Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

(Skkn 2023) hướng dẫn xây dựng ngân hàng câu hỏi môn toán từ phần mềm bt pro và tạo đề kiểm tra đánh giá định kì theo ma trận, bản đặc tả định hướng phát triển năng lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 52 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP
----------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI MƠN TỐN
TỪ PHẦN MỀM BT PRO VÀ TẠO ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
ĐỊNH KÌ THEO MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH, TỪNG BƯỚC CHUYỂN ĐỔI SỐ

LĨNH VỰC: TỐN HỌC

Nhóm tác giả
1. Ngơ Văn Phú
- Trường THPT Quỳ Hợp
- Số điện thoại: 0983981009
2. Trần Bá Hải
- Trường THPT Quỳ Hợp
- Số điện thoại: 0978089835

NĂM HỌC 2022 - 2023


MỤC LỤC
Trang
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...........................................................................................................1
2. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ...................................................................................................2
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................................................2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................................................2


PHẦN II. NỘI DUNG....................................................................................................................3
I. CƠ SỞ THỰC TIỄN ................................................................................................................3
1.1. Vấn đề cấp thiết trong sử dụng phần mềm Bt pro ............................................................3
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài..................................................................................................4
1.2.1. Thực trạng vấn đề ......................................................................................................4
1.2.2. Thực trạng ra đề kiểm tra đánh giá của giáo viên......................................................4
1.2.3. Thực trạng học tập và kiểm tra đánh giá của HS.......................................................5
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN...................................................................................................................5
2.1. Vai trò của kiểm tra đánh giá trong giáo dục....................................................................5
2.1.1. Khái niệm kiểm tra, đánh giá.....................................................................................5
2.1.2. Chức năng của KT - ĐG ............................................................................................5
2.1.3. Vai trò của kiểm của KT - ĐG trong giáo dục ..........................................................6
2.2. Thuận lợi, khó khăn ..........................................................................................................6
2.2.1. Hiệu quả kinh tế - xã hội............................................................................................6
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP, CÁCH THỨC NÂNG CAO DỰ LIỆU KHO CÂU HỎI, VÀ
CÁCH SỬ DỤNG KHO NGÂN HÀNG CÂU HỎI TỪ PHẦN MỀM BT PRO ĐỂ TẠO ĐỀ
KIỂM TRA ĐÁNH GIA THEO MA TRẬN ..............................................................................7
3.1. Giới thiệu tổng quan về phần mềm BT PRO: ..................................................................7
3.1.1. Tổng quan về chương trình........................................................................................7
3.2. Trộn đề trắc nghiệm (MixTest): .......................................................................................8
3.2.1. SOẠN ĐỀ từ file........................................................................................................8
3.2.2. Soạn đề đơn từ nguồn ngoài (từ dễ đến khó, có tự luận) .........................................11
3.2.3. In đề, chuyên đề từ kho ngân hàng (Matrix): ..........................................................11
3.3. In đề theo ma trận ...........................................................................................................14
3.4. Sửa chữa câu hỏi trong ngân hàng ..................................................................................15
3.5 Một số biền pháp , cách thức nâng cao dự liệu kho ngân hàng câu hỏi phục vụ dạy và
học góp phần chuyển đổi số...................................................................................................17
3.5.1. GÁN ID Btpro (Gán mã số cho câu hỏi trắc nghiệm) .............................................17
3.5.2. Xây dựng ngân hàng trắc nghiệm ............................................................................19



3.5.3 .Xây dựng ngân hàng trắc nghiệm chung theo nhóm toán trên mạng xã hội ...........22
3.5.4. Xây dựng ngân hàng trắc nghiệm tổ chun mơn từ đề kiểm tra tốn ....................23
3.5.5. Xây dựng ngân hàng trắc nghiệm cho cá nhân ........................................................24
3.6. Áp dụng vào công tác giảng dạy: ...................................................................................25
3.6.1. Biên soạn chuyên đề, chủ đề dạy học ......................................................................26
3.6.2. Biên soạn đề luyện tập .............................................................................................27
3.6.3. Kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ................................................................27
3.6.4. Một số đề kiểm tra của trường THPT Quỳ Hợp được xuất từ từ phần mềm...........28
IV. KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT.41
4.1. Mục đích khảo sát ...........................................................................................................41
4.1.1. Nội dung khảo sát ....................................................................................................41
4.1.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá.................................................................41
4.2. Đối tượng khảo sát..........................................................................................................42
4.3. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất ...............43
4.3.1. Sự cấp thiết của giải pháp đã đề xuất.......................................................................43
4.3.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất ....................................................................44
PHẦN III. KẾT LUẬN................................................................................................................46
I. KẾT LUẬN ............................................................................................................................46
1. Hiệu quả, ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm ...................................................................46
2. Nhận định về việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm và khả năng mở rộng đề tài ..............47
II. NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT........................................................................................47
1. Kiến nghị. ..........................................................................................................................47
1.1.1. Đối với giáo viên bộ môn ........................................................................................47
1.2.2. Đối với tổ bộ môn ....................................................................................................47
1.2.3. Đối với Ban Giám Hiệu ...........................................................................................48
2. Bài học kinh nghiệm và đề xuất ........................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................49



PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày 25/01/2022, Thủ tướng Chính Phủ ban hành Quyết định số 131/QĐTTg về việc phê duyệt Đề án Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển
đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030.
Trong đó xác định rõ mục tiêu chung là: Tận dụng tiến bộ công nghệ để thúc đẩy
đổi mới sáng tạo trong dạy và học, nâng cao chất lượng và cơ hội tiếp cận giáo
dục, hiệu quả quản lý giáo dục; xây dựng nền giáo dục mở thích ứng trên nền tảng
số, góp phần phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là xu hướng tất yếu của thời
đại khi mà thế giới đang trải qua cuộc chạy đua về công nghệ. Nhất là thời điểm
chúng ta đang từng bước chuyển đổi số trong giáo dục và dạy học đáp ứng yêu cầu
đôỉ mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Ngày nay, việc ứng dụng công
nghệ thông tin vào giảng dạy để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học trở nên
vô cùng cần thiết và cấp bách, nhất là trong giai đoạn dịch Covid hồnh hành th ời
gian vừa qua thì việc ứng dụng công nghệ trong học tập, kiểm tra đánh giá trong
dạy học mơn Tốn càng trở nên quan trọng bức thiết.
Nội dung kiểm tra, đánh giá định kì được thực hiện sau mỗi giai đoạn giáo
dục gồm kiểm tra, đánh giá giữa kì và kiểm tra, đánh giá cuối kì, được thực hi ện
thơng qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập
nhằm đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập
của học sinh theo chương trình mơn học, hoạt động giáo dục quy định trong
Chương trình giáo dục phổ thơng do Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành.
Đối với bài kiểm tra, đánh giá bằng điểm số: đề kiểm tra phải được xây dựng
theo ma trận câu hỏi tự luận hoặc trắc nghiệm kết hợp với tự luận biên soạn theo
mức độ cần đạt của các chương trình mơn học, hoạt động giáo dục. Mức độ yêu
cầu của các câu hỏi trong đề kiểm tra thể hiện qua 4 mức độ nhận biết, thông hiểu,
vận dụng, vận dụng cao của các kiến thức, kĩ năng được sử dụng.
Trong những năm qua, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đã tiến hành tập
huấn cho giáo viên về nội dung hướng dẫn xây dựng ma trận, đặc tả và đề kiểm tra,
đánh giá định kì theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh cấp

trung học phổ thông.
Việc sử dụng ma trận và bảng đặc tả theo định hướng của Bộ và Sở giáo dục
đào tạo đã giúp cho giáo viên ra đề đúng chuẩn kiến thức, kĩ năng theo các bài học
hoặc chủ đề, phù hợp với mức độ cần đạt của chương trình mơn học. Từ đó, đánh
giá đúng kết quả học tập của học sinh theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực.
Với những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Hướng dẫn xây dựng ngân
hàng câu hỏi mơn tốn từ phần mêm BT PRO và tạo đề kiểm tra đánh giá đình
kỳ theo ma trận, bản đặc tả theo hướng phát triển năng lực học sinh, từng bước
chuyển đổi số”.
1


2. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Điều tra thực trạng về tình hình sử dụng phần mềm trong việc hộ trợ giáo
viên, tận dụng tiến bộ công nghệ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dạy và học,
nâng cao chất lượng và từng bức chuyển đổi số trong giáo dục.
- Nghiên cứu các kiến thức nền tảng liên quan đến việc sử dụng p hần mềm
BT Pro tạo ngân hàng câu hỏi mơn tốn và các văn bản quy định về việc kiểm tra
đánh giá, củng như việc xây dựng ma trận và tạo đề kiểm tra định kỳ theo ma trận
của bộ và của sở giáo dục.
Nghiên cứu một số tính năng ưu việt của phần mềm BT Pro và so sánh với
các phần mềm hiện có để hỗ trợ trong công tác dạy học của giáo viên.
Giúp giáo viên Tốn nói riêng và giáo viên tồn trường nói chung có được
cái nhìn rõ hơn về một phần mềm tiện ích trong cơng tác kiểm tra đánh giá.
Xác định cơ sở lý luận của đề tài xuất phát từ chủ trương điều chỉnh trong
kiểm tra, đánh giá cấp trung học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phân tích thực trạng ra đề kiểm tra định kì trong các trường p hổ thơng nói
chung và trường THPT Quỳ Hợp những năm gần đây.
Đề ra những giải pháp hợp lý giúp giáo viên thực hiện nhanh chóng, chính
xác việc ra đề kiểm tra đánh giá định kì theo ma trận, bảng đặc tả nhằm p hát triển

phẩm chất và năng lực học sinh cấp trung học phổ thơng.
Giúp nhà trường có được một công cụ hỗ trợ việc kiểm tra đánh giá học
sinh, dùng tính năng trích đề từ ngân hàng.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Phần mềm Bt pro và các tool tiện ích của phần mềm.
- Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, chương trình tốn học THPT
lớp 10, lớp 11, lớp 12 theo ma trận và bản đặc tả của Bộ và Sở Giáo dục Đào tạo
Nghệ An hướng dẫn.
- Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm, tự luận tốn học 10 chương trình giáo dục
phổ thơng 2018 theo bản đặc tả đề xuất.
- Tài liệu về PPDH, kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp lí luận: Căn cứ vào nhu cầu tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo, và chủ trương điều chỉnh
trong kiểm tra, đánh giá cấp trung học của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo định
hướng phát triển năng lực học sinh.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra, thực nghiệm, so sánh,
tổng hợp nhằm đưa ra giải pháp mới.
2


