Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Nghiên cứu áp dụng mô hình pdca trong hoạt động quản lý nghiên cứu khoa học tại trường đại học phan thiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHAN THIẾT

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG MƠ HÌNH PDCA TRONG
HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHAN THIẾT

Mã số:

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Vũ Thụy Diễm Chi

Bình Thuận, tháng 03/2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHAN THIẾT

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG MƠ HÌNH PDCA TRONG
HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHAN THIẾT
Mã số:

Xác nhận của Chủ tịch HĐ nghiệm thu
(ký, ghi rõ họ tên)


Bình Thuận, tháng 03/2021

Chủ nhiệm đề tài
(ký, ghi rõ họ tên)


THÀNH VIÊN ĐỀ TÀI
ThS. Trần Thị Cẩm Vân – Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế.


TĨM TẮT
Nghiên cứu áp dụng mơ hình PDCA (Plan-Do-Check-Act) nhằm nâng cao hiệu quả, cải
tiến chất lượng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Phan Thiết.
Dựa trên mơ hình PDCA đã được xây dựng của các tác giả Nguyễn Trọng Khoa và cộng
sự (2010), Hoàng Mạnh Dũng và cộng sự (2017), đề tài đã tiến hành các bước của mơ
hình PDCA giải quyết các vấn đề gồm: (1) Cải tiến biểu mẫu nghiên cứu khoa học; (2)
Cải tiến quy trình quản lý đề tài NCKH/giáo trình; (3) Cải tiến quy trình quản lý lưu trữ.
Kết quả đề tài đạt được như sau: (1) Đã điều chỉnh các biểu mẫu: Phiếu đề xuất đề tài
nghiên cứu khoa học cấp trường, Phiếu đề xuất đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên,
Phiếu đăng ký biên soạn giáo trình và đạt được sự hài lịng cao khi khảo sát 31 giảng
viên và 12 sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học; (2) Đã xây dựng thành công Bảng
theo dõi tiến độ các cơng trình NCKH, là cơng cụ giúp theo dõi, quản lý các hoạt động
NCKH thuận tiện, hiệu quả hơn, đảm bảo tiến độ của các đề tài NCKH, giáo trình; (3)
Đã xây dựng thành cơng Phiếu Thơng tin đề tài NCKH/giáo trình và tổng hợp được 19
Phiếu Thông tin đề tài NCKH cấp trường, 02 Phiếu thơng tin giáo trình và 09 Phiếu
Thơng tin đề tài NCKH sinh viên hoàn tất các thủ tục nghiệm thu. Từ những kết quả đạt
được, đề tài khuyến nghị tiếp tục áp dụng mơ hình PDCA trong hoạt động nghiên cứu
khoa học nói riêng và các hoạt động khác của Trường Đại học Phan Thiết nói riêng
nhằm cải tiến quy trình làm việc, nâng cao hiệu quả và năng suất làm việc, dần chuẩn
hóa quy trình theo các tiêu chuẩn quản lý chất lượng trong nước và thế giới.



ABSTRACT
This research aimed to apply PDCA cycle (Plan-Do-Check-Act) to improve the
efficiency and quality of scientific research management in University of Phan Thiet.
Based on the PDCA model developed by Nguyen Trong Khoa et al. (2010), Hoang
Manh Dung et al. (2017), this research has conducted steps of PDCA cycle to solve
specific problems, include: (1) Improved the scientific research forms; (2) Improved the
process of managing scientific research, text book; (3) Improved the storage
management. This research achieved the following results: (1) Modified the research
forms: Proposal for school-level scientific research, Proposal for student scientific
research, Proposal for textbook compilation and achieved high satisfaction when
making survey 31 lecturers, 12 students who participating in scientific research; (2)
Developed the monitoring sheet of scientific research progress, which is a tool to help
monitor and manage scientific research activities more conveniently and effectively,
ensuring these progress on time; (3) Developed the Scientific Research/Textbook
information form and synthesized 19 School-level Scientific Research Information
Forms, 02 Textbook Information Forms and 09 Student Scientific Research Information
Forms, which have completed the acceptance procedures. From the achieved results, we
recommends continuing apply the PDCA cycle in scientific research and other activities
of Phan Thiet University to enhance efficiency, productivity of working processes and
gradually standardizing the process according to domestic and international quality
management standards.


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC .......................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ ..................................................................................iv

DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................. v
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI .......................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 3
1.2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 3
1.3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.5. Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................................... 4
1.6. Hạn chế của đề tài ..................................................................................................... 4
1.7. Kết cấu đề tài ............................................................................................................ 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................... 5
2.1. Mơ hình PDCA ......................................................................................................... 5
2.1.1. Giới thiệu ........................................................................................................ 5
2.1.2. Lợi ích của PDCA ........................................................................................... 8
2.1.3. Các bước thực hiện của mơ hình PDCA....................................................... 10
2.2. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ................................................................ 13
2.2.1. Một số khái niệm ........................................................................................... 13
2.2.2. Nguyên tắc quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở trường đại học ........ 14
2.2.3. Tổng quan hoạt động nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Phan Thiết
................................................................................................................................ 15
2.3. Tổng quan nghiên cứu ............................................................................................ 17
2.3.1. Trên thế giới .................................................................................................. 17
2.3.2. Trong nước.................................................................................................... 18
2.4. Khung lý thuyết ...................................................................................................... 31
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 34
3.1. Quy trình nghiên cứu .............................................................................................. 34
3.1.1. Xác định vấn đề nghiên cứu .......................................................................... 34
i



