Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Bt chương 3 luật ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.45 KB, 28 trang )

CHƯƠNG 3: Địa vị pháp lý của tổ chức tín dụng
Lý thuyết
1. Tại sao TCTD không tồn tại dưới hình thức doanh nghiệp tư
nhân hoặc công ty hợp danh?
Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp chịu sự quản lí nhà nước của
Ngân hàng nhà nước Việt Nam và thuộc phạm vi áp dụng pháp luật ngân
hàng (Cụ là Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010). Công ty tư
nhân hoặc công ty hợp danh không phải loại hình chịu sự quản lý của
Ngân hàng nhà nước Việt Nam, đây được coi là dấu hiệu để xác định tổ
chức tín dụng bởi vì, theo phân cấp quản lí nhà nước, các tổ chức kinh tế
kinh doanh trong các lĩnh vực ngành nghề khác chịu sự quản lí nhà nước
của các cơ quan nhà nước khác.
Đối với mơ hình DNTN mình có thể hiểu là: DN này khơng phải pháp
nhân, khơng có tài sản độc lập, tài sản của DN và tài sản của CSH không
được tách bạch rõ ràng, CSH khi góp vốn thành lập DN khơng cần
chuyển quyền sở hữu tài sản sang DN. Đối với hoạt động ngân hàng thì
đây là hoạt động mang nhiều rủi ro, có đối tượng kinh doanh là tiền tệ,
ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế cho nên vấn đề tài sản của DN đòi hỏi
cần phải rõ ràng, minh bạch, rạch rịi với chủ DN. Do khơng tách bạch
như thế nên chủ DN dễ tẩu tán tài sản khi DN gặp khó khăn, phá sản.
Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi của người gửi tiền, hơn
nữa việc phá sản trong hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng là
khơng hề được chào đón, dễ dẫn tới sự đỗ vỡ dây chuyền. Thứ hai là
DNTN có chế độ trách nhiệm vô hạn.
Đối với Công ty hợp danh: chỉ biết là cơng ty có chế độ trách nhiệm vơ
hạn. Mà trách nhiệm vơ hạn này thì khơng biết nó ảnh hưởng ntn tới hoạt
động của TCTD. Mình giải thích theo cơ cấu tổ chức và đại diện của
Cơng ty. Cơng ty hợp danh thì có thành viên hợp danh (TCTD thì khơng
có thành viên góp vốn), mỗi thành viên hợp danh là đại diện của công ty,
tham gia vào các quan hệ pháp luật, đều có quyền thực hiện các hoạt
động kinh doanh trong phạm vi ngành nghề DN đã đăng kí. Hoạt động


ngân hàng địi hỏi sự cẩn trọng tuyệt đối, chẳng hạn khi 1 DN đi vay thì
TCTD phải thẩm định khoản vay, tài sản bảo đảm, mục đích sử dụng vốn
vay....điều này địi hỏi TCTD phải áp dụng các biện pháp kĩ thuật nghiệp
vụ chuyên nghiệp. Trong khi các thành viên hợp danh đôi khi khơng đủ
năng lực để quyết định một mình và điều này thì rất khơng an tồn trong
hoạt động tín dụng.


2. So sánh TCTD là ngân hàng và TCTD phi ngân hàng?
Tiêu
chí

TCTD là ngân hàng (ngân
hàng)

TCTD phi ngân hàng

Khái
niệm

Là loại hình tổ chức tín dụng
được phép thực hiện tất cả các
hoạt động ngân hàng.
CSPL: khoản 2 Điều 4 Luật Các
TCTD 2017

Là loại hình tổ chức tín
dụng được thực hiện một
hoặc một số hoạt động
ngân hàng nhưng không

được nhận tiền gửi của cá
nhân và khơng được cung
ứng các dịch vụ thanh
tốn qua tài khoản.
CSPL: khoản 4 Điều 4
Luật Các TCTD

Loại
hình

- Ngân hàng thương mại: loại
hình ngân hàng được thực hiện tất
cả các hoạt động ngân hàng và các
hoạt động kinh doanh khác theo
quy định Luật Các tổ chức tín
dụng 2010 nhằm mục tiêu lợi
nhuận.
- Ngân hàng chính sách: ngân
hàng do Chính phủ thành lập, hoạt
động khơng vì mục tiêu lợi nhuận
nhằm thực hiện các chính sách
kinh tế - xã hội của Nhà nước.
- Ngân hàng hợp tác xã: ngân
hàng của tất cả các quỹ tín dụng
nhân dân do các quỹ tín dụng
nhân dân và một số pháp nhân
góp vốn thành lập theo quy định
Luật Các tổ chức tín dụng 2010
nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết
hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều

hịa vốn trong hệ thống các quỹ
tín dụng nhân dân.

- Cơng ty tài chính;
- Cơng ty cho th tài
chính, đây là loại hình
cơng ty tài chính có hoạt
động chính là cho thuê tài
chính theo quy định của
Luật Các tổ chức tín dụng
2010;
- Các tổ chức tín dụng phi
ngân hàng khác.

Nguồn
vốn

Các khoản tiền nhận gửi, các Vốn tự góp, các quỹ trợ
khoản tiền vay, khoản tiền tự có
cấp, tiền thu được khi phát
hành cổ phiếu trái khoán…


Hoạt
động

Được nhận tiền gửi, đi vay các Không được nhận tiền gửi
khoản nhỏ và cho vay các khoản và phải đi vay các khoản
lớn
lớn và cho vay các khoản

nhỏ.

Quản lý Chịu sự quản lý của Nhà nước và
của Nhà ràng buộc về tiền gửi dự trữ, bảo
nước hiểm khoản vay… khơng được
tham gia vào thị trường chứng
khốn
Các
khoản
đầu tư

Khơng bị ràng buộc nhiều
như ngân hàng thương
mại, hoạt động chủ yếu là
đầu tư cổ phiếu, thương
phiếu, bất động sản…

Tập trung chủ yếu vào lĩnh vực Chủ yếu đầu tư vào tài
thương mại và sản xuất vật chất.
chính, cho vay tiêu dùng
và thế chấp.

