Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

KHỦNG HOẢNG KINH TẾ VÀ SỰ LIÊN HỆ CỦA NÓ ĐỐI VỚI CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.3 KB, 16 trang )

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN

NGUYÊN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN 2

TÊN ĐỀ TÀI : KHỦNG HOẢNG KINH TẾ VÀ SỰ LIÊN HỆ CỦA NÓ
ĐỐI VỚI CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................3
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................... 4
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................... 5
PHẦN NỘI DUNG...........................................................................................................7
I. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ CỦA KHỦNG HỒNG KINH TẾ. . .7
1.Khủng hoảng kinh tế là gì?...........................................................................................7
2.Ngun nhân của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản.................................8
3.Hậu quả của khủng hoảng kinh tế................................................................................9
II.TÍNH CHU KỲ CỦA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ................................................12
III.NHỮNG BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ....................13
IV.LIÊN HỆ CỦA NÓ ĐỐI VỚI CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ
GIỚI HIỆN NAY............................................................................................................15
1.Biến chuyển thời đại: Liên hệ với cuộc khủng hoảng đại dịch corona......................15
2.Ảnh hưởng đến thanh thế những thành phần dân túy trong chính phủ...................17
3.Một đại dịch xuyên biên giới – thiếu sự một sự phối hợp tồn cầu............................18
4.Đẩy nhanh q trình phi tồn cầu hóa, sự phân cơng lao động tồn cầu có thể bị
phá vỡ thành các khối kinh tế cạnh tranh nhau............................................................18
5.Khác với năm 2008, đại dịch Corona thiếu đi phản ứng có sự phối hợp của hai mươi
nền kinh tế lớn nhất........................................................................................................19
PHẦN KẾT LUẬN.........................................................................................................20
TÀI LIỆU KHAM KHẢO.............................................................................................21



PHẦN NỘI DUNG
I.

PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ CỦA KHỦNG HỒNG KINH TẾ
1. Khủng hoảng kinh tế là gì?
Trong sản xuất hàng hoá giản đơn, việc phát triển tiền tệ làm phương tiện thanh

toán đã làm tăng khả năng xảy ra khủng hoảng kinh tế. Trong chủ nghĩa tư bản, khi nền
sản xuất được xã hội hóa cao thì khủng hoảng kinh tế sẽ trở thành hiện thực. Hình thức
khủng hoảng kinh tế đầu tiên và phổ biến nhất trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là
“sản xuất thừa”. Cuộc khủng hoảng đã dẫn đến việc tiêu thụ hàng hóa chậm lại, sản xuất
bị thu hẹp, nhiều doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn và phá sản, cơng nhân thất
nghiệp và thị trường hỗn loạn. Hàng hoá thặng dư khơng liên quan gì đến nhu cầu xã hội,
mà chỉ là “thặng dư” so với sức mua có hạn của nhân dân lao động. Có thể thấy khủng
hoảng kinh tế là một thuật ngữ đã xuất hiện từ rất lâu trong quá trình phát triển kinh tế.
Vậy thực chất khủng hoảng kinh tế là theo học thuyết kinh tế của C. Mác thì: Khủng
hoảng kinh tế là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng hơn cả suy thối
trong chu kỳ kinh tế.
Ngồi ra, trong học thuyết kinh tế chính trị của Mác-Lênin, khủng hoảng kinh tế
dùng để chỉ thời kỳ kinh tế chuyển đổi nhanh chóng sang thời kỳ suy thối kinh tế.
Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng ta phải nhìn vào thuật ngữ “suy thối kinh tế”.
Theo kinh tế vĩ mơ định nghĩa suy thoái kinh tế là sự sụt giảm GDP (Tổng sản phẩm
quốc nội) thực tế trong hai quý liên tiếp trở lên trong vịng một năm, hay nói cách khác
tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tục trong hai quý tiếp theo. Theo Cục Nghiên cứu Kinh
tế Quốc gia, suy thoái kinh tế là sự suy giảm hoạt động kinh tế quốc gia kéo dài trong
nhiều tháng.
Từ đó chúng ta có thể thấy rằng suy thối kinh tế là sự giảm sút của tất cả các hoạt
động kinh tế bao gồm việc làm, đầu tư và lợi nhuận của cơng ty. Suy thối kinh tế dẫn
đến giảm phát (giá cả giảm) và lạm phát (giá cả tăng nhanh)

Tóm lại:


Một cuộc suy thối trầm trọng và lâu dài được gọi là khủng hoảng kinh tế.




Khủng hoảng kinh tế đề cập đến sự sụp đổ tạm thời của quá trình tái sản xuất.



