Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Thực trạng thực hiện quy trình tiêm tĩnh mạch an toàn và một số yếu tố ảnh hưởng của điều dưỡng khoa lâm sàng tại bệnh viện đa khoa khu vực tháp mười, tỉnh đồng tháp năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

VÕ THỊ NGỌC HÂN

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY TRÌNH TIÊM TĨNH MẠCH AN TỒN

H
P

VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG CỦA ĐIỀU DƢỠNG KHOA LÂM
SÀNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC THÁP MƢỜI,
TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2021

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802

H

HÀ NỘI, 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

VÕ THỊ NGỌC HÂN

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY TRÌNH TIÊM TĨNH MẠCH AN TỒN


H
P

VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG CỦA ĐIỀU DƢỠNG KHOA LÂM
SÀNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC THÁP MƢỜI,
TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2021

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802

H

GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
1. Ts. Nguyễn Thị Minh Đức

HÀ NỘI, 2021


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi xin bày tỏ sự kính trọng và lịng biết ơn sâu
sắc đến:
Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Sau Đại học, các phịng ban và thầy cơ giáo
Trường Đại học Y tế Công cộng đặc biệt Thạc Sĩ Bùi Thị Mỹ Anh, Thạc sĩ Phạm
Quỳnh Anh đã cho tôi kiến thức, những kinh nghiệm quý báu và tạo điều kiện, dạy
dỗ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường;
Tiến Sĩ Nguyễn Thị Minh Đức công tác tại khoa Nội thần kinh Bệnh viện
Quốc tế Thái Hòa tại Đồng Tháp, tận tình hướng dẫn cho tơi, chia sẻ thơng tin và
giúp tơi hồn thành tốt luận văn này;


H
P

Ban Giám đốc, Phòng Điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa khu vực Tháp Mười,
cán bộ trong nhóm nghiên cứu đã tạo điều kiện và giúp đỡ tơi trong q trình thu
thập số liệu;

Cuối cùng tơi cũng bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc tới gia đình,
đồng nghiệp, bạn bè và tập thể lớp Quản lý bệnh viện khóa K12-3B Đồng Tháp

U

những người đã giành cho tơi tình cảm và nguồn động viên khích lệ.
Trân trọng cảm ơn.

H


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................ ii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ..................................................................................... iii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4
1.1. Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu.............................................................4
1.2. Thực trạng tiêm tĩnh mạch an toàn trên thế giới và tại Việt Nam .....................12
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành tiêm tĩnh mạch an toàn của điều dưỡng
...................................................................................................................................15


H
P

1.4. Thông tin chung về Bệnh viện Đa khoa Khu vực Tháp Mười...........................22
1.5. Khung lý thuyết ..................................................................................................25
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................26
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................26
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................26

U

2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................27
2.4. Cỡ mẫu ...............................................................................................................27
2.5. Phương pháp chọn mẫu ......................................................................................28

H

2.6. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................28
2.7. Biến số nghiên cứu .............................................................................................31
2.8. Tiêu chuẩn thực hành tiêm tĩnh mạch an toàn ...................................................33
2.9. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .............................................................34
2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ....................................................................34
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................36
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu .........................................................36
3.2. Thực hành về tiêm tĩnh mạch an toàn của điều dưỡng các khoa lâm sàng tại
Bệnh viện Đa khoa khu vực Tháp Mười ...................................................................37
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành tiêm tĩnh mạch an toàn của điều dưỡng
các khoa lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tháp Mười ...............................42
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ...........................................................................................55



4.1. Thực hành về tiêm tĩnh mạch an toàn của điều dưỡng khoa lâm sàng Bệnh viện
Đa khoa khu vực Tháp Mười ....................................................................................55
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành tiêm tĩnh mạch an toàn của điều dưỡng
các khoa lâm sàng Bệnh viện Đa khoa khu vực Tháp Mười ....................................58
4.3. Hạn chế của nghiên cứu .....................................................................................65
KẾT LUẬN ..............................................................................................................67
KHUYẾN NGHỊ......................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................69
PHỤ LỤC .................................................................................................................74
Phụ lục 1: ...................................................................................................................74
Phụ lục 2: ...................................................................................................................78

H
P

Phụ lục 3: ...................................................................................................................79
Phụ lục 4: ...................................................................................................................82
Phụ lục 5: ...................................................................................................................84
Phụ lục 6: ...................................................................................................................86

H

U


i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BKT

Bơm kim tiêm

CDC

Trung tâm kiểm sốt và phịng ngừa dịch bệnh

ĐD

Điều dưỡng

ĐDV

Điều dưỡng viên

KSNK

Kiểm sốt nhiễm khuẩn

NVYT

Nhân viên y tế

PVS

Phỏng vấn sâu

TAT


Tiêm an toàn

TLN

Thảo luận nhóm

UNDP

United Nations Development Programme

H
P

(Chương trình phát triển của Liên hợp quốc)
VSN

Vật sắc nhọn

WHO

World Health Organization
(Tổ chức Y tế thế giới)

H

U


ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Số lượng điều dưỡng 10 khoa lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa khu vực
Tháp Mười .................................................................................................................23
Bảng 3. 1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (n=62) ...........................................36
Bảng 3. 2. Tỷ lệ thực hiện các tiêu chí mũi tiêm tĩnh mạch an tồn của điều dưỡng
các khoa lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tháp Mười (n=186) .................37
Bảng 3. 3. Tỷ lệ thứ tự mũi tiêm tĩnh mạch an toàn của điều dưỡng các khoa lâm
sàng tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tháp Mười (n=186) .......................................39
Bảng 3. 4. Tỷ lệ điều dưỡng thực hành quy trình tiêm tĩnh mạch an tồn của điều

H
P

dưỡng phân bố theo các khoa lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tháp Mười
(n=62) ........................................................................................................................40
Bảng 3. 5. Tỷ lệ đạt 1 mũi, 2 mũi và 3 mũi tiêm tĩnh mạch an toàn của điều dưỡng
phân bố theo các khoa lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tháp Mười (n=62)
...................................................................................................................................41

U

Bảng 3. 6. Mối liên quan giữa yếu tố giới tính và thực hành tiêm an tồn của điều
dưỡng.........................................................................................................................42
Bảng 3. 7. Mối liên quan giữa yếu tố tuổi và thực hành tiêm an toàn của điều dưỡng

H

...................................................................................................................................43
Bảng 3. 8. Mối liên quan giữa yếu tố thâm niên cơng tác và thực hành tiêm an tồn

của điều dưỡng ..........................................................................................................44
Bảng 3. 9. Mối liên quan giữa yếu tố thâm niên cơng tác và thực hành tiêm an tồn
của điều dưỡng ..........................................................................................................45
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ điều dưỡng tiêm tĩnh mạch an tồn đạt và khơng đạt các khoa
lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tháp Mười ..............................................39


iii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Tiêm là một trong các biện pháp để đưa thuốc, chất dinh dưỡng vào cơ thể
nhằm mục đích chẩn đốn, điều trị và phịng bệnh. Tiêm tĩnh mạch là kỹ thuật dùng
bơm tiêm đưa thuốc vào cơ thể theo đường tĩnh mạch với góc tiêm là 300 so với mặt
da, nhằm tác dụng nhanh chóng.
Đề tài “Thực trạng thực hiện quy trình tiêm tĩnh mạch an tồn và một số
yếu tố ảnh hƣởng của điều dƣỡng khoa lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa khu
vực Tháp Mƣời, tỉnh Đồng Tháp năm 2021” được thực hiện với 2 mục tiêu (1)
Mô tả thực trạng thực hành tiêm tĩnh mạch an toàn của điều dưỡng các khoa lâm
sàng tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp năm 2021; (2)
Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành tiêm tĩnh mạch an toàn của điều