Mức độ Mức độ rủi ro thấp do sự quản lý Khơng chịu sự chi phối,
rủi ro nhà nước có ràng buộc về tiền gửi điều hành chặt chẽ của
dự trữ, bảo hiểm khoản vay.
ngân hàng trung ương và
các khoản vay, tiền dự trữ,
bảo hiểm và chủ yếu đầu
tư vào bất động sản, chứng
khoán nên chịu rủi ro cao

so với ngân hàng.
3. Tại sao TCTD phi ngân hàng không được nhận tiền gửi của cá
nhân và không làm dịch vụ thanh toán qua tài khoản của
khách hàng?
Trả lời:
Các hoạt động của Tổ chức tín dụng phi ngân hàng được quy định tại
Điều 108 và Điều 112 Luật Các tổ chức tín dụng. Theo đó, tổ chức tín
dụng phi ngân hàng không nhận tiền gửi cá nhân và không làm dịch vụ
thanh toán qua tài khoản của khách hàng mà chỉ được nhận tiền gửi của
tổ chức và phải tuân thủ các quy định an tồn của ngân hàng bởi có thể
dẫn đến các rủi ro sau:
Thứ nhất, các tổ chức này rất dễ bị tổn thương khi khách hàng yêu cầu
được thanh toán trước khi đến hạn rút tiền hoặc rút tiền trong một khoảng
thời gian ngắn. Điều này không chỉ dẫn tới rủi ro thanh khoản cho tổ chức
tín dụng phi ngân hàng mà còn đe dọa đến an toàn hệ thống trong trường
hợp người gửi tiền mất niềm tin và rút tiền ồ ạt trong cả hệ thống tài
chính.


Thứ hai, do các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khơng phải tn thủ các
quy định an tồn chặt chẽ như của ngân hàng, các tổ chức này có thể phối
hợp với các ngân hàng thương mại để “lách luật”, phá vỡ các quy định.
Ví dụ, ngân hàng có thể cho vay các cơng ty tài chính và cơng ty tài chính
lại cho vay khách hàng mà ngân hàng không được phép cho vay trực tiếp
theo các quy định về an toàn của ngành.
4. So sánh biện pháp kiểm soát đặc biệt áp dụng đối với các
TCTD và hoạt động của hội nghị chủ nợ trong pháp luật phá
sản?
- Giống nhau: Đều là các biện pháp, hoạt động nhằm đảm bảo lợi ích của
các nhà đầu tư, chủ nợ doanh nghiệp hay những người gửi tiền tại TCTD.

Đồng thời, cả hai cịn giúp phục hồi tình trạng hoạt động của TCTD và
doanh nghiệp khi lâm vào tình trạng suy yếu.
- Khác nhau:
Biện pháp kiểm soát đặc biệt
áp dụng đối với các TCTD
Đặt
TCTD
dưới
sự
kiểm soát trực tiếp của
NHNN khi rơi vào một trong
các trường hợp quy định
tại khoản 1 Điều 145 Luật
CTCTD.

Hoạt động của hội nghị chủ
nợ trong pháp luật phá sản
Hoạt động
Thảo luận thơng qua phương
án hịa giải, giải pháp tổ
chức lại hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp
hoặc kiến nghị về phương án
phân chia tài sản khi doanh
nghiệp bị tuyên bố phá sản.
Đối tượng Các tổ chức tín dụng bao Các doanh nghiệp bao gồm:
áp dụng
gồm ngân hàng, tổ chức tín DNTN, Cty TNHH, CTCP,
dụng phi ngân hàng, tổ chức Cty hợp doanh…
tài chính vi mơ và quỹ tín

dụng nhân dân.
Trường
TCTD rơi vào một trong các Khi có đơn yêu cầu mở thủ
hợp
áp trường hợp sau:
tục phá sản, Tòa án ra quyết
dụng
- Mất, có nguy cơ mất khả định mở thủ tục phá sản khi
năng chi trả hoặc mất, xét thấy doanh nghiệp mất
có nguy cơ mất khả năng khả năng thanh toán, tức


Mục đích

thanh tốn theo quy định
của NHNN;
- Số lỗ lũy kế của TCTD lớn
hơn 50% giá trị của VĐL và
các quỹ dự trữ ghi trong báo
cáo tài chính đã được kiểm
tốn gần nhất;
- Khơng duy trì được trong
thời gian 12 tháng liên tục
hoặc tỷ lệ an toàn vốn thấp
hơn 4% trong thời gian 06
tháng liên tục;
- Xếp hạng yếu kém trong 02
năm liên tục theo quy định
của NHN.
- Củng cố lại TCTD,

hạn chế tới mức thấp nhất sự
đổ vỡ của TCTD, bảo vệ
quyền lợi người gửi tiền.
- Áp dụng các phương pháp
cơ cấu lại (sáp nhập, hợp
nhất, giải thể hoặc phá sản),
bảo đảm an toàn cho hoạt
động ngân hàng và hệ thống
TCTD.

khơng thực hiện nghĩa vụ
thanh tốn khoản nợ trong
thời hạn 03 tháng kể từ ngày
đến hạn thanh toán. Lúc này
Thẩm phán sẽ triệu tập các
chủ nợ, tiến hành họp hội
nghị chủ nợ.

- Bảo đảm cho việc
giải quyết một cách bình
đẳng lợi ích kinh tế của
các chủ
nợ của doanh
nghiệp.
- Tạo cho doanh nghiệp
thêm một cơ hội để có thể
phục hồi hoạt động sản xuất
kinh doanh nếu cịn khả
năng có thể phục hồi được.


