Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

(Skkn 2023) dạy học bài “liên kết ion” trong chương trình hoá học 10 theo định hướng stem bài học và stem trải nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.43 MB, 49 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
DẠY HỌC BÀI “LIÊN KẾT ION” TRONG CHƯƠNG TRÌNH HỐ
HỌC 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM BÀI HỌC VÀ STEM
TRẢI NGHIỆM

LĨNH VỰC: HOÁ HỌC
SĐT : 0974.271.382

NĂM HỌC 2022- 2023


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
DẠY HỌC BÀI “LIÊN KẾT ION” TRONG CHƯƠNG TRÌNH HỐ
HỌC 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM BÀI HỌC VÀ STEM
TRẢI NGHIỆM

GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ YẾN – LÊ VĂN VINH
LĨNH VỰC: HOÁ HỌC
SĐT : 0974.271.382

NĂM HỌC 2022- 2023


2



PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Hoá học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, nghiên
cứu về thành phần cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của các đơn chất và hợp
chất.
Hoá học kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực nghiệm, là cầu nối các
ngành khoa học tự nhiên khác như vật lí, sinh học, y dược và địa chất học.
Những tiến bộ trong lĩnh vực hoá học gắn liền với sự phát triển của những
phát hiện mới trong các lĩnh vực của các ngành sinh học, y học và vật lí. Hố
học đóng vai trị quan trọng trong cuộc sống, sản xuất, góp phần vào sự phát
triển kinh tế - xã hội. Những thành tựu của hoá học được ứng dụng vào các
ngành vật liệu, năng lượng, y dược, công nghệ sinh học, nông - lâm - ngư
nghiệp và nhiều lĩnh vực khác.
Trong chương trình giáo dục phổ thơng, Hố học là mơn học thuộc
nhóm mơn khoa học tự nhiên ở cấp trung học phổ thông, được học sinh lựa
chọn theo định hướng nghề nghiệp, sở thích và năng lực của bản thân. Mơn
Hố học giúp học sinh có được những tri thức cốt lõi về hoá học và ứng dụng
những tri thức này vào cuộc sống, đồng thời có mối quan hệ với nhiều lĩnh
vực giáo dục khác. Cùng với Toán học, Vật lí, Sinh học, Tin học và Cơng
nghệ, mơn Hố học góp phần thúc đẩy giáo dục STEM, một trong những xu
hướng giáo dục đang được coi trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Nội dung mơn Hố học được thiết kế thành các chủ đề vừa bảo đảm
củng cố các mạch nội dung, phát triển kiến thức và kĩ năng thực hành đã hình
thành từ cấp học dưới, vừa giúp học sinh có hiểu biết sâu sắc hơn về các kiến
thức cơ sở chung của hoá học, làm cơ sở để học tập, làm việc, nghiên cứu.
Việc dạy học bộ mơn Hố học nói riêng và khoa học tự nhiên nói chung
từ lâu đã được nhiều tổ chức giáo dục, phụ huynh và học sinh quan tâm. Vấn
đề đặt ra là dạy thế nào để Hoá học thực sự là một môn khoa học thực nghiệm,
từ trang sách đến cuộc sống khơng có q nhiều khoảng cách; dạy thế nào để
thực sự học đi đơi với hành. Mơn Hố học hình thành và phát triển ở học sinh
năng lực hố học – một biểu hiện đặc thù của năng lực khoa học tự nhiên với

các thành phần: nhận thức hoá học; tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá
học; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Từ năm học 2022 – 2023, lớp 10 bắt đầu áp dụng sách giáo khoa mới
của chương trình GDPT 2018, tuy nhiên nhìn chung, kiến thức lớp 10 khá
hàn lâm, học sinh chủ yếu tiếp cận các định luật chung, các vấn đề hoá học
đại cương nên việc triển khai dạy học theo định hướng stem gặp nhiều khó
khăn. Thêm vào đó, tài liệu giúp giáo viên tham khảo theo định hướng chương
trình mới cũng chưa nhiều, các cuộc thi stem đang chủ yếu ở mức độ stem
trải nghiệm và stem kĩ thuật còn đòi hỏi nhiều thời gian, chỉ phù hợp với một
1


số đối tượng học sinh có năng lực hố học, chưa thể áp dụng đại trà. Đa số
các giáo viên đang từng bước bắt nhịp với việc đổi mới phương pháp dạy học
để phù hợp với mục tiêu của chương trình, có thể nói chưa có nhiều kinh
nghiệm về dạy học stem, một số còn rất lúng túng khi thực hiện. Nhằm mục
đích thực hiện một số yêu cầu cần đạt về cơng tác dạy học đối với chương
trình GDPT 2018 với bộ mơn Hố học 10, nhất là năng lực khám phá khoa
học, hiểu biết về giới tự nhiên cũng như đẩy mạnh phong trào mỗi thầy cô
giáo là tấm gương đi đầu đổi mới sáng tạo, góp phần thực hiện mục tiêu của
chương trình, chúng tơi chọn đề tài “Dạy học stem bài “Liên kết ion” trong
chương trình hoá học 10 theo định hướng stem bài học và stem trải nghiệm”.
Điểm mới trong đề tài của chúng tôi là không nghiên cứu dàn trải, quy
mô rộng mà tập trung nghiên cứu một bài học cụ thể có sử dụng hình thức
dạy học stem, đưa khái niệm dạy học stem gần hơn với các đối tượng học sinh
và giáo viên, từ đó mọi người hiểu rõ hơn về phương pháp dạy học này và có
những định hướng phù hợp trong quá trình giảng dạy của mình.

2



PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ KHOA HỌC
I.1. Cơ sở lí luận
I.1.1. Một số vấn đề cơ bản về stem
STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology
(Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Toán học). Đề cập đến
STEM là muốn nhấn mạnh đến sự quan tâm của nền giáo dục với các lĩnh
vực Khoa học, Cơng nghệ, Kĩ thuật, Tốn học; chú trọng đến dạy học các
mơn học STEM theo tiếp cận tích hợp liên mơn, gắn với thực tiễn, hình thành
và phát triển phẩm chất, năng lực người học.
Khi đề cập đến STEM, giáo dục STEM cần nhận thức và hành động
theo hai cách hiểu: một là tư tưởng giáo dục, định hiowngs và chuẩn bị nguồn
nhân lực đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các ngành nghề liên quan đến
STEM, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; hai là tiếp cận liên môn với
mục tiêu nâng cao hứng thú học tập các môn STEM, vận dụng kiến thức liên
môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn, kết nối trường học với cộng đồng,
định hướng hành động trải nghiệm học tập, hình thành và phát triển phẩm
chất năng lực người học.
Mục tiêu giáo dục STEM trong trường phổ thông là thúc đẩy giáo dục
các lĩnh vực khoa học, cơng nghệ, kĩ thuật và tốn học trên tất cả các phương
diện về chương trình, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, chính sách, nâng cao
nhận thức của Nhà trường, xã hội về vai trò, ý nghĩa của các môn học liên
quan đến STEM, thu hút sự quan tâm, nâng cao hứng thú và chất lượng học
tập của học sinh với các môn học này; kết hợp với hoạt động giáo dục hướng
nghiệp để định hướng phân luồng, nâng cao tỷ lệ học sinh có xu hướng lựa
chọn nghề nghiệp thuộc các lĩnh vực STEM, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân
lực cho sự nghiệp cơng nghiệp-hiện đại hố và phát triển kinh tế xã hội của
đất nước.
I.1.2. Giáo dục stem trong chương trình GDPT 2018 đối với mơn Hố học