H
P

dưỡng các khoa lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2021.
Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định lượng
và định tính. Nghiên cứu được tiến hành trên tất cả 62 điều dưỡng viên (ĐDV) trực
tiếp chăm sóc người bệnh tại 10 khoa lâm sàng, quan sát 186 mũi tiêm tĩnh mạch
(mỗi ĐDV thực hiện 3 mũi tiêm), kết hợp với phỏng vấn sâu 12 cán bộ quản lý điều


U

dưỡng và 2 cuộc thảo luận nhóm của ĐDV thực hiện tiêm tĩnh mạch an toàn tại
Bệnh viện Đa khoa khu vực Tháp Mười. Thời gian nghiên cứu từ tháng 4 đến tháng
11 năm 2021. Kết quả cho thấy, tỷ lệ ĐDV thực hiện mũi tiêm tĩnh mạch an toàn

H

đạt là 62,90%, tiêu chí về sát khuẩn sạch vùng tiêm từ trong ra ngồi theo hình xốy
ốc đường kính trên 10 cm, tối thiểu 2 lần chiếm tỷ lệ sát khuẩn đúng 87,09% đây là
tiêu chí có ĐDV mắc lỗi nhiều nhất. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành tiêm
tĩnh mạch an toàn được ghi nhận bao gồm Yếu tố trình độ chun mơn và yếu tố
Kiến thức; Cập nhật thông tin; Kiểm tra, giám sát, chế tài thưởng phạt; Tuyên
truyền; Thu gom chất thải là những yếu tố thúc đẩy, đã ảnh hưởng tích cực đến thực
hành tiêm tĩnh mạch an toàn của điều dưỡng. Yếu tố Bố trí nhân lực chưa đồng đều
tại các khoa; Xe tiêm chưa phù hợp kích thước; Thời điểm tiêm ngồi giờ hành
chính là yếu tố cản trở thực hành tiêm tĩnh mạch an toàn của điều dưỡng.
Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi đưa ra khuyến nghị là: Trang bị phương
tiện tiêm đầy đủ, phù hợp; Tiếp tục tạo điều kiện để điều dưỡng nâng cao trình độ
chun mơn; Kiểm tra, giám sát tập trung vào thời điểm tiêm ngoài giờ hành chính.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiêm là một trong các biện pháp để đưa thuốc, chất dinh dưỡng vào cơ thể
nhằm mục đích chẩn đốn, điều trị và phịng bệnh. Trong điều trị, tiêm có vai trị rất
quan trọng, đặc biệt trong trường hợp người bệnh cấp cứu, người bệnh nặng. Trong
lĩnh vực phịng bệnh, chương trình tiêm chủng mở rộng đã tác động mạnh vào việc

giảm tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong đối với 6 bệnh truyền nhiễm có thể phòng bằng vắc
xin ở trẻ em (1).
Tiêm tĩnh mạch là kỹ thuật dùng bơm tiêm đưa một lượng thuốc vào cơ thể
theo đường tĩnh mạch với góc tiêm là 300 so với mặt da, nhằm tác dụng nhanh
chóng. Khi tiêm cần chọn tĩnh mạch mềm mại, nổi rõ, không di động, da vùng tiêm

H
P

còn nguyên vẹn (1). Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có xấp xỉ 16 tỷ
mũi tiêm, trong đó 90-95% mũi tiêm nhằm mục đích điều trị và chỉ 5%-10% mũi
tiêm dành cho dự phịng (2, 3). Tại các nước đang phát triển có tới 50% các mũi
tiêm là chưa đạt tiêu chí về mũi tiêm an tồn (2, 4). Bên cạnh đó, tiêm khơng an
tồn cịn gây nguy hại làm lây truyền các bệnh viêm gan B, viêm gan C và lây

U

nhiễm HIV (5). Năm 2014, một nghiên cứu ước tính có 1,67 triệu trường nhiễm
viêm gan B, 315.120 trường hợp nhiễm Viêm gan C và 33.877 trường hợp nhiễm
HIV liên quan đến tiêm khơng an tồn (6). Năm 2018, ở Nam Á, hai đợt bùng phát

H

HIV có liên quan đến việc thực hành tiêm khơng an tồn và những vi phạm trong
thực hành kiểm soát lây nhiễm (7).

Tại Việt Nam, mũi tiêm khơng an tồn tại các cơ sở y tế đã gây ra hậu quả
làm ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe khơng chỉ người bệnh mà cịn ảnh hưởng
đến nhân viên y tế và cả cộng đồng xung quanh. Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng và uy tín khám chữa bệnh của ngành y tế (8). Theo kết quả khảo sát

của Hội Điều dưỡng Việt Nam đã phát động phong trào tiêm an toàn (TAT) trong
toàn quốc đồng thời tiến hành những khảo sát về thực trạng TAT vào những thời
điểm khác nhau năm 2002, năm 2005 và năm 2008, phần lớn nhân viên y tế chưa
tuân thủ về quy trình kỹ thuật và các thao tác trong kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK)
trong thực hành tiêm (vệ sinh tay, mang găng, sử dụng panh, phân loại và thu gom
vật sắc nhọn sau tiêm dùng tay để đậy nắp kim sau tiêm…), chưa có báo cáo và theo


2

dõi rủi ro do vật sắc nhọn chiếm 87,70% (9). Nghiên cứu của Lâm Quốc Tuấn tại
Bệnh viện Đa khoa khu vực Cái Nước, Cà Mau năm 2015, tỉ lệ thực hành đạt về
tiêm tĩnh mạch là 59,60% và tìm thấy yếu tố liên quan giữa nhóm điều dưỡng (ĐD)
khơng được cập nhật kiến thức với nhóm ĐD thực hành tiêm tĩnh mạch không đạt
cao gấp 7,1 lần (10). Kết quả nghiên cứu của La Thanh Chí Hiếu tại Bệnh viện Đa
khoa Thành phố Cần Thơ năm 2019, tỉ lệ mũi tiêm tĩnh mạch an tồn đạt là 61,40%,
nhóm ĐD có trình độ đại học và cao đẳng thực hành tiêm tĩnh mạch an toàn đạt cao
gấp 2 lần so với nhóm ĐD có trình độ trung cấp (11). Từ các nghiên cứu chỉ ra rằng
thực hành tiêm tĩnh mạch an tồn của ĐD tại các bệnh viện cịn nhiều hạn chế và có
mối liên quan khác nhau.

