Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Bt chương 5 luật ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.84 KB, 36 trang )

NHẬN ĐỊNH
NHỮNG HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG
1. TCTD phi ngân hàng không được làm dịch vụ thanh toán.
Nhận định đúng. Căn cứ khoản 4, Điều 4 Luật Các tổ chức tín
dụng 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), tổ chức tín dụng phi ngân
hàng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo
quy định của Luật CTCTD, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá
nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách
hàng. Vì vậy, TCTD phi ngân hàng khơng được làm dịch vụ thanh
tốn.
CSPL: khoản 4 Điều 4 Luật các TCTD 2010 (sđbs 2017).
2. Công ty cho th tài chính khơng được cho giám đốc của
chính cơng ty ấy th tài sản tài chính dưới hình thức cho
thuê tài chính.
Nhận định đúng. Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 126 Luật Các
TCTD 2010 (sđbs 2017) Tổ chức tín dụng khơng được cấp tín dụng
cho Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng. Vì vậy, để
nhằm đảm bảo tính khách quan trong hợp đồng cấp tín dụng, cơng
ty cho th tài chính khơng được cho giám đốc của chính cơng ty ấy
th tài sản tài chính dưới hình thức cho th tài chính.
CSPL: điểm a khoản 1 Điều 126 Luật các TCTD 2010 (sđbs
2017).
3. Công ty cho th tài chính được quyền phát hành giấy tờ
có giá để huy động vốn.
Nhận định sai. Căn cứ pháp lý tại khoản 2 Điều 112 Luật các
TCTD thì hoạt động ngân hàng của cơng ty cho th tài chính được
phép phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để
huy động vốn của tổ chức, không được huy động vốn từ cá nhân.
CSPL: khoản 2 Điều 112 Luật các TCTD 2010 (sđbs 2017).
4. Công ty cho thuê tài chính được quyền tiến hành hoạt
động chiết khấu/tái chiết khấu giấy tờ có giá.


Nhận định đúng. Căn cứ pháp lý tại điểm c khoản 1 Điều 2 TT
04/2013 thông tư quy định về hoạt động chiết khấu công cụ chuyển
nhượng, giấy tờ có giá khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngồi đối với khách hàng. Theo đó, đối tượng tổ chức tín


dụng là cơng ty cho th tài chính và ngân hàng hợp tác xã sẽ được
quyền tiến hành hoạt động chiết khấu/tái chiết khấu giấy tờ có giá
khi được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước bằng văn bản.
CSPL: điểm c khoản 1 Điều 2 TT 04/2013/TT-NHNN ngày
01/03/2013.
5.Công ty cho thuê tài chính được quyền tiến hành hoạt
động bao thanh toán.
Nhận định Sai. Căn cứ theo Điều 112 Luật Các Tổ Chức Tín Dụng
2010 thì hoạt động của cơng ty choth tài chính khơng bao gồm
hoạt động bao thanh tốn. Các tổ chức tín dụng được thựchiện hoạt
động bao thanh tốn chỉ có cơng ty tài chính và ngân hàng thương
mại.Vì vậy, cơng ty cho th tài chính khơng được quyền tiến hành
hoạt động bao thanh toán.CSPL: Điều 112 Luật Các Tổ Chức Tín
Dụng 2010. Điều 16 NĐ 39/2014
6.Cơng ty tài chính có quyền tiến hành hoạt động cho thuê
tài chính.
Nhận định sai. Căn cứ điểm g khoản 1 Điều 108 thì cơng ty tài chính
có quyền cho th tài chính sau khi Nhà nước cho phép.
CSPL: điểm g khoản 1 Điều 105 Luật TCTD
7.Ngân hàng thương mại được quyền tiến hành hoạt động
cho thuê tài chính.
Nhận định sai. Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 103 Luật Các tổ
chức tín dụng thì Ngân hàng thương mại khơng được tự mình thực
hiện hoạt động kinh doanh cho thuê tài chính mà phải thành lập

hoặc mua lại cơng ty con, công ty liên kết để thực hiện hoạt động
kinh doanh này
Cơ sở pháp lý: Điều 98, điểm b khoản 2 Điều 103 Luật Các tổ chức
tính dụng 2010
8.TCTD khơng được cho khách hàng vay trên cơ sở cầm cố
bằng cổ phiếu cuả chính TCTD cho vay.
Nhận định đúng. Cho vay là một hình thức cấp tín dụng và khơng
thuộc các trường hợp quy định tại Điều 126 Luật CTCTD. Theo quy
định tại Điều 126 Luật Các TCTD. Theo đó các TCTD khơng được cấp
tín dụng trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức
tín dụng hoặc cơng ty con của tổ chức tín dụng. Như vậy, TCTD


không được cho khách hàng vay trên cơ sở cầm cố bằng cổ phiếu
của chính tổ chức mình. CSPL: khoản 5 Điều 126 Luật Các TCTD
9. TCTD không được cho giám đốc cuả chính TCTD vay vốn.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 14 Điều 4, điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 126 Luật
TCTD.
Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một
khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo
nguyên tắc có hồn trả bằng nghiệp vụ cho vay. Như vậy, cho vay
là một hình thức cấp tín dụng.
Về ngun tắc, Tổ chức tín dụng khơng được cấp tín dụng đối với
giám đốc của tổ chức tín dụng, tuy nhiên, Luật CTCTD quy định
ngoại lệ đối với quỹ tín dụng nhân dân và trường hợp cấp tín dụng
dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng cho cá nhân thì khơng chịu
giới hạn này.
Do vậy, đối với quỹ tín dụng nhân dân và trường hợp cấp tín dụng
dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng cho cá nhân thì TCTD được

