnh viện. SWITCH là viết tắt của quy trình phẫu thuật và với ưu điểm của
công cụ này là được sử dụng chủ yếu cho phòng mổ như thời gian gây mê, gạc,
dụng cụ...Hạn chế của bộ cơng cụ này là ít được dùng để bàn giao người bệnh
giữa các ca trực hoặc các chuyên khoa với nhau (30).



I PASS the BATON: được hiểu theo nghĩa là giao trọng trách, trách nhiệm cho
người khác, đây là công cụ hướng dẫn nhằm nâng cao khả năng giao tiếp


11
hiệu quả. Nội dung của bộ công cụ này bao gồm: giới thiệu bệnh nhân, đánh
giá, tình huống, mối quan tâm về an toàn, bối cảnh, hành động, thời gian, người
có trách nhiệm, kế hoạch tiếp theo. Cơng cụ này có ưu điểm là giúp hỗ trợ việc
bàn giao ngắn gọn, tập trung những điểm quan trọng, kiểm tra an tồn hơn và
nó được sử dụng cho tất cả các ĐD. Hạn chế của cơng cụ này là tính phức tạp,
cần phải có tập huấn chuyên sâu khi vận hành sử dụng trong thực tế (31).


SHARQ: có những điểm tương tự như công cụ SWITCH, SHARQ là công cụ
sử dụng chủ yếu cho điều dưỡng trong phòng mổ. Nội dung bao gồm:
tình huống, tiền sử bệnh, đánh giá, khuyến nghị, câu hỏi. Ưu điểm của bộ
công cụ này là thể hiện tính chun sâu nhưng hạn chế của nó là không được sử
dụng rộng rãi trong việc bàn giao người bệnh, ví dụ giữa các ca trực hoặc giữa

H

P

các chuyên khoa với nhau (31).


SOAP: là cơng cụ đánh giá tình trạng người bệnh trước khi bàn giao được
chứng minh bằng dữ liệu: S (chủ quan) và O (khách quan), đồng thời chỉ
dẫn hướng khi có thay đổi về tình trạng của người bệnh cũng như lên kế hoạch
về những gì đã hoặc nên được thực hiện cho/với người bệnh. Ưu điểm của bộ

U

công cụ này là được sử dụng nhiều trong cơng tác bàn giao vì nó được đánh giá
về nhiều mặt dựa trên số liệu. Tuy nhiên, hạn chế là công cụ này chủ yếu được
áp dụng ở khoa cấp cứu (31).


H

SBAR: là công cụ mang lại cho người sử dụng khả năng thích ứng, thực hiện
và đánh giá một thông tin lâm sàng của NB trong việc bàn giao của ĐD
thơng qua 4 nhóm nội dung: tình trạng, thông tin cơ bản, nhận định, đề nghị.
Ưu điểm của bộ công cụ SBAR là giúp hạn chế bớt phần lớn các sai sót khi
bàn giao người bệnh trong mơi trường bệnh viện, giúp cải thiện và nâng cao
hiệu quả giao tiếp giữa các ĐD, thúc đẩy sự an toàn cho NB cũng như phạm vi
áp dụng rộng hơn. Tuy nhiên, hạn chế của công cụ này là để đảm bảo sự
hiệu quả cần nâng cao ý thức và mức độ tuân thủ của đội ngũ NVYT khi
triển khai thực hiện cũng như cần có sự tập huấn trước khi triển khai (32).

