Phan Thanh Đoài - Luận văn Thạc sỹ Quản lý Giáo dục khóa 13
Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
TRƯờNG ĐạI HọC VINH
PHAN THANH OI
một số GIảI PHáP nâng cao HIệU QUả HOạT
ĐộNG
CủA BAN QUảN Lý TRUNG TÂM HọC TậP CộNG
ĐồNG
ở NGHệ AN
LUậN VĂN THạC Sỹ khoa học giáo dục
1
Phan Thanh Đoài - Luận văn Thạc sỹ Quản lý Giáo dục khóa 13
Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
TRƯờNG ĐạI HọC VINH
PHAN THANH OI
một số GIảI PHáP nâng cao HIệU QUả HOạT ĐộNG
CủA BAN QUảN Lý TRUNG TÂM HọC TậP CéNG §åNG
ë NGHƯ AN
CHUN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60 14 05
LUậN VĂN THạC Sĩ khoa học giáo dục
Ngời hớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn trọng văn
Vinh - 2007
2
Phan Thanh Đoài - Luận văn Thạc sỹ Quản lý Gi¸o dơc khãa 13
BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BCH:
Ban Chấp hành.
BQL:
Ban Quản lý.
BQL TTHTCĐ: Ban Quản lý Trung tâm học tập cộng đồng.
CNH, HĐH:
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
GD - ĐT:
Giáo dục - Đào tạo.
GDTX:
Giáo dục thường xuyên.
HĐND:
Hội đồng nhân dân.
TD - TT:
Thể dục - Thể thao.
TTGDTX:
Trung tâm giáo dục thường xuyên.
TTHTCĐ:
Trung tâm học tập cộng đồng.
TT - VH:
Thể thao - Văn hóa.
UBND:
Ủy ban nhân dân.
XHHT:
Xã hội học tập.
3
Phan Thanh Đoài - Luận văn Thạc sỹ Quản lý Gi¸o dơc khãa 13
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.
6
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
6
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới về TTHTCĐ.
6
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam về TTHTCĐ.
10
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài.
11
1.2.1. Giáo dục cộng đồng.
11
1.2.2. Trung tâm học tập cộng đồng.
12
1.2.3. Quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường.
13
1.2.3.1. Quản lý.
13
1.2.3.2. Quản lý giáo dục.
14
1.2.3.3. Giải pháp quản lý giáo dục.
15
1.2.3.4. Quản lý nhà trường.
15
1.2.4. Quản lý TTHTCĐ.
15
1.3. Quan điểm của Đảng, Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển các
hình thức giáo dục cộng đồng.
16
1.3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển các hình thức giáo dục
cộng đồng.
16
1.3.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển các hình thức giáo dục cộng đồng.
23
1.4. Vấn đề tổ chức, quản lý TTHTCĐ.
26
1.4.1. Vấn đề tổ chức TTHTCĐ.
26
1.4.2. Vấn đề quản lý TTHTCĐ.
29
4
Phan Thanh Đoài - Luận văn Thạc sỹ Quản lý Gi¸o dơc khãa 13
Chương 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.
31
2.1. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội và truyền thống lịch sử, văn hóa của
Nghệ An.
31
2.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội.
31
2.1.1.1. Dân số, lao động.
31
2.1.1.2. Về hành chính.
31
2.1.1.3. Về phát triển kinh tế.
32
2.1.2. Truyền thống lịch sử và văn hóa.
32
2.2. Thực trạng xây dựng và quản lý TTHTCĐ ở Nghệ An.
33
2.2.1. Nhận thức về TTHTCĐ ở Nghệ An.
33
2.2.1.1. Nhận thức của cán bộ huyện, xã về TTHTCĐ (nhóm 1).
34
2.2.1.2. Nhận thức của người dân về nhu cầu học tập của họ ở cộng đồng (nhóm
2).
37
2.2.2. Thực trạng xây dựng TTHTCĐ ở Nghệ An.
40
2.2.2.1. Kết quả đạt được.
40
2.2.2.2. Nguyên nhân thành công.
42
2.2.2.3. Tồn tại, khó khăn.
43
2.2.2.4. Nguyên nhân hạn chế và thiếu sót.
44
2.2.3. Thực trạng hoạt động của Ban quản lý TTHTCĐ.
44
2.2.4. Thực trạng sử dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của BQL
TTHTCĐ.
50
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA BAN QUẢN LÝ TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG Ở NGHỆ
AN.
51
3.1. Những nguyên tắc trong việc đề xuất các giải pháp.
51
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu.
51
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi.
51
5
Phan Thanh Đoài - Luận văn Thạc sỹ Quản lý Gi¸o dơc khãa 13
3.1.3. Ngun tắc đảm bảo phù hợp với các chức năng quản lý giáo dục.
51
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban quản lý TTHTCĐ ở
Nghệ An.
52
3.2.1. Giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với
BQL TTHTCĐ.
52
3.2.2. Giải pháp lựa chọn Ban quản lý TTHTCĐ.
54
3.2.3. Giải pháp coi trọng vai trò tham mưu và tổ chức thực hiện của Hội Khuyến
học.
55
3.2.4. Giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo của Ban quản lý TTHTCĐ.
57
3.2.4.1. Quản lý giáo dục và tuyên truyền vận động nhân dân.
59
3.2.4.2. Quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động của TTHTCĐ trên cơ sở tính đến
nhu cầu, điều kiện, khả năng của người học.
61
3.2.4.3. Quản lý nội dung, chương trình học tập ở TTHTCĐ.
66
3.2.4.4. Quản lý tổ chức hoạt động học tập cho người lớn ở các TTHTCĐ. 66
3.2.4.5. Quản lý ngân quỹ TTHTCĐ.
67
3.2.5. Giải pháp đảm bảo các điều kiện cho sự tổ chức, quản lý có hiệu quả hoạt
động của Ban quản lý TTHTCĐ.
68
3.2.6. Giải pháp hoàn thiện cơ chế hoạt động và cơ chế quản lý của Ban quản lý
TTHTCĐ.
70
3.2.11.1. Cơ chế hoạt động.
70
3.2.11.2. Cơ chế quản lý.
70
3.3. Kết quả thăm dị tính khả thi của các nhóm giải pháp đề xuất nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động của Ban Quản lý TTHTCĐ ở Nghệ An.
71
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.
74
6
Phan Thanh Đoài - Luận văn Thạc sỹ Quản lý Gi¸o dơc khãa 13
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Bước vào thế kỷ 21, cũng như cả nước, giáo dục và đào tạo tỉnh Nghệ
An đã thu được những thành quả quan trọng về mở rộng quy mơ, đa dạng
hóa các hình thức giáo dục và nâng cấp cơ sở vật chất cho nhà trường. Trình
độ dân trí được nâng cao. Chất lượng giáo dục có chuyển biến bước đầu. Hệ
thống giáo dục đã được đa dạng hóa về loại hình, phương thức và nguồn
lực... từng bước hịa nhập với xu thế chung của giáo dục trên thế giới. Từ
một hệ thống chỉ có các trường cơng lập và chủ yếu là loại hình chính quy,
đến nay đã có các trường ngồi cơng lập, có nhiều loại hình giáo dục
thường xuyên, các phương thức đào tạo đáp ứng nhu cầu người học.