cho giám đốc của chính TCTD vay vốn
10. Con của giám đốc ngân hàng thương mại có thể vay tại
chính ngân hàng thương mại đó nếu như có tài sản bảo đảm.
Nhận định Sai.
Theo quy định điểm b khoảng một điều 126 Luật TCTD, con của
giám đốc ngân hàng thương mại không được cấp tín dụng đồng
nghĩa với khơng được vay tài chính tại chính ngân hàng thương mại
nơi cha mình làm giám đốc dù có tài sản bảo đảm. Vì vậy đây là
nhận định Sai. CSPL: điểm b khoản 1 Điều 126 Luật tổ chức tín dụng
11. TCTD được dùng vốn huy động để góp vốn, mua cổ phần
của doanh nghiệp, TCTD khác.
Nhận định sai. Cơng ty tài chính chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ
dự trữ để góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp quỹ đầu tư Theo
quy định khoản 1 Điều 110 Luật TCTD. Vì vậy tổ chức tín dụng
khơng được dùng vốn huy động để góp vốn mua cổ phần của doanh
nghiệp tổ chức tín dụng khác.


CSPL: khoản 1 Điều 110 Luật TCTD 2010
12. Mọi TCTD khi thực hiện hoạt động cấp tín dụng đều phải
tuân theo hạn mức cấp tín dụng.
Nhận định sai.
Theo quy định khoản 1 Điều 128 Luật TCTD hạn mức cấp tín dụng
khơng áp dụng cho ngân hàng chính sách và ngân hàng hợp tác xã.
Trường hợp đặc biệt, để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà khả
năng hợp vốn của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài chưa đáp ứng được nhu cầu của một khách hàng thì Thủ
tướng Chính phủ quyết định mức cấp tín dụng tối đa vượt quá các
giới hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 128 đối với từng
trường hợp cụ thể. Tổng các khoản cấp tín dụng của một tổ chức tín

dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi lúc này khơng được vượt
q bốn lần vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngồi.
Vì vậy, khơng phải mọi TCTD khi thực hiện hoạt động cấp tín dụng
đều phải tuân theo hạn mức cấp tín dụng.
CSPL: khoản 1, 7,8 Điều 128 Luật TCTD
13. Một khách hàng không được vay vượt quá 15% vốn tự có
của ngân hàng thương mại.
Nhận định sai. Vì mức cho vay tối đa của Ngân hang đối với 1 khách
hàng trong trường hợp bình thường là 15% vốn tự có của ngân
hang. Tuy nhiên nếu khách hang thuộc trường hợp quy định tại Điều
3 Quyết định 13/2018/QĐ-TTg và ngân hang đáp ứng đủ điều kiện
thì Chính phủ xem xét có thể cho vay vượt quá mức giới hạn được
quy định nhưng không được được vượt quá 4 lần vốn tự có của ngân
hang.
CSPL: khoản 7 Điều 128 Luật Các TCTD, Điều 3 Quyết định 13/2018/
QĐ-TTg
14. TCTD được quyền dùng vốn huy động để đầu tư vào trái
phiếu.


Nhận định sai. Vì TCTD hoạt động theo pháp luật NHNNVN hiện
hành bao gồm: NHTM, ngân hàng chính sách, quỹ tín dụng nhân
dân, cơng ty cho th tài chính, cơng ty tài chính. Theo quy định
của pháp luật thì khơng phải mọi TCTD đều được quyền dùng vốn
huy động để đầu tư vào trái phiếu mà chỉ có TCTD là Ngân hàng
thương mại, Cơng ty tài chính, Cơng ty cho th tài chính thì mới có
quyền dùng vốn huy động để đầu tư vào trái phiếu, còn đối với
TCTD là quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mơ thì khơng
có quyền được dùng vốn huy động để đầu tư vào trái phiếu. TCTD

chỉ được dùng vốn tự có để đầu tư vào trái phiếu chứ khơng được
dùng vốn huy động. Trong đó, vốn tự có gồm giá trị thực của vốn
điều lệ của tổ chức tín dụng hoặc vốn được cấp của chi nhánh ngân
hàng nước ngoài và các quỹ dự trữ, một số tài sản nợ khác theo quy
định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
CSPL: Khoản 10 Điều 4, khoản 3 Điều 107, khoản 3 Điều 111; khoản
3 Điều 116; khoản 4 Điều 118; Điều 122 Luật Các TCTD 2010.
15. TCTD khơng được góp vốn vào một doanh nghiệp vượt
quá 11% vốn điều lệ của TCTD đó.
Nhận định sai. Vì mức góp vốn, mua cổ phần vào một doanh nghiệp
của ngân hàng thương mại, cơng ty tài chính được quy định tại
khoản 1 và khoản 3 Điều 129 thì mức góp vốn khơng vượt quá 11%
vốn điều lệ nhưng chưa bao gồm mức góp vốn của công ty quản lý
quỹ là công ty con, công ty liên kết của các TCTD quy định tại
khoản 6 Điều 129 Luật Các TCTD. Vì vậy, nếu bao gồm cả góp vốn
của cơng ty quản lý quỹ thì mức góp vốn của các TCTD có thể vượt
quá 11% vốn điều lệ của TCTD đó.
CSPL: khoản 1, khoản 3 và khoản 6 Điều 129 Luật Các Tổ Chức Tín
Dụng.
16. TCTD không được quyền kinh doanh bất động sản.
Nhận định Đúng
Căn cứ theo Điều 132 Luật Các TCTD 2010, thì TCTD không
được kinh doanh bất động sản, tuy nhiên vẫn có các trường hợp
ngoại lệ được quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 132 Luật Các TCTD
2010, với quy định này, các TCTD có thể thực hiện một số hoạt


động kinh doanh bất động sản. Các hoạt động kinh doanh bất động
sản của TCTD thực hiện đa số đều hướng vào tài sản cố định, xử lý
nợ vay, những hoạt động này có tính rủi ro thấp và khơng nhằm

mục đích lợi nhuận từ bất động sản.

