Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Hiện tượng chuyển nghĩa của từ chỉ số lượng trong thành ngữ, tục ngữ và ứng dụng vào công tác dịch thuật, giảng dạy tiếng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (739.74 KB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHAN THIẾT


BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ CHỈ SỐ
LƯỢNG TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ
VÀ ỨNG DỤNG VÀO CÔNG TÁC DỊCH THUẬT,
GIẢNG DẠY
Mã số:

…………………………

Chủ nhiệm đề tài:

TS. Trần Thị Quỳnh Lê

Bình Thuận, tháng 3 năm 2021


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHAN THIẾT


BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG


HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ CHỈ SỐ
LƯỢNG TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ
TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH: ỨNG DỤNG TRONG
CÔNG TÁC DỊCH THUẬT VÀ GIẢNG DẠY

Mã số:

…………………………

Xác nhận của Chủ tịch HĐ nghiệm thu
(ký, ghi rõ họ tên)

Chủ nhiệm đề tài
(ký, ghi rõ họ tên)

Bình Thuận, tháng 3 năm 2021


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu nhằm xác định hiện tượng chuyển nghĩa của từ chỉ số lượng
xuất hiện trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. Nghiên cứu đã tiến hành
khảo sát trên 500 thành ngữ, tục ngữ có chứa số từ và lọc được trên 200 thành ngữ
tục ngữ có hiện tượng chuyển nghĩa của số từ. Kết quả khảo sát cho thấy: không phải
số từ nào trong thành ngữ, tục ngữ cũng đều có hiện tượng chuyển nghĩa. Hiện tượng
chuyển nghĩa của số từ trong thành ngữ, tục ngữ xảy ra khi số từ có gắn kết chặt chẽ
với thành phần đi cùng thông qua phương tiện ẩn dụ, hốn dụ có tính đến yếu tố phi
ngơn ngữ là văn hóa. Từ đó, nghiên cứu đề xuất ứng dụng vào công tác giảng dạy và
dịch thuật tiếng Anh, đặc biệt là giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ
Anh và chuyên ngành Biên phiên dịch.
TỪ KHÓA: hiện tượng chuyển nghĩa, số từ, thành ngữ, tục ngữ


ABSTRACT
The research aims to determine the meaning change phenomenon of the quantity
word appearing in idioms, proverbs both in Vietnamese language and English
language. The study has surveyed over 500 idioms and proverbs containing the
number of words and filtered over 200 proverbs with the phenomenon of changing
the meaning of words. The survey results show that not all words in idioms and
proverbs have the phenomenon of meaning change. The phenomenon of changing
meaning of the number of words in idioms and proverbs occurs when the number of
words is closely linked to the accompanying component through metaphorical means,
metonymy taking into account the non-verbal element, which is culture. Since then,
the study proposed to apply to the teaching and translation of English, especially for
students specializing in English language and translation and translation.
KEYWORDS: meaning, quantity words, idioms, proverbs


MỤC LỤC
Bìa phụ ....................................................................................................................

Trang
1

Mục lục ...................................................................................................................

2

MỞ ĐẦU ................................................................................................................

6


1.1.

1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................

6

1.2.

2. Lịch sử vấn đề .....................................................................................................

6

2.1. Tình hình nghiên cứu đặc trưng văn hố của từ chỉ số lượng trên thế giới.....

6

2.2. Tình hình nghiên cứu đặc trưng văn hoá của từ chỉ số lượng ở Việt Nam.....

9

2.3. Tình hình nghiên cứu đối chiếu tính biểu trưng của từ chỉ số lượng trong
tiếng Việt và tiếng Anh ................................................................................

13

a. 3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..........................................................

14

b.


3.1. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................

14

c.

3.2. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................

14

d.

3.3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................

14

4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................

15

4.1. Phương pháp thống kê ...................................................................................

15

4.2. Phương pháp phân tích ngữ nghĩa .................................................................

15

4.3. Phương pháp so sánh – đối chiếu ....................................................................


15

5. Ý nghĩa khoa học của đề tài................................................................................

16

6. Nguồn tư liệu nghiên cứu...................................................................................

16

7. Bố cục ................................................................................................................

17

Chương 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ....................................

18

1.1. Thành ngữ (Idiom) ..........................................................................................

18

1.1.1. Khái niệm ................................................................................................

18

1.1.2. Đặc điểm .................................................................................................

19


1


1.1.2.1. Về đặc điểm cấu trúc ....................................................................

19

1.1.2.2. Về chức năng cấu tạo ......................................................................

20

1.1.2.3. Về đặc điểm ngữ nghĩa ...................................................................

20

1.2. Tục ngữ (Proverb) ...........................................................................................

20

1.2.1. Khái niệm ................................................................................................

20

1.2.2. Đặc điểm .................................................................................................

22

1.2.2.1. Về đặc điểm cấu trúc ......................................................................


22

1.2.2.2. Về chức năng cấu tạo .....................................................................

23

1.2.2.3. Về đặc điểm ngữ nghĩa ..................................................................

24

1.3. Thành ngữ, tục ngữ dưới góc nhìn của văn học và ngơn ngữ học ..................

24

1.3.1. Thành ngữ, tục ngữ dưới góc nhìn của văn học .....................................

24

1.3.2. Thành ngữ, tục ngữ dưới góc nhìn của ngôn ngữ học ...........................

25

1.4. Thành ngữ, tục ngữ dưới góc nhìn của ngơn ngữ học tri nhận .......................

28

1.4.1. Khái quát .................................................................................................

28


1.4.2. Khái niệm về Miền ý niệm tri nhận ........................................................

32

1.4.3. Các cấu trúc về miền ý niệm ...................................................................

33

1.4.3.1. Cấu trúc lược đồ hình ảnh ...............................................................

34

1.4.3.2. Cấu trúc ý niệm cơ bản ...................................................................

34

1.4.4. Vai trò của ẩn dụ ý niệm trong sự chuyển nghĩa của thành ngữ, tục ngữ.....

36

1.4.5.Vai trò của hoán dụ ý niệm trong sự chuyển nghĩa của thành ngữ, tục ngữ

38

1.4.6. Kết luận ...................................................................................................

39

Chương 2: SO SÁNH VÀ ỨNG DỤNG KẾT QUẢ SO SÁNH ..........................


41

2.1. Các từ chỉ số lượng trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt và tiếng Anh ............

41

2.1.1. Các từ chỉ số lượng trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt .........................

41

2.1.2. Các từ chỉ số lượng trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Anh .........................

43

2.2. Các kiểu cấu trúc có từ chỉ số lượng trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt và
tiếng Anh ................................................................................................................

44

2.2.1. Các cấu trúc chỉ xuất hiện trong tiếng Việt ............................................

44

2.2.2. Các cấu trúc chỉ xuất hiện trong tiếng Anh .............................................

44

2



2.3. Nội dung biểu trưng thông qua cấu trúc từ chỉ số lượng trong trong thành ngữ,

46

tục ngữ tiếng Anh và tiếng Việt .............................................................................
2.3.1. Nét tương đồng .......................................................................................

