Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh dại của người dân nuôi chó và một số yếu tố liên quan tại hai xã sơn đông và tử du, huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.43 MB, 168 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
**********************

BÙI VĂN ỦY

H
P

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG
CHỐNG BỆNH DẠI CỦA NGƢỜI DÂN NI CHĨ VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI HAI XÃ SƠN ĐÔNG
VÀ TỬ DU, HUYỆN LẬP THẠCH, VĨNH PHÚC NĂM 2015

U

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

Hà Nội, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
**********************

BÙI VĂN ỦY

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG



H
P

CHỐNG BỆNH DẠI CỦA NGƢỜI DÂN NI CHĨ VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI HAI XÃ SƠN ĐÔNG
VÀ TỬ DU, HUYỆN LẬP THẠCH, VĨNH PHÚC NĂM 2015

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

H

GS.TS. NGUYỄN SINH NAM

ThS. NGUYỄN THỊ TRANG NHUNG

Hà Nội, 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn tới:
Ban Giám hiệu, Phịng Đào tạo sau đại học, các thầy, cơ giáo Trƣờng Đại
học Y tế công cộng đã trang bị kiến thức, tạo điều kiện cho tôi trong thời gian
học tập tại trƣờng.
Đặc biệt, tơi xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Vũ

Sinh Nam và ThS. Nguyễn Thị Trang Nhung là ngƣời thầy, ngƣời cô đã tận tình
hƣớng dẫn, chỉ bảo và truyền đạt cho tơi những kiến thức và kinh nghiệm quý
báu trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc và cán bộ nhân viên Trung tâm Y

H
P

tế dự phịng tỉnh Vĩnh Phúc - nơi tơi đang công tác đã ủng hộ và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình học tập.

Tơi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và cán bộ của Trung tâm Y tế
huyện Lập Thạch; các cán bộ Trạm y tế xã Sơn Đông và xã Tử Du huyện Lập
Thạch, Trạm thú y huyện Lập Thạch đã tạo điều kiện và giúp đỡ tơi trong q

U

trình thu thập số liệu tại thực địa.

Tôi xin trân thành cảm ơn những ngƣời dân là đối tƣợng nghiên cứu trong
nghiên cứu này tại hai xã Sơn Đông và xã Tử Du huyện Lập Thạch, đã cung cấp

H

thơng tin để tơi có thể thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, các bạn học viên lớp
CH17-YTCC đã ln chia sẻ và đóng góp nhiều ý kiến q báu để tơi hồn thành
tốt luận văn này.

Tơi xin vơ cùng cảm ơn gia đình đã ln ở bên và hỗ trợ tơi trong suốt q

trình học tập.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Học viên
Bùi Văn Ủy


ii

DANH MỤC VIẾT TẮT
BD

Bệnh dại

CBTY

Cán bộ thú y

CBYT

Cán bộ y tế

ĐH YTCC

Đại học Y tế Công cộng

ĐTNC

Đối tƣợng nghiên cứu


ĐTV

Điều tra viên

ĐV

Động vật

GSV

Giám sát viên

HGĐ

Hộ gia đình

KTC

Khoảng tin cậy

NCV

Nghiên cứu viên

NLV

Nhập liệu viên

PCBD


Phịng chống bệnh dại

THPT

Trung học phổ thơng

H
P

U

TT

Truyền thơng

TTGDSK

Truyền thông giáo dục sức khỏe

TTYT
TYT
TYT
UBND
VX
WHO

Trung tâm Y tế

H


Trạm Y tế
Trạm Y tế
Ủy ban nhân dân
Vắc xin
Tổ chức Y tế Thế giới


iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................i
DANH MỤC VIẾT TẮT ...................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................ viii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ...................................................................................ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................... 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 4
1.1. Bệnh dại .......................................................................................................... 4

H
P

1.2. Đặc điểm của bệnh dại .................................................................................... 5
1.3. Sự lƣu hành và tình hình bệnh dại trên thế giới và trong nƣớc ...................... 9
1.4. Các biện pháp phòng chống bệnh dại ........................................................... 14
1.5. Các nghiên cứu KAP về phòng chống bệnh dại ........................................... 20
1.6. Khung lý thuyết ............................................................................................. 28

U


Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 29
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................... 29
2.2. Thời gian nghiên cứu .................................................................................... 30

H

2.3. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................... 30
2.4. Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu............................................................... 30
2.5. Phƣơng pháp và công cụ thu thập số liệu ..................................................... 32
2.6. Quy trình thu thập số liệu .............................................................................. 33
2.7. Phƣơng pháp thu thập thông tin: ................................................................... 34
2.8. Phƣơng pháp phân tích số liệu ...................................................................... 35
2.9. Biến số nghiên cứu/chủ đề nghiên cứu ......................................................... 37
2.10. Các định nghĩa, khái niệm sử dụng trong nghiên cứu ................................ 37
2.11. Các tiêu chuẩn đánh giá đƣợc sử dụng trong nghiên cứu. .......................... 37
2.12. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ............................................................... 38
2.13. Hạn chế, sai số của nghiên cứu và các biện pháp khắc phục ...................... 39
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

………………………………………………………….41


iv

3.1. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu (n=686) ...................................... 41
3.2. Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành PCBD của ngƣời dân ............... 42
3.3. Sự tiếp cận thông tin về PCBD…………………..…………………………64
3.4. Thực trạng công tác tổ chức tiêm phòng vac xin dại ……………………....69
3.5. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành, phòng chống bệnh

dại……………………………………………………………………………….70
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ....................................................................................... 83
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 105
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................ 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 108

H
P

PHỤ LỤC ........................................................................................................... 113

H

U


v

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Số ca tử vong do dại trên cả nƣớc từ năm 1994 – 2009.......................11
Bảng 1.2. Số trƣờng hợp tiêm VX phịng dại sau bị chó, mèo cắn 1994-2009....12
Bảng 1. 3. Tóm tắt điều trị dự phịng cho ngƣời bị súc vật cắn...........................19
Bảng 3.1: Thơng tin chung về đối tƣợng nghiên cứu (KAP) ............................... 42
Bảng 3.2: Hiểu biết của ngƣời dân về sự nguy hiểm của bệnh dại ở ngƣời và
đƣờng truyền bệnh dại sang ngƣời của ĐTNC ................................................... 43
Bảng 3.3: Hiểu biết của ngƣời dân về các biểu hiện của ngƣời bị bệnh dại khi
lên cơn dại và khả năng chữa khỏi đƣợc bệnh dại ở ngƣời của ĐTNC ............. .44
Bảng 3.4: Kiến thức về khả năng phòng bệnh và biện pháp phòng bệnh dại ở