Đạt được những thành tựu trên là do đại bộ phận nhân dân ta có tinh
thần hiếu học, chăm lo việc học tập của con em; phần lớn các nhà giáo tận
tụy với nghề. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và có những chủ trương,
chính sách đúng đắn phát triển giáo dục. Sự ổn định về chính trị, những
thành quả phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân trong thời kỳ đổi
mới đã tạo thêm điều kiện cũng như môi trường cho giáo dục phát triển toàn
diện.
Mặc dù đã đạt được những thành tựu như vậy, nhưng nhìn chung giáo
dục tỉnh nhà vẫn cịn yếu về chất lượng, mất cân đối về cơ cấu, hiệu quả
giáo dục chưa cao, giáo dục chưa gắn bó với thực tiễn, ... Chưa chú trọng
đúng mức đến các hình thức giáo dục thường xuyên, giáo dục ngoài nhà
trường, đặc biệt cho người lao động. Nhìn chung chất lượng và hiệu quả
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài còn thấp, chưa đáp
ứng được nhu cầu của đất nước trong giai đoạn mới.
Nguyên nhân của những yếu kém trên trước hết là do những yếu tố
chủ quan, trình độ quản lý giáo dục chưa theo kịp với thực tiễn và nhu cầu
phát triển khi nền kinh tế đang chuyển từ kế hoạch tập trung sang kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa; chưa phối hợp tốt và sử dụng có hiệu
quả nguồn lực của Nhà nước và của xã hội ... Quan điểm "giáo dục là quốc
sách hàng đầu" của Đảng và Nhà nước chưa được nhận thức đầy đủ và thực
sự chỉ đạo hành động trong một bộ phận cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp.
Giáo dục vẫn được xem như là công việc riêng của ngành giáo dục; chưa
tạo ra được sự liên kết, phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp, các lực
lượng xã hội và ngành giáo dục để phát triển sự nghiệp giáo dục.
7
Phan Thanh Đoài - Luận văn Thạc sỹ Quản lý Gi¸o dơc khãa 13
Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, sự phát
triển năng động của các nền kinh tế, quá trình hội nhập và tồn cầu hóa
đang làm cho u cầu rút ngắn thời gian phát triển so với các nước đi trước
trở thành cấp bách, địi hỏi khoa học - cơng nghệ phải trở thành động lực cơ
bản của sự phát triển kinh tế - xã hội. Giáo dục là nền tảng của sự phát triển
khoa học - công nghệ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã
hội hiện đại. Giáo dục phải đi trước một bước. Đảng, Nhà nước và nhân dân
ta ngày càng coi trọng vai trò của giáo dục, quan tâm nhiều hơn và đòi hỏi
giáo dục phải đổi mới và phát triển đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của mọi
tầng lớp nhân dân về học tập và tiếp thu những kiến thức, kỹ năng nghề
nghiệp, rèn luyện những phẩm chất năng lực cần thiết cho thời kỳ cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế Quốc tế.
Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Các cấp
ủy Đảng cần chỉ đạo xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện cho mọi người
ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học tập thường xuyên, học suốt đời. Nhà
nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục. Đẩy mạnh xã
hội hóa; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia
phát triển giáo dục. Trong đó phát triển giáo dục thường xuyên như là một
hình thức huy động tiềm năng của cộng đồng để xây dựng xã hội học tập
phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của cá nhân tạo cơ hội cho đông đảo
người lao động được tiếp tục học tập, được bồi dưỡng kiến thức góp phần
nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời đáp ứng yêu cầu
chuyển đổi nghề nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng đã khẳng định: "Chuyển dần
mơ hình giáo dục hiện nay sang mơ hình giáo dục mở - mơ hình xã hội học
tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc
học, ngành học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người và
những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập
thường xuyên; tạo nhiều khả năng, cơ hội khác nhau cho người học, bảo
đảm sự công bằng xã hội trong giáo dục".
Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) là một mơ hình học tập
được thành lập đáp ứng nhu cầu học tập của cộng đồng, do cộng đồng và vì
cộng đồng, phục vụ việc học tập thường xuyên, học tập suốt đời cho mọi
người tại các xã, phường, thị trấn theo phương thức giáo dục thường xuyên
với phương châm trước mắt là “cần gì học nấy”, sau đó từng bước nâng cao
trình độ về mọi mặt của người dân.
Ở Nghệ An, thời gian qua đã xây dựng được gần 460 trung tâm là
tương đối nhanh, nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao. Thực tiễn đã chứng
8
Phan Thanh Đoài - Luận văn Thạc sỹ Quản lý Gi¸o dơc khãa 13
minh sự cần thiết của việc xây dựng và phát triển các TTHTCĐ xã, phường,
thị trấn để góp phần phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và hướng
tới một xã hội học tập.
Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban quản lý TTHTCĐ
là hết sức cần thiết cả trước mắt và lâu dài.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
- Tìm ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban
quản lý trung tâm học tập cộng đồng ở xã, phường, thị trấn.
- Tiến tới xây dựng xã hội học tập nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội đưa Nghệ An thoát nghèo vào năm 2010 và cơ bản trở thành tỉnh
công nghiệp vào năm 2020.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Vấn đề hoạt động của Ban quản lý trung tâm học tập cộng đồng.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban quản lý trung
tâm học tập cộng đồng ở Nghệ An.
4. Giả thuyết khoa học:
Có thể nâng cao chất lượng hoạt động của TTHTCĐ ở Nghệ An, nếu
đề xuất được một số giải pháp có cơ sở khoa học và tính khả thi để nâng cao
hiệu quả hoạt động của Ban quản lý TTHTCĐ.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu:
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu:
5.1.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của TTHTCĐ.
5.1.2. Tìm hiểu thực trạng Ban quản lý TTHTCĐ ở Nghệ An.
5.1.3. Đề xuất một số giải pháp hoạt động có hiệu quả của Ban quản
lý TTHTCĐ ở Nghệ An.
5.2. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu một số giải pháp của Ban quản lý TTHTCĐ dưới góc độ
quản lý giáo dục và trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:
6.1. Phương pháp luận:
6.1.1. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
6.1.2. Phương pháp tiếp cận hệ thống.
6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Sử dụng một cách hợp lý nhiều
nhóm phương pháp nghiên cứu:
6.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp lý
thuyết; khái qt hố các nhận định độc lập ...
9
Phan Thanh Đoài - Luận văn Thạc sỹ Quản lý Gi¸o dơc khãa 13
6.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra; tổng kết
kinh nghiệm; lấy ý kiến chuyên gia ...
6.2.3. Phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu.
7. Những luận điểm cần bảo vệ:
7.1. TTHTCĐ là địa chỉ tin cậy của phương thức giáo dục thường
xuyên, là nơi người dân cần gì học nấy, học thường xuyên và học suốt đời.
7.2. Xây dựng các TTHTCĐ là một cuộc vận động cách mạng to lớn
nhằm tạo ra sự thay đổi xã hội sâu sắc về mặt giáo dục từ đó góp phần
khơng nhỏ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
7.3. Nâng cao nhận thức; đa dạng hóa các chương trình, nội dung,
hình thức học tập ... là những yếu tố để nâng cao hiệu quả hoạt động của
Ban quản lý TTHTCĐ ở Nghệ An.