5. So sánh bảo hiểm tiền gửi và dự trữ bắt buộc tại NHNNVN?
Dự trữ bắt buộc tại
NHNNVN
khoản 1, khoản 2 Điều 3 và Điều 14 Luật Ngân hàng nhà
Cơ sở pháp
Điều 6 Luật Bảo hiểm tiền nước Việt Nam

gửi 2012
Nội dung

Bảo hiểm tiền gửi


Khái niệm

Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo
đảm hoàn trả tiền gửi cho
người được bảo hiểm tiền
gửi trong hạn mức trả tiền
bảo hiểm khi tổ chức tham
gia bảo hiểm tiền gửi lâm
vào tình trạng mất khả năng
chi trả tiền gửi cho người
gửi tiền hoặc phá sản
- Là loại hình bảo hiểm phi
thương mại.
- Khi xảy ra sự kiện bảo
hiểm thì BHTG sẽ có trách
nhiệm thay tổ chức tín dụng
hay tổ chức khác có hoạt

động ngân hàng trả các
khoản tiền gửi được bảo
hiểm của cá nhân gửi ở tổ
chức tín dụng hay ở tổ chức
khác có hoạt động ngân
hàng tham gia BHTG

Dự trữ bắt buộc là số tiền mà
tổ chức tín dụng phải gửi tại
Ngân hàng NN để thực hiện
chính sách tiền tệ quốc gia.

- Ngân hàng Nhà nước quy
định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối
với từng loại hình tổ chức tín
dụng và từng loại tiền gửi tại
tổ chứctín dụng nhằm thực
hiện chính sách tiền tệ quốc
gia.
Nội dung
- Ngân hàng Nhà nước quy
định việc trả lãi đối với tiền
gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi
vượt dự trữ bắt buộc của
từng loại hình tổ chức tín
dụng đối với từng loại tiền
gửi.
- Tổ chức tín dụng, chi Tổ chức tín dụng
nhánh ngân hàng nước
ngoài được nhận tiền gửi

củacá nhân phải tham gia
Đối tượng bảo hiểm tiền gửi, trừ
tham gia
trường hợp quy định tại
khoản 2 Điều này.
- Ngân hàng chính sách
khơng phải tham gia bảo
hiểm tiền gửi.

Nhận định:
1. Mọi TCTD đều hoạt động ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận


Nhận định sai. Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Luật các TCTD 2010 thì tổ
chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt
động ngân hàng, bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ
chức tài chính vi mơ và quỹ tín dụng nhân dân. Trong đó có ngân hàng
chính sách hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận mà nhằm thực hiện các
chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước theo khoản 1 Điều 17 Luật các
TCTD 2010. Vì vậy khơng phải mọi TCTD đều hoạt động ngân hàng vì
mục tiêu lợi nhuận.
CSPL: khoản 1 Điều 4 và khoản 1 Điều 17 Luật các TCTD
2010.
2. Tổ chức tín dụng nước ngoài muốn hoạt động ngân hàng tại
Việt Nam thì chỉ được thành lập dưới hình thức duy nhất là
chi nhánh của ngân hàng nước ngoài
Nhận định sai. TCTD nước ngoài muốn hoạt động ngân hàng tại VN có
thể được thành lập dưới hình thức: văn phịng đại diện, ngân hàng liên
doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước
ngồi, cơng ty tài chính liên doanh, cơng ty tài chính 100% vốn nước

ngồi, cơng ty cho th tài chính liên doanh, cơng ty cho th tài chính
100% vốn nước ngồi căn cứ theo khoản 8 Điều 4 Luật các TCTD 2010.
Như vậy, TCTD nước ngoài muốn hoạt động ngân hàng tại Việt Nam
không chỉ được thành lập dưới hình thức chi nhánh của ngân hàng nước
ngồi mà cịn được hiện diện dưới hình thức văn phòng đại diện, ngân
hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài,...
CSPL: khoản 8 Điều 4 Luật các TCTD 2010.
3. Tổ chức tín dụng không được thành lập dưới hình thức hợp
tác xã
Nhận định sai. Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Các tổ chức tín dụng
2010 quỹ tín dụng nhân dân được thành lập, tổ chức dưới hình thức hợp
tác xã. Cho nên Quỹ tín dụng nhân dân được thành lập dưới hình thức
hợp tác xã là một trong hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng.
Hợp tác xã là một trong những hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng.
Cũng như những loại hình tổ chức khác, việc thành lập tổ chức tín dụng
là hợp tác xã phải tuân thủ các quy định chung của pháp luật. Cụ thể,
Điều 74 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017 quy định
về việc thành lập tổ chức tín dụng là hợp tác xã
4. Cá nhân có thể nắm giữ 20% vốn điều lệ của một ngân hàng
thương mại cổ phần


Nhận định sai. Theo quy định tại Điều 55 Luật các tổ chức tín dụng 2010
và Khoản 14 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017 thì Tỷ lệ sở
hữu cổ phần trong một tổ chức tín dụng được quy định một cổ đông là cá
nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín
dụng. Đối với ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng có thể có cổ
phần ưu đãi (người sở hữu gọi là cổ đông ưu đãi), tổng giá trị mệnh giá
của cổ phần ưu đãi cổ tức tối đa bằng 20% vốn điều lệ của ngân hàng.
Ngân hàng thương mại cổ phần phải có tối thiểu 100 cổ đông và không

