Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

(Skkn 2023) một số giải pháp nâng cao hiệu quả các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn tại trung tâm giáo dục thường xuyên hướng nghiệp nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (923.28 KB, 32 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRUNG TÂM GDTX-HN
----------

SÁNG KIẾN
ĐỀ TÀI
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC CHƯƠNG TRÌNH
BỒI DƯỠNG NGẮN HẠN TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC
THƯỜNG XUYÊN -HƯỚNG NGHIỆP NGHỆ AN”

Lĩnh vực: Giáo dục thường xuyên

Nghệ An, tháng 04 năm 2023


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRUNG TÂM GDTX-HN
----------

SÁNG KIẾN
ĐỀ TÀI
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC CHƯƠNG TRÌNH
BỒI DƯỠNG NGẮN HẠN TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC
THƯỜNG XUYÊN -HƯỚNG NGHIỆP NGHỆ AN”

Lĩnh vực: Giáo dục thường xuyên

Tác giả: Nguyễn Thị Tâm
Nguyễn Thị Ngọc Nga

Nghệ An, tháng 04 năm 2023




DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
UBND

Ủy ban nhân dân

CB, GV

Cán bộ, Giáo viên

CBQL

Cán bộ quản lí

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

TH, THCS, THPT

Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thơng

HV

Học viên

SL

Số lượng


TC-HC

Tổ chức hành chính

CBNV

Cán bộ nhân viên

GDPT

Giáo dục phổ thông

ĐH

Đại học

GDTX

Giáo dục thường xuyên

KTTH-HN

Kỹ thuật tổng hợp-Hướng nghiệp

QLĐT

Quản lý đào tạo

GDTX-HN


Giáo dục thường xuyên-Hướng nghiệp

CSVC

Cơ sở vật chất

BGĐ

Ban Giám đốc

CNTT

Công nghệ thông tin


MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1
2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài...............................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................3
5. Tính mới của đề tài................................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.....................................................................4
1. Cơ sở lí luận...........................................................................................................4
2. Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................4
2.1. Thực trạng các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn tại Trung tâm GDTX-HN
Nghệ An.....................................................................................................................4
2.2. Năng lực của Trung tâm GDTX-HN Nghệ An..................................................5
2.2.1. Cơ sở vật chất..................................................................................................5

2.2.2. Đội ngũ............................................................................................................6
2.3. Thuận lợi và khó khăn........................................................................................6
2.3.1. Thuận lợi..........................................................................................................6
2.3.2. Khó khăn.........................................................................................................7
3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn tại
Trung tâm GDTX-HN Nghệ An................................................................................7
3.1. Xây dựng kế hoạch.............................................................................................7
3.2. Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị về các
chương trình bồi dưỡng ngắn hạn..............................................................................8
3.3. Tăng cường cơng tác quản lý dạy và học.........................................................10
3.4. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị máy móc phục vụ việc dạy học.....11
3.5. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các chương trình bồi dưỡng
ngắn hạn...................................................................................................................11
3.6. Kiểm tra đánh giá kết qủa thực hiện kế hoạch.................................................12
4. Kết quả đạt được..................................................................................................12
5. Bài học kinh nghiệm và hướng phát triển của đề tài...........................................17
5.1. Bài học kinh nghiệm.........................................................................................17
5.2. Hướng phát triển của đề tài..............................................................................17
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................18
1. Kết luận...............................................................................................................18
2. Kiến nghị.............................................................................................................18


1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình phát triển đất nước hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước
khẳng định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển xã hội. Phát triển
giáo dục đào tạo là phương tiện chủ yếu quyết định chất lượng con người. Nghị
quyết Đại hội XI của Đảng chỉ rõ: “ Con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết

định sự phát triển của đất nước trong thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” và
cũng khẳng định: “ Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhất là nguồn
nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh,
bền vững đất nước”, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa
học công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng và là lợi thế
cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của tồn dân, của mọi thành phần kinh
tế. Trong đó, lực lượng cán bộ khoa học và công nghệ, đội ngũ công nhân lành
nghề giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa
dạng, đa tầng của cơng nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề.
Nguồn nhân lực cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa địi hỏi phải đủ số lượng cân
đối cơ cấu và cấu trình độ, có khả năng nắm bắt sử dụng thành tựu khoa học công
nghệ tiên tiến thế giới và có khả năng sáng tạo cơng nghệ mới. Trong thời kỳ đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập cùng với khoa học cơng nghệ,
Giáo dục Đào tạo được Đảng ta coi “quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” Bởi vậy việc học tập, bồi dưỡng nâng cao
trình độ chun mơn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức, học sinh, sinh viên người lao động rất cần thiết.
Để đáp ứng nhu cầu học tập cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh
viên, người lao động nhằm hoàn thiện hệ thống giáo dục tỉnh nhà, ngày
16/12/1995, Chủ tịch ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Nghệ An ký Quyết định số
3201/QĐ-UB, thành lập Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Nghệ An trên cơ
sở sáp nhập Trung tâm Đào tạo - Bồi dưỡng Đại học tại chức tỉnh và Trường Cán
bộ quản lý giáo dục tỉnh Nghệ An. Đến tháng 11/2020 Trung tâm GDTX tỉnh
Nghệ An sáp nhập với Trung tâm KTTH-HN Nghệ An thành Trung tâm GDTXHN Nghệ An như hiện nay. Trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An ra đời đánh dấu bước
phát triển sự nghiệp giáo dục Nghệ An, mở ra cơ hội cho việc đào tạo nguồn nhân
lực, đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng, phong phú của cán bộ, công chức, sinh viên,
người lao động trong và ngoài tỉnh. Suốt gần 30 năm xây dựng phát triển, với quy
mô cơ sở vật chất ngày càng hiện đại Trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An từng bước
khẳng định vị trí, thực hiện sứ mệnh “nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực” đem

lại cơ hội học tập thường xuyên, học tập suốt đời góp phần xây dựng xã hội học
tập.
Thực hiện chương trình liên kết đào tạo, chương trình bồi dưỡng ngắn hạn là
nhiệm vụ trọng tâm Trung tâm đã góp phần tích cực trong việc nâng cao chất