3.1.2. Xác định hiện trạng ...................................................................................... 35
3.1.3. Áp dụng chu trình PDCA .............................................................................. 35
3.1.4. Kết luận – Kiến nghị ..................................................................................... 35
3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 35
3.2.1. Mơ hình PDCA cải tiến biểu mẫu nghiên cứu khoa học .............................. 35
3.2.2. Mơ hình PDCA cải tiến quy trình quản lý đề tài NCKH/giáo trình ............. 37
3.2.3. Mơ hình PDCA cải tiến quy trình quản lý lưu trữ ........................................ 38
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ - THẢO LUẬN .................................................................. 40
4.1. Áp dụng mơ hình PDCA cải tiến các biểu mẫu nghiên cứu khoa học ................... 40
4.1.1. Hiện trạng các biểu mẫu nghiên cứu khoa học ............................................ 40
4.1.2. Kết quả áp dụng mơ hình PDCA .................................................................. 46
4.2. Áp dụng mơ hình PDCA cải tiến quy trình quản lý các đề tài nghiên cứu khoa
học/giáo trình ................................................................................................................. 56
4.2.1. Hiện trạng quy trình quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học/giáo trình .... 56
4.2.2. Kết quả áp dụng mơ hình PDCA .................................................................. 65
4.3. Áp dụng mơ hình PDCA cải tiến quy trình quản lý lưu trữ ................................... 68
4.3.1. Hiện trạng quy trình quản lý lưu trữ ............................................................ 68
4.3.2. Kết quả áp dụng mơ hình PDCA .................................................................. 69
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ................................................................. 74
5.1. Kết luận................................................................................................................... 74
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................ 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 77
PHỤ LỤC 1: BIỂU MẪU PHIẾU ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG (MỚI) a
PHỤ LỤC 2: BIỂU MẪU PHIẾU ĐĂNG KÝ BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH (MỚI) ..... c
PHỤ LỤC 3: BIỂU MẪU PHIẾU ĐĂNG KÝ ĐỀ TÀI NCKH SINH VIÊN (MỚI) .... e
PHỤ LỤC 4: PHIẾU KHẢO SÁT GIẢNG VIÊN.......................................................... g
PHỤ LỤC 5: PHIẾU KHẢO SÁT SINH VIÊN ..............................................................i
PHỤ LỤC 6: BẢNG THEO DÕI TIẾN ĐỘ CÁC CƠNG TRÌNH NCKH TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC PHAN THIẾT .................................................................................................j

PHỤ LỤC 7: BIỂU MẪU PHIẾU THƠNG TIN ĐỀ TÀI NCKH/GIÁO TRÌNH ..........t

ii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

STT

Diễn giải

1

GV

Giảng viên

2

NCKH

Nghiên cứu khoa học

3

PDCA

Plan-Do-Check-Act


4

QLKH và HTQT

Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế

5

SV

Sinh viên

iii


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng 2.1. Các tình huống đối với kết quả thử nghiệm .................................................. 22
Bảng 2.2. Tiếp cận theo quá trình đối với hệ thống quản lý chất lượng ....................... 22
Bảng 2.3. Chu trình PDCA áp dụng trong nghiên cứu .................................................. 31
Bảng 2.4. Các cơng cụ kiểm sốt chất lượng hỗ trợ cải tiến liên tục ............................ 32
Bảng 3.1. Mơ hình PDCA cải tiến biểu mẫu nghiên cứu khoa học .............................. 35
Bảng 3.2. Mơ hình PDCA cải tiến quy trình quản lý đề tài NCKH/giáo trình ............. 37
Bảng 3.3. Mơ hình PDCA cải tiến quy trình quản lý lưu trữ ........................................ 38
Bảng 4.1. Nội dung chính các biểu mẫu nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Phan
Thiết ............................................................................................................................... 40
Bảng 4.2. Nội dung cần cải tiến của các biểu mẫu NCKH ........................................... 46
Bảng 4.3. Câu hỏi khảo sát giảng viên, sinh viên về các biểu mẫu phiếu đề xuất ........ 52
Bảng 4.4. Kết quả khảo sát giảng viên về Phiếu đề xuất đề tài NCKH cấp trường điều
chỉnh .............................................................................................................................. 53

Bảng 4.5. Kết quả khảo sát giảng viên về Phiếu đăng ký biên soạn giáo trình điều chỉnh
....................................................................................................................................... 54
Bảng 4.6. Kết quả khảo sát sinh viên về Phiếu đề xuất đề tài NCKH sinh viên ........... 54
Bảng 4.7. Lưu đồ quy trình thực hiện đề tài NCKH cấp trường ................................... 56
Bảng 4.8. Lưu đồ quy trình thực hiện đề tài NCKH sinh viên ...................................... 60
Bảng 4.9. Mẫu bảng theo dõi tiến độ các cơng trình NCKH ........................................ 66

iv


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 2.1. Chu trình PDCA .............................................................................................. 6
Hình 2.2. Mức độ áp dụng chu trình PDCA theo thời gian ............................................. 7
Hình 2.3. Quá trình cải tiến liên tục bằng chu trình PDCA ............................................ 8
Hình 2.4. Chu trình PDCA được giới thiệu bởi Deming ............................................... 11
Hình 2.5. Mục tiêu của Dự án “Áp dụng Chu trình PDCA trong các bệnh viện Việt Nam”
....................................................................................................................................... 19
Hình 2.6. Các bước áp dụng chu trình PDCA của Nguyễn Trọng Khoa và cộng sự .... 19
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 34
Hình 4.1. Phiếu đề xuất đề tài NCKH cấp trường hiện tại ............................................ 43
Hình 4.2. Phiếu đăng ký biên soạn giáo trình hiện tại ................................................... 44
Hình 4.3. Phiếu đề xuất đề tài NCKH sinh viên hiện tại ............................................... 45
Hình 4.4. Phiếu đề xuất đề tài NCKH cấp trường điều chỉnh ....................................... 48
Hình 4.5. Phiếu đăng ký biên soạn giáo trình điều chỉnh .............................................. 50
Hình 4.6. Phiếu đề xuất đề tài NCKH sinh viên điều chỉnh .......................................... 51
Hình 4.7. Phiếu thơng tin Luận án của Thư viện Quốc gia Việt Nam .......................... 69
Hình 4.8. Biểu mẫu Phiếu Thông tin đề tài NCKH, giáo trình ..................................... 71
Hình 4.9. Một số Phiếu thơng tin đã thực hiện .............................................................. 72