PHẦN II. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. Vấn đề cấp thiết trong sử dụng phần mềm Bt pro
Tiếp tục thực hiện việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, ngành giáo
dục nói chung và trường học nói riêng đang phát động mỗi giáo viên phải chủ động
trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy cũng như tăng cường ứng dụng công
nghệ thông tin trong giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và p hát triển
tư duy cũng như sự tự học của học sinh. Trong đó việc ứng dụng cơng nghệ thơng
tin trong giảng dạy hết sức quan trọng, vì giúp người học chủ động hơn, tư duy

nhiều hơn và hứng thú hơn trong học tập.
Chúng ta phải khẳng định rằng công nghệ thông tin đóng vai trị quan trọng
đối với sự đổi mới và phát triển của giáo dục. Giúp cho việc dạy và học đạt hiệu
quả cao nhất. Chính vì vậy, hơn ai hết chính những giáo viên đang trực tiếp tham
gia giảng dạy là những người phải tiên phong, mạnh dạn áp dụng công nghệ thông
tin một cách hiệu quả vào công tác giảng dạy nhằm p hát huy tối đa tính tư duy,
sáng tạo và tinh thần tự học ở các em học sinh.
Sau mỗi năm học thường xuất hiện nhiều điểm mới trong nội dung dạy học,
vì vậy giáo viên cần phải cập nhật để ngân hàng trắc nghiệm phong phú thêm. Đảm
bảo cho việc quản lý nội dung, hay việc xem lại, chỉnh sửa, bổ sung dễ dàng thì có
thể nói BT PRO là phần mềm hết sức cần thiết. Vì phần mềm này có thể giúp giáo
viên xây dựng, cập nhật nội dung mới dễ dàng, nhanh chóng với hình thức quản lý
theo từng chương bài dạng tốn khá chi tiết, tuy nhiên bản thân lại chọn BT PRO
với lý do sau:
+ Tác giả của phần mềm cũng là giáo viên dạy tốn phổ thơng nên việc xây
dựng giao diện cũng như cách làm khá gần gũi với giáo viên. Những thắc mắc giáo
viên được chính tác giả giải đáp.
+ Phần mềm không chỉ giúp xây dựng ngân hàng trắc nghiệm mà có cả tự
luận. Thậm chí phần mềm cịn có chức năng tạo đề hốn vị (Mixtex) từ đề độc lập
và được tích hợp vào trong word với các thao tác đơn giản và ngắn gọn.
+ Cộng đồng giáo viên sử dụng phần mềm khá đông và đang tăng dần (số
lượng thành viên trong các nhóm trên trang mạng xã hội). Nên việc học hỏi trau
dồi kinh nghiệm lẫn nhau rất thuận tiện. Đồng thời đây là đội ngũ chính cùng nhau
xây dựng nên nhiều ngân hàng trắc nghiệm.
+ Tính tiện ích khá cao, cách thao tác đơn giản. Ví dụ với ngân hàng có sẵn
giáo viên có thể tạo rất nhiều đề tham khảo theo từng nội dung hoặc tổng hợp
nhiều khối cũng khá dễ dàng. Định dạng văn bản, biên soạn tài liệu đẹp hơn từ các
tiện ích macro tích hợp sẵn trong word.
3



1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Thực trạng vấn đề
- Khi xuất một đề kiểm tra hoặc một bộ gồm nhiều đề kiểm tra với mức độ

tương đương, hay một bộ câu hỏi cho một chủ đề theo ma trận đặc tả chúng ta chỉ cần
thao tác chuột với một số lệnh rất nhanh chóng có thể thu được kết quả như mong
muốn. Tiết kiệm thời gian và công sức cho giáo viên rất nhiều so với làm thủ công.
- Văn bản sau khi xuất câu hỏi từ ngân hàng là tùy chọn theo ý đồ của người

thiết kế, sản phẩm rất đẹp, nhìn vào giáo viên và học sinh thấy bắt mắt có thể tạo
hứng thú trong q trình dạy học.
- Khi có đề tham khảo, đề minh họa của Bộ giáo dục và đào tạo thì giáo viên

có thể rút nhanh bộ đề theo cấu trúc với chất lượng cao đáp ứng kịp thời về thời
gian để các em học sinh có thể ơn thi.
+ Có thể chọn từng câu cụ thể từ ngân hàng theo chun đề (có hướng dẫn
giải) cho nhiều giáo viên khơng thích sự ngẫu nhiên...
+ BT Pro 2022 khơng phải chỉ để ra đề kiểm tra đánh giá học sinh mà cịn là
cơng cụ giúp giáo viên ơn tập, củng cố kiến thức.
+ Có 2 chức năng in đề từ ngân hàng theo chuyên đề:
In đề gốc: Đề in ra theo từng mức độ và theo thứ tự các dạng câu hỏi đã chọn.
In đề ôn tập: In theo từng dạng câu hỏi, từ dễ đến khó, sắp xếp theo thứ tự
bài dạng, ...
1.2.2. Thực trạng ra đề kiểm tra đánh giá của giáo viên
Xuất phát từ thực trạng ra đề kiểm tra định kì trong các trường phổ thơng nói
chung, trường THPT Quỳ Hợp những năm gần đây, chúng tôi nhận thấy
So với việc soạn một đề thi tự luận, việc biên soạn một đề thi trắc nghiệm
đạt yêu cầu địi hỏi nhiều thời gian và cơng sức hơn. Bởi ngồi việc biên soạn câu
hỏi, giáo viên cịn phải đưa ra các đáp án, trong số các câu trả lời, chỉ có duy nhất