1.4.2. Mơ hình bàn giao người bệnh SBAR

Mơ hình SBAR là bảng cơng cụ đánh giá thơng tin lâm sàng trong bàn giao
người bệnh thơng qua 4 nhóm nội dung: tình trạng, thơng tin cơ bản, nhận định,


12
đề nghị. Ban đầu SBAR là một khung giao tiếp được phát triển và sử dụng hiệu quả
trong quá trình bàn giao nhiệm vụ tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ, đồng thời cũng
được sử dụng trong ngành công nghiệp hàng không nhằm thống nhất cấu trúc
thông tin khi các thành viên giữa các nhóm giao tiếp với nhau (3), (33).
Trong mơi trường chăm sóc sức khỏe, mơ hình SBAR được giới thiệu lần đầu
tiên tại Kaiser Permanente ở Colorado vào năm 2002 như là một khung cấu trúc lại các
cuộc trị chuyện giữa BS và ĐD về các tình huống cần chú ý ngay lập tức (34).
Mơ hình SBAR ban đầu được thực hiện trong mơi trường chăm sóc sức
khỏe (CSSK) với mục đích cải thiện giao tiếp giữa các NVYT trong các tình huống
chăm sóc cấp tính, đồng thời nó cũng đã được chứng minh là làm tăng sự hài lòng các
nhà cung cấp dịch vụ CSSK và giúp nhận thức việc giao tiếp chính xác hơn (4). Do hỗ

H
P

trợ chuyển thông tin quan trọng trong một thời gian giới hạn, mơ hình SBAR đã được
thơng qua bởi nhiều tổ chức CSSK trên toàn thế giới (11). Ủy ban an toàn sức khỏe The Joint Commission của Mỹ đã mơ tả mơ hình SBAR là “Cách thực hành tốt nhất
trong bàn giao được chuẩn hóa trong chăm sóc sức khỏe”, mơ hình SBAR đặc biệt có
giá trị khi NVYT được yêu cầu báo cáo, bàn giao tình huống nguy kịch do mục tiêu

U

chính của mơ hình này là xác minh về tình trạng khẩn cấp và nhận phản hồi theo hướng
giải pháp. Bộ công cụ bàn giao người bệnh SBAR được thiết kế theo một cấu trúc hợp
lý và cơ đọng; hơn nữa nó ngắn gọn và dễ sử dụng (35).


H

Một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp xử trí thành cơng cho NB trong
tình huống nặng là chất lượng thông tin được truyền đạt giữa những NVYT có
liên quan đến việc chăm sóc NB đó. Năm 2010, các tổ chức bảo vệ quyền lợi NB đã
thống kê và cho thấy chất lượng thông tin kém là một trong những nguyên nhân
hàng đầu của những trường hợp NB bị tổn hại mà các tổ chức y tế phải bồi thường
do gây chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị, thiếu sót hay chỉ định thừa các
xét nghiệm và điều trị sai gây ra các sự cố y khoa. Nhiều nghiên cứu đã đề xuất
nhiều loại công cụ có thể hỗ trợ cho việc truyền đạt thơng tin đặc biệt trong tình
huống thời gian hạn hẹp, trong đó mơ hình SBAR là một bộ cơng cụ hữu ích trong
trường hợp này (36).
Qua nhiều năm và nhiều quốc gia đã sử dụng, đến năm 2019 vẫn có rất nhiều
nghiên cứu và báo cáo cho thấy mơ hình SBAR ln là bộ công cụ bàn giao


13
hàng đầu và khơng lỗi thời (29). Mơ hình SBAR được trình bày cụ thể thơng qua
4 nhóm nội dung: tình trạng bệnh, thơng tin cơ bản, nhận định, đề nghị.
➢ Tình trạng bệnh (Situation): xác định đúng người bệnh, tóm tắt lý do bàn giao,
vấn đề cần chú ý hiện tại trên người bệnh khiến người bàn giao quan tâm.
➢ Thơng tin cơ bản (Background): tóm tắt các vấn đề chính liên quan đến
bệnh lý, chẩn đốn, diễn biến bệnh liên quan đến vấn đề cần bàn giao,
các can thiệp đã thực hiện cho người bệnh, dấu hiệu sinh tồn.
➢ Nhận định (Assessment): tình trạng hiện tại, kết quả cận lân sàng đặc biệt
chú ý.
➢ Đề nghị (Recommendation): kế hoạch điều trị, theo dõi, chăm sóc và xử trí
tiếp theo, các can thiệp dự định thực hiện, nêu rõ cụ thể các yêu cầu cho