H

P

ngƣời của ĐTNC ................................................................................................. 45
Bảng 3.5: Kiến thức về sự cần thiết tiêm VX ngay và cách sơ cứu vết thƣơng khi
bị chó/mèo cắn ..................................................................................................... 46
Bảng 3.6: Sự cần thiết phải theo dõi chó/mèo cắn ngƣời và các cơ sở y tế tiêm
VX phòng dại cho ngƣời ...................................................................................... 48

U

Bảng 3.7: Hiểu biết của ngƣời dân khả năng mắc bệnh dại của các loại vật nuôi
và nguyên nhân bị bệnh dại ở chó/mèo của ĐTNC ............................................ 49
Bảng 3.8: Hiểu biết của ngƣời dân về biểu hiện của chó/mèo khi lên cơn dại. ... 50

H

Bảng 3.9: Hiểu biết của ngƣời dân về khả năng phịng bệnh dại cho chó/ mèo và
các biện pháp phịng bệnh cho chó/mèo. ............................................................. 51
Bảng 3.10: Hiểu biết của ngƣời dân về các biện pháp quản lý và chăm chăm sóc
chó/mèo ................................................................................................................ 52
Bảng 3.11: Thái độ về phịng bệnh dại của ĐTNC ............................................. 54
Bảng 3.12: Cách xử trí vết thƣơng của ngƣời bị chó/mèo cắn ............................ 56
Bảng 3.13: Thực hành về theo dõi con vật cắn ngƣời ........................................ 57
Bảng 3.14: Lý do ngƣời dân khơng đi tiêm phịng dại ........................................ 58
Bảng 3.15: Thực hành tiêm phòng dại cho chó/mèo của ngƣời dân.................... 59
Bảng 3.16: Những lý do mà ngƣời dân khơng tiêm VX cho chó/mèo ................ 61
Bảng 3.17: Thực hành quản lý chó/mèo và của ngƣời dân .................................. 62


vi


Bảng 3.18: Nguồn thông tin về PCBD mà ngƣời dân đƣợc tiếp cận và tần suất
đƣợc tiếp cận ........................................................................................................ 64
Bảng 3.19: Sự cần thiết của các thông tin về PCBD và nội dung mong muốn
đƣợc tiếp cận của ngƣời dân ................................................................................ 65
Bảng 3.20: Thực trạng công tác tổ chức tiêm phịng vắc xin dại cho chó tại địa
phƣơng.................................................................................................................. 67
Bảng 3.21: Mối liên quan giữa yếu tố về thông tin chung của ĐTNC với kiến
thức về PCBD ở ngƣời ......................................................................................... 68
Bảng 3.22: Mối liên quan giữa nguồn thông tin về PCBD và tiền sử ngƣời bị
chó/mèo cắn vơi kiến thức về PCBD ở ngƣời của ĐTNC .................................. 69

H
P

Bảng 3.23: Mơ hình hồi quy đa biến xác định một số yếu tố liên quan tới kiến
thức về phòng bệnh dại ở ngƣời của ĐTNC ........................................................ 70
Bảng 3.24: Mối liên quan giữa thông tin chung của ĐTNC với kiến thức về
phòng bệnh dại ở chó/mèo của ĐTNC ................................................................. 71
Bảng 3.25: Mối liên quan giữa nguồn thông tin về PCBD và tiền sử ngƣời bị

U

chó/mèo cắn vơi kiến thức về PCBD ở chó/mèo của ĐTNC.............................. 72
Bảng 3.26: Mơ hình hồi quy đa biến xác định một số yếu tố liên quan tới kiến
thức về phịng bệnh dại ở chó/mèo của ĐTNC .................................................... 73

H

Bảng 3.27: Mối liên quan giữa thông tin chung của ĐTNC với thái độ phòng

bệnh dại.............................................................................................................. .74
Bảng 3.28:Mối liên quan giữa nguồn thơng tin về PCBD; tiền sử bị chó/mèo cắn;
kiến thức PCBD ở ngƣời và chó/mèo với thái độ phịng bệnh dại của ĐTNC .... 75
Bảng 3.29: Mơ hình hồi quy đa biến một số yếu tố liên quan tới thái độ phòng
bệnh dại của ĐTNC .............................................................................................. 76
Bảng 3.30: Mối liên quan giữa thông tin chung của ĐTNC với thực hành phòng
bệnh dại ở ngƣời của ĐTNC ................................................................................ 77
Bảng 3.31: Mối liên quan giữa nguồn thông tin về PCBD và tiền sử bị chó/mèo
cắn; kiến thức PCBD ở ngƣời; thái độ PCBD với thực hành phòng bệnh dại ở
ngƣời của ĐTNC .................................................................................................. 78


vii

Bảng 3.32: Mơ hình hồi quy đa biến một số yếu tố liên quan tới thực hành về
phòng bệnh dại ở ngƣời của ĐTNC ..................................................................... 79
Bảng 3.33: Mối liên quan giữa thơng tin chung của ĐTNC với thực hành phịng
bệnh dại ở chó/mèo của ĐTNC .......................................................................... ..80
Bảng 3.34: Mối liên quan giữa nguồn thông tin về PCBD và tiền sử bị chó/mèo
cắn; kiến thức về PCBD ở chó/mèo; thái độ PCBD với thực hành phịng bệnh dại
ở chó/mèo của ĐTNC ......................................................................................... .81
Bảng 3.35: Mơ hình hồi quy đa biến một số yếu tố liên quan tới thực hành về
phòng bệnh dại ở chó/mèo của ĐTNC ................................................................ .82