46

2.3.1.1. Chủ đề con người.............................................................................

46

2.3.1.2. Chủ đề động vật...............................................................................

46

2.3.1.3. Chủ đề nghề nghiệp........................................................................

46

2.3.1.4. Chủ đề đạo lý...................................................................................

47

2.3.2. Nét dị biệt ....................................................................................................

47

2.3.2.1. Chủ đề con người ............................................................................


47

2.3.2.2. Chủ đề động vật ..............................................................................

47

2.3.2.3. Chủ đề nghề nghiệp .......................................................................

48

2.3.2.4. Chủ đề đạo lý ..................................................................................

48

2.4. Ứng dụng kết quả so sánh vào hoạt động giảng dạy dịch thuật .................

48

2.4.1. Cách dịch chuyển hóa từ vựng ................................................................

49

2.4.2. Cách dịch chuyển hóa về mặt cấu trúc ngữ pháp ........................................

50

2.4.3. Cách dịch chuyển hóa về yếu tố dụng học ..............................................

51


2.4.4. Cách dịch chuyển hóa văn hóa trong dịch thuật .....................................

51

2.4.5. Cách dịch gắn yếu tố ngôn ngữ và phi ngôn ngữ ....................................

53

2.4.6. Cách dịch chuyển hóa ngữ nghĩa .............................................................

54

2.4.7. Cách dịch tương đương về nghĩa (semantic equivalence)........................

54

2.4.8. Cách dịch chuyển hóa cấu trúc .................................................................

55

2.4.9. Cách dịch theo dụng học ..........................................................................

55

2.4.10. Cách dịch diễn giải .................................................................................

56

2.4.11. Cách dịch tương đương ngữ pháp (grammartical equevalence) ..............


57

2.4.12. Cách dịch tương đương ngữ nghĩa (semantic equivalence)......................

57

2.4.13. Cách dịch tương đương về mục đích thơng báo .......................................

57

2.4.14. Cách dịch tương đương về giá trị thông báo - tiêu điểm thông tin.........

57

2.4.15. Cách dịch tương đương về giá trị biểu cảm và phong cách.....................

58

TIỂU KẾT ...............................................................................................................

59

KẾT LUẬN ............................................................................................................

61

3



Nhận xét chung .......................................................................................................

61

1. Về cấu trúc ngữ nghĩa của từ chỉ số lượng trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt
và tiếng Anh ...........................................................................................................

62

2. Về nghĩa biểu trưng của từ chỉ số lượng trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt và
tiếng Anh ................................................................................................................

62

3. Về những chủ đề có sử dụng từ chỉ số lượng có chuyển nghĩa trong các thành
ngữ, tục ngữ tiếng Việt và tiếng Anh .....................................................................

63

4. Về khả năng ứng dụng trong giao tiếp ................................................................

64

Kết luận chung .........................................................................................................

66

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT ................................................................

69


TÀI LIỆU THAM KHẢO NƯỚC NGOÀI.............................................................

79

Tài liệu dịch.........................................................................................................

79

Tài liệu nguyên bản.............................................................................................

79

TÀI LIỆU NGUỒN .................................................................................................

81

Tác giả trong nước..............................................................................................

81

Tác giả nước ngoài.............................................................................................

83

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Từ chỉ lượng là một trong những lớp từ cơ bản trong hệ thống từ vựng của bất
cứ ngôn ngữ nào kể cả tiếng Việt cũng như tiếng Anh. Trong lớp từ này, nhóm từ
chỉ số lượng chính xác: một, hai, ba, bốn,…, trăm, nghìn, vạn,… hoặc khơng chính
xác: một ít, một vài, một tí, nhiều, tất cả,… được sử dụng thường xuyên nhất. Trong
tiếng Việt cũng như trong tiếng Anh, chức năng của những con số không chỉ dừng
lại ở việc bổ sung ý nghĩa số lượng cho danh từ đi sau nó, mà con số cịn có mặt
thường xun trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân, với ý nghĩa phần nào
đã được khái quát hóa.
Sự chuyển nghĩa của các từ chỉ số lượng trong tiếng Việt và tiếng Anh là một vấn
đề thu hút nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ học quan tâm. Trước đây, các nhà nghiên
cứu ngôn ngữ học cũng đã nghiên cứu về ngữ nghĩa và giá trị biểu trưng của các từ
chỉ số lượng trên bình diện văn học, văn hố và ngơn ngữ. Song, dường như chưa
cơng trình nào tập trung khảo sát, nghiên cứu một cách toàn diện về hiện tượng
chuyển nghĩa của từ chỉ số lượng trong tiếng Việt và tiếng Anh trên cứ liệu thành
ngữ, tục ngữ, đồng thời cũng chưa có cơng trình nào tiến hành so sánh , đối chiếu
hiện tượng này giữa tiếng Việt và tiếng Anh để tìm ra những điểm tương đồng, dị
biệt. Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “So sánh hiện tượng chuyển nghĩa
của từ chỉ số lượng trong tiếng Việt và tiếng Anh trên cứ liệu thành ngữ, tục ngữ”
để làm đề tài cho chuyên đề của mình.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu đặc trưng văn hố của từ chỉ số lượng trên thế giới
Khái niệm về số là sáng tạo vĩ đại của trí tuệ nhân loại. Theo từ điển bách
khoa toàn thư Encyclopedic Dictionary (Oxford: Oxford Advanced Learner’s
Dictionary, 1992), số đếm (cardinal/ cardinal number) là toàn bộ các từ thể hiện số
lượng, như “một”, “hai”, “ba”…

5


Truy tìm lịch sử phát sinh con số là một vấn đề thú vị nhưng cũng cực kỳ nan

giải. Đồng thời với việc giúp lồi người thốt khỏi cuộc sống mơng muội, bản thân
con số cũng mang tính thần bí trong suy nghĩ của con người. Nói cách khác, con số
cũng được thần bí hóa và sùng bái. Tùy theo nền văn hóa dị biệt, nội dung sùng bái
con số cũng khác nhau. Cùng một con số nhưng mỗi dân tộc có cách hiểu khơng
giống nhau. Sau khi tơn giáo ra đời, sùng bái con số trở thành một bộ phận tín
ngưỡng và thể hiện nội dung trọng yếu của văn hóa nhân loại.
Đầu tiên, sùng bái con số tập trung vào việc tạo cho mỗi con số cơ bản những
ý nghĩa thần bí. Sau đó, những con số dần dần đi vào đời sống tâm linh của con
người. Ở mỗi một cộng đồng, mỗi một dân tộc, các con số được gán cho những ý
nghĩa biểu trưng khác nhau. Những con số đã đi vào văn hóa của từng cộng đồng,
và đã đi vào ngôn ngữ.
Việc nghiên cứu về hiện tượng chuyển nghĩa của các con số, nghiên cứu về
mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa là một trong những vấn đề thu hút khá nhiều
sự quan tâm của các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ học, xã hội học, tâm lý học và nhân
chủng học,... Họ cũng đã bắt tay vào tìm tịi vấn đề này một cách cặn kẽ. Trên cơ sở
nghiên cứu về hiện tượng chuyển nghĩa của các con số, tính biểu trưng của các con
số, nghiên cứu về mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hố, trên thế giới hiện nay cũng
đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về văn hóa phương Đơng và cả văn hóa phương
Tây nhằm làm sáng tỏ vấn đề về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa. Trong lĩnh
vực nghiên cứu này có thể kể đến những nhà nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa thế
giới như: Humboldt, Weisgerber và Trier (Đức), Boas, Kroeber, Sapir, Whorf và
Hymes (Mỹ), Vereschagin, Kostomarov và Serebrennikov (Nga).
Trong quá trình nghiên cứu về hiện tượng chuyển nghĩa của số từ, về đặc
trưng văn hoá của con số qua các dân tộc khác nhau, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ
học cũng đã thừa nhận “việc nghiên cứu ngôn ngữ không thể tiến hành một cách độc
lập với việc nghiên cứu văn hóa” lại theo nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí trái
ngược nhau về mối liên quan giữa ngơn ngữ và văn hóa trên thế giới. Wardhaugh
(1986) [150: 212] đã xếp mối liên hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa theo 3 quan điểm
chính sau:
6