H
P

Tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tháp Mười, hàng ngày khám bệnh ngoại trú
khoảng 800-1000 lượt, số lượng bệnh nội trú 250-300 bệnh nhân/ngày, số lượng
mũi tiêm tĩnh mạch chiếm nhiều nhất và đa số chỉ định cho các trường hợp bệnh
nặng (12). Theo báo cáo hoạt động bệnh viện năm 2019 về việc thực hiện các kỹ
thuật điều dưỡng của điều 12 tại Thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26/01/2011 được


U

đánh giá là cịn nhiều hạn chế như (12).

Quy trình TAT tại bệnh viện đã chuẩn hóa nhưng vẫn cịn một số ĐD tại các
khoa thực hiện chưa đúng quy trình kỹ thuật tiêm, chưa biết được những nguy cơ

H

xảy ra khi tiêm khơng an tồn. Tại bệnh viện có nhiều mũi tiêm được áp dụng như
tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, tiêm trong da…Nhưng qua kết quả khảo sát nhanh của
phòng Điều dưỡng, ĐD thực hiện đúng về quy trình tiêm tĩnh mạch an tồn đạt
thấp. Chính vì vậy trong nghiên cứu này chúng tơi chủ đích nghiên cứu TAT với
quy trình tiêm tĩnh mạch an tồn.
Tính đến nay, bệnh viện chưa có số liệu cụ thể nào để đánh giá điều dưỡng
thực hiện tiêm tĩnh mạch như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thực trạng
tiêm tĩnh mạch an toàn của điều dưỡng? Để tìm hiểu vấn đề này chúng tơi tiến hành
nghiên cứu “Thực trạng thực hiện quy trình tiêm tĩnh mạch an toàn và một số
yếu tố ảnh hưởng của điều dưỡng khoa lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa khu vực
Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp năm 2021”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng thực hành tiêm tĩnh mạch an toàn của điều dưỡng các
khoa lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp năm
2021.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành tiêm tĩnh mạch an toàn
của điều dưỡng các khoa lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tháp Mười, tỉnh

Đồng Tháp năm 2021.

H
P

H

U


4

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu
1.1.1. Cơng tác chăm sóc người bệnh
Thơng tư 07/2011/TT-BYT của Bộ Y tế đã ghi rõ: Chăm sóc người bệnh
trong bệnh viện bao gồm sự hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mỗi người bệnh
nhằm duy trì hơ hấp, tuần hồn, thân nhiệt, ăn uống, bài tiết, tư thế, vận động, vệ
sinh cá nhân, ngủ, nghỉ; chăm sóc tâm lý; hỗ trợ điều trị và tránh nguy cơ từ môi
trường bệnh viện cho người bệnh (13).
1.1.2. Các khái niệm liên quan đến thực hành tiêm tĩnh mạch an toàn

H
P

Tiêm là một trong các biện pháp để đưa thuốc, chất dinh dưỡng vào cơ thể
nhằm mục đích chẩn đốn, điều trị và phịng bệnh. Trong điều trị, tiêm có vai trị rất
quan trọng, đặc biệt trong trường hợp người bệnh cấp cứu, người bệnh nặng. Trong
lĩnh vực phịng bệnh, chương trình tiêm chủng mở rộng đã tác động mạnh vào việc
giảm tỷ mắc và tỷ lệ tử vong đối với 6 bệnh truyền nhiễm có thể phòng bằng vắc


U

xin ở trẻ em (1).

Khái niệm tiêm an tồn: là một quy trình tiêm khơng gây nguy hại cho
người nhận mũi tiêm, không gây phơi nhiễm cho người thực hiện mũi tiêm, không

H

tạo chất thải nguy hại cho người khác và cộng đồng (1).
Khái niệm tiêm tĩnh mạch: là kỹ thuật dùng bơm kim tiêm đưa một lượng
thuốc vào cơ thể theo đường tĩnh mạch với góc tiêm là 300 so với mặt da, nhằm tác
dụng nhanh chóng. Khi tiêm cần chọn tĩnh mạch mềm mại, nổi rõ, khơng di động,
da vùng tiêm cịn ngun vẹn (1).
Mũi tiêm tĩnh mạch an tồn là: mũi tiêm khơng gây nguy hại cho người
nhận mũi tiêm, không gây phơi nhiễm cho người thực hiện mũi tiêm, không tạo chất
thải nguy hại cho người khác và cộng đồng (1).
Mũi tiêm tĩnh mạch khơng an tồn trong nghiên cứu: là mũi tiêm có từ
01 tiêu chí trở lên thực hành khơng đạt của nghiên cứu này (1).
Chất sát khuẩn (antiseptics): Các chất chống vi khuẩn (ngăn ngừa nhiễm
khuẩn với mô sống hoặc da). Chất này khác với chất kháng sinh sử dụng để tiêu diệt


5

hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu và khác với chất khử
khuẩn dụng cụ. Một số loại chất sát khuẩn là chất diệt khuẩn thực sự có khả năng
tiêu diệt vi khuẩn trong khi một số loại chất sát khuẩn khác chỉ có tính năng kìm
hãm, ngăn ngừa và ức chế sự phát triển của chúng (1).

Dung dịch sát khuẩn tay có chứa cồn: Dịch pha chế có chứa cồn dưới dạng
chất lỏng gel hoặc kem bọt dùng để xoa/chà tay nhằm tiêu diệt hoặc làm giảm sự
phát triển của vi sinh vật. Các loại dung dịch này có thể chứa một hoặc nhiều loại
cồn pha theo công thức được công nhận của các hãng dược phẩm (1).
Dự phòng sau phơi nhiễm: Biện pháp ngăn ngừa lây truyền các tác nhân
gây bệnh đường máu sau phơi nhiễm (1).

H
P

Đậy nắp kim tiêm: Kỹ thuật đậy nắp kim một tay, nhân viên y tế cầm bơm
kim tiêm bằng một tay và đưa đầu nhọn của kim vào phần nắp đặt trên một mặt
phẳng sau đó dùng hai tay đậy lại (1).

Kỹ thuật vô khuẩn: Là các kỹ thuật không làm phát sinh sự lan truyền của
vi khuẩn trong quá trình thực hiện như vệ sinh bàn tay, mang trang phục phòng hộ

U

cá nhân, sử dụng chất khử khuẩn da, cách mở các bao gói vơ khuẩn, cách sử dụng
dụng cụ vô khuẩn (1).