một đáp án chính xác nhất, các đáp án cịn lại mang tính gây nhiễu. Muốn có một
đề thi trắc nghiệm, trước hết giáo viên phải xây dựng được ma trận đề rõ ràng, chi
tiết theo bốn mức độ đánh giá là: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.
Tuy nhiên, do số lượng câu hỏi trong một đề thi trắc nghiệm nhiều, việc
đánh giá mức độ khó, dễ ở từng câu và tồn bộ đề thi là không hề đơn giản. Hiện
trên mạng internet đã lan truyền nhiều bộ đề thi trắc nghiệm ở hầu hết các mơn thi
theo hình thức trắc nghiệm, phần lớn trong số đó là chưa được kiểm định về nguồn
gốc, người ra đề, kỹ thuật biên soạn đề nên chất lượng các đề thi vì thế cũng khó
có thể đảm bảo.
Sau nhiều năm trực tiếp học hỏi cách sử dụng phần mềm BT p ro vào giảng
dạy mơn Tốn, giao lưu chuyên môn với nhiều thầy cô trường bạn cùng đam mê
phần mềm, chúng tôi thấy vấn đề sử dụng phần mềm đắc khắc phục được việc làm
đề kiểm tra đánh giá của giáo viên tốn rất nhiều thời gian cơng sức. Qua đó giúp
4


giáo viên giải phóng sức lao động, có nhiều thời gian nghiên cứu nâng cao trình độ
chun mơn và nghiệp vụ của mình.
1.2.3. Thực trạng học tập và kiểm tra đánh giá của HS
Học sinh THPT ở huyện Quỳ Hợp cịn ngại học Tốn, yếu Tốn là do kiến
thức bị hổng từ các cấp dưới, hơn nữa chưa chịu khó suy nghĩ, ít tư duy trong q
trình học tập; Học sinh vẫn cịn thụ động, thiếu tích cực, máy móc, thiếu độc lập, ít
sáng tạo của bản thân. Rất nhiều học sinh chăm học nhưng chưa có ngân hàng câu
hỏi dùng cho việc ôn tập phù hợp vào các hoạt động học tập để lĩnh hội kiến thức
mới nên kết quả học tập vẫn chưa cao. Khi phần mềm BT p ro xuất hiện đã khắc
phục được nhược điểm này.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Cơ sở lý luận
2.1. Vai trò của kiểm tra đánh giá trong giáo dục
2.1.1. Khái niệm kiểm tra, đánh giá

- Khái niệm kiểm tra: Theo Từ điển Tiếng Việt, kiểm tra được hiểu là: Xem
xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Như vậy, việc kiểm tra sẽ cung cấp
những dữ kiện, những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá học sinh,
- Khái niệm đánh giá: Theo Từ điển Tiếng Việt (1997), đánh giá được hiể u
là: Nhận định giá trị. Các kết quả kiểm tra thành tích học tập , rèn luyện của học
sinh được thể hiện trong việc đánh giá những thành tích học tập, rèn luyện đó.
- Kiểm tra - đánh giá (KT - ĐG) có 3 chức năng là so sánh, p hản hồi và dự
đoán. Muốn thực hiện được những chức năng trên thì phải tìm những phương tiện
KT - ĐG chính xác, đúng mức và tin cậy. Bởi kiểm tra kết quả học tập được thực
hiện ở tất cả các khâu của quá trình dạy học. Do đó các phương pháp KT - ĐG
cũng là một phương pháp dạy học nhưng chúng được sử dụng ở giai đoạn giảng
dạy khi giáo viên có đầy đủ căn cứ để yêu cầu học sinh báo cáo sự lĩnh hội tài liệu
đã học và đánh giá trình độ lĩnh hội tài liệu của từng em.
- Có hai hình thức KT - ĐG là KT - ĐG hình thành và KT - ĐG tổng kết.
Theo đó, KT - ĐG hình thành dựa trên cơ sở sự hình thành kiến thức, kỹ năng, kỹ
xảo trong học tập và tạo ra động lực phát triển. Đó là sự phản hồi nhanh để kịp thời
sửa chữa ở mỗi giai đoạn cần thiết của sự phát triển trong q trình học tập. Ngồi
ra, KT - ĐG hình thành có thể thực hiện một cách thường xuyên ngay trong quá
trình học bài mới hay vận dụng kiến thức đã học, một cách định kỳ sau mỗi
chương, học phần hay học kỳ. Trong khi đó KT - ĐG tổng kết được thực hiện vào
cuối năm học, cuối mơn học.
2.1.2. Chức năng của KT - ĐG
Có ba chức năng cơ bản:
- Chức năng quản lí: được thể hiện qua hai phương diện: một là xếp loại
hoặc tuyển chọn người học; hai là duy trì và phát triển chuẩn chất lượng.
5