Cuộc khủng hoảng kinh tế càng làm gia tăng mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội,

đồng thời khởi động lại quá trình tích lũy tư bản mới.
2. Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản:
Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt nguồn từ chính mâu
thuẫn cở bản của chủ nghĩa tư bản. Đó là mâu thuẫn giữa trình độ xã hội hố cao của lực
lượng sản xuất với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chủ yếu
cua xã hội.
Mâu thuẫn này biểu hiện ra thành các mâu thuẫn sau:


Mâu thuẫn giữa tính tổ chức, tính kế hoạch trong từng xí nghiệp rất chặt chẽ và

khoa học với khuynh hướng tự phát vơ chính phủ trong tồn xã hội.
Trong từng xí nghiệp, lao động của cơng nhân được tổ chức và phục tùng ý chí
duy nhất của nhà tư bản. Còn trong xã hội, do dựa trên chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về
tư liệu sản xuất, trạng thái vơ chính phủ bao trùm tất cả.
Các nhà tư bản tiến hành sản xuất mà không nắm được nhu cầu của xã hội, quan

hệ giữa cung và cầu bị rối loạn, quan hệ tỉ lệ giữa các ngành sản xuất bị phá hoại nghiêm
trọng đến một mức độ nào đó thì nổ ra khủng hoảng kinh tế.


Mâu thuẫn giữa khuynh hướng tích luỹ, mở rộng khơng có giới hạn của tư bản với

sức mua ngày càng co hẹp của quần chúng do bị bần cùng hoá.
Để theo đuổi lợi nhuận siêu ngạch, các nhà tư bản phải ra sức mở rộng sản xuất,
cải tiến kĩ thuật, cạnh tranh gay gắt.
Q trình đó cũng là q trình bần cùng hố nhân dân lao động, làm giảm bớt một
cách tương đối sức mua của quần chúng, làm cho sức mua lạc hậu so với sự phát triển
của sản xuất.
Cung và cầu trong xã hội mất cân đối nghiêm trọng, dẫn đến khủng hoảng thừa
hàng hóa trên thị trường.


Mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư bản và giai cấp lao động làm thuê.


Đặc điểm của chủ nghĩa tư bản là hai yếu tố của sản xuất tách rời nhau: tư liệu sản
xuất tách rời người trực tiếp sản xuất. Sự tách rời đó biểu hiện rõ nhất trong khủng hoảng
kinh tế.
Trong khi tư liệu sản xuất bị xếp lại, han rỉ, mục nát thì người lao động lại khơng
có việc làm. Một khi tư liệu sản xuất và sức lao động không kết hợp được với nhau thì
guồng máy sản xuất tư bản chủ nghĩa tất nhiên bị tê liệt.
3. Hậu quả của khủng hoảng kinh tế
Khủng hoảng kinh tế xảy ra là lúc mâu thuẫn bùng nổ, LLSX nổi dậy chống lại
quân hệ sản xuất TBCN. Tuy nhiên khủng hoảng chỉ giải quyết mâu thuẫn tạm thời bởi
nó chỉ có tác dụng cân bằng sản xuất trong phạm vi giới hạn của nó, và mặt khác nó cũng
chưa đủ mạnh mẽ để giải quyết tận gốc mâu thuẫn đã ngấm sâu vào máu thịt CNTB.

Khủng hoảng chỉ như con sóng ập đến làm lắng đọng mâu thuẫn tạm thời rồi từ từ đi, ra
xa và lặng lẽ chờ một cơ hội khác lại ập đến. “Cơn sóng” khủng hoảng mỗi lần rút ra xa
lại để lại những hậu quả to lớn của nó với nền sản xuất TBXH nói riêng và thế giới nói
chung.
Hậu quả ln được nhắc tới đầu tiên có thể tận mắt thấy được và khơng thiếu trong
bất cứ cuộc khủng hoảng nào, đó là việc phá hoại lực lượng sản xuất và làm rối loạn lĩnh
vực lưu thông.
Mỗi khi khủng hoảng kinh tế đi qua người ta lại đưa ra những con số thống kê về
sự tàn phá kinh hồng của nó.
Khủng hoảng năm 1929 – 1933 là một ví dụ rõ nét nhất mà mỗi lần nhắc lại người
ta cịn thấy sợ: 13 vạn cơng ty phá sản, sản lượng thép sụt 76%, sản lượng sắt sụt 19.4%,
sản lượng ô tô sụt 80%. Trong khi nhân dân lao động đang thiếu thốn nghèo đói, bọn chủ
tư bản đã phá hủy một khối lượng khổng lồ các phương tiện sản xuất và hàng hóa tiêu
dùng.
Năm 1931, ở Mĩ người ta đã phá hủy những lị cao có thể sản xuất ra 1 triệu tấn
thép trong 1 năm, đánh đắm 124 tàu biển, phá bỏ 1/4 diện tích trồng bông, giết và không