8. Những đóng góp mới:
- Ban quản lý các trung tâm học tập cộng đồng được tập huấn về kinh
nghiệm, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động của
Trung tâm.
- Một số trung tâm được đầu tư kinh phí xây dựng mơ hình.
- In thành sách như tên của đề tài để phổ biến rộng rãi.
9. Tính khả thi của đề tài nghiên cứu:
- Sẽ được áp dụng ở các trung tâm học tập cộng đồng xã, phường, thị
trấn trên toàn tỉnh.
- Thời gian: Tháng 4/2007, thơng qua đề cương nghiên cứu; tháng
10/2007, hồn thành bản thảo thứ nhất; tháng 11/2007, bảo vệ thử; tháng
12/2007, bảo vệ Luận văn.
10. Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, danh mục các ký hiệu viết tắt, tài liệu tham khảo,
phụ lục, kết luận và khuyến nghị, luận văn có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về Ban quản lý trung tâm học tập cộng đồng
(TTHTCĐ).
Chương 2: Thực trạng Ban quản lý trung tâm học tập cộng đồng ở
Nghệ An.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban
quản lý trung tâm học tập cộng đồng ở Nghệ An.
10
Phan Thanh Đoài - Luận văn Thạc sỹ Quản lý Gi¸o dơc khãa 13
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BAN QUẢN LÝ TRUNG TÂM HỌC TẬP
CỘNG ĐỒNG.
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới về TTHTCĐ:
- Khuyến nghị của Hội đồng Quốc tế về giáo dục cho thế kỷ XXI
(thuộc UNESCO): “Giáo dục đóng một vai trò cơ bản trong sự phát triển
của cá nhân và xã hội... Ba đối tác đóng vai trị quan trọng cho sự thành
công của các cách giáo dục là: Trước hết là cộng đồng địa phương, nhất là
các bậc cha mẹ, người đứng đầu các tổ chức xã hội và các nhà giáo; thứ hai
là chính quyền địa phương; thứ ba là cộng đồng quốc tế. Đã có nhiều thất
bại trong quá khứ, do sự cam kết không đầy đủ của một trong những đối tác
đó. Những ý đồ cải cách giáo dục áp đặt từ cấp cao nhất, hoặc từ bên ngồi
đều khơng đạt được kết quả tốt đẹp. Rõ ràng cộng đồng địa phương bao giờ
cũng giữ vai trò quan trọng hàng đầu đối với bất kỳ một chiến lược cải cách
nào. Vì vậy, một trong những giải pháp quan trọng để phát triển cộng đồng
và để cộng đồng tham gia vào quá trình cải cách giáo dục cần thiết phải xây
dựng và phát triển các cơ sở giáo dục cộng đồng”. [ ].
- Ở Nhật Bản, người đề xuất ra mơ hình TTHTCĐ là Giáo sư
Teranaka Sakuto (GS Trường Đại học Matsumoto), một nhà cải cách giáo
dục Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2. Nhật Bản gọi TTHTCĐ là
Komikan. Hoạt động của các Komikan liên quan sâu sắc đến việc xây dựng
đất nước Nhật Bản sau chiến tranh và trở thành nền móng vững chắc trong
việc xây dựng cộng đồng Nhật Bản ngày nay.
Số Komikan ở Nhật Bản phát triển qua các năm: 3.534 TT (năm
1947), 20.268 TT (năm 1950), 19.410 TT (năm 1963), 17.562 TT (năm
1993), 17.947 TT (năm 2002). Năm 2006, ở Nhật Bản có 18.000 Komikan
hoạt động dưới sự bảo trợ của Nhà nước Trung ương và địa phương và
76.883 Komikan tự quản.
Việc hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các Komikan là kết quả của việc
ra đời Đạo luật giáo dục - xã hội Nhật Bản năm 1949, coi Komikan là một
bộ phận của hệ thống giáo dục người lớn/giáo dục thường xuyên.
Theo báo cáo của GS Akiko Hurusa, Giám đốc trung tâm nguồn
Komikan của thành phố Matsumoto, thì kinh phí hỗ trợ cho một Komikan
nguồn (ở quận, huyện) thuộc thành phố Matsumoto là 71.340.000 Yên/1
năm (tương đương với 710.000 USD).
11
Phan Thanh Đoài - Luận văn Thạc sỹ Quản lý Gi¸o dơc khãa 13
Sơ đồ hệ thống quản lý TTHTCĐ ở Nhật Bản
Bộ giáo dục-Khoa họcThể thao và Công nghệ
Luật Giáo dục-Xã hội
Chính quyền quận/huyện
Hội đồng giáo dục quận/huyện
TTHTCĐ
TTHTCĐ
Người học
- Ở Thái Lan, hiện nay đang phải đối mặt với những thay đổi lớn về
xã hội, kinh tế và chính trị. Những thay đổi đó ảnh hưởng rất lớn đến cuộc
sống của nhân dân nói riêng và tồn bộ đất nước nói chung. Nhân dân được
xác định là nhân tố quan trọng nhất cho sự phát triển của đất nước và cần
phải được trang bị những kiến thức và khả năng thiết yếu để thích ứng với
những thay đổi đó. Vì vậy, các cơ sở giáo dục cộng đồng thực sự cần thiết
để cung cấp kiến thức và thông tin cho mọi người sống trong cộng đồng.
Hiện nay, ở thái Lan khơng có các sở giáo dục và đào tạo mà tổ chức
quản lý giáo dục theo 5 khu vực hành chính. Để quản lý các hoạt động
GDTX ở mỗi khu vực hành chính có trung tâm nguồn; ở cấp huyện có trung
tâm GDTX và ở cấp xã có TTHTCĐ.
Năm 2006, ở Thái Lan có 7 trung tâm nguồn (riêng Thủ đơ Băngkok
có 3 trung tâm), 858 trung tâm GDTX cấp huyện và 7.000 TTHTCĐ cấp xã.
Tổng biên chế cho các trung tâm này là 10.600 người (riêng số biên chế cho
7 trung tâm nguồn là 400 người). Trung tâm nguồn có nhiệm vụ điều phối
các hoạt động về tài chính (phân phối nguồn tài chính từ ngân sách nhà
nước và các nguồn tài trợ nước ngoài), nhân sự (điều phối, cán bộ quản lý,
nhân viên) cho các trung tâm GDTX và TTHTCĐ. Trung tâm GDTX cấp
huyện điều phối giáo viên, tập huấn cán bộ, hỗ trợ về học liệu cho các
TTHTCĐ.
Ngân sách nhà nước dành cho hoạt động GDTX ở Thái Lan khoảng 4
tỷ Bạt/1 năm. Ngoài ra nguồn đóng góp từ khu vực tư nhân chiếm khoảng
10% ngân sách nhà nước.
12
Phan Thanh Đoài - Luận văn Thạc sỹ Quản lý Gi¸o dơc khãa 13
Ngun tắc điều hành và hoạt động của TTHTCĐ ở Thái Lan như
sau:
1) TTHTCĐ là của dân, do dân và vì dân. Người đứng đầu trung tâm
phải có định hướng cụ thể để phát triển trung tâm, đảm bảo để mọi người
đều có cơ hội học tập.
2) TTHTCĐ hoạt động theo cơ chế mở. Mọi người trong cộng đồng
có thể đến học bất cứ lúc nào.