HOẠT ĐỢNG TÍN DỤNG/ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM
17. Hợp đồng tín dụng phải được lập thành văn bản và có
cơng chứng, chứng thực mới có hiệu lực pháp luật.
Nhận định Sai
Về bản chất hợp đồng tín dụng là hợp đồng cho vay nên bắt buộc
phải lập thành văn bản, nhưng hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm
hai bên ký kết nên việc có cơng chứng, chứng thực hay khơng tùy
thuộc vào sự thỏa thuận của 2 bên, pháp luật không bắt buộc hợp
đồng tín dụng phải cơng chứng, chứng thực. Đồng thời, hợp đồng
tín dụng cũng khơng rơi vào các trường hợp bắt buộc phải cơng
chứng chứng thực mới có hiệu lực theo quy định của Bộ luật dân sự
2015, Luật Đất đai 2013 sửa đổi bổ sung 2019, Luật Nhà ở 2014.
18. Hợp đồng tín dụng vơ hiệu thì hợp đồng bảo đảm cho
nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng đó đương nhiên chấm dứt
hiệu lực pháp lý.
Nhận định Sai
Cơ sở pháp lý: ĐIỀU 29 NĐ21/2021/NĐ-CP
Hợp đồng bảo đảm cho nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng chỉ đương
nhiên chấm dứt hiệu lực pháp lý trong trường hợp hợp đồng tín
dụng vô hiệu mà các bên chưa thực hiện hợp đồng tín dụng.
Cịn trong trường hợp các bên đã thực hiện một phần hoặc tồn bộ
hợp đồng tín dụng đó thì mặc dù hợp đồng tín dụng vơ hiệu, giao
dịch đảm bảo cũng không chấm dứt hiệu lực pháp lý.


19. Giao dịch bảo đảm chỉ có hiệu lực pháp lý khi được đăng
ký.
Nhận định sai.

Không phải tất cả các giao dịch bảo đảm đều chỉ có hiệu lực pháp lý
khi được đăng ký, giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm
giao kết và trừ một số trường hợp quy định khác tại khoản 1 Điều
10 Nghị định 11/2012 là: các bên có thoả thuận khác; cầm cố tài
sản có hiệu lực từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm
cố; thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu
rừng sản xuất có hiệu lực từ thời điểm đăng ký thế chấp; giao dịch
bảo đảm có hiệu lực từ thời điểm cơng chứng hoặc chứng thực trong
trường hợp pháp luật có quy định.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 10 Nghị định 11/2012.
20. Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết.
Nhận định Sai.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 10 Nghị định 11/2012.
Về cơ bản, giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết.
Nhưng khơng phải trong tất cả trường hợp thì giao dịch bảo đảm có
hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, các trường hợp ngoại lệ như: các
bên có thoả thuận khác; cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm
chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố; thế chấp quyền sử dụng
đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất có hiệu lực từ
thời điểm đăng ký thế chấp; giao dịch bảo đảm có hiệu lực từ thời
điểm công chứng hoặc chứng thực trong trường hợp pháp luật có
quy định.
21. Cơng chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm
có ý nghĩa pháp lý như nhau và có thể thay thế cho nhau.
Nhận định sai.
Công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm thực hiện
những chức năng, nhiệm vụ khác nhau dẫn đến ý nghĩa pháp lý
khác nhau và không thể thay thế cho nhau. Cơng chứng, chứng
thực có thể hiểu là việc xác thực, xác nhận đối với các giấy tờ, văn
bản của cơ quan có thẩm quyền xem xét tính hợp pháp để bảo vệ

quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức có liên quan. Cịn đăng ký
giao dịch bảo đảm (khoản 1 Điều 2 Nghị định 83/2010) là việc ghi
nhận về giao dịch bảo đảm việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm. Như vậy,
giữa chúng khơng có ý nghĩa pháp lý như nhau và có thể thay thế
cho nhau.
22. Tài sản đang cho th thì khơng được dùng để bảo đảm
nghĩa vụ.


Nhận định sai
Tại Điều 345 Bộ luật Dân sự năm 2005 và Điều 24 Nghị định số 163
về đăng ký Giao dịch bảo đảm, theo đó, người cho thuê có quyền
dùng tài sản cho thuê để thế chấp bảo đảm nghĩa vụ. Tuy nhiên,
hợp đồng thuê vẫn còn hiệu lực đến khi hết thời hạn hợp đồng, nếu
tài sản đó bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ thì bên thuê vẫn được tiếp
tục thuê đến khi hết thời hạn thuê trong hợp đồng, trừ trường hợp
các bên có thỏa thuận khác.
23. Tài sản đăng ký giao dịch bảo đảm phải thuộc sở hữu
của người đăng ký giao dịch bảo đảm.
Nhận định sai.
Tại khoản 1 Điều 295 Bộ luật dân sự 2015 có quy định: “Tài sản bảo
đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm
giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu”. Như vậy trừ trường hợp cầm giữ
tài sản và bảo lưu quyền sở hữu, tài sản bảo đảm phải thuộc quyền
sở hữu của bên bảo đảm. Điều 158 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền
định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật”. Công ty là
bên bảo đảm phải có đầy đủ quyền chiếm hữu, sử dụng và định
đoạt tài sản. Trong đó quyền định đoạt sẽ cho phép bên bảo đảm