H
P

H

U



viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1.Số ca tử vong do dại trên toàn quốc từ năm 2010 – 2014.................13
Biểu đồ 1.2 Số trƣờng hợp tiêm VX phòng dại trên cả nƣớc từ 2010 - 2014......13
Biểu đồ 3.1. Đánh giá kiến thức chung về phòng bệnh dại ở ngƣời ...................49
Biểu đồ 3.2. Đánh giá kiến thức chung về phòng bệnh dại ở chó/mèo................53
Biểu đồ 3.3. Đánh giá thái độ của ngƣời dân về phòng chống bệnh dại..............55
Biểu đồ 3.4.Đánh giá thực hành phòng bệnh dại trên ngƣời................................59
Biểu đồ 3.5. Đánh giá thực hành phịng bệnh dại trên chó/mèo. ...................... .63

H
P

H

U


ix

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Trong một vài năm trở lại đây, Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh có số
ca tử vong do dại cao so với cả nƣớc. Nhằm tìm hiểu thực trạng cơng tác phịng
chống bệnh dại tại địa phƣơng cũng nhƣ kiến thức, thái độ, thực hành PCBD của
ngƣời dân. Nghiên cứu “Kiến thức, thái độ, thực hành về phịng chống bệnh
dại của người dân ni chó và một số yếu tố liên quan tại hai xã Sơn Đông và
Tử Du, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc năm 2015” đƣợc tiến hành. Nghiên cứu

sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang định lƣợng kết hợp định tính. Nghiên cứu đã
tiến hành thu thập thông tin định lƣợng từ 686 đối tƣợng gồm những ngƣời dân
cƣ trú trên địa bàn nghiên cứu từ 1 năm trở lên và có độ tuổi từ 18 đến 65 tuổi tại
các hộ gia đình có ni chó và 8 ngƣời trong nghiên cứu định tính gồm: 3 cán bộ

H
P

y tế tại Trạm y tế xã phụ trách công tác khám chữa bệnh kiêm phụ trách chƣơng
trình PCBD,1CBYT tuyến huyện quản lý chƣơng trình phịng chống dại, 1CBYT
tuyến huyện có nhiệm vụ tiêm vắc xin phịng dại và tƣ vấn xử trí các trƣờng hợp
bị súc vật cắn và 3 cán bộ thú y các tuyến huyện và xã.

Kết quả nghiên cứu định lƣợng cho thấy: Kiến thức của ngƣời dân về

U

PCBD ở ngƣời và ĐV có tỷ lệ đạt tƣơng ứng là (74,3% và 72,9%). Tỷ lệ ngƣời
dân có thái độ tích cực trong công tác PCBD là 74,3%. Tuy nhiên, tỷ lệ đạt về
thực hành PCBD ở ngƣời và trên ĐV thấp hơn so với tỷ lệ đạt về kiến thức ở

H

ngƣời và ĐV với tỷ lệ đạt tƣơng ứng là (51,6%và 54,6%).
Nghiên cứu đã tìm thấy một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và
thực hành không đạt về PCBD trong đó: Các yếu tố liên quan đến kiến thức về
PCBD ở ngƣời bao gồm: Số lƣợng nguồn thông tin về PCBD mà ngƣời dân đƣợc
tiếp cận; sự tƣ vấn của cán bộ y tế, thú y về kiến thức PCBD. Các yếu tố liên
quan đến kiến thức về PCBD ở chó/mèo bao gồm: Số lƣợng nguồn thơng tin về
PCBD mà ngƣời dân đƣợc tiếp cận; sự tƣ vấn của cán bộ y tế, thú y về kiến thức

PCBD. Nghiên cứu tìm thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê về thái độ
PCBD với các yếu tố: Trình độ học vấn, sự tƣ vấn trực tiếp của cán bộ y tế, thú y,
kiến thức PCBD ở ngƣời, kiến thức phịng bệnh dại ở chó/mèo. Có một số yếu tố
liên quan đến thực hành PCBD ở ngƣời dân nhƣ: Số lƣợng nguồn thông tin về
PCBD mà ngƣời dân đƣợc tiếp cận; sự tƣ vấn của cán bộ y tế, thú y về kiến thức


x

PCBD. Các yếu tố liên quan đến thực hành về PCBD ở chó/mèo nhƣ: Sự tƣ vấn
trực tiếp của cán bộ y tế, thú y; kiến thức về PCBD ở chó/mèo, thái độ PCBD.
Dựa vào kết quả nghiên cứu chúng tơi đề xuất một số khuyến nghị về cơng
tác phịng chống bệnh dại tại địa phƣơng, nhằm nâng cao tỷ lệ ngƣời dân có kiến
thức đúng, thái độ tích cực và thực hành đúng về PCBD ở ngƣời và động vật,
thơng qua việc tăng cƣờng và đa dạng hóa các loại hình TTGDSK và phát huy
vai trị tƣ vấn trực tiếp của cán bộ y tế, thú y tại cộng đồng bao gồm một số nội
dung trọng tâm sau:
- Tăng cƣờng hƣớng dẫn ngƣời dân biết cách xử trí sơ cứu vết thƣơng do
chó/mèo cắn đúng cách theo hƣớng dẫn của Bộ Y tế. Tuyên truyền, vận động
ngƣời dân nên loại bỏ những hiểu biết và thực hành không đúng trong việc xử trí

H
P

sơ cứu vết thƣơng do chó/mèo cắn nhƣ: Rạch rộng vết thƣơng, nặn máu, bôi dầu
tây, hơ nhang, đắp thuốc nam...Vận động ngƣời dân cần đến ngay cơ sở y tế để
đƣợc tƣ vấn và điều trị dự phòng bằng KHT và VX phòng dại sau khi bị súc vật
cắn;

- Tuyên truyền, vận động ngƣời dân thực hiện các quy định về chăm sóc


U

và quản lý chó/mèo đảm bảo an tồn nhƣ: nhốt xích chó thƣờng xun, đeo rọ
mõm cho chó khi đi ra đƣờng và tiêm VX phịng dại cho chó/mèo. Bên cạnh đó
cần vận động ngƣời dân tích cực khai báo cho cán bộ thú y và chính quyền địa

H

phƣơng khi phát hiện chó/mèo nghi dại, khơng nên bn bán hay giết thịt
chó/mèo nghi dại.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh da ̣i là b ệnh viêm naõ tủy c ấp tính do vi rút dại (Rhabdovirus) thuộc
họ Rhabdoviridae, giống Lyssavirus, lây truyền tƣ̀ động vật sang ngƣời chủ yếu qua
vế t cắ n của động vâ ̣t mắ c bê ̣nh. Hiện nay, bệnh dại có ở tất cả các khu vực trên toàn
thế giới, tuy nhiên, bệnh thƣờng lƣu hành ở các nƣớc thuô ̣c khu vƣ̣c châu Á và châu
Phi. Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO) thì có 80% ca tử vong do bệnh
dại xảy ra ở Châu Á và Châu Phi50. Chi phí ƣớc tính hàng năm cho phịng bệnh
dại chỉ tính riêng khu vực Châu Á vào khoảng 583,5 triệu USD[52].
Ở Việt Nam, bệnh dại lƣu hành và phát triển trên toàn quốc và số ca tử vong
đang quay trở lại và tăng lên trong những năm gần đây. Những năm 1990-1995, tỷ

H
P

lệ tử vong là 0,43/100.000 dân, trung bình mỗi năm có 350-500 ca tử vong[6].