3) TTHTCĐ phải trở thành cầu nối thông tin giữa mọi người, gắn
được việc học chữ với việc thực hành trong cuộc sống hàng ngày.
4) TTHTCĐ phải có mạng lưới liên kết với các cơ sở giáo dục, với
các tổ chức xã hội, các cơ sở sản xuất và các chuyên gia trên các lĩnh vực.
Về chính sách quản lý TTHTCĐ:
1) Sử dụng TTHTCĐ như một công cụ quan trọng để điều hành và tổ
chức hoạt động chung của cộng đồng.
2) Sử dụng tối đa nguồn lực và kinh nghiệm quản lý của cộng đồng.
3) Kết hợp chặt chẽ các chương trình giáo dục với truyền thống và
nhu cầu thực tế của cộng đồng.
4) Cho phép mọi người trong cộng đồng sở hữu và đánh giá chất
lượng, hiệu quả hoạt động của trung tâm.
5) Phân cơng ít nhất một giáo viên tham gia quản lý các chương trình
giáo dục của trung tâm.
Mơ hình quản lý TTHTCĐ ở Thái Lan
Trung tâm nguồn
(cấp vùng)
Trung tâm GDTX
cấp huyện
Các giáo viên,
Cộng tác viên
Các chuyên gia
Các thành viên trong
cộng đồng
Trung tâm học tập
cộng đồng
Các cơ sở liên
kết khác
13
Các cơ sở giáo
dục tại cộng
đồng
Các tổ chức
xã hội
Phan Thanh Đoài - Luận văn Thạc sỹ Quản lý Gi¸o dơc khãa 13
- Dự án phát triển TTHTCĐ trong khn khổ Chương trình Châu Á Thái Bình Dương về giáo dục cho mọi người (APPEAL) đã triển khai từ
năm 1998, TTHTCĐ phục vụ cho các đối tượng người lớn, thanh thiếu niên
thuộc mọi đối tượng trong cộng đồng thông qua các hoạt động xóa mù chữ
và GDTX. TTHTCĐ giúp người học có được lượng thơng tin chủ yếu và
những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho sự phát triển của cá nhân, gia đình
và xã hội. Đến năm 2005, chương trình phát triển TTHTCĐ của UNESCO
đã được triển khai tại 20 quốc gia trong khu vực.
Sau một thời gian thực hiện, các quốc gia tham gia dự án phát triển
TTHTCĐ đã có những dánh giá tích cực, coi TTHTCĐ như là một cơ chế
có hiệu quả để thực hiện xóa mù chữ và GDTX. Nhiều quốc gia cũng báo
cáo về nhu cầu phát triển toàn diện của cộng đồng, trong đó TTHTCĐ đóng
vai trị quan trọng trong các hoạt động giáo dục, y tế, nông nghiệp, phát
triển cộng đồng ở nơng thơn ... Để làm được việc đó, cần phải nâng cao
năng lực cho cán bộ quản lý của TTHTCĐ và xây dựng mối quan hệ, liên
kết chặt chẽ với các tổ chức, cơ quan và doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Đó
cũng là mục đích, mục tiêu của “Dự án xây dựng mối liên kết và mạng lưới
hoạt động trong các TTHTCĐ” được tài trợ từ Quỹ hỗ trợ của Nhật Bản và
từ ngân sách của UNESCO với sự tham gia của 6 quốc gia trong khu vực là
Indonesia, Bangladesh, Trung Quốc, Phillippines và Thái Lan.
UNESCO tổ chức Hội nghị đại biểu của các quốc gia trong khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương để học tập và trao đổi kinh nghiệm về tổ chức
các hoạt động tại cộng đồng theo mơ hình Komikan (TTHTCĐ kiểu Nhật
Bản). Hội nghị tổ chức tại thành phố Matsumoto, Nhật Bản từ 0308/8/2006.
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam về TTHTCĐ:
Mơ hình TTHTCĐ lần đầu tiên được giới thiệu ở Việt Nam năm
1998. Các nỗ lực quốc gia cùng với sự trợ giúp quốc tế của các tổ chức
UNESCO và Hiệp hội quốc gia UNESCO Nhật Bản đã chứng minh rằng
mơ hình TTHTCĐ và những kết quả hoạt động vừa qua là phương tiện hữu
hiệu mang lại các cơ hội học tập cho những người thiệt thịi. Do vậy, mơ
hình này có thể đóng góp vào q trình xóa đói giảm nghèo và phát triển
cộng đồng một cách bền vững.
Nghiên cứu gần đây cho thấy TTHTCĐ thực sự có tác động trực tiếp
và tích cực đến chất lượng cuộc sống của người dân. Nhiều người được hỏi
cho rằng sự tự tin và chủ động của người dân cũng như sự tham gia của họ
trong các hoạt động của cộng đồng đã được cải thiện.
14
Phan Thanh Đoài - Luận văn Thạc sỹ Quản lý Gi¸o dơc khãa 13
Đến tháng 5/2005, cả nước có 5.384 TTHTCĐ trên tổng số 10.770 xã,
phường, thị trấn (đạt tỷ lệ tương đương 50% số xã, phường, thị trấn trong cả
nước có TTHTCĐ). Đặc biệt, có 9 tỉnh/thành phố đạt 100% số xã, phường,
thị trấn có TTHTCĐ là Thái Bình, Ninh Bình, Phú Thọ, Bắc Ninh, Nam
Định, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Hải Dương và Đồng Tháp.
Cả nước hiện có 8.150 TTHTCĐ, 100% số tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương tổ chức TTHTCĐ, 50% số tỉnh, thành đã xây dựng được gần
100% số xã phường có TTHTCĐ, trong đó gần 50% trung tâm hoạt động
khá và tốt, 25% trung tâm hoạt động trung bình ... Đáng chú ý, hầu hết các
địa phương có TTHTCĐ đang hoạt động cịn nghèo. Đầu tư ban đầu rất hạn
chế. Cơ sở vật chất cho hoạt động các TTHTCĐ còn thiếu thốn, thiếu
phương tiện quản lý, đồ dùng học tập và tài liệu học tập.
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài.
1.2.1. Giáo dục cộng đồng:
- Giáo dục cộng đồng là phương thức giáo dục thường xuyên do
người dân trong cộng đồng (xã, phường, thị trấn, thôn, bản, khối phố) tự tổ
chức nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của những người không đủ điều kiện
theo học các trường, lớp giáo dục chính quy. Cơ sở giáo dục cộng đồng
thực hiện nhiều chức năng khác nhau, trong đó quan trọng nhất là chức
năng thơng tin tư vấn, truyền bá, phổ cập những nội dung thiết thực nhất,
phù hợp nhất với từng loại đối tượng người học, với những điều kiện, hoàn
cảnh của từng địa phương, từng cộng đồng dân cư.
- Giáo dục cộng đồng mang tính tự nguyện cao, nhưng cần có sự quan
tâm, giúp đỡ thường xuyên của cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành và
đồn thể cơ sở, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ sở giáo dục
chính quy tại địa phương.
1.2.2. Trung tâm học tập cộng đồng:
- TTHTCĐ là cơ sở giáo dục thường xuyên của một xã, phường, thị
trấn do cộng đồng địa phương đứng ra thành lập và quản lý, nhằm góp phần
nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và phát triển cộng đồng thông
qua việc tạo cơ hội học tập suốt đời cho họ. TTHTCĐ là cơ sở giáo dục của
dân, do dân quản lý và điều hành dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền
địa phương.