(1) Cấu trúc của một ngôn ngữ chi phối cách phản ánh thế giới của người sử dụng ngơn
ngữ đó;
(2) Ngôn ngữ của một dân tộc nào sẽ phản ánh văn hóa của dân tộc đó;
(3) Có rất ít hoặc khơng có mối liên hệ nào giữa ngơn ngữ và văn hóa.
Một số nhà nghiên cứu theo quan điểm (1), tiêu biểu có các nhà nghiên cứu
nhân chủng học người Đức, gồm: Humboldt, Weisberger và Trier. Cùng theo quan
điểm (1) cịn có các nhà nghiên cứu người Mỹ, gồm: F. Boas, Kroeber, E.d. Sapir và
Whorf (dẫn theo Nguyễn Văn Khang, 1999: Ngôn ngữ học xã hội, Nxb Khoa học
Xã hội, [70; 19-20]).
Sapir với thuyết tương đối ngôn ngữ, lập luận là: ngơn ngữ quyết định tư duy
và cách nhìn nhận thế giới. Do đó, văn hóa và tư duy phụ thuộc vào ngôn ngữ. Cũng
theo Sapir, ngôn ngữ là chỉ dẫn có giá trị cho cơng việc nghiên cứu một nền văn hóa.
Ơng cho rằng, ngơn ngữ là “chỉ dẫn cho hiện thực xã hội” và là “chỉ dẫn mang tính
biểu trưng cho văn hóa” (dẫn theo Stern, 1983: [147; 203]).
Whorf cho rằng một ngơn ngữ có những đơn vị từ vựng riêng lẻ cho những
khái niệm mà trong một ngôn ngữ khác người ta không phân biệt. Boas đưa ra một
minh họa nổi tiếng cho thực tế này, sau đó được Whorf minh họa một cách sống
động: người Eskimo có bốn cách diễn đạt khác nhau cho một từ tiếng Anh “snow
(tuyết)” (theo Stern, 1983: [147; 204]). Thông qua việc so sánh các ngôn ngữ Ấn Âu, Whorf tin rằng việc nghiên cứu các phạm trù ngữ pháp của các ngôn ngữ khác
nhau sẽ đem đến những hiểu biết sâu sắc về văn hóa.
Radcliffe - Brown (Anh), với cơng trình nghiên cứu mang tên “Cấu trúc và
chức năng trong xã hội nguyên thủy”, cho là: có một mối quan hệ nào đó rất tổng
quát giữa cấu trúc xã hội và ngôn ngữ (dẫn theo Stern, 1983: [147, 206]). Tuy nhiên,
theo ơng, khơng có mối quan hệ trực tiếp giữa những đặc trưng của cấu trúc xã hội
của một cộng đồng và ngơn ngữ mà cộng đồng đó sử dụng.
Malinowski lại đưa ra quan điểm trái ngược với Radcliffe vào thập niên 20.
Ơng cho là văn hóa đóng vai trị then chốt. Theo ơng, ngơn ngữ nhất thiết có nguồn
gốc từ hiện thực của nền văn hóa, và sẽ khơng thể giải thích được nhiều hiện tượng


7


ngôn ngữ nếu không quy chiếu liên tục vào ngữ cảnh rộng hơn của phát ngôn bằng
lời (dẫn theo Stern, 1983: [147; 207]).
Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu để kiểm chứng giả thuyết của Whorf.
Việc kiểm chứng được thực hiện thơng qua những nghiên cứu về các khía cạnh khác
nhau của ngôn ngữ trong mối quan hệ với những nhân tố ngồi ngơn ngữ. Các
nghiên cứu này đã được tiến hành ở nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Các
kết quả thu được rất khác nhau, thậm chí là trái ngược nhau. Theo Stern, 1983: [147;
206], những nghiên cứu như thế rất quan trọng đối với việc giảng dạy ngơn ngữ nói
chung và giảng dạy ngoại ngữ nói riêng. Người học tiếng khơng chỉ học ngữ cảnh
văn hóa, tức học “ngơn ngữ và văn hóa”, mà nên ý thức sự tương tác giữa ngôn
ngữ và văn hóa, tức “ngơn ngữ trong văn hóa” hay “văn hóa trong ngôn ngữ”.
Một số nhà nghiên cứu nhân chủng học như F, Boas, E.D. Sapir,… đã nghiên
cứu ngôn ngữ trong mối quan hệ với tập quán văn hóa. Các nhà nghiên cứu theo
hướng này đều nhấn mạnh trong các công trình nghiên cứu của mình rằng, lời nói là
một phương thức hành vi của nhân loại, ngôn ngữ học là một chuyên ngành của
khoa học nhân văn (dẫn theo Nguyễn Văn Khang, 1999: [70; 19 - 20). Theo Sapir,
khảo sát lời nói từ góc độ hành vi là bao gồm cả vấn đề cấu trúc của ngữ học lẫn vần
đề hiện tượng tâm lý. Các nhà ngôn ngữ học thuộc trường phái Luân Đôn cũng hành
vi ngôn ngữ là một q trình hoạt động xã hội, và coi đó là quan điểm để nghiên cứu.
Tóm lại, việc nghiên cứu về đặc trưng văn hoá của các con số, nghiên cứu về
mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa được các nhà khoa học trên thế giới thể hiện
ở nhiều quan điểm và cấp độ khác nhau trong từng ngôn ngữ: từ bình diện từ vựng,
ngữ âm, ngữ pháp, phong cách cho đến bình diện văn hố. Và cũng đã có nhiều
cơng trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa van hố và ngơn ngữ như đã trình bày ở
trên. Trong đó đặc trưng văn hố của từ chỉ số lượng hay số từ Việt - Anh thể hiện
qua mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hố là một minh chứng cụ thể nhất.