hạn chế số lượng tối đa. Nhưng 1 cổ đông cá nhân chỉ được sở hữu tối đa
10% vốn điều lệ; cổ đông là tổ chức được sở hữu tối đa 20% vốn điều lệ
và cổ đông cùng những người có liên quan của cổ đơng đó được sở hữu
tối đa 20% vốn điều lệ của 1 ngân hàng.
5. Chủ tịch HĐQT của TCTD này có thể tham gia điều hành
TCTD khác.
Nhận định sai. Căn cứ khoản 1 Điều 34 Luật Các TCTD 2010 sđbs
2017 thì Chủ tịch HĐQT của TCTD này không thể tham gia điều hành
TCTD khác trừ trường hợp Chủ tịch HĐQT của quỹ tín dụng nhân dân là
thành viên HĐQT của ngân hàng hợp tác xã. (Theo khoản 7 Điều 4 Luật
Các TCTD thì bản chất của ngân hàng hợp tác xã là điều hồ vốn, hỗ trợ
cho các thành viên của mình.)
“1. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên của
tổ chức tín dụng khơng được đồng thời là người điều hành của tổ chức
tín dụng đó và của tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp Chủ tịch Hội
đồng quản trị của quỹ tín dụng nhân dân đồng thời là thành viên Hội
đồng quản trị của ngân hàng hợp tác xã. Thành viên Hội đồng quản trị,
thành viên Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng không được đồng
thời là người quản lý của tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức
này là cơng ty con của tổ chức tín dụng đó hoặc là thành viên Ban kiểm
sốt của tổ chức tín dụng đó.”
CSPL: khoản 1 Điều 34 Luật Các TCTD năm 2010 sđbs 2017.
6. Kiểm soát đặc biệt áp dụng đối với TCTD bị mất khả năng
thanh toán.
Nhận định sai. Căn cứ theo khoản 1 Điều 146 Luật Các TCTD năm
2010: “1. Kiểm sốt đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự


kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả
năng chi trả, mất khả năng thanh tốn.” Theo đó, kiểm sốt đặc biệt

được áp dụng đối với TCTD khi mà TCTD có nguy cơ mất khả năng
thanh tốn chứ khơng phải bị mất khả năng thanh toán.
CSPL: khoản 1 Điều 146 Luật Các TCTD năm 2010 sđbs 2017.
7. Ban kiểm soát đặc biệt là cơ quan có thẩm quyền quyết định
gia hạn hoặc chấm dứt thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với tổ
chức tín dụng
Nhận định sai. Căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 148 Luật Các tổ chức
tín dụng quy định về quyền hạn của Ban kiểm sốt đặc biệt, theo đó Ban
kiểm sốt đặc biệt chỉ có quyền hạn Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước
về quyết định gia hạn hoặc chấm dứt thời hạn kiểm soát đặc biệt, cho vay
đặc biệt hoặc chấm dứt đối với tổ chức tín dụng. Ban kiểm sốt đặt biệt
khơng có thẩm quyền quyết định gia hạn hoặc chấm dứt thời hạn kiểm
soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng. Do đó câu nhận định trên là sai
8. Ban kiểm soát đặc biệt được quyền quyết định cho TCTD vay
khoản vay đặc biệt.
Nhận định sai. CSPL: khoản 2 Điều 24 Luật NHNNVN 2010, khoản 6
Điều 146b Luật Các TCTD. TCTD được đặt vào tình trạng kiểm sốt đặt
biệt có thể được Ngân hàng Nhà nước cho vay đặc biệt để phục hồi khả
năng thanh toán (cho vay cứu cánh) theo quy định của Luật NHNN. Do
đó, quyền quyết định cho TCTD vay khoản vay đặc biệt thuộc về ngân
hàng Nhà nước. Theo quy định tại khoản 6 Điều 146b Luật Các TCTD,
Ban kiểm soát đặc biệt chỉ có quyền kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cho
TCTD vay khoản vay đặc biệt. Vì vậy, Ban kiểm soạt đặc biệt khơng có
thẩm quyền cho TCTD vay khoản vay đặc biệt.
9. Chỉ có Thống đốc NHNNVN mới có quyền ra quyết định đặt
TCTD vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
Nhận định sai. Vì đối với tổ chức tín dụng là quỹ tín dụng nhân dân đặt
trụ sở chính trên địa bàn thì Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là chủ thể có quyền ra quyết định
đặt TCTD này vào tình trạng kiểm sốt đặc biệt. Do đó, khơng chỉ có

thống đốc NHNNVN mới có quyền ra quyết định đặt TCTD vào tình
trạng kiểm sốt đặc biệt, mà cịn có Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi
nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.


CSPL: Khoản 2 Điều 6 Thông tư 11/2019/TT-NHNNCăn cứ theo quy
định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 11/2019/TT-NHNN.
10. Mọi TCTD đều phải tham gia bảo hiểm tiền gửi
Nhận định sai. Vì khơng chỉ TCTD nào cũng phải tham gia bảo hiểm tiền
gửi, ngân hàng chính sách khơng phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
CSPL: khoản 2 Điều 6 Luật BHTG 2012
11. Người gửi tiền phải là chủ thể đóng phí bảo hiểm tiền gửi.
Nhận định Sai.
CSPL: khoản 5 Điều 4 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 (sđ, bs bởi Điều 5
NĐ 68/2013/NĐ-CP). Căn cứ khoản 5 Điều 4 Luật Bảo hiểm tiền gửi
2012 (sđ, bs bởi Điều 5 NĐ 68/2013/NĐ-CP), “Phí bảo hiểm tiền gửi là
khoản tiền mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp cho tổ chức
bảo hiểm tiền gửi để bảo hiểm cho tiền gửi của người được bảo hiểm tiền
gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.”
Vậy nên người gửi tiền khơng phải là chủ thể đóng phí bảo hiểm tiền gửi
mà là các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được quy định tại Điều 6
Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 (sđ, bs bởi Điều 5 NĐ 68/2013/NĐ-CP)
12.Người gửi tiền là thành viên HĐQT thì không được bảo hiểm
theo chế độ bảo hiểm tiền gửi.
Nhận định Sai.
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 19 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012
Theo khoản 2 Điều 19 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định về Tiền gửi
không được bảo hiểm: “Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là
thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên
Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó

Giám đốc) của chính tổ chức tín dụng đó; tiền gửi tại chi nhánh ngân
hàng nước ngoài của cá nhân là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng
giám đốc (Phó Giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngồi
đó”.
Như vậy, người gửi tiền là thành viên HĐQT tại chính tổ chức tín dụng
của cá nhân đó thì khơng được bảo hiểm theo chế độ bảo hiểm tiền gửi,
nhưng là thành viên HĐQT của tổ chức tín dụng khác khơng phải ở tổ
chức tín dụng của cá nhân đó thì vẫn được bảo hiểm theo chế độ bảo
hiểm tiền gửi.
13.Mọi loại tiền gửi của cá nhân đều được bảo hiểm tiền gửi.