- TTHTCĐ là nơi bà con trong xã, phường, thị trấn có thể đến đó để
học chữ, học nghề; dự các lớp tập huấn kỹ thuật; nghe phổ biến các kiến
thức phổ thông về khoa học và đời sống; đọc sách báo; đề nghị cán bộ
Trung tâm góp ý giải quyết một số khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong sản
xuất và đời sống; tham gia các hoạt động chính trị, văn nghệ, thể thao, vui
15
Phan Thanh Đoài - Luận văn Thạc sỹ Quản lý Gi¸o dơc khãa 13
chơi, giải trí ... TTHTCĐ cịn là nơi các ban, ngành, đồn thể tổ chức hội
họp, mít tinh, sinh hoạt; phối kết hợp với nhau nhằm thực hiện thành cơng
các chương trình kinh tế-văn hóa xã hội-an ninh chính trị ở địa phương.
- TTHTCĐ là mơ hình giáo dục mới ở Việt Nam, ngoài nhà trường
được tổ chức trên các địa bàn xã, phường, thị trấn, tập trung vào việc tổ
chức các hình thức học tập đa dạng, theo hướng cần gì học nấy cho những
đối tượng là người lao động.
- TTHTCĐ có thể có những vai trò sau: Xác định và giải quyết các
nhu cầu và lợi ích của cộng đồng thơng qua các hoạt động của mình; huy
động các nguồn lực của cộng đồng; thiết lập mối liên kết và hợp tác chặt
chẽ và thường xuyên với các ban ngành, đoàn thể và các tổ chức phi chính
phủ; chỉ đạo đánh giá các hoạt động nhằm rút kinh nghiệm cho việc lập kế
hoạch phát triển tương lai; thu thập và lưu trữ hồ sơ, số liệu về các hoạt
động của TTHTCĐ; huấn luyện cán bộ nhằm tạo tiềm lực để họ cơng tác có
hiệu quả hơn.
- TTHTCĐ có bốn chức năng. Đó là: giáo dục và đào tạo; thông tin và
tư vấn; phát triển cộng đồng; liên kết và phối hợp. Để thực hiện bốn chức
năng trên, TTHTCĐ dựa trên nhu cầu cảu cộng đồng và khả năng cho phép,
tổ chức các hoạt động khác nhau. Nói chung TTHTCĐ có nhiều hoạt động.
Có thể xếp các hoạt động đó thành bảy loại như sau: Xóa mù chữ và nâng
cao trình độ văn hóa cho nhân dân; hình thành và nâng cao kỹ năng lao
động; nâng cao chất lượng cuộc sống; học tập theo sở thích; các dịch vụ
thơng tin; văn hóa địa phương; thể dục - thể thao, vui chơi giải trí.
1.2.3. Quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường:
1.2.3.1. Quản lý:
Ngay từ khi xã hội loài người xuất hiện, con người có sự hợp tác với
nhau thì hoạt động quản lý đã được hình thành. Ở đâu có nhóm xã hội thì ở
đó cần đến hoạt động quản lý. Từ xa xưa con người đã biết sử dụng quản lý
vào trong việc tổ chức hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội ... của mình.
Quản lý là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
của đời sống xã hội. Vì đối tượng của quản lý đa dạng, phong phú, nó tùy
thuộc vào từng lĩnh vực hoạt động cụ thể, từng giai đoạn phát triển của xã
hội để có những cách hiểu khác nhau về quản lý.
Như vậy, quản lý là hoạt động hay tác động có định hướng, có mục
đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị
quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt mục đích
của tổ chức.
1.2.3.2. Quản lý giáo dục:
16
Phan Thanh Đoài - Luận văn Thạc sỹ Quản lý Gi¸o dơc khãa 13
- Quản lý giáo dục là một bộ phận của quản lý xã hội, là sự tác động
có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư
phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn.
- Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế
hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm tổ chức, điều khiển và quản
lý hoạt động giáo dục của người làm công tác giáo dục.
- Quản lý giáo dục cũng có những chức năng cơ bản là: Kế hoạch hóa,
tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá quá trình giáo dục. Các chức năng
quản lý tạo thành quá trình quản lý và chu trình quản lý (xem hình 1.1).
THƠNG TIN QUẢN LÝ
Hình 1.1: Chức năng quản lý và chu trình quản lý.
- Nội dung của quản lý giáo dục là quản lý các yếu tố cấu thành q
trình giáo dục tổng thể, gồm có: Mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục,
phương pháp giáo dục, nhà giáo dục, người được giáo dục, kết quả giáo
dục, đồng thời quản lý các cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, giáo dục, môi
trường giáo dục, các lượng lượng giáo dục.
- Tóm lại, quản lý giáo dục là quản lý quá trình sư phạm, quá trình
dạy học giáo dục diễn ra ở tất cả các cấp học, bậc học và cơ sở giáo dục,
làm cho quá trình đó vận động đúng hướng, đúng đường lối, quan điêmr
giáo dục của Đảng và Nhà nước.
1.2.3.3. Giải pháp quản lý giáo dục:
- Nói đến giải pháp là nói đến những cách thức tác động nhằm thay
đổi, chuyển biến một hệ thống, một quá trình, một trạng thái nhất định ...,
tiến tới nhằm đạt được mục đích hoạt động. Giải pháp càng ưu việt, càng
giúp con người nhanh chóng giải quyết được những vấn đề đặt ra. Tuy vậy,
để có được những giải pháp đó, cần phải dựa trên những cơ sở lý luận và
thực tiễn khách quan, khoa học và chính xác.
- Giải pháp quản lý giáo dục là những cách thức tác động của chủ thể
quản lý hướng vào việc giải quyết những vấn đề đặt ra của hệ trhoongs giáo
dục, làm cho cả hệ thống đó vận hành đạt được kết quả cao nhất.
17
Phan Thanh Đoài - Luận văn Thạc sỹ Quản lý Gi¸o dơc khãa 13
1.2.3.4. Quản lý nhà trường:
Quản lý nhà trường là hoạt động quản lý giáo dục trong tổ chức nhà
trường, do chủ thể quản lý nhà trường thực hiện, bao gồm các hoạt động
quản lý bên trong nhà trường như: quản lý giáo viên, học sinh, quá trình dạy
học, giáo dục, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ...
1.2.4. Quản lý TTHTCĐ:
- Mỗi TTHTCĐ có thể có một Ban Quản lý (BQL) hay Ban Chủ
nhiệm (BCN) gồm đại diện lãnh đạo Đảng, chính quyền, các ban ngành,
đoàn thể của xã, phường, thị trấn, đại diện giáo viên, học viên (khoảng trên
dưới 10 người) do UBND xã, phường, thị trấn được ủy quyền hoặc huyện,
quận, thành phố, thị xã ra quyết định thành lập. Thường trực của BQL (hay
BCN) gồm 3 người: Trưởng ban (hay Chủ nhiệm), Chun trách và Thư ký.
Chun trách thường đóng vai trị là cố vấn cho BQL, BCN ... Chuyên trách
cần có những phẩm chất sau: nhiệt tình, năng động và sáng tạo; có trình độ
hieur biết rộng; có quan hệ rộng rãi và có tác phong quần chúng; có thời
gian và công tác nhiều năm ở địa phương.