Trong Chương trình giáo dục phổ thơng 2018, giáo dục STEM vừa
mang ý nghĩa thúc đẩy giáo dục các lĩnh vực Khoa học, Cơng nghệ, Kĩ thuật,
Tốn học, vừa thể hiện phương pháp tiếp cận liên môn, phát triển năng lực và
phẩm chất người học.
Mơn Hố học hình thành, phát triển ở học sinh năng lực hoá học, đồng
thời góp phần cùng các mơn học, hoạt động giáo dục khác hình thành, phát
triển ở học sinh các năng lực chung, đặc biệt là thế giới quan khoa học; hứng
thú học tập, nghiên cứu; tính trung thực; thái dộ tơn trọng các quy luật của
thiên nhiên, ứng xử với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững;
khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện
và hồn cảnh của bản thân.
Để phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, giáo viên
tạo điều kiện cho học sinh được đọc, tiếp cận, trình bày thơng tin về những
vấn đề thực tiễn cần đến kiến thức hoá học và đưa ra giải pháp. Giáo viên cần
quan tâm rèn luyện các kĩ năng phát hiện vấn đề; lập kế hoạch nghiên cứu,
3


giải quyết vấn đề (thu thập, trình bày thơng tin, xử lí thơng tin để rút ra kết
luận); đánh giá kết quả giải quyết vấn đề; nếu giải pháp khắc phục, cải tiến,
đồng thời kết hợp với giáo dục STEM trong dạy học nhằm phát triển cho học
sinh khả năng tích hợp các kiến thức, kĩ năng của mơn Tốn, Cơng Nghệ và
Hố học vào việc nghiên cứu giải quyết một số tình huống thực tiễn.
Có sự tương đồng về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học giữa dạy
học Hố học với dạy học STEM. Đó là chú trọng vào hoạt động, thực hành,
trải nghiệm và định hướng sản phẩm. Đây cũng là cơ sở để triển khai dạy học
nhiều nội dung công nghệ tiếp cận STEM.
Giáo dục STEM trong mơn Hố học được thực hiện thơng qua các bài
học, mchj nội dung, chuyên đề học tập. Khi triển khai chương trình, giáo dục
STEM trong dạy học mơn Hố học sẽ tiếp tục được mở rộng thông qua dạy

học các bài học liên môn giữa các môn học thuộc lĩnh vực STEM.
I.1.3. Quy trình xây dựng bài dạy stem
Tiến trình bài dạy STEM tuân theo quy trình thiết kế kĩ thuật, nhưng
các bước trong quy trình có thể khơng cần thực hiên một cách tuần tự mà có
thể thực hiện song song, tương hỗ lẫn nhau. Hoạt động nghiên cứu kiến thức
nền có thể được tổ chức thực hiện đồng thời với việc đề xuất giải pháp; hoạt
động chế tạo mẫu có thể được thực hiện đồng thời với việc thử nghiệm và
đánh giá. Trong đó bước này vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện để thực hiện
bước kia.
Trong bài dạy STEM thường có hai sản phẩm học tập đặc trưng là bản
thiết kế và sản phẩm chế tạo (sản phẩm STEM), bên cạnh những sản phẩm
học tập thơng thường như phiếu học tập đã hồn thành, kết quả thảo luận trên
bảng nhóm, bài trình chiếu, poster…
Mỗi bài dạy STEM có thể được tổ chức theo 5 hoạt động. Các hoạt
động có thể được tổ chức thực hiện một cách linh hoạt ở trong và ngoài lớp
học theo nội dung và phạm vi kiến thức của từng bài học. Mỗi hoạt động phải
được mô tả rõ mục tiêu, nội dung, dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh
và cách thức tổ chức hoạt động.
Hoạt động 1: Xác định vấn đề
Giáo viên giao cho học sinh nhiệm vụ học tập chứa đựng vấn đề. Trong
đó học sinh phải hoàn thành một sản phẩm học tập hoặc giải quyết một vẫn
đề cụ thể với các tiêu chí địi hỏi học sinh phải sử dụng kiến thức mới trong
bài học để đề xuất, xây dựng giải pháp. Tiêu chí của sản phẩm là yêu cầu hết
sức quan trọng, buộc học sinh phải nắm vững kiến thức mới thiết kế, giải
thích được thiết kế cho sản phẩm cần làm.
Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp
Tổ chức cho học sinh thực hiện hoạt động học tích cực, tăng cường
mức độ tự lực tuỳ thuộc từng đối tượng học sinh dưới sự hướng dẫn một cách
linh hoạt của giáo viên. Khuyến khích học sinh hoạt động tự tìm tịi, chiếm
lĩnh kiến thức để sử dụng vào việc đề xuất, thiết kế sản phẩm.

Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp
Tổ chức cho học sinh trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế kèm
theo thuyết minh (sử dụng kiến thức mới học và kiến thức đã có); giáo viên
4


tổ chức góp ý, chú trọng việc chỉnh sửa và xác thực các thuyết minh của học
sinh để học sinh
Nắm rõ kiến thức mới và tiếp thục chỉnh sửa hoàn thiện trước khi tiến
hành thử nghiệm trong quá trình chế tạo. Hướng dẫn học sinh đánh giá mẫu
và điều chỉnh thiết kế mẫu ban đầu để đảm bảo mẫu thiết kế là khả thi.
Hoạt động 4: Chế tạo sản phẩm theo phương án thiết kế đã được lựa chọn,
thử nghiệm và đánh giá trong quá trình chế tạo
Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận và điều chỉnh
Tổ chức cho học sinh trình bày mẫu thiết kế đã hồn thành, trao đổi,
thảo luận và tiếp tục điều chỉnh để hoàn thiện mẫu.
I.2. Cơ sở thực tiễn
I.2.1. Khả năng triển khai bài “Liên kết ion” theo dạy học stem trong
chương trình hố học 10
Bài “Liên kết ion” là một bài học chứa đựng yếu tố cụ thể là các liên
kết hoá học, khơng cịn hàn lâm như các bài trước đó. Trong bài xuất hiện các
vấn đề có thể áp dụng dạy học stem STEM. Trước đó, học sinh đã được học
về cấu tạo nguyên tử, xu hướng nhường, nhận electron của nguyên tử để tạo
thành các ion tương ứng. Mặt khác, đây là bài mở đầu cho chương liên kết
hoá học, việc triển khai STEM cho bài này là tiền đề mở đường cho học sinh
khám phá các bài tiếp theo.
I.2.2. Khả năng tiếp nhận nhiệm vụ và triển khai vấn đề theo stem của học
sinh lớp thực nghiệm
Lớp chúng tôi thực nghiệm là một lớp theo phân luồng học khối A1 (tổ
hợp chun đề các mơn Tốn, Vật lí, Tiếng Anh). Học sinh có tư duy các mơn