dùng tài sản để thế chấp hoặc cầm cố cho bên nhận bảo đảm đồng
thời cho phép việc chuyển nhượng tài sản bảo đảm sang người mua
hay bên nhận bảo đảm trong trường hợp xử lý tài sản bảo đảm.
24. Tài sản trong biện pháp thế chấp luôn phải là bất động
sản.
Nhận định sai.
Tài sản thế chấp là tài sản có thực và cũng có thể là tài sản hình
thành trong tương lai. Tài sản thế chấp thường là bất động sản hoặc
động sản nhưng không chuyển giao hoặc việc chuyển giao cho bên
nhận thế chấp giữ sẽ gặp khó khăn trong việc giao nhận, giữ gìn và
bảo quản căn cứ theo Điều 318 Bộ luật dân sự năm 2015
Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật
phụ thì vật phụ của động sản, bất động sản đó cũng thuộc tài sản
thế chấp.


25. Giá trị tài sản bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo
đảm.
Nhận định sai.
Theo Khoản 1 Điều 12 Thông tư 21/2012/TT-NHNN quy định về Bảo
đảm tiền vay, cụ thể: “Các bên thoả thuận việc áp dụng hoặc
không áp dụng hình thức bảo đảm đối với khoản vay trong từng
trường hợp cụ thể. Việc áp dụng hình thức bảo đảm và xử lý tài sản
bảo đảm tiền vay được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp
luật về giao dịch bảo đảm.”
Bên cạnh đó, Khoản 4 Điều 295 BLDS 2015 quy định: “Giá trị của
tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ
được bảo đảm.”
Như vậy, không nhất định giá trị tài sản đảm bảo phải lớn hơn nghĩa
vụ được bảo đảm mà có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng với giá trị

nghĩa vụ được bảo đảm.
26. Tài sản bảo đảm phải thuộc sở hữu của bên đi vay.
Nhận định sai.
Theo Điều 105 BLDS 2015, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và
quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động
sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành
trong tương lai. Theo đó tại khoản 1 Điều 317 BLDS 2015 quy định:
“Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp)
dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế
chấp).” Như vậy, tài sản bảo đảm phải là tài sản thuộc quyền sở
hữu của bên bảo đảm, được phép giao dịch và khơng có tranh chấp,
tài sản bảo đảm cũng có thể là quyền sử dung đất. Tài sản bảo đảm
cũng có thể là tài sản thuộc quyền sở hữu của người thứ ba hoặc
quyền sử đụng đất của người thứ ba nếu bên bảo đảm, bên nhận
bảo đảm và người thứ ba có thoả thuận.
27. Một tài sản được dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ
trả nợ tại nhiều ngân hàng thương mại khác nhau nếu giá
trị tài sản lớn hơn tổng các nghĩa vụ trả nợ.


Nhận định sai.
Theo khoản 1 Điều 296 BLDS 2015 thì một tài sản có thể được dùng
để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu giá trị tại thời điểm xác
lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo
đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định
khác. Như vậy, không phải một tài sản được dùng để bảo đảm cho
nhiều nghĩa vụ trả nợ tại nhiều ngân hàng thương mại khác nhau
đều có giá trị tài sản lớn hơn tổng các nghĩa vụ trả nợ mà còn tuỳ
thuộc vào thoả thuận của các bên. Nếu các bên khơng có thoả

thuận thì mới xác định giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo
đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm.
28. TCTD khơng được địi bên bảo đảm tiếp tục trả nợ nếu
giá trị tài sản baỏ đảm sau khi xử lý không đủ thu hồi vốn.
Nhận định sai.
Theo khoản 3 Điều 307 BLDS 2015 nếu bên đăng ký giao dịch bảo
đảm vi phạm nghĩa vụ thì TCTD có quyền u cầu bên bảo lãnh
thực hiện nghĩa vụ thay. Sau khi bên bảo lãnh thực hiện giao tài sản
bảo đảm mà số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp
sau khi thanh tốn chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm
cố, thế chấp nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa
vụ chưa được thanh tốn được xác định là nghĩa vụ khơng có bảo
đảm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản bảo
đảm. Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ được
bảo đảm phải thực hiện phần nghĩa vụ chưa được thanh toán. Như
vậy, thì giá trị bảo đảm nhỏ hơn số vốn thì khoản chưa được thanh
tốn sẽ trở thành nợ khơng bảo đảm và TCTD vẫn có quyền địi.
Việc địi tài sản bảo đảm từ bên bảo đảm (có thể là bên thứ 3) phụ
thuộc vào thoả thuận trong hợp đồng, phạm vi nghĩa vụ bảo đảm.