sử dụng 6,4 triệu con lợn. Còn ở Braxin năm 1933: 22 triệu bao cà phê bị liệng xuống
biển,…
Hậu quả thứ 2 của khủng hoảng gây ra là đẩy nhanh q trình tích tụ và tập trung
TB là điều kiện dẫn tới sự xuất hiện của độc quyền.
Khủng hoảng cùng sự phá sản của các nhà tư bản nhỏ là sự lớn mạnh của các công
ty khổng lồ. Với khả năng tài chính vững vàng và cánh tay quyền lực vươn xa các nhà
TB lớn đã chiếm được nhiều món lợi trong thời kỳ này. Việc phá sản và sát nhập của các
liên doanh, tập đồn, cơng ty đã làm cho sự tập trung tư bản ngày càng cao.
Nếu như trước khủng hoảng 29-33 Mĩ chỉ có 49 xí nghiệp có qui mơ từ một vạn
người trở lên thì sau khủng hoảng con số này đã lên tới 343. Cũng ở Mĩ, đầu thế kỉ 20 chỉ
có một cơng ty có số vốn 1 tỷ USD thì đến đầu 1950 là 2 cơng ty, năm 1974 có 24 trong
số 49 cơng ty quốc tế có số vốn 59 tỷ. Lợi nhuận của 500 tổ chức siêu độc quyền của Mĩ

năm 1972 là 27,8 tỷ USD, năm 1973 là 38,7 tỷ USD cịn năm 1974 là năm khủng hoảng
thì đã lên tới 43,6 tỷ USD. Tỷ suất lợi nhuận 12 công ty toán cầu của Mĩ tăng từ 11%
năm 1970 sau khủng hoảng là 41% (năm 1975).
Tuy nhiên cùng với quá trình tích tụ và tập trung tư bản là việc gia tăng khoảng
cách giàu nghèo ngày càng lớn và mâu thuẫn giữa TB và người lao động ngày càng tăng.
Đó là hậu quả thứ 3 của khủng hoảng.
Một khi mà tư liệu sản xuất tập trung hết vào tay các ơng chủ tư bản thì việc bóc
lột và bần cùng hóa cơng nhân càng diễn ra ráo riết hơn, mạnh mẽ hơn. Theo số liệu
thống kê chưa đầy đủ thì 75% GDP toàn cầu nằm trong 20% dân số thuộc nhóm giàu cịn
20% dân số thuộc nhóm nghèo chỉ có 1,5% GDP tồn cầu. Hiện nay con số đó có thể
hơn. Trong khi có hàng nghìn người đang chịu cảnh đói rét thì các cơng chủ tư bản lại có
thể chi cho những khoản ăn chơi tốn kém khơng có mục đích với chi phí lên tới hàng
triệu USD. Thực tế ở các nước tư bản lớn cho thấy trung bình một ngày nhà tư bản có thể
kiếm được trên dưới 1 triệu USD thì cơng nhân nghèo chỉ có thể kiếm được xấp xỉ 2
USD. Khoảng cách chênh lệch q lớn ấy dường như khơng thể xóa và nó tạo điều kiện
mạnh mẽ cho hậu quả cuối cùng của các cuộc khủng hoảng diễn ra nhanh chóng hơn.


Hậu quả cuối cùng là làm cho mâu thuẫn cơ bản của TBCN ngày càng gay gắt
hơn. Trong khi lực lượng sản xuất ngày càng mang tính xã hội thì quan hệ sản xuất vẫn
không thay đổi, vẫn là quan hệ chiếm hữu tư liệu sản xuất. Khi khủng hoảng xảy ra đông
đảo quần chúng nhân dân lao động càng điêu đứng, càng có ý thức đấu tranh để thốt
nghèo khổ và đó là tiêu diệt chế độ TB. Cịn giai cấp TB và nhà nước tư bản thì lại bất
lực trước những tai họa mà do mình tạo ra. Vì vậy khủng hoảng làm cho đấu tranh giai
cấp diễn ra mạnh mẽ hơn. Mặt khác khủng hoảng lại đem đến sự tập trung tư liệu sản
xuất vào tay tư bản càng cao nên càng tăng thêm sự đối lập lợi ích. Chủ tư bản có càng
nhiều thì quần chúng càng có ít, càng làm lên chênh lệch to lớn trong xã hội.
II.

TÍNH CHU KỲ CỦA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ

Khủng hoảng kinh tế xuất hiện làm cho quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa mang

tính chu kỳ. Chu kỳ kinh tế của chủ nghĩa tư bản là khoảng thời gian nền kinh tế tư bản
chủ nghĩa vận động từ đầu cuộc khủng hoảng này đến đầu cuộc khủng hoảng sau.
Chu kỳ kinh tế gồm bốn giai đoạn: khủng hoảng, tiêu điều, phục hồi và hưng


thịnh.