Phơi nhiễm nghề nghiệp: Phơi nhiễm nghề nghiệp là sự tiếp xúc trực tiếp

H

với máu, dịch tiết, chất bài tiết (trừ mồ hơi) có chứa tác nhân gây bệnh trong khi
nhân viên y tế thực hiện nhiệm vụ dẫn đến nguy cơ lây nhiễm bệnh (1).
Phƣơng tiện phòng hộ cá nhân (PPE)
PPE bao gồm găng tay, khẩu trang, áo khốc phịng thí nghiệm, áo chồng,

tạp dề, bao giày, kính bảo hộ, kính có tấm chắn bên, mặt nạ. Mục đích sử dụng PPE
là để bảo vệ NVYT, người bệnh, người nhà người bệnh và người thăm bệnh khỏi bị
nguy cơ phơi nhiễm và hạn chế phát tán mầm bệnh ra mơi trường bên ngồi. WHO
khơng khuyến cáo sử dụng khẩu trang, găng tay, kính bảo vệ mắt, quần áo bảo vệ
trong thực hiện tiêm. Các PPE này chỉ sử dụng trong trường hợp người tiêm có
nguy cơ phơi nhiễm với máu dịch tiết chất tiết (trừ mồ hôi) (1).
Vật sắc nhọn: Bất cứ vật nào có thể gây tổn thương xâm lấn da hoặc qua da;
vật sắc nhọn bao gồm kim tiêm, đầu kim truyền dịch, dao mổ, thủy tinh vỡ, ống


6

mao dẫn bị vỡ và đầu dây nẹp nha khoa bị phơi nhiễm (1)
Thùng đựng chất thải sắc nhọn: Còn gọi là hộp đựng chất thải sắc nhọn ,
hộp kháng thủng hay hộp an toàn . Hộp đựng chất thải sắc nhọn được sản xuất
bằng chất liệu cứng, chống thủng, chống rò rỉ được thiết kế để chứa chất thải sắc
nhọn một cách an tồn trong q trình thu gom, hủy bỏ và tiêu hủy (1).
Thùng (hộp) này phải được thiết kế và quản lý theo đúng Quy chế Quản lý
chất thải y tế của Bộ Y tế (14).
Xử lý vật sắc nhọn sau khi tiêm: Phân loại chất thải tại nguồn, cô lập ngay
các vật sắc nhọn vào hộp kháng thủng đủ tiêu chuẩn, không đậy lại nắp kim, không
uốn cong hoặc bẻ gãy kim (1).

H
P

Vệ sinh tay: Việc rửa tay bằng nước và xà phòng hoặc các chất sát khuẩn.
Khuyến cáo áp dụng khi thực hiện kỹ thuật vô khuẩn (1).

Tiêu hủy: Việc chủ định chôn, lấp, đốt, thải bỏ, chất đống, vứt bỏ tất cả các

loại chất thải. Trong tài liệu này tiêu hủy chỉ việc lưu giữ, xử lý dụng cụ, tiêm,
truyền, lấy mẫu bệnh phẩm máu, dịch để tránh tái sử dụng hoặc tránh gây thương

U

tích (1).

Tổn thƣơng do kim tiêm: Vết thương do kim tiêm đâm vào (1)
1.1.3. Các nguyên tắc liên quan đến thực hành tiêm tĩnh mạch an toàn

H

Để đảm bảo TAT (trong đó có tiêm tĩnh mạch) cho người bệnh, NVYT và
cộng đồng, năm 2012 BYT đưa ra những nguyên tắc thực hành tiêm trong hướng
dẫn TAT, cụ thể như sau:

Không gây nguy hại cho ngƣời nhận mũi tiêm
Thực hiện “5 đúng”: đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng liều, đúng đường
tiêm và đúng thời gian, để bảo đảm an toàn cho người bệnh. Những nội dung này
cần thực hiện tại 2 thời điểm chuẩn bị phương tiện, thuốc tiêm và trước khi tiêm
thuốc (1).
Nếu nhận y lệnh miệng (trong trường hợp cấp cứu) người nhận y lệnh phải
nhắc lại tên thuốc đọc từng chữ cái rõ ràng để bác sĩ xác nhận. Người thực hiện mũi
tiêm trong trường hợp này nên là người nhận y lệnh.
Phòng và chống sốc: Trước khi thực hiện tiêm cần hỏi người bệnh về tiền sử


7

dị ứng thuốc, dị ứng thức ăn trước khi cho người bệnh tiêm mũi thuốc đầu tiên.

Luôn mang theo hộp chống sốc trong khi đi tiêm. Trong khi tiêm cần bơm thuốc
chậm, vừa bơm vừa quan sát sắc mặt NB. Sau khi tiêm nên để người bệnh nằm hoặc
ngồi tại chỗ 10-15 phút để phòng sốc phản vệ muộn (15)
- Phát hiện sớm dấu hiệu của sốc phản vệ
+ Thường xảy ra sau khi tiêm từ vài giây đến 20-30 phút.
+ Khởi đầu người bệnh có cảm giác ớn lạnh, bồn chồn, hốt hoảng, buồn nơn,
Nơn, cảm giác khó thở, đau ngực, vã mồ hôi, tay chân lạnh…
+ Mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, ngứa ran khắp người, đau quặn bụng, đại
tiểu tiện khơng tự chủ (15).

H
P

- Xử trí của điều dưỡng khi có dấu hiệu sốc phản vệ:

Cơ số của hộp chống sốc, hướng dẫn phòng và chống sốc phản vệ được ghi
rõ trong thông tư 51/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 về hướng dẫn
phịng, chẩn đốn và xử trí phản vệ (15).

Phịng tránh xơ hóa cơ hoặc đâm kim vào dây thần kinh:

U

Chọn vùng da tiêm mềm mại khơng có tổn thương khơng có sẹo lồi lõm
Xác định đúng vị trí tiêm

Tiêm đúng góc độ và độ sâu

H


Khơng tiêm nhiều lần vào cùng một vị trí trên cùng một người bệnh (1).
Các phòng ngừa khác:

Đảm bảo đúng kỹ thuật vô khuẩn trong tiêm.
Sử dụng thuốc tiêm một liều. Nếu phải sử dụng thuốc tiêm nhiều liều, cần sử
dụng kim lấy thuốc vô khuẩn và không lưu kim trên lọ thuốc.
Không pha trộn 2 hoặc nhiều loại thuốc vào một bơm kim tiêm. Không dùng
một kim tiêm để lấy nhiều loại thuốc (16)
Loại bỏ kim tiêm đã đụng chạm vào bất kỳ bề mặt nào không vô khuẩn.
Hướng dẫn người bệnh những điều cần thiết, lường trước sự di chuyển đột
ngột của người bệnh trong và sau khi tiêm (1).
Không gây nguy hại cho ngƣời tiêm:


8

Mang găng khi có nguy cơ tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của người bệnh.
Dùng gạc bọc vào đầu ống thuốc trước khi bẻ để tránh mãnh vỡ rơi vào ống thuốc,
rơi ra sàn nhà, bắn vào người, đâm vào tay.
Không dùng tay đậy nắp kim.
Bỏ bơm kim tiêm vào thùng kháng thủng ngay sau khi tiêm.
Không để vật sắc nhọn đầy q ¾ hộp kháng thủng.
Khơng mở hộp không làm rỗng để sử dụng lại hộp kháng thủng sau khi đã
đậy nắp hoặc niêm phong hộp.
Khi bị phơi nhiễm vật sắc nhọn, cần xử lý, phải báo ngay (1).
Không gây nguy hại cho cộng đồng

H
P


Chuẩn bị hộp, thùng kháng thủng để đựng vật sắc nhọn.

Tạo thành thói quen cho người tiêm: bỏ ngay BKT vào hộp kháng thủng
ngay sau khi tiêm.