- Chức năng kiểm soát và điều chỉnh hoạt động dạy và học: Bao gồm: Đối
với GV và nhà trường, đánh giá nhằm kiểm soát các hoạt động ngay trong q

trình dạy và học, sau đó ra quyết định điều chỉnh, cải tiến dạy học là cơ chế đảm
bảo cho việc phát triển chất lượng dạy học. Đối với HS, thông tin kiểm tra, đánh
giá nhận được (thể hiện qua điểm số, nhận xét) từ GV và sự tự đánh giá của bản
thân giúp người học kiểm soát, điều chỉnh việc học của mình.
- Chức năng giáo dục và phát triển người học: Quá trình đánh giá KQHT
được thực hiện một cách hiệu quả có tác dụng phát triển động cơ học tập cho HS.
Ngoài ra kết hợp với chức năng kiểm sốt và điều chỉnh, KT - ĐG góp p hần p hát
triển tồn diện về đức, trí, thể, mĩ để chuẩn bị cho người học vào đời.
2.1.3. Vai trò của kiểm của KT - ĐG trong giáo dục
- Kiểm tra, đánh giá có vị trí là đầu tàu kéo cả quy trình đào tạo đi lên tạo ra
đổi mới về chất lượng trong đào tạo. Kiểm tra, đánh giá cung cấp các thông tin về
kết quả học tập của HS. Nhiều quyết định quan trọng đều dựa trên điểm số
của kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra, đánh giá có thể có ảnh hưởng hai mặt: tạo ra
những thay đổi tích cực trong q trình đào tạo, hoặc có thể mang lại những cản
trở cho sự phát triển của giáo dục.
Tóm lại kiểm tra đánh giá thường là khâu quan trọng cuối cùng của q trình
dạy học. Nó cung cấp những thông tin phản hồi từ người học về trình độ nhận thức
của học sinh, từ đó phản ánh hiệu quả phương pháp giảng dạy. Cũng nhờ kiểm tra
đánh giá mà giáo viên còn phát hiện những lệch lạc, khiếm khuyết trong quá trình
dạy - học, trên cơ sở đó có kế hoạch điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục.
2.2. Thuận lợi, khó khăn
+) Thuận lợi:
- Ngân hàng câu hỏi chia được các dạng toán theo ý đồ của người thiết kế.
- Giao diện khi xuất câu hỏi từ ngân hàng là tùy chọn có thể thiết kế rất đẹp

dựa vào hai tool của phần mềm.
- Quan trọng nhất là tiết kiệm được rất nhiều thời gian mà chất lượng câu hỏi

lại rất cao.

+) Khó khăn:
- Lựa chọn phần mềm để lưu trữ ngân hàng câu hỏi hiện nay ngành giáo dục

chưa hỗ trợ, tư vấn.
- Việc lựa chọn phần mềm miễn phí như Smarttest thì giao diện khơng đẹp ,

khơng tiện ích như như BT pro.
2.2.1. Hiệu quả kinh tế - xã hội
- BT Pro mang đến cho giáo viên và Nhà trường bộ công cụ tiện lợi, nhanh
6


gọn và chính xác giúp cơng tác kiểm tra đánh giá chính xác, khách quan, cơng
bằng, khoa học. Nó làm tăng tính hiệu quả cho cơng việc của mỗi giáo viên.
- BT Pro thúc đẩy việc hợp tác, chia sẻ của cộng đồng giáo dục trên toàn

quốc. Tận dụng được nguồn lực của toàn ngành trong việc đ ổi mới p hương p háp
dạy học và thi cử.
- Giảm chi phí mua sắm các phần mềm khơng hiệu quả cho các cơ sở giáo

dục và thầy cô giáo.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP, CÁCH THỨC NÂNG CAO DỰ LIỆU KHO
CÂU HỎI, VÀ CÁCH SỬ DỤNG KHO NGÂN HÀNG CÂU HỎI TỪ PHẦN
MỀM BT PRO ĐỂ TẠO ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIA THEO MA TRẬN
3.1. Giới thiệu tổng quan về phần mềm BT PRO:
3.1.1. Tổng quan về chương trình
B&T Pro 2022 chỉ hoạt động được trên office 2010 - 2013 - 2016 - 2019 - 365.
Hệ điều hành từ win 7 đến win 10 (Nếu win 7 thì phải cài thêm Net framework
4.5.2)
File cài đặt duy nhất với dung lượng khoảng 45MB. Sau khi cài xong, mở

Word lên thì trên Ribbon có thêm hai thẻ “BTProS” và “MathTools”. Đ ồng thời
trên Desktop xuất hiện biểu tượng sau

B&T Pro 2022 có các chức năng chính:
1. Soạn đề từ nguồn ngồi (MixTest)
2. Thiết lập ngân hàng câu hỏi và soạn đề từ ngân hàng câu hỏi (Matrix)
3. Tách chuyên đề (SplitTest)
4. Thi Online (TestOnline)
5. Chuẩn hóa đề và hỗ trợ soạn thảo.
6. Các cơng cụ hỗ trợ.
7. Chấm trắc nghiệm.

7


3.2. Trộn đề trắc nghiệm (MixTest):
Có thể nói hiện nay giáo viên đang, đã quen với việc dạy và học trắc nghiệm
mơn tốn. Vì vậy khi kiểm tra đánh giá thì hình thức trắc nghiệm phải ln có
trong bài kiểm tra định kỳ. Chính vì vậy bản thân giáo viên phải thực hiện việc
trộn đề hoán vị để học sinh ngồi gần khơng thể trao đổi. Với tính năng trộn đề trắc
nghiệm này sẽ là sự lựa chọn phù hợp cho giáo viên (nhất là giáo viên còn hạn chế
về công nghệ thông tin).
Cách thực hiện
Soạn đề đơn từ nguồn ngồi (từ dễ đến khó trắc nghiệm 100%)
3.2.1. SOẠN ĐỀ từ file
Cách 1: Video hướng dẫn:
/>Bước 1: Mở một đề đã soạn bằng Word (hoặc download trên mạng), các câu
được đánh thứ tự bằng “Câu 1.” hoặc “Câu 1:”
- Đáp án thì gạch chân, tơ đỏ hoặc highlight.
- Phương án nào cố định thì in nghiêng.