Khủng hoảng: là giai đoạn khởi điểm của chu kỳ kinh tế mới. Ở giai đoạn này,
hàng hoá ế thừa, ứ đọng, giá cả giảm mạnh, sản xuất đình trệ, xí nghiệp đóng cửa, cơng
nhân thất nghiệp hàng loạt, tiền công hạ xuống. Tư bản mất khả năng thanh toán các
khoản nợ, phá sản, lực lượng sản xuất bị phá hoại nghiêm trọng. Đây là giai đoạn mà các
mâu thuẫn biểu hiện dưới hình thức xung đột dữ dội.
- Tiêu điều: đặc điểm ở giai đoạn này là sản xuất ở trạng thái trì trệ, khơng cịn tiếp
tục đi xuống nhưng cũng khơng tăng lên, thương nghiệp vẫn đình đốn, hàng hóa được
đem bán hạ giá, tư bản để rỗi nhiều vì khơng có nơi đầu tư. Trong giai đoạn này, để thốt
khỏi tình trạng bế tắc, các nhà tư bản còn trả lại được tìm cách giảm chi phí bằng cách hạ
thấp tiền cơng, tăng cường độ và thời gian lao động của công nhân, đổi mới tư bản cố
định làm cho sản xuất vẫn cịn có lời trong tình hình hạ giá. Việc đổi mới tư bản cố định
làm tăng nhu cầu về tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, tạo điều kiện cho sự phục hồi
chung của nền kinh tế.


- Phục hồi: là giai đoạn mà các xí nghiệp được khôi phục và mở rộng sản xuất.
Công nhân lại được thu hút vào làm việc; mức sản xuất đạt đến quy mô cũ, vật giá tăng
lên, lợi nhuận của tư bản do đó cũng tăng lên.
- Hưng thịnh: là giai đoạn sản xuất phát triển vượt quá điểm cao nhất mà chu kỳ
trước đã đạt được. Nhu cầu và khả năng tiêu thụ hàng hố tăng, xí nghiệp được mở rộng
và xây dựng thêm. Nhu cầu tín dụng tăng, ngân hàng tung tiền cho vay, năng lực sản xuất

lại vượt quá sức mua của xã hội. Do đó, lại tạo điều kiện cho một cuộc khủng hoảng kinh
tế mới.
Trong chủ nghĩa tư bản hiện nay, khủng hoảng kinh tế vẫn khơng tránh khỏi, nhưng
có sự can thiệp tích cực của nhà nước tư sản vào quá trình kinh tế. Sự cần thiết này mặc
dù không triệt tiêu được khủng hoảng và chu kỳ trong nền kinh tế nhưng đã làm cho tác
động phá hoại của khủng hoảng bị hạn chế bớt.
III.

NHỮNG BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ:
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay được coi là cuộc khủng hoảng trầm

trọng nhất từ trước tới nay . Khơng có quốc gia nào thốt khỏi cuộc khủng hoảng, mặc
dù tác động đối với từng nước có thể khác nhau , xét về mức độ trầm trọng trong việc sụt
giảm sản lượng , công ăn việc làm và của cải vật chất . Để có thể khơi phục lại nền kinh
tế mỗi quốc gia nói riêng cũng như giữ cho nền kinh tế thế giới nói chung có thể phục hồi
và phát triển trở lại , mỗi quốc gia đều có những chính sách và đường lối kinh tế khác
nhau , sử dụng các nguồn lực đất nước một cách triệt để . Có những biện pháp khắc phục
khủng hoảng kinh tế như sau :
- Thứ nhất, tiếp tục thực hiện các nhóm giải pháp chống lạm phát, nhất là tiếp tục
chíánh sách tiền tệ chặt chẽ nhưng linh hoạt, thận trọng theo cơ chế thị trường (không đưa
các giải pháp sốc). Sử dụng hiệu quả các công cụ tiền tệ với việc điều chỉnh linh hoạt
theo diễn biến của thị trường như: tỷ giá, lãi suất, hạn mức tín dụng… Trước mắt hạ lãi
suất xuống một cách phù hợp theo tín hiệu thị trường. Xử lý nợ xấu của các ngân hàng
thương mại, bảo đảm các khoản nợ này ở mức an tồn. Rà sốt và kiểm soát chặt chẽ các
khoản vay kinh doanh bất động sản và chứng khoán. Bên cạnh đổi mới và cơ cấu lại hệ


thống ngân hàng, cần đổi mới quản trị nội bộ ngân hàng nhằm lành mạnh hoá hệ thống
này tránh tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới.
- Thứ hai, tăng cường sự giám sát của Chính phủ đối với hệ thống tài chính, ngân

