MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH GIA ĐỊNH
4.1 Nhận xét:
Trong những năm qua hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung và Ngân hàng Phương
Đông nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực, bằng nhiều chế tài tín dụng thích hợp, cụ
thể hơn đã làm cho diện mạo của công tác đầu tư, cho vay thêm phần sinh động và hiệu
quả. Mặc dù vậy, trong quá trình vận hành vẫn còn một số vấn đề cần được xem xét và trao
đổi. Qua thực tế hoạt động kinh doanh tín dụng tại Ngân hàng Phương Đông chi nhánh Gia
Định, tôi nhận thấy rằng để hoạt động kinh doanh ngân hàng có hiệu quả, chúng ta cần
phải đổi mới và nâng cao chất lượng tín dụng, vì tín dụng là cho vay, là đầu tư vào những
phương án, dự án cụ thể nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cho chủ phương án, dự án... đồng
thời đem lại hiệu quả về mặt xã hội… Nhưng để làm được điều đó, rất cần nhiều biện
pháp, giải pháp cụ thể.
4.2 Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng Phương Đông
chi nhánh Gia Định:
4.2.1 Đối với công tác huy động vốn
Để hoạt động tín dụng tại Ngân hàng ngày cang hiệu quả, thì việc đầu tiên là nâng cao
nguồn vốn huy động mà chủ yếu là nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của mọi tầng
lớp dân cư trong xã hội đồng thời đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ nhằm thu thêm phí trên
địa bàng hoạt động. Do đó nếu thu hút được nguồn vốn này một cách hiệu quả thì sẻ đáp
ứng nhu cầu cấp tín dụng cho khách hàng, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng sẻ đạt
được lợi nhuận cao hơn.
Để làm tốt điều này Ngân hàng cần phải tăng cường công tác Marketing, thường xuyên
tuyên truyền quảng cáo nhiều hơn, có những chính sách lãi suất hấp dẫn và hợp lý như:
- Đa dạng hóa cá hình thức huy động vốn.
- Áp dụng mức lãi suất khuyến khích khi huy động vốn: gửi món tiền lớn trong thời
gian dài thì lãi suất cao hơn món tiền nhỏ trong cung một thời gian.
- Áp dụng hình thức gửi tiết kiệm trúng thưởng.
- Tạo tâm lý an toàn cho khách hàng khi gửi tiền vào Ngân hàng.
- Đội ngũ nhân viên giao dịch phải sáng tạo năng động, thân thiện để tạo cảm giác
thoải mái cho khách hàng khi giao dịch.
- Chăm sóc khách hàng chiến lược, khách hàng có nguồn tiền gửi lớn tại chi nhánh.
- Tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi để đáp
ứng nhu cầu của doanh nghiệp cho việc chi trả trong hoạt động kinh doanh...
4.2.2 Đối với công tác cho vay và thu nợ
4.2.2.1 Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng ngắn hạn
Đây là nội dung quan trọng quyết định đến chất lượng tín dụng và phòng ngừa rủi ro.
Thẩm định là khâu quan trọng nhất nên cần phải làm tốt điều này hơn nưa để hạn chế tối
đa rủi ro cho Ngân hàng bằng cách:
- Kiểm tra thật chặt hồ sơ pháp lý của khách hàng, trách tình trạng bỏ sót thông tin
khách hàng.
- Đánh giá chặt chẽ hơn mục đích vay vốn của khách hàng, tính khả thi của phương
án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng. Điều này đòi
hỏi cán bộ tín dụng phải có kinh nghiệm nhạy bén, có quyết định chính xác. Vì vậy
ban lãnh đạo phải luôn chú ý và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng của
Ngân hàng.
- Đánh giá đúng giá trị tài sản thế chấp của người vay.
- Thường xuyên kiểm tra kết quả sản xuất kinh doanh , chất lượng sản phẩm, thời
gian tiêu thụ, thanh toán tiền hàng để đôn đốc thu nợ và lãi đúng lúc.
4.2.2.2 Xác định kỳ hạn trả nợ hợp lý
Khi tiếp xúc với khách hang, cán bộ tín dụng cần tư vấn nhiều hơn nữa cho khách hàng
về phương thức trả nợ vay phù hợp với thu nhập của khách hang để cho công tác thu nợ
được thuận lợi hơn, giảm thiểu tối đa việc khách hang không đủ khả năng trả nợ đúng hạn.
4.2.2.3 Tăng cường công tác quản các khoản nợ vay ngắn hạn
Sau khi giải ngân cho khách hàng cán bộ tín dụng phảitheo dõi hoạt động sản xuất kinh
doanh, tình hình sử dụng vốn của khách hàng, để giúp cán bộ tín dụng phát hiện các vấn đề
phát sinh, kịp thời đưa ra các biện pháp xữ lý. Nên để làm tốt thì cán bộ tín dụng cần tạo
mối quan hệ tốt than thiện với khách hàng, thường xuyên thăm hỏi đôn đốc khách hàng trả
nợ đầy đủ và đúng hạn.
4.2.2.4 Xử lý các khoản nợ xấu:
Việc chọn lựa phương pháp xử lý phải tuỳ đặc điểm từng vụ chứ không có một đáp án
chung cho tất cả. Phân tích tìm rõ nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn để có hướng xử lý
cho phù hợp, vừa có lý, có tình:
− Nâng cao trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng, đặc biệt là thẩm định tư cách của
khách hàng vì điều này có ảnh hưởng rất lớn đến thiện chí hoàn trả tiền vay của khách
hàng.