khoa học tự nhiên nhưng lại rất ngại mơn Hố học. Dạy học stem sẽ là cách
làm cho các em thấy học Hoá mà như khơng phải học Hố, từ đó kích thích
khả năng tìm tịi, vận dụng các mơn liên quan vào bài học, nhen nhóm thêm
niềm u thích mơn Hố học, vượt qua cảm giác “ngại mơn Hố”.
II. NỘI DUNG ĐÃ NGHIÊN CỨU
II.1. Điều tra thực trạng
II.1.1. Thực trạng về mức độ tiếp cận stem của giáo viên và học sinh
+ Đối với giáo viên
Chúng tôi tiến hành khảo sát 47 giáo viên Hoá học trên địa bàn các
trường THPT trong huyện về thực trạng tìm hiểu, nhận thức và áp dụng stem
vào cơng tác giảng dạy thu thì 100% đều đã từng nghe nói đến stem trong đó
hơn 51% là đã nắm được rất rõ còn 49% còn mơ hồ.
+ Đối với học sinh
Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát đối với 429 học sinh lớp 10 có chọn
mơn Hố học năm học 2022-2023, là đối tượng các học sinh THPT đầu tiên
áp dụng chương trình 2018 thì thấy gần 36% đã hiểu rõ và từng tham gia hoạt
động stem, gần 34% đã tham gia nhưng chưa hiểu rõ, số còn lại mới chỉ nghe
chứ chưa làm và đặc biệt có 30 em ((7%) chưa bao giừo nghe nói đến stem.

5


II.1.2. Đánh giá của giáo viên và học sinh về tính khả thi và cấp thiết của
việc vận dụng dạy học stem vào bài “Liên kết ion”
Để có được sự đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của vận dụng
stem vào dạy học bài “Liên kết ion”, chúng tơi tiến hành khảo sát giáo viên
Hố học và học sinh lớp 10 theo hình thức bảng hỏi qua google biểu mẫu.
Bảng hỏi thiết kế 4 mức độ về tính cấp thiết gồm khơng cấp thiết, ít cấp thiết,
cấp thiết và rất cấp thiết; đối với tính khả thi, chúng tơi thiết kế 4 mức: khơng
khả thi, ít khả thi, khả thi và rất khả thi để hỏi về 3 vấn đề: một là vận dụng

stem trong chương trình Hoá học 10 sách mới; hai là vận dụng stem thiết kế
mơ hình tinh thể NaCl; ba là vận dụng stem để trải nghiệm nuôi tinh thể alum.
Với mức độ không cấp thiết hoặc không khả thi chúng tôi đo bằng 1 điểm, ít
cấp thiết, ít khả thi 2 điểm, cấp thiết, khả thi 3 điểm, rất cấp thiết, rất khả thi
là 4 điểm. Kết quả thu được tính ra giá trị trung bình dựa vào phần mềm excel
như sau
Về tính cấp thiết sử dụng stem nghiên cứu sgk Hố 10
Giáo viên
Mức độ
khơng ít cấp thiết cấp thiết
rất cấp
Tổng
cấp thiết
thiết
Số lựa chọn
1
3
27
16
47
Điểm
1
6
81
64
TB: 3,23
Học sinh
Mức độ
khơng ít cấp thiết cấp thiết
rất cấp

Tổng
cấp thiết
thiết
Số lựa chọn
12
31
235
151
429
Điểm
12
62
705
604
TB: 3,22
Về tính khả thi của việc sử dụng stem trong nghiên cứu Hoá học 10
Giáo viên
Mức độ
khơng
ít khả thi
khả thi
rất khả thi
Tổng
khả thi
Số lựa chọn
1
3
27
16
47

Điểm
1
6
81
64
TB: 3,23
Học sinh
Mức độ
khơng
ít khả thi
khả thi
rất khả thi
Tổng
khả thi
Số lựa chọn
8
35
232
154
429
Điểm
8
70
696
616
TB: 3,24
Về sử dụng stem thiết kế mơ hình tinh thể NaCl
Mức độ
Số lựa chọn
Điểm


khơng ít cấp thiết
cấp thiết
giáo viên
2
8
2
16
học sinh
6

cấp thiết

rất cấp
thiết

Tổng

27
81

10
40

47
TB: 3,0


Số lựa chọn
Điểm

Mức độ

12
12
khơng
khả thi

33
66
ít khả thi

234
702
khả thi

150
600
rất khả thi

429
TB: 3,2
Tổng

14
56

47
TB: 3,2

157

628

429
TB: 3,24

rất cấp
thiết

Tổng

9
36

47
TB: 3,0

165
660

429
TB: 3,3

khả thi

rất khả thi

Tổng

30
90


13
52

47
TB: 3,2

214
642

165
660

429
TB: 3,3

giáo viên
Số lựa chọn
0
5
28
Điểm
0
10
84
học sinh
Số lựa chọn
9
35
228

Điểm
9
70
684
Về sử dụng stem trải nghiệm: ni tinh thể Alum
Mức độ
khơng ít cấp thiết cấp thiết
cấp thiết
giáo viên
Số lựa chọn
2
7
29
Điểm
2
14
87
học sinh
Số lựa chọn
10
40
214
Điểm
10
120
642
Mức độ

không
khả thi


Số lựa chọn
Điểm

1
1

Số lựa chọn
Điểm

10
10

ít khả thi
giáo viên
3
6
học sinh
40
120

II.2. Đánh giá thực trạng

II.2.1. Ưu điểm
- Lý thuyết stem đã được phổ biến đến hầu hết các giáo viên và học sinh.
Nhiều hình thức sinh hoạt stem đã được tổ chức theo đơn vị trường, huyện,
tỉnh…
- Các bài học của chương trình GDPT 2018 đã được triển khai dưới nhiều
hình thức phong phú, đa dạng hơn, phát huy được tính tích cực chủ động của
người học.