 Nhận định sai.
 Cơ sở pháp lý: Điều 19 Luật bảo hiểm tiền gửi 2012.
 Không phải mọi loại tiền gửi của cá nhân đều được bảo hiểm tiền gửi.
Bên cạnh đó, cịn có các trường hợp tiền gửi không được bảo hiểm
như sau:
 Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn
điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó;
 Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là thành viên Hội đồng thành
viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng
giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) của chính
tổ chức tín dụng đó; tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài của
cá nhân là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám
đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngồi đó;
 Tiền mua các giấy tờ có giá vơ danh do tổ chức tham gia bảo hiểm
tiền gửi phát hành.
14.Bảo hiểm tiền gửi chỉ áp dụng cho TCTD có nhận tiền gửi.
 Nhận định sai
 Cơ sở pháp lý: Điều 6 Luật Bảo hiểm tiền gửi và Điều 4 Nghị định

68/2013
 Tổ chức tín dụng có nhận tiền gửi của cá nhân thì được áp dụng bảo
hiểm tiền gửi tại Điều 4 Nghị định 68/2013. Bảo hiểm tiền gửi khơng
áp dụng cho tổ chức tín dụng phi ngân hàng có nhận tiền gửi đối với
cá nhân, hiện nay chỉ nhận tiền gửi của tổ chức. Như vậy, các tổ chức
tín dụng được nhận tiền gửi của cá nhân phải tham gia bảo hiểm tiền
gửi.
15.Mọi TCTD đều được nhận tiền gửi không kì hạn của các cá
nhân, hộ gia đình
Nhận định sai. Vì HGĐ khơng phải là pháp nhân, cũng không phải là cá
nhân nên chỉ có TCTD là Ngân hàng thương mại mới được nhận tiền gửi
khơng kỳ hạn của các cá nhân, HGĐ. Cịn tổ chức tín dụng phi ngân hàng
(cơng ty tài chính, cơng ty cho th tài chính và các tổ chức tín dụng phi
ngân hàng khác) thì khơng được phép nhận tiền gửi không kỳ hạn của cá
nhân, HGĐ.
 CSPL: khoản 1 Điều 98, khoản 4 Điều 4 Luật các TCTD 2010.
16.Mọi TCTD đều được quyền kinh doanh ngoại tệ
Nhận định sai. Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Các TCTD 2010:
“Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các
hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín
dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mơ và quỹ tín dụng nhân dân.”


 Khoản 1 Điều 2 Thông tư 02/2021/TT-NHNN quy định: “Tổ chức tín
dụng được phép hoạt động ngoại hối là các ngân hàng, tổ chức tín
dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh
doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối.”
 Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 105 Luật Các TCTD 2010, Ngân hàng
thương mại được phép kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối cho
khách hàng ở trong nước và ngoài nước sau khi được Ngân hàng Nhà

nước chấp thuận bằng văn bản.
 Căn cứ khoản 5 Điều 111 Luật Các TCTD 2010, công ty tài chính
được phép kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định của
Ngân hàng Nhà nước.
 Vì vậy, không phải mọi TCTD đều được phép kinh doanh ngoại tệ mà
chỉ có ngân hàng thương mại, cơng ty tài chính được phép kinh doanh
ngoại tệ theo quy định của pháp luật
 CSPL: khoản 1 Điều 4; Điều 105, Điều 111 Luật Các TCTD 2010, sửa
đổi bổ sung 2017; khoản 1 Điều 2 Thông tư 02/2021/TT-NHNN
hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các TCTD.
Bài tập tình huống
Phần 1: Hoạt động của ngân hàng thương mại
Tình huống 1:
Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tây Dương được ngân hàng cấp
phép thành lập và hoạt động năm 2005. Tới đầu năm 2013, Ngân
hàng có vốn điều lệ làm 5.000 tỷ đồng. Trong năm 2013, Ngân hàng
Đại Tây Dương có một số hoạt động sau:
Hỏi theo anh/chị các hoạt động trên của ngân hàng Đại Tây Dương là
đúng hay sai? Tại sao?
a. Phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn 6 tháng với số tiền huy
động lên đến 20 tỷ đồng
Đúng. Căn cứ theo k2Đ98 Luật các TCTD 2010 sđbs 2017 Ngân hàng
thương mại được phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái
phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài và k1Đ3 TT
01/2021/TT-NHNN thì Ngân hàng thương mại là đối tượng được phát
hành giấy tờ có giá. Vì vậy, Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tây
Dương được quyền phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn.
b. Ký hợp đồng cho thuê tài chính với công ty vận tải Đại An để
cho công ty Đại An thuê 10 xe vận tải 50 chỗ theo chỉ định của
công ty Đại An trong thời hạn 10 năm

Sai. Theo điểm b khoản 2 Điều 103 Luật các TCTD 2010 thì ngân hàng
thương mại muốn cho thuê tài chính thì phải thành lập hoặc mua lại cơng


ty con, công ty liên kết để thực hiện hoạt động kinh doanh. Như vậy,
Ngân hàng thương mại Đại Tây Dương không được trực tiếp ký hợp đồng
cho thuê tài chính với cơng ty vận tải Đại An mà phải thành lập hoặc mua
lại công ty con, công ty liên kết để thực hiện ký hợp đồng cho thuê tài
chính. Vì vậy, hoạt động trên của Ngân hàng là sai quy định pháp luật.
c. Sử dụng 20 tỷ trong phần vốn huy động từ hoạt động nhận tiền
gửi tiết kiệm để thành lập công ty An Tín nhằm kinh doanh
trong lĩnh vực in ấn các loại giấy tờ
Sai. Căn cứ theo k1Đ103 thì Ngân hàng thương mại chỉ được dùng vốn
điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần theo quy định tại các
khoản 2, 3, 4 và 6 Điều này. Theo đó tại k4 quy định NHTM được góp
vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp hoạt động trong cái lĩnh vực: Bảo
hiểm, chứng khoán, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán,
phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh tốn,
thơng tin tín dụng; hoặc các lĩnh vực khác không quy định tại điểm a
khoản này. Như vậy, NHTM chỉ được quyền sử dụng số vốn huy động để
góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp chứ không được thành lập công
ty nhằm kinh doanh trong lĩnh vực in ấn các loại giấy tờ nên hoạt động
của ngân hàng không phù hợp quy định pháp luật.
d. Thành lập trung tâm môi giới bất động sản để thực hiện hoạt
động môi giới bất động sản
Sai. Căn cứ Điều 132 Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì: “Tổ chức tín
dụng không được kinh doanh bất động sản, trừ các trường hợp sau đây:
1. Mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh
doanh, địa điểm làm việc hoặc cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các
hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng;

