Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Dạy học bài thơ nhàn của nguyễn bỉnh khiêm trong chương trình ngữ văn 10 theo hướng tiếp cận thi pháp học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (689.16 KB, 103 trang )

1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC





NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC







DẠY HỌC BÀI THƠ “NHÀN” CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10 THEO
HƯỚNG TIẾP CẬN THI PHÁP HỌC








LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN










































HÀ NỘI - 2014
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC





NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC





DẠY HỌC BÀI THƠ “NHÀN” CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10 THEO
HƯỚNG TIẾP CẬN THI PHÁP HỌC






LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN








CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số: 60 14 01 11


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRẦN KHÁNH THÀNH




















HÀ NỘI - 2014

i
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ, lời đầu tiên em xin trân trọng cảm ơn
tới PGS. TS. Trần Khánh Thành – người thầy trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn em
trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, các thầy cô
Trường Đại học Giáo dục đã tạo điều kiện tôt nhất cho chúng em trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu đề tài luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Hòa Bình, Ban
giám hiệu trường THPT Quyết Thắng và các thầy cô giáo trong tổ Văn - Sử -
Địa trường THPT Quyết Thắng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song luận văn chắc chắn không tránh khỏi
những thiếu sót, tác giả luận văn mong được tiếp thu những ý kiến đóng góp
của thầy cô và các đồng nghiệp.
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2014
Tác giả


Nguyễn Thị Bích Ngọc

ii
MỤC LỤC

Trang
Lời cảm ơn

i
Mục lục

ii
MỞ ĐẦU

1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

10
1.1. Một số vấn đề về thi pháp và thi pháp học

10
1.1.1. Khái niệm thi pháp và thi pháp học

10
1.1.2. Các bình diện thi pháp cơ bản trong sáng tạo văn học

11
1.2. Thi pháp văn học Trung Đại Việt Nam

15
1.2.1. Nội hàm khái niệm văn học Trung đại Việt Nam

15
1.2.2. Một số đặc trưng thi pháp văn học trung Đại Việt Nam


16
1.3. Một số vấn đề về thi pháp thơ Nôm Đường luật

31
1.4. Một số vấn đề về thi pháp thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm

39
1.4.1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm

39
1.4.2. Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm

42
1.4.3. Không gian nghệ thuật

45
1.4.4. Thời gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm

46
1.4.5. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm

48
1.4.6. Nghệ thuật thơ chữ Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm

50
1.5. Dạy học tác phẩm theo hướng tiếp cận thi pháp học

52
Tiểu kết Chương 1


56
Chương 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC THƠ TRUNG ĐẠI
TRONG NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN
NAY VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI DẠY HỌC BÀI THƠ NHÀN
CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM THEO HƯỚNG TIẾP CẬN THI
PHÁP HỌC





57
2.1. Thực trạng dạy học thơ trung đại trong nhà trường trung học phổ
thông hiện nay


57
2.1.1. Thực trạng dạy học thơ trung đại nói chung trong nhà trường
trung học phổ thông hiện nay


57
2.1.2. Thực trạng dạy học bài “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong
chương trình Ngữ văn 10


60

iii


2.2. Những định hướng đổi mới dạy học bài thơ “Nhàn” của Nguyễn
Bỉnh Khiêm từ hướng tiếp cận thi pháp học


61
2.2.1. Dạy học bài “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm từ hướng tiếp
cận thi pháp thơ trung đại


61
2.2.2. Dạy bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm theo đặc điểm thi pháp tác giả

63
2.2.3. Kết hợp một cách hợp lí với một số phương pháp dạy học tích
cực các tác phẩm văn chuơng


70
Tiểu kết Chương 2

74
Chương 3: THỰC NGHIỆM DẠY BÀI THƠ “NHÀN” CỦA
NGUYỄN BỈNH KHIÊM THEO HƯỚNG TIẾP CẬN THI
PHÁP HỌC



75
3.1. Mục đích thực nghiệm


75
3.2. Những khó khăn, thuận lợi đặt ra khi dạy bài thơ Nhàn của
Nguyễn Bỉnh Khiêm


75
3.2.1. Khó khăn

75
3.2.2. Thuận lợi

76
3.3. Thiết kế giáo án thực nghiệm dạy học bài thơ “Nhàn” của
Nguyễn Bỉnh Khiêm


76
3.4. Tổ chức thực nghiệm

89
3.5. Kết quả thực nghiệm

89
3.5.1. Tiến hành khảo sát và tổng hợp kết quả với đối tượng khảo sát
là giáo viên


89
3.5.2. Tiến hành khảo sát và tổng hợp kết quả với đối tượng khảo sát
là học sinh



90
3.5.3. Đánh giá kết quả

92
Tiểu kết Chương 3

93
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

94
1. Kết luận

94
2. Khuyến nghị

94
TÀI LIỆU THAM KHẢO

96


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học là ngành nghệ thuật có sức hấp dẫn tự nó, Các Mác có nói:
“Nghệ thuật là niềm vui lớn nhất mà con người tự tạo cho mình”. Nói đến mỗi
tác phẩm văn học là nói đến nghệ thuật tái hiện sự sống bằng hình tượng trong
trạng thái cảm xúc của chủ thể phản ánh, đưa lại cho người thưởng thức

những khoái cảm thẩm mĩ. Trong nhà trường phổ thông, dạy văn và học văn
đã trở thành những hoạt động không thể thiếu. Dạy học môn văn không tách
rời khỏi việc khám phá, phát hiện ra sức hấp dẫn của mỗi tác phẩm văn học ở
ngôn từ, hình tượng…Mỗi giờ giảng văn đạt sẽ đem lại cho các em những
rung cảm thẩm mĩ, mở rộng tầm nhìn của các em vào cuộc sống, làm cho các
em xúc động sâu xa trước một thế giới Chân – Thiện – Mĩ với bao khát vọng,
ước mơ của con người ở mọi thời đại. Để từ đó các em trở về hoàn thiện nhân
cách mình. Vì vậy trách nhiệm của mỗi người giáo viên dạy văn là mỗi giờ
lên lớp phải tìm thấy và phát hiện ra cái hay cái đẹp của tác phẩm văn học,
làm cho các em thực sự sống trong thế giới hình tượng đó, thực sự rung cảm
với niềm vui, nỗi buồn…mà tác giả thể hiện. Công việc đó thật cao cả, hấp
dẫn song cũng rất khó khăn và phức tạp, nhiều lúc còn trở nên nhàm chán nếu
cứ lặp đi lặp lại một thao tác nào đó. Để giờ văn thực sự thu hút học sinh,
công việc mà chúng tôi hết sức chú ý đó là đổi mới phương pháp dạy học.
Thực tế cho thấy công việc dạy văn và học văn còn nhiều khó khăn.
Tác phẩm văn học mà học sinh trung học phổ thông được học ra đời ở nhiều
giai đoạn lịch sử với những bối cảnh xã hội khác nhau, tâm thế của các tác giả
cũng rất đa dạng, phong phú, phức tạp. Đặc biệt những tác phẩm văn học
trung đại mà học sinh lớp 10 được học như Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão, Nhàn
của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đọc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du là những kiệt
tác văn chương dân tộc, nhưng không phải lúc nào cũng đến được với học