2
lượng nguồn nhân lực cho ngành, cho tỉnh nhà và các tỉnh lân cận. Tuy nhiên
những năm gần đây các chương trình liên kết đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn gặp
nhiều khó khăn trong cơng tác tuyển sinh do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách
quan. Những nhiệm vụ mang tính truyền thống dần dần chững lại, khơng có tiềm
năng phát triển, trung tâm phải tự tìm hướng đi phù hợp cho riêng mình để thích
ứng với nhu cầu và bước tiến xã hội. Một trong những hướng đi đó là tập trung
phát triển các lớp bồi dưỡng ngắn hạn như kĩ năng sống, năng khiếu, bồi dưỡng
công chức xã, phường, bồi dưỡng lãnh đạo các trường phổ thông, đội ngũ giáo
viên… bồi dưỡng thường xuyên là hoạt động chuyên môn được quan tâm thực
hiện tại các cơ sở giáo dục đào tạo. Nhưng chất lượng, hiệu quả của hoạt động này
tại một số đơn vị chưa đạt kết quả như mong đợi. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn
công việc, từ nhiệm vụ được giao và trách nhiệm của mỗi cá nhân với sự phát triển
của đơn vị, chúng tôi lựa chọn đề tài sáng kiến “Một số giải pháp nâng cao hiệu
quả các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn tại Trung tâm GDTX-HN Nghệ An”.
Sáng kiến có ý nghĩa thiết thực với công tác quản lý nhằm mục đích nâng cao hiệu
quả việc tổ chức các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn đang và sẽ diễn ra tại Trung
tâm.
2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung phân tích và tìm ra hướng giải quyết vấn đề “Một số giải
pháp nâng cao hiệu quả các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn tại trung tâm GDTXHN Nghệ An”. Ở trung tâm GDTX-HN Nghệ An có nhiều hoạt động bồi dưỡng
ngắn hạn được phân công cho các đơn vị phòng, tổ làm đầu mối. Các lớp bồi
dưỡng kĩ năng sống, năng khiếu, tiếng dân tộc Thái do phòng Bồi dưỡng nâng cao
trình độ phụ trách; các lớp bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ do phòng Ngoại ngữ-Tin

học phụ trách cịn các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lí, các lớp bồi dưỡng nâng cao
nghiệp vụ cho giáo viên do phịng Quản lí đào tạo đảm nhiệm. Trong khn khổ đề
tài này chúng tôi lựa chọn các giải pháp nâng cao hiệu quả các chương trình bồi
dưỡng ngắn hạn cho cán bộ quản lí và giáo viên do phịng Quản lí đào tạo phụ
trách: Quản lí giáo dục, bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm,
NVSP cho GV tiếng anh cấp tiểu học, bồi dưỡng nghiệp vụ cộng tác viên thanh
tra…
Phạm vi ứng dụng: Trung tâm GDTX-HN Nghệ An và có thể được nhân
rộng tại các Trung tâm GDTX khác.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài chủ yếu tập trung vào việc đưa ra và phân tích, đánh giá các giải pháp
tại Trung tâm GDTX–HN Nghệ An nhằm góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác bồi
dưỡng các lớp ngắn hạn. Những vấn đề đưa ra trong đề tài này là những kinh
nghiệm được đúc rút trong quá trình 04 năm (từ năm 2019 - 2022) tại Trung tâm
GDTX-HN Nghệ An.


3
Với mong muốn công tác bồi dưỡng ngày càng được nâng cao, chú trọng tại
Trung tâm GDTX-HN; các phương pháp, cách thức tổ chức thực hiện được nhân
rộng ở nhiều đơn vị khác, từ đó có tiếng nói chung, cùng tham gia trao đổi, giao
lưu, rút kinh nghiệm giúp cho các Trung tâm trong hệ thống GDTX cùng phát
triển.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu các Thông tư, Quyết định của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT tỉnh
Nghệ An, các văn bản hướng dẫn thực hiện liên kết, đào tạo làm sơ sở lý luận cho
đề tài.
- Phương pháp tổng hợp văn bản, tài liệu, tư liệu
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp tìm hiểu thực tế

- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
5. Tính mới của đề tài
Từ trước đến nay ở trung tâm chưa có đề tài nghiên cứu về cơng tác quản lí
các lớp bồi dưỡng ngắn hạn dành cho cán bộ quản lí, giáo viên. Do đó, đề tài sẽ
đóng góp một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng này.


4
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lí luận
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm cấp tỉnh: Trung tâm
GDTX-HN Nghệ An thực chức năng, nhiệm vụ theo thông tư số 10/2021/TTBGD&ĐT ngày 05/04/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo (GD&ĐT), ban
hành Quy chế tổ chức hoạt động trung tâm giáo dục thường xuyên là: tổ chức thực
chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng,
chuyển giao cơng nghệ; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun
mơn, nghiệp vụ bao gồm: chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học; ứng dụng,
công nghệ thông tin - truyền thơng; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình
độ chun mơn; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ; chương trình
dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức công tác vùng dân tộc, miền núi
theo kế hoạch năm địa phương; chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học
phổ thông; liên kết đào tạo với trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp
đào tạo cấp đại học, cao đẳng trung cấp chuyên nghiệp; điều tra nhu cầu học tập
địa bàn, xác định nội dung học tập, đề xuất với Sở Giáo dục đào tạo, với UBND
tỉnh việc tổ chức chương trình hình thức học phù hợp với loại đối tượng; nghiên
cứu, tổng kết rút kinh nghiệm tổ chức hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục góp phần phát triển hệ thống giáo dục thường xuyên.
- Căn cứ công văn giao chỉ tiêu hàng năm của UBND tỉnh Nghệ An từ
1500-2000 chỉ tiêu trong đó các lớp bồi dưỡng dành cho CBQL, GV từ 892 đến
1330 chỉ tiêu.
- Căn cứ vào Thơng tư 17/2019/TT-BGDĐT ban hành chương trình bồi