Trong giai đoạn từ năm 1996 - 2007 tỷ lệ tử vong đã giảm 75% so với năm 1995[6].
Số lƣợng ca tử vong do bệnh dại năm 1994 là 505 ca đã giảm xuống còn 34 ca năm
2003[5]. Tuy nhiên, từ năm 2004 đến nay, bệnh dại có chiều hƣớng tăng lên. Cụ thể
năm 2007 cả nƣớc có 131 ca tử vong do dại, tỷ lệ tử vong trên 100.000 dân là 0,154,

U

đến năm 2012 có 98 ca, 2013 tăng lên 105 ca trên cả nƣớc[32, 33]. Theo báo cáo của
Chƣơng trình phòng bệnh dại quốc gia - Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ƣơng cho thấy,
mỗi năm cả nƣớc vẫn có từ 300.000 – 700.000 ngƣời bị súc vật cắn phải tiêm phịng

H

dại. Ƣớc tính chi phí về vaccin và huyết thanh kháng dại cho việc điều trị dự phòng
sau khi bị chó nghi dại cắn là hơn 300 tỷ đồng/1 năm[33].
Bệnh dại xuất hiện trên khắp cả nƣớc. Đặt biệt các tỉnh phía Bắc nhƣ Nghệ
An, Hồ Bình, n Bái, Vĩnh phúc, Lai Châu và Hà Nội là những tỉnh có số ca tử
vong do bệnh dại cao vào năm 2013 Một số tỉnh sau nhiều năm khơng có ngƣời tử
vong thì nay lại quay lại hiện nay nhƣ là Thanh Hố, Thái Bình, Hƣng n.
Bệnh dại đƣợc WHO xếp loại nhóm bệnh có nguy cơ tử vong cao nhƣng lại
dễ phòng bệnh. Nâng cao kiến thức và xây dựng các chính sách phịng chống bệnh
dại đƣợc xem là những cách hiệu quả để phòng chống bệnh dại và tử vong do bệnh
dại. Để đáp ứng yêu cầu xây dựng kế hoạch dự phòng bệnh dại cho trung tâm y tế
Tỉnh Vĩnh Phúc, tôi tiến hành nghiên cứu “Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng


2

chống bệnh dại của người dân ni chó và một số yếu tố liên quan tại hai xã Sơn
Đông và Tử Du, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc năm 2015”. mục tiêu sau cùng của

nghiên cứu nhằm cung cấp những thông tin cho kế hoạch tuyên truyền và triển khai
các biện pháp phòng chống bệnh dại cho địa phƣơng

H
P

H

U


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về phịng bệnh dại của ngƣời dân ni
chó tại hai xã Sơn Đông và Tử Du, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc năm 2015.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành phịng
bệnh dại của ngƣời dân có ni chó tại hai xã Sơn Đông và Tử Du, huyện Lập
Thạch, Vĩnh Phúc năm 2015.

H
P

H

U


4


Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Bệnh dại
1.1.1. Định nghĩa
Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của hệ thống thần kinh trung ƣơng
ở lồi động vật có vú do nhiễm vi rút dại. Bệnh lây từ động vật sang ngƣời bởi chất
tiết bị nhiễm vi rút, thông thƣờng là nƣớc bọt. Hầu hết các trƣờng hợp ngƣời phơi
nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn của súc vật mắc bệnh, nhƣng đơi khi có thể bị
nhiễm qua đƣờng tiếp xúc khác nhƣ ghép tổ chức bị nhiễm vi rút dại. Khi đã lên cơn
dại, kể cả ngƣời và súc vật đều dẫn đến tử vong[2, 12, 13].
1.1.2. Tác nhân gây bệnh

H
P

Tác nhân gây bệnh là vi rút dại thuộc họ Rhabdovirus, giống Lysavirus hình
viên đạn một đầu trịn, một đầu dẹt. Sức đề kháng của vi rut dại yếu, dễ bị bất hoạt ở
56 độ C trong vòng 30 phút, ở 60 độ C trong vòng 5-10 phút, trong điều kiện lạnh
40 C có thể sống đƣợc từ vài tuần đến 12 tháng. Vi rút dại cƣ trú chủ yếu trong hệ
thần kinh, trong tuyến nƣớc bọt và đào thải theo nƣớc dãi của con vật bị mắc bệnh

U

dại.Vi rút có mặt tối đa 13 ngày trƣớc khi chó có biểu hiện đầu tiên của bệnh[2, 11],
[13].
1.1.3. Ổ chứa

H

Ổ chứa vi rút dại trong thiên nhiên là động vật có vú máu nóng, nhất là ở chó
hoang dã nhƣ chó sói, chó rừng, dơi, chồn, mèo, cầy và những động vật có vú khác

nhƣ khỉ cũng là ổ chứa vi rút dại. Tại Châu Âu bệnh lƣu hành rộng rãi ở loài cáo, Mỹ,
Canađa thƣờng xẩy ra ở gấu trúc, chồn, cáo, chó sói đồng và dơi và Châu Âu cịn
thấy lồi dơi ăn sâu bọ bị nhiễm vi rút. Ở các nƣớc đang phát triển thì ổ chứa vi rút
dại chủ yếu là chó, ngồi ra cịn ở mèo, chuột, sóc, thỏ...Một số động vật sống gần
ngƣời nhƣ trâu bị, lợn, dê, cừu, ngựa cũng có thể mắc bệnh dại và trở thành nguồn
bệnh tạm thời song ít lan truyền bệnh.
Ở Việt Nam, chó là ổ chứa vi rút dại chủ yếu chiếm 96-97%, sau đó là mèo
chiếm 3-4%, [2], [12], [13], [15].