2
sinh một cách dễ dàng. Sự cách bức về thời đại, về tâm lí dễ khiến cho học
sinh khó hiểu, nản lòng và chán khi tiếp xúc với tác phẩm. Về phía người thầy
đây là tác phẩm hay và khó, kiến thức nhiều mà thời gian dành cho mỗi bài
chỉ gồm một tiết nên rất khó tổ chức một tiết học hợp lí, khoa học và hấp dẫn.
Thêm vào đó là xu hướng của thời đại bây giờ là các em thiên về các môn tự
nhiên, cuốn hút bởi văn hóa nghe, nhìn nên một số bộ phận học sinh không có
hứng thú học văn. Đứng trước những tác phẩm khó, các em đọc qua loa, nghe

giảng một cách đại khái dẫn tới không hiểu hết được bao tâm huyết và sự
sáng tạo tuyệt vời của người viết gửi gắm trong tác phẩm. Tình trạng đó thật
đáng báo động đối với một môn học giàu giá trị nhân văn và khả năng hoàn
thiện nhân cách con người. Để tháo gỡ tình trạng trên, chúng tôi đưa ra một
định hướng dạy tác phẩm văn học trung đại trong chương trình phổ thông
theo hướng tiếp cận thi pháp học.
Hiện nay vấn đề đổi mới phương pháp dạy học văn trong nhà trường
đang tiếp tục diễn ra. Đặc biệt dạy học văn từ hướng tiếp cận thi pháp đang
diễn ra sâu rộng, và bước đầu đã có kết quả. Việc phổ biến tri thức thi pháp
học trong nhà trường đã có bề dày khoảng 20 năm. Từ những vấn đề trên,
cùng với khát khao muốn khám phá cái hay cái đẹp trong văn học trung đại,
mà cụ thể là tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Sáng tác của ông đậm chất
triết lí, chất thời sự có giá trị rất lớn trong đời sống con người. Chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: Dạy học bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm
trong chương trình Ngữ văn 10 theo hướng tiếp cận thi pháp học. Với đề tài
này, chúng tôi muốn tìm đến một cách dạy khoa học, nghệ thuật, tạo sự hứng
thú học tập cho học sinh, nâng cao hiệu quả một giờ giảng dạy văn chương,
hình thành khả năng cảm thụ văn chương một cách toàn diện cho học sinh.
Chúng tôi mong muốn đề tài này sẽ góp một phần nhỏ vào quá trình hiện đại
hóa việc dạy học môn Ngữ văn hiện nay.


3
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Thi pháp học
Từ giữa thế kỷ XX công việc nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học
theo tinh thần thi pháp học là xu hướng chung trên phạm vi toàn thế giới. Ở
Việt Nam với chủ trương hòa nhập thế giới, từ sau Đổi mới 1986 đến nay
chúng ta đã có nhiều điều kiện tốt để thực hiện điều này. Chúng ta đã có một
đội ngũ thi pháp học đông đảo. Việc tiếp cận và ứng dụng quan điểm thi pháp

học trong nghiên cứu, phê bình, lý luận văn học ở Việt Nam đã có bề dày hơn
hai mươi năm, trùng khớp với thời kỳ đầu của cao trào Đổi mới trên bình diện
toàn xã hội nói chung và trong văn học nói riêng. Sách giáo khoa Ngữ văn
hiện hành và các công trình nghiên cứu chuyên biệt chứa đựng rất nhiều tri
thức về thi pháp học. Tuy nhiên, cách hiểu về thi pháp học chưa thống nhất và
sự vận dụng vào nghiên cứu và phê bình văn học còn nhiều sự máy móc thiên
lệch, phiến diện như quá chú trọng phân tích hình thức nghệ thuật của tác
phẩm văn học. Đọc các bài viết về thi pháp học, ta dễ nhận thấy các nhà thi
pháp học đều khẳng định: Nghiên cứu, phê bình theo hướng thi pháp học
nghĩa là nghiêng về phân tích hình thức nghệ thuật tác phẩm bởi nội dung
trong tác phẩm phải được suy ra từ hình thức, đó là hình thức mang tính nội
dung. Ta có thể thấy, các nhà thi pháp học, từ nhẹ đến nặng đều phê phán và
đối lập với xu hướng nghiên cứu, phê bình trước đây là thô thiển, chú trọng
phân tích nội dung của tác phẩm văn học. Nhìn vào đời sống chúng ta có thể
thấy rằng thi pháp học không phải là hướng nghiên cứu, phê bình văn học
duy nhất, nhưng phải thừa nhận nó là hiện tượng nổi bật nhất. Quả là như
thế, nghiên cứu phê bình văn học được dán mác “Thi pháp học” đã trở thành
mốt thời thượng, thi pháp học trở thành “Miền đất hứa” nhiều nhà nghiên
cứu, phê bình văn học trẻ…Vì thế, việc nhận diện lại thi pháp học luôn là
vấn đề cần thiết.

4
Thi pháp học ở Nga xuất hiện rải rác từ cuối thế kỷ XIX và thực sự
bùng phát đầu thế kỷ XX với chủ nghĩa hình thức Nga, sau đó bị trấn át để
nhường chỗ cho nghiên cứu xã hội học mác-xít. Chỉ từ giữa những năm 50 trở
đi theo Kozhinov, mới có thể nói tới “một thời kì mới của sự phát triển thi
học”. Năm 1929, M. Bakhtin cho xuất bản cuốn Mấy vấn đề sáng tác
Dostoievki. Những năm 70, 80, thi pháp học lịch sử được đề xướng rầm rộ.
Năm 1976, trong sách “Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực, con người” rồi tiếp
theo, năm 1983 Khrapchenco tổng kết thi pháp học lịch sử như là khuynh