Thu gom và bảo quản BKT đã sử dụng theo đúng quy chế quản lý chất thải y
tế (1, 14).

U

1.1.4 Tác hại của tiêm khơng an tồn

Tiêm khơng an tồn có thể gây lây nhiễm nhiều loại tác nhân gây bệnh khác
nhau như vi rút, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng (17). Tiêm khơng an tồn cũng có

H

thể gây các biến chứng khác như áp-xe và phản ứng nhiễm độc. Việc sử dụng lại
bơm tiêm hoặc kim tiêm còn phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, khiến cho người
bệnh phơi nhiễm với các tác nhân gây bệnh một cách trực tiếp (qua dụng cụ nhiễm
bẩn) hoặc gián tiếp (qua lọ thuốc nhiễm bẩn) (17, 18).
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có xấp xỉ 16 tỷ mũi tiêm, 90%95% mũi tiêm nhằm mục đích điều trị chỉ 5%-10% mũi tiêm dành cho dự phịng (2,
3). Tại các nước đang phát triển có tới 50% các mũi tiêm là chưa đạt tiêu chí về mũi
tiêm an toàn (2, 4). Năm 2012, một nghiên cứu tại Ấn Độ cho thấy tỷ lệ trung bình
người mắc viêm gan B do tiêm khơng an tồn là 46%, tỷ lệ trung bình của các
trường hợp nhiễm viêm gan C do tiêm khơng an tồn là 38% và tỷ lệ trung bình của
sự cố nhiễm HIV do tiêm khơng an toàn là 12% (19). Năm 2020, một nghiên cứu tại
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào cho thấy tiêm khơng an tồn là ngun nhân dẫn



9

đến hàng triệu ca nhiễm viêm gan B và viêm gan C, và là nguyên nhân dẫn đến
khoảng 25% trong một triệu trường hợp nhiễm HIV hàng năm (20).
Các mũi tiêm khơng an tồn khơng chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người
bệnh mà cũng là một mắt xích quan trọng của quá trình lây bệnh từ người bệnh sang
NVYT qua đường máu là các tai nạn do vật sắc nhọn. Theo WHO, đối tượng bị tai
nạn nghề nghiệp do kim đâm vào tay chiếm tỷ lệ cao nhất là điều dưỡng (44 – 72%)
(21).
Tại Việt Nam từ năm 2001 đến nay được sự quan tâm của Bộ Y tế Hội Điều
dưỡng Việt Nam đã phát động phong trào TAT trong toàn quốc đồng thời tiến hành
những khảo sát về thực trạng TAT vào những thời điểm khác nhau (2002; 2005;

H
P

2008). Kết quả những khảo sát nói trên cho thấy: 55% nhân viên y tế cịn chưa cập
nhật thơng tin về TAT liên quan đến KSNK; tỷ lệ người bệnh được kê đơn sử dụng
thuốc tiêm cao (71,50%); phần lớn nhân viên y tế chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật
và các thao tác KSNK trong thực hành tiêm (vệ sinh tay, mang gang, sử dụng panh,
phân loại và thu gom vật sắc nhọn sau tiêm, dùng tay để đậy nắp kim sau tiêm…),

U

chưa báo cáo và theo dõi rủi ro do vật sắc nhọn (87,70%) (9). Năm 2009, nghiên
cứu của tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh cho thấy: điều dưỡng có tần suất phơi nhiễm
cao nhất (79,6/1000 người/4 tháng, trong đó tổn thương xuyên da là 66,7/1000

H


người/4 tháng); NVYT thường xun thực hiện các cơng việc tiêm, truyền có tần
suất phơi nhiễm cao nhất và 100% các trường hợp là tổn thương xuyên da
(43,3/1000 người/4 tháng) (22).
Theo Cục Y tế dự phịng - Mơi trường (BYT năm 2008), cộng đồng thường
gặp phải những nguy hại khi không xử lý an tồn những dụng cụ sau tiêm, hoặc khi
thiêu đốt khơng an tồn có thể đưa đến những nguy hại cho môi trường và ảnh
hưởng trực tiếp đến cộng đồng (23). Mặc dù hiện nay, tỷ lệ thương tổn tại cộng
đồng chưa được thống kê một cách đầy đủ, hệ thống như những tổn thương cho
người bệnh và cán bộ y tế nhưng từ những bằng chứng của sự tác động này đã được
chứng minh trên thực tế. Những nguy hại cho cộng đồng thường xảy ra khi những
dụng cụ sau tiêm khơng được xử lý an tồn và khi cộng đồng nhặt được và sử dụng
lại BKT đã qua sử dụng, những thương tổn có thể xảy ra, hoặc khi thiêu đốt không


10

an tồn có thể gây ra những nguy hại cho môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến
cộng đồng (1).
1.1.5 Tiêu chí đánh giá tiêm tĩnh mạch an tồn
Tiêu chuẩn đánh giá mũi tiêm tĩnh mạch an toàn theo Hướng dẫn tiêm an
toàn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Bộ Y tế ban hành vào tháng 9 năm
2012 (1).
Thực hiện khuyến cáo và được sự hỗ trợ kỹ thuật của WHO, năm 2010, Bộ
trưởng Bộ Y tế Việt Nam ra Quyết định số 2642/QĐ-BYT ngày 21 tháng 7 năm
2011 thành lập Ban soạn thảo các tài liệu hướng dẫn kiểm sốt nhiễm khuẩn
(KSNK), trong đó có Hướng dẫn TAT (1). Ban soạn thảo tài liệu gồm các thành

H
P


viên có kinh nghiệm lâm sàng, giảng dạy và quản lý liên quan đến tiêm như Điều
dưỡng viên (ĐDV), Bác sĩ, Dược sĩ, Chuyên gia KSNK, Chuyên gia quản lý khám,
chữa bệnh và đại diện Hội Điều dưỡng Việt Nam. Tài liệu được biên soạn trên cơ sở
tham khảo chương trình, tài liệu đào tạo TAT do Cục Quản lý khám, chữa bệnh
phối hợp với Hội Điều dưỡng Việt Nam xây dựng và áp dụng thí điểm tại 15 bệnh

U

viện trong toàn quốc trong hai năm 2009-2010; Tham khảo các kết quả khảo sát
thực trạng TAT của Hội Điều dưỡng Việt Nam các năm 2014, 2015, 2017; tham
khảo kết quả rà soát các tài liệu về tiêm, vệ sinh tay, quản lý chất thải y tế và KSNK

H

Việt Nam và các tổ chức WHO, CDC, UNDP, tài liệu hướng dẫn TAT của một số
Bộ Y tế các nước, các trường đào tạo điều dưỡng, y khoa, các tạp chí an toàn cho
người bệnh và KSNK của khu vực và của toàn thế giới (24-26).
Tài liệu Hướng dẫn tiêm an toàn được ban hành kèm theo quyết định số
3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012, trong đó bảng kiểm của quy trình tiêm
tĩnh mạch an tồn gồm 20 tiêu chí, chứa các nội dung về chuẩn bị phương tiện dụng
cụ tiêm; kiểm soát nhiễm khuẩn; kỹ thuật tiêm; giao tiếp với người bệnh; đảm bảo
an toàn. Nội dung của tài liệu Hướng dẫn bao gồm 5 phần (1).
- Các khái niệm, mục đích, những phạm vi và đối tượng sử dụng tài liệu
hướng dẫn.
- Sinh bệnh học nhiễm khuẩn đường máu do tiêm khơng an tồn.
- Các giải pháp tăng cường thực hành TAT.