5

1.1.4. Phương thức lây truyền bệnh
Bệnh dại đƣợc lây truyền từ động vật sang ngƣời chủ yếu là qua nƣớc bọt
của súc vật mắc bệnh và theo vết cắn, vết cào vào cơ thể, từ đó theo dây thần kinh
đến các hạch và thần kinh trung ƣơng. Khi đến thần kinh trung ƣơng, vi rút sinh sản
rất nhanh rồi lại theo dây thần kinh ra tuyến nƣớc bọt. Tại thời điểm này thần kinh
chƣa bị tổn thƣơng đáng kể vì thế nhìn bề ngồi con vật vẫn bình thƣờng nhƣng đã
có khả năng truyền bệnh qua nƣớc bọt. Sau đó vi rút dại xâm nhập vào các tế bào
thần kinh làm xuất hiện các biểu hiện lâm sàng điển hình của bệnh dại. Sự lây
truyền bệnh qua đƣờng khơng khí đã đƣợc chứng mình trong quần thể lồi dơi sống
ở hang động và ở mơi trƣờng phịng thí nghiệm. Sự lây truyền bệnh dại từ ngƣời sang

H
P

ngƣời có thể xảy ra do tiếp xúc với nƣớc dãi của ngƣời bị bệnh dại, nhƣng trên thực tế
rất hiếm khi xảy ra. Chỉ có một trƣờng hợp đƣợc cơng bố bệnh dại lây từ ngƣời sang
ngƣời là do cấy ghép giác mạc lấy từ ngƣời bị chết vì bệnh dại mà đã khơng đƣợc chẩn
đốn từ trƣớc[2], [6],[12], [15].

1.1.5. Tính cảm nhiễm và sức đề kháng

U

Tất cả lồi động vật máu nóng đều có cảm nhiễm với vi rút dại ở mức độ khác
nhau. Tính cảm nhiễm cao nhất là chó, chó sói, mèo, cáo rồi đến trâu, bị, ngựa, lợn,
lạc đà, khỉ, gấu, chuột. Do đó, chó bị mắc bệnh nhiều nhất. Các lồi dơi đều có thể

H

nhiễm bệnh. Lồi chim không mẫn cảm với bệnh dại trừ khi gây bệnh thí nghiệm.
Trong thí nghiệm thƣờng dùng thỏ, chuột lang, chuột bạch. Ngƣời cũng có cảm
nhiễm cao với bệnh dại nhƣng có vẻ kém hơn một số súc vật. Cho đến nay chúng ta
vẫn chƣa biết đƣợc tính miễn dịch tự nhiên ở ngƣời[6], [12].
1.2. Đặc điểm của bệnh dại

1.2.1.Đặc điểm bệnh dại ở động vật
1.2.1.1.Đặc điểm bệnh dại ở động vật hoang dại
Vi rút dại cƣ trú ở động vật hoang dại. Đây là nguồn lây thƣờng xuyên khi
động vật hoang dại tiếp xúc với động vật nuôi và truyền vi rút dại cho động vật nuôi.
Những động vật hoang dại thƣờng là những động vật ăn thịt nhƣ: chó sói, chó rừng,
cáo, dơi, hút máu, dơi ăn cơn trùng, chuột. Đôi khi cả những động vật ăn hoa quả
cũng có thể mắc dại. Mơt số nghiên cứu cho thấy, dơi và và một sô động vật hoang


6

dại khác nhƣ chồn, đào thải vi rut dại ít nhất 8 ngày trƣớc khi có triệu chứng lâm
sàng và có thể kéo dài tới 18 ngày trƣớc khi chết[36].
1.2.1.2. Đặc điểm bệnh dại ở động vật nuôi

- Thời kỳ ủ bệnh, đƣờng lây truyền dại ở động vật nuôi
Động vật nuôi bị lây nhiễm bệnh dại ở động vật hoang dã qua vết cắn, cào,
xây xát. Thời kỳ ủ bệnh dại ở nhóm động vật này có thể thay đổi từ 3-7 ngày đến
nhiều tháng. Thƣờng là trong vòng 21 – 30 ngày sau khi con vật nhiễm vi rút dại.
Các loại động vật nuôi bị dại thƣờng là chó, trâu, bị, lợn, ngựa...Tuy nhiên trâu, bị
mắc bệnh ít nguy hiểm cho ngƣời hơn vì chúng khơng có khuynh hƣớng cắn ngƣời
nhƣng sự lây nhiễm vẫn có thể có. Một số nhà khoa học cho rằng, ở chó vi rút dại

H
P

có trong nƣớc bọt 3 ngày trƣớc khi con vật có biểu hiện, các biểu hiện lâm sàng của
bệnh. Một số ngƣời khác cho rằng khoảng thời gian phải là từ 7 ngày tới 10 ngày.
Tuy nhiên, đại đa số thống nhất rằng thời gian này là 10 ngày[2], [15].
- Các biểu hiện lâm sàng của chó, mèo dại

Các biểu hiện lâm sàng ở chó bị bệnh dại thƣờng đƣợc chia làm 2 thể, thể dại

U

điên cuồng và thể dại câm [2],[15].

+Thể dại điên cuồng ở chó đƣợc chia làm 3 thời kỳ: tiền lâm sàng, tiếp
đến là điên cuồng và sau cùng là bại liệt.