hướng nổi bật của nghiên cứu văn học Liên Xô từ năm 1959.
Ở Pháp, thi pháp học bắt đầu được nhà thơ P. Valéry nói đến trong
chuyên đề giảng ở Viện Hàn lâm Pháp năm 1935, nhưng nó thực sự thu hút
với sự bùng phát của chủ nghĩa cấu trúc những năm 60 do ảnh hưởng của việc
giới thiệu thi pháp học Nga đầu thế kỷ.
Ở Việt Nam, từ những năm 30 cho đến trước Cách mạng tháng Tám,
1945 thi pháp chỉ được nhắc đến lẻ tẻ trong một số công trình văn học mà
chưa phải phương pháp luận của một trào lưu, một xu hướng thẩm mỹ. Từ
năm 1945 đến năm 1975, nói chung các nhà lí luận và sáng tác văn học cách
mạng dường như chỉ quan tâm nội dung phản ánh hiện thực mà ít chú ý đến
phương diện thi pháp, mặc dù đôi lúc có quan tâm đến phong cách, bút pháp
sáng tác của nhà văn. Ở miền Nam trong vùng kiểm soát của chính quyến cũ,
tuy có điều kiện giới thiệu về lí thuyết cấu trúc song chưa nêu vấn đề nghiên
cứu thi pháp văn học. Đã có một số công trình lí luận, nghiên cứu của các nhà
nghiên cứu, các giáo sư bậc đại học nhưng còn tản mạn, phân tán và về cơ
bản, thi pháp học vẫn chỉ được quan niệm như là phép tắc làm thơ, kiến thức
về thi ca. Việc nghiên cứu, phê bình văn học về cơ bản vẫn theo truyền thống
cũ. Từ sau năm 1975, ở Việt Nam, ảnh hưởng của Liên Xô cũ vẫn là chủ yếu
bởi tất cả lí thuyết về khoa học nhân văn phương Tây vẫn bị coi là “quan
điểm của chủ nghĩa tư bản”, đều bị phê phán và không cho “nhập cảnh”. Đầu

5
những năm 1980 một số nhà nghiên cứu văn học như Phạm Vĩnh Cư, Duy
Lập, Vương Trí Nhàn, Lại Nguyên Ân,…đã giới thiệu thi pháp học Liên Xô
vào Việt Nam, dịch một số công trình của Bakhtin, Khrapchenco…Đồng thời
chuyên đề thi pháp học được Trần Đình Sử mở tại Đại học Sư phạm Hà Nội,
một số cuộc hội thảo chuyên đề về thi pháp học đã được tổ chức tại Hà
Nội…Từ đó nhu cầu tìm hiểu thi pháp học đã trở nên sôi động trong giới
nghiên cứu và giảng dạy văn học, nhiều người xem đó là cách đổi mới trong
nghiên cứu, phê bình văn học. Bên cạnh đó việc giới thiệu các lí thuyết,

trường phái nghiên cứu của phương Tây cũng được thực hiện, từ khi có sự
“cởi trói”, “mở cửa” và nhất là phong trào “đổi mới” từ năm 1986. Đến cuối
năm 1990, thi pháp học đã được Trần Đình Sử viết thành giáo trình đầu tiên ở
bậc đại học, cao đẳng. Trong không khí đó, nhiều công trình vận dụng thi
pháp học vào nghiên cứu, phê bình văn học lần lượt xuất hiện, tạo thành
phong trào chiếm ưu thế. Trong số những người đi tiên phong đáng chú ý là
tác giả chuyên ngành ngôn ngữ học như Phan Ngọc (với các công trình
nghiên cứu về Truyện Kiều (1985) và về thơ Đường (1990), thơ song thất lục
bát, cách đọc văn học theo ngôn ngữ học); Nguyễn Phan Cảnh, với cuốn
Ngôn ngữ thơ, vừa có tính lí thuyết vừa có tính phổ cập, đề cập vấn đề của
thơ. Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam viết về đặc trưng thi pháp của
ngôn ngữ thơ theo quan điểm của chủ nghĩa cấu trúc thuộc trường phái
R.Jakobson; Nguyễn Tài Cẩn với hai công trình là Tìm hiểu kĩ xảo hồi văn
liên hoàn trong bài vũ trung sơn thủy của Thiệu Trị, Và Ảnh hưởng Hán văn
Lý Trần qua thơ và ngôn ngữ thơ Nguyễn Trung Ngạn. Đó là các nhà ngôn
ngữ học, còn các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đi vào thi pháp khá đông
đảo và cũng đạt kết quả bước đầu rất đáng chú ý như: Hoàng Trinh, Bùi Công
Hùng, Nguyễn Kim Đính, Đỗ Đức Hiểu…Khuynh hướng nghiên cứu, phê
bình văn học theo tinh thần thi pháp học thu hút đông đảo giới nghiên cứu,
phê bình tham gia là một “hiện tượng” của đời sống văn học Việt Nam, nó

6
chứng tỏ sự cáo chung của lối nghiên cứu văn học xã hội học dung tục, thô
thiển ngự trị suốt thời gian dài từ năm 1945 cho đến những năm 1980. Nhìn
tổng thể ta có thể thấy thi pháp học ở Việt Nam có nguồn gốc từ thi pháp học
hiện đại thế giới. Thi pháp học đã đem lại những phạm trù mới, những đề tài
mới và trên hết là cách nhìn mới cho nghiên cứu, phê bình văn học, mở rộng
các cánh cửa tiếp cận văn bản- tác phẩm văn học.
2.2. Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nguyễn Bỉnh Khiêm được người đời ca tụng là: “cây đại thụ tỏa bóng

gần suốt thế kỷ XVI”. Cuộc đời và thơ ca của ông là đề tài khá hấp dẫn cho
các nhà nghiên cứu. Cho nên tính đến thời điểm ngày hôm nay, ngoài một số
bài viết lẻ tẻ trên Tạp chí Văn học, còn có nhiều công trình nghiên cứu về thời
kỳ lịch sử phức tạp và cuộc đời có nhiều mâu thuẫn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nguyễn Bỉnh Khiêm về tác gia tác phẩm – Trần Thị Băng Thanh, Vũ Thanh
tuyển chọn và giới thiệu, gồm 67 bài viết tập trung nghiên cứu theo từng
phương diện. Nguyễn Bỉnh Khiêm trong lịch sử phát triển văn hóa dân tộc –
Viện khoa học xã hội – Trung tâm nghiên cứu Hán Nôm, đóng góp 28 bài viết
có chiều sâu, với nhiều tư liệu có giá trị về Nguyễn Bỉnh Khiêm: Thân thế và
hoàn cảnh lịch sử, sự nghiệp thơ văn, một số vấn đề khác liên quan đến Trạng
Trình. Nguyễn Bỉnh Khiêm qua Bạch Vân am thi tập – Nguyễn Khuê, đây là
công trình nghiên cứu và phiên dịch có giá trị mới mẻ. Công trình bao gồm
bốn phần. Phần thứ nhất tác giả giới thiệu đại cương về hoàn cảnh lịch sử, về
cuộc đời, về những tác phẩm chữ Hán, tác phẩm chữ Nôm, Sấm ký. Phần thứ
hai tác giả đi vào khai thác tình cảm tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Phần
thứ ba là những nhận xét vầ giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của Bạch
Vân am thi tập, đồng thời đã khẳng định vị trí và ảnh hưởng của Nguyễn Bỉnh
Khiêm trong lịch sử văn hóa dân tộc, trong lòng dân tộc Việt Nam. Phần thứ
tư là 102 bài thơ trong Bạch Vân am thi tập đã được tuyển dịch khá công phu.
Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm – Đinh Gia Khánh chủ biên, tập trung trích 161