v


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

1.1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) là chức năng cơ bản rất quan trọng, góp
phần tạo nên thương hiệu trường đại học. Đối với giảng viên, NCKH tạo tiền đề cho
việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nâng cao trình độ chun mơn, thơng qua cơng tác
giảng dạy phản ánh kết quả của hoạt động NCKH.
Đối với sinh viên, NCKH không chỉ giúp cho sinh viên cơ hội tiếp cận với lĩnh
vực chun mơn u thích, mà cịn tạo cho sinh viên một tác phong làm việc khoa học,
rèn luyện cho sinh viên cách nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, tiếp cận từ nhiều
phía, hỗ trợ kinh nghiệm thực tiễn khi ra trường.
Trong những năm gần đây, đội ngũ nhà khoa học trong các trường đại học tăng
cả về chất lượng và số lượng, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu được quan tâm đầu tư,
hoạt động NCKH của các trường đại học có những chuyển biến tích cực, các sản phẩm
khoa học có đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội, nhiều sản phẩm đã
được thương mại hóa trên thị trường trong nước và thế giới.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động NCKH, trong những năm qua
Trường Đại học Phan Thiết đã chú trọng triển khai các hoạt động NCKH, ứng dụng các
kết quả nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn của nhà trường và của tỉnh Bình
Thuận.
Mặc dù hoạt động NCKH của nhà trường đã có một số nét khởi sắc trong những
năm gần đây, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề hạn chế nhất định trong công tác quản lý
nghiên cứu khoa học như:
(1) Các biểu mẫu nghiên cứu khoa học chưa đầy đủ thơng tin, chưa được hướng
dẫn rõ ràng gây khó khăn cho giảng viên, sinh viên, nhất là những người chưa có kinh
nghiệm NCKH;
(2) Quy trình quản lý đề tài NCKH, giáo trình chưa được trình bày theo dạng

bảng, biểu hoặc lưu đồ để thuận tiện cho việc theo dõi tiến độ thực hiện từ lúc đề xuất
đến khi nghiệm thu;
1


(3) Việc lưu trữ các cơng trình nghiên cứu khoa học chưa có phiếu thơng tin đề
tài để dễ dàng truy xuất khi cần thiết.
Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một trong hai nhiệm vụ trọng tâm của các
trường đại học. Trong bối cảnh đất nước ta đang đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, hoạt động NCKH của các trường đại
học phải tạo ra động lực phát triển, hướng đến việc đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng trường đại học và được các tổ chức kiểm định chất lượng quốc gia, quốc tế công
nhận. Muốn vậy, các trường đại học cần phải đổi mới quản lý hoạt động NCKH thơng
qua việc áp dụng các mơ hình quản lý chất lượng, trong đó mơ hình PDCA (Plan-DoCheck-Act) là phù hợp với điều kiện và nền tảng quản lý chất lượng của các trường đại
học ở Việt Nam hiện nay, nhằm đạt được sứ mệnh, tầm nhìn của nhà trường; đồng thời
đáp ứng các yêu cầu đánh giá chất lượng hoạt động NCKH trong các Bộ tiêu chuẩn đánh
giá chất lượng trường đại học của quốc gia và quốc tế cũng như các tiêu chí xếp hạng
trường đại học của quốc tế. Từ tháng 5/2017, Bộ GD-ĐT đã ban hành Bộ tiêu chuẩn
đánh giá chất lượng trường đại học theo Thông tư số 12/2017/TT-BGDÐT bao gồm 25
tiêu chuẩn với 111 tiêu chí. Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường đại học được xây
dựng theo mơ hình PDCA (Plan (kế hoạch) - Do (thực hiện) - Check (kiểm tra) - Action
(cải tiến)), trong đó các tiêu chuẩn được thiết lập theo nội dung các bước từ kế hoạch
đến thực hiện, kiểm tra và cuối cùng là cải tiến. Đối với các tiêu chuẩn về hoạt động
NCKH ở trường đại học được thiết kế bắt đầu với: Tiêu chuẩn 5: Các chính sách về đào
tạo, NCKH và phục vụ cộng đồng; trong đó có 04 tiêu chí đã thể hiện rõ mơ hình PDCA
đối với việc xây dựng; phổ biến, thực hiện; rà sốt; cải tiến các chính sách về đào tạo,
NCKH và phục vụ cộng đồng. Bên cạnh đó, Tiêu chuẩn 18: Quản lí NCKH là bước triển
khai thực hiện hoạt động NCKH ở trường ĐH với 04 tiêu chí được thiết kế theo mơ hình
PDCA. Ngồi ra, Tiêu chuẩn 23: Kết quả NCKH thể hiện kết quả và việc cải tiến hoạt

động NCKH của trường ĐH đã được thiết kế theo mơ hình PDCA. Tiêu chuẩn đánh giá
chất lượng trường đại học là mục tiêu để các trường phấn đấu đạt được và với việc sử
dụng mơ hình PDCA trong thiết kế Bộ tiêu chuẩn cũng như đối với các tiêu chuẩn của
nhiều lĩnh vực cụ thể của trường đại học, đòi hỏi tất cả các trường đại học cần triển khai
hoạt động quản lí theo mơ hình PDCA (Huỳnh Ngọc Thành, 2019).
2