hàng và thị trường chứng khốn. Rà sốt lại và lành mạnh hóa hệ thống tài chính, ngân
hàng. Rà sốt lại các ngân hàng cho vay nhiều vào khu vực bất động sản và các dự án có
tính rủi ro cao. Kiểm tra chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là
tín dụng dành cho các lĩnh vực nhiều rủi ro như bất động sản, chứng khoán. Xây dựng hệ
thống cảnh báo sớm với các tiêu chí cụ thể để có phương án, giải pháp dự phòng đối với
biến động xấu từ hệ thống ngân hàng, tài chính.
- Thứ ba, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, có chính sách hỗ trợ nơng nghiệp khắc
phục hậu quả bão lụt, hỗ trợ người dân sản xuất lương thực, thực phẩm và người dân
nghèo vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện thuận lợi đến các doanh nghiệp làm ăn có hiệu
quả. Có chính sách miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp
vừa và nhỏ, giảm tiến độ thu thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng
hàng nhập khẩu trong trường hợp lạm phát cao và suy thối kinh tế. Tập trung tháo gỡ
khó khăn, tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh trong các tháng cuối
năm.
- Thứ tư, tiếp tục các chính sách về chặt chẽ chi tiêu Chính phủ và đầu tư khu vực
công nhằm tránh xảy ra nguy cơ thâm hụt ngân sách. Việc thắt chặt chi tiêu Chính phủ và
chuyển các khoản đầu tư công sang cho khu vực tư nhân sẽ góp phần vào việc giảm thuế
cho khu vực doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Các doanh nghiệp sẽ có thêm được
nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh và thị trường. Đẩy mạnh đầu tư cho các dự án
cơ sở hạ tầng, hạ tầng kỹ thuật lớn, quan trọng mà trong các thời điểm trước đây chưa có
điều kiện đầu tư thì nay đầu tư để kích thích kinh tế phát triển.
- Thứ năm, cải cách và tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục hành chính, về giải phóng
mặt bằng, phê duyệt dự án và về giải ngân để tạo điều kiện các dự án, chương trình được
triển khai nhanh, đặc biệt là đối với các công ty xây dựng. Đối kinh doanh bất động sản
thì bên cạnh đẩy mạnh và khuyến khích đầu tư và xây dựng nhà giá rẻ cho người nghèo,
các đối tượng chính sách, nhà ở cho người lao động ở các khu kinh tế, khu công nghiệp


tập trung, nhà ở cho sinh viên, học sinh, cần hạn chế và đánh thuế cao vào các trường hợp
đầu cơ bất động sản.

- Thứ sáu, đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, để tránh bớt tác động từ việc giảm
nhập khẩu của Mỹ và một số nước chịu nhiều tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính, tín
dụng thế giới và tăng cường các thị trường mới, chuyển hướng tới mở rộng thị trường
trong nước. Áp dụng các biện pháp chính sách để khuyến khích phát triển sản xuất hàng
xuất khẩu, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu và giảm bớt nhập siêu. Thực hiện chế độ tỷ
giá linh hoạt hỗ trợ xuất khẩu và tăng mức tín dụng ưu đãi cho sản xuất hàng xuất
khẩu.Tăng cường và đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, nhất là trong các khâu
thu mua nguyên liệu nông sản bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa phát triển vùng sản xuất
nguyên liệu với công nghiệp chế biến và xuất khẩu, phát triển hệ thống phân phối các vật
tư quan trọng và hệ thống bán lẻ, nâng cao chất lượng dịch vụ và bảo đảm vệ sinh an toàn
thực phẩm.
- Thứ bảy, theo dõi chặt chẽ các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta, tiếp tục
cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh cơng tác xúc tiến đầu tư nước ngồi, trong đó theo
dõi việc triển khai các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Mỹ và các nước Châu Âu để
có thể hỗ trợ khi cần thiết.
- Thứ tám, tổ chức, điều hành và giám sát tốt việc bảo đảm sự thông suốt của cơ sở
bán lẻ trong nước, không gây đầu cơ, ách tắc, khan hiếm hàng hố. Đồng thời khuyến
khích tiêu dùng hợp lý và nâng lương tối thiểu sớm cho cán bộ, công chức nhà nước và
cơng nhân ở các doanh nghiệp.
- Thứ chín, tăng cường công tác thông tin, quan hệ công chúng. Bám sát thường
xun, cập nhật thơng tin trong và ngồi nước để có đánh giá đúng diễn biến tình hình;
qua đó có được phản ứng chính sách thích hợp và kịp thời nhất.


IV.

LIÊN HỆ CỦA NÓ ĐỐI VỚI CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ

GIỚI HIỆN NAY
1. Biến chuyển thời đại: Liên hệ với cuộc khủng hoảng đại dịch corona.