7
bài thơ Nôm và gần 100 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tập sách
có lời giới thiệu của tác giả với những lời nhận xét chung khá thuyết phục về
nội dung, nghệ thuật, tư tưởng của thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Triết lí nhàn dật
và tự tại trong sách Nguyễn Bỉnh Khiêm - danh nhân văn hóa – Trần Đình
Hượu, tập trung bàn khá thú vị về lối sống nhàn, tự tại của hiền triết. Tập kỷ
yếu về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được thực hiện nhân lễ kỷ niệm 500
năm năm sinh của ông, bao gồm 52 bài tham luận xoay quanh những vấn đề
“luôn luôn còn một ý nghĩa thời sự, là những vấn đề còn để ngỏ chư chưa

khép lại” (lời nói đầu Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm), những bài viết đề
cập nhiều vấn đề về Nguyễn Bỉnh Khiêm và được sắp xếp theo một hệ thống
chủ đề gồm bốn phần: Phần thứ nhất nói về thời đại và quê hương Vĩnh Bảo;
phần thứ hai là những bài bình thú vị về con người và tư tưởng Nguyễn Bỉnh
Khiêm; phần ba đề cập đến sự nghiệp văn chương của Nguyễn Bỉnh Khiêm
với những lời bình luận sâu sắc về nội dung và nghệ thuật thơ. Cuối cùng là
những ý kiến trân trọng về vị trí của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong tâm thức con
người hiện nay. Bạch Vân quốc ngữ thi tập – Sống Mới của Nguyễn Quân thì
chỉ làm rõ thêm một số vấn đề về thân thế và sự nghiệp tác giả, nêu thêm mấy
nghi vấn về Thái ất thần kinh, Thái huyền, kinh dịch, sấm kí Trạng Trình,
những ý kiến sơ lược về tác giả, về xã hội thời kỳ Nguyễn Bỉnh Khiêm và
những lời bình ngắn lướt qua nội dung, nghệ thuật, một vài bài thơ. Ngoài ra
còn có những công trình nghiên cứu có giá trị khác về Nguyễn Bỉnh Khiêm
của Bùi Duy Tân, Bùi Văn Nguyên, Mai Cao Chương, Mai Quốc Liên, Vũ
Tiến Quỳnh, Vũ Tiến Phúc, Trần Lê Sáng…Mỗi một tác giả nhìn nhận
Nguyễn Bỉnh Khiêm ở những góc độ khác nhau, mỗi một lời bình khá hấp
dẫn và lí thú đã mở ra rất nhiều vấn đề mới. Dù những bài viết đó mang tính
chủ quan hay khách quan hoặc chưa đi sâu vào một khía cạnh nhưng đều tập
trung vào vấn đề chính: tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Bỉnh Khiêm.


8
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài Dạy học bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong
chương trình Ngữ văn 10 theo hướng tiếp cận thi pháp học nhằm góp phần
đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn, nâng cao hiệu quả giảng dạy
môn Ngữ văn và tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh biết cách
tìm hiểu một bài thơ trung đại, làm cho học sinh yêu thích môn học. Luận văn
xin đề xuất phương pháp dạy bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong

chương trình Ngữ văn 10, tập 1, ban cơ bản.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất: Cơ sở lý luận về thi pháp văn học, thi pháp thơ trung đại, thi
pháp thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Thứ hai: Đánh giá thực trạng dạy học tác phẩm thơ trung đại trong nhà
trường trung học phổ thông. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học bài
thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm theo hướng tiếp cận thi pháp học.
Thứ ba: Thiết kế giáo án thử nghiệm bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh
Khiêm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những đặc trưng thi pháp học, thi
pháp văn học trung đại, thi pháp Nguyễn Bỉnh Khiêm.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận về dạy học thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm trong chương
trình trung học phổ thông theo hướng tiếp cận thi pháp học.
- Vận dụng vào dạy bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh khiêm trong
chương trình Ngữ văn 10, tập 1, ban cơ bản.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học.

9
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp điều tra.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ
lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài.
Chương 2: Thực trạng dạy học thơ trung đại trong nhà trường trung
học phổ thông hiện nay. Định hướng đổi mới dạy học bài thơ Nhàn của

Nguyễn Bỉnh Khiêm theo hướng tiếp cận thi pháp học.
Chương 3: Thực nghiệm dạy bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
theo hướng tiếp cận thi pháp học.














10
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Một số vấn đề về thi pháp và thi pháp học
1.1.1. Khái niệm thi pháp và thi pháp học
Trải qua mấy nghìn năm có rất nhiều quan điểm, cách hiểu khác nhau
về thi pháp học. Như nhiều người đã nhận xét, thi pháp học truyền thống từ
Arixtot ở phương Tây hay Lưu Hiệp ở phương Đông trở đi đều có chung một
đặc điểm như sau: Thi pháp học là bộ môn khoa học xuất hiện như là một
cẩm nang sắp xếp những lời dạy và phép tắc đối với nghề sáng tạo nghệ thuật
[16, 11] Sau Arixtot, các công trình thi pháp học của Horaxo, Longinus,
Boalo, Letxinh vẫn đi theo quỹ đạo đó. Theo Todorop trong công trình Thi

pháp học (1975) định nghĩa thi pháp là những quy tắc chung mà người ta sử
dụng để sáng tác ra tác phẩm văn học cụ thể. M. B. Khrapchenco cho rằng Thi
pháp học như một bộ môn khoa học nghiên cứu các phương thức và phương
tiện thể hiện cuộc sống bằng nghệ thuật, khám phá nghệ thuật bằng hình
tượng [14, 18]. Trần Đình Sử đã đưa ra định nghĩa về thi pháp học như sau:
Thi pháp học là bộ môn nghiên cứu tất cả mọi phương diện của hình thức
nghệ thuật, mọi nguyên tắc, phương tiện tạo thành nghệ thuật cũng như sự
vận động, phát triển lịch sử của chúng [17, 8]. Theo từ điển thuật ngữ văn
học định nghĩa Thi pháp học là khoa học nghiên cứu thi pháp, tức là hệ thống
các phương thức, phương tiện, thử pháp biểu hiện đời sống bằng hình tượng
nghệ thuật trong sáng tác văn học. Mục đích của thi pháp học là chia tách và
hệ thống hóa các yếu tố của văn bản nghệ thuật tham gia vào sự cấu thành
thế giới nghệ thuật, ấn tượng thẩm mĩ và chiều sâu phản ánh của sáng tác
nghệ thuật [5, 304]. Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về thi pháp và thi
pháp học. Có thể hiểu thi pháp là hệ thống các nguyên tắc nghệ thuật chi phối
sự tạo thành của hệ thống nghệ thuật với các đặc sắc của nó. Thi pháp không