2. Cho thuê một phần trụ sở kinh doanh chưa sử dụng hết, thuộc sở
hữu của tổ chức tín dụng;
3. Nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay. Trong thời hạn 03
năm, kể từ ngày quyết định xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản, tổ
chức tín dụng phải bán, chuyển nhượng hoặc mua lại bất động sản này
để bảo đảm tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định và mục đích sử dụng tài sản
cố định quy định tại Điều 140 của Luật này.”
Theo đó, trường hợp thành lập trung tâm mơi giới bất động sản để thực
hiện hoạt động môi giới bđs khơng thuộc một trong các trường hợp tổ
chức tín dụng được kinh doanh bất động sản. Vì vậy, hoạt động trên của
ngân hàng là không phù hợp pháp luật.
Tình huống 2:
Ngân hàng thương mại cổ phần X được thành lập và hoạt động từ
năm 1994, theo Giấy phép của NHNNVN, có trụ sở chính tại Quận 1,


TP HCM. Cuối năm 2010, để tăng tường khả năng cạnh tranh, Hội
đồng quản trị của NHTMCP X đã thông qua các quyết định sau đây:
a. Trích 60 tỷ đồng từ nguồn vốn huy động được thông qua việc
phát hành trái phiếu trong quí III năm 2010 để thành lập Công
ty chứng khoán trực thuộc.
Phương án này của ngân hàng thương mại cổ phần X không phù hợp với
quy định của pháp luật.
CSPL: khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 103 Luật Các TCTD t
Trong trường hợp ngân hàng nhà thương mại cổ phần X muốn thực hiện
các hoạt động kinh doanh: bảo lãnh phát hành chứng khốn, mơ giới
chứng khoán; quản lý, phân phối chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán;
quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và mua, bán cổ phiếu thì ngân
hàng thương mại X chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dữ trữ để thành lập
hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết chứ không thể dùng nguồn vốn

huy động được thông qua việc phát hành trái phiếu. Vì vậy, để thành lập
cơng ty chứng khốn trực thuộc, ngân hàng thương mại cổ phần X phải
dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để thành lập.
b. Trích 100 tỷ đồng từ nguồn vốn điều lệ và các quĩ dự trữ để
thành lập Công ty cho thuê tài chính trực thuộc.
Căn cứ quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 103 Luật Các TCTD
thì Ngân hàng thương mại được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để thành
lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết để thực hiện hoạt động cho
th tài chính.
Vì vậy, ngân hàng thương mại cổ phần X được phép trích 100 tỷ đồng từ
nguồn vốn điều lệ và các quỹ dự trữ để thành lập Cơng ty cho th tài
chính trực thuộc.
c. Triển khai hoạt động chiết khấu các công cụ chuyển nhượng
(hối phiếu đòi nợ và hối phiếu nhận nợ) cho khách hàng.
Khoản 2,3 Điều 4 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005
Vì vậy, hối phiếu đồi nợ và hối phiếu nhận nợ là giấy tờ có giá.
Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy địi các
cơng cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước
khi đến hạn thanh toán ( khoản 19 Điều 4 luật Các TCTD)


Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 98 Luật Các TCTD, ngân hàng thương mại
được quyền cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu, tái chiết khấu cơng
cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá
Vì vậy, ngân hàng thương msij cổ phần X được quyền triển khai hoạt
động chiết khấu các cơng cụ chuyển nhượng (hối phiếu địi nợ và hối
phiếu nhận nợ) cho khách hàng
d. Triển khai việc cấp tín dụng theo hình thức bao thanh toán cho
khách hàng.
Bao thanh tốn là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua

hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy địi các khoản phải thu
hoặc khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch
vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. ( khoản 17 Điều
4 Luật Các TCTD)
Căn cứ quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 98 Luật TCTD, ngân hàng
thương mại được cấp tín dụng dưới hình thức thanh tốn trong nước, bao
thanh tốn quốc tế đối với ngân hàng được phép bao thanh tốn quốc tế.
Vì vậy, ngân hàng thương mại cổ phần X được quyền triển khai việc cấp
tín dụng theo hình thức bao thanh toán cho khách hàng
e. Mở tài khoản giao dịch, quản lý tài khoản và cung cấp cho
khách hàng là các cá nhân nước ngoài đang học tập, công tác
tại Việt Nam.
Căn cứ khoản 3 Điều 1 văn bản hợp nhất số 15/VBHN-NHNN năm 2020
hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng
dịch vụ thanh toán quy định.
Theo quy định trên, cá nhân là người nước ngoài được mở tài khoản ngân
hàng tại Việt Nam. Trong đó, cá nhân mở tài khoản ngân hàng phải đáp
ứng các điều kiện đối tượng mở tài khoản thanh toán quy định tại khoản 1
Điều 11 VBHN số 15/VBHN-NHNN
Đồng thời, khoản 2 Điều 2 VBHN số 15/VBHN-NHNN quy định thì
khách hàng là tổ chức, cá nhân mở tài khoản thành toán tại tổ chức cung
ứng dịch vụ thanh toán. Tổ chức cung ứng dịch vụ bao gồm: ngân hàng
Nhà nước; ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp
tác xã; chi nhánh ngân hàng nước ngoài.