- Mọi người đánh giá cao việc sử dụng stem vào dạy học, đặc biệt là các mơn
KHTN, thể hiện rõ tính cấp thiết và tính khả thi của việc vận dụng stem bài
học và stem trải nghiệm. Cả giáo viên và học sinh đều cho rằng, sử dụng stem
là cấp thiết và có tính khả thi, và khẳng định bài “Liên kết ion” hoàn toàn có
tính khả thi khi sử dụng stem, và điều này cũng được đánh giá là cấp thiết
trong quá trình thực hiện sách giáo khoa lớp 10 mới.
7


II.2.2. Nhược điểm
- Còn một số vẫn thờ ơ với sự đổi mới của giáo dục, chưa quan tâm
thích đáng đến sự vận động của ngành, của trường, chưa thực sự tìm hiểu
nhưng phương thức dạy học mới để đáp ứng mục tiêu, yêu cầu mới của
chương trình GDPT 2018.
- Số giáo viên mới “chỉ nghe nói đến stem chứ chưa thật sự hiểu rõ”
vẫn cịn, có thể đó cũng là nguyên nhân mà một số học sinh còn xem stem
như một hoạt động ở tầm cao mà mình khơng thích hợp với nó.
- Số liệu khảo sát cho thấy sự đổi mới phương pháp giảng dạy, nhất là
stem trong bài dạy còn chưa trở thành một hoạt động thường xuyên, quen
thuộc. Các cuộc tập huấn mới chỉ khơi dậy được kiến thức lí thuyết về stem,
trên thực tế, giáo viên vẫn còn nhiều người chưa sẵn sàng cho những thay đổi
mang tính mới mẻ và tiến bộ mặc dù vẫn tin tưởng rằng đây là một phương
án cấp thiết và mang tính khả thi.
- Có sự thống nhất giữa kết quả khảo sát của học sinh và giáo viên, và
nếu giáo viên thay đổi thì học sinh sẽ thay đổi, ngượcc lại, giáo viên thay đổi
chậm sẽ không phù hợp với đòi hỏi của học sinh trong thời đại mới.
II.3. Thiết kế kế hoạch dạy học stem bài “Liên kết ion”
II.3.1. Kế hoạch tổng quát bài “Liên kết ion”
BÀI 9: LIÊN KẾT ION (CTST) (2 tiết tại lớp + 1 tuần ở nhà)
Tiết 1: Mục I

Tiết 2: Phần còn lại
Yêu cầu cần đạt trong chương trình GDPT 2018
– Trình bày được khái niệm và sự hình thành liên kết ion (nêu một số ví dụ
điển hình tn theo quy tắc octet).
– Nêu được cấu tạo tinh thể NaCl. Giải thích được vì sao các hợp chất ion
thường ở trạng thái rắn trong điều kiện thường (dạng tinh thể ion).
– Lắp được mơ hình phân tử, tinh thể NaCl (theo mơ hình có sẵn)
1. Về kiến thức:
Trong bài học này, học sinh được học về liên kết ion
1. Về năng lực
1.1. Năng lực chung - Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về loại
liên kết hóa học hình thành giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình khi
chúng phản ứng với nhau.
- Giao tiếp, hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt sự hình
thành các loại ion và liên kết ion; hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo
đúng yêu cầu của giáo viên, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được
tham gia thảo luận và thuyết trình.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo:
1.2. Năng lực hóa học - Nhận thức hố học: Trình bày được sự hình thành
liên kết ion; nêu được cấu tạo tinh thể NaCl; Giải thích được vì sao các hợp
chất ion thường ở trạng thái rắn ở điều kiện thường; Thiết kế được mô hình
tinh thể NaCl.
8


- Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: khám phá, tìm hiểu
những bí ẩn của tự nhiên (các tinh thể các chất khác nhau có hình dạng, màu
sắc khác nhau, độ bền tinh thể khác nhau…) cũng như ứng dụng trong cuộc
sống dựa trên kiến thức về liên kết ion
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức để thiết kế

được mô hình tinh thể NaCl, giải thích được một số hiện tượng các tinh thể
trong tự nhiên có nhiệt độ nóng chảy cao…
3. Về phẩm chất
- Chăm chỉ: Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ, kiên nhẫn khi tiến hành thí
nghiệm và báo cáo kết quả thí nghiệm
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập môn Hóa
học
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Giáo án
- Phiếu câu hỏi
2. Học sinh
- Đọc lại các kiến thức đã học có liên quan ở các bài trước.
- Mẫu tinh thể muối ăn
- Xiên nhọn, đất nặn 2 màu khác nhau
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 1: (ngày dạy…)
1. Hoạt động 1: Khởi động 5 phút
a. Mục tiêu
- Tạo hứng thú và kích thích sự tị mị của học sinh vào chủ đề học tập.
Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực, hiệu quả.
b. Nội dung:
CÂU HỎI KHỞI ĐỘNG
Câu 1: Các nguyên tử nhường hoặc nhận e có cịn trung hịa về điện khơng?
Chúng mang điện tích âm hay dương? Các phần tử mang điện này được gọi
là gì?
Câu 2: Dung dịch sodium chloride dẫn điện nhưng dung dịch glucozơ
khơng dẫn điện. Đó là trong dung dịch sodium chloride có sự hiện diện của
các phần tử mang điện là ion Na+ và ion Cl- . Ion là gì?
c. Sản phẩm

TRẢ LỜI CÂU HỎI KHỞI ĐỘNG
Câu 1:
- Các ngun tử nhường hoặc nhận e sẽ khơng cịn trung hịa về điện ( khi đó
số p < e hoặc p > e).
- Khi số p < e phần tử đó mang điện tích âm; số p > e phần tử đó mang điện
tích dương
- Các phần tử mang điện này gọi là ion

9


Câu 2: Dung dịch sodium chloride dẫn điện nhưng dung dịch glucozơ khơng
dẫn điện. Đó là trong dung dịch sodium chloride có sự hiện diện của các phần
tử mang điện là ion Na+ và ion Cl- . Ion là phần tử mang điện tích
d. Tổ chức thực hiện (GV chiếu câu hỏi lên màn hình, chia nhóm (4 em),
học sinh thảo luận trình bày vào giấy A1)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC
SINH
Bước 1: Học sinh thực hiện câu hỏi 1,2
Gv cho hs thảo luận theo nhóm.
Nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS
Suy nghĩ và trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Yêu cầu đại diện một nhóm báo cáo kết Báo cáo sản phẩm bằng cách
quả
dán lên bảng và trình bày
Bước 4: Kết luận và nhận định

Vậy sự tạo thành ion và sự hình thành liên
kết giữa các ion như thế nào ta sẽ nghiên
cứu bài học hôm nay để rõ vấn đề này
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (10 phút)
2.1 ION VÀ SỰ HÌNH THÀNH LIÊN KẾT ION
a. Mục tiêu
- Hoạt động cá nhân một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo
các học sinh đều được tham gia và trình bày báo cáo;
- Trình bày được sự tạo thành ion, ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử.
b. Nội dung
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1:
- Quan sát hình 9.1 nhận xét số electron trên lớp vỏ ngoài cùng của các ion,
giải thích vì sao ion lại bền vững về mặt hóa học. Chúng có cấu hình giống
với ngun tử nào?
- So sánh số e ở lớp vỏ với số proton trong hạt nhân của mỗi ion tạo thành
suy ra cách tạo thành ion dương và ion âm.
Câu 2:
Trình bày sự tạo thành ion Na+, Mg2+, Cl-, O2-. Nêu cách tính điện tích ion?
c. Sản phẩm

10


TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Trong mỗi ion ở lớp vỏ ngồi cùng đều có 8e giống cấu hình e lớp
ngồi cùng của khí hiếm nên bền vững về mặt hóa học. cấu hình ion Na+
giống cấu hình Ne; cấu hình ion O2- giống cấu hình Ne.
Ion sodium (Na+): số p (11) > số e (10); ion oxygen (O2-): số p (8) < số e
(10).