H
P

người nhận bàn giao, kết quả mong đợi, yêu cầu xác nhận lại thông tin (3).
Bộ cơng cụ bàn giao người bệnh theo mơ hình SBAR được sử dụng tại nhiều
nước trên thế giới và một số bệnh viện ở Việt Nam. Công cụ SBAR dễ sử dụng,
giúp ĐD hạn chế bàn giao thiếu thông tin người bệnh góp phần làm giảm tỷ lệ các
sai sót, sự cố y khoa và cải thiện đáng kể chất lượng bàn giao. Tuy nhiên, các cơ sở

U

y tế sẽ mất thời gian hơn trong giai đoạn đầu khi áp dụng mơ hình này.
1.4.3. Tầm quan trọng của cơng tác bàn giao người bệnh theo mơ hình SBAR
Thơng tin người bệnh là một phần quan trọng và không thể thiếu trong công

H

tác CSSK, đặc biệt là trong thực hành lâm sàng. "Thông tin là một chỉ số thiết yếu
phản ánh chất lượng và tiêu chuẩn chăm sóc được cung cấp bởi người bệnh"các tác giả Lindo et al, Braaf, Riley và Manias, nhấn mạnh trong nghiên cứu định
tính của họ về thực hành bàn giao thơng tin, trong đó việc thông tin trong bàn giao
ảnh hưởng đến sự an tồn và chăm sóc người bệnh rất được chú trọng (37).
Hầu hết các nghiên cứu tại bệnh viện cho thấy ĐD khi không sử dụng
công cụ, chỉ ghi lại những điểm quan trọng hoặc có cơng cụ thì tất cả những
thơng tin đó cũng là những thơng tin đã được bao gồm hết bằng mơ hình SBAR.
Mục đích của bàn giao người bệnh theo SBAR là nhằm đảm bảo giảm thiểu được
những rủi ro thơng thường có thể tránh được và vì sự an tồn, sức khỏe cho
người bệnh. SBAR hướng dẫn tương tác giữa các thành viên trong quá trình trao đổi


14

bằng lời như là một công cụ để chứng minh rằng những tiêu chuẩn phù hợp về
chăm sóc được áp dụng cho mỗi người bệnh. Vai trị của cơng cụ SBAR trong
quá trình bàn giao đã được nhấn mạnh và hỗ trợ bởi các chuyên khoa khác nhau như
gây mê (38), thuốc phẫu thuật (39), sản khoa (40-41), thuốc cấp cứu (39), thuốc
chăm sóc cấp tính (3), nhi khoa và sơ sinh (41).
Các nghiên cứu về mơ hình SBAR đã cho thấy SBAR là một bộ công cụ
dễ nhận, dễ nhớ, có thể cải thiện đáng kể chất lượng bàn giao, góp phần làm giảm
tỷ lệ các sự cố y khoa. Bộ công cụ SBAR giúp NVYT thực hiện việc bàn giao có
cấu trúc, tập trung và ngắn gọn hơn. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy số ca
tử vong giảm, cũng như những cải thiện đáng kể kinh nghiệm cá nhân trong giao

H
P

tiếp, làm việc nhóm và an tồn người bệnh kể từ khi triển khai mơ hình SBAR (42).
Hệ thống CSSK của Hoa Kỳ đã triển khai mơ hình SBAR từ khoảng những
năm 2003, với mục tiêu cải thiện giao tiếp và giảm sự cố y khoa (39). Ủy ban
thực hành lâm sàng (CEC) của Úc khuyến nghị sử dụng bộ công cụ SBAR như một
công cụ trong giao tiếp hàng ngày để bàn giao người bệnh trên lâm sàng.
Năm 2013, nhiều nghiên cứu đã cho thấy SBAR giúp khắc phục sai sót trong truyền