11
phải nguyên tắc có trước, nằm bên ngoài, mà là nguyên tắc bên trong, vốn có
của sáng tạo nghệ thuật, hình thành cùng với sáng tạo nghệ thuật. Nó là mĩ
học nội tại của sáng tác nghệ thuật gắn liền với sự sáng tạo và một trình độ
văn hóa nghệ thuật nhất định, mang một quan niệm nhất định đối với cuộc
đời, con người và bản thân nghệ thuật. Thi pháp biểu hiện trên các cấp độ: tác
phẩm, thể loại, ngôn ngữ, tác giả, và bao trùm là cả nền văn học. Thi pháp học
là khoa học nghiên cứu về thi pháp.
1.1.2. Các bình diện thi pháp cơ bản trong sáng tạo văn học
1.1.2.1. Thi pháp nhân vật
Nhân vật là hình tượng trung tâm của tác phẩm. Thi pháp học xem xét
nhân vật ở ba khía cạnh: tính cách nhân vật, quan niệm nghệ thuật về con
người, nghệ thuật tả nhân vật.

- Nhân vật và sự miêu tả nhân vật: con người vốn là đối tượng miêu tả
chủ yếu của văn học trong các phương thức trữ tình, tự sự và kịch dù trực tiếp
hay gián tiếp. Nhân vật được sáng tạo, hư cấu để khái quát và biểu hiện tư
tưởng, thái độ đối với cuộc sống. Ca ngợi nhân vật là ca ngợi cuộc đời, phê
phán nhân vật là phê phán đời. Xót xa cho nhân vật là xót xa cho đời. Tìm
hiểu nhân vật là tìm hiểu về cuộc đời và con người, tìm hiểu tư tưởng tình
cảm của tác giả đối với con người.
Trong thơ trữ tình, có nhân vật trữ tình. Con người tự bộc lộ nỗi niềm
trước cuộc sống. Trong kịch, con người tự bộc lộ qua hành động ngôn ngữ
của mình. Trong tác phẩm tự sự (truyện, kí) nhân vật là con người được kể, tả
ra bằng lời của nhà văn.
Nói chung nhân vật được miêu tả bằng các phương tiện văn học, tức
bằng ngôn ngữ. Miêu tả bao gồm tả cảnh ngụ tình, diễn tả cảm xúc, tường
thuật, kể sự việc…gọi chung là hình thức của văn học.
Miêu tả trong văn học khác với miêu tả trong các khoa học khác thường
chỉ cần sự chính xác, khách quan. Ở trong văn học miêu tả nhằm hai mục

12
đích: gợi ra hiện tượng cuộc sống và gợi ra sự cảm thụ, bộc lộ cái nhìn của tác
giả. Từ đó nhà văn thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người.
- Quan niệm nghệ thuật về con người là nguyên tắc cảm nhận thẩm mĩ
khi xây dựng nhân vật. Quan niệm đó chi phối nhà văn khi miêu tả nhân vật
và các bộ phận khác của tác phẩm. Đây là kiểu thi pháp cơ bản nhất của văn
học nghệ thuật. Thực tế có hai quan niệm nghệ thuật về con người: một là con
người như một phạm trù tư tưởng, chính trị, đạo đức xã hội; hai là con người
như một phạm trù thẩm mĩ. Quan niệm thứ hai là quan niệm chủ yếu của nhà
văn.
Nghiên cứu thi pháp nhân vật khác với công việc phân tích nhân vật.
Phân tích nhân vật là chỉ ra các nội dung được thể hiện trong nhân vật như
tính cách, ngoại hình, phẩm chất, niềm vui, nỗi buồn…Trái lại khi nghiên cứu

thi pháp nhân vật, ta phải khám phá cách cảm nhận con người qua việc miêu
tả nhân vật.
1.1.2.2. Thi pháp không gian nghệ thuật
Không gian nghệ thuật thuộc phạm trù hình thức nghệ thuật, là phương
thức tồn tại, triển khai thế giới nghệ thuật. Không gian nghệ thuật là trường
nhìn được mở ra từ một điểm nhìn. Mỗi tác phẩm có một không gian do tác
giả lựa chọn và miêu tả. Không gian nghệ thuật mang tính ước lệ giàu ý nghĩa
cảm xúc. Người ta đã mượn ý niệm về không gian để miêu tả con người. Đó
là không gian nghệ thuật chung của mọi người. Không gian nghệ thuật gồm
có: không gian sự kiện, không gian bối cảnh, không gian tâm lý, không gian
kể chuyện.
1.1.2.3. Thi pháp thời gian nghệ thuật
Thời gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật. Thế giới tồn
tại và xác định trong không gian, thời gian. Thời gian nghệ thuật và không
gian nghệ thuật không tách rời nhau trong một tác phẩm. Nhà văn có thể chú
ý cả hai hoặc một trong hai. Thời gian nghệ thuật luôn mang quan niệm, cảm