H

Thời kỳ tiền lâm sàng: các biểu hiện của chó dại ở thời kỳ tiền lâm sàng rất
khó để phát hiện, nhất là ở thể cảm. Chó có dấu hiệu khác thƣờng nhƣ trốn vào góc
tối, kín đáo. Thái độ với chủ nhƣ gần chủ miễn cƣỡng, hoặc lại tỏ ra đặc biệt vồn

vã với chủ. Thỉnh thoảng sủa vu vơ, chu lên từng hồi nghe hơi xa xăm hoặc lại bồn
chồn nhảy lên đớp khơng khí[2],[15].
Trong thời kỳ điên cuồng: các phản xạ vận động bị kích thích mạnh, chó
cắn sủa ngƣời dữ dội, quá vồ vập khi chủ gọi, chỉ cần có tiếng động nhẹ cũng nhảy
lên sửa từng hồi dài. Vết thƣơng nơi bị cắn ngứa, chó liếm hoặc tự cắn, cào đến
rụng lơng, chảy máu. Chó bỏ ăn, nuốt khó, sốt, con ngƣời mắt mở to, tỏ ra khát
nƣớc muốn uống nhƣng khơng uống đƣợc. Chó bắt đầu chảy nƣớc dãi, sủi bọt mép,
tỏ vẻ bồn chồn, cảnh giác, sợ sệt, cắn vu vơ, hay giật mình, đi lại khơng có chủ định,
trở nên dữ tợn điên cuồng (2-3 ngày sau khi phát bệnh). Con vật bỏ nhà ra đi và


7

thƣờng không trở về nhà nữa. Trên đƣờng đi gặp vật gì nó cũng cắn xé, ăn bừa bãi,
tấn cơng các con vật khác kể cả ngƣời[2],[15].
Thời kỳ bại liệt: chó khơng nuốt đƣợc thứ gì do bị liệt, trễ hàm và lƣỡi thè
ra ngoài, nƣớc dãi chảy ra, chân sau liệt ngày càng rõ rệt. Chó chết 3-7 ngày sau khi
có biểu hiện lâm sàng đầu tiên do liệt cơ hô hấp và kiệt sức do không ăn uống đƣợc.
Thể dại điên cuồng chỉ chiếm 1/4 các trƣờng hợp chó dại, số cịn lại là thể dại
câm[2].
+ Thể dại câm: là dạng bệnh khơng có các biểu hiện lên cơn dại điên cuồng
nhƣ thƣờng thấy. Chó chỉ có biểu hiện buồn rầu, có thể bị bại một phần cơ thể, nửa
ngƣời, hai chân sau nhƣng thƣờng là liệt cơ bản, mồm luôn hé mở, hàm trễ xuống,

H
P

lƣỡi thè ra. Nƣớc dãi chảy lịng thịng, con vật khơng cắn, sủa đƣợc, chỉ gầm gừ
trong họng. Thể dại câm tiến triển nhanh hơn thể dại điên cuồng, thƣờng chỉ 2-3
ngày vì hành tủy con vật bệnh bị vi rút tác động làm rối loạn hệ tuần hồn và hơ hấp

sớm[2]. Ở mèo bị dại ít hơn chó, chỉ khoảng 2-3% vì nó quen ở một mình. Bệnh dại
ở mèo cũng tiến triển nhƣ chó, hay núp mình vào chỗ vắng hoặc hay kêu, bồn chồn

U

nhƣ khỉ động đực. Khi ngƣời chạm vào nó thƣờng cắn mạnh và hăng, thậm chí móc
răng vào động vật bị cắn, không chịu nhả nên tạo vết thƣơng sâu, thƣờng ở phần
trên cơ thể rất nguy hiểm. Mèo bị dại chết sau 2-4 ngày có dấu hiệu lâm sàng đầu
tiên[2].

H

1.2.2. Đặc điểm bệnh dại ở người

Bệnh dại ở ngƣời đƣợc ký hiệu theo mã phân loại bệnh tật quốc tế (ICD-10)
là A82. Bệnh đƣợc chia ra làm các thời kỳ:
- Thời kỳ ủ bệnh: Trung bình là 40 ngày, có thể từ 6 tháng tới 12 tháng
hoặc chỉ 7-10 ngày. Nếu bị nhiều vết thƣơng do súc vật cắn sâu rộng ở những vùng
đầu mặt cổ, gần thần kinh trung ƣơng hay đầu chi, bộ phận sinh dục là những vùng
có nhiều dây thần kinh thì thời gian ủ bệnh ngắn[2],[6], [12]. Trong giai đoạn ủ
bệnh bệnh nhân dại khơng có triệu chứng và biểu hiện gì.
- Thời kỳ khởi phát: cịn gọi là thời kỳ tiền triệu. Kéo dài từ 1- 4 ngày. Giai
đoạn này nổi bật bằng sốt, đau đầu, khó chịu, đau cơ, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn


8

và nơn mửa, viêm họng do ho khan.Tê bì cục bộ ( 50-80%), bệnh nhân thƣờng mất
ngủ[33].
- Thời kỳ toàn phát: chia làm 2 thể, thể hung dữ và thể liệt.

+ Thể hung dữ đây là thời kỳ viêm não, là giai đoạn biểu hiện lâm sàng bệnh
nhân tới bệnh viện, thƣờng khỏi đầu bằng tăng quá mạnh hoạt tính vận động, kích
thích và xúc động. Bệnh nhân nhanh chóng xuất hiện lú lẫn, ảo giác, nóng tính, gây
gổ, co cơ, kích thích màng não. Ngƣời ƣỡn cong, đơi khi có động kinh và liệt cục bộ,
ngƣời bệnh thƣờng rất sợ nƣớc, sợ ánh sáng. Tăng cảm giác với ánh sáng nhẹ, tiếng
ồn, sờ mó, tai thính, mũi tinh. (Khám có thể có sốt cao 400 hoặc sốt nhẹ). Biểu hiện
rối loạn thần kinh tự động nhƣ giãn đồng tử, tăng tiết nƣớc bọt, vã mồ hôi thƣờng

H
P

liệt dây thanh âm. Có thể biểu hiện liệt dây mặt, viêm dây thần kinh thị giác, khó
nuốt. Sự phối hợp của bài biết quá mức nƣớc bọt và khó nuốt làm cho bệnh nhân sùi
bọt mép, ngƣời bệnh sợ nƣớc, có khi nhìn thấy nƣớc đã lên cơn co thắt thanh quản.
Ở nam giới có thể gây đau dƣơng vật, phóng tinh tự nhiên. Cơn kích thích càng
mạnh, càng sâu và sau 7 ngày bệnh nhân rơi vào hôn mê không tổn thƣơng trung

U

tâm hơ hấp và có thể tử vong do ngừng thở. Thời gian sống trung bình 4-20
ngày[12].