Bài tập tình huống
Phần 1: Hoạt động tín dụng/ Giao dịch đảm bảo
Tình huống 1


Để có tiền sửa chữa ngơi biệt thự tại Phú Mỹ Hưng, ơng Trần
Đình B đã quyết định nộp hồ sơ vay vốn 01 tỷ đồng tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
(“Vietcombank”) trong thời hạn 12 tháng, với lãi suất
7%/năm. Một trong những điều kiện để Vietcombank cấp tín

dụng cho ơng Trần Đình B là ơng B phải có tài sản bảo đảm
cho khoản vay nói trên. Ông B đã quyết định nhờ đến sự
giúp đỡ của bố mình là ơng Trần Đình C, hiện đang là cổ
đông nắm giữ 5% tổng số cổ phần của ngân hàng thương
mại cổ phần Liên Việt (“Lienvietbank”). Ông C quyết định
cầm cố tồn bộ số cổ phiếu của mình tại Lienvietbank để
đảm bảo cho khoản vay của con trai mình, là ơng B, tại
Vietcombank.
Hỏi:
Trong trường hợp này, Vietcombank có thể cấp tín dụng cho
ơng Trần Đình B hay khơng? Giải thích tại sao?
Căn cứ Điều 13 NĐ 21/2021 quy định tài sản đảm bảo bao gồm giấy
tờ có giá
Điều 13. Giấy tờ có giá, chứng khốn, số dư tiền gửi
Giấy tờ có giá, chứng khốn, số dư tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngồi được dùng để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ nhưng việc mô tả tài sản bảo đảm phải phù hợp với quy
định của pháp luật về giấy tờ có giá, chứng khoán, ngân hàng.
Điểm c khoản 2 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Công
văn 141/TANDTC-KHXX ngày 21 tháng 09 năm 2011 có quy định
các loại giấy tờ có giá bao gồm:
– Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu cơng ty, kỳ phiếu, cổ phiếu theo
quy định của Pháp lệnh về ngoại hối.
– Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, Séc, Công cụ chuyển nhượng
khác theo quy định của Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005
(trừ công cụ nợ dài hạn được tổ chức phát hành nhằm huy động vốn
trên thị trường).
– Tín phiếu, trái phiếu, hối phiếu, công trái và công cụ khác theo
quy định của pháp luật quản lý về nợ công.



– Các loại chứng khoán theo quy định tại Điều 6 Luật chứng khoán
năm 2006 sửa đổi năm 2010, gồm các giấy tờ như cổ phiếu, trái
phiếu, chứng chỉ quỹ; quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền
chọn mua, quyền chọn bán, nhóm chứng khốn, chỉ số chứng
khốn, Hợp đồng góp vốn đầu tư và các loại chứng khoán khác.
Suy ra, cổ phiếu của ổng C tại Ngân hàng Lienvietbank là giấy tờ có
giá.
Do đó, Ơng C được phép cầm cố tồn bộ số cổ phiếu của mình tại
Lienvietbank để đảm bảo cho khoản vay của con trai mình, là ơng
B, tại Vietcombank.
Vì vậy trong trường hợp này, Vietcombank có thể cấp tín dụng cho
ơng Trần Đình B

Tình huống 2:
Cơng ty cổ phần Tân Đại Thành (“Tân Đại Thành”) đang
xây dựng nhà xưởng tại Bình Thạnh. Tuy nhiên, do thiếu
vốn để xây dựng, Tân Đại Thành đã nộp đơn xin vay 30 tỷ
đồng tại ngân hàng thương mại cổ phần Hằng Nga (“Ngân
hàng”). Ngân hàng đã yêu cầu Tân Đại Thành cần có tài
sản đảm bảo cho khoản vay nói trên. Tân Đại Thành đã
nhờ ông Tất Thắng, là cổ đông đang nắm giữ 15% cổ phần
của Ngân hàng, dùng quyền sử dụng đất của ba (03) ngôi
biệt thự tại Phú Mỹ Hưng làm tài sản đảm bảo cho khoản
vay nêu trên.

Hỏi:
a. Việc ông Tất Thắng dùng quyền sử dụng đất của ba (03)
ngôi biệt thự tại Phú Mỹ Hưng đảm bảo cho khoản vay nêu
trên là đúng hay sai theo quy định của pháp luật? Tại sao?

Việc ông Tất Thắng dùng quyền sử dụng đất của ba (03) ngôi biệt
thự tại Phú Mỹ Hưng đảm bảo cho khoản vay nêu trên là đúng quy
định của pháp luật. Căn cứ vào Điều 8 NĐ 21/2021/NĐ-CP thì tài sản


dùng để đảm bảo phải thuộc các loại tài sản được liệt kê tại điều
này.
Theo đề, tài sản của ông Thắng dùng để đảm bảo cho khoản vay là
03 ngôi biệt thự ở PMH. Tài sản này thuộc sở hữu của ông Thắng và
không thuộc trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng.
Mặt khác theo điểm c khoản 1 điều 127 Luật các TCTD dù ông
Thắng là 1 cổ đông lớn nhưng ông là bên thứ ba đảm bảo cho khoản
vay trên.
b. Giao dịch bảo đảm trên có cần phải đăng ký giao dịch bảo
đảm không? Việc đăng ký giao dịch bảo đảm này sẽ đem lại
lợi ích gì cho Ngân hàng?
Giao dịch trên cần đăng ký giao dịch bảo đảm.
Căn cứ theo khoản 1 điều 12 NĐ 163/2006 thì đây là trường hợp sử
dụng quyền sử dụng đất nên bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo
đảm.
Việc đăng ký này đem lại cho ngân hàng nhiều lợi ích như: đảm bảo
tính hiệu lực của giao dịch đảm bảo đảm bảo thứ tự ưu tiên thanh
tốn, đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng, hạn chế rủi ro khi giao dịch.
c. Giả sử, ông Tất Thắng muốn vay vốn tại Ngân hàng và
dùng cổ phiếu của Ngân hàng làm tài sản đảm bảo cho
khoản vay của mình được hay khơng? Tại sao?
Ơng Thằng không được dùng cổ phiếu của Ngân hàng làm tài sản
đảm bảo cho khoản vay của mình. Vì theo khoản 5 điều 126 luật
các TCTD đây là trường hợp tài sản không được dùng để đảm bảo
cho khoản vay của mình.