13
xúc và ý nghĩa nhân sinh mang tính chủ quan. Vậy thời gian nghệ thuật là
hình tượng được hư cấu trong tác phẩm nghệ thuật.
1.1.2.4. Thi pháp chi tiết nghệ thuật
Mỗi hình tượng nghệ thuật được thêu dệt nên từ nhiều chi tiết lớn nhỏ
khác nhau. Những đối tượng miêu tả như nhân vật, cảnh vật, môi trường…
tạo nên bằng hình dáng, đường nét, âm thanh, thuộc tính chọn lọc mà tác giả
cho là cần thiết, quan trọng nhất, loại bỏ những cái rườm rà không cần thiết.
Chi tiết là những bộ phận nhỏ, tự nó đứng riêng thì không có ý nghĩa, nhưng
khi kết lại nó biểu hiện ý nghĩa của tác phẩm. Chi tiết chính là điểm nhìn, thể
hiện quan niệm nghệ thuật và tâm hồn tác giả đối với đối tượng đó. Thi pháp
học hiện đại khám phá tính quan niệm qua hệ thống các chi tiết nghệ thuật của
thế giới nghệ thuật. Quan sát nhiều chi tiết cùng loại hoặc lặp đi lặp lại, ta

thấy nó có một lớp ý nghĩa nào đó, bởi tác giả quan tâm và rung cảm với nó.
Các chi tiết nghệ thuật bao gồm các loại màu sắc, âm thanh, đồ vật, đường
nét, chất liệu…tạo thành các thế giới nghệ thuật khác nhau về chất. Chi tiết
nghệ thuật biểu hiện phẩm chất thẩm mĩ của thế giới nghệ thuật và cũng biểu
hiện niềm rung cảm của tác giả.
1.1.2.5. Thi pháp cốt truyện
Cốt truyện là yếu tố cơ bản của tác phẩm tự sự. Theo định nghĩa truyền
thống, cốt truyện là tất cả hành động, biến cố phát triển trong truyện được kể
lại. Truyện nào cũng có ít nhất một biến cố xảy ra nhưng không phải cứ có
biến cố là có cốt truyện. Chỉ thành truyện khi có ý nghĩa nào đó. Nhiệm vụ
của thi pháp cốt truyện không phải đi trình bày các thành phần của cốt truyện
mà là ý nghĩa của lối xây dựng cốt truyện ấy, hoặc quan niệm của tác giả chi
phối cốt truyện đó.
1.1.2.6. Thi pháp kết cấu
Kết cấu là toàn bộ tổ chức của tác phẩm. Kết cấu tác phẩm thực chất là
tác giả mở lối cho người đọc đi vào dòng sự kiện, dòng đời. Bố trí điểm nhìn

14
cho bạn đọc sao cho dễ thấy được chiều rộng và chiều sâu của câu chuyện
nhằm thấy được ý nghĩa nhân sinh cần thiết cho con người. Nói chung, nghệ
thuật kết cấu tác phẩm văn học có mấy phương tiện sau:
Tổ chức hệ thống hình tượng nhân vật, sự kiện các chi tiết: Sắp xếp
tương quan nhân vật chính phụ, chính diện phản diện. Lựa chọn và sắp xếp
tình tiết, chi tiết, hoàn cảnh, đồ vật sao cho ý nghĩa hình tượng nổi lên.
Tổ chức hệ thống điểm nhìn và tổ chức văn bản: tổ chức cái nhìn và hệ
thống điểm nhìn. Điểm nhìn nghĩa là câu chuyện diễn ra dưới con mắt của ai.
Hệ thống điểm nhìn đặt trong không gian, thời gian (nhìn từ quá khứ hay hiện
tại, từ tương lai giả định nhìn về hiện tại hoặc quá khứ, nhìn từ xa hay gần…),
nhìn một cách chủ quan (từ trạng thái tâm lí) hay khách quan (ghi chép, trần
thuật). Hình thức kết cấu văn học rất đa dạng và còn phụ thuộc vào thể loại.

1.1.2.7. Thi pháp lời văn nghệ thuật
Lời văn nghệ thuật có tính hình tượng, mỗi lời đều là lời sáng tạo của
nhà văn nhằm thực hiện ý muốn của mình. Lời văn nghệ thuật có tính tổ chức
cao, được lự chọn theo ý thích, thói quen và khả năng của nhà văn. Nhà văn
có một lời văn riêng khác với những gì để kế thừa – đó là thi pháp tác giả.
Nghĩa là nhà văn đã tạo ra một hệ thống lời văn độc đáo.
1.1.2.8. Hình tượng tác giả
Tiếp xúc với văn bản nghệ thuật ngoài việc cảm nhận nội dung khách
quan chúng ta còn giao tiếp với tác giả, đồng cảm với tác giả. Hình tượng tác
giả đã đứng ra nói chuyện và giao tiếp với độc giả, vậy chúng ta không nên
đồng nhất hai tác giả, tác giả tiểu sử và tác tác giả nghệ sĩ. Hình tượng tác giả
có chân dung hành động, ngôn ngữ chứa đựng trong tác phẩm. Đặc biệt có khi
tác giả tự miêu tả mình. Nhìn chung hình tượng tác giả thể hiện trên ba mặt:
Cái nhìn; giọng điệu; lập trường lựa chọn, phân tích, đánh giá. Hình tượng tác
giả có vẻ tồn tại như vô hình. Tuy vậy khi đọc văn, người đọc vẫn đọc theo
hướng của tác giả, đọc thầm hay đọc thành tiếng theo giọng điệu của tác giả.

15
Cái nhìn và giọng điệu vô hình nhưng có thực, luôn luôn tồn tại và ổn định
suốt theo tác phẩm. Đó là yếu tố thi pháp quan trọng có thể xác định được cho
dù nó vô hình dạng.
1.2. Thi pháp văn học Trung Đại Việt Nam
1.2.1. Nội hàm khái niệm văn học Trung đại Việt Nam
Nghiên cứu thi pháp văn học trung đại Việt Nam không thể không bắt
đầu từ việc xác định nội hàm khái niệm văn học trung đại. Một vấn đề mà cho
đến nay không phải mọi người đều đã nhận thức nhất trí.
Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX từ trước đến nay có
nhiều tên gọi khác nhau. Một thời gian rất dài có tên là Văn học phong kiến.
Rõ ràng khái niệm văn học phong kiến không những không thể hiện đúng
bản chất nền văn học Việt Nam thế kỷ X đến thế kỷ XIX, mà còn không thiết

lập được hệ thống cấu trúc cho bộ môn nghiên cứu văn học sử. Với tên gọi
văn học phong kiến, người đọc dễ lầm tưởng rằng, đây là văn học đại diện
cho tiếng nói của giai cấp phong kiến, của chế độ phong kiến. Nhưng hiển
nhiên, văn học Việt Nam thế kỷ X – XIX không phải là tiếng nói riêng của
giai cấp phong kiến, của chế độ phong kiến, mà chủ yếu là tiếng nói của dân
tộc Việt Nam, tiếng nói đại diện cho tư tưởng, tình cảm tiến bộ nhất, lành
mạnh nhất của dân tộc. Thuật ngữ văn học phong kiến không còn phù hợp với
đối tượng, mà nó định danh cần loại bỏ.
Có một thời kỳ dài văn học Việt Nam thế kỷ X – XIX được gọi là Văn
học cổ. Khái niêm “cổ” rất mơ hồ không xác định được về thời gian. Cho nên
thuật ngữ văn học cổ Việt Nam đã trở nên thiếu chuẩn xác.
Ngoài hai cách gọi trên, các nhà nghiên cứu còn dùng thuật ngữ thứ ba
là Văn học cổ điển để định danh cho văn học thế kỷ X – XIX. Kể ra, thuật
ngữ “văn học cổ điển” quả đã khắc phục được tính mơ hồ, thiếu chuẩn xác về
thời gian của thuật ngữ văn học cổ. Nhưng mâu thuẫn khác lại xảy ra. Khái
niệm “cổ điển” khi đi với văn học cho phép chúng ta hiểu ít nhất hai cách.

