Tải bản đầy đủ (.docx) (177 trang)

Quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh niên việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (617.44 KB, 177 trang )

1

Mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài
Quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại là quy luật khách
quan của sự phát triển, trong mọi hình thức và lĩnh vực của nó. Đặc biệt
trong lĩnh vực đời sống văn hóa tinh thần, bao hàm cả sự phát triển đạo đức,
quan hệ này có ý nghĩa vô cùng to lớn, nhất là đối với các nớc đang phát
triển và thực sự trở nên cấp bách ở những nớc đang đi theo con đờng hiện
đại hóa. Trong điều kiện cả nớc ta đang thực hiện công cuộc đổi mới, xây
dựng một nền kinh tế thị trờng định hớng xà hội chủ nghĩa, đẩy mạnh sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nớc, vấn đề truyền thống, mối
quan hệ giữa truyền thống và hiện đại lại đợc đặt trên một nhËn thøc míi tõ gãc ®é coi con ngêi võa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của xÃ
hội, trong đó thanh niên là một bộ phận, một lực lợng vô cùng quan trọng.
Thanh niên là lực lợng quan trọng, đóng vai trò to lớn đối với thành
công của công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nớc. Đây là một thế hệ, một lớp ngời năng động và dễ tiếp thu cái mới nhất
trong xà hội, họ cũng là tầng lớp chịu ảnh hởng lớn nhất của những điều
kiện kinh tế - xà hội mới, của cơ chế thị trờng và việc më réng giao lu quèc
tÕ.
Thùc tÕ cho thÊy r»ng, hiÖn nay giới trẻ ít quan tâm đến truyền
thống dân tộc mà có xu hớng sùng bái nớc ngoài, thích chạy theo lối sống
hiện đại kiểu phơng Tây. Đó cũng là thực trạng chung mà Hội nghị Ban
chấp hành Trung ơng Đảng lần thứ năm (khóa VIII) đà khái quát: "Tệ sùng
bái nớc ngoài, coi thờng những giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống
cá nhân vị kỷ... đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc" [24, tr. 46].
Trong tình hình nh vậy, công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên
vẫn còn nhiều hạn chế. Mặc dù Đảng và Nhà nớc đà có những chính s¸ch



2

nhằm gìn giữ và phát huy truyền thống và những giá trị đạo đức truyền
thống của dân tộc, nhng trong thời gian qua, vẫn còn không ít cách nghĩ,
cách làm lệch lạc trong việc định hớng và giáo dục giới trẻ thái độ đối với
truyền thống dân tộc cũng nh xử lý mối quan hệ giữa truyền thống và hiện
đại. Trong giáo dục đạo đức, đà tồn tại cả hai xu hớng cực đoan: hoặc là coi
nhẹ các giá trị truyền thống mà nhấn mạnh các giá trị hiện đại, hoặc là quay
trở về với truyền thống một cách thái quá. Công tác lý luận cha làm rõ
nhiều vấn đề nổi lên trong quá trình đổi mới, trong đó có các vấn đề nh xác
định những giá trị truyền thống cũng nh hệ giá trị mới cần xây dựng. Đây
cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên trong giới trẻ.
Vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay là, chúng ta cần quán triệt mối
quan hệ biện chứng giữa các giá trị truyền thống và hiện đại trong đạo đức;
từ đó vận dụng mối quan hệ này vào công tác giáo dục đạo đức cho thanh
niên hiện nay. Đó là những vấn đề lớn, hết sức cần thiết mà hoạt động lý
luận và thực tiễn cuộc sống đang đặt ra, là nhiệm vụ của công tác giáo dục
đạo đức cho thanh niên của Đảng, của Nhà nớc và của các nhà giáo dục. Vì
vậy, chúng tôi chọn đề tài "Quan hệ biện chứng giữa truyền thống và
hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay" vì
tính cấp thiết về lý luận và thực tiễn của nó.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Mảng đề tài về truyền thống và đạo đức truyền thống đợc nhiều nhà
khoa học quan tâm nghiên cứu và có nhiều công trình, bài viết có giá trị.
Đó là những công trình nh: "Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt
Nam" (1980) của GS. Trần Văn Giàu; "Về truyền thống dân tộc" của GS.
Trần Quốc Vợng, (Tạp chí Céng s¶n, sè 2/1981); "BiƯn chøng cđa trun
thèng" cđa GS. Hà Văn Tấn, (Tạp chí Cộng sản, số 3/1981); "Vấn đề khai
thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển" của GS. Nguyễn Trọng
Chuẩn, (Tạp chí Triết học, số 2/1998); "Giá trị truyền thống, nhân lõi và



3

sức sống bên trong của sự phát triển đất nớc, dân tộc" của PGS. Nguyễn Văn
Huyên, (Tạp chí Triết học, số 4/1998)...
Các công trình này tập trung vào những nội dung chủ yếu là truyền
thống và đạo đức truyền thống của dân tộc, về vai trò của chúng trong lịch
sử vẻ vang của dân tộc ta và nhấn mạnh vai trò của truyền thống hiện nay,
khi đất nớc ta đang bớc vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và mở rộng giao lu quốc tế.
Về quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, có một số chuyên khảo
nh: "Truyền thống và hiện đại trong văn hóa" (1999); "Văn hóa Việt Nam truyền thống và hiện đại" (2000) do Viện Thông tin Khoa học xà hội tổng
hợp và giới thiệu qua các bài viết của các nhà khoa học trong và ngoài nớc
về vấn đề này. Gần đây nhất có cuộc hội thảo với chủ đề "Giá trị truyền
thống và những thách thức của toàn cầu hóa" do Viện Triết học của Việt
Nam và Hội đồng Nghiên cứu triết học và giá trị của Mỹ phối hợp tổ chức
tại Việt Nam trong hai ngày 14 và 15 tháng 5 năm 2001. Các bài tham luận
của các nhà khoa học trong và ngoài nớc xoay quanh vấn đề nóng hổi đối
với chúng ta là: làm thế nào để vừa giữ đợc bản sắc dân tộc, vừa loại bỏ đợc
những truyền thống đà trở nên lỗi thời, lạc hậu và tiếp thu đợc những tinh
hoa văn hóa nhân loại nhằm phát huy bản sắc dân tộc trong xu thế toàn cầu
hóa hiện nay. Luận án Tiến sĩ Triết học của NCS Nguyễn Văn Lý với đề tài:
"Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình
chuyển sang nền kinh tế thị trêng ë ViƯt Nam hiƯn nay" cịng ®i theo híng đó.
Còn luận án Tiến sĩ Triết học của NCS Nguyễn Lơng Bằng (2001) "Kết hợp
truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục - đào tạo ở Việt
Nam hiện nay" phân tích mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại và sự
vận dụng mối quan hệ này trong một lĩnh vực hoạt động cụ thể là giáo dục đào tạo ở nớc ta hiện nay. Tuy nhiên, về mối quan hệ giữa truyền thống và
hiện đại trong đạo đức và giáo dục đạo đức còn có ít công trình đề cập tới.