Từ những lý do trên, nhóm tác giả đề xuất đề tài NCKH cấp trường “Nghiên cứu
áp dụng mơ hình PDCA trong hoạt động quản lý nghiên cứu khoa học tại Trường
Đại học Phan Thiết”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu áp dụng mơ hình PDCA nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý
nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Phan Thiết.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Từ mục tiêu chung, đề tài có những mục tiêu cụ thể như sau:
- Áp dụng mơ hình PDCA cải tiến các biểu mẫu NCKH;
- Áp dụng mơ hình PDCA cải tiến quy trình quản lý các đề tài NCKH/giáo trình;
- Áp dụng mơ hình PDCA cải tiến quy trình quản lý lưu trữ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động quản lý nghiên cứu khoa học tại Trường Đại
học Phan Thiết;
- Đối tượng khảo sát biểu mẫu: giảng viên, sinh viên Trường Đại học Phan Thiết.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý luận của mô hình PDCA và những nghiên cứu đã thực hiện trong
và ngồi nước trong việc ứng dụng mơ hình PDCA, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành các
bước của mơ hình PDCA cho từng mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài. Các bước thực
hiện của mơ hình PDCA bao gồm:
- Plan: Lập kế hoạch cải tiến chất lượng;

- Do: Triển khai kế hoạch cải tiến;
- Check: Kiểm tra kết quả cải tiến;
- Act: Áp dụng nhân rộng hoặc điều chỉnh cải tiến.
Đối với một số nội dung như các biểu mẫu nghiên cứu khoa học, lấy ý kiến, đề tài
sẽ thực hiện khảo sát về tỷ lệ hài lòng của giảng viên, sinh viên đối với các biểu mẫu
3


trên các tiêu chí như: Các mục chính có hợp lý, đầy đủ không? Nội dung diễn giải của
các mục cụ thể, dễ hiểu? Biểu mẫu mới có giúp giảng viên/sinh viên trình bày nội dung
rõ ràng hơn?,…
Các kết quả khảo sát sẽ được tổng hợp, xử lý thống kê để đánh giá kết quả cải tiến.
1.5. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài mang tính ứng dụng khi áp dụng mơ hình lý thuyết PDCA vào thực tiễn
quản lý hoạt động NCKH tại Trường Đại học Phan Thiết. Kết quả nghiên cứu của đề tài
là cơ sở nền tảng giúp việc cải tiến quy trình làm việc của Phịng Quản lý Khoa học và
Hợp tác Quốc tế được thực hiện liên tục, giúp nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng
của hoạt động NCKH tại trường. Đề tài là cơ sở khoa học để các đơn vị khác tham khảo,
áp dụng mơ hình PDCA cải tiến hoạt động, quy trình làm việc, giúp nâng cao hiệu quả
và năng suất làm việc, dần chuẩn hóa quy trình theo các tiêu chuẩn quản lý chất lượng
trong nước và thế giới.
1.6. Hạn chế của đề tài
Do thời gian, nguồn lực nghiên cứu có hạn nên đề tài có một số hạn chế như sau:
- Số lượng mẫu khảo sát cịn ít;
- Đề tài chỉ mới áp dụng mơ hình PDCA giải quyết một số vấn đề lớn trong hoạt
động quản lý NCKH, trong quá trình thực tiễn hoạt động sẽ phát sinh nhiều vấn đề khác
cần cải tiến;
- Đề tài tập trung giải quyết vấn đề dưới góc độ của Phịng Quản lý Khoa học và
Hợp tác Quốc tế (nguyên nhân chủ quan), chưa xác định các nguyên nhân khách quan
ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học (về phía giảng viên, sinh

viên).
1.7. Kết cấu đề tài
Báo cáo tổng kết của đề tài gồm 05 chương, cụ thể:
- Chương 1: Tổng quan đề tài
- Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
- Chương 4: Kết quả và thảo luận
- Chương 5: Kết luận và kiến nghị
4


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Mô hình PDCA
2.1.1. Giới thiệu
2.1.1.1. Khái niệm
PDCA (Plan-Do-Check-Act), tạm dịch là Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra –
Hành động, là một chu trình hoạt động chuẩn, khái quát hóa các bước đi thơng thường
trong cơng tác cải tiến chất lượng. Trước hết mọi việc bắt đầu bằng Lập kế hoạch (Plan)
cho những việc cần làm. Sau đó đến khau Thực hiện (Do) kế hoạch đó. Tiếp theo là
Kiểm tra (Check) lại những việc đã làm xem có đúng khơng, có phù hợp khơng, có sai
sót gì khơng. Cuối cùng là Hành động (Act) khắc phục những yếu kém hoặc duy trì,
nhân rộng kết quả đạt được. PDCA giúp cho công việc cải tiến chất lượng được triển
khai bài bản, hạn chế những sai sót dẫn đến thiệt hại, mất mát (Nguyễn Trọng Khoa và
cộng sự, 2010).
Mơ hình PDCA được đại diện với hình ảnh một đường trịn lăn trên một mặt phẳng
nghiêng (theo chiều kim đồng hồ), nó cho thấy: thực chất của quá trình quản lý là sự cải
tiến liên tục và không bao giờ ngừng. PDCA lúc đầu được đưa ra như là các bước công
việc tuần tự cần tiến hành của việc quản trị nhằm duy trì chất lượng hiện có, ngày nay
nó là một trong những công cụ quan trọng không thể thiếu trong các hệ thống quản lý
như ISO 9001, ISO 14001… (Nguyễn Thị Uyên và cộng sự, 2017; Ngan Tran, 2021).


5


Act
- Quản lý sự không phù hợp
- Cải tiến
- Chứng nhận ISO 9001
- Các khía cạnh văn hóa và tổ chức
- Quản lý chất lượng tổng thể
- Hệ thống quản lý mơi trường
- Tích hợp hệ thống quản lý

Plan
- Khái niệm và mục tiêu chất lượng
- Cân nhắc theo quy định
- Trách nhiệm sản phẩm và An toàn sản phẩm
- Tập huấn về chất lượng
- Kiểm soát thiết kế

A P
C D
Check
- Thống kê
- Bảng kiểm soát
- Kiểm tra
- Thử nghiệm chức năng
- Dụng cụ kiểm tra và đo lường
- Đo lường
- Tổng quan và đánh giá chất lượng