2.2. Tình hình nghiên cứu đặc trưng văn hoá của từ chỉ số lượng ở Việt Nam
Những năm gần nay, nghiên cứu về đặc trưng văn hoá của con số, cũng như
nghiên cứu về hiện tượng chuyển nghĩa của các con số đã thu hút khá nhiều sự quan
tâm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ và văn hoá.
8


Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học về số từ dưới góc độ ngơn ngữ
(ý nghĩa, ngữ pháp) và dưới góc độ văn hóa (giá trị biểu trưng văn hóa). Các tác giả
đưa ra một số luận cứ về nguyên nhân xuất hiện những nghĩa biểu trưng của từ chỉ
số lượng: kiêng cữ, kinh sợ, từ các triết lý âm dương, kinh dịch, đạo giáo, bói tốn,…
(Trần Ngọc Thêm, 1993: [114, 115], Duy Trang, 1996: [129]).
Một số tác giả khác có đề cập đến giá trị biểu trưng của các từ chỉ số lượng
(Nguyễn Xuân Kính, 1996, 1999: [72, 73], Phan Thị Hoa Lý, 1999: [73] , Nguyễn
Xuân Lạc, 2005: [74], Phan Văn Hoàn, 1987, 1989: [59, 60], Bùi Thành Công, 2000:
[27]).
Một số tác giả khác đưa ra mơ hình cấu trúc để phân tích các cấu trúc có từ
chỉ số lượng (Lư Viên, 1998: [135], Nguyễn Xuân Lạc, 2005: [71], Triều Nguyên,
1994, 1995: [88, 89], Ngô Minh Thủy, 2001, 2002, 2004: [121, 122, 123]).
Những bài viết, tác phẩm trên đã phần nào đề cập đến vấn đề ngữ nghĩa của
từ chỉ số lượng dưới góc độ văn hóa học (Hồ Xuân Tuyên, 2004: [125], Lê Phong,
1994: [88], Trần Hương Thục, 2003: [110],…).
Ngữ pháp tiếng Việt (Nguyễn Tài Cẩn: 1975, 1983 [18]) khi phân tích cấu trúc
danh ngữ có chỉ ra “phụ tố chỉ số lượng do danh từ số lượng đảm nhiệm nhưng có
những danh từ chỉ số lượng gộp thành khối lượng đảm nhiệm vai trò phụ tố loại thể
- đơn vị, v.v.” (1983: 108). Tuy nhiên, các tác giả của cơng trình này đã có sự nhầm
lẫn đáng tiếc khi gọi những phương tiện ngôn ngữ “một, hai… mười, mười một,
mười hai… hai mươi, hai mươi mốt, ba mươi mốt… một trăm, một nghìn, một vạn,
một triệu, một tỉ… những, các, vài, mấy, v.v.” là danh từ chỉ số lượng (1983: 108).
Đúng ra, những yếu tố vừa dẫn là lượng từ, lượng ngữ chứ không phải là “danh từ

chỉ số lượng” như cơng trình này (Nguyễn Tài Cẩn, 1975) đã xác định [20].
Đinh Văn Đức (1986) cũng có đề cập đến từ chỉ số lượng với cương vị là các
thành tố phụ trước của cụm danh từ và ý nghĩa của chúng. Tiêu biểu như ý kiến cho
rằng “hệ hình của ý nghĩa số lượng được biểu đạt bằng những nhóm từ khác nhau
bao gồm cả thực từ và hư từ: các từ chỉ số đếm (một, hai, mười, trăm, nghìn, v.v.),
các từ chỉ số ước lượng (một, mỗi, từng), các hư từ chỉ số (những, các, một) (Đinh
Văn Đức: 1986: [40; 67]). Dù công trình này có nhiều đóng góp đáng ghi nhận
9


nhưng vấn đề từ chỉ số lượng cũng không khác gì các cơng trình trước đó, nhất là
cơng trình của Nguyễn Tài Cẩn: 1975, 1983 [18])
Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thung (1998), những tác giả khá quen thuộc
trong nhà trường, đã có nhiều cơng trình viết về ngữ pháp tiếng Việt, nhưng đối với
những từ chỉ số lượng thì các ơng chỉ nói thống qua, khi xác định vị trí của các
thành phần phụ của cụm danh từ. Theo hai tác giả này, các từ chỉ số lượng được chia
thành những hạng sau: “số từ xác định (số đếm): một, hai, ba, bốn, v.v.; số từ phỏng
định: vài, ba, dăm, dăm ba, mươi, mươi lăm, vài ba chục, v.v.; từ hàm ý phân phối:
mỗi, từng, mọi; quán từ: những, các, một; và từ mấy” [9; 47].Cịn lại, trong suốt
cơng trình khơng hề có điểm/ mục nào phân tích, lí giải cụ thể về đặc trưng ngữ
nghĩa - ngữ pháp cũng như tính biểu trưng của từ chỉ số lượng mà các tác giả đã đề
cập.
Cao Xuân Hạo (1998) đã dành nhiều trang để viết về danh từ và danh từ trong
đó có miêu tả, phân tích rất chi tiết về những từ chỉ số lượng trong cấu trúc của danh
từ. Các từ chỉ số lượng được tác giả xem như là những “từ chứng” để phân biệt hai
loại danh từ (đếm được). Theo ông “ một trong những kiểu danh ngữ thơng dụng
nhất là kiểu gồm có một danh từ làm trung tâm được lượng hoá bằng một lượng từ
(mấy, từng, một, mỗi, vài, đôi, dăm, những hay số đếm). Dĩ nhiên danh từ làm trung
tâm cho một danh từ kiểu này chỉ có thể là một danh từ đếm được. Các danh từ
không đếm được không thể làm trung tâm cho một danh ngữ kiểu này (cũng như bất

cứ danh ngữ nào mở đầu bằng một số từ) trừ khi nó được dùng như một danh từ đếm
được” [51; 275]. Ở đoạn khác, tác giả viết “khả năng hay bất khả năng kết hợp với
các lượng từ những, các, mấy, mỗi, một và bằng các số đếm như đã nói ở phần trên,
cịn khu biệt với nhau trên bình diện ngữ pháp bằng khả năng, bất khả năng kết hợp
với các từ ngữ phân lượng (quotifiers) như cả, tất cả, nửa, một phần, một phần ba,
một phần ba, ba phần tư, một phần năm, toàn phần, toàn bộ. v.v.” [51; 306-310].
Đào Thản trong bài viết “Nghĩa đen và nghĩa bóng của từ chỉ số” (Đào Thản,
1998: [99; 30]) cho rằng: số từ “ đã có tham dự vào các yếu tố biểu cảm” và đi vào
phân tích “giá trị biểu cảm tuyệt đối” của những con số “hoàn tồn chỉ được dùng
và hiểu với nghĩa bóng” như : trăm, nghìn, mn, tám, chin,… [99; 30].
10


Hoàng Diệu Minh trong “Ý nghĩa của các thành tố chỉ lượng trong thành
ngữ tiếng Việt” (Hoàng Diệu Minh, 1999: [77; 298]) phân loại các thành ngữ có
thành tố chỉ lượng theo tiêu chí: thành tố gốc Hán - Việt và thành tố tiếng Việt;
nghiên cứu ý nghĩa của các thành ngữ dựa trên khả năng khái quát, khả năng biểu
trưng của con số và khả năng tư duy logic của người Việt [77; 298]..
Qua bài “Số 9 trong ngôn ngữ nhân gian” (Nguyễn Thanh Nga, 1999: [79;
27]; [79; 27]), Nguyễn Thanh Nga phân tích cách dùng của số 9, cho nó là “số nhiều
ước lệ lớn nhất, chỉ mức độ cao nhất, số lượng lớn nhất, tính chất nhiều nhất của sự
vật hiện tượng”, từ đó khái quát lên : “trong tiếng Việt có xu hướng biểu trưng hóa
con số nhằm đáp ứng nhu cầu biểu cảm”. Bài viết “Con số 3 có gì lạ ?” (Nguyễn
Thanh Nga, 1999: [80;14]) cũng của tác giả này nhận định: “con số 3 vừa là một số
thực để tính đếm lại vừa là con số biểu trưng”, nó vừa “biểu tượng cho số ít” lại có
thể “ dùng phối hợp với con số khác như bảy, năm (hoặc dăm), hai ( đôi) để nhấn
mạnh về mức độ ít hoặc nhiều”.
Gần đây, Nguyễn Thanh Nga (1999): [79, 80], Bùi Mạnh Hùng (2000): [63],
Nguyễn Thị Ly Kha (2001): [69], Nguyễn Thuý Khanh: (2001) [71], Nguyễn Văn
Thuận (2002) [117], Ngô Minh Thuỷ (2002) [123], v.v. có những bài viết sâu miêu