+ Ở thể bại liệt chiếm 20% các trƣờng hợp bệnh dại, thƣờng gặp ở bệnh nhân

H

đƣợc tiêm phòng vắc xin dại. Lúc đầu ngƣời bệnh có thể dị cảm ngay vết cắn, đau
cột sống, đau chi bị cắn, liệt tiến triển lan tỏa kiểu hƣớng thƣợng (hội chứng
Lanely) bắt đầu liệt mềm hai chi dƣới rồi lên chi trên, mất phản xạ gần xƣơng.
Ngƣời bệnh bí tiểu, đại tiện, sau đó liệt cả cơ cổ, có mặt lƣỡi gây sặc, liệt các cơ hô

hấp. Ở thể bại liệt tử vong thƣờng xảy ra chậm hơn thể hung dữ, có thể kéo dài 2-20
ngày sau khi xuất hiện biểu hiện đầu tiên[12].
1.2.3.Chẩn đoán bệnh dại ở người và ĐV
1.2.3.1.Chẩn đoán bệnh dại ở chó, mèo
Chẩn đốn bệnh dại ở động vật thƣờng căn cứ diễn biến lâm sàng, tiền sử bị
động vật dại cắn và sự phát hiện các thể Nesgri ở não, tiểu não với tỷ lệ dƣơng tính
ở chó là 10%, ở mèo, ngựa là 25%, ở động vật có sừng là 36% và ở lợn là 48%[2].
1.2.3.2.Chẩn đoán bệnh dại ở người


9

Chẩn đoán bệnh dựa vào các biểu hiện lâm sàng, đặc biệt là các chứng sợ
nƣớc, sợ gió, sợ ánh sáng với các yếu tố dịch tễ học có liên quan. Nhìn chung chẩn
đốn lâm sàng bệnh dại thƣờng khó khăn, có thể bỏ qua một trƣờng hợp bệnh nhân
dại hay chẩn đoán nhầm với bệnh khác. Chẩn đoán bệnh có thể sử dụng nhiều
phƣơng pháp khác nhau nhƣ phân lập vi rut, bằng xét nghiệm kháng thể miễn dịch...
Ngoài ra có thể phát hiện vi rút dại bằng phản ứng PCR hoặc phản ứng RT-PCR.
Do tính tối nguy hiểm của bệnh dại nên khi bị súc vật nghi dại cắn ngƣời bệnh phải
đƣợc điều trị dự phòng vắc xin hay kháng huyết thanh khẩn cấp mà khơng chờ chẩn
đốn xác định bệnh dại ở súc vật cũng nhƣ ở ngƣời[12, 15].
1.3. Sự lƣu hành và tình hình bệnh dại trên thế giới và trong nƣớc

H
P

1.3.1. Sự lưu hành và tình hình bệnh dại trên thế giới:

Theo báo cáo của WHO bệnh dại phổ biến trên toàn thế giới từ Châu Âu,
Châu Á đến Châu Phi và Châu Mỹ. Chó là nguồn gây bệnh dại chủ yếu cho con

ngƣời chiếm tỷ lệ 99%[50]. Có khoảng hơn 100 nƣớc có lƣu hành bệnh dại ở chó với
3,3 tỷ ngƣời sống trong vùng nguy cơ mắc bệnh dại mà chủ yếu là các nƣớc Châu Á

U

và Châu Phi - nơi mà bệnh dại hiện đang là một vấn đề y tế công cộng đặc biệt
nghiêm trọng. Bệnh dại là một trong mƣời bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới.
Mỗi năm có khoảng 60.000 - 70.000 ngƣời trên thế giới bị chết do bệnh dại, phần lớn

H

các trƣờng hợp này đƣợc báo cáo từ những nƣớc thuộc vùng nhiệt đới, nơi có tới 3/4
dân số thế giới sinh sống[6]. Theo con số thống kê chƣa đầy đủ có tới 55.000 ca tử
vong do dại là ở các nƣớc Châu Phi và Châu Á (90% CL: 24.500-90.800 ca) trong đó
44% số ca ở Châu Phi tƣơng ứng với 24.000 trƣờng hợp tử vong (tỷ lệ tử vong là
4/100.000 dân) và 56% số ca tử vong là ở Châu Á[48].
Mỗi năm trên thế giới có trên 10 triệu ngƣời bị súc vật dại hoặc nghi dại cắn
phải đi điều trị dự phòng bằng vắc xin dại và phần lớn trong số ngƣời đó sống tại
Trung Quốc và Ấn Độ[52]. Mặc dù tất cả các nhóm tuổi đều có thể bị ảnh hƣởng
của bệnh dại tuy nhiên, đối tƣợng chịu tác động nhiều nhất là nhóm trẻ dƣới 15 tuổi.
Ƣớc lƣợng từ 30-50% các ca điều trị dự phòng dại sau phơi nhiễm nằm trong độ
tuổi từ 5 – 14 và phần lớn là trẻ nam. Hàng năm ở Ấn Độ có khoảng 3 triệu ngƣời


10

phải tiêm vắc xin dại, trong số đó có 40% là trẻ em dƣới 14 tuổi và 92 – 95% là do
bị chó cắn[52].
Theo thống kê của WHO cho thấy, chi phí ƣớc tính hàng năm cho bệnh dại
chỉ tính riêng ở khu vực Châu Á và Châu Phi đã vào khoảng 583,5 triệu USD, trong

đó phần lớn là ở Châu Á nơi tỷ lệ tiêm phòng dại sau cắn cao đã tiêu tốn hết 563
triệu USD và ở Châu Phi là 20,5 triệu USD[52]. Tuy nhiên không chỉ riêng ở các
nƣớc đang phát triển, chi phí cho bệnh dại cũng là một vấn đề đáng quan tâm kể cả
ở các nƣớc phát triển và có tỷ lệ mắc bệnh thấp. Mỗi năm, nƣớc Mỹ đã phải tiêu tốn
hơn 300 triệu USD cho việc phòng ngừa bệnh dại, trong khi đó tại Châu Mỹ La
Tinh (khơng bao gồm Brazil), ngân sách cho chƣơng trình phịng bệnh dại năm

H
P

2000 là gần 10,1 triệu USD và hơn 22,2 triệu USD trong năm 2001.Tại Châu Âu,
80% các ca bệnh dại có nguồn lây từ động vật hoang dã. Ở Pháp, chi phí cho việc
phòng bệnh dại ở cáo bao gồm cả việc cho uống vắc xin trong giai đoạn 1986 –
1995 ƣớc tính khoảng 261 triệu USD[48].