4

Khi nghiên cứu về đối tợng thanh niên, gần đây có một số công
trình có đề cập đến sự phát triển đạo đức và định hớng giá trị đạo đức cho
thanh niên nh: TS Thái Duy Tuyên về "Sự biến đổi định hớng giá trị của
thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trờng", (Tạp chí Triết học,
số 1/1995); Trần Xuân Vinh (Viện Thanh niên) về "Sự biến đổi một số giá
trị cơ bản của thanh niên Việt Nam hiện nay", (Tạp chí Triết học, số 1/ 1995);
Chuyên khảo "Những phơng pháp tiếp cận thanh niên hiện nay" (1999) và
Luận án PTS Triết học của Dơng Tự Đam (1996) "Định hớng giá trị của
thanh niên sinh viên trong sự nghiệp đổi mới ở nớc ta hiện nay"; các cong
trình nghiên cứu chuyên sâu và bài viết của PGS.TS Đặng Cảnh Khanh về
đối tợng thanh niên cũng nh một số luận án, luận văn khác bớc đầu đà đa ra
những nhận xét, đánh giá về thế hệ trẻ Việt Nam, về vai trò và đặc điểm phát
triển đạo đức và về những thay đổi trong sự phát triển đạo ®øc, lèi sèng cđa
hä trong ®iỊu kiƯn míi.
Tuy nhiªn, ®Ị tài giáo dục đạo đức cho thanh niên, nhất là giáo dục
theo hớng kết hợp các giá trị truyền thống và hiện đại còn ít đợc quan tâm
nghiên cứu, mặc dù đây là một vấn đề hết sức cấp thiết trong điều kiện hiện
nay. Luận án hy vọng đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu một
trong những khía cạnh của vấn đề lớn đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Mục đích của luận án là làm rõ hơn mối quan hệ giữa truyền thống
và hiện đại trong sự phát triển đạo đức, vận dụng mối quan hệ này vào hoạt
động giáo dục đạo đức cho thanh niên; từ đó đề xuất một số phơng hớng và
giải pháp chủ yếu kết hợp truyền thống và hiện đại nhằm xây dựng đạo đức
mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay.
Để thực hiện mục đích trên, luận ¸n cã c¸c nhiƯm vơ sau:



5

- Làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại trong
sự phát triển đạo đức và trong giáo dục đạo đức
- Phân tích đặc điểm và xu hớng biến đổi về đạo đức của thế hệ
thanh niên Việt Nam hiện nay và thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho
thanh niên theo hớng kết hợp truyền thống và hiện đại; từ đó rút ra những
vấn đề cần giải quyết.
- Đề xuất một số phơng hớng, giải pháp chủ yếu trong giáo dục đạo
đức cho thanh niên theo hớng kết hợp truyền thống và hiện đại.
4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Nội dung vấn đề mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại nói chung
rất rộng. Tuy nhiên, luận án này chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu trong lĩnh
vực đạo đức và giáo dục đạo đức cho thanh niên. Các phơng hớng và giải
pháp đa ra cũng chỉ thuộc phạm vi này.
5. Cơ sở lý luận và phơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận: Cơ sở lý luận của luận án là quan điểm của chủ
nghĩa Mác- Lênin, t tởng Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng Cộng sản
Việt Nam có liên quan đến đạo đức, mối quan hệ giữa truyền thống và hiện
đại trong đạo đức và giáo dục đạo đức cho thanh niên.
5.2. Phơng pháp nghiên cứu: Luận án đợc thực hiện trên cơ sở vận
dụng phơng pháp luận chung cđa chđ nghÜa duy vËt biƯn chøng vµ chđ
nghÜa duy vật lịch sử, các phơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra
xà hội học...
Luận án có tham khảo các công trình nghiên cứu khoa học, các báo
cáo, tổng kết của Trung ơng Đoàn và Hội Liên hiệp thanh niên... có liên
quan đến vấn đề này.
6. Đóng góp míi cđa ln ¸n



6

- Góp phần làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa truyền thống và
hiện đại trong sự phát triển đạo đức và việc vận dụng nó vào công tác giáo
dục đạo đức cho thanh niên;
- Khái quát thực trạng và những vấn đề đặt ra trong công tác giáo
dục đạo đức cho thanh niên theo hớng kết hợp truyền thống và hiện đại;
- Nêu lên những luận cứ khoa học cho việc đề xuất một số giải pháp
kết hợp chúng trong hoạt động giáo dục đạo đức cho thanh niên hiện nay.
7. ý nghĩa của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham
khảo trong việc nghiên cứu một số vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế
thị trờng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nớc; đồng thời có thể đóng góp
về mặt lý luận cho việc hoạch định chính sách thanh niên - cụ thể là trong
công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
án gồm 3 chơng, 6 tiết.