dưỡng thường xun giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông
- Căn cứ vào Thơng tư 18/2019/TT-BGDĐT ban hành chương trình bồi
dưỡng thường xuyên cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông.
- Căn cứ vào Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT ban hành chương trình bồi
dưỡng thường xun giáo viên, cán bộ quản lí cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo
dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thực trạng các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn tại Trung tâm GDTXHN Nghệ An
Tính đến ngày 31/05/2022 tồn ngành Giáo dục Nghệ An có tổng số 44.005
người trong đó có 3.441 cán bộ quản lí, 36.698 giáo viên và 3.866 nhân viên. Hàng
năm ngành có chủ trương tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL GV nhằm đáp
ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018.
Về vai trò của giáo viên, Bộ GD-ĐT đưa ra so sánh: Ở chương trình GDPT
2006, GV tổ chức dạy học cơ bản theo phân phối chương trình đã được xác định;
khơng phải xây dựng lại phân phối chương trình. GV thực hiện đổi mới phương
pháp dạy học nhưng cơ bản vẫn nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng; chưa có nhiều


5
yêu cầu vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nhất là thực tiễn tại địa phương.
Chương trình GDPT 2018 là “mở” đòi hỏi GV phải tham gia xây dựng phân
phối chương trình cùng nhà trường và tổ chun mơn xây dựng kế hoạch dạy học.
Về Phương pháp dạy học, Bộ GD&ĐT khẳng định “vai trò của GV phải chuyển
mạnh từ vị trí là người dạy sang vị trí là người tổ chức kiểm tra, định hướng hoạt
động của học sinh; thực hiện hiệu quả hơn, triệt để hơn yêu cầu về phương pháp
dạy học cho học sinh học qua làm”.
Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông phải nâng cao
năng lực, phẩm chất để đáp ứng các yêu cầu đổi mới GDPT, đặc biệt là đáp ứng
những đổi mới của chương trình sách giáo khoa GDPT. Giáo viên phải hướng dẫn
học sinh về phương pháp học nhiều hơn. Học sinh phải tự học nhiều hơn, phải biết

huy động tổng thể kiến thức, kỹ năng, tiềm lực của mình để thực hiện mục tiêu
giáo dục.
“Để thực hiện tốt chương trình GDPT mới, một trong những điều kiện tiên
quyết là phải bồi dưỡng đội ngũ GV và CBQL cơ sở giáo dục về phương pháp dạy
học, phương pháp kiểm tra đánh giá, xây dựng kế hoạch bài dạy theo định hướng
phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
Nhận thấy vai trò của các chương trình bồi dưỡng dành cho CBQL, GV đối
với chương trình GDPT mới, Ngành đã tổ chức các chương trình bồi dưỡng diễn ra
thường xuyên, liên tục, lớp đặt tại Trung tâm GDTX-HN Nghệ An nhưng kết quả
chưa đạt như mong đợi.
2.2. Năng lực của Trung tâm GDTX-HN Nghệ An
2.2.1. Cơ sở vật chất
Sau khi sáp nhập tháng 11/2020 Trung tâm có 2 cơ sở đều tọa lạc ngay trung
tâm thành phố Vinh.
Trụ sở chính có diện tích rộng 7200 m2, với 1 tịa nhà làm việc 3 tầng diện
tích 1.200 m2 với 14 phòng làm việc và 01 phòng truyền thống, 02 phòng họp (hội
trường sức chứa 150 người) được trang bị đầy đủ tiện nghi, máy tính, máy photo
copy…
Khu giảng đường với 02 dãy nhà 04 tầng, 28 phòng học, rộng rãi đầy đủ
trang thiết bị hiện đại như máy chiếu, điều hòa nhiệt độ, bàn ghế phục vụ cho việc
giảng dạy và học tập. Trung tâm có 02 phòng học tiếng Anh, 01 phòng học nghe,
01 phòng học tương tác, 01 phòng thư viện, 02 hội trường để tổ chức các sự kiện,
hội trường lớn có sức chứa hơn 200 người, hội trường nhỏ có sức chứa 150 người,
được trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết như âm thanh, ánh sáng, máy chiếu, điều
hòa nhiệt độ; 01 phịng học đa chức năng.
Trung tâm cịn có 10 phòng khách được trang bị đầy đủ tiện nghi phục vụ
cho chuyên gia nước ngoài và các giáo viên các trường về giảng dạy.


6

Trung tâm có 01 nhà ăn đảm bảo vệ sinh phục vụ từ 30 - 40 người, 01 phòng
bếp nấu đảm bảo an toàn cháy nổ, vệ sinh an toàn tồn thực phẩm.
Sân bãi để xe của Trung tâm có khơng gian rộng rãi, thống mát, quang cảnh
đẹp với 3000 m2.
Khu vệ sinh được làm mới với 4 cơng trình vệ sinh khép kín, đầy đủ tiện
nghi, sạch đẹp.
Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin được kết nối Internet đầy đủ đáp ứng
yêu cầu quản lý dạy học.
2.2.2. Đội ngũ
Với 58 cán bộ GV với trình độ từ thạc sĩ đến đại học, cao đẳng phù hợp với
vị trí việc làm đáp ứng được việc quản lý, dạy học một cách hiệu quả.
Bộ máy Trung tâm bao gồm Ban Giám đốc và 07 phòng tổ (Phòng Đào tạo,
Phòng Bồi dưỡng nâng cao trình độ, Phịng TC-HC, Phịng tin học ngoại ngữ,
Phòng hướng nghiệp, Phòng dạy nghề và tổ Tài vụ). Trung tâm GDTX-HN Nghệ
An đã nỗ lực học hỏi và tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong q trình cơng tác.
2.3. Thuận lợi và khó khăn
2.3.1. Thuận lợi
- Trung tâm có bề dày truyền thống xây dựng và phát triển, dù ở thời điểm
nào Trung tâm cũng luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo của sở
GD&ĐT. Hằng năm Sở GD&ĐT có cơng văn triển khai, đốc thúc đội ngũ cán bộ,
giáo viên đi bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp
vụ. Trong bối cảnh các loại hình đào tạo khác gặp khó khăn rất nhiều trong cơng
tác tuyển sinh thì lợi thế lớn nhất của loại hình bồi dưỡng các lớp ngắn hạn khơng
phải tìm kiếm nguồn tuyển sinh. Học viên của các lớp này là CBQL, giáo viên các
trường trên địa bàn toàn tỉnh được cử đi học theo chủ trương của ngành và ngân
sách được UBND tỉnh cấp
- Lãnh đạo Trung tâm coi trọng công tác tổ chức, phục vụ các lớp bồi dưỡng
ngắn hạn, coi đó là nhiệm vụ chính trị của đơn vị từ đó có những định hướng, chỉ
đạo phù hợp để công tác này đạt hiệu quả cao.
- Đội ngũ cán bộ giáo viên có trình độ chun mơn, nghiệp vụ và có sự đồng