- Nhiệm vụ của BQL là:
+ Thu thập các thông tin và số liệu về tình hình mọi mặt của cộng
đồng.
+ Xác định các vấn đề và nhu cầu của cộng đồng; sắp xếp thứ tự ưu
tiên các vấn đề và nhu cầu đó để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và
tổ chức các hoạt động.
+ Kiểm kê các nguồn lực của cộng đồng.
+ Phối kết hợp với các ban ngành, đoàn thể nhằm huy động những
nguồn lực cần thiết như trí tuệ của địa phương (gồm cán bộ khoa học kỹ
thuật, cán bộ nghỉ hưu, các nghệ nhân, nghệ sỹ, những người sản xuất
giỏi...), sức lao động, nguyên vật liệu, tiền... nhằm thực hiện kế hoạch phát
triển cộng đồng.
+ Vận động bà con trong cộng đồng tham gia ý kiến và có những
đóng góp cơng sức, ngun vật liệu, tiền của...
+ Làm việc tập thể để xây dựng kế hoạch cho trung tâm.
+ Tổ chức thực hiện các hoạt động như đã nêu trong kế hoạch.
+ Giám sát theo dõi và giải quyết những vấn đề phát sinh.
+ Đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch.
Ở một số nơi, người ta chia BQL thành 5 tiểu ban. Mỗi tiểu ban
chuyên trách một số hoạt động như Tiểu ban Giáo dục Chính trị và Pháp
luật; Tiểu ban Giáo dục và Đào tạo; Tiểu ban Đời sống và Sức khỏe; Tiểu
18
Phan Thanh Đoài - Luận văn Thạc sỹ Quản lý Gi¸o dơc khãa 13
ban Thơng tin, Tư vấn và Thư viện; Tiểu ban Văn hóa, Văn nghệ và Thể
dục - Thể thao.
1.3. Quan điểm của Đảng, Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về
phát triển các hình thức giáo dục cộng đồng.
1.3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển các hình
thức giáo dục cộng đồng:
- Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ III năm 1960 đã chỉ rõ: “Phải đào
tạo và bồi dưỡng với quy mô lớn những cán bộ xây dựng kinh tế và công
nhân lành nghề, phương pháp đào tạo là vừa đào tạo tập trung vừa đào tạo
tại chức. Cần sử dụng rộng rãi các hình thức học buổi tối, hàm thụ và mở
lớp tại các cơ sở sản xuất”.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV năm 1976 tiếp tục nhấn mạnh:
“Phải tích cực xây dựng hệ thống đào tạo, bồi dưỡng tại chức với nhiều
hình thức học tập bảo đảm cho mọi người lao động đều có thể suốt đời tham
gia học tập, trau dồi nghề nghiệp và mở rộng kiến thức”.
Nghị quyết số 14, năm 1979 của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục đã
cụ thể hóa thêm: “Hệ thống mạng lưới trường, lớp tại chức phải được tổ
chức rộng khắp, bao gồm nhiều hình thức học tập linh hoạt, thuận tiện cho
người học. Hệ thống đó phải gắn liền với hệ thống đào tạo tập trung nhưng
có tổ chức và người phụ trách riêng”.
Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII đã khẳng định: “Cần phải thực
hiện một nền giáo dục thường xuyên cho mọi người, xác định học tập suốt
đời là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân. Đổi mới giáo dục bổ túc
và đào tạo tại chức, khuyến khích phát triển các loại hình giáo dục - đào tạo
khơng chính quy, khuyến khích tự học”.
Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã khẳng định mục tiêu: “mở
rộng các hình thức học tập thường xuyên, đặc biệt là hình thức học từ xa.
Quan tâm đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ và công
nhân các doanh nghiệp ... Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng cán bộ lãnh
đạo, cán bộ quản lý các cấp, các ngành”. “Có hình thức trường, lớp thích
hợp nhằm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt xuất thân từ công nông và lao
động ưu tú, con em các gia đình thuộc diện chính sách”.
Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII đã xác định nhiệm vụ cấp bách
trong giai đoạn hiện nay là: “Có biện pháp thực hiện tốt các chủ trương về
xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đã nêu trong Nghị quyết TW8 (khóa
VII) và các điểm bổ sung sau đây: Cán bộ lãnh đạo phải được đào tạo, bồi
dưỡng kiến thức toàn diện, trước hết về đường lối chính trị, về quản lý nhà
19
Phan Thanh Đoài - Luận văn Thạc sỹ Quản lý Gi¸o dơc khãa 13
nước, quản lý kinh tế - xã hội; được bố trí, điều động theo nhu cầu và lợi ích
của đất nước ...”.
Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ IX đã chỉ ra, cần phải phát
huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam; coi phát
triển giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ là nền tảng và động lực của
sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, là quốc sách hàng đầu.
Đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề, đẩy mạnh phong
trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính quy và
giáo dục khơng chính quy; thực hiện giáo dục cho mọi người, cả nước trở
thành xã hội học tập”. [ ].
Kết luận của Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (khóa IX) đã chỉ rõ:
“Thực hiện chương trình giáo dục cho mọi người. Tiếp tục đẩy mạnh đa
dạng hóa các loại hình trường lớp, hồn thiện mơ hình các loại hình trường
học phù hợp với hoàn cảnh nước ta nhằm tạo cơ hội học tập tốt nhất cho
mọi tầng lớp nhân dân có nhu cầu... Phát triển giáo dục khơng chính quy,
các hình thức học tập cộng đồng ở các xã, phường gắn với nhu cầu thực tế
đời sống kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có thể học
tập suốt đời, hướng tới xã hội học tập”. [ ].
Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7 (khóa IX) đã chủ trương tiến
hành cuộc vận động “toàn dân xây dựng phong trào cả nước trở thành một
xã hội học tập, học tập suốt đời”. [ ].
Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 9 (khóa IX) đã khẳng định
“Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, xây dựng xã hội học tập”.
Văn kiện Đại hội X của Đảng đã chỉ rõ: “Phấn đấu xây dựng nền giáo
dục hiện đại, của dân, do dân và vì dân, bảo đảm cơng bằng về cơ hội học
tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời,
đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. [ , ].
Chỉ thị số 11 - CT/TW của Bộ Chính trị (khóa X) nêu rõ: Qn triệt
nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng về “chuyển dần
mơ hình giáo dục hiện nay sang mơ hình giáo dục mở - mơ hình xã hội học
tập” và tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đời, nhằm nâng cao dân trí,
phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài, phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, nhất là trong bối cảnh nước ta hội nhập ngày
càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy
đảng tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác khuyến học, khuyến tài, xây
dựng xã hội học tập trong thời gian tới, tập trung thực hiện một số nội dung
cơ bản sau đây:
20
Phan Thanh Đoài - Luận văn Thạc sỹ Quản lý Gi¸o dơc khãa 13
Đẩy mạnh cơng tác tun truyền, giáo dục trong Đảng và nhân dân
với nhiều hình thức phong phú, thiết thực để nhận thức rõ về sự cần thiết,
tầm quan trọng của việc xây dựng xã hội học tập ở nước ta hiện nay; xác
định xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, là mục
tiêu cơ bản trong chiến lược chấn hưng và phát triển giáo dục của nước ta.
Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng xã hội học tập
trong phạm vi từng địa phương, đơn vị. Mở rộng và nâng cao chất lượng
các phong trào khuyến học, khuyến tài, góp phần hỗ trợ các cơ sở giáo dục
trong giảng dạy và học tập; xây dựng gia đình hiếu học; cộng đồng, dịng
họ, cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị khuyến học.
Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng các trung tâm học tập cộng đồng ở xã,
phường, thị trấn; phát triển nhiều loại hình học tập đa dạng, phù hợp với
điều kiện và nhu cầu học tập của cán bộ, nhân dân từng địa phương, đơn vị.
Chú trọng và kịp thời phát hiện, có chính sách cụ thể để bồi dưỡng nhân tài,
nhất là tài năng trẻ trên các lĩnh vực.
Vận động nhân dân tích cực học tập nâng cao dân trí, nghề nghiệp,
chun mơn nhằm tăng năng lực sản xuất, chất lượng công việc, chất lượng
cuộc sống. Gắn việc phát triển phong trào khuyến học, khuyến tài với xây
dựng môi trường giáo dục lành mạnh, học đi đôi với hành, với phong trào
làm kinh tế giỏi, xóa đói giảm nghèo và xây dựng đời sống văn hóa ở cơ
sở...
Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt (12/2001) đã chỉ rõ quan điểm: “Giáo dục là sự nghiệp của
Đảng, Nhà nước và của toàn dân; xây dựng xã hội học tập; tạo điều kiện
cho mọi người, ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học tập thường xuyên,
suốt đời”.
Quyết định số 112/2005/QĐ-TTg ngày 18/5/2005 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn
2005 - 2010” đã ghi rõ: “Xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập với
tiêu chí cơ bản là tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để mọi người ở mọi lứa
tuổi, mọi trình độ được học tập thường xuyên, học liên tục, học suốt đời ở
mọi nơi, mọi lúc, mọi cấp, mọi trình độ; huy động sức mạnh tổng hợp của
toàn xã hội tham gia xây dựng và phát triển giáo dục; mọi người, mọi tổ
chức đều có trách nhiệm, nghĩa vụ trong học tập và tham gia tích cực “xây
dựng xã hội học tập”. “Xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập được
dựa trên nền tảng phát triển đồng thời, gắn kết, liên thơng của hai bộ phận
cấu thành: giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên của hệ thống giáo
dục quốc dân, trong đó giáo dục thường xuyên thực hiện các chương trình
21
Phan Thanh Đoài - Luận văn Thạc sỹ Quản lý Gi¸o dơc khãa 13
học tập nhằm tạo các điều kiện tốt nhất đáp ứng mọi yêu cầu học tập suốt
đời, học tập liên tục của mọi người công dân sẽ là bộ phận có chức năng
quan trọng, làm tiền đề để xây dựng xã hội học tập”. “Phát triển bền vững
và nhân rộng mơ hình trung tâm học tập cộng đồng trên các địa bàn xã,
phường, thị trấn trong cả nước nhằm thực hiện các chương trình xóa mù
chữ, giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ và các chương trình giáo dục đáp ứng
yêu cầu của người học trong cộng đồng dân cư. Trên cơ sở tổng kết, đánh
giá, rút kinh nghiệm, chỉ đạo điểm về mơ hình trung tâm học tập cộng đồng
hiện có; xây dựng và ban hành quy định về mục tiêu, nội dung, hình thức tổ
chức, cơ chế hoạt động của mơ hình này để nhân rộng trên phạm vi cả
nước”. [ , ].
Luật Giáo dục năm 2005, tại khoản 1 Điều 4 quy định: “Hệ thống
giáo dục quốc dân bao gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên”.
Điều 44 quy định: “Giáo dục thường xuyên giúp mọi người vừa làm vừa
học, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu
biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên mơn, nghiệp vụ để cải thiện chất
lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã
hội”. [ , ].
- Ở Nghệ An, trong Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ
XV nhấn mạnh: “Phát huy truyền thống hiếu học của con người Xứ Nghệ,
củng cố và mở rộng các hội khuyến học từ tỉnh, huyện đến phường xã. Trên
cơ sở đó phát động phong trào tự học nâng cao kiến thức hình thành xã hội
học tập đáp ứng yếu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thích
ứng với sự nhảy vọt của khoa học công nghệ”. [ , 63].
Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI khẳng định:
“Đẩy mạnh xã hội hóa sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề. Mở rộng
và đa dạng hóa các loại hình học tập, đào tạo. Phát triển và nâng cao chất
lượng hoạt động của Hội Khuyến học, có chính sách biểu dương, tơn vinh
những tấm gương hiếu học, học giỏi, những gia đình, dịng họ, làng xóm, cơ
quan, đơn vị làm tốt cơng tác khuyến học. Phát triển các trung tâm học tập
cộng đồng ở tất cả các xã, phường, thị trấn để đẩy mạnh việc giáo dục pháp
luật, giáo dục trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, dạy nghề, khuyến công,
khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, tư vấn pháp lý, gia đình ... tạo cơ hội
để mọi người có điều kiện học tập, hình thành xã hội học tập đáp ứng yêu
cầu tiếp tục phát triển kinh tế tri thức và từng bước thích ứng với phát triển
của nền kinh tế sáng tạo”.[ , 53].
Ngày 23/02/2004, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 20CT/TU “về việc tăng cường lãnh đạo xây dựng và phát triển các TTHTCĐ
22
Phan Thanh Đoài - Luận văn Thạc sỹ Quản lý Gi¸o dơc khãa 13
xã, phường, thị trấn” đã khẳng định: “Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội
đặt ra sự cần thiết phải xây dựng và phát triển các TTHTCĐ xã, phường, thị
trấn hướng tới một xã hội học tập”. Để đẩy nhanh tốc độ và hiệu quả của
việc xây dựng, củng cố và phát triển các TTHTCĐ ở cơ sở, Chỉ thị yêu cầu
các cấp ủy đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt một số
nội dung sau:
1) UBND tỉnh chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo cùng với Hội Khuyến
học và các ngành liên quan khẩn trương hoàn chỉnh Đề án xây dựng
TTHTCĐ, xác định mục tiêu, nguồn lực, cơ chế vận hành, lộ trình thực
hiện, tạo lập hành lang pháp lý để các địa phương thực hiện. Có kế hoạch và
biện pháp hỗ trợ bước đầu các TTHTCĐ. Củng cố và phát huy hiệu quả các
TTHTCĐ hiện có, đẩy nhanh việc thành lập mới các TTHTCĐ ở xã,
phường, thị trấn ...
2) Các huyện, thành, thị ủy cần quan tâm chỉ đạo việc thành lập các
TTHTCĐ ở các xã, phường, thị trấn, kiểm tra nắm chắc tình hình hoạt
động, kịp thời lãnh đạo tháo gỡ khó khăn vướng mắc ban đầu của các trung
tâm này để phục vụ nhu cầu học tập nâng cao kiến thức của nhân dân ngày
càng tốt hơn. Cấp ủy đảng cơ sở phải tổ chức nghiên cứu, nắm bắt nhu cầu
học tập của nhân dân, bàn bạc dân chủ, ra nghị quyết chỉ đạo UBND cùng
cấp triển khai thực hiện.