U

đạt thơng tin tại các buổi bàn giao của NVYT (40). Bên cạnh đó, việc sử dụng bộ
cơng cụ này trong bàn giao NB tại giường bệnh sẽ giúp cho NB và cả người nhà

H

hiểu biết hơn về tình trạng bệnh tật của mình và các phương pháp điều trị đang được
áp dụng. Từ đó làm gia tăng sự hợp tác của NB và người nhà trong việc điều trị,

chăm sóc NB, đồng thời giúp cho NB yên tâm hơn khi được NVYT chú ý quan tâm
chăm sóc, làm tăng mức độ hài lịng của NB. Ứng dụng mơ hình SBAR cịn giúp
cải thiện hiệu quả làm việc nhóm của ĐD do ĐD thường e ngại khi thơng báo
những gì sai sót xảy ra hay đề xuất liên quan đến chuyên môn, cũng như nói ra
những điều quan ngại liên quan đến chẩn đốn của đồng nghiệp.
Các điều dưỡng nhận thấy rằng mơ hình SBAR giúp họ sắp xếp ưu tiên các
nhiệm vụ một cách phù hợp và có khả năng truyền đạt các vấn đề của NB tốt hơn.
Sự giao tiếp với đồng nghiệp được cải thiện, cũng như tương tác với nhóm điều trị
cũng trở nên dễ dàng và họ cảm thấy tự tin hơn về vai trị của mình. Mơ hình SBAR
là một kế hoạch và cấu trúc bàn giao giúp ĐD biết mình cần truyền đạt nội dung gì


15
và sẽ nhận được thơng tin kịp thời để có những kế hoạch, hành động tiếp theo sao
cho phù hợp với tình trạng NB. Do đó với cơng cụ SBAR, việc bàn giao NB
nhanh chóng, đầy đủ và hiệu quả giúp cho công việc của ĐD thuận lợi hơn, không
gây chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị, giảm thiểu thiếu sót hay thừa chỉ định các
xét nghiệm khơng cần thiết, hạn chế các sai sót y khoa khơng mong muốn, nâng cao
an tồn cho NB và tính chun nghiệp của ĐD.
Báo cáo của một bệnh viện ở Qatar cho thấy NVYT phản ứng tốt với việc
sử dụng mơ hình bàn giao người bệnh SBAR đã giúp phát triển kỹ năng giao tiếp,
tiết kiệm thời gian và năng lượng trong việc chăm sóc người bệnh, những khác biệt
trong nhận định, theo dõi và đánh giá tình trạng NB phải được kịp thời trao đổi và
thống nhất giữa những người trực tiếp chăm sóc, điều trị cho người bệnh (7).

H
P

Qua nhiều nghiên cứu trên thế giới, mơ hình bàn giao người bệnh SBAR đã
được chứng minh là một công cụ bàn giao có hiệu quả rất lớn trong cơng tác

bàn giao NB của ĐD nói riêng và NVYT nói chung kể cả về mặt chăm sóc, điều trị,
giúp giảm thiểu sự cố y khoa cũng như tăng khả năng kết nối giao tiếp với
đồng nghiệp và với người bệnh. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới ở khắp các

U

châu lục đã và đang sử dụng mơ hình SBAR như một phần không thể thiếu trong
công việc bàn giao hàng ngày, đặc biệt là các quốc gia có ngành y tế phát triển như
Mỹ, Úc, Nhật, Canada, Singapore, Đài Loan, Ấn Độ... Tại Việt Nam, các bệnh viện

H

như Quốc tế City, Quốc tế Mỹ, Vinmec, Đại Học Y Dược cũng đã áp dụng trong
toàn hệ thống bệnh viện.