11


- Dự phòng phơi nhiễm nghề nghiệp với các tác nhân gây bệnh đường máu
trong tiêm.
- Phụ lục các bảng kiểm quy trình vệ sinh tay và quy trình tiêm các loại.
Cụ thể quy trình tiêm tĩnh mạch an tồn gồm 20 tiêu chí như sau
1. Rửa tay thường quy, sát khuẩn tay nhanh
2. Thực hiện 5 đúng, giải thích, hướng dẫn, trợ giúp người bệnh tư thế an
toàn thuận tiện
3. Kiểm tra lại thuốc, sát khuẩn ống thuốc, dùng gạc vô khuẩn bẻ ống thuốc
4. Xé vỏ bao bơm tiêm và thay kim lấy thuốc
5. Rút thuốc vào bơm tiêm

H
P

6. Thay kim tiêm, cho vào bao đựng bơm tiêm vô khuẩn
7. Bộc lộ vùng tiêm, xác định đúng vị trí tiêm

8. Đặt gối kê tay dưới vùng tiêm (nếu cần), đặt dây ga rơ/cao su phía trên vị
trí tiêm khoảng 10 cm-15 cm

9. Mang găng tay sạch (Chỉ sử dụng găng khi có nguy cơ phơi nhiễm với

U

máu và khi da tay của người làm thủ thuật bị tổn thương).

10. Buộc dây ga rơ/cao su phía trên vị trí tiêm từ 10-15 cm.
11. Sát khuẩn sạch vùng tiêm từ trong ra ngồi theo hình xốy ốc đường kính

H


trên 10 cm tối thiểu 2 lần.

12. Cầm bơm tiêm đuổi khí (nếu cịn khí); Căng da đâm kim chếch 300 so
với mặt da và đẩy kim vào tĩnh mạch.
13. Kiểm tra có máu vào bơm tiêm, tháo dây ga rơ
14. Bơm thuốc từ từ vào tĩnh mạch đồng thời theo dõi người bệnh, theo dõi
vị trí tiêm có phồng lên khơng
15. Hết thuốc rút kim nhanh kéo chệch da nơi tiêm. Cho bơm kim tiêm vào
hộp an tồn.
16. Dùng bơng gịn khơ đè lên vùng tiêm phịng chảy máu.
17. Tháo găng bỏ vào vật đựng chất thải lây nhiễm.
18. Giúp người bệnh trở lại tư thế thoải mái dặn người bệnh những điều cần
thiết


12

19. Thu dọn dụng cụ; Rửa tay thường quy
20. Ghi hồ sơ
1.2. Thực trạng tiêm tĩnh mạch an toàn trên thế giới và tại Việt Nam
1.2.1. Trên thế giới
Trên Thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tiêm an tồn và đánh giá thực hành
tiên an toàn của NVYT tại các cơ sở y tế.
Năm 2005, một nghiên cứu tại một bệnh viện huyện Kinh Châu, Hồ Bắc,
Trung Quốc cho thấy kim tiêm sau khi sử dụng, chứa trong vật đựng sắc nhọn chỉ
có 57,5%, trong khi đó hành động đậy lại kim tiêm chiếm đến 41,20% trường hợp
(27).

H

P

Năm 2006, nghiên cứu của Musa Ol về thực hành tiêm an tồn tại Nigeria
cho thấy có đến 80,40% nhân viên y tế chưa đủ kiến thức, số mũi tiêm khơng an
tồn chiếm 69,90% (28).

Năm 2010, WHO cho biết tỷ lệ ĐD thực hiện đúng về quy trình tiêm tĩnh
mạch an tồn chỉ có 10,90%, một tỷ lệ khá thấp. WHO đã đưa ra những chiến lược

U

về sử dụng an toàn và phù hợp của tiêm trên toàn thế giới bao gồm 4 mục tiêu: 1.
Xây dựng chính sách, kế hoạch quốc gia về sử dụng an toàn và phù hợp của thuốc
tiêm, 2. Đảm bảo chất lượng và an toàn các thiết bị bơm, 3. Tạo điều kiện tiếp cận

H

tiêm truyền một cách công bằng và 4. Đạt được sự phù hợp, hợp lý, sử dụng chi phí
hiệu quả trong tiêm truyền (29).

Năm 2012, nghiên cứu của tác giả Vincent E Omorogbe trên 122 điều dưỡng
tại BV thành phố Benin Nigeria cho thấy có 13,10% điều dưỡng có kiến thức thực
hành rất tốt về tiêm an tồn; 31,10% điều dưỡng có kiến thức và thực hành tốt về
tiêm an toàn; và có đến 55,70% điều dưỡng có kiến thức và thực hành kém về tiêm
an toàn (30).
Năm 2014, tác giả Elhoseeny T.A và Mourad J.K đã đánh giá sự an toàn của
thực hành tiêm của 45 cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Alexandria, kết quả cho
thấy có 13,30% cơ sở thiếu dung dịch rửa tay chứa cồn để làm sạch tay. Chỉ có
56,90% NVYT tuân thủ rửa tay trước khi tiêm; 48,60% NVYT đeo găng tay mới
khi thực hành tiêm. Chỉ 38% NVYT đã được đào tạo về an toàn tiêm trong 2 năm



13

qua và 62,50% đã hoàn thành ba liều vắc-xin viêm gan B. Chỉ có 42,20% nhân viên
thực hành mang đúng găng tay khi xử lý chất thải y tế (31).
Năm 2019, kết quả nghiên cứu của tác giả Manal M. Anwar, khoa Y Đại học
Beni-Suef tại Ai Cập về Nhận thức và thực hành tiêm an toàn giữa các điều dưỡng
tại một bệnh viện Ai Cập và Ả Rập Xê Út , được tiến hành từ tháng 10 đến tháng
12 năm 2017 với thiết kế nghiên cứu cắt ngang, nghiên cứu trên 500 mũi tiêm từ 2
bệnh viện: Bệnh viện Bà mẹ và trẻ em vùng Quassim (MCH) và Bệnh viện Đại học
Beni-Suef, sử dụng câu hỏi có cấu trúc. Kết quả cho thấy tiêm thuốc qua đường tĩnh
mạch phổ biến nhất (42%), kế đến là rút mẫu trong buồng trứng (IV) (23,20%),
đường tiêm bắp (17,60%), và đặt ống thông qua đường tĩnh mạch (17,20%).