- Chi phí chất lượng và an toàn
- Đo điểm chuẩn

Do
- Mua sắm
- Nguồn cung kịp thời
- Khả năng xử lý
- Độ tin cậy của sản phẩm
- Xử lý nguyên liệu
- Dịch vụ
- Chất lượng dịch vụ
- Tài liệu và hồ sơ
- Kiểm sốt các thay đổi
- Tiêu chuẩn, tiêu chuẩn hóa
- Sự phù hợp và tương thích

Hình 2.1. Chu trình PDCA (Nguồn: Sokovic và cộng sự, 2010)
Theo Đinh Bá Hùng Anh (2017), khơng thể áp dụng chu trình PDCA một lần rồi
dừng. Tuy nhiên cũng không thể cải tiến liên tục mà cần duy trì sau một chu trình Chuẩn
hóa sau khi áp dụng một chu trình quản lý PDCA thành cơng. Sau một chu trình PDCA
(cải tiến) nhà quản trị cần áp dụng quy trình SDCA (Study – Do – Check – Act) để duy
trì nhằm đào tạo và thực hiện Chuẩn hóa. Để quản lý chất lượng cần thực hiện tuần tự
cả 2 nhiệm vụ là cải tiến và duy trì.

6


Quản trị chất lượng = Cải tiến + Chuẩn hóa
Mức
độ

thực
hiện

Cải tiến
P D
A C

D

S D
A C
Duy trì

S
A C

P D
A C

Duy trì

Cải tiến
Chuẩn hóa

S D
A C

Mục tiêu

Duy trì


Cải tiến
PDCA
Plan: Kế hoạch
Do: Thực hiện
Check: Kiểm tra
Act: Chuẩn hóa

Khác
biệt nhờ
áp dụng
quy
trình
PDCA

Thời gian
Hình 2.2. Mức độ áp dụng chu trình PDCA theo thời gian
(Nguồn: Đinh Bá Hùng Anh và cộng sự, 2017)
2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển chu trình PDCA
PDCA dựa trên phương pháp khoa học được phát triển từ nghiên cứu của Francis
Bacon. Phương pháp này mơ tả tiến trình 3 bước là “Giả thuyết – Thực nghiệm – Lượng
giá” (Hypothesis – Experiment – Evaluation). Người đầu tiên áp dụng khái niệm trên
vào cải tiến chất lượng là Walter Andrew Shewhart (1891 – 1967). Ơng mơ tả tiến trình
này bằng thuật ngữ “Làm rõ – Sản xuất – Kiểm tra” (Specification – Production –
Inspection). Vào năm 1924 khi thực hiện một yêu cầu cải tiến chất lượng của công ty,
ông đã phát thảo 4 thành tố quan trọng được xem là nguyên lý của chu trình chất lượng
ngày nay. Trong những năm cuối thập niên 30 của thế kỷ trước, những ý tưởng của
Shewhart được mở rộng từ quản lý chất lượng công nghiệp sang những lĩnh vực khoa
học khác. Đến thập niên 50, khái niệm trên được giới thiệu và phát triển rộng rãi nhờ
cơng của William Edward Deming. Ơng mơ tả dưới tên gọi “Shewhart cycle” nhưng

người ta thường biết nó với tên gọi “Deming cycle”, hay chu trình cải tiến chất lượng
PDCA hay PDSA. Ngày nay chu trình PDCA đã trở trành ngun lý cốt lõi của nhiều
mơ hình quản lý chất lượng như TQM (Total Quality Management), CQI (Continuous
Quality Improvemnet), ISO, EFQM, Kaizen (PDCA: Problem finding, Display, Clear,
Acknowledge) và Six Sigma (DMAIC: Define – Measure – Analyze – Improve –
Control) (Nguyễn Trọng Khoa và cộng sự, 2010).

7


2.1.2. Lợi ích của PDCA

Hình 2.3. Q trình cải tiến liên tục bằng chu trình PDCA (Nguồn: Vinacontrol CE)
Theo Hạ Linh (2020), việc áp dụng mơ hình PDCA trong q trình quản lý mang
lại những lợi ích tích cực cho tổ chức, cụ thể như sau:
2.1.2.1. Cải tiến quy trình
Chu trình PDCA cung cấp cải tiến liên tục chính xác vì nó hoạt động theo các có
chu kỳ. Mỗi phần trong dự án hoặc hoạt động sẽ trải qua cùng một giai đoạn nhiều lần,
đảm bảo rằng các lỗi có thể được sửa chữa và thích ứng với nhu cầu và tình hình thực
tế của doanh nghiệp. Điều này làm PDCA trở thành mơ hình lý tưởng cho:
- Cải tiến liên tục: Chu trình PDCA lặp đi lặp lại thúc đẩy cải tiến quy trình bất kể
các mục tiêu;
- Triển khai các dự án hoặc quy trình mới: Kế hoạch, thử nghiệm và cơ chế phản
hồi sẵn có của PDCA cho phép sửa chữa các nhược điểm và cải thiện mọi thứ ở giai
đoạn thực hiện quy trình;
- Quá trình theo dõi: Chu trình PDCA địi hỏi phải kiểm tra các thay đổi đã thực
hiện để thống nhất trước khi áp dụng.
Việc sử dụng chu trình PDCA cho phép chia nhỏ dự án thành các bước nhỏ có thể
quản lý và cho phép cải thiện dần dần.