lịng, đồn kết, nỗ lực phấn đấu hết mình vì sự phát triển chung của Trung tâm.
Ln thích ứng với các chương trình đổi mới của giáo dục, thích ứng với điều kiện
hồn cảnh cơng việc. Điều đó được thể hiện ở tất cả mọi lĩnh vực, trong đời sống
cũng như trong tất cả các công việc chung của Trung tâm. Trước khi sáp nhập đội
ngũ cán bộ, giáo viên của Trung tâm KTTH-HN Nghệ An làm nhiệm vụ giảng dạy
theo chun mơn mình được phân cơng, chưa có khái niệm về công tác tổ chức,
phục vụ. Nhưng sau khi sáp nhập ngồi nhiệm vụ chun mơn thì tất cả mọi người
đều phải thực hiện nhiệm vụ chung của đơn vị, cùng nhau thực hiện nhiệm vụ


7
được phân công.
- Với sự phát triển mạnh mẽ của cơng nghệ giúp chúng ta có thể tiếp nhận
thơng tin dễ dàng chỉ với một chiếc điện thoại, máy tính hay máy tính bảng có kết
nối Internet. Vì thế cơng tác quản lí, tổ chức các lớp ngắn hạn dễ dàng, hiệu quả
hơn thơng qua các nhóm Zalo, Messenger… Mặc dù là các lớp ngắn hạn, có lớp
chỉ học 3-5 ngày nhưng các GV khi nhận lớp đều lập nhóm Zalo của lớp để dễ
dàng trao đổi thông tin về lịch học, lịch thi, điểm danh, nhận chứng chỉ…
- Với uy tín và truyền thống lâu năm trong lĩnh vực liên kết đào tạo cộng với
chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao nên Trung tâm rất được sự quan tâm,
ủng hộ của xã hội. Là địa chỉ đáng tin cậy trên địa bàn để đặt các lớp bồi dưỡng
2.3.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi đó, Trung tâm cũng gặp rất nhiều khó khăn trong
q trình tổ chức các lớp bồi dưỡng:
- Từ cuối năm 2019 đại dịch Covid hoành hành làm ảnh hưởng đến mọi mặt
đời sống kinh tế- xã hội (kinh tế khó khăn, giao thơng khơng thuận lợi, thực hiện
các Chỉ thị của Chính phủ 15, 16, 16+, thực hiện 5K…). Từ đó lĩnh vực giáo dục
cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Sau khi sáp nhập mặc dù số lượng cán bộ, GV, nhân viên tăng lên đáng kể
nhưng chủ yếu CBQL, GV còn đội ngũ làm cơng tác hành chính, phục vụ cịn

mỏng. Trong những giai đoạn cao điểm nhiều lớp bồi dưỡng cùng học với số lượng
đông bắt buộc phải điều thêm GV làm công tác phục vụ để đáp ứng nhu cầu
- Trung tâm là đơn vị liên kết bồi dưỡng nên khơng chủ động về mặt nội
dung, chương trình, thời gian. Vấn đề xây dựng kế hoạch ở cơ sở không dễ dàng gì
vì kế hoạch khơng hồn tồn chủ động. Lâu nay kế hoạch thường là phụ thuộc vào
cấp trên đưa xuống rồi căn cứ vào kế hoạch đó, cơ sở lên kế hoạch tổ chức thực
hiện
- Học viên là cán bộ quản lí, giáo viên đang cơng tác kiêm nhiệm nhiều chức
vụ nên khó sắp xếp thời gian hợp lí, vẫn có hiện tượng vắng học, muộn học gây
khó khăn cho công tác tổ chức lớp
3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn
tại Trung tâm GDTX-HN Nghệ An.
3.1. Xây dựng kế hoạch
Việc xây dựng kế hoạch là một việc làm không thể thiếu trong bất cứ hoạt
động nào. Ngoài các lớp theo đề án của ngành của UBND tỉnh, hằng năm, Trung
tâm sẽ tổ chức khảo sát nhu cầu của CBQL, GV xem nhu cầu của họ cần bồi
dưỡng, bổ sung thêm mảng nào để từ đó lập kế hoạch tham mưu với cấp trên phê
duyệt.
- Khi xây dựng kế hoạch các lớp bồi dưỡng phải có mục tiêu, nội dung, đối


8
tượng, quy mô lớp học tránh việc mở lớp chạy theo số lượng, nội dung bồi dưỡng
theo một chủ đề nhất định; hình thức bồi dưỡng theo phương pháp tích cực, cần bố
trí đủ thời gian để HV tham gia thực hành, giải quyết tình huống và thảo luận
những phát sinh trong hoạt động quản lí cũng như giảng dạy.
- Đồng thời việc lựa chọn đơn vị liên kết giữ vai trị quan trọng. Các trường
liên kết có uy tín chất lượng thì chất lượng đào tạo sẽ hiệu quả và thu hút được
người học như Học viện quản lí giáo dục, Đại học Vinh…
- Tổ chức thực hiện: Trước hết phải đổi mới quy trình đón tiếp học viên.