16
Thứ nhất là, khái niệm văn học cổ điển dùng để gọi văn học thời xưa (cổ đại)
lại rơi vào tình trạng mơ hồ của khái niệm “cổ” trong thuật ngữ văn học cổ.
Thứ hai, cũng có khi người ta dùng cụm từ văn học cổ điển với nghĩa nói về
những tác phẩm mang tính điển phạm, mẫu mực như sử thi và bi kịch của Hi
Lạp, Sở từ và Đường thi của Trung Hoa Ở Việt Nam có một thời, các nhà
nghiên cứu gọi văn học giai đoạn giữa thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX là
văn học cổ điển. Muốn hội nhập thế giới, chúng ta buộc phải đổi những khái
niệm, những thuật ngữ mang quy chuẩn quốc tế. Ngoài những nghĩa trên, hai
chữ cổ điển dễ làm người ta hiểu nhầm với “chủ nghĩa cổ điển” – một trào lưu
trong lịch sử văn học châu Âu, lưu hành từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ
XVIII. Vì sự phức tạp và thiếu chuẩn xác như vậy, chúng ta không nên dùng
hai chữ “cổ điển” và định danh cho văn học Việt Nam thế kỷ X- XIX.

Xã hội loài người được chia làm bốn thời kì phát triển, tương ứng với
bốn hình thái xã hội. Đó là các hình thái xã hội: nguyên thủy, chiếm hữu nô
lệ, phong kiến, tư sản – vô sản. Thời nguyên thủy, về cơ bản chưa có văn học
nghệ thuật theo đúng nghĩa của nó. Tương ứng với ba thời kỳ còn lại là ba
nền văn học: cổ đại, trung đại, cận – hiện đại. Các thuật ngữ văn học cổ đại,
trung đại, cận – hiện đại chỉ nhằm khu biệt từng giai đoạn phát triển văn học
của xã hội loài người chứ không hề khẳng định hay phủ định một giai cấp,
một tập đoàn hoặc một các nhân nào. Dùng những thuật ngữ trên sẽ tránh
đựợc sự hiểu nhầm và định kiến của con người, khiến ta khách quan hơn khi
nhìn nhận một thời kỳ văn học.
Văn học Việt Nam thế kỷ X – XIX tồn tại tương ứng với thời kỳ ra đời
và phát triển các chế độ xã hội phong kiến Việt Nam. Bởi vậy ta có thể định
danh văn học Việt Nam thế kỷ X – XIX là văn học trung đại.
1.2.2. Một số đặc trưng thi pháp văn học trung Đại Việt Nam
1.2.2.1. Hệ thống ước lệ thẩm mĩ cổ điển
- Ước lệ, một đặc trưng thi pháp

17
Văn học trung đại, ước lệ được nhà văn sử dụng triệt để, nghiêm túc và
phổ biến. Các nhà văn bao giờ cũng cảm thụ và diễn đạt thế giới bằng hệ thống
nghệ thuật ước lệ. Ước lệ đã trở thành một đặc trưng thi pháp của văn học.
Đặc trưng thi pháp này hình thành từ bối cảnh lịch sử xã hội phong
kiến và cảm qua thẩm mĩ của tầng lớp nghệ sĩ Hán học.
Xã hội phong kiến là một xã hội đẳng cấp, lắm nghi thức công thức. Xã
hội bị lễ nghĩa trói buộc, nên văn chương tất phải ước lệ. Tầng lớp nho học
xem sách xưa, lời nói của thánh hiền, người trước là chuẩn mực thì văn
chương không thể không đạt đến những mẫu mực về bút pháp, dùng từ, xây
dựng hình ảnh, hình tượng, sử dụng điển tích điển cố… Với các nhà văn thời
này văn chương phải “Văn dĩ tải đạo”, “Thi dĩ ngôn chí”, sáng tác văn học là
hình thức trước thư lập ngôn, nên văn chương ước lệ mới đẹp mới sang trọng.

Trong tác phẩm, nhà văn càng sử dụng nhiều nghệ thuật ước lệ chừng nào thì
càng uyên bác, càng đẹp.
- Ước lệ bao gồm ba tính chất: Tính uyên bác và cách điệu hóa, tính
sùng cổ, tính phi ngã.
+ Tính uyên bác và cách điệu hóa
Không phải ngẫu nhiên văn học chính thống thời phong kiến được
mệnh danh là văn chương bác học. Gọi như thế văn chương mang trong mình
nó tính bác học. Người sáng tác phải bác học và người tiếp nhận cũng bác
học. Bởi đây là loại văn chương phòng khách, “trà dư, tửu hậu”.
Văn chương chính thống thời phong kiến mang tính quy phạm từ góc
độ sáng tác đến thưởng thức, giới văn học hẹp chỉ quanh quẩn trong lớp trí
thức Hán học tài hoa, tao nhân mặc khách. Trường hợp Nguyễn Khuyến và
Dương Khuê là một thí dụ tiêu biểu. Độc giả của Nguyễn Khuyến là Dương
Khuê, nên khi bạn văn mất, nhà thơ như muốn gác bút:
Thơ muốn viết đắn đo chẳng viết
Viết đưa ai, ai biết mà đưa?