Điều này nhằm đảm bảo sự an tồn cho TCTD khi cấp tín dụng, hạn
chế rủi ro khi giao dịch.
d. Giả sử, ông Tất Thắng muốn dùng quyền sử dụng đất của
lơ đất 10 ha tại huyệnBìnhChánh thay thế cho quyền sử
dụng đất của ba (03) ngôi biệt thự tại Phú Mỹ Hưng làm tài
sản đảm bảo cho khoản vay nêu trên. Liệu rằng ông Tất


Thắngcó

thể

làm

vậy

được

khơng? Tại sao?
Căn cứ theo khoản 1 điều 317 BLDS 2015: “Thế chấp tài sản là việc
một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu
của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho
bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).”
Căn cứ theo khoản 5 điều 321 BLDS 2015 về Quyền của bên thế
chấp: “Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là
hàng hóa ln chuyển trong q trình sản xuất, kinh doanh, nếu
được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.”
Trong trường hợp này, ơng Thắng có thể dùng quyền sử dụng đất
của lô đất 10 ha tại huyện Bình Chánh thay thế cho quyền sử dụng
đất của ba (03) ngôi biệt thự tại Phú Mỹ Hưng làm tài sản đảm bảo

cho khoản vay nêu trên nếu được ngân hàng đồng ý chấp nhận sự
thay đổi đó.

Tình huống 3
Công ty trách nhiệm hữu hạn Nguyên Vũ (“Công ty”) do ông
Huỳnh Nguyên làm giám đốc, đồng thời là người đại diện
theo pháp luật của Công ty, được thành lập và hoạt động
theo đúng pháp luật hiện hành. Ngày 02/03/2013, Cơng ty
có u cầu xin vay 2 tỷ đồng tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Duyên Hải (“Ngân hàng Duyên Hải”), với thời hạn vay
là 06 tháng, lãi suất là 1,5%/tháng, và mục đích sử dụng vốn
vay là kinh doanh.
Hỏi
1. Hãy soạn thảo điều khoản về nghĩa vụ của bên vay (Cơng
ty) trong hợp đồng tín dụng giữ Cơng ty và Ngân hàng
Duyên Hải.
● Nghĩa vụ của Bên Vay (BV):
1. Có trách nhiệm cung cấp cho Bên Cho Vay (BCV) các thơng tin,
tài liệu, chứng từ thanh tốn cần thiết để BCV thực hiện giải ngân


khoản vay và cam kết chịu trách nhiệm về tính chínhxác, trung thực
của các thơng tin, tài liệu và chứng từ đã cung cấp cho BCV;
2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bên Cho Vay về việc sử dụng
Khoản Vay đúng Mục Đích, thực hiện đúng các nội dung khác đã
thoả thuận trong Hợp Đồng này cung cấp đầy đủ,chính xác và trung
thực cho Bên Cho Vay các thơng tin, chứng từ, tài liệu, hồ sơ chứng
minhviệc sử dụng Khoản Vay trong suốt quá trình vay vốn và chịu
sự giám sát của Bên Cho Vay về các nội dung đó;
3. Trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn cho Bên Cho Vay;

4. Cung cấp và báo cáo tài liệu chứng minh việc sử dụng vốn vay
được sử dụng đúng Mục Đích và tạo điều kiện cho Bên Cho Vay
giám sát, kiểm tra quá trình vay vốn, tình hình sử dụng vốn vay và
trả nợ, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất Tài Sản Bảo Đảm (nếu bổ
sung Tài Sản BảoĐảm), tình hình tài sản, thu nhập của Bên Vay, và
các thông tin khác liên quan đến Khoản Vay hoặc đến tình hình thực
hiện nghĩa vụ trả nợ của Bên Vay;
5. Nhanh chóng và kịp thời bổ sung Tài Sản Bảo Đảm bằng biện
pháp cầm cố, thế chấp, ký quỹ hay biện pháp bảo đảm khác theo
quy định pháp luật và thỏa thuận tại Hợp Đồng này nhằm bảo đảm
cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của Bên Vay khi Bên Cho Vay có
yêu cầu;
6. Phải có văn bản chấp thuận của Bên Cho Vay trước khi Bên Vay
hoặc Bên thứ ba bảo đảm thay đổi các vấn đề luật định;
7. Không được dùng tài sản được đầu tư bằng nguồn vốn vay của
Bên Cho Vay để thế chấp,cầm cố, bảo lãnh cho cá nhân, tổ chức
khác khi chưa trả hết tất cả nợ gốc, lãi vay và các chi phí khác có
liên quan cho Bên Cho Vay;
8. Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện đúng, đầy
đủ những nghĩa vụ, cam kết đã được quy định trong Hợp Đồng này;
9. Thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết, trách nhiệm và các nghĩa
vụ khác được quy định tại Hợp Đồng này và theo quy định của pháp
luật.
5. Ông Nguyên và vợ là bà Thúy (đang trong thời kỳ hôn
nhân) dùng quyền sử dụng của lô đất 300 m2 ở quận Gò
Vấp, TP.HCM, thuộc sở hữu của mình và được định giá là
4,5 tỷ đồng, thế chấp để đảm bảo khoản vay trên của
Công ty được khơng? Vì sao?
Ơng Ngun và bà Thúy dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của
mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ một phần hoặc toàn bộ