Không ai biết dịch sẽ kéo dài bao lâu, có bao nhiêu người sẽ bị nhiễm và bao nhiêu
mạng sống bị lấy đi. Nhưng bây giờ có thể nhận thấy hậu quả kinh tế và chính trị của
cuộc khủng hoảng của cuộc khủng hoảng Corona. Các biện pháp hạn chế đại dịch đang
làm gián đoạn các sự kiện công cộng trên khắp thế giới đất. Bắt đầu từ Trung Quốc, hoạt
động sản xuất ngày càng trở nên trì trệ. Sự gián đoạn của chuỗi cung ứng tồn cầu. Người
ta khơng cần phải suy nghĩ gì nhiều cũng thấy rằng một làn sóng phá sản sẽ ập đến trong
nhiều ngành công nghiệp vốn được bố trí nguồn lực rất chặt chẽ. Trong những ngày qua,
các phương tiện truyền thông đăng tải rất nhiều các tin tức về mua hàng hóa để tích trữ.
Sau khi có những thiếu hụt bên cung thì tiêu dùng cũng giảm sút. Những biến động này
có thể sẽ làm cho các nền kinh tế châu Âu vốn đang có xu hướng yếu bị rơi vào trì trệ.
Trước lúc người dân có thể cảm nhận được tồn bộ ảnh hưởng của đại dịch tại các
nước đang phát triển, những tác động kinh tế đã là rất ghê gớm. Các chính sách phong tỏa
từng địa phương ảnh hưởng trực tiếp đến hàng triệu lao động ở Pakistan, Ấn Độ,
Bangladesh, Indonesia và Thái Lan, khiến họ khơng cịn cách nào khác là trở về đất nước
nơi xuất xứ của họ để tiếp tục sinh sống và khi di chuyển như vậy đồng nghĩa nguy cơ lây
lan virus đến những nơi xa xôi nhất và nghèo khổ nhất cũng tăng lên. Trong khi đó, nhu
cầu tiêu dùng giảm mạnh đã dẫn đến việc các nhãn hàng toàn cầu hủy đơn đặt hàng, gây
thiệt hại cho các nước sản xuất hàng dệt may chính như Bangladesh hay Ấn Độ. Việc hạn
chế đi lại tại địa phương hay tạm ngưng các hoạt động mạng lưới cảng và logistics then
chốt ở Trung Quốc tạo các hiệu ứng dây chuyền qua các chuỗi cung ứng toàn cầu. Nguồn
cung ứng nguyên vật liệu bị cắt, các nhà sản xuất ở Malaysia hay Hàn Quốc cân nhắc
phải ngưng sản xuất và sa thải đa số nguồn lao động. Thương mại qua biên giới phải chịu
tác động tiêu cực trực tiếp là giữa Myanmar và Trung Quốc. Ngành du lịch vốn là thế
mạnh phát triển nhất ở Thái Lan, Philippines và Indonesia cũng sụt giảm mạnh.


Sự giảm sút đột ngột nhu cầu hàng hóa của Trung Quốc đã gây ra những tác động
xấu đến các thị trường nguyên liệu, làm tổn hại các nước xuất khẩu dầu cọ như Malaysia
và Indonesia. Các nước có ngành xuất khẩu hàng hóa thương mại mạnh như Mơng Cổ
vốn phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc chịu ảnh hưởng rất lớn. Sau khi Tổ chức

các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) không thỏa thuận được với Nga về việc tiêu giảm
sản lượng để giá cả ổn định, thay đổi chiến lược và bơm vào thị trường một lượng lớn
dầu thô giá rẻ là cách để giải quyết “bài tốn” của Ả-rập Xê-út. Hệ quả là giá dầu thơ rơi
xuống mức thấp kỷ lục từ trước đến nay. Điều này có thể tạo thuận lợi trước mắt cho các
ngành công nghiệp và người tiêu dùng. Tuy nhiên, những lo ngại suy thoái hay các cuộc
chiến tranh giá dầu mỏ và tình hình tồi tệ trên các thị trường tài chính khiến thị trường
chứng khốn tụt dốc theo. Tính đến nay, để có thể ngăn chặn được một cơn đột quỵ tài
chính thì tất cả các ngân hàng trung ương mới phải giải quyết một cách kiên quyết vấn đề
này.
2. Ảnh hưởng đến thanh thế những thành phần dân túy trong chính phủ.
Phạm vi cuộc khủng hoảng khơng chỉ giới hạn trong lĩnh vực kinh tế. Khả năng
của các quốc gia tự mình hoặc phối hợp bảo vệ tính mạng và cả cuộc sống của cơng dân
mình cũng được đặt lên bàn cân thử thách. Trong các chế độ độc đoán trên lục địa Á-Âu,
vấn đề lớn ở đây là tính chính danh của những ơng lớn mà địi hỏi quyền lực của họ dựa
trên cam kết “tôi sẽ bảo vệ các bạn”. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nắm rõ điều đó
và tiến hành những biện pháp khắt khe để kìm hãm sự lây lan của virus, bất chấp mọi chi
phí. Trái lại, những người đứng đầu như ông ở Thái Lan, Philippines và Braxin lại rất
xem nhẹ việc kiểm soát dịch bệnh và kết quả đang bị chính những người dân cơng kích.
Trong khi quyền lực được nêu ra qua việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp cũng có thể được
sử dụng để ngăn chặn sự bất đồng trong cơng chúng. Và khơng ai có thể nói trước rằng
các biện pháp nghiêm khắc áp dụng lúc này sẽ được dỡ bỏ hậu khủng hoảng? Trong
những thời kỳ khủng hoảng, mọi người có xu hướng tập hợp xung quanh người đứng
đầu. Cuộc khủng hoảng dịch corona có thể làm mất thanh thế những thành phần dân túy
trong chính phủ, nó có thể là dịp thuận lợi mà những người đối lập với họ trông đợi bấy