Tại Châu Âu, bệnh dại chủ yếu xảy ra ở Đức, Áo, Thụy sỹ, Pháp, Thổ Nhĩ

U

Kỳ, Ba Lan, Tiệp Khắc và Hunggary. Bệnh đã lƣu hành ở loài cáo, số trƣờng hợp
mắc tại Tây Châu Âu đã giảm rất mạnh từ 1992[6]. Thú hoang đã bị dại tại Mỹ,
Canada thƣờng xẩy ra ở chồn, cáo, sói đồng và dơi, nhƣng hàng năm vẫn có tới

H

hàng chục nghìn ngƣời bị súc vật nghi dại cắn phải khám bệnh và sử dụng tới 1,2
triệu liều vắc xin tại các trung tâm phịng dại[6].
1.3.2. Sự lưu hành và tình hình bệnh dại tại Việt Nam
Ở Việt Nam trong nhiều năm bệnh dại lƣu hành và phát triển ở tất cả các
tỉnh/thành phố trong cả nƣớc. Tuy nhiên, mức độ lƣu hành khác nhau ở các khu vực.

Những năm 1990 – 1995 tỷ lệ tử vong là 0,43/100.000 dân, đứng đầu trong số 10
bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ chết cao nhất ở việt nam[5].


11

1.3.2.1.Tình hình tử vong do bệnh dại trên cả nƣớc trong giai đoạn 1994 - 2009
Bảng 1.1 Số ca tử vong do dại trên cả nƣớc từ năm 1994 – 2009[5],[28].
Năm

Miền Bắc

Miền trung

Tây Nguyên

Miền nam

Cộng

1994

434

20

6

45


505

1995

337

11

12

52

412

1996

213

23

15

34

285

1997

95


26

6

33

160

1998

56

29

7

37

129

1999

29

21

16

24


90

2000

20

13

9

23

65

2001

5

11

14

17

47

2002

5


9

18

28

60

2003

5

6

7

16

34

2004

40

14

7

23


84

2005

47

12

9

16

84

2006

61

6

9

82

2007

90

16


17

131

2008

49

13

13

16

91

2009

45

10

6

4

65

Cộng


1531

232

167

394

2324

U

H
P

6
8

H

Bảng 1.1 cho thấy, số ca tử vong do dại có sự thay đổi tăng hay giảm dần
theo chu kỳ vài năm. Vào thời điểm 1994 -1996 nhìn chung, số ca tử vong do dại
tƣơng đối cao, Miền Bắc là điểm nóng về tình hình tử vong do dại. Từ khi Chỉ thị số
92/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ đƣợc ban hành ngày 07/02/1996; Bộ Y tế đã ký
thành lập:Ban chủ nhiệm Dự án phòng chống bệnh dại trực thuộc Bộ Y tế, huy
động sự vào cuộc của các cấp chính quyền và ngành y tế, thú y, sự vào cuộc của các
đoàn thể và cộng đồng trong cơng tác PCBD thì bệnh dại đã đƣợc đẩy lùi trong


12


khoảng từ 1997 – 2003. Tuy nhiên, từ 2004 đến nay lại có chiều hƣớng tăng trở lại
do sự chủ quan lơ là trong công tác PCBD.
1.3.2.2. Số trƣờng hợp đi tiêm phòng dại trên cả nƣớc trong giai đoạn 1994 2009
Bảng 1.2. Số trƣờng hợp tiêm VX phòng dại sau bị chó,mèo cắn 19942009[27].
Năm

Miền Bắc

Miền trung

Tây Nguyên

Miền nam

Cộng

1994

148448

29328

9529

174572

361877

1995


134423

38814

12855

255768

441860

1996

110955

55660

6014

314496

487125

1997

110846

87750

10699


327933

537228

1998

106824

87435

13641

279780

487680

1999

90956

78993

13401

384816

568166

2000


96829

81325

12039

362460

552653

2001

104673

93046

12120

388688

598887

2002

96060

94469

12795


433861

637185

2003

87709

99021

12547

436538

635815

2004

72942

89178

11756

433844

607720

2005


66294

87337

11571

420049

585251

2006

70006

83272

10692

403203

567173

2007

57431

64694

10320


314429

446874

2008

36081

47885

9520

228657

322143

2009

40306

48746

9182

185188

283422

Cộng


1.430.783

1.167.313

178.681

5.344.282

8.121.059

U

H
P

H

Bảng 1.2 cho thấy, trong giai đoạn từ (1994 – 2009), số trƣờng hợp tiêm
phòng dại cáo nhất là khu vực Miền Nam tiếp theo là Miền Bắc, Miền Trung sau đó
là Tây Nguyên.


13

1.3.2.3.Tình hình tử vong do bệnh dại trên cả nƣớc một vài năm trở lại đây:
120

110


Số ca tử vong

80

105

98

100
78

66

60
40
20
0
2010

2011

2012

2013

2014

Năm

Biểu đồ 1.1. Số ca tử vong do dại trên toàn quốc từ năm 2010 – 2014


H
P

Biểu đồ 1.2 cho thấy, trong một vài năm trở lại đây, tình hình bệnh dại có
chiều hƣớng gia tăng trở lại trong đó, đỉnh là hai năm 2011 và hai 2013 có trên 100
ca tử vong do bệnh dại và đa số các trƣờng hợp là không tiêm hoặc chƣa tiêm đủ,
mũi tiêm theo phác đồ tiêm điều trị dự phòng sau phơi nhiễm bệnh dại. Số tỉnh có
bệnh dại trong năm 2011 là 19/63 tỉnh, năm 2013 là 30/63 tỉnh, Trong đó, miền bắc

U

là khu vực có nhiều trƣờng hợp tử vong do bệnh dại nhất[29,30,31,32, 33,34].
1.3.2.4. Số trƣờng hợp đi tiêm phòng dại trên cả nƣớc trong một vài năm trở

H

400308

342731

371153

394979

20
14

20
13


20
12

297345

20
11

450000
400000
350000
300000
250000
200000
150000
100000
50000
0

20
10

Số trƣờng hợp tiêm

lại đây.

Năm

Biểu đồ 1.2 Số trƣờng hợp tiêm VX phòng dại trên cả nƣớc từ 2010 2014[29,30,31,32, 33,34].



×