8


2.1.2.2. Thay đổi cách quản lý
Chu trình PDCA khơng chỉ khuyến khích phát triển các thay đổi đột phá và đảm
bảo cải thiện chất lượng cũng như hiệu suất, nó cịn giúp quản lý thay đổi hiệu quả. Chu
trình PDCA kết hợp những gì cần thay đổi theo phương pháp cải thiện liên tục.
Q trình thay đổi theo PDCA địi hỏi phải kết hợp các tham số yêu cầu thay đổi
thành phần lập kế hoạch (Plan), triển khai nguyên mẫu (Do), đánh giá nguyên mẫu về
tính phù hợp và hiệu suất (Check) và triển khai rộng rãi hoặc thực hiện thành cơng
ngun mẫu (Act). Điều này góp phần tích hợp quy trình quản lý thay đổi trong hoạt
động tổ chức hàng ngày, làm cho quá trình thay đổi trở nên liền mạch.
2.1.2.3. Quản lý chất lượng
Một trong những công dụng chính của chu trình PDCA là quản lý chất lượng. Vịng
phản hồi liên tục của PDCA cho phép phân tích, đo lường và xác định các nguồn của
các biến thể từ yêu cầu của khách hàng và cho phép thực hiện hành động khắc phục.
PDCA là công cụ phổ biến để thực hiện Quản lý chất lượng toàn diện và là cơ sở
cho sáng kiến Six Sigma DMAIC. Việc thực hiện các hoạt động hệ thống chất lượng
như vậy phụ thuộc vào phân tích và kiểm sốt thống kê mà PDCA tạo điều kiện. Việc
áp dụng PDCA để cải thiện chất lượng giúp lập kế hoạch thu thập dữ liệu và thực hiện
phân tích thống kê dữ liệu để xác minh và ưu tiên các vấn đề hoặc nguyên nhân gốc rễ
của các vấn đề. Nó xác định các phương tiện để giảm độ lệch giữa trạng thái hiện tại và
trạng thái mong muốn.
2.1.2.4. Duy trì kiểm sốt dự án
Mơ hình PDCA giúp người quản lý dự án duy trì quyền kiểm soát lớn hơn đối với
một dự án nhất định theo nhiều cách, cụ thể:
- Cung cấp câu trả lời cho ai, cái gì, ở đâu,… của dự án. Điều này giúp khám phá
các lựa chọn thay thế khác nhau và chọn một phương pháp thực hiện dự án phù hợp.
- Đảm bảo rằng những điều chưa biết khi bắt đầu dự án vẫn được chứng minh, có
cơ sở.

- Cung cấp dữ liệu chính xác và kịp thời để cải thiện việc ra quyết định.
- Cho phép hiểu rõ hơn về hiện tượng chi phí và hiệu ứng.
9


2.1.2.5. Quản lý hiệu suất
Giai đoạn “Plan” kết hợp các mục tiêu hoặc sản phẩm cung cấp cho nhân viên hoặc
nhóm; Giai đoạn “Do” là hiệu suất thực tế; Giai đoạn “Check” đánh giá hiệu suất; và
Giai đoạn “Act” xác nhận hiệu suất đó.
Chu trình PDCA hướng tới quản lý hiệu suất tích hợp với hoạt động hàng ngày và
góp phần cải thiện năng suất một cách hiệu quả.
2.1.2.6. Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổ chức
Chu trình PDCA đòi hỏi phải xác định các nguồn thay đổi và tác động tiêu cực
tương đối của chúng, đồng thời loại bỏ hoặc giảm bớt các biến động đó bất cứ khi nào
có thể bằng cách thay đổi thiết kế chuỗi cung ứng, chính sách hoặc quy tắc kinh doanh,
kế hoạch dự phòng được phát triển để xử lý các rủi ro cịn tồn tại,…
Q trình này cũng giúp tích hợp chức năng quản lý nhu cầu, quản lý cung ứng,
quản lý thực hiện, cấu hình lại doanh nghiệp nhanh chóng và hệ thống công nghệ thông
tin trong một số tổ chức. Việc xử lý như vậy với sự thay đổi và cải thiện sự phối hợp
giữa các quy trình khác nhau sẽ đẩy nhanh quá trình cải tiến, tăng khả năng cạnh tranh
của tổ chức.
2.1.3. Các bước thực hiện của mơ hình PDCA
Chu trình PDCA bao gồm 4 bước: (1) Lập kế hoạch, (2) Thực hiện, (3) Kiểm tra
và (4) Hiệu chỉnh. Các quá trình cứ diễn ra liên tục và quá trình sau lặp lại quá trình
trước nhưng ở một mức cao hơn.

10


A


P

C

D

Plan

1. Chọn chủ đề để giải quyết
2. Thiết lập mục tiêu và thời gian thực hiện
3. Cô lập nguyên nhân quan trọng/gốc rễ của vấn đề phải giải quyết
4. Xây dựng kế hoạch hành động để đạt mục tiêu

Do

5. Thực hiện kế hoạch
6. Ghi nhận kết quả

Check

Act

7. Đánh giá kết quả thu được
8. Kiểm tra kết quả xem nó có đáp ứng được mục tiêu và tốt hơn
tình trạng trước đó
9. Nếu kết quả tốt thì chuẩn hóa các hoạt động
10. Nếu kết quả chưa tốt, quay lại từ Bước 3 hoặc Bước 5
Hình 2.4. Chu trình PDCA được giới thiệu bởi Deming
(Nguồn: Đinh Bá Hùng Anh và cộng sự, 2017)


2.1.3.1. Plan - Lập kế hoạch
Giai đoạn đầu tiên của chu trình PDCA là lập kế hoạch (Plan). Nội hàm của kế
hoạch là mục tiêu cần đạt được của tổ chức. Để kiểm sốt q trình lập kế hoạch có thể
tiến hành điều tra nội bộ và bên ngoài về nhu cầu của khách hàng để xác định mục tiêu
của tổ chức. Ngồi ra, có thể xác định mục tiêu là việc giải quyết những vấn đề chất
lượng còn tồn tại của tổ chức (Đinh Bá Hùng Anh, 2017).
Chính sách, mục tiêu của mỗi cơ sở giáo dục cần được xác định bởi ban lãnh đạo,
dựa trên sự tổng hợp, phân tích dữ liệu. Nếu nhà trường khơng xác định được các mục
tiêu cụ thể thì khơng thể đưa ra những nhiệm vụ phải thực hiện để đạt được các mục tiêu
đó. Các nhiệm vụ được xác định rõ ràng sẽ giúp các bộ phận trong nhà trường hoạt động
có định hướng và phối hợp với nhau tốt hơn. Sau khi xác định được chính sách, mục
tiêu thì các nhiệm vụ phải được lượng hóa (khối lượng, tiêu chuẩn, thời hạn hoàn
thành…) bằng các con số và chỉ tiêu cụ thể. Sau đó phải có sự phân cơng cho các thành
viên ở từng vị trí với các nội dung cơng việc phù hợp. Sau khi đã xác định được mục
tiêu và nhiệm vụ, việc tiếp theo là cần phải lựa chọn phương pháp, cách thức để đạt mục
tiêu đó một cách tốt nhất, hiệu quả nhất. Mọi người cần phải hiểu rõ cách thức để làm
11