- Có thể có phần lời giải hoặc không

8


Hình 1
Bước 2: Chọn Import => xuất hiện Biểu mẫu nhập đề. Chọn chuẩn hóa. Đề
được chuẩn hóa có dạng

Hình 1
- Nhập tên mã môn rồi nhấn nút 1
- Nhấn nút chuẩn hóa 2
- Phân nhóm và lưu dữ liệu 3
Có thể thiết lập đầy đủ 4 nhóm mức độ nhận thức, hoặc chỉ cần 1 hoặc 2
nhóm cũng được. Các câu ở các nhóm phải liên tiếp.
Bước 3: Chọn MixTest => Xuất hiện Biểu mẫu trộn đề. Tùy chọn các thông
số rồi nhấn In đề
9


Hình 2
Có thể sửa mã đề tùy thích bằng cách click trực tiếp vào mã đề đó để sửa.
Có thể in lại các Mã môn đã nhập trước đây bằng cách chọn dấu … ở p hần
mã mơn.
Chú ý: Có thể sửa chữa file gốc và lưu lại. Phải đóng file gốc trước khi in.
Cách 2: Video hướng dẫn:
/>Bước 1: Mở một đề đã soạn bằng Word (hoặc download trên mạng), các câu
được đánh thứ tự bằng “Câu 1.” hoặc “Câu 1:”. Đáp án gạch chân hoặc tô đỏ.
Dùng chức năng xuống dòng các phương án rồi lưu lại.
Bước 2: Mở MixTest, chọn Import rồi nhập file đã lưu rồi in đề


10


3.2.2. Soạn đề đơn từ nguồn ngoài (từ dễ đến khó, có tự luận)
Làm giống chức năng soạn đề khơng có tự luận cho đến cơng đoạn phân
nhóm thì tick thêm vào TL
Copy phần tự luận vào đúng chỗ, lưu file và đóng file trước khi làm đề. Phần
tự luận sẽ được in mà khơng thay đổi gì.
Video hướng dẫn: />
Chú ý phải đóng file_Gơc_1 trước khi in đề.
Trong q trình sử dụng bản thân nhận thấy ưu điểm tính năng này:
* Ưu điểm
- Tích hợp trong Word.
- Khơng cần sử dụng câu lệnh.
- Định dạng trang in theo ý của giáo viên (tên trường, kiểm tra định kì hay
thường xuyên…)
* Nhược điểm:
- Đối với câu hỏi có chứa bảng thì có xảy ra lỗi. Tuy nhiên, nếu giáo viên
chú ý lỗi máy báo thì có thể khắc phục và in dưới dạng bảng cũng bình thương.
* Giải pháp:
- Góp ý với tác giả về lỗi này và yêu cầu sữa trong phiên bản tiếp theo.
3.2.3. In đề, chuyên đề từ kho ngân hàng (Matrix):
Đây là tính năng rất hay trong phần mềm, vì nó giúp giáo viên quản lý câu
hỏi trắc nghiệm theo chuyên đề, chương bài khá thuận lợi để giáo viên có th ể xem
và sử dụng dễ dàng.
Cách thực hiện:
Tạo ngân hàng câu hỏi và soạn đề từ ngân hàng theo ma trận
TẠO CƠ SỞ DỮ LIỆU THEO CHUYÊN ĐỀ
Quản lí ngân hàng đề của B&Tpro có thể theo hai cách:

- Quản lý câu hỏi theo Chương - Bài - Mức độ.
- Quản lý câu hỏi theo từng Chuyên đề - Mức độ.
11


Bước 1: Làm Hệ thống các dạng toán

Hệ thống chuyên đềbạn có thể xem file mẫu trong thư mục D:\S_Bank&Test\S_Templates
Chú ý cách ký hiệu mã Mơn/Bài:
- TỐN: Đại số hoặc giải tích đều dùng mã DS. Hình học dùng mã HH
VD: [DS12.C1.1] nghĩa là Mơn GT12, chương 1, bài 1.
-

HĨA: Mã là HO
LÝ: Mã là LY
SINH: Mã là SI
SỬ: Mã là SU
ĐỊA: Mã là DI
GDCD: Mã là CD
TIN: Mã là TI
CN: Mã là CN

Trong chương trình đã tạo sẵn PPCT mơn Tốn, Lý, Hóa CT Chuẩn. Các
mơn khác chỉ cần sửa lại từ PPCT đó.
Bước 2: Tạo Data
Chọn như hình vẽ. Chú ý phải tạo toàn bộ data cho tất cả các Khối lớp
Video hướng dẫn: />12


Bước 3: Gắn mã câu hỏi (ID)

- Mở file cần nhập vào ngân hàng. Các câu hỏi được nhận dạng bằng chữ “Câu 1.”
- Trên Ribbon BTProS/ Chọn Gắn ID. Chọn dạng tốn thích hợp cho câu
hỏi đó