H
P

Phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để khử trùng vùng da trước khi tiến hành
tiêm là tăm bông tẩm cồn dùng một lần (87,40%), tiếp theo là miếng bông tẩm cồn
(12,30%) và chỉ 0,2% sử dụng miếng bông tẩm Betadine, tổng điểm thực hành tiêm
an tồn trung bình tại 2 bệnh viện là 27,13 ± 3,11 và 27,39 ± 2,17, việc bỏ bơm tiêm
sau khi sử dụng vào thùng đựng vật sắc nhọn tại 2 bệnh viện lần lượt 95,2% và

U

95,6%, kết quả này đạt khá cao sau khi ĐD được đào tạo về tiêm an toàn (32).
Năm 2021, nghiên cứu của tác giả Somia Hassan Ibrahim và cộng sự đánh
giá thực hành tiêm an toàn của sinh viên điều dưỡng tại trường đại học Mamsoura


H

cho thấy 52,10% sinh viên bị thương do kim tiêm trong ba kì học cuối cùng của
chương trình học. 79,80% trong số họ có điểm kiến thức về thực hành tiêm an toàn
ở mức kém với tổng điểm trung bình là 37,417. 85,90% sinh viên có tổng điểm thực
hành về tiêm an tồn khơng tốt với điểm trung bình là 17,356 (33).
1.2.2. Tại Việt Nam

Tại Việt Nam, dựa vào Quy trình chăm sóc người bệnh do BYT ban hành và
các tài liệu giảng dạy điều dưỡng, tài liệu hướng dẫn và tập huấn TAT của BYT và
của Hội Điều dưỡng Việt Nam, các tác giả đã nghiên cứu đánh giá thực hành TAT
qua các tiêu chuẩn được xác định. Năm 2008-2009, BYT phối hợp cùng với WHO
thực hiện dự án tại Hà Nội và Ninh Bình, được đánh giá theo 17 tiêu chuẩn sau can
thiệp, cải thiện thực hành TAT. Kết quả cho thấy rằng đảm bảo đủ 17 tiêu chuẩn khi
thực hành tiêm theo quy trình tiêm của TAT đã tăng từ 10,90% (trước can thiệp) lên


14

đến 22% (sau can thiệp) (34). Mỗi cách đánh giá đều có điểm mạnh riêng và bản
chất khơng khác nhau nhiều, tuy nhiên để thuận lợi cho việc đánh giá theo quy trình
tiêm tĩnh mạch an tồn chúng tơi đánh giá thực hành theo 20 tiêu chí được chia
thành 3 nhóm chính: (1) Thực hành chuẩn bị người bệnh, điều dưỡng; (2) Thực
hành chuẩn bị dụng cụ tiêm; (3) Thực hành kỹ thuật tiêm thuốc.
Theo Bộ Y tế, thực hành tiêm của ĐD tại các bệnh viện rất khác nhau và một
số thực hành chưa phù hợp, ĐD còn thiếu kiến thức về phân loại chất thải sau tiêm,
cụ thể sau khi tiêm xong, ĐD dùng tay để tháo bơm kim tiêm (BKT) bằng tay; bẻ
cong kim tiêm; đậy nắp kim tiêm; không rửa tay sau khi tiêm; không lường trước
được những phản ứng bất ngờ của người bệnh đặc biệt là đối với những bệnh nhi,


H
P

người bệnh có những rối loạn về tâm thần hay những người bệnh bất hợp tác (16).
Thực hành tiêm của ĐD tại các bệnh viện với nhiều kết quả rất khác nhau đối
với nghiên cứu của Phạm Thị Mỹ Hằng về thực trạng và các yếu tố liên quan đến
TAT trong đó có tiêm tĩnh mạch an toàn của ĐD tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp
năm 2014, ĐD có kiến thức tốt về tiêm an tồn chiếm 91,50%. Tuy nhiên, cịn một

U

số yếu tố đạt tỷ lệ chưa cao như sát khuẩn vị trí tiêm theo hình xốy ốc từ trong ra
ngồi với đường kính 10 cm đạt 74,50%; Yếu tố ln đậy lại nắp kim tiêm cẩn thận
rồi bỏ vào thùng đựng vật sắc nhọn đạt 83,5%; Mũi tiêm không gây nguy cơ phơi

H

nhiễm cho người tiêm đạt 26,50%; Nguyên tắc sắp xếp xe tiêm đạt 31%, tỷ lệ thực
hành tiêm đạt chiếm 17,50% (35).

Đối với nghiên cứu của Lâm Quốc Tuấn tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Cái
Nước, Cà Mau năm 2014 nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến
thực hành quy trình tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch của ĐDV kết quả cho thấy tỷ lệ ĐD
thực hành tiêm tĩnh mạch đạt cao hơn chiếm 59,60% (10).
Tỷ lệ thực hành tiêm tĩnh mạch đạt cao hơn qua nghiên cứu của Nguyễn Thị
Thơm tại Bệnh viện đa khoa huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp năm 2014 về thực
trạng kiến thức, thực hành của ĐD về quy trình kỹ thuật tiêm thuốc cho người bệnh,
tỷ lệ kiến thức hiểu biết đạt yêu cầu về tiêm tĩnh mạch chiếm 79%, tỷ lệ thực hành
đạt yêu cầu về quy trình tiêm tĩnh mạch chiếm 75% (36). Theo nghiên cứu của Đỗ
Mộng Thùy Linh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh về kiến thức, thực hành về



15

tiêm an toàn và một số yếu tố liên quan của điều dưỡng khoa lâm sàng năm 2015,
kết quả cho thấy tỷ lệ điều dưỡng thực hành đúng cả 3 mũi tiêm tĩnh mạch an toàn
là 20,10%, đa số các tiêu chí về đảm bảo vơ khuẩn, đảm bảo đúng chỉ định, đúng
thời gian, kỹ thuật tiêm thuốc đều đạt rất cao từ 98% trở lên. Các tiêu chí chưa đạt
gồm: rửa tay, sát khuẩn tay nhanh 59,70%, không mang găng tay khi tiêm thuốc
13,10%, sau khi tiêm thuốc còn dùng 2 tay để đậy nắp kim 15,40% (24). Đối với
nghiên cứu của Quách Thị Hoa tại Bệnh viện nhi Trung Ương mơ tả thực trạng tiêm
tĩnh mạch an tồn và một số yếu tố liên quan của điều dưỡng năm 2017, tỷ lệ ĐD
tuân thủ tiêm tĩnh mạch an toàn đạt chỉ 39% (26). Nhưng đối với nghiên cứu của La
Thanh Chí Hiếu tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2019 về tuân thủ

H
P

tiêm tĩnh mạch an toàn của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng, cho thấy tỉ lệ ĐD
thực hành tiêm tĩnh mạch an toàn đạt cao hơn, chiếm 61,40% (11).
Năm 2020, nghiên cứu của tác giả Trần Cao Đạt về thực hành tiêm an toàn
của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng Viện Y dược học dân tộc TP. Hồ Chính Minh
cũng cho thấy có 54,30% mũi tiêm đạt TAT trong đó tiêm bắp an toàn là 56,40% số

U

mũi và tiêm tĩnh mạch an toàn là 51,80% số mũi. Trong từng giai đoạn của quy
trình tiêm, sự tuân thủ của các điều dưỡng đạt tỷ lệ từ 66,40% đến 100% (37).
Qua một số nghiên cứu trên các vùng miền khác nhau, vào các thời điểm