tả, phân tích cấu trúc ngữ pháp - ngữ nghĩa của từ chỉ số lượng trong tiếng Việt hiện
đại. Tiêu biểu Nguyễn Thanh Nga [82, 83] đã nêu lên cách dùng cụ thể của con số
3 và con số 9 trong dân gian, trong văn học. Bùi Mạnh Hùng [63] đã phân tích rất
cụ thể về đặc điểm ngữ nghĩa - ngữ pháp của các từ chỉ số lượng “những, các” và
xét những từ “những, các, một” trong hệ thống các quán từ tiếng Việt. Nguyễn Thị
Ly Kha [69] đã khái quát chức năng ngữ nghĩa của những từ chỉ số lượng “nhất” và
“một” trong lời nói hàng ngày, trong thành ngữ. Ngồi ra, tác giả còn miêu tả cụ thể
ngữ nghĩa và chức năng ngữ pháp của “nhóm danh từ chỉ số” trong tiếng Việt, v.v.
Nguyễn Văn Thuận trong Luận văn Thạc sĩ: “Những phương tiện ngôn ngữ chỉ
lượng trong tiếng Việt” [117; 70] nhận xét: “các phương tiện ngôn ngữ chỉ lượng
trong thành ngữ không biểu hiện ý nghĩa số lượng cụ thể, chính xác mà biểu hiện ý
nghĩa khái quát”. Ý nghĩa khái qt được thể hiện thơng qua “hình thức đối lập giữa
một với nhiều hơn một” ([117; 70]), “cách nói hai yếu tố chỉ lượng trong cùng một
11


thành ngữ hay dùng phương thức lặp yếu tố chỉ lượng” (trang 65), “một yếu tố chỉ
lượng ít đứng trước và một (hoặc nhiều hơn một) yếu tố chỉ lượng nhiều hơn đứng
sau” (trang 66), hay “phương thức đối ứng giữa phương tiện chỉ lượng ở mức độ nhỏ
nhất với phương tiện ngôn ngữ chỉ lượng ở mức độ cao nhất trong hệ số đếm” (trang
69),… Ngô Minh Thủy trong “Một số nhận xét về thành ngữ bốn yếu tố có từ chỉ
con số trong tiếng Hán, tiếng Nhật và tiếng Việt” (2001) [122; 368] qua việc so sánh
những thành ngữ thuộc loại này trong ba ngôn ngữ đã rút ra nhận định: “có rất nhiều
trường hợp con số được dùng trong thành ngữ hoàn toàn mất đi ý nghĩa chỉ số lượng,
và thành ngữ thì mang một ngữ nghĩa hoàn toàn khác” [122; 372]. Kể cả khi con số
vẫn chỉ lượng thì “thường là khơng phải số lượng cụ thể như ý nghĩa mà nó có sẵn,
mà là một số lượng chung như: ít, nhiều, một vài, đa số…” [122; 372]) và “thường
là có một vài ý nghĩa nào đó đã trở thành gần như là quy ước” [122; 373].
Nhìn chung, ý nghĩa biểu trưng của các con số đã được các nhà ngôn ngữ học
đề cập đến không ít. Nhưng đa số các bài viết chỉ xuất hiện dưới dạng những bài

nghiên cứu nhỏ, phân tích ý nghĩa của một hoặc vài con số hay nhìn nhận vấn đề
dưới một khía cạnh nào đó; hoặc là một phần của một cơng trình lớn. Do đó, ý nghĩa
biểu trưng của các con số trong tiếng Việt vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ
thống.
Tuy nhiên, những thành quả nghiên cứu của các tác giả đi trước chính là
nguồn tư liệu vô cùng quý giá và phong phú giúp chúng tơi có điều kiện thuận lợi
hơn để đi sâu tìm hiểu những vấn đề cụ thể về hiện tượng chuyển nghĩa của từ chỉ
số lượng trong thành ngữ tục ngữ của tiếng Việt và tiếng Anh.
2.3. Tình hình nghiên cứu đối chiếu tính biểu trưng của từ chỉ số lượng trong
tiếng Việt và tiếng Anh
Những cơng trình nghiên cứu khoa học trên đây đã đề cập đến vấn đề ngữ
nghĩa của số từ dưới góc độ văn hóa học, văn học. Tuy vậy, có thể nói, cho đến nay,
vấn đề số từ chưa thật sự được các nhà nghiên cứu quan tâm một cách sâu sắc dưới
góc độ ngữ nghĩa học với những ý nghĩa biểu trưng xuất phát từ ảnh hưởng của các
nền văn hóa. Những đặc trưng ngơn ngữ - văn hóa của hai dân tộc Việt và Anh với
hai loại hình ngơn ngữ khác biệt, cùng hai nền văn hóa cũng rất khác biệt đã thể hiện
12


qua cách sử dụng số từ. Luận án này kế thừa những thành tựu của các tác giả đi
trước; lấy đó làm chỗ dựa về lý thuyết cho những miêu tả, lý giải, và nhận định
trong nghiên cứu vấn đề hiện tượng chuyển nghĩa của từ chỉ số lượng trong thành
ngữ, tục ngữ, ca dao tiếng Việt so sánh - đối chiếu với hiện tượng này trong tiếng
Anh . Nghiên cứu này nhằm rút ra những nét tương đồng và dị biệt về cách dùng từ
chỉ số lượng xuyên qua hai nền văn hóa Việt và Anh. Đồng thời chúng tôi cũng
mong muốn ứng dụng những kết quả nghiên cứu của mình vào việc dạy tiếng thơng
qua cách dùng số từ trong hai ngơn ngữ Việt và Anh.
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích
Thơng qua việc so sánh, đối chiếu kết quả khảo sát hiện tượng chuyển nghĩa của từ

chỉ số lượng trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, đề tài nhằm đến mục
đích sau:
a. Góp phần làm rõ nét tương đồng và dị biệt của hiện tượng chuyển nghĩa các từ
chỉ số lượng trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt và tiếng Anh;
b. Góp phần ứng dụng vào hoạt động giảng dạy ngoại ngữ và dịch thuật.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Từ chỉ số lượng bao gồm hai loại chính là từ chỉ số lượng xác định (“một”, “hai”,
“năm”,…) và từ chỉ số lượng không xác định (“mấy”, “vài”, “dăm”,…). Trong luận
án này, chúng tôi chọn nghiên cứu cả hai tiểu loại từ chỉ số lượng nêu trên. Các từ
chỉ số lượng xác định, như “một”, “hai” “năm”, “sáu”, “bảy”, “năm”, “nghìn”, “vạn”,
và các từ chỉ số lượng không xác định “mấy”, “vài”, “dăm”,… trong Việt và các từ
chỉ số lượng xác định “one”, “two”, “three”, “thousand”,… và không xác định
“some”, “a lot of”, “a little”, … trong tiếng Anh chính là đối tượng nghiên cứu của
chúng tôi.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là so sánh kết quả chuyển nghĩa của từ chỉ số lượng
trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt và tiếng Anh về cấu trúc, đề tài, ngữ nghĩa để
13