Video hướng dẫn: />Bước 4: Nhập câu hỏi
- Mở Matrix/Nhập câu hỏi
- Chọn file
13


- Chuẩn hóa
- Nhập câu hỏi
- Cập nhật số câu đã nhập

Video hướng dẫn: />Chú ý: Có thể tìm câu trùng và xóa các câu trùng đó trong ngân hàng.
3.3. In đề theo ma trận
IN ĐỀ TỪ NGÂN HÀNG CÂU HỎI THEO CHUYÊN ĐỀ
Video hướng dẫn: />Bước 1: Chọn số câu của các dạng toán cần ra đề rồi Thêm vào Ma trận
Có thể thêm nhiều lần và nhiều mơn khác nhau

Bước 2:
- Chọn Ngẫu nhiên: Để lấy đề gốc ngẫu nhiên từ ngân hàng, có thể lấy một
lần nhiều đề gốc không trùng nhau.
- Chọn Từng Câu: Để lấy đề gốc ngẫu nhiên từ ngân hàng, các câu hỏi
được lấy một cách thủ công.
14


- In Chuyên đề: Để in chuyên đề theo thứ tự các dạng toán đã chọn
- Đề Hoán vị: In đề trực tiếp từ ngân hàng


Bước 3: Ở bước 2 khi chọn Ngẫu nhiên hoặc Từng câu sẽ xuất hiện đề
gốc, từ đề gốc đó có thể in các đề hốn vị.
Video:
Trong tùy chọn từ <Độ khó dễ> nếu chọn:
- Default: Xáo tồn bộ khơng phân biệt dễ khó.
- Chọn (1,2)(3,4): Mức độ 1 và 2 trộn với nhau và đặt ở phần trước, mức độ
3 và 4 trộn với nhau và đặt ở phần sau.
- Chọn (1,2)(3)(4): Mức độ 1 và 2 trộn với nhau và đặt ở phần trước,mức độ
3 trộn với nhau và đặt ở phần tiếp theo, mức độ 4 đặt ở cuối...
In Chuyên đề
Video hướng dẫn:
/>3.4. Sửa chữa câu hỏi trong ngân hàng
Cách 1: Chọn Mở DATA

15


Cách 2: Khi Lấy đề gốc mà phát hiện sai có thể sửa bằng cách:
Chọn Sửa câu hỏi

Cách 3: Chọn nút Sửa dữ liệu khi lấy Từng câu

Tách chuyên đề
Video hướng dẫn: />Để tách được dữ liệu từ các đề thi thành các chuyên đề thì các câu hỏi phải
gắn ID như phần làm ngân hàng.
Chọn chức năng SplitTest để tách theo Dạng, theo Bài, Theo Chương, vv…
Đến đây nếu câu hỏi nào giáo viên chưa muốn chọn có thể đổi câu hỏi hoặc
sửa câu hỏi. Cuối cùng là in đề với vài tùy chọn giống như nội dung trên.
Với cách thực hiện như trên giáo viên có thể biên soạn tài liệu giảng dạy

theo từng chuyên đề qua đó giúp học sinh theo dõi cũng như thực hiện được các
16


dạng câu tương tự nhau. Hay để học sinh luyện tập qua từng bài, từng chương giáo
viên có thể xây dựng các đề luyện tập theo ma trận nhằm định hướng các dạng bài
tập học sinh cần hướng đến, đồng thời rèn luyện kỹ năng tổng hợp, sáng tạo trong
quá trình luyện tập giải đề.

* Ưu điểm:
- Việc quản lý câu hỏi khá thuận lợi và dễ dàng. Có thể xem sửa câu hỏi khi cần.
- Việc tạo ra các đề luyện tập hay đề điểm tra khá nhanh. Nếu ngân hàng đủ
chất lượng thì giáo viên có thể xây dựng ma trận kiểm tra và ra đề kiểm tra ngay
trên ngân hàng đó.
- Ngân hàng đề có thể được xây dựng thành nhiều kho khác nhau.
* Nhược điểm: để phát huy tối đa tính năng này địi hỏi p hải có ngân hàng
đủ lớn và chất lượng. Việc xác định chất lượng ngân hàng câu hỏi cũng do cá
nhân giáo viên đánh giá.
* Giải pháp:
- Cùng với giáo viên trong tổ biên soạn đánh giá từng câu trắc nghiệm trong
các buổi sinh hoạt tổ chun mơn. Từ đó xây dựng ngân hàng chung cho tổ.
- Tham gia các nhóm toán, cộng đồng BTPro trên trang mạng xã hội
Facebook để cùng các giáo viên thực hiện các dự án xây dựng ngân hàng chung
cho từng nhóm.
3.5 Một số biền pháp , cách thức nâng cao dự liệu kho ngân hàng câu
hỏi phục vụ dạy và học góp phần chuyển đổi số
3.5.1. GÁN ID Btpro (Gán mã số cho câu hỏi trắc nghiệm)
Đây là tính năng cơ bản và đầu tiên để có thể xây dựng ngân hàng trắc
nghiệm. Cũng giống như nhiều phần mềm khác Id BTPro tương ứng với ID6. Nó
giúp người xây dựng ngân hàng trắc nghiệm định nghĩa, phân loại từng câu hỏi

thơng qua các kí hiệu.
17


Cách thực hiện:
Bước 1: Mở BTPros vào mục Id BTPro, một hộp thoại xuất hiện

Bước 2: Chọn Mở file và chọn thư mục chứa tập tin word cần gán mã số ID

Bước 3: Khi tập tin word mở lên ta tiến hành gán mã số ID cho từng câu hỏi
(Tùy vào nhu cầu giáo viên có thể chọn tùy chọn. Ví dụ có thể thêm nguồn góc câu
hỏi) với thứ tự như sau:
Chọn Mơn(ví dụ DS12 hay HH12)→Chọn Chương →Chọn Chủ đề → Chọn
Dạng→ Chọn mức độ cho câu hỏi( 1,2,3,4 tương ứng Biết, Hiểu, Vận dụng thấp,
Vận dụng cao)→ Chọn Gán ID.
Ví dụ được như hình sau:
*