nợ vay cho bên đi vay (Công ty trách nhiệm hữu hạn Nguyên Vũ).
Đây là biện pháp bảo đảm khoản vay bằng cách thế chấp tài sản


của bên thứ ba, vì thế chấp tài sản của người thứ ba là việc tổ chức,
cá nhân (không phải là bên vay vốn). Căn cứ theo quy định tại Điều
309 và khoản 1 Điều 317 của Bộ luật dân sự 2015 quy định về Biện
pháp bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba được công nhận gián
tiếp bằng cách cầm cố tài sản và thế chấp tài sản. Đồng thời, tại
khoản 3 Điều 4 Thông tư số 07/2019/TT-BTP của Bộ Tư pháp hướng
dẫn một số nội dung về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài
sản gắn liền với đất quy định có thể đăng ký thế chấp bất động sản
“đối với các trường hợp thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
dân sự của bên thế chấp, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của
người khác hoặc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của cả bên thế
chấp và của người khác”. Theo đó, tức là pháp luật đã thừa nhận
biện pháp thế chấp bằng bất động sản của người thứ ba đối với
khoản vay ngân hàng. Vì vậy, Ơng Ngun và bà Thúy được dùng
quyền sử dụng của lô đất 300 m2 thuộc sở hữu của mình (được định
giá là 4,5 tỷ đồng), thế chấp để đảm bảo khoản vay trên của Công
ty trách nhiệm hữu hạn Nguyên Vũ.
CSPL: Điều 309, khoản 1 Điều 317 BLDS 2015, khoản 3 Điều 4
Thông tư số 07/2019/TT-BTP.
3. Giả sử đến tháng 5 năm 2013, vợ chồng ơng Ngun, bà
Thúy có nhu cầu vay vốn để cho con trai du học nước ngoài
với số tiền 300 triệu đồng tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Đông Nam (“Ngân hàng Đơng Nam”). Ơng Ngun, bà
Thúy muốn sử dụng quyền sử dụng lơ đất nói trên để thế
chấp ở Ngân hàng Đông Nam, bảo đảm cho khoản vay này.
Căn cứ vào những quy định pháp luật hiện hành, anh (chị)

hãy hướng dẫn các thủ tục pháp lý cho ông Nguyên, bà
Thúy để thực hiện nguyện vọng nói trên.
Các thủ tục pháp lý cho ông Nguyên, bà Thúy để thực hiện nguyện
vọng nói trên:
- Thơng báo cho Ngân hàng Đơng Nam biết về việc tài sản bảo đảm
đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tại ngân hàng
Duyên Hải. Việc bảo đảm này phải được lập thành văn bản. (Khoản
2 Điều 196 BLDS 2015)
- Công chứng, chứng thực giao dịch thế chấp với Ngân hàng Đông
Nam (Điều 167 LĐĐ, Điều 122 Luật nhà ở)


- Đăng ký giao dịch bảo đảm, trường hợp này khơng phải xóa đăng
ký đối với biện pháp bảo đảm đã đăng ký trước đó với ngân hàng
Duyên Hải. (khoản 1 Điều 4; Điều 21 Nghị định số 102/2017/NĐ-CP)
4. Giả sử khi khoản nợ của Công ty đến hạn nhưng Công
ty kinh doanh thua lỗ không trả được nợ cho Ngân hàng
Dun Hải; trong khi đó, khoản nợ của ơng Nguyên, bà Thúy
chưa đến hạn, Ngân hàng Duyên Hải có được xử lý quyền sử
dụng lơ đất tại quận Gị Vấp là tài sản thế chấp để thu nợ
hay không? Tại sao?
Ngân hàng Duyên Hải có quyền xử lý quyền sử dụng lơ đất tại quận
Gị Vấp là tài sản thế chấp để thu nợ. Vì việc thế chấp của bên thứ
ba có thể được lập thành hợp đồng riêng hoặc được ghi nhận trong
hợp đồng tín dụng. Điều này có nghĩa là, nếu bên đi vay Cơng ty
Ngun Vũ khơng trả được nợ thì TCTD - Ngân hàng Dun Hải có
quyền xử lý tài sản theo thỏa thuận của các bên mà không cần phải
yêu cầu bên thứ ba (ông Nguyên, bà Thúy) trả nợ thay nếu không
trả được nợ mới được quyền xử lý tài sản.


Tình huống 4
Ngày 15/08/2012, Cơng ty TNHH X, do ơng Trần Đình A là
Giám đốc, đồng thời là người đại diện theo pháp luật, ký
Hợp đồng tín dụng số 123/2012 với Ngân hàng TMCP Y.
Các nội dung cơ bản của hợp đồng tín dụng số 123/2012
như sau: Ngân hàng TMCP Y cho Công ty TNHH X vay 1 tỷ
đồng, lãi suất 1,5%/tháng; mục đích sử dụng vốn vay: đầu
tư, xây dựng nhà xưởng; thời hạn vay 12 tháng; phương
thức vay: cho vay từng lần và một số điều khoản khác. Để
bảo đảm cho khoản vay trên, ơng Trần Đình B (em trai của
ơng Trần Đình A) thế chấp căn nhà của mình, được định giá
là 1,8 tỷ đồng. Công ty TNHH X cam kết sẽ trả cho ông B
50 triệu đồng hoa hồng sau khi nhận được tiền vay từ
Ngân hàng TMCP Y.