Trước đây khi học viên các lớp bồi dưỡng đến học thì họ tự vào lớp, sau đó mới
làm cơng tác tổ chức. Nhưng mấy năm gần đây thay đổi quy trình. Khi nhận được
danh sách từ các Phịng GD, phịng Tổ chức cán bộ của Sở, GV phụ trách lớp sẽ
sắp xếp danh sách một cách hợp lí. Danh sách học viên được dán ở các bảng tin
của Trung tâm (nơi dễ nhìn, dễ gây chú ý), có bảng chỉ dẫn đến các bàn đón tiếp
(thường đặt trước phịng học) học viên được các cô phụ trách hướng dẫn tận tình,
kiểm tra tên trong danh sách hoặc điều chỉnh thơng tin, nhận tài liệu học tập, thời
gian, địa điểm học...
3.2. Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị về các
chương trình bồi dưỡng ngắn hạn
- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cán bộ,
giáo viên, nhân viên đơn vị trong công tác bồi dưỡng ngắn hạn tại Trung tâm. Xem
đây là nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị. Nó gắn liền với quyền lợi nghĩa vụ cán bộ,
giáo viên, nhân viên. Để chương trình bồi dưỡng ngắn hạn thực sự có hiệu quả tất
cả mọi người phải nhận thức một cách đầy đủ, trách nhiệm của cá nhân với từng
công việc cụ thể.
- Định hướng cho cán bộ, nhân viên phải coi trọng, đầu tư tâm sức của mình
để phục vụ tốt hơn các lớp bồi dưỡng ngắn hạn từ những việc nhỏ nhất: Tiếp đón,
hướng dẫn làm thủ tục, phát tài liệu, phục vụ nước uống…
- Trung tâm cần tạo môi trường học tập, bồi dưỡng thật tốt. Điều đó có nghĩa
phải cung ứng cho người học “dịch vụ”, cơ hội học tập tốt “Dịch vụ” thể hiện: thái
độ hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ người học tận tâm, ứng xử chuẩn mực, phục vụ nhiệt
tình từ phịng chuyên môn, đến giáo viên chủ nhiệm, đến người phục vụ, bảo vệ…,
tránh gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu người học. Làm sao để người học muốn
đến với trung tâm, khi đến đây người học hoàn toàn yên tâm tin tưởng, tạo cảm
giác vui vẻ, thân thiện, luôn được quan tâm, chào đón. Đó là yếu tố gây dựng
thương hiệu cho Trung tâm: địa chỉ tin cậy liên kết đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
trình độ, chun mơn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng
3.3. Đổi mới công tác quản lí
3.3.1 Bố trí sắp xếp và điều hành đội ngũ.

Việc phân công lao động không phải là vấn đề quan trọng nhất vì việc của


9
người nào thì người ấy phải làm theo quy chế của cơ quan. Vấn đề quan trọng ở
đây là khi có việc cần điều động đơng người thì trưởng phịng/ tổ trưởng phải huy
động tất cả các bộ phận và làm thế nào để mọi người tham gia nhiệt tình. Ngoài
nguyên tắc sắp xếp sử dụng cán bộ nhân viên theo trình độ đào tạo, sử dụng đội
ngũ nên hướng về sở trường (mặt mạnh của từng thành viên) thì một việc không
thể thiếu trong điều hành công việc là: Điều hành tại chỗ, chỉ đạo trực tiếp đến
những công việc cụ thể. Mỗi người được phân công chịu trách nhiệm một mảng
công việc nhưng phải tham gia làm nhiều việc khi được yêu cầu.
Như vậy: Bố trí, sắp xếp phân công là cơ bản nhưng điều hành mới là quan
trọng
3.3.2. Quy định lề lối làm việc hợp lý.
Dựa vào các văn bản: Hệ thống luật, các quy định, quy chế, nội quy của trung
tâm GDTX-HN. Đây là chỗ dựa vững chắc cho mọi CBNV thực hiện quyền và
nghĩa vụ của mình và đồng thời là cơng cụ để trưởng phòng và người lãnh đạo điều
hành đơn vị. Những quy định này cần phải chi tiết và phù hợp cho từng thời gian
hoạt động như: “Quy định lề lối làm việc trong hè”, “Quy định về lề lối làm việc
trước và sau hè”. Những quy định này được xây dựng trên tinh thần dân chủ mọi
người được cùng bàn bạc, thống nhất và cùng có trách nhiệm thực hiện. Quy định
về lề lối làm việc hợp lý thì cơng việc trôi chảy, ngược lại nếu không hợp lý hoặc
mọi người khơng được bàn bạc, chưa đồng tình thì quy định, nội quy một đường
làm một nẻo. Không những công việc làm khơng hiệu quả mà cịn làm ảnh hưởng
đến tư tưởng cán bộ, nhân viên.
Để góp phần cải cách hành chính, cải tiến lề lối làm việc thì mọi cá nhân
được phân công phải tự chịu trách nhiệm công việc của mình. Phải làm việc dứt
điểm những việc có liên quan đến thanh toán phải làm dứt khoát, dứt điểm. Chưa
xong vì chưa đúng thủ tục phải làm lại cho đúng. chưa đủ bổ sung cho đủ và tiến

hành làm ngay cho xong trước khi làm việc khác. Đây là một việc làm tưởng
chừng khơng có gì là quan trọng nhưng thực sự nó ảnh hưởng rất lớn đến sự trì trệ
hay trơi chảy cơng việc của mọi cơ quan hành chính. Vì vậy người quản lý điều
hành cần quan tâm chỉ đạo đôn đốc nhân viên làm dứt điểm không để việc này
chồng chéo lên việc kia.
3.3.3. Công tác động viên thi đua khen thưởng.
Để tổ chức các lớp bồi dưỡng thành cơng thì ngồi cơng sức của CBQL, GV
giảng dạy, GV phụ trách lớp thì người làm cơng tác Hành chính – Quản trị nói
chung đóng góp một phần cơng sức khơng nhỏ. Cơng việc của họ khó khăn, vất vả
khi phải “làm dâu trăm họ” trong khi trình độ năng lực cịn chưa theo kịp với địi
hỏi của sự phát triển xã hội. Vì vậy để yêu cầu họ làm tốt cơng việc phục vụ ngồi
sự nhiệt tình, tận tụy của cán bộ nhân viên rất cần đến sự động viên khích lệ của
người quản lý. Trong điều kiện cơ quan ít người phục vụ mà nhiều việc, một người
có thể phân làm nhiều việc thì cơng tác động viên anh em làm là rất cần thiết. Nhất