Tình huống 3: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Đông được thành
lập và hoạt động kể từ năm 2006. Đến năm 2011, NHTMCP Á Đông
tăng vốn điều lệ lên thành 5.000 tỷ đồng. Trong năm 2014, nhằm gia
tăng tín dụng, NHTMCP Á Đông đã tiến hành các hoạt động sau:

Anh (Chị) hãy xác định các hoạt động sau của NHTMCP Á Đông là
đúng hay sai theo quy định của pháp luật? Giải thích tại sao?
a. Cho ông Lý Chiêu Hồng (là cháu của Tởng giám đốc
NHTMCP Á Đơng) vay với số tiền là 1 tỷ đồng để xây nhà
Ngân hàng thương mại nhằm mục tiêu lợi nhuận, được thực hiện tất cả
các hoạt động ngân hàng. Do đó căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 98
Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì NHTMCP Á Đơng cho ơng Lý Chiêu
Hoàng vay với số tiền là 1 tỷ đồng để xây nhà là phù hợp với quy định
của pháp luật
b. Cho Công ty cổ phần Minh Long vay 1.000 tỷ đồng để xây
khu du lịch khép kín, bao gồm: khu vui chơi, giải trí, nhà và
biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp tại Vịnh Hạ Long
NHTMCP Á Đông cho Công ty cổ phần Minh Long vay 1.000 tỷ đồng là
chưa phù hợp với quy định của pháp luật bởi công ty cổ phần là doanh
nghiệp gồm những cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào
doanh nghiệp. Do đó, trong q trình vay vốn Chế độ chịu trách nhiệm
của công ty cổ phần là chế độ trách nhiệm hữu hạn: Công ty sẽ chịu trách
nhiệm bằng tồn bộ tài sản cơng ty và Cổ đông chịu trách nhiệm về các
khoản nợ bằng số vốn góp vào cơng ty. Khơng đảm bảo NHTMCP Á
Đơng có thể thu hồi lại tồn bộ khoản vay của Công ty cổ phần Minh
Long nên trường hợp là chưa phù hợp
c. Phát hành kì phiếu với gia hạn 3 tháng để huy động 100 tỷ
nhằm thành lập công ty chứng khoán hoàn cầu
Căn cứ theo khoản 2 Điều 98 Luật Các tổ chức tín dụng quy định Ngân
hàng thương mại được Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu,
trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngồi. Do đó việc
NHTMCP Á Đơng phát hành kì phiếu với gia hạng 3 tháng để huy động
100 tỷ nhằm thành lập cơng ty chứng khốn hồn cầu là chưa phù hợp
với quy định của pháp luật

d. Phát hành thẻ ATM cho các cá nhân có nhu cầu và thỏa
mãn các điều kiện do ngân hàng quy định


Vì đây là Ngân hàng thương mại nhằm tạo ra mục tiêu lợi nhuận, được
thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng. Nên căn cứ theo điểm d khoản
3, khoản 4 Điều 98 Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì Ngân hàng TMCP
Á Đơng được phép phát hành thẻ ATM cho các cá nhân có nhu cầu thanh
tốn thõa mãn các điều kiện do ngân hàng quy định
Phần 2: Hoạt đợng của cơng ty tài chính/ cơng ty cho th tài chính
Tình huống 4:
Năm 1999, cơng ty TNHH Một Thành Viên Tài Chính Prudential
Việt Nam (“Prudential”) chính thức được thành lập và hoạt động
theo đúng quy định pháp luật hiện hành, với số vốn đầu tư 15 triệu
USD. Trong năm 2018, Prudential đã tiến hành một số hoạt động
như sau:
a) Nhận tiền gửi tiết kiệm với kỳ hạn 6 tháng của các cá nhân, và tiền
gửi của các tổ chức trên địa bàn, có tổng số tiền là 50 tỷ đồng.
Đối với công ty P là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng thì căn cứ theo
khoản 4, khoản13 Điều 4 Luật các TCTD.
Công ty không được thực hiện hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân; trong
đó các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân, tổ chức bao gồm tiền gửi tiêt
kiệm. Vậy nên hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm với kỳ hạn 6 tháng của
các cá nhân và tiền gửi của các tổ chức trên địa bàn, có tổng số tiền là 50
tỷ của công ty Prudential là không đúng theo quy định pháp luật.
b) Phát hành chứng chỉ tiền gửi với kỳ hạn 18 tháng để huy động vốn
của tổ chức với tổng giá trị của đợt phát hành là 60 tỷ đồng.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 92 Luật các TCTD công ty Prudential được
thực hiện việc pháp hành chứng chỉ tiền gửi và kỳ hạn 18 tháng để huy
động vốn của tổ chức với giá trị của dợt phá hành là 60 tỷ đồng.

c) Cho công ty A vay 20 tỷ đồng để đầu tư, xây dựng nhà máy chế
biến hàng x́t khẩu.
Cơng ty Prudential là cơng ty tài chính cho nên hoạt động cho công ty A
vay 20 tỷ để dầu tư, xây dựng nhà máy chế biến hàng xuất khẩu là được
phép theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 108 Luật các TCTD
d) Bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp cho công ty B.