Ngày 30/02/2013, Công ty TNHH X và Ngân hàng TMCP Y
ký tiếp hợp đồng tín dụng số 43/2013. Đại diện cho Cơng
ty TNHH X để ký hợp đồng tín dụng là ơng Nguyễn Thành
Tồn là Phó giám đốc Cơng ty TNHH X (có ủy quyền hợp
pháp của Giám đốc A). Nội dung hợp đồng tín dụng số
43/2013 như sau: số tiền vay là 1 tỷ đồng để thu mua
nguyên liệu nông sản; thời hạn vay là 6 tháng, lãi suất là
1,5%/tháng. Ơng Trần Đình A thế chấp tài sản là ngơi nhà
thuộc sở hữu của mình được định giá là 1,6 tỷ đồng để bảo
đảm cho khoản vay trên.
Cả hai hợp đồng thế chấp nói trên có cơng chứng và đăng
ký thế chấp tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm. Đến
hạn trả nợ, Công ty TNHH X kinh doanh thua lỗ, không trả
được nợ cho Ngân hàng TMCP Y. Ngân hàng TMCP Y có đơn

khởi kiện ra Tịa.
Hỏi:
Anh (chị) hãy cho biết:
1.

Những văn bản pháp luật nào được áp dụng để giải
quyết vụ việc trên?
 Bộ luật dân sự 2015.
 Nghị định 11/2012 sửa đổi, bổ sung nghị định 163/2006.

2.

Để bảo vệ quyền lợi của mình, Ngân hàng TMCP Y gửi
đơn khởi kiện đến Tòa án nào, hãy xác định tư cách
của các chủ thể tham gia quan hệ tố tụng trong vụ án
trên (nguyên đơn, bị đơn, người có quyền và nghĩa vụ
liên quan)?
Nguyên đơn: Ngân hàng TMCP Y
Bị đơn: Cơng ty TNHH X
Người có quyền và nghĩa vụ liên quan: Trần Đình A, Trần Đình B
3.

Anh, chị có ý kiến gì khi ơng B cho rằng: “vì Cơng ty


TNHH X không chi trả 50 triệu đồng tiền hoa hồng
theo như cam kết giữa ông và Công ty TNHH X, nên
ơng được giải phóng trách nhiệm trả nợ cho ngân
hàng.”
Không đồng ý với ông B.

Việc công ty X cam kết chi trả 50 triệu đồng tiền hoa hồng cho B,
đây được xem là một thỏa thuận phụ giữa công ty và ông B. Trên
thực tế, việc ông B lấy căn nhà của mình thế chấp khoản vay của
cty thì vẫn phải thực hiện trách nhiệm trả nợ cho ngân hàng. Trong
trường hợp khơng trả được một phần hay tồn bộ phần vay thì ngân
hàng Y có quyền phát mại tài sản là căn nhà của ông B. (khoản 1
Điều 56, Điều 58 Nghị định 11/2012 sửa đổi, bổ sung nghị định
163/2006)


4.

Anh (chị) có ý kiến gì trong trường hợp ơng A cho
rằng: “ơng A chỉ là thành viên góp vốn của công ty
TNHH X, ngôi nhà là tài sản riêng của ông không đưa
vào kinh doanh và tách bạch với tài sản cơng ty, nên
ơng khơng có nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng TMCP Y.”
Không đồng ý với ông A.
Ngôi nhà là tài sản riêng của ông A không đưa vào kinh doanh và
tách bạch với tài sản công ty, khơng có nghĩa là ơng khơng có nghĩa
vụ trả nợ cho Ngân hàng TMCP Y. Việc ông A dùng căn nhà làm tài
sản bảo đảm cho khoản vay của cty, nếu hạn mà không trả một
phần hay tất cả phần vay thì tài sản bảo đảm sẽ được xử lý, ngân
hàng Y có quyền phát mại tài sản là căn nhà của ông A. (khoản 1
Điều 56, Điều 58 Nghị định 11/2012 sửa đổi, bổ sung nghị định
163/2006)
5.

Giả sử tại thời điểm xử lý tài sản để thu hồi nợ cho các
hợp đồng nay, ngôi nhà của ông B bán được với giá là

2 tỷ đồng; ngôi nhà của A giảm giá nghiêm trọng, chỉ
bán được 800 triệu đồng, Ngân hàng TMCP Y có được
quyền thu hồi vốn và lãi theo hai hợp đồng tín dụng
bằng tồn bộ số tiền bán được của hai ngơi nhà? Vì
sao?

Ngân hàng TMCP Y được quyền thực hiện thu hồi nợ và lãi theo hợp
đồng tín dụng vì căn cứ Điều 21 Thơng tư 39/2016/TT-NHNN quy
định về việc chấm dứt cho vay, xử lý nợ, miễn, giảm lãi tiền vay,
phí thì cơng ty thuộc trường hợp khách hàng không trả được nợ
đến hạn, thì tổ chức tín dụng có quyền áp dụng các biện pháp thu
hồi nợ theo thỏa thuận cho vay, hợp đồng bảo đảm và quy định
của pháp luật có liên quan. Trường hợp sau khi áp dụng các biện
pháp thu hồi nợ nhưng vẫn khơng đủ để hồn thành nghĩa vụ trả
nợ đối với tổ chức tín dụng, thì khách hàng có trách nhiệm tiếp tục
trả đầy đủ nợ gốc và lãi tiền vay cho tổ chức tín dụng.
Vì vậy căn nhà của B thanh toán đủ số nợ để hồn thành nghĩa vụ
thì sẽ chấm dứt hợp đồng, cịn ngôi nhà của ông A bị giảm giá nếu
không đủ để thanh tốn thì ơng A phải tiếp tục trả đủ nợ gốc và lãi
cho tổ chức tín dụng.



×