tìm ra nét tương đồng và dị biệt giữa hai nền văn hóa Việt và Anh. Từ đó rút ra được
ứng dụng trong hoạt động giảng dạy và dịch thuật.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
4.1. Phương pháp thống kê
Chúng tôi đã tiến hành thu thập tất cả các từ chỉ số lượng xuất hiện trong các tác
phẩm Văn học dân gian Việt Nam, bao gồm: thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Chúng tôi
cũng lọc ra các thành ngữ, tục ngữ có chứa các số từ trong các từ điển thành ngữ
Anh - Việt và Việt - Anh được in ấn trong và ngoài nước, trên các tạp chí chun

ngành về ngơn ngữ, xuất bản bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Các ngữ liệu trên
được thống kê theo kiểu lập thẻ cho từng tiêu mục nghiên cứu của đề tài. Sau cùng,
chúng tôi hệ thống lại và sắp xếp các cứ liệu theo trình tự hợp lý để tiến hành khảo
sát và nghiên cứu.
4.2. Phương pháp phân tích ngữ nghĩa
Do hiện tượng chuyển nghĩa của từ chỉ số lượng gắn liền không phải chỉ có trên bình
diện ngữ nghĩa, phong cách học mà nó cịn liên quan đến bình diện văn hóa, bình
diện văn hố - ngơn ngữ nên chúng tơi tiến hành phân tích tùy vào dữ liệu thu thập
được. Có trường hợp thì sự chuyển nghĩa là do ngữ nghĩa của từ tạo ra, (ví dụ: “Ba
đánh một chả chột cũng què”), có trường hợp thì sự chuyển nghỉa của từ là do yếu
tố văn hóa của ngữ cảnh tạo ra, chứ khơng phải trường hợp nào cũng có yếu tố văn
hóa tham dự. Khi đó, chúng tơi có thể phân tích cơ sở ngữ nghĩa hiện tượng chuyển
nghĩa trên bình diện Tri nhận luận, hoặc chúng tôi sẽ xác định nhân tố văn hóa ảnh
hưởng như thế nào để tảo ra hiện tượng chuyển nghĩa của các từ chỉ số lượng trong
thành ngữ, tục ngử của cả hai ngôn ngữ Việt và Anh.
4.3. Phương pháp so sánh - đối chiếu
Chúng tôi đối chiếu số lượng các từ chỉ số lượng tham gia vào hiện tượng chuyển
nghĩa (giống hay khác, đó là những từ như thế nào). Nội dung chuyển nghĩa của

từ chỉ số lượng có những loại nào giống, loại nào khác ở hai ngôn ngữ Việt - Anh.
14


5. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Thông qua việc so sánh hiện tượng chuyển nghĩa của các từ chỉ số lượng trong
tiếng Việt và tiếng Anh trên cứ liệu thành ngữ, tục ngữ, chúng tơi muốn đóng góp
một phần nhỏ vào việc nghiên cứu về hiện tượng chuyển nghĩa của lớp từ vựng nói
chung và của các từ chỉ số lượng nói riêng, đồng thời để khảo sát về những đặc trưng
văn hoá của các từ chỉ số lượng được thể hiện trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao tiếng
Việt và tiếng Anh. Việc nghiên cứu đề tài mang ý nghĩa sau:

- Góp phần nghiên cứu về hiện tượng chuyển nghĩa của từ chỉ số lượng trong thành
ngữ, tục ngữ tiếng Việt và tiếng Anh trên cơ sở tìm hiểu ngữ nghĩa, văn hóa cho việc
dùng số từ với nghĩa biểu trưng. Đây là một hiện tượng mang tính phổ qt trên thế
giới nhưng cũng có tính đặc thù. Tính đặc thù do nhân tố văn hóa quy định (phong
tục, quan niệm của từng dân tộc qui định,…).
- Góp phần làm rõ thêm mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa. Yếu tố xã hội cũng
được tính đến trong quá trình nghiên cứu này, do mối quan hệ ba chiều: xã hội - văn
hóa - ngơn ngữ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Xã hội đóng vai trò quan trọng
trong việc xác định mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa. Đến lượt mình, ngơn
ngữ lại làm rõ văn hóa. Ngơn ngữ đồng thời cũng là linh hồn của văn hóa dân tộc.
6. Nguồn tư liệu nghiên cứu
Tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài được lấy ra chủ yếu từ các từ điển
và sách in ấn trong và ngoài nước như được liệt kê ở phần TỪ ĐIỂN & SÁCH TRA
CỨU TIẾNG VIỆT ở cuối luận án này. Ngồi ra chúng tơi còn sử dụng các nguồn tư
liệu sau:
- Tư liệu 1: Từ vựng chữ số và số lượng, Bùi Hạnh Cẩn, Nxb. Văn hóa Thơng
tin,1997.
- Tư liệu 2: Từ điển thành ngữ - tục ngữ Việt Nam, Vũ Dung - Vũ Thúy Anh &
Vũ Quang Hào, Nxb. Văn hóa Thơng tin, 2000.
- Tư liệu 3: Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Nguyễn Lân, Nxb. Khoa học
Xã hội, 1997.
15


- Tư liệu 4: Thành ngữ tiếng việt, Nguyễn Lực, Nxb. Thanh niên, 2000.
- Tư liệu 5: Thành ngữ Hán - Việt, Ơng Văn Tùng, Nxb. Văn hóa Thơng tin, 1997.
7. Bố cục
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo, chuyên đề gồm có 2
chương:
Chương 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN


Chương 2: SO SÁNH VÀ ỨNG DỤNG KẾT QUẢ SO SÁNH VÀO HOẠT
ĐỘNG GIẢNG DẠY DỊCH THUẬT

16


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN
1.1. Thành ngữ (Idiom)
1.1.1. Khái niệm
Thành ngữ là gì? Thành ngữ có những đặc điểm gì? Đây cũng là vấn đề mà
các nhà Việt ngữ học nói riêng và các nhà ngơn ngữ học nói chung rất quan tâm ;
họ đã cố gắng làm rõ trong thời gian qua. Trước hết ta hãy xem xét các cách xác định
thành ngữ trong tiếng Việt:
Trong “Tổng tập văn học dân gian người Việt”, do Nguyễn Xuân Kính (chủ
biên), tác giả đã cho rằng: “thành ngữ là những đơn vị có sẵn mang chức năng định
danh, dùng để gọi tên sự vật hoặc để chỉ tính chất, hành động. Về mặt này, thành
ngữ là những đơn vị tương đương từ” [41]. Còn Vũ Ngọc Phan trong “Tục ngữ, ca
dao, dân ca Việt Nam” thì: “thành ngữ một phần câu sẵn có, là bộ phận của câu mà
nhiều người đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn đạt được một ý trọn vẹn”.
[57].
Theo tác giả Hoàng Văn Hành trong “Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ”, Nxb.
KHXH, 1994, thì “Thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái –
cấu trúc, hồn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp
hàng ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ”. [27].
Và một định nghĩa khác: “Thành ngữ là những cụm từ cố định, là đơn vị có
sẵn trong kho từ vựng, có chức năng định danh, tức gọi tên sự vật và phản ánh khái
niệm một cách gợi tả bóng bẩy… Thành ngữ cịn có những dấu ấn của một đơn vị
văn hóa, cịn tiềm ẩn, trầm tích những đặc điểm văn hóa dân tộc.” [15].