- Nguyên tử nhận e tạo ion âm:
X + ne → Xn- Nguyên tử nhường e tạo ion dương: M → Mn+ + ne
Câu 2: Na → Na+ + 1e;
Mg → Mg2+ + 2e
Cl + 1e → ClO + 2e → O2Cách tính điện tích ion: Giá trị điện tích trên cation hoặc anion bằng số e
mà nguyên tử đã nhường hoặc nhận.
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học
tập
Chia lớp thành 4 nhóm, chiếu câu hỏi
lên màn hình
Yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời
câu hỏi trong phiếu học tập số 1
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Nhận nhiệm vụ (nhóm 1,3: câu 1;
nhóm 2, 4: câu 2)

Thảo luận và ghi câu trả lời vào
PHT

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo
luận
Báo cáo sản phẩm thảo luận của
Yêu cầu đại diện một nhóm báo cáo nhóm
kết quả PHT số 1
Bước 4: Kết luận và nhận định

Nhận xét sản phẩm của nhóm khác
Nhận xét và chốt kiến thức
Kiến thức trọng tâm
- Nguyên tử nhường hoặc nhận e tạo thành ion
- Nguyên tử nhận e tạo thành ion âm (anion) : X + ne → Xn- Nguyên tử nhường e tạo thành ion dương (cation) : M → Mn+ + ne
- Giá trị điện tích trên cation hoặc anion bằng số e mà nguyên tử đã nhường
hoặc nhận.
2.2 Hoạt động tìm hiểu về liên kết ion (15p)
a. Mục tiêu
- Tìm hiểu phản ứng của sodium với chlorine.
- Quan sát thí nghiệm
rút ra cách hình thành
liên kết ion.
11


b. Nội dung
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Theo dõi video thí nghiệm (hoặc hình 9.2) giải thích từng bước
trong quá trình hình thành liên kết ion trong phân tử NaCl khi cho sodium
tác dụng với chlorine.
Câu 2: Viết quá trình tạo liên kết ion trong phân tử Na2O, MgO.
Câu 3: Trong các nguyên tố kim loại và phi kim trên (câu 1,2), nguyên tử
của nguyên tố nào có xu hướng tạo thành cation hoặc anion? Giải thích?
Câu 4: Các ion Mg2+, Cl- có cấu hình giống ngun tử nào?
c. Sản phẩm
TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: 2Na + Cl2 → [2Na+ + 2Cl-] → 2NaCl
Câu 2: 4Na + O2 → [4Na+ + 2O2-] → 2Na2O
2Mg + O2 → [2Mg2+ + 2O2-] → 2MgO

Câu 3:
- Những nguyên tố kim loại do có độ âm điện nhỏ và nguyên tử thường có
1, 2, 3 e ở lớp ngồi cùng nên có xu hướng nhường e, tạo thành cation.
- Những nguyên tố phi kim do có độ âm điện lớn và nguyên tử thường có
5,6 hoặc 7 e ở lớp ngồi cùng nên có xu hướng nhận e, tạo thành anion.
Câu 4: ion Mg2+ có cấu hình giống ngun tử Ne: 1s22s22p6
ion Cl- có cấu hình giống ngun tử Ar: 1s22s22p63s23p6
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học
tập
Chia lớp thành 4 nhóm, chiếu câu hỏi Nhận nhiệm vụ (mỗi nhóm 1 câu)
lên màn hình.
u cầu học sinh thảo luận và trả lời
câu hỏi trong phiếu học tập số 2
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS
Thảo luận và ghi câu trả lời vào
PHT
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo
luận
Báo cáo sản phẩm thảo luận của
Yêu cầu đại diện một nhóm báo cáo nhóm
kết quả PHT số 2
Bước 4: Kết luận và nhận định
Nhận xét sản phẩm của nhóm khác
Nhận xét và chốt kiến thức
Kiến thức trọng tâm
- Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion

mang điện tích trái dấu.
- Liên kết ion thường được hình thành giữa kim loại điển hình và phi kim
điển hình.
12


3. Hoạt động: Luyện tập (15p)
a. Mục tiêu
- Tái hiện và vận dụng những kiến thức đã học trong bài về sự hình
thành liên kết ion.
- Giải thích được vì sao các hợp chất ion thường ở trạng thái rắn ở điều
kiện thường.
- Giải thích được cách hình thành liên kết hóa học của các hợp chất ion.
b. Nội dung
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu 1: Hoàn thành các sơ đồ to ion sau:
a. Li ắắ
b. Be ắắ
đ Li+ + ?
đ ? + 2e
c. Br + ? ¾¾
d. O + 2e ¾¾
® Br
®?
Câu 2: Viết cấu hình electron của các ion: K+, Mg2+, F-, S2-. Mỗi cấu hình
đó giống với cấu hình electron của ngun tử khí hiếm nào?
Câu 3: Vì sao một ion O2- kết hợp với hai ion Li+?
Câu 4: Cho các ion: Mg2+, Na+, O2-, Cl-. Những ion nào có thể liên kết với
nhau để tạo thành liên kết ion?
Câu 5: Liên kết ion là loại liên kết hố học được hình thành nhờ lực hút

tĩnh điện giữa các phần tử nào sau đây?
A. Cation và anion .
B. Các anion.
C. Cation và các electron tự do.
D. Electron và hạt
nhân nguyên tử.
Câu 6: Dãy các phân tử đều có liên kết ion là
A. Cl2, Br2, I2. HCl.
B. HCl, H2S, NaCl, N2O.
C. BaCl2, Al2O3, KCl, Na2O.
D. HCl, H3PO4, H2SO4. MgO.
Câu 7: Điều nào sau đây đúng khi nói về ion S2-?
A. Có chứa 18 proton
B. Có chứa 18 electron
C. Trung hòa về điện
D. Được tạo thành khi phân tử sunfua nhận thêm 2 proton
Câu 8: Điều nào dưới đây không đúng khi nói về hợp chất sodium oxide
(Na2O)?
A. Trong phân tử Na2O, các ion sodium Na+ và ion oxide O2- đều đạt
cấu hình e bền vững của khí hiếm Neon.
B. Phân tử Na2O tạo bởi lực hút tĩnh điện giữa 2 ion Na+ và một ion O2.
C. Là chất rắn ở điều kiện thường.
D. Không tan trong nước, chỉ tan trong dung môi không phân cực như
benzene, cacbontetracloride.