3) Các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể nhân dân
triển khai cơng tác tuyên truyền, giáo dục làm cho cán bộ, đảng viên, nhân
dân nhận thức rõ vai trò quan trọng của TTHTCĐ đối với việc nâng cao dân
trí, bồi dưỡng nhân lực ở cơ sở. Động viên mọi tổ chức và cá nhân nhiệt
tình đóng góp, tham gia xây dựng và tổ chức hoạt động của TTHTCĐ.
4) Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với các ngành liên quan
biên soạn tài liệu và chuẩn bị đội ngũ báo cáo viên để giúp các TTHTCĐ
nâng cao chất lượng hoạt động. Hội Khuyến học các cấp vận động nhân dân
tích cực tham gia xây dựng TTHTCĐ và thường xuyên phối hợp với các
trung tâm chuẩn bị các chuyên đề phù hợp với nhu cầu người học ở từng cơ
sở ...
Chỉ thị số 22/CT-UB ngày 21/07/2003 của UBND tỉnh “về việc đẩy
mạnh phong trào khuyến học trong sự nghiệp phát triển giáo dục” đã nêu:
“Đẩy mạnh phong trào khuyến học; xây dựng TTHTCĐ ở xã, phường, thị
trấn làm cơ sở xây dựng xã hội học tập nhằm đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa q hương, đất nước”.
Ngày 01/07/2004, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số
2434/QĐ.UB-VX về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng và phát triển
23
Phan Thanh Đoài - Luận văn Thạc sỹ Quản lý Gi¸o dơc khãa 13
TTHTCĐ góp phần phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và hướng
tới xã hội học tập ở tỉnh Nghệ An (giai đoạn 2004 - 2010)”.
Quyết định số 4254/QĐ.UBND.VX ngày 09/11/2006 của UBND tỉnh
về việc phê duyệt Kế hoạch “Xây dựng xã hội học tập” ở Nghệ An giai
đoạn 2006 - 2010 đã khẳng định: “ ”.
1.3.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển các hình thức giáo dục
cộng đồng:
- Ngay từ khi mới thành lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến vấn đề “giáo dục cho mọi người” và
“mọi người cho giáo dục”. Trong phiên họp đàu tiên (ngày 03/9/1945) của
Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Một dân tộc dốt là một
dân tộc yếu. Vì vậy tơi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ”
[ , 8]. Người đặt ra 3 nhiệm vụ cách mạng trước mắt của Chính phủ là:
Chống nạn đói, nạn thất học, nạn ngoại xâm và coi chống giặc dốt cũng
quan trọng như chống giặc đói và giặc ngoại xâm.
Bởi vậy, chỉ 6 ngày sau khi đọc Bản “Tuyên ngôn độc lập”, ngày
08/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành ba sắc lệnh về chống nạn
thất học:
Sắc lệnh số 17 về việc thành lập Nha Bình dân học vụ trong tồn
nước Việt Nam để trơng nom việc học tập của dân chúng.
Sắc lệnh số 19 về việc thành lập những lớp bình dân buổi tối cho
nơng dân và thợ thuyền.
Sắc lệnh số 20 công bố việc học chữ Quốc ngữ là bắt buộc và không
mất tiền cho tất cả mọi người và hạn trong một năm, toàn thể dân chúng
Việt Nam trên 8 tuổi phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ.
Đến tháng 10/1945, trong “Lời kêu gọi toàn dân chống nạn thất học”,
Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho
dân mạnh, nước giàu, mọi người Việt Nam cần phải hiểu biết quyền lợi của
mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng
nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ”. [ , 36].
Tư tưởng “Giáo dục cho mọi người” còn được Hồ Chí Minh thể hiện
rõ khi Người trả lời báo chí tháng 01/1946: “Tơi chỉ có một ham muốn, một
ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta
hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, được học hành”.
[ , 161].
- Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng những chỉ kêu gọi mọi người học tập,
mà còn kêu gọi mọi người học tập thường xuyên, học tập suốt đời. Đây
chính là một tư tưởng tiến bộ đi trước thời đại của Người.
24
Phan Thanh Đoài - Luận văn Thạc sỹ Quản lý Gi¸o dơc khãa 13
Trong Bức thư gửi Qn nhân học báo (tháng 4/1946), Hồ Chí Minh
đã căn dặn: “Quân nhân phải biết võ, phải biết văn ... Muốn biết thì phải thi
đua học. Học không bao giờ ngừng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ
càng thấy phải học thêm” ... [ , 489].
Đối với nhân dân, Bác khuyên “Học hành là vô cùng, học càng nhiều,
biết càng nhiều càng tốt”. [ , 220].
Bản thân Chủ tịch Hồ chí Minh là một tấm gương sáng ngời về học
suốt đời. Năm 1961, khi nói chuyện với cán bộ, đảng viên hoạt động lâu
năm, Bác đã tâm sự “Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học, cơng
việc có tiến triển, khơng học thì khơng theo kịp, cơng việc nó sẽ gạt mình ra
phía sau. Chúng ta là đảng viên già, hiểu biết của chúng ta hồi 30 tuổi so
với sự hiểu biết của lớp trẻ bây giờ ... thì chúng mình dốt lắm ... Tơi cũng
dốt lắm. Nếu thế hệ già khơn hơn thế hệ trẻ thì khơng tốt. Thế hệ già thua
thế hệ trẻ mới là tốt” . [ , 79].
- Muốn cho ai cũng được học hành, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan
tâm đến việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn dân, của tổ chức
Đảng, chính quyền, đồn thể các cấp về vị trí, vai trị của bình dân học vụ,
từ đó động viên toàn xã hội hăng hái tham gia chống nạn thất học. Người đã
kêu gọi “Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết đọc. Vợ
chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, người ăn người làm chưa
biết thì chủ bảo, người giàu có thì mở lớp ở tư gia dạy cho người không biết
chữ ở làng xóm láng giềng. Các chủ ấp, chủ đồn điền, chủ hầm mor, nhà
máy thì mở lớp cho những tá điền, những người làm của mình”. [ , 309].
Xuất phát từ tư tưởng này của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều khẩu hiệu
đã được đưa ra như “Dạy bình dân học vụ là yêu nước”, “Giúp đỡ bình dân
học vụ là yêu nước”, “Chống mù chữ cũng như chống ngoại xâm”, “Mỗi gia
đình là một lớp bình dân học vụ” ... Các khẩu hiệu này được viết dán ở
trong nhà, ở mặt tường, ở thân cây hoặc được hô vang trong các buổi truyền
thanh, trong các đội ngũ diễu hành, các buổi rước đuốc ...
Như vậy, nhờ tuyên truyền mạnh mẽ và rầm rộ, cho nên công cuộc
chống mù chữ đã được toàn xã hội tham gia. Theo lời kêu gọi của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, nhiều cá nhân, gia đình đã đứng ra mở lớp bình dân học vụ
để dạy chữ cho người chưa biết chữ; giáo viên thì tun thệ “Cịn trời cịn
nước cịn non. Cịn người mù chữ, ta cịn gắng cơng”; các cụ già chia nhau
đến giờ học thì gọi con cháu, dân làng đi học ... Các tổ chức đồn thể đã
tham gia góp sức cùng Bình dân học vụ lo việc xóa mù chữ, nâng cao trình
độ văn hóa cho đồn viên, hội viên của mình. Có thể nói đây là đặc trưng
25