lâu. Trong con mắt của công dân, các nhà nước dân chủ đã mất sự kiểm soát ngay từ các
cuộc khủng hoảng năm 2008 và năm 2015. Nhiều người lo rằng liệu các nguồn lực nhà
nước có cịn đủ khả năng khắc phục các cuộc khủng hoảng lớn nữa không trong khi hàng
chục năm trước đây thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng, nhất là cắt giảm chi tiêu

cho các hệ thống y tế?
3. Một đại dịch xuyên biên giới – thiếu sự một sự phối hợp toàn cầu.
Một đại dịch xuyên biên giới đòi hỏi cấp thiết một ứng phó có sự phối hợp tồn
cầu. Nhưng cho đến nay, các quốc gia đang cố gắng tự giải cứu một mình. Ngay trong
nội bộ châu Âu cũng thiếu sự đoàn kết lẫn nhau. Đặc biệt là Italia cảm thấy bị các đối tác
bỏ rơi như đã xảy ra trong cuộc khủng hoảng đồng Euro và khủng hoảng người tị nạn.
Trung Quốc đã tận dụng một cách khéo léo sự thiếu đoàn kết của châu Âu và phái một
máy bay chở đầy các hàng hóa cứu trợ y tế sang Italia, nước đối tác của Trung Quốc
trong Chương trình „Một vành đai - một con đường”.
4. Đẩy nhanh quá trình phi tồn cầu hóa, sự phân cơng lao động tồn cầu có thể
bị phá vỡ thành các khối kinh tế cạnh tranh nhau.
Cuộc khủng hoảng cũng làm nóng lên tranh chấp bá quyền giữa Mỹ và Trung
Quốc. Từ lâu đã có một sự đồng thuận giữa hai đảng chính trị ở Washington là phải tách
nền kinh tế Mỹ ra khỏi sự dính dáng với nền kinh tế Trung Quốc để giảm đi sự cạnh tranh
giành vị trí thống sối tồn cầu mạnh lên thêm nhờ tiền và công nghệ của mình. Giờ đây,
các cơng ty có độ phủ tồn cầu phải nhanh chóng bố trí lại các chuỗi cung ứng của mình.
Liệu tất cả các tập đồn này có quay trở lại Trung Quốc khi đã qua cơn khủng hoảng này
khơng? Lúc đó thì những người đứng đầu các tập đồn sẽ phải suy đi tính lại liệu họ có
nên cố ý phớt lờ lệnh hành quân mang tính địa chính trị từ Washington hay khơng? Điều
này có thể mở ra những cơ hội lớn cho các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam hoặc Ấn
Độ.
Các công ty châu Âu sẽ tái định vị mình như thế nào sau khủng hoảng, sau khi
nhìn thấy rõ ràng cái giá phải trả khi phụ thuộc quá nhiều vào chuỗi cung ứng của Trung
Quốc? Trong cuộc tranh luận về việc có nên từ chối kéo dài nhiều tháng hay không, công


ty Trung Quốc Huawei đã tham gia mở rộng cho dù cơ sở hạ tầng 5G của Châu Âu. Do
đó, cuộc khủng hoảng Corona có thể đẩy nhanh sự phát triển vốn đã bắt đầu một thời
gian dài trước đây: đây là q trình khử tồn cầu. Tắt sự phân cơng lao động tồn cầu có
thể được chia thành các khối cạnh tranh kinh tế. Những gì đã bị từ chối trong cuộc tranh