10
là những việc lại có tính đột xuất. Nếu chỉ dùng biện pháp quản lý hành chính đơn
thuần thì chưa chắc đã được việc, tính hiệu quả khơng cao. Vì vậy người quản lý
phải biết động viên anh em làm việc và ghi nhận những cố gắng của cán bộ nhân
viên khi họ hoàn thành nhiệm vụ. Việc người quản lý cùng trực tiếp tham gia lao
động cùng với anh em cán bộ nhân viên là khích lệ tinh thần đội ngũ, anh chị em
thấy gần gũi tình cảm đồn kết hơn. Họ thực sự vui khi thấy lãnh đạo biết chia sẻ
khó khăn. Nhưng chỉ có động viên khơng mà khơng có khen thưởng bằng vật chất
thì đến một lúc nào đó biện pháp này sẽ khơng cịn hiệu lực. Ngoài việc xếp loại
thi đua khen thưởng hàng tháng, hàng quý phải làm nghiêm túc, chất lượng thì việc
động viên bằng vật chất cũng rất cần thiết và quan trọng. Trước hết phải đảm bảo
việc thanh toán tiền làm thêm việc, thêm giờ nhanh chóng, kịp thời. Có như vậy
mới khuyến khích động viên cán bộ nhân viên nhiệt tình hăng hái khi được điều
động đột xuất.

3.4. Tăng cường công tác quản lý dạy và học
Cần quản lý chặt chẽ việc thực hiện nhiệm vụ học tập của học viên, theo dõi
việc thực hiện chương trình, lịch học, kế hoạch học theo hợp đồng ký với trường
Đại học liên kết; theo dõi chặt chẽ lớp học, tỷ lệ chuyên cần học viên để phối hợp
trường liên kết xét việc hồn thiện chương trình bồi dưỡng cấp chứng chỉ/ giấy
chứng nhận, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.
Nâng cao ý thức trách nhiệm của các giáo viên phụ trách lớp: Phải bám sát
tình hình học tập của lớp, giờ dạy của giảng viên, sự thay đổi lịch học…
Yêu cầu đối với GV phụ trách lớp: Đến trước giờ học khoảng 5 phút, kiểm
tra CSVC xem đầy đủ chưa (bàn ghế, nước uống, âm thanh, ánh sáng, vệ sinh...)
Điểm danh, nắm số lượng HV vắng mặt của các lớp, gọi điện liên hệ học
viên nghỉ học...GV chịu trách nhiệm quản lí mọi mặt đối với các lớp mình phụ
trách
Các phịng chun mơn, giáo viên quản lý lớp cần có giải pháp cụ thể để
tăng cường kỷ cương, nếp dạy- học. Giáo viên quản lý lớp bám sát lớp, đôn đốc,
động viên học viên thực hiện nề nếp chuyên cần. Đồng thời có biện pháp đối với
những trường hợp vi phạm nội quy, việc thực hiện nề nếp, kỷ cương.
Đối với giảng viên trường đại học tham gia giảng dạy: Trung tâm cần làm
việc với trường Đại học trong việc chọn, mời giảng viên nhiệt tình, trách nhiệm, có
kinh nghiệm giảng dạy, tích cực hợp tác với Trung tâm việc phối hợp quản lý học
viên. Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện thời khoá biểu của giảng viên,
học viên. Nâng cao ý thức trách nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề
cho đội ngũ giảng viên.
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm tạo hứng thú học tập cho học viên. Để
tạo khơng khí thoải mái, vui vẻ cho buổi học giảng viên có thể cho HV thực hiện
hoạt động “khởi động” tránh nhàm chán, tù túng. Để thực hiện tốt hoạt động này
chúng ta nên chuẩn bị một danh sách các hoạt động để có thể sử dụng trong bất kì


11

thời điểm nào khi khóa bồi dưỡng bị chững lại hoặc HV không tập trung tham gia
nhưng phải đảm bảo các yếu tố: Phù hợp lứa tuổi và giới tính; phù hợp không gian
lớp học.
3.5. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị máy móc; ứng dụng cơng nghệ
thông tin trong hoạt động tổ chức các lớp bồi dưỡng
3.5.1. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị máy móc phục vụ việc dạy
học
Đầu tư thêm một số hạng mục phục vụ trực tiếp cho quá trình dạy học:
Bảng, máy chiếu, màn hình tivi...Các phịng học tiếng, phịng máy vi tính thường
xun được bảo trì, bão dưỡng phục vụ tốt cho công tác dạy học.
Yếu tố cảnh quan mơi trường, vệ sinh khn viên, phịng học cũng có sự tác
động nhất định tới yếu tố tâm lí người học nên phải được quan tâm, để ý đến.
3.5.2. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các chương trình bồi
dưỡng ngắn hạn
Việc ứng dụng Cơng nghệ thơng tin được xác định là nhiệm vụ quan trọng
trong giai đoạn sắp tới của ngành Giáo dục. Trong năm qua, tồn ngành Giáo dục
đào tạo tích cực triển khai, ứng dụng CNTT quản lý, điều hành giảng dạy, học tập.
Đối với loại hình đào tạo khơng chính quy, giáo dục thường xun, cơng nghệ
thơng tin có vai trị quan trọng. Nó thúc đẩy giáo dục mở, giúp người tiếp cận
nhiều thông tin, thông tin nhiều chiều nhanh, rút ngắn khoảng cách, thu hẹp khơng
gian, tiết kiệm thời gian; từ đó phát triển nhanh kiến thức, nhận thức, trí tuệ. Do
đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin lĩnh vực Giáo dục nói chung, cơng tác quản
lí giảng dạy nói riêng ngày càng trở nên cấp thiết. Hơn nữa sống trong thời đại kỹ
thuật số nên việc ứng dụng CNTT được lãnh đạo nhà trường, toàn thể giáo viên
đơn vị quan tâm. Đối với công tác bồi dưỡng ngắn hạn tại Trung tâm GDTX-HN
Nghệ An, việc ứng dụng CNTT trở nên cần thiết, giúp cho hoạt động công tác kịp
thời, nhanh gọn, chính xác, đa dạng loại hình, hình thức học tập.
Ứng dụng CNTT quản lý hồ sơ học viên; việc triển khai nội dung, chương
trình, kế hoạch học tập, kế hoạch thi cử, kết quả học tập, đào tạo bồi dưỡng. Đặc
biệt ứng dụng CNTT trong đào tạo, đào tạo trực tuyến. Đây là hình thức học tập