chủ nó, đồng thời xây dựng phương pháp giải quyết vấn đề một cách phù hợp, nhằm
nâng cao chất lượng công việc, chất lượng sản phẩm (Nguyễn Thị Uyên và cộng sự,
2017).
2.1.3.2. Do - Thực hiện
Sau khi đã xác định nhiệm vụ và chuẩn hóa các phương pháp để hồn thành nhiệm
vụ đó, người ta tổ chức bước thực hiện công việc. Trong thực tế công việc, nhiều khi
các quy định, quy chế chưa đáp ứng hay phù hợp hoàn toàn với các vấn đề phát sinh.
Vậy nên, nếu tuân theo các quy định, quy chế một cách máy móc thì các điểm khơng
phù hợp vẫn tồn tại hoặc phát sinh (Nguyễn Thị Uyên và cộng sự, 2017). Kết quả của
việc thực hiện phải được ghi nhận để thuận tiện cho bước kiểm tra (Đinh Bá Hùng Anh

và cộng sự, 2017).
2.1.3.3. Check – Kiểm tra
Trong quản lý chất lượng, điều không thể thiếu là công tác kiểm tra kết quả thực
hiện nhằm phát hiện những điểm chưa phù hợp, sai, thiếu để có cơ sở cho cơng tác quản
lý tiếp theo. Các yếu tố chủ quan, khách quan có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến
kết quả thực hiện phải được xem xét và phân tích chuyên sâu (Nguyễn Thị Uyên và cộng
sự, 2017). Đánh giá kiểm tra để xác minh kết quả của việc thực hiện có đạt các mục tiêu
đã nêu ở bước lập kế hoạch không (Đinh Bá Hùng Anh và cộng sự, 2017).
2.1.3.4. Act – Hành động
Thông qua các kết quả thu được ở Bước 3, đề ra những tác động điều chỉnh thích
hợp nhằm bắt đầu lại chu trình với những thơng tin đầu vào mới. Khi thực hiện những
tác động điều chỉnh, điều quan trọng là phải áp dụng những biện pháp để tránh lặp lại
những điều chưa phù hợp đã phát hiện và cần loại bỏ được các yếu tố nguyên nhân đã
gây nên những điều đó. Phịng ngừa và khắc phục là hai hành động cần thiết để áp dụng
trong các biện pháp quản lý (Nguyễn Thị Uyên và cộng sự, 2017). Nếu kết quả hoạt
động khắc phục chưa hiệu quả thì cần tìm nguyên nhân để điều chỉnh hoạt động, kế
hoạch. Ngược lại, nếu một hoạt động đã hiệu quả thì nó cần được chuẩn hóa để duy trì
sự ổn định của chất lượng (Đinh Bá Hùng Anh và cộng sự, 2017).

12


2.2. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học
2.2.1. Một số khái niệm
Theo Luật Khoa học Công nghệ (2013) định nghĩa: “Nghiên cứu khoa học là hoạt
động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên,
xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn” (Quốc hội, 2013).
Theo Đinh Phi Hổ (2020), Nghiên cứu khoa học là một hoạt động tìm kiếm, xem
xét, điều tra hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt được từ
các thực nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự

nhiên và xã hội, để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị
hơn. Con người muốn làm nghiên cứu khoa học phải có kiến thức nhất định về lĩnh vực
nghiên cứu và cái chính là phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có phương pháp từ lúc
ngồi trên ghế nhà trường.
Hoạt động NCKH là tập hợp toàn bộ hệ thống các hoạt động sáng tạo nhằm phát
triển kho tàng kiến thức khoa học và áp dụng chúng vào thực tiễn. Bản chất của hoạt
động NCKH là nghiên cứu các mối liên hệ của các hiện tượng tự nhiên, nhằm phát hiện
các quy luật tự nhiên và đóng góp vào việc áp dụng thực tiễn những kiến thức về những
quy luật, về những lực lượng và về vật chất (Huỳnh Ngọc Thành, 2019).
Chất lượng hoạt động NCKH của trường đại học là sự phù hợp với mục tiêu nghiên
cứu của trường đại học, được thể hiện trong sứ mệnh, tầm nhìn của nhà trường; đồng
thời đảm bảo đạt được các yêu cầu của tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động NCKH
của trường đại học theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của quốc gia, quốc tế cũng như
của các bảng xếp hạng quốc tế về trường đại học (Huỳnh Ngọc Thành, 2019).
Quản lý chất lượng trong giáo dục đại học là thuật ngữ được sử dụng để miêu tả
các phương pháp hoặc quy trình nhằm kiểm tra, đánh giá xem sản phẩm của q trình
thực hiện tất cả nội dung cơng việc thuộc các lĩnh vực quản lý của nhà trường có đảm
bảo các tiêu chuẩn chất lượng đã được xác lập từ trước hay khơng. Đó là phương thức
quản lý theo chuẩn, duy trì cho chất lượng giáo dục đại học ở trạng thái ổn định và phát
triển, tựu trung bao gồm 3 hoạt động được tiến hành đồng thời, liên tục, gồm: xác lập
các mục tiêu và chuẩn mực, đánh giá thực trạng đối chiếu với chuẩn, cải tiến thực trạng
theo chuẩn. Quản lý chất lượng trong giáo dục đại học gồm các cấp độ là: Kiểm soát
13