H

khác nhau, thiết kế nghiên cứu, bộ công cụ khác nhau đã sơ bộ được phần nào về
công tác TAT nói chung và tiêm tĩnh mạch an tồn nói riêng. Nhìn chung tỷ lệ mũi
tiêm tĩnh mạch an tồn chưa cao, do nhiều nguyên nhân như chưa thực hiện đúng
quy trình kỹ thuật khi tiêm dẫn đến những tác hại không nhỏ cho nhân viên y tế và
cả người bệnh; Xử lý chất thải sau khi tiêm không đúng quy định gây nguy hại cho
cộng đồng. Để thay đổi hành vi cần tìm hiểu thêm về các yếu tố ảnh hưởng cũng
như cần phải cung cấp kiến thức, phát triển kỹ năng, thông tin tuyên truyền kịp thời
đến ĐD để nâng cao trách nhiệm trong chăm sóc người bệnh, thay đổi việc tuân thủ
quy trình kỹ thuật tiêm tĩnh mạch an toàn.
1.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến thực hành tiêm tĩnh mạch an toàn của
điều dƣỡng
1.3.1. Yếu tố cá nhân


16

Yếu tố tuổi, giới tính
Một số tác giả cho rằng đặc điểm nhân khẩu học của ĐD như tuổi, giới, thâm
niên cơng tác, trình độ chun mơn…có liên quan đến thực hành tiêm tĩnh mạch an
toàn của ĐD.
Theo nghiên cứu của Huỳnh Thị Mỹ Thanh và cộng sự, thiết kế nghiên cứu
mô tả cắt ngang nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình tiêm trên 280
người trực tiếp thực hiện mũi tiêm ở 16 khoa lâm sàng tại Bệnh viện An Giang.
Công cụ đánh giá là các bảng kiểm về thực hành kỹ thuật tiêm. Kết quả cho thấy
điểm trung bình cao ở giới nữ (7,7 ± 1,2), nhóm tuổi từ 26 đến 35 (7,8 ± 1,2), ở
khoa Nhi (8,9 ± 0,7). Nhóm thực hiện quy trình tiêm tĩnh mạch có điểm trung bình

H

P

thấp nhất (6,6 ± 0,9). Từ đó tác giả kết luận rằng giới tính, tuổi, đơn vị công tác,
đường tiêm là những yếu tố liên quan đến việc bảo đảm TAT (38).
Yếu tố số năm công tác (thâm niên công tác)

Khi xét về yếu tố thâm niên công tác, nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Linh và
cộng sự năm 2009, khảo sát về TAT của điều dưỡng, hộ sinh tại Bệnh viện Tiền

U

Giang cũng chỉ ra có sự liên quan giữa thâm niên cơng tác với các nội dung TAT, cụ
thể thâm niên công tác càng lâu (> 5 năm) thì việc thực hiện rửa tay hoặc sát khuẩn
tay nhanh trước khi tiêm, không lưu kim sau khi rút thuốc trong lọ, quan sát người

H

bệnh khi tiêm, tư thế người bệnh sau khi tiêm càng tốt. Thâm niên <5 năm thì việc
giao tiếp khi tiêm, thực hiện kỹ thuật sát khuẩn hoàn chỉnh hơn (39). Kết luận này
cũng trùng với mối liên quan tìm thấy qua nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa Hà
Đông năm 2012 của Trần Thị Minh Phượng, yếu tố liên quan đến thực hành TAT là
nhóm tuổi (OR=3,1; p<0,05) và thâm niên cơng tác (OR=2,8; p<0,05). Ngồi ra, các
tác giả còn chỉ ra một số yếu tố liên quan đến thực hành TAT của điều dưỡng đối với
thời điểm thực hiện mũi tiêm, đường tiêm, thứ tự thực hiện mũi tiêm (40).
Bên cạnh đó, giới tính cũng là yếu tố được chỉ ra có liên quan đến thực hành
tiêm tĩnh mạch an toàn của ĐD. Nghiên cứu của Quách Thị Hoa về thực trạng tiêm
tĩnh mạch an toàn và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Nhi Trung Ương năm
2017 đã cho thấy nguy cơ không thực hiện tiêm tĩnh mạch an toàn đạt ở ĐD nữ cao
hơn ở ĐD nam gấp 0,303 lần (26).



17

Yếu tố trình độ chun mơn nghiệp vụ
Về trình độ của ĐD, nghiên cứu của La Thanh Chí Hiếu về tuân thủ tiêm tĩnh
mạch an toàn của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa Thành
phố Cần Thơ năm 2019 tìm thấy có sự khác biệt về thực hành tiêm tĩnh mạch an
tồn giữa nhóm điều dưỡng có trình độ đại học và cao đẳng (73,70%) và nhóm có
trình độ trung cấp (36,80%). Nhóm điều dưỡng có trình độ đại học và cao đẳng thực
hành tiêm tĩnh mạch an toàn đạt cao gấp 2 lần so với nhóm điều dưỡng có trình độ
trung cấp (11).
Bằng các căn cứ khoa học, nhiều tác giả đã tìm ra các mối liên quan giữa
thực hành với các yếu tố như tuổi, giới tính, thâm niên cơng tác, trình độ chuyên

H
P

môn… Tuy nhiên, mối liên quan không giống nhau trên tất cả nghiên cứu nên các
biến này không được dùng như một công cụ hiệu quả cho các nhà lãnh đạo áp dụng
tại cơ sở mình.

1.3.2. Kiến thức và cập nhật thơng tin

Ngồi các yếu tố về nhân khẩu học, một số tác giả còn tin rằng các yếu tố như

U

kiến thức và cập nhật thơng tin có liên quan nhất định đến thực hành tiêm tĩnh mạch
của ĐD.
Yếu tố về kiến thức


H

Yếu tố kiến thức không đạt đã ảnh hưởng đến thực hành được chỉ ra trong
nghiên cứu Hà Thị Kim Phượng năm 2014 về kiến thức, thực hành TAT của điều
dưỡng tại 03 bệnh viện thuộc sở Y tế Hà Nội cũng tìm thấy mối liên quan giữa
nhóm ĐD có kiến thức TAT khơng đạt có khả năng thực hành TAT không đạt cao
gấp 10,3 lần so với nhóm ĐD có kiến thức TAT đạt với p<0,001 (25).
Nghiên cứu Phạm Thị Mỹ Hằng chỉ ra yếu tố liên quan giữa thực hành về tiêm
an tồn có liên quan với kiến thức của đối tượng nghiên cứu có ý nghĩa thống kê
(p<0,05). Kết quả nghiên cứu này thể hiện mối tương quan nghịch, cho thấy các ĐD
có điểm kiến thức chung về TAT đạt rất cao chiếm 91,50% nhưng điểm thực hành
chung lại khơng cao chỉ đạt có 17,50% do trong q trình tiêm họ khơng tn thủ đầy
đủ 17 bước của quy trình, một phần do điều dưỡng không ý thức được tầm quan trọng
của TAT, do quá tải bệnh nhân khiến họ khơng tn thủ quy trình (35).


×