tạo điều kiện thuận lợi, mở ra cơ hội học tập cho tất cả mọi người, mọi vùng miền
với thời gian khác nhau, đáp ứng nhu cầu học tập khác nhau của xã hội, học
thường xuyên, học tập suốt đời của nhân dân. Học online giúp cho người học chủ
động học tập thông qua nhiều kênh thơng tin, phương tiện, học liệu thích ứng với
điều kiện học tập của HV.
Nhờ ứng dụng CNTT, học viên tiếp cận kiến thức qua học liệu, giáo trình
biên soạn theo hướng tự học có tính tương tác cao, tiếp cận kiến thức qua băng
hình, băng tiếng, đĩa CD, qua Internet với giáo trình điện tử tài khoản được cấp khi
nhập học, nhận hỗ trợ tối đa từ giảng viên.


12
Như vậy, tăng cường ứng dụng CNTT mang lại chất lượng hiệu quả định
hướng cơng tác quản lý chương trình bồi dưỡng ngắn hạn. Công nghệ thông tin
giúp cho công việc quản lý đầy đủ hơn, khoa học hơn, minh bạch dân chủ.
3.6. Kiểm tra đánh giá kết qủa thực hiện kế hoạch
Kiểm tra giám sát giúp người được giao cơng việc tích cực hơn, có trách
nhiệm hơn. Là khâu quyết định cho việc giải quyết dứt điểm công việc, đồng thời
giúp cho cơng tác quản lí nói chung và các cơng việc khác tại đơn vị tốt hơn, có
hiệu quả hơn.
Kiểm tra giám sát giúp người quản lý tiên đốn được kết quả xảy ra, tìm
được ngun nhân và đề ra những biện pháp quản lý hiệu quả. Đồng thời kiểm tra
giám sát cịn là cơng cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu quả quản lý. Trong q
trình hoạt động có thể xảy ra sự cố bất cứ lúc nào gây phiền phức cho hoạt động
dạy và học và rất khó khăn cho cơng tác phục vụ. Vì vậy kiểm tra các điều kiện
phục vụ thường xuyên, để dự đốn đón đầu những cơng việc diễn ra ngồi ý muốn
hoặc những việc có khả năng phát sinh, để chủ động và có bịên pháp xử lý, hoặc
phục vụ tại chỗ một cách nhanh nhất.
Người làm kế hoạch phải có tầm nhìn bao qt đồng thời phải biết dự đốn
những cơng việc diễn ra ngồi ý muốn hoặc những việc có khả năng phát sinh để

chủ động và có bịên pháp xử lý, hoặc có những phương án thay thế nhằm phục vụ
tại chỗ một cách nhanh nhất, có hiệu quả.
Cuối mỗi chương trình bồi dưỡng GV phụ trách lớp phát phiếu điều tra khảo
sát về chương trình giáo dục, nhu cầu của HV, thái độ phục vụ (phụ lục 3 và phụ
lục 4). Để từ đó có định hướng, chỉnh sửa, khắc phục phù hợp hơn
Cuối mỗi đợt hoặc cuối tháng tổ chức họp phòng QLĐT để tổng kết, đánh
giá trên tất cả các mặt, các bộ phận việc thực hiện kế hoạch và rút ra những bài học
kinh nghiệm để các lớp sau được tốt hơn.
4. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất
4.1. Mục đích của khảo sát
Để có thơng tin chính xác, khách quan phục vụ cho đề tài nghiên cứu có chất
lượng tốt, chúng tơi tiến hành khảo sát thu thập thông tin về nội dung các nhóm
giải pháp theo biểu mẫu kèm theo (phụ lục 1và phụ lục 2)
4.2. Nội dung và phương pháp khảo sát
4.2.1 Nội dung khảo sát
Gồm 03 nội dung chính sau đây:
Thứ nhất, nhóm các giải pháp thực hiện kế hoạch và nâng cao nhận thức của
cán bộ, giáo viên, nhân viên


13
Thứ hai, nhóm giải pháp tăng cường cơng tác quản lý,ng công tác quản lý,n lý, tăng cường công tác quản lý,ng đầu tưu tư
cơ sở vật chất, thiết bị máy sở vật chất, thiết bị máy vật chất, thiết bị máyt chất, thiết bị máyt, thiết bị máyt bị máy máy móc; ứng dụng cơng nghệ thơng tin.ng dụng công nghệ thông tin.ng công nghệ thông tin. thông tin.
Thứng dụng cơng nghệ thơng tin. ba, nhóm giản lý,i pháp kiểm tra đánh giá kết qủa thực hiện kế hoạchm tra đánh giá kết bị máyt qủa thực hiện kế hoạcha thực hiện kế hoạchc hiệ thông tin.n kết bị máy hoạchch
4.2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá
Phương pháp chúng tôi sử dụng để khảo sát là trao đổi bằng bảng hỏi, với
thang đánh giá 04 mức tương ứng với điểm số từ 1 đến 4:
Khơng cấp thiết
Ít cấp thiết
Cấp thiết

Rất cấp thiết
Và:
Khơng khả thi
Ít khả thi
Khả thi
Rất khả thi
- Điểm trung bình được tính trên hàm Countif của phần mềm Exell.
4.3. Đối tượng khảo sát
Tổng hợp các đối tượng được khảo sát
TT

ĐỐI TƯỢNG

SỐ LƯỢNG

1

Giáo viên

40

2

Học viên

154

å

194


4.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề
xuất
4.4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất
CÁC THƠNG SƠ
TT