18


* Ưu điểm:
- Giúp giáo viên phân loại quản lý câu hỏi hỏi mức độ theo chương bài và
dạng toán.
- Xây dựng ngân hàng câu hỏi từ câu hỏi đã gán mã số Id BTPro.
- Có thể chuyển mã số ID6 từ các nhóm khác sang mã số ID Btpro.
* Nhược điểm:
- Mất nhiều thời gian vì phải phân loại chính xác từng câu hỏi để gán mã số
IdBtpro cho phù hợp.
* Giải pháp:

Cùng nhiều giáo viên làm việc nghiêm túc tham gia việc gán mã số
IdBTpro:
+ Cùng giáo viên trong tổ gán IdBtpro cho các bài kiểm tra định kì, kiểm tra
thường xuyên, kiểm tra học kì.
+ Tham gia các nhóm tốn, nhóm cộng đồng Btpro để thực hiện dự án gán
mã số ID để xây dựng ngân hàng.
3.5.2. Xây dựng ngân hàng trắc nghiệm
Để có một ngân hàng trắc nghiệm trong phần mềm BTPro ta sẽ thực hiện
theo các bước sau:
- Chuẩn bị tài liệu chất lượng cần thêm vào ngân hàng trắc nghiệm.
Tạo ngân hàng câu hỏi và soạn đề từ ngân hàng theo ma trận
TẠO CƠ SỞ DỮ LIỆU THEO CHUYÊN ĐỀ
Quản lí ngân hàng đề của B&Tpro có thể theo hai cách:
- Quản lý câu hỏi theo Chương - Bài - Mức độ.
- Quản lý câu hỏi theo từng Chuyên đề - Mức độ.
Bước 1: Làm Hệ thống các dạng toán
Hệ thống chuyên đề bạn có thể xem file mẫu trong thư mục D:\S_Bank&Test\S_Templates

19


Chú ý cách ký hiệu mã Mơn/Bài:
- TỐN: Đại số hoặc giải tích đều dùng mã DS. Hình học dùng mã HH
VD: [DS12.C1.1] nghĩa là Môn GT12, chương 1, bài 1.
- HÓA: Mã là HO
- LÝ: Mã là LY
- SINH: Mã là SI
- SỬ: Mã là SU
- ĐỊA: Mã là DI
- GDCD: Mã là CD

- TIN: Mã là TI
- CN: Mã là CN
Trong chương trình đã tạo sẵn PPCT mơn Tốn, Lý, Hóa CT Chuẩn. Các
mơn khác chỉ cần sửa lại từ PPCT đó.
Bước 2: Tạo Data
Chọn như hình vẽ. Chú ý phải tạo toàn bộ data cho tất cả các Khối lớp

Video hướng dẫn: />Bước 3: Gắn mã câu hỏi (ID)
- Mở file cần nhập vào ngân hàng. Các câu hỏi được nhận dạng bằng chữ “Câu 1.”
- Trên Ribbon BTProS/ Chọn Gắn ID. Chọn dạng tốn thích hợp cho câu hỏi đó

20


Video hướng dẫn: />Bước 4: Nhập câu hỏi
-

Mở Matrix/Nhập câu hỏi
Chọn file
Chuẩn hóa
Nhập câu hỏi
Cập nhật số câu đã nhập

Video hướng dẫn: />Chú ý: Có thể tìm câu trùng và xóa các câu trùng đó trong ngân hàng.
21


+ Sau khi chuẩn hóa xong có một tập tin word có chữ Bank CD là xong.

- Nhập câu hỏi vừa chuẩn hóa vào ngân hàng trắc nghiệm như sau:

+ Mở ứng dụng BTPro vào mục nhập câu hỏi
+ Chọn mục “Chọn File” để đến thư mục mở tập tin đã chuẩn hóa có chữ
CD Bank
+ Nhấn vào biểu tượng “Nhập câu hỏi”
+ Sau đó tiến hành cập nhật câu hỏi là xong.
Một điều khá đặc biệt ở phần mềm BTPro là có thể tạo ra nhiều kho trắc
nghiệm khác nhau. Điều này giúp giáo viên có thể tạo ra ngân hàng trắc nghiệm cá
nhân, ngân hàng trắc nghiệm của tổ, ngân hàng trắc nghiệm của các nhóm tốn trên
trang mạng xã hội…
3.5.3 .Xây dựng ngân hàng trắc nghiệm chung theo nhóm tốn trên mạng
xã hội
Cộng đồng giáo viên tốn, nhóm giáo viên tốn, nhóm ngân hàng trắc
nghiệm BT Pro trên mạng xã hội là nhóm giáo viên trên tồn quốc đang công tác
trong lĩnh vực giáo dục hoặc đang đứng lớp giảng dạy. Và đây là lực lượng hùng
hậu để cùng nhau biên soạn tài liệu và xây dựng ngân hàng trắc nghiệm. Để tận
22


×