18
Sáng tác trong môi trường ấy, tất nhiên uyên bác có ý nghĩa thẩm mĩ.
Người sáng tác cũng như người tiếp nhận đều phải thông thuộc kinh sử, phải có
vốn thi liệu, văn liệu. Văn chương càng có tính uyên bác càng có tính hấp dẫn,
có tính nghệ thuật cao. Văn chương của tao nhân mặc khách, nên có khuynh
hướng lí tưởng hóa, “văn chương hóa”, các nhà văn thời ấy muốn tạo ra một thế
giới nghệ thuật riêng khác với thế giới đời thường. Cho nên thế giới nghệ thuật
của các trang văn thời này luôn được các nhà văn cách điệu hóa cao độ. Hình
tượng nghệ thuật càng cách điệu hóa càng đẹp. Quan niệm này đã làm nảy sinh
thái độ xem thường văn xuôi. Trong cái nhìn của các nhà văn và độc giả văn học
thời phong kiến, văn xuôi gần với đời sống thực tại, ít được cách điệu hóa, thơ
mới là thứ ngôn ngữ giàu tính cách điệu. Con người trong văn chương phải đẹp
một cách lí tưởng: tóc mây, mày liễu, mặt hoa, tay tiên, gót sen, vóc hạc…Cử

chỉ, đi đứng, ăn nói tựa như đang sống trong thế giới của nghệ thuật sân khấu:
Hài văn lần bước dặm xanh,
Một vùng như thể cây quỳnh cành dao.
Chàng Vương quen mặt ra chào,
Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa.
(Nguyễn Du)
Tạo vật thiên nhiên đi vào văn chương cũng phải thật sang quý và đẹp
như: tùng, cúc, trúc, mai
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
(Bà Huyện Thanh Quan)
Nhìn chung, văn chương thời ấy không chú ý tả thực. Tả thực nếu có,
chỉ dùng cho những nhân vật phản diện phàm tục như Mã Giám Sinh, Sở
Khanh, Tú Bà…
Thoắt trông nhờn nhợt màu da
Ăn chi cao lớn đẫy đà làm sao?
(Nguyễn Du)

19
Thời bấy giờ người ta quan niệm con người không hoàn thiện, hoàn mĩ
bằng tạo hóa, không tài hoa bằng hóa công. Vì thế, những gì cần lí tưởng hóa
đều phải được so sánh với thiên nhiên, thiên nhiên trở thành chuẩn mực cho
cái đẹp của con người. Còn những tiểu nhân chỉ có thể so sánh với xác của
chúng, mới tả thực.
+ Tính sùng cổ
Do quan niệm thời gian phi tuyến tính, nên trong văn chương cổ của
dân tộc ta, các nhà văn luôn có xu hướng tìm về quá khứ. Họ lấy quá khứ làm
chuẩn mực cho cái đẹp, lẽ phải, đạo đức. Với họ thời đại hoàng kim không có
trong thực tại mà chỉ có vào thời Nghiêu, Thuấn. Người anh hùng nghĩa sĩ lí
tưởng là Kỉ Tín, Do Vu. Chân lí quá khứ là chân lí có sức sáng tỏa muôn đời.

Vì thế văn chương thường lấy tiền đề là lí lẽ và kinh nghiệm của cổ nhân, của
lịch sử xa xưa. Văn học vì vậy mà đầy rẫy những điển tích, điển cố. Mẫu mực
của văn chương cũng như vậy. Thơ ca không ai có thể vượt qua những thi
thánh, thi thần như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị… Chính vì vậy, các nhà
văn đời sau thường “tập cổ” vay mượn văn liệu, thi tứ, hình ảnh nghệ thuật
của các nhà thơ, nhà văn đời trước mà không bị đánh giá là “Đạo văn”.
Ngược lại, họ được đánh giá là một cây bút đạo đức, sang trọng; tác phẩm của
họ rất giàu giá trị.
+ Tính phi ngã
Thời phong kiến, ý thức cá nhân chưa có điều kiện phát triển. Con người
chưa bao giờ “sống là mình”. Con người chỉ sống với không gian mà không
sống cùng thời gian. Con người được nhìn nhận, đánh giá trên cơ sở của tầng
lớp, giai cấp, dòng tộc, địa vị xã hội. Con người chỉ phân thành hai loại: quân tử
và tiểu nhân. Trong cuộc sống cũng như trong văn chương, yêu đương tự do khó
có thể chấp nhận và không bao giờ đạt đựợc hạnh phúc. Hôn nhân trên cơ sở
đẳng cấp, môn đăng hộ đối. Người có văn hóa giáo dục là người biết kắc kỉ, biết
nhún mình, thu mình lại, hạ thấp cái tôi cá nhân của mình.

20
Chính điều kiện xã hội ấy đã sinh ra hệ thống ước lệ trong văn chương,
một ước lệ nghệ thuật có tính phi ngã. Nhà văn cảm thụ và diễn tả thiên nhiên
không bằng cái nhìn hữu ngã và bằng ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu do cá nhân
mình sáng tạo.
Trang vẽ, thơ vịnh đều có sự quy định theo một công thức nhất định: tứ
quý, tứ linh…Tạo vật thì phải là xuân lan, thu cúc, hoa điểu, tùng hạc; con
người thì ngư tiều canh mục. buổi chiều phải có chim bay về tổ, mục đồng
thổi sáo réo rắc ngồi trên mình trâu về thôn xa, người lữ thứ bước vội trên
đường, chùa xa chuông ngân …cảnh trăng khuya thì có thuyền gối bãi, thuyền
chở trăng, đêm thì có tiếng dế nỉ non…
Truyện luôn có nhân vật giai nhân tài tử, trai anh hùng gặp gái thuyền

quyên. Cô gái luôn được miêu tả mặt hoa, da phấn, lưng ong, gót sen; anh
hùng đấng trượng phu, bậc quân tử được ví như cây tùng, cây bách nơi chốn
lâm tuyền, sẽ làm rường cột cho quốc gia. Cốt truyện thì theo một công thức
định sẵn như: gặp gỡ, ly tán, đoàn viên…
Thơ phải cách luật. Luật phối thanh bằng trắc của thơ phú cũng quy
định nghiêm ngặt, chăt chẽ, khiến cho người làm thơ phải diễn tả thế giới
bằng thính giác có tính “phi ngã” của cộng đồng tao nhân mặc khách. Bố cục
thơ cũng định sẵn, bất di bất dịch. Ngay cả tiêu đề thơ cũng quanh quẩn: ngôn
hoài, thuật hoài, ngôn chí…
Người viết văn làm thơ có một kho điển cố, kho thi liệu, văn liệu
chung. Tất cả là những hình ảnh, những ngôn từ ước lệ, phi ngã.
Tuy nhiên, nói văn học trung đại có tính phi ngã không có nghĩa trong
tác phẩm văn chương không có dấu ấn bản ngã của người nghệ sĩ. Bởi lao
động nghệ thuật là một hoạt động sáng tạo, văn học chân chính không chấp
nhận công thức, phi ngã. Trong văn học thời trung đại của dân tộc ta, các cây
bút lớn đều khẳng định tư tưởng, cá tính và tài nghệ độc đáo của họ. Tiến
trình văn học đã khẳng định điều đó. Chúng ta không thể phủ nhận cá tính

×