− Kiểm tra chặt chẽ quá trình trước, trong và sau khi cho vay để kịp thời có biện pháp
xử lý nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích.
− Khi khách hàng có dấu hiệu phát sinh nợ xấu, phải tìm hiểu nguyên nhân để có giải
pháp thích hợp. Thực tế có những trường hợp khách hàng bắt đầu gặp khó khăn nhưng đã
được phát hiện kịp thời, có biện pháp xử lý ngay từ đầu như quản lý kho hàng, kho nguyên
vật liệu, phong toả tài sản, tiến hành khởi kiện sớm nên khả năng thu hồi nợ rất cao do máy
móc thiết bị lúc này còn đang hoạt động có giá hơn lúc đã bị bỏ hoang.
− Cần phải xây dựng hệ thống thẩm định nợ xấu để thúc đẩy nhanh việc xử lý nợ tồn
đọng tại các ngân hàng thương mại.
4.2.3 Xếp hạng khách hàng theo mức độ rủi ro tín dụng:
Hiện tại Ngân hàng Phương Đông chi nhánh Gia Định mới bước đầu thực hiện công tác
chấm điểm, xếp hạn tín dụng. Điều này rất cần thiết giúp cho Ngân hàng quản lý các khoản
vay hiệu quả hơn, hạn chế được những rủi ro tín dụng hơn. Đây là công việc mới nên trong
quá trình thực hiện Ngân hàng cồn gặp nhiều vướng mắc trong khâu chấm điểm. Do vậy
mà cần phải tổ chức đào tạo, hướng dẫn cụ thể, đưa ra nhiều tình huống hơn để khâu chấm
điểm được đồng bộ hơn hiệu quả hơn. Khi thực hiện chấm điểm tín dụng, cán bộ tín dụng
cần phải bám sát hơn nữa ở các nội dung như:
- Tính cách , trách nhiệm, độ tin cậy của người vay.
- Lịch sử trả nợ của người vay.
- Mức độ rủi ro của ngành nghề, phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư của
khách hàng.
- Những biến động cũng như chất lượng chiến lược trong kinh doanh của khách hàng.
- Tài sản đảm bảo.
4.2.4 Kết hợp với công ty bảo hiểm để giảm thiểu rủi ro
Trong kinh doanh không thể không có những rủi ro nằm ngoài mong muốn là những
khoản tín dụng nhiều rủi ro, nên Ngân hàng có thể hạn chế rủi ro bằng cách chuỷe rủi ro
cho các chủ thể có khả năng chịu được rủi ro như các công ty bảo hiểm bằng cachs mua
bảo hiểm cho các khoản tín dụng này hay bán rủi ro như bán hợp đồng tín dụng cho ngân
hàng khác, tổ chức tín dụng khác để hưởng hoa hồng.
4.2.5 Nâng cao chất lượng nhân sự, chuyên môn hoa cán bộ tín dụng:
Trong hoạt động tín dụng Ngân hàng noi chung và hoạt động tín dụng ngắn hạn nói riêng
thì con người là nhân tố chủ chốt, trình độ, đạo đức của cán bộ Ngân hàng ảnh hương trực
tiếp đến hiệu quả hoạt động của tín dụng ngắn hạn. Chính vì vậy mà cần nâng cao chất
lượng nhân sự là điều cần chú ý:
− Đặc biệt chú trọng việc bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ cán bộ tín dụng đủ sức thực
hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của việc hiện đại hoá và hội nhập trong hoạt động tín dụng
ngân hàng.
− Cần phải có những cơ chế thưởng phạt nghiêm minh. Chẳng hạn nếu sau khi cho
vay, cán bộ tín dụng thu được nợ và lãi có hiệu quả thì được hưởng hệ số lương và thưởng
lương kinh doanh. Ngược lại, nếu để phát sinh nợ quá hạn, chỉ được hưởng một mức lương
kinh doanh tượng trưng. Còn xảy ra mất vốn, bất luận lý do gì đều phải bố trí làm công
việc khác, còn nếu do chủ quan để xảy ra mất vốn thì cán bộ tín dụng phải bồi thường.
Định kỳ phải luân chuyển cán bộ quản lý địa bàn để tránh tiêu cực.
− Ngoài ra chi nhánh cần có chinhs sách đãi ngộ tốt hơn nữa, thường xuyên tổ chức
các buổi du lịch tạo điều kiện cho nhân viên có một tinh thần tốt để làm việc được hiệu quả
hơn….
KẾT LUẬN
Trong thời gian hai tháng thực tập và nghiên cứu về vấn đề tín fụng ngắn hạn tại Ngân
hàng Phương Đông chi nhánh Gia Định, đã giúp tôi phần nào nhận thức được vai trò của
tín dụng ngắn hạn đối với nền kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng. Từ đó cho thấy
được những bước phát triển mạnh mẽ trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Phương
Đông chi nhánh Gia Định. Với bài viết này tôi cũng mong muốn sẻ đóng góp một phần
nhỏ ý kiến của mình vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân
hàng.