Hay “Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường khơng
phản ánh những lối nói, lối suy nghĩ đặc thù của dân tộc, phản ánh khái niệm và
hiện tượng. [9].
Những định nghĩa trên đây về thành ngữ của các nhà ngữ học Việt Nam cho
thấy có những điểm chung sau đây:
1/ Thành ngữ xét về cấu trúc là những cụm từ cố định.
17


2/ Có chức năng định danh.
3/ Nghĩa của thành ngữ là nghĩa bóng bẩy, khơng phải là dấu cộng các nghĩa
của các thành tố.
Trong chuyên đề này chúng tôi chủ yếu nghiên cứu hiện tượng chuyển nghĩa
của từ chỉ số lượng trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt nên chúng tơi khơng đi
sâu vào việc nghiên cứu phân tích các khái niệm về thành ngữ, tục ngữ mà chúng tôi
chỉ nêu ra các khái niệm, các quan niệm của các tác giả về thành ngữ, tục ngữ tiếng
Việt và xem đó như là những cơ sở lí thuyết để giúp chúng tơi tiến hành khảo sát,
phân tích hiện tượng chuyển nghĩa của từ chỉ số lượng qua hai đối tượng này.
1.1.2. Đặc điểm
1.1.2.1. Về đặc điểm cấu trúc
Thành phần từ vựng của thành ngữ nói chung là tương đối ổn định. Tính ổn
định của nó cịn được thể hiện ở sự ổn định của các thành tố cấu tạo nên nó. Chẳng
hạn, người ta thường nói “con ơng cháu cha” chứ ít có ai nói “cháu cha con ơng”.
Điều này là do tính vần điệu, tiết tấu và quan hệ đối vị quy định.
Chúng ta có thể nhận thấy rằng, tính cố định, ổn định về thành phần từ vựng
và cấu trúc của thành phần là do thói quen sử dụng được gọt giũa trong một thời gian
dài. Vì thế, thành ngữ có tính cơ đọng, chuẩn và mang ý nghĩa xã hội cao. Tuy nhiên,
nói như thế khơng có nghĩa là những thành ngữ là những cụm từ chết cứng mà ngược
lại chúng được vận dụng khá nhiều trong đời sống hằng ngày, trong giao tiếp và
trong văn chương với sự chuyển đổi nghĩa khá uyển chuyển. Chính vì điều này mà

nhiều thành ngữ, tục ngữ có từ chỉ số lượng có khả năng truyền tải được sâu, hay và
cơ đọng những ý nghĩa mà người nói muốn hướng đến người nghe, người đọc. Tính
bền vững của thành ngữ trong hệ thống chuẩn và tính uyển chuyển của nó trong sử
dụng là hai mặt không hề mâu thuẫn, loại trừ nhau.
Chẳng hạn, khi nghe thành ngữ “hai sương một nắng”, chúng ta chỉ có thể
tưởng tượng được hình ảnh về những người nông dân lam lũ, cần cù, vất vả với công
việc đồng áng,… Các từ chỉ số lượng “hai….một” khơng cịn là những con số đếm
18


cụ thể khơ cứng nữa mà nó đã chuyển sang một ý nghĩa khác, một ngữ nghĩa mới
mang tính biểu trưng, trừu tượng và khái quát hơn.
Thành ngữ được xem là những tổ hợp từ “đặc biệt”, biểu thị những khái niệm
một cách bóng bẩy.
1.1.2.2. Về chức năng cấu tạo
Thành ngữ tương đương với một từ hoặc một cụm từ.
Ví dụ:
“Tích tiểu thành đại”.
1.1.2.3. Về đặc điểm ngữ nghĩa
Thành ngữ có tính hồn chỉnh và bóng bẩy về nghĩa. Khác với các đơn vị từ
vựng bình thường, thành ngữ có chức năng định danh bậc hai. Hay nói một cách
khác, thành ngữ không chỉ hướng đến những điều được đề cập ở nghĩa đen của nó
mà cịn tạo nên nghĩa biểu trưng.
Mỗi đơn vị thành ngữ thường có hai nghĩa: Nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa
đen tốt ra từ bản thân sự vật, hiện tượng do thành ngữ ghi lại. Nghĩa bóng do việc
mở rộng ý nghĩa của sự vật hoặc hiện tượng cá biệt ấy vào nhiều sự vật hoặc hiện
tượng khác.
Ví dụ thành ngữ:
“Chỉ tay năm ngón”


khơng chỉ đơn thuần miêu tả các ngón tay cụ thể.

Ý nghĩa của nhằm nói về người khơng trực tiếp làm mà đứng ở ngồi điều khiển
cơng việc, hoặc nói về những người lười lao động. Như vậy con số 5 trong tổ hợp
“năm ngón” ở trên khơng cịn là con số tự nhiên nữa , nó đã chuyển sang một ý nghĩa
khác trừu tượng hơn.
Mặc dù vậy, chúng ta cũng không nên tuyệt đối hóa vấn đề ý nghĩa biểu trưng
của các con số trong thành ngữ. Bởi vì trong thực tế tiếng Việt cịn có khá nhiều
thành ngữ được sử dụng theo nghĩa đen (nghĩa thực) của các nhân tố cấu tạo nên nó.
Chẳng hạn các thành ngữ: “Nát như tương”; “Đen như cột nhà cháy”, v.v.
1.2. Tục ngữ (Proverb)
1.2.1. Khái niệm

19


Như chúng ta đã biết, Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, có nhịp,
hình ảnh, ổn định và thường có nhiều nghĩa thể hiện những kinh nghiệm của nhân
dân về mọi mặt trong đời sống xã hội. Có rất nhiều quan niệm về tục ngữ trong tiếng
Việt. Xin giới thiệu một số quan niệm:
Theo tác giả Hoàng Phê (2002), trong “Từ điển tiếng Việt”, Nxb. Đà Nẵng
thì “Tục ngữ là câu ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm
sống, đạo đức thực tiễn của nhân dân”. [58].
Còn tác giả Nguyễn Như Ý (1993), trong “Từ điển thành ngữ Việt Nam”,
thì cho rằng: “Tục ngữ là câu ngắn gọn, có cấu trúc tương đối ổn định, đúc kết kinh
nghiệm sống, đạo đức, tri thức của một dân tộc và không bao hàm nghĩa khuyên răn
trực tiếp”. [80].
Tác giả Vũ Ngọc Phan trong “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam” đã nêu ra
một định nghĩa: “Tục ngữ là một câu tự nó diễn trọn một ý, một nhận xét, một kinh
nghiệm, một lý luận, một cơng lý, có khi là một sự phê phán”. [57].