1

NHĨM CÁC GIẢI PHÁP
X
Nhóm các giải pháp thực hiện kế 3,67
hoạch và nâng cao nhận thức của

MỨC
1

2

3

0

0

63

4
113



14
cán bộ, giáo viên, nhân viên
2

3

Nhóm giải pháp tăng cường công tác quản lý,ng công
tác quản lý,n lý, tăng cường công tác quản lý,ngđầu tưu tư
cơ sở vật chất, thiết bị máy sở vật chất, thiết bị máy vật chất, thiết bị máyt chất, thiết bị máyt, thiết bị máyt bị máy máy móc 3,77
phụng cơng nghệ thơng tin.c vụng công nghệ thông tin. việ thông tin.c dạchy học; ứng c; ứng dụng công nghệ thông tin.ng
dụng công nghệ thông tin.ng CNTT

0

0

44

115

Nhóm giản lý,i pháp kiểm tra đánh giá kết qủa thực hiện kế hoạchm tra đánh
giá kết bị máyt qủa thực hiện kế hoạcha thực hiện kế hoạchc hiệ thơng tin.n kết bị máy hoạchch

0

0

54


114

3,72

4.4.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất
TT

NHĨM CÁC GIẢI PHÁP

CÁC THƠNG SƠ
X

1

2

3

MỨC
1

2

3

4

Nhóm các giải pháp thực hiện kế
hoạch và nâng cao nhận thức của 3,94
cán bộ, giáo viên, nhân viên


0

0

10

184

Nhóm giải pháp tăng cường công tác quản lý,ng công
tác quản lý,n lý, tăng cường công tác quản lý,ngđầu tưu tư
cơ sở vật chất, thiết bị máy sở vật chất, thiết bị máy vật chất, thiết bị máyt chất, thiết bị máyt, thiết bị máyt bị máy máy móc
phụng cơng nghệ thơng tin.c vụng công nghệ thông tin. việ thông tin.c dạchy học; ứng c; ứng dụng công nghệ thông tin.ng dụng công nghệ thơng tin.ng
CNTT

3,75

0

0

Nhóm giản lý,i pháp kiểm tra đánh giá kết qủa thực hiện kế hoạchm tra đánh
giá kết bị máyt qủa thực hiện kế hoạcha thực hiện kế hoạchc hiệ thông tin.n kết bị máy hoạchch

3,86

0

0


47

26

147

168

Từ số liệu thu được tại bảng trên có thể rút ra nhận xét:
- Đối với sự cấp thiết của các giải pháp đề xuất: X > 3 thì đề tài thật sự cần thiết và
quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn tại
Trung tâm.
- Đối với tính khả thi của các giải pháp đề xuất: X > 3 thì các giải pháp này có khả
năng thực hiện và ứng dụng tại Trung tâm GDTX-HN Nghệ An và một số trung
tâm khác.
5. Kết quả đạt được từ năm 2019 đến năm 2022
Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Trung tâm đã thực hiện một số giải pháp
cùng với đó là sự nỗ lực, đồng lịng và chung tay của tất cả cán bộ, giáo viên, nhân
viên nên công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL, GV tại Trung tâm trong giai đoạn
2019-2022 đã thu được những kết quả rõ rệt, số lượng lớp và học viên tăng dần
hàng năm.


15
Với số lượng HV đến với Trung tâm thể hiện qua biểu đồ tăng trưởng dưới
đây thể hiện được sự tin tưởng của UBND tỉnh, của SGD& ĐT giao chỉ tiêu hàng
năm. Những cố gắng không của tập thể lãnh đạo và nhân viên đã được xã hội ghi
nhận. Trung tâm được vinh dự xếp hạng là một trong những trung tâm GDTX hàng
đầu trong cả nước, được đón các đoàn khách từ các Trung tâm khác về học tập, rút
kinh nghiệm.

Biểu đồ số lượng học viên qua 4 năm
1600

1368

1400

1200
1094
1000

988
912

800

600

400

200

0

Năm
2019

2020

2021


2022


16

Cụ thể:
- Năm 2019: SL 912 HV gồm các lớp
+ Bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp hạng II cho GV THPT: 182 HV.
+ Bồi dưỡng QLGD các cấp: 221 HV
+ Bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu cơ bản dành cho Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng
các trường THPT: 69 HV
+ Bồi dưỡng năng lực tư vấn cho GV phổ thông làm công tác tư vấn cho học sinh:
440 HV
- Năm 2020: SL 988 HV gồm các lớp:
+ Bồi dưỡng QLGD các cấp: 230 HV
+ Bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp hạng II, hạng III cho GV THPT, THCS, TH:
327 HV
+ Bồi dưỡng nghiệp vụ Tổ trưởng chuyên môn: 175 HV
+ Bồi dưỡng nghiệp vụ GV chủ nhiệm: 256 HV
- Năm 2021: SL 1094 HV gồm các lớp:
+ Bồi dưỡng QLGD các cấp: 231 HV
+ Bồi dưỡng nghiệp vụ giáo viên chủ nhiệm TH, THCS, THPT: 260 HV
+ Bồi dưỡng nghiệp vụ Tổ trưởng chuyên môn: 181 HV
+ Bồi dưỡng phương pháp dạy học (Mơn Tốn, Tiếng Việt, Khoa học) phù hợp với
đặc điểm học sinh miền núi cho giáo viên cấp Tiểu học tại các huyện miền núi:
127 HV
+ Bồi dưỡng giáo viên Tiểu học thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho
học sinh cấp tiểu học: 137 HV
+ Bồi dưỡng thường xuyên phương pháp dạy học tích cực và đánh giá học sinh

theo cách tiếp cận năng lực cho đội ngũ giáo viên các cấp theo TT 19/2019/TTBGD&ĐT: 158 HV
- Năm 2022: SL 1368 HV gồm các lớp
+ Bồi dưỡng QLGD các cấp: 118 HV
+

Bồi dưỡng nghiệp vụ Tổ trưởng chuyên môn: 194 HV

+ Bồi dưỡng giáo viên Tiểu học thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho
học sinh cấp tiểu học: 161HV



×