chất lượng, đảm bảo chất lượng và quản lý chất lượng tổng thể (Nguyễn Quang Giao,
2015; Huỳnh Ngọc Thành, 2019).
Quản lý chất lượng hoạt động NCKH ở trường đại học là phương thức quản lý theo
chuẩn, duy trì cho chất lượng hoạt động NCKH của nhà trường ở trạng thái ổn định và
phát triển; gồm 3 hoạt động được tiến hành đồng thời, liên tục: xác lập các mục tiêu và

chuẩn mực chất lượng hoạt động NCKH của nhà trường, đánh giá thực trạng đối chiếu
với chuẩn, cải tiến thực trạng theo chuẩn (Huỳnh Ngọc Thành, 2019).
Theo Huỳnh Ngọc Thành (2019), Quản lý chất lượng hoạt động NCKH ở trường
đại học theo mơ hình PDCA là việc vận dụng các bước theo thứ tự của chu trình PDCA
vào hoạt động quản lý hoạt động NCKH ở trường đại học; trong đó, nhà quản lý cần
thiết lập các nội dung cụ thể của từng bước trong chu trình PDCA với các biểu mẫu
được chuẩn hóa và vận hành trong thực tiễn quản lý hoạt động NCKH của nhà trường.
2.2.2. Nguyên tắc quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở trường đại học
Theo Huỳnh Ngọc Thành (2019), quản lý hoạt động nghiên cứu ở trường đại học
có một số nguyên tắc sau:
- Hướng vào khách hàng: Mọi tổ chức đều phụ thuộc vào khách hàng, do khách
hàng là người chấp nhận và tiêu thụ sản phẩm. Vì thế, tổ chức cần biết rõ khách hàng
của mình, nhu cầu hiện tại và tương lai của họ; đặc biệt là những nhu cầu tiểm ẩn để từ
đó hướng vào khách hàng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ.
- Sự lãnh đạo: Trong hoạt động của tổ chức, lãnh đạo đóng vai trị quan trọng
khơng những trong cơng tác quản lý mà còn trong việc định hướng sự phát triển của đơn
vị. Vai trò của lãnh đạo biểu hiện qua sự hiểu biết và phản ứng nhanh với những thay
đổi bên trong và mơi trường bên ngồi; truyền nguồn cảm hứng, động viên, khuyến
khích, xây dựng mối quan hệ và thừa nhận sự đóng góp của các thành viên trong tổ chức.
Bên cạnh đó, lãnh đạo cịn tham gia đào tạo và huấn luyện đội ngũ nhân sự cũng như
trao quyền cho mọi người bằng cách tạo cho họ sự chủ động thực hiện công việc được
giao.
- Sự tham gia của mọi người: Các thành viên trong tổ chức là nguồn lực quan trọng
nhất. Do vậy, sự tham gia đầy đủ với những hiểu biết và kinh nghiệm của họ sẽ tạo nên
những kết quả đáng kể cho đơn vị. Trong quá trình quản lý, lãnh đạo nhà trường cần áp
14


dụng các biện pháp phù hợp, khả thi nhằm lôi cuốn tất cả mọi thành viên tham gia vào
quá trình quản lý, tự giác và tích cực hồn thành cơng việc với chất lượng cao nhất.

Ngoài ra, cần tạo điều kiện thuận lợi để các thành viên thường xuyên được học tập nâng
cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cũng như tăng cường tình đồn kết trong nhà trường.
- Quản lý theo quá trình: Quản lý theo quá trình sẽ tạo nên các sản phẩm an tồn
và có chất lượng. Để áp dụng quản lý quá trình đối với một tổ chức đòi hỏi cần phải
nghiên cứu các bước của q trình, những biện pháp áp dụng để kiểm sốt việc thực
hiện các bước của quá trình, đào tạo đội ngũ, chuẩn bị nguồn lực để thực hiện quá trình
thành công.
- Tiếp cận hệ thống đối với quản lý: Sản phẩm hoạt động của bất kỳ một tổ chức
là kết quả của nhiều biện pháp đồng bộ hoặc một chuỗi các hoạt động, q trình có mối
liên quan và tương tác với nhau tạo thành một hệ thống. Các trường đại học khơng thể
giải quyết “bài tốn’ theo từng yếu tố tác động đến chất lượng đào tạo một cách riêng
lẻ, mà phải xem xét toàn bộ yếu tố tác động đến chất lượng đào tạo một cách hệ thống
và đồng bộ, phối hợp hài hòa các yếu tố này. Tiếp cận hệ thống trong quản lý chất lượng
ở trường đại học đồng thời là phương thức huy động, phối hợp toàn bộ nguồn lực để
thực hiện mục tiêu chung của nhà trường.
- Quan hệ hợp tác cùng có lợi với người cung ứng: Trong bối cảnh hiện nay, các
trường đại học không thể tồn tại và phát triển nếu thiếu các bên liên quan, do chất lượng
sản phẩm đào tạo của nhà trường là đầu vào nguồn nhân lực của doanh nghiệp sử dụng
lao động và là lực lượng quan trọng có ý nghĩa quyết định đến tương lai của đất nước.
Để mối quan hệ giữa trường đại học và các bên liên quan luôn thật sự bền vững đòi hỏi
các bên cần quan tâm, chú ý những nhu cầu quan trọng, đảm bảo sự thành công của quan
hệ hợp tác, cách thức giao lưu thường xuyên, các phương pháp đánh giá sự tiến bộ nhằm
thích ứng với điều kiện thay đổi.
2.2.3. Tổng quan hoạt động nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Phan Thiết
Trường Đại học Phan Thiết được thành lập theo quyết định số 394/QĐ-TTg ngày
25/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ, là trường đại học đầu tiên và duy nhất trên địa bàn
tỉnh Bình Thuận. Đến năm 2021, sau 12 năm hình thành và phát triển, Trường Đại học
Phan Thiết đã đạt được những thành tựu nhất định, ngày càng khẳng định thương hiệu
trong hệ thống giáo dục và đào tạo của Việt Nam. Tháng 9/2019, Trường Đại học Phan
15



×