Công ty Prudential được bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp cho
cơng ty B vì hoạt động này thuộc phạm vi hoạt động của các cơng ty tài
chính. Căn cứ khoản 4 Đièu 111 Luật các TCTD
e) Nhập khẩu máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất từ nước ngồi,
để cho cơng ty C th lại theo phương thức cho thuê vận hành.
Điều 13 NĐ 39/2014, khoản 6 Điều 112 luật các TCTD. Hoạt động nhập
khẩu máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất từ nước ngồi của cơng ty
Prudential để cho công ty C thuê lại theo phương thức cho thuê vận hàng
là không đúng với vi định phát luật. Căn cứ khoản 6 Điều 112 Luạt các
TCTD, cho thuê vận hành là hoạt động của công ty cho th tài chính,
cịn Prudential chỉ là cơng ty tài chính nên khơng có chức năng cho th
tài chính hay cho thuê vận hành. Tuy nhiên khoản 1 Điều 13 NĐ 39/2014
quy định cơng ty tài chính được thực hiện hoạt động cho thuê tài chính
theo quy định cho thuê tài chính tại chươngIII nghị định này, khoản 1
Điều 16 NĐ 39/2014 quy định cơng ty tài chính được thực hiện các hoạt
động quy định tài điều 112 Luật Các TCTD. Vậy cơng ty Prudentail có
thể Nhập khẩu máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất từ nước ngoài, để
cho công ty C thuê lại theo phương thức cho thuê vận hành nếu đáp ứng
đủ các điều kiện Điều 13 NĐ 39/2014

Tình huống 5
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (“EVN”) có ngành, nghề kinh doanh chính


(i) sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng;
(ii) xuất nhập khẩu điện năng;
(iii) đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện; và
(iv) quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết
bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động hóa thuộc dây truyền sản xuất, truyền
tải và phân phối điện, cơng trình điện. Do đó, EVN cần có những nguồn
vốn dài hạn; tuy nhiên, để được có được những nguồn vốn dài hạn tại các
ngân hàng thương mại, EVN phải đáp ứng các điều kiện cho vay khác
nhau. Trước tình hình này, EVN có kế hoạch sẽ thành lập riêng một cơng
ty tài chính trực thuộc để huy động vốn dài hạn, phục vụ cho các nhu cầu
đầu tư dài hạn của EVN.
Hỏi:


Theo anh (chị), kế hoạch trên của EVN có thực hiện được không?
Giải thích tại sao?
Kế hoạch trên của EVN có thể thực hiện được nếu cơng ty tài
chính trực thuộc mà EVN dự kiến thành lập đáp ứng được các điều kiện
được quy định tại Điều 20 Luật Các TCTD 2010 và Nghị định
39/2014/NĐ-CP. Ví dụ như:
• Vốn pháp định: 500 tỷ đồng
• Chủ sở hữu: EVN là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp (mơ
hình cơng ty TNHH một thành viên) và có đủ năng lực tài chính (vốn
điều lệ của EVN: 143.404 tỷ đồng)
• Người quản lý và điều hành
• Điều lệ của cơng ty tài chính dự kiến thành lập
• Phương án kinh doanh của cơng ty tài chính dự kiến thành lập có
khả thi.
Tình tiết bở sung

Cơng ty Tài chính Cổ phần Điện lực (“EVN Finance”) được chính
thức thành lập và hoạt động từ ngày 01 tháng 9 năm 2008 với sứ mệnh là
đầu mối thu xếp vốn, quản trị vốn cho các dự án điện thuộc EVN và các
đơn vị thành viên, đồng thời cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính
chuyên nghiệp cho các đơn vị trong ngành điện và các đơn vị thuộc các
thành phần kinh tế khác.
Để tăng cường vốn tự có, EVN Finance đã thực hiện một số hoạt
động sau:
a) Phát hành các loại giấy tờ có giá có thời hạn khác nhau (3 tháng,
6 tháng và 1 năm) để huy động vốn của của cá nhân.
b) Nhận tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng, dưới dạng tiền gửi tiết kiệm
có thưởng.
c) Tổ chức chương trình bốc thăm trúng thưởng khi gửi tiền bằng
USD.
d) Thực hiện chương trình khuyến mãi “gửi tiền được bảo hiểm”,
theo đó khách hàng nào gửi tiền trên 1 tỷ đồng sẽ được EVN Finance
mua bảo hiểm nhân thọ.
Hỏi:


Theo anh (chị), các hoạt động trên của EVN Finance là đúng
hay sai? Giải thích tại sao?
Trả lời
a) Phát hành các loại giấy tờ có giá có thời hạn khác nhau (3
tháng, 6 tháng và 1 năm) để huy động vốn của của cá nhân.
EVN Finance không được thực hiện hoạt động phát hành các loại
giấy tờ có giá có thời hạn khác nhau (3 tháng, 6 tháng và 1 năm) để huy
động vốn của cá nhân. Công ty tài chính là loại hình TCTD phi ngân hàng
(khoản 4 Điều 4 Luật Các TCTD) được thực hiện các hoạt động quy định
tại khoản 1 Điều 108 Luật Các TCTD nhưng không được nhận tiền gửi

của cá nhân. Đồng thời, tại điểm b khoản 1 Điều 108 Luật Các TCTD
cũng quy định cơng ty tài chính chỉ được phép “phát hành chứng chỉ tiền
gửi, kỳ phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức”. Vì vậy, Cơng ty
Tài chính Cổ phần Điện lực (EVN Finance) không được tăng cường vốn
tự có bằng cách phát hành các loại giấy tờ có giá có thời hạn khác để huy
động vốn của cá nhân mà chỉ có thể phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ
phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức.
CSPL: khoản 1 Điều 108 Luật Các TCTD năm 2010 sđbs 2017.
b) Nhận tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng, dưới dạng tiền gửi tiết
kiệm có thưởng.
Finance nhận tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng, dưới dạng tiền gửi tiết
kiệm là sai. Căn cứ theo khoản 1 Điều 108 Luật Các TCTD năm 2010 thì
Cơng ty tài chính chỉ có quyền nhận tiền gửi của tổ chức, không được
nhận tiền gửi của cá nhân. Và theo Điều 2 Thông tư 48/2018/TT-NHNN
quy định về tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi tiết kiệm khơng bao gồm
cơng ty tài chính. Vì vậy, Cơng ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVN
Finance) khơng được tăng cường vốn tự có bằng hình thức nhận tiền gửi
dưới dạng tiền gửi tiết kiệm có thưởng, bởi vì cơng ty tài chính khơng
thuộc đối tượng được nhận tiền gửi của cá nhân và cũng không thuộc đối
tượng có quyền nhận tiền gửi dưới dạng tiền gửi tiết kiệm.



×