13


c. Sản phẩm
TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Câu 1: Hồn thành các sơ đồ tạo ion sau:
® Li+ + 1e
a. Li ắắ
đ Brc. Br + 1e ắắ
Cõu 2:
Ion
K+
Mg2+
FS2Cõu 3:

đ Be2+ + 2e
b. Be ắắ
đ O2d. O + 2e ắắ

Cu hỡnh e
1s22s22p63s23p6
1s22s22p6
1s22s22p6
1s22s22p63s23p6
Li

+ O

[He]2s1

+

Cu hỡnh e ging
Ar
Ne

Ne
Ar

ắắ
đ 2Li+

Li

[He]2s22p4

[He]2s1

[He]

đ Li2O
+ O2- ắắ
[Ne]

- Ngun tử Li có 1 e lớp ngồi cùng, để đạt được cấu hình của khí hiếm
He, Li có xu hướng nhường đi 1 e để tạo ion Li+
- Nguyên tử O có 6 e lớp ngồi cùng, để đạt được cấu hình của khí hiếm
Ne, O có xu hướng nhận 2e để tạo ion O2- 2 nguyên tử Li, mỗi nguyên tử nhường 1 e cho oxi tạo ra 2 ion Li+. Nguyên
tử O nhận 2 e từ hai nguyên tử Li tạo ion O2-. Hai ion Li+ liên kt vi O2nh lc hỳt tnh in.
ắắ
đ 2Na+ + O2- ¾¾
® Na2O
Câu 4:
Na + O +
Na
[Ne]3s1


[He]2s22p4

Mg

+

[Ne]3s2

¾¾
® Na+
5

[Ne]3s 3p

+
5

[Ne]3s 3p
2+

Mg
[Ne]3s

+

®
O2- ¾¾

MgO


[Ne]

+

[Ne]

®
Cl- ắắ

NaCl

[Ar]

ắắ
đ Mg2+ + 2Cl- ắắ
đ MgCl2

+ Cl
1

[Ne]

[Ne]

Cl
2

[Ne]3s


ị Ion Mg

ắắ
đ Mg

O

+
1

2

[Ne]
2+

[He]2s22p4

Na
Cl

Ne]3s1

2

[Ne]3s 3p5
2-

-

[Ne]


[Ar]

kết hợp được với ion O , ion Cl
Ion Na kết hợp được với ion O2-, ion ClCâu 5: Liên kết ion là loại liên kết hố học được hình thành nhờ lực hút
tĩnh điện giữa các phần tử nào sau đây?
A. Cation và anion .
B. Các anion.
C. Cation và các electron tự do.
D. Electron và hạt nhân nguyên tử.
Vì : Liên kết ion được tạo thành giữa hai nguyên tử bằng lực hút tĩnh điện
giữa các ion mang điện tích trái dấu
Câu 6: Dãy các phân tử đều có liên kết ion là
A. Cl2, Br2, I2. HCl.
B. HCl, H2S, NaCl, N2O.
+

14


C. BaCl2, Al2O3, KCl, Na2O.
D. HCl, H3PO4, H2SO4. MgO.
Vì: Liên kết ion thường được hình thành giữa kim loại điển hình và phi kim
điển hình
Câu 7: Điều nào sau đây đúng khi nói về ion S2-?
A. Có chứa 18 proton
B. Có chứa 18 electron
C. Trung hịa về điện
D. Được tạo thành khi phân tử sunfua nhận thêm 2 proton
Vì:

S + 2e →S2d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học
tập
Chia lớp thành 6 nhóm, phát phiếu học Nhận nhiệm vụ
tập cho từng học sinh
Yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời
câu hỏi trong phiếu học tập số 3
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS

Thảo luận và ghi câu trả lời vào
PHT

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo
luận
Báo cáo sản phẩm thảo luận của
Yêu cầu đại diện một nhóm báo cáo nhóm
kết quả PHT số 3
Bước 4: Kết luận và nhận định
Nhận xét sản phẩm của nhóm khác
Nhận xét và chốt kiến thức
Chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:
Yêu cầu học sinh nghiên cứu mơ hình tinh thể NaCl, chuẩn bị các ngun
liệu để làm mơ hình một ơ mạng cơ sở của tinh thể NaCl tại lớp. Mỗi nhóm
gồm 11 em làm một sản phẩm.
II. TINH THỂ ION
4. Hoạt động 4:
Tìm hiểu về tinh thể NaCl và khái niệm ô mạng tinh thể (20 phút)

Học sinh tự thảo luận theo nhóm để hồn thành bản kế hoạch thiết kế mơ
hình một ơ mạng cơ sở của tinh thể NaCl.
Tiến hành lắp ráp mơ hình, hồn thành phần thuyết trình giới thiệu về sản
phẩm của nhóm.
a. Mục tiêu: Hs nắm được tinh thể NaCl là đại diện cho các tinh thể ion. Các
hợp chất ion đều tồn tại dạng tinh thể, trong đó các ion dương và ion được bố
15


trí xen kẽ một cách luân phiên, đều đặn. Về mặt cấu trúc, mỗi ion trong tinh
thể sodium chloride được bao quanh bởi 6 ion lân cận mang điện tích trái dấu.
b. Nội dung:
Từ việc quan sát tinh thể NaCl ở hình 9,1 trong sgk, hs biết tinh thể NaCl
là đại diện cho các tinh thể ion. Các hợp chất ion đều tồn tại dạng tinh thể,
trong đó các ion dương và ion được bố trí xen kẽ một cách luân phiên, đều
đặn. về mặt cấu trúc, mỗi ion trong tinh thể sodium chloride được bao quanh
bởi 6 ion lân cận mang điện tích trái dấu.
c. Sản phẩm
KIẾN THỨC VỀ MƠ HÌNH TINH THỂ SODIUM CHLORIDE
1: a. Tinh thể NaCl có dạng hình khối lập phương.
b. Các ion dương và ion âm được bố trí xen kẽ một cách luân phiên, đều
đặn.
c. Về mặt cấu trúc, mỗi ion trong tinh thể sodium chloride được bao quanh
bởi 6 ion lân cận mang điện tích trái dấu.
2: Tinh thể ion là những cấu trúc hình khối phát triển từ các hợp chất ion
và được giữ với nhau bằng lực hút tĩnh điện.
3. - Chọn ngun liệu hợp lí
- Một ơ mạng tinh thể NaCl gồm 27 quả cầu ( 13 ion Na+ và 14 ion Cl- hoặc
ngược lại) và 54 thanh nối.
- Quả cầu biểu diễn Na+ có kích thước nhỏ hơn quả cầu biểu diễn Cl- và