Đề tài nghiên cứu này đề cập đến việc sử dụng mơ hình bàn giao người bệnh
SBAR, mơ hình này đang được áp dụng trong công tác bàn giao người bệnh tại
Bệnh viện Quốc tế City. Trong phạm vi giới hạn của nghiên cứu, đề tài đánh giá
mức độ tuân thủ công tác bàn giao người bệnh của điều dưỡng từ Khoa Khám bệnh
đến các khoa lâm sàng trong bệnh viện.
1.5. Thực trạng công tác bàn giao người bệnh và bàn giao theo mô hình SBAR
1.5.1. Một số nghiên cứu trên thế giới
Theo kết quả tổng quan tài liệu về bàn giao thông tin người bệnh trong
quy trình phẫu thuật của tác giả Cor J. Kalkman (2010), việc bàn giao thông tin
người bệnh rất quan trọng đặc biệt là trong điều kiện có nhiều công cụ hỗ trợ cho


16
công tác quản lý thông tin người bệnh, việc bàn giao dựa vào trí nhớ có thể rất
nguy hiểm và ghi chú viết tay cho việc bàn giao bằng lời nói có thể khơng chính xác

nhưng nếu sử dụng hồ sơ y tế điện tử là có vẻ hợp lý để thuận lợi cho việc bàn giao
và chuẩn hoá quy trình. Các phần mềm như vậy có thể giảm lỗi trong bàn giao.
So sánh bàn giao trên giấy và điện tử thì bàn giao điện tử đạt được số lượng hồn
thành cao hơn và cung cấp thơng tin liên tục hơn so với bàn giao trên giấy (43).
Các cơ quan quản lý cũng đã hướng đến các vấn đề liên quan đến bàn giao
thơng tin để đảm bảo an tồn cho NB. Điển hình là mục 2E của Ủy ban mục tiêu
quốc gia về an toàn NB của Hoa Kỳ cũng nêu ra hai mục đích chính về bàn giao
thơng tin là: (1) Nâng cao hiệu quả bàn giao thông tin giữa các ĐD chăm sóc
người bệnh; (2) Thực hiện bàn giao thơng tin một cách chuẩn hóa bao gồm cả

H
P

việc hỏi và trả lời các nội dung thông tin trong quá trình bàn giao (43).
Theo Nghiên cứu của Kamal Nagpal (2010), nghiên cứu tại khoa phẫu thuật
tiêu hóa của bệnh viện London trên 20 người bệnh được đánh giá bàn giao thơng tin
trong cơng tác chăm sóc phẫu thuật. Thiếu sót trong bàn giao thơng tin của tồn bộ
q trình gồm: Đánh giá và chuẩn bị trước phẫu thuật (29,6%); Bàn giao sau

U

phẫu thuật (52,7%); Bàn giao trong đơn vị chăm sóc ban ngày (33,7%); Bàn giao
thơng tin giữa các nhóm chăm sóc phẫu thuật (61,7%). Trong đó 75% người bệnh
có sự cố lâm sàng. Nghiên cứu chỉ ra rằng lỗi xảy ra ở mọi thời điểm của việc

H

chăm sóc NB phẫu thuật. Do vậy, xuất hiện những nhu cầu tiêu chuẩn hóa bảng
kiểm thực hành bàn giao thơng tin bằng việc sử dụng danh mục kiểm tra thông tin
và cách thức bàn giao; bên cạnh đó cịn là sự quan tâm của lãnh đạo cơ sở y tế trong

quá trình triển khai (44).

Nghiên cứu của Achrekar và cộng sự (2016) về giới thiệu các bước của
mơ hình SBAR trong thực hành điều dưỡng cho thấy tỷ lệ tuân thủ ở bước
tình trạng là 45%, bước thơng tin cơ bản là 95%, bước nhận định hầu như là 100%
và bước đề nghị từ 70%-100% (34).
Hudson và cộng sự (2015) đã tiến hành nghiên cứu về ảnh hưởng của việc
bàn giao gây mê dẫn đến tử vong và bệnh tật trong phẫu thuật tim. Kết quả
nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tử vong trong bệnh viện là 5,4% ở nhóm bàn giao và 4% ở
nhóm khơng bàn giao (p = 0,042), tỉ lệ mắc bệnh nặng là 18,5% ở nhóm bàn giao và


×