luận về biến đổi khí hậu, thì nay trở thành thực tế đáng buồn: đó là sự trì trệ giao thơng
hàng khơng tồn cầu. Các biên giới được coi là khơng thể đóng trong thời gian xảy ra
khủng hoảng người tị nạn thì bây giờ đã bị đóng.
5. Khác với năm 2008, đại dịch Corona thiếu đi phản ứng có sự phối hợp của hai
mươi nền kinh tế lớn nhất.
Cuộc khủng hoảng toàn cầu đã nâng cao nhận thức về tồn cầu hóa “cực nhanh”.
Trong một thế giới liên kết toàn cầu, dịch bệnh xuyên biên giới với tốc độ cao nên chuỗi
cung ứng toàn cầu quá dễ bị cắt đứt. Thị trường tài chính dễ bị khủng hoảng. Những
người theo chủ nghĩa dân túy cánh hữu muốn đóng cửa biên giới và cơ lập mình với thế
giới. Nhưng đây là động thái sai lầm đối với những thách thức toàn cầu như đại dịch,
chiến tranh, dịch chuyển, thương mại và biến đổi khí hậu. Thay vào đó, mục tiêu của
chúng ta nên là ngăn chặn nguyên nhân gốc rễ của những cuộc khủng hoảng như vậy.
Muốn vậy, nó phải đặt nền kinh tế thế giới trên một nền tảng bền vững hơn.
Trong cuộc khủng hoảng coronavirus, chuỗi cung ứng toàn cầu đang tự tổ chức
lại. Chuỗi cung ứng ngắn hơn, chẳng hạn như cơ sở sản xuất của Hoa Kỳ ở Mexico hoặc
cơ sở sản xuất của Châu Âu ở Đơng Âu, có thể mang lại sự ổn định cao hơn. Châu Âu
phải khôi phục quyền tự chủ về công nghệ. Muốn vậy, chúng ta phải hợp tác chặt chẽ hơn
trong nghiên cứu và phát triển. Hệ thống tài chính tồn cầu chỉ được tổ chức với nhau
bằng băng, vì vậy cần phải có một trật tự mới. Trong hơn một thập kỷ, ngân hàng trung
ương đã khơng thể kiểm sốt xu hướng giảm phát nếu chỉ dựa vào chính sách tiền tệ.
Hiện nay, trong cuộc khủng hoảng, chính phủ các nước đã vào cuộc để giúp thực hiện các
chính sách tài khóa lỏng lẻo. Về mặt chính trị, điều này có nghĩa là quay trở lại logic của
chế độ nghị viện, nguyên tắc là: không có thuế mà khơng có đại diện. Hệ thống tài chính
một lần nữa phải được đặt dưới sự kiểm sốt dân chủ.


PHẦN KẾT LUẬN
Sự phụ thuộc lẫn nhau quá mức có thể gây ra xung đột. Những xung đột này phải
được giải quyết thông qua các chuẩn mực quốc tế và hợp tác đa phương. Nhưng không
giống như cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, 20 nền kinh tế lớn nhất đã không phối

hợp phản ứng lần này, và sự sụp đổ của những người theo chủ nghĩa dân túy cánh hữu đã
cản trở việc tăng cường hợp tác quốc tế. Các yếu tố hiện có của quản trị đa phương phải
được tăng cường thơng qua các đóng góp cụ thể. Nó có thể bắt đầu bằng cách cung cấp
tài chính tốt hơn cho Tổ chức Y tế Thế giới và theo dõi các cuộc họp quốc gia G20 để
điều phối quản lý khủng hoảng kinh tế. Ở đây, liên minh của chủ nghĩa đa phương có thể
chứng minh giá trị của nó.
Cuộc khủng hoảng này đã làm cho cơng chúng thấy rất rõ rằng tình trạng này
khơng thể tiếp tục cho đến bây giờ. Mong muốn tổ chức lại một cách căn bản các hoạt
động kinh tế và đời sống xã hội của chúng ta chưa bao giờ mạnh mẽ hơn. Đồng thời, phải
tránh các mối đe dọa đến sự tồn vong mà không hạn chế một cách vô lý dân chủ và tự do.
Những lực lượng chính trị nào có thể thương lượng những thỏa hiệp xã hội cần thiết cho
việc này? Nhà nghiên cứu chính trị người Mỹ Sheri Berman lo lắng hy vọng: “Liệu các
lực lượng dân chủ xã hội có thể cứu thế giới một lần nữa không?” Chúng ta hãy cùng
nhau bắt tay vào giải quyết.


TÀI LIỆU KHAM KHẢO
1.

Trường Đại học CNTP TP. Hồ Chí Minh, Khoa Lý luận chính trị. Những nguyên

lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin. NXB Thanh Niên. TP. Hồ Chí Minh (2018).
2.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giáo trình Những Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-

Lênin. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội (2014).
3.
Từ


Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lenin về khủng hoảng kinh tế, truy cập 01/09/2021
ps//text.xemtailieu.net/tai-lieu/ly-luan-cua-chu-nghia-mac-le-nin-ve-

khung-hoang-kinh-te-555568.html?
fbclid=IwAR2U7w2MiW2uqPBwKfyDKIz_7ndSpub05Mgtu8JWxC1pPkx77jh0REQR
Bw
4.

Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin , truy cập ngày

6/7/2021 từ: />5.

C.Mác và Ăngghen , tồn tập, tâp 20, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội (2004).



×