được tô màu khác nhau. Thanh nối biểu diễn liên kết.
- Tinh thể hình lập phương.
- Có sự phân cơng nhiệm vụ của các thành viên một cách hợp lí.
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học
tập
Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 11 Nhận nhiệm vụ
em.
Yêu cầu học sinh hoàn thành kế hoạch
để thiết kế mơ hình tinh thể NaCl theo
các kiến thức đã chuẩn bị ở nhà.
Chuẩn bị thăm để các nhóm bốc thăm
thuyết trình kế hoạch thiết kế mơ hình
ơ mạng cơ sở của tinh thể NaCl
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS
Bước 3: Thảo luận kết quả
Yêu cầu nhóm 1 nhận xét nhóm 2,
nhóm 2 nhận xét nhóm 3, nhóm 3
nhận xét nhóm 4, nhóm 4 nhận xét
nhóm 1.
16

Trình chiếu ngắn gọn bản kế hoạch
của nhóm mình đã chuẩn bị ở nhà
Các nhóm thảo luận theo sự phân
công của GV.



Bước 4: Kết luận và nhận định
Lắng nghe và hoàn thiện bản kế
GV nhận xét bản kế hoạch và góp ý hoạch
hoàn thiện để học sinh nắm bắt được
nội dung chính, từ đó hồn thiện mơ
hình
4. Hoạt động 5: Vận dụng lắp mơ hình NaCl hồn thiện (15p)
a. Mục tiêu: học sinh liên hệ được các kiến thức đã học với thực tế để giải
quyết bài toán thực tế.
b. Nội dung: Các nhóm lắp được mơ hình một ơ mạng cơ sở của tinh thể
NaCl
Câu hỏi: Trong tinh thể NaCl, trung bình mỗi ơ mạng cơ sở có bao nhiêu
ngun tử?
Câu trả lời: Giả sử 8 nguyên tử ở 8 đỉnh đều là Na => mỗi đỉnh là đỉnh chung
của 8 ơ mạng
Có 12 cạnh, trung điểm mỗi cạnh chứa nguyên tử Cl, mỗi cạnh này là cạnh
chung của 4 ô mạng
- Có 6 tâm của các mặt chứa Na, mỗi mặt là mặt đáy chung của 2 ơ
- Có 1 tâm của khối lập phương chứa Cl
Vậy số nguyên tử Na trung bình là 8.1/8 + 6.1/2 = 3 nguyên tử
Số nguyên tử Cl = 12.1/4 + 1 = 4 nguyên tử
Số nguyên tử trong một ô mạng là 7

Tương tự nếu ở đỉnh là Cl- thì trung bình mỗi ơ mạng sẽ có 4 ngun tử Cl và
3 nguyên tử Na
c. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học
tập

Chia lớp thành 4 nhóm như hoạt động
4
u cầu học sinh lắp mơ hình một ô
mạng cơ sở của tinh thể NaCl, thảo
luận và trả lời câu hỏi trong phiếu câu
hỏi vận dụng
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS
GV chiếu câu hỏi lên màn hình,
GV kiểm tra kết quả và cho 1 nhóm có
kết quả đúng lên giải thích, nếu khơng
17

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Nhận nhiệm vụ

- Các nhóm sau khi cùng nhau lắp
ráp mơ hình một ơ mạng cơ sở của
tinh thể NaCl trong 15 phút thì nộp
sản phẩm lên dãy bàn đầu tiên,
nhận phiếu đánh giá sản phẩm theo


có nhóm nào trả lời đúng thì GV đưa thứ tự nhóm 4 đánh giá nhóm 3,
ra hướng dẫn cho HS (chiếu câu trả nhóm 3 đánh giá nhóm 2, nhóm 2
lời).
đánh giá nhóm 1, nhóm 1 đánh giá
nhóm 4.
- Các nhóm có 3 phút trao đổi,viết
câu hỏi vào phiếu và chuyển lên

dưới hình thức làm nhanh (chỉ viết
kết quả, chưa cần giải thích).
Bước 3: Ghi nhận kết quả
- GV cho đại diện các nhóm chụp ảnh - Các nhóm nhận phiếu đánh giá để
và quay video sản phẩm của nhóm về nhà hồn thành và gửi lại GV.
mình để gửi cho nhóm đánh giá, đồng - Lên trình bày phần trả lời câu hỏi
thời nhóm đánh giá cũng tự chụp và vận dụng.
quay video mơ hình nhóm được đánh
giá.
- Thông báo kết quả trả lời câu hỏi vận
dụng, gọi nhóm có kết quả đúng nhanh
nhất lên trình bày.
Bước 4: Kết luận và nhận định
Lắng nghe để nhận nhiệm vụ về
Nhận xét và chốt kiến thức
nhà.
Dặn dò lịch nộp phiếu đánh giá, kế
hoạch làm stem trải nghiệm nuôi tinh
thể alum.
IV. NHIỆM VỤ VỀ NHÀ
1. Mở rộng: Trải nghiệm nuôi tinh thể
Hoạt động trải nghiệm nuôi tinh thể là một hoạt động stem. Hoạt động
giúp các em phát triển tính trung thực, tỉ mỉ, kiên nhẫn... Qua hoạt động này,
gv giải thích cho hs biết tinh thể các hợp chất ion có thể phát triển nếu được
ni đúng cách, thể hiện ở thành phẩm của các nhóm.
Hoạt động này tiến hành cá nhân.
2. Thảo luận:
a. Vì sao phải sử dụng dung dịch bão hịa trong q trình kết tinh?
+ Sự kết tinh chỉ xảy ra khi dung dịch bão hòa mất nước cùng nhiệt độ
hoặc khi hạ nhiệt độ của dung dịch bão hịa. Do đó, để sự kết tinh nhanh xảy

ra, ta phải sử dụng dung dịch bão hòa.
b. Trong q trình ni tinh thể, có nên đậy kín hồn tồn cốc đựng dung dịch
khơng?
+ Khơng nên đậy kín hồn tồn cốc để hơi nước thốt ra nhanh
c. Bụi bẩn gây ảnh hưởng như thế nào trong quá trình kết tinh?
+ Khi có bụi bẩn lọt vào dung dịch, tinh thể mầm sẽ chậm phát triển,
do có sự xuất hiện các tinh thể khác bám vào hạt bụi, chưa kể các tạp chất có
thể làm thay đổi hình dáng tinh thể mầm thu được ban đầu
18