Tác giả Nguyễn Đức Dân ở bài viết “Đạo lý trong tục ngữ” đã nêu ra một
định nghĩa về tục ngữ như sau: “Tục ngữ là những câu ổn định về cấu trúc, phản
ánh những tri thức, kinh nghiệm và quan niệm (dân gian) của một dân tộc về thế
giới khách quan, tự nhiên cũng như xã hội” [10]. Như vậy, chúng ta nhận thấy các
tác giả trên đều chú ý đến “mặt ổn định về cấu trúc”, “có hình thức bền vững” của
tục ngữ.
Đối với Hoàng Văn Hành (1994), trong “Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ” thì
lại quan niệm: “Tục ngữ là những câu – ngôn bản đặc biệt, biểu thị những phán
đốn một cách nghệ thuật”. [27].
Có thể nói rằng, đề tài về tục ngữ rất rộng, bao quát hầu như tất cả các lĩnh
vực của thực tại. Tục ngữ làm giàu, làm đẹp và sâu sắc thêm cho lời nói và giúp cho
người nói diễn đạt, truyền tải ý nghĩa một cách hiệu quả, ngay cả đối với những vấn
đề tế nhị, khó nói. Đúng như Chu Xuân Diên đã từng nhận xét trong cuốn “Văn hóa
dân gian mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại”: “Sở dĩ tục ngữ có
thể giữ nguyên dạng đã có sẵn của nó như vậy vì khơng những nó có cấu trúc hình
20


thức tương đối ổn định, mà thường lại được dùng như một lời khuyên răn, hay như
một phán đoán – luận cứ trong hình thức chứng minh của tư duy logic”. [12].
1.2.2. Đặc điểm
1.2.2.1. Vể đặc điểm cấu trúc
Như chúng ta đã biết, Tục ngữ có tính chất hai mặt: Thứ nhất là tính chất văn
học nghệ thuật (âm điệu, hình ảnh, tình cảm) và thứ hai là tính chất phi văn học nghệ
thuật (kinh nghiệm, khoa học thực hành, triết lý thực tiễn). Chính vì thế mà tục ngữ
được xếp vào loại văn học đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn. Phần lớn nội dung tục
ngữ đều là những kinh nghiệm rút ra từ việc quan sát và thể nghiệm các hiện tượng
xảy ra trong đời sống thực tiễn.
Trước đây, khi khoa học chưa phát triển, thì quá trình lao động sản xuất của tổ
tiên ta là nhằm cải tạo thiên nhiên, biến đổi thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống

con người, nên cũng chính vì thế mà cha ơng chúng ta cũng cần phải có những hiểu
biết nhất định về những quy luật biến đổi của tự nhiên. Những kinh nghiệm ấy được
thông qua tập thể, được đúc kết bằng các câu có vần, dễ nhớ, dễ thuộc và phổ biến
rỗng rãi. Nội dung mà những câu tục ngữ đề cập đến là rất rộng, bao gồm mọi mặt
của đời sống xã hội. Đó có thể là những câu tục ngữ dự báo thời tiết, về cày cấy, về
trồng trọt hay giải thích khuyên răn theo một lý luận nào đó. Tư tưởng biểu hiện
trong tục ngữ là tư tưởng đanh thép, sắc bén, rút ra từ cuộc đời. Như tác giả Vũ Ngọc
Phan trong “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam” đã viết: “Những nhận xét, những
kinh nghiệm trên này cũng không thể một ngày mà có, phải sau một thời gian nào
đó mới ổn định thành một thứ phương châm. Có những câu tục ngữ chỉ có một nghĩa
ở địa phương, nhưng lại có những câu được truyền rộng rãi trong xã hội. Đó là đặc
điểm của tục ngữ; nội dung của nó khác với ca dao và dân ca, hầu hết đều là những
bài do cảm xúc mà có” . [57].
Tuy nhiên, những kinh nghiệm sống ấy có nhiều phần là lối sống của một thời
đại nhất định, ở thời kỳ khác nhau vẫn phản ánh được những quan niệm sống tích
cực hoặc vẫn giúp người ta hiểu được sâu sắc các hiện tượng của cuộc sống. Giá trị
lâu dài về tư tưởng và nhận thức ấy trong tư tưởng trong tục ngữ của một dân tộc
chính là những truyền thống tốt đẹp trong lối sống và lối nghĩ của dân tộc đó. Ở tục
21


ngữ, cái cụ thể thường kết hợp hài hòa với cái khái quát và ngược lại. Vì thế cái cụ
thể cũng như cái khái qt đó càng chính xác hơn. Sự biểu hiện cụ thể cái chung của
tục ngữ phù hợp, đúng với nhiều hiện tượng cùng loại. Do đó nhiều câu tục ngữ vượt
ra khỏi phạm vi kinh nghiệm về một sự vật, hiện tượng ban đầu để chuyển nghĩa
sang một ý nghĩa khái quát hơn, rộng lớn hơn. Hiện tượng chuyển nghĩa của các
từ/ngữ trong thành thành ngữ và tục ngữ là rất phong phú, tuy nhiên với chuyên đề
này chúng tôi chỉ quan tâm đến những thành ngữ, tục ngữ có sử dụng từ chỉ số lượng
để khảo sát và phân tích các hiện tượng chuyển nghĩa của chúng nhằm tìm ra những
đặc trưng tiêu biểu cũng như những đặc điểm tiêu biểu về ngữ nghĩa của chúng, bằng

việc làm này, chúng tôi cũng mong muốn sẽ góp phần làm rõ nghĩa hơn nữa (cả
nghĩa đen và nghĩa bóng) của thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt nói chung và các thành
ngữ, tục ngữ tiếng Việt có từ chỉ số lượng nói riêng.
1.2.2.2. Về chức năng cấu tạo
Trong tục ngữ cái cụ thể và cái khái quát liên quan với nghĩa đen và nghĩa
bóng. Chẳng hạn câu tục ngữ: “Kiến tha lâu đầy tổ” có nghĩa đen nói về hành động
tha mồi của kiến. Cịn nghĩa bóng nói về sự cần cù siêng năng và kiên nhẫn của con
người.
Những câu tục ngữ chắc gọn với biểu hiện xúc tích, giàu hình ảnh đã có tác
dụng thuyết phục người nghe, người đọc mạnh mẽ. Chính vì thế mà trong đời sống
giao tiếp hằng ngày hay trong các tác phẩm văn chương, các tác giả thường sử dụng
những câu thành ngữ, tục ngữ để thay thế cho những câu văn dài dịng.
Tục ngữ khơng chỉ là kho tàng kinh nghiệm thực tiễn mà cịn là cơng cụ tư
duy sắc bén của nhân dân ta. Đây cũng là phương tiện mới mẻ mà ít người đề cập
đến. Trong cuốn “Thành ngữ học tiếng Việt”, tác giả Hoàng Văn Hành cho rằng:
“Tục ngữ là câu – thông điệp nghệ thuật” [30]. Khi nói tục ngữ là câu, thơng điệp
nghệ thuật tác giả nhấn mạnh đến hai đặc trưng bản chất. Thứ nhất, “tục ngữ là câu
nhưng là loại câu đặc biệt, khác với mọi câu nói thơng thường, ở tư cách của nó là
thơng điệp nghệ thuật”. Thứ hai, “tục ngữ là thông điệp nghệ thuật, nhưng là loại

22


×