7

Chơng 1
truyền thống và hiện đại trong đạo đức
và giáo dục đạo đức

1.1. Khái niệm truyền thống và hiện đại trong đạo đức


1.1.1. Truyền thống và đạo đức truyền thống
Truyền thống luôn là vấn đề đợc nhiều nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu từ nhiều khía cạnh. Nói một cách ngắn gọn, thì truyền thống là
"Thói quen hình thành đà lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ, đợc truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác" [94, tr. 1017].
Theo Từ điển Bách khoa Triết học của Liên Xô, thì từ "truyền thống"
(bắt nguồn từ tiếng Latinh là traditio - có nghĩa là sự chuyển giao, lu truyền
lại), đợc hiểu là các yếu tố của di sản văn hóa và xà hội đợc chuyển từ thế
hệ này sang thế hệ khác và đợc bảo tồn, gìn giữ lâu dài trong các xà hội,
giai cấp hay nhóm xà hội nhất định. Truyền thống bao gồm các đối tợng
của di sản xà hội (các giá trị vật chất và tinh thần), quá trình kế thừa xà hội,
các phơng thức của nó. Trong truyền thống có các quy định, các tiêu chuẩn
hành vi, các giá trị t tởng, thói quen, tập tục... của các xà hội nhất định.
Với t cách là một yếu tố thuộc di sản văn hóa và xà hội, truyền
thống đợc hiểu một cách cụ thể hơn: "Truyền thống là tập hợp những t tởng
và tình cảm, những thói quen trong t duy, lèi sèng vµ øng xư cđa mét cộng
đồng ngời nhất định đợc hình thành trong lịch sử và đà trở nên ổn định, đợc
lu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác" [48, tr. 30].
GS. Nguyễn Trọng Chuẩn cũng cho rằng: "Nói đến truyền thống là
nói đến phức hợp những t tởng, tình cảm, tập quán, thói quen, những phong
tục, lối sống, cách ứng xử, ý chí... của một cộng đồng ngời đà hình thành


8

trong lịch sử, đà trở nên ổn định và đợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác" [10, tr. 16].
Nh vậy, truyền thống mà chúng tôi đề cập đến ở đây là một vấn đề
thuộc phạm vi văn hóa, tinh thần, đặt trong mối quan hệ với hiện đại đợc
hiểu nh là tập hợp những t tởng, tình cảm, thói quen, tập quán, lối sống và

cách ứng xử của một cộng đồng ngời nhất định, đợc hình thành và phát
triển trong lịch sử, đà trở nên ổn định và lu truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác. Ta thờng nói: truyền thống yêu nớc của dân tộc Việt Nam, truyền
thống hiếu học, tôn s trọng đạo của ngời Việt Nam, truyền thống lao động
cần cù hay truyền thống nhân ái, thơng ngời, "lá lành đùm lá rách"... của
dân tộc ta. Truyền thống là tinh hoa đà đợc chắt lọc qua thử thách của thời
gian và đợc nâng cao dần theo trình độ phát triển mọi mặt của con ngời và
xà hội mà không xa rời nguồn cội. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, những
truyền thống đó đà tạo nên bản sắc của dân tộc Việt Nam, tâm hồn và bản
lĩnh của con ngời Việt Nam.
Truyền thống mang các đặc trng cơ bản nh: tính cộng đồng, tính ổn
định và tính lu truyền.
Tính cộng đồng của truyền thống thể hiện ở chỗ, truyền thống bao giờ
cũng là truyền thống của một cộng đồng nhất định nào đó. ở Việt Nam, tính
cộng đồng biểu thị tập trung ở ba kÕt cÊu x· héi chđ u lµ: nhµ - lµng - nớc.
Nhà (gia đình - dòng họ): vừa là tế bào xà hội, vừa là đơn vị sản
xuất trong nền kinh tế tiểu nông. "Nhà" Việt Nam là kiểu gia đình phụ hệ,
hay là cả một dòng họ, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc nuôi dạy
và giáo dục con cái, hình thành nhân cách và các phẩm chất đạo đức ban
đầu cho các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ.
Làng: là tập hợp nhiều gia đình tụ c trong một khu vực địa lý nhất
định. Làng Việt Nam là một cấu trúc cộng đồng gồm nhiều cấp độ, quan
hệ... liên kết chặt chẽ với nhau. Trong lịch sử dân tộc, làng Việt Nam là đơn


9

vị cộng đồng tạo ra sức mạnh liên kết trong lao động sản xuất, trong đời
sống tinh thần, trong việc giáo dục, dạy dỗ con em.
Sau làng, nớc là cộng đồng lớn bao trùm, tập hợp nhiều làng, nhiều

vùng, nhiều tộc. Nớc Việt Nam ta đà hình thành và phát triển rực rỡ từ hàng
ngàn năm nay và mang những cái tên thể hiện lòng tự hào dân tộc nh: Đại
Việt, Đại Nam, Việt Nam... Các cộng đồng nhà - làng - nớc là nơi tiếp
nhận, gìn giữ và lu truyền qua ngàn đời các truyền thống của dân tộc và
truyền lại cho con cháu.
Truyền thống dân tộc đợc hình thành dần dần qua các hoạt động
lịch sử của con ngời. Sau khi hình thành, nó mang tính ổn định tơng đối. ổn
định vì khi nói đến truyền thống, là ta nói đến một cái gì đó lâu dài, ít thay
đổi. Nếu không có các yếu tố ổn định thì truyền thống không còn là truyền
thống nữa. Nh truyền thống yêu nớc, truyền thống lao động cần cù, tiết
kiệm, truyền thống hiếu học... đà trở thành bản tính của con ngêi ViƯt Nam
tõ xa tíi nay. Tuy nhiªn, tÝnh ỉn định đó chỉ là tơng đối vì bản thân truyền
thống cũng có quá trình hình thành, phát triển theo thời gian, trong những
điều kiện lịch sử - xà hội cụ thể. Mỗi khi những điều kiện đó thay đổi thì
truyền thống cũng có những thay đổi cho phù hợp, có mặt đợc kế thừa và
phát triển, có mặt không còn mang tính tích cực nữa sẽ bị đào thải và loại
bỏ, và những truyền thống mới sẽ lại đợc hình thành...
Truyền thống khi đà hình thành, trở nên ổn định thì sẽ đợc gìn giữ
và truyền từ đời nay sang đời khác. Truyền thống bắt nguồn từ lịch sử, nhng
không phải mọi thứ thuộc về lịch sử đều là truyền thống, mà chỉ có những
gì đợc sao phỏng, đợc kế thừa, đợc lu truyền thì mới đợc gọi là truyền
thống. Truyền thống đợc lu giữ, đợc kế thừa sẽ tạo nên bản sắc của cả dân
tộc. Bản sắc dân tộc ta là những nét riêng, độc đáo, đà tạo nên một dân tộc
Việt Nam không thể hòa lẫn vào các dân tộc khác. Trở lại với quá khứ xa
xôi hàng ngàn năm trớc, trong suốt gần 1000 năm bị phong kiÕn Trung


1
0
Quốc đô hộ, kẻ địch đà không thể đồng hóa đợc dân tộc ta, chính vì ta đÃ

gìn giữ đợc bản sắc của dân tộc, bảo vệ đợc những giá trị văn hóa, tinh thần
mà cha ông ta để lại. Hay nh trong các cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp, đế quốc Mỹ gần đây, mặc dù bọn thực dân, xâm lợc tìm mọi cách phá
hoại nền văn hóa dân tộc và bản sắc dân tộc ta, nhng chúng đà không thể
thực hiện đợc mục đích đó. Một dân tộc Việt Nam, sau bao nhiêu thăng
trầm của lịch sử, vẫn đứng vững đợc nh ngày hôm nay, là vì đà luôn gìn giữ,
phát huy đợc bản lĩnh, bản sắc dân tộc mình và trao truyền nó từ đời này
cho đời khác.
Về giá trị truyền thống. Theo quan điểm lịch sử và biện chứng, ở
một thời điểm lịch sử nhất định, trun thèng bao giê cịng cã tÝnh hai mỈt:
mỈt tÝch cực và mặt tiêu cực. Mặt tích cực bao gồm những yếu tố u việt, tiến
bộ, phù hợp và thúc đẩy sự phát triển của xà hội, góp phần gìn giữ bản sắc
dân tộc; còn mặt tiêu cực là hiện thân của sức ỳ, của sự bảo thủ, lạc hậu, có
ảnh hởng tiêu cực tới sự phát triển của xà hội. Hai mặt mâu thuẫn đó cùng
tồn tại song song trong di sản truyền thống và có khi đan xen, chồng chéo
lên nhau. Tuy nhiên, khi nói đến giá trị truyền thống là ta muốn nói tới
những mặt tốt đẹp, mặt tích cực, là đặc trng cho bản sắc dân tộc trong
truyền thống và đà trở nên ổn định, lâu bền, có khả năng trao truyền lại qua
không gian và thời gian, là những gì mà chúng ta cần duy trì và phát triển.
"Nói đến giá trị tức là muốn khẳng định mặt tích cực, mặt chính diện, nghĩa
là đà bao hàm quan điểm coi giá trị gắn liền với cái đúng, cái tốt, cái hay,
cái đẹp, là nói đến cái có khả năng thôi thúc con ngời hành động và vơn tới"
[10, tr. 16]. Hơn nữa, "không phải mỗi cái gì tốt thì mới đợc gọi là giá trị,
mà phải là những cái tốt phổ biến, cơ bản, có nhiều tác dụng tích cực cho
đạo đức luân lý, có cả tác dụng hớng dẫn sự nhận định và hớng dẫn sự hành
động, thì mới đợc mang danh là giá trÞ trun thèng" [27, tr. 50].


1
1

Vai trò của truyền thống đối với sự hình thành đạo đức mới
Truyền thống có vai trò rất to lớn trong việc hình thành và giữ vững
nhân cách, phẩm chất của mỗi con ngời, giữ gìn bản sắc, cốt cách của mỗi
dân tộc và trong xây dựng nền đạo đức mới. Khi phê phán các quan điểm
đối lập và khẳng định quan điểm của mình về sự phát triển của lịch sử nói
chung và về vai trò của truyền thống nói riêng, các nhà kinh điển của chủ
nghĩa Mác - Lênin cũng đà khẳng định rằng:
Lịch sử chẳng qua chỉ là sự nối tiếp của những thế hệ
riêng rẽ trong đó mỗi thế hệ đều khai thác những vật liệu, những
t bản, những lực lợng sản xuất do tất cả các thế hệ trớc để lại, do
đó, mỗi thế hệ một mặt tiếp tục các hoạt động đợc truyền lại,
trong những hoàn cảnh đà hoàn toàn thay đổi, và mặt khác, lại
biến đổi những hoàn cảnh cũ bằng một hoạt động hoàn toàn thay
đổi [60, tr. 65].
Truyền thống là cái chung của cả một cộng đồng nào đó nhng nó lại
tồn tại cụ thể trong mỗi cá nhân, đợc biểu hiện qua tâm lý, đạo đức, lối
sống, phong cách, phơng pháp, kỹ năng hoạt động... của từng con ngời cụ
thể. Việc chuyển tải truyền thống từ thế hệ này qua thÕ hƯ kh¸c cịng do con
ngêi thùc hiƯn, b»ng c¸ch "đầu tiên bằng ngôn ngữ nói, bằng ký ức cá nhân và
ký ức tập thể rồi sau đó bằng ngôn ngữ viết" [101, tr. 28]. Giáo dục là phơng
thức bảo tồn và phát huy hệ thống giá trị chung của cả loài ngời, là phơng
tiện quan trọng nhất để chuyển tải và trao truyền các giá trị truyền thống,
đào tạo những con ngời mang các giá trị truyền thống và sáng tạo các giá trị
mới. Đó là con đờng đặc trng nhất để con ngời tồn tại và phát triển.
"Trong tính hiện thực của nó, bản chất con ngời là tổng hòa những
quan hệ xà hội" [60, tr. 65]. Truyền thống là một trong những yếu tố cấu
thành các quan hệ xà hội, vì vậy nó góp phần vào việc hình thành bản chất
con ngời, thể hiện ở các khía c¹nh sau:



1
2
- Truyền thống là cơ sở vững chắc để hình thành nên các giá trị mới
ở con ngời.
- Truyền thống là nền tảng tinh thần có tác dụng ngăn chặn, hạn chế
những hiện tợng xấu, tiêu cực trong đời sống xà hội và xây dựng các mối
quan hệ tốt đẹp giữa ngời với ngời.
- Truyền thống là cái "bộ lọc" nhằm giữ sự phát triển đúng hớng,
điều tiết các mối quan hệ và chọn lọc các giá trị trong quá trình giao lu văn
hóa với nớc ngoài, tránh đợc sự đồng hóa của văn hóa ngoại bang và gìn
giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
- Truyền thống là cội nguồn tạo ra sức mạnh nội sinh của cả dân
tộc, của mỗi cộng đồng dân c, của mỗi dòng họ, mỗi gia đình và mỗi một
con ngời.
- Truyền thống là nền tảng thúc đẩy quá trình hiện đại hóa của đất
nớc, là ngọn nguồn, là động lực làm nên tinh thần và sức sống của dân tộc.
Bởi vì trong truyền thống văn hóa của dân tộc cũng có nội dung phản ánh
thời đại, có nội dung phản ánh tính dân tộc và tính nhân loại... Các giá trị
truyền thống là những "hạt nhân hợp lý", có vai trò nh những đòn bẩy của
xà hội trong tiến trình hiện đại hóa.
Trong hệ thống giá trị văn hóa, tinh thần truyền thống của dân tộc
Việt Nam ta thì nổi bật nhất là đạo đức truyền thống. Đạo đức truyền thống
"đà đợc gìn giữ và nâng cao từ đời này qua đời khác trở thành một tình cảm
sâu sắc, một lẽ sống của toàn thể nhân dân, một niềm tự hào cao quý ở mỗi
ngời" [40, tr.71].
Vậy đạo đức truyền thống đợc chúng ta hiểu nh thế nào?
Đạo đức nói chung là một hình thái ý thức xà hội đặc thù, là tập hợp
những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xà hội nhằm điều chỉnh hành vi và đánh
giá cách ứng xử cđa con ngêi trong quan hƯ víi nhau vµ quan hƯ víi x· héi;



1
3
chúng đợc thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của d
luận xà hội nhằm bảo vệ lợi ích của cá nhân và lợi ích của cộng đồng.
Cũng nh các hình thái ý thức xà hội khác nh chính trị, tôn giáo,
nghệ thuật, khoa học... đạo đức phản ánh tồn tại xà hội. Sự xuất hiện của ý
thức đạo đức là do nhu cầu khách quan của sự phát triển nhận thức, của đời
sống xà hội, trớc hết là do nhu cầu phối hợp, tơng trợ lẫn nhau trong lao
động sản xuất, trong việc phân phối sản phẩm xà hội, trong đấu tranh... Đạo
đức thay ®ỉi tïy theo sù thay ®ỉi cđa tån t¹i x· hội. Cùng với sự phát triển
của sản xuất, của tiến bộ xà hội, những qui tắc, chuẩn mực, phạm trù đạo
đức... theo đó cũng tăng lên, phản ánh đời sống xà hội ngày càng phong
phú, đa dạng hơn, trở thành một trong những phơng thức điều chỉnh các
mối quan hệ xà hội, điều chỉnh hành vi con ngời sao cho phù hợp với yêu
cầu của xà hội. ăngghen viết: "Xét cho đến cùng, mọi học thuyết về đạo
đức đà có từ trớc tới nay đều là sản phẩm của tình h×nh kinh tÕ cđa x· héi
lóc bÊy giê" [59, tr. 161].
Phê phán các quan điểm siêu hình về một nền đạo đức vĩnh cửu, đặt
lên trên mọi sự khác biệt về giai cấp và dân tộc, bất chấp mọi sự thay đổi về
thời gian và điều kiện lịch sử - kinh tế, Mác, ăngghen, Lênin luôn nhấn mạnh
tính giai cấp, tính dân tộc và tính thời đại của đạo đức. Từ khi xà hội phân
chia thành giai cấp và phát triển trong sự đấu tranh giai cấp, đạo đức luôn là
đạo đức của giai cấp. Từ xà hội cổ đại cho đến xà hội hiện đại ngày nay, từ
giai cấp chủ nô đến giai cấp địa chủ phong kiến, từ giai cấp t sản đến giai
cấp vô sản mỗi giai cấp đều có nền đạo đức riêng của mình. Vì vậy, chúng
ta "không tin vào đạo đức vĩnh viễn và chúng ta bóc trần tất cả những sự dối
trá của các câu chuyện hoang đờng về đạo đức vĩnh viễn" [53, tr. 371]. Khi
bàn về các kiểu đạo đức trong thời đại chúng ta, ăngghen cũng nêu lên ba
thứ đạo đức: đạo đức phong kiến, đạo đức t sản và đạo đức cộng sản chủ

nghĩa, tiêu biểu cho ba giai cấp cũng nh ba thời đại khác nhau.


1
4
Bên cạnh tính giai cấp và thời đại, các nhà kinh điển của chủ nghĩa
Mác - Lênin cũng nhấn mạnh về sự khác nhau giữa các dân tộc trong các
quan điểm, chuẩn mực đạo đức. Sự khác nhau này đợc qui định bởi những
điều kiện lịch sử, văn hóa, tập quán, tâm lý... dân tộc khác nhau, nhất là
trong các điều kiện kinh tế khác nhau. Đặc trng về mọi mặt của mỗi dân tộc
hình thành nên truyền thống đạo đức của dân tộc đó. ăngghen đà viết: "Từ
dân tộc sang dân tộc khác, từ thời đại này sang thời đại khác, những quan
niệm về thiện và ác đà biến đổi nhiều đến mức chúng thờng trái ngợc hẳn
nhau" [59, tr. 135]. Sự khác nhau này đặc biệt rõ nét trong quan niệm về
đạo đức giữa các dân tộc phơng đông và các dân tộc phơng Tây.
Thừa nhận tính giai cấp, tính dân tộc, chủ nghĩa Mác cũng không hề
phủ nhận giá trị phổ biến toàn nhân loại của đạo đức. Những giá trị đạo đức
phổ biến toàn nhân loại nh lòng nhân ái, sự công bằng, trung thực, tôn trọng
chính nghĩa... thì dân tộc nào, thời đại nào cũng coi trọng và nội dung lớn
nhất, phổ quát nhất mà mọi thuyết đạo đức cần phải hớng tới là lòng nhân
đạo, nhân ái và sự tự do, giải phóng của con ngời. Đó chính là cơ sở của nền
đạo đức của giai cấp vô sản.
Nếu nh truyền thống - nh đà đề cập ở trên - là những gì đà đợc hình
thành và phát triển lâu dài trong lịch sử dân tộc, đà trở nên ổn định và lu
truyền từ đời này qua đời khác, thì đạo đức truyền thống là những quan
điểm, quan niệm, nguyên tắc, chuẩn mực, hành vi ứng xử, thói quen, tập
quán... đạo đức đà có từ lâu đời và đợc trao truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác. Đạo đức truyền thống Việt Nam là bản sắc của dân tộc Việt Nam, là
cốt lõi của đời sống văn hóa, tinh thần của chúng ta. Đó không phải là một
cái gì thiên định, mà đợc hình thành và đợc bồi đắp qua hàng thế kỷ cho

đến ngày nay, trong những điều kiện địa lý lịch sử đặc biệt của dân tộc ta.
Trớc hết là từ hoàn cảnh địa lý tự nhiên của đất nớc. Nớc ta tuy nằm
ở vị trí địa lý thuận lợi, có sông dài biển rộng, giàu tài nguyên thiên nhiên,


1
5
nhng khí hậu cũng rất khắc nghiệt: bÃo lụt, hạn hán, thiên tai xảy ra thờng
xuyên. Truyền thuyết về các trận giao chiến giữa Sơn Tinh - Thủy Tinh
cũng nói lên phần nào sự gay gắt của cuộc đấu tranh với thiên nhiên này.
Các cuộc đấu tranh kiên trì, bền bỉ chống những thử thách khắc nghiệt của
thiên nhiên và cải tạo thiên nhiên có ảnh hởng lớn đến việc hình thành các
phẩm chất đạo đức của con ngời Việt Nam.
Bên cạnh hoàn cảnh địa lý khắc nghiệt là điều kiện lịch sử rất đặc
trng bằng các cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ chống ngoại xâm. Các cuộc
đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giữ làng, giữ nớc liên tục trong lịch sử là
yếu tố quan trọng tạo ra những truyền thống đẹp của dân tộc Việt Nam, tạo
ra những phẩm chất đạo đức quý báu, các giá trị tinh thần của con ngời Việt
Nam. Trong các cuộc chiến tranh, kẻ thù của chúng ta thờng là những nớc
lớn, đông và mạnh hơn ta gấp bội lần. Vì vậy, các lÃnh tụ dân tộc luôn phải
động viên sức mạnh toàn dân, toàn dân tộc tham gia đánh giặc, cứu nớc. Và
con ngời Việt Nam từ trớc tới nay, trong mỗi một cuộc kháng chiến chống
giặc, đều lấy sức mạnh của tinh thần yêu nớc, của trí tuệ, của lòng mu trí
dũng cảm làm vũ khí chiến thắng kẻ thù. Thực tế lịch sử đà hun đúc nên
con ngời Việt Nam với những phẩm chất đạo đức tốt đẹp đà trở thành
truyền thống, và lịch sử cũng chứng minh rằng, các giá trị đạo đức, tinh
thần truyền thống đó quả là có sức mạnh to lớn mà kẻ thù không thể nào đè
bẹp đợc.
Sự hình thành các phẩm chất đạo đức, tinh thần truyền thống của
dân tộc ta, con ngời Việt Nam ta cũng chịu ảnh hởng của nhiều trào lu t tởng, văn hóa xâm nhập từ bên ngoài vào. Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo từ

Trung Quốc, ấn Độ đợc du nhập vào ta từ rất sớm. Thế kỷ XVII, thực dân
Pháp tìm cách truyền bá t tởng Thiên chúa giáo từ phơng Tây sang. Và cuối
cùng là sự truyền bá và thắng lợi của t tởng của chủ nghĩa Mác - Lênin đối
với sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xà hội của nớc ta


1
6
hiện nay. Các trào lu trên ảnh hởng đến sự hình thành và phát triển đạo đức
truyền thống dân tộc ta với nhiều mức độ khác nhau.
ảnh hởng của đạo Phật đối với đạo đức truyền thống Việt Nam là ở
chỗ, các tăng phái Phật giáo truyền bá t tởng từ bi cứu khổ cứu nạn, t tởng
vị tha, lòng yêu thơng con ngời (nh yêu thơng bản thân mình), một tình thơng bao la dành cho đồng loại và mọi sinh vật sống. Những đức tốt mà Phật
giáo tuyên truyền làm sâu đậm thêm những đức tốt vốn có của dân ta.
Trong lịch sử đạo Phật đợc truyền vào nớc ta từ rất sớm và trong suốt hai
triều đại lớn là Lý, Trần, nó đà trở thành quốc đạo. Sang triều Lê, Nguyễn,
tuy không còn là quốc đạo nữa, nhng đạo Phật vẫn có ảnh hởng rộng rÃi
trong các tầng lớp dân c.
Kế đến là ảnh hởng của đạo Nho. Đạo Nho xâm nhập vào nớc ta
gần nh cùng thời với đạo Phật. Về cơ bản, đây là một hệ thống quan điểm
về thế giới, về xà hội và con ngời, là một học thuyết chính trị - đạo đức - xÃ
hội hớng đến mục tiêu "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Trong mọi
vấn đề, Nho giáo lấy đạo đức làm gốc, làm xuất phát điểm, đề cao vai trò và
tác dụng của đạo đức trong xà hội và trong lịch sử. Các triều đình phong
kiến căn cứ vào t tởng và tinh thần đạo Nho mà ra luật lệ, quy tắc và "gây
phong tục". Trong năm sáu trăm năm thịnh đạt và thống trị về t tởng, Nho
giáo - mà chủ yếu là đạo đức Nho giáo - có ảnh hởng mạnh mẽ đến các
quan điểm và đời sống đạo đức của dân ta. Qua các nhà Nho - mà lúc này
rất đợc coi trọng - và sự dạy dỗ của họ, đạo đức Nho giáo cứ thấm dần vào
nền đạo đức truyền thống dân tộc ta. Những nội dung cơ bản của học thuyết

đạo Nho: tam cơng, ngũ thờng cũng đà đi vào đời sống, quan hệ, cách đối
nhân xử thế hàng ngày của ngời dân Việt Nam. Tuy nhiên, nền đạo đức
truyền thống Việt Nam, tuy bị ảnh hởng sâu sắc của quan điểm đạo đức
Nho giáo, vẫn có bản sắc riêng của m×nh.


1
7
Đạo Giáo Trung Quốc du nhập vào Việt Nam một thời gian ngắn
sau Phật giáo. Về ảnh hởng của nó đối với sự hình thành và phát triển của
đạo đức trun thèng ViƯt Nam, chØ cã thĨ nhËn ra mét điều là nó góp thêm
cho dân ta tinh thần đoàn kết thân ái, đem lại cho ngời nông dân ý thức gắn
bó, tinh thần chống áp bức đô hộ khi có thời cơ.
Nh vậy, xét cho cùng, dù Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo đều có
ảnh hởng đến đạo ®øc trun thèng ViƯt Nam, nhng u tè qut ®Þnh đến
nội dung và bản sắc của nền đạo đức truyền thống đó chính là cuộc đấu
tranh chống lại thiên nhiên khắc nghiệt, chống lại các kẻ thù xâm lợc, cuộc
đấu tranh sinh tồn hàng ngàn năm của dân tộc... Giá trị đạo đức truyền
thống của dân tộc là do chính cộng đồng ngời Việt ta tạo dựng nên, phát
triển và bù đắp thêm mÃi cho đến ngày nay.
Đạo đức truyền thống Việt Nam, vì có nguồn gốc xuất phát nh vậy,
nên cũng có những cách biểu hiện rất đặc biệt, thể hiện ở những đặc điểm
sau: Thứ nhất, đó là sự đúc kết những kinh nghiệm tu dỡng, kinh nghiệm
ứng xử, đợc rút gọn trong những câu ca dạo tục ngữ hoặc trong những bài
gia huấn. Thứ hai, nhân dân ta đà xây dựng hình ảnh những nhân vật, những
hiện tợng đạo đức qua các câu chuyện cổ tích thần kỳ hay cổ tích thế sự,
thừa nhận các nhân vật trong các truyện nôm, chèo, kịch và diễn xớng dân
gian khi t tởng và hành vi đạo đức của họ phản ánh đợc lý tởng đạo đức của
quần chúng. Thứ ba, rất trân trọng và đề cao những tấm gơng ngời thực, việc
thực trong lịch sử và trong cuộc sống hàng ngày; ngợc lại phê phán và đả

kích gay gắt những nhân vật và hành vi trái đạo đức. Một đặc điểm quan
trọng nữa là, t tởng đạo đức truyền thống Việt Nam không phải là một thứ
định lý bất biến, không hề thay đổi mà luôn có sự phát triển theo thời gian.
Điều này càng đòi hỏi chúng ta phải có thái độ đúng đắn khi xem xét nó.
Các nhà nghiên cứu, khi nói về truyền thống dân tộc, chủ yếu là nói
về đạo đức truyền thống. Về nội dung của đạo đức truyền thống, GS. Nguyễn


1
8
Hồng Phong cho rằng, tính cách dân tộc gần nh là tất cả nội dung của giá trị
đạo đức truyền thèng, bao gåm: tÝnh tËp thĨ - céng ®ång; träng đạo đức;
cần kiệm, giản dị, thực tiễn; tinh thần yêu nớc bất khuất và lòng yêu chuộng
hòa bình, nhân đạo; lạc quan [75, tr. 453- 454].
G.S Vũ Khiêu cũng khẳng định, trong những truyền thống quý báu
của dân tộc, nổi bật nhất là truyền thống đạo đức và cho rằng, truyền thống
đạo đức cao đẹp của dân tộc ta bao gồm: lòng yêu nớc, truyền thống đoàn
kết, lao động cần cù và sáng tạo, tinh thần nhân đạo, lòng yêu thơng và quí
trọng con ngời, trong đó yêu nớc là bậc thang cao nhất trong hệ thống giá
trị đạo đức của dân tộc [40, tr. 71].
G.S Trần Văn Giàu, trong chuyên khảo "Giá trị tinh thần truyền
thống của dân tộc Việt Nam" viết: "Hễ nói đến giá trị đạo đức truyền thống
của dân tộc ta là nói: yêu nớc, Cần cù, Anh hùng, Sáng tạo, Lạc quan, Thơng ngời, Vì nghĩa". Trong đó: "Tiêu điểm của các tiêu điểm, giá trị của
các giá trị là yêu nớc. Chủ nghĩa yêu nớc là t tởng chủ yếu, là sợi chỉ đỏ
xuyên qua toàn bộ lịch sử của dân tộc Việt Nam" [27, tr. 94].
Các nhà lÃnh đạo Đảng, Nhà nớc ta cũng đa ra quan điểm về các giá
trị đạo đức - tinh thần truyền thống của dân tộc. Hồ Chí Minh, sinh thời là
ngời rất coi trọng và đề cao truyền thống dân tộc. Ngời viết: "Nhân dân ta
sẵn có truyền thống tốt đẹp là lao động cần cù, sinh hoạt giản dị, lại có tinh
thần yêu nớc nồng nàn. Chúng ta cần phát huy truyền thống và tinh thần

ấy" [64, tr. 349].
NghÞ qut cđa Bé ChÝnh trÞ "VỊ mét số định hớng lớn trong công
tác t tởng hiện nay" nhấn mạnh:
Những giá trị văn hóa truyền thống vững bền của dân tộc
Việt Nam là lòng yêu nớc nồng nàn, ý thức cộng đồng sâu sắc,
đạo lý "thơng ngời nh thể thơng thân", đức tính cần cù, vợt khó,
sáng tạo trong lao động... Đó là nền tảng và sức mạnh tinh thÇn


1
9
to lớn để nhân dân ta xây dựng một xà hội phát triển, tiến bộ,
công bằng, nhân ái [22, tr. 19].
Dựa vào tiêu chí xác định giá trị đạo đức, từ quan điểm của Đảng ta
cũng nh của các nhà khoa häc, cã thĨ kh¸i qu¸t néi dung cđa c¸c giá trị đạo
đức truyền thống chủ yếu của dân tộc ta bao gồm:
- Chủ nghĩa yêu nớc
- Lòng nhân ái thơng ngời
- Tinh thần đoàn kết cộng đồng
- Đức tính yêu lao động, cần cù, tiết kiệm
- Tinh thần hiếu học, tôn s trọng đạo
- Đức tính khiêm tốn, giản dị, trung thực, lạc quan...
Yêu nớc là tình yêu quê hơng đất nớc, là lòng trung thành với Tổ
quốc và nhân dân, là phục vụ cho lợi ích của Tổ quốc và nhân dân bằng
những hành động cụ thể, thiết thực.
Dân tộc nào cũng có lòng yêu nớc. Tuy nhiên, lòng yêu nớc đó đợc
hình thành nh thế nào, hình thức, nội dung và mức độ biểu hiện của nó ra
sao lại phụ thuộc vào điều kiện đặc thù của mỗi dân tộc.
Lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam có những đặc
điểm riêng nổi bật. Thø nhÊt, d©n téc ta xt hiƯn tõ rÊt sím, từ thời thợng

cổ - từ khi nớc ta có tên gọi là Văn Lang. Thứ hai, quá trình lịch sử lâu dài
của nớc ta trải qua rất nhiều cuộc đấu tranh chống ách đô hộ, chống kẻ thù
xâm lợc từ bên ngoài mà thờng là những kẻ thù mạnh hơn ta gấp bội lần.
Lịch sử đó đà tạo ra và hun đúc mÃi tinh thần yêu nớc. Từ trong lịch sử, tình
cảm yêu nớc của cha ông ta thể hiện ở tinh thần bám trụ kiên cờng nơi quê
cha đất tổ, tinh thần dân tộc quyết tâm bảo vệ nòi giống Lạc Hồng, bảo vệ
nền độc lập tự do của đất nớc và giữ gìn, bảo vệ nền văn hóa d©n téc.


2
0
Không phải dân tộc nào trên thế giới cũng có đợc phong tục tốt đẹp nh dân
tộc ta: hàng năm, cứ đến ngày mồng mời tháng ba thì mọi ngời dân đất Việt
lại hớng về nơi quê cha đất tổ, hớng về ngày giỗ Tổ Hùng Vơng - ngày giỗ
chung của cả dân tộc.
Trong thời kỳ hơn một nghìn năm Bắc thuộc, dới ách đô hộ của các
thế lực phong kiến phơng Bắc, các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta liên tiếp
nổ ra; mặc dù thờng là bị thất bại, nhng cuộc này thất bại thì cuộc khác lại
bùng lên. Tinh thần yêu nớc của nhân dân ta không lúc nào nguội tắt, cha
ông ta luôn bám trụ kiên cờng, giữ làng, giữ đất, gắn bó với mồ mả tổ tiên,
với nơi chôn rau cắt rốn. Không những thế, ông cha ta còn bền bỉ đấu tranh
chinh phục tự nhiên, xây dựng cuộc sống, giữ gìn những phong tục tập quán
có từ buổi đầu dựng nớc. Đến năm 938, Ngô Quyền chiến thắng vang dội
quân Nam Hán, trở về đóng đô ở Cổ Loa, xng vơng và dân tộc ta bắt đầu
một thời kỳ quốc gia phong kiến độc lập lâu dài. Và sau hơn một nghìn
năm, dân tộc Văn Lang đà không bị tiêu diệt, nền văn hóa dân tộc không bị
đồng hóa mà quốc gia Văn Lang lại đợc khôi phục và phát triển cao hơn.
Trong điều kiện tồn tại nhà nớc phong kiến độc lập, nhân dân ta bắt
tay vào xây dựng đất nớc. Công cuộc khai khÈn ®Êt ®ai, më mang bê câi
cïng víi viƯc xây dựng các công trình trị thủy, phát triển sản xuất nông

nghiệp, mở mang ngành nghề... đà góp phần hình thành nên một nền kinh
tế tự chủ và ngày càng lớn mạnh hơn. Trên nền tảng đó, nhà nớc phong kiến
đợc củng cố và phát triển với đầy đủ các thiết chế chính trị, quân sự, văn
hóa... ý thức dân tộc cũng nhờ đó mà đợc củng cố và tăng cờng.
Nạn ngoại xâm là nguy cơ thờng xuyên trong lịch sử phát triển của
dân tộc. Chỉ tính riêng trong thế kỷ thứ XIII, đời Trần, trong vòng 30 năm,
nớc Đại Việt ta phải liên tiếp đơng đầu với ba cuộc xâm lợc khổng lồ của
giặc Nguyên Mông và cả ba lần đều chiến thắng oanh liệt. Gần đây, từ giữa
thế kỷ XIX đến năm 1975, dân tộc ta lại phải đơng đầu với ba đế quốc lớn



×