Lưu ý: - Trong quá trình thực hiện, cần đản bảo yêu cầu về độ sạch và độ bão
hòa của dung dịch nuôi tinh thể cũng như sự ổn định nhiệt độ của mơi trường.
- Có thể thêm màu thực phẩm vào dung dịch bão hòa để tạo màu cho tinh thể.
VI. BTVN: Bài tập SGK, SBT
II.3.2. Phần thực hiện dạy học stem bài học
Stem bài học là hoạt động được thực hành ngay tại lớp trong tiết học.
Tuỳ vào thời gian dự kiến để hoàn thành hoạt động này mà các bước tiến hành
có thể làm tồn phần ở lớp hoặc tiến hành chuẩn bị một phần ở nhà. Để thực
hiện được stem bài học, chúng ta cần nhìn ra vấn đề để áp dụng stem, đó có
thể là vấn đề rất đơn giản nhưng cần kết hợp kiến thức liên môn, kiến thức đã
học, vận dụng cả kiến thức mới để giải quyết. Không nhầm lẫn stem với hoạt
động minh hoạ do giáo viên hay học sinh thực hiện trong bài học, stem nhấn
mạnh vào quy trình kĩ thuật do học sinh nghiên cứu vận dụng kiến thức để
giải quyết vấn đề. Nói cách khác, đối tượng trung tâm của hoạt động stem là
học sinh, giáo viên chỉ là người đưa ra vấn đề, là người quan sát, hỗ trợ, cịn
quy trình do chính các học sinh thể hiện, học sinh thắt nút vấn đề, tạo ra sản
phẩm stem, từ đó lĩnh hội kiến thức mới.
Vấn đề áp dụng stem bài học trong bài “Liên kết ion” là “Thiết kế mơ
hình một ơ mạng cơ sở trong tinh thể NaCl”. Để giải quyết vấn đề này, chúng

tôi đã chuyển giao nhiệm vụ từ cuối tiết 1 của bài học, học sinh giải quyết
bước 2 là nghiên cứu tìm hiểu kiến thức nền và bước 3 là đề xuất giải pháp
theo nhóm ở nhà và có thể các tổ sẽ thử nghiệm bước 4 là thiết kế thử mơ
hình một ơ mạng cơ sở. Các nhóm chỉ thực hiện bước 5 là trình bày bước 2,
bước 3 trước lớp để các nhóm tự nhận xét, trao đổi lẫn nhau, GV hỗ trợ để
hồn thiện giải pháp sau đó thực hiện bước 4 ngay tại lớp theo các kiến thức
đã hồn thiện từ bước 2, bước 3. Từ mơ hình đã thiết kế đó, học sinh trả lời
câu hỏi vận dụng do giáo viên đưa ra để hiểu rõ mô hình mà mình thiết kế là
một mơ hình ơ mạng cơ sở hoàn chỉnh, trên thực tế, tinh thể NaCl bao gồm
các ô mạng liên tiếp nhau, các ô mạng có các điểm nút mạng chung với nhau,
từ đó học sinh có thể liên hệ vì sao muối ăn dù tồn tại ở dạng tinh thể lớn hay
bé đều có chung một hình dạng, có thể hiểu để giải quyết các bài toán phát
triển mức độ cao hơn về tinh thể nói chung, khơng chỉ là tinh thể NaCl, có
góc nhìn sinh động về thế giới vật chất, thêm yêu khoa học và cuộc sống.
Bước 5 của hoạt động này cũng được chúng tơi bố trí chủ yếu về nhà (ghi lại
hình ảnh để đánh giá theo các tiêu chí của sản phẩm cng như q trình làm
việc nhóm). Trong hướng dẫn của công văn 3089 về hoạt động stem, chúng
ta cũng thấy các bước không nhất thiết phải rạch rịi, ở đây chúng tơi cũng đã
có sự đan xen giữa bước 2 và bước 4, nghĩa là sau khi học sinh trình bày bản
kế hoạch thì các nhóm và GV góp ý để hồn thiện phần kiến thức nền (thực
hiện bước 4), sau đó các nhóm mới tiến hành thiết kế (bước 3). Việc này là
chúng tôi đã linh động đúng như tinh thần cơng văn 3089, vì phải thống nhất
kiến thức nền rồi mới tiến hành thiết kế sản phẩm.
Trong các bài học có xuất hiện vấn đề stem đơn giản hơn (chẳng hạn
các bài về liên kết cộng hoá trị sau bài “liên kết ion” này, do đã được chuẩn
19


bị từ bài liên kết ion nên hoạt động stem thiết kế mơ hình các phân tử sẽ được
tiến hành hồn tồn tại lớp học vì học sinh đã có kiến thức nền và quy trình

thiết kế từ stem của bài liên kết ion.
CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG STEM BÀI HỌC
Chúng tơi chuyển cho các nhóm trưởng các phụ lục để định hướng quá trình
nghiên cứu tại nhà của các nhóm
DỰ ÁN NHĨM
THIẾT KẾ MƠ HÌNH TINH THỂ SODIUM CHLORIDE
(Stem bài học)
DỰ KIẾN THỜI GIAN
Nội dung yêu
Thời hạn
cầu

Hình thức thực hiện

1

– Chuẩn bị kiến 1 ngày
thức lí thuyết
về tinh thể
NaCl

– Cá nhân thực hiện rồi nộp cho
nhóm trưởng, nhóm trưởng trao
đổi và thống nhất

2

– Bảng phân Sau
buổi – Lớp trưởng phân công các thành
công nhiệm vụ thảo luận viên

của các thành thứ nhất
viên
trong
nhóm

3

– Chuẩn
dụng cụ

4

– Sản phẩm
làm được

STT

bị 1 ngày

– Theo sự phân cơng của nhóm
trưởng, phù hợp với kiến thức đã
chuẩn bị

– Nộp ảnh (có để nhãn tên vở hố)
cho nhóm trưởng, nhóm trưởng
gửi lại cho GV qua nhóm zalo

20

Ghi

chú


BIÊN BẢN HỌP NHĨM
Tên nhóm: ............................................................ Lớp:………..
Danh sách các thành viên:
1 ……………………………………………………………………………………………………
2.……………………………………………………………………………………………………
3……………………….……………………………………………………………………………
4……………………………………………………………………………………………………..
5…………………………………………………………………………………………………….

6……………………….……………………………………………………………………………
7……………………….……………………………………………………………………………
8.……………………………………………………………………………………………………
9…………………….………………………………………………………………………………
10……………………………………………………………………………………………………
11……………………………………………………………………………………………………

điểm, Số thành viên Họ và tên thành viên
Nội dung thảo luận
họp
tham gia
vắng mặt (kèm lí do)

21

Ý kiến các thành viên

Kết quả



BẢNG PHÂN CƠNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN DỰ ÁN
Tên nhóm:....................................................................... Lớp:…..
Người phụ trách

Thời hạn

Yêu cầu sản phẩm

22

Đã hoàn thành
(Ghi rõ ngày)

